Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Phát triển năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn cho học sinh thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.66 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRUNG TÂM GDTX TỈNH YÊN BÁI

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Lĩnh vực: Sinh học)

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC SINH HỌC VÀO
THỰC TIỄN CHO HỌC SINH THPT.

Tác giả/đồng tác giả :
Trình độ chun mơn:
Chức vụ:
Đơn vị cơng tác:

Lê Thị Hờng Chuyên
Đại học
Giáo viên
Trung tâm GDTX tỉnh Yên Bái

Yên Bái, ngày 05 tháng 02 năm 2022


2

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực
tiễn cho học sinh THPT.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Lĩnh vực: Sinh học)
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng trong giảng dạy
môn sinh học cho học sinh khối 10, 11, 12 tại các trường THPT.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến:


Từ ngày 5 tháng 9 năm 2020 (Năm học 2020-2021) đến ngày 30 tháng 12
năm 2021 (Kì I năm học 2021-2022).
5. Tác giả:
Họ và tên: Lê Thị Hồng Chuyên
Năm sinh: 1980
Trình độ chun mơn: Đại học
Chức vụ cơng tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Yên Bái, thành phố
Yên Bái, tỉnh Yên Bái
Địa chỉ liên hệ: Trung tâm GDTX tỉnh Yên Bái, thành phố Yên Bái, tỉnh n
Bái
Điện thoại: 0977846272
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN:
1. Tình trạng các giải pháp đã biết
a. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
“Học luôn đi đơi với hành” câu nói này được xem như một quan điểm hoàn
toàn đúng đắn của ngành giáo dục. Xã hội càng phát triển, nhu cầu về nguồn lực
con người càng tăng càng đòi hỏi chất lượng dạy và học cần phải được nâng cao
để có được thế hệ trẻ phát triển một cách tồn diện cả về trí tuệ lẫn nhân cách, đó
là nguồn nhân lực lao động sáng tạo, là chủ thể để xây dựng đất nước. Bởi vậy
việc chuẩn bị cho học sinh những phẩm chất, kiến thức và kỹ năng gắn liền với
thực tiễn cuộc sống là hết sức cần thiết trong nhà trường phổ thông hiện nay.


3

Phát triển năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn không chỉ biến
những tiết học đậm chất lý thuyết thành những buổi học lý thú, giúp các em học
sinh tiếp thu bài học một cách dễ dàng hơn mà cịn góp phần nâng cao kỹ năng sư
phạm cho giáo viên.

b. Thực trạng và giải pháp cũ thường làm
Thực trạng dạy học ở các trường phổ thông hiện nay, hầu hết giáo viên mới
chỉ tập trung vào việc hình thành và phát triển kiến thức cho học sinh mà chưa chú
trọng vào việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực tiễn cho
học sinh. Do đó, q trình dạy học hướng tới giúp học sinh có kĩ năng vận dụng
kiến thức sinh học vào thực tiễn cho học sinh là rất cần thiết, được xem như mục
tiêu của chương trình giáo dục phổ thơng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
trong quá trình dạy học.
Trong thực trạng dạy học hiện nay ngành giáo dục đang có rất nhiều thay đổi
phương pháp dạy học hướng tới rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức sinh học
vào thực tiễn nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Tuy nhiên việc
khai thác theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực
tiễn cho học sinh chưa nhiều, chỉ rải rác, ở một vài chương, bài, một phần trong
chương trình THPT. Đa số các bài dạy học của giáo viên vẫn nặng về kiến thức lí
thuyết, học với mục đích để vượt qua các kì thi.
Đa số kiến thức được truyền thụ cho học sinh theo cách truyền thống. Nhiều
kiến thức liên quan đến thực tiễn, vận dụng vào thực tiễn nhưng học sinh chỉ được
nghe lí thuyết chưa vận dụng được để giải thích các hiện tượng thực tế, các quy
luật, quy trình, chưa vận dụng được vào đời sống từ đó dẫn đến bài học nhàm
chán, học sinh học tập một cách thụ động, sau khi học xong học sinh nhanh chóng
quên kiến thức nên hiệu quả chưa cao. Việc thực hiện các chun đề, ngoại khóa
cịn nhiều hạn chế về thời gian, khâu tổ chức, lượng kiến thức, đối tượng tham
gia…chưa thực sự tạo được hứng thú cho học sinh.
Thông qua điều tra chúng tôi nhận thấy có tới hơn 93% các em mong muốn
trong các giờ học trên lớp hoặc sau khi học lý thuyết được vận dụng kiến thức đã
học vào giải quyết những tình huống thực tế trong cuộc sống.


4


2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
a. Mục đích của giải pháp:
Việc nghiên cứu và thử nghiệm để thực hiện bước chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ
quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được
cái gì qua việc học.
Đề tài có thể áp dụng hoặc làm tài liệu tham khảo cho giáo viên trong việc giảng
dạy.
Phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn cho học sinh sẽ
làm thay đổi cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh theo hướng “học đi
đôi với hành” lí thuyết gắn với thực tiễn, nhà trường gắn với gia đình và xã hội.
Khoa học sinh học ngày càng đạt được những thành tựu to lớn, kiến thức sinh học
có tầm quan trọng trong các lĩnh vực như nơng nghiệp, y tế, đời sống và các ngành
công nghiệp khác. Qua đề tài “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức sinh học
vào thực tiễn cho học sinh THPT” tôi mong muốn chuẩn bị cho học sinh
những phẩm chất, kiến thức và kỹ năng gắn liền với thực tiễn cuộc sống là hết sức
cần thiết trong nhà trường phổ thông hiện nay nhằm nâng cao chất lượng và hiệu
quả trong quá trình dạy học cho học sinh Trung tâm GDTX tỉnh Yên Bái để đáp
ứng được nhu cầu phát triển con người trong thời kì mới.
b. Nội dung giải pháp
Khái niệm cơ bản về năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Có nhiều quan điểm liên quan đến năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn,
nhưng nhìn chung các tác giả đều cho rằng: Năng lực vận dụng kiến thức vào thực
tiễn là khả năng người học sử dụng những kiến thức, kĩ năng đã học trên lớp hoặc
học qua trải nghiệm thực tế của cuộc sống để giải quyết những vấn đề đặt ra trong
những tình huống đa dạng và phức tạp của đời sống một cách hiệu quả và có khả
năng biến đổi nó. Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn thể hiện phẩm chất,
nhân cách của con người trong quá trình hoạt động để thỏa mãn nhu cầu chiếm
lĩnh tri thức. Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh là bản thân
các em có khả năng vận dụng các kiến thức đã được học để giải quyết các vấn đề



5

đặt ra trong học tập hoặc tình huống thực tế trong đời sống hằng ngày một cách
nhanh chóng và hiệu quả.
Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy
học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng
năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho
con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Giáo
dục định hướng năng lực nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của
quá trình nhận thức, trong đó năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn chính là
mục tiêu của q trình dạy học, là kĩ năng học tập ở mức độ cao nhất. Khi một
kiến thức học được nếu biết vận dụng và vận dụng thành cơng thì lúc đó kiến thức
ấy đã nhuần nhuyễn và thực sự là của mình.
Vai trị của kĩ năng phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn
trong dạy học.
Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn là mục tiêu cần đạt của dạy học ở
trường phổ thơng, góp phần hình thành năng lực chung trong chuẩn đầu ra chương
trình giáo dục phổ thơng.
Phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn không chỉ giải quyết các
vấn đề thực tiễn liên quan đến kiến thức trong nhà trường mà còn hướng đến đào
tạo cho người học tiếp cận với các vấn đề đa dạng phong phú của cuộc sống, tiếp
cận với quá trình sản xuất vật chất và quá trình nghiên cứu khoa học.
Ngồi ra cịn giúp người học thích nghi linh hoạt trong các điều kiện học tập,
điều kiện sống. Làm cho người học u thích mơn học hơn, bài học sinh động hơn
thông qua tổ chức giải quyết vấn đề thực tiễn.
Phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy
học sẽ làm thay đổi nhận thức của giáo viên, đòi hỏi giáo viên phải thiết kế được
các hoạt động học tập cho người học mà ở đó các hoạt động học tập phải gắn với

mục tiêu giáo dục, thúc đẩy việc gắn kiến thức lí thuyết và thực hành trong nhà
trường với thực tiễn đời sống. Hoạt động học tập vừa mục tiêu, vừa là hình thức
tổ chức và phương pháp của quá trình dạy học.


6

Một số định hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn
cho học sinh trong dạy học môn Sinh học ở trường phổ thông.
Để vận dụng kiến thức vào thực tiễn, trước hết học sinh cần phải hệ thống
hóa các kiến thức cơ bản. Khi gặp tình huống thực tiễn, người học sẽ phân tích,
tổng hợp những sự kiện, vấn đề, nghiên cứu xem có thể vận dụng kiến thức nào
đã học để giải quyết vấn đề đó, hoặc ngược lại, khi dạy học một bài học hay một
kiến thức Sinh học, giáo viên khơi gợi cho học sinh để học sinh nhận ra được rằng
trong đời sống hằng ngày, kiến thức đang học sẽ vận dụng vào thực tiễn như thế
nào? Ứng dụng vào vấn đề gì? Muốn vậy, học sinh phải có khả năng phát hiện,
phân tích, liên hệ thực tiễn, xử lí tình huống thực tiễn. Năng lực vận dụng kiến
thức vào thực tiễn sản xuất trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày như làm bài tập,
bài thực hành, làm thí nghiệm, viết báo cáo, xử lí tình huống, chăn ni, trồng
trọt, giải thích các hiện tượng tự nhiên, các vấn đề sinh học trong nông nghiệp,
lắp đạt, sửa chữa, giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống.
Trong dạy học Sinh học cần phải khơi dậy niềm say mê tìm tịi, phát hiện,
kích thích tính tỉ mỉ của mỗi học sinh, làm sao để những vấn đề của thực tiễn đặt
ra buộc học sinh phải suy nghĩ tìm cách trả lời, tìm cách giải quyết vấn đề... điều
đó sẽ đem lại nhiều hứng thú vì các em nhận thấy các kiến thức sinh học sẽ rất có
ích.
Một số lưu ý khi phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn
cho học sinh trong dạy học Sinh học.
Đảm bảo cho học sinh nắm vững kiến thức Sinh học để có thể vận dụng vào thực
tiễn.

Chú trọng đến các ứng dụng của sinh học vào thực tiễn.
Tăng cường dạy học nêu vấn đề, nêu tình huống thực tiễn, hướng dẫn và tổ chức
thực hiện các "dự án", đề tài khoa học kĩ thuật ứng dụng sinh học cho học sinh nghiên
cứu.
Cách thực hiện các giải pháp của đề tài.
Một số biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho
học sinh trong dạy học Sinh học cấp trung học phổ thông


7

Để phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy
học Sinh học cấp THPT, giáo viên cần đặt học sinh vào các tình huống thực tiễn,
thơng qua giải quyết các tình huống này, học sinh vừa chiếm lĩnh kiến thức, đồng
thời phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. giáo viên cũng cần sử dụng
đa dạng các phương pháp dạy học mà ở đó học sinh được đặt vào tình huống thực
tiễn. Cách xây dựng và tổ chức tình huống thực tiễn trong các phương pháp dạy học
khác nhau có những điểm khác biệt. Có 2 nhóm biện pháp:
- Dạy học liên hệ lí thuyết với thực tiễn.
- Dạy học bằng trải nghiệm thực tiễn.
* Dạy học liên hệ lí thuyết với thực tiễn
Giáo viên sử dụng các tình huống thực tiễn để liên hệ nội dung bài học với
thực tiễn thông qua tổ chức hoạt động dạy học. Học sinh giải quyết các tình huống
thực tiễn, qua đó vừa chiếm lĩnh được kiến thức khoa học, vừa có thể giải thích
được các vấn đề thực tiễn địa phương liên quan hoặc đánh giá các vấn đề thực
tiễn, đề xuất các biện pháp khả thi để giải quyết vấn đề. Để đạt được mục đích
trên, giáo viên tổ chức các hoạt động học tập trong lớp học, tại các phòng thực
hành và sử dụng các biện pháp chủ yếu như: Tình huống có vấn đề, bài tập thực
tiễn, bài tập thực nghiệm... Giáo viên cũng có thể tổ chức các buổi ngoại khóa về
các vấn đề thực tiễn liên quan.

- Ưu điểm của các biện pháp dạy học này là trong giờ học giáo viên đã tạo
được hứng thú cho người học, kích thích sự ham muốn được khám phá cho người
học, giáo viên chủ động trong việc tổ chức dạy học và không mất nhiều thời gian.
- Hạn chế của biện pháp dạy học này là chưa gây được xúc cảm cao cho
người học và người học cần phải có khả năng liên tưởng, quan sát, tư duy trừu
tượng và khái quát hóa tốt; một số vấn đề thực tiễn tích hợp nhiều kiến thức liên
quan nên mất nhiều thời gian để giải thích, chứng minh.
- Một số ví dụ minh họa:
Trong chương trình Sinh học THPT khi dạy học ở từng hoạt động từ khởi
động, hình thành kiến thức đến luyện tập, kiểm tra tôi đều đưa ra các tình huống
vận dụng liên hệ lí thuyết với thực tiễn đã tạo được hứng thú cho học sinh, giúp


8

các em tích cực, chủ động tìm tịi, lĩnh hội kiến thức, đồng thời còn giúp các em
ghi nhớ kiến thức lâu, có thể vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. Khi dạy
bài 4 Cacbonhdrat và Lipit – Sinh học 10, tôi thực hiện như sau:
Liên hệ thực tế trong hoạt động khởi động
Tiếp cận với tình huống thực tiễn, tình huống có vấn đề: Giáo viên (GV) sử
dụng các tình huống có vấn đề hoặc thơng qua chiếu video, tranh ảnh, thí nghiệm,
kể chuyện cho học sinh (HS) và nêu ra tình huống hoặc tạo bối cảnh vấn đề để
HS nhận diện tình huống. HS đặt các câu hỏi nêu vấn đề (nếu có) và phân tích các
kiến thức liên quan đến tình huống. Thiết lập các mối quan hệ giữa kiến thức đã
học hoặc kiến thức cần tìm hiểu với vấn đề thực tiễn. Cách nêu vấn đề có thể là
một câu hỏi rất khơi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học sinh
vẫn gặp nhưng lại tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong q trình học tập.
Ví dụ:
- Giáo viên hỏi: Vì sao sau khi đi về mệt chúng ta ăn đồ ăn có đường, hoặc
uống cốc nước đường thì sẽ cảm thấy hết mệt, cơ thể tràn đầy năng lượng?

- Học sinh: Suy nghĩ và trả lời
- Giáo viên: Để biết câu trả lời của bạn có đúng khơng, cơ trị chúng ta đi tìm
hiểu bài hơm nay để có câu trả lời chính xác nhất nhé.
Ví dụ:
1. Mùa đông, hanh khô vùng da ở tay của Hoa thường bị nẻ và đau rát, Bạn
thân dặn Hoa đi mua sáp về bôi sẽ không nẻ và đau rát nữa. Hoa băn khăn khơng
hiểu vì sao sáp nẻ lại có tác dụng như thế? Hãy giải thích giúp hoa nhé?
2. Giáo viên kể 1 câu chuyện: Bạn Ngọc và bạn Thủy nói chuyện với nhau:
Ngọc: Nhà có người cao tuổi thì dùng mỡ động vật hay dầu thực vật tốt hơn?
Thủy: Mẹ mình nói nhà có người cao tuổi thì nên dùng dầu thực vật thay mỡ
động vật sẽ tốt hơn.
Ngọc: Vì sao vậy, loại nào chẳng là mỡ.
Thủy: Mình cũng khơng hiểu tại sao mẹ lại nói thế.
Theo các em mẹ bạn Thủy nói vậy đúng khơng? Tại sao?
- Học sinh: Suy nghĩ và trả lời.


9

- Giáo viên: Để biết câu trả lời của các bạn có đúng khơng cơ trị chúng ta đi
tìm hiểu về lipit để có câu trả lời chính xác nhất nhé.
Liên hệ thực tế trong hoạt động hình thành kiến thức
Hình thành kiến thức liên quan và giải quyết tình huống thực tiễn: Thơng qua
tình huống thực tiễn để học sinh khám phá ra kiến thức về cấu trúc và chức năng
của Cacbonhiđrat và lipit.
Để tìm hiểu các phương án và giải quyết tình huống thực tiễn, học sinh tìm và
đọc tài liệu, làm thí nghiệm, quan sát mẫu vật, khảo sát thực địa, thảo luận, đóng vai,
thực hiện dự án,… Gíao viên đưa ra hệ thống các câu hỏi gợi mở, các gợi ý (nếu cần)
và cung cấp tài liệu, tranh ảnh cho học sinh hoặc thiết kế các nhiệm vụ giao cho HS.
Ví dụ: Sau khi cho học sinh tiếp cận vấn đề ở hoạt động khởi động, để triển

khai cho học sinh tìm hiểu thực tiễn, giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các
nhóm học sinh về nhà nghiên cứu, tìm hiểu và hồn thành dự án sau:
- Dự án 1 (Nhóm 1 + nhóm 2):
+ Nội dung 1: Tìm hiểu ngun nhân gây bệnh béo phì
+ Nội dung 2: Tìm hiểu việc sử dụng lipit trong y tế và cuộc sống
- Dự án 2(Nhóm 3 + nhóm 4):
+ Nội dung 1: Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
+ Nội dung 2: Tìm hiểu việc sử dụng đường trong y tế và cuộc sống
Để các nhóm có thể giải quyết được nhiệm vụ, giáo viên gợi ý cho từng nhóm
cách làm việc như:
- Giáo viên gợi ý về nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: HS phải tìm hiểu được nguyên nhân gây bệnh, hậu quả, cách
phịng tránh và chữa trị bệnh béo phì.
+ Nhóm 2: Lipit có ở những nguồn thực phẩm nào? Vai trị của các loại lipit?
Thường sử dụng các loại lipit trong việc gì?
+ Nhóm 3: Học sinh phải tìm hiểu được nguyên nhân gây bệnh, hậu quả,
cách phòng tránh và chữa trị bệnh tiểu đường.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về việc sử dụng đường trong y tế và cuộc sống: Trong
cuộc sống hàng ngày ta thường sử dụng loại đường nào, vào việc gì? Trong y tế


10

người ta dùng đường để truyền tĩnh mạch cho người bệnh thì dùng loại đường
nào? Dùng đường saccarozo được khơng? Tại sao?
- Cách phân công công việc (nhiệm vụ, người thực hiện), thời gian hồn thành,
phương pháp, thu thập thơng tin (tìm hiểu trên sách báo, Internet, bệnh viện, phịng
khám, cửa hàng thuốc...). Từ đó, học sinh xác định được các kiến thức liên quan vấn
đề và chủ động thu thập thơng tin, tìm tịi khám phá kiến thức.
- Báo cáo, thảo luận và rút ra kết luận: học sinh báo cáo kết quả khám phá,

nghiên cứu bằng các phương tiện phù hợp (dùng tranh ảnh, dùng lời, PowerPoint,
video clip…) và thảo luận, rút ra kiến thức mới.
Liên hệ thực tế trong hoạt động luyện tập
Giáo viên đặt ra một số câu hỏi, bài tập, tình huống với các mức độ phức tạp
khác nhau tăng dần từ dễ đến khó. Học sinh giải quyết vấn đề, các vấn đề được
giải quyết sẽ là tiền đề cho việc có thể giải quyết được các vấn đề nảy sinh mới.
Ví dụ:
Câu 1. Hãy lựa chọn thơng tin sai khi nói về đường?
A. Đường cung cấp năng lượng cho cơ thể nên có thể sử dụng hàng ngày
theo nhu cầu từng người mà không gây hại cho sức khỏe.
B. Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới WHO con người nên hấp thụ
dưới 10% tổng năng lượng mỗi ngày từ đường
C. Ăn nhiều đường đặc biệt là từ đồ uống có đường (cocacola, nước ngọt, nước
tăng lực…) trong thời gian dài có thể dẫn đến nguy cơ phát triển bệnh béo phì, tiểu
đường.
D. Đường là 1 gia vị thường dùng trong các món ăn, thức uống, giúp cho
hương vị của món ăn thêm đậm đà, ngon miệng, đường cịn có tác dụng chăm sóc
sức khỏe và chữa bệnh.
Câu 2. Em hãy giải thích câu nói “Nhai kĩ no lâu”
- Gợi ý câu trả lời: Khi nhai kĩ trong miệng tuyến nước bọt tiết ra en zim Amilaza
sẽ thủy phân tinh bột trong cơm thành đường glucozo nên ta thấy có vị ngọt. Câu nói
nhai kĩ no lâu với ý nghĩa giúp tiêu hóa tốt thức ăn ngay từ trong miệng.


11

Câu 3. Tại sao khi cho dầu ăn vào nước thì dầu khơng tan mà tạo giọt hoặc
váng trên mặt nước?
- Gợi ý câu trả lời: Dầu ăn bản chất là lipit mà lipit có đặc tính kị nước nên
nó không tan trong nước mà tạo giọt hoặc tạo lớp váng ở trên mặt nước.

Liên hệ thực tế trong hoạt động vận dụng và mở rộng
Giáo viên đặt ra một số tình huống hoặc câu hỏi, học sinh cùng nhau suy
nghĩ, tìm câu trả lời hoặc về nhà tìm hiểu từ cuộc sống, liên hệ thực tế để thực
hiện tình huống của giáo viên nêu ra.
Gíao viên yêu cầu học sinh về nhà thực hiện nhiệm vụ:
1. Tại sao người khơng tiêu hóa được xenlulozo nhưng chúng ta vẫn cần ăn
rau xanh hàng ngày?
2. Bạn Loan làm cốc nước đường chanh với ngun liệu: Đường saccarozo 5
thìa cafe + ½ quả chanh + 300ml nước lọc. Khi mệt do vận động hoặc trong những
ngày hè nóng bức uống 1 cốc nước chanh đường sẽ cảm thấy sảng khoái, cơ thể được
giải nhiệt và thấy cơ thể khỏe khoắn hơn nhiều. So với nước đường khơng có chanh
thì nước đường có chanh hiệu quả hơn nhiều. Em hãy giải thích?
- Gợi ý câu trả lời: Nước chanh đường tốt hơn nước đường rất nhiều vì:
Đường saccarozo bị thủy phân trong mơi trường axit dưới tác dụng của
chanh (Axit xitric) tạo 2 loại đường đơn glucozo và fructozo cơ thể dễ hấp thụ để
chuyển hóa thành năng lượng.
Mặt khác chanh cung cấp nhiều vitamin đặc biệt vitamin C giúp tăng sức đề
kháng và giải nhiệt cơ thể.
Nước đường chỉ có đường saccarozo cơ thể không thể hấp thụ được ngay mà
phải nhờ các enzim chuyển hóa thành đường glucozo và fructozo, chính vì vậy mà
khi ăn nhiều đường saccarozo cơ thể có thể bị nóng.
3. Tại sao trẻ em ăn bánh kẹo vặt có thể dẫn đến suy dinh dưỡng?
4. Chiết suất 1 lọ tinh dầu bưởi hoặc tinh dầu dừa từ đó nêu tác dụng của tinh
dầu trong cuộc sống. (Nộp sản phẩm vào tiết học sau).
Dạy học bằng bài tập tình huống có vấn đề như sau:
Ví dụ:


12


1. Lan học bà trồng luống rau cải, Lan chăm sóc rất chu đáo, ngày nào Lan
cũng tưới nước có pha phân hóa học NPK cho rau với mong muốn rau phát triển
nhanh, sớm cho thu hoạch. Nhưng luống rau của Lan không những không phát
triển mà dần bị héo và chết. Lan rất buồn và không biết tại sao. Em hãy giúp bạn
Lan giải thích hiện tượng trên.
(Dạy học bài “Vận chuyển các chất qua màng sinh chất” - Sinh học 10).
2. Tại sao một số người khi tiêm một loại thuốc kháng sinh lại có thể chết
ngay lập tức vì bị sốc phản vệ nếu khơng thử thuốc trước?
(Dạy học bài “Enzim và vai trò của enzim trong q trình chuyển hóa vật
chất - Sinh học 10”)
3. Người nông cho rằng: Để tăng năng suất cho cây thanh long thì cần thắp đèn
chiếu sáng cho cây vào ban đêm? Em có đồng ý với ý kiến trên khơng? Giải thích?
(Dạy học bài “Phát triển ở thực vật có hoa” - Sinh học 11)
4. Vì sao ở những cây gỗ cao hàng chục mét so với mặt đất mà nước vẫn
được vận chuyển lên thân và lá?
( Dạy học bài “ Thoát hơi nước” - Sinh học 11)
5. Tại sao Sư tử biển, Báo biển, cá voi thở bằng phổi như thú ở cạn lại có thể
ở lâu dưới nước?
(Dạy học bài “Hô hấp ở động vật” - Sinh học 11)
6. Vì sao người phụ nữ dễ bị sẩy thai vào tháng thứ ba hoặc đẻ non vào tháng
thứ bảy trong thời kì mang thai?
( Dạy học bài “Cơ chế điều hòa sinh sản” - Sinh học 11)
7. Tại sao khi xào rau thì rau thường bị quắt lại? Làm thế nào để xào rau
không bị quắt mà vẫn xanh?
8. Tại sao muốn giữ rau tươi ta lại phải luôn vảy nước vào rau?
(Dạy học bài “Vận chuyển các chất qua màng sinh chất” - Sinh học 10).
Dạy học bằng bài tập thực tiễn.
Giáo viên sử dụng các bài tập thực tiễn như sau:
Ví dụ:



13

1. Vào các dịp tết, người dân thường làm mứt gừng, mứt cà rốt bằng cách
luộc qua nước sôi sau đó tẩm đường. Theo em tại sao phải luộc qua nước sôi trước
khi tẩm đường?
2. Khi chẻ cọng rau muống, chẻ một quả ớt thành nhiều mảnh nhỏ nếu để
trong khơng khí thì khơng thấy gì xảy ra, nhưng nếu đem ngâm trong nước thì
thấy cọng rau muống cong ra phía ngồi. Giải thích vì sao?
(Dạy học bài “Vận chuyển các chất qua màng sinh chất” - Sinh học 10).
3. Tại sao người ta thường ăn bị khơ với nộm đu đủ và khi hầm thịt bò người
ta bỏ vài lát dứa (Bromelin)? Em hãy giải thích ý kiến trên.
(Dạy bài “Enzim và vai trị của enzim trong q trình chuyển hóa vật chất” Sinh học 10).
Dạy học bằng bài tập thực nghiệm
Ví dụ:
1. Chuẩn bị: 3 miếng khoai tây có độ dày khoảng 5m m và 1 lọ H2O2.
Miếng khoai tây 1: Luộc chín.
Miếng khoai tây 2: Để vào khay đựng đá trước khi thí nghiệm khoảng 30 phút
Miếng khoai tây 3: Để điều kiện bình thường
Tiền hành nhỏ 5 giọt H2O2 vào lần lượt 3 miếng khoai tây trên
a. Dự đốn kết quả thí nghiệm.
b. Tiền hành thí nghiệm để kiểm chứng.
(Trong dạy học bài “Thực hành: Một số thí nghiệm về enzim” - Sinh học 10)
2. Người ta tiến hành muối dưa như sau:
- Nguyên liệu: 1kg rau cải bẹ, rửa sạch, cắt khúc, 63g đường, 45g muối, 2lít
nước ấm, hũ thủy tinh, vỉ nén.
- Tiến hành: xếp rau vào hũ. Đổ hỗn hợp nước muối, đường ấm vào hũ, dùng
vỉ nén chặt.
a. Hãy tiến hành thí nghiệm trên.
b. Kết quả của q trình thí nghiệm, vai trị của từng ngun liệu tham gia.

c. Giải thích tại sao cần phải nén chặt rau? Hiện tượng gì xảy ra nếu không
nén chặt rau?


14

d. Thí nghiệm này là q trình phân giải hay tổng hợp của vi sinh vật? Vì sao?
(Trong dạy học bài “ Thực hành lên men êtilic và lactic- Sinh học 10”).
3. Trong phịng thí nghiệm, do sơ suất, sau khi pha môi trường xong người
ta quên không dán nhãn, nên người ta đã sử dụng vi khuẩn E. coli tryptophan âm
để nhận biết 2 loại mơi trường có tryptophan hay khơng.
a. Dự đốn kết quả.
b. Rút ra ngun tắc chung về cách sử dụng vi sinh vật khuyết dưỡng để kiểm
tra thực phẩm.
(Trong dạy bài “Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật”)
4. Một bạn học sinh đã làm các thí nghiệm và ghi lại kết quả như sau:
- Thí nghiệm 1: Cho cát ẩm vào trong một lọ thủy tinh 5 lít miệng rộng sau
đó gieo 20 hạt đậu xanh, đậy nắp. Sau 1 tuần, cây con mọc lên, lọ thủy tinh bị mờ
do có hơi nước bên trong. Sau 1 tuần tiếp theo, lọ thủy tinh trong, hơi nước ít, trên
mép mỗi lá có đọng các giọt nước.
- Thí nghiệm 2: Lấy 1 bình thủy tinh chứa nước, đậy nắp, trên nắp có đục 3
lỗ, cắm 3 cành hoa loa ly vào bình thủy tinh có chứa nước, dùng keo nến gắn chặt
nắp và các lỗ cắm hoa, đánh dấu mực nước trong bình. Sau 1 tuần mực nước trong
bình giảm.
- Thí nghiệm 3: Cắt ngang thân cây chuối non trong vườn, khoét một lỗ ở bề
mặt cắt dài 5cm rộng 5cm, dùng bao nilon trắng buộc kín vết cắt ngang thân cây.
Sau 1 giờ thấy nước đầy trong lỗ khoét.
Theo em, bạn học sinh làm thí nghiệm trên giúp chứng minh điều gì về q
trình hút nước - khống và vận chuyển các chất trong cây? Hãy giải thích kết quả
từng thí nghiệm trên.

( Bài “ Vận chuyển các chất trong cây - Sinh học 11).
5. Bạn Mai tiến hành thí nghiệm với cùng một loại cây trong 3 môi trường
khác nhau:


15

- Nhận xét kết quả thực nghiệm và rút ra kết luận ( Bài “Hướng động” – Sinh
học 11)
* Dạy học bằng trải nghiệm thực tiễn
Dạy học bằng trải nghiệm thực tiễn có bản chất là học sinh được trải nghiệm
ngồi thực tiễn thơng qua thực hiện các dự án, nghiên cứu thực địa, điều tra khảo
sát, thực hiện đề tài khoa học. Qua trải nghiệm thực tiễn, học sinh vừa chiếm lĩnh
kiến thức vừa phát triển được các kĩ năng khoa học, kĩ năng giải thích các vấn đề
trong thực tiễn. Đồng thời, học sinh có thể qua tìm hiểu thực tiễn nhằm giải thích,
đánh giá các vấn đề thực tiễn và cịn có thể đề xuất được một số giải pháp, mơ
hình nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn gắn với địa phương.
- Để đạt được mục đích trên, giáo viên có thể tổ chức các hoạt động dạy học
bằng các biện pháp chủ yếu như: Dạy học dự án, tổ chức nghiên cứu đề tài khoa
học, Giáo dục theo định hướng STEM.
Dạy học dự án
Ví dụ: (Trong dạy bài: “Di truyền y học” - Sinh học 12.) Để triển khai cho
học sinh tìm hiểu thực tiễn, giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm
học sinh về nhà nghiên cứu, tìm hiểu và hồn thành dự án sau:
- Dự án 1: (Nhóm 1 + nhóm 2):
+ Nội dung 1: Tìm hiểu ngun nhân, cơ chế gây bệnh di truyền phân tử.
+ Nội dung 2: Tìm hiểu một số bệnh di truyền phân tử ở người, cách phịng
và điều trị.
- Dự án 2: (Nhóm 3 + nhóm 4):



16

+ Nội dung 3: Tìm hiểu các hội chứng bệnh liên quan đến đột biến nhiễm
sắc thể, nguyên nhân gây bệnh, cách phịng bệnh.
+ Nội dung 4: Tìm hiểu ngun nhân gây bệnh ung thư, cách phòng và điều trị
Để các nhóm có thể giải quyết được nhiệm vụ, giáo viên gợi ý cho từng nhóm
cách làm việc như:
- Gíao viên gợi ý về nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: HS phải tìm hiểu được nguyên nhân gây bệnh, cơ chế gây bệnh
di truyền phân tử
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về một số bệnh di truyền phân tử? cách phòng và điều
trị các bệnh đó. (Bệnh thiếu máu tế bào hồng cầu hình liềm, bệnh rối loạn dưỡng
cơ Đuxen, bệnh phênin kêto niệu..)
+ Nhóm 3: Học sinh phải tìm hiểu được một số hội chứng bệnh liên quan
đến đột biến nhiễm sắc thể (bệnh do biến đổi số lượng nhiễm sắc thể: đao, bênh
do biến đổi cấu trúc nhiễm sắc thể: hội chứng mèo kêu) nguyên nhân gây bệnh và
cách phòng. Tại sao phụ nữ trên 35 tuổi không nên sinh con?
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về bệnh ung thư, ngun nhân gây bệnh ung thư, cách
phòng và điều trị bệnh ung thư, khả năng gây bệnh ung thư (khả năng phản ứng
của một gen nào đó trước tác nhân của mơi trường) Tại sao có những dịng họ có
nhiều người mắc bệnh ung thư? Cần làm gì để phịng bệnh ung thư?( tránh gây
nhiễm xạ mơi trường vì tất cả các bức xạ gây ion hóa đều có khả năng gây đột
biến, hạn chế các chất thải hóa học, nhất là các chất độc hại)
- Cách phân công công việc (nhiệm vụ, người thực hiện), thời gian hoàn
thành, phương pháp, thu thập thơng tin (tìm hiểu trên sách báo, Internet, bệnh
viện, phịng khám...). Từ đó, học sinh xác định được các kiến thức liên quan vấn
đề và chủ động thu thập thơng tin, tìm tịi khám phá kiến thức.
- Báo cáo, thảo luận và rút ra kết luận: học sinh báo cáo kết quả khám phá,
nghiên cứu bằng các phương tiện phù hợp và thảo luận, rút ra kiến thức mới.

Giáo dục theo định hướng STEM
Ví dụ: Xây dựng và tổ chức chủ đề: “Làm phô mai đơn giản” theo các bước
sau:


17

Tên các bước

Nhiệm vụ của học sinh
- Tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng quy trình sản xuất
phomai. Thu thập, tìm hiểu các loại quả họ cam quýt có

Bước 1. Nêu vấn
đề thực tiễn

chứa Axit citric là một loại axit hữu cơ có hoạt tính yếu là
một loại chất bảo quản tự nhiên được sử dụng để bổ sung vị
chua cho thực phẩm, ...
- Đặt tên vấn đề thực tiễn cần giải quyết: “Làm phơ mai
đơn giản” làm mơ hình học tập trải nghiệm.
Đặt câu hỏi:

Bước 2. Đặt câu

- Quy trình làm phơ mai như thế nào?

hỏi, hình thành

- Cần những nguyên liệu như thế nào?


giả thuyết định

- Từ sữa và một số loại quả thuộc họ cam quýt (có thể thay

hướng giải quyết thế bằng giấm) làm thế nào để sản xuất được phô mai.
vấn đề thực tiễn

Giả thuyết vấn đề: Xây dựng quy trình “Làm phơ mai đơn
giản”

Bước 3. Tìm tịi,
huy động kiến
thức liên quan,
xây dựng kế
hoạch giải quyết
vấn đề thực tiễn

- Học sinh tìm hiểu tài liệu từ sách giáo khoa, internet, tạp
chí khoa học… về đặc điểm phô mai, công nghệ sản xuất,
bảo quản liên quan.
- Nêu được một số ứng dụng của enzyme trong thực tiễn:
Làm phơ mai
- Tìm hiểu thực trạng giá trị dinh dưỡng của phơ mai
- Tìm hiểu về q trình sản xuất phô mai
- Tổ chức: “Làm phô mai đơn giản”

Bước 4. Giải

1. Nguyên liệu: - Sữa tươi, chanh hoặc dứa.


quyết vấn đề

2. Dụng cụ: - Bếp, nồi, đũa khuấy, vải lọc, hộp nhựa.

thực tiễn bằng

Steam làm phô mai đơn giản:

cách xây dựng

Bước 1: Đun ấm 500 ml sữa ở nhiệt độ 80oC (khơng được

mơ hình STEM

đun sơi);
Bước 2: Tạo dịch ép thực vật


18

Tên các bước

Nhiệm vụ của học sinh
Chanh: Cắt đôi vắt lấy nước (1 quả) hoặc dứa: Cắt miếng
ép lấy nước (nửa quả)
Bước 3: Đổ dịch ép thực vật vào sữa ấm khuấy đều và quan
sát hiện tượng
Bước 4: Khi thấy sữa đông tụ ta lọc lấy phần sữa đông tụ
qua vải lọc, vắt kiệt nước, đựng vào hộp ép chặt cho ra hết

nước
Bước 5: Đánh giá sản phẩm.
- Sản phẩm phơ mai thu được có mùi thơm, chắc, đặc, béo
- Hoàn thiện sản phẩm, chuẩn bị nội dung báo cáo kết quả.
- Trên cơ sở mơ hình đã xây dựng, tổ chức cho các bạn học
sinh khác trải nghiệm, hoàn thiện sản phẩm, xây dựng bản
thuyết minh cho nhóm.
- Báo cáo kết quả đạt được, rút kinh nghiệm:
+ Nhóm đã làm gì để tạo nên sự khác biệt ở sản phẩm này?

Bước 5. Kết
luận, báo cáo kết
quả

+ Nhóm sẽ làm gì, kết hợp với mơ hình sản xuất nào để sản
phẩm có thể tốt hơn?
+ Mơ hình “Làm phơ mai đơn giản” có những ứng dụng gì
trong đời sống và trong giáo dục?
- Đề xuất cải tiến, ứng dụng mô hình vào thực tiễn đời
sống.

c. Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ
Trong chương trình Sinh học THPT lượng kiến thức học sinh cần lĩnh hội
tương đối nhiều, phần lớn các bài còn tập trung vào việc hình thành những khái
niệm mới, trừu tượng và khó hiểu. Do đó, giáo viên thúc đẩy phát triển năng lực
vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn gây được hứng thú học tập bộ môn giúp
các em chủ động lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, khơng gượng ép. Khi
học sinh có hứng thú, niềm say mê với môn Sinh học sẽ giúp các em phát huy



19

được năng lực tư duy, khả năng tự học và óc sáng tạo; để từ đó nâng cao chất
lượng bộ mơn nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung.
Chính vì vậy, tơi nghĩ đổi mới phương pháp dạy học phải thể hiện được ba tính
chất cơ bản sau:
- Phát huy tính tích cực, năng lực tư duy, óc sáng tạo và khả năng tự học của
học sinh trong quá trình học tập.
- Học tập phải gắn liền với cuộc sống sản xuất, học đi đôi với hành.
- Rèn luyện được kĩ năng sống và phát triển được các năng lực của học sinh.
Cho dù học sinh có khả năng tư duy tốt thì vẫn rất ngại những bài học khơ
khan mang tính lí thuyết ngược lại các em tỏ ra hứng thú với những bài giảng có
tính thực tế, mỗi khi giáo viên đặt ra những hiện tượng thực tế trong đời sống
hàng ngày xung quanh mình các em tỏ ra tị mị, hiếu kì muốn tìm ngay lời giải
đáp và tập trung vào bài học rất cao, tiết học sôi nổi hơn mỗi khi các em thảo luận
với nhau về các hiện tượng thực tế liên quan trong bài học để tìm câu trả lời và
đặc biệt hơn là học sinh đã chủ động lĩnh hội kiến thức, biết vận dụng kiến thức
vào đời sống.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Sáng kiến có thể được áp dụng để giảng dạy môn sinh học hoặc dạy học tích
hợp liên mơn, giáo dục stem...ở tất cả các trường Phổ thông trên mọi vùng miền của
đất nước.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp
Qua một thời gian áp dụng sáng kiến để dạy môn Sinh học tại đơn vị tôi nhận
thấy sự hứng thú học tập của các em học sinh, các em rất thích thú khi được vận
dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn từ đó làm cho các tiết học lý thuyết trở nên
sôi nổi hơn, sự tiếp thu bài học hiệu quả hơn, qua đó tăng cường giao tiếp giữa
thầy - trị và giữa trò - trò, thúc đẩy phong trào đổi mới trong dạy và học. Hiệu
quả của sáng kiến thể hiện rất rõ ở các bài kiểm tra định kỳ, cuối kì và điểm trung

bình mơn kì I năm học 2021-2022 sau đây:
Bảng 1: Bảng tổng hợp điểm trung bình mơn kì I mơn Sinh học lớp 10 sau


20

khi áp dụng SKKN của lớp thực nghiệm tại Trung tâm GDTX tỉnh Yên Bái,
thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái năm học 2021-2022. Phương pháp dạy học
“phát triển năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn cho học sinh
THPT”:
Điểm TB mơn học kì I - Mơn Sinh học năm 2021- 2022
Lớp

Số

8.0-10

lượng

6.5-7.9

5.0-6.4

3.5-4.9

TB trở lên

0-3.4

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

10A1

27

2

7,41


2

7,41

23

85,19

0

0

0

0

27

100

10A4

42

2

4,65

9


20,93

31

72,09

1

2,23

0

0

41

97,61

10A5

39

0

0

11

28,21


28

71,79

0

0

0

0

39

100

Tổng

108

4

3,7

22

20,37

82


75,92

1

0,92

0

0,0

107

99,07

Bảng 2: Bảng tổng hợp điểm trung bình mơn kì I mơn Sinh học lớp 10 của
lớp đối chứng tại Trung tâm GDTX tỉnh Yên Bái, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên
Bái năm học 2021-2022. Phương pháp dạy học truyền thống:
Điểm TB môn học kì I - Mơn Sinh học năm 2021- 2022
Lớp

Số

8.0-10

lượng

6.5-7.9

5.0-6.4


3.5-4.9

0-3.4

TB trở lên

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


10A2

24

0

0

3

12,5

19

79,17

2

8,33

0

0

22

91,66

10B2


45

1

2,2

3

6,67

40

88,89

1

2,2

0

0

44

97,77

Tổng

69


1

1,44

6

8,69

59

85,5

3

4,34

0

0,0

66

95,65

Qua kết quả tại Bảng 1với Bảng 2 tôi nhận thấy: Sau khi áp dụng sáng kiến
thì kết quả học tập ở lớp thực nghiệm tiến bộ hơn so với lớp đối chứng. tỉ lệ học
sinh đạt từ trung bình trở lên ở lớp thực nghiệm cao hơn 99,07- 95,65 = 3,42%,
trong đó tỉ lệ loại Giỏi lớp thực nghiệm cao hơn 3,7% - 1,44% = 2,26%, loại Khá




×