Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Sáng tác tác phẩm yên bái ghi dấu sử thiên; ngang trời mây đỏ thiên thơ bằng thơ lục bát nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử và giáo dục địa phương tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 48 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT CẢM ÂN

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM HỌC 2021 - 2022
Lĩnh vực: Lịch sử - Địa lý

SÁNG TÁC TÁC PHẨM “YÊN BÁI GHI DẤU SỬ THIÊN”; “NGANG
TRỜI MÂY ĐỎ THIÊN THƠ” BẰNG THƠ LỤC BÁT NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC LỊCH SỬ VÀ GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
TỈNH YÊN BÁI

Tác giả: Lê Văn Cường
Trình độ chun mơn: Thạc sĩ PPDH Lịch sử
Chức vụ: Tổ phó chun mơn
Đơn vị cơng tác: Trường THPT Cảm Ân

Yên Bái, ngày 21 tháng 01 năm 2022
1


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Sáng tác tác phẩm Yên Bái ghi dấu sử thiên; Ngang trời mây
đỏ thiên thơ bằng thơ lục bát nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử và Giáo
dục địa phương tỉnh Yên Bái”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Lịch sử - Địa lý
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến:
Về lý luận sáng tác văn học: thơ lục bát, truyện thơ lục bát lịch sử
Về lý luận dạy học bộ môn: sử dụng thơ ca trong DHLS nhằm gây hứng thú,
cảm xúc và nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử, giáo dục địa phương cho học sinh.
Về phạm vi vận dụng kiến thức LS: LS địa phương tỉnh Yên Bái và mảng kiến


thức LS dân tộc có liên quan đến Yên Bái.
Về địa bàn, không gian: điều tra, khảo sát tập trung ở các trường THPT tỉnh
Yên Bái; TNSP tại trường THPT Cảm Ân tỉnh Yên Bái, Tiết 16-bài 13 “Phong
trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930” (tiết 1).
Một số biện pháp sử dụng thơ lục bát nhằm nâng cao hiệu quả DHLS và giáo
dục địa phương tỉnh Yên Bái.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 05 tháng 09 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021.
5. Tác giả:
Họ và tên: Lê Văn Cường
Năm sinh: 24/09/1984
Trình độ chun mơn: Thạc sĩ PPDH Lịch sử
Chức vụ cơng tác: Tổ phó chuyên môn
Nơi làm việc: THPT Cảm Ân
Địa chỉ liên hệ: Thơn Đồn Kết, xã Cảm Ân, n Bình, n Bái.
Điện thoại: 0796.364.119 - Email:
2


II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN:
1. Tình trạng các giải pháp đã biết:
Sử dụng thơ trong dạy học thực tế đã được ít nhiều nhà nghiên cứu trong
nước và ngồi nước đề cập tới. Mặc dù trình bày với mức độ và cách thức khác
nhau nhưng các tác giả đều nhấn mạnh vai trò và đưa ra những biện pháp cụ thể
trong việc sử dụng thơ vào dạy học Lịch sử.
1.1.Tài liệu nước ngồi
Có thể kể đến những tác giả với các tài liệu nghiên cứu về giáo dục học, tâm
lí học và giáo dục lịch sử có liên quan đến sử dụng tài liệu tham khảo nói chung, tài
liệu văn học (thơ) nói riêng trong DHLS ở trường phổ thơng của các tác giả: C.A
Eedốpva, I.M.Leebedeva, A.V.Đrugiơcôve…

N.Đ.Đairi trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào”, nhà xuất
bản (NXB) Giáo dục, Hà Nội,1973 khẳng định để có một giờ học tốt người GV
phải kết hợp được nhiều khâu khác nhau, trong đó sử dụng tài liệu tham khảo như
một nguồn kiến thức để cụ thể hóa kiến thức trong SGK nhằm gây hứng thú.
A.A Vaghin trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử ở trường trung
học”, NXB Giáo dục Matxcơva, 1978 (tài liệu dịch), cũng đã nêu nên những vấn
đề cơ bản về phương pháp dạy học lịch sử. Trong đó, có phương pháp sử thơ vào
dạy học để khơi phục một cách sinh động nhất tồn bộ đời sống xã hội trong quá
khứ, giúp HS nắm vững tri thức LS.
L.F.Kharlamop trong cuốn: “Phát huy tính tích cực của học sinh như
thế nào”, NXB Giáo dục năm 1979, cho rằng hứng thú là nhu cầu nhuốm màu sắc
của cảm xúc, đi trước giai đoạn gây động cơ và làm cho hoạt động của con người
có tính hấp dẫn. Như vậy, nhờ có hứng thú mà con người hăng hái, tích cực hơn
trong hoạt động cũng như trong học tập.

3


M.A. Đanilôp và M.N. Xcatkin, “Lý luận dạy học ở trường phổ thông”,
NXB Giáo dục, 1980 cũng khẳng định tác dụng của tài liệu văn học trong dạy học
LS, khơi dậy nguồn cảm xúc, hứng thú học tập bộ môn cho HS.
Tác giả V.A. Cruchetxki, 1980, 1981, “Những cơ sở của tâm lý học sư
phạm”, T1,T2, NXB Giáo dục cũng nêu bật vai trò, ý nghĩa của hứng thú trong q
trình học tập của HS, làm cho q trình đó diễn ra một cách tự nhiên, có hiệu quả.
Từ đó hình thành động cơ học tập đúng đắn cho HS.
P.A. Ruđich - Tâm lý học, bản dịch, Nxb Thể dục thể thao, H, 1986
cũng đề cập đến ý nghĩa của tài liệu tham khảo, tác động trực tiếp đến tư duy, tình
cảm của HS, làm tăng hứng thú của HS trong DHLS.
Tóm lại, các tác giả khái quát những vấn đề lí luận, vai trị của sử dụng tài
liệu tham khảo, hứng thú trong DH nói chung và DHLS nói riêng để cụ thể hóa

kiến thức LS, tạo hứng thú học tập bộ mơn, phát huy tính tích cực của HS, trên cơ
sở đó nâng cao hiệu quả bài học. Những nguồn tài liệu trên là cơ sở lí luận cho tơi
thực hiện đề tài của mình.
1.2.Tài liệu trong nước
* Các tài liệu về Giáo dục học, Tâm lí học, Phương pháp DHLS
Các tài liệu này đưa ra khái niệm về hứng thú và hứng thú học tập Lịch sử, về
việc sử dụng tài liệu tham khảo nói chung trong đó có tài liệu văn học (thơ) nói
riêng trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông, tiêu biểu:
Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, “Giáo dục học”, Tập 1, NXB Giáo dục,
Hà Nội, 1987, đã chỉ ra một trong những biện pháp nhằm phát huy tính tích cực,
độc lập trong hoạt động nhận thức của HS là việc sử dụng các loại tài liệu tham
khảo vào dạy học. Mục đích là để nâng cao hiệu quả bài học, đáp ứng yêu cầu đào
tạo.
Nguyễn Khắc Viện (Chủ biên), “Từ điển tâm lý”, NXB Văn hóa thơng
4


tin, 2001. Tác giả đã đưa ra quan niệm về hứng thú và tác dụng của nó: Hứng thú
là biểu hiện của một nhu cầu, làm cho chủ thể tìm cách thỏa mãn, tạo ra khối cảm,
thích thú. Vì vậy hứng thú làm tăng hiệu quả hoạt động, là một thành phần trong hệ
thống động cơ của nhân cách.
Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Nguyễn Thị Cơi – Trịnh Đình Tùng
trong cuốn: “Phương pháp dạy học lịch sử”,T2, NXB Đại học sư phạm, 2012
khẳng định: các tác phẩm văn học từ xưa đến nay trong lịch sử dân tộc cũng như
lịch sử hế giới có vai trị to lớn đối với việc DHLS ở trường phổ thông. Tác phẩm
văn học làm cho bài giảng sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của HS.
Điều đó chứng tỏ các tác phẩm văn học thực sự có giá trị đều phản ánh cuộc sống
một cách chân thực, phác họa bức tranh xã hội đương thời của mỗi nước…nên nó
rất cần thiết để làm tư liệu trong DHLS.
Phan Ngọc Liên, Nguyễn Quang Minh, Kim Phụng, Kinh nghiệm giảng

dạy theo chủ đề, T1: Gây hứng thú học tập Lịch sử cho học sinh các trường phổ
thông trung học, NXB H: 1983. Các tác giả tổng kết kinh nghiệm giảng dạy môn
LS trong trường THPT của một số GV và đề xuất các phương pháp gây hứng thú
học tập như: sử dụng đồ dùng trực quan, hệ thống câu hỏi gợi trí thơng minh, tài lệu
văn học…nhằm phát huy tích tích cực của HS, từ đó nâng cao hiệu quả bài học lịch
sử.
Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Cơi, Trần Vĩnh Tường
(đồng chủ biên) trong cuốn: “Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử” có
phần“Sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử” đề cập đến việc sử dụng
tài liệu thơ ca Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử có ý nghĩa lớn trong việc nâng
cao hiệu DHLS ở trường phổ thông.
Nguyễn Thị Côi (Cb), Trịnh Đình Tùng, Trần Viết Khởi, Đồn Văn
Hưng, Nguyễn Thị Thế Bình, “Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm mơn lịch sử”,
NXB ĐHSP, 2011, đã nêu rõ: Trong hồ sơ tư liệu DHLS có tài liệu thành văn gồm
5


SGK và tài liệu tham khảo. Tài liệu tham khảo gồm các tác phẩm văn học, nghệ
thuật dân gian, tài liệu lịch sử, văn kiện Đảng… Điều đó khẳng định khi DHLS
không thể thiếu tài liệu tham khảo.
* Các loại sách, tạp chí nghiên cứu giáo dục, nghiên cứu lịch sử, các cơng trình
mang tích chun khảo, kỷ yếu Hội thảo khoa học
Tiêu biểu như Phan Ngọc Liên – Nguyễn Thị Côi với “Những vấn đề
trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay”, NCLS số 4, 1994 có đề cập
đến sử dụng tài liệu văn học trong đó có thơ ca vào DHLS ở trường phổ thơng để
cụ thể hóa kiến thức, tạo xúc cảm lịch sử cho học sinh.
* Các luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp của nghiên cứu sinh, học viên cao
học, sinh viên…đề cập sử dụng tài liệu văn học trong đó có thơ ca vào DHLS ở
trường phổ thơng để gây hứng thú, phát huy tính tính tích cực của HS. Điển hình
như Khóa luận tốt nghiệp:“Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam

giai đoạn 1919 - 1945 lớp 12 ở trường phổ thông” của Trương Thị Tình, đã xác
định nguồn tài liệu văn học được sử dụng trong DHLS Việt Nam giai đoạn 1919 1945 và biện pháp sư phạm khi sử dụng tài liệu văn học trong đó có thơ để nâng cao
hiệu quả bài học.
Trên đây là những cơng trình nghiên cứu chủ yếu có liên quan đến đề tài.
Qua tìm hiểu tơi nhận thấy rằng, các tác giả đã đề cập ở khía cạnh nhất định đến
việc sử dụng thơ trong DHLS, chỉ ra những định hướng khái quát, lý luận chung về
vai trò của việc sử dụng tài liệu tham khảo, tài liệu văn học nhằm nâng cao hiệu
quả trong DHLS.
Tuy nhiên, chưa có một đề tài nào đề cập đến vấn đề “Sáng tác tác phẩm
Yên Bái ghi dấu sử thiên; Ngang trời mây đỏ thiên thơ bằng thơ lục bát nhằm
nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử và Giáo dục địa phương tỉnh Yên Bái” như
giải pháp của tôi nêu ra. Trong thực tế cũng rất hiếm người vừa đủ khả năng năng
6


lực sáng tác, đủ tâm huyết, thời gian nghiên cứu và lại mạnh dạn đưa vào áp dụng,
sử dụng trong giảng dạy Lịch sử, giáo dục địa phương trên lớp như bản thân tơi.
Mặc dầu vậy, những cơng trình nghiên cứu trên là nguồn tham khảo quý giá,
là định hướng để tơi hồn thành nhiệm vụ đặt ra trong đề tài của mình.
2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến:
- Mục đích của giải pháp:
Sáng tạo ra các tác phẩm thơ lục bát làm nguồn tài liệu tham khảo hữu ích
cho các đồng nghiệp, các em học sinh trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập nhằm
nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử và giáo dục địa phương tỉnh Yên Bái.
Trên cơ sở nghiên cứu vai trò, ý nghĩa việc sử dụng thơ lục bát trong DHLS,
đề tài đi sâu nghiên cứu và đề xuất các biện pháp sử dụng thơ lục bát trong dạy học
lịch sử và giáo dục địa phương tỉnh Yên Bái.
Mặt khác, tính mới của giải pháp ngồi việc chưa có sáng kiến nào đề cập
đến việc sáng tác thơ lục bát phục vụ DHLS thì tính mới của nó cũng được thể
hiện rõ nét ở các biện pháp sư phạm của sáng kiến đề xuất mà các giải pháp cũ

chưa từng đề cập:
*Sử dụng thơ lục bát để tạo tình huống có vấn đề và định hướng kiến thức cơ
bản của bài
Ví dụ, khi dạy LS 12 mục I.3.Việt Nam Quốc dân đảng, bài 13 Phong trào
dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 với trọng tâm là sự kiện
Khởi nghĩa Yên Bái 1930. Để tạo tình huống có vấn đề nhằm định hướng kiến
thức cơ bản cho mục này, thu hút sự chú ý học tập của HS. GV trích dẫn đoạn
thơ lục bát sau được viết trong tác phẩm Yên Bái ghi dấu sử thiên, cảnh hành
hình 13 chiến sĩ Việt Nam Quốc dân đảng, trang 121-122 :

7


Gió căm rền rĩ gào than
Lưng trời sương trắng rủ màn tang thương
Bình minh rắc nhẹ khói sương
U sầu n Bái thê lương võ vàng
Mấy hàng gươm sáng hào quang
Mười ba liệt sĩ hiên ngang ngẩng đầu
Đài danh dự bước bên nhau
Quần chúng ủ rũ mắt ngầu, than ơi…
Sau đó GV tạo tình huống có vấn đề bằng câu hỏi dẫn dắt: Đoạn thơ trên
muốn nói đến sự kiện nào và tại sao sự kiện đó lại có kết cục bi thảm như vậy?
GV hướng dẫn HS tìm hướng giải quyết tình huống trên bằng việc theo dõi mục
I.3 SGK trang 85-86.
*Sử dụng thơ lục bát để tổ chức học sinh lĩnh hội kiến thức mới
+ Sử dụng thơ lục bát để tạo biểu tượng nhân vật lịch sử
Ví dụ, cũng khi dạy LS 12 về mục I.3.Việt Nam Quốc dân đảng, bài 13
Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930. Để tạo biểu
tượng nhân vật Nguyễn Thái Học đảng trưởng Việt Nam Quốc dân đảng, người

lãnh đạo Khởi nghĩa Yên Bái 1930, GV đọc diễn cảm đoạn thơ lục bát sau được
viết trong tác phẩm Ngang trời mây đỏ thiên thơ, trang 482:
Nghe tên, điếu thuốc phì ln
Thong thả như tới suối nguồn trong xanh
Câu thơ tiếng Pháp tròn vành:
“Chết cho đất nước của mình đẹp tươi
Là cái chết đẹp nhất đời
Quang vinh thanh thản tuyệt vời cam tâm”
Anh hô lớn tựa hổ gầm:
8


“Việt Nam vạn tuế! Việt Nam…”, im lìm…
Sau đó GV đặt câu hỏi: Đoạn thơ trên nói về cảnh hành hình nhân vật lịch
sử nào? Vai trị của nhân vật này trong sự kiện các em đang tìm hiểu là gì? Nhân
vật này cịn có câu nói nổi tiếng nào để lại cho đời? Bằng cách trả lời các câu hỏi
nêu trên theo gợi ý dẫn dắt của GV, HS sẽ có được bức tranh biểu tượng tương
đối sinh động về nhân vật Nguyễn Thái Học. Như vậy là nhờ sự kết hợp nhuần
nhuyễn giữa thơ lục bát và PP giảng dạy của GV trên lớp mà việc tìm hiểu sự
kiện, nhân vật lịch sử trở nên mềm mại ấn tượng sâu sắc và dễ nhớ hơn, hiệu quả
hơn, hứng thú hơn.
+ Sử dụng thơ lục bát để cụ thể hóa sự kiện Lịch sử
Ví dụ, khi giảng dạy LS 12 bài 16 Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng
khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời
mục III.3.b. Diễn biến cuộc Tổng khởi nghĩa. Để liên hệ với việc giành chính
quyền ở tỉnh Yên Bái, GV trình bày đoạn thơ lục bát sau được trích trong tác
phẩm Yên Bái ghi dấu sử thiên, trang 180:
Hăm hai tháng tám ước mơ (22/8/1945)
“Ngày Yên Bái” đó bến bờ càn khơn
Vẻ vang, chói lọi dấu son

Gơng xiềng nơ lệ chẳng cịn trên vai
Pháp - Nhật như đỉa bám dai (1886-1945)
Chế độ phong kiến u hoài ngàn năm
Một ngày, bỗng hóa xa xăm
Đường nghĩa cho đến đường tâm cũng gần
Sau đó GV đặt câu hỏi: Những câu thơ lục bát trên phản ánh sự kiện lịch
sử trọng đại nào?Ở đâu? Chắc chắn HS sẽ nắm được vấn đề, gia tăng tình yêu
quê hương đất nước hơn khi mà chính bản thân các em qua những vần thơ lục
bát mượt mà như được hịa mình vào trong khơng khí rộn rã tưng bừng phấn
9


khởi của lịch sử trong những ngày Tổng khởi nghĩa khẩn trương ráo riết hào
hùng. GV cũng có thể sử dụng đoạn trích thơ lục bát trên khi giảng dạy tiết học
lịch sử địa phương Yên Bái giai đoạn 1930-1945 một cách hữu hiệu, sinh động,
sâu sắc.
+ Sử dụng thơ lục bát kết hợp với tường thuật để khắc sâu kiến thức cơ bản
Ví dụ, khi dạy về lịch sử địa phương Yên Bái giai đoạn 1954-1975, nhằm
giới thiệu và khắc sâu sự kiện trọng đại đối với nhân dân các dân tộc tỉnh nhà khi
Bác Hồ thăm Yên Bái, GV thể hiện đoạn thơ lục bát sau được viết trong tác
phẩm Yên Bái ghi dấu sử thiên, trang 269:
Động viên Yên Bái làm đầu
Một chín lăm tám, ai cầu giấc mơ? (24/9/1958)
Hăm tư tháng chín, Bác Hồ
Đến thăm Yên Bái hoa cờ nao nao
Vinh dự quá đỗi tự hào
Long lanh Yên Bái ngạt ngào lung linh
Năm ngàn người dự mít tinh (25/9/1958)
Cha già dân tộc phủ hình bóng sân
Kết hợp với những vần thơ trên, GV tường thuật ngắn gọn về sự kiện nêu

trên làm sống lại những hình ảnh và khơng khí cách đây hơn 60 năm khi Hồ Chủ
tịch tới thăm và có cuộc nói chuyện động viên đồng bào các dân tộc Yên Bái tại
sân Căng (nay là sân vận động thành phố). GV cũng có thể trình chiếu thêm
những hình ảnh lịch sử về Người tại khán đài lịch sử mà nay đã được công nhận
là di tích lịch sử cấp quốc gia…
+ Sử dụng thơ lục bát để tạo xúc cảm lịch sử cho học sinh
Ví dụ, khi giảng dạy lịch sử địa phương Yên Bái giai đoạn 1991-2020,
nhấn mạnh những thành tựu đổi mới lớn lao làm thay da đổi thịt Yên Bái từ khi

10


tái lập tỉnh đến nay, GV có thể trích dẫn đoạn thơ lục bát sau được viết trong
phần kết của tác phẩm Yên Bái ghi dấu sử thiên, trang 417:
Đảng bộ Yên Bái, nhân dân
Ra sức phấn đấu, dấn thân nhiệt tình
Đốt lên lửa trái tim mình
Sự nghiệp Đổi mới soi hình nước non
Thị thành, rừng núi, nơng thơn
Dựng xây Yên Bái vàng son nghê thường
Thế kỷ XXI thân thương
Yên Bái đồn kết đơm hương diệu kì
Những câu thơ trên khi được sử dụng đúng lúc đúng chỗ sẽ gây được thiện
cảm, xúc cảm mãnh liệt đối với tâm hồn cảm xúc lịch sử của các em, với đa số
các em còn là xúc cảm xúc động với sự phát triển đi lên của nơi chơn nhau cắt
rốn của mình. Hơn nữa, mục đích cuối cùng của bộ mơn Lịch sử cũng khơng gì
khác ngồi việc làm sao cho các em thêm yêu đất nước hơn mà thôi. Như vậy, sử
dụng thơ lục bát trong DHLS góp phần hình thành xúc cảm LS cho HS, là động
lực giúp các em nhận thức kiến thức LS một các sâu sắc, là cơ sở để hình thành
nhân cách cho các em.

*Sử dụng thơ lục bát kết hợp các phương tiện kĩ thuật, phim tư liệu… để nâng
cao hiệu quả bài học
Ví dụ, khi giảng dạy lịch sử địa phương Yên Bái sự kiện Bác Hồ thăm Yên
Bái 9/1958, để làm nổi bật tình cảm của nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái với
Người, GV kết hợp cho HS xem video “60 năm Bác Hồ thăm Yên Bái’ (nguồn
Newday Media, sản xuất năm 2018) và thể hiện đoạn thơ lục bát sau được trích
trong tác phẩm Yên Bái ghi dấu sử thiên, trang 270:
Thay mặt Yên Bái dân cư
11


Đồng chí Nguyễn Đức - Bí thư nghẹn lời
Bí thư đã hứa với Người
Tăng cường đồn kết khơn ngi đồng bào
Nỗ lực phấn đấu thêm cao
Lời Người dạy biến cao trào thi đua
Kết hợp được như vậy một cách hợp lý, giờ học sẽ vô cùng sống động hấp
dẫn, sức mạnh của cả những vần thơ truyền thống lẫn công nghệ thơng tin hiện đại
góp phần làm nên thành cơng cho giờ học.
*Sử dụng thơ lục bát để hỗ trợ DHLS địa phương và giáo dục địa phương
Căn cứ vào nội dung giảng dạy lịch sử địa phương Yên Bái có thể thấy cả 2
cuốn sách nói trên của tơi có nội hàm phù hợp với chương trình, từ đó có thể phục
vụ hữu dụng cho nhu cầu làm nguồn tài liệu bằng thơ cung cấp cho các đồng
nghiệp và các em học sinh trong quá trình giảng dạy, học tập lịch sử nói chung và
lịch sử địa phương Yên Bái nói riêng.
Về bộ mơn giáo dục địa phương n Bái như trên đã đề cập, hiện nay Sở
giáo dục mới tạm thời giao cho 3 trường THPT tổ chức dạy thí điểm. Ở góc độ
PPDH, cả 2 cuốn sách vừa sáng tác của tơi cũng hồn tồn phù hợp và khả thi cho
việc sử dụng làm nguồn tài liệu hỗ trợ giảng dạy bộ môn mới mẻ này. Với một giờ
học trải nghiệm giáo dục lịch sử - địa phương, tôi lên ý tưởng kịch bản và thực hiện

như sau:
Lớp dạy: 10A1
Ngày dạy: 13.12.2021
Địa điểm dạy: Sân khấu trường THPT Cảm Ân, trải thảm đỏ (Chuẩn bị đầy đủ
khoảng 60 vị trí ngồi từ tấm xốp vng, qy trịn thành 2 vịng lớn nhỏ)
Giáo viên: Lê Văn Cường
Hình thức: MC 10A1 (nữ) dẫn dắt chương trình tiết học theo kịch bản giáo viên đã
xây dựng sẵn
12


Người dự:
- Ban giám hiệu nhà trường
- Tổ chuyên môn Văn - Sử - Địa
- CLB Văn học
- Bí thư Đoàn trường
Tài liệu tương tác: 2 cuốn sách thơ lục bát do chính người dạy sáng tác
- Yên Bái ghi dấu sử thiên – Lê Văn Cường, Nxb Thanh niên 2021
- Ngang trời mây đỏ thiên thơ - Lê Văn Cường, Nxb Thanh niên 2021
Kịch bản:(giờ học có Ytv Yên Bái đến ghi hình, đưa tin)
- MC giới thiệu ý nghĩa, mục tiêu tiết học trải nghiệm giáo dục lịch sử - địa
phương Yên Bái, giới thiệu người dự giờ, GV dạy.
- MC nói về việc cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy và phương pháp học Lịch
sử hiện nay ---> giới thiệu 2 cuốn sách của thầy giáo Lê Văn Cường về thơ lục bát
Lịch sử Yên Bái nêu trên cùng hiệu ứng xã hội hai tác phẩm này mang lại.
- MC dẫn dắt tiết học trải nghiệm hơm nay sẽ có chủ đề nêu trên thơng qua hai tác
phẩm này của thầy Lê Văn Cường. Hình thức thơng qua các trị chơi lịch sử, câu
hỏi liên quan đến 2 tác phẩm này (HS được nghiên cứu trước, có định hướng)
Các trị chơi sử dụng trong giờ học:
1. Đố vui Lịch sử: MC và GV dạy thống nhất soạn thảo từ 5-10 câu hỏi lịch sử địa

phương Yên Bái được phản ánh trong tác phấm của thầy Lê Văn Cường. Người
chơi trả lời và nhận được phần thưởng nếu đúng (Các câu hỏi có hình thức đa
dạng). Ở phần này tôi lồng ghép cho các em HS được hóa thân vào các nhân vật
lịch sử liên quan tới Yên Bái như các nhân vật của Khởi nghĩa Yên Bái 1930 thông
qua việc soạn thảo câu hỏi “Đây là nhân vật lịch sử nào?”.
2. Hùng biện Lịch sử: MC chia lớp làm 2 đội chơi, nêu chủ đề hùng biện để 2 đội
thi đấu (các nhân vật hùng biện đã nắm rõ chủ đề, có sự tập luyện ở nhà).
Thời gian: 3 phút
13


- Chủ đề: “Tình u q hương n Bái” (thơng qua học Lịch sử địa phương,
người hùng biện sử dụng, tương tác với 2 tác phẩm của thầy Cường)
3. Trao đổi Lịch sử
- MC phỏng vấn các khách mời dự giờ
- Phỏng vấn 1-2 HS 10A1
Chủ đề phỏng vấn: Liên quan đến tiết học, đổi mới PPDH Lịch sử
MC tổng kết cảm ơn. GV dạy (thầy Cường) nhận xét giờ học, cảm ơn.
Tóm lại, do điều kiện thực tế và trong khuôn khổ sáng kiến, tôi chỉ đưa ra
một số biện pháp tiểu biểu, có thể đó chưa là những biện pháp hay nhất nhưng đó
cũng là định hướng cho tác giả trong q trình DHLS ở trường THPT. Ngồi
những biện pháp trên, chúng ta có thể sử dụng thơ lục bát để kiểm tra đánh giá
HS, sử dụng thơ lục bát để xây dựng một đoạn tường thuật, lược thuật hoặc sử
dụng thơ lục bát kết hợp với tranh ảnh LS, lược đồ, câu chuyện LS…để khắc sâu
kiến thức bài học, tăng hứng thú học tập LS, góp phần nâng cao hiệu quả bài
học. Những cách thức sử dụng trên có hiệu quả hay khơng cịn tùy thuộc và khả
năng sáng tạo, linh hoạt của mỗi GV – người quyết định sự thành công của mỗi
bài học LS.
- Các bước cơ bản tiến hành thực hiện giải pháp nêu trên:
+ Nghiên cứu sáng tác: sưu tầm, đọc tài liệu tham khảo về lịch sử Yên Bái, các tác

phẩm viết về khởi nghĩa Yên Bái và tập trung sáng tác 2 tác phẩm trên bằng khả
năng văn học và kiến thức lịch sử của bản thân.
Tiến hành xuất bản, công bố sáng tác năm 2021:
Tác phẩm Yên Bái ghi dấu sử thiên viết lịch sử Yên Bái từ thời tiền sử đến
2020 dài 9.037 câu, sách dày 444 trang do nhà xuất bản uy tín Thanh niên ấn hành
năm 2021. Đây là tác phẩm đầu tiên viết về lịch sử Yên Bái từ nguồn gốc đến hiện
tại bằng thơ. Bản thân tôi cũng là người đầu tiên viết lịch sử địa phương bằng thơ
14


lục bát. Ngồi ra, tác phẩm cịn có phần phụ lục Cầm Hánh đánh giặc Cờ Vàng
chuyển thể truyện thơ lịch sử dân tộc Thái cùng tên do Lò Văn Biến sưu tầm, dịch
thuật, dài 566 câu thơ lục bát.
Tác phẩm Ngang trời mây đỏ thiên thơ, dài 10.398 câu, chuyển thể tiểu
thuyết “Ngang trời mây đỏ” của nhà văn Ngọc Bái thành truyện thơ lục bát lịch sử
Khởi nghĩa Yên Bái. Truyện thơ được chia làm 18 chương, sách dày 515 trang,
cũng do nhà xuất bản Thanh niên phát hành năm 2021. Nội dung của cả 2 sáng tác
nói trên xin xem thêm ở file Pdf và bản cứng về 2 cuốn sách mà tác giả gửi kèm hồ
sơ sáng kiến này.
+ Nghiên cứu lý luận: đọc, sưu tầm, tổng hợp, phân tích hệ thống, khái qt hố
những tài liệu từ sách, báo, tạp chí…về lí luận phương pháp dạy học (PPDH),
đổi mới PPDH, đặc biệt là lí luận về phương pháp sử dụng thơ ca trong DHLS.
Nghiên cứu chương trình SGK lịch sử 12 về Việt Nam Quốc dân đảng,
chương trình lịch sử địa phương và giáo dục địa phương tỉnh Yên Bái.
+ Nghiên cứu thực tiễn: điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp thực nghiệm, xử lí
thơng tin bằng thống kê tốn học.
Điều tra cơ bản: thơng qua dự giờ, trao đổi, phỏng vấn, để tìm hiểu thực
trạng, tình hình sử dụng thơ lục bát trong DHLS ở trường phổ thông.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm định tính khả thi của đề tài.
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

+ Khả thi về mặt thời gian: Trong mọi hoạt động đạy – học việc cung cấp đủ
lượng kiến thức cơ bản (cần đạt) cho học sinh luôn luôn phải được đặt lên hàng
đầu. Cũng như vậy, trong việc ứng dụng phương pháp này, giáo viên cần chuẩn bị
kỹ lưỡng, có những giả thuyết về mặt thời gian để cân đối, điều chỉnh phù hợp
trong quá trình dạy học nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao nhất.
15


+ Khả thi và vừa sức đối với học sinh: Đối tượng học sinh là đối tượng chính
trong mọi hoạt động, đặc biệt trong bối cảnh “lấy học sinh làm trung tâm” như mục
tiêu trong hoạt động dạy – học mà ngành giáo dục xác định trong những năm gần
đây. Vì vậy, để học sinh tham gia tích cực và có kết quả cao trong hoạt động này,
giáo viên cần dựa trên tinh thần tự nguyện và vừa với khả năng của các em. Đối với
từng đối tượng học sinh, lớp học mức độ của việc sử dụng thơ lục bát trong học tập
lịch sử và giáo dục địa phương có thể khác nhau. Việc thực hiện tốt nguyên tắc phù
hợp với trình độ học sinh khi tiến hành mọi phương pháp dạy học là vô cùng quan
trọng , nếu thực hiện tốt sẽ mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, nếu không tuân thủ
nguyên tắc này, nhiệm vụ của việc tạo hứng thứ học tập sẽ trở nên quá dễ hoặc quá
khó đối với học sinh điều này dẫn đến sự nhàm chán, không phát huy được năng
lực của học sinh.
+Trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng khơng có bất kì một
phương pháp nào là vạn năng. Bởi vậy, khi dạy học lịch sử cần phải biết kết hợp
nhiều phương pháp, nhiều biện pháp khác nhau để đạt hiệu quả cao nhất. Nội dung
lịch sử rất phong phú, nhiều loại kiến thức, mỗi loại kiến thức cần có một phương
pháp dạy học phù hợp để đạt kết quả tốt nhất. Do đó, cần có sự kết hợp nhuần
nhuyễn việc sử dụng thơ lục bát với các phương pháp dạy học khác.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Việc sáng tác và sử dụng thơ lục bát có ý nghĩa góp phần tìm cách đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập. Để phát triển tư
duy độc lập sáng tạo cho học sinh, gợi mở cho học sinh trí tị mò và ý thức tự chủ

khám phá kiến thức.
Vấn đề tạo hứng thú học tập cho học sinh là một vấn đề quan trọng cần phải
được chú trọng trong dạy học. Hứng thú học tập nói chung, học tập lịch sử nói
riêng đã và đang trở thành vấn đề cấp bách được nhiều nhà giáo dục và nhiều giáo
viên quan tâm. Đây là một vấn đề quan trọng và cần thiết trong quá trình dạy học
16


lịch sử ở trường phổ thông. Tuy nhiên, làm thế nào để tạo hứng thú học tập cho học
sinh lại là điều khơng đơn giản.Cơng việc này địi hỏi người giáo viên phải đầu tư
nhiều thời gian, công sức. Giáo viên phải nắm vững nội dung của khoa học lịch sử
và hệ thống chương trình mơn học; cần đảm bảo được quy trình, vận dụng một
cách linh hoạt, có hiệu quả những nguyên tắc của việc tạo hứng thú học tập cho học
sinh; trên cơ sở đó tìm ra những hình thức, những biên pháp nhằm tạo hứng thú học
tập cho phù hợp với điều kiện cũng như trình độ của học sinh.
Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận về hứng thú học tập đối với học sinh,
hiệu quả dạy học đối với giáo viên, tôi đã xác định được cơ sở lý luận làm căn cứ
để tiến hành đổi mới thiết kế nội dung bài học và các hình thức tổ chức dạy học ở
trường THPT; xây dựng và sử dụng một cách hợp lý, khoa học những biện pháp sử
dụng thơ lục bát nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, từ đó nâng cao chất
lượng bộ môn. Trong sáng kiến này tôi đã đề ra 4 biện pháp sử dụng thơ lục bát
nhằm tạo hứng thú và hiệu quả học tập cho học sinh.
Việc sử dụng thơ lục bát đã thực sự góp phần nâng cao hiệu quả học tập bộ
môn lịch sử của học sinh. Việc đó sẽ làm cho bài học hấp dẫn hơn, học sinh sẽ tập
trung chú ý trong giờ học, thích học bộ mơn hơn và dành thời gian sưu tầm tài liệu,
học bài môn lịch sử nhiều hơn. Cho nên đây là việc làm cần thiết của mỗi một giáo
viên giảng dạy bộ môn lịch sử.
Tuy nhiên, sử dụng thơ lục bát lịch sử đòi hỏi ở học sinh thái độ tự nguyện
cao, góp phần giúp cho học sinh yêu thích văn học hơn. Muốn sử dụng thơ lục bát
hỗ trợ giảng dạy trước hết giáo viên phải có kế hoạch sử dụng cụ thể theo bài theo

mục. Khi lập kế hoạch cần bám sát mục tiêu của bài học, mục tiêu cụ thể của các đề
mục có liên quan. Quá trình tiến hành sử dụng thơ lục bát vào bài giảng nội dung
phải phù hợp, đảm bảo thời gian, nếu lạm dụng sẽ biến giờ học lịch sử thành giờ
thưởng thức thơ ca, như vậy sẽ phản tác dụng.

17


Thực hiện sáng kiến này không chỉ giúp cho bản thân tác giả nâng cao khả
năng sáng tác thơ lục bát thành thạo phương pháp sử dụng thơ lục bát trong DHLS
ở trường THPT mà những kết quả thực nghiệm sư phạm đã khẳng định những biện
pháp tác giả đề xuất có tính khả thi, có thể tiến hành ở các trường THPT trong tỉnh
Yên Bái. Nếu thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, đáp ứng được
những đòi hỏi của sự nghiệp giáo dục hiện nay. Việc sáng tác và sử dụng thơ lục
bát trong dạy học lịch sử có thể vận dụng ở cả lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam,
không chỉ ở lịch sử và giáo dục địa phương Yên Bái (như tác giả đã thực nghiệm).
Ngoài ra, 2 tác phẩm của tơi có thể trở thành tài liệu tham khảo cần thiết cho
các đồng nghiệp và các em học sinh trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong dạy và học bộ
môn lịch sử, giáo dục địa phương cùng những người quan tâm khác.

18


4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
Tiến hành thực nghiệm sư phạm (TNSP):
Ở lớp thực nghiệm (TN): Bài thực nghiệm được thiết kế chi tiết, sử dụng thơ
lục bát lịch sử vào bài giảng cho học sinh tương tác, kích thích hứng thú học tập từ
các em, kết hợp linh hoạt các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu sáng kiến.
Ở lớp đối chứng (ĐC): GV dạy bình thường, khơng sử dụng thơ lục bát, chỉ
sử dụng các tư liệu trong SGK và không sử dụng các biện pháp sáng kiến đề xuất.

Cả hai lớp có trình độ nhận thức và sĩ số tương đương.
Sau khi tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Cảm Ân (dạy bài
13: “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930” (tiết 1)
, lớp 12 THPT (Chương trình chuẩn), qua bảng tổng hợp kết quả kiểm tra chất
lượng giờ học đối với hai lớp 12A5 (thực nghiệm) và 12A2 (đối chứng) tôi thấy:
Bảng Thống kê kết quả thực nghiệm Sư phạm
Lớp

12A5
(TN)
12A2
(ĐC)

Số
HS

Thống kê điểm TNSP
Điểm Điểm Điểm

Điểm Điểm Điểm Điểm

4

5

6

7

40


0

3

3

10

40

4

14

2

14

19

Tổng

9

10

điểm

14


5

5

310

2

4

0

234

8


Bảng Tổng hợp kết quả thực nghiệm Sư phạm
Lớp

12A5
(TN)
12A2
(ĐC)

Kết quả TNSP

Số
HS


Giỏi

Khá

Yếu - kém

Trung bình

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

40

10

25


24

60

6

15

0

0

40

4

10

16

40

16

40

4

10


Để so sánh chính xác độ chênh lệch giữa kết quả kiểm tra của lớp TN và lớp
ĐC, tơi tính giá trị trung bình (X) cho điểm số hai lớp theo công thức:
Tổng số điểm
X = Tổng số học sinh
Lớp
12A4
(TN)
12A5
(ĐC)

Tổng số điểm

Tổng số HS

Điểm TB (X)

310

40

7,75

234

Độ chênh lệch

1,9

40


5,85

Kết quả thực nghiệm trên cho thấy sự chênh lệch giữa 2 lớp như sau:
- Điểm giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là 15%.
- Điểm khá ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là 20%.
- Điểm trung bình ở lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng là 25%.
- Điểm yếu - kém ở lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng là 10%.
Chất lượng dạy học lớp TN luôn cao hơn lớp ĐC, điều đó chứng tỏ học sinh
ở lớp TN đã nắm vững kiến thức hơn lớp ĐC. Điểm chênh lệch trung bình giữa hai
lớp là 1,9, điều này một lần nữa khẳng định tính khả thi, đúng đắn của sáng kiến.
Đây là một kết quả hoàn toàn trùng khớp với thực tiễn dạy học ở lớp TN, GV
đã hướng dẫn, tổ chức cho học sinh lĩnh hội kiến thức thông qua sử dụng thơ lục bát
20


để minh họa, dẫn chứng làm cho bài học thêm sinh động, phong phú và hấp dẫn. Do
vậy khơng khí học tập tại đây rất sơi nổi, các em tích cực, hăng hái phát biểu xây
dựng bài, nên tiếp thu nhanh và sâu sắc kiến thức. Ngược lại, ở lớp ĐC, học sinh
ngoan ngoãn, chăm chú nghe giảng nhưng các em chỉ ghi chép, tham gia xây dựng
bài một cách chiếu lệ, khơng khí lớp học trầm, dẫn tới hiệu quả giờ học không cao.
Như vậy, việc sáng tác và sử dụng thơ lục bát trong DHLS là rất cần thiết
bởi điều đó sẽ mang lại hiệu quả cao trong giáo dục, góp phần đổi mới mạnh mẽ
PPDH bộ mơn. Tuy nhiên, để việc sử dụng tài liệu thơ lục bát trong DHLS đạt
hiệu quả cao thì GV cần phải kết hợp với việc sử dụng các loại tài liệu tham
khảo khác cũng như những con đường, biện pháp khác để nâng cao chất lượng
giờ học.
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
Khơng
6. Các thông tin cần được bảo mật:

Không
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Từ kết quả nghiên cứu bước đầu sáng kiến đã đạt được, đối chiếu với
những vấn đề thực tiễn giáo dục phổ thông hiện nay, để tạo được sự hiệu quả cho
HS khi học môn LS và bộ môn giáo dục địa phương Yên Bái, ngoài việc GV và
HS cần sưu tầm 2 cuốn sách trên nói riêng và có ý thức sưu tầm thơ lục bát phục
vụ dạy, học thì cịn cần phải có những điều kiện cần thiết sau:
Đối với giáo viên
Thứ nhất, phải có lịng u nghề, chun mơn giỏi, nắm vững lí luận dạy
học bộ mơn, có năng lực sư phạm. Để làm được điều đó người GV phải ln trau
dồi, tích lũy kiến thức LS, trong đó có kiến thức về thơ lục bát, tích cực đổi mới
PPDH theo hướng sử dụng các nguồn tài liệu tham khảo, có kĩ năng tin học và
21


ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào soạn giảng, có biện pháp sử dụng thơ lục bát
trong DHLS một cách khoa học để làm cho giờ học có sức hấp dẫn, lôi cuốn, tạo
hứng thú học tập LS cho HS. Có ý kiến cho rằng: người GV Lịch sử phải là một
chính trị gia, một ca sỹ, một nhà tâm lý… Tơi hồn tồn tán thành ý kiến này.
Thứ hai, khi sử dụng thơ lục bát vào DHLS, GV ngoài phải tuân thủ các
yêu cầu nêu trên, không nhất thiết GV là người truyền đạt tất cả nội dung thơ lục
bát vào DHLS mà có thể khai thác ở HS. Bởi vì, trong các em có tích lũy khối
lượng khơng nhỏ thơ qua học tập và cuộc sống. GV nên hướng dẫn HS về nhà
sưu tầm thơ ca về Yên Bái. Ngồi ra, GV hướng dẫn HS cách trích dẫn thơ khi
làm bài kiểm tra, bài thi. Bởi vì, trong bài học LS cũng như bài kiểm tra nếu sử
dụng thơ thì sức lơi cuốn, hấp dẫn và sinh động sẽ tăng lên gấp bội.
Thứ ba, trong quá trình DH mỗi GV nên tự xây dựng cho mình bộ hồ sơ tư
liệu DH. Cụ thể, GV có thể sưu tầm thơ lục bát để dạy học LS Yên Bái và giáo
dục địa phương. Thường xuyên cập nhật thành tựu mới nhất của khoa học
LS…để lồng ghép vào bài giảng một cách phù hợp. Làm được như vậy khi

DHLS và giáo dục địa phương sẽ phong phú, hấp dẫn, tạo hứng thú học tập LS
cho HS. Mặt khác, tuỳ từng bài học, từng nội dung, người GV cần sử dụng linh
hoạt các loại tài liệu tham khảo trong đó có thơ lục bát, các phương pháp và
phương tiện dạy học…theo đúng tinh thần Nghị quyết 29. Ngồi ra, nếu có khả
năng GV nên đầu tư thời gian tâm huyết sáng tác thơ và thơ lục bát phục vụ
DHLS nói chung.
Đối với HS
HS phải có ý thức và thái độ học tập LS đúng đắn, hiểu được tầm quan
trọng của thơ và thơ lục bát, vì một phần LS được truyền tải qua các bài thơ. Từ
đó, các em có ý thức sưu tầm và học thuộc thơ lục bát. Mỗi trường đoạn thơ lục
bát có ý nghĩa lớn trong giáo dục tư tưởng góp phần hình thành nhân cách HS.
22


Đối với các cấp quản lý
Ban Giám hiệu các nhà trường tạo điều kiện đầu tư cơ sở vật chất, trang
thiết bị phục vụ cho giảng dạy môn LS, cùng với Đoàn Thanh niên ủng hộ GV
Lịch sử tổ chức các buổi ngoại khóa, nói chuyện theo chủ đề…nhằm giáo dục
truyền thống yêu nước. Ngoài ra, cần phải tạo điều kiện cả về vật chất cũng
như tinh thần để GV được tham gia các lớp tập huấn đổi mới PPDH.
Các Sở Giáo dục và Bộ Giáo dục nên củng cố lại vị trí của mơn Lịch sử
trong chương trình giáo dục phổ thông, đổi mới kiểm tra, đánh giá…để làm cho
giờ học LS thành sân chơi tri thức đầy sáng tạo, khơi gợi hứng thú học tập LS
cho HS. Đó là cơ sở hình thành nên nhân cách, năng lực người học.
Cuối cùng, để phát huy hơn nữa hiệu quả sử dụng của nguồn tư liệu này trong
DHLS, chúng ta có thể mở rộng sử dụng thơ lục bát để DHLS Việt Nam và thế giới.
Đồng thời, sử dụng nguồn tài liệu này trong hoạt động ngoại khóa, tổ chức dạ hội
LS.. Như vậy, thơ lục bát là nguồn tư liệu LS lớn. Việc sử dụng nguồn tài liệu này
vào DHLS là cần thiết, hữu ích, tạo hứng thú học tập LS cho HS. Tuy nhiên tính
khả thi của đề tài phụ thuộc vào nhiều yếu tố: thời gian hạn chế cho môn LS; GV

phải am hiểu thơ ca và phải có khả năng đọc, ngâm thơ; lựa chọn thơ ca phải
“trúng” với nội dung bài học; ý thức HS.
8. Tài liệu gửi kèm:
- Phụ lục:
+ Kế hoạch bài dạy TNSP + Đề và đáp án kiểm tra TNSP + Ảnh TNSP
+ Ảnh bìa các cuốn sách thơ lục bát lịch sử phục vụ dạy học do tác giả sáng tác
+ Lời giới thiệu cuốn sách “Yên Bái ghi dấu sử thiên” của Hồng Việt Qn
+ Thơng báo xác lập kỷ lục “Người viết truyện thơ về lịch sử địa phương tỉnh Yên
Bái bằng nhiều câu thơ lục bát nhất” của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam ngày
11/01/2022
23


-Bản file Pdf 2 tác phẩm “Yên Bái ghi dấu sử thiên” (9.037 câu thơ lục bát) và
“Ngang trời mây đỏ thiên thơ” (10.398 câu thơ lục bát)
- Bản cứng 2 tác phẩm “Yên Bái ghi dấu sử thiên”, “Ngang trời mây đỏ thiên thơ”
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này là của tôi, không sao chép và vi
phạm bản quyền.
Cảm Ân, ngày 21 tháng 01 năm 2022
Người báo cáo

Lê Văn Cường

24


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG VỀ VIỆC TRIỂN KHAI
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TẠI ĐƠN VỊ
......................................................................................................................................

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
......................................................................................................................................
25


×