Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phép nhân, phép chia trong môn toán lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.3 KB, 12 trang )

MỤC LỤC……………………………………………………………………….2
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN .......................................................... 2
1. Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phép nhân, ............ 3
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Toán Tiểu học ..................................................... 3
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Cấp cơ sở ............................................................. 3
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ năm 2020 đến nay ....................................... 3
5. Tác giả: .............................................................................................................. 3
6. Đồng tác giả ( nếu có) : Khơng ......................................................................... 3
II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN .................................................................. 3
1.Tình trạng giải pháp đã biết ............................................................................... 3
1.1. Đặc điểm đã biết của học sinh tiểu học……………………………………..3
1.2. Đặc điểm tư duy của học sinh tiểu học……………………………………...4
1.3. Đặc điểm của mơn Tốn lớp 3………………………………………………4
1.4. Đặc điểm của lớp chủ nhiệm……………………………………………..…5
2.Nội dung (các) giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: ................................ 6
2.1. Mục đích giải pháp: ........................................................................................ 6
2.2. Nội dung giải pháp:….…....….….….….….….….….….….….….….….….6
2.2.1 Các bước thực hiện giải pháp……………..……...………………...…….. 6
2.2.2. Cách thức thực hiện ………………………………………………….…...7
2.2.3. Tính mới, sự khác biệt so với biện pháp cũ…….……………………..…11
3. Khả năng áp dụng của giải pháp......................................................................11
4. Hiệu quả, lợi ích hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp............11
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có) .............. 12
6. Các thơng tin cần được bảo mật: Không ......................................................... 12
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến………………………………..12
8. Tài liệu kèm theo: Giấy áp dụng, áp dụng thử sáng kiến: ..............................12
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền ....................................... 12
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN .................................................... 13


2



THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phép nhân,
phép chia trong mơn Tốn lớp 3
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Toán Tiểu học
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Cấp cơ sở
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ năm 2021 đến nay
5. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Thanh
Năm sinh: 1990
Trình độ chun mơn: Đại học sư phạm.
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
Địa chỉ liên hệ: Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0785385888
6. Đồng tác giả (nếu có): Khơng
II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN
1. Tình trạng giải pháp đã biết
1.1 Đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học.
Qua nghiên cứu khả năng phân tích của học sinh lớp 3 còn thấp, các em
thường tri giác trên tổng thể.Tri giác không gian chịu nhiều tác động của trường
tri giác gây ra các biến giác, các ảo giác. Sự chú ý khơng chủ định cịn chiếm ưu
thế ở học sinh lớp 3. Sự chú ý này khơng bền vững nhất là đối với các đối tượng
ít thay đổi.
Trí nhớ trực quan - hình tượng và trí nhớ máy móc phát triển hơn trí nhớ
lơ-gic. Các hình ảnh, hiện tượng cụ thể dễ nhớ hơn là các câu chữ trừu tượng
khơ khan. Ở lớp 3, trí nhớ tưởng tượng có phát triển hơn lớp 2 nhưng cịn tản


