Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học và quản lý học sinh học online tại trường thpt huyện văn chấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT HUYỆN VĂN CHẤN

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Lĩnh vực:Dạy học trực tuyến)
TÊN SÁNG KIẾN:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC VÀ
QUẢN LÝ HỌC SINH HỌC TRỰC TUYẾN
TẠI TRƯỜNG THPT HUYỆN VĂN CHẤN

Tác giả/đồng tác giả : Trịnh Xn Biên
Trình độ chun mơn: Đại học
Chức vụ: Bí thư Đồn trường
Đơn vị cơng tác: Trường THPT huyện Văn Chấn

Văn Chấn, ngày 29 tháng 1 năm 2022
1


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT.......................................................................... 3
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN ............................................................... 4
II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN: ........................................................................................... 4
1. Tình trạng các giải pháp đã biết: ......................................................................... 4
2. Nội dung các giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: .................................... 5
2.1 Mục đích của các giải pháp: .......................................................................... 5
2.2 Nội dung các giải pháp: .................................................................................... 6
2.2.1Cơ sở lý luận. ............................................................................................ 6
2.2.2 Phân tích các nền tảng phần mềm dạy học trực tuyến ............................ 7
a. Ứng dụng Zoom Cloud Meeting ................................................................... 7
b. Ứng dụng Skype ........................................................................................... 8


c. Ứng dụng Microsoft Teams .......................................................................... 9
d. Ứng dụng Google Classroom ..................................................................... 10
e. Phần mềm K12online .................................................................................. 10
f. Phần mềm MobiEdu .................................................................................... 11
2.2.3 Một số kỹ thuật quản lý học sinh học tập trực tuyến ................................ 12
a. Kỹ thuật diểm danh học sinh tham gia tiết học trực tuyến trên phần mềm
zoom................................................................................................................ 12
b. Sổ đầu bài trực tuyến: ................................................................................. 16
2.2.4 Một số cách giao nhiệm vụ và bài tập cho học sinh trực tuyến................ 17
a. Sử dụng app.onluyen.vn.............................................................................. 17
b.Tạo nhóm “Học tập xã hội” trên Facebook. ................................................ 20
3. Khả năng áp dụng của giải pháp: ...................................................................... 22
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: ..22
4.1 Đối với giáo viên: ........................................................................................ 22
4.2 Đối với học sinh: .......................................................................................... 23
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có) ................ 24
6. Các thơng tin cần được bảo mật........................................................................ 24
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến ................................................... 24
8. Tài liệu gửi kèm: ............................................................................................... 24
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền ............................................ 24

2


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ


01

GV

Giáo viên

02

HS

Học sinh

03

THPT

Trung học phổ thông

04

SKKN

Sáng kiến kinh nghiệm

05

HD

Hướng dẫn


3


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học và quản lý
học sinh học online tại trường THPT huyện Văn Chấn
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy học trực tuyến
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: SKKN đứng ở góc độ một giáo viên được giao phụ trách hỗ trợ các hoạt động
dạy học trực tuyến của nhà trường qua đó rút ra các kinh nghiệm và phương pháp để
giúp các giáo viên khác nâng cao hiệu quả dạy học và quản lý học sinh học online,
không đi sâu nghiên cứu tính cơng nghệ cũng như những tác động xã hội khác.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 18 tháng 01 năm 2021

đến ngày 30 tháng 01 năm 2022

5. Tác giả:
Họ và tên: Trịnh Xuân Biên
Năm sinh: 23/09/1987
Trình độ chun mơn: Đại học
Chức vụ cơng tác: Giáo viên – Bí thư Đồn trường
Nơi làm việc: Trường THPT huyện Văn Chấn
Địa chỉ liên hệ: Trường THPT huyện Văn Chấn – Cát Thịnh – Văn Chấn –
Yên bái
Điện thoại: .0945 102 886
6. Đồng tác giả(Nếu có)
Họ và tên: ....................................................................................................
Năm sinh: ....................................................................................................
Trình độ chun mơn: .................................................................................

