Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Nâng cao hiệu quả hoạt động vận dụng trong dạy học đọc hiểu (ngữ văn 10)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.26 KB, 32 trang )

0
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH YÊN BÁI

TRƯỜNG THPT HỒNG QUỐC VIỆT

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
ĐỀ NGHỊ CƠNG NHẬN CẤP CƠ SỞ

SÁNG KIẾN: NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU ( NGỮ VĂN 10)

Tác giả: Phạm Thị Kim Thoa
Trình độ chun mơn: Đại học
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị cơng tác: Trường THPT Hồng Quốc Việt

n Bái , ngày 06 tháng 01 năm 2022


1
MỤC LỤC.

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN .......................................................... 2
1. Tên sáng kiến: ............................................................................................... 2
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: ......................................................................... 2
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: .......................................................................... 2
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: ........................................................................ 2
5. Tác giả: .......................................................................................................... 2
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN ....................................................................................... 2
1.


Tình trạng sáng kiến đã biết ..................................................................... 2

2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến ..................................... 3
3. Khả năng áp dụng của giải pháp ................................................................. 26
4. Hiệu quả lợi ích thu được do áp dụng giải pháp ......................................... 26
5. Các thông tin càn bảo mật: Không .............................................................. 29
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến ............................................. 29
III. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP VÀ VI PHẠM BẢN QUYỀN ................ 29
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG VỀ VIỆC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG SÁNG
KIẾN TẠI ĐƠN VỊ ............................................................................................. 30


2
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:
Nâng cao hiệu quả hoạt động vận dụng trong dạy học đọc hiểu (Ngữ văn
10)
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Giáo dục và đào tạo
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến:
Với học sinh các lớp 10 THPT - Ban cơ bản
4. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Qua nhiều năm giảng dạy trong đó áp dụng rộng rãi, đồng bộ từ 6/9/2020
đến ngày 30/12/2021
5. Tác giả:
Họ và tên: Phạm Thị Kim Thoa
Năm sinh: 1975
Trình độ chun mơn: Đại học
Chức vụ cơng tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THPT Hoàng Quốc Việt

Địa chỉ liên hệ: Tổ 11, Phường Đồng Tâm, Thành phố Yên Bái
Điện Thoại: 0987865568
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN
1. Tình trạng sáng kiến đã biết
Việc tổ chức hoạt động vận dụng cho học sinh có ý nghĩa vơ cùng quan trọng
trong việc giải quyết những nhiệm vụ đặt ra như: yêu cầu học sinh phải kết nối
và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình
huống/vấn đề tương tự như tình huống/vấn đề đã học; vận dụng kiến thức để làm
các bài tập luyện tập, bài kiểm tra; tiếp thu và xây dựng tri thức cho những bài
học mới hay cao hơn là vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các
tình huống/vấn đề mới; đưa ra những phản hồi hợp lý trước một tình huống/vấn
đề mới trong học tập hoặc trong thực tiễn đời sống. Vì vậy, để tổ chức hiệu quả
hoạt động vận dụng trong dạy học đọc hiểu văn bản nói chung và chương trình
Ngữ văn 10 nói riêng, trước hết giáo viên cần phải xác định rõ mục tiêu của hoạt
động này để từ đó đề xuất các câu hỏi/bài tập và cách thức tổ chức sao cho đạt
hiệu quả cao nhất nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện và sâu sắc nền giáo
dục nước nhà.


3
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
2.1. Mục đích của giải pháp
Qua các tài liệu tập huấn, các lớp bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp
vụ và thực tế dạy học tôi nhận thấy phát triển năng lực vận dụng kiến thức có thể
giúp cho học sinh:
- Nắm vững kiến thức đã học, trên cơ sở đó học sinh vận dụng kiến thức
để giải quyết những bài tập hoặc xây dựng kiến thức cho bài học mới; nắm vững
kiến thức đã học, có khả năng liên hệ, liên kết các kiến thức bởi những vấn đề
thực tiễn liên quan
- Vận dụng các kiến thức, kĩ năng vào trong học tập, trong cuộc sống giúp

các em học đi đôi với hành. Giúp học sinh xây dựng thái độ học tập đúng đắn,
phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lịng ham học, ham hiểu biết,
đặc biệt là năng lực tự học;...
- Hình thành cho học sinh kĩ năng quan sát, thu thập, phân tích và xử lý
thơng tin, hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học; hình thành và phát
triển kĩ năng nghiên cứu thực tiễn; có tâm thế ln ln chủ động trong việc giải
quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn.
- Giúp cho học sinh có được những hiểu biết về cuộc sống, những tác
động tích cực cũng như tiêu cực đối với con người cũng như ảnh hưởng của con
người đến cuộc sống.
- Thông qua việc hiểu biết về thế giới quanh mình bằng việc vận dụng
kiến thức đã học để tìm hiểu, các em sẽ ý thức được hoạt động của bản thân, có
trách nhiệm với chính mình, với gia đình, nhà trường và xã hội ngay trong cuộc
sống hiện tại cũng như tương lai sau này của các em.
- Đem lại niềm vui, tạo hứng thú học tập cho học sinh, phát triển ở các em
tính tích cực, tự lập, sáng tạo để vượt qua khó khăn trên con đường dẫn tới thành
công.
2.2. Nội dung của giải pháp
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài này là: Nâng cao hiệu quả
hoạt động vận dụng trong dạy học đọc hiểu ( Ngữ văn 10)
Một số kinh nghiệm của bản thân và học hỏi của đồng nghiệp qua thực tế
giảng dạy.
Một số kết quả thử nghiệm trong quá trình nghiên cứu.
2.3. Các bước thực hiện giải pháp
Bài viết nghiên cứu một số vấn đề mang tính chất lí luận về:
- Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập cho hoạt động vận dụng khi dạy học
Đọc hiểu các văn bản trong chương trình Ngữ văn 10,


