Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong tiết học vật lý ban cơ bản tại trường thpt mù cang chải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.34 KB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MÙ CANG CHẢI

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Lĩnh vực: Vật lí

SỬ DỤNG KĨ THUẬT CÁC MẢNH GHÉP TRONG DẠY HỌC
VẬT LÍ 12 TẠI TRƯỜNG THPT MÙ CANG CHẢI

Tác giả: Nguyễn Thị Thúy
Trình độ chun mơn: Đại học sư phạm Vật lí
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị cơng tác: Trường THPT Mù Cang Chải

Mù Cang Chải, tháng 01 năm 2022


MỤC LỤC
Trang
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN......................................................3
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN...............................................................3
1. Tình trạng giải pháp đã biết...........................................................................3
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến.....................................4
2.1. Mục đích của giải pháp.................................................................................. 4
2.2. Nội dung giải pháp........................................................................................ 5
2.3. Tính mới của giải pháp................................................................................ 20
3. Khả năng áp dụng của giải pháp................................................................. 21
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp ...........................................................................................................21
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu.......................22
6. Các thông tin cần được bảo mật: ............................................................ ...22


7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.............................................22
8. Tài liệu gửi kèm.............................................................................................23

2


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: " Sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép trong dạy học vật
lí 12 tại trường THPT Mù Cang Chải".
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Vật lí
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Vật lí 12- Ban cơ bản
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Kế hoạch thực hiện sáng kiến được bắt
đầu từ năm học 2020-2021, được thử nghiệm trong năm học 2020-2021 và
2021-2022
5. Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Thúy ,
Năm sinh: 1984
- Trình độ chun mơn: Đại học
- Chức vụ công tác: Giáo viên
- Nơi là việc: Tổ khoa học tự nhiên, trường THPT Mù Cang Chải, huyện
Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
- Địa chỉ liên hệ: Tổ khoa học tự nhiên, trường THPT Mù Cang Chải,
huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
- Điện thoại: 0388451375
II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN
1. Tình trạng giải pháp đã biết.
Mỗi mơn học trong chương trình phổ thơng đều có vai trị rất quan trọng
trong việc hình thành và phát triển tư duy của học sinh. Trong quá trình giảng
dạy, người thầy ln phải đặt ra cái đích đó là giúp học sinh nắm được kiến thức
cơ bản, hình thành phương pháp, kĩ năng, kĩ xảo, tạo thái độ và động cơ học tập
đúng đắn để học sinh có khả năng tiếp cận và chiếm lĩnh những nội dung kiến

thức mới theo xu thế phát triển của thời đại. Môn Vật lý là môn khoa học gắn
liền với sự vật, hiện tượng trong đời sống hàng ngày, có tính ứng dụng thực tiễn
cao. Muốn học tốt vật lí, học sinh phải có một thái độ học tập nghiêm túc, có tư
duy sáng tạo về những vấn đề mới nảy sinh để tìm ra hướng giải quyết phù hợp.
Học sinh sẽ thấy hứng thú và u thích mơn học hơn nhiều nếu được thầy cô dẫn
dắt, định hướng cũng như sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp để truyền
đạt kiến thức tới học sinh đạt hiệu quả tốt nhất.
Trong quá trình giảng dạy tơi nhận thấy có một bộ phận nhỏ học sinh của
tôi giảng dạy và trong trường nói chung có thái độ học tập khơng tốt và có cảm
giác khơng thấy hào hứng khi học bộ mơn vật lí. Đối với các học sinh này thì vật
lí là mơn khoa học tự nhiên trừu tượng, khó học và khó hiểu. Cách học vật lí chủ
yếu theo vở ghi là chính, học máy móc thụ động chủ yếu để đối phó. Trong giờ
học thụ động nghe giảng, có khi mải ghi chép, ít suy nghĩ, khả năng diễn đạt yếu
dẫn đến việc vận dụng kiến thức yếu. Do đó dẫn đến tình trạng ngại học và
khơng muốn học.
Mặt khác trong quá trình dạy học, với phương pháp dạy học truyền thống
giáo viên là trung tâm. Các phương pháp truyền thụ và thông báo chiếm ưu thế.
Học là quá trình thụ động việc học được tiến hành tuyến tính và hệ thống. Với
3


cách dạy học truyền thống là học sinh dễ tiếp thu kiến thức một cách thụ động,
giờ học buồn tẻ và kiến thức chỉ thiên về lí thuyết.
Kĩ thuật các mảnh ghép là một trong những phương pháp dạy học tích cực.
Với phương pháp này thì giờ học là sự phối hợp hành động của người dạy và
người học trong việc thực hiện kế hoạch, thực hiện, đánh giá giờ dạy. Người học
có vai trị tích cực và tự điều khiển. Người dạy có nhiệm vụ đưa ra các tình
huống có vấn đề và chỉ dẫn các cơng cụ giải quyết các vấn đề, giáo viên là người
tư vấn. Học là quá trình kiến tạo tích cực. Học sinh tích cực hoạt động, tham gia
vào quá trình học tập. Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy học tôi đã sử dụng

sáng kiến: "Sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép trong dạy học vật lí 12 tại
trường THPT Mù Cang Chải" trong dạy học vật lí 12.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến.
2.1. Mục đích của giải pháp.
Nâng cao chất lượng dạy – học bộ môn vật lý 12 và cải tiến phương pháp
dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của người học.
- Giải quyết nhiệm vụ phức hợp.
- Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành
và phát triển năng lực tự học, trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc
lập, sáng tạo của tư duy. Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học vật lí.
- Nâng cao vai trị của cá nhân trong hợp tác. Mỗi cá nhân không chỉ hồn
thành nhiệm vụ học tập của bản thân mà cịn phải truyền đạt lại kết quả và thực
hiện tiếp nhiệm vụ ở mức độ cao hơn.
2.2. Nội dung giải pháp
* Nội dung kĩ thuật các mảnh ghép
- Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa
các nhóm nhằm:
+ Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều chủ đề).
+ Kích thích sự tham gia tích cực của học sinh.
+ Nâng cao vai trị của cá nhân trong q trình hợp tác. Khơng chỉ hồn
thành nhiệm vụ ở vịng 1 mà cịn phải truyền đạt lại kết quả vịng 1 và hồn
thành nhiệm vụ ở vịng 2.
+ VỊNG 1: Nhóm chun sâu
Hoạt động theo nhóm 3 đến 8 người [số nhóm được chia = số chủ đề . n (n
= 1,2,…)].
Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ [Ví dụ : Nhóm 1nhiệm vụ A, nhóm 2
nhiệm vụ B, nhóm 3 nhiệm vụ C, … (có thể có nhóm cùng nhiệm vụ)]
Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi,
chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình.
Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả

lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành “chuyên gia”
4


của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở
vịng 2.

+ VỊNG 2: Nhóm các mảnh ghép
Hình thành nhóm 3 đến 6 người mới (1 – 2 người từ nhóm 1, 1 – 2 người từ
nhóm 2, 1 – 2 người từ nhóm 3…). Các câu trả lời và thơng tin của vịng 1 được
các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. Khi mọi thành viên
trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ
được giao cho các nhóm để giải quyết. Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình
bày và chia sẻ kết quả.
Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với nhiều chủ đề nhỏ trong tiết
học, học sinh được chia nhóm ở vịng 1 chun sâu cùng nghiên cứu một chủ đề.
Phiếu học tập mỗi chủ đề nên sử dụng trên giấy cùng màu có đánh số
1,2,…,n (nếu khơng có giấy màu có thể đánh thêm kí tự A, B, C, .... Ví dụ A1,
A2, ... An, B1, B2, ..., Bn, C1, C2, ..., Cn).
Sau khi các nhóm ở vịng 1 hồn tất cơng việc giáo viên hình thành nhóm
mới (mảnh ghép) theo số đã đánh, có thể có nhiều số trong 1 nhóm mới. Bước
này phải tiến hành một cách cẩn thận tránh làm cho học sinh ghép nhầm nhóm.
- Những lưu ý khi sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép:
+ Có sự phân bố hợp lí thời gian hoạt động giữa các vịng.
+ Có sự phân chia nhóm trưởng, thư kí rõ ràng, có điểm cộng khuyến
khích.
+ Nhiệm vụ giao cho học sinh ở các vòng phải cụ thể, vừa sức đảm bảo các
học sinh đều hiểu rõ ràng và có thể hồn thành nhiệm vụ.
+ Trong quá trình hoạt động phải có sự theo dõi, phát hiện kịp thời của giáo
viên để hỗ trợ các thành viên trong nhóm chun sâu hồn thành nhiệm vụ.

+Trước khi phát phiếu trả lời cho học sinh ở vòng 1, giáo viên đánh số theo
thứ tự phiếu để học sinh trong mỗi nhóm nhớ số của mình. Điều đó thuận lợi
cho việc học sinh sử dụng số đó để nhập nhóm mới. Có quy ước số cho nhóm
mảnh ghép mới (Tùy theo số học sinh lớp có thể linh động trong cách đánh số
và chọn nhóm).
+ Nhóm mảnh ghép hình thành phải có đủ các thành viên của các nhóm
chuyên sâu.

5


Để nâng cao hiệu quả học tập, trong quá trình giảng dạy tơi sử dụng
phương pháp dạy học tích cực để nâng cao chất lượng dạy học và đã sử dụng kĩ
thuật các mảnh ghép cho một số tiết học vật lí của chương trình vật lí 12- Ban cơ
bản. Để đem lại hiệu quả cao tôi sử dụng 1 số giải pháp sau :
*Giải pháp 1: Sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép trong hoạt động hình
thành 1, 2, 3 mục nhỏ trong bài học.
Khi sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong một mục nhỏ cần:
Thời gian chia cân đối cho học sinh thời gian hoạt động cho 2 vịng, thời
gian di chuyển giữa các nhóm. Giáo viên có thể chia lớp làm 4 nhóm hoạt động
nhưng cần chú ý đánh số thứ tự giữa các em học sinh trong các nhóm. Phát
phiếu học tập cho các em.
Ví dụ 1: Bài 27: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại ( Sách giáo khoa vật lí
12 - Ban cơ bản).
Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong mục III.Tia hồng ngoại và mục IV. Tia
tử ngoại (Bài 27).
Trước khi tiến hành dạy Bài 27, giáo viên yêu cầu học sinh về nhà đọc sách
giáo khoa, tìm hiểu thêm về tia hồng ngoại, tia tử ngoại trên các trang mạng xã
hội, có thế tham khảo các trang:
/> />Khi bắt đầu tiết học giáo viên trình chiếu thí nghiệm về phát hiện tia hồng

ngoại và tia tử ngoại, đưa ra tính chất chung của tia hồng ngoại và tia tử ngoại.
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu nguồn phát, tính chất cơng dụng của tia
hồng ngoại và tia tử ngoại.
- Tiến hành hoạt động :
+ VỊNG 1: Nhóm chun sâu
Chia lớp thành 4 nhóm.
Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, trả lời phiếu học tập1, 2, 3 :
Giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện các phiếu học tập:
Phiếu học tập số 1:
Nguồn tạo ra tia hồng ngoại ? Ví dụ về các nguồn phát ra tia hồng ngoại.
Phiếu học tập sớ 2:
Tính chất, những ứng dụng thực tế của tia hồng ngoại ?
Phiếu học tập số 3:
Nguồn tạo ra tia tử ngoại? Ví dụ về nguồn phát ra tia tử ngoại.
Phiếu học tập sớ 4:
Tính chất, cơng dụng của tia tử ngoại ?
Trong đó: Nhóm 1 hồn thiện phiếu học tập số 1, nhóm 2 hồn thiện phiếu
học tập số 2, nhóm 3 hồn thiện phiếu học tập số 3, nhóm 4 hoàn thiện phiếu
học tập số 4.
6


Giáo viên hướng dẫn học sinh cách thảo luận và ghi kết quả vào phiếu.
Các câu trả lời của các thành viên trong nhóm được trả lời trong các phiếu
học tập các các nhân độc lập suy nghĩ trong vài phút. Các thành viên trong
nhóm chia sẻ nội dung các câu hỏi để nắm vững nội dung câu hỏi. Cuối cùng
sản phẩm mà các nhóm thu được có kết quả thu được như nhau.
Yêu cầu học sinh rời nhóm cũ, di chuyển đến nhóm mảnh ghép số 1A, 2B,
3C, 4D mới theo sự phân công của giáo viên ngay từ đầu.


Nhóm 1

1A

Nhóm 2

Nhóm 3

2B

3C

Nhóm 4

4D

Hình 1: Sơ đờ minh họa cách ghép các nhóm cũ nhóm 1, 2, 3, 4 để tạo
ra các nhóm mảnh ghép: 1A, 2B, 3C, 4D.
Sau khi ghép nhóm các thành viên trong nhóm phải được ghép sao cho cả
mỗi nhóm mảnh ghép đều có đầy đủ các thành viên ở 4 nhóm ban đầu.
+ VỊNG 2: Nhóm các mảnh ghép
Yêu cầu các nhóm các mảnh ghép 1, 2, 3 thảo luận trả lời các phiếu học tập
số 5. Nội dung phiếu:
Phiếu học tập sớ 5:
Hồn thiện bảng sau:
STT

Tia hồng ngoại

Tia tử ngoại


Định nghĩa
Bước sóng
Bản chất
Nguồn gốc
Tính chất, cơng dụng
Sau thời gian thảo luận nhóm thống nhất ghi kết quả vào phiếu học tập số 5.
Sau khi hết thời gian thảo luận nhóm mảnh ghép. Cho đại diện 1 nhóm
trình bày báo cáo, các nhóm cịn lại bổ sung ý kiến và phản biện ý kiến.
Giáo viên thu phiếu thảo luận của các nhóm mảnh ghép.
Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm.
- Giáo viên chuẩn bị kiến thức trên máy để chốt lại kiến thức 1 lần nữa:

7


STT

Tia hờng ngoại

Tia tử ngoại

Định nghĩa

- Là bức xạ sóng điện từ có - Là các bức xạ điện từ có
bước sóng lớn hơn bước sóng bước sóng nhỏ hơn bước
của ánh sáng đỏ.
sóng ánh sáng tím.

Bước sóng


hn > đỏ

tn < tím

Bản chất

Sóng điện từ.

Sóng điện từ.

Nguồn gốc

- Về lý thuyết các nguồn có - Những vật có nhiệt độ
nhiệt độ lớn hơn 0o K sẽ phát trên 2000 độ C đều phát ra
ra tia hồng ngoại.
tia tử ngoại.

Tính chất, công
dụng

- Tác dụng cơ bản nhất của
tia hồng ngoại là tác dụng
nhiệt.
- Có khả năng gây ra một số
phản ứng hóa học, tác dụng
lên một số loại phim ảnh.
- Tia hồng ngoại cũng có thể
biến điệu được như sóng
điện từ cao tần.

- Tia hồng ngoại cịn có thể
gây ra hiện tượng quang
điện trong ở một số chất bán
dẫn.
* Công dụng :
- Dùng để phơi khô, sấy, sưởi
ấm.
- Điều chế một số loại kính
ảnh hồng ngoại chụp ảnh
ban đêm.
- Chế tạo điều khiển từ xa.
- Ứng dụng trong quân sự.

- Tác dụng lên phim ảnh.
- Kích thích sự phát quang
của nhiều chất, gây ra một
số phản ứng hóa học,
quang hóa.
- Kích thích nhiều phản
ứng hóa học.
- Iơn hóa khơng khí và
nhiều chất khí khác.
- Tác dụng sinh học hủy
diệt tế bào.
- Bị nước và thủy tinh hấp
thụ mạnh nhưng trong suốt
với thạch anh.
- Gây ra hiện tượng quang
điện ngoài ở nhiều kim
loại.

*Công dụng:
- Trong y học, tia tử ngoại
được sử dụng để tiệt trùng
các dụng cụ phẫu thuật,
chữa bệnh còi xương.
- Trong cơng nghiệp dùng
để tiệt trùng thực phẩm
trước khi đóng hộp.
- Trong cơ khí dùng để phát
hiện lỗi sản phẩm trên bề
mặt kim loại.

Qua ví dụ trên, khi tơi áp dụng kĩ thuật các mảnh ghép tôi thấy rằng: Học
sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức, nắm được kiến thức sau khi thảo luận. Nhưng
8


phải có quy ước thời gian hoạt động, giới thiệu cách thức trước khi hoạt động.
Trước khi phát phiếu trả lời cho học sinh, giáo viên đánh số theo thứ tự phiếu để
học sinh trong mỗi nhóm nhớ số của mình. Điều đó thuận lợi cho việc học sinh
sử dụng số đó để nhập nhóm mới. Có quy ước số cho nhóm mảnh ghép mới.
Trong cả hai vịng 1, 2 khi học sinh tham gia thảo luận các nhiệm vụ người giáo
viên phải có mặt để hỗ trợ học sinh giải thích những vướng mắc trong qua trình
thảo luận. Để đạt hiệu quả tốt cần rất nhiều sự hỗ trợ cũng như sử dụng công
nghệ thông tin vào bài giảng hỗ trợ học sinh quan sát thí nghiệm giúp có thể vận
dụng linh hoạt vào bài giảng.
* Giải pháp 2: Sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép trong việc xây dựng
kiến thức cho toàn bộ nội dung bài học trong một bài học.
Kĩ thuật các mảnh ghép sẽ được sử dụng xuyên suốt một nội dung bài học.
Với hoạt động này giúp giáo viên, thơng qua các nhóm báo cáo và sự góp ý, bổ

sung của các nhóm. Giáo viên biết học sinh đã có những kiến thức nào, cần phải
điểu chỉnh bổ sung ở phần chốt lại kiến thức.
Ví dụ khi dạy bài 17: Máy phát điện xoay chiều (Sách giáo khoa vật lí
12 - Ban cơ bản).
Bài này gồm 2 mục: I.Máy phát điện xoay chiều một pha; II.Máy phát điện
xoay chiều ba pha. Sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép dạy xuyên suốt toàn nội
dung cả bài.
Sau khi trình chiếu hình ảnh máy phát điện xoay chiều xoay chiều 1pha và
3 pha.
- Tiến hành hoạt động :
+ VỊNG 1: Nhóm chun sâu
Giáo viên sử dụng các phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1:
Nêu cấu tạo của máy phát điện xoay chiều một pha, biểu thức tính tần số
của dòng xoay chiều 1 pha ? Trong thực tế em thấy máy phát điện xoay chiều
một pha thường dùng ở đâu?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2:
Nêu cấu tạo của máy phát điện xoay chiều ba pha? Trong thực tế em thấy
dòng điện do máy phát điện xoay chiều ba pha thường dùng ở đâu?
Chia lớp thành 4 nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm:
Nhóm1 và 3: Phiếu học tập số 1.
Nhóm 2 và 4: Phiếu học tập số 2.
Nêu cấu tạo của máy phát điện xoay chiều ba pha? Trong thực tế em thấy
dòng điện do máy phát điện xoay chiều ba pha thường dùng ở đâu?
Yêu cầu các nhóm dựa vào sách giáo khoa và các hình ảnh trên máy chiếu
và các kiến thức thực tế đã chuẩn bị bài ở nhà để hoàn thiện phiếu học tập.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách thảo luận và ghi kết quả vào phiếu.
9



Các câu trả lời của các thành viên trong nhóm được trả lời trong các phiếu
học tập các các nhân độc lập suy nghĩ trong vài phút. Các thành viên trong nhóm
chia sẻ nội dung các câu hỏi để nắm vững nội dung câu hỏi. Cuối cùng sản phẩm
mà các nhóm thu được có kết quả thu được như nhau.
Sau thời gian khoảng 3 phút yêu cầu các nhóm 1, 2, 3, 4 ghép lại với nhau
thành 4 nhóm mới. Học sinh rời nhóm cũ, di chuyển đến nhóm mảnh ghép số
1A, 2B, 3C, 4D mới theo sự phân công của giáo viên ngay từ đầu ( Theo hình 1:
Sơ đồ minh họa cách ghép các nhóm cũ nhóm 1, 2, 3, 4 để tạo ra các nhóm
mảnh ghép: 1A, 2B, 3C, 4D: Trang 9)
VỊNG 2: Nhóm các mảnh ghép
Các nhóm mới trả lời câu hỏi:
PHIẾU HỌC TẬP SỚ 3:
Hồn thiện bảng sau:
Máy phát điện

Máy phát điện xoay chiều Máy phát điện xoay
một pha
chiều ba pha

Đặc điểm
Cấu tạo
Nguyên tắc hoạt động

Sau khi hết thời gian thảo luận nhóm mảnh ghép. Cho đại diện 1 nhóm trình
bày báo cáo, các nhóm còn lại bổ sung ý kiến và phản biện ý kiến.
- Giáo viên chuẩn bị kiến thức trên máy, để chốt lại kiến thức học sinh.
Máy phát điện

Máy phát điện xoay chiều Máy phát điện xoay
một pha

chiều ba pha

Đặc điểm
Cấu tạo

Có 2 phần chính:
+Phần cảm:Tạo ra từ
trường biến thiên từ các
nam châm
+Phần ứng: Tạo ra suất
điện động qua các cuộn
dây.

- Có hai phần :
+ Phần cảm (rơ to):
Nam châm quay
+ Phần ứng (stato): gồm
3 cuộn dây giống nhau
cố định trên một vành
tròn đặt lệch nhau 1200.

Nguyên tắc hoạt động

Hiện tượng cảm ứng điện Hiện tượng cảm ứng
từ
điện từ

Giáo viên bổ sung kiến thức về dòng ba pha, ưu việt của dòng ba pha.
Ví dụ khi dạy bài 4: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức (Sách giáo
khoa vật lí 12 - Ban cơ bản).


10


Kĩ thuật các mảnh ghép được sử dụng xuyên suốt toàn nội dung bài. Khi sử
dụng kĩ thuật các mảnh ghép vào bài này cần sử dụng các phiếu học tập sau:
VỊNG 1: Nhóm chun sâu
Giáo viên sử dụng các phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1:
+Thế nào là dao động tắt dần ?
+Nguyên nhân dao động tắt dần là do đâu?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2:
+Thế nào là dao động duy trì ?
+Ví dụ thực tế về dao động duy trì ?
PHIẾU HỌC TẬP SỚ 3:
+Thế nào là dao động cưỡng bức?
+Ví dụ thực tế về dao động cưỡng bức?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 :
+ Định nghĩa hiện tượng cộng hưởng ?
+Điều kiện cộng hưởng?
Chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm, giáo viên qui ước chiều đánh số thứ tự
ví trí ngồi, giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm học sinh.
Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, trả lời phiếu học tập1, 2, 3 :
+Giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện các phiếu học tập:
Nhóm 1: Phiếu học tập số 1.
Nhóm 2: Phiếu học tập số 2.
Nhóm 3: Phiếu học tập số 3.
Nhóm 4: Phiếu học tập số 4.
+Hướng dẫn học sinh cách thảo luận và ghi kết quả vào phiếu.
Các câu trả lời của các thành viên trong nhóm được trả lời trong các phiếu

học tập các các nhân độc lập suy nghĩ trong vài phút. Các thành viên trong nhóm
chia sẻ nội dung các câu hỏi để nắm vững nội dung câu hỏi. Cuối cùng sản phẩm
mà các nhóm thu được có kết quả thu được như nhau.
Yêu cầu học sinh rời nhóm cũ, di chuyển đến nhóm mảnh ghép số 1A, 2B,
3C, 4D mới theo sự phân công của giáo viên ngay từ đầu( Theo hình 1: Sơ đồ
minh họa cách ghép các nhóm cũ nhóm 1, 2, 3, 4 để tạo ra các nhóm mảnh ghép:
1A, 2B, 3C, 4D: Trang 8).
Sau khi ghép nhóm các thành viên trong nhóm phải được ghép sao cho cả
mỗi nhóm mảnh ghép đều có đầy đủ các thành viên ở 4 nhóm ban đầu.
VỊNG 2: Nhóm các mảnh ghép
Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời các phiếu học tập số 5. Sau khi hình
thành nhóm mới, các thành viên trong nhóm mới mỗi thành viên trong nhóm là
chuyên gia của lĩnh vực: Dao động tắt dần, dao động duy trì, dao động cưỡng
11


bức, hiện tượng cộng hưởng sẽ có nhiệm vụ chia sẻ những gì đã biết cho các bạn
khác trong nhóm. Sau thời gian thảo luận nhóm thống nhất ghi kết quả vào
phiếu học tập 5.
PHIẾU HỌC TẬP SỚ 5:
Hồn thiện bảng sau:
STT

Tên gọi

1

Dao động tắt dần

2


Dao động duy trì

3

Dao động cưỡng bức

4

Hiện tượng cộng hưởng

Đặc điểm

Cho các đại diện 1 nhóm trình bày báo cáo, các nhóm cịn lại bổ sung ý
kiến và phản biện ý kiến.
Khi sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép cho cả nội dung bài học, giúp cho học
sinh tự chủ, tự học. Tiết kiệm thời gian, học sinh chủ động sáng tạo trong cách
nghiên cứu bài học. Giáo viên chỉ đóng vai trị theo dõi, phát hiện khó khăn của
học sinh trong giải quyết các vấn đề trong phiếu bài tập đề ra. Phát huy được
năng lực giải quyết và sáng tạo. Tuy nhiên không phải bài học nào cũng có thể
sử dụng kĩ thuật này cho tồn bài, chỉ những bài có nội dung tách rời từng mục,
từng dạng riêng mới có thể áp dụng được. Để sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép
hiệu quả, trong bài này giáo viên có thể sử dụng giấy mầu có màu khác nhau và
phối hợp sử dụng đa dạng các phương pháp: Đàm thoại, hợp tác nhóm nhỏ.
* Giải pháp 3: Sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép cho tiết ôn tập củng cố
kiến thức.
Ví dụ khi dạy tiết 53: Ơn tập giữa kì II (Sách giáo khoa vật lí 12 - Ban
cơ bản).
Để học sinh ôn tập được kiến thức của 2 chương VI. Lượng tử ánh sáng,
chương VII. Hạt nhân nguyên tử giáo viên tổ chức hoạt động cho học sinh và sử

dụng kĩ thuật các mảnh ghép vào dạy học như sau
VỊNG 1: Nhóm chuyên sâu
Giáo viên sử dụng các phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP SỚ 1:
Em hãy điền câu trả lời vào ơ trớng:
1

Điều kiện xảy ra hiện tượng quang điện ngồi ?

2

Tên nội dung thuyết vận dụng để giải thích hiện
tượng quang điện ngồi ?

3

Viết các cơng thức tính lượng tử năng lượng , giới
hạn quang điện của kim loại ?

4

Hiện tượng quang điện trong tạo ra loại hạt nào
cùng tham gia vào quá trình dẫn điện ?
12


5

Hiện tượng quang, phát quang chia làm mấy loại ?


6

Mẫu ngun tử Bo có mấy tiên đê?

PHIẾU HỌC TẬP SỚ 2:
Em hãy điền câu trả lời vào ô trống:
1

Cấu tạo hạt nhân ?

2

Hệ thức Anhstanh

3

Cơng thức tính độ hụt khối

4

Cơng thức tính năng lượng liên kết, năng
lượng liên kết riêng?

5

Em đã được học các dạng phóng xạ nào?

+ Chia lớp làm 4 nhóm. Giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện các phiếu
học tập:
Nhóm 1,2: Phiếu học tập số 1.

Nhóm 3,4: Phiếu học tập số 2.
+Hướng dẫn học sinh cách thảo luận và ghi kết quả vào phiếu.
+Các câu trả lời của các thành viên trong nhóm được trả lời trong các phiếu
học tập các các nhân độc lập suy nghĩ trong vài phút.
+Các thành viên trong nhóm chia sẻ nội dung các câu hỏi để nắm vững nội
dung câu hỏi.
+Cuối cùng sản phẩm mà các nhóm thu được có kết quả thu được như
nhau.
Yêu cầu học sinh rời nhóm cũ, di chuyển đến nhóm mảnh ghép số 1A, 2B,
3C, 4D mới theo sự phân công của giáo viên ngay từ đầu ( Theo hình 1: Sơ đồ
minh họa cách ghép các nhóm cũ nhóm 1, 2, 3, 4 để tạo ra các nhóm mảnh ghép:
1A, 2B, 3C, 4D - Trang 8).
VỊNG 2: Nhóm các mảnh ghép
u cầu các nhóm mảnh ghép, thảo luận trả lời các phiếu học tập số 3.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3:
Em hãy vẽ sơ đồ tư duy các các công thức cần nhớ cho lần lượt chương
lượng tử ánh sáng và vật lí hạt nhân ?
Sau thời gian thảo luận nhóm thống nhất hồn thiện phiếu học tập 3, hoàn
thiện sản phẩm vào giấy A4 hoặc bảng phụ.
Cho các đại diện 1 nhóm trình bày báo cáo,các nhóm cịn lại bổ sung ý
kiến.
Cuối cùng là giáo viên kết luận về nội dung và để tiết học sôi nổi cho điểm
cộng là một yếu tố rất quan trọng.
Khi sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép cho cả nội dung ôn tập các chương sử
dụng để khái quát nội dung kiến thức trọng tâm trong các chương học. Để sử
13


dụng kĩ thuật các mảnh ghép có hiệu quả, tơi đã sử dụng thêm sơ đồ tư duy để
tổng kết các nội dung cơ bản ở vòng 2. Tuy nhiên để đạt kết quả tốt, thực hiện

tốt được bước này cần có sự chuẩn bị chu đáo giấy A4, hoặc bảng phụ, bút màu
hoặc bút dạ. Học sinh cũng phải được hướng dẫn chu đáo phương pháp vẽ, có
bút màu, giấy A4 hoặc bảng phụ. Bản thân học sinh cần có sự chuẩn bị trước lại
tồn bộ nội dung kiến thức đã học. Khuyến khích, cộng và cho điểm góp phần
tham gia tích cực của các học sinh.
2.3. Tính mới của giải pháp
Kích thích thúc đẩy sự tham gia tích cực của tất cả các thành viên trong
lớp. Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh.
Phát triển mơ hình hợp tác giữa học sinh với học sinh. Khi học sinh tự học
, tự tìm hiểu khám phá kiến thức trong bài góp phần năng lực tự chủ và tự học
của học sinh. Qua thảo luận trao đổi, thuyết trình nội dung học giúp học sinh
phát triển năng lực giao tiếp. Khi tiếp nhận kiến thức theo trật tự lơ gic, phương
pháp học tập tích cực mới sẽ giúp học sinh tăng cường khả năng giải quyết vấn
đề và sáng tạo trong học tập, tiếp thu kiến thức bài học một cách dễ dàng hơn..
Góp phần hình thành phẩm chất trung thực, chăm chỉ tham gia hoạt động nhóm,
có trách nhiệm với nhóm với bản thân.
Khi sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép tôi thấy rằng với kĩ thuật này đã góp
phần cải tiến phương pháp dạy học truyền thống hình thành trong các em tính tự
lực, năng lực phẩm chất của người học, học tập theo hướng cộng tác, đoàn kết,
huy động được sự tham gia tích cực của từng cá nhân, khơng khí lớp sơi nổi học
sinh hứng thú trong tiết học, khích lệ tình yêu khoa học, yêu bộ môn. Với việc
sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép trong giờ dạy vật lí lớp 12 đã góp phần nâng
cao hiệu quả dạy và học vật lí.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp.
Giải pháp đề ra trong sáng kiến được áp dụng cho môn vật lí 12 ở trường
trung học phổ thơng Mù Cang Chải và đạt được kết quả khả quan. Và tôi sẽ tiếp
tục thực hiện trong những năm tiếp theo. Với giải pháp này trong giờ học vật lí
tính chủ động tích cực của học sinh được tăng lên, qua hoạt động đánh giá và
kiểm tra được sản phẩm của hoạt động của từng học sinh.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng

giải pháp.
Trong quá trình giảng dạy tại trường trung học phổ thông Mù Cang Chải
tôi đã áp dụng sáng kiến này và thấy hiệu quả đạt được tương đối khả quan. Qua
theo dõi và áp dụng giải pháp nâng cao chất lượng dạy học cho các lớp 12 mà tôi được
phân công giảng dạy tôi tiến hành bài kiểm bài kiểm tra 15 phút sau khi học một
tiết học cụ thể tôi thu được kết quả sau:

14


Năm học 2020 – 2021:
Điểm

Giỏi

Khá

Trung
bình

Yếu

Kém

Lớp 12A2(Tổng số 35 học sinh)
Lớp không áp dụng biện pháp

0hs
0%


6hs
17 %

20 hs
57%

9 hs
26 %

0 hs
0%

Lớp 12A5 (Tổng số 34 học sinh)
Lớp áp dụng biện pháp

1hs
3%

8 hs
24%

21 hs
62 %

4hs
11 %

0 hs
0%


Giỏi

Khá

Trung
bình

Yếu

Kém

Lớp 12A1,2 (Tổng số 86 học sinh)
Lớp không áp dụng biện pháp

0 hs
0%

11 hs
13%

55hs
64%

20 hs
23%

0 hs
0%

Lớp 12A3,4 (Tổng số 87 học sinh)

Lớp áp dụng biện pháp

4 hs
4,6 %

20 hs
23 %

59 hs
68 %

3hs
4,4 %

0 hs
0%

Thực hiện

Năm học 2021 – 2022:
Điểm
Thực hiện

Qua bảng số liệu tổng hợp cho thấy :
- Số điểm khá, giỏi của của lớp áp dụng biện pháp tăng hơn so với lớp
không áp dụng biện pháp.
- Số điểm trung bình tăng lên và số điểm yếu kém giảm.
- Sự chủ động, tự giác trong học tập của học sinh tăng lên rõ rệt, phần lớn học
sinh thấy hứng thú và tích cực, sơi nổi hơn trong giờ học vật lí.
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu


STT

1

Họ và tên

Mùa A Phứ

Năm
sinh

1987

Nơi công tác
( hoặc nơi thường
trú)
Trường THCS &
THPT Púng Lng

Chức
danh

Trình
độ
chun
mơn

Giáo
viên


Đại học

Nội
dung
cơng
việc
hỗ trợ
Thử
nghiệm

- Học sinh thuộc các lớp 12A2, 12A5 ( Năm học 2020-2021) của trường
THPT Mù Cang Chải, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
- Học sinh thuộc các lớp 12A3, 12A4 ( Năm học 2021-2022) của trường
THPT Mù Cang Chải, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
- Học sinh thuộc lớp 12A1 (Năm học 2021-2022) của trường THCS &
THPT Púng Luông.
6. Các thông tin cần được bảo mật: Không.
15


7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Cơ sở vật chất: Lớp học được trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học có thể áp
dụng cơng nghệ thông tin vào bài giảng.
Sở giáo dục tạo thường xuyên điều kiện cho cán bộ giáo viên được tham
gia các lớp tập huấn và mở các lớp bồi dưỡng các nâng cao trình độ chun
mơn, nghiệp vụ.
Đặc biệt có sự quan tâm của các thầy, cô trong ban giám hiệu đến việc
giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy và học. Thường xuyên tổ chức các lớp bồi
dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho giáo viên.

Bản thân tơi là giáo viên trình độ chun mơn đại học sư phạm vật lí trong
quá trình giảng dạy ln cố gắng tìm tịi, học hỏi, tự bồi dưỡng, nâng cao trình
độ chun mơn, nghiệp vụ, tích cực dự giờ đồng nghiệp, đa dạng hóa các hình
thức và phương pháp dạy học, đưa các tình huống thực tế vào giờ dạy để nâng
cao hiệu quả giáo dục.
8. Tài liệu gửi kèm: Không.
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Trên đây là sáng kiến mà tôi đã sử dụng và áp dụng vào giảng dạy để nâng
cao hiệu quả giảng dạy tại trường THPT Mù Cang Chải .
Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Mù Cang Chải, ngày 10 tháng 01 năm 2022
Người viết báo cáo

Nguyễn Thị Thúy

16



×