Chức vụ cơng tác: .......................................................................................
Nơi là việc: .............................................................................................
Địa chỉ liên hệ: ............................................................................................
Điện thoại: .................................................................................................
II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN:
1. Tình trạng các giải pháp đã biết:
Dịch viêm phổi cấp Covid-19 buộc ngành giáo dục phải cho học sinh nghỉ học
dài ngày, bị động và các hoạt động dạy học bị gián đoạn.Quađó, cũng cho thấy việc
4


tương tác giữa giáo viên và học sinh lâu nay cịn lỏng lẻo, mang nặng tính truyền
thống, chưa tận dụng hết nguồn cơng nghệ đangcó. Việc chuyển trạng thái từ dạy
học trực tiếp sang trực tuyến khiến nhiều nhà trường lúng túng, triển khai chậm ảnh
hưởng đến việc dạy và học. Hiện nay có rất nhiều đơn vị phát triển và phát hành các
nền tảng phần mềm để dạy học trực tuyến, tuy nhiên chưa có các đánh giá và phân
tích ưu nhược điểm cụ thể của từng phần mềm. Do dó nhà trường khó lựa chọn phần
mềm phù hợp nhất cho giáo viên và học sinh của mình.
Hơn nữa, việc quản lý học sinh học tập online, giao nhiệm vụ học tập cho học
sinh online cũng gặp nhiều khó khăn. Đối với một giờ học trên lớp, trong không gian
lớp học, thầy và trò được trao đổi trực tiếp, các hoạt động diễn ra nhịp nhàng đôi khi
vẫn không tránh khỏi sự nhàm chán hay hoạt động dạy – học chưa thực sự hiệu quả.
Vậy khi học sinh học tập trực tuyến, không gian học tập bị hạn chế, tương tác giữa
thầy cô và học sinh bị giảm đi đáng kể, làm thế nào để tiết học vẫn diễn ra một cách
hiệu quả, học sinh có hứng thú học tập và phát huy được tính tích cực của mình hẳn
là một bài toán mà nhiều giáo viên quan tâm.
Từ năm học 2019-2020 đến nay, tôi được nhà trường giao là tổ trưởng tổ tư
vấn và hỗ trợ dạy học trực tuyến có trách nhiệm nghiên cứu các văn bản liên quan,
các phần mềm hỗ trợ; tư vấn các nội dung, bảng biểu phục vụ cho công tác dạy học
trực tuyến; hỗ trợ kĩ thuật cho giáo viên trong quá trình tổ chức thực hiện cơng tác

dạy học trực tuyến của nhà trường. Trong SKKN này tôi xin chia sẻ lại với các thầy
cô và nhà trường một số vấn đề và giải pháp đó là: phân tích và so sánh ưu nhược
điểm các phần mềm dạy học trực tuyến hiện có, chia sẻ một số kỹ thuật để quản lý,
điểm danh học sinh học trực tuyến. Chia sẻ một số cách làm để giao nhiệm vụ, bài
tập cho học sinh học trực tuyến.
Hy vọng rằng SKKN “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học và quản lý
học sinh học online tại trường THPT huyện Văn Chấn” của tôi giúp thầy cô khắc
phục được những hạn chế đã nêu ở trên góp phần hỗ trợ việc dạy và học của nhà
trường đảm bảo “Thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”
2. Nội dung các giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
2.1 Mục đích của các giải pháp:
Phân tích, so sánh các nền tảng dạy học trực tuyến hiện có. Đưa ra các ưu
điểm, nhược điểm của từng phần mềm, từ đó lựa chọn phần mềm phù hợp nhất để
triển khai trong toàn trường,
Chia sẻ một số kỹ thuật để quản lý học sinh học trực tuyến. Từ đó giúp giáo
viên và nhà trường nắm được tình hình học tập trực tuyến của từng lớp.
Chia sẻ các hình thức và một số cách giao bài cho học sinh qua mạng giúp
giáo viên đánh giá được học sinh trong thời gian học tập trực tuyến.
5


Thời gian áp dụng trướchếtlàđểvận dụng trong thời gian nghỉ dịch, và lâu dài
hơn là việc dạy học và quản lí học sinh online khi nhà trường chuyển trạng thái dạy
học.
2.2 Nội dung cácgiải pháp:
2.2.1Cơ sở lý luận.
* Cơ sở pháp lí.
Cơng văn số 793/BGDĐT-GDTrH ngày 12/3/2019 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về việc tăng cường dạy học qua internet, dạy học qua truyền hình trong thời gian
học sinh nghỉ đến trường để phòng, chống Covid-19.