3


mạn, ít có tổ chức và chịu nhiều ảnh hưởng của hứng thú, của kinh nghiệm sống
và các mẫu hình đã biết.
Với những đặc điểm nhận thức đã nêu trên của học sinh lớp 3, người giáo
viên cần nắm vững làm cơ sở để lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp
trong q trình giải các bài tốn, để biết cách thu hút sự chú ý của học sinh, giúp
các em hiểu được bản chất của bài toán, nắm được cách giải bài tốn một cách
lơ - gic khoa học chứ khơng máy móc đồng thời dần dần hình thành ở các em
các thao tác tư duy, hình thành các kĩ năng, kĩ xảo cần thiết của người lao động
mới.
1.2. Đặc điểm tư duy của học sinh Tiểu học
Tư duy của học sinh lớp 3 là quá trình các em phản ánh bản chất của đối
tượng vào não trong q trình học tập. Ở học sinh lớp 3 có các loại tư duy sau:
a. Tư duy trực quan hành động: Là loại tư duy hướng vào giải quyết
nhiệm vụ cụ thể trực quan dựa vào các thao tác bàn tay.
b.Tư duy trực quan hình ảnh: Là loại tư duy hướng vào giải quyết nhiệm
vụ cụ thể trực quan.
Các nhà tâm lí học sư phạm cho rằng: Khi phân loại và khái quát hóa đối
tượng hầu hết học sinh đầu bậc Tiểu học đều dựa vào các dấu hiệu tác động
mạnh đến giác quan, điều này gây khó khăn cho học sinh khi phân loại các dạng
bài tốn và tìm ra phương pháp giải chúng nói chung.
Vì thế, giáo viên cần kiên nhẫn giúp các em nhận biết được các dạng bài
tốn để tìm ra cách giải các dạng bài tốn đó. Tuy nhiên để học sinh nhận biết và
giải được các bài tốn đó thì cần phải thơng qua các hoạt động thực hành, các
hoạt động trừu tượng hóa và khái qt đối tượng.
1.3 Đặc điểm mơn tốn ở lớp 3:
Chương trình mơn tốn ở lớp 3 gồm các mạch kiến thức chính sau:
- Số tự nhiên
- Bốn phép tính với số tự nhiên
- Đại lượng và đo đại lượng



4

- Yếu tố hình học
- Tính giá trị biểt thức
- Giải tốn có lời văn.
Các mạch kiến thức này nói chung khơng được trình bày bằng những
chương, từng phần riêng biệt mà chúng luôn được sắp xếp xen kẽ với nhau tạo
thành một sự kết hợp hữu cơ và hỗ trợ đắc lực lẫn nhau trên nền tảng của các
kiến thức số học. Trong mỗi bài thì việc thực hiện phép nhân, phép chia trong
mơn Tốn lại chiếm một thời lượng khá lớn là hình thức hoạt động trong hoạt
động học tập của học sinh và cũng giúp học sinh nắm vững tri thức, phát triển tư
duy, hình thành kĩ năng kĩ xảo ứng dụng toán học vào thực tiễn.
1.4 Đặc điểm của lớp chủ nhiệm
Năm học 2021 - 2022 tôi được phân công giảng dạy lớp 3D trường tiểu
học Nguyễn Trãi – Thành phố Yên Bái
Lớp 3D do tôi chủ nhiệm và giảng dạy có 41 học sinh. Trong đó: Đa số là
con gia đình kinh doanh và lao động tự do. Nhiều em do hồn cảnh gia đình phải
ở cùng ơng bà thiếu thốn tình cảm và sự quan tâm của bố mẹ điều đó cũng ảnh
hưởng khơng nhỏ đến chất lượng học tập của các em.
Qua thực tế giảng dạy và thảo luận cùng đồng nghiệp, tôi nhận thấy:
Trong mạch nội dung Số và phép tính của mơn Tốn lớp 3 thì khi thực
hiện phép nhân, phép chia học sinh cịn hay nhầm lẫn, gặp nhiều khó khăn. Do ở
lớp 3 học sinh mới bắt đầu được thực hiện phép tính nhân và chia ngồi bảng.
Bên cạnh đó nhiều em chưa nhận được sự quan tâm từ gia đình, chưa nắm chắc
bản chất của phép nhân và phép chia, chưa phát triển khả năng tư duy của các
em. Chính vì vậy việc giúp học sinh thực hiện thành thạo các phép tính nhân và
phép chia là một vấn đề cấp thiết, vô cùng quan trọng. Giúp học sinh có nền
tảng để thực hiện tốt các phép nhân, phép chia ở lớp trên và học tốt các mạch

kiến thức khác trong chương trình.
Tóm lại: Bất cứ một phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nào cũng có
hai mặt: tích cực và tiêu cực. Cái chính là cách chúng ta làm thế nào để phát huy


5

được thế mạnh của nó và loại bỏ dần những hạn chế nảy sinh trong quá trình
thực hiện. Sau đây là một số giải pháp để thực hiện thành công giúp học sinh
học tốt phép nhân, phép chia trong môn Tốn lớp 3.
Đứng trước khó khăn đó tơi đã tiến hành thẩm định khảo sát lượng, từ đó
có biện pháp và phương pháp dạy – học đạt kết quả cao hơn.
*Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm:
Số
Lớp

Điểm 5-6

Điểm 7-8

Điểm 9-10

HS
dự
KS

3D

Điểm dưới 5


41

Số

Tỉ lệ

Số

Tỉ lệ

Số

Tỉ lệ

Số

Tỉ lệ

lượng

%

lượng

%

lượng

%


lượng

%

0

0

4

9,7

14

34,1

23

56,2

Trước kết quả học sinh cịn nhiều hạn chế về cách học, tơi khơng hề chán
nản mà đây là điều kiện để mình nghiên cứu tìm ra những phương pháp tổ chức
các em lĩnh hội kiến thức chủ động tích cực nhất. Đồng thời tôi xác định yêu cần
đạt chuẩn về kiến thức, kỹ năng mơn học theo chương trình, căn cứ vào tình
hình thực tế của đối tượng học sinh, tạo điều kiện cho các em hăng say học Toán
hơn.
2. Nội dung giải pháp:
2.1. Mục đích giải pháp
- Phát huy được năng lực học tập của tất cả các đối tượng học sinh trong
lớp. Nâng cao chất lượng dạy học về phép nhân, phép chia cho học sinh. Khắc

phục được những hạn chế đã nêu trong phần mở đầu.
2.2. Nội dung giải pháp
- Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng thực hiện tính nhẩm phép nhân, chia
trong bảng và ngoài bảng.
2.2.1 Các bước thực hiện giải pháp
- Căn cứ tình hình thực tế
- Nghiên cứu các giải pháp


6

- Áp dụng các giải pháp đó
- Đúc rút kinh nghiệm
2.2.2 Cách thức thực hiện
* Giải pháp 1: Sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
Trong dạy học tơi ln có phương châm giáo viên chỉ là người hướng dẫn,
tổ chức cho học sinh hoạt động học tập cịn học sinh phải tự tìm ra tri thức. Vì
vậy trong các giờ học Tốn tơi đã sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học
tích cực giúp học sinh phát triển một số năng lực, phẩm chất.
Ví dụ: Khi hướng dẫn HS thành lập bảng nhân 6, trong bài “Bảng nhân 6”
SGK Tốn lớp 3, tơi sử dụng phương pháp dạy học thực hành.
Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS lấy các hạt ngơ hoặc đỗ đã
ch̉n bị từ trước sau đó thực hành, hoàn thiện vào phiếu bài tập để lập bảng
nhân 6.
Bước 2: GV yêu cầu mỗi nhóm thao tác trên các hạt đã chuẩn bị sẵn, mỗi
lần lấy là 6 hạt, số lượt lấy lần lượt 1, 2, 3, … 9. Sau đó viết phép tính và kết quả
tương ứng.
Bước 3: GV cho các nhóm thực hành.
Bước 4: GV cho các nhóm báo cáo kết quả.
Tuy nhiên ở các bảng nhân tiếp theo, để phát triển tư duy cho các em tơi

chỉ cho học sinh thực hành tìm ra kết quả của phép nhân 7 x 1, 7 x 2, 7 x 3 còn
kết quả các phép nhân còn lại tìm dựa trên 7 x 4 = 7 x 3 + 7, 7 x 5 = 7 x 4 + 7…
Ví dụ: Bài: “Chia số có hai chữ số với số có một chữ số (tiếp theo)
Trong bài này tôi sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn.
Việc lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học sao cho phải phù hợp với nội
dung bài học, nhận thức của học sinh, điều kiện thực tế.
* Giải pháp 2: Tìm những lỗi học sinh hay mắc phải khi thực hiện
phép tính và cách khắc phục.
Khi thực hiện các phép tính nhân, chia ở lớp 3 học sinh thường gặp một số
khó khăn, sai lầm sau:
* Dạy học phép nhân.