4

Để hồn thành đề tài này tơi đã sử dụng phương pháp :thử nghiệm, phân
loại, thống kê, khảo sát, đúc rút từ thực tiễn của bản thân đồng thời tham khảo
các tài liêụ và trao đổi các đồng nghiệp trong tổ Ngữ Văn .
- Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập Để xây dựng hệ thống câu hỏi, bài
tập cho hoạt động vận dụng khi dạy học Đọc hiểu các văn bản trong chương
trình Ngữ văn 10, chúng tơi đã nghiên cứu kĩ đặc trưng của từng thể loại; xác
định rõ mục tiêu của hoạt động vận dụng cho từng bài, từng chủ đề để làm căn
cứ. Hệ thống câu hỏi, bài tập vận dụng phải đảm bảo phù hợp với mục tiêu của
bài học đồng thời tạo hứng thú, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
Trên cơ sở đó, giáo viên tiến hành xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập để học
sinh tổng kết và vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học thông qua việc phản
hồi, chiêm nghiệm và giải quyết những tình huống mới. Dưới đây tơi xin đề
xuất một số dạng câu hỏi và bài tập minh họa tương ứng với mỗi chủ đề khi dạy
học Đọc- hiểu văn bản Ngữ văn 10
2.3.1. Tác phẩm tự sự dân gian
a. Đặc trưng thể loại Thể loại tự sự dân gian nổi bật với đặc điểm:
+ Các tác phẩm đều có cốt truyện, có thể kể lại hoặc tóm tắt được.
+ Tác phẩm tự sự với mức độ khái quát cao, hiện lên nhiều mặt của cuộc
sống, chủ đề phong phú.
+ Cốt truyện nặng về hư cấu với hệ thống nhân vật được khắc họa nhiều
mặt, chú trọng miêu tả hành động của nhân vật, nhân vật có xu hướng được xây
dựng theo bút pháp lãng mạn, lý tưởng hóa.
+ Truyện dân gian có thời gian và khơng gian phiếm chỉ.
b. Xác định rõ mục tiêu của hoạt động vận dụng khi dạy các tác phẩm tự
sự dân gian Để hoạt động vận dụng mang tính định hướng, bám sát mục tiêu
giáo dục, việc đầu tiên của mỗi giáo viên là phải xác định được mục tiêu cần
phải hướng tới khi thiết kế hệ thống câu hỏi và bài tập vân dụng. Khi dạy các
văn bản tự sự dân gian trong chương trình Ngữ văn 10, chúng tơi tổ chức các
hoạt động vận dụng theo mục tiêu sau:
+ Nhớ được cốt truyện, những sự kiện, chi tiết tiêu biểu, phát hiện được

các chi tiết nghệ thuật đặc sắc để vận dụng và kể lại một cách sáng tạo.
+ Nhận xét ý nghĩa, bài học hoặc thông điệp mà tác giả dân gian muốn
gửi gắm
+ Vận dụng kĩ năng để đọc hiểu một văn bản cùng thể loại.


5
+ Từ văn bản được học, chuyển thể sang các loại hình nghệ thuật khác.
c. Hệ thống câu hỏi, bài tập
Dạng 1: Bài tập liên hệ bản thân, rút ra bài học hoặc thông điệp ý nghĩa
nhất.
“Trong bài thơ “Trước đá Mị Châu”, nhà thơ Tràn Đăng Khoa viết:
Máu vẫn thấm qua từng trang tập đọc
Vó ngựa Triệu Đà cịn đau đến hôm nay
Nỗi đau đến hôm nay trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu –
Trong Thủy nhắc nhở em điều gì?”
Gợi ý: Nỗi đau đến hơm nay trong truyền thuyết Truyện An Dương
Vương và Mị Châu Trọng Thủy nhắc nhở ta phải luôn đề cao tinh thần cảnh giác
trước những âm mưu thâm độc của kẻ thù đồng thời phải biết xử lí mối quan hệ
giữa cái riêng, giữa nợ nước với tình nhà, giữa cá nhân với cộng đồng.
Dạng 2: Bài tập nhận xét về vẻ đẹp của tác phẩm hoặc nhân vật trong tác
phẩm đó.
“Trong bài thơ “Nghĩ về Pauxtop ki”, nhà thơ Bằng Việt viết:
Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ
Như đãm mây ngũ sắc ngủ trong đầu”
Sau khi học xong truyện cổ tích Tấm Cám, điều gì đã để thương, để nhớ
sâu đậm trong tâm hồn em? Hãy viết đoạn văn 200 chữ trình bày cảm nhận về
những điều khiến em “suốt đời đi vẫn nhớ” ấy?
Gợi ý: + Sức sống mãnh liệt của nhân vật Tấm trong cuộc chiến đấu
không khoan nhượng chống lại cái xấu và cái ác.

+ Tinh thần lạc quan của nhân dân lao động qua giấc mơ về công bằng xã
hội, về chiến thắng tất yếu của cái thiện trong cuộc đấu tranh với cái xấu và cái
ác.
+ Ý nghĩa của những yếu tố kì ảo được sử dụng trong truyện Tấm Cám.
2.3.2. Tác phẩm thơ trữ tình dân gian
a. Đặc trưng thể loại - Thơ ca dân gian là một thể loại nghệ thuật ngôn từ
mang tính đặc trưng riêng biệt. Ngơn ngữ thơ ca dân gian có nguồn gốc dân dã,
thể hiện bản chất bình dị, chất phác, hồn nhiên của người nông dân lao động. Thơ ca dân gian diến tả đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm của nhân dân
trong các quan hệ đơi lứa, gia đình, q hương, đất nước…Trong đó chủ đề
chính là những khúc hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa cất lên từ


6
cuộc đời cịn nhiều xót xa, cay đắng nhưng đằm thắm của con người Việt Nam
và những ca dao hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động. Thơ
trữ tình dân gian giống như cây đàn mn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của
người dân đất Việt với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von, so sánh đặc
trưng. - Những tác phẩm thơ ca dân gian được sáng tác dưới nhiều hình thức:
song thất, song thất lục bát, bốn chữ, hỗn hợp…nhưng phổ biến nhất là thể thơ
lục bát. - Thơ trữ tình dân gian bộc lộ trực tiếp những tâm tình nảy sinh từ thực
tiễn đời sống, thể hiện từ những bức tranh lao động đến suy nghĩ về cuộc đời, từ
khoảnh khắc vô tư hồn nhiên của con người đến những diễn biến tình cảm trữ
tình phong phú. Thơ ca dân gian nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan,
khuyên nhủ mà khơng giáo huấn. Ca dao chính là tiếng lịng mang chở cả tư
tưởng, triết lí đạo đức của nhân dân. Thơ ca dân gian đã trở thành viên ngọc quý
trong kho tàng văn học Việt Nam.
b. Xác định rõ mục tiêu của hoạt động vận dụng khi dạy các tác phẩm thơ
trữ tình dân gian Khi dạy các văn bản thơ trữ tình dân gian trong chương trình
Ngữ văn 10, chúng tôi tổ chức các hoạt động vận dụng theo mục tiêu sau:
+ Vận dụng kĩ năng để đọc hiểu một bài ca dao theo đặc trưng thể loại:

Thể thơ, cấu tứ, cách diễn đạt và lập ý, ngôn ngữ, một số hình ảnh mang tính
biểu tượng thường gặp...
+ Nhận xét được tư tưởng, tình cảm hoặc rút ra thông điệp mà các tác giả
dân gian muốn gửi gắm.
+ Có thể biểu diễn các tác phẩm thơ trữ tình dân gian trong môi trường
diễn xướng.
c. Hệ thống câu hỏi, bài tập
Dạng 1: Bài tập vận dụng kĩ năng để đọc hiểu một bài ca dao theo đặc
trưng thể loại hoặc đọc hiểu những văn bản mang “hơi thở” của ca dao.
Ví dụ : Trong kho tàng ca dao vơ cùng phong phú của dân tộc, ta bắt gặp
rất nhiều những bài ca dao với chủ đề “Thân em”:
“Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân”
“Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt sa ruộng cày”
“Thân em như miếng cau khô
Người thanh tham mỏng, kẻ thô tham dày”


