Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Sử dụng sketchnote trong dạy học ngữ văn theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trường thcs quang trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 37 trang )

1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI

TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Lĩnh vực: Ngữ văn)

SỬ DỤNG SKETCHONOTE TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG
THÀNH PHỐ YÊN BÁI

Tác giả: Ngũn Thi Chiến
̣
Trình độ chun mơn: Thạc sĩ
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vi công
̣
tác: Trường THCS Quang Trung

Yên Bái, ngày 02 tháng 02 năm 2022


2

I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến: Sử dụng sketchnote trong dạy học Ngữ văn theo hướng
phát triển năng lực cho HS trường THCS Quang Trung – Thành phố Yên Bái.
2. Lĩnh vực áp dụng của sáng kiến: Ngữ văn


3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 09 tháng 09 năm 2021 đến ngày 21 tháng 01 năm 2022
4. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Chiến
Năm sinh: 15/8/1981
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ
Chức vụ công tác: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Quang Trung
Địa chỉ liên hệ: Trường THCS Quang Trung – TP Yên Bái – Tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0852.047.157
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN
1. Tình trạng các giải pháp đã biết:
Trong nhà trường, môn Ngữ văn không chỉ cung cấp kiến thức, giáo dục
nhân cách, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho HS mà cịn là mơn học cơng cụ hữu
ích giúp các em học tốt các mơn học khác cùng với việc phát triển khả năng giao
tiếp của các em trong hoạt động đời sống hàng ngày.
Vài năm gần đây, việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong mơn
Ngữ văn đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trong nhiều giờ học, nếu
khơng có người dự giờ, GV chủ yếu vẫn dạy học theo phương pháp cũ, chủ yếu
là diễn giảng, bình và giảng; Dạy học theo kiểu áp đặt, buộc HS phải học thuộc
kiến thức mà GV truyền dạy; vấn đáp HS theo kiểu truyền thống, không xem HS
là chủ thể của hoạt động học ngữ văn, không trao cho HS quyền chủ động trong
học tập… Chính vì vậy, HS tiếp thu kiến thức thụ động, thiếu sự sáng tạo, khơng
hình thành thói quen tự học, thiếu sự tương tác giữa GV – HS, HS – HS, thiếu sự
hứng thú và đam mê với việc học.
Vì vậy tơi tìm đến phương pháp sketchnote (diễn họa thơng tin bằng hình
ảnh) của Mike Rohde (Mỹ). Việc sử dụng phương pháp này lại không tốn nhiều
kinh phí. Điều này hồn tồn phù hợp với hồn cảnh thực tế của HS, không cần
sử dụng nhiều thiết bị hiện đại mà chỉ cần bút chì, giấy, vở, màu tơ, cộng với sự
sáng tạo của HS là có được sản phẩm. Mỗi sản phẩm chỉ cần khoảng 5.000 10.000 VNĐ. Đặc biệt phương pháp này đã cải thiện một số những vấn đề tồn tại

mà HS tôi đã và đang mắc phải như chưa sáng tạo, chưa hệ thống được kiến thức;
chưa tích cực trong giờ học văn; chưa tự tin khi diễn đạt, khơng biết trình bày hay


3

phản biện vấn đề; còn thờ ơ với các vấn đề xã hội đang xảy ra; chưa biết nhận
diện vấn đề, khơng biết hợp tác với nhau trong q trình làm việc nhóm. Vì vậy,
tơi đã nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn với đề tài “Sử dụng sketchnote trong
dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực cho HS trường THCS Quang
Trung – Thành phố Yên Bái”.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
2.1. Mục đích của giải pháp:
Thực hiện đề tài “Sử dụng sketchnote trong dạy học Ngữ văn theo hướng
phát triển năng lực cho HS trường THCS Quang Trung – Thành phố Yên Bái”
nhằm các mục đích sau:
Một là, sketchnote giúp HS tập trung, tăng cường khả năng nghe, không
sao nhãng trong giờ học, nắm kiến thức mới một cách có hiệu quả, tăng cường
khả năng ghi nhớ kiến thức cũ một cách lâu dài. Những kiến thức văn học vốn
trừu tượng trở nên trực quan sinh động qua cách tư duy của HS và từ những hình
ảnh trực quan sinh động đó được cụ thể hóa bằng những hình ảnh thực tiễn.
Hai là, sketchnote giúp thuyết trình tích cực và nhận diện, phản biện.
Thuyết trình là phương pháp cổ điển có thể cung cấp những thơng tin lớn trong
một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu khơng khéo léo thì sự thuyết trình sẽ
dễ ở trạng thái bị động, khơng hoặc ít người tham gia. Vì vậy việc thuyết trình là
một phương pháp dạy học truyền thống nhưng sự thuyết trình theo kiểu mơ tả,
phân tích cộng thêm các hình ảnh ghi chú của phương pháp sketchnote thì sự
thuyết trình sẽ rõ ràng, thuyết phục hơn.
Ba là, sketchnote phát triển khả năng sáng tạo, khơi gợi trí tưởng tượng
phong phú. Chỉ bằng việc thông hiểu, liên tưởng và kết nối kiến thức bằng các

hình ảnh thì đã cho ra đời sản phẩm. Mười HS, thậm chí trăm, nghìn HS sẽ tạo ra
mười, trăm, nghìn sản phẩm khác nhau trên một nền kiến thức giống nhau. Đây
được xem là ý nghĩa đặc biệt của sketchnote.
Bốn là, sketchnote giúp phát triển các năng lực HS như giao tiếp, tự học,
phát hiện và giải quyết vấn đề, ngôn ngữ. Thông qua việc dạy học của giáo viên,
HS tự hình thành kiến thức và phát hiện những vấn đề trong đơn vị kiến thức, giải
quyết các đơn vị kiến thức đó bằng các hình ảnh được vẽ ra có chủ đích. Trong
q trình hồn thành các hình ảnh trên, HS sẽ làm việc cá nhân và làm việc nhóm
để hồn thiện sản phẩm tốt nhất. Từ đó, HS biết cách làm việc nhóm, giao tiếp
với nhau tốt hơn.
Tóm lại, sketchnote đem lại cho HS biết cách lắng nghe để hiểu, ghi nhớ
kiến thức một cách lâu dài và có hệ thống. Điều này hồn toàn phù hợp với việc
dạy và học theo chủ đề như hiện nay. Ngồi ra, phương pháp này cịn giúp HS có
kĩ năng phân tích, tổng hợp, ngơn ngữ diễn đạt, óc thẩm mỹ. Đặc biệt việc tạo ra


4

sản phẩm sẽ kích thích khả năng sáng tạo vơ cực, niềm u thích mơn học Ngữ
văn của HS. Từ đó, giúp HS u thích văn chương hơn vì lúc này văn chương
không chỉ dừng lại là những đơn vị kiến thức trừu tượng, rộng lớn bao la mà lúc
này những đơn vị kiến thức chỉ nằm trong một khổ giấy mà các em đã định sẵn.
Đúng như Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh từng nói: “Học văn là làm cho tâm hồn
mỗi con người phong phú thanh cao và yêu đời hơn, người học văn sẽ có ý thức
được và khơng bao giờ là người thơ lỗ, cục cằn”.
Ngồi ra, tôi muốn giúp các em ứng dụng những kiến thức được trau dồi từ
môn Văn vào cuộc sống.
2.2. Nô ̣i dung giải pháp
2.2.1. Những điể m khác biêt,̣ tính mới của sáng kiế n so với các giải
pháp trước đó:

