Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại thanh tra sở giáo dục và đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.35 KB, 7 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Thanh tra giáo dục.
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: trong việc nâng cao hiệu quả công tác tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Thanh tra Sở Giáo dục và Đào Yên Bái.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 đến ngày
30 tháng 6 năm 2022 và những năm tiếp theo.
5. Tác giả
- Họ và tên: Vũ Thành Đồng
- Năm sinh: 22/10/1976.
- Trình độ chun mơn: Thạc sĩ Quản lí giáo dục.
- Chức vụ công tác: Thanh tra viên.
- Nơi làm việc: Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái.
- Địa chỉ liên hệ: Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái số 1141
đường Yên Ninh, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái.
- Điện thoại: 0986469118.
II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Sự cần thiết
- Thanh tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lí nhà nước, là
việc xem xét, đánh giá, xử lí của cơ quan nhà nước đối với việc thực hiện chính
sách, pháp luật, nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân; được thực hiện bởi cơ quan
chuyên trách theo một trình tự, thủ tục nhất định nhằm phịng ngừa, phát hiện và
xử lí kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ chế
quản lí chính sách, pháp luật để kiến nghị với nhà nước các biện pháp khắc


phục; phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt
động quản lí nhà nước, bảo vệ lợi ích của nhà nước, các quyền và lợi ích hợp
pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.


2
- Khái niệm này đã được cụ thể hóa tại Khoản 1, Điều 3 Luật Thanh tra
2010: “Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lí theo trình tự,
thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc
thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá
nhân”. Tại Khoản 12, Điều 104 Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày
14/6/2019 có nêu: “Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục;
giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm pháp luật trong giáo
dục" và tại Khoản 1, Điều 8 Nghị định số 42/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính
phủ đã nêu: “Thanh tra Sở là cơ quan của Sở Giáo dục và Đào tạo, giúp Giám
đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên
ngành giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy
định của pháp luật”.
- Từ các căn cứ pháp lý nêu trên và thực trạng của hoạt động tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái, bản thân
tôi khi được giao nhiệm vụ đã nhận thức đúng ý nghĩa, vai trị của cơng tác tiếp
cơng dân trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nhằm giữ
vững ổn định nền nếp, kỉ cương trong tồn ngành. Trong khn khổ của sáng
kiến này, tơi xin trình bày “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo”.
2. Mục đích của sáng kiến: thơng qua một số giải pháp về công tác tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo góp phần quan trọng nâng cao hiệu lực, hiệu
quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, qua đó góp phần bảo vệ lợi
ích của tập thể, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, củng cố lịng tin
của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, góp phần ổn định chính trị - xã hội.

3. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ được giao từ năm 2019, khi tiếp nhận công tác và thông qua tổng hợp
số lượt tiếp công dân, số đơn khiếu nại, tố cáo, bản thân tôi nhận thấy việc giải
quyết đơn cần phải thực hiện theo đúng thẩm quyền với những nội dung, liên
quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, do đó tơi đã tìm ra các giải pháp tốt nhất để
công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đạt hiệu quả và chính xác,
bởi vậy đây là sáng kiến mới hoàn toàn, được áp dụng lần đầu tiên.
4. Nội dung sáng kiến
4.1. Thực trạng, kết quả của hoạt động tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo tại Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái
Thực trạng của hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Sở
Giáo dục và Đào tạo Yên Bái: Năm học 2021-2022, tồn ngành có 443 trường
mầm non, phổ thơng, trong đó: 178 trường MN (Cơng lập 164 trường; ngồi
cơng lập: 14 trường), 57 trường tiểu học, THCS: 182 trường (trong đó có 54


3
trường THCS độc lập, 117 trường TH&THCS và 11 trường TH&THCS có lớp mầm
non), 26 trường THPT (trong đó 24 trường THPT, 02 trường THCS&THPT); 01
trung tâm GDTX tỉnh, 06 trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện, 01 trường Trung
cấp Dân tộc Nội Trú Nghĩa Lộ, 01 trường Trung cấp Lục Yên; trong 443 trường
mầm non, phổ thông và 06 trung tâm, 02 trường trung cấp nêu trên, có 31 đơn vị
trực thuộc Sở GD&ĐT (gồm 24 trường THPT, 02 trường THCS&THPT, 01
Trung tâm GDTX tỉnh, 01 trường CĐSP, 03 trường thực hành của Sở: Trường
MN Thực Hành, Trường TH Nguyễn Trãi, Trường THCS Quang Trung); các
CSGD còn lại trực thuộc các huyện, thị xã, thành phố quản lý.
Tổng số lao động tồn ngành hiện có 13.689 người. Riêng các đơn vị
trường mầm non, phổ thơng cơng lập: 13.074 người, trong đó: 1.181 cán bộ quản
lý, 10.592 giáo viên, 934 nhân viên. Số biên chế có mặt so với số biên chế được
giao đạt tỷ lệ 92,9%. Tỷ lệ biên chế hiện có so với định mức đạt 82,8%.

