Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Hoạt động kinh tế, văn hóa của cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Xiêng Khoảng (Lào) từ năm 1986 đến năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.21 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHAMLA XAYAPHOUM

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ, VĂN HÓA CỦA CỘNG ĐỒNG
NGƯỜI VIỆT NAM TẠI TỈNH XIÊNG KHOẢNG (LÀO)
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHAMLA XAYAPHOUM

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ, VĂN HÓA CỦA CỘNG ĐỒNG
NGƯỜI VIỆT NAM TẠI TỈNH XIÊNG KHOẢNG (LÀO)
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2017
Ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 8.22 90 13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ


Người hướng dẫn khoa học: TS. KIM NGỌC THU TRANG

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu: “Hoạt động kinh tế, văn hóa
của cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Xiêng Khoảng (Lào) từ năm 1986 đến
năm 2017” dưới sự hướng dẫn của TS. Kim Ngọc Thu Tranglà kết quả nghiên
cứu của cá nhân tôi, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực chưa được
công bố.

Thái Nguyên, ngày .....tháng .....năm 2019
Tác giả luận văn

KHAMLA XAYAPHOUM

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới người hướng
dẫn khoa học - TS. Kim Ngọc Thu Trang đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên và sự giúp

đỡ của các thầy cô giáo khoa Lịch Sử. Chân thành cảm ơn cán bộ Thư viện Viện
nghiên cứu Đông Nam Á. Xin cảm ơn Thư viện Quốc gia Lào, Hội người Việt
Nam tại tỉnh Xiêng Khoảng.
Lời cảm ơn cuối cùng, tôi xin gửi tới bạn bè ở Việt Nam, đồng nghiệp nơi
tôi công tác và gia đình đã cổ vũ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và
thực hiện đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày .....tháng ...... năm 2019
Tác giả luận văn

KHAM LA XAYAPHOUM

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
Mục luc ............................................................................................................... iii
Danh mục các bảng............................................................................................. iv
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 2
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu .................................................. 5
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................... 5
5. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 6
6. Bố cục luận văn ............................................................................................... 6
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TỈNH XIÊNG KHOẢNG (LÀO) VÀ

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM
TẠI LÀO .................................................................................................. 8
1.1. Khái quát về tỉnh Xiêng Khoảng .................................................................. 8
1.1.1. Lịch sử ....................................................................................................... 8
1.1.2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.................................................................. 9
1.1.2. Các thành phần dân tộc và đơn vị hành chính. ........................................ 11
1.2. Quá trình người Việt đến Lào và định cư tại tỉnh Xiêng Khoảng .............. 11
1.2.1. Thời kỳ phong kiến nhà Nguyễn ............................................................. 12
1.2.2. Thời kỳ Pháp thuộc .................................................................................. 13
1.2.3. Thời kỳ chiến tranh chống Mĩ ................................................................. 15
1.2.4. Thời kỳ sau giải phóng và phát triển kinh tế ........................................... 16
1.3. Chính sách của chính phủ Lào đối với cộng đồng người Việt ................... 18
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 23
Chương 2: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT
NAM TẠI TỈNH XIÊNG KHOẢNG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2017 ...........24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2.1. Nông nghiệp và thủ công nghiệp ................................................................ 24
2.1.1. Nông nghiệp ............................................................................................ 24
2.1.2. Thủ công nghiệp ...................................................................................... 27
2.2. Công thương nghiệp và dịch vụ ................................................................. 27
2.2.1. Công nghiệp ............................................................................................. 27
2.2.2. Thương nghiệp......................................................................................... 28
2.2.3. Dịch vụ..................................................................................................... 32
2.3. Những đóng góp về kinh tế của cộng đồng người Việt Nam ở tỉnh Xiêng
Khoảng ............................................................................................................... 35
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 37

Chương 3: ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI
VIỆT NAM TẠI TỈNH XIÊNG KHOẢNG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM
2017 ........................................................................................................ 39
3.1. Văn hóa vật chất ......................................................................................... 39
3.1.1. Ẩm thực ................................................................................................... 39
3.1.2. Trang phục ............................................................................................... 43
3.1.3. Nhà ở........................................................................................................ 45
3.1.4. Phương tiện đi lại, vận chuyển ................................................................ 46
3.2. Văn hóa tinh thần ........................................................................................ 47
3.2.1. Giáo dục bảo tồn bản sắc ngôn ngữ Việt ................................................. 47
3.2.2. Tôn giáo, tín ngưỡng ............................................................................... 50
3.2.3. Hôn nhân và gia đình ............................................................................... 53
3.2.4. Tang ma ................................................................................................... 58
3.2.5. Phong tục lễ tết trong năm ....................................................................... 63
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 65
KẾT LUẬN....................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 68
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thống kê số người Việt Nam tại tỉnh Xiêng Khoảng (2013-2017) .. 17
Bảng 2.1. Thống kê cửa hàng buôn bán lớn ở tỉnh Xiêng Khoảng năm 2017 ........ 30
Bảng 2.2. Thống kê cửa hàng buôn bán trung bình ở tỉnh Xiêng Khoảng
năm 2017.......................................................................................... 31
Bảng 2.3. Số lượng người Việt và cơ cấu nghề nghiệp tại tỉnh Xiêng Khoảng .... 34
Bảng 3.1.Thống kê sinh viên Việt Nam đã và đang học tập tại trường Cao

đẳng Sư phạm Khăng Khảy ............................................................. 49