Kế hoạch số 234/KH-UBND ngày 19/10/2021 của UBND Tỉnh Triển khai
thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy
định tạm thời “Thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19”
trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Kế hoạch số 199/KH-SGDDT ngày 28/10/2021 của SGD&ĐT về Tổ chức các
hoạt động giáo dục đảm bảo “Thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch
COVID-19” trên địa bàn tỉnh Yên Bái;
Kế hoạch số 62 /KH-THPTVC Ngày 03/11/2021 của Trường THPT huyện Văn
Chấn về tổ chức dạy học “Thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch
COVID-19” năm học 2021-2022 tại nhà trường.
* Một số khái niệm về dạy học và giáo dục trực tuyến.
Theo Wikipedia, giáo dục trực tuyến (hay còn gọi là e-learning) là phương
pháp học ảo thơng qua máy vi tính, điện thoại thơng minh nối mạng đối với một máy
chủ ở nơi khác có lưu trữ sẵn bài giảng điện tử và phần mềm cần thiết để có thể
hỏi/yêu cầu/ra đề cho học sinh học trực tuyến từ xa. Giáo viên có thể truyền tải hình
ảnh và âm thanh qua đường truyền qua băng thông rộng hoặc kết nối không dây
(WiFi, WiMAX), mạng nội bộ (LAN). Mở rộng ra, các cá nhân hay các tổ chức đều
có thể tự lập ra một trường học trực tuyến (e-school) mà nơi đó vẫn nhận đào tạo
hoạc viên, đóng học phí và có các bài kiểm tra như các trường học khác.

6


Theo Tiến sĩ Vũ Thế Dũng (báo Thanh Niên ngày 12/02/2020) có thể chia
giáo dục trực tuyến theo năm bậc như sau:

Bậc 1 gồm 100% lớp học truyền thống. Ở bậc 2, E-Learning chỉ là nền tảng
lưu trữ và chia sẻ một số tài nguyên học tập. Ở, bậc 3, E- Learning được sử dụng
rộng rãi hơn, nhiều tài nguyên hơn, nhưng lớp học trực tiếp vẫn là chủ đạo.
Ở bậc 4, E-Learning kết hợp trong phương thức và triết lý giáo dục, và trở

thành một thành phần quan trọng của quá trình tổ chức lớp học với các triết lý như
lớp học đảo ngược (flipped classroom). Đây là bậc cao. Ở mức độ này, có sự hiểu
biết và đầu tư mạnh của lãnh
đạo nhà trường, nhưng E-Learning vẫn chỉ là công cụ dạy và học chứ chưa thay đổi
cấu trúc và mơ hình vận hành của nhà trường.
Theo những quan điểm trên thì phần lớn các trường cơng lập hiện nay, giáo
dục trực tuyến đang ở cấp độ 1 và 2, điều này chưa tương xứng với thời đại cơng
nghệ 4.0.
2.2.2 Phân tích các nền tảng phần mềm dạy học trực tuyến
Ngay từ những năm học trước, khi nhà trường bắt đầu chuyển trạng thái sang
dạy học trực tuyến. Tôi nghiên cứu từng phần mềm dạy học trực đang có trên internet.
Thử áp dụng tại nhà trường một số phần mềm để tìm ra phần mềm phù hợp nhất với
đối tượng giáo viên và học sinh của mình. Qua q trình tìm hiểu và sử dụng tơi phân
tích 6 phần mềm thường dùng trong dạy học trực tuyến như sau:
a. Ứng dụng Zoom Cloud Meeting
Nhà phát hành: Zoom Video Communications
7


Nền tảng hỗ trợ: Mac, Windows, Android và cả IOS.
Zoom hay gọi đầy đủ là Zoom Cloud Meeting. Đây là một trong những ứng
dụng hữu ích cho các cuộc họp trực tuyến, học online, thảo luận nhóm... trên nền
tảng đơn giản và dễ sử dụng. Zoom Cloud Meeting hỗ trợ video, âm thanh, hình ảnh
và chia sẻ màn hình chất lượng cao trên cả 4 nền tảng. Bản Beta của Zoom được phát
hành ngày 10/9/2012, đến 25/1/2013, phiên bản chính thức đầu tiên của Zoom được
ra mắt người dùng. Sau nhiều lần cập nhật Zoom đã hoàn thiên hơn nhiều và khắc
phục được các vấn đề về bảo mật. Khi nhắc đến phần mềm học trực tuyến thường là
nhắc đến Zoom đầu tiên. Vì phần mềm sử dụng miễn phí, tham gia được nhiều người
trong cùng một lớp học. Chất lượng âm thanh, hình ảnh tốt. Sau quá trình dùng tôi
rút được ra một số ưu nhược điểm sau:

Ưu điểm

Nhược điểm

Sử dụng được trên cả điện thoại và máy tính

Bản miễn phí giới hạn thời gian dưới
40 phút

Hỗ trợ đa nền tảng

Có thể xuất hiện vấn đề về bộ đệm
nếu sử dụng với hệ điều hành cũ

Giao diện đơn giản, dễ sử dụng

Thỉnh thoảng bị out do quá tải băng
thông

Cung cấp nền tảng sử dụng miễn phí
Bản miễn phí cho phép số lượng tham gia
đến 100 người
b. Ứng dụng Skype
- Nhà phát hành: Skype Technologies
- Nền tảng hỗ trợ: Windows, macOS, Linux, Android, iOS, Windows Phone,
HoloLens, Xbox One.
Skype là một trong những sự lựa chọn lý tưởng cho việc tổ chức lớp học trực
tuyến hoặc họp, thảo luận qua online. Người dùng có thể sử dụng Skype trên điện
thoại lẫn máy tính để thực hiện các cuộc gọi video, gửi tin nhắn tức thời như
SMS,…Được cho ra mắt người dùng lần đầu vào ngày 29/8/2003 và phát triển nhanh

chóng về cả lượng người dùng và phần mềm. Skype thích nghi với hầu hết mọi cấu
hình, chỉ cần đảm bảo tốc độ mạng mà không cần lo về vấn đề trả thêm bất kì chi phí
nào.
8


Ưu điểm

Nhược điểm

Đơn giản, dễ sử dụng

Để đảm bảo chất lượng tốt bài dạy thì
số HS tham gia nên tối đa là 5 người

Hỗ trợ cho nhiều nền tảng khác nhau

Khơng hỗ trợ gửi tin nhắn offline

Sử dụng hồn tồn miễn phí

Khơng có chức năng chia sẻ màn hình

Quản lý nhóm và quản lý lịch sử chat tốt
c. Ứng dụng Microsoft Teams
- Nhà phát hành: Microsoft
- Nền tảng hỗ trợ: Windows, macOS, iOS, Android
Microsoft Teams cũng là cái tên phổ biến không kém, được người dùng biết
đến như một hệ thống cung cấp meetings, chat, notes và cả tập đính kèm. Microsoft
Teams tích hợp với bộ office 365 nên có nhiều tính năng mở rộng và độ bảo mật cao.

Ứng dụng Microsoft Teams được công bố tại buổi hội thảo ở New York và
cho ra mắt vào ngày 14 tháng 3 năm 2017. Đây là ứng dụng vừa cho phép dùng miễn
phí, vừa có thể trả phí để nâng cấp tài khoản. Khi vừa mới bắt đầu ra mắt, Microsoft
Teams cung cấp miễn phí đến người dùng cá nhân, nhưng Microsoft cũng cho biết,
để sử dụng những tính năng cao cấp hơn sẽ phải trả với mức phí 6,99$/mỗi
tháng (hoặc giá 9,99$ cho gia đình cho 6 người). Bên cạnh đó, Microsoft Teams cũng
cung cấp gói cước dành cho doanh nghiệp từ 8 - 35$/ tháng tùy theo gói và tính năng
khác nhau.
Ưu điểm

Nhược điểm

Chia lớp và lên lịch theo TKB

Số lượng kênh hạn chế

Băng thơng rộng, ít khi bị out

Giao diện bằng tiếng anh gây nên nhiều
bất tiện

Tài liệu được lưu trữ trong trong trang Cài trên laptop chiếm nhiều ram, nặng
SharePoint
máy
Tính bảo mật cao từ tập đồn Microsoft

9


d. Ứng dụng Google Classroom

Google Classroom giúp tổ chức một lớp học thơng qua sự hỗ trợ 3 tính năng
quan trọng: Giao tiếp, Giao bàitập và Lưu trữ. Theo đánh giá khách quan, Google
Classroom có những ưu thế nổi bật.
Ưu điểm

Nhược điểm

Dễ dàng sử dụng và có thể truy cập từ tất Người dùng cần tạo một tài khoản
cả các thiết bị.
Google Education nếu muốn sử dụng
dịch vụ
Google Classroom được phân phối thông Các thành viên phải được đăng ký dưới
qua bộ công cụ Google Apps for cùng 1 tên miền nếu muốn được xếp
Education hồn tồn miễn phí
vào cùng nhóm
Bằng cách tập trung các tài liệu eLearning
vào một vị trí dựa trên Cloud, bạn có thể
khơng cần giấy tờ và không cần lo lắng
về việc in, phát,….!