Với số lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên khá đông, hằng năm, Sở Giáo dục
và Đào tạo đã tiếp nhận một số lượng đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
trong đó có phát sinh đơn thư vượt cấp. Vì vậy, q trình xem xét, giải quyết
gặp khơng ít khó khăn.
Trong những năm qua, do tình hình kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ,
sự hiểu biết pháp luật của người dân ngày một nâng cao, nhiều cơng dân có
trách nhiệm đã có những đơn kiến nghị, phản ánh, … đúng nội dung trong phạm
vi quản lí của nhà trường và các cơ sở giáo dục khác, góp phần tích cực cho
công tác nắm thông tin nhằm điều chỉnh kịp thời những tồn tại trong trường học.
Tuy nhiên, cũng khơng ít trường hợp công dân lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo
gửi đơn đến nhiều nơi, vượt cấp để khiếu nại, tố cáo sai sự thật, gây ảnh hưởng
không nhỏ đến uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong ngành; một số trường
hợp khác lo ngại bị trù dập hoặc cố tình bơi nhọ, hạ thấp uy tín của người khác
nên đã gửi đơn thư mạo danh, nặc danh không đúng quy định.
Hầu hết đơn khiếu nại, tố cáo đều nặc danh, mạo danh, nội dung tố cáo
chung chung, thiếu cơ sở xác minh …theo quy định của pháp luật, Sở Giáo dục
và Đào tạo không giải quyết những đơn thư này. Song để phục vụ cơng tác quản
lí, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng tiến hành xác minh hoặc yêu cầu các đơn vị,
trường học xác minh, báo cáo để phục vụ cho cơng tác quản lí.
Nội dung đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh do Sở Giáo dục và
Đào tạo nhận được qua hoạt động tiếp công dân và tiếp nhận đơn trong thời gian
qua hầu hết liên quan đến: cơng tác quản lí trường học của hiệu trưởng; công tác
tuyển sinh vào các lớp đầu cấp; những khoản thu theo thỏa thuận; tình trạng dạy
thêm, học thêm; kỷ luật viên chức; về đất đai; việc thực hiện quy chế chuyên
môn, đạo đức nhà giáo; việc giải quyết chế độ, chính sách chưa kịp thời cho giáo
viên; về nghỉ hưu do tinh giản biên chế...


4
4.2. Các giải pháp đã thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp

công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
a) Giải pháp 1: Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tiếp công
dân, khiếu nại, tố cáo: tham mưu với lãnh đạo tổ chức Hội nghị triển khai những
văn bản quy phạm pháp luật cho Lãnh đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc vào đầu
năm học và tại hội nghị tập huấn về công tác tiếp cơng dân, xử lí đơn thư nhằm
mục đích giúp cho Lãnh đạo các cơ sở giáo dục hiểu và thực hiện đúng quy định
về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tham mưu ban hành các văn bản
hướng dẫn thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo đến lãnh đạo các đơn vị.
b) Giải pháp 2: Chú trọng công tác tiếp công dân, tôn trọng ý kiến
của công dân
- Để công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng quy định, mang lại hiệu
quả trong công tác quản lí thì tiếp cơng dân là cơng tác có ý nghĩa và vai trị quan
trọng, bởi vì:
+ Thơng qua cơng tác tiếp cơng dân, giúp cho cơ quan hành chính nhà
nước nắm được những tâm tư, nguyện vọng, những thông tin phản hồi, các kiến
nghị, góp ý của nhân dân từ thực tiễn trong việc thực hiện chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của nhà nước.
+ Tiếp cơng dân là hoạt động nhằm thực hiện quyền dân chủ của cơng
dân, là sự cụ thể hóa quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội phát huy
vai trị to lớn của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tổ chức tốt công tác
tiếp dân là biểu hiện cụ thể quan điểm “dân là gốc” của Đảng và Nhà nước ta,
là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân”.
+ Thơng qua tiếp công dân, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơng dân
liên quan đến quyết định hành chính được tiến hành nhanh chóng, rõ ràng hơn
khi có sự tiếp xúc trực tiếp, tìm hiểu thơng tin hai chiều giữa người dân và cán
bộ tiếp dân, từ đó, sẽ hạn chế việc khiếu nại, tố cáo vượt cấp, kéo dài.
+ Làm tốt cơng tác tiếp cơng dân sẽ góp phần huy động sự tham gia rộng
rãi của nhân dân vào hoạt động quản lí của nhà nước, quản lí xã hội, tạo động
lực thúc đẩy hồn thiện cơng tác quản lí nhà nước nói chung và hoạt động quản
lí hành chính nói riêng. Ngồi ra, cịn giúp các cơ quan, đơn vị có điều kiện