7
Em hãy chỉ ra điểm giống nhau giữa các bài ca dao trên và bài ca dao
“Thân em như tấm lụa đào” em vừa tìm hiểu?
Gợi ý: + Chủ đề: Đều là những câu hát than thân, nói về số phận người
phụ nữ trong xã hội xưa
+ Thể thơ: Lục bát
+ Cách diễn đạt và lập ý: Đều diễn ý bằng các hình ảnh so sánh. Những
hình ảnh so sánh đều mang đậm phong vị dân dã của một xã hội nơng nghiệp cổ
truyền với những hồn cảnh sinh hoạt giản dị và chất phác (giếng giữa đàng, hạt
mưa, miếng cau khô, tấm lụa đào)
+ Đều lập ý bằng một hình thức quen thuộc “Thân em như...”

+ Ngơn ngữ: Gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày
Dạng 2: Bài tập nhận xét về tư tưởng, tình cảm, thơng điệp tác giả dân
gian gửi gắm trong thơ trữ tình dân gian.
Có ý kiến cho rằng: “Ca dao là tiếng tờ đàn muôn điệu của tâm hồn quần
chúng nhân dân”.
Qua những bài ca dao đã học trong chương trình ngữ văn 10, em hãy làm
sáng tỏ ý kiến trên?
Gợi ý: “Ca dao là tiếng tơ đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng nhân
dân”, nói cách khác, những cung bậc tình cảm, cảm xúc của nhân dân lao động
đều lắng đọng trong những câu ca dao.
+ Nỗi niềm chua xót đắng cay trước thân phận “thấp cổ bé họng”, hẩm
hiu, bất hạnh.
+ Tình cảm thương yêu, nhớ nhung, thủy chung, son sắt của người bình
dân trong xã hội cũ.
+ Tâm hồn lạc quan, yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh trong cuộc
sống còn nhiều vất vả lo toan.
2.3.3. Thơ trữ tình trung đại Việt Nam
a. Đặc trưng thể loại Thơ có đặc trưng về nội dung và đặc trưng về hình
thức: + Về nội dung thơ có các đặc trưng sau: thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt
đã được ý thức hố; tính cá thể hố của tình cảm trong thơ; chất thơ của thơ.
+ Về hình thức, thơ biểu hiện bằng biểu tượng, ý tượng; ngôn từ thơ được
cấu tạo đặc biệt. Các đặc trưng này vừa chi phối vừa là điểm tựa để xây dựng kế
hoạch dạy học văn bản thơ.


8
+ Tính trữ tình là đặc trưng nổi bật nhất của nội dung thơ. Trong Mĩ học
Heghen viết:“ Đối tượng của thơ không phải là mặt trời, núi non, phong
cảnh,cũng khơng phải là hình dáng và các biểu hiện bên ngoài của con người
máu thịt, thần kinh... Đối tượng của thơ là hứng thú tinh thần” ,“Nhiệm vụ chính

của thơ là gợi lên cho ý thức nhận thấy sức mạnh của đời sống tinh thần và
những gì lay động làm ta xúc cảm trong các dục vọng và tình cảm nhân tính”.
Tình cảm trong thơ khơng bộc lộ một cách bản năng vô thức mà lắng lọc qua
cảm xúc, gắn liền với khoái cảm về sự tự ý thức về tình đời. Thơ lấy điểm tựa là
cuộc sống để thể hiện tình cảm. Nhà thơ được ví như những con ong hút nhụy từ
những bông hoa của cuộc sống cho nên bất cứ hiện thực nào đi vào trong thơ
cũng nhằm biểu hiện tình cảm, gây xúc động với niềm vui, nỗi buồn, thú say
mê, sự đau khổ, nỗi lo lắng, niềm an ủi. Lê Q Đơn cũng đã nói: “ Mây gió cỏ
hoa xinh tươi kì diệu đến đâu hết thảy đều từ lòng người mà ra...hãy xúc động
cho ngọn bút có thần”.
- Thơ trữ tình trung đại ra đời trong bối cảnh xã hội phong kiến phát triển.
Nó phản ánh thực tế lịch sử xã hội phong kiến từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX.
Đặc biệt là những biến động của xã hội và thân phận con người.
+ Chủ đề xuyên suốt như sợi chỉ đỏ của thơ Trung đại Việt Nam là cảm
hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo. Các tác giả thơ Trung đại Việt Nam chủ
yếu là những người có địa vị xã hội, có những ảnh hưởng quan trọng cho sự phát
triển của xã hội.
+ Thơ trung đại Việt Nam có một số đặc điểm nổi bật về thi pháp như:
tính quy phạm (quan điểm văn học coi trọng mục đích giáo huấn “thi dĩ ngơn
chí”, “văn dĩ tải đạo”; tư duy nghệ thuật theo kiểu mẫu có sẵn đã thành công
thức; thể loại văn học với những quy định chặt chẽ về kết cấu; thi liệu chủ yếu là
những điển tích điển cố hay những văn liệu quen thuộc mang tính ước lệ tượng
trưng; đề tài chủ đề hướng tới cái cao cả, trang trọng; hình tượng nghệ thuật
hướng tới vẻ tao nhã mĩ lệ; ngôn ngữ nghệ thuật là những chất liệu ngôn ngữ
cao quý,cách diễn đạt trau chuốt hoa mĩ.
+ Bên cạnh đó, một số tác giả thơ trữ tình trung đại đã có sự phá vỡ tính
quy phạm, theo xu hướng tự nhiên, bình dị, phát huy cá tính sáng tạo trong cả
nội dung và hình thức biểu hiện, tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước
ngoài)
b. Xác định rõ mục tiêu của hoạt động vận dụng khi dạy các tác phẩm thơ

trữ tình trung đại Khi dạy các văn bản thơ trữ tình trung đại trong chương trình
Ngữ văn 10, tơi tổ chức các hoạt động vận dụng theo mục tiêu sau:


9
- Vận dụng những kiến thức về tác phẩm để lí giải những nhận định, đánh
giá về tác phẩm đó
- Nhận xét được chủ đề, tư tưởng, giá trị và ý nghĩa của tác phẩm (tư
tưởng nhân văn, triết lí nhân sinh mà tác giả muốn truyền tải)
– Từ văn bản được học, chuyển thể sang các loại hình nghệ thuật khác.
c. Hệ thống câu hỏi, bài tập
Dạng 1: Bài tập vận dụng những kiến thức về tác phẩm để lí giải những
nhận định, đánh giá về tác phẩm đó
Có ý kiến cho rằng: “Trên hành trình sáng tạo nền văn học dân tộc, các
nhà thơ xưa đã từng bước tìm cách phá vỡ tính quy phạm của văn học Trung đại
để hồn thơ được nở hoa kết trái tự nhiên, lắm sắc màu và hương thơm dịu ngọt.
Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ “Cảnh ngày hè” (Nguyễn Trãi)
Gợi ý: Trong bài thơ Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi), việc phá vỡ tính quy
phạm, phát huy cá tính sáng tạo của người viết được thể hiện ở:
+ Quan điểm văn học: Bài thơ nằm trong mục “Bảo kính cảnh giới”
(Gương báu răn mình) nhưng khơng nặng về giáo huấn khuyên răn mà thể hiện
những cảm nhận rất tinh tế về thiên nhiên, cuộc sống, con người
+ Thể loại: Sử sụng thể thơ thất ngôn Đường luật phá cách: câu thơ thất
ngôn xen lẫn lục ngôn
+ Thi liệu: Bên cạnh những thi liệu quen thuộc mang tính chất ước lệ
tượng trưng như: lựu, sen, làng ngư phủ hay những điển tích “Ngu Cầm đàn một
tiếng”, bài thơ cũng có sự xuất hiện của những hình ảnh gần gũi với cuộc sống
hàng ngày (Lao xao chợ cá, tiếng ve)
+ Ngôn ngữ: Quen thuộc, gợi cảm, đời thường (Những động từ mạnh: đùn
đùn, rợp giương, phun, dắng dỏi; những tính từ gợi tả: lục, đỏ)

Dạng 2: Bài tập nhận xét chủ đề, tư tưởng, giá trị và ý nghĩa của tác phẩm
kết hợp liên hệ với thực tiễn đời sống
Ví dụ 1: Đọc bài thơ Tỏ lịng của Phạm Ngũ Lão, giáo sư Lê Trí Viễn
nhận xét: Đây khơng phải thơ của một khắc mà là thơ của một thời đại. Nó đi
qua hàng bao thế kỉ mà chẳng chút phai mòn sức mạnh rung cảm chinh phục
lòng người. Trong Đại Nam quốc sử diễn ca, Lê Ngô Cát cũng viết về những
trang sử kiêu hùng của một thời đại với biết bao trang tuấn kiệt: Trần Hưng Đạo
đã anh hùng Mà Trần Nhật Duật kể công cũng nhiều Hồi Văn tuổi trẻ chí cao
Cờ thêu sáu chữ quyết vào lập cơng Trần Bình Trọng cũng là trung Đành làm
Nam quỷ khơng lịng Bắc vương Là một người con của quê hương Nam Định,


10
em hãy trình bày suy nghĩ của mình về mảnh đất vốn được coi là cái nơi của hào
khí Đơng A thời đại nhà Trần.
Gợi ý: + Học sinh giới thiệu về hào khí Đơng A thời đại nhà Trần:
+ Học sinh nêu lên suy nghĩ của bản thân: xúc động, tự hào, cố gắng học
tập rèn
Ví dụ 2: Có thể nói văn học mn đời ln có một sức hấp dẫn kì diệu,
làm những cung đàn cảm xúc của triệu triệu con người không ngừng lay động,
thổn thức, xuyến xao. Sức hấp dẫn của văn chương không chỉ nằm ở những tấm
lụa ngơn ngữ đẹp mê hồn mà cịn kết tinh ở những bài học cuộc sống, có tác
dụng giáo dục và uốn nắn chúng ta. Vậy, bài học cuộc sống mà bài thơ Tỏ lòng
của Phạm Ngũ Lão đem đến cho em là gì?
Gợi ý: Bài học cuộc sống mà bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão đem
đến cho em là cần tạo ra cho mình một lối sống có lí tưởng, có ý chí và quyết
tâm thực hiện lí tưởng.
Ví dụ 3: Trong hồn cảnh xã hội loạn lạc, tranh quyền đoạt vị, đời đục
mình ta trong, đời say mình ta tỉnh, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã lựa chọn lối sống
“Nhàn” để giữ mãi khí tiết của người quân tử. Theo em, quan niệm sống “Nhàn”

củaNguyễn Bỉnh Khiêm có cịn phù hợp với cuộc sống hiện nay khơng? Vì sao?
2.3.4. Phú Việt Nam
a. Đặc trưng thể loại Phú là một thể văn có vần dùng để tả cảnh vật,
phong tục, kể sự vật, bàn chuyện đời. Phú chia làm hai loại: phú cổ thể và phú
Đường luật. Phú cổ thể là thể phú có trước đời nhà Đường, có vần mà khơng có
đối, tựa như một bài ca thật dài, hoặc như một bài văn xuôi mà có vần. Phú cổ
thể cịn gọi là phú lưu thủy (nước chảy). Phú Đường luật được đặt ra từ đời nhà
Đường, có vần, có đối, có luật bằng trắc chặt chẽ. Một bài phú thường gồm có 4
đoạn: đoạn mở, đoạn kết, đoạn bình luận và đoạn kết
b. Xác định rõ mục tiêu của hoạt động vận dụng khi dạy các tác phẩm phú
Việt Nam Khi dạy các văn bản phú Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 10,
chúng tơi tổ chức các hoạt động vận dụng theo mục tiêu sau:
- Nhận xét về những nét đặc sắc của văn bản ‘‘Phú sông Bạch Đằng” của
Trương Hán Siêu.
- Nhận xét tư tưởng, tình cảm hoặc thơng điệp mà tác giả muốn gửi gắm.
- Từ văn bản được học, chuyển thể sang các loại hình nghệ thuật khác.
c. Hệ thống câu hỏi, bài tập
Dạng 1: Nhận xét về những nét đặc sắc của văn bản Phú sông Bạch Đằng.


11
Ví dụ: Giữa những ngày tháng chống Mỹ gian khổ và hào hùng của dân
tộc,nhà thơ Chế Lan Viên đã viết: Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt Mỗi con
sơng đều muốn hóa Bạch Đằng Sơng Bạch Đằng khơng chỉ là dịng sơng của âm
vang lịch sử mà cịn khơi nguồn cảm hứng bất tận cho biết bao nghệ sĩ trên hành
trình sáng tác văn chương mà Trương Hán Siêu là một điển hình tiêu biểu. Trải
qua những biến thiên lịch sử với bao lớp bụi thời gian, tác phẩm Phú sông Bạch
Đằng của ông vẫn vẹn nguyên một sức sống diệu kì. Theo em, điều gì đã làm
nên sức sống ấy?
Gợi ý: Sức sống của Phú sông Bạch Đằng được tạo nên bởi vẻ đẹp của tác

