Bộ Khoa học và công nghệ
viện chiến lợc và chính sách khoa học và công nghệ
______________________________________
báo cáo tổNG HợP
Đề tài CP Cơ sở:
Nghiên cứu CáC YếU Tố ảNH HƯởNG TớI
HOạT ĐộNG NC&PT CủA DOANH NGHIệP
Chủ nhiệm đề tài: HOàNG VĂN TUYêN
7090
13/02/2009
Hà Nội 3/2008
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO ĐỀ TÀI 3
1.1 Tổng quan một số nghiên cứu liên quan đến hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam 3
1.1.1 Tổng quan chung 3
1.1.2 Nhận xét 9
1.2 Những vấn đề đặt ra cho đề tài 10
1.2.1 Những vấn đề đặt ra 10
1.2.2 Giới hạn vấn đề nghiên cứu 10
1.2.3 Phương pháp và nội dung nghiên cứu 11
1.2.4 Khung phân tích của đề tài 12
CHƯƠ
NG II. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT 14
2.1 Hoạt động R&D và vai trò của hoạt động R&D đối với doanh nghiệp 14
2.1.1 Hoạt động R&D và ĐMCN 14
2.1.2 Vai trò của hoạt động R&D đối với doanh nghiệp 17
2.2 Các hình thức tiến hành hoạt động R&D của doanh nghiệp 19
2.2.1 Tiến hành hoạt động R&D ngay tại doanh nghiệp (in-house R&D) 19
2.2.2 Hợp tác/hợp đồng R&D 19
2.2.3 Nên chọn in-house R&D hay hợp tác R&D? 20
2.3 Kinh nghiệm nước ngoài 22
2.3.1 Tổng hợp kinh nghiệm nướ
c ngoài 22
2.3.2 Nhận xét kinh nghiệm nước ngoài 27
CHƯƠNG III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG TỚI HOẠT ĐỘNG R&D CỦA DOANH NGHIỆP 28
3.1 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 28
3.1.1 Quy mô doanh nghiệp 28
3.1.2 Nguồn lực của doanh nghiệp 30
3.1.3 Sở hữu của doanh nghiệp 31
3.1.4 Chiến lược và kế hoạch của doanh nghiệp 33
3.1.5 Ban lãnh đạo doanh nghiệp 33
3.1.6 Tập thể doanh nghiệp 34
3.2 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 34
3.2.1 Chính sách vốn cho hoạt động R&D của doanh nghi
ệp 34
3.2.2 Chính sách đối với trang thiết bị phục vụ R&D của doanh nghiệp 37
3.2.3 Ưu đãi thuế cho hoạt động R&D của doanh nghiệp 37
3.2.4 Tín dụng cho hoạt động R&D của doanh nghiệp 38
3.2.5 Chính sách nhân lực KH&CN 40
3.2.6 Sở hữu trí tuệ (SHTT) 41
3.2.7 Cơ sở hạ tầng KH&CN quốc gia 42
3.2.8 Ngành nghề doanh nghiệp 44
3.2.9 Vị trí địa lý của doanh nghiệp 44
3.2.10 Áp lực cạnh tranh 44
3.2.11 Quản lý nhà nước về KH&CN 45
3.2.12 Xu thế phát tri
ển KH&CN 45
3.2.13 Một số cơ chế khuyến khích khác của nhà nước cho R&D doanh nghiệp 46
3.2.14 Môi trường các thể chế chính sách 46
3.3 Nhận xét các yếu tố ảnh hưởng đến R&D doanh nghiệp 47
CHƯƠNG IV. NGHIÊN CỨU THỰC TẾ Ở VIỆT NAM 48
4.1 Điểm qua về hoạt động KH&CN của doanh nghiệp Việt Nam 48
4.1.1 Nguồn nhân lực KH&CN 48
4.1.2 Hoạt động KH&CN 49
4.2 Các nghiên cứu trường hợp 51
4.2.1 Công ty cổ phần TRAPHACO 51
4.2.2 Tổng công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA) 56
4.2.3 Nhận xét qua các nghiên cứu trường hợp 59
KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 63
Khuyến nghị: 63
Kết kuận: 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
2
MỞ ĐẦU
Theo đánh giá chung trong báo cáo “Năng lực cạnh tranh toàn cầu” của Diễn đàn kinh tế
thế giới, trong năm 2006 năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ đứng thứ
77/125 nước xếp hạng. Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao các doanh nghiệp của Việt Nam lại kém
về khả năng cạnh tranh như vậy? Để cải thiện khả năng cạnh tranh của mình, mỗi doanh
