Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Sử dụng phương pháp dạy học theo góc trong dạy học chủ đề “oxi với sự sống” nhằm phát triển năng lực hợp tác, tính tích cực cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.82 KB, 42 trang )

1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái
Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây:
Số Họ và
TT
tên
1

Ngày
tháng
năm sinh

Nơi cơng tác

Chức Trình độ Tỷ lệ (%) đóng
danh chun góp vào việc tạo
môn
ra sáng kiến


05/10/1990 Trường PT Dân Giáo
Phương
tộc nội trú THPT viên
Huyền
tỉnh Yên Bái

Cử nhân
Hóa học



100%

Là tác giả (các đồng tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến:
Sử dụng phương pháp dạy học theo góc trong dạy học chủ đề “Oxi với sự
sống” nhằm phát triển năng lực hợp tác, tính tích cực cho học sinh.
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
- Mô tả nội dung sáng kiến:
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai
có nền tảng văn hóa vững chắc và năng lực (NL) thích ứng cao trước mọi biến
động của thiên nhiên và xã hội. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết
và xu thế mang tính tồn cầu. Trong bối cảnh tồn ngành giáo dục đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh,
khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc thì phương pháp dạy
học được xem như là một cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo tổ
chức các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủ động trong học tập và đạt các
mục tiêu dạy học.
Nhiều PPDH tích cực đã được đưa ra áp dụng trong dạy học ở tất cả các cấp
học, bậc học. Tuy nhiên các phương pháp đó vẫn chưa thực sự đi sâu vào trong
thực tế dạy học trong nhà trường, chưa lôi cuốn được đông đảo giáo viên (GV) áp
dụng, cịn mang nặng tính hình thức và đặc biệt chưa tạo được hứng thú học tập
cho học sinh vì thế tính hiệu quả chưa cao. Dạy học theo góc là một phương pháp
dạy học hiện đại, ưu điểm của học theo góc trong dạy học là giáo viên có thể giao
nhiều nhiệm vụ với các mức độ và năng lực khác nhau theo từng nội dung học tập,
mỗi cá nhân tự hoàn thành nhiệm vụ với sự tương tác của người dạy và thành viên
trong nhóm, có thể áp dụng ở hầu hết các dạng bài học và các bài tập tích hợp kiến
thức nhiều mơn học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
và cũng là một trong các phương pháp phát triển nhiều năng lực cho học sinh,
trong đó có năng lực hợp tác (NLHT).



2
NLHT là một trong những năng lực quan trọng, cần thiết để phát triển toàn
diện phẩm chất và nhân cách người học sinh. Qua hoạt động hợp tác, người học
không những tiếp thu các kiến thức và kỹ năng liên quan đến bài học một cách
chủ động mà còn được rèn luyện và phát triển các kỹ năng xã hội như làm việc
theo nhóm, giao tiếp, thuyết trình, ra quyết định, giải quyết mâu thuẫn...
Qua thực tế dạy học và dự giờ thăm lớp ở các tiết học thì thấy rằng đa số
giáo viên đã có sử dụng các PPDH khác nhau trong qua trình dạy học. Tuy nhiên,
việc áp dụng phương pháp thuyết trình cịn là chủ yếu, ít sử dụng các phương pháp
dạy học nhằm phát huy năng lực hợp tác cho học sinh như phương pháp dạy học
theo góc… Một số giáo viên chưa biết cách xây dựng thiết kế bài giảng áp dụng
phương pháp dạy học theo góc cho phù hợp với từng nội dung trong bài, chưa biết
cách kết hợp sử dụng các kĩ thuật dạy học, xây dựng công cụ đánh giá cho từng
nội dung trong bài để phát huy được năng lực hợp tác, tính tích cực cho học sinh.
Qua thực tế dạy học tôi nhận thấy kỹ năng học hợp tác của nhiều học sinh còn
yếu. Khi học sinh được giao nhiệm vụ hoạt động nhóm thì các em thường tỏ ra
lúng túng, chưa có sự phối hợp tốt trong hoạt động học hợp tác nên nhiệm vụ của
cả nhóm chỉ được coi là nhiệm vụ của một hay một vài người trong nhóm và chưa
có sự chia sẻ, trao đổi, thống nhất cao trong nhóm, làm cho hoạt động học hợp tác
chỉ mang tính hình thức.
Trên cơ sở nghiên cứu nội dung chủ đề “Oxi với sự sống” chương trình Hóa
học lớp 10, tôi nhận thấy đây là một nội dung có nhiều phần kiến thức liên quan
đến các mơn học khác nhau như Sinh học, Địa lí, Vật lí… và có rất nhiều các chủ
đề STEM được xây dựng liên quan đến bài học, nhiều nội dung kiến thức trong
chủ đề có thể tiếp cận theo các cách khác nhau để học sinh có thể lĩnh hội được
kiến thức trong phần đó tùy theo năng lực và sở trường của học sinh, một số kiến
thức trong chủ đề Oxi với sự sống Hóa học 10 có thể sử dụng PPDH theo góc như
kiến thức về tính chất hóa học và điều chế oxi vì với các kiến thức này học sinh
vừa có thể suy luận lý thuyết, vừa có thể nghiên cứu qua thực nghiệm, qua thiết

kế kế hoạch bài dạy chủ đề “Oxi với sự sống” trong ba tiết có sử dụng phương
pháp dạy học theo góc trong phần hoạt động tìm hiểu về tính chất hóa học và điều
chế oxi, theo các góc như góc phân tích, góc quan sát, góc trải nghiệm, trong chủ
đề STEM chế tạo thiết bị sục khí oxi cho bể cá mini, sử dụng phương pháp dạy
học theo góc kết hợp với các kĩ thuật dạy học như kĩ thuật khăn trải bàn, đồng thời
xây dựng các công cụ đánh giá năng lực hợp tác trong dạy học đã giúp cho học
sinh chủ động, tích cực lĩnh hội kiến thức, khơng thụ động trong qua trình học
tập, nắm vững kiến thức, đạt kết quả cao trong bài kiểm tra, rèn luyện được khả
năng thuyết trình tự tin xây dựng tính đồn kết, làm việc nhóm hiệu quả, giúp học
sinh có cơ hội được chia sẻ, hiểu biết và giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập,
giúp học sinh hình thành phát triển năng lực hợp tác, tính tích cực cho học sinh.
- Những thơng tin cần được bảo mật (nếu có): Khơng.
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên Hóa học có trình
độ chun mơn từ ĐHSP trở lên.


3
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả:
Áp dụng sáng kiến này vào trong quá trình dạy học, học sinh nắm vững và
hiểu sâu kiến thức về tính chất hóa học, cách điều chế oxi. Học sinh được tiếp cận
kiến thức một cách chủ động, lựa chọn được cách nghiên cứu bài học phù hợp với
khả năng. Tích cực, say mê tham gia vào q trình học tập, điểm số bài kiểm tra
có kết quả cao hơn.
Giúp cho học sinh phát triển năng lực hợp tác tính tích cực trong học tập,
giờ học sơi nổi, học sinh biết cách chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau làm việc nhóm hiệu quả.
Phương pháp dạy học theo góc được sử dụng trong chủ đề “Oxi với sự
sống” hoàn toàn phù hợp cho việc phát triển NLHT của học sinh và khả thi để áp
dụng được trong quá trình giảng dạy hóa học ở trường THPT, từ đó áp dụng
phương pháp dạy học này vào các nội dung kiến thức phù hợp, góp phần hình

thành và phát triển toàn diện các phẩm chất, năng lực cho học sinh, nâng cao chất
lượng giờ học, các năng lực của học sinh, rèn luyện các kĩ năng học tập, tính tích
cực, tự giác, độc lập và sáng tạo cho học sinh.
- Danh sách những người đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu:
Số
TT

Họ và tên

Ngày tháng
năm sinh

Nơi công tác (hoặc
nơi cư trú)

Chức
danh

Trình
độ
chun
mơn

Nội dung
cơng việc
hỗ trợ

1

Nguyễn Tiến Dũng 04/06/1981


Trường PT DTNT Giáo
THPT tỉnh
viên

Đại
học

Áp dụng
thử sáng
kiến

2

Nguyễn Duy Đức

Trường PT DTNT Giáo
THPT tỉnh
viên

Đại
học

Áp dụng
thử sáng
kiến

05/10/1988

Thông qua kết quả khảo sát, kiểm chứng thu được từ việc dạy trên lớp và

hai đồng nghiệp tiến hành dạy trong hai năm học có thể thấy rằng giáo viên thực
hiện theo giáo án thiết kế không vận dụng PPDH theo góc, ít tạo cơ hội để học
sinh phát triển được NLHT, học sinh chủ yếu thụ động lĩnh hội kiến thức, kết quả
bài kiểm tra chưa cao. Giáo viên tiến hành giờ học có sử dụng PPDH theo góc
theo kế hoạch bài dạy đã đề xuất, trong đó giáo viên đóng vai trị tổ chức, định
hướng điều chỉnh, giúp đỡ và nhận xét, đánh giá cho thấy học sinh học tập một
cách chủ động, tích cực, sơi nổi, đạt kết quả tốt.
Áp dụng sáng kiến này vào trong quá trình dạy học giúp phát triển năng lực
hợp tác, tính tích cực cho học sinh, qua q trình nghiên cứu lâu dài và bổ sung,
sáng kiến sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên và học sinh.
Tác giả chia sẻ được một số kinh nghiệm của bản thân đồng thời được trao
đổi với đồng nghiệp về nội dung và phương pháp dạy chủ đề “Oxi với sự sống”


4
giúp học sinh hứng thú trong học tập, yêu thích mơn học, nắm vững kiến thức góp
phần nâng cao hiệu quả dạy và học.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Yên Bái, ngày 06 tháng 02 năm 2022
Người nộp đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Vũ Phương Huyền


5

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ THPT TỈNH YÊN BÁI


BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo
Chuyên ngành: Hóa học)
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GĨC TRONG DẠY
HỌC CHỦ ĐỀ “OXI VỚI SỰ SỐNG” NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC HỢP TÁC, TÍCH TÍCH CỰC CHO HỌC SINH

Tác giả: Vũ Phương Huyền
Trình độ chun mơn: Cử nhân Hóa học
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường PT Dân tộc nội trú THPT tỉnh Yên Bái.

Yên Bái, ngày 06 tháng 02 năm 2022


6
MỤC LỤC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN .......................................................... 7
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN: ...................................................................................... 7
1. Tình trạng các giải pháp đã biết ..................................................................... 7
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: ..................................... 4
3. Khả năng áp dụng của sáng kiến ............................................................... 18
4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp ......................................... 19
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu ………………..22
6. Các thông tin cần được bảo mật: Không ...................................................... 22
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: . ........................................... 22
8. Tài liệu kèm theo: ....................................................................................... 22
III. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN .......... 22



7
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Sử dụng phương pháp dạy học theo góc trong dạy
học chủ đề “Oxi với sự sống” nhằm phát triển năng lực hợp tác, tính tích cực
cho học sinh.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và đào tạo.
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Nội dung chủ đề tôi lựa chọn thuộc kiến
thức mơn Hóa học trong chương trình Hóa học lớp 10 THPT.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 2 năm 2021
5. Tác giả:
Họ và tên: Vũ Phương Huyền
Năm sinh: 05/10/1990
Trình độ chun mơn: Cử nhân Hóa học
Chức vụ cơng tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường PT Dân tộc nội trú THPT tỉnh Yên Bái
Địa chỉ liên hệ: Trường PT Dân tộc nội trú THPT tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0986 089 130
II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN:
1.
1. Tình trạng các giải pháp đã biết
Trong bối cảnh tồn ngành giáo dục đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh, khắc phục lối truyền
thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc thì phương pháp dạy học được xem như
là một cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động
học tập nhằm giúp học sinh chủ động trong học tập và đạt các mục tiêu dạy học.
Trong các nhà trường thì dạy học dựa trên phát triển năng lực đã được thực
hiện, song khơng thường xun và cịn mang nặng tính hình thức vì thế tính hiệu
quả chưa cao.
Dạy học theo góc là một hình thức tổ chức dạy học theo đó học sinh thực

hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong khơng gian lớp học nhưng
cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập theo các phong cách học tập khác
nhau, có học sinh có khả năng phân tích (nghiên cứu tài liệu, đọc sách…để rút ra
kết luận hoặc thu nhận kiến thức), có học sinh có khả năng quan sát (quan sát
người khác làm, quan sát hình ảnh để rút ra kết luận, thu nhận kiến thức), có học
sinh thích học qua thực hành áp dụng (học thông qua hành động để rút ra kết luận
hoặc thu nhận tri thức). Như vậy học sinh thể hiện các phong cách học khác nhau
như: quan sát, phân tích, áp dụng (hoạt động có hỗ trợ), hoạt động trải nghiệm.
Để đáp ứng mục tiêu của dạy học theo góc địi hỏi giáo viên phải thiết kế được
các nhiệm vụ nhằm kích thích các phong cách học khác nhau đảm bảo cho học
sinh học sâu, học thoải mái.
Trong mơn Hóa học, NLHT được hình thành và phát triển thơng qua dạy
học theo góc được thể hiện ở việc học sinh cùng chia sẻ, phối hợp tích cực với


8
nhau trong việc tổ chức thực hiện học hợp tác ở các góc và chuyển góc cũng như
trong q trình báo cáo sản phẩm. Điều này giúp học sinh hình thành và phát triển
kỹ năng làm việc nhóm, đây là yếu tố rất quan trọng góp phần hình thành và phát
triển nhân cách toàn diện của người học sinh trong bối cảnh mới.
Qua q trình thăm lớp dự giờ tơi thấy rằng một số giáo viên chưa biết cách
xây dựng thiết kế bài giảng áp dụng phương pháp dạy học theo góc cho phù hợp
với từng nội dung trong bài, cùng một nội dung kiến thức chưa triển khai theo các
cách tiếp cận khác nhau như thơng qua lí thuyết, thực hành, hoạt động trải nghiệm
cho phù hợp với năng lực, sở trường của học sinh để chiếm lĩnh kiến thức đó,
chưa biết cách kết hợp sử dụng các kĩ thuật dạy học, xây dựng công cụ đánh giá
cho từng nội dung trong bài để phát huy được năng lực hợp tác, tính tích cực cho
học sinh. Qua thực tế dạy học tôi nhận thấy kỹ năng học hợp tác của nhiều học
sinh còn yếu. Khi học sinh được giao nhiệm vụ hoạt động nhóm thì các em thường
tỏ ra lúng túng, chưa có sự phối hợp tốt trong hoạt động học hợp tác nên nhiệm

vụ của cả nhóm chỉ được coi là nhiệm vụ của một hay một vài người trong nhóm
và chưa có sự chia sẻ, trao đổi, thống nhất cao trong nhóm, làm cho hoạt động học
hợp tác chỉ mang tính hình thức.
Trên cơ sở nghiên cứu nội dung chủ đề “Oxi với sự sống” chương trình Hóa
học lớp 10, tơi nhận thấy đây là một nội dung có nhiều phần kiến thức liên quan
đến các mơn học khác nhau như Sinh học, Địa lí, Vật lí… và có rất nhiều các chủ
đề STEM được xây dựng liên quan đến bài học, nhiều nội dung kiến thức trong
chủ đề có thể tiếp cận theo các cách khác nhau để học sinh có thể lĩnh hội được
kiến thức trong phần đó tùy theo năng lực và sở trường của học sinh, một số kiến
thức trong chủ đề Oxi với sự sống Hóa học 10 có thể sử dụng PPDH theo góc như
kiến thức về tính chất vật lý và tính chất hóa học của oxi vì với các kiến thức
này học sinh vừa có thể suy luận lý thuyết, vừa có thể nghiên cứu qua thực
nghiệm, kiến thức về ứng dụng của oxi vì với kiến thức này học sinh có thể liên
hệ với thực tiễn cuộc sống. Hoạt động STEM: Chế tạo thiết bị sục khí oxi cho bể
cá mini, Oxi quanh ta… Nhằm phát triển năng lực hợp tác, tính tích cực cho học
sinh giúp cho học sinh có kỹ năng học hợp tác, biết trao đổi và chia sẻ lẫn nhau
trong quá trình học tập người giáo viên cần sử dụng các phương pháp dạy học tích
cực được đánh giá là có hiệu quả trong việc phát triển năng lực hợp tác cho học
sinh. Với những lí do này, tơi đã lựa chọn đề tài: “Sử dụng phương pháp dạy học
theo góc trong dạy học chủ đề Oxi với sự sống nhằm phát triển năng lực hợp
tác, tính tích cực cho học sinh”.
2.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
2.1 Mục đích của giải pháp:
Dạy học theo góc là q trình học được chia thành các góc (khu vực) bằng
cách phân chia nhiệm vụ và tư liệu học tập, học sinh có thể độc lập lựa chọn cách
thức học tập riêng trong nhiệm vụ chung.
Trong q trình dạy học theo góc có thể xây dựng nội dung tìm hiểu tại các
góc hướng đến các nội dung kiến thức khác nhau hoặc giống nhau. Trong sáng



9
kiến này, chủ yếu xây dựng các góc với các nhiệm vụ khác nhau nhưng cùng
hướng tới một nội dung kiến thức với các mức độ khác nhau để học sinh lựa chọn
phù hợp với năng lực của học sinh.
Kích thích học sinh tích cực hoạt động và thơng qua hoạt động mà học tập.
Thể hiện được sự đa dạng và đáp ứng được nhiều phong cách học khác
nhau của học sinh. Các hoạt động của học sinh trong PPDH này phải có tính đa
dạng cao về nội dung và hình thức. Ở mỗi góc đều có mức độ hoạt động khác
nhau từ dễ đến khó nên học sinh có sở thích và năng lực khác nhau, có nhịp độ
học tập và phong cách học khác nhau đều có thể tự tìm được cách để thích ứng.
Đặc điểm này cho phép giáo viên giải quyết được vấn đề tính đa dạng trong
nhóm, đáp ứng được hứng thú và tạo cơ hội để học sinh thể hiện năng lực của
bản thân.
- Tạo cơ hội để học sinh được thực hành, khám phá và thử nghiệm qua mỗi
hoạt động. Khi học sinh thực hiện các nhiệm vụ ở các góc sẽ bị cuốn hút vào
hoạt động học tập tích cực, khơng chỉ tham gia hoạt động thực hành các nội dung
học tập của bài học mà cịn có cơ hội được khám phá, thực hành để mở rộng, phát
triển và sáng tạo (thực hiện thí nghiệm mới, đọc tư liệu mới).
- Dạy học theo góc tạo ra sự tương tác tích cực giữa giáo viên và học sinh
và giữa học sinh với nhau trong quá trình học tập.
2.2. Nội dung giải pháp
2.2.1. Những điểm khác biệt, tính mới của sáng kiến
Phương pháp dạy học theo góc đã được sử dụng nhiều trong quá trình dạy
học nhưng đa phần là học sinh được chia theo các các góc và tìm hiểu các nội
dung khác nhau trong bài học tại các góc, sau đó di chuyển qua các góc để thực
hiện nhiệm vụ tại các góc, trong sáng kiến này học sinh sẽ được tìm hiểu cùng
một nội dung kiến thức tiếp cận ở các góc khác nhau như góc phân tích, góc trải
nghiệm, góc áp dụng... tùy theo năng lực của học sinh, học sinh được lựa chọn
cách tiếp cận kiến thức phù hợp với bản thân.

Trong quá trình dạy học chủ đề “ Oxi với sự sống” trong phần tìm hiểu kiến
thức về tính chất hóa học, điều chế oxi giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tiếp
cận vấn đề theo phương pháp nêu và giải quyết vấn đề bằng việc đưa ra các câu
hỏi mâu thuẫn... nhưng khi sử dụng phương pháp này chỉ một số học sinh tư duy
để trả lời câu hỏi, một số học sinh tiếp thu chưa tốt sẽ khơng tích cực trong bài
học, nhưng khi sử dụng phương pháp dạy học theo góc trong phần này học sinh
được lựa chọn cách tiếp cận kiến thức phù hợp với năng lực, các em có thể tìm
hiểu nội dung thông qua nghiên cứu sách giáo khoa, qua xem video, làm thí
nghiệm nên các em sẽ tích cực hoạt động và học tập.
Trong phần hoạt động STEM “Chế tạo thiết bị sục khí mini cho bể cá” đây
là hoạt động STEM đã được tổ chức trong nhiều tiết học về chủ đề này nhưng đa
số hoạt động này được tổ chức dưới dạng thuyết trình, đàm thoại về cách chế tạo
thiết bị sục khí sau đó học sinh tiến hành chế tạo thiết bị sục khí cho bể cá, khi tổ
chức như vậy học sinh tiếp thu một cách thụ động, một chiều, khi sử dụng phương


10
pháp dạy học theo góc với các góc khoa học, góc cơng nghệ, góc kĩ thuật học sinh
sẽ tự lựa chọn các góc phù hợp theo năng lực, sở thích của học sinh nên hứng thú,
say mê hơn trong học tập.
Nêu được cụ thể cách thức xây dựng thiết kế phương pháp dạy học theo
góc phù hợp với nội dung chủ đề “Oxi với sự sống” phát triển được năng lực hợp
tác, tính tích cực cho học sinh.
Học sinh được chủ động, sáng tạo trong lĩnh hội tri thức trong học tập, được
trải nghiệm với các góc học tập khác nhau phù hợp với năng lực của bản thân để
tìm hiểu về tính chất hóa học, cách điều chế oxi, hoạt động chủ đề STEM.
Xây dựng được công cụ đánh giá để đánh giá sự phát triển năng lực hợp tác
của học sinh qua các hoạt động như bảng kiểm quan sát học sinh theo các tiêu chí
của năng lực, phiếu đánh giá của học sinh.
2.2.2. Nội dung

2.2.2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực hợp tác,
tính tích cực cho học sinh thơng qua dạy học theo góc.
NLHT là khả năng thực hiện những hành động, kỹ thuật học tập một
cách đúng đắn, linh hoạt, mềm dẻo, có hiệu quả trên cơ sở vận dụng những tri
thức, kinh nghiệm học tập hợp tác với giáo viên và bạn học trong mơi trường
nhóm nhằm thực hiện mục tiêu học tập đề ra. NLHT là khả năng tổ chức và quản
lí nhóm, thực hiện các hoạt động trong nhóm một cách thành thạo, linh hoạt,
sáng tạo nhằm giải quyết nhiệm vụ chung một cách có hiệu quả.
Học theo góc, người học được lựa chọn hoạt động và phong cách học khác
nhau qua các góc học tập: Góc quan sát, góc trải nghiệm, góc phân tích, góc vận
dụng…Dạy học theo góc giúp cho học sinh hiểu sâu sắc, trọn vẹn bài học bằng
chính năng lực của mình và biết vận dụng kiến thức thành kinh nghiệm của bản
thân, năng cao chất lượng của việc dạy và học hóa học.
Các bước thực hiện dạy học theo góc


11

Quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ tại các góc giáo viên có thể kết hợp
sử dụng các kĩ thuật dạy học nhằm phát huy năng lực hợp tác của học sinh như kĩ
thuật mảnh ghép, kĩ thuật khăn trải bàn…
* Yêu cầu chung về kế hoạch bài dạy theo góc.
Với bộ mơn Hóa học thường sử dụng PPDH theo góc theo phong cách học
khác nhau. Vì vậy để có thể áp dụng PPDH theo góc đạt hiệu quả cao thì :
- Nội dung kiến thức cần có sự kết hợp giữa kiến thức thức lý thuyết và
thực nghiệm để học sinh khám phá theo nhiều phong cách khác nhau.


12
- Nội dung kiến thức có thể chứa đựng những tình huống có vấn đề hoặc có

nhiều cách hiểu, nhiều cách lí giải khác nhau, các kiến thức gắn với thực tiễn cần thu
thập nhiều ý tưởng sáng tạo, nhiều kinh nghiệm hiểu biết và tính khái quát cao.
- Nội dung kiến thức không quá dài ứng với thời lượng trong một tiết dạy
vì trong dạy học theo góc, việc luân chuyển giữa các góc mất khá nhiều thời gian
và thời gian hoạt động phải đảm bảo sự hợp lí giữa nội dung học tập và thời gian
thảo luận.
- Thiết kế nhiệm vụ ở mỗi góc phải đảm bảo mục tiêu dạy học theo chuẩn
kiến thức, kỹ năng và phù hợp với phong cách học tập đặc trưng cho góc đó.
2.2.2.2. Một số nội dung xây dựng sử dụng phương pháp dạy học theo
góc trong giảng dạy đã thực hiện trong chương trình Hóa học lớp 10.
Bài: “Hiđroclorua – Axit clohđric – Muối Clorua” sử dụng phương pháp
dạy học theo góc trong nội dung tìm hiểu kiến thức về tính chất vật lí, tính chất
hóa học, nhận biết ion clorua.
Giáo viên xây dựng các góc
Góc phân tích
Mục tiêu: Từ việc nghiên cứu SGK học sinh rút ra kết luận về kiến thức mới.
Nhiệm vụ
-Nghiên cứu SGK thảo luận nhóm, rút ra kết luận về:
- Tính chất vật lí của khí HCl và axit HCl
- Dự đốn tính chất hóa học của axit HCl, viết các PTHH minh họa
- Nhận biết ion clorua
- Thống nhất trong nhóm ghi nội dung vào phiếu học tập số 1 trên giấy A0, dán
lên tường ở vị trí góc phân tích.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu hỏi 1
Khí Hiđroclorua có những tính chất vật lí nào?
……………………………………………………………………………………
Câu hỏi 2
a.Axit HCl có những tính chất vật lí nào?

……………………………………………………………………………………
b. Cho biết tính chất của axit HCl, viết phương trình phản ứng minh họa cho các
tính chất đó
……………………………………………………………………………………
Câu hỏi 3: Dùng thuốc thử nào để nhận biết ion clorua? Hiện tượng? PTHH
……………………………………………………………………………………
Góc áp dụng
1.Mục tiêu: Từ phiếu hỗ trợ của giáo viên (nội dung tóm tắt kiến thức của bài)
học sinh có thể áp dụng để giải bài tập.


13
2.Nhiệm vụ
-Học sinh nghiên cứu cá nhân nội dung trong tờ phiếu hỗ trợ kiến thức
-Hoàn thành phiếu học tập số 2 vào giấy A4
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Trắc nghiệm
Câu 1 : Ở nhiệt độ thường, hiđro clorua
A. tan rất nhiều trong nước.
B. tan rất ít trong nước.
C. khơng tan trong nước.
D. tan ít trong nước.
Câu 2: Chọn phát biểu sai:
A. Axit clohiđric vừa có tính khử vừa có tính oxi hố.
B. Dung dịch axit clohiđric có tính axit mạnh.
C. Cu hịa tan trong dung dịch axit clohiđric khi có mặt O2.
D. Fe hòa tan trong dung dịch axit clohiđric tạo muối FeCl3.
Câu 3: : Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với axit clohiđric?
A. Fe2O3, KMnO4, Cu, Fe, AgNO3.

B. Fe, CuO, H2SO4, Ag, Mg(OH)2.
C. KMnO4, Cu, Fe, H2SO4, Mg(OH)2.
D. Fe2O3, KMnO4, Fe,
CuO, AgNO3
Câu 4: Thuốc thử thường dùng để nhận biết ion clorua là
A. bạc nitrat.
B. quỳ tím.
C. brom.
D. tinh bột.
Tự luận
Câu 5: Hịa tan 10,14 gam hỗn hợp Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch
HCl thu được 7,84 lít khí A(đktc) và 6,4 gam chất rắn B, dung dịch C. Cô cạn
dung dịch C thu được m gam muối. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của
mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Góc quan sát
Mục tiêu: Từ dự đốn về tính chất hóa học của axit HCl, các em xem các video
thí nghiệm trên máy tính để kiểm chứng.
Nhiệm vụ
- Dự đốn các phản ứng minh họa cho tính chất hóa học của axit HCl
- Quan sát video thí nghiệm trên máy tính. Tiến hành ghi kết quả thí nghiệm, giải
thích hiện tượng theo mẫu hướng dẫn.
- Ghi kết quả vào phiếu học tập số 3 trên giấy A0 rồi dán lên tường ở góc quan sát.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu hỏi số 1:
a. Nhận xét về tính chất hóa học của axit HCl? Dự đoán các phản ứng minh
họa cho tính chất hóa học của axit HCl?
b. Quan sát video thí nghiệm trên máy tính minh họa cho tính chất hóa học của
HCl, điền vào bảng sau:



14
Tính chất hóa học

Thí dụ viết PTHH

Rút ra nhận xét

Tính axit( tác dụng với
quỳ tím, bazơ, oxit
bazơ, muối)
Tính oxi hóa(tác dụng
với kim loại)
Tính khử(tác dụng với
chất oxi hóa mạnh như
KmnO4)
Kết luận

Câu hỏi 2: Qua quan sát thí nghiệm nêu cách nhận biết ion clorua?
…………………………………………………………………………………
Góc trải nghiệm
Mục tiêu: Từ các thí nghiệm học sinh kết luận được tính axit, tính khử, tính
oxi hóa của axit HCl
Nhiệm vụ
- Dự đốn tính chất hóa học của axit HCl dựa trên các tính chất hóa học chung
của axit đã học ở lớp 9 và phản ứng oxi hóa khử đã học ở lớp 10
- Với các dụng cụ và hóa chất có sẵn hãy nêu cách tiến hành thí nghiệm để
chứng minh dự đốn của mình là đúng. Từ đó rút ra kết luận về tính chất hóa
học xủa axit HCl
- Ghi báo cáo tường trình thí nghiệm trên giáy A0 dán lên tường tại góc trải
nghiệm.

- Ghi báo cáo theo mẫu
Tên nhóm……
Tên TN

Hiện tượng –
Giải thích

PTHH

Kết luận

TN1
Bài: “Lưu huỳnh” sử dụng phương pháp dạy học theo góc trong nội dung tìm
hiểu kiến thức về tính chất hóa học của lưu huỳnh
Góc quan sát
Mục tiêu
-Từ sự quan sát một số video thí nghiệm, HS rút ra nhận xét về tính
chất hóa học của lưu huỳnh.
Nhiệm vụ
- Quan sát các video thí nghiệm.


15
- Ghi lại kết quả thí nghiệm theo hướng dẫn. Từ đó suy ra tính chất hóa
học của lưu huỳnh.
- Hoàn thành nội dung phiếu học tập số 1 sau khi quan sát các video thínghiệm:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Tên thí nghiệm

Cách tiến hành


Hiện tượng

Giải thíchPTPƯ

Lưu huỳnh tác
dụng với kim loại
Lưu huỳnh tác
dụng với hiđro
Lưu huỳnh tác
dụng với oxi
Nhận xét tính chất hóa học của lưu huỳnh, giải thích vì sao lưu huỳnh có các
tính chất đó.
Góc phân tích
Mục tiêu: Học sinh nghiên cứu SGK, tự rút ra được những nội dung kiến thức
về tính chất hóa học của S
Nhiệm vụ
Nghiên cứu SGK, thảo luận trong nhóm tìm hiểu về lưu huỳnh theo nội
dung phiếu học tập số 2
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. Em hãy trình bày tính chất hóa học của lưu huỳnh? Vì sao S có tính
chất hóa học đó?
2. Ngồi Fe, H2, O2, F2, lưu huỳnh cịn tác dụng được với những kim
loại và phi kim nào? Viết 2 phương trình phản ứng hóa học minh họa cho
mỗi loại chất và xác định vai trò của S trong phản ứng đó?
4.Nêu tóm tắt những ứng dụng, trạng thái tự nhiên và sản xuất lưu huỳnh?
Góc áp dụng
Mục tiêu: Căn cứ vào phiếu hỗ trợ của giáo viên học sinh áp dụng để gaiỉ bài
tập có liên quan
Nhiệm vụ: Các học sinh thảo luận nhóm và hồn thành phiếu học tập số 3.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1: Lưu huỳnh tác dụng với axit sunfuric đặc nóng tạo SO2. Trong phản
ứng, tỉ lệ số nguyên tử S bị khử : số nguyên tử S bị oxi hóa là


16
A. 1 : 2.

B. 1 : 3.

C. 2 : 3.

D. 2 : 1.

Câu 2: Khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân, để thu hồi thủy ngân rơi vãi ta có thể
dùng
A. bột lưu huỳnh rắc lên.
B. bột CaO rắc lên.
C. bột than rắc lên.
D. bột Mg rắc lên.
Câu 3: Đun nóng một hỗn hợp gồm có 0,65g bột kẽm và 0,224g bột lưu huỳnh
trong ống nghiệm đậy kín khơng có khơng khí. Sau phản ứng, người ta thu
được chất nào trong ống nghiệm? Khối lượng là bao nhiêu?
Câu 4: Đốt cháy hết một lượng S trong bình đựng khơng khí (dư). Sau phản
ứng thu được hỗn hợp khí X, tỉ khối của X so với He là 8,4. Giả thiết khơng khí
gồm 80% thể tích là N2 cịn lại là O2. Tính phần trăm thể tích các khí SO2, O2 dư,
N2 trong X.
2.2.2.3. Sử dụng phương pháp dạy học theo góc trong dạy học chủ đề Oxi
với sự sống nhằm phát triển năng lực hợp tác, tính tích cực cho học sinh.
2.2.2.3.1 Lựa chọn các nội dung có thể sử dụng phương pháp dạy học theo góc

trong chủ đề Oxi với sự sống Hóa học 10
-Để đảm bảo hiệu quả cao của PPDH theo góc cần dựa vào một số các
nguyên tắc sau:
- Khối lượng kiến thức của nội dung dạy học khi tổ chức dạy học theo góc
phải phù hợp với thời lượng trong phân phối chương trình.
- Nội dung các bài học phải chứa đựng nhiều phong cách tiếp cận khác
nhau như học theo kiểu nhìn, nghe, trải nghiệm để có thể sử dụng nhiều phương
tiện khác nhau như sách giáo khoa (SGK), video thí nghiệm, bài tập hóa học và
thí nghiệm hóa học để lĩnh hội kiến thức.
- Nội dung kiến thức cho hoạt động nhóm trong mỗi góc phải có mức độ
khó khăn nhất định, đồng thời không quá phức tạp tạo điều kiện cho tất cả học
sinh đều có thể tham gia hoạt động ở các góc.
Từ các ngun tắc trên, chúng tơi nhận thấy một số kiến thức trong chủ
đề Oxi với sự sống Hóa học 10 có thể sử dụng PPDH theo góc như:
- Kiến thức về tính chất vật lý và tính chất hóa học của oxi vì với các kiến
thức này học sinh vừa có thể suy luận lý thuyết, vừa có thể nghiên cứu qua thực
nghiệm.
- Kiến thức về ứng dụng của oxi vì với kiến thức này học sinh có thể liên
hệ với thực tiễn cuộc sống.
- Hoạt động STEM: Chế tạo thiết bị sục khí oxi cho bể cá mini, Oxi quanh ta…


17
Trong đề tài này, sử dụng PPDH theo góc trong dạy học phần tính chất hóa
học và điều chế oxi và hoạt động STEM: Chế tạo thiết bị sục khí oxi cho bể cá
mini.
2.2.2.3.2. Xây dựng nội dung sử dụng phương pháp dạy học theo góc
trong dạy học chủ đề Oxi với sự sống nhằm phát triển năng lực hợp tác, tính
tích cực cho học sinh.
Sử dụng phương pháp dạy học theo góc trong dạy học phần: Tính chất

hóa học và điều chế oxi.
Giáo viên xây dưng các góc học tập
Góc phân tích
1. Mục tiêu: Học sinh nghiên cứu SGK, dựa trên những kiến thức đã học
nhằm rút ra kết luận về tính chất hóa học của oxi, phương pháp điều chế và cách
thu khí oxi trong phịng thí nghiệm.
2. Nhiệm vụ:
- Học sinh sử dụng SGK để nghiên cứu các thơng tin sau đó hồn thành phiếu
học tập số 1 vào giấy A4 đối với từng cá nhân (ý kiến riêng), sau đó thống nhất lấy
ý kiến chung để làm vào giấy A0. Giấy A4 của các cá nhân đã làm được dán ở góc
ý kiến riêng.
- Kết lụân về tính chất hóa học của oxi, phương pháp điều chế và cách thu
khí oxi trong phịng thí nghiệm?
Phiếu học tập số 1
1. Trình bày tính chất hóa học đặc trưng của oxi. Giải thích tại sao oxi lại
có tính chất đó và viết PTHH của các phản ứng minh họa.
2. Hãy cho biết phương pháp điều chế oxi trong phịng thí nghiệm và
trong cơng nghiệp? Lấy ví dụ minh họa bằng PTHH.


18

Góc quan sát
1. Mục tiêu: Từ sự quan sát các video thí nghiệm, học sinh rút ra nhận xét
về tính chất hóa học, phương pháp điều chế và cách thu khí oxi trong phịng thí
nghiệm.
2. Nhiệm vụ:
- Dựa vào cấu hình electron nguyên tử, cấu tao phân tử và dự đốn tính
chất hóa học của oxi?
Phiếu học tập số 4

Cách tiến Hiện tượng PTHH –
hành
STT
Tên TN
Nhận xét
- HỌC SINH quan sát video thí nghiệm và điền các thơng tin vào phiếu học
Giải thích
tập
1

TN 1: Mg tác
dụng với oxi.

Vai trị của oxi
trong phản ứng

2

TN 2: Cacbon
tác dụng với
oxi.

Vai trò của oxi
trong phản ứng

3

TN 3: Oxi tác
dụng
với

etanol
(C2H5OH).
TN4:
Nhiệt
phân KMnO4

Vai trò của oxi
trong phản ứng

4

Phương
pháp
điều chế và tính
chất vật lý của
oxi

Kết lụân về tính chất hóa học của oxi, phương pháp điều chế và cách
thu khí oxi trong phịng thí nghiệm


19

Góc trải nghiệm
1. Mục tiêu: Từ các thí nghiêm hóa học, học sinh nắm được một số tính
chất vật lý, tính chất hóa học của oxi và phương pháp điều chế và thu khí oxi trong
phịng thí nghiệm.
2. Nhiệm vụ:
Thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn, quan sát thí nghiệm, nêu và giải thích
hiện tượng quan sát được, viết PTHH của phản ứng.

Thí nghiêm 1: Đốt dây Mg trong bình đựng khí oxi.
Thu 1 bình đựng khí oxi. Lấy kẹp sắt kẹp một sợi dây Mg. Đốt dây Mg
cháy ngoài khơng khí rồi đưa vào bình khí oxi. So sánh độ sáng của ngọn lửa Mg
cháy ngồi khơng khí và cháy trong bình khí oxi.
Thí nghiệm 2: Phản ứng của cacbon tác dụng với khí oxi.
Kẹp một mẩu than củi, sau đó đốt nóng đỏ một phần mẩu than rồi đưa nhanh
vào bình đựng khí oxi.
Thí nghiệm 3: Oxi tác dụng với etanol (C2H5OH) Cho 2– 3 ml etanol vào
chén sứ và châm lửa đốt.
Thí nghiệm 4: Nhiệt phân KMnO4
Cho 1 ít bột KMnO4 vào ống nghiệm chịu nhiệt, sau đó lắp mơ hình như hình
6.2-SGK Hóa 10.
Em hãy thực hiện các thí nghiệm trên và hồn thành vào phiếu học tập số 3.
Phiếu học tập số 5
STT
1

Tên TN

Cách tiến hành

Hiện tượng

PTHH Giải
thích

2
3
4
Kết lụân về tính chất hóa học của oxi, phương pháp điều chế và cách thu khí

oxi trong phịng thí nghiệm
Sử dụng phương pháp dạy học theo góc trong dạy học phần: Hoạt động
STEM “Chế tạo thiết bị sục khí mini cho bể cá”
Giáo viên xây dựng các góc học tập
Góc 1: Góc khoa học. Học sinh thực hiện nhiệm vụ: Tìm hiểu về tính chất
vật lí của Oxi trong nước. Điều chế oxi bằng cách điện phân nước.


20
Góc 2: Góc cơng nghệ: Sử dụng các ngun vật liệu thiết kế sục khí oxi
cho bể các mini.
Góc 3: Góc kĩ thuật: Bản kế hoạch và quy trình thiết kế thiết bị sục khí oxi
cho bể các mini.
BẢNG KIỂM QUAN SÁT ĐÁNH GIÁ NLHT CỦA HỌC SINH
( Dành cho giáo viên)
Trường: ...................................................................
Ngày..........tháng.........năm…..
Đối tượng quan sát: .................................Lớp:...................Nhóm:.....................
Tiết:.......................Bài:...................................................
Tên giáo viên:..................................................................
NL thành phần

Tiêu chí đánh giá

Mức điểm
1

1. Xác định
mục đích
hoạt động

hợp tác

1. Hiểu mục đích hợp tác để giải quyết vấn đề
học tập ở các góc

2. Xác định nhu
cầu chọn góc
xuất phát.

2. Xác định được nhu cầu của bản thân, lựa
chọn góc xuất phát.

3.Xác định
nhiệm vụ hoat
động hợp tác
và trách nhiệm
của bản thân.

3. Phân tích và hiểu được các nhiệm vụ cần
hồn thành ở các góc

4.Tổ chức thực
hiện học hợp tác
ở các góc và
chuyển góc.

5. Xác định các nhiệm vụ cần giải quyết và
phân cơng cơng việc trong nhóm.

4. Xác định trách nhiệm của bản thân để

thực hiện nhiệm vụ của nhóm.

6. Thái độ nhận nhiệm vụ và thực hiện
nhiệm vụ ở các góc và chuyển góc.
7. Sự hỗ trợ, phối hợp, tiếp thu ý kiến trong
nhóm để hồn thành sản phẩm ở các góc.

5. Đánh giá
hoạt động học
hợp tác

8. Sự phối hợp trong hoạt động báo cáo sản
phẩm.
9. Đánh giá mức độ hồn thành nhiệm vụ của
cá nhân, nhóm
10. Đánh giá họat động của nhóm khác và rút
kinh nghiệm trong hoạt động học hợp tác.

2

3



×