Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tổ chức giờ học kết nối trực tuyến nhằm nâng cao kĩ năng nghe, nói tiếng anh cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (972.43 KB, 13 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TRÃI

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Lĩnh vực: Tiếng Anh)
TÊN SÁNG KIẾN:
TỔ CHỨC “GIỜ HỌC KẾT NỐI TRỰC TUYẾN” NHẰM NÂNG CAO
KĨ NĂNG NGHE, NÓI TIẾNG ANH CHO HỌC SINH
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TRÃI, THÀNH PHỐ YÊN BÁI

Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương
Trình độ chun mơn: Đại học sư phạm Tiếng Anh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyễn Trãi,
thành phố Yên Bái, tỉnh Yên

Yên Bái, ngày 18 tháng 01 năm 2022

1


2
MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................. 2
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN .......................................................... 3
1. Tên sáng kiến: Tổ chức "giờ học kết nối trực tuyến" nhằm nâng cao kĩ năng
nghe, nói Tiếng Anh cho học sinh trường Tiểu học Nguyễn Trãi, thành phố
Yên Bái. ............................................................................................................. 3
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tiếng Anh ....................................................... 3
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Trường Tiểu học Nguyễn Trãi - Thành phố
Yên Bái - Tỉnh Yên Bái .................................................................................... 3


4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 05 tháng 9 năm 2021 đến nay ......... 3
5. Tác giả: .......................................................................................................... 3
6. Đồng tác giả (nếu có): Khơng........................................................................... 3
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN: ...................................................................................... 3
1. Tình trạng các giải pháp đã biết .................................................................... 3
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: .................................... 4
2.1. Mục đích của giải pháp .......................................................................... 4
2.2. Nội dung giải pháp ................................................................................. 4
2.3. Tính mới, sự khác biệt của giải pháp ..................................................... 9
3. Khả năng áp dụng của giải pháp ................................................................... 9
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp ................................................................................................................. 10
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Không............ 10
6. Các thông tin cần được bảo mật: Không. .................................................... 10
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: ............................................ 10
8. Tài liệu gửi kèm: Không. ............................................................................ 11
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền ....................................... 11
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN .................................................... 13


3
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Tổ chức "giờ học kết nối trực tuyến" nhằm nâng cao kĩ năng
nghe, nói Tiếng Anh cho học sinh trường Tiểu học Nguyễn Trãi, thành phố Yên
Bái.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tiếng Anh
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Trường Tiểu học Nguyễn Trãi - Thành phố Yên
Bái - Tỉnh Yên Bái.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 05 tháng 9 năm 2021 đến nay
5. Tác giả:

Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hương
Năm sinh: 15/11/1978
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Tiếng Anh
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
Địa chỉ liên hệ: Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, thành phố Yên Bái, tỉnh n Bái
Điện thoại: 0943151178
6. Đồng tác giả (nếu có): Khơng.
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN:
1. Tình trạng các giải pháp đã biết
Ngày nay, Tiếng Anh vẫn đang được coi là ngôn ngữ thông dụng nhất trên
thế giới. Tiếng Anh không chỉ là ngơn ngữ giao tiếp quốc tế mà cịn là phương
tiện để tiếp cận, khai thác, sử dụng nguồn thông tin, dữ liệu đồ sộ và đa dạng các
loại hình dịch vụ trên mạng internet. Đây là một trong những lợi ích lớn nhất cho
thấy việc học Tiếng Anh quan trọng như thế nào.
Chúng ta đều biết, việc học ngoại ngữ bao gồm sự phối hợp của nhiều kĩ
năng khác nhau: nghe, nói, đọc, viết. Tuy nhiên, nói được coi là kĩ năng rất quan
trọng trong việc giảng dạy và học tập ngoại ngữ. Nói là một cây cầu để đạt
được các kĩ năng khác. Nói giúp người học đọc tốt hơn, lắng nghe hiệu quả
hơn và viết chính xác hơn. Nói chắc chắn là phương tiện hiệu quả nhất của truyền
thơng (Ur, 1996).
Tuy vậy, có một thực tế là kĩ năng nói tiếng Anh của phần lớn học sinh trên
địa bàn tỉnh Yên Bái nói chung và học sinh trường Tiểu học Nguyễn Trãi, thành
phố Yên Bái nói riêng còn nhiều hạn chế. Đa số học sinh thường cảm thấy thiếu


4
tự tin về khả năng tiếng Anh của mình và thường gặp khó khăn trong giao tiếp
hoặc bày tỏ ý kiến bằng tiếng Anh. Khả năng nghe và phản ứng lại của các em
chưa nhanh, hầu hết các em chưa có thói quen vận dụng tiếng Anh trong các tình

huống giao tiếp cụ thể. Các em cịn ngại nói bằng tiếng Anh trong lớp cũng như
với bạn bè và thầy cơ giáo, đặc biệt với người nước ngồi.
Vì vậy, với mong muốn giúp học sinh của mình có thêm hứng thú học tập
và rèn luyện tiếng Anh, có mơi trường học tập, sử dụng tiếng Anh hiệu quả hơn
và ngày càng thêm u thích mơn học này, tơi đã nghiên cứu và áp dụng biện pháp
"Tổ chức "giờ học kết nối trực tuyến" nhằm nâng cao kĩ năng nghe, nói Tiếng
Anh cho học sinh trường Tiểu học Nguyễn Trãi, thành phố Yên Bái” tại
trường Tiểu học Nguyễn Trãi, thành phố Yên Bái nơi tôi đang công tác.
2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến:
2.1. Mục đích của giải pháp
Giúp học sinh có cơ hội được rèn luyện tiếng Anh với các thầy cô giáo và
các bạn ở các tỉnh thành trên cả nước và các quốc gia trên tồn thế giới. Từ đó,
học sinh khơng chỉ được mở mang kiến thức về văn hóa mà cịn có hứng thú học
tập hơn, tích cực, chủ động, tự tin và mạnh dạn hơn trong giao tiếp, khơng cịn
lúng túng, lo ngại khi bước vào giờ học, đặc biệt khi gặp người nước ngoài.
2.2. Nội dung giải pháp
2.2.1 Nội dung giải pháp
Tổ chức "giờ học kết nối trực tuyến" nhằm nâng cao kĩ năng nghe nói Tiếng
Anh cho học sinh trường Tiểu học Nguyễn Trãi, thành phố Yên Bái.
2.2.2. Các bước thực hiện giải pháp:
Bước 1. Nghiên cứu, lựa chọn ứng dụng kết nối trực tuyến. Cài đặt, tạo tài
khoản trên ứng dụng kết nối trực tuyến đã chọn.
Bước 2. Xác định đối tượng kết nối. Tìm đối tượng và đặt lịch tổ chức giờ
học kết nối trực tuyến.
Bước 3: Trao đổi, xây dựng kịch bản giờ học kết nối. Chuẩn bị nội dung
và các điều kiện triển khai giờ học kết nối
Bước 4. Tổ chức giờ học kết nối trực tuyến.
Bước 5: Đánh giá, rút kinh nghiệm.
2.2.3. Cách thức thực hiện:
- Trước hết, để học sinh được học tập, rèn luyện tiếng Anh và giao lưu văn

hóa với các bạn ở các vùng miền tổ quốc hoặc ở các quốc gia khác trên thế giới


5
một cách thuận tiện nhất, hiệu quả nhất và tiết kiệm nhất, tôi đã nghiên cứu và
quyết định chọn sử dụng ứng dụng họp trực tuyến Zoom và Skype. Hai ứng dụng
này đều có nhiều ưu điểm nổi bật như kết nối nhanh chóng, hầu như khơng tốn
chi phí (chỉ cần chi phí cho đường truyền internet). Khi thực hiện giờ học kết nối,
tôi sử dụng một trong hai ứng dụng này tùy theo trao đổi với giáo viên kết nối.
Việc tải và cài đặt các ứng dụng này đều rất dễ thực hiện (đa số giáo viên phổ
thông hiện nay đều đã sử dụng thành thạo ứng dụng Zoom).
- Khi đã sử dụng thành thạo hai ứng dụng kết nối trực tuyến nêu trên, tôi
xây dựng kế hoạch kết nối, trong kế hoạch tôi xác định rõ sẽ thực hiện giờ học kết
nối ở nội dung dạy học nào, ở tiết dạy nào, ở lớp nào, vào thời gian nào. Từ đó,
tơi xác định đối tượng kết nối (học sinh trong nước hay quốc tế) và triển khai tìm
đối tượng kết nối, đặt lịch kết nối bằng cách liên hệ với bạn bè làm giáo viên tiếng
Anh ở các tỉnh bạn hoặc đăng nhu cầu kết nối trong các nhóm giáo viên (giáo viên
tiếng Anh Yên Bái, nhóm giáo viên tiếng Anh Tiểu học tồn quốc, nhóm cộng
đồng giáo viên toàn cầu Microsoft Skype, …).
- Khi đã kết nối được với đối tượng cần kết nối (tạm gọi giáo viên đối tác),
để giờ học kết nối thực sự hiệu quả, hấp dẫn, tôi và giáo viên đối tác sẽ trao đổi,
thống nhất kịch bản cho giờ học kết nối. Tiếp đó, tơi sẽ cùng lớp được chọn kết
nối của trường mình chuẩn bị các nội dungtheo kịch bản đã thống nhất (slide trình
chiếu, bài giới thiệu/thuyết trình, câu hỏi/trị chơi tương tác, hình ảnh minh họa,
các vật liệu/tư liệu/phục trang… tùy theo chủ đề kết nối).
- Đến giờ học kết nối, tôi và giáo viên đối tác sẽ kết nối trực tuyến qua ứng
dụng Skype hoặc ứng dụng Zoom và tổ chức các hoạt động cho học sinh 2 điểm
cầu giao lưu văn hóa và trao đổi kiến thức về chủ đề đã chọn. Tại giờ học kết nối
trực tuyến này, học sinh 2 điểm cầu được trình bày, giới thiệu và bản thân, về địa
phương, đất nước của mình với các bạn ở điểm cầu tỉnh bạn hoặc nước bạn. Khi

thực hiện giờ học kết nối, tôi thường khai thác thêm các ứng dụng trò chơi kiểm
tra trực tuyến như Kahoot, Quizziz, Quizlet, … để tăng tính sinh động cho giờ
học, tạo hứng thú cho học sinh.
- Sau khi hồn thành giờ học kết nối, bản thân tơi sẽ cùng học sinh của mình
đánh giá kết quả giờ học kết nối, nhận định những ưu điểm và tồn tại, hạn chế để
rút kinh nghiệm cho những giờ học kết nối sau. Nếu cần thiết, tôi và giáo viên đối
tác sẽ cùng trao đổi, rút kinh nghiệm cho nhau.
Sau đây là nội dung của một trong những giờ học kết nối mà tôi đã triển
khai:
- Chủ đề kết nối: My school


6
▶ Thời gian, đơn vị kết nối

Thời gian

8h kém 15, ngày15 tháng 11 năm 2021

Đơn vị

Lớp 3C - Trường tiểu học Nguyễn Trãi, Thành phố Yên Bái và Lớp
3A - Trường Tiểu học Bắc Cường, Thành phố Lao Cai, tỉnh Lào Cai.

Ghi chú: Trước khi kết nối, học sinh 2 tỉnh sẽ khơng được biết mình sẽ
được kết nối, giao lưu với các bạn đến từ đâu. Các em sẽ thực hiện một số hoạt
động để đoán tên địa phương của trường bạn.
▶ Phần giới thiệu
Học sinh Hoạt động
Yên Bái


Chiếu một clip ngắn về một số thắng cảnh của Yên Bái.

Lào Cai

Chiếu một số hình ảnh/clip ngắn về một số thắng cảnh của Lào Cai.
(Có hình ảnh minh chứng kèm theo)


7


8

2.2.4. Các điều kiện để áp dụng giải pháp:
Để thực hiện thành công, hiệu quả giờ học kết nối để phát triển kĩ năng
nghe nói tiếng Anh cho học sinh, cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Được sự quan tâm, ủng hộ của Lãnh đạo nhà trường, tổ chun mơn và
phụ huynh học sinh.
- Lớp học có máy tính xách tay, có máy chiếu và màn chiếu (hoặc tivi cỡ
lớn), loa, mic (trong trường hợp mic của máy tính khơng đảm bao chất lượng đàm
thoại), đường truyền internet mạnh và ổn định.
- Giáo viên thực hiện kết nối có trình độ chun mơn tốt đặc biệt là giao
tiếp tiếng Anh tốt, có khả năng sử dụng cơng nghệ thơng tin tốt, tích cực, chủ
động, ham học hỏi; tham gia các nhóm/ cộng đồng giáo viên tiếng Anh trong tỉnh,
trong nước và tồn cầu để có tìm đơn vị thực hiện giờ học kết nối.
- Học sinh ham học hỏi, sẵn sàng tham gia hoạt động kết nối.
- Giáo viên 2 điểm cầu kết nối cần thống nhất, chuẩn bị tốt nội dung và các
điều kiện tổ chức giờ học kết nối.
Để các giờ học được hấp dẫn, hiệu quả, khuyến khích giáo viên tổ chức các

giờ học kết nối với giáo viên và học sinh đến từ các nước khác trên thế. Khi đó,


9
học sinh sẽ không chỉ được thực hành tiếng Anh mà cịn được trao đổi, giao lưu
văn hóa, khám phá thực tế các miền đất mới qua. Nếu có điều kiện, có thể triển
khai giờ học kết nối ngồi lớp học, ở những địa điểm danh thắng cụ thể của địa
phương để học sinh 2 tỉnh/ hai nước được "đi du lịch trực tuyến". Như vậy, giờ
học sẽ vô cùng hiệu quả, hấp dẫn và ấn tượng.
2.3. Tính mới, sự khác biệt của giải pháp
Trước khi áp dụng sáng kiến

Sau khi áp dụng sáng kiến

Trước khi áp dụng các giải pháp
trên, bản thân tôi nhận thấy chất lượng
môn học này vẫn cịn thấp. Học sinh
cịn lúng túng, khơng tự tin trong mơn
học. Cơ hội thực hành Tiếng Anh ít,
học sinh chưa được ứng dụng thực tế
những gì mình học trong giao tiếp
hằng ngày, các em chưa ý thức được
học Tiếng Anh để có thể sử dụng làm
phương tiện giao tiếp sau này. Động cơ
và ý thức học tập chưa cao. Điều đó
gây ra sự nhàm chán, mệt mỏi cho học
sinh.

Sau q trình thực hiện các giải
pháp trên, tơi nhận thấy rằng:

- Những tiết học đã khơng chỉ gói gọn
trong bốn bức tường mà có sự mở rộng
sang trường bạn, tỉnh bạn và cả nước
bạn.
- Học sinh không những được học hỏi,
trao đổi kiến thức mơn học mà cịn
được rèn sự tự tin trong giao tiếp mang
hiệu quả tích cực cho giáo viên và học
sinh nhà trường.
- Giáo viên và học sinh khơng những
được trao đổi và hồn thiện kiến thức,
kĩ năng của bản thân mà cịn được giao
lưu, tăng tình đồn kết.
- Khả năng thuyết trình bằng tiếng Anh
của các em cũng tự tin hơn và tư duy
hội nhập quốc tế cũng tốt hơn.

3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Các trường Tiểu học trên địa bàn tỉnh Yên Bái có thiết bị nêu tại mục 2.2.4.
đều có thể áp dụng biện pháp " Tổ chức "giờ học kết nối trực tuyến" để nâng cao
kĩ năng nghe nói Tiếng Anh cho học sinh tiểu học" để nâng cao kĩ năng nghe nói
tiếng Anh, tạo sự tự tin và hứng thú học tiếng Anh cho cho học sinh, góp phần
nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh và chất lượng giáo dục toàn diện của nhà
trường.


10
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp
Sau khi áp dụng giải pháp "Tổ chức "giờ học kết nối trực tuyến" nhằm nâng

cao kĩ năng nghe, nói Tiếng Anh cho học sinh trường Tiểu học Nguyễn Trãi, thành
phố Yên Bái", qua phân tích số liệu và phiếu khảo sát, kết quả cho thấy 94% học
sinh tham gia đã tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, phát âm chính xác hơn, học
sinh tự tin và có hứng thú hơn đối với môn Tiếng Anh và đạt kết quả học tập môn
tiếng Anh cao hơn. Lớp học kết nối trực tuyến đã vượt qua 4 bức tường của lớp
học truyền thống, là nơi mà giáo viên có thể mang cả thế giới vào lớp học của
mình.
- Kết quả cụ thể:

Năm học

Số
HS
được

HS nhút
nhát

HS phát
âm sai

khảo
sát

HS

%

HS


%

Đầu năm học

305

106

34,8

58

19

Cuối học kì I

305

67

22

30

9,8

2021-2022

HS có vốn
từ vựng ít

HS
91
53

%

HS giao
tiếp trơi
chảy
HS

%

29,8

50

16,4

17,4

155

50,8

5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Không.
6. Các thông tin cần được bảo mật: Không.
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Để thực hiện thành công, hiệu quả giờ học kết nối để phát triển kĩ năng
nghe nói tiếng Anh cho học sinh, cần đảm bảo một số yêu cầu sau:

- Được sự quan tâm, ủng hộ của Lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn và
phụ huynh học sinh.
- Lớp học có máy tính xách tay, có máy chiếu và màn chiếu (hoặc tivi cỡ
lớn), loa, mic (trong trường hợp mic của máy tính khơng đảm bao chất lượng đàm
thoại), đường truyền internet mạnh và ổn định.
- Giáo viên thực hiện kết nối có trình độ chun mơn tốt đặc biệt là giao
tiếp tiếng Anh tốt, có khả năng sử dụng cơng nghệ thơng tin tốt, tích cực, chủ


11
động, ham học hỏi; tham gia các nhóm/ cộng đồng giáo viên tiếng Anh trong tỉnh,
trong nước và toàn cầu để có tìm đơn vị thực hiện giờ học kết nối.
- Học sinh ham học hỏi, sẵn sàng tham gia hoạt động kết nối.
- Giáo viên 2 điểm cầu kết nối cần thống nhất, chuẩn bị tốt nội dung và các
điều kiện tổ chức giờ học kết nối.
8. Tài liệu gửi kèm: Không.
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi xin cam kết nội dung của bản báo cáo sáng kiến: Tổ chức "giờ học kết nối
trực tuyến" nhằm nâng cao kĩ năng nghe, nói Tiếng Anh cho học sinh trường Tiểu
học Nguyễn Trãi, thành phố Yên Bái " do bản thân nghiên cứu, khơng có sự sao chép
hoặc vi phạm bản quyền của bất cứ sáng kiến nào khác. Nếu có sai phạm gì tơi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Yên Bái, ngày 18 tháng 01 năm 2022
Người viết báo cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Thu Hương


12

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TẠI ĐƠN VỊ
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
(Nhận xét về việc triển khai sáng kiến tại đơn vị, số người đã áp dụng, hiệu quả,
ký tên, đóng dấu xác nhận)


13
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………




×