Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh khi đọc hiểu văn bản tấm cám qua một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 44 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG

Trang

I.Thông tin chung về sáng kiến.......................................................................

3

II. Mô tả sáng kiến …………………………………………..........................

3

1.Tình trạng các giải pháp đã biết...................................................................

3

2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến..................................

7

2.1. Mục đích của giải pháp…………………………………………….......

7

2.2. Nội dung: “Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh khi đọc hiểu
văn bản Tấm Cám qua một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực”
2.2.1. Một số phương pháp dạy học tích cực khi đọc hiểu văn bản Tấm Cám

7
8



a. Phương pháp vấn đáp

8

b. Phương pháp thảo luận nhóm

10

c. Phương pháp đóng vai

13

2.2.2. Một số kĩ thuật dạy học tích cực khi đọc hiểu văn bản Tấm Cám

15

a. Kĩ thuật “Các mảnh ghép”

15

b. Kĩ thuật “Lược đồ tư duy”

16

c. Kĩ thuật “Khăn trải bàn”

18

2.3. Tính mới của giải pháp…………………………….…………………....


20

2.4. Giáo án thực nghiệm (Minh chứng cụ thể)……………………………...

21

3. Khả năng áp dụng của giải pháp…………………………………………..

39

4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp…………………………………………………………………………

39

5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Không………

40

6. Các thông tin cần được bảo mật: Không………………………………….

40

7. Các điều liện cần thiết để áp dụng sáng kiến………………………………

40

8. Tài liệu gửi kèm; ảnh/video………………………………………………..


41


2
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền…………………..
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………...


3
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh khi đọc
hiểu văn bản Tấm Cám qua một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục- Chuyên ngành Ngữ Văn
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Sáng kiến có thể áp dụng trong các trường
trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung học cơ sở
trong tỉnh và ở các tỉnh khác trên cả nước.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Năm học 2020- 2021. Kì I năm học 2021-2022
5. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hiền
Năm sinh: 03/03/1981
Trình độ chun mơn: Cử nhân
Chức vụ cơng tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THPT Lê Quý Đôn - Trấn Yên - Yên Bái
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Thu Hiền - Trường THPT Lê quý Đôn
Điện thoại: 0978771252
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN:
1. Tình trạng các giải pháp đã biết
Nhà bác học thiên tài Albert Einstein đã từng phát biểu: “Tơi khơng dạy học
trị, tơi chỉ cung cấp điều kiện học tập để họ có thể tự học”

Rèn luyện cho học sinh năng lực sáng tạo là một trong những nhiệm vụ
quan trọng và cần được chú ý đến trong ngành giáo dục hiện nay. Trong thời đại
“thế giới phẳng” ngày nay khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì đồng
thời với đó mở ra nhiều thuận lợi nhưng cũng khơng ít những thách thức đối với
đội ngũ giáo viên. Trong bộ mơn Ngữ văn nói chung và trong dạy học phần Văn
học dân gian Việt Nam nói riêng việc tạo hứng thú học tập cho học sinh là vô
cùng quan trọng. Muốn tạo được điều đó thì các phương pháp dạy học, kĩ thuật
dạy học là điều khơng thể thiếu. Kĩ thuật dạy học tích cực sẽ giúp học sinh tìm
hiểu, khám phá tác phẩm đạt hiệu quả cao. Do vậy việc vận dụng linh hoạt


4
phương pháp và kĩ thuật dạy học trong giờ Ngữ văn là một vấn đề thiết thực cần
được chú ý đến, là một nhiệm vụ quan trọng đối với người giáo viên.
Văn bản Tấm Cám nói riêng và các truyện cổ tích nói chung khơng cịn là
mới lạ đối với học sinh. Bởi đó là những câu chuyện gắn bó với mỗi người từ
thời thơ bé qua lời kể của bà, của mẹ. Nhưng cũng vì như thế nên cái khó của
người dạy là phải làm sao tạo được hứng thú cho học sinh trong những tiết học
này, để các em thấy được cái mới lạ của truyện so với những điều mà các em đã
biết. Để làm được điều đó địi hỏi người thầy phải có được những phương pháp
và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo hứng thú, phát huy tính chủ động, sáng tạo
của học sinh để từ đó các em cảm nhận hết được các tầng ý nghĩa của văn bản.
William A.Warrd nhận định : “Người thầy trung bình chỉ biết nói, người
thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh họa, người thầy vĩ đại
biết cách truyền cảm hứng”. Giáo viên muốn học sinh của mình học tập đạt hiệu
quả thì trước hết phải tạo được hứng thú học tập qua từng tiết dạy, học sinh phải
thích thú khám phá thì mới thể hiện những năng lực của bản thân.
Và chúng ta cũng đã từng rất sửng sốt, rồi tỉnh thức với cách người Mỹ dạy
câu chuyện “Cô bé lọ lem” cho học sinh.
Ta thấy rằng cũng cần phải thay đổi, cũng phải dạy học sinh của mình theo

những cách tuyệt vời như thế bằng việc tích cực thay đổi tư duy, phương pháp,
kĩ thuật trong dạy học.
Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa
hoạt động nhận thức của người học, tức là tập trung vào việc phát huy tính tích
cực của người học, từ đó rèn luyện thói quen và kĩ năng tự học, tinh thần hợp
tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau như thế nào,
đồng thời tạo niềm vui và hứng thú cho học sinh trong học tập, chứ khơng phải
phát huy tính tích cực của người dạy. Vì thế, nhiều kĩ thuật giảng dạy tích cực
được đưa vào ứng dụng trong hoạt động dạy học nói chung, trong giờ giảng văn
nói riêng. Để dạy học theo phương pháp tích cực thì người thầy phải nỗ lực
nhiều hơn so với dạy học theo phương pháp thụ động. Hơn nữa, do đặc thù của
phân môn: tác phẩm văn chương là một bức tranh phản ánh đầy đủ và sinh động


5
hiện thực cuộc sống. Do đó, khi tiếp xúc với tác phẩm mỗi cá nhận sẽ có một
cảm nhận riêng. Trong giờ giảng văn, muốn phát huy hết năng lực tư duy, khả
năng tìm tịi phát hiện, nhận thức xã hội hay sự sáng tạo của học sinh, người dạy
phải linh hoạt vận dụng nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp với
từng giờ dạy, từng đối tượng học sinh.
Trong quá trình dạy học văn bản Tấm Cám nói riêng và các tiết phần Văn
học dân gian Việt Nam nói chung trong mơn Ngữ Văn trường THPT, tơi và các
đồng nghiệp trong tổ bộ môn vẫn sử dụng phổ biến các hình thức, phương pháp
dạy học như sau:
Giáo viên tiến hành triển khai nội dung các tiết văn học dân gian Việt Nam
theo thứ tự các phần : dạy phần Tiểu dẫn, phần đọc hiểu văn bản, cho học sinh
luyện tập, củng cố bài học…Giáo viên yêu cầu học sinh soạn bài theo các gợi ý
trong sách giáo khoa.
Như vậy, ở những tiết học này chủ yếu sử dụng các phương pháp dạy học
truyền thống như: Đàm thoại, gợi mở, hỏi đáp, thuyết trình.

+ Giáo viên phát vấn trực tiếp và học sinh là người thuyết trình.
+ Giáo viên giảng lại kiến thức cơ bản kết hợp vấn đáp các nội dung cần
củng cố, yêu cầu học sinh tạo lập văn bản theo chủ điểm nhất định.
Thông qua các tiết học theo hình thức truyền thống như vậy, có một thực
tế là học sinh khơng mấy hứng thú với văn học dân gian nên việc thực hiện yêu
cầu có phần bị gượng ép. Các phương pháp ấy khơng phát huy được hết tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh học sinh; không thể phát triển được năng
lực người học theo chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện đề ra do hiệu quả
khai thác sử dụng các phương tiện dạy học và tài liệu bổ trợ theo phương pháp
dạy học tích cực bị hạn chế. Điều đó dẫn đến kết quả điểm kiểm tra của học sinh
cũng khá khiêm tốn. Tôi đã thử thống kê về hứng thú của học sinh đối với văn
học dân gian Việt Nam nói chung, truyện cổ tích Tấm Cám nói riêng trước và
sau khi áp dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực ( Với những đối tượng
học sinh có lực học tương đối đồng đều). Kết quả thu được như sau:


6
+ Đầu học kì I năm học 2020 – 2021( Khi chưa áp dụng sáng kiến)
Số HS
Lớp

Không hứng thú

Hứng thú

Rất hứng thú

được

Số


Tỉ lệ

Số

Tỉ lệ

Số

khảo sát

lượng

(%)

lượng

(%)

lượng

10A2

40

21

52,5

14


35

10A3

44

23

52,3

15

34,1

5

Tỉ lệ
(%)
12,5

6

13,6

+ Cuối học kì I năm học 2020-2021 ( Sau khi đã áp dụng sáng kiến)
Số HS
Lớp

Không hứng thú


Hứng thú

Rất hứng thú

được khảo

Số

Tỉ lệ

Số

Tỉ lệ

Số

Tỉ lệ

sát

lượng

(%)

lượng

(%)

lượng


(%)

10A2

40

11

27,5

22

55

7

17,5

10A3

44

12

27,3

24

54,6


8

18,1

Kết quả này phần nào phản ánh được hiệu quả của việc đổi mới phương
pháp và kĩ thuật dạy học. Khi giáo viên có sự đầu tư, thay đổi phương pháp và kĩ
thuật dạy học phù hợp, tích cực thì sẽ tạo được hứng thú, phát huy tính chủ đơng
sáng tạo của người học. Vì vậy, phải làm sao để nâng cao chất lượng dạy học
các tiết văn học dân gian Việt Nam, đặc biệt là qua tiết học về Tấm Cám. Từ đó
nâng cao kết quả học tập và phát huy sự sáng tạo của học sinh? Làm thế nào để
cải thiện những tiết văn học dân gian đơn điệu, cứng nhắc và gây nhàm chán ở
học sinh? Làm thế nào để tổ chức những tiết học sinh động, hấp dẫn, học sinh
cảm thấy hứng thú, chủ động, sáng tạo tiếp cận kiến thức một cách hiệu quả ?
Có hứng thú với học tập thì điểm số mơn học chắc chẳn sẽ được cải thiện. Giải
quyết được vấn đề này cũng là một yêu cầu cấp thiết của quá trình dạy học các
tác phẩm Văn học dân gian Việt Nam nói chung, văn bản Tấm Cám nói riêng
đối với mỗi giáo viên.
Nhất là trong bối cảnh thời đại ngày nay, thời đại của cơng nghệ thơng tin,
học sinh có thể học ở mọi lúc, mọi nơi chỉ cần một chiếc smartphone kết nối


7
mạng. Như vậy khi người thầy không đổi mới các phương pháp và kĩ thuật dạy
học tích cực thì sẽ khơng thu hút được sự hứng thú, phát huy tính chủ động, sáng
tạo của học sinh. Ở mỗi tiết học trên lớp cần có sự tương tác trực tiếp giữa giáo
viên – học sinh, giữa học sinh – học sinh bởi như đã nói ở trên, đối với các em
bản thân phần văn học dân gian Việt Nam đặc biệt là truyện cổ tích vốn dĩ
khơng phải là phần khó học, tuổi thơ của mỗi người đều được nghe bà, nghe mẹ
kể những câu chuyện cổ tích như Thạch Sanh, Tấm Cám… Dạy học theo

phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương
pháp thụ động. Có như vậy mới phát huy được năng lực, phẩm chất của học
sinh.
Xuất phát từ thực trạng dạy học các tiết văn học dân gian ở trường như vậy,
tơi mạnh dạn đề xuất sáng kiến: Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh
khi đọc hiểu văn bản Tấm Cám qua một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích
cực. Ở đây, tơi khơng có tham vọng bao quát cả miền rộng lớn của Văn học dân
gian lớp 10 mà chỉ đi vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
trong văn bản “Tấm Cám”.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
2.1. Mục đích của giải pháp
Với đề tài: Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh khi đọc hiểu văn
bản Tấm Cám qua một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, tơi muốn
phát huy sự chủ động, sáng tạo của học sinh trong các tiết học văn học dân gian
Việt Nam nói chung và văn bản Tấm Cám nói riêng. Giúp nâng cao kết quả học
tập của mỗi học sinh đối với mơn Ngữ Văn THPT. Từ đó học sinh khi học
chương trình Ngữ văn 10 THPT sẽ trân quý thành tựu của một bộ phận văn học
quan trọng của dân tộc; thêm yêu mến, trân trọng ; biết gìn giữ và phát huy di
sản văn học dân tộc.
Sáng kiến được áp dụng lần đầu từ tháng 9 năm 2020.
2.2. Nội dung: “Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh khi đọc hiểu văn
bản Tấm Cám qua một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực”


8
Trong dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông, muốn tạo
được hứng thú đối với người học thì và trị của giáo viên rất quan trọng. Với vai
trị tổ chức, hướng dẫn và điều khiển q trình học tập của học sinh, hơn ai hết
giáo viên phải tìm ra nhiều giải pháp để phát huy cao nhất tính tích cực sáng tạo
của người học, tạo niềm hứng thú say mê học tập ở học sinh. Xuất phát từ

những vấn đề trên, với mong muốn tạo thêm hứng thú cho người học, giúp học
sinh tích cực, chủ động, sáng tạo tiếp nhận tri thức và hình thành kỹ năng, phát
triển nhân cách, đồng thời nhằm góp phần đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy
học các tác phẩm văn học dân gian Việt Nam, tôi mạnh dạn xin được trao đổi
một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy các tiết học về tác
phẩm tự sự dân gian nói chung, tiết học về văn bản Tấm Cám nói riêng.
2.2.1 Một số phương pháp dạy học tích cực khi tìm hiểu văn bản Tấm Cám.
Phương pháp dạy học chính là cách thức, sự tương tác chung giữa giáo
viên và học sinh ở trong điều kiện dạy học nhất định, nhằm đạt được các mục
tiêu của việc dạy học.
a. Phương pháp vấn đáp:
Là biện pháp trong đó giáo viên (GV) đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời hoặc
học sinh (HS) có thể tranh luận, phản biện với nhau và với cả GV, qua đó HS
lĩnh hội nội dung bài học. Phương pháp này tuy không phải là mới nhưng vẫn rất
cần thiết trong mỗi tiết học Văn, đặc biệt là những tiết học tìm hiểu về tác phẩm
tự sự. Căn cứ vào thuộc tính của hoạt động nhận thức, có các loại phương pháp
vấn đáp:
- Vấn đáp tái hiện: GV đặt câu hỏi để yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã biết
và trả lời dựa vào trí nhớ, khơng cần suy luận. Vấn đáp tái hiện không được xem
là phương pháp hữu dụng của sư phạm. Đó chỉ là phương pháp được dùng khi
cần đặt mối liên hệ giữa các kiến thức vừa mới học với các kiến thức đã biết.
Ví dụ: Ở văn bản Tấm Cám, tơi sẽ tổ chức để HS tìm hiểu những nét chung
của văn bản qua các câu hỏi mang tính tái hiện:
+ Thế nào là truyện cổ tích? Có mấy loại truyện cổ tích?
+ Tóm tắt lại truyện cổ tích Tấm Cám?


9
Với những câu hỏi này, HS có thể dựa vào văn bản và tái hiện. Từ cơ sở
trên, GV tiếp tục sử dụng phương pháp vấn đáp giải thích - minh họa để hướng

dẫn học sinh tư duy cao hơn.
- Vấn đáp giải thích- minh họa: Nhằm mục tiêu làm sáng tỏ một đề tài nào
đó, GV lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh họa để HS dễ
nhớ. Phương pháp này đặc biệt có cơng hiệu khi có sự tương trợ của các phương
tiện nghe - nhìn.
Tiếp tục với ví dụ trên, để làm rõ mâu thuẫn, xung đột giữa Tấm và mẹ con
Cám, GV yêu cầu HS giải thích minh họa.
+ Khi Tấm còn ở nhà, mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám được
bộc lộ qua những sự việc nào?
+ Tấm hóa thân thành những sự vật như thế nào?
- Vấn đáp tìm tịi (đàm thoại Ơxrixtic): GV dùng một hệ thống câu hỏi được
sắp xếp hợp lý để hướng HS từng bước phát hiện thực chất vấn đề đang tìm
hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết. Trong trường hợp này, GV chỉ là người
tổ chức hoạt động còn HS chính là người tự lực phát hiện kiến thức do đó HS sẽ
có hứng thú và trưởng thành về trình độ tư duy.
Vẫn với ví dụ trên, GV tiếp tục hướng dẫn HS khám phá ý nghĩa các chi
tiết và sự việc.
+ Nhận xét về hành động của mẹ con Cám và phản ứng của Tấm ở mỗi
chặng?
+ Mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám ở mỗi chặng phản ánh mâu
thẫu của các lực lượng đối lập nào?
+ Nêu cách thức giải quyết mâu thuẫn của nhân dân ta trong truyện?
+ Ý nghĩa sự biến hóa của Tấm?
Ưu điểm:
Với phương pháp vấn đáp, tôi nhận thấy phương pháp đã khắc phục được
điểm yếu của phương pháp thuyết trình nhờ có sự tương tác giữa GV và HS
thông qua việc truyền thụ và lĩnh hội. Việc cùng tham gia giải quyết các vấn đề


10

giữa GV và HS đã khắc phục được lối truyền thụ một chiều của phương pháp
thuyết trình.
Đồng thời khi ứng dụng phương pháp này, GV kích thích được sự năng
động và sáng tạo của HS nhờ quá trình tự lực tìm ra bản chất vấn đề dưới sự gợi
ý, hướng dẫn của mình. Qua đó, GV dễ dàng đánh giá được năng lực nhận thức
và mức độ tiếp thu tri thức của HS để có cách điều chỉnh PPDH cho phù hợp.
Ngoài ra, khi ứng dụng phương pháp phát vấn tìm tịi, GV cũng rèn luyện
cho HS một số thao tác tư duy logic như: phân tích, tổng hợp, khái quát, chứng
minh, diễn giải….
Nhược điểm:
Phương pháp này phụ thuộc nhiều vào năng lực và thái độ của HS. Bên cạnh
đó, việc nảy sinh nhiều tình huống ngẫu nhiên trong quá trình đàm thoại dễ gây
chệch hướng so với chủ đề ban đầu. Sử dụng phương pháp này sẽ mất nhiều thời
gian xây dựng hệ thống câu hỏi, nhất là trong vấn đáp tìm tịi. Q trình sử dụng
phương pháp này có thể bị biến thành cuộc tranh luận tay đơi giữa GV và một số
HS.
b. Phương pháp thảo luận nhóm
Khi tiến hành phương pháp này, lớp học sẽ được chia thành từng nhóm nhỏ
từ 4 đến 6 người. Nhóm tự bầu nhóm trưởng nếu thấy cần. Các thành viên trong
nhóm có thể phân chia một phần việc. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng
góp vào kết quả học của cả lớp. Sau đó, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc
phân việc mỗi thành viên trình bày một phần vấn đề nếu nhiệm vụ giao cho
nhóm là phức tạp (có thể kết hợp với kĩ thuật khăn trải bàn và kĩ thuật động
não). Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nồng nhiệt tham gia của tất cả
các thành viên, vì vậy phương pháp này cịn làm gọi là phương pháp cùng tham
gia. Tuy nhiên, khi ứng dụng phương pháp này GV thường gặp phải một số hạn
chế nhất định như không gian nhỏ của lớp học, thời gian hạn định của tiết học.
Vì thế, GV biết tổ chức hợp lý và học trò đã quen với phương pháp này thì mới
có kết quả.



11


12

Ưu điểm:
Trong số phương pháp dạy học đang được sử dụng phương pháp thảo luận
nhóm có nhiều ưu thế trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục mới hiện nay.
Kiến thức mà học sinh thu nhận được không chỉ là kết quả của hoạt động
riêng biệt của cá nhân mà thu nhận được thơng qua q trình cọ sát hợp tác, vì
thế kiến thức của HS sẽ giảm bớt tính chủ quan, phiến diện và tăng tính khách
quan khoa học.
Kiến thức trở nên sâu sắc bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh do được giao lưu
học hỏi giữa các thành viên trong nhóm.
Giúp HS phát triển năng lực giao tiếp qua sự cộng tác làm việc trong nhóm,
giúp HS phát triển năng lực giao tiếp như biết lắng nghe, chấp nhận và phê phán
ý kiến của người khác, biết trình bày và bảo vệ ý kiến của mình trong nhóm.
Tăng cường sự tự tin cho HS, HS được liên kết với nhau qua giao tiếp xã hội
khiến các em sẽ mạnh dạn hơn và ít sợ mắc sai lầm.
Nhược điểm
Thảo luận nhóm nhưng chưa được luyện tập sẽ dễ gây ra hỗn loạn. Ví dụ, có
thể xảy ra trường hợp một học sinh phụ trách nhóm theo kiểu độc đoán, các


13
thành viên trong nhóm khơng làm bài mà quan tâm đến vấn đề khác. Giữa các
nhóm có thể phát sinh sự đối địch và giận dữ.
Sự thụ động hoặc hăng hái quá mức của các nhóm sẽ gây khó khăn cho sự
điều khiển của giáo viên.

c. Phương pháp đóng vai
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học trò thực hành một số cách ứng xử
nào đó trong một tình huống giả định.
Khi tiến hành phương pháp này, GV sẽ chia nhóm, tình huống đóng vai cho
từng nhóm, quy định rõ thời gian chuẩn bị và thời gian đóng vai. HS sẽ tiến
hành vai diễn. Sau khi các em hoàn tất, GV hỏi HS đóng vai và kết luận về cách
ứng xử phù hợp trong tình huống giả định trên.
(GV cũng có thể cho HS phát biểu ý kiến cá nhân với tình huống giả định
mình là một nhân vật trong tác phẩm).
Ví dụ: Khi dạy văn bản Tấm Cám, có thể chia lớp làm 2 nhóm, các nhóm sẽ
cử đại diện bốc thăm để chọn vai nhân vật. sau khi các em đã hồn thành vai
diễn, tơi u cầu HS trong lớp thảo luận về: cách ứng xử của từng vai diễn phù
hợp hay chưa phù hợp? chưa phù hợp ở điểm nào? Vì sao?
Lưu ý: Với phương pháp này, GV nên kiên trì để HS tái hiện hình tượng
nhân vật theo cách cảm nhận và tưởng tượng của các em. GV khơng tưởng
tượng, tái hiện thay HS. Có như vậy mới kích thích trí tưởng tượng của các em,
khiến các em nhìn ra phẩm chất của nhân vật mà tác giả dân gian đã khắc họa
trong văn bản và có thể trải nghiệm cùng nhân vật.
Tơi cũng thay đổi cách thức đóng vai nhân vật cho HS được hợp tác, đoàn
kết, sáng tạo và sử dụng nhiều kỹ năng trong giờ học.


14

Học sinh lớp 10A3 – Trường THPT Lê Quý Đôn trong giờ học Ngữ Văn theo
phương pháp đóng vai kể lại truyện Tấm Cám
Ưu điểm
HS được rèn luyện thực hành kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ của mình
trong quá trình học tập trên lớp trước khi thực hành trong thực tiễn.
Tạo ra được tâm lý hứng thú và sự chú ý cho HS, phát huy tính chủ động,

sáng tạo của học sinh.
Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của HS theo hướng tích cực một cách
tự giác. GV có thể thấy ngay sự tác động có hiệu quả của HS qua vai diễn.
Nhược điểm
Song song đó, phương pháp đóng vai vẫn gặp phải một số hạn chế khi ứng
dụng cụ thể ở các lớp tôi phụ trách như: Chỉ có thể tiến hành phương pháp này
với không gian lớp học rộng và HS mạnh dạn, chủ động trong quá trình tham gia
các vai diễn. Đồng thời, GV sẽ mất nhiều thời gian nếu khơng có kinh nghiệm tổ
chức hoặc HS quá nhút nhát. Bên cạnh đó, nếu tình huống đóng vai được lặp đi,
lặp lại giữa các nhóm có thể gây nên sự nhàm chán đối với HS.


15
Ví dụ, để tăng cường sự tích cực, sáng tạo, hấp dẫn, tơi có thể cho mỗi tổ
chuẩn bị một số tác phẩm khác nhau trong vùng văn học dân gian.
2.2.2. Giới thiệu một số kĩ thuật dạy học tích cực vận dụng trong dạy đọc
hiểu văn bản Tấm Cám
Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên
trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển q trình dạy
học. Có rất nhiều kĩ thuật dạy học. Ví dụ như: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật khăn
trải bàn, kĩ thuật phịng tranh,…các kĩ thuật dạy học tích cực có thể vận dụng
vào việc dạy học đọc hiểu văn bản Tấm Cám Ngữ Văn 10 hiệu quả (Kĩ thuật
“các mảnh ghép”, kĩ thuật “khăn trải bàn”, kĩ thuật “Lược đồ tư duy”. Việc áp
dụng công nghệ thông tin cùng các phương pháp dạy học tích cực sẽ làm thay
đổi phương pháp dạy học truyền thống, GV là người hướng dẫn, HS trở thành
trung tâm của hoạt động dạy học. Từ đó hình thành kĩ năng tự học, tinh thần hợp
tác, làm chủ công nghệ khoa học, đồng thời tạo niềm vui, sự say mê, hứng thú
cho HS trong hoạt động học tập. Từ đó phát huy tính chủ động, sáng tạo của học
sinh.
a. Kĩ thuật “Các mảnh ghép”:

Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với nhiều chủ đề nhỏ trong tiết
học, HS được chia nhóm ở vịng 1 (chun gia) cùng nghiên cứu một chủ đề.
Sau khi các nhóm ở vịng 1 hồn tất cơng việc, giáo viên hình thành nhóm
mới (mảnh ghép) theo số đã đánh, có thể có nhiều số trong 1 nhóm mới (vịng 2)
Vịng 1( Chun gia)
A1

A22
22

An

B1

B2

Bn

C1

B2

C2

An
NN

C2

Cn


Vòng 2( Mảnh ghép)

A1
1

B1

C1

A2

Bn

Cn
NN
N


16
Ví dụ: Dạy văn bản Tấm Cám, GV chia lớp thành 3 nhóm làm việc ở 3 góc.
Nhóm 1: Tìm liệt kê những chi tiết liên quan đến nhân vật Tấm? Nhận xét về sự
phát triển của các chi tiết đó? Tại sao Tấm được giúp đỡ? Điều đó thể hiện
quan niệm gì của nhân dân?
Nhóm 2: Tấm hóa thân mấy lần? Những lần nào? Cho biết ý nghĩa các lần hóa
thân của Tấm? Q trình biến hóa đó thể hiện ước mơ gì của nhân dân?
Nhóm 3: Trun Tấm Cám tập trung miêu tả vấn đề gì? Qua diễn biến cốt
truyện, nhận xét về mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám? Bản chất của sự mâu
thuẫn và xung đột đó là gì?
Sau một khoảng thời gian làm việc nhất định, các nhóm sẽ hốn đổi vị trí

theo chiều kim đồng hồ để trải nghiệm các nhiệm vụ. Cuối cùng đại diện các
nhóm sẽ trình bày hiểu biết của mình về cuộc đời và con đường đấu tranh giành
lại hạnh phúc của Tấm.
Nhược điểm:
Trong điều kiện phòng học hiện nay, việc ghép nhóm vịng 2 có thể sẽ gây
mất trật tự và mất thời gian.
b. Kĩ thuật “Lược đồ tư duy”
Lược đồ tư duy (còn được gọi là bản đồ tư duy, sơ đồ tư duy) là một sơ đồ
nhằm mơ hình hóa, sơ đồ hóa các kiến thức cơ bản của bài học.
Lược đồ tư duy có thể ứng dụng trong nhiều tình huống khác nhau như:
-Tóm tắt nội dung, ơn tập một chủ đề hoặc trình bày tổng quan một chủ đề.


17
Ngồi ra cũng có thể ứng dụng kĩ thuật này trong việc nắm đặc điểm nhân
vật. Lược đồ tư duy có thể ứng dụng trong nhiều tình huống khác nhau như: tóm
tắt nội dung, ơn tập một chủ đề; trình bày tổng quan một chủ đề; chuẩn bị ý
tưởng cho một báo cáo hay buổi nói chuyện, bài giảng; thu thập, sắp xếp các ý
tưởng; ghi chép khi nghe bài giảng.
Ví dụ, để tổng kết những kiến thức trọng tâm của văn bản Tấm Cám, hay
giúp HS ôn tập phần văn học dân gian, tôi hướng dẫn các em cách thành lập sơ
đồ tư duy như hình vẽ.

Ơn tập Văn học dân gian theo Lược đồ tư duy của học sinh lớp 10A3 trường
THPT Lê Quý Đôn.
Ưu điểm:
Khi sử dụng kĩ thuật hỗ trợ này, tôi nhận thấy với hướng tư duy được để mở,
ngay từ đầu HS phát huy được khả năng sáng tạo của cá nhân; mối quan hệ của



18
các nội dung trong bài học trở nên rõ ràng, sinh động, vì thế các em có khả năng
ghi nhớ vấn đề trọng tâm nhanh và sâu; đồng thời, kĩ thuật này cũng cho phép
các em có thể bổ sung, phát triển, sắp xếp lại nội dung khi cần. Qua đó giúp HS
luyện tập được khả năng phát triển và sắp xếp các ý tưởng.
c.Kĩ thuật “Khăn trải bàn”
GV chia lớp thành 5 đến 6 nhóm, mỗi nhóm khoảng 6 đến 8 HS.
Mỗi nhóm sẽ được phát một tờ giấy A0. Mỗi HS trong nhóm sẽ viết ý kiến
của mình vào một góc của tờ giấy, sau đó sẽ thống nhất ý kiến chung ghi vào
phần giữa trang giấy A0 và cử đại diện trình bày.
Kĩ thuật này có thể vận dụng trong đọc hiểu một chi tiết nghệ thuật của văn
bản hoặc nêu chủ đề của tác phẩm.
Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với một chủ đề nhỏ trong tiết học,
toàn thể HS cùng nghiên cứu một chủ đề.
Lưu ý: Sau khi các nhóm hồn tất cơng việc, GV có thể gắn các mẫu giấy
“khăn trải bàn” lên bảng để cả lớp cùng nhận xét. Có thể dùng giấy nhỏ hơn,
dùng máy chiếu phóng lớn. Có thể thay số bằng tên của HS để sau đó GV có thể
đánh giá được khả năng nhận thức của từng HS về chủ đề được nêu.
Ví dụ: Vận dụng kĩ thuật này vào dạy một nội dung ở văn bản Tấm Cám khi
tìm hiểu ý nghĩa các hình thức hóa thân của Tấm. GV nêu vấn đề: Tấm đã hóa
thân thành những sự vật gì? Ý nghĩa của những lần hóa thân ấy?
HS sẽ viết ý kiến cá nhân trước khi thảo luận, thống nhất cách hiểu chung.
Với câu hỏi này, HS có thể cho rằng: Tấm chết, linh hồn hóa thân thành chim
vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, rồi cây thị, quả thị. Đây vốn là những vật
rất gần gũi trong cuộc sống của người lao động nơi thơn q dân dã. Hoặc sẽ có
HS đưa ra ý kiến đánh giá cho từng hình thức hóa thân của Tấm như: Hình ảnh
chim vàng anh là sự hóa thân của một linh hồn trong sáng, hồn hậu, đồng thời
cho thấy xuất hiện một cơ Tấm khơng cịn yếu đuối, bị động như trước. Cây
xoan đào cành lá xanh tươi xịe bóng mát che cho nhà vua, lịng cây màu hồng
như tấm lịng son mãi khơng phai qua bao thăng trầm của Tấm. Bị chặt đem đi

làm khung cửi, Tấm trong cây xoan đào lại lên tiếng vạch mặt, tiếp tục tuyên


19
chiến với kẻ thù quyết liệt hơn. Cây thị mộc mạc, dân dã và thân thiết với người
dân thôn quê. Quả thị nhỏ nhắn luôn tỏa ngát hương thơm khiến ai cũng thích.
Đó là hóa thân của tấm lịng thơm thảo của Tấm. Bước ra từ quả thị trở về với
cuộc sống bên bà lão hàng nước. Tấm trở lại đúng là chính mình. Qua mấy kiếp
ln hồi, Tấm vẫn vừa là cô Tấm nết na thảo hiền, chịu thương chịu khó thủa
nào, lại vừa như được lột xác để mang một dáng dấp mới, xinh đẹp hơn, tự tin
hơn và chủ động hơn trong cuộc sống của chính mình.
Từ ý kiến của cá nhân, cả nhóm sẽ thống nhất: Tấm hóa thân trong những
hình ảnh giản dị, gần gũi nhưng rất đẹp. Q trình hóa thân của Tấm là sự thể
hiện một sức sống mãnh liệt, không thể bị tiêu diệt của cái đẹp, cái thiện. Đó là
quan niệm, đồng thời cũng là mơ ước cháy bỏng của nhân dân lao động bao đời
nay trong cuộc đối mặt với cái ác, cái xấu.

Ưu điểm:
Kĩ thuật này giúp cho hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, mỗi HS đều phải suy
nghĩ để đưa ra ý kiến của mình về chủ đề đang thảo luận, không ỷ lại vào các
bạn học khá giỏi.
Ngoài những kĩ thuật và phương pháp dạy học vừa nêu, trong q trình giảng
dạy, GV có thể sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực khác như:
Suy nghĩ – Cặp đôi – Chia sẻ; Hỏi – Đáp; Tranh luận; Báo cáo, phát biểu, trình


20
bày một phút; Thuyết trình tích cực; Đặt câu hỏi tích cực; Tóm tắt nội dung theo
nhóm; Viết tương tác; Giải quyết vấn đề theo nhóm; HS phụ đạo lẫn nhau; Điền
khuyết…

2.3. Tính mới của giải pháp
Trong sáng kiến của mình tơi đưa ra một số phương pháp và kĩ thuật dạy
học tích cực có thể vận dụng vào việc dạy học đọc hiểu văn bản Tấm Cám Ngữ
Văn 10 hiệu quả, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Việc áp
dụng công nghệ thông tin cùng các biện pháp dạy học tích cực sẽ làm thay đổi
phương pháp dạy học truyền thống, GV là người hướng dẫn, HS trở thành trung
tâm của hoạt động dạy học. Từ đó hình thành kỹ năng tự học, tinh thần hợp tác,
làm chủ công nghệ khoa học, đồng thời tạo niềm vui, sự say mê, hứng thú cho
HS trong hoạt động học tập.
So với các phương pháp dạy học truyền thống được tiến hành trong các
tiết dạy văn học dân gian Việt Nam trước đây thì thực tế các giải pháp trên mà
bản thân tôi đã áp dụng đã và đang thấy được tính mới mẻ và hiệu quả thực sự.
Cụ thể:
+ Học sinh khơng cịn cảm thấy nhàm chán với các tiết văn học dân gian;
không thờ ơ hoặc căng thẳng với nội dung bài học mà hoạt động tích cực, hào
hứng, nhiệt tình đặc biệt là nâng cao năng lực sáng tạo của từng học sinh vì các
em được phát huy hết các mặt mạnh của cá nhân. Các em được thể hiện năng lực
của bản thân qua các vai diễn, đóng phim,...Từ đó các em sẽ tự tin hơn trong các
hoạt động khác.
+ HS được giáo dục tinh thần trách nhiệm trong công viêc (phân công mỗi
bạn chuẩn bị một phần công việc) nên bạn nào cũng phải đọc rất kĩ tác phẩm.
Qua đó, các em nắm chắc kiến thức bài học, khai thác từ những chi tiết, hình ảnh
tiêu biểu, quan trọng của tác phẩm. Điều đó rất hữu ích cho các em lĩnh hội kiến
thức.
+ Tinh thần đồn kết, làm việc nhóm của HS thể hiện rõ rệt. Từ những tiết
học như thế này sẽ tăng hứng thú học tập cho học sinh, tinh thần đoàn kết lớp


21
cũng cao hơn. Tạo nên những kỉ niệm khó quên trong 3 năm cấp III, hướng tới

mục tiêu của ngành Giáo dục hiện nay là xây dựng “Trường học hạnh phúc”.
+ Bản thân GV để có được những tiết học như vậy địi hỏi phải khơng
ngừng tự học để nâng cao chun mơn, bồi dưỡng kiến thức lí luận, kiến thức
từ thực tế đời sống, phải thường xuyên học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp,
nghiên cứu thêm nghệ thuật sư phạm, tìm tịi các biện pháp tự bồi dưỡng những
phương pháp dạy học tích cực. Với mỗi tiết dạy địi hỏi giáo viên phải có sự
sáng tạo, lịng u nghề, vận dụng linh hoạt trong từng tiết dạy để gây hứng thú
học tập, tạo khơng khí học tập vui vẻ, thoải mái giúp học sinh ngày càng u
thích bộ mơn Ngữ văn, điểm số môn học ngày càng cao hơn, học sinh ngày càng
phát huy được năng lực sáng tạo của bản thân.
2.4. Giáo án thực nghiệm (Minh chứng cụ thể)
Tiết 10,11,12 Đọc văn

TẤM CÁM
( Truyện cổ tích)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Kiến thức: Hướng dẫn học sinh hiểu
- Những mâu thuẫn xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình phụ
quyền thời cổ, giữa thiện và ác trong xã hội. Sức sống mãnh liệt của con người
và niềm tin của nhân dân.
- Kết cấu truyện cổ tích: người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn
cuối cùng được hưởng hạnh phúc. Sử dụng hợp lí, sáng tạo yếu tố thần kì.
2. Năng lực:
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự học, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực
thẩm mĩ, hợp tác, công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực riêng
+ Năng lực tái hiện và vận dụng kiến thức,



22
+ Năng lực đọc – hiểu, giải mã văn bản,
+ Năng lực sáng tạo, năng lực tạo lập văn bản,
+ Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống…
3. Phẩm chất:
- Có tình u thương đối với người lao động, có niềm tin vào chính nghĩa.
- Có niềm tin vào chân lí: cái thiện sẽ chiến thắng cái ác để luôn hướng
thiện. Biết yêu lẽ phải, công bằng, biết đấu tranh để bảo vệ cái thiện, chính
nghĩa, biết lên án diệt trừ cái ác, cái xấu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

+ Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án/thiết kế bài học. Các slides trình chiếu (nếu
có). Các phiếu học tập, bao gồm: các bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá HS
trong quá trình đọc hiểu.
+ Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu sau: Đọc trước
bài Tấm Cám trong SGK Ngữ văn 10, Tập một. Soạn bài theo hệ thống câu hỏi
hướng dẫn tìm hiểu cuối bài. Các sản phẩm chuẩn bị được giao (diễn kịch, thực
hiện hoạt động nhóm trong dạy học dự án…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Truyện cổ tích từ lâu đã thấm nhuần và trở thành tâm hồn người Việt.
Chúng ta sinh ra và trưởng thành từ những câu chuyện rất đỗi thân quen nhưng
cũng rất thiêng liêng đó của dân tộc. Chắc hẳn trong các em, mỗi bạn đều có
riêng trong trí tưởng tượng của mình một cơ Tấm, một chàng Thạch Sanh với
những yếu tố thần kỳ rất hấp dẫn. Nhưng những cảm quan ban đầu của các em

về truyện cổ tích chưa hẳn đầy đủ bởi truyện dân gian dù được lưu truyền trong
nhân dân nhưng cũng ẩn chứa những đặc trưng nghệ thuật rất đặc thù. Hôm nay,
cô cùng các em sẽ đi tìm hiểu một văn bản truyện cổ tích rất quen thuộc – truyện
cổ tích "Tấm Cám", để các em có thể khám phá được những đặc điểm tiêu biểu
nhất trong nội dung và nghệ thuật của thể loại tác phẩm này.


23

Hoạt động 1: Mở đầu
- Ý tưởng thiết kế hoạt động: gợi nhớ những truyện cổ tích thần kì đã em biết
- Nội dung hoạt động: Học sinh kể tên 05 truyện cổ tích thần kì Việt Nam
- Phương pháp tổ chức dạy học: Giáo viên nêu câu hỏi và nhận xét đánh giá
- Phương tiện dạy học: Máy chiếu, viết lên bảng
- Sản phẩm: Đáp án đúng
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Mở đầu
- Hình thức: Trị chơi
- Kỹ thuật: Đặt câu hỏi
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
* GV:
+Trình chiếu powerpoint câu hỏi
+ Chuẩn bị câu hỏi
* HS: Kể tên những truyện cổ tích Việt
Nam mà em biết? Gạch chân những
truyện cổ tích thần kì


- Kể được 05 truyện cổ tích thần kì Việt Nam

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả
Bước 4:Nhận xét, đánh giá kết quả
thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
* Nội dung 1: Tìm hiểu chung
- Ý tưởng thiết kế hoạt động: Nắm được khái niệm, các loại truyện cổ tích và đặc
điểm truyện cổ tích thần kì. Kiểm tra năng lực cảm thụ, tiếp nhận văn học của học sinh.
Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh vào bài học.


24
- Nội dung hoạt động: Học sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm và chọn một sự việc
trong truyện để nhận vai diễn minh họa.
- Phương pháp tổ chức dạy học: sử dụng phương pháp học sinh làm việc cá nhân, giáo
viên nhận xét, đánh giá kết quả học tập..
- Phương tiện dạy học: Máy chiếu, học sinh tự chuẩn bị theo ý tưởng của mình
- Sản phẩm: Đáp án đúng, diễn vở kịch
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

I. Tiểu dẫn

Thao tác 1: Giáo viên hướng dẫn học

sinh tìm hiểu chung về tác phẩm
- Phương pháp tổ chức dạy học: học
sinh làm việc độc lập với câu hỏi trắc
nghiệm
- Các bước thực hiện:

1. Khái niệm và đặc điểm truyện cổ tích

1. Khái niệm và đặc điểm truyện cổ - Truyện cổ tích là tác phẩm tự sự dân gian
tích

mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập chủ định, kể về số phận con người bình
GV: Dịng nào nói đúng thể loại của thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân
truyện cổ tích?
A. Thể loại tự sự dân gian kể về các vị
thần nhằm giải thích tự nhiên.
B. Thể loại tự sự dân gian kể về các sự
kiện quan trọng có ý nghĩa đối với tồn
thể cộng đồng.
C. Thể loại tự sự dân gian kể về các sự
kiện và nhân vật lịch sử.
D. Thể loại tự sự dân gian mà cốt truyện
và hình tượng được hư cấu có chủ
định, kể về số phận con người bình
thường, thể hiện tinh thần nhân đạo và

đạo và lạc quan của nhân dân lao động.



25
lạc quan của người lao động.
GV: Có các loại truyện cổ tích nào?

- Có ba loại truyện cổ tích:

A. Truyện cổ tích về lồi vật

+ Truyện cổ tích về lồi vật.

B. Truyện cổ tích thần kì

+ Truyện cổ tích thần kì.

C. Truyện cổ tích sinh hoạt

+ Truyện cổ tích sinh hoạt.

D. Cả A, B, C đều đúng
GV: Nhận định nào sau đây khơng phải - Truyện cổ tích thần kì:
là đặc điểm của truyện cổ tích thần kì?

+ Phản ánh ước mơ, nguyện vọng, lí tưởng

A. Phản ánh ước mơ, nguyện vọng, lí xã hội của nhân dân thơng qua chiến thắng
tưởng xã hội của nhân dân thông qua tất yếu của cái thiện, cái đẹp.
chiến thắng tất yếu của cái thiện, cái + Kết thúc truyện thường có hậu, mang lại sự
đẹp.


vui vẻ, lạc quan, thỏa mãn ước mơ của nhân

B. Thể hiện thái độ, sự đánh giá của dân lao động.
nhân dân về các sự kiện và nhân vật lịch + Yếu tố kì ảo tham gia như một phần khơng
sử
C. Kết thúc truyện thường có hậu, mang
lại sự vui vẻ, lạc quan, thỏa mãn ước mơ
của nhân dân
D. Yếu tố kì ảo tham gia như một phần
khơng thể thiếu trong cốt truyện.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, khái quát kiến thức.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS trả lời câu hỏi, tóm lại những nét
chính về truyện cổ tích, các loại truyện
cổ tích và truyện cổ tích thần kì.
HS khác: nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả
thực hiện nhiệm vụ

thể thiếu trong cốt truyện.


×