kiểm tra, đánh giá lại cơ chế chính sách, cơng tác chỉ đạo điều hành, từ đó có
những quyết sách đúng đắn, hợp lịng dân hơn. Mặt khác, qua việc tiếp công dân
phần nào người dân cũng nhìn nhận, đánh giá được trình độ năng lực, thái độ
phẩm chất đạo đức của người cán bộ tiếp công dân, qua đó có thơng tin tin cậy
để phản ánh với cơ quan có thẩm quyền.
- Như vậy, cơng tác tiếp công dân là việc làm không thể thiếu trong hoạt
động quản lí trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và hoạt động


5
quản lí hành chính nhà nước nói riêng, nhờ hoạt động này mà chủ trương của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước được thực hiện hiệu quả, quyền làm
chủ của nhân dân được phát huy, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được giải
quyết nhanh chóng.
c) Giải pháp 3: Giải quyết đúng trình tự, thủ tục: Hiện nay, hành lang
pháp lí về giải quyết khiếu nại, tố cáo được Đảng và Nhà nước từng bước hồn
thiện, đó là điều kiện thuận lợi cho cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quy
trình, thủ tục tiếp cơng dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Về nguyên tắc, bắt buộc
thực hiện đúng từ khâu tiếp nhận, phân loại, xử lí, cơng khai kết quả xử lí, lưu
trữ hồ sơ đối với đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong hoạt động liên
quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Việc thực hiện phải được tiến hành theo
đúng quy định tại: Thông tư số 01/2021/TT-TTCP ngày 11/3/2021 của Thanh
tra Chính phủ Quy định quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong
ngành Thanh tra và cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân; Thơng tư số
04/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 của Thanh tra Chính phủ Quy định quy
trình tiếp cơng dân; Thơng tư 05/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 của Thanh tra
Chính phủ quy định quy trình xử lí đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị,
phản ánh.
d) Giải pháp 4: Tăng cường thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị
trong việc thực hiện quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu

nại, tố cáo: Thanh tra về trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo cần được tiến
hành thường xuyên; để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra về trách nhiệm
giải quyết khiếu nại, tố cáo, Thanh tra Sở cần phải xây dựng chương trình, kế
hoạch cụ thể làm cơ sở cho việc tiến hành hoạt động này. Hằng năm, ngoài
thanh tra đột xuất khi có vụ việc phát sinh, Thanh tra Sở phải tăng cường công
tác thanh tra trách nhiệm ở nội dung thanh tra chuyên đề; cần tăng cường công
tác kiểm tra trách nhiệm để hỗ trợ về nghiệp vụ, giúp đỡ về phương pháp, cách
thức xác minh làm rõ nội dung khiếu nại, tố cáo nhằm giải quyết dứt điểm các
khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền.
4.3. Những kinh nghiệm được rút ra từ công tác tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo
- Xác định đúng vai trị, ý nghĩa của cơng tác thanh tra về trách nhiệm giải
quyết khiếu nại, tố cáo. Hiện nay, một số lãnh đạo nhà trường trường chưa nhận
thức đúng vai trò quan trọng của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; chưa đề
cao trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơng dân, dẫn đến tình trạng
cơng dân gửi đơn vượt cấp lên các cơ quan quản lí cấp trên. Để công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo đạt chất lượng và hiệu quả thì Lãnh đạo ngành cần chỉ
đạo thủ trưởng các đơn vị cấp dưới đề cao trách nhiệm, quan tâm đúng mức tới
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt cần đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra


6
trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân thuộc thẩm quyền trong giải quyết
khiếu nại, tố cáo của công dân. Xác định rõ thanh tra, kiểm tra trách nhiệm về
lĩnh vực này là biện pháp quan trọng, chủ yếu và hết sức cần thiết để thực hiện
tốt quản lí nhà nước về cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Tiếp công dân là một trong những nội dung quan trọng của công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo. Vì vậy, việc nhận thức đầy đủ mục đích, ý nghĩa của nó,
nhất là đối với cán bộ làm cơng tác này sẽ thúc đẩy q trình giải quyết khiếu
nại, tố cáo đạt kết quả tốt.