nghiệp có những kế hoạch hành động khác nhau như: đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến
thiết kế, kiểm soát chất lượng, tiến hành các hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D)
hoặc ngay chính tại doanh nghiệp hoặc hợp đồng R&D với các tổ chức bên ngoài, v.v
Trong các hoạt động này của doanh nghiệp thì hoạt động R&D được xem là hoạt động đem
lại lợi ích cho doanh nghiệp từ nhiều khía cạnh: giúp doanh nghiệp đưa ra thị trường những
sản phẩm/dịch vụ có chất lượng, thúc đẩy năng lực công nghệ của chính doanh nghiệp, hấp
thụ và đồng hoá công nghệ nhập, đổi mới công nghệ đang có, v.v Tuy nhiên, việc một
doanh nghiệp tiến hành hoạt động R&D phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong các
nghiên cứu trước đây thì các học giả hoặc chỉ tập trung vào các yếu tố bên trong doanh
nghiệp (như quy mô doanh nghiệp, nguồn lực và định hướng của doanh nghiệp, v.v ) hoặc
chỉ tập trung vào các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp (ngành nghề doanh nghiệp hoạt động,
môi trường thế chế hỗ trợ, v.v ). Gần đây, ở Việt Nam cũng đã có một số công trình
nghiên cứu liên quan ít nhiều đến vấn đề này, đặc biệt là các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới
công nghệ của doanh nghiệp (vừa và nhỏ). Tuy nhiên, một bức tranh tổng thể về các yếu tố
kể cả bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp hoặc chưa
được xem xét và phân tích một cách sâu sắc hoặc còn mờ nhạt trong các tài liệu trên. Xét
theo giác độ đó, vấn đề nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động R&D của doanh
nghiệp là cần thiết.
3
CHƯƠNG I. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO ĐỀ TÀI
1.1 Tổng quan một số nghiên cứu liên quan đến hoạt động R&D của
doanh nghiệp Việt Nam
Thời gian qua, ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu được thực hiện về những chủ đề ít
nhiều có liên quan đến hoạt động R&D của doanh nghiệp, chủ yếu là các nghiên cứu về
ĐMCN của doanh nghiệp. Phần này sẽ xem xét và tổng hợp một số nghiên cứu đã qua cũng
như những kết luận rút ra từ những nghiên cứu đó, từ đó làm nảy sinh những luận điểm, gợi
suy cho nghiên cứu của đề tài.
1.1.1 Tổng quan chung
Trong khuốn khổ của Chương trình 98A “đồng bộ hoá cơ chế đổi mới quản lý KH&CN
trong các năm 1985-1990”, đề tài 98A-02-05 hoàn thiện cơ chế kích thích đổi mới kỹ thuật
trong các biện pháp quản lý sản xuất (Vũ Cao Đàm, 1989) đã có những nghiên cứu bổ ích
về vấn đề này. Nghiên cứu này đã đề cập khá toàn diện đến nhiều vấn đề liên quan đến
chính sách tài chính cho KH&CN như chính sách giá, khẩu hao, tạo vốn, lợi nhuận, tiền
lương và tiền thưởng.
Một dự án nghiên cứu liên quan đến hoạt động ĐMCN trong các doanh nghiệp là Dự án
điều tra năng lực công nghệ một số ngành kinh tế do NISTPASS thực hiện trong các năm
1996 và 1997. Kết quả của dự án này cho thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới
ĐMCN (theo thang điểm 5) như sau:
(i) những yếu tố bên trong doanh nghiệp: thiếu nhân lực có đủ trình độ chuyên môn (2,5
điểm); thiếu cơ hội hợp tác với các tổ chức KH&CN bên ngoài (2,7 điểm); tư tưởng bảo
thủ, sợ đổi mới của doanh nghiệp (1,5 điểm).
(ii) những yếu tố khác: thiếu nguồn tài trợ thích hợp (3,9 điểm); môi trường luật pháp
không thuận lợi (2,5 điểm); chế độ thuế không khích lệ đổi mới (3,4 điểm).