Nguồn cấp dữ liệu hoạt động khơng cập
nhật tự động, vì vậy người học sẽ cần
phải làm mới thường xuyên để không
bỏ lỡ các thông báo quan trọng.

Giao diện sạch sẽ và thân thiện với người Người dùng cần tạo một tài khoản
dùng
Google Education nếu muốn sử dụng
dịch vụ
e. Phần mềm K12online

Hệ thống Quản lý Học và Thi trực tuyến K12Online là hệ thống hỗ trợ công
tác quản lý việc học và thi trực tuyến dành riêng cho các cơ sở giáo dục phổ thông
và các cơ sở giáo dục thường xuyên do Tập đoàn Viettel xây dựng và phát
triển. Hệ thống được thiết kế bám sát các văn bản quy định của Bộ Giáo dục và Đào
tạo như Thơng tư 09/2021/TT-BGDĐT, có đầy đủ nghiệp vụ của mọi đối tượng, từ
đối tượng quản lý như Sở/Phòng/trường đến Giáo viên, Học sinh.
Ưu điểm

Nhược điểm

Đầy đủ tính năng của một hệ thống quản Gặp lỗi khi cài trên win7
lý học tập trực tuyến và kiểm tra, đánh giá
trực tuyến cho mọi đối tượng (từ cán bộ
quản lý đến giáo viên và học sinh)
Được thiết kế và xây dựng dựa trên các Xây dựng trên nền tảng của zoom
định hướng và yêu cầu, tiêu chuẩn của
10


Ưu điểm

Nhược điểm

Chính phủ và Bộ GD&ĐT quy định và
ban hành
Cung cấp tính năng quản trị theo mơ hình Lên lịch trên web nhưng giảng dạy trên
quản lý phân cấp rõ ràng (Sở, Phòng, phần mềm gây bất tiện cho GV
trường) và đồng bộ dữ liệu với các phần
mềm khác như SMAS, ViettelStudy,
SSO, CSDLN

Giáo viên có thể quản lý lớp học một cách Đã hết thòi gian dùng thử, Hiện tại muốn
dễ dàng qua các báo cáo, thống kê và lịch sử dụng phải trả phí
sử học tập trên hệ thống.
f. Phần mềm MobiEdu
MobiEdu là nền tảng giáo dục trực tuyến của MobiFone dành cho cả người
dạy, người học, các doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo và nhà cung cấp nội dung giáo
dục.
Ưu điểm

Nhược điểm

Giáo viên, giảng viên có thể dễ dàng mở Phức tạp khi tạo tên miền cho trường và
dạy học online qua video hoặc mở lớp học tạo TK cho GV, HS
tương tác trực tuyến dựa trên nền tảng và
kho giao diện sẵn có; hoặc có thể gửi
video bài giảng để hợp tác với MobiEdu
Cổng khóa học trực tuyến mSkill cung Xây dựng trên nền tảng của zoom
cấp hàng trăm khóa học trực tuyến với các
gói cước hấp dẫn chỉ tử 5.000đ/ ngày,
thanh toán hàng ngày đơn giản qua tài
khoản di động.
Hệ thống thi, kiểm tra tốt

