Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Xây dựng và tổ chức dạy học một số chủ đề stem phần quang học vật lí 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (602.03 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Lĩnh vực: Vật lí - KTCN

XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC DẠY
HỌC MỘT SỐ CHỦ ĐỀ STEM PHẦN
QUANG HỌC – VẬT LÍ 11

Tác giả: Đinh Nguyễn Ngọc Mai
Trình độ chun mơn: Cử nhân sư phạm Vật lí
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị cơng tác: Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành

Yên Bái, ngày 15 tháng 01 năm 2022


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Xây dựng và tổ chức dạy học một số chủ đề STEM phần Quang
học – Vật lí 11
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Vật lí
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Sáng kiến có thể áp dụng cho tồn bộ học sinh lớp
11 thuộc các trường THPT trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến
Từ ngày 02 tháng 01 năm 2021 đến ngày 15 tháng 03 năm 2021
5. Tác giả
Họ và tên: Đinh Nguyễn Ngọc Mai
Năm sinh: 1997
Trình độ chun mơn: Cử nhân sư phạm Vật lí
Chức vụ cơng tác: Giáo viên


Nơi làm việc: Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành
Địa chỉ liên hệ: Tổ Phúc Thọ, phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái
Điện thoại: 0328697161
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN
1. Tình trạng các giải pháp đã biết
STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Cơng nghệ),
Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Tốn học). Giáo dục STEM đặt học sinh
trước những vấn đề thực tiễn cần giải quyết, đòi hỏi học sinh phải tìm tịi, chiếm lĩnh
kiến thức khoa học. Từ đó phát triển cho học sinh năng lực phát hiện và giải quyết
vấn đề, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học,... đáp ứng được yêu
cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội.
Hội nhập vào Việt Nam, STEM nhanh chóng nhận được sự quan tâm của Đảng, nhà
nước và toàn thể ngành Giáo dục với chỉ thị số 16 tháng 5/2017 “Cần tập trung vào
thúc đẩy đào tạo khoa học, công nghệ, kĩ thuật và tốn học (STEM), ngoại ngữ, tin
học trong q trình giáo dục phổ thông”. Ngay khi bắt đầu thử nghiệm học sinh đã
cảm thấy STEM thật trực quan và gần gũi. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập vào
Việt Nam, giáo dục STEM bắt đầu xuất hiện những khó khăn như quy định thi cử,
đánh giá chất lượng, điều chỉnh phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất ở các trường
học. Bởi vậy, yêu cầu cần thiết là cần có kế hoạch dạy học chủ đề STEM để phù hợp
với điều kiện giáo dục Việt Nam nói chung và từng địa phương nói riêng.
Với những lí do trên, tơi chọn “Xây dựng và tổ chức dạy học một số chủ đề STEM
phần Quang học – Vật lí 11” là đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.


2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
- Mục đích của giải pháp
Trong khn khổ của sáng kiến, dựa trên những phương pháp và kĩ thuật dạy
học tích cực, nổi bật là hoạt động trải nghiệm và chế tạo giúp cho học sinh tự khám
phá tri thức nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học. Cùng với đó, học sinh có thêm
nguồn kiến thức nhằm giải quyết các vấn đề trong thực tiễn và khai thác hiệu quả

kiến thức để đáp ứng các mức độ yêu cầu trong mục tiêu dạy học STEM. Bên cạnh
đó, tơi hi vọng sáng kiến sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên THPT
trên địa bàn tỉnh trong việc xây dựng và tổ chức dạy học các chủ đề STEM nhằm đáp
ứng mục tiêu giáo dục trong thời đại mới.
- Nội dung của giải pháp “Xây dựng và tổ chức dạy học một số chủ đề STEM
phần Quang học – Vật lí 11”
CHỦ ĐỀ: CHẾ TẠO KÍNH VIỄN VỌNG ĐƠN GIẢN
2.1. Tổng quan về hoạt động
-

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được thực hiện dưới hình thức một dự án.

Về sản phẩm: dựa trên cơ sở lí thuyết, học sinh chế tạo được một kính viễn
vọng đơn giản
Về dự án: Đảm bảo dự án học tập sát thực, đảm bảo việc tự quản lí dự án của
người học, quản lí tiến độ, quản lí ý tưởng, quản lí tài chính, thâm nhập xã hội, tranh
luận có trách nhiệm.
Về giáo dục phát triển bền vững: dự án tác động đến các kiến thức liên quan
đến giáo dục phát triển bền vững, huy động được các môn học khác, các lĩnh vực
khác vào trong quá trình thực hiện dự án, rèn luyện được kĩ năng tranh luận, phản
biện trước đám đông, xây dựng và củng cố các kĩ năng và giá trị về mặt xã hội.
Xây dựng các bước thực hiện dự án, đề xuất với giáo viên Vật lí triển khai
trong nhà trường cho đối tượng học sinh lớp 11, dạy phần kiến thức về Quang hình
học.
-

Dự kiến thời gian thực hiện: 02 tuần

2.2. Tên chủ đề: Chế tạo kính viễn vọng đơn giản
- Thời gian: 02 tuần - Mơn Vật lí 11

2.3. Mơ tả chủ đề


Mặt Trăng ở cách xa Trái Đất 384 000 km. Dù có kích thước rất lớn nhưng
do khoảng cách q xa nên chúng ta khơng thể nhìn rõ được Mặt Trăng. Để có thể
nhìn rõ các vật ở khoảng cách rất xa, người ta đã chế tạo ra một dụng cụ quang học
có thể làm tăng góc trơng vật.
Dựa trên những kiến thức đã học về sự khúc xạ ánh sáng, thấu kính mỏng và hệ
quang học đồng trục, hãy thiết kế và chế tạo một dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt
để nhìn thấy các vật ở xa (khoảng 200m).
2.4. Địa điểm tổ chức: Lớp học
2.5. Mục tiêu
a. Về kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa hiện tượng khúc xạ ánh sáng
- Nêu được khái niệm về một số đặc trưng của thấu kính: quang tâm, trục chính, tiêu
điểm chính và tiêu cự. Nêu được đặc điểm của các tia sáng đặc biệt khi đi qua thấu
kính. Vẽ được ảnh của vật qua thấu kính và hệ thấu kính.
- Trình bày được các bộ phận chính và cơng dụng của kính viễn vọng.
b. Về kĩ năng
- Liên kết các kiến thức để thiết kế, lắp đặt dụng cụ quang học bằng các vật liệu phù
hợp
c. Về thái độ
- Dựa vào cơ sở lí thuyết của phần kiến thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
d. Về định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực sáng tạo
2.6. Thiết bị
- Máy tính, máy chiếu
- Video về hình ảnh các hành tinh

2.7. Tiến trình dạy học
2.7.1. Hoạt động 1: Xác định yêu cầu chế tạo kính viễn vọng đơn giản.


(Tiết 1 – 45 phút)
2.7.1.a. Mục tiêu
Về kiến thức
- Liệt kê được các bộ phận chính của một kính viễn vọng
- Phát biểu được cơng dụng của kính viễn vọng
- Trình bày được sự tạo ảnh qua kính viễn vọng
Về kĩ năng
- Tự phân công được nhiệm vụ cho từng thành viên trong từng nhóm
- Xác định được nhiệm vụ được giao
- Hình thành kế hoạch của dự án
Về thái độ
- Hứng thú với dự án được đề ra
2.7.1.b. Nội dung
- Giáo viên hướng dẫn HS tìm hiểu các kiến thức nền
- GV cho HS xem video về các hành tinh qua kính viễn vọng. Đặt ra vấn đề và yêu
cầu HS thực hiện dự án “Chế tạo kính viễn vọng đơn giản” dựa trên tìm hiểu các kiến
thức nền.
- GV thống nhất với HS về các tiêu chí đánh giá bản thiết kế, đánh giá sản phẩm thiết
kế cũng như kế hoạch triển khai dự án.
2.7.1.c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh
Kết thúc hoạt động, học sinh cần phải có những sản phẩm sau
- Một bản ghi chép xác định nhiệm vụ phải làm của từng thành viên trong nhóm:
Thiết kế kính viễn vọng đơn giản.
- Bảng tiêu chí đánh giá bản thiết kế sản phẩm và bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm
chế tạo được.
- Kế hoạch thực hiện dự án với các mốc thời gian và nhiệm vụ rõ ràng.

2.7.1.d. Phương thức tổ chức hoạt động
- Bước 1: Đặt vấn đề và chuyển giao nhiệm vụ


Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Chiếu video về hình ảnh của các hành - Xem quá trình thu ảnh của các
tinh
hành tinh qua kính viễn vọng
- Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời - Tăng góc trơng của ảnh đối với
câu hỏi: Cơng dụng của kính viễn vọng những vật ở xa
là gì?
u cầu: Thiết kế một kính viễn vọng đơn giản có thể nhìn thấy các vật ở xa
khoảng 200m
- Bước 2: Thiết kế cấu tạo chung của Kính viễn vọng đơn giản
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Giáo viên cho HS xem cấu tạo của các - Học sinh quan sát video
kính viễn vọng hiện nay và video về sự
tạo ảnh qua kính viễn vọng.
- Kết hợp cùng mục đích ban đầu, đặt ra Cần 2 bộ phận chính:
câu hỏi: Kính viễn vọng gồm mấy bộ - Vật kính là một thấu kính hội tụ
phận chính? Đó là những bộ phận nào tiêu cự lớn
- Thị kính là một kính lúp
- Bước 3: Giao nhiệm vụ cho học sinh và xác lập tiêu chí đánh giá sản phẩm
GV chia HS thành các nhóm từ 6–8 học sinh (Dành thời gian cho các nhóm

bầu nhóm trưởng, thư kí).
u cầu các nhóm xác lập nhiệm vụ của nhóm, nhiệm vụ từng thành viên trong
nhóm và tiêu chí đánh giá sản phẩm
Nghiên cứu kiến thức liên quan: Sự tạo ảnh qua thấu kính hội tụ, nguyên tắc
hoạt động và cách sử dụng kính lúp, sự tạo ảnh qua hệ gồm hai thấu kính hội tụ đặt
đồng trục từ đó rút ra sự tạo ảnh qua kính viễn vọng và điều kiện để ảnh hiện lên rõ
nét.
Liệt kê các dụng cụ và vẽ bản thiết kế lắp đặt để báo cáo trong tiết học tiếp
theo.


Sản phẩm “Kính viễn vọng đơn giản” cần đạt được các tiêu chí đánh giá cụ
thể như sau:
Phiếu đánh giá số 1: Đánh giá sản phẩm Kính viễn vọng đơn giản
Tiêu chí

Mức 1
(1-4)

Trình bày được
Trình bày ngun tắc ngun tắc hoạt
hoạt động của kính động của kính
viễn vọng khúc xạ nhưng cịn ngắt
đơn giản
ngứ, chưa rõ
ràng, thốt ý

Mức 2
(5-7)
Trình bày

được
ngun tắc
hoạt động
của kính rõ
ràng, mạch
lạc.

Lựa chọn
được thiết
Trình bày về các thiết Không
lựa
kế của thiết
kế của thiết bị để đạt chọn được thiết
bị
nhưng
được hiệu quả tối ưu kế của thiết bị
chưa thực sự
tối ưu
Có đầy đủ
các thơng số
dự kiến chế
Cịn sơ sài,
tạo nhưng
thiếu các thơng
chưa
giải
số dự kiến chế
thích được
tạo.
tại sao lại

lựa
chọn
thơng số đó

Mức 3
(8-10)
Trình bày
được
ngun tắc
hoạt động
của
kính
ngắn gọn, rõ
ràng,
dễ
hiểu.
Lựa chọn
được thiết
kế của thiết
bị để đạt
được hiệu
quả tối ưu
nhất

Điểm tối
đa

10

10


Các thông
số chế tạo
đầy đủ, giải
thích được lí
do tại sao lại
lựa chọn các
thơng số đó

10

Trình bày
Trình bày
Trình bày dài
ngắn gọn,
Trình bày cách chế
logic nhưng
dịng,
thiếu
súc tích, dễ
tạo hệ thống
chưa thực sự
logic
hiểu,
dễ
thốt ý
hình dung

20


Bản thiết kế

Điểm
đánh
giá


Sản phẩm

Bài báo cáo

Phần trình bày

Tính kinh tế

Sản phẩm
Sản
phẩm Sản phẩm
hoạt động
khơng
hoạt hoạt động
tốt, trang trí
động được
được
đẹp
Bài báo cáo
Khơng có bài Có bài báo
được trình
báo cáo trên cáo trên khổ
bày logic,

khổ giấy A0/ giấy
A0/
trực quan,
power point
power point
sinh động
Trình bày
được
bài Trình bày
Chưa trình bày
báo
cáo ngắn gọn,
được bài báo
nhưng cịn súc tích, rõ
cáo
ấp úng, chưa ràng, tự tin.
tự tin
Tận dụng
được
các
Nguyên vật liệu Ngun vật
ngun vật
khó kiếm, đắt liệu dễ tìm
liệu tái chế,
tiền
kiếm, rẻ tiền
dễ kiếm, rẻ
tiền

20


10

10

10

Tổng điểm

100

GV cần nhấn mạnh: Khi báo cáo phương án thiết kế sản phẩm học sinh phải vận
dụng kiến thức nền để giải thích, trình bày ngun lí hoạt động của sản phẩm. Vì
vậy, tiêu chí này có trọng số điểm lớn nhất.
- Các thành viên trong nhóm tiến hành đánh giá lẫn nhau về q trình hoạt động của
từng thành viên.
Phiếu đánh giá số 2: Phiếu đánh giá sản phẩm của nhóm

Họ và tên

Học sinh 1

Sự nhiệt
tình tham
gia cơng
việc

Đưa ra ý
kiến và ý
tưởng mới


Tạo mơi
trường
hợp tác,
thân thiện

Tổ chức và
hướng dẫn
cả nhóm

Hồn
thành
nhiệm vụ
hiệu quả


Học sinh 2
Học sinh 3
Học sinh 4
Học sinh 5
Học sinh 6
Học sinh 7

- Bước 4: Giáo viên thống nhất kế hoạch triển khai
Hoạt động chính
Hoạt động 1: Giao nhiệm vụ dự án

Thời lượng
Tiết 1


Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền
và chuẩn bị bản thiết kế sản phẩm để báo
cáo.

HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà

Hoạt động 3: Báo cáo phương án thiết
kế.

Tiết 2, Tiết 3

Hoạt động 4: Chế tạo, thử nghiệm sản
phẩm

1 tuần (HS tự làm ở nhà theo
nhóm).

Hoạt động 5: Triển lãm, giới thiệu sản
phẩm.

Tiết 4

2.7.2. Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất thiết kế kính viễn
vọng đơn giản (HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà)
2.7.2.a. Mục đích
Về kiến thức
- Trình bày được sự tạo ảnh qua hệ gồm hai thấu kính hội tụ đặt đồng trục.


- Viết được cơng thức tính số bội giác của kính viễn vọng khi ngắm chừng ở vơ

cực.
Về kĩ năng
- Hình thành kĩ năng làm việc nhóm, từng thành viên làm tốt nhiệm vụ của mình
và hỗ trợ các thành viên khác
- Vẽ được bản thiết kế
- Đề xuất được phương án thiết kế
- Quản lí được thời gian biểu
Về thái độ
- Nghiêm túc khi hoạt động nhóm
- Tích cực tư duy để hình thành phương án thiết kế mơ hình
2.7.2.b. Nội dung
Học sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhà và làm việc nhóm thảo luận thống nhất các kiến
thức liên quan, làm thí nghiệm, vẽ bản thiết kế sản phẩm. GV đôn đốc, hỗ trợ tài liệu,
giải đáp thắc mắc cho các nhóm khi cần thiết.
2.7.2.c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được các sản phẩm sau:
- Một bản báo cáo tìm hiểu các kiến thức nền để có thể thiết kế, chế tạo một “Kính
viễn vọng đơn giản”.
+ Cấu tạo chính: gồm hai thấu kính hội tụ. Vật kính (kính nhìn vật) có tiêu cự
lớn và thị kính (kính nhìn ảnh) có tiêu cự nhỏ. Hai kính được lắp đồng trục ở hai đầu
của một ống hình trụ. Khoảng cách giữa hai kính có thể thay đổi được.
+ Ngun tắc hoạt động: Khi hướng ống kính về phía vật cần quan sát AB coi
như ở vơ cực, vật kính cho một ảnh thật A1B1 nằm ở tiêu diện ảnh của vật kính. Thị
kính cho ảnh cuối cùng A2B2 là một ảnh ảo, ngược chiều với vật AB.
+ Sự tạo ảnh qua kính viễn vọng

- Bản thiết kế “Kính viễn vọng đơn giản” (trình bày trên khổ giấy A0 hoặc bài trình
chiếu Power point);



- Bài thuyết trình về bản vẽ
2.7.2.d. Phương thức tổ chức hoạt động
- Các thành viên trong nhóm tìm hiểu các kiến thức qua SGK và internet.
- GV kiểm tra hoạt động của học sinh
- HS làm việc nhóm
- Lập bảng phân cơng nhiệm vụ và dự kiến chi phí
STT

Học sinh

1

Cả nhóm

2

Nguyễn Văn A

3

Trần Văn B

4

Nguyễn Thị C

Nhiệm vụ

Ghi chú


Nghiên cứu kiến thức Trong thời gian 2
nền, thiết kế bản vẽ
ngày
Tìm mua nguyên vật
liệu
Trình bày bản thiết kế
trước lớp

5

STT

Vật liệu

Giá tiền

1

Ống nhựa PVC

50.000 VNĐ

2

Vật kính

50.000 VNĐ

3


Thị kính

15.000 VNĐ

Ghi chú

4
Lưu ý
- HS cần chia sẻ với các thành viên khác trong nhóm về kiến thức đã tìm hiểu được.
Ghi tóm tắt lại các kiến thức vào vở cá nhân.
- Tiến hành thí nghiệm xác định phương án lắp ghép để đạt các tiêu chí của sản phẩm.
- Vẽ bản thiết kế Kính viễn vọng đơn giản. (Trình bày bản thiết kế trên giấy A0 hoặc
bài trình chiếu Powerpoint)


Chuẩn bị bài trình bày bản thiết kế, giải thích nguyên lí hoạt động của kính viễn
vọng.
Giáo viên định hướng: Dựa trên kiến thức vừa tìm hiểu, lập bản thiết kế
dụng cụ quang học “Kính viễn vọng đơn giản” từ những nguyên vật liệu
đơn giản thỏa mãn các tiêu chí đánh giá. Tham khảo một số câu hỏi định
hướng dưới đây
Câu 1: Liệt kê các nguyên vật liệu em chọn sử dụng để chế tạo “Kính viễn
vọng đơn giản”
Câu 2: Vẽ thiết kế của em ra giấy và chú thích tất cả các bộ phận, nguyên
vật liệu và kích thước dự kiến tương ứng.
Câu 3: Mơ tả ngun lí hoạt động của "Kính viễn vọng" khi nhìn một vật
ở xa
Câu 4: Đề xuất những lưu ý khi tiến hành lắp đặt "Kính viễn vọng đơn
giản”
Câu 5: Bài tập thực nghiệm

Cho một vật kính là kính viễn 1 dp, thị kính là kính lúp 5x. Hãy tính chiều
dài của kính khi dùng kính để quan sát vật ở khoảng cách d = 200m
2.7.2.e. Tiêu chí đánh giá
- Kế hoạch có tiến trình và phân cơng nhiệm vụ rõ ràng và hợp lí.
- Mỗi thành viên tham gia đóng góp ý tưởng, hợp tác hiệu quả để hoàn thành dự án.
- Học sinh trình bày được kiến thức về sự tạo ảnh của vật qua hệ quang học gồm hai
thấu kính hội tụ đặt đồng trục từ đó suy ra sự tạo ảnh của vật qua kính viễn vọng.
2.7.3. Hoạt động 3: Trình bày và bảo vệ phương án thiết kế kính viễn vọng
đơn giản.
(Tiết 2 + Tiết 3 – 45 phút/tiết)
2.7.3.a. Mục tiêu
Về kiến thức
- Phát biểu được nguyên lí hoạt động trong bản thiết kế
- Phát biểu được các kiến thức nền
Về kĩ năng
- Phát triển kĩ năng thuyết trình


- Phát triển kĩ năng phản biện
Về thái độ
- Nghiêm túc trong khi thuyết trình và quan sát nhóm khác thuyết trình
- Hăng hái thảo luận, phản biện
2.7.3.b. Nội dung
- GV tổ chức cho HS từng nhóm trình bày phương án thiết kế
- GV tổ chức hoạt động thảo luận cho từng thiết kế: các nhóm khác và GV nêu câu
hỏi làm rõ, phản biện và góp ý cho bản thiết kế; nhóm trình bày trả lời câu hỏi, lập
luận, bảo vệ quan điểm hoặc ghi nhận ý kiến góp ý phù hợp để hoàn thiện bản thiết
kế;
- GV chuẩn hoá các kiến thức liên quan cho HS; yêu cầu HS ghi lại các kiến thức
vào vở và chỉnh sửa phương án thiết kế (nếu có).

2.7.3.c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh
- Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm là bản thiết kế hoàn chỉnh cho việc
chế tạo kính viễn vọng đơn giản
2.7.3.d. Phương thức tổ chức hoạt động
- Bước 1: Lần lượt từng nhóm trình bày phương án thiết kế trong 5 phút. Các nhóm
cịn lại chú ý nghe.
- Bước 2: GV tổ chức cho các nhóm cịn lại nêu câu hỏi, nhận xét về phương án thiết
kế của nhóm bạn; nhóm trình bày trả lời, bảo vệ, thu nhận góp ý, đưa ra sửa chữa
phù hợp.
- Bước 3: GV nhận xét, tổng kết và chuẩn hoá các kiến thức liên quan, chốt lại các
vấn đề cần chú ý, chỉnh sửa của các nhóm.
- Bước 4: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà triển khai chế tạo sản phẩm theo
bản thiết kế.
2.7.4. Hoạt động 4: Chế tạo kính viễn vọng đơn giản
(HS làm việc ở nhà hoặc trên phịng thí nghiệm – 1 tuần)
2.7.4.a. Mục tiêu
Về kiến thức
- Phát biểu được kiến thức về thấu kính
- Phát biểu được nguyên tắc hoạt động của kính viễn vọng
- Từ bài tốn thực tế, tính tốn để hình thành cách lắp đặt
Về kĩ năng
- Lắp đặt dựa vào bản vẽ


- Đưa công thức, quy tắc đã học vào thực tế để tiết kiệm chi phí, thời gian lắp đặt
- Phát triển kĩ năng làm việc nhóm
Về thái độ
- Nghiêm túc khi làm việc nhóm
- Hăng hái khi lắp đặt Kính viễn vọng đơn giản
2.7.4.b. Nội dung

Học sinh làm việc theo nhóm trong thời gian 1 tuần để chế tạo Kính viễn vọng
đơn giản, trao đổi với giáo viên khi gặp khó khăn.
2.7.4.c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm là một Kính viễn vọng đơn
giản đáp ứng được các tiêu chí trong Phiếu đánh giá phiếu số 1.
2.7.4.d. Phương thức tổ chức hoạt động
- Bước 1: HS tìm kiếm, chuẩn bị các vật liệu dự kiến từ bảng ở hoạt động 2
- Bước 2: HS lắp đặt các thành phần của kính theo bản thiết kế
- Bước 3: HS thử nghiệm hoạt động kính viễn vọng, so sánh với các tiêu chí đánh
giá sản phẩm (Phiếu đánh giá số 1, phiếu đánh giá số 2). HS điều chỉnh lại thiết kế,
ghi lại nội dung điều chỉnh và giải thích lý do (nếu cần phải điều chỉnh). Lập bảng
nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm
STT
Học sinh
Nhiệm vụ
Ghi chú
- Tiêu chí được hồn
1
Nguyễn Văn A
thành như phiếu số 1
Vẽ bản thiết kế
- Thành viên hoàn
2
Trần Văn B
thành tốt nhiệm vụ
được giao
3
4
- Bước 4: HS hoàn thiện bảng ghi danh mục các vật liệu và tính giá thành chế tạo sản
phẩm

- Bước 5: HS hoàn thiện sản phẩm; chuẩn bị bài giới thiệu sản phẩm. GV đôn đốc,
hỗ trợ các nhóm trong q trình hồn thiện các sản phẩm.
2.7.5. Hoạt động 5: Trình bày sản phẩm “Kính viễn vọng đơn giản” và thảo
luận
(Tiết 4 – 45 phút)
2.7.5.a. Mục đích


HS biết giới thiệu về sản phẩm Kính viễn vọng đơn giản đáp ứng được các
tiêu chí đánh giá sản phẩm đã đặt ra; biết thuyết trình, giới thiệu được sản phẩm, đưa
ra ý kiến nhận xét, phản biện, giải thích được bằng các kiến thức liên quan; Có ý thức
về cải tiến, phát triển sản phẩm.
2.7.5.b. Nội dung
- Các nhóm trưng bày sản phẩm trước lớp
- Các nhóm lần lượt báo cáo sản phẩm, hoạt động thử sản phẩm và trả lời các câu hỏi của
GV và các nhóm bạn.
- Đề xuất phương án cải tiến sản phẩm.
2.7.5.c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm là một kính viễn vọng đơn giản
và bài thuyết trình giới thiệu sản phẩm.
2.7.5.d. Phương thức tổ chức hoạt động
- Tổ chức cho HS chuẩn bị và trưng bày sản phẩm cùng lúc. Khi các nhóm sẵn sàng,
GV yêu cầu các nhóm ngồi n lặng để nghe bài thuyết trình của nhóm bạn
- u cầu HS của từng nhóm trình bày, phân tích về hoạt động, giá thành.
- GV nhận xét và công bố kết quả chấm sản phẩm theo tiêu chí của phiếu đánh giá
số 1, phiếu đánh giá số 2
- Giáo viên khen thưởng một số học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao dựa trên
bảng phân công nhiệm vụ
- Giáo viên đặt câu hỏi cho bài báo cáo để làm rõ cơ chế hoạt động của kính viễn
vọng, giải thích các hiện tượng xảy ra khi thiết kế và khi sử dụng

- Khuyến khích các nhóm nêu câu hỏi cho nhóm khác.
- GV tổng kết chung về hoạt động của các nhóm; Hướng dẫn các nhóm cập nhật
điểm học tập của nhóm.
2.7.6. Kết luận
Kế hoạch tổ chức dạy học đã giải quyết được một số vấn đề sau
Xác định được các cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của
HS ứng với các giai đoạn hoạt động học theo tiến trình dạy học STEM.
Vận dụng được cơ sở lí luận vào xây dựng chủ đề STEM “KÍNH VIỄN VỌNG
ĐƠN GIẢN”
Học sinh vận dụng được các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề trong
cuộc sống.


3. Khả năng áp dụng của giải pháp
- Giải pháp có thể áp dụng cho mọi đối tượng học sinh lớp 11 THPT trên địa bàn tỉnh
Yên Bái. Có thể mở rộng cho đối tượng học sinh lớp 9 trên địa bàn tỉnh sau khi đã
học xong chủ đề Quang học nhằm thúc đẩy quá trình tiếp thu các tri thức khoa học,
cơng nghệ.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp
Sau khi áp dụng, sáng kiến đã giúp cho học sinh có các cơ hội phát triển năng
lực giải quyết vấn đề thực tiễn, năng lực hợp tác và làm việc nhóm tương ứng với
các giai đoạn của hoạt động học theo tiến trình dạy học STEM. Học sinh vận dụng
được cơ sở lí thuyết để chế tạo được “Kính viễn vọng đơn giản”, “Kính tiềm vọng”,
“Kính vạn hoa” thúc đẩy mạnh mẽ việc “học đi đôi với hành”, tạo nhiều hứng thú
cho học sinh trong việc học bộ mơn Vật lí và tiếp cận với những tri thức khoa học.
Dưới đây là một số hình ảnh ghi lại quá trình chế tạo sản phẩm, trình bày bản
thiết kế, ảnh của các vật qua kính viễn vọng của các em học sinh trường THPT
Chuyên Nguyễn Tất Thành





5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Khơng
6. Các thơng tin cần được bảo mật: Không
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Để sáng kiến kinh nghiệm của tôi có thể phát huy và đạt hiệu quả cao. Tơi
nhận thấy cần có một số điều kiện cần thiết như:


Giáo viên giảng dạy mơn Vật lí ln sẵn sàng cung cấp kiến thức về lý thuyết
cho học sinh, hướng dẫn và giải đáp thắc mắc của học sinh, sát sao trong các tiết thực
hành nhằm kích thích trí tị mị và tư duy của học sinh.
Trong q trình học tập học sinh cần tích cực, chủ động trong việc tìm hiểu và
thu thập các kiến thức liên quan, vận dụng kiến thức linh hoạt, sáng tạo trên cơ sở
những thơng tin đã thu thập.
Nhà trường có sự hỗ trợ về kinh phí cho các hoạt động trải nghiệm.
8. Tài liệu gửi kèm: Không
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Yên Bái, ngày 20 tháng 01 năm 2022
Người viết báo cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)

Đinh Nguyễn Ngọc Mai
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TẠI ĐƠN VỊ
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
(Nhận xét về việc triển khai sáng kiến tại đơn vị, số người đã áp dụng, hiệu quả, ký

tên, đóng dấu xác nhận)



×