Như vậy về các yếu tố ảnh hưởng có thể thấy rằng các yếu tố về môi trường chính sách là
ảnh hưởng nhiều đến hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp, đặc biệt là các vấn đề về tài
chính và thuế cũng như cơ hội hợp tác của các doanh nghiệp với các tổ chức nghiên cứu.
Trong một số nghiên cứu sâu hơn về các biện pháp chính sách cụ thể đối với hoạt động
KH&CN phải kể đến các nghiên cứu như: Hoàng Trọng Cư, Nguyễn Lan Anh, Nguyễn
4
Minh Hạnh và một số người khác (1999) “nghiên cứu vấn đề thuế trong hoạt động
KH&CN”. Các tác giả đã đánh giá một cách khá đầy đủ về các sắc thuế được thể hiện trong
các văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động KH&CN, bao gồm nghiên cứu-triển khai,
dịch vụ KH&CN và ĐMCN. Kết quả của đề tài cho thấy rằng bên cạnh những tác động tích
cực, các văn bản thuế này còn bộc lộ một số điểm không phù hợp. Ngoài ra trong một số
văn bản còn cho thấy có sự phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp (quy mô, sở
hữu) khác nhau, tạo ra một môi trường cạnh tranh không bình đẳng. Một số nghiên cứu đề
cập đến tín dụng cho hoạt động KH&CN (Nguyễn Thanh Tùng, 1999; Vũ Cao Đàm, 2003)
cho thấy rằng tín dụng đối với hoạt động KH&CN hầu như không phát huy được hiệu quả
do sự khác nhau giữa bản chất hoạt động của ngân hàng và hoạt động KH&CN. Vấn đề
dịch vụ KH&CN hỗ trợ cho doanh nghiệp, tác giả Nguyễn Minh Nga (2003) nhận định
chúng ta đã có một hệ thống các tổ chức tư vấn KH&CN khá lớn nhưng lại chưa có nhiều
tổ chức tư vấn chuyên nghiệp để cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng; lực
lượng cán bộ tư vấn KH&CN thiếu kiến thức và kinh nghiệm; thị trường tư vấn chưa được
thiết lập, cạnh tranh không lành mạnh; các chính sách của nhà nước còn nhiều bất cập và
chưa đồng bộ. Vấn đề nhân lực (đào tạo, tuyển dụng và đãi ngộ) đối với hoạt động
KH&CN nói chung và R&D nói riêng đã được đề cập trong một số nghiên cứu (Trần Xuân
Định, 1991-1995; Ngô Quý Việt, 1998; Trần Chí Đức, 1999, 2000; Nguyễn Thị Anh Thu,
2000, 2005; Hoàng Xuân Long, 2004 và một số nghiên cứu khác). Những nghiên cứu này
đã đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện và thay đổi chính sách phát triển nguồn nhân lực
KH&CN nói chung và tất nhiên kể cả hoạt động KH&CN trong các doanh nghiệp Việt
Nam.
Trong nghiên cứu của Nguyễn Hồng Việt (2001) về một số giải pháp khuyến khích
DNV&N ĐMCN theo hướng thân môi trường cũng đã đề cập đến một số yếu tố ảnh hưởng
đến hoạt động ĐMCN của các DNV&N gồm: (i) các yếu tố bên trong doanh nghiệp (yếu tố
kỹ thuật, yếu tố con người, yếu tố quản lý tổ chức, yếu tố thông tin và khả năng tài chính);
(ii) các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như thị trường, môi trường kinh doanh, các chính
sách của chính quyền và cộng đồng. Ngoài chính sách liên quan đến môi trường, các chính
sách liên quan đến thị trường, dịch vụ hỗ trợ là những biện pháp cần thiết để kết nối hiệu
quả hơn những yếu tố bên trong và bên ngoài cho đổi mới của doanh nghiệp. Ngoài ra còn
những ưu đãi về thuế, tín dụng cũng là những biện pháp bên ngoài khuyến khích doanh
nghiệp ĐMCN.
