Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Xây dựng hoạt động luyện tập trong chương đại cương về hoá học hữu cơ lớp 11 ban cơ bản để phát triển năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 21 trang )

Báo cáo sáng kiến

Giáo viên: Phạm Thị Thanh Huế

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT THỊ XÃ NGHĨA LỘ

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Lĩnh vực: Hóa học)

XÂY DỰNG HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP TRONG CHƯƠNG
ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 BAN CƠ BẢN
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

Họ tên tác giả : PHẠM THỊ THANH HUẾ.
Trình độ chun mơn: Đại học sư phạm Hóa học
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Thị xã Nghĩa Lộ
Thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái

Nghĩa Lộ, tháng 12 năm 2021

1


2
Báo cáo sáng kiến

Giáo viên: Phạm Thị Thanh Huế

MỤC LỤC


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN..........................................................3
II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN.......................................................................................3
1. Tình trạng đã biết..........................................................................................3
2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến...................................4
2.1 Mục đích của giải pháp:......................................................................4
2.2 Nội dung giải pháp:..............................................................................5
3. Khả năng áp dụng của giải pháp.................................................................14
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp ...................................................................................................................15
5. Các thông tin cần được bảo mật:................................................................18
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:...........................................18
7.Tài liệu kèm theo:..........................................................................................18
III. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN..........18


3
Báo cáo sáng kiến

Giáo viên: Phạm Thị Thanh Huế

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Xây dựng hoạt động luyện tập trong chương Đại cương về
hóa học hữu cơ lớp 11Ban cơ bản để phát triển năng lực học sinh”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Học sinh lớp 11 ban cơ bản trường THPT TX
Nghĩa Lộ.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Năm học 2020-2021; năm học 2021-2022.
5. Tác giả:
Họ và tên: Phạm Thị Thanh Huế.
Năm sinh: 1987.

Trình độ chuyên môn: Đại học.
Chức vụ công tác: Giáo viên.
Nơi làm việc: Trường THPT Tx Nghĩa Lộ.
Địa chỉ liên hệ: Trường THPT Tx Nghĩa Lộ , thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh n Bái.
Điện thoại: 0985198946
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN:
1. Tình trạng các giải pháp đã biết
Trong lớp học ngày nay, các giáo viên thường xuyên phải thiết lập các
phương pháp giảng dạy mới nhằm tạo cơ hội tốt nhất cho học sinh có thể thành
cơng. Học sinh khơng chỉ buộc phải học các tài liệu được yêu cầu mà quan trọng
là học sinh cảm thấy tự tin với công việc của mình và có động lực để mở rộng
việc học. Tuy nhiên, điều này có thể khó đối với một số học sinh, những người
khơng thích phong cách giảng dạy truyền thống, dựa trên diễn thuyết ở trên lớp.
Về phía Giáo viên: Rất nhiều Giáo viên trong quá trình dạy học thường
khơng tở chức hoạt động luyện tập vì nhiều lí do: lo lắng vì thời gian khơng
đủ cho kiến thức bài dạy; không biết tổ chức như thế nào; sợ hoạt động gây
ờn ảnh hưởng lớp học khác...Vì vậy, trong q trình dạy, dù rất cố gắng,
nhiều Gi viên cũng không thể lôi kéo sự tập trung của học sinh, hiệu quả
giờ học bị giảm sút.


4
Báo cáo sáng kiến

Giáo viên: Phạm Thị Thanh Huế

Về phía học sinh: Thực tế dạy học trong nhà trường cho thấy trong một
lớp học khả năng tiếp thu của mỗi em học sinh là khác nhau cho nên hứng thú
của mỗi em cũng sẽ khác. Nhiều học sinh hào hứng, có nhiều học sinh có thói
quen thụ động trong học tập, có biểu hiện uể oải, mệt mỏi trong giờ học. Thói

quen lười vận động, lười tư duy, học tập hời hợt, không hứng thú đã ảnh hưởng
không nhỏ đến kết quả học tập.
2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến:
2.1 Mục đích của giải pháp:
Sáng kiến khoa học được thực hiện dựa trên các mục đích cơ bản sau:
Thơng qua các hoạt động luyện tập bài học giúp học sinh tăng cường khả
năng chú ý nắm bắt nội dung bài học phát huy tính năng động của các em; tăng
cường khả năng thực hành, vận dụng các kiến thức đã học.
Phát triển được các năng lực chung và năng lực chuyên biệt của học sinh:
Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng
lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngơn ngữ, năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên
dưới góc độ hóa học, năng lực vận dụng kiến thức kỹ năng đã học, năng lực
nhận thức hóa học…
Nâng cao hứng thú cho người học, góp phần làm giảm mệt mỏi, căng
thẳng trong học tập của học sinh. Phát triển tính độc lập, ham hiểu biết và
khả năng suy luận; giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa giáo viên và học
sinh, và giữa học sinh với nhau, giúp học sinh rèn luyện các khả năng ứng
xử, giao tiếp.
Đáp ứng được yêu cầu của Bộ Giáo dục trong việc đởi mới phương pháp
dạy học tích cực.
Là tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh trong q trình dạy và
học hóa học ở trường THPT.
2.2 Nội dung giải pháp
Song song với việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học giúp HS
phát triển năng lực ở trên lớp, thì giáo viên có thể sử dụng kết hợp thêm các kĩ
thuật dạy học để kích thích sự hứng thú của học sinh, giúp học sinh phát triển
được các năng lực, cũng như làm cho tiết học trở nên sinh động, thoải mái, giảm
bớt căng thẳng mà vẫn bảo đảm được khối lượng kiến thức cần lĩnh hội.



5
Báo cáo sáng kiến

Giáo viên: Phạm Thị Thanh Huế

Việc sáng tạo và lựa chọn một số kĩ thuật để vận dụng vào dạy học
trong hoạt động luyện tập một số bài chương Đại cương về hóa học hữu cơ
nhằm nâng cao hiệu quả giờ học mơn Hóa ở trường THPT TX Nghĩa Lộ nói
riêng và trong các trường THPT nói chung là một vấn đề hết sức cần thiết.
Trong quá trình dạy học hoạt động luyện tập trong chương Đại cương về hóa
học hữu cơ tơi đã vận dụng sáng tạo và rất thành công một số kĩ thuật và
phương pháp dạy học tích cực.
2.2.1: Một số hình thức tổ chức hoạt động luyện tập trong các bài
cụ thể
(1). Bài 20: Mở đầu về hóa học hữu cơ
a) Mục tiêu:
- Hệ thống hóa lại các kiến thức đã học về khái niệm hoá học hữu cơ và
hợp chất hữu cơ, đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ; Phân loại hợp chất
hữu cơ theo thành phần nguyên tố (hiđrocacbon và dẫn xuất); Sơ lược về phân
tích nguyên tố: Phân tích định tính, phân tích định lượng.
- Phát triển năng lực: Năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết
vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực nhận thức hóa học; năng lực vận
dụng kiến thức kỹ năng đã học
b) Nội dung:
- Hệ thống hóa lại các kiến thức đã học về khái niệm hoá học hữu cơ và
hợp chất hữu cơ, đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ; Phân loại hợp chất
hữu cơ theo thành phần nguyên tố (hiđrocacbon và dẫn xuất); Sơ lược về phân
tích nguyên tố: Phân tích định tính, phân tích định lượng thơng qua trị chơi
“Slide bằng giấy A4”.
c) Sản phẩm: Slide bằng giấy A4 chính là các bảng tóm tắt nội dung vừa

học của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (khoảng 45HS/nhóm) và giao nội dung thực hiện cho các nhóm:
+ Nhóm 1, 2: Hệ thống hóa lại các kiến thức đã học về khái niệm hoá học
hữu cơ và hợp chất hữu cơ, đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ;
+ Nhóm 3, 4: Phân loại hợp chất hữu cơ theo thành phần nguyên tố
(hiđrocacbon và dẫn xuất) có ví dụ.


6
Báo cáo sáng kiến

Giáo viên: Phạm Thị Thanh Huế

+ Nhóm 5, 6: Sơ lược về phân tích nguyên tố: Phân tích định tính, có ví
dụ cụ thể.
+ Nhóm 7, 8: Sơ lược về phân tích nguyên tố: Phân tích định lượng, có ví
dụ cụ thể.
- Thực hiện nhiệm vụ (HS thực hiện; giáo viên theo dõi, hỡ trợ):
+ Các nhóm thảo luận trong vịng 3 phút và trình bày nội dung vào tờ
giấy A4.
+ Nội dung: đảm bảo tính chính xác, đầy đủ
+ Hình thức trình bày: viết, vẽ sơ đờ, hình ảnh minh họa… đẹp, rõ
ràng, logic
- Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; HS báo cáo, thảo
luận):
+ GV chọn 4 nhóm bất kỳ báo cáo sản phẩm.
+ Thời gian báo cáo 2 phút.
+ Các nhóm cịn lại quan sát, nhận xét.
+ Các nhóm được chọn báo cáo: xếp hàng dọc hoặc hàng ngang, từng

thành viên một sẽ nói về một slide của mình giống như bài trình chiếu
powerpoint.
+ Giáo viên có thể dùng máy quay, quay lại video trong khi HS tóm tắt
những gì đã học được. Máy quay sẽ không dừng lại cho đến khi mỡi HS hồn
thành bản tóm tắt của mình.
- Kết luận, nhận định: Sau khi các nhóm đã hồn thành việc báo cáo, và
các nhóm khác nhận xét sản phẩm của nhóm bạn thì GV phân tích cụ thể về sản
phẩm học tập các nhóm đã hồn thành theo u cầu (làm căn cứ để nhận xét,
đánh giá các mức độ hồn thành của HS trên thực tế tở chức dạy học); từ đó
nhấn mạnh lại một số kiến thức mà HS cần khắc sâu.
(2). Bài 21: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ
a) Mục tiêu:
- Củng cố lại các kiến thức về các loại công thức của hợp chất hữu cơ:
Công thức chung, công thức đơn giản nhất. Luyện tập cách tính được phân tử
khối của chất hữu cơ dựa vào tỉ khối hơi; xác định được công thức phân tử khi
biết các số liệu thực nghiệm.


7
Báo cáo sáng kiến

Giáo viên: Phạm Thị Thanh Huế

- Phát triển năng lực: Năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết
vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực nhận thức hóa học; năng lực vận
dụng kiến thức kỹ năng đã học.
b) Nội dung: Trả lời các câu hỏi là các “Đơn hàng” thơng qua trị chơi
“Shipper chuyên nghiệp”
Đơn hàng số 1:
Tính khối lượng mol phân tử của chất sau: Thể tích hơi của 3,3 gam

chất khí X bằng thể tích của 1,76 gam khí oxi (đo cùng điều kiện về nhiệt
độ, áp suất).
Đơn hàng số 2:
Tỉ khối hơi cuả chất X so với hiđro bằng 44. Phân tử khối của X là
A. 44.
B. 46.
C. 22.
D. 88.
Đơn hàng số 3:
Hợp chất Z có cơng thức đơn giản nhất là CH3O và có tỉ khối hơi so với
hiđro bằng 31,0. Công thức phân tử nào sau đây ứng với hợp chất Z?
A. CH3O.
B. C2H6O2.
C. C2H6O.
D. C3H9O3.
Đơn hàng số 4:
Hợp chất hữu cơ X ( C, H, O N) có cơng thức trùng với cơng thức đơn giản
nhất, đốt cháy hoàn toàn 7,5 gam X, thu được 4,48 lít CO2; 1,12 lít N2 (các khí
đều đo (đktc)) và 4,5 gam H2O. Số nguyên tử hiđro trong một phân tử X là
A. 7.
B. 6.
C. 5.
D. 9.
Đơn hàng số 5:
Từ tinh dầu hồi, người ta tách được anetol – một chất thơm được dùng sản
xuất kẹo cao su. Anetol có khối lượng mol phân tử bằng 148,0 g/mol. Phân tích
nguyên tố cho thấy, anetol có %C = 81,08%; %H = 8,1%, cịn lại là oxi. Lập
cơng thức đơn giản nhất và công thức phân tử của anetol.
c) Sản phẩm: Lời giải:
Đơn hàng số 1:

Ta có:

Đơn hàng số 2: Đáp án: D.
Đơn hàng số 3: Đáp án: B.


8
Báo cáo sáng kiến

Giáo viên: Phạm Thị Thanh Huế

– Vì dZ/H2 = 31 ⇒ MZ = 2.31 = 62
Gọi công thức phân tử của Z là (CH3O)n
⇒ MZ = 31n = 62 ⇒ n = 2 ⇒ Đáp án B
Đơn hàng số 4: Đáp án: C.
nCO2 = nC = 0,2 ⇒ mC = 2,4g
nN = 2nN2 = 0,1 ⇒ mN = 1,4g
nH = 2nH2O = 0,5 ⇒ mH = 0,5g
⇒ mO = mX – mC – mH – mN = 3,2g ⇒ nO = 0,2 mol
nC : nH : nO : nN = 0,2 : 0,5 : 0,2 : 0,1 = 2: 5 : 2 : 1
⇒ CTPT X: C2H5O2N ⇒ Số nguyên tử H là 5.
Đơn hàng số 5:
Gọi công thức tổng quát của anetol là CxHyOz (x,y,z nguyên dương)
%O = 100% – (%C + %H) = 100% – (81,08 + 8,1)% = 10,82%
(Ta quy về các số nguyên tối giản bằng cách chia cho số nhỏ nhất trong các
giá trị trên là 0,76)
⇒ Công thức đơn giản nhất của anetol là C10H12O
Ta có: M(C10H12O)n = 148
⇒ (10.12 + 12 + 16).n = 148 ⇒ n = 1
Vậy công thức phân tử là C10H12O

d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
+ GV chuẩn bị sẵn các “đơn hàng” cần vận chuyển có các “Đơn hàng”
chứa nội dung câu hỏi củng cố bài học.
+ Chia lớp thành các nhóm nhỏ (4 – 5 HS/ nhóm)
+ Phát cho các nhóm.
+ Giới hạn thời gian hồn thành đơn hàng.
- Thực hiện nhiệm vụ (HS thực hiện; giáo viên theo dõi, hỡ trợ):
+ Các nhóm nhận đơn hàng và đóng vai shipper (người vận chuyển
hàng). Mỡi thành viên hồn thành nhiệm vụ của một Đơn hàng bất kỳ trong
đơn hàng rồi chuyền lần lượt sang thành viên thứ 2, 3, 4… hồn thành tiếp
các Đơn hàng khác.
+ Hết thời gian, nhóm nào thực hiện đúng nhiệm vụ nhất trong đơn hàng sẽ
giành chiến thắng.


9
Báo cáo sáng kiến

Giáo viên: Phạm Thị Thanh Huế

+ GV theo dõi những khó khăn mà HS có thể gặp phải kèm theo biện pháp
hỗ trợ; dự kiến các mức độ cần phải hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu.
- Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; HS báo cáo, thảo luận):
+ GV yêu cầu các nhóm đổi chéo đơn hàng cho nhau để kiểm tra đánh giá
(ví dụ nhóm 1 dị bài của nhóm 2, nhóm 2 dị bài của nhóm 3…)
+ GV chọn đại diện 5 nhóm bất kỳ lên bảng trình bày đáp án 5 đơn hàng.
+ Các thành viên còn lại quan sát, nhận xét.
- Kết luận, nhận định: Sau khi các nhóm đã hồn thành việc báo cáo, và các
nhóm khác nhận xét sản phẩm của nhóm bạn thì GV phân tích cụ thể về sản

phẩm học tập các nhóm đã hồn thành theo yêu cầu (làm căn cứ để nhận xét,
đánh giá các mức độ hoàn thành của HS trên thực tế tở chức dạy học); từ đó
nhấn mạnh lại một số kiến thức mà HS cần khắc sâu.
ĐƠN HÀNG


10
Báo cáo sáng kiến

(3) Bài

Giáo viên: Phạm Thị Thanh Huế

22:

Cấu

trúc


11
Báo cáo sáng kiến

Giáo viên: Phạm Thị Thanh Huế

phân tử hợp chất hữu cơ
a) Mục tiêu:
- HS củng cố lại các kiến thức về nội dung thuyết cấu tạo hoá học; khái
niệm đờng đẳng, đờng phân; liên kết cộng hố trị và khái niệm về cấu trúc
không gian của phân tử chất hữu cơ.

- HS luyện viết công thức cấu tạo của một số chất hữu cơ cụ thể; phân biệt
được chất đồng đẳng, chất đồng phân dựa vào công thức cấu tạo cụ thể.
- Phát triển năng lực: Năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết
vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực nhận thức hóa học; năng lực vận
dụng kiến thức kỹ năng đã học.
b) Nội dung: Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm thông qua web:
www.kahoot.it
Câu 1: Chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết có liên kết đơn ?
A. C2H4.

B. C2H2.

C. C6H6.

D. C2H6.

Câu 2: Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau ?
A. C2H5OH, CH3OCH3

B. CH3OCH3, CH3CHO.

C. CH3OH, C2H5OH

D. CH3CH2Cl, CH3CH2OH

Câu 3: Cặp chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau ?
A. CH3OH, CH3OCH3

B. CH3OCH3, CH3CHO.


C. CH3OH, C2H5OH

D. CH3CH2OH, C3H6(OH)2.

Câu 4: Chất nào sau đây trong phân tử có liên kết đơi ?
A. C2H4.

B. C2H2.

C. C3H8.

D. C2H5OH.

Câu 5: Số cơng thức cấu tạo có thể có ứng với các cơng thức phân tử
C4H10 là
A. 1.
c) Sản phẩm:
Câu 1: Đáp án: D.
Câu 2: Đáp án: A.
Câu 3: Đáp án: C.
Câu 4: Đáp án: A.
Câu 5: Đáp án: B.

d) Tổ chức thực hiện:

B. 2.

C. 3.

D. 4.



12
Báo cáo sáng kiến

Giáo viên: Phạm Thị Thanh Huế

- Giao nhiệm vụ học tập:
+ GV: Hệ thống câu hỏi và đáp án qua web: www.kahoot.com
+ HS: Điện thoại di động có kết nối internet
+ GV yêu cầu HS vào web: www.kahoot.it, nhập mã pin, đặt tên
- Thực hiện nhiệm vụ (HS thực hiện; giáo viên theo dõi, hỗ trợ):
+ HS quan sát câu hỏi ở trên màn hình chiếu, chọn đáp án ở trên điện thoại
+ HS có thể tham gia chơi cá nhân hoặc cặp đôi
- Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; HS báo cáo, thảo luận):
+ HS nào có câu trả lời càng nhanh và chính xác thì điểm sẽ càng cao
+ Sau mỡi câu hỏi, GV yêu cầu HS giải thích đáp án đã lựa chọn.
+ Thứ tự bảng xếp hạng của HS sẽ được hiển thị trên màn hình chiếu sau
mỡi câu hỏi
+ Kết thúc phần chơi sẽ có trao giải thưởng cho các HS đạt điểm cao nhất,
nhì ba
- Kết luận, nhận định: Sau khi kết thúc phần trả lời câu hỏi, GV phân tích
cụ thể về sản phẩm học tập mà HS đã hoàn thành theo yêu cầu (làm căn cứ để
nhận xét, đánh giá các mức độ hoàn thành của HS trên thực tế tở chức dạy học);
từ đó nhấn mạnh lại một số kiến thức mà HS cần khắc sâu.
(4). Bài 24: Luyện tập: Chất hữu cơ, công thức phân tử và công thức
cấu tạo
a) Mục tiêu:
- Củng cố các khái niệm về hoá học hữu cơ, các loại hợp chất hữu cơ;
phân biệt các loại đồng phân cấu tạo.

- HS biết cách thành lập công thức phân tử của các hợp chất hữu cơ từ kết
quả phân tích định tính.
- Phát triển năng lực: Năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết
vấn đề, năng lực sử dụng ngơn ngữ; năng lực nhận thức hóa học; năng lực vận
dụng kiến thức kỹ năng đã học.
b) Nội dung: HS tìm các từ khóa thơng qua trị chơi “Ong tìm chữ”


13
Báo cáo sáng kiến

Giáo viên: Phạm Thị Thanh Huế

c) Sản phẩm:
- Các từ khóa: CƠNG THỨC PHÂNTỬ; CƠNG THỨC CẤU TẠO;
ĐỒNG ĐẲNG; ĐỒNG PHÂN; LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ; LIÊN KẾT
ĐƠN; LIÊN KẾT ĐÔI; LIÊN KẾT BA


14
Báo cáo sáng kiến

Giáo viên: Phạm Thị Thanh Huế

d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
+ GV: chuẩn bị phiếu học tập có chứa thơng tin của trị chơi “Ong tìm chữ”
Link làm từ khóa:
/>cTH7WQEn_JSvovc
+ GV phát phiếu học tập và yêu cầu HS ghép nối các chữ cái trong bảng

ma trận (hàng dọc, hàng ngang, chéo... ) thành các từ có nghĩa liên quan đến bài
học (khoảng 5 – 7 từ).
- Thực hiện nhiệm vụ (HSthực hiện; giáo viên theo dõi, hỗ trợ):
+ Cho HSlàm việc theo cặp đôi, giới hạn thời gian.
- Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; HSbáo cáo, thảo luận):
+ Hết thời gian, giáo viên có thể mời một vài HSđứng lên trình bày trước
lớp và đưa phản hời.
+ GV có thể hỏi thêm các thơng tin liên quan đến từ khóa.
Kết luận, nhận định: Sau khi các cặp đơi đã hồn thành việc báo cáo, và
các cặp đơi khác nhận xét sản phẩm của nhóm bạn thì GV phân tích cụ thể về
sản phẩm học tập HS đã hồn thành theo yêu cầu (làm căn cứ để nhận xét, đánh
giá các mức độ hoàn thành của HS trên thực tế tở chức dạy học); từ đó nhấn
mạnh lại một số kiến thức mà HS cần khắc sâu.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Với sáng kiến kinh nghiệm xây dựng hoạt động luyện tập trong chương
Đại cương về hóa học hữu cơ lớp 11 cơ bản các tiết dạy được thiết kế hoạt động
luyện tập tạo sự hứng thú cho học sinh của tôi đã được đồng nghiệp đánh giá
cao, nhận định có khả năng mở rộng phạm vi thực hiện, mọi giáo viên dạy Hóa
học có thể sử dụng các giải pháp trong sáng kiến và được áp dụng đối với mọi
đối tượng là học sinh lớp 11 - Ban cơ bản ở các trường trung học phổ thơng,
trong mơn Hóa học.
Và từ những thiết kế cho các bài dạy này, có thể áp dụng ý tưởng, cách
thức soạn cho các bài luyện tập thuộc chương trình mơn Hóa lớp 10, Hóa lớp 12


15
Báo cáo sáng kiến

Giáo viên: Phạm Thị Thanh Huế


- Ban cơ bản, thậm chí bộ mơn khác cũng có thể lựa chọn thực hiện cách dạy
học này sao cho phù hợp với đặc trưng của từng môn học.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp
Qua thời gian nghiên cứu cơ sở lý luận và áp dụng xây dựng hoạt động
luyện tập trong chương Đại cương về hóa học hữu cơ lớp 11 cơ bản tại lớp 11A5
của trường THPT TX Nghĩa Lộ, sáng kiến của tôi bước đầu đem lại một số hiệu
quả, lợi ích như sau:
4.1. Hiệu quả, lợi ích đối với thực tiễn dạy học
Là tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh trong quá trình dạy và học
hóa học.
 Đối với giáo viên:
- Hài lịng, tự tin vào bài giảng.
- Thúc đẩy giáo viên bổ sung rất nhiều kiến thức để bổ trợ cho bài giảng
thêm sinh động. Điều đó càng địi hỏi người giáo viên phải khơng ngừng nâng
cao trình độ chun mơn, đởi mới, sáng tạo, cập nhật kiến thức nhanh, đa dạng
và bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, linh hoạt trong các hoạt động lên lớp.
- Cho phép giáo viên củng cố bài học một cách nhẹ nhàng và hấp dẫn.
- Thúc đẩy giáo viên đởi mới hình thức tở chức dạy học, đổi mới phương
pháp dạy học và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả.
- Tăng cường hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học, tạo cơ hội giao lưu, trao
đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên.
- Thực hiện phương pháp giáo dục một cách sáng tạo và hiệu quả.
 Đối với học sinh:
- Giúp học tập trung và chú ý, hiện diện 100% trong không gian lớp học,
trong từng khoảnh khắc.
- Giúp học sinh tái hiện lại những nội dung đã học, chỉnh sửa lại những sai
lầm trong quá trình nhận thức đồng thời củng cố luyện tập các kiến thức đã học.
- Nó tạo ra một ấn tượng lâu dài về những gì đã học và tạo nên sự suy
ngẫm nơi người học nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập.

- Học sinh khắc sâu được kiến thức bài học, đa số các em thuộc và hiểu
bài ngay tại lớp. Những học sinh trước kia còn yếu thì giờ cũng đã nắm được các
kiến thức quan trọng trong nội dung bài học.


16
Báo cáo sáng kiến

Giáo viên: Phạm Thị Thanh Huế

- Giờ học diễn ra nhẹ nhàng, sinh động, lôi cuốn học sinh luôn tham gia
vào các hoạt động của giờ học.
- Học sinh tự tin xây dựng bài, khơng cịn rụt rè, có tinh thần tự giác.
Qua thực tế q trình dạy học, tơi thấy rằng việc soạn bài dạy có sử dụng
các kĩ thuật, phương pháp mới vào hoat động luyện tập hết sức hữu ích, học
sinh vừa có thể nắm vững kiến thức tởng qt, vừa có kỹ năng giải các bài tập
trắc nghiệm. Đặc biệt hơn cả học sinh được phát triển năng lực quan sát, quản lí
thời gian, xử lý thơng tin, phân tích, tởng hợp và so sánh; năng lực ứng dụng
công nghệ thông tin; năng lực làm việc nhóm, giao tiếp và lắng nghe tích cực,
thuyết trình; kĩ năng, tác phong làm việc nghiêm túc, khoa học... Từ đó kết quả
học tập được nâng lên rõ rệt góp phần hình thành nên những cơng dân Việt Nam
phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá
nhân trong tương lai.
Và từ những thiết kế cho các bài dạy này, có thể áp dụng ý tưởng, cách
thức soạn cho các bài học thuộc chương trình mơn Hóa lớp 11, Hóa lớp 12 - Ban
cơ bản, thậm chí bộ mơn khác cũng có thể lựa chọn thực hiện cách dạy học này
sao cho phù hợp với đặc trưng của từng mơn học.
Sang kiến đã góp phần đởi mới hình thức, phương pháp học và kỹ thuật
dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhà trường và đổi mới phương pháp
kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Trong năm học 2020 - 2021, tôi đã ứng dụng đề tài này vào giảng dạy tại
lớp 11A5- trường THPT TX Nghĩa Lộ, có dự giờ đánh giá của Ban chun
mơn và tở chun mơn theo các tiêu chí:
+ HS không vận dụng được kiến thức môn học: đạt < 5 điểm.
+ HS chỉ vận dụng được kiến thức môn học: đạt 5 - 6 điểm.
+ HS vận dụng được kiến thức mơn học, có khả năng làm việc nhóm, phát
biểu ý kiến cá nhân vào quá trình học tập: đạt 7 - 8 điểm.
+ HS vận dụng được kiến thức mơn học, có khả năng làm việc nhóm, phát
biểu ý kiến cá nhân vào quá trình học tập, liên hệ thực tế: đạt 9 - 10 điểm.
Để thấy rõ hiệu quả và tính khả thi của đề tài tơi đã thống kê, xử lý các
phiếu điều tra, khảo sát mức độ hứng thú học tập của học sinh và kết quả học tập
của học sinh sau khi áp dụng sáng kiến, thu được kết quả như sau:
(1) Kết quả phiếu điều tra mức độ hứng thú của học sinh.


17
Báo cáo sáng kiến

Giáo viên: Phạm Thị Thanh Huế

- Kết quả phiếu điều tra mức độ hứng thú của học sinh khi chưa học các
tiết học có xây dưng hoạt động luyện tập tạo hứng thú tại lớp thực nghiệm
11A4.
Lớp
11A4

Sĩ số
40

Thích

HS
Tỉ lệ
17
42,5%

Khơng thích
HS
Tỉ lệ
18
45%

Khơng ý kiến
HS
Tỉ lệ
5
12,5%

- Kết quả phiếu điều tra mức độ hứng thú của học sinh khi học các tiết học
có thiết kế nội dung luyện tập tạo hứng thú tại lớp thực nghiệm 11A5
Lớp

Sĩ số

11A 5 40

Thích
HS
Tỉ lệ
38
95%


Khơng thích
HS
Tỉ lệ
2
5%

Khơng ý kiến
HS
Tỉ lệ
0
0%

(2) Kết quả học tập của học sinh sau khi áp dụng thử sáng kiến
- Kết quả kiểm tra khi chương Đại cương về hóa học hữu cơ chưa thiết kế
lại hoạt động luyện tập tại lớp thực nghiệm 11A4 thông qua bài kiểm tra 15 phút
Lớp

Sĩ số

11 A4 40

Giỏi, Khá
HS
Tỉ lệ
10
25%

HS
25


TB
Tỉ lệ
62,5%

Y-K
HS
Tỉ lệ
5
12,5%

Kết quả kiểm tra khi học chương Đại cương về hóa học hữa cơ có thiết
kế hoạt động luyện tập theo hướng phát triển năng lực học sinh, tại lớp thực
nghiệm 11A5 thông qua bài kiểm tra 15 phút
Lớp

Sĩ số

11A 5 40

Giỏi, Khá
HS
Tỉ lệ
23
57,5%

HS
17

TB

Tỉ lệ
42,5%

Y-K
HS
Tỉ lệ
0
0%

Kết quả thực nghiệm chứng tỏ việc xây dựng hoạt động luyện tậptrong
dạy học chương Đại cương về hóa học hữu cơ lớp 11 tạo hứng thú cho học sinh
trong dạy học Hóa học ở trường phổ thông sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc
giúp học sinh lĩnh hội và tìm kiếm tri thức mới và điều đó đã khẳng định mục
đích của đề tài đặt ra đã bước đầu thành công.
4.2. Hiệu quả, lợi ích đối với thực tiễn đời sống
- Học sinh có được những kiến thức thực tế


18
Báo cáo sáng kiến

Giáo viên: Phạm Thị Thanh Huế

- Học sinh nhận thức được bản chất và có cơ sở giải thích một cách khoa
học các câu hỏi trong thực tiễn qua đó giúp hình thành thế giới quan, nhân sinh
quan cho HS.
5. Các thông tin cần được bảo mật : Không
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Mỗi giáo viên cần nhận thức đầy đủ và đúng đắn tầm quan trọng của việc
đổi mới phương pháp dạy học. Q trình tở chức dạy học để phát huy năng lực

cá nhân, tạo điều kiện cho học sinh được sáng tạo và tương trợ lẫn nhau trong
học tập thì mỡi tiết học cần sự thay đởi về phương pháp dạy học và thay đởi cụ
thể đó nằm trong mỗi giáo viên. Một thay đổi cần làm cụ thể, thiết thực và quan
trọng để dạy học hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của cá nhân là: Lập
kế hoạch chi tiết, chuẩn bị nội dung bài học dựa trên cơ sở kiến thức cần nắm
vững, kiến thức trọng tâm, cách thức giáo viên giao nhiệm vụ học tập cho học
sinh và thiết kế các hoạt động dạy học gây được hứng thú với người học từ đó
giúp tăng cường khả năng ghi nhớ kiến thức trong việc tổ chức một số tiết học.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật cho việc dạy và học bộ mơn Hóa
học như máy tính, máy chiếu, video, tranh, ảnh... để nâng cao hiệu quả giảng dạy.
Biết ứng dụng công nghệ thông tin trong việc soạn giảng.
7. Tài liệu gửi kèm: Có (được trình bày ở phần Phụ lục)
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Nghĩa Lộ, ngày 29 tháng 12 năm 2021
Người viết báo cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)

Phạm Thị Thanh Huế


19
Báo cáo sáng kiến

Giáo viên: Phạm Thị Thanh Huế

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TẠI ĐƠN VỊ
……………………………………………………………………………………
…….…...…………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………….…...…………………………………………
……………………………………………….…...………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………


20
Báo cáo sáng kiến

Giáo viên: Phạm Thị Thanh Huế
PHỤ LỤC
Sản phẩm của học sinh

Học sinh hoạt động nhóm trị chơi “ Ong tìm chữ”


21
Báo cáo sáng kiến

Giáo viên: Phạm Thị Thanh Huế

TRƯỜNG THPT TX NGHĨA LỘ
TỔ : LÝ- HÓA – SINH

KIỂM TRA THƯỜNG XUN
Mơn: Hóa học- lớp 11
Thời gian: 15 phút


Câu 1: Dãy chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ ?
A. (NH4)2CO3, CO2, CH4, C2H6. B. C2H4, CH4, C2H6O, C3H9N.
C. CO2, K2CO3, NaHCO3, C2H5Cl. D. NH4HCO3, CH3OH, CH4, CCl4.
Câu 2: Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau ?
A. C2H5OH, CH3OCH3

B. CH3OCH3, CH3CHO.

C. CH3OH, C2H5OH

D. CH3CH2Cl, CH3CH2OH

Câu 3: Chất nào sau đây trong phân tử có liên kết đơi ?
A. C2H4.

B. C2H2.

C. C3H8.

D. C2H5OH.

Câu 4: Hợp chất X có cơng thức đơn giản nhất là CH2O và có tỉ khối hơi so với
H2 bằng 30. Công thức phân tử của X là
A. CH2O.
B. C2H4O2.
C. C3H6O3.
D. C6H12O6.
Câu 5: Hợp chất C6H12O6 có cơng thức đơn giản nhất là
A. CH2O.
B. C2H4O2.

C. C3H6O3.
D. C6H12O6.
Câu 6: Trong các dãy chất sau đây, có mấy dãy gồm các chất là đồng đẳng của
nhau?
(1) C2H6, CH4, C4H10;
(2) C2H5OH, CH3CH2CH2OH;
(3) CH3OCH3, CH3CHO;
(4) CH3COOH, HCOOH, C2H3COOH.
A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Câu 7: Thuộc tính khơng phải của các hợp chất hữu cơ là :
A. Khả năng phản ứng hố học chậm, theo nhiều hướng khác nhau.
B. Khơng bền ở nhiệt độ cao.
C. Liên kết hoá học trong hợp chất hữu cơ thường là liên kết ion.
D. Dễ bay hơi và dễ cháy hơn hợp chất vô cơ.
Câu 8: Tỉ khối hơi cuả chất X so với hiđro bằng 44. Phân tử khối của X là
A. 44.
B. 46.
C. 22.
D. 88.
Câu 9: Cho hợp chất hữa cơ X có : %C = 54,5%; %H = 9,1%; Cịn lại là oxi.
Cơng thức đơn giản nhất của X là:
A. C2H4O

B. C4H8O2

C. C2H5O


D. CH2O

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 1,8 gam chất hữu cơ X, thu được 1,344 lít CO2
(đktc) và 1,08 gam H2O. Phầm trăm khối lượng của oxi trong hợp chất hữu cơ là
A. 46,65%.
B. 53,33%.
C. 33,33%.
D. 66,67%.



×