Là phần mềm có tính phí

Từ những phân tích ưu nhược điểm vừa nêu trên cùng với việc đã áp dụng các
phần mềm đó tại nhà trường. Tơi thấy rằng 2 phần mềm do Việt Nam phát triển là
K12online và Mobiedu có nhiều ưu điểm có đủ tính năng của một hệ thống quản lý
học tập trực tuyến và kiểm tra, đánh giá trực tuyến. Tuy nhiên vì có tính phí nên sau
khi hết hạn dùng thử nhà trường vẫn chưa ra hạn.Tuỳ vào điều kiện của từng nhà

trường có thể lựa chọn các phần mềm phù hợp với đối tượng HS của mình. Hiện nay
11


tôi đang sử dụng phần mềm zoom để tổ chức dạy học khi phải chuyển trạng thái.
Quy trình để thực hiện như sau:
+ GVCN sử dụng tài khoản có tên miền @yenbai.edu.vn để đăng nhập vào
zoom và tạo 1 ID cố định cho lớp
+ Giờ truy bài hằng ngày GVCN mở lớp cho HS lớp mình vào và điểm danh
HS sau đó giao quyền HOST cho cán bộ lớp.
+ Khi đến giờ theo TKB, GVBM nhập ID của từng lớp tương ứng để vào lớp
nhận lại quyền HOST từ cán bộ lớp và giảng dạy.
Với quy trình trên tơi nhận thấy có các ưu điểm là. Các ID do tên miền
@yenbai.edu.vn không bị giới hạn thời gian dạy. HS chỉ cần nhớ 1 ID duy nhất để
tham gia học, không phải out ra vào lại nhiều lần trong 1 buổi học, hạn chế được việc
giảm sỹ số qua từng tiết học.
* Trong trường hợp có GV phải thực hiện cách ly tại nhà trong khi học sinh
vẫn học tại trường thì thực hiện như sau:
Mỗi lớp đặt 1 máy tính bảng có cổng chuyển đổi HDMI để truyền hình ảnh
lên bảng thông minh. Khi đến tiết của GV bị cách li, HS lớp đó dùng máy tính bảng
đăng nhập zoom và kết nối với GV. Như vậy các GV viên cách li ở nhà dạy trực
tuyến cho học sinh trên lớp học thơng qua máy tính bảng và bảng thơng minh

Hình 1: Triển khai dạy trực tuyến bằng phần mềm Zoom cho toàn trường
2.2.3 Một số kỹ thuật quản lý học sinh học tập trực tuyến
a. Kỹ thuật diểm danh học sinh tham gia tiết học trực tuyến trên phần mềm
zoom
*Điều kiện để điểm danh trên Zoom
12



Tài khoản Zoom phải là tài khoản Zoom Pro, API Partner, Business hoặc
Zoom for Educaiton (cho giáo viên).
Người điểm danh phải là chủ phòng học, họp online.
* Hướng dẫn
Bước 1: Truy cập trang web zoom.us > Chọn ĐĂNG NHẬP > Tiến hành
đăng nhập tài khoản Zoom.

Bước 2: Chọn Các báo cáo ở bên trái.

Bước 3: Chọn Sử dụng.

Bước 4: Tại đây sẽ xuất hiện danh sách các lớp học, họp online với các mốc thời
gian cụ thể.
13


GV có thể nhấn vào biểu tượng lịch và chọn ngày cụ thể mà muốn điểm danh.

Bước 5: Tại cột Người tham gia của lớp học, họp online mà GV muốn điểm danh,
nhấn vào dãy số màu xanh.

\
Bước 6: Sau đó sẽ xuất hiện danh sách các thành viên tham gia lớp học, họp online.

14


Tại đây sẽ có 2 tính năng để GV lựa chọn:
Xuất dữ liệu cuộc họp: toàn bộ dữ liệu gồm ID cuộc họp, thời gian, tên lớp

học họp online, email người dùng, tổng thời gian diễn ra lớp học họp online, thời
gian bắt đầu và kết thúc,... sẽ được xuất ra file Excel kèm với danh sách người tham
gia để bạn điểm danh.
Hiển thị người dùng duy nhất: chỉ xuất các dữ liệu ra file Excel gồm tên,
email, tổng thời gian trong lớp học họp online của người tham gia và tránh tình trạng
lặp lại tên của người tham gia mỗi khi ra, vào lớp học, họp online.

Chọn Xuất và chờ file Excel được tải về máy hoàn tất.

15


Bước 7: Mở file Excel đã tải về và xem danh sách các thành viên đã tham gia vào
lớp học, họp online.