phẩm trên các phương diện:
- Về nội dung: Chịu ảnh hưởng sâu sắc của thể loại văn học Trung Quốc
nhưng nếu như phú cổ thể của Trung Quốc chủ yếu thể hiện đời sống cung đình,
tích khoa trương hình thức thì Phú sơng Bạch Đằng của Trương Hán Siêu lại là
dịng hồi niệm về chiến công của các anh hùng dân tộc, nêu cao vai trò của yếu
tố con người trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc.
- Về hình thức:
+ Ngơn ngữ trang trọng, gợi sự trang nghiêm,tự nhiên không khoa trương
sáo rỗng mà rất sống động.
+ Xây dựng các hình tượng nghệ thuật độc đáo: Hình tượng con sông
Bạch Đằng vừa mang vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật vừa là chứng nhân của lịch
sử; hình tượng “khách” trong thể phú thường mang tính ước lệ khn thức, cứng
nhắc, nhưng qua cách xây dựng của Trương Hán Siêu, hình tượng khách hiện
lên đa dạng, sinh động vừa phóng khống, tự do, u vẻ đẹp hùng vĩ thơ mộng
của non sơng, tiếc thương, xót xa cho cảnh hoang tàn, đổ nát, tự hào về những
chiến công lịch sử, u thiên nhiên, u đất nước; hình tượng các bơ lão: trọng
tình, hiếu khách, yêu và tự hào sâu sắc về những chiến công của dân tộc, biết
đánh giá và nhìn nhận đúng đắn về lịch sử.
Dạng 2: Bài tập nhận xét về tư tưởng, tình cảm, thơng điệp tác giả gửi
gắm trong văn bản Phú sông Bạch Đằng.
Theo binh pháp cổ, muốn thắng trong mọi trận chiến, cần ba yếu tố:
Thiên thời, địa lợi, nhân hịa. Bài phú “Sơng Bạch đằng” cũng đề cập đến
ba yếu tố ấy: Thiên thời (Trời cũng chiều lòng người), địa lợi (Đất hiểm), nhân
hòa (Nhân tài). Tuy nhiên, trong lời ca cuối cùng của các bô lão Trương Hán
Siêu khẳng định:
Giặc tan muôn thủa thăng bình
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao


12

Em có đồng tình với quan điểm đó khơng? Vì sao?
Gợi ý: Dù ở bất kì thời đại nào, vai trị, vị trí, đạo lí chính nghĩa của con
người vẫn là yếu tố quyết định mọi thịnh suy, thành bại ở đời. Nhà thơ Hồng
Trung Thơng cũng từng nói: Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng
thành cơm Hay M.Gor-ki cũng khẳng định trong niềm xúc động tự hào Thiêng
liêng thay hai tiếng CON NGƯỜI. Thực tế chiến đấu bảo vệ tổ quốc và lao động
để dựng xây đất nước trong những giai đoạn lịch sử đã qua và cuộc sống hiện tại
của dân tộc đã chứng minh tính đúng đắn của triết lí mang ý nghĩa nhân văn sâu
sắc đó.
2.3.5. Ngâm khúc Việt Nam
a. Đặc trưng thể loại
- Ngâm khúc là một trong những thể loại độc đáo của thơ truyền thống
Việt Nam, thể loại này đạt được những thành tựu to lớn trong tiến trình phát
triển của thơ Việt Nam thời kì trung đại và là một trong ba đỉnh cao của văn học
Nôm ở giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX (truyện Nơm, hát
nói, ngâm khúc). Đây là thể loại ra đời muộn hơn nhưng đã kịp gặt hái những
thành tựu lớn như Chinh phụ ngâm (bản dịch Đồn Thị Điểm), Cung ốn ngâm
(Nguyễn Gia Thiều), Tự tình khúc (Cao Bá Nhạ), Ai tư vãn (Lê Ngọc Hân), Văn
chiêu hồn (Nguyễn Du)…
- Chủ đề của các tác phẩm ngâm khúc phản ánh những vấn đề của cuộc
sống và con người, những tâm tư, khát vọng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
- Ở phương diện ngôn ngữ, thể thơ giàu tính nhạc song thất lục bát và
ngơn ngữ thơ ca dân tộc là lựa chọn xác đáng của thể loại ngâm khúc nhằm diễn
đạt chính xác đời sống tâm hồn phong phú và tinh tế của con người Việt Nam
trong dòng chảy của văn học dân tộc. Có thể nói ra đời và phát triển trong một
giai đoạn ngắn ngủi, số lượng tác phẩm hạn chế nhưng ngâm khúc đạt được
những thành tựu rực rỡ, có ý nghĩa rất quan trọng trong tiến trình phát triển của
văn học dân tộc.
b. Xác định rõ mục tiêu của hoạt động vận dụng khi dạy các tác phẩm
ngâm khúc Việt Nam Khi dạy các văn bản ngâm khúc Việt Nam trong chương

trình Ngữ văn 10, chúng tơi tổ chức các hoạt động vận dụng theo mục tiêu sau:
- Vận dụng kiến thức đã học để lí giải những nhận định, đánh giá về tác
phẩm - Nhận xét tư tưởng, tình cảm hoặc thông điệp mà tác giả gửi gắm
- Từ văn bản được học, chuyển thể sang các loại hình nghệ thuật khác.
c. Hệ thống câu hỏi, bài tập


13
Dạng 1: Bài tập vận dụng kiến thức đã học để lí giải những nhận định,
đánh giá về tác phẩm Ví dụ: Nếu như thơ văn của giai đoạn trước nặng về mục
đích giáo huấn “Thi dĩ ngơn chí”, “văn dĩ tải đạo” thì các tác phẩm ngâm khúc
đã bứt mình ra khỏi dịng chảy đó để nhập vào dịng văn học nghệ thuật, lấy việc
phơi trải những xúc động tự tâm can làm mục đích chính. Có ý kiến cho rằng:
Với tài năng của người nghệ sĩ, tác phẩm “Chinh phụ ngâm” được coi như
“quyển sách của nghìn tâm trạng. Qua đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người
Chinh phụ, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên
Gợi ý: Qua ngịi bút miêu tâm lí nhân vật hết sức tài tình, tâm trạng người
chinh phụ hiện lên với nhiều cung bậc cảm xúc, vô cùng phong phú: - Sự chờ
đợi mỏi mịn, tù túng bế tắc, cơ đơn lẻ loi được thể hiện gián tiếp qua: + Những
hành động lặp đi lặp lại (đi đi lại lại giữa hiên nhà thanh vắng, buông rèm xuống
rồi kéo rèm lên)
+ Những yếu tố ngoại cảnh (hình ảnh ngọn đèn, âm thanh tiếng gà, hình
ảnh bóng cây hịe)
+ Thời gian chờ đợi (đêm khuya) + Những cử chỉ đầy miễn cưỡng, không
thiết tha, chăm chú gì (gượng đốt hương, gượng soi gương, gượng gảy đàn) Nỗi nhớ nhung sầu muộn được thể hiện một cách trực tiếp: bi thiết, mối sầu
dằng dặc, nhớ chàng đằng đẵng, thiết tha long
Dạng 2: Bài tập nhận xét về tư tưởng, tình cảm, thơng điệp tác giả gửi
gắm trong văn bản Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
Mở đầu tác phẩm Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Cơn viết:
Thủa trời đất nổi cơn gió bụi

Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên
Xanh kia thăm thẳm tầng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?
Từ những hiểu biết về tác phẩm Chinh phụ ngâm nói chung và doạn trích
tình cảnh lẻ loi của người Chinh phu nói riêng, em hãy cho biết điều mà tác giả
muốn gửi gắm trong câu hỏi day dứt đó?
Gợi ý: Qua những câu hỏi day dứt đó, tác giả đã:
+ Thể hiện sự oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa đã đẩy người
phụ nữ vào hoàn cảnh đau khổ: vợ phải xa chồng, hạnh phúc dở dang.
+ Bày tỏ niềm thương xót, cảm thông cho số phận bất hạnh của ngườ
chinh phụ
+ Trân trọng khao khát tình yêu, khao khát hạnh phúc lứa đơi của người
phụ nữ vốn ít được thơ văn thời kì trước đề cập đến


14
2.3.6. Nghị luận trung đại
a. Đặc trưng thể loại
- Những tác phẩm nghị luận trung đại ra đời trong thời kì nhà nước
phong kiến với những thể loại tiêu biểu như: hịch, cáo, chiếu, biểu, tựa,
tấu...Nghị luận trung đại thường bàn đến những vấn đề to lớn, có ý nghĩa quan
trọng tới sự phát triển tồn vinh của quốc gia dân tộc tạo nên đặc điểm “văn sử
triết bất phân”.
- Văn nghị luận trung đại mang đậm dấu ấn thế giới quan con người trung
đại: tư tưởng thiên mệnh, đạo thần chủ, tâm lí sùng cổ.
- Nghị luận trung đại sử dụng nhiều từ ngữ cổ, cách diễn đạt cổ, nhiều
hình ảnh và hình ảnh thường có tính chất ước lệ, câu văn biền ngẫu sóng đơi
nhịp nhàng, dùng nhiều điển tích, điển cố.
- Cách lập luận của văn nghị luận trung đại thường có lí (hệ thống luận
điểm chặt chẽ), có tình (tác giả gửi gắm cảm xúc trong tác phẩm của mình), có

sức thuyết phục (có dẫn chứng thực tế để chứng minh cho luận điểm đưa ra)
b. Xác định rõ mục tiêu của hoạt động vận dụng khi dạy các tác phẩm
nghị luận trung đại. Khi dạy các văn bản nghị luận trung đại Việt Nam trong
chương trình Ngữ văn 10, chúng tơi tổ chức các hoạt động vận dụng theo mục
tiêu sau:
- Nhận xét những nét đặc sắc về nội dung (tư tưởng nhân nghĩa, tinh thần
yêu nước, niềm tự hào dân tộc) và hình thức nghệ thuật (lập luận chặt chẽ, sắc
bén, sự kết hợp hài hịa giữa yếu tố chính luận và trữ tình) trong các văn bản
nghị luận trung đại đã học.
- Nhận xét tư tưởng, tình cảm hoặc thơng điệp mà tác giả gửi gắm trong
mối liên hệ với thực tế cuộc sống
- Từ văn bản được học, chuyển thể sang các loại hình nghệ thuật khác.
Dạng 1: Bài tập nhận xét những nét đặc sắc của nghị luận trung đại qua
một tác phẩm hoặc trích đoạn cụ thể.
Đại cáo bình Ngơ của Nguyễn Trãi là áng văn vơ tiền khống hậu của văn
học Trung đại Việt Nam. Tác phẩm mang ý nghĩa to lớn về lịch sử, chính trị
đồng thời cũng mang những giá trị văn chương vô cùng sâu sắc. Bằng những
hiểu biết của mình, em hãy viết bài văn bàn về những giá trị văn chương của Đại
cáo bình Ngơ?
Gợi ý: Đại cáo bình Ngơ mang thể hiện đầy đủ những đặc trưng của một
tác phẩm văn chương:
- Sự sáng tạo hình tượng và hình ảnh:


15
+ Chân dung kẻ thù trong bản cáo trạng tội ác của giặc Minh: Thằng há
miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán
+ Thảm cảnh của nhân dân ta trước tội ác tày trời của quân cướp nước
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/ Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
+ Sức mạnh của quân dân ta Đánh một trận sạch khơng kình ngạc/ Đánh

hai trận tan tác chim muông
+ Chân dung của tướng giặc bại trận hiện lên trong nhiều vẻ: bêu đầu,bỏ
mạng, thất thế, cụt đầu, đại bại tử vong, cùng kế tự vẫn, trói tay để tự xin hàng,
lê gối dâng tờ tạ tội, khiếp vía vỡ mật, xéo lên nhau chạy thoát thân
- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ, chất liệu văn chương, câu văn giàu tính
nhạc: Liệt kê (Ngày mười tám, ngày hai mươi, ngày hăm lăm, ngày hăm tám),
phóng đại (Trúc Nam Sơn khơng ghi hết tội, nước Đông Hải không rửa sạch
mùi), so sánh (Tướng giặc bị cầm tù như hổ đói vẫy đi xin cứu mạng)
- Giọng văn nhiều cảm xúc: Tự hào kiêu hãnh (Khi khẳng định nền độc
lập tự cường của dân tộc), đau đớn xót xa (Độc ác thay, dơ bẩn thay), hào hùng,
mạnh mẽ, phấn chấn sảng khoái (Khi miêu tả sức mạnh, những chiến thắng liên
tiếp của quân ta và sự thất bại nhục nhã của kẻ thù), mỉa mai , châm biếm
(Thằng nhãi con Tuyên Đức, đồ nhút nhát Thạnh Thăng)
Dạng 2: Bài tập liên hệ bản thân, rút ra bài học hoặc thông điệp ý nghĩa
nhất trong mối liên hệ với thực tế cuộc sống
Ví dụ: Mở đầu Đại cáo bình Ngơ, Nguyễn Trãi viết: Như nước Đại Việt ta
từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc
Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập Cùng Hán,
Dường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương Tuy mạnh yếu từng lúc
khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có. (Trích Đại cáo bình Ngơ, Ngữ văn 10,
tập hai, NXB Giáo dục, 2016, tr.8) Trong những yếu tố mà Nguyễn Trãi đưa ra
để xác định nền độc lập của dân tộc, em ấn tượng nhất là yếu tố nào? Em hãy
viết đoạn văn 200 chữ bàn về tầm quan trọng của yếu tố đó trong tình hình phát
triển của đất nước hiện nay?
Gợi ý: Trong đoạn đầu Đại cáo bình Ngơ, Nguyễn Trãi đã đưa ra nhiều
yếu tố để xác định nền độc lập dân tộc: cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán,
văn hiến, lịch sử riêng, chế độ riêng, hiền tài. Học sinh có thể chọn một yếu tố
bất kì để trình bày suy nghĩ của mình Ví dụ: Vai trị của truyền thống văn hiến
đối với sự phát triển của đất nước hiện nay:
- Kích thích sự sáng tạo và khả năng tiềm ẩn của con người