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lào là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á, có lịch sử và văn hóa lâu
đời, có nhiều dân tộc với những đặc trưng văn hóa riêng biệt.Việt Nam - Lào là
hai nước láng giềng anh em gần gũi, có mối quan hệ chặt chẽ nhiều mặt trong
quá khứ cũng như trong hiện tại, có nhiều nét tương đồng về văn hóa, con người
và thiên nhiên.
Trong tiến trình phát triển lịch sử, một bộ phận người Việt Nam đã di cư tới
Lào làm ăn, sinh sống. Sự thân thiết, tính cởi mở của người Lào đã tạo điều kiện
cho bộ phận cư dân người Việt hội nhập và trở thành một bộ phận của xã hội
Lào. Cùng với người Lào, người Việt đã đóng góp nhiều mặt cho sự nghiệp xây
dựng, bảo vệ và phát triển đất nước Lào. Đồng thời, họ cũng đóng vai trò quan
trọng, là cầu nối thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị Việt - Lào ngày càng tốt đẹp.
Mối quan hệ đó đã được thể hiện trong vần thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Việt
- Lào hai nước chúng ta. Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”. Chủ tịch Lào
Kaysone Phomvihan cũng đã từng nói: “Trong lịch sử cách mạng thế giới đã có
nhiều tấm gương sáng chói về tinh thần quốc tế vô sản nhưng chưa ở đâu và
chưa bao giờ có sự đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt lâu dài và toàn diện
như vậy”[9, tr.1].
Năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ anh dũng của nhân dân Việt Nam
và Lào giành thắng lợi trọn vẹn. Hai nước bước vào thời kì xây dựng và phát
triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phù hợp với xu thế quốc tế hóa,
toàn cầu hóa hiện nay, cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, Lào thực

hiện chính sách mở rộng hợp tác quốc tế, tạo điều kiện cho nước ngoài vào đầu
tư tại Lào. Trong bối cảnh đó, Lào đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ từ Việt
Nam. Người Việt đến Lào, làm ăn và sinh sống bằng nhiều nghề khác nhau từ
Bắc Lào đến Nam Lào. Có thể nói rằng, người Việt có mặt, sinh sống và làm ăn
ở hầu hết các tỉnh của Lào.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Xiêng Khoảng là một tỉnh nằm ở Đông Bắc của Lào và là nơi có khá đông
người Việt Nam làm ăn, sinh sống.Trong quá trình cộng cư ở Lào, người Việt đã
tạo nên một cộng đồng với hoạt động kinh tế - văn hóa mang những nét đặc trưng
riêng.
Hiện nay, những nghiên cứu trong giới khoa học về Lào chủ yếu quan tâm
đến lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc hoặc mối quan hệ Việt - Lào trong
lịch sử, những nghiên cứu về hoạt động kinh tế - văn hóa của người Việt tại Lào
và giao thoa văn hóa Việt - Lào nói chung, ở tỉnh Xiêng Khoảng nói riêng còn ít
được quan tâm nghiên cứu.Vì vậy, việc nghiên cứu về hoạt động kinh tế, văn hóa
của cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Xiêng Khoảng ( Lào ) từ năm 1986 đến
năm 2017 không chỉ làm rõ về quá trình di cư và hình thành cộng đồng người
Việt ở Xiêng Khoảng (Lào) mà quan trọng hơn là đi sâu nghiên cứu về hoạt đồng,
văn hóa của người Việt Nam tại đây góp phần làm rõ sự giao thoa văn hóa Việt
- Lào, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm mang tính chất tham khảo nhằm
thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị hợp tác Việt - Lào ngày càng phát triển.
Những vấn đề đặt ra trên đây là cơ sở để tác giả chọn “Hoạt động kinh tế,
văn hóa của cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Xiêng Khoảng (Lào) từ năm
1986 đến năm 2017” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình với hi vọng sẽ góp
phần làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra ở trên.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Vấn đề người Việt và hoạt động kinh tế, văn hóa của người Việt Nam tại Lào
đã được đề cập trong một số công trình nghiên cứu.
2.1. Các tác giả Việt Nam
Các nhà khoa học Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu về Lào
trên nhiều phương diện. Tuy nhiên, số lượng các công trình nói chung chưa nhiều
và cho đến nay chưa có một công trình chuyên khảo nào về hoạt động kinh tế,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




văn hóa của cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Xiêng Khoảng (Lào) từ năm
1986 đến năm 2017.
Công trình“Về lịch sử - văn hóa ba nước Đông Dương” của Viện nghiên
cứu Đông Nam Á xuất bản năm 1983 đã khái quát bức tranh về lịch sử, văn hóa
của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia; Những điểm tương đồng và khác biệt
về văn hóa giữa ba nước. Công trình là một tài liệu tổng quát khi nghiên cứu về
lịch sử, văn hóa ba nước Đông Dương.
Cuốn “Người Việt ở Thái Lan - Campuchia - Lào” do PGS.TS Nguyễn
Quốc Lộ chủ biên, Nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản
năm 2006 đã trình bày một cách khái quát về sự xuất hiện của người Việt tại Thái
Lan, Campuchia và Lào qua các thời kì lịch sử, những đóng góp thiết thực của
Việt kiều trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc và trong hai cuộc kháng
chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước. Đồng thời, tác giả còn đề cập đến các
hoạt động kinh tế và việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Cuốn sách “Vai trò của cộng đồng người Việt ở Lào trong mối quan hệ
Việt Nam - Lào” của tác giả Phạm Đức Thành được Nhà xuất bản Khoa học Xã
hội xuất bản năm 2008 đã trình bày về quá trình nhập cư của người Việt vào Lào
trong quá khứ và vai trò của Việt kiều với mối quan hệ Việt - Lào.

