Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

(Luận Văn Thạc Sĩ) Hoạt Động Của Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Tỉnh Bình Dương Từ Năm 1997 Đến Năm 2017.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 112 trang )

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

HỒNG THỊ HỊA

HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ
TỈNH BÌNH DƯƠNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2017

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM
MÃ SỐ NGÀNH: 8229013

LUẬN VĂN THẠC SĨ

BÌNH DƯƠNG, NĂM 2019


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

HỒNG THỊ HỊA

HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ
TỈNH BÌNH DƯƠNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2017

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM
MÃ SỐ NGÀNH: 8229013

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN HỒNG HUẾ


BÌNH DƯƠNG, NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân tôi được thực
hiện dưới sự hướng dẫn của TS. NGUYỄN HOÀNG HUẾ. Các số liệu, thống kê,
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Ngồi ra luận văn cịn có sự kế thừa từ các cơng trình nghiên cứu của những
tác giả đi trước và có sự bổ sung thêm những tài liệu mới.
Bình Dương, ngày 15 tháng 08 năm 2019
Tác giả luận văn

Hồng Thị Hịa

i


LỜI CẢM ƠN
Với những tình cảm chân thành, tơi xin trân trọng gửi lời cám ơn sâu sắc
đến Ban Giám Hiệu trường Đại học Thủ Dầu Một – Bình Dương, Phịng Đào tạo
sau Đại học và q Thầy - Cơ trường Đại học Thủ Dầu Một đã tận tình hướng
dẫn, giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi học tập trong suốt thời
gian theo học chương trình đào tạo Cao học chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
khóa II.
Tơi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Tiến sỹ
Nguyễn Hoàng Huế, người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết, tận tình để hướng
dẫn, động viên tơi trong suốt q trình nghiên cứu để tơi hồn thành luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Bà Nguyễn Thị Thu Hồng - Tỉnh ủy viên, Ủy
viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - Chủ tịch Hội
Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; lãnh đạo, cán bộ Thư viện tỉnh Bình Dương; cán bộ thư

viện Trường Đại học Thủ Dầu Một, đã cung cấp tài liệu và có những ý kiến quý
báu để hỗ trợ tôi thực hiện luận văn này.
Những lời cảm ơn sau cùng, tôi trân trọng gửi đến gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã ln chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Luận văn khơng sao tránh khỏi những sơ sót, khiếm khuyết khi nghiên
cứu và biên tập. Kính mong được sự chỉ dẫn của quý thầy cô và đồng nghiệp.
Tác giả luận văn

Hồng Thị Hịa

ii


Tóm tắt:
Từ khóa: Hội LHPN tỉnh Bình Dương, Hoạt động, Phụ nữ, Bình Dương, Hội
LHPN…
Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, phụ nữ Việt Nam trở thành lực lượng
quan trọng có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc
và xây dựng đất nước. Ngày 20/10/1930, tổ chức phụ nữ Việt Nam đầu tiên được
thành lập. Kể từ đó đến nay, trải qua bao thăng trầm của lịch sử dân tộc, phong
trào phụ nữ Việt Nam không ngừng lớn mạnh cùng với sự phát triển, trưởng
thành của tổ chức Hội Phụ nữ qua các giai đoạn cách mạng.
Từ sau khi tái lập tỉnh năm 1997, Hội LHPN tỉnh Bình Dương đã củng cố tổ
chức Hội và xây dựng phong trào vững mạnh. Hội LHPN tỉnh Bình Dương đã
phát huy được vai trị trong việc tuyên truyền, vận động, tập hợp, giáo dục phụ
nữ, phát huy vai trò của các tầng lớp phụ nữ trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội củng cố Quốc Phòng An Ninh (QPAN) tham gia xây dựng Đảng, xây dựng
chính quyền.
Việc nghiên cứu và tìm hiểu về hoạt động của Hội LHPN tỉnh Bình Dương từ
năm 1997 đến năm 2017, nhằm hệ thống hóa q trình hoạt động của tỉnh Hội

cũng như đúc kết thực tiễn, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của Hội LHPN tỉnh
Bình Dương qua các nhiệm kỳ. Đồng thời, luận văn đề xuất những giải pháp,
kiến nghị nhằm đẩy mạnh chất lượng hoạt động của Hội LHPN tỉnh Bình
Dương.Trên cơ sở đó để tỉnh Hội tiếp tục củng cố tổ chức có những hoạt động
chủ động, tích cực và phong phú hơn.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động của Hội LHPN tỉnh Bình Dương
với tư cách là một tổ chức chính trị - xã hội, đại diện cho quyền và lợi ích hợp
pháp, chính đáng của tầng lớp phụ nữ trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn (1997 –
2017). Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu các hoạt động chính, chương trình trọng
tâm của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Bình Dương trong 20 năm từ ngày tái lập tỉnh.

iii


Trước năm 1997 thời kỳ chưa chia tách tỉnh, Phụ nữ Thủ Dầu Một hoạt động
dưới sự chỉ đạo của Hội LHPN tỉnh Sông Bé, một số hoạt động diễn ra cịn mang
tính chất chung chung, lực lượng mỏng ảnh hưởng khơng nhỏ đến thành tích hoạt
động của Hội.
Từ sau khi tái lập tỉnh, bộ mặt kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đã hồn tồn
thay đổi từ một tỉnh có cơ cấu kinh tế chủ yếu là nơng nghiệp trở thành một tỉnh
có ngành cơng nghiệp cơ bản hiện đại trong cả nước. Phụ nữ Bình Dương chiếm
hơn 50% dân số trong tỉnh, lại có truyền thống đồn kết, yêu nước và cách mạng,
phụ nữ tỉnh Bình Dương sớm thành lập được tổ chức riêng của mình, lập nên
những thành tích rất đáng tự hào trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.
Hoạt động của Hội LHPN tỉnh Bình Dương được chia thành hai giai đoạn đó
là: Giai đoạn 1997 – 2006 và giai đoạn 2006 – 2017. Các hoạt động của Hội
LHPN tỉnh Bình Dương đã có sự chuyển biến rõ. Nếu như ở giai đoạn 1997 –
2006 vừa chia tách tỉnh, Hội còn nhiều khó khăn về nhân lực cũng như điều kiện
cơ sở vật chất, các cơ sở Hội trên địa bàn tỉnh còn chậm đổi mới, việc sinh hoạt ở
một số cơ sở Hội chưa đều, hình thức sinh hoạt đơn điệu, rập khn, thiếu hấp

dẫn, trình độ năng lực của một bộ phận cán bộ vẫn còn thấp…, đến giai đoạn
2006 – 2017, với những nội dung hoạt động đa dạng, phong phú và phù hợp với
thực tiễn, hoạt động của Hội LHPN tỉnh đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ. Nhận
thức và hành động của cán bộ, hội viên đã có nhiều thay đổi từ nội dung cụ thể
của phong trào.
Quá 20 năm (1997 – 2017), hoạt động của Hội LHPN tỉnh Bình Dương với
các hoạt động có trọng tâm, trọng điểm đã mang lại quyền lợi chính đáng cho
phụ nữ trong tồn tỉnh Bình Dương, thu hút đơng đảo phụ nữ tham gia. Đồng
thời hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và là
một trong những đơn vị dẫn đầu, được Trung ương Hội LHPN Việt Nam đánh
giá cao.
Bên cạnh những kết quả đạt được, tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp
phụ nữ Bình Dương vẫn cịn tồn tại một số hạn chế do nhiều nguyên nhân chủ
quan và khách quan. Trong quá trình hoạt động thực tiễn, Hội LHPN tỉnh Bình

iv


Dương đã biết phát huy những ưu điểm đồng thời khắc phục những nhược điểm
và hạn chế để tìm ra những giải pháp cụ thể, sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của Hội.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. viii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ ......................................................................................... x
PHẦN I: MỞ ĐẦU .......................................................................................... 11
1. LÍ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI .................................................................. 11
2.MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ........................................ 12
2.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................ 12
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 12

3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ....................................................... 12
3.1. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
nói chung ..................................................................................................... 12
3.2. Nhóm các cơng trình nghiên cứu liên quan đến phụ nữ Nam Bộ ........ 14
3.3. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh
Bình Dương ................................................................................................ 15
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI................. 16
4.1 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 16
4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 16
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TƯ LIỆU .................... 17
5.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 17
5.2. Nguồn tư liệu ....................................................................................... 17
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ............................................................. 18
6.1 Về mặt khoa học .................................................................................. 18
6.2 Về mặt thực tiễn................................................................................... 18
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN ................................................................. 18
PHẦN II: NỘI DUNG ..................................................................................... 20

v


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH HỘI LIÊN HIỆP
PHỤ NỮ TỈNH BÌNH DƯƠNG ..................................................................... 20
1.1. Khái quát về Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam ..................................... 20
1.2. Quá trình tái lập và phát triển đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương sau
20 năm xây dựng và phát triển (1997 - 2017) ............................................. 23
1.3. Vài nét về truyền thống và đặc điểm phụ nữ Thủ Dầu Một - Bình
Dương .......................................................................................................... 25
1.4. Tái lập tổ chức Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Bình Dương ...................... 27
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 30

Chương 2. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LHPN BÌNH
DƯƠNG SAU NGÀY TÁI LẬP TỈNH (1997 – 2017)................................... 31
2.1. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội LHPN Bình Dương từ năm 1997
đến năm 2006 .............................................................................................. 31
2.1.1. Hoạt động xây dựng và củng cố tổ chức Hội .................................... 31
2.1.2. Xây dựng phương thức hoạt động của Hội ....................................... 35
2.1.3 Giáo dục, bồi dưỡng nâng cao kiến thức của phụ nữ ................... 36
2.1.4 Hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm, phát triển kinh tế ................................... 37
2.1.5 Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, trẻ em .................................................... 39
2.1.6 Xây dựng và phát triển hội viên ......................................................... 41
2.1.7 Tham gia xây dựng, giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách
..................................................................................................................... 44
2.2. Hoạt động của Hội LHPN tỉnh Bình Dương từ năm 2006 đến năm 2017
..................................................................................................................... 45
2.2.1. Hoạt động xây dựng và củng cố tổ chức Hội .................................... 46
2.2.2. Xây dựng phương thức hoạt động của Hội ....................................... 49
2.2.3 Giáo dục nâng cao năng lực, trình độ mọi mặt cho phụ nữ .............. 51
2.2.4 Hỗ trợ phụ nữ giảm nghèo, phát triển kinh tế .................................... 52
2.2.5 Hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình ....................................................... 55
2.2.6 Xây dựng và phát triển hội viên ......................................................... 56
2.2.7 Mở rộng quan hệ hợp tác Quốc tế vì bình đẳng và phát triển ..... 60

vi


2.2.8 Thực hiện vai trò đại diện quyền làm chủ của phụ nữ ....................... 61
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 63
Chương 3: ĐĨNG GĨP CỦA HỘI LHPN BÌNH DƯƠNG TỪ NĂM 1997 2017 ................................................................................................................. 65
3.1 Góp phần thúc đẩy mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh .......... 65
3.2. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của hội viên và nâng cao chất lượng

các cấp hội ................................................................................................... 67
3.3. Góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao vai trò của phụ nữ trong
hội nhập quốc tế........................................................................................... 67
3.4. Đánh giá hoạt động của Hội LHPN Bình Dương từ năm 1997 - 2017 69
3.4.1 Về ưu điểm ......................................................................................... 69
3.4.1.1 Bám sát sự chỉ đạo của TW Hội và các câp chính quyền địa phương
.................................................................................................................... 69
3.4.1.2 Hồn thành mục tiêu, phương hướng đề ra qua các kỳ đại hội ..... 72
3.4.2 Hạn chế.............................................................................................. 74
3.5. Đề xuất, kiến nghị ................................................................................ 76
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 80
KẾT LUẬN...................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 53
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 57

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Số thứ tự

Chữ viết tắt

Nghĩa của chữ viết tắt

1

BCH

Ban chấp hành


2

BCH TW

Ban chấp hành Trung ương

3

BTV

Ban thường vụ

4

BQLDA

Ban quản lý Dự án

5

CLB

Câu lạc bộ

6

CNH – HĐH

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa


7

CSXH

Chính sách xã hội

8

GTVL

Giới thiệu việc làm

9

HĐND

Hội đồng nhân dân

10

HPN

Hội phụ nữ

11

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình


12

LĐ – TBXH

Lao động, thương binh, xã hội

13

LHPN

Liên hiệp Phụ nữ

14

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

15

NHCSXH

Ngân hàng chính sách xã hội

16

Nxb

Nhà xuất bản


17

PN

Phụ nữ

18

QPAN

Quốc Phòng An ninh

19

TW

Trung ương

20

UBND

Ủy ban nhân dân

21

UBATQG

Ủy ban an tồn quốc gia


22

VNAH

Việt Nam Anh hùng

23

VSTBPN

Vì sự tiến bộ phụ nữ

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.Kết quả số lượng phát triển hội viên mới qua các năm của Hội Liên
hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Dương .......................................................................... 41
Bảng 2.2. Phân tích chất lượng hệ thống tổ chức từ tỉnh đến cơ sở ................ 43
Bảng 2.3. Chương trình hỗ trợ vốn .................................................................. 53
Bảng 2.4. Kết quả số lượng phát triển hội viên mới qua các năm của Hội Liên
hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Dương .......................................................................... 57
Bảng 2.5. Phân tích chất lượng hệ thống tổ chức từ tỉnh đến cơ sở ................ 59

ix


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Tổ chức cơ quan hội LHPN Tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ

2016 - 2021 ..................................................................................................... 49

x


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. LÍ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Về lý luận, trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, phụ nữ Việt Nam trở
thành lực lượng quan trọng có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh
giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Nội dung trong bản Nghị quyết đầu
tiên về công tác vận động phụ nữ tại Hội nghị Trung ương lần thứ nhất của Đảng
(tháng 10/1930) trở thành “kim chỉ nam”xuyên suốt trong quá trình hoạt động
của các cấp Hội Phụ nữ qua các thời kì lịch sử: “Lực lượng cách mạng của phụ
nữ là một cái lực lượng rất trọng yếu. Nếu quảng đại quần chúng phụ nữ không
tham gia vào những cuộc tranh đấu cách mạng thì cách mạng khơng thắng lợi
được. Bởi vậy, nên công tác trong quần chúng phụ nữ không phải là một cái
nhiệm vụ phụ thuộc của Đảng; công tác ấy chánh là một cái nhiệm vụ rất lớn và
rất trọng yếu” [36,188].
Hội LHPN Bình Dương tái lập tổ chức năm 1997, trong những năm qua,
Hội LHPN tỉnh Bình Dương đã phát huy được vai trị trong việc tuyên truyền,
vận động, tập hợp, giáo dục phụ nữ, phát huy vai trò của các tầng lớp phụ nữ
trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội củng cố Quốc Phòng An Ninh (QPAN)
tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Ngồi những hoạt động và đặc điểm chung của Hội LHPN Việt Nam, Hội
LHPN Bình Dương có những hoạt động nổi trội và mang đặc điểm riêng so với
các tỉnh thành khác. Việc nghiên cứu về Hội LHPN Bình Dương như một nội
dung khoa học là việc cần thiết bởi đề tài này hiếm được các nhà khoa học tập
trung khai thác.
Về thực tiễn đời sống xã hội, vai trị của phụ nữ rất quan trọng trong gia
đình và xã hội. Hội LHPN Bình Dương đã có những góp phần xây dựng Bình

Dương trở thành một vùng đất năng động và phồn thịnh. Trước đó Bình Dương
chỉ là một phần của tỉnh Sông Bé, thuần nông.
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực của Hội LHPN Bình Dương
nói chung và tầng lớp phụ nữ nói riêng sinh sống trên địa bàn tỉnh cho sự phát
triển kinh tế - xã hội, văn hóa địa phương thì khơng ít những vấn đề phát sinh

11


cũng như hạn chế của Hội LHPN Bình Dương qua các nhiệm kỳ. Với đề tài trên,
tác giả luận văn mong muốn đóng góp một phần cơng sức của mình để giúp Hội
củng cố tổ chức, có những hoạt động chủ động, tích cực và phong phú hơn. Đồng
thời, có thêm cơ sở khoa học khắc phục những vướng mắc trong công tác quản
lý.
Với những lý do trên, tác giả chọn và thực hiện đề tài: “Hoạt động của
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2017” làm luận
văn thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2.MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Dương trong
20 năm phát triển từ ngày tái lập tỉnh (1/1/1997) đến năm 2017, phân tích những
ưu điểm và hạn chế trong hoạt động của Hội qua các nhiệm kỳ, từ đó khẳng định
vai trị, vị trí của Hội trong q trình xây dựng và hoạt động đối với sự nghiệp
phát triển tỉnh nhà. Đồng thời, luận văn đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm
đẩy mạnh chất lượng hoạt động của Hội LHPN tỉnh Bình Dương.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu của đề tài, tác giả luận văn sẽ thực hiện các nhiệm
vụ cơ bản sau đây:
- Trình bày khái quát quá trình hình thành và phát triển của Hội Liên hiệp
Phụ nữ tỉnh Bình Dương;

- Trình bày có hệ thống hoạt động của Hội LHPN tỉnh Bình Dương theo
giai đoạn, nhiệm kỳ Đại hội Phụ nữ từ năm 1997 đến năm 2017.
- Phân tích, đánh giá những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động của Hội
LHPN tỉnh Bình Dương (1997 – 2007).
- Đề xuất, kiến nghị những giải pháp đẩy mạnh chất lượng hoạt động của
Hội LHPN tỉnh Bình Dương.
3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
3.1. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về Hội Liên hiệp phụ nữ Việt
Nam nói chung

12


Trải qua 89 năm trưởng thành và phát triển, dưới sự lãnh đạo dìu dắt của
Đảng, tổ chức Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam được rèn luyện, trưởng thành qua
từng thời kỳ cách mạng gắn liền với sự lớn mạnh và phát triển của cách mạng
Việt Nam. Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước,
trong đó phụ nữ Việt Nam giữ một vai trò trọng yếu. Trong các giai đoạn cách
mạng, phụ nữ Việt Nam đã tỏ rõ truyền thống thông minh, sáng tạo, lao động cần
cù, chiến đấu dũng cảm. Nghiên cứu về lịch sử về Hội Liên hiệp phụ nữ Việt
Nam đã được đề cập dưới nhiều góc đề khác nhau, có thể kể ra một số cơng trình
tiêu biểu như:
Cuốn Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam, gồm 2 tập do tác giả Nguyễn
Thị Thập chủ biên, Nhà xuất bản Phụ nữ phát hành năm 1982. Sách tập trung
phân tích các phong trào chính của phụ nữ Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1975.
Cơng trình khoa học “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc
và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị đáp ứng các yêu cầu
xây dựng và phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” năm 2002 do TS.
Thang Văn Phúc làm chủ nhiệm đề tài. Cơng trình tập trung làm rõ sự đổi mới về
tổ chức và hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể trong điều kiện phát triển nền

dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Cuốn Phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và cơng cuộc
đổi mới đất nước do Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam biên soạn, Nhà xuất bản
Văn hóa thơng tin phát hành năm 2007. Cơng trình đi vào đánh giá, phân tích vai
trị, vị thế của phụ nữ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống
Mỹ và công cuộc đổi mới đất nước thông qua việc khái quát các hoạt động,
phong trào chính do Hội phát động, tổ chức.
Cuốn “Lịch sử quá trình phát triển Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam qua
các kỳ Đại hội” do tác giả Phạm Hùng chủ biên, Nhà xuất bản Lao động phát
hành năm 2011. Cơng trình tập trung dựng lại bức tranh lịch sử ra đời, quá trình
phát triển của Hội LHPN Việt Nam qua các kỳ Đại hội từ khi thành lập đến năm
2011.

13


Ưu điểm nổi bật của các cơng trình nghiên cứu trên đã đề cập khá đầy đủ
về quá trình hình thành và phát triển, quá trình đấu tranh cách mạng của phụ nữ
Việt Nam và các phong trào do Hội LHPN Việt Nam phát động.
Hạn chế của các cơng trình này là nội dung nói về hoạt động của Hội
LHPN tỉnh Bình Dương khơng nhiều nếu khơng muốn nói là rất ít. Hoạt động
của Hội LHPN tỉnh Bình Dương chỉ được đề cập một cách rất sơ lược trong một
số cơng trình nghiên cứu.
3.2. Nhóm các cơng trình nghiên cứu liên quan đến phụ nữ Nam Bộ
Có một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến phụ nữ Nam Bộ nói chung và
phụ nữ Bình Dương nói riêng được quan tâm như:
Cuốn “Truyền thống cách mạng của phụ nữ Nam Bộ thành đồng”, tác giả
Trương Thị Thu, Nhà xuất bản Cần Thơ phát hành năm 1988. Cơng trình nói về
phụ nữ Nam Bộ tham gia tích cực vào các cơng tác để vừa ngăn chặn bước tiến
của quân Pháp, vừa chuẩn bị lực lượng kháng chiến lâu dài. Đồng thời, đề cập

đến tinh thần thủy chung son sắc của phụ nữ Nam Bộ.
Cuốn “Mười hai năm một chặng đường” do Tổ sử phụ nữ Nam Bộ chủ
biên, Bảo tàng Nam Bộ ấn hành năm 1995. Cuốn sách viết về quá trình hình
thành và hoạt động của Tổ Sử Phụ nữ Nam Bộ.
Cuốn “Lịch sử Phụ nữ Nam bộ kháng chiến” của nhiều tác giả của Tổ Sử
Nam Bộ biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia tái bản lần 3 năm 2006.
Cơng trình về phong trào phụ nữ Nam Bộ kháng chiến - Đội quân tóc dài trong
thời kỳ chống Mỹ cứu nước.
Cuốn “Ký ức Phụ nữ miền Đông”, gồm 2 tập do nhóm tác giả Huỳnh Tấn
Bửu, Đồn Trung Kiên, Nguyễn Thị Hồng Lương, Hà Thị Thanh Thúy, Trần Thị
Thu Hằng và Hoàng Ngọc Điệp biên soạn, Nhà xuất bản Đồng Nai phát hành
năm 2014. Cơng trình này được đầu tư khá lớn từ nội dung cho đến hình thức từ
trước đến nay.
Ưu điểm của các cơng trình này là tái hiện lại bức tranh lịch sử như một
thước phim sống động từ việc thật, người thật, ghi lại truyền thống lịch sử hào
hùng của các tầng lớp phụ nữ trên mảnh đất miền Đông Nam Bộ, Nam Bộ. Đồng

14


thời, mang tính giáo dục cao về truyền thống đấu tranh cách mạng cho thế hệ trẻ
hiện nay.
Hạn chế là các cơng trình này chỉ dừng lại ở việc thuật lại các cuộc đấu
tranh của phụ nữ Nam Bộ nói chung, trong đó có phụ nữ Bình Dương nói riêng.
Chưa đề cập nhiều và hệ thống về hoạt động của tổ chức Hội LHPN tỉnh Bình
Dương.
3.3. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh
Bình Dương
Bên cạnh những cơng trình nghiên cứu về Hội Liên hiệp phụ nữ Việt
Nam, phụ nữ Nam Bộ nói chung, có một số cơng trình nghiên cứu về Hội Liên

hiệp phụ nữ tỉnh Bình Dương như:
Cuốn “Phụ nữ Bình Dương 30 năm xây dựng và phát triển (1975 - 2005)” do
Lâm Văn Hiệp chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia phát hành năm 2011.
Cơng trình này phản ánh phong trào, hoạt động của Hội và các tầng lớp phụ nữ
trong tỉnh qua các thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước sau chiến tranh đến năm
2005.
Cuốn “Phụ nữ Bình Dương 45 năm đấu tranh giải phóng (1930 - 1975)” do
Tiêu Như Thủy biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia phát hành năm 2003.
Trình bày về những năm tháng hoạt động của Phụ nữ Bình Dương trong những
ngày kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
Cuốn Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp quốc gia “Bình Dương – 20 năm phát
triển và hội nhập: 1997 – 2017” do Trường Đại học Thủ Dầu Một, Hội Khoa học
Lịch sử tỉnh Bình Dương và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại
học Quốc gia – Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức, có đề cập đến những vấn đề khoa
học và thực tiễn trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bình Dương
sau 20 năm tái lập tỉnh; tổng kết những thành tựu kinh tế, xã hội, văn hóa; đúc
kết bài học kinh nghiệm và kiến nghị giải pháp phát triển bền vững trong thời kỳ
hội nhập. Trong đó có một số bài viết đề cập đến một số lĩnh vực trong hoạt động
của Hội LHPN tỉnh Bình Dương.

15


Các văn kiện của Tỉnh hội Phụ nữ trong những năm 1997 – 2017. Đánh giá
toàn diện phong trào phụ nữ và hoạt động Hội LHPN tỉnh Bình Dương qua các
nhiệm kỳ.
“Báo cáo tổng kết năm“ từ năm 1997 – 2017: Trong các báo cáo tổng kết
hằng năm này Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Dương đã nêu lên những kết quả
đạt được và những mặt tồn tại, hạn chế và phương hướng hoạt động tiếp theo của
Hội.

Các bài báo liên quan đến từng lĩnh vực hoạt động của Hội LHPN tỉnh Bình
Dương như: các hoạt động hỗ trợ vốn vay, các hoạt động phong trào nổi bật của
tỉnh Bình Dương nói chung và cấp cơ sở nói riêng…
Nhìn chung, ưu điểm nổi bật của các cơng trình này là trình bày tập trung các
hoạt động của Hội LHPN Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2017. Tuy vậy, hạn
chế của các cơng trình nghiên cứu là thiếu tính tồn diện, khái qt và theo tiến
trình từ năm 1997 đến năm 2017.
Có thể nói, cho đến năm 2019 chưa có một cơng trình khoa học nào
nghiên cứu về hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Dương từ năm
1997 đến năm 2017 dưới góc độ Sử học một cách tổng thể, tồn diện, có luận cứ
khoa học sâu sắc.
Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước,
luận văn nghiên cứu về hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Dương từ
năm 1997 đến năm 2017 một cách tổng thể, tồn diện, có luận cứ khoa học sâu
sắc để đưa ra những nhận xét, đánh giá về thành tựu, hạn chế và đề xuất các giải
pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động của Hội LHPN tỉnh Bình
Dương với tư cách là một tổ chức chính trị - xã hội, đại diện cho quyền và lợi ích
hợp pháp, chính đáng của tầng lớp phụ nữ trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn (1997
– 2017).
4.2. Phạm vi nghiên cứu

16


Về nội dung: Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu các hoạt động chính,
chương trình trọng tâm của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Bình Dương trong 20 năm
từ ngày tái lập tỉnh.

Về khơng gian: Tỉnh Bình Dương
Về thời gian: Từ năm 1997 đến năm 2017. Tác giả chọn hai mốc thời gian
này bởi hai mốc thời gian này gắn liền với các sự kiện quan trọng của tỉnh nhà đó
là: mốc mở đầu năm 1997 là mốc thời gian tái lập tỉnh và dấu mốc bắt đầu thành
lập tổ chức Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Bình Dương; năm 2017 là năm đánh dấu
sự kiện 20 năm tái lập tỉnh Bình Dương, đồng thời đây cũng là năm đánh dấu
nhiều thành tích nổi bật của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Bình Dương.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TƯ LIỆU
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chính của luận văn là phương pháp lịch sử và
Phương pháp lôgic.
Phương pháp lịch sử để tái hiện bức tranh hình thành và phát triển của Hội
Liên hiệp phụ nữ tỉnh Bình Dương từ sau ngày tái lập tỉnh. Đồng thời làm rõ, hệ
thống hóa những hoạt động nổi bật của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Bình Dương
theo tiến trình thời gian từ năm 1997 đến năm 2017.
Phương pháp logic nhằm tổng quát các sự kiện, các hoạt động của Hội
LHPN tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2017 một cách thống nhất và
trong mối liên hệ với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương.
Ngồi ra, tác giả luận văn sử dụng các phương pháp khác như: thống kê,
phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh… để làm nổi bật hoạt động của Hội Liên
hiệp phụ nữ tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2017. Trên cơ sở đó giải
quyết những vấn đề được đặt ra trong luận văn.
5.2. Nguồn tư liệu
Luận văn tập trung khai thác các tài liệu lưu trữ gồm sách, bài báo khoa học,
kỷ yếu hội thảo có liên quan đến đề tài như:
+ Cuốn Hồi ký “Hồi tưởng những ngày đã qua”, tác giả Nguyễn Thị Hoa
năm 2004. Cuốn Hồi ký ôn lại những ngày tháng tác giả cùng các đồng chí của

17



mình sống chiến đấu và ngày càng trưởng thành trên các địa bàn được Đảng phân
công hay là trong các nhà tù khắc nghiệt của bọn Mỹ - Ngụy.
+ Cuốn hồi ký “Tự bạch chuyện đời tôi”, tác giả Trần Thị Hữu, in sách năm
2009. Cuốn hồi ký ôn lại q trình hoạt động cách mạng và cơng tác của tác giả,
trong đó có q trình tác giả đảm nhiệm cơng tác Hội phó Hội LHPN tỉnh Sơng
Bé lần thứ nhất nhiệm kỳ 1977 – 1979.
Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng các báo cáo thống kê về hoạt động của Hội
Liên hiệp phụ nữ tỉnh Bình Dương tại tỉnh Bình Dương.
6. ĐĨNG GĨP CỦA LUẬN VĂN
6.1 Về mặt khoa học
Trên cơ sở các nguồn tư liệu, luận văn dựng lại bức tranh lịch sử hoạt
động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Dương từ năm 1997 - 2017 một cách
hệ thống và toàn diện.
Cung cấp nguồn tư liệu tương đối hoàn chỉnh về hoạt động của Hội Liên
hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Dương từ khi tái lập tỉnh cho tới năm 2017.
Phân tích những vấn đề liên quan trong từng lĩnh vực hoạt động của Hội
Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Dương từ năm 1997 - 2017, từ đó đưa ra những nhận
xét, đánh giá và kết luận mang tính độc lập.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là một tài liệu tham khảo thiết
thực cho những ai quan tâm tới vấn đề này.
6.2 Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học
để Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Bình Dương tiếp tục củng cố tổ chức và đề ra các
hoạt động phong phú, chất lượng hơn trong thời gian tới.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo ở các đơn vị, tổ chức bồi dưỡng về
cơng tác phụ nữ.
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nộ dung luận
văn được cấu tạo trong 3 chương:


18


CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH HỘI LIÊN
HIỆP PHỤ NỮ TỈNH BÌNH DƯƠNG
CHƯƠNG 2. HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ
TỈNH BÌNH DƯƠNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2017
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN
HIỆP PHỤ NỮ TỈNH BÌNH DƯƠNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2017

19


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH HỘI LIÊN HIỆP
PHỤ NỮ TỈNH BÌNH DƯƠNG
Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Trong hàng ngàn năm lịch sử ấy, phụ nữ Việt Nam giữ một vai trò trọng yếu và
hiển nhiên trong lịch sử dân tộc. Nhận thức tầm quan trọng đó, Cương lĩnh đầu
tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chủ trương thành lập tổ chức riêng cho phụ
nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.
Hội LHPN Việt Nam là tổ chức quần chúng, tập hợp rộng rãi các tầng lớp
phụ nữ Việt Nam, hoạt động vì sự bình đẳng, phát triển của phụ nữ, chăm lo bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ, là thành viên của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam.
1.1. Khái quát về Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam được quyết định thành lập vào ngày
20/10/1930 trong Hội nghị thống nhất Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (thành lập
sau cách mạng tháng 8) và Hội Liên hiệp phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt

Nam (thành lập ngày 8/3/1961) diễn ra trong 3 ngày 10-12/6/1976 tại thành phố
Hồ Chí Minh.
Hội LHPN Việt Nam ra đời đã từng bước khẳng định vai trị, vị trí của
mình, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Trải qua các thời kỳ
với các tên gọi khác nhau: Phụ nữ giải phóng (1930 – 1935), Phụ nữ dân chủ
(1936 – 1939), Phụ nữ phản đế (1939 – 1941), Đoàn phụ nữ Cứu quốc (1941 –
1945), phụ nữ Việt Nam đã có nhiều hoạt động tích cực, sơi nổi đóng góp vào sự
nghiệp cách mạng chung của cả nước.
Hơn 80 năm xây dựng và trưởng thành, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
đã tổ chức thành công 12 kỳ Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc. Bộ máy tổ chức
Hội từ Trung ương đến cơ sở từng bước được củng cố và hoàn thiện.
* Hội LHPN Việt Nam trước giai đoạn 1976

20


Hội LHPN Việt Nam trải qua bốn lần Đại hội (Đại hội I: 1950, Đại hội II:
1956, Đại hội III: 1961, Đại hội IV: 1974).
Thời kỳ này, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã tích cực tham gia các
hoạt động hưởng ứng lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Hội LHPN Việt Nam phát động hàng loạt phong trào: "Nộp thuế nông
nghiệp", mua "Công phiếu kháng chiến", "Lập kế hoạch gia đình", "Phụ nữ học
cày, học bừa", "ủng hộ bộ đội", "nuôi quân diệt giặc", "dân cơng tiền tuyến", nữ
du kích Hồng Ngân...
Hội LHPN Việt Nam đã tích cực tham gia đấu tranh cho hồ bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội cũng như tuyên truyền cho cuộc kháng chiến
chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.
Nổi bật lúc bấy giờ là phong trào “Ba đảm đang”, đây là cống hiến lớn
lao của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà, đã trở
thành biểu tượng của phong trào yêu nước của phụ nữ Việt Nam.

Cùng với phụ nữ miền Bắc, phụ nữ miền Nam tích cực tham gia các
phong trào, các hoạt động đấu tranh do Hội Phụ nữ Giải phóng tổ chức. Hội Liên
hiệp phụ nữ Giải phóng đã tích cực vận động, tun truyền, tổ chức đông đảo đội
ngũ cán bộ, hội viên tham gia đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang, cơng tác
binh vận, địch vận, góp phần đánh bại các chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”,
“Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh”, đấu tranh địi thi hành Hiệp
định Pari, bảo vệ hịa bình. Đặc biệt, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa
xuân 1975, cùng nhân dân cả nước, phụ nữ miền Nam đã phát huy khí thế cách
mạng sơi sục, tích cực tham gia lực lượng khởi nghĩa ở các tỉnh, chăm sóc
thương binh... góp phần vào thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa
xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
* Hội LHPN Việt Nam thời kỳ 1976 đến nay
Hội nghị thống nhất Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Hội Liên hiệp phụ
nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam diễn ra trong 3 ngày 10-12/6/1976.
Hội nghị thống nhất Hội Liên hiệp phụ nữ là sự kiện chính trị quan trọng
đánh dấu bước trưởng thành mới của phụ nữ Việt Nam.

21


Sau khi thống nhất, Hội LHPN Việt Nam tập trung củng cố bộ máy và tổ
chức cơ sở hội. Đồng thời, chú trọng công tác đào tạo cán bộ hội ở cơ sở để đáp
ứng yêu cầu tình hình mới.
Sau chiến tranh, tình hình kinh tế - xã hội ở hai miền gặp rất nhiều khó
khăn. Hội Liên hiệp phụ nữ giải phóng miền Nam đã vận động chị em phụ nữ ở
khắp các tỉnh miền Nam tập trung khôi phục và phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản
xuất, chăm lo đời sống nhân dân, ưu tiên hàng đầu là cơng tác cứu đói. Hội
LHPN Việt Nam tiếp tục phát động phong trào thi đua "Người phụ nữ mới xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc". Các phong trào như: “Hũ gạo tình thương”, “Lá lành
đùm lá rách”… được phát động từ Thừa Thiên Huế trở vào các tỉnh khu V, đồng

bằng Nam bộ, Hội đã tham gia đưa hàng nghìn tấn gạo, hàng triệu đồng cứu trợ
cho đồng bào khó khăn. Đặc biệt, với thành tích thanh tốn nạn mù chữ và các tệ
nạn xã hội trong thời kỳ này phụ nữ miền Nam đáng được biểu dương nhất.
Cũng trong thời gian này, Trung ương Hội đề ra phong trào thi đua chung
cho tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên
hiệp Phụ nữ Việt Nam đã phát động hai cuộc vận động “Phụ nữ giúp nhau làm
kinh tế gia đình” và “Ni dạy con tốt, góp phần hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng
và bỏ học” trong cả nước; Phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động
sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với thực hiện Cuộc vận động "Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" và đề ra 6 nhiệm vụ trọng
tâm; Phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng
gia đình hạnh phúc” và hai cuộc vận động “Rèn luyện phẩm chất đạo đức: tự
tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”; “Xây dựng gia đình 5 khơng, 3 sạch” gắn
với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Nhìn lại 12 nhiệm kỳ Đại hội và hơn 80 năm thành lập của Hội LHPN
Việt Nam cho thấy, sự trưởng thành, lớn mạnh của Hội LHPN Việt Nam luôn
gắn liền với các sự kiện trọng đại của đất nước, gắn liền với sự quan tâm, tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ của các đồn thể
chính trị - xã hội và sự hưởng ứng nhiệt tình của cán bộ, hội viên phụ nữ trong cả
nước.

22


Qua mỗi kỳ Đại hội, Hội LHPN Việt Nam đã có bước phát triển về hội
viên, về tổ chức bộ máy, đặc biệt không ngừng đổi mới về nội dung và phương
thức hoạt động nhằm đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của phong trào phụ
nữ, góp phần đáng kể cho sự phát triển đất nước.
1.2. Quá trình tái lập và phát triển đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương sau
20 năm xây dựng và phát triển (1997 - 2017)

Ngày 01/01/1997, tỉnh Bình Dương chính thức được tái lập diện tích tự
nhiên của tỉnh sau khi tái lập là 2717 km2, dân số 679.044.
Với việc tái lập tỉnh Bình Dương, ngày 12/12/1996, Bộ Chính trị ban hành
Quyết định số 118-QĐNS/TW thành lập Đảng bộ Bình Dương. Đến cuối tháng
8/1999, Chính phủ quyết định thành lập thêm 3 huyện: Dĩ An, Dầu Tiếng, Phú
Giáo và các xã Định Thành thuộc huyện Dầu Tiếng, xã Bình An thuộc huyện Dĩ
An.
Ngày 10/12/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 156/2003/NĐ-CP
thành lập thêm phường Phú Lợi, xã Hiệp An (thị xã Thủ Dầu Một), xã Tam Lập
(huyện Phú Giáo). Sau đó, ngày 17/11/2004, Chính phủ ban hành Nghị định số
190/2004/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập xã thuộc các huyện
Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo, cụ thể: thành lập 04 xã là Thạnh Hội, Hiếu
Liêm, Đất Cuốc và Tân Hiệp thuộc huyện Tân Uyên; điều chỉnh địa giới hành
chính xã An Linh lấy một phần diện tích thành lập xã An Thái thuộc huyện Phú
Giáo; điều chỉnh địa giới hành chính xã Minh Tân, Long Hòa thuộc huyện Dầu
Tiếng.
Đến ngày 09/6/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 73/2008/NĐ-CP
điều chỉnh địa giới hành chính thành lập phường Hiệp An, phường Định Hòa,
phường Phú Mỹ thuộc thị xã Thủ Dầu Một. Ngày 11/8/2009 Chính phủ ban hành
Nghị quyết số 36/2009/NQ-CP điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bến Cát,
huyện Tân Uyên để mở rộng địa giới hành chính thị xã Thủ Dầu Một: thành lập
phường Hòa Phú, phường Phú Tân thuộc thị xã Thủ Dầu Một; thành lập thị trấn
Thái Hòa thuộc huyện Tân Uyên. Ngày 13/01/2011 Chính phủ ban hành Nghị

23


×