- Công tác tiếp cơng dân có mối liên hệ chặt chẽ với cơng tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo. Do đó, làm tốt công tác tiếp công dân, đồng nghĩa với việc
nâng cao chất lượng của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Biểu hiện đầu tiên
dễ thấy nhất đó là, nó giúp khắc phục, hạn chế một bước tình trạng khiếu nại, tố
cáo vượt cấp. Thêm nữa, ở khía cạnh cụ thể, nếu nhìn nhận tiếp cơng dân là
khâu đầu tiên, giai đoạn khởi đầu của quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, thì
có thể nói, cơng tác này cũng phục vụ rất đắc lực và thiết thực cho việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Kinh nghiệm thực tế cũng đã chỉ rõ, thực
hiện có hiệu quả việc tiếp công dân, làm tốt nghiệp vụ tiếp công dân là tiền đề
thuận lợi cho việc thụ lí, thẩm tra, xác minh, giải quyết nhanh chóng và có chất
lượng các khiếu nại, tố cáo của cơng dân. Nói tóm lại: công tác tiếp công dân
không chỉ phục vụ trực tiếp cho giải quyết khiếu nại, tố cáo mà còn góp phần
nâng cao chất lượng, hiệu quả của cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tổ
chức thực hiện các quy định về khiếu nại, tố cáo trước hết cần gắn công tác
thông tin, tuyên truyền với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của ngành.
Việc phổ biến pháp luật phải được tiến hành thường xuyên, hằng năm, phải xây
dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền pháp luật và kiểm tra, đôn đốc, đánh
giá việc thực hiện kế hoạch thông tin, tuyên truyền.
5. Khả năng áp dụng của sáng kiến
- Phạm vi áp dụng sáng kiến: trong tỉnh Yên Bái.
- Khả năng áp dụng: cho toàn ngành giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo
dục và đào tạo, thanh tra Sở, cộng tác viên thanh tra giáo dục thuộc Sở.
6. Hiệu quả của sáng kiến
- Khi thực hiện nhiệm vụ, bản thân tôi luôn coi trọng việc tiếp công dân,
xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thường xuyên quán triệt tầm quan
trọng và phổ biến các quy định về tiếp công dân lồng ghép trong các cuộc tập
huấn. Đã ban hành nội quy, cơng khai lịch tiếp cơng dân, bố trí địa điểm, cán bộ
tiếp công dân theo quy định. Cung cấp, trang bị các điều kiện cần thiết cho hoạt
động tiếp công dân tại Sở. Việc xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo



7
đúng quy định của pháp luật, khơng có đơn thư tồn đọng.
- Lợi ích kinh tế, xã hội thu được khi áp dụng giải pháp: bảo đảm quyền và
lợi ích hợp pháp của cơng dân, củng cố lịng tin của nhân dân đối với Đảng và
Nhà nước, góp phần ổn định chính trị - xã hội và thực hiện thắng lợi các nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội.
7. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: không.
8. Các thông tin cần được bảo mật: không.
9. Tài liệu kèm: không.
10. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Để thực hiện tốt “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo”, cần triển
khai và làm tốt các cơng việc sau:
- Tiếp tục kiện tồn đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo đảm bảo về số lượng và chất lượng khi thực hiện nhiệm
vụ được giao.
- Tiếp tục tạo điều kiện để đội ngũ thanh tra được bồi dưỡng, tập huấn về
chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng trong thực thi nhiệm vụ; bố trí đầy đủ các
trang thiết bị làm việc phục vụ công tác tiếp công dân theo quy định, đảm bảo
thuận tiện cho cá nhân, tổ chức đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
- Tăng cường các hoạt động kiểm tra, đánh giá nhằm phát hiện những hạn
chế, bất cập và có sự chỉ đạo điều chỉnh kịp thời trong công tác tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo.
III. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN
QUYỀN: Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong bản mô tả là trung thực,
đúng sự thật, không sao chép hoặc vi phạm bản quyền./.
Xác nhận của cơ quan, đơn vị


Yên Bái, ngày 15 tháng 01 năm 2022
NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO

Vũ Thành Đồng



×