Trong cuốn “Di cư và chuyển đổi lối sống - Trường hợp cộng đồng người
Việt tại Lào” được Nhà xuất bản Thế giới xuất bản năm 2008, tác giả Nguyễn
Duy Thiệu đã đi sâu nghiên cứu về quá trình di cư của người Việt đến Lào trong
quá khứ, sự thay đổi trong quá trình cộng cư và lối sống hòa đồng của người Việt
tại Lào. Đồng thời, nêu lên các chủ trương, đường lối chính sách của chính phủ
Lào đối với người Việt, từ đó, rút ra những nhận xét khái quát của tác giả về cộng
đồng người Việt tại Lào.
Liên quan đến đề tài luận văn nghiên cứu còn các bài báo viết về người Việt
đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước như: “Cộng đồng người Việt ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Lào sinh tồn và giữ gìn bản sắc” của tác giả Nguyễn Duy Thiệu in trên Tạp chí
Đông Nam Á số 2 ( 2007 ); “Nguyên nhân và các đợt di dân của người Việt đến
Lào” của tác giả Vũ Thị Vân Anh, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 2 ( 2007
).
2.2. Các tác giả Lào
Trong số những công trình nghiên cứu của người Lào mà chúng tôi tiếp cận
được, nổi bật lên một số công trình như sau:
Công trình “Khái quát lịch sử tỉnh Xiêng Khoảng” của Nhà xuất bản Quốc
gia Lào phát hành năm 1994 đã trình bày khái quát về lịch sử tỉnh Xiêng Khoảng
từ quá khứ đến hiện tại, tái hiện lại truyền thống anh hùng của nhân dân Xiêng
Khoảng trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
Bài báo: “Tiếp xúc giao lưu và chuyển đổi bản sắc tộc người trong nhóm
hôn nhân hỗn hợp Lào - Việt Nam , Việt Nam - Lào” của tác giả XomThon
Yerlobliayao đăng trên Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, 2007 đã trình bày
khái quát về tình trạng hôn nhân giữa người Lào và người Việt Nam từ đó đưa
ra những nhận định về đặc điểm của quá trình tiếp xúc, giao lưu và chuyển đổi

bản sắc tộc người trong nhóm hôn nhân hỗn hợp Lào - Việt Nam, Việt Nam Lào.
Bài báo “Yếu tố Việt trong tiến trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa tại Lào”của
tác giả Khampheng Thipmountaly đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á
năm 2007 đã khái quátcác vấn đề về người Việt trong quá trình định cư, sinh
sống ở Lào, những tiếp xúc, giao thoa văn hóa Lào - Việt về ngôn ngữ, tôn giáo
tín ngưỡng, phong tục, hôn nhân và gia đình…
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu người Lào, người Việt đã đạt được nhiều
thành tựu trong việc nghiên cứu về lịch sử Lào, Việt. Tuy nhiên, cho đến nay
chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể và toàn diện về hoạt động
kinh tế - văn hóa của cộng đồng người Việt tại tỉnh Xiêng Khoảng (Lào).Mặc dù
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vậy,những công trình kể trên đều là những nguồn tư liệu quý giá, có ý nghĩa với
tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu mà Luận văn hướng tới là hoạt động kinh tế, văn hóa
của cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Xiêng Khoảng (Lào) từ năm 1986 đến
năm 2017.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu những vấn đề trọng yếu sau:
- Khái quát về tỉnh Xiêng Khoảng (điều kiện tự nhiên, xã hội…), nguyên
nhân và quá trình định cư của người Việt tại tỉnh Xiêng Khoảng.
- Hoạt động kinh tế chủ yếu của người Việt Nam tại tỉnh Xiêng Khoảng.
- Đời sống văn hóa của người Việt Nam tại tỉnh Xiêng Khoảng và giao
thoa văn hóa Việt - Lào thể hiện qua tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, tập
quán…

- Nhận xét, đánh giá chung về kinh tế, văn hóa của người Việt tại tỉnh Xiêng
Khoảng.
3.3.Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn về không gian là tỉnh Xiêng Khoảng
(Lào)
- Phạm vi thời gian là từ năm 1986 đến năm 2017. Tuy nhiên, để có thể tìm
hiểu được những nguyên nhân cũng như quá trình định cư của người Việt tại tỉnh
Xiêng Khoảng, Luận văn có mở rộng thời gian nghiên cứu về trước năm 1986.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Luận văn được hoàn thành dựa trên các nguồn tài liệu chủ yếu sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




- Các công trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam và Lào trên các lĩnh vực:
kinh tế, chính trị, xã hội văn hóa…Các luận án tiến sĩ, luân văn thạc sĩ, báo cáo
trong các hội thảo, các bài báo trên các tạp chí chuyên ngành. Nguồn tài liệu này
gồm cả tiếng Việt và tiếng Lào đã được dịch hoặc nguyên bản và được lưu giữ
tại các trung tâm nghiên cứu và các thư viện lớn của Việt Nam ( thư viện quốc
gia Việt Nam, thư viện Viện nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Học viên Khoa học
Xã hội Việt Nam…)
- Tài liệu điền dã: Do tác giả đề tài thu thập trong quá trình tìm hiểu về cộng
đồng người Việt tại Xiêng Khoảng.
- Tài liệu lưu trữ của Hội Người Việt Nam tại tỉnh Xiêng Khoảng.
4.2.Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện, đề tài sử dụng hai phương pháp chính là phương
pháp lịch sử và phương pháp logic. Đồng thời, để làm rõ các hoạt động kinh tế,
văn hóa của cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Xiêng Khoảng hiện nay, phương