File Excel đã tải về và xem danh sách các thành viên đã tham gia vào lớp học
*Lưu ý:
Nếu GV không xuất danh sách người tham gia và lưu về máy thì các thơng tin
này sẽ tự động xóa sau 30 ngày lớp học, họp online diễn ra hoặc khi bạn xóa cuộc
họp, học online khỏi danh sách các cuộc họp trước trên web.
GV nên xuất danh sách những người tham gia sau khi cuộc họp, học online
kết thúc.
b. Sổ đầu bài trực tuyến:
Sau mỗi tiết dạy, giáo viên nhập sổ đầu bài trực tuyến để BGH nắm bắt tình
hình lớp học. Sổ đầu bài trực tuyến tơi thiết kế như sau:

16


Hình 2: Sổ đầu bài trực tuyến

2.2.4 Một số cách giao nhiệm vụ và bài tập cho học sinh trực tuyến
a. Sử dụng app.onluyen.vn
Chương trình giáo dục trực tuyến Onluyen.vn là một giải pháp tổng thể hỗ trợ
cho hoạt động dạy và học trong các trường được cộng đồng hàng trăm nghìn giáo
viên và học sinh tin cậy ứng dụng rộng rãi. Là chương trình giáo dục trực tuyến đầu
tiên & duy nhất được thẩm định bởi Viện Khoa học giáo dục Việt Nam – Bộ giáo
dục & Đào tạo, được bảo trợ nội dung bởi Hệ thống giáo dục HOCMAI
Với Onluyen.vn, giáo viên có thể dễ dàng tạo đề thi trên ngân hàng đề có sẵn
của Onluyen.vn hoặc ngân hàng đề riêng bộ môn trong trường học, hệ thống tự động
trộn đề và chuyển đến cho học sinh kiểm tra - thi thử trên máy tính, điện thoại, máy
tính bảng.
Sau khi được cấp tài khoản Admin trường tôi tiến hành tạo tài khoản cho GV
và HS tồn trường, nhóm các lớp. Dựa vào bảng phân công nhiệm vụ để phân công
GVCN và GVBM về các lớp:

17


Khi sử dụng app.school.vn học sinh tham gia làm bài và tả bài tương đối cao.
Hệ thống ngân hàng câu hỏi có sẵn tương đối phong phú. Có thể dùng app này để lấy
điểm thường xuyên khi học sinh học online.

18


19


b.Tạo nhóm “Học tập xã hội” trên Facebook.
Nhóm “Học tập xã hội” trên facebook khác với những nhóm facebook

thơng thường và phù hợp với việc giảng dạy. Cụ thể:
+ Mục “BÀI HỌC”: Mục này giúp thầy cô đưa bài lên theo từng chủ đề,
thuận tiện để GV quản lý học sinh và tìm kiếm, học liệu khơng bị trơi.
+ Trong mục “BÀI HỌC”, có thể tải lên: file word, file PDF, các file video
và đặc biệt GV có thể tạo câu hỏi trắc nghiệm ngay trong mục này.
Tơi tạo nhóm Physic_TB cài đặt nhóm, chuyển thành nhóm học tập . Từ
nhóm này dễ dành để giao nhiệm vụ cho học sinh.

Hình 3: Các bước thiết lập nhóm học tập trên mạng xã hội facebook

20


Hình 4: Giao bài tập trên nhóm physics_TB

Hình 4: Giao bài tập trên nhóm physics_TB trên màn hình điện thoại học sinh
Giao nhiệm vụ cho học sinh thơng qua nhóm “Học tập xã hội” mơn vật lý
là hồn tồn miễn phí và học sinh truy cập dễ dàng. Tại nhóm này tôi đã cung
21


cấp cho học sinh nguồn học liêu bao gồm: Video bài giảng theo các chủ đề (bài
học); Hệ thống câu hỏi và bài tập theo chủ đề, theo bài; Hệ thống các đề ôn tập
theo bài, theo chương, theo chủ đề, theo mức độ; Hệ thống đề ôn thi Quốc gia
theo cấu trúc của Bộ. Ngồi ra, nhóm “Học tập xã hội” cũng là kênh để chuyển
giao nhiệm vụ và nhận các sản phẩm học tập của họcsinh.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học và quản
lý học sinh học online tại trường THPT huyện Văn Chấn” đã được áp dụng thành
công tại trường THPT Văn Chấn. Được đồng nghiệp và học sinh đánh giá cao, nhận