5
Nghiên cứu của Trần Ngọc Ca (2000) “nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng một
số chính sách và biện pháp thúc đẩy hoạt động ĐMCN và NC-TK trong các cơ sở sản xuất
ở Việt Nam” đề cập về 2 mảng chính sách (tài chính và nhân lực) ảnh hưởng đến ĐMCN
của doanh nghiệp. Các kết quả của nghiên cứu này chỉ ra:
- Về chính sách tài chính, bên cạnh những điểm tích cực của những chính sách này cũng
cho thấy có sự chưa phù hợp của môi trường chính sách với nhu cầu của hoạt động ĐMCN
trong doanh nghiệp;
- Về chính sách nhân lực: thứ nhất là các chính sách về giáo dục đào tạo nhân lực, mặc dù
đã có những thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu của tình hình mới và có những đóng góp đáng
kể nhưng còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế như cơ cấu đào tạo, trình độ ngành nghề đào tạo
và chất lượng đào tạo thấp; thứ hai là chính sách tuyển dụng và di chuyển lao động, vấn đề
biên chế cứng của các tổ chức kinh tế đã tạo ra tình trạng mất cân đối về tương quan tỷ lệ
lao động, phương thức quản lý cũ tạo ra tình trạng sử dụng không hợp lý lao động
KH&CN; thứ ba chính sách tiền công, tiền lương: lực lượng cán bộ có kỹ thuật cao chưa
nhận được sự hỗ trợ của các chính sách này, mức lương không những thấp mà còn mang
nặng tính bình quân, bất lợi cho lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, lao động công
nghệ và nghiên cứu triển khai;
- Có khá nhiều các văn bản được xây dựng thúc đẩy các doanh nghiệp trong hoạt động
ĐMCN, nhưng lại không được các doanh nghiệp biết đến và sử dụng (số doanh nghiệp
không biết đến văn bản là 28-100% với đa phần là trên 50% tuỳ theo chính sách);
- Sự thiếu vắng các thể chế hỗ trợ như các cơ quan trung gian, các cơ quan tư vấn, các hình
thức tạo liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học, viện nghiên cứu và giữa các doanh
nghiệp với nhau.
Nghiên cứu của Nguyễn Võ Hưng (2005) “nghiên cứu cơ chế và chính sách KH&CN
khuyến khích ĐMCN đối với DNV&N có vốn nhà nước” đã tập trung vào phân tích các
chính sách điều chỉnh hoạt động KH&CN ảnh hưởng tới hoạt động đổi mới của DNV&N
nói chung và hành vi đổi mới của DNV&N thuộc các loại hình sở hữu khác nhau. Nghiên
cứu này đã tập trung vào 4 nhóm vấn đề hỗ trợ ĐMCN cho các DNV&N là: (i) tạo/hoàn
thiện/làm chủ những công nghệ phù hợp với DNV&N; (ii) thúc đẩy CGCN cho DNV&N;
(iii) trợ giúp kỹ thuật cho DNV&N trong quá trình đổi mới; (iv) hỗ trợ tài chính cho
DNV&N thực hiện đổi mới. Kết quả nghiên cứu của đề tài chỉ ra rằng tuy còn thiếu những
6
chính sách theo tư duy linh hoạt, hiện vẫn còn khá nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho
DNV&N trong ĐMCN. Hạn chế chung lớn nhất của những chính sách này là phần lớn chưa
được thực hiện. Nguyên nhân của tình trạng này là do thứ nhất, nhiều chính sách còn tham
vọng, năng lực thực hiện chính sách (bao gồm cả khả năng về tài chính) của nhiều bộ,
ngành, địa phương chưa cho phép thực hiện tốt chính sách đó. Thứ hai, là sự xung đột
chính sách, dẫn đến việc chính sách bị giảm hiệu lực, thậm chí vô hiệu hoá. Thứ ba là công
tác phổ biến chính sách còn chưa tốt khiến nhiều chính sách tuy tiến bộ nhưng không được
phổ biến nên cũng làm giảm hiệu lực.
Một kết quả nữa trong nghiên cứu này là tác giả đã nhấn mạnh sự “bất bình đẳng” giữa
doanh nhiệp nhà nước (DNNN) và DNV&N trong các lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực
KH&CN nói riêng. Theo tác giả thì các DNNN ở Việt Nam nhận được nhiều ưu ái hơn các
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác ở một số nội dung này nhưng lại gặp khó
khăn ở một số nội dung khác. Cũng từ nhận định này tác giả cho rằng nhà nước không nên
có những cơ chế chính sách về KH&CN khuyến khích ĐMCN riêng cho các DNV&N có
vốn nhà nước mà phải nhắm tới mọi loại hình doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài.