- Là cầu nối, chất keo gắn kết các thành viên trong cộng đồng xã hội


16
2.3.7. Truyện trung đại Việt Nam
a. Đặc trưng thể loại Thể loại truyện trung đại Việt Nam được giới thiệu
trong chương trình Ngữ văn 10 đó chính là truyện truyền kì. Truyện truyền kì có
nguồn gốc từ Trung Quốc và lan toả ảnh hưởng trong toàn khu vực đồng văn.
Tuy nhiên, khi du nhập vào mỗi nước, tuỳ hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà chúng
được biến thái, tạo nên nét đặc sắc riêng cho mỗi dân tộc.
Về cơ bản, truyền kì có hai đặc điểm nổi bật:
- Truyện có cốt truyện hoàn chỉnh như những tác phẩm nghệ thuật, có thắt
nút, phát triển và mở nút
- Truyện có thể kết thúc có hậu hay khơng
- Truyện chú trọng vào việc hơn là chú trọng vào người, lấy việc mà biểu
hiện người, răn người
- Truyện truyền kì lấy yếu tố kì ảo làm phương thức thể hiện nội dung
- Truyện thường có lời bình (hay lời bàn) để bình luận về mặt đạo đức,
nghệ thuật. Lời bàn này thường súc tích, có nhiều hàm ý, điển cố và thể hiện sự
nhìn nhận liên quan đến thời cuộc của giới nhà Nho
b. Xác định rõ mục tiêu của hoạt động vận dụng khi dạy các tác phẩm tự
sự trung đại Việt Nam Khi dạy các văn bản tự sự trung đại Việt Nam trong
chương trình Ngữ văn 10, chúng tơi tổ chức các hoạt động vận dụng theo mục
tiêu sau:
- Vận dụng kiến thức đã học để lí giải những nhận định, đánh giá về tác
phẩm. - Nhận xét tư tưởng, tình cảm hoặc thơng điệp mà tác giả gửi gắm.
- Sáng tạo lại tác phẩm trong trải nghiệm Nếu em là nhà văn...
c. Hệ thống câu hỏi, bài tập
Dạng 1: Bài tập nhận xét những nét đặc sắc của truyện trung đại Việt
Nam qua một tác phẩm cụ thể

Vũ Khâm Lân từng nhận xét: Truyền kỳ mạn lục xứng đáng là một thiên
cổ tùy bút, áng văn hay của bậc đại gia với lời lẽ thanh tao tốt đẹp. Em hãy làm
sáng tỏ ý kiến trên qua tác phẩm Chuyện chức phán sự đề Tản Viên – Một lát
cát sắc sảo, sắc nét nhất của cuốn kỳ bút này.
Gợi ý: - Về nội dung: Tác phẩm mang giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo
sâu sắc:


17
+ Nguyễn Dữ đã phơi bày hiện thực đầy rẫy bất cơng đương thời:trong đó
điều nhức nhối chính là nạn tham quan ô lại tiếp tay cho cái ác, cái xấu được
mặc sức hoành hành, gây nên biết bao nỗi đau khổ cho người dân lương thiện.
+ Truyện đề cao những con người giàu lòng dũng cảm, dám đứng lên đấu
tranh chống lại bất cơng, địi cơng bằng cho chính nghĩa. Tác phẩm dạy cho ta
bài học về bản lĩnh trong cuộc sống, phải mạnh mẽ, cứng cỏi, giữ chính kiến,
dám đương đầu với khó khăn thử thách. Chỉ như vậy chính nghĩa mới có thể
thắng gian tà
- Về nghệ thuật:
+ Kết hợp thành cơng những chi tiết kì ảo, hoang đường (chuyện Tử Văn
chết đi sống lại, đi lại giữa cõi âm và cõi trần; thế giới âm cung với hồn ma,
bóng quỷ,..) và những chi tiết thực (giới thiệu về nhân vật Tử Văn có lai lịch rõ
ràng, tên tướng giặc cũng được giới thiệu cụ thể.). Điều đó khiến câu chuyện
vừa sinh động hấp dẫn, giàu kịch tính vừa đầy sức thuyết phục, phản ánh đúng
tinh thần chung của Nguyễn Dữ trong cuốn Truyền kì mạn lục là lấy cái kì để
nói cái thực
+ Kết cấu tác phẩm như một màn xung đột kịch, có mở đầu, có thắt nút,
cao trào và có kết thúc
+ Tính cách các nhân vật cũng được chú trọng xây dựng vô cùng sinh
động, mỗi nhân vật thường đại diện cho một kiểu người trong xã hội.
+ Cách kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn.

Dạng 2: Bài tập liên hệ bản thân, rút ra bài học hoặc thơng điệp ý nghĩa
nhất
Ví dụ: Qua hình tượng Ngơ Tử Văn trong Chuyện Chức phán sự đền Tản
Viên, Nguyễn Dữ ngợi ca những người trí thức cương trực, khẳng khái và dũng
cảm. Trong cuộc sống, nếu chứng kiến cái xấu và cái ác diễn ra xung quanh
mình, em sẽ làm gì?
2.3.8. Truyện thơ Nơm
a. Đặc trưng thể loại Truyện thơ Nôm là thể loại dùng các thể thơ tiếng
Việt viết bằng chữ Nôm (thường là thơ lục bát) để kể chuyện (trần thuật). Nội
dung của truyện thơ Nôm thường phản ánh đời sống xã hội cũng như thể hiện
quan niệm, lí tưởng nhân sinh của tác giả thông qua việc miêu tả, tường thuật lại
một cách tương đối trọn vẹn cuộc đời, tính cách nhân vật bằng một cốt truyện
với chuỗi các biến cố, sự kiện nổi bật. Truyện thơ Nơm có những đặc điểm sau:
- Đặc điểm nội dung: Truyện thơ Nơm có hai chủ đề chính:


18
+ Chủ đề giải phóng tình u đơi lứa: Đây là chủ để nổi bật trong các
truyện thơ Nôm bác học Sơ kính tăn trang, Truyện Kiểu,… Trong các truyện
này, các cặp đôi nhân vật “tài tử – giai nhân” đã đến với nhau bằng tình cảm yêu
đương tự nhiên, chân thật, say đắm của tuổi trẻ. Họ cũng đã phải vượt qua
những trở ngại của lễ giáo và của các thế lực xã hội khác (nhờ sự trợ giúp nhất
định của các lực lượng thần kì hoặc tiến bộ) để cuối cùng nên duyên chồng vợ,
hưởng hạnh phúc lứa đơi tương đối trọn vẹn, lí tưởng.
+ Chủ đề đấu tranh cho cơng lí xã hội: Đây là chủ đề nổi bật trong các
truyện thơ Nơm bình dân như: Phạm Tải – Ngọc Hoa, Tống Trân – Cúc Hoa,
Thoại Khanh – Châu Tuấn,… (ở một số truyện thơ Nôm bác học, chủ đề đấu
tranh cho cơng lí xã hội cũng được đề cập như Truyện Kiều, Truyện Lục Vân
Tiên,…), Các truyện này thường kết thúc có hậu (nhờ sự trợ giúp của các lực
lượng thần kì, nghĩa hiệp), thoả mãn mơ ước về một xã hội công bằng, về sự

thay đổi số phận của các tầng lớp dưới trong xã hội. Các mối tình cao đẹp, trong
sáng cũng được nâng niu, ca ngợi.
- Đặc điểm nghệ thuật
+ Kết cấu: Truyện thơ Nơm thường kết cấu theo mơ hình: Gặp gỡ (Hội
ngộ) – Tai biến (Lưu lạc) – Đoàn tụ {Đoàn viên). Tuỳ vào chủ đề của tác phẩm
mà phần nào sẽ được nhấn mạnh. Đối vói các truyện thơ Nơm mang chủ đề giải
phóng tình u đơi lứa, thì “gặp gỡ” thường được nhấn mạnh, tác giả dành nhiều
trang viết để đi sâu vào miêu tả và tán dương tình yêu tự do, say đắm. Đối với
các truyện thơ Nôm mang chủ đề đấu tranh cho cơng lí xã hội thì “tai biến” (và
sự đấu tranh vượt qua “tai biến”) là phần quan trọng. Tuy nhiên, cả hai loại
truyện này đều cơ bản có kết thúc giống nhau: kết thúc có hậu, kết thúc có tính
chất lí tưởng. (Tất nhiên, cũng có những tác phẩm có hậu chỉ là bề ngoài, thực
chất là kết thúc bi kịch, chẳng hạn như Truyện Kiều, phản ánh khát vọng (đồng
thời cũng là sự bế tắc, bất lực) của tác giả trước thực tại bất công, nghiệt ngã.)
+ Nhân vật: Nhân vật của truyện thơ Nôm thường được chia thành hai
tuyến rõ ràng: nhân vật chính diện (đại diện cho cái tốt, cái tiến bộ) và nhân vật
phản diện (đại diện cho cái xấu, cái ác, cái bảo thủ). Nhân vật truyện thơ Nôm
cũng thường được xây dựng theo khuôn mẫu, các môtip như: chàng trai nghèo,
học giỏi (sau thành đạt), chung tình; cơ gái (nhà giàu) nết na, đảm đang, hiếu
thảo ;… Tuy nhiên, cũng đã có một vài nhân vật truyện thơ Nơm được xây dựng
đa chiều, sinh động hơn (có tính cách cá thể, có đời sống tâm lí phong phú,…),
điển hình là nhân vật Thuý Kiều trong Truyện Kiều. Ngoại hình các nhân vật
cũng được chú ý miêu tả, nhưng nhìn chung vẫn theo lối ước lệ, tượng trưng. Ở
những truyện thơ Nơm thành cơng nhất, ngoại hình nhân vật đã có những nét cá
thể hố, biểu thị tính cách, số phận. Các nhân vật cũng được khắc hoạ thông qua


19
ngôn ngữ đối thoại. Một số nhân vật (ở truyện thơ Nôm bác học) đã được khắc
hoạ đời sống tâm lí thơng qua việc tả cảnh ngụ tình hoặc miêu tả trực tiếp tâm

trạng, tâm lí (ngơn ngữ độc thoại).
+ Ngôn ngữ: Tuỳ theo tài năng của tác giả cũng như trình độ phát triển
văn học của các vùng miền nơi sản sinh tác phẩm mà ngôn ngữ truyện thơ Nơm
hoặc cịn thơ sơ, mộc mạc hay đã đạt đến mức độ tinh tế, hồn thiện.Truyện thơ
Nơm ln có sự kết hợp của hai loại ngơn ngữ: ngơn ngữ bình dân và ngơn ngữ
bác học. Ngơn ngữ bình dân là lời ăn tiếng nói hằng ngày, ngơn ngữ đời sống
(khẩu ngữ, thành ngữ, tục ngữ, phương ngữ,…). Ngôn ngữ bác học là ngôn ngữ
được trau chuốt, dùng phổ biến trong nền văn học viết trung đại, thiên về ước lệ
tượng trưng, sử dụng nhiều từ Hán Việt, điển tích, điển cố,văn thi liệu Hán học,
nhiều thủ pháp tu từ phức tạp. Mỗi loại ngơn ngữ có ưu thế riêng: ngơn ngữ bình
dân thì cụ thể, chi tiết, cá thể hố; ngơn ngữ bác học thì trang trọng, tao nhã,
thâm th. Tuỳ từng tác phẩm của từng tác giả mà tỉ lệ hai loại ngơn ngữ này có
khác nhau và sự kết hợp, bổ trợ cho nhau cũng khác nhau. Những truyện thơ
Nôm thành công là những tác phẩm sử dụng hài hoà, kết hợp nhuần nhuyễn và
tận dụng được ưu thế của cả hai loại ngôn ngữ trên.
b. Xác định rõ mục tiêu của hoạt động vận dụng khi dạy các tác phẩm
truyện thơ Nôm Khi dạy các văn bản truyện thơ Nơm trong chương trình Ngữ
văn 10, chúng tơi tổ chức các hoạt động vận dụng theo mục tiêu sau:
- Nhận xét những nét đặc sắc về nội dung tư tưởng, cảm xúc, phát hiện
các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của các tác phẩm truyện thơ Nôm qua những trích
đoạn cụ thể.
- Vận dụng kiến thức đã học để lí giải những nhận định, đánh giá về tác
phẩm.
- Rút ra những bài học để giải quyết những vấn đề thực tiễn
- Từ văn bản được học, chuyển thể sang các loại hình nghệ thuật khác.
c. Hệ thống câu hỏi, bài tập
Dạng 1: Bài tập vận dụng kiến thức đã học để lí giải những nhận định,
đánh giá về tác phẩm
Có ý kiến cho rằng: Vừa đau xót thơng cảm, vừa ngợi ca đồng tình với
những kẻ áp bức, Nguyễn Du đã biểu lộ trong Truyện Kiều tinh thần nhân đạo

chủ nghĩa sâu xa của một nghệ sỹ thiên tài. Qua những đoạn trích đã học trong
tác phẩm Tuyện Kiều. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Gợi ý: Tinh thần nhân đạo chủ nghĩa sâu xa của một nghệ sĩ thiên tài được
thể hiện qua các trích đoạn Truyện Kiều:



×