định có khả năng mở rộng phạm vi thực hiện, mọi giáo viên cũng như các nhà trường
trung học phổ thông có thể áp dụng trong thời gian chuyển trạng thái từ dạy học trực
tiếp sang trực tiếp. Góp phần đảm bảo thực hiện mục tiêu năm học 2021 – 2022 an
tồn, hiệu quả, phù hợp với tình hình dịch bệnh COVID-19 tại địa phương theo Quy
định “Thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”ban hành
theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021của Chính phủ và Kế hoạch số
199/KH-SGDDT ngày 28/10/2021 của SGD&ĐT.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp:
Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng SKKN “Một số giải pháp nâng cao hiệu
quả dạy học và quản lý học sinh học online tại trường THPT huyện Văn Chấn” tại
trường THPT Văn Chấn thu được lợi ích như sau:
Giáo viên và học sinh có thể chuyển trạng thái linh hoạt từ trực tiếp sang trực
tuyến mà không gặp phải các trở ngại về kỹ thuật. Các tiết học trực tiếp diễn ra suôn
sẻ không bị gián đoạn. Công tác quản lý lớp học trực tuyến chặt chẽ hơn, qua đó tỷ
lệ học sinh tham gia học trực tuyến, nhận nhiệm vụ học tập được tăng lên.
4.1 Đối với giáo viên:
Hài lòng, tự tin khi chuyển sang dạy học trực tuyến. Ít gặp phải các lỗi kỹ thuật
khi dạy trực tuyến, Tăng cường hiệu quả sử dụng các thiết bị dạy học.
Kết quả phiếu điều tra trước và sau tác động đối với giáo viên:

22


Kết quả điều tra đối với GV
50

44

45


44

40
33

35
30
25
20
15

12

10

7

6

5
0
Biết cách sử dụng phần mềm dạy
học trực tuyến

Biết cách điểm danh trực tuyến

Trước khi áp dụng SKKN

Khả năng chuyển trạng thái dạy

học từ trực tiếp sang trực tuyến
sau 1 ngày

Trước khi áp dụng SKKN

4.2 Đối với học sinh:
Tỷ lệ học sinh tham gia học tập trực tuyến tăng lên. Các bài tập giao trên
app.onluyen.vn và qua nhóm xã hội học tập được đa số học sinh tham gia. Qua đó
kết quả học tập được cải thiện so với những lần học trực tuyến trước.
Kết quả phiếu điều tra trước và sau tác động đối với học sinh:
Kết quả điều tra đối với học sinh
1000

928

921

869

900
800
700
600

584

500

420


400
251

300
200
100
0

Tham gia học tập trực tuyến

Tham gia nhận nhiệm vụ và bài tập Khả năng sử dụng thành thạo các
trực tuyến
phần mềm trực tuyến

Trước khi áp dụng SKKN

Trước khi áp dụng SKKN

23


5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có)
6. Các thơng tin cần được bảo mật
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Giáo viên cần có khả năng CNTT cơ bản,
Gia đình giáo viên, học sinh và nhà trường cần có hệ thống internet tốt
8. Tài liệu gửi kèm:
Tôi gửi kèm báo cáo SKKN các video do tôi tự làm trong quá trình hướng dẫn
GV và HS sử dụng các phần mềm dạy học trực tuyến:
01 Video HD sử dụng phần mềm zoom

02 Video HD sinh ID cố định không hạn chế thời gian
03 Video HD sử dụng phần mềm MS team
04 Video HD tạo kênh bộ môn và lên TKB phần mềm MS team
05 Video HD chụp ảnh màn hình và upload minh chứng lên SĐB trực tuyến
06 Video HD GV sử dụng K12online
07 Video HD HS sử dụng K12online
08 Quyết định thành lập Tổ tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật dạy học trực tuyến
09 Quyết định khen thưởng giáo viên có thành tích xuất sắc trong cơng tác hỗ
trợ ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học trực tuyến năm học 2020-2021
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Văn Chấn, ngày 30 tháng 01 năm 2022
Người viết báo cáo

Trịnh Xuân Biên

24


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TẠI ĐƠN VỊ
(Nhận xét về việc triển khai sáng kiến tại đơn vị, số người đã áp dụng, hiệu quả, ký
tên, đóng dấu xác nhận)
………………………………………………………………………………………….…...………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………….…...………………………………
………………………………………………………….…...………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………

………………………………….…...………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………....………………………….................................……...................................

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP NGÀNH

………………………………………………………………………………………….…...………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………….…...………………………………
………………………………………………………….…...………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………….…...………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………....………………………….................................…………...........................

25


×