Về vấn đề mối quan hệ giữa loại hình doanh nghiệp và hoạt động KH&CN trong các loại
hình doanh nghiệp khác nhau cũng đã có một số tác giả khác đề cập đến. Những biểu hiện
thực tế của sự khác nhau trong hoạt động KH&CN giữa DNNN và doanh nghiệp ngoài nhà
nước (DNNNN) đã được tác giả Hoàng Xuân Long (2002) liệt kê như: Số hợp đồng
KH&CN với viện/trường của DNNNN thấp hơn khá nhiều so với DNNN; Số đề tài nghiên
cứu được hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) ở DNNN lớn hơn nhiều so với
DNNNN; Việc thu hút lao động có trình độ KH&CN vào các DNNN khó khăn hơn
DNNNN.
Sau khi phân tích các đặc điểm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, những khó khăn
vướng mắc của các doanh nghiệp này trong quá trình phát triển KH&CN (vốn, năng lực
công nghệ, kỹ thuật, trình độ lao động và quản lý, thiếu thông tin kiến thứ
c, v.v ), tác giả
Lê Nguyên Lương (2006) đưa ra một nhóm các giải pháp chính sách thúc đẩy các doanh
nghiệp này phát triển KH&CN. Nhóm các giải pháp này gồm: Xác định nhiệm vụ
KH&CN: Ứng dụng kết quả KH&CN; Hỗ trợ dịch vụ KH&CN; Đào tạo nguồn nhân lực
KH&CN; Các ưu đãi về thuế.
7
Đã có một số nghiên cứu về vấn đề liên kết, liên doanh giữa khu vực nghiên cứu, đào tạo và
khu vực doanh nghiệp (Nguyễn Văn Học, 1998; Hoàng Xuân Long, 1999; Nguyễn Thanh
Thịnh; Nguyễn Việt Hoà, 2004 và một số người khác). Các nghiên cứu này đều nhận định
là mối quan hệ giữa khu vực nghiên cứu và đào tạo với khu vực doanh nghiệp còn rất yếu.
Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ cả 2 hai phía: từ chính bản thân doanh nghiệp và
từ môi trường chính sách của nhà nước chưa thực sự thúc đẩy mối liên kết này.
Trong một nghiên cứu gần đây của Hoàng Xuân Long (2006) “phân tích một số mô hình
liên kết viện nghiên cứu, trường đại học với doanh nghiệp để phát triển công nghệ mới”,
sau khi phân tích một số mô hình liên kết viện-trường-doanh nghiệp, tác giả đã chỉ ra được
những yếu tố ảnh hưởng đến sự liên kết này, gồm: Lãnh đạo doanh nghiệp phải thực sự coi
trọng KH&CN. Đồng thời thái độ đối với KH&CN phải thể hiện cụ thể ở các mặt như đầu
tư kinh phí cho R&D, chú trọng phát triển bộ phận R&D trong doanh nghiệp; Có chiến
lược phát triển kinh doanh và định hướng phát triển công nghệ rõ ràng; Doanh nghiệp phải
nắm vững thông tin và có khả năng phân tích về các đối tác cần liên kết; Xây dựng được
quan hệ tin cậy lẫn nhau; Phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp với viện, trường trong quá
trình thực hiện các nhiệm vụ liên kết, thay vì giao trọn gói cho viện hoặc trường tiến hành
nghiên cứu; Chú trọng vận dụng kinh nghiệm nước ngoài vào điều kiện Việt Nam. Những
yếu tố này cũng có thể được xem như là những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động R&D của
doanh nghiệp.