pháp điền dã được chúng tôi vận dụng. Ngoài ra, Luận văn còn vận dụng các
phương pháp tổng hợp và phân tích, so sánh đối chiếu, phương pháp điều tra, hệ
thống hóa bằng bảng biểu, sơ đồ để Luận văn có cái nhìn tổng quát hơn.
5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách cụ thể và hệ thống
về hoạt động kinh tế, văn hóa của cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Xiêng
Khoảng (Lào)
- Luận văn có thể sử dụng như một công trình tham khảo, phục vụ cho việc
nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử quan hệ quốc tế, lịch sử Đông Nam Á, lịch sử
Lào, lịch sử văn hóa, tộc người.
- Luận văn là cứ liệu lịch sử khẳng định quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào
trong quá khứ và hiện tại.
6. Bố cục luận văn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, thư mục tài liệu tham khảo và mục
lục, nội dung của Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về tỉnh Xiêng Khoảng (Lào) và quá trình hình
thành cộng đồng người Việt Nam tại Lào
Chương 2: Hoạt động kinh tế của cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh
Xiêng Khoảng (Lào) từ năm 1986 đến năm 2017
Chương 3: Đời sống văn hóa của cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh
Xiêng Khoảng (Lào) từ năm 1986 đến năm 2017

Chương 1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





KHÁI QUÁT VỀ TỈNH XIÊNG KHOẢNG (LÀO) VÀ QUÁ TRÌNH
HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM TẠI LÀO
1.1. Khái quát về tỉnh Xiêng Khoảng
1.1.1. Lịch sử
Xiêng Khoảng là một tỉnh của Lào, nằm trên cao nguyên Xiêng Khoảng,
thuộc khu vực Đông Bắc Lào. Xiêng Khoảng xưa gọi là “MuangPhuan”. Dân tộc
gốc vào sống ở MuangPhuan đầu tiên là Khom và Mon. Về sau, người Lào (Lào
Lum là dân tộc đồng nhất hiện nay) chuyển sang sinh sống cùng với nhóm dân
tộc Khom và Mon và thành lập khu vực sở hữu. Đến thế kỉ VIII, vua Chẹt
Chương (con của vua Bu Lôm) tiến quân chiếm lấy khu vực này và đặt tên là
“MuangPhuan” [20, tr.4].
Kể từ thời cai trị của vua Chẹt Chương đến năm 1289, những tư liệu về lịch
sử MuangPhuan không còn bởi thời Xiêm xâm lược đã bị mất hoặc phá hủy.
Năm 1289, vua Khamphổng lên ngôi và cai trị MuangPhuan tương đối vững
chắc. Đến năm 1353 vua Phà Ngừm - Maharashtra tập trung các vương quốc Lào
to nhỏ thành “Vương quốc Lanxang” với trung tâm ở Mương Sua (tỉnh Luang
Phabang hiện nay). Trong giai đoạn vua Phà Ngừm cai trị (1353-1373), vương
quốc Lào phát triển thanh bình và vững chắc, những tranh chấp hầu như không
xảy ra. Sang thế kỷ XVIII, Lan Xang suy yếu dần vì những cuộc tranh chấp ngôi
báu trong hoàng tộc. Sau khi vua Xulinha Vôngxa Thammikalat qua đời, Lan
Xang bị chia cắt thành ba tiểu quốc đối nghịch nhau: Luang Phabang, Viêng
Chăn và Champasak. Nhân cơ hội đó, Xiêm đã chiếm và cai trị Lào. Năm 1827,
Chậu A Nụ phất cờ khởi nghĩa, chống ách thống trị của Xiêm, nhưng bị thất bại.
Lào tiếp tục là thuộc địa của Xiêm. Tình trạng đó kéo dài đến khi thực dân Pháp
xâm lược và biến Lào thành thuộc địa vào năm 1893. Đến năm 1899, Lào trở
thành một xứ nằm trong Liên bang Đông Dương thuộc Pháp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





Trải qua những năm tháng đấu tranh gian khổ, nhân dân Lào đã tiến hành
nhiều cuộc đấu tranh bất khuất trên toàn lãnh thổ để chống lại ách nô dịch tàn
bạo của thực dân Pháp, tiếp đó là đế quốc Mĩ. Năm 1975, nước Lào hoàn toàn
giành được độc lập. Ngày 2 tháng 12 năm 1975, nước Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào chính thức được thành lập do Hoàng thân Xuphanuvông làm Chủ tịch.
Theo quyết định của Chính phủ Lào, Xiêng Khoảng là một tỉnh của nước Cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào.
1.1.2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Xiêng Khoảng là một tỉnh nằm ở Đông Bắc của nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào, cách thủ đô Viêng Chăn 400km. Tổng diện tích toàn tỉnh là 15.880
km2. Phía Bắc giáp tỉnh Houaphan với 160km đường biên giới, phía Đông giáp
tỉnh Nghệ An (Việt Nam) với 120km đường biên giới, phía Tây giáp tỉnh Luang
Phabang với 100km đường biên giới và phía Nam giáp tỉnh Bolikhamxay và
Xaysomeboun [20, tr.1]. Thủ phủ là thị xã Phônsavăn.
Địa hình của tỉnh Xiêng Khoảng tương đối phức tạp với ba khu vực
riêng biệt: miền núi, cao nguyên và đồng bằng, trong đó diện tích khu vực
miền núi chiếm 90%, khu vực cao nguyên chiếm 8% và khu vực đồng bằng
chiếm 2% [20, tr.1].
Xiêng Khoảng là tỉnh có hàng trăm ngọn núi cao từ Đông đến Bắc và từ
Tây xuống Nam như núi Phou Bia, Phou Sủng, Phou Nỏng, Phou Sam Che, Phou
Buôm Lổng, Phou Pha Tung, Phou Chom Sỉ, Phou Xa, Phou Phả sút, Phou Sam
Sum, Phou Lêk, Phou Mừn, Phou Nong, trong đó, ngọn núi Phou Bia cao 2817m
so với mực nước biển là đỉnh cao nhất trong tỉnh đồng thời cao nhất tại Lào.
Xiêng Khoảng còn có nhiều con sông như sông Ngừm, sông Săn, sông
Nơn, sông Tiên, sông Mặt, sông Mộ và các sông khác. Các sông suối có vai trò
rất lớn trong đời sống của người dân, cung cấp nguồn nước, nguồn thủy sản dồi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




dào và đường giao thông thuận tiện. Dọc theo dãy sông ở hai bên phía Tây và
Đông là rừng nguyên sinh với nhiều loại gỗ quý có giá trị cao về mặt kinh tế như
gỗ giáng hương, gỗ kiền kiền, gỗ Lông lêng, gỗ hinh, gỗ pek và nhiều loại gỗ
khác nữa. Rừng của Xiêng Khoảng có nhiều loài chim và thú cần được bảo vệ.
Đây là những điều kiện để phát triển lâm nghiệp, công nghiệp chế biển lâm sản
và phát triển du lịch tự nhiên, sinh thái.
Đất ở Xiêng Khoảng có nhiều loại, trong đó chủ yếu là đất trồng trọt.
Ngoài ra, còn có đất đồng cỏ nuôi gia súc và đất trồng lúa. Đây là những thuận
lợi cho phát triển nông nghiệp đa ngành tạo nguồn hàng nông sản cho thị trường
nội địa và xuất khẩu.
Nằm trong khu vực có núi đồi cao, khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thấp nhất là
13°C, cao nhất là 32°C. Thời tiết ở Xiêng Khoảng có 2 mùa: mùa mưa và mùa
khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến
tháng 3 (dương lịch). Lượng nước mưa hằng năm đo được 1.250 mm/năm. Nhìn
chung, khí hậu của tỉnh Xiêng Khoảng khá thuận lợi cho hoạt động du lịch[20,
tr.2].
Về giao thông, ngoài đường số 7A bắt đầu từ tam giác Diễn châu (Nghệ
An Việt Nam) đến huyện Hẹt, Xiêng Khoảng còn có đường số 4A bắt đầu từ
cánh đồng Chum đến Thavieng, đường số 4B bắt đầu từ ngã ba Nongphet đi qua
Lat Buak Xiêng Khoảng đến huyện Soui (huyện Phoukoud trong hiện nay).
Ngoài ra còn phải kể đến những con đường được xây dựng trong thời kì chiến
tranh chống Mĩ như đường Xam Thong Long Cheng [20, tr.3].
Xiêng Khoảng cũng là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản như mỏ vàng ở
Phu Bia, Phu Hẻ, mỏ sắt, mỏ kẽm , mỏ đồng, than đá ở làng Phày. Đó là những
thuận lợi cho sự phát triển ngành công nghiệp khai thác.

Với những đặc điểm tự nhiên đặc thù của mình, Xiêng Khoảng có những
thuận lợi để xây dựng một nền kinh tế đa ngành, bao gồm: nông nghiệp, lâm
nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1.1.2. Các thành phần dân tộc và đơn vị hành chính.
Qua thống kê mới nhất (năm 2017), Xiêng Khoảng có tổng dân số là
264.579 người, trong đó nữ 130.000 người chiếm 49,13%, mật độ dân số trung
bình 18 - 19 người/km2 [24, tr.2].
Xiêng Khoảng có 7 dân tộc phân chia theo 3 nhóm ngôn ngữ sau:
Nhóm ngôn ngữ Lào - Tày có dân tộc Lào, dân tộc Tày Đen, Tày Đỏ và Tày
Trắng, có nhiều trong khu vực huyện Pek, huyện Kham, huyện Khoune và huyện
Phou Kout.
Nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me có dân tộc Khơ Mụ, dân tộc Phọong và dân
tôc Ơđu, tập trung ở huyện Kham, huyện Khoune, huyện Mok và huyện Phou
Kout.
Nhóm ngôn ngữ Mông - Miến có dân tộc Mông sinh sống ở hầu hết các
huyện của Xiêng Khoảng nhưng nhiều nhất là huyện Pek và huyện Noonghet.
Về tổ chức hành chính, Xiêng Khoảng có 7 huyện bao gồm: huyện Pek,
huyện Noonghet, huyện Kham, huyện Khoune, huyện Phaxay, huyện Mok và
huyện Phou Kout. Trong đó huyện có người Việt sinh sống đông nhất là huyện
Pek. Pek vừa là trung tâm đô thị vừa là trung tâm chính trị hành chính của tỉnh,
đồng thời cũng là trung tâm phối hợp công tác giữa trung ương và địa phương.
1.2. Quá trình người Việt đến Lào và định cư tại tỉnh Xiêng Khoảng
Việt Nam và Lào là hai nước anh em.Quá trình nhập cư của người Việt
vào Lào diễn ra lâu dài, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển mối quan
hệ giữa hai nước Việt - Lào. Quá trình di dân, nhập cư của người Việt Nam đến

Lào nói chung và tỉnh Xiêng Khoảng được thúc đẩy bởi nhiều nhân tố chủ quan,
khách quan khác nhau và có thể chia thành 4 giai đoạn:
- Thời kỳ phong kiến.
- Thời kỳ Pháp thuộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




- Thời kỳ chiến tranh chống Mĩ
- Thời kỳ sau giải phóng và phát triển kinh tế.
1.2.1. Thời kỳ phong kiến nhà Nguyễn
Theo thư tịch cổ ghi chép đầu tiên về quan hệ Việt - Lào, thời Tiền Lý, khi
bị quân Lương đàn áp, Lý Nam Đế buộc phải lánh nạn và anh ruột của vua là Lý
Thiên Bảo đã chạy sang Lào lập căn cứ chống giặc ngoại xâm [17, tr. 49]. Thời
Trần, nhiều quý tộc cũng sang Lào xây dựng căn cứ, nuôi dưỡng lực lượng làm
cơ sở để tìm đường khôi phục vương triều. Nhìn chung, trước thời Nguyễn, việc
di dân đến Lào của các triều đại phong kiến Việt Nam diễn ra lẻ tẻ, không tạo
thành các đợt cụ thể.
Thế kỷ XIX, chính sách “cấm đạo” và “sát đạo” trên khắp cả nước của
nhà Nguyễn, đặc biệt dướithời vua Tự Đức (1823 - 1883) khiến nhiều người
Công giáo buộc phải bỏ làng chạy sang các nước láng giềng như Lào, Thái Lan.
Các đạo dụ cấm đạo Thiên chúa ban hành vào các năm 1848, 1851 và tháng 7
năm 1857 với quy định nghiêm khắc như buộc đá vào cổ rồi ném xuống biển
những người giảng đạo, thích chữ vào mặt rồi đầy đi nơi rừng sâu nước độc,
phanh thây những người không chịu bỏ đạo hoặc chứa chấp giáo sỹ nước ngoài...
đã dẫn đến cả một phong trào cấm đạo, giết đạo trên khắp cả nước, nhiều linh
mục bị sát hại, nhiều nhà thờ và các xóm đạo bị đốt phá...Cùng với đó,thiên tai,
mất mùa, dịch bệnh, chế độ lao dịch và hàng loạt các loại sưu cao thuế nặng thời
Nguyễn cũng là những nguyên nhân Việt phải chạy sang Lào để tìm kế sinh

nhai.Đây có thể coi như giai đoạn đầu tiên của quá trình di dân lâu dài, tạo thành
các cộng đồng người Việt ở Lào.
Mặt khác, việc di cư của người Việt còn diễn ra trong bối cảnh xã hội rối
ren với hàng loạt các cuộc nổi dậy chống triều đình và khởi nghĩa nông dân. Thời
kỳ nửa cuối thế kỷ XIX là thời kỳ “rối ren thường xuyên, trên khắp nước”. Đến
thế kỷ XX, sau khi triều đình nhà Nguyễn ký hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




năm 1883 thì các phong trào khởi nghĩa chống Pháp nổ ra khắp nơi, tiêu biểu là
Phong trào Cần Vương. Phong trào thất bại khi vua Hàm Nghibị bắt, một số
người ủng hộ vua Hàm Nghi chống Pháp phải chạy sang Lào lánh nạn để tránh
sự tàn sát, truy đuổi gắt gao của Pháp.
1.2.2. Thời kỳ Pháp thuộc
Các tài liệu lịch sử cho thấy, người Việt Nam sang Lào làm ăn, cư trú và trở
thành kiều dân chủ yếu diễn ra vào thế kỷ XIX. Đặc biệt, từ năm 1899, khi nước
Lào (Ai Lao) bị thực dân Pháp sáp nhập vào Liên bang Đông Dương thì việc đi
lại của người dân giữa các xứ trong cùng Liên bang trở nên thuận tiện và dễ dàng
hơn.
Trong thời kỳ 1858 - 1896, thực dân Pháp tiến hành xâm lược và bình định
Đông Dương. Từ năm 1897 đến những năm đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp dưới
thời Toàn quyền Paul Doumer (1897 - 1902) tiến hành chính sách khai thác thuộc
địa lần thứ nhất với tên gọi “Chương trình khai thác lần thứ nhất”. Những điểm
chính trong công cuộc khai thác thuộc địa Đông Dương lúc đó là: “Xây dựng cho
Đông Dương một hệ thống đường sắt, đường bộ, sông đào, bến cảng, những thứ
cần thiết cho việc khai thác xứ Đông Dương…” và “Đẩy mạnh sản xuất và
thương mại bằng việc phát triển công cuộc thực đân của người Pháp và lao động
của người bản xứ…”. Vì vậy, một bộ phận người Việt được chính quyền thực

dân đưa tới Lào để làm công chức trong bộ máy chính quyền thuộc địa. Một bộ
phận khác đi làm cu li đồn điền và phu, mở những con đường chiến lược sang
Lào như đường nối liền đường số 6 Viêng Chăn - Hà Nội, đường số 13 Sài Gòn
- Krachie - Paksê - Luangprabang, đường số 12 Thà Khẹc - Hạ Lào, đường số 7
Luang Phabang - Xiêng Khoảng - Phú Diễn, Nghệ An, đường số 8 Thà Khẹc Vinh, đường số 9 Đông Hà - Quảng Trị - Savannakhẹt. Năm 1912, hệ thống
đường xá thuộc địa nói chung của Đông Dương chưa phát triển, trong đó, Lào
lại là nơi kém phát triển nhất. Chính vì vậy, Pháp phải tăng cường nhiều nhân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




công, đặc biệt là đưa nhân công người Việt Nam sang Lào làm phu đường nhằm
mở mang đường xá phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa tại xứ Lào. Ngoài
ra, Pháp đưa người Việt sang đây làm cu li đồn điền trồng các loại cây công
nghiệp.
Sau Thế chiến I, từ năm 1919 trở đi, thực dân Pháp càng tích cực đẩy mạnh
việc khai mỏ như các mỏ chì ở Phong Chiêu, Bộ Neng đồng thời mở rộng một
số xí nghiệp nên một bộ phận người Việt bị đưa tới Lào làm phu mỏ và làm “Cu
li” công nhân để hoàn thành các công trình trong chính sách “Tích cực khai thác
thuộc địa” ở toàn cõi Đông Dương.
Tính đến năm 1930, ở Lào có khoảng trên 10.000 người Việt [9, tr.15], chủ
yếu là tiểu thương và thợ thủ công ở các trung tâm, phần lớn họ cư trú ở Xiêng
Khoảng và Viêng Chăn. Ngoài mục đích phục vụ việc đẩy mạnh quá trình khai
thác thuộc địa, thực dân Pháp còn đưa người Việt sang làm công chức trong bộ
máy chính quyền thuộc địa ở Lào. Trong thể chế chính quyền thuộc địa, cao nhất
là người Pháp còn dưới đó là các công chức người Việt.
Trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp, quá trình di dân của người Việt đến
Lào tiếp tục diễn ra. Đặc biệt, nạn đói năm 1945 do Nhật và Pháp gây ra ở miền
Bắc và Trung Việt Nam là nguyên nhân khiến nhiều người Việt từ các tỉnh Trung

Bộ như Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị theo đường số 8 sang tỉnh Thà Khẹc,
theo đường số 9 sang tỉnh Savannakhet và các tỉnh Hạ Lào. Không chỉ người
nông dân mà ngay cả những gia đình khá giả có chức sắc ở các làng quê Việt
Nam cũng phải đối mặt với nạn đói năm 1945 và họ cũng thấy khó có thể qua
khỏi nếu cứ bám trụ lại nơi chôn nhau cắt rốn, nên nhiều người đã phải thiên di
đi tìm con đường sống [9, tr. 69].
Những năm trong và sau khi Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, phát xít
Nhật khi vào Đông Dương đã ra sức đàn áp không chỉ người Lào mà còn tấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




công vào cộng đồng người Việt trên toàn nước Lào. Chính trong bối cảnh đó, lực
lượng liên minh Việt - Lào được thành lập. Lực lượng chủ chốt của đơn vị quân
đội này chủ yếu là lớp thanh niên và trung niên người Việt cùng một số thanh
niên Việt kiều từ Thái Lan sang phối hợp cùng với quân đội Lào kháng chiến
chống Pháp. Tháng 3 năm 1946, thực dân Pháp mở cuộc hành quân lớn vào thị
xã Thà Khẹc, Savannakhet và Viêng Chăn. Nhiều Việt Kiều ở vùng này buộc
phải tản cơ sang Isan (vùng Đông Bắc của Thái Lan) và ở lại sinh sống.
Như vậy, hiện tượng di cư của người Việt đến Lào tăng theo thời gian từ
khi vùng đất này là một xứ nằm trong Liên bang Đông Dương thuộc Pháp và
cộng đồng người Việt tại Lào cũng hình thành khá sớm. Trong thời kỳ Pháp
thuộc, do cuộc sống khó khăn, nạn đói hoành hành, một bộ phận dân các tỉnh
miền Trung đã sang Lào sinh cơ lập nghiệp. Một số công chức, sĩ quan, binh lính
bị Pháp đưa sang Lào phục vụ bộ máy cai trị và một số sang Lào làm ăn buôn
bán. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, một bộ phận người Việt là quan
chức, binh lính chế độ cũ đã ở lại định cư tại Lào.
1.2.3. Thời kỳ chiến tranh chống Mĩ
Sau khi Pháp rút khỏi Lào, Mỹ tiếp quản và bắt đầu viện trợ cho chính phủ

Lào để trả lương cho khoảng 12.800 - 15.000 nhân viên trong bộ máy quân sự,
cảnh sát và hành chính. Việc này đã tạo ra sự hấp dẫn, thúc đẩy sự phát triển của
thị trường chợ đen buôn bán về đô la do mạng lưới buôn bán của người Hoa lũng
đoạn. Đây cũng là thời kỳ chính phủ cầm quyền ở Lào phụ thuộc hoàn toàn vào
viện trợ của Mỹ, vì thế chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Mỹ và cũng là thời kỳ ít
có người Việt di cư mới sang Lào.
Sang đến những năm 60 - 70, khi miền Bắc Việt Nam đẩy mạnh quá trình
thống nhất đất nước, việc tiếp tế cho miền Nam Việt Nam đánh Mỹ phụ thuộc
nhiều vào đường mòn Hồ Chí Minh (một phần ở Lào) với những trận chiến khốc
liệt giữa Liên quân Việt - Lào và Mỹ. Do tính khốc liệt của chiến tranh Việt Nam,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




một số người Việt đã chạy sang Lào, khi chiến tranh kết thúc họ ở lại làm ăn,
sinh sống tại Lào.
1.2.4. Thời kỳ sau giải phóng và phát triển kinh tế
Sau năm 1975, khi Mỹ rút khỏi Đông Dương, một số người Việt Nam do
hoàn cảnh lịch sử hoặc do lo ngại chính quyền mới và những nguyên nhân về
chính trị đã tới Lào định cư.
Sau những thời kỳ chiến tranh, loạn lạc dưới chế độ thực dân Pháp và Mỹ,
khi Việt Nam tiến vào thời kỳ xây dựng đất nước, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới,
các đợt di dân của người Việt sang Lào cũng diễn ra với số lượng khá lớn. Đầu
tiên phải kể đến những người Việt theo sự điều động của Chính phủ Việt Nam
đến giúp Lào xây dựng các công trình phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là xây
dựng các công trình hạ tầng cơ sở như làm đường giao thông, cầu cống, xây dựng
các công trình thuỷ điện, nhà máy, xí nghiệp, nhà cao tầng… Khi công trình
kết thúc, một bộ phận nhỏ công nhân không về quê mà tìm cách sinh sống tại
Lào. Tiếp theo là những người “di cư tự do” đến Lào để tìm kiếm công ăn việc