7

a) Quên nhớ trong phép nhân có nhiều lần nhớ
* Biện pháp khắc phục: GV yêu cầu học sinh ghi số cần nhớ ra lề, tránh bị quên.
b) Ghi kết quả sai
x

34
3
912

* Biện pháp khắc phục: GV cần phân tích cho HS hiểu: Nếu viết như trên
thì tích có tới 91 chục, nhưng thực ra chỉ có 10 chục mà thơi. Vì:
- Ở lượt nhân thứ nhất: 3 nhân 4 đơn vị được 12 đơn vị, tức là 1 chục và 2
đơn vị, viết 2 ở cột đơn vị, còn 1 chục nhớ lại. để thêm vào hàng chục ở lượt
nhân tiếp theo.
- Ở lượt nhân thứ hai: 3 nhân 3 chục được 9 chục, thêm một chục đã nhớ là

10, viết 10 ở cột chục.
* Dạy học phép chia
a) Học sinh đặt tính sai
Khi mới học phép chia một số học sinh vẫn đặt tính phép chia theo cột dọc
như khi đặt tính phép tính cộng, trừ, nhân. Vì vậy, GV nhắc lại cách đặt tính
cho học sinh.
b, Ước lượng thương sai
Khi chia ngoài bảng học sinh thường ước lượng thương sai nên số dư lớn
hơn số chia. Kết quả phép chia lớn hơn cả số bị chia. Nguyên nhân học sinh
chưa biết cách ước lượng thương, không nhớ trong phép chia, số dư luôn phải bé
hơn số chia.
* Biện pháp khắc phục: GV cần hướng dẫn kĩ học sinh cách ước lượng
thương.
Vì vậy, ở lớp 3 khi chia cho số có 1 chữ số, số chia là số nào thì ta tìm
tương ứng trong bảng nhân đó, tích (gần nhất) với số bị chia
c, Học sinh quên ghi số “0” trong phép chia có chữ số “0” ở thương.
* Biện pháp khắc phục : GV khi hướng dẫn chia phải lưu ý học sinh có
bao nhiêu lượt chia thì thương sẽ có bấy nhiêu chữ số, chỉ có lần chia thứ nhất


8

khi lấynhiều hơn một chữ số ở số bị chia mà chỉ ghi một chữ số ở thương, còn
các lần chia tiếp theo cứ hạ một chữ số ở số bị chia xuống để chia thì thương
được một chữ số.
* Giải pháp 3 : Sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế một số trị
chơi học Tốn
Trị chơi học tập giúp học sinh thay đổi hình thức hoạt động học, giúp
khơng khí lớp học sơi nổi, giúp học sinh hứng thú, thu hút được sự chú ý của
học sinh, học mà chơi, chơi mà học. Làm cho giờ học mơn Tốn khơng khơ

khan. Hiểu được điều đó, vào đầu giờ học hay trong các bài tập tôi thường sử
dụng một số trò chơi sau để học sinh thực hiện phép nhân tốt hơn, hứng thú hơn,
góp phần phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh
Ví dụ một số trò chơi sau :
- Trò chơi : Hộp quà may mắn
Mục tiêu : Luyện tập làm tính nhân, chia.
- Trị chơi : “ Hái hoa dân chủ”
Mục đích: Rèn cho HS kĩ năng tính nhẩm nhanh, rèn phản xạ nhanh, tinh
mắt cho học sinh
* Giải pháp 4: Khơi gợi động cơ học tập cho học sinh
Động cơ là một trong những yếu tố quan trọng, giúp học sinh có hứng thú
trong học Tốn. Vì vậy, việc tạo ra động cơ để học sinh thực hiện phép nhân,
phép chia trong quá trình dạy học Tốn là vấn đề cấp thiết hàng đầu. Để tạo ra
được động cơ giáo viên giúp học sinh thấy được ứng dụng quan trọng, hữu ích
của phép nhân, phép chia trong cuộc sống hàng ngày thông qua phần “ Khởi
động” trong mỗi tiết học. Học sinh được bày tỏ ý kiến của mình cũng như ý kiến
của nhóm về vấn đề cần giải đáp.
Do đó, trong quá trình dạy học bên cạnh những bài Tốn trong SGK, tơi đã
thiết kế một số tình huống, bài Tốn có nội dung thực tế mà các em hay gặp
trong đời sống thực tiễn hàng ngày. Qua đó học sinh thấy được ứng dụng của
phép nhân, phép chia trong giải quyết các tình huống thực tiễn, góp phần tạo
động cơ, hứng thú thực hiện phép tính nhân, phép tính chia.


9

Ví dụ: Trong bài: “Nhân số có hai chữ số cho số có một chữ số”
Để giúp học sinh hiểu hơn về ứng dụng của phép nhân trong đời sống hàng
ngày và có hứng thú trong bài học. GV đưa ra tình huống để dẫn dắt vào bài mới
như sau: “Hơm nay nhà cơ Ba có cỗ, cơ Ba muốn xếp vào mỗi đĩa tráng miệng

12 quả quýt. Các em hãy tính giúp cơ Ba xem cơ phải mua bao nhiêu quả quýt
để bày đủ 3 mâm cỗ? Thay vì cô bị thừa hoặc thiếu số quýt cần bày.”
- Từ tình huống này, học sinh thảo luận theo nhóm đơi đưa ra được phép
tính 12 x 3= ?
Từ đó học sinh tự phân tích nêu được đây là phép nhân số có hai chữ số có
hai chữ số với số có một chữ số. GV kết nối từ phép tính đó vào bài mới.
Ví dụ: Trong bài: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (tiếp theo)
“Đọc truyện trong giờ học tốn” nghe có vẻ hơi kì lạ. Nhưng nhờ cách này
mà giờ học tốn khơng cịn khơ khan với đầy những con số nữa mà được rất
nhiều học sinh đón nhận. Nó giúp kích thích trí tị mị và thêm u thích mơn
tốn. Có em học sinh lớp tơi đã từng nói “Con thích những câu chuyện như vậy
hơn là cơ viết phép tính lên bảng rồi hướng dẫn”. Điều này làm tôi thêm tự tin
vào giải pháp của mình.
Trong phần “khởi động” tơi kể cho học sinh một câu chuyện như sau:
“Khi còn bé, ai mà chả thích ăn kem nhỉ! Tơi và em gái Đậu Nành cũng thế.
Chúng tơi thích kem kinh khủng. Nhưng mẹ thì khơng muốn bọn tơi ăn kem vì
lo hai chị em bị viêm họng. Thấy mẹ chuẩn bị cắm hoa. Chợt tơi nghĩ “Hay là
mình cắm hoa giúp mẹ biết đâu phép màu sẽ xảy ra. Nhưng có tận 78 bơng hoa
mà chỉ có 4 chiếc lọ, chúng tôi suy nghĩ mãi mà chưa biết cắm thế nào cho đều
và đẹp... (Đến đây tôi yêu cầu học sinh giúp chị em Đậu Nành cắm được số lọ
hoa như mong muốn. Từ đó học sinh nêu được phép tính 78:4, đặt và thực hiện
phép tính dưới sự giám sát của giáo viên (78 : 4=19 dư 2)). Sau khi học sinh đặt
và thực hiện tính tơi kể tiếp câu chuyện cho hs nghe “Cuối cùng tôi vận dụng
kiến thức mình vừa được học cắm đủ 4 bình hoa. Cịn thừa 2 bông hoa tôi và
Đậu Nành mang tặng mẹ. Mẹ rất vui và cảm động liền thưởng cho chúng tơi cây
kem u thích”


10


2.2.3 Tính mới, sự khác biệt của giải pháp so với giải pháp cũ
Biện pháp: “ Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phép nhân, phép
chia trong môn Toán lớp 3” đã đưa ra một số giải pháp cụ thể được áp dụng
vào mơn tốn ở khối 3 tại trường Tiểu học Nguyễn Trãi. Các giải pháp này đã
phát huy được năng lực học tập của tất cả các đối tượng học sinh trong toàn
khối. Học sinh tự tin trong tiết học, biết lựa chọn cách giải tốt nhất cho bài làm
của mình, tạo điều kiện phát triển tư duy, năng lực tự học, góp phần nâng cao
chất lượng học tập.
3. Khả năng áp dụng của biện pháp
Biện pháp “Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phép nhân, phép chia
trong mơn Tốn lớp 3” hiện nay đã được tổ chuyên môn tôi áp dụng cho khối
lớp 3, và đã thu được những kết quả khả quan. Có thể nhân rộng cho các khối
4,5 trong nhà trường và các trường tiểu học trong thành phố.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng biện pháp trong thực tế dạy học
Qua quá trình nghiên cứu, áp dụng đề tài vào thực tiễn, tôi thấy đề tài
nghiên cứu đã thu được những kết quả đáng khích lệ, đạt được mục tiêu dạy học
tốn nói chung và của mơn tốn lớp 3 nói riêng, đó là:
Khơng khí học tập trong lớp khác hẳn, các em học tập tích cực hơn, hào
hứng hơn, chăm chỉ hơn; giáo viên giảng dạy cũng hăng say hơn, hưởng ứng
phong trào học tập nhiệt tình hơn. Những em có khó khăn trong cách giải tốn
có lời văn hay những em lúng túng trong cách ghi câu trả lời thì giờ cũng tiến bộ
vượt trội hơn trước rất nhiều.
Tôi đã tiến hành thử nghiệm và kết quả học kì 1 như sau:
Số
Lớp

HS
dự
KS


3D

41

Điểm dưới 5

Điểm 5-6

Điểm 7-8

Điểm 9-10

Số

Tỉ lệ

Số

Tỉ lệ

Số

Tỉ lệ

Số

Tỉ lệ

lượng


%

lượng

%

lượng

%

lượng

%

0

0

1

2,4

11

26,8

29

70,8



11

- Phân tích, ta thấy kết quả thử nghiệm cho thấy
+ Tỉ lệ điểm từ 5 - 6 giảm mạnh: 9,7% - 2,4% = 7,3%.
+ Tỉ lệ điểm từ 7 – 8 giảm mạnh: 34,1% - 26,8% = 7,3%.
+ Tỉ lệ điểm 9 - 10 tăng mạnh : 70,8% - 56,2% = 14,6%
Qua kết quả cụ thể ở trên, tôi nhận thấy rằng sáng kiến của tôi đưa vào áp
dụng khơng những giúp các em năng động, sáng tạo có kết quả học tập tốt hơn
mà còn giúp các em say mê môn học, biết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, cùng
giúp nhau tiến bộ. Do vậy tơi duy trì phương pháp giảng dạy và nâng dần kinh
nghiệm bản thân qua từng tiết dạy, từng quy trình dạy học giải tốn có lời văn.
Hy vọng trong q trình vận dụng đến hết năm học 2021-2022 và những năm
tiếp theo chất lượng mơn học sẽ được nâng cao, góp phần thúc đẩy mục tiêu
giáo dục của nhà trường cũng như toàn xã hội.
5. Những người tham gia áp dụng sáng kiến ( Khơng)
6. Các thơng tin cần được bảo mật.
Khơng có yêu cầu bảo mật
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.
Giáo viên phải đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn và phải được tham gia tập
huấn giảng dạy phương pháp mới.
Cơ sở vật chất nhà trường cần đáp ứng được yêu cầu cho các hoạt động
dạy và học.
8. Tài liệu kèm theo: Giấy áp dụng, áp dụng thử sang kiến ( Không)
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Tôi cam kết không sao chép, không sử dụng tài liệu đã được công bố. Nếu
vi phạm tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm theo quy định của ngành.
Yên Bái, ngày 18 tháng 1 năm 2022
Người viết báo cáo


Nguyễn Ngọc Thanh


12

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TẠI ĐƠN VỊ
( Ký tên, đóng dấu)
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………




×