Trong nghiên cứu của Nguyễn Việt Hoà (2007) “nghiên cứu tác động của cơ chế, chính
sách công đến việc khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào KH&CN”, tác giả so sánh hai
mô hình đầu tư vào KH&CN dựa vào cơ chế chính sách và không dựa vào cơ chế chính
sách. Nói cách khác tác giả đã phân tích hai mô hình các doanh nghiệp được hưởng lợi và
không được hưởng lợi từ cơ chế chính sách. Kết quả của đề tài cho thấy đối tượng được
hưởng lợi từ cơ chế chính sách của nhà nước chủ yếu là các doanh nghiệp cổ phần và doanh
nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó là một số tổ chức đã chuyển đổi từ viện/trung tâm nghiên
cứu thành doanh nghiệp. Đối tượng không được hưởng lợi từ cơ chế chính sách của nhà
nước hoặc không quan tâm đến các cơ chế chính sách của nhà nước hoặc chủ yếu là các
doanh nghiệp ngoài nhà nước. Sau khi phân tích hai mô hình dựa vào cơ chế chính sách và
không dựa vào cơ
chế chính sách, tác giả đã chỉ ra một số yếu tố thúc đẩy/cản trở doanh
nghiệp đầu tư vào KH&CN đó là: (i) hội nhập kinh tế và cạnh tranh đang diễn ra mạnh mẽ,
đổi mới là một trong những vấn đề sống còn của doanh nghiệp, bên cạnh đó cơ chế thị
8
trường hiện nay tác tác động đến hành vi đầu tư vào KH&CN của doanh nghiệp; (ii) nguồn
thông tin đối với doanh nghiệp (các DNNN có lợi thế nguồn thông tin hơn các DNNNN);
chi tiêu quốc gia cho KH&CN còn thấp; doanh nghiệp thiếu cộng tác với các tổ chức
KH&CN; tách biệt giữa yếu tố KT-XH với các chính sách; cam kết và nhận thức của doanh
nghiệp; năng lực đổi mới và năng lực KH&CN của doanh nghiệp còn yếu; cơ chế chính
sách CGCN phức tạp dẫn đến doanh nghiệp hạn chế chuyển giao; thiếu liên kết và hợp tác
giữa tổ chức R&D và doanh nghiệp xuất phát từ sự thiếu tinh thần trách nhiệm đối với xã
hội; thiếu quyết đoán, thiếu sự thoả hiệp, thiếu tinh thần hợp tác, thiếu sự sẵn sàng giúp đỡ,
nhiều sự né tránh bất hợp tác; thiếu sự tác động kịp thời của nhà nước; và cuối cùng là thiếu
ngôn ngữ giao tiếp, đàm phán và ký kết.
Nghiên cứu của Cao Thu Anh (2007) “nghiên cứu đánh giá chính sách hỗ trợ về tài chính
cho hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp theo Nghị định 119”, tác giả đã sử dụng Nghị định
119 như một trường hợp điển hình khi phân tích, đánh giá chính sách tài chính cho hoạt
động ĐMCN của doanh nghiệp. Nghiên cứu đã sử dụng mô hình tuyến tính (đầu tư cho
KH&CN sẽ dẫn tới ĐMCN và ĐMCN sẽ dẫn tới nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả
sản xuất-kinh doanh và cuối cùng là tăng năng suất) để phân tích chính sách tài chính theo
tinh thần Nghị định 119. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra: Thứ nhất, khung lý thuyết đưa
ra trong Nghị định 119 còn có những chỗ hổng căn bản bởi vì đầu tư cho KH&CN (thường
là cung cấp các trợ cấp cho hoạt động R&D), một hình thức của ĐMCN, không phải lúc
nào cũng dẫn đến ĐMCN bởi vì những rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện hoạt động R&D và
các nguyên nhân khác. Thứ hai, các khuyến khích về tài chính không phải là nhân tố quyết
định việc ĐMCN của doanh nghiệp. Các khuyến khích về tài chính sẽ mang lại những
thành công nếu các điều kiện khác cho ĐMCN sẵn có. Thứ ba, Nghị định 119 sử dụng công
cụ thuế và các tài trợ về R&D để thúc đẩy đầu tư cho hoạ
t động KH&CN không hấp dẫn
đối với các doanh nghiệp bởi vì tính không linh hoạt của các khuyến khích về thuế và quy
trình khó khăn khi doanh nghiệp xin tài trợ. Thứ tư, trong trường hợp các doanh nghiệp
Việt Nam, các khuyến khích về tài chính không hấp dẫn đối với các doanh nghiệp có số
lượng công nhân hạn chế hoặc ở trong các ngành dịch vụ khi nhu cầu ĐMCN của họ rất
thấp và việc thực hiện các hoạt động R&D là rất khó kh
ăn vì thiếu đội ngũ nhân lực. Cuối
cùng là những quy định quá khắt khe trong Nghị định (mức hỗ trợ tối đa là 30% và thời
gian được phê duyệt rất dài) buộc các doanh nghiệp phải tìm những cách khác để thực hiện
dự án ĐMCN của mình hơn là trông chờ vào sự hỗ trợ này của nhà nước.
9
1.1.2 Nhận xét
Qua những phân tích trên đây có thể thấy rằng vấn đề hoạt động R&D và đặc biệt là
ĐMCN của các doanh nghiệp đã được quan tâm nhiều trong giới nghiên cứu và hoạch định
chính sách ở Việt Nam. Những nghiên cứu này với những mục tiêu và phương thức thực
hiện khác nhau nhưng có thể thấy nổi lên một số nội dung:
- Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nội dung ĐMCN của doanh nghiệp (điều này có
thể lý giải như tác giả Trần Ngọc Ca là rất ít các doanh nghiệp ở Việt Nam làm R&D,
nhu cầu của các doanh nghiệp Việt Nam cần hoạt động cải tiến và ĐMCN hơn là hoạt
động R&D);
- Các nghiên cứu tập trung nhiều vào các yếu tố về môi trường chính sách ảnh hưởng đến
hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp, đặc biệt là các vấn đề về tài chính, thuế, tín dụng
và nhân lực (trừ trường hợp nghiên cứu của Hoàng Xuân Long, 2006 khi nghiên cứu
một số mô hình liên kết viện/trường - doanh nghiệp, tác giả đã đưa ra một số yếu tố
trong nội tại doanh nghiệp ảnh hưởng đến liên kết);
- Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra có sự phân biệt đối xử về mặt chính sách liên quan
đến hoạt động R&D và ĐMCN giữa doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước và doanh
nghiệp ngoài nhà nước.
Trong bối cảnh như vậy, một số vấn đề nảy sinh dẫn đến nhu cầu nghiên cứu và vấn đề
nghiên cứu tiếp theo. Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam mới chủ yếu dừng lại ở ĐMCN
(theo cách tiếp cận tuyến tính của một số tác giả)? Thứ hai, hoạt động R&D và ĐMCN của
doanh nghiệp chủ yếu bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp? Thứ ba, trong
các yếu tố bên ngoài thì có phải chỉ những chính sách KH&CN mới thực sự ảnh hưởng đến
hoạt động KH&CN của doanh nghiệp?
Như vậy có thể nói rằng mặc dù đã có một số nghiên cứu đề cập đến vấn đề này, nhưng còn
rất ít nghiên cứu đề cập đến tổng thể các yếu tố bên trong và bên ngoài (không chỉ chính
sách KH&CN) ảnh hưởng
đến hoạt động R&D của doanh nghiệp. Chính vì vậy nghiên cứu
này nhằm đi vào phân tích tổng thể các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh
nghiệp.
10
1.2 Những vấn đề đặt ra cho đề tài
1.2.1 Những vấn đề đặt ra
Trên cơ sở những phân tích vừa nêu ở trên, có thể thấy rằng vấn đề R&D cũng như ĐMCN
của các doanh nghiệp ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu được thực hiện nhằm giải quyết
vấn đề này dưới các khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập
trung vào nội dung ĐMCN của doanh nghiệp và chủ yếu là một số các yếu tố bên ngoài ảnh
hưởng đến hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp như chính sách tài chính, thuế, tín dụng và
nhân lực KH&CN. Chính vì vậy đề tài này với mục đích đi sâu hơn vào hoạt động R&D
của doanh nghiệp (với cách tiếp cận hoạt động R&D có thể có tác dụng không chỉ với tư
cách là cội nguồn của các ý tưởng sáng tạo mà còn là phương tiện giải quyết vấn đề mà có
thể cần đến ở bất cứ thời điểm nào trước khi doanh nghiệp quyết định thực hiện đổi mới).
Cụ thể một số câu hỏi nghiên cứu sẽ được làm rõ trong quá trình nghiên cứu:
- Các loại hoạt động R&D của doanh nghiệp và vai trò của hoạt động R&D đối với doanh
nghiệp ra sao?
- Có thể rút ra những bài học gì thông qua kinh nghiệm nước ngoài nghiên cứu về các yếu
tố ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng tới hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam: các yếu tố bên
trong doanh nghiệp (các yếu tố nội tại doanh nghiệp như qui mô doanh nghiệp, nguồn lực
doanh nghiệp, sở hữu, chiến lược của doanh nghiệp ) và các yếu tố bên ngoài doanh
nghiệp (môi trường doanh nghiệp hoạt động như cơ chế, chính sách, sự cạnh tranh, )?
1.2.2 Giới hạn vấn đề nghiên cứu
Giới hạn vấn đề nghiên cứu của đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động R&D của doanh
nghiệp bao gồm cả các yếu tố bên trong và bên ngoài. Đề tài này phