Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Phát huy tính chủ động, sáng tạo, tư duy và sự cộng tác cho hs trong giảng dạy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.09 KB, 4 trang )

PHÁT HUY TÍNH CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO, TƯ DUY VÀ SỰ
CỘNG TÁC CHO HỌC SINH TRONG GIẢNG DẠY
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Đổi mới phương pháp dạy học “ Lấy học sinh làm trung tâm trong việc phát huy
tính chủ động, sáng tạo, tư duy và sự cộng tác trong giảng dạy ”. Đó là việc làm rất
cần thiết, bởi vì việc học tập không phải là việc làm hộ cho học sinh mà là việc chính
học sinh phải tự làm.Tuy nhiên dường như có nhiều học sinh nghĩ rằng để học tập họ
chỉ cần làm mỗi một việc là đến lớp và thực hiện các hoạt động.Sau đó họ chông chờ
việc học tập sẽ tự diễn ra.Vì vậy làm thế nào ta có thể biến học sinh của chúng ta
thành những học trò tích cực? Chính điều đó tôi có sáng kiến đề ra phương pháp“
Phát huy tính chủ động, sáng tạo, tư duy và sự cộng tác cho học sinh trong việc giảng
dạy ”
Ở phương pháp này:
+ Giáo viên:Là người hướng dẫn bên cạnh cung cấp cơ hội cho học sinh áp dụng các
kỹ năng và xây dựng kiến thức của riêng mình.
+ Học sinh chủ động học tập:Biểu hiện học sinh sẽ chú ý nghe thầy hướng dẫn nội
dung bài học và đặc biệt là phải phát huy tính độc lập và sáng tạo trong việc tiếp thu
kiến thức mới trong mối liên hệ với kiến thức cũ ( kiến thức cũ ở đây có thể là của bài
trước, chương trước, thậm chí của cả những năm trước ) và làm cơ sở cho việc nhận
thức kiến thức của cả những bài sau trong mối quan hệ giữa việc hướng dẫn của thầy,
chủ động của trò không thể thiếu phương pháp phát vấn.
Vì phương pháp phát vấn là hướng dẫn, kích thích tư duy cho học sinh theo
hướng đúng trong mối quan hệ nhân quả trong lôgích của những vấn đề mà thầy gợi ý.
II.CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Từ cơ sở lý luận đó tôi thấy rằng trong thực tế giảng dạy tại trường, việc học tập
của học sinh còn rất nhiều hạn chế và nhìn chung học sinh học tập còn rất bị
động.Bởi vì do đặc điểm ĐạTẻh là một huyện vùng sâu thuộc một trong 3 huyện phía
nam của Lâm Đồng, cho nên tình hình kinh tế - xã hội nhìn chung còn gặp nhiều khó
khăn.Trong học tập, học sinh chủ yếu chỉ có sách giáo khoa, còn tài liệu, sách tham
khảo, báo chí, phương tiện học tập nhìn chung còn thiếu. Cho nên việc cập nhật
thông tin mới còn hạn chế, kiến thức về mặt kinh tế - xã hội học sinh hiểu biết rất ít,


ngoài ra các tin tức, thông tin trên truyền thanh, truyền hình học sinh cũng rất ít khi
theo dõi.Chính vì thế mà việc học tập tại lớp của học sinh học rất bị động, học một
cách máy móc, chỉ nắm được những kiến thức trên lớp mà thầy đã truyền đạt, việc
đặt câu hỏi, phát vấn học sinh chỉ mang tính nhắc lại kiến thức đã có trong
sách.Chính vì vậy mà học sinh không phát huy được những ý tưởng mới, không phản
hồi để biết xem là học sinh có hiểu bài hay không.Do đó sự lưu giữ kiến thức rất
chậm.Vì vậy giáo viên cần phải có củng cố để đảm bảo rằng học sinh hiểu và nhớ
những thông tin truyền đạt.Do thực tiễn của tình hình học tập như vậy, nên tôi mới
mạnh dạn đề ra phương pháp “ Phát huy tính chủ động, sáng tạo, tư duy và sự cộng
tác cho học sinh trong giảng dạy ” thông qua hàng loạt hệ thống các câu hỏi phát vấn
với nhiều cấp độ và thảo luận, đòi hỏi học sinh phải tư duy .Với phương pháp này
nhằm phát huy khuyến khích học sinh có trách nhiệm với việc học tập của chính
họ.Vì vậy việc học tập của học sinh sẽ chủ động hơn ( học sinh sẽ chủ động tìm sách
báo, tài liệu tham khảo, khi học bài mới bắt buộc phải xem lại kiến thức cũ của
những năm trước, chương trước, bài trước) để liên hệ với bài mới.Do đó phương
1
pháp bắt buộc học sinh phải có tư duy, sáng tạo trong việc học tập, việc học tập sẽ
khá hơn.Tơi hy vọng rằng phương pháp này sẽ thành cơng khơng chỉ trong bộ mơn
địa lý mà còn có thể nhân rộng ra các bộ mơn khác.
III.BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Kích thích tư duy cho học sinh: Chúng ta có thể phân loại những kỹ năng tư duy
của BLOOM có lẽ là bảng phân loại đơn giản nhất.

Đánh giá
Tổng hợp
Phân tích
Vận dụng
Hiểu
Biết


BẢNG PHÂN LOẠI NHỮNG KỸ NĂNG TƯ DUY CỦA HỌC SINH
Trong hệ thống các câu hỏi mà giáo viên đưa ra nên đi xa hơn những hoạt động tư
duy bậc thấp gồm biết và hiểu để rèn luyện những cấp tư duy cao hơn như phân tích,
tổng hợp, đánh giá, có như vậy học sinh học tập sẽ sơi nổi hơn, kích thích việc học
tập hơn.
2. Thúc đẩy sự cơng tác ( làm việc theo nhóm ):
Học sinh sẽ phải ln ln có tinh thần hợp tác.Sự hợp tác bao gồm làm việc
tập thể, làm việc với một hoặc nhiều người  có thể đặt ra các mục tiêu và hồn
thành các nhiệm vụ.Sự cộng tác tạo cơ hội học tập tốt hơn.Vì người học phải đặt câu
hỏi, thảo luận các ý tưởng, tìm kiếm các giải pháp, giải thích ý tưởng của mình và
qua đó hiểu nội dung của bài sâu hơn.Ngồi ra, những kỹ năng xã hội như đổi vai,
chia sẽ, giúp đỡ người khác và nhận sự giúp đỡ từ người khác cũng có thể đạt được
nhờ q trình cộng tác.
 Lưu ý : Sự cộng tác khơng thể đến với học sinh 1 cách tự nhiên mà cần có sự
kích thích, làm mẫu, hướng dẫn trực tiếp và q trình thực hành.Khi học sinh cộng
tác và cùng nhau làm việc, giáo viên cần làm rõ:
+ Tất cả các thành viên trong nhóm đều tham gia và thấy được vai trò của mình.
+ Tất cả thành viên trong nhóm đều đồng ý với mục tiêu và kế hoạch làm ra sản
phẩm của mình.
2
+ Tất cả các thành viên trong nhóm đều thực hiện các nhiệm vụ được phân công, để
hoàn thành sản phẩm công việc.
+ Tất cả thành viên trong nhóm cùng nhau xem lại công việc để tìm cách làm tốt hơn
+ Tất cả thành viên trong nhóm thảo luận về công việc của mình và giúp đỡ nhau khi
triển khai thực hiện.
3.Hướng dẫn việc học tập:
Bao gồm nhiều kỹ năng: nghe, nói, đưa ra các hướng dẫn, đặt câu hỏi, quan
sát, theo dõi, động viên và can thiệp.Giáo viên phải học những kỹ năng này.Học
sinh cũng cần có những kỹ năng này, vì các em đang làm việc với bạn học.
+ Kỹ năng nghe và nói:

Giáo viên cần xem lại những hành động và lời nói.
+ Kỹ năng đưa ra các hướng dẫn:
Phải rõ ràng trong các ý định và suy nghĩ kỹ càng về các chỉ dẫn sư phạm.
+ Kỹ năng quan sát và theo dõi:
Luôn biết học sinh đang làm gì.
+ Kỹ năng đặt câu hỏi:
Đặt câu hỏi có thể là một cách hiệu quả để mở rộng suy nghĩ. Đặt câu hỏi để
phát triển học hỏi: Việc đặt câu hỏi cũng dẫn đến khả năng tìm ra giải pháp tốt,
quyết định đúng đắn và lập kế hoạch phù hợp.
Một trong những bí quyết của kỹ năng đưa ra câu hỏi hay chính là việc giáo
viên dành thời gian suy nghĩ hoặc chờ một thời gian.Thời gian suy nghĩ (hoặc thời
gian chờ) là khoảng thời gian giữa câu hỏi của giáo viên và câu trả lời của học
sinh.Nó cũng là khoảng thời gian giữa câu trả lời của học sinh và câu đáp lại của
giáo viên hay câu trả lời của học sinh kế tiếp.
+ Kỹ năng khuyến khích:
Giáo viên giỏi sẽ xây dựng được các mối quan hệ với học sinh và nhận ra được
các năng khiếu đặc biệt của từng học sinh. Điều này thường dẫn đến một xu hướng
tự nhiên là khen ngợi học sinh.Tuy nhiên giáo viên giỏi nên tập trung vào việc
khích lệ học sinh hơn là khen ngợi các em.
+ Kỹ năng can thiệp:
Những giáo viên hướng dẫn có hiệu quả thường theo dõi học sinh một cách
cẩn thận và quyết định thời điểm can thiệp thích hợp.
+ Ngoài ra để áp dụng tốt phương pháp này chúng ta cần phải thực hiện đầy đủ
tiến trình dạy học. Đặc biệt là phần dặn dò.Bởi vì trong tiến trình dạy học phần dặn
dò rất nhiều giáo viên vẫn chưa làm tốt ( chỉ dặn dò đại khái như về học bài cũ, trả
lời các câu hỏi sau bài học sách giáo khoa, làm bài tập ).Mà giáo viên nên dành thời
gian của tiết học để dặn dò cho cụ thể hơn nội dung bài mới ( giáo viên có thể chuẩn
bị một số nội dung liên quan đến bài mới để mỗi học sinh có thể tự tìm hiểu, chuẩn
bị ở nhà, tìm hiểu thêm tài liệu, khám phá thêm.Như vậy, học sinh sẽ có thời gian tự
khám phá thử thách, hay một vấn đề nghĩa là các em không nhận bất cứ sự hướng

dẫn cụ thể hay câu trả lời có sẵn.Có như vậy tiết dạy mới sẽ bớt được rất nhiều thời
gian tìm hiểu những nội dung  mà chúng ta có thể cho các cá nhân cộng tác với
nhau để chia sẽ những hiểu biết, giải quyết vấn đề kỹ càng hơn.Do đó việc lưu giữ
kiến thức sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
3
IV. Ý NGHĨA:
Trong phương pháp học tập mới này:
+ Về nội dung bài học: Học sinh được quyền sử dụng không hạn chế các nguồn
thông tin ở các cấp độ chất lượng và đa dạng.
+ Cách dạy học: Dạy học là một quá trình tự kiến tạo.Giáo viên chỉ là người hướng
dẫn, bên cạnh cung cấp cơ hội cho học sinh áp dụng các kỹ năng và xây dựng kiến
thức của riêng mình.
+ Môi trường lớp học: Giống một nơi làm việc năng động với nhiều loại hoạt động
và mức độ ồn ào khác nhau tuỳ thuộc vào loại công việc được thực hiện.Học sinh
thường phải cộng tác với bạn học.
+ Cách đánh giá: Học sinh sẽ được đánh giá, nhận ý kiến phản hồi từ giáo viên và
bạn học của họ trong suốt bài học và có nhiều cơ hội để đánh giá cách học của riêng
mìnhSự quan tâm và đam mê của học sinh thúc đẩy sự kích thích và nổ lực của
học sinh.
V.KẾT QUẢ:
Có thể nói thông qua các ý kiến đề xuất về biện pháp dạy học mới ở trên.Tôi hy
vọng rằng mỗi giáo viên chúng ta có thể áp dụng.bởi vì kết quả mà chúng ta thấy rõ
nhất là:
+ Học sinh chủ động học tập, phát huy sáng tạo, tư duy.
+ Lớp học sẽ sôi nổi hơn.
+ Kích thích việc học tập của học sinh hơn.
+ Tăng cường khả năng cộng tác với nhau.
+ Học sinh sẽ chủ động khám phá để tìm ra kiến thức.
+ Học sinh tự đánh giá công việc của mình trong mối liên quan với kiến thức đề
ra.

+ Thông tin phản hồi của giáo viên và bạn học giúp học sinh cải tiến công việc
và phát triển cách tự đánh giá về chính công việc của mình.
+ Phát triển khả năng tư duy phê phán và tinh thần hợp tác.
+ Học sinh phát huy được sở trường và tạo dấu ấn riêng cho mình.

4

×