làm theo mùa vụ, những người thuộc loại này đang ngày một gia tăng cùng với
quá trình phát triển kinh tế của Lào...
Đến giữa những năm 90, các thế hệ Việt kiều tại Lào đã tạo thành một cộng
đồng khá đông đảo với gần 20.000 người, đa số sống ở thủ đô và các thành phố
lớn như Viêng Chăn, Champasak, Savannakhet, Khăm Muộn, Luang Phabang,
Xiêng Khoảng… Ông Trần Văn Chương - Chủ tịch Hội Việt kiều Viêng Chăn
tại Hội nghị Việt kiều Xuân Quý Dậu (1993) đã phát biểu: “Gần 20 ngàn Việt
kiều chúng tôi từ các miền quê... ra đi trong những năm tháng tối tăm dưới ách
thực dân thuở trước... trải qua những thời kỳ bị kìm kẹp của bộ máy thống trị …
trong suốt chặng đường kháng chiến lâu dài đầy hy sinh gian khổ của hai dân
tộc, cùng chiến đấu cùng giành thắng lợi. Việt kiều chúng tôi đã không tiếc sức
người, sức của và cả sự hy sinh xương máu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




độc lập tự do của mỗi nước. Việt kiều chúng tôi tự hào về sự đóng góp tích cực
của mình, được nhân dân Lào mến yêu, chính quyền Lào ngợi khen. Từ sau giải
phóng, toàn thể Việt kiều đùm bọc lẫn nhau làm ăn sinh sống, một lòng một dạ
hướng về Tổ quốc thân yêu, gắn bó thuỷ chung với nhân dân Lào [1, tr.42].
Xiêng Khoảng là một tỉnh có khá đông người Việt Nam sang làm ăn và sinh
sống. Tại đây, người Việt định cư tạm thời chiếm số lượng đông nhất trong tổng
số người Việt. Hiện nay, thống kê số lượng người Việt ở đây chưa có con số chính
xác do số người Việt Nam mới sang Xiêng Khoảng làm ăn sinh sống mỗi năm
luôn có sự thay đổi, cụ thể:
Bảng 1.1. Thống kê số người Việt Nam tại tỉnh Xiêng Khoảng (2013-2017)
Thống kê từ năm 2013-2017
Năm
2013


2014

2015

2016

2017

Nam

593

606

617

679

803



183

200

179

208


202

Tổng số

776

806

796

887

1005

Nguồn: Công an quản lý người nước ngoài tỉnh Xiêng Khoảng(2017) [19, tr.2]
Hội người Việt Nam tỉnh Xiêng Khoảng được thành lập từ năm 1984. Hội
người Việt là mái nhà chung của cộng đồng người Việt. Dưới sự lãnh đạo và tổ
chức của Hội, hội viên thường xuyên được tham gia những sinh hoạt xã hội mang
tính dân tộc trong cộng đồng theo đúng định hướng của nhà nước Việt Nam và
Lào. Đặc biệt, Hội còn giúp cộng đồng nhận thức được nhiệm vụ quan trọng của
từng thành viên trong việc phát huy tình đoàn kết,giúp đỡ thương yêu nhau, bảo
tồn và phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc Việt Nam anh hùng, nêu
cao tinh thần yêu nước và không ngừng hướng về quê hương [5, tr.19].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Như vậy, bằng nhiều con đường khác nhau, người Việt đã đến định cư ở

Lào ngày một đông hơn. Quá trình nhập cư diễn ra lâu dài suốt từ thời phong
kiến nhà Nguyễn. Chính những đợt nhập cư đó đã hình thành nên cộng đồng
người Việt sinh sống trên đất Lào.
1.3. Chính sách của chính phủ Lào đối với cộng đồng người Việt
Chính phủ Lào không có chính sách riêng đối với người Việt, mà chỉ có
chính sách chung đối với người nước ngoài. Đối cộng đồng người Việt tại Lào,
luật định của chính phủ Lào quy định rất cụ thể. Người Việt ở Lào gồm 3 bộ
phận: Bộ phận Việt kiều (những người định cư lâu dài ở Lào nhưng chưa có quốc
tịch Lào); Bộ phận người Lào gốc Việt; Bộ phận người Việt cư trú tạm thời
(Những người mới đến Lào trong những năm gần đây với nhiều hình thức khác
nhau).
Bộ phận Việt Kiều là những người Việt Nam định cư ở Lào từ lâu đời nhưng
chưa nhập quốc tịch Lào. Nhà nước Lào quản lý họ theo những luật định đối với
người nước ngoài. Tại điều 36, trang 11, Hiến pháp Lào quy định: “Những ngoại
kiều mà chưa có quốc tịnh Lào đều có quyền được bảo vệ nhân quyền và quyền
tự do theo như Hiến pháp Lào quy định, có quyền khiếu kiện trước tòa án và các
cơ quan nhà nước Lào. Mặt khác, họ phải tuân thủ luật pháp cũng như các quy
định của pháp luật của nhà nước Lào ” [15, tr 11]. Trong chỉ thị số 110/97, ngày
20/2/1997 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lào về việc tổ chức quản lý người nước
ngoài trong điều 4 trang đã nêu: “Những người nước ngoài mà được Bộ Nội vụ
đồng ý định cư và làm ăn sinh sống tự do vĩnh viễn ở Lào thì được cấp chứng
minh thư tạm thời của Cục quản lý xuất - nhập cảnh và được Cục An ninh kiểm
soát. Nếu trong 7 năm những người đó có biểu hiện tốt thì giao cho Cục quản lý
dân số thuộc Văn phòng. Quản lý người nước ngoài, cho phép được nhập hộ
khẩu và làm chứng minh thư ngoại kiều được quyền cư trú ở Lào” [15, tr.391].
Việt kiều được chính phủ Lào cho phép định cư ở Lào với những quy định hết
sức cụ thể. Tuy được cấp hộ khẩu và chứng minh thư Lào nhưng họ vẫn mang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





×