Trong q trình giảng dạy bộ mơn Ngữ văn ở THCS, tôi cũng đã chú ý đến
việc hướng dẫn HS cách ghi chép sáng tạo nhằm nâng cao hứng thú học tập bộ
mơn; cũng đã có một số bài viết đề cập đến việc sử dụng sketchnote trong dạy học
nhưng đều là những hình thức riêng lẻ, chưa có hệ thống. Vì vậy, trong đề tài “Sử
dụng sketchnote trong dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực cho HS
trường THCS Quang Trung – Thành phố Yên Bái” này, tôi muốn phát triển và đề
xuất một số cách ghi chép và tổng hợp thông tin một cách sáng tạo bằng chữ
viết kết hợp với hình vẽ tay đơn giản mà bản thân đã trải nghiệm hiệu quả tại
trường THCS Quang Trung – Thành phố Yên Bái.
Trong sáng kiến “Sử dụng sketchnote trong dạy học Ngữ văn theo hướng
phát triển năng lực cho HS trường THCS Quang Trung – Thành phố n Bái”,
tơi đã nêu lên được vai trị quan trọng của việc sử dụng sketchnote trong giảng
dạy Ngữ văn THCS; đánh giá đúng thực trạng của việc sử dụng sketchnote ở
trường phổ thơng để từ đó đưa ra một số hình thức sử dụng sketchnote trong dạy
học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực cho HS nhằm nâng cao hứng thú học
tập bộ môn Ngữ văn cho HS THCS nói riêng và HS phổ thơng nói chung.
2.2.2. Nội dung giải pháp:
a. Sá ng kiế n “Sử dụng sketchnote trong dạy học Ngữ văn theo hướng phát
triển năng lực cho HS trường THCS Quang Trung – Thành phố Yên Bái” đã đề
cập đến một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài như: Dạy học định hướng
phát triển năng lực; Khái niệm và vai trò của việc sử dụng sketchnote trong dạy
học Ngữ văn.
b. Đánh giá đúng thực trạng việc sử dụng sketchnote trong dạy học
Ngữ văn. Với kiế n thức, kinh nghiê ̣m của bản thân, tôi nhâ ̣n thấ y: Một tiết dạy
thu hút được sự chú ý, kích thích được sự tìm tịi của HS phải xuất phát từ việc


5

các thức tổ chức các hoạt động của giáo viên để từ đó tạo hứng thú cho HS trong

suốt quá trình diễn ra tiết học. Tuy nhiên, cá nhân tơi (ở những năm học trước) và
hầu hết giáo viên khi thiết kế kế hoạch dạy học thường chỉ làm hình thức, giới
thiệu qua loa để cho HS ghi những nội dung cơ bản vào vở. Vì vậy, ngay từ đầu,
HS đã có tâm lí thụ động, chờ giáo viên làm sẵn, tiếp thu một chiều; các em không
sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ một cách tích cực ở các hoạt động tiếp theo của bài
học. Đánh giá thực trạng này, tôi tiến hành điều tra qua phiếu:
Bảng 1: Khảo sát số liệu HS u thích, hứng thú với mơn Ngữ văn đầu
năm học 2021 – 2022:
Mức độ hứng thú

Tổng số
HS

Bình thường

Thích

138

Khơng thích

SL

Tỉ lệ %

SL

Tỉ lệ %

SL


Tỉ lệ %

58

42

49

35,5

31

22,5

Bảng 2: Khảo sát chất lượng đầu năm học 2021 – 2022:
Tổng số
HS

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

138

3

21,7

38

27,6

52


37,7

18

13

0

0

Bảng 3: Khảo sát các vấn đề liên quan đến việc sử dụng sketchnote
trong trong giờ học:
Thứ tự

1

2

3

Nội dung khảo sát

Số HS khảo sát

Tỉ lệ

Em có học bài và chuẩn
bị bài trước khi đến lớp
khơng?


138

100%

Thường xun

33

23,9

Thỉnh thoảng

76

55,1

Khơng

29

21

Em có quan tâm đến việc
sử dụng sketchnote trong
tiết học không?

138

100%


Mức độ cao

33

23,9

Mức độ trung bình

81

58,7

Mức độ thấp

24

17,4

Việc sử dụng sketchnote
có giúp em ghi nhớ được

138

100%


6

kiến thức trong bài học

không?

4

5

6

Ghi nhớ tốt

45

32,6

Chưa rõ ràng

68

49,3

Không ghi nhớ được

25

18,1

Em có chủ động tìm hiểu
kiến thức để giải quyết
các vấn đề đặt ra trong
việc sử dụng sketchnote?


138

100%



46

33,3

Khơng

92

66,7

Giữa việc giáo viên gợi
dẫn, phân tích để cho HS
ghi những nội dung cơ
bản vào vở (A) và việc sử
dụng sketchnote mà vẫn
đạt được mục tiêu bài học
(B) thì em thích cách nào
hơn?

138

100%


Cách A

86

62,3

Cách B

52

37,7

Người
sử
dụng
sketchnote trong lớp em
là ai?

138

100%

Giáo viên

98

71

HS


11

8

Giáo viên kết hợp với HS
29
21
Kết quả khảo sát trên cũng cho thấy bộ mơn Ngữ văn chưa có sự hấp dẫn
lơi cuốn HS tham gia hoạt động học tập là do GV chưa tạo được hứng thú cho HS
trong giờ học nên HS thấy khơ khan, khó nhớ, giờ học gị bó khiến HS chán học...
Theo tơi, có rất nhiều ngun nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học
bộ môn Ngữ văn hiện nay trong các trường THCS, từ việc thiết kế chương trình
chưa hợp lý: nặng về lý thuyết thiếu thực hành đã gây nhàm chán và lãng phí thời
gian mà lại khơng phát huy sự tìm tịi khám phá những điều mới mẻ của HS; Việc
áp dụng dạy học theo phương pháp mới đôi khi chưa được thực hiện triệt để và
mang tính hình thức.


7

Phải thừa nhận một thực tế là đa số HS hiện nay khơng thích học mơn Ngữ
văn, khơng có hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức văn chương. Do đây là một
mơn học mang tính cảm xúc, tư duy trừu tượng, chịu chi phối rất nhiều bởi yếu tố
văn hóa, tâm lí, cảm xúc, địi hỏi người học phải có trí tưởng tượng phong phú.
Đây cũng là mơn học mà nội dung không chỉ hiện ra trên dạng câu từ mà nó cịn
bao hàm, ẩn chứa nhiều tầng nghĩa sâu xa (đặc biệt phần văn học), vì thế việc tiếp
nhận mơn học này đối với HS là rất khó khăn. Hơn nữa, nhiều em rất thiếu lòng
quyết tâm học tập, cứ khó khăn là nản, bỏ khơng học, dẫn đến yếu kém rồi chán
mơn học đó.
Cũng trong q trình điều tra thực trạng HS bằng cách hỏi trực tiếp, nhiều

em đã nói rằng: Nếu trong các giờ học Ngữ văn các em được ghi chép sáng tạo
bằng hình ảnh và chữ viết thì sẽ vui và tích cực tham gia học hơn.
Từ thực trạng trên tôi thấy việc sử dụng sketchonote nhằm phát triển năng
lực HS, gây hứng thú trong giờ học là một yêu cầu rất cần thiết. Chính vì thế tơi
đã mạnh dạn lựa chọn và sử dụng một số cách sketchonote vào dạy một số bài
trong chương trình Ngữ văn THCS để tăng cường nhận thức chủ động, tích cực,
sáng tạo, phát triển năng lực của HS góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ
mơn Ngữ văn ở trường THCS Quang Trung – Thành phố Yên Bái.
c. Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng của việc sử dụng sketchonote cho
HS THCS trong giờ học, tác giả sáng kiến đã đưa ra một số cách sử dụng
sketchonote cho HS THCS khi học tập môn Ngữ văn tại đơn vị.
So với các giải pháp đã biết (người viết mới chỉ dừng lại ở việc đề xuất
riêng lẻ) thiên về lý thuyết mà ít chú trọng đến việc thực hành trong khi đó các
hình thức sử dụng sketchonote cho HS THCS khi học tập môn Ngữ văn lại hết
sức phong phú, đa dạng. Cho nên, tác giả sáng kiến đã đưa ra hình thức sử dụng
sketchonote cho HS THCS khi học tập môn Ngữ văn được áp dụng đồng bộ. Giáo
viên và HS thấ y đươ ̣c vai trò quan tro ̣ng của việc sử dụng sketchonote; đưa ra
được cách sử dụng sketchonote nhằm phát triển năng lực HS, nâng cao hứng thú
học tập môn Ngữ văn của HS THCS nói riêng và khi học mơn Ngữ văn nói chung,
góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng học tập bộ môn. Cụ thể:
c.1. Giai đoạn 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về sketchnote
* Khái niệm sketchnote:
“Sketchnote là cách ghi chép và tổng hợp thông tin một cách sáng tạo
bằng chữ viết kết hợp với hình vẽ tay đơn giản, được thể hiện theo phong cách
riêng của người tạo ra nó”. Khơng như các phương pháp ghi chép khác,
Sketchnote không đi sâu và việc thể hiện nội dung chi tiết mà tập trung vào ý
tưởng và nội dung chính thơng qua hình vẽ, bố cục, chữ viết.


8


Sketchnote (diễn họa thơng tin bằng hình ảnh) là những ghi chú đầy
tính trực quan được tạo ra bởi sự kết hợp giữa chữ viết tay, hình vẽ, kiểu chữ
vẽ tay, hình khối và các kí hiệu trực quan như mũi tên, hộp, đường thẳng.
* Đặc điểm sketchnote: Mọi thứ chúng ta muốn vẽ đều cấu thành từ 5
hình cơ bản: hình trịn, hình vng, hình tam giác, đường thẳng, và chấm. Nếu
không biết cách vẽ một vật, chúng ta hãy tưởng tượng nó là sự kết hợp của 5
hình cơ bản. Bất kỳ ai cũng biết vẽ hình trịn, hình vng, hình tam giác, gạch,
và chấm.

.

Hình trịn

Hình vng Hình tam giác

Đườn thẳng

Dấu chấm

HS dễ dàng tạo ra thế giới này chỉ bằng năm hình cơ bản trên. Một khi HS
nhận ra cách tạo nên những đồ vật xung quanh từ 5 dạng hình này thì quá trình vẽ
mọi thứ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. HS vẽ ý tưởng chứ khơng phải nghệ thuật,
kể cả những hình vẽ thơ kệch nhất cũng có thể truyền đạt ý tưởng hiệu quả.
Hình vẽ đơn giản

Hình vẽ tốt

Đơn giản


Hình vẽ đẹp

Cầu kì

…………………

……………………

……………………

Cấu trúc tốt

Cấu trúc tốt

Cấu trúc tốt

Cấu trúc ln tốt bất kể chất lượng hình vẽ như thế nào.


9

Sketchnote không khô khan, chi tiết mà đơn giản và rõ ràng. Đây là bản đồ
trực quan bởi cách tiếp cận trực quan và tổng thể. Với việc ghi chú này sẽ kích
thích trí óc của HS, giúp HS hiểu được các ý tưởng mà HS nghe trong khi tay
đang hoạt động để biến những ý tưởng đó trở thành các bản ghi chú trực quan. Và
sketchnote là bản đồ trực quan, kích thích tồn bộ trí óc, lưu lại thông tin bằng hai
kênh chủ yếu là từ ngữ và trực quan. Một khi não của HS “tạo mã” cho hai khái
niệm: từ ngữ và trực quan cùng lúc thì điều này cũng đồng thời xây dựng một bản
đồ trực quan về những điều mà HS nghe, nhìn và tư duy. Khi cơ thể và trí óc của
HS đang hoạt động cùng lúc thì khơng cịn chỗ trống nào cho sự sao nhãng.

* Các cách bố trí Sketchnote:
- Đường tuyến tính: Chỉ ra thơng tin theo đường chéo từ góc cao bên trái
xuống dưới đáy bên phải của một trang giấy hoặc trải dài sang hai trang giấy.
- Hình xuyên tâm: Có cấu trúc của một bánh xe đạp với trục bánh ở trung
tâm và tỏa ra những tia xung quanh.
- Theo chiều dọc: Trình bày thơng tin theo dịng riêng biệt, từ đầu tới cuối
trang giấy.
- Hình con đường: Tạo ra một con đường thông tin xuyên suốt trang giấy
theo chiều dọc, ngang hoặc chéo. Khn mẫu này có thể xuất hiện dưới dạng chữ
Z, chữ C, chữ W hoặc bất cứ hình dạng con đường tự nhiên nào mà HS tưởng
tượng.
- Mô-đun: Chia riêng từng trang hoặc diện tích của các trang thành những
vùng hay các mơ-đun khác nhau. Mỗi mô-đun chứa thông tin riêng biệt hoặc các
bài khác nhau.
- Hình tịa nhà cao tầng: Khn mẫu này gần giống với mẫu mô-đun
nhưng chia trang giấy thành một loạt các ô dài theo chiều dọc chứa một chút thơng
tin được tách rời.
- Hình bỏng ngơ: Việc ghi chép lại thông tin tại một khuôn mẫu tự do và
ngẫu nhiên.
* Quy trình thực hiện phương pháp sketchnote:
- Sketchnote theo thời gian thực: Trực tiếp tạo ra sản phẩm trong khoảng
thời gian diễn ra tiết học. Kết thúc tiết học thì HS cũng hồn thành bản sketchnote.
- Sketchnote theo hai giai đoạn: Tạo ra những bản ghi chú với hai giai
đoạn-ghi chú lại những bản sketchnote thơ trước, sau đó thêm thắt chi tiết hay vẽ
lại vào lúc khác.
+ Từ bút chì đến bút mực: Sự thay đổi đầu tiên của phương pháp
sketchnote theo hai giai đoạn bắt đầu bằng việc sketchnote theo thời gian thực
bằng bút chì. Sau đó, HS tơ đè bút mực lên phần bút chì, chỉnh sửa và thêm thắt
một vài chi tiết. Đây là lúc thích hợp để thêm màu sắc với bút màu cho sản phẩm.



10

+ Từ thô ráp đến trau chuốt: Biến thể thứ hai của phương pháp này là sử
dụng những nét chữ hay hình vẽ trực quan nguệch ngoạc mà sau đó sẽ được vẽ lại
một cách hoàn chỉnh. Phương pháp này ít chú trọng vào việc tạo những bản
sketchnote hoàn hảo ngay từ đầu.
c.2. Giai đoạn 2: Hướng dẫn HS học làm sketchnote
Bước 1: Làm quen các “công cụ” trong sketchnote
*Chữ: Viết dựa trên kích thước và kiểu chữ. Cỡ chữ to dùng đề viết ý chính,
cỡ chữ nhỏ dùng để biểu diễn ý phụ hoặc biểu đạt ý chính. Kiểu chữ đậm để nhấn
mạnh sự quan trọng và kiểu chữ mảnh để biểu đạt ý nhỏ.
*Layout: Sơ đồ, “khung sườn” của bài viết dùng để kết nối các ý với nhau.
Nếu HS muốn phân biệt các ý, hãy dùng khung hình chữ nhật hay đám mây và
đặt nội dung trong hình. Nếu HS muốn kết nối hoặc tạo quá trình tuần tự cụ thể,
hãy dùng đường nét hoặc mũi tên để biểu đạt. Có đa dạng loại mũi tên cũng như
nét: mũi tên đậm, nhạt, đứt nét…
*Màu viết: Chỉ sử dụng một màu viết duy nhất để tiết kiệm thời gian đổi
viết. Tuy nhiên, sau khi ghi xong bài giảng hoặc hồn thành bài, HS có thể dùng
vài bút màu khác để tơ điểm khiến nó thêm sinh động.
*Hình ảnh: Mọi hình ảnh được đơn giản hóa nhất và thay thế nội dung. Ví
dụ nội dung về quả bóng đá, HS hãy vẽ quả bóng đá, vẽ hoa lá để diễn tả thực
vật…
Bước 2: Thử “nháp”
GV có thể cho HS thử thách mình với cấp độ là một đơn vị kiến thức của
bài học nào đó trong mơn Ngữ văn. Với những HS yếu hay trung bình thì GV sẽ
tăng mức độ thực hành sketchnote bằng cách ghi âm lại bài giảng và chuyển cho
HS để HS bật thu âm tại nhà, luyện ghi chú tốc độ nhanh. Chỉ cần HS vượt qua
bước này từ một đến hai lần thì mọi việc thực hành trên lớp sẽ trở nên dễ dàng
hơn rất nhiều. Với HS khá hay giỏi thì đơi khi không cần phải thực hành ở nhà

mà GV chỉ cần bỏ ra khoảng năm phút cuối trong hai đến ba tiết học thì HS sẽ
làm được ngay.
c.3. Giai đoạn 3: Áp dụng sketchnote vào bài học Ngữ văn
Việc sử dụng phương pháp sketchnote có thể ứng dụng trong việc dạy học
văn ở nhiều cấp học. Nhưng với phạm vi của đề đài cũng như vấn đề thời gian và
yêu cầu của từng cấp học nên bản thân chỉ áp dụng cho môn Ngữ văn lớp 7 và lớp
8. Và HS áp dụng sketchnote vào từng bài học, từng chủ đề theo yêu cầu của giáo
viên.
c.3.1. Ứng dụng sketchnote trong phần khởi động chủ đề:


11

* Vai trò của phần khởi động: Hoạt động khởi động bài học thường chỉ
chiếm vài phút đầu giờ nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kích hoạt sự
tích cực của người học.
Trước hết, hoạt động khởi động có vai trị tạo hứng thú học tập cho HS.
Một khởi động bài học hiệu quả trước hết phải tạo được hứng thú cho HS. Không
phải bất cứ HS nào đều có sẵn niềm say mê, u thích đối với mơn học. Vì vậy,
nhiệm vụ của hoạt động khởi động là khơi gợi hứng thú đối với bài học và hơn
thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình u lâu bền đối với
mơn học. Dạy HS khơng có hứng thú cũng chỉ như “đập búa trên sắt nguội” mà
thôi. Bởi vậy, người GV trước hết phải là người “thắp lửa đam mê”. Đặc biệt đối
với mơn học Ngữ văn, chỉ có niềm đam mê mới đưa các em khám phá đến tận
cùng vẻ đẹp của những tác phẩm văn chương. Vai trò thứ hai của hoạt động khởi
động là huy động vốn tri thức, kĩ năng nền tảng của HS. Bởi dạy học là một q
trình kiến tạo. Nếu ví tri thức, kĩ năng HS tiếp nhận như ngơi nhà, thì nền móng
sẽ xuất phát từ những tri thức, kĩ năng vốn có, nền tảng của người học. Quan điểm
dạy học kiến tạo đặc biệt chú ý đến việc huy động kiến thức, kĩ năng, hệ giá trị
nền tảng của cá nhân người học tạo tiền đề cho việc tiếp nhận kiến thức mới. Vì

vậy, một khởi động bài học hiệu quả tạo ra cơ hội cho các em tự làm sống lại
những kiến thức nền đã có, cần thiết cho việc học bài mới nhất là việc dạy học
theo chủ đề như hiện nay bằng cách HS tự tạo ra sản phẩm bằng phương pháp
sketchnote.
* Cách thức thực hiện phần khởi động sử dụng sketchnote: gồm 4 giai đoạn
Giai đoạn 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập (thực hiện trên lớp)
Thực hiện ở cuối chủ đề trước, 5 phút để GV chuyển giao nhiệm vụ nhưng
ở những lớp yếu GV có thể thực hiện lâu hơn, phân cơng nhiệm vụ càng cụ thể
thì HS càng dễ thực hiện.
Bước 1: Chia nhóm
- GV chia lớp thành 2 nhóm.
- Giao trách nhiệm cho HS hoạt động trong nhóm:
+ Nhóm trưởng do HS đề cử điều hành và phân công nhiệm vụ theo năng
lực của từng bạn trong nhóm.
+ Cá nhân có quyền yêu cầu nhóm giao nhiệm vụ và thực hiện theo sự phân
công của nhóm trưởng.
Bước 2: u cầu chuẩn bị và phân cơng nhiệm vụ cho HS trong nhóm
- Cá nhân: Nghiên cứu trước nội dung bài học, chuẩn bị dụng cụ như giấy,
màu tơ, bút…
- Nhóm: Sắp xếp thời gian nghiên cứu yêu cầu bài học và lên ý tưởng
sketchnote, HS kiểm định lại sản phẩm, thuyết trình, phản biện.


12

Giai đoạn 2: HS thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu học tập (thực hiện ở nhà
để hoàn thành dự án)
Bước 1: Trao đổi, thảo luận về ý tưởng trong nhóm
- Thời gian từ 1 đến 2 ngày tùy vào độ khó của vấn đề hoặc tùy vào năng
lực của HS trong nhóm.

- HS trao đổi thẳng thắn, góp ý và bảo vệ ý tưởng của mình ở trong nhóm.
Bước 2: HS trình bày ý tưởng với giáo viên
- Thời gian HS trình bày 5 phút
- GV lắng nghe ý tưởng của HS trong nhóm.
- GV khuyến khích HS hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV phát hiện kịp thời những khó khăn của HS và có sáng kiến hỗ trợ trực
tiếp hoặc gián tiếp cho phù hợp, làm sao khơng có HS bị "bỏ qn".
Bước 3: Hồn thành sản phẩm
- HS trình bày nội dung đã nghiên cứu bằng hình ảnh trên giấy A1.
- Tùy vào độ khó của vấn đề nghiên cứu mà GV có thể cho HS thời gian để
hồn thành dự án là 5 ngày, 1 tuần…
Giai đoạn 3: Báo cáo kết quả và thảo luận (thực hiện trên lớp)
Bước 1: GV nêu lại lí do, yêu cầu của dự án, HS trưng bày sản phẩm
- Trong thời gian 1 phút, GV trình bày, đại diện nhóm lên trưng bày sản phẩm.
- GV hướng dẫn HS trưng bày hai sản phẩm trên bảng.
Bước 2: HS báo cáo kết quả
- Nhóm cử đại diện trình bày, hoặc GV chỉ định một HS trình bày. Tùy vào
năng lực của từng nhóm, từng lớp mà GV linh động nhưng cố gắng để nhiều HS
được trải nghiệm.
- HS thuyết trình tích cực, mỗi nhóm thực hiện 2 đến 3 phút.
Bước 3: HS thảo luận trong nhóm
- Đánh giá lại kết quả của nhóm với ưu điểm và khuyết điểm.
- Đánh giá kết quả thực hiện của nhóm khác.
- Rút ra bài học, sáng kiến khắc phục của từng cá nhân, của nhóm.
Giai đoạn 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập (thực hiện trên lớp)
Bước 1: HS tự đánh giá về quá trình, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của
nhóm mình.
- HS trình bày những khó khăn, thuận lợi khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Tuyên dương những bạn tích cực, có nhiều ý tưởng sáng tạo.
Bước 2: HS đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của nhóm khác.



13

- HS đánh giá ưu điểm, khuyết điểm sản phẩm từng nhóm.
- HS học tập được điều gì qua việc triển khai, thực hiện, kết quả của nhóm bạn.
Bước 3: HS lắng nghe, phản biện về kết quả học tập của nhóm.
- HS lắng nghe và ghi chép lại những đánh giá của các bạn về sản phẩm của
nhóm mình.
- HS phản hồi lại việc đánh giá của bạn về nhóm mình: đúng, sai như thế nào?
Bước 4: GV nhận xét
- GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng nhóm
- GV góp ý về việc thảo luận, phản biện của HS
- Chính xác hóa các kiến thức mà HS đã trình bày được thông qua hoạt động
bảng sketchnote, nội dung sưu tầm.
Bước 5: GV chốt ý và dẫn nhập vào chủ đề bài học.
* Minh họa: Ngữ văn lớp 7, chủ đề “Ca dao dân ca”:
- Mục đích: Nhằm giúp HS tìm hiểu về một thể loại của văn học dân gian
trước khi tham gia học tập về chủ đề ca dao dân ca; HS hiểu về không gian sống
của ca dao dân ca là môi trường diễn xướng. Đặc biệt HS biết được nội dung ca
dao dân ca đề cập đến những vấn đề trong cuộc sống như kinh nghiệm lao động
sản xuất, tình cảm gia đình, tình cảm nam nữ, đạo đức con người…
- Năng lực cần phát triển: HS biết cách chọn lọc nội dung kiến thức sưu
tầm về ca dao dân ca, tra cứu thông tin trên internet về các vấn đề của ca dao dân
ca. Ai là những nhà nghiên cứu, sưu tầm ca dao dân ca; biết cách hợp tác và làm
việc nhóm, phân chia nhiệm vụ, HS nghiên cứu, HS nào tìm kiếm thơng tin, HS
hình thành sản phẩm, HS thuyết trình và HS biết cách giải quyết được các vấn đề
phát sinh trong lúc sưu tầm và triển khai thực hiện trong nhóm như bất đồng các
quan điểm trong nhóm, biết cách kiểm chứng thơng tin trên internet... Đặc biệt
HS biết hợp sức để nảy ra các ý tưởng và tạo ra sản phẩm về những nội dung đề

cập của ca dao dân ca; có khả năng phản biện để bảo vệ chính kiến bằng những
tư liệu đi kèm; biết cách nhận xét vấn đề, sản phẩm của nhóm mình và nhóm khác
ở hai phương diện ưu điểm, nhược điểm.
- Yêu cầu thực hiện: HS tìm hiểu được mơi trường diễn xướng ca dao là
sinh hoạt ca hát. Các biện pháp nghệ thuật, ca dao dân ca đã đi vào đời sống người
nông dân. Ca dao dân ca đề cập đến nhiều mặt của đời sống tâm hồn của người
dân như tình cảm gia đình, những kinh nghiệm lao động sản xuất, những bài học


14

đạo đức làm người, những câu hát than thân, những câu hát châm chiếm thói hư
tật xấu của một bộ phận người trong xã hội. Từ đó, HS sẽ phần nào cảm nhận
được ca dao dân ca, xét về góc độ tư duy của dân tộc, là tấm gương bức xạ hiện
thực khách quan của mỗi dân tộc với lối sống, điều kiện sống và những phong tục
tập quán riêng. Hình ảnh về thiên nhiên, cuộc sống, về truyền thống dân tộc, quan
hệ xã hội được phạm trù hóa theo những cách khác nhau, bằng những hình thức
ngơn ngữ khác nhau.
- Sản phẩm sketchnote:
+ Nhận xét: HS trình bày bằng hình ảnh để diễn đạt các thơng tin về nội
dung đề cập của ca cao: hình ảnh người nơng dân lao động, những câu hát thân
qua hình ảnh người phụ nữ, thân phận người lao động qua hình ảnh con kiến, con
hạc, những câu hát ca ngợi quê hương đất nước qua hình ảnh dịng sơng q
hương. Sử dụng các hình ảnh đi kèm rất sáng tạo, tiêu biểu gắn liền với làng quê,
môi trường diễn xướng của ca dao dân ca: tre làng, cổng làng, cây bần, con trâu,
trang phục yếm đào của người phụ nữ xưa. Ngoài ra HS có ý thức trong việc sưu
tầm về các nội dung của ca dao dân ca. Trình bày đẹp mắt bằng các gam màu tươi,
nét vẽ cứng cáp, sản phẩm khá cân đối, hài hịa. HS có tính sáng tạo rất cao, thẩm
mĩ tốt, biết cách trình bày theo cách phù hợp, thực hiện nội dung đầy đủ, dễ hiểu.
+ Sản phẩm:

Sản phẩm 1: Nhóm
em Nguyễn Thu Hiền Lớp 7D
(Dùng phương
pháp sketchnote theo hai
giai đoạn, hình tịa nhà
cao tầng)


15

Sản phẩm 2: Nhóm
em Đinh Quốc Việt
Lớp 7D
(Dùng phương pháp
sketchnote theo hai giai
đoạn, hình con đường)

* Minh họa: Ngữ văn lớp 8, chủ đề “Văn bản nhật dụng”:
- Mục đích: Nhằm giúp HS tổng hợp những kiến thức đã biết, nghiên cứu
các vấn đề “nóng” mà văn nhật dụng đề cập. Bởi đây là loại văn bản có tính cách
thường xuyên, liên tục, gắn với hoạt động sản xuất, cuộc sống bức thiết của xã
hội. Từ đó, HS biết bày tỏ quan điểm cá nhân, định hướng được suy nghĩ chứ
khơng hồn tồn nghe theo nhưng lời kích động của những dư luận trái chiều.
- Năng lực cần phát triển: HS biết cách tự nghiên cứu trước các nội dung
đề cập của văn bản nhật dụng như ô nhiễm môi trường, ma túy, dân số, thuốc lá…,
tra cứu và kiểm chứng thông tin trên internet; biết cách hợp tác và làm việc nhóm,
phân chia nhiệm vụ, HS nghiên cứu, HS nào tìm kiếm thơng tin, HS hình thành
sản phẩm, HS thuyết trình và HS biết cách giải quyết được các vấn đề phát sinh
trong lúc sưu tầm và triển khai thực hiện trong nhóm như bất đồng các quan điểm
trong nhóm... Biết cách liên hệ, so sánh về cuộc sống của con người ở các nước

phát triển với con người của đất nước Việt Nam. Từ đó HS thấy tính ưu việt và
thêm yêu quê hương, đất nước mình.
- Yêu cầu thực hiện: Xem các clip về một số nội dung đề cập của văn bản
nhật dụng, lên youtube để tìm kiếm thơng tin. Tổng kết và tìm hiểu một số vấn đề
nóng hiện nay ở đất nước, trên thế giới. Từ đó nêu suy nghĩ của bản thân về các
vấn đề trên và đưa ra một số biện pháp để cải thiện tình hình bằng việc thay đổi
nhận thức và hành động của bản thân, gia đình, bạn bè.
- Sản phẩm Sketchnote:
+ Nhận xét: HS trình bày bằng hình ảnh để diễn đạt các thông tin về nội
dung đề cập của văn bản nhật dụng như ma túy qua cánh tay bị tiêm chích , biến


16

đổi khí hậu qua hình ảnh hai hình ảnh đối lập là các con vật sắp chết và các con
thú sống hạnh phúc, chặt phá rừng qua hình ảnh lâm tặc đang cưa cây rừng, dịch
bệnh qua hình ảnh các vi rút corona, ơ nhiễm biển bằng các hình ảnh rác thải dưới
lịng biển, thuốc lá qua hình ảnh một bàn tay cầm điếu thuốc. HS sử dụng các hình
ảnh đi kèm rất sáng tạo, thu hút, dễ hiểu; có ý thức trong việc nghiên cứu các vấn
đề nóng mã xã hội đang quan tâm.
+ Sản phẩm:

Sản phẩm 1:
Nhóm em Nguyễn Vũ
Minh Trang - Lớp 8C
(Dùng
phương
pháp sketchnote theo hai
giai đoạn, hình mơ- đun)


Sản phẩm 2: Nhóm
em Phan Mạnh Cường
Lớp 8C
(Dùng phương pháp
sketchnote theo hai giai
đoạn, hình mơ- đun)

c.3.2. Ứng dụng sketchnote với dạy học theo dự án để tổng kết một hay
vài chủ đề có liên quan với nhau:
* Mục đích việc dạy học theo chủ đề: Dạy học theo chủ đề là hình thức
tìm tịi khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề... có sự
giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực
tiễn được đề cập đến trong môn học (tức là con đường tích hợp từ những nội dung
từ một số đơn vị, bài học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung bài học trong
một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó HS có thể tự hoạt động nhiều hơn
để tìm ra kiến thức. Vì vậy việc HS hệ thống các kiến thức sau khi học xong chủ
đề là vơ cùng quan trọng. Bởi có hệ thống HS mới nắm chắc được vấn đề đã học,


17

áp dụng, liên hệ với chủ đề tiếp theo. Tuy nhiên việc hệ thống lại kiến thức bằng
sketchnote giúp HS dễ hình dung kiến thức một cách trực quan, hấp dẫn hơn.
* Cách thức thực hiện việc tổng kết một hay nhiều chủ đề: 4 giai đoạn
Giai đoạn 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập (thực hiện trên lớp)
GV thực hiện ở cuối bài học của chủ đề trước nếu như tiết cuối của chủ đề
tổng kết nằm trọn ở tiết sau, hoặc thực hiện ở giữa chủ đề đó nếu tiết cuối chủ đề
nằm ở tiết sau. Tuy nhiên ở những lớp đã thực hiện phương pháp này nhiều lần
thì GV chỉ yêu cầu HS chú ý việc lên ý tưởng thật sáng tạo không đi vào lối mịn,
giao nhiệm vụ cho những HS cịn rụt rè, khơng tập trung vào một số HS.

Bước 1: Chia nhóm
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
- Giao trách nhiệm cho HS hoạt động trong nhóm:
+ Nhóm trưởng do HS đề cử điều hành và phân công nhiệm vụ theo năng
lực của từng bạn trong nhóm.
+ Cá nhân có quyền yêu cầu nhóm giao nhiệm vụ và thực hiện theo sự phân
cơng của nhóm trưởng.
Bước 2: Yêu cầu chuẩn bị và phân cơng nhiệm vụ cho HS trong nhóm
- Cá nhân: HS ôn tập và tổng hợp lại kiến thức trong một hoặc vài chủ đề
theo yêu cầu của giáo viên, chuẩn bị dụng cụ như giấy, màu tơ, thước, bút…
- Nhóm: Sắp xếp thời gian nghiên cứu và lên ý tưởng, HS kiểm định lại sản
phẩm, thuyết trình, phản biện.
Giai đoạn 2: HS thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu học tập (thực hiện ở nhà để
hoàn thành dự án)
Bước 1: Trao đổi, thảo luận về ý tưởng trong nhóm
- Thời gian từ 2 đến 3 ngày tùy vào độ khó của vấn đề hoặc tùy vào năng
lực của HS trong nhóm.
- HS trao đổi thẳng thắn, góp ý và bảo vệ ý tưởng của mình ở trong nhóm.
Bước 2: HS trình bày ý tưởng với giáo viên
- Các nhóm luân phiên trình bày ngắn gọn.
- GV lắng nghe ý tưởng của HS trong nhóm.
- GV khuyến khích HS hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV phát hiện kịp thời những khó khăn của HS và có sáng kiến hỗ trợ trực
tiếp hoặc gián tiếp phù hợp.
Bước 3: Hồn thành sản phẩm
- HS trình bày nội dung đã nghiên cứu bằng hình ảnh trên giấy A0.


18


- Tùy vào độ khó của chủ đề, tùy vào kế hoạch bài dạy mà GV có thể cho
HS thời gian để hoàn thành dự án là 5 ngày, 1 tuần… Nhưng không nên để thời
gian quá lâu sẽ dẫn đến chồng chéo dự án.
Giai đoạn 3: Báo cáo kết quả và thảo luận (thực hiện trên lớp)
Bước 1: GV nêu lại lí do, yêu cầu của dự án, HS trưng bày sản phẩm
- Thời gian 1 phút, GV trình bày, đại diện nhóm lên trưng bày sản phẩm.
- GV dùng kĩ thuật phòng tranh để hướng dẫn HS trưng bày tất cả sản phẩm
xung quanh lớp.
Bước 2: HS báo cáo kết quả
- Nhóm cử đại diện trình bày, hoặc GV chỉ định một HS trình bày. Tùy vào
năng lực của từng nhóm, từng lớp thì GV linh động thực hiện nhưng cố gắng để
nhiều HS được trải nghiệm.
- HS thuyết trình tích cực, mỗi nhóm thực hiện 5 phút.
Bước 3: HS thảo luận trong nhóm
- Đánh giá lại kết quả của nhóm với ưu điểm, khuyết điểm.
- Đánh giá kết quả thực hiện của nhóm khác.
- Rút ra bài học, sáng kiến khắc phục của từng cá nhân, của nhóm.
Giai đoạn 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập (thực hiện trên lớp)
Bước 1: HS tự đánh giá về quá trình, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của
nhóm mình.
- HS trình bày những khó khăn, thuận lợi khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Tun dương những bạn tích cực, có nhiều ý tưởng sáng tạo.
Bước 2: HS đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của nhóm khác.
- HS đánh giá ưu điểm, khuyết điểm sản phẩm từng nhóm.
- HS học tập được điều gì qua việc triển khai, thực hiện, kết quả của nhóm bạn.
Bước 3: HS lắng nghe, phản biện về kết quả học tập của nhóm.
- HS lắng nghe và ghi chép lại những đánh giá của các bạn về sản phẩm của
nhóm mình.
- HS phản hồi lại việc đánh giá của bạn về nhóm mình: đúng, sai như thế nào?
Bước 4: GV nhận xét

- GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng nhóm
- GV góp ý về việc thảo luận, phản biện của HS.
- Chính xác hóa các kiến thức mà HS đã học được thông qua hoạt động
bảng sketchnote, nội dung tổng kết.
Bước 5: GV chốt kiến thức của chủ đề.


19

* Minh họa: Ngữ văn lớp 7 (Thực hiện trong một chủ đề):
Chủ đề “Tình yêu con người trong thơ Trung đại Việt Nam” (gồm ba văn
bản “Sau phút chia li” trích “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Cơn; “Bạn đến chơi
nhà” của Nguyễn Khuyến; “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương)
- Mục đích: Nhằm giúp HS tự hệ thống lại nội dung của ba tác phẩm thơ Trung
đại Việt Nam; HS hiểu về cuộc sống của con người giai đoạn này qua hồn cảnh, tâm
trạng nhân vật trữ tình như nỗi sầu chia li của người chinh phụ, phân phận của người
phụ nữ trong xã hội phong kiến, tình bạn đẹp vượt qua sự khó khăn về vật chất; biện
pháp nghệ thuật qua cách bộc lộ của nhà thơ. Từ đó HS thấy được tính ưu việt của xã
hội Việt Nam ta trong cuộc sống ngày nay.
- Năng lực cần phát triển: HS biết cách tổng kết nội dung chủ đề trong thơ
Trung đại Việt Nam, tự sưu tầm, tra cứu thông tin trên internet; biết cách hợp tác và
làm việc nhóm, phân chia nhiệm vụ, HS nghiên cứu, HS nào tìm kiếm thơng tin, HS
hình thành sản phẩm, HS thuyết trình và HS biết cách giải quyết được các vấn đề phát
sinh trong lúc sưu tầm và triển khai thực hiện trong nhóm như bất đồng các quan điểm
trong nhóm, biết cách kiểm chứng thơng tin trên internet... Đặc biệt HS biết hợp sức
để nảy ra các ý tưởng và tạo ra sản phẩm về nội dung ba bài thơ trong chủ đề; có khả
năng phản biện để bảo vệ chính kiến bằng những tư liệu đi kèm, biết cách nhận xét
vấn đề, sản phẩm của nhóm mình ở phương diện ưu điểm, nhược điểm.
- Yêu cầu thực hiện: HS tổng kết lại nội dung ba bài thơ Trung đại Việt Nam.
Ôn tập lại nội dung và nghệ thuật của chủ đề “Tình yêu con người trong thơ Trung đại

Việt Nam”. Lên ý tưởng cho việc thể hiện chủ đề “Tình yêu con người trong thơ Trung
đại Việt Nam”. HS xem các clip trên youtube để có cách nhìn đúng đắn và cảm nhận
chung về bình đẳng giới, giá trị thật của tình cảm con người.
- Sản phẩm Sketchnote:
+ Nhận xét: HS trình bày bằng hình ảnh để diễn đạt các thông tin về nội dung
đề cập của chủ đề về tình yêu con người trong thơ Trung đại Việt Nam. HS tái hiện lại
hiện thực về hình ảnh con người đó là nỗi sầu chia li của người chinh phụ khi tiễn
chồng ra trận, tố cáo chiến tranh phi nghĩa qua hình ảnh đối lập của người chinh phu
ra trận, người chinh phụ ở nhà. Hình ảnh người phụ nữ bảy nổi ba chìm, khơng có
quyền quyết định về cuộc sống của mình qua hình ảnh chiếc bánh trơi nước, bàn tay
đang nhào nặn. Đó là việc ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của họ như người phụ nữ


20

ln thủy chung son sắt qua hình ảnh trái tim, là tình bạn vượt lên trên sự thiếu thốn
về vật chất qua hình ảnh đơi bạn đang ngồi hàn hun với nhau. Sử dụng các hình ảnh
đi kèm rất sáng tạo, thu hút, dễ hiểu bằng việc tái hiện qua các hình ảnh đặc trưng trái
tim, người chinh phụ, người chinh phu, cây, hoa, lá…HS có ý thức trong việc tổng kết
lại nội dung đã học. Trình bày đẹp mắt bằng các gam màu nổi bật, phù hợp bằng
phương pháp sketchnote theo hai giai đoạn cầu kì, hình con đường đạt hiệu quả.
+ Sản phẩm:
Sản phẩm 1: Nhóm em Mai
Minh Thư Lớp 7D
(Dùng phương pháp sketchnote
theo hai giai đoạn, hình con đường).

Sản phẩm 2: Nhóm em
Trần Gia Hân – Lớp 7H
(Dùng phương pháp

sketchnote theo hai giai
đoạn, hình con đường).

* Minh họa: Ngữ văn lớp 8 (tích hợp hai chủ đề, mỗi chủ đề có từ hai
tác phẩm)
Chủ đề 1: Chủ đề tích hợp Truyện, kí Việt Nam hiện đại 1930-1945 và
những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản (gồm hai văn bản “Tôi đi
học” của Thanh Tịnh; “Trong lịng mẹ” - trích “Những ngày thơ ấu” của Nguyên
Hồng).
Chủ đề 3: Phẩm chất cao đẹp của người nơng dân (gồm hai văn bản
“Tức nước vỡ bờ” trích “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và “Lão Hạc” của Nam Cao)
- Mục đích: Nhằm giúp HS tự hệ thống lại nội dung của bốn tác phẩm
truyện kí Việt Nam, tổng kết chủ đề 1 và chủ đề 3. HS thấy được cuộc sống khổ
cực của người nông dân. Họ phải chịu áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao
thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những


21

phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương u. Họ quyết
liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch
của mình. Điều đó cho thấy người nơng dân trong xã hội cũ có một sức mạnh phản
kháng tiềm tàng. Ngồi ra HS thấy được những tình cảm trong trẻo khi lần đầu
tiên đi đến trường, là hạnh phúc khi được gặp lại người mẹ u q của mình, bỏ
ngồi tai những lời dèm pha về mẹ.
- Năng lực cần phát triển: HS biết cách tổng kết nội dung hai chủ đề, tự
sưu tầm, tra cứu thông tin trên internet; biết cách hợp tác và làm việc nhóm, phân
chia nhiệm vụ, HS nghiên cứu, HS nào tìm kiếm thơng tin, HS hình thành sản
phẩm, HS thuyết trình và HS biết cách giải quyết được các vấn đề phát sinh trong
lúc sưu tầm và triển khai thực hiện trong nhóm như bất đồng các quan điểm trong

nhóm, biết cách kiểm chứng thông tin trên internet... Đặc biệt HS biết hợp sức để
nảy ra các ý tưởng và tạo ra sản phẩm về nội dung bốn tác phẩm trong hai chủ
đề; có khả năng phản biện để bảo vệ chính kiến bằng những tư liệu đi kèm, biết
cách nhận xét vấn đề, sản phẩm của nhóm mình ở phương diện ưu điểm, nhược
điểm.
- Yêu cầu thực hiện: với yêu cầu tổng kết lại nội dung bốn truyện kí Việt
Nam, HS tổng kết lại bối cảnh đất nước ta trước cách mạng tháng Tám. Tìm hiểu
qua các clip để thấy được hồn cảnh, số phận cũng như những phẩm chất cao đẹp
của người nơng dân trước cách mạng. Từ đó, HS nhìn nhận về những ưu việt của
đất nước Việt Nam ta so với giai đoạn trước cách mạng.
- Sản phẩm sketchnote:
+ Nhận xét: HS trình bày bằng hình ảnh để diễn đạt các thông tin về nội
dung đề cập của chủ đề về truyện kí Việt Nam. HS tái hiện lại hiện thực về số
phận người nông dân trong xã hội cũ bằng hình ảnh lão Hạc ngồi bên cậu Vàng
với khn mặt buồn bã, hình ảnh chị Dậu phản kháng lại sự áp bức của cai lệ và
người nhà Lí trưởng. Ngồi ra HS cịn khái qt về những tình cảm trong trẻo,
vừa háo hức vừa lo lắng khi lần đầu tiên đi đến trường cùng với mẹ, là niềm hạnh
phúc vơ biên khi ở trong lịng mẹ. HS sử dụng các hình ảnh đi kèm rất sáng tạo,
thu hút, dễ hiểu bằng việc tái hiện qua các hình ảnh đặc trưng như cây cối xanh
tươi, trang phục của người nông dân, tượng bán thân của lão Hạc, hình ảnh ngọn
đèn dầu leo lét là biểu tượng rất đắt cho số phận mong manh của người nông dân
trong xã hội xưa. HS dùng các chữ cái lớn để ghi các tiêu đề chú ý. HS có ý thức
trong việc tổng kết lại nội dung hai chủ đề.Trình bày đẹp mắt bằng các gam màu
nổi bật, phù hợp bằng phương pháp sketchnote theo hai giai đoạn cầu kì, hình
bỏng ngơ phát huy được hiệu quả bởi nội dung kiến thức nhiều.
+ Sản phẩm:


22


Sản phầm của nhóm em
Trương Ngọc Mai - Lớp 8C
(Dùng phương pháp
sketchnote theo hai giai đoạn,
hình bỏng ngơ)

Sản phẩm của nhóm em
Trần Nhật Anh - Lớp 8C
(Dùng phương pháp sketchnote
theo hai giai đoạn, hình tuyến tính)

c.3.3. Ứng dụng Sketchnote nhằm củng cố kiến thức sau một bài học:
* Vai trò của việc củng cố kiến thức sau một bài học:
Có thể nói, các hình thức củng cố trong dạy học tác phẩm văn chương khơng
thể giống các hình thức củng cố trong một giờ học bình thường. Thực tế, giờ dạy
học tác phẩm văn chương không chỉ đem tới thông tin mà thường kích thích để
“bùng nổ thơng tin” theo nhiều kiểu, nhiều dạng, nhiều góc độ. Giờ dạy học tác
phẩm văn chương đã có thể kết thúc nhưng những vấn đề về hình tượng văn học
vẫn tiếp tục lung linh phát triển và “nổ vỡ lặng im” trong tâm hồn các em. Chính
trong phần củng cố luyện tập, nhiều HS đã có những phát hiện khá lí thú, độc đáo
và sáng tạo. Thiết nghĩ trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học văn, cần phải
trả lại văn chương bản chất giao tiếp nghệ thuật, tạo nhiều thời gian cho HS tiếp
xúc lại với bài văn sau khi học. Đa dạng các hình thức củng cố trong giờ văn cịn
để kích thích những rung động tâm hồn, niềm hứng khởi sáng tạo và khát khao
mạnh mẽ trước sức hấp dẫn kì diệu mà thế giới nghệ thuật gợi nên cho HS. Kết
thúc phần củng cố nhưng suy nghĩ về tác phẩm khơng đóng lại mà những vấn đề


23


xung quanh tác phẩm còn mở ra để tạo được “dư âm”, “dư vị” cho HS đi tìm
ngọn nguồn của cái đẹp văn chương.
* Cách thức tiến hành để thực hiện việc: gồm 4 giai đoạn
Giai đoạn 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập (thực hiện trên lớp)
GV thực hiện ở cuối mỗi bài học
Bước 1: Chia nhóm
GV chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm là hai HS nếu sĩ số lớp là số chẵn
hoặc ba HS nếu sĩ số lớp là số lẻ.
Bước 2: Yêu cầu chuẩn bị
HS tổng hợp lại kiến thức bài học, dụng cụ như vở học, bút chì…
Giai đoạn 2: HS thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu học tập (thực hiện trên lớp)
Bước 1: Trao đổi, thảo luận về ý tưởng trong nhóm
- Thời gian: 1 phút.
- HS trao đổi, góp ý.
Bước 2: HS trình bày ý tưởng với GV (nếu có)
Trong khi HS trao đổi ý tưởng thì GV quan sát để phát hiện kịp thời những khó
khăn của HS và có sáng kiến hỗ trợ trực tiếp. GV chủ yếu giúp đỡ HS cịn rụt rè.
Bước 3: Hồn thành sản phẩm cá nhân
- HS trình bày nội dung đã nghiên cứu bằng hình ảnh vào trong vở học.
- Thuyết trình tích cực cặp đôi hoặc ba, HS trao đổi sản phẩm ở trong
nhóm với nhau.
Giai đoạn 3: Báo cáo kết quả và thảo luận (thực hiện trên lớp)
Bước 1: GV nêu lại yêu cầu với HS.
Bước 2: HS báo cáo kết quả
GV chọn đại diện một vài nhóm lên thuyết trình tích cực, tùy vào thời gian tiết
học mà GV linh động chọn số lượng nhóm trình bày.
Giai đoạn 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập (thực hiện trên lớp)
Bước 1: HS tự đánh giá về quá trình, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
của mình.
HS trình bày những khó khăn, thuận lợi khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 2: HS đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của nhóm khác.
- HS đánh giá ưu điểm, khuyết điểm sản phẩm từng cá nhân.
- HS học tập được điều gì qua việc triển khai, thực hiện và kết quả học
tập của bạn.
Bước 3: HS lắng nghe, phản biện về kết quả học tập cá nhân .


24

HS lắng nghe và ghi chép lại những đánh giá của các bạn về sản phẩm của mình.
Bước 4: GV nhận xét
- GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS.
- Chính xác hóa các kiến thức mà HS đã học.
Bước 5: GV chốt kiến thức bài học để chuyển giao chuẩn bị vào bài học
tiếp theo.
* Minh họa: Ngữ văn lớp 7, chủ đề: “Văn bản và một số đặc điểm chung
của văn bản” - Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hồi)
- Mục đích: Nhằm giúp HS tự hệ thống lại nội dung của bài học “Cuộc chia
tay của những con búp bê” (Khánh Hoài); HS hiểu về câu chuyện bất hạnh của
hai anh em Thành và Thủy qua cách kể của nhà văn. Từ đó HS đồng cảm với
những bất hạnh của những người bạn nhỏ xung quanh mình, trân trọng và bảo vệ
hạnh phúc gia đình của mình.
- Năng lực cần phát triển: HS biết cách tổng kết nội dung bài học, liên kết
kiến thức lại thành một hệ thống hình ảnh có mục đích, có khả năng phản biện để
bảo vệ chính kiến bằng những hình ảnh và ngơn ngữ, biết cách nhận xét vấn đề,
sản phẩm của mình ở phương diện ưu điểm, nhược điểm. Biết cách liên hệ, so
sánh về cuộc sống của bạn của mình. Từ đó HS cố gắng có trách nhiệm với gia
đình, biết giúp đỡ bố mẹ những cơng việc vừa sức.
- Yêu cầu bài học: Tổng kết lại một số vấn đề liên quan đến bài học “Cuộc
chia tay của những con búp bê” (Khánh Hồi). HS có thể tóm tắt lại nội dung

theo cách kể của tác giả Khánh Hoài hoặc cách theo cách của bản thân mình: Vì
bố mẹ chia tay nhau, hai anh em Thành và Thuỷ cũng phải mỗi người một ngả.
Thuỷ về quê với mẹ còn Thành ở lại với bố. Hai anh em nhường đồ chơi cho nhau,
Thuỷ đau đớn chia tay thầy cơ, khi chia tay cịn quyến luyến anh khơng muốn
rời... Ba cuộc chia tay gợi lên ở bạn đọc những xúc cảm mạnh mẽ cùng nỗi xót
thương cho cảnh ngộ mà lẽ ra những người bạn nhỏ không phải gánh chịu.
- Sản phẩm sketchnote:


25

Sản phẩm 1: Nguyễn Việt Hà - Lớp 7D
(Dùng phương pháp sketchnote theo thời
gian thực, hình xuyên tâm).
Nhận xét sản phẩm: HS trình bày nội dung
bằng hình ảnh về câu chuyện của anh em
Thành và Thủy theo trình tự thời gian. Trình
bày phù hợp bằng phương pháp sketchnote
theo thời gian thực, hình xuyên tâm từ bên
trong tỏa ra.
Sản phẩm 2: Phạm Lê Minh - Lớp 7D,
(Dùng phương pháp sketchnote theo thời
gian thực, hình tịa nhà cao tầng).
Nhận xét sản phẩm: HS trình bày nội dung
bằng hình ảnh về câu chuyện của anh em
Thành và Thủy theo trình tự từ lúc chia đồ
chơi ở nhà, đến trường, chia tay nhau. Trình
bày phù hợp bằng phương pháp sketchnote
theo thời gian thực, hình tòa nhà cao tầng từ
trên xuống dưới.

* Minh họa: Ngữ văn lớp 8, văn bản “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen.
- Mục đích: Nhằm giúp HS tự hệ thống lại nội dung của bài học “Cô bé
bán diêm” của An-đéc-xen, hiểu và cảm thông số phận của em bé bán diêm bất
hạnh, xã hội thờ ơ vô cảm trước mảnh đời bất hạnh. Từ đó hiểu thêm một khía
cạnh khác về cuộc sống ở đất nước phát triển, thêm yêu quê hương, đất nước Việt
Nam ân tình thủy chung.
- Năng lực cần phát triển: HS biết cách tổng kết nội dung bài học, liên kết
kiến thức lại thành một hệ thống hình ảnh có mục đích, có khả năng phản biện để
bảo vệ chính kiến bằng những hình ảnh và ngôn ngữ, biết cách nhận xét vấn đề,
sản phẩm của mình ở phương diện ưu điểm, nhược điểm. Biết cách liên hệ, so
sánh về cuộc sống của bạn của đất nước mình và nước bạn. Từ đó HS cố gắng có
trách nhiệm với gia đình, với q hương xứ sở bằng cách học tập thật tốt và làm
những việc phù hợp với độ tuổ của mình.
- Yêu cầu thực hiện: Tổng kết lại một số vấn đề liên quan đến bài học “Cô
bé bán diêm của An-đéc-xen. Xem qua một số bộ phim hoạt hình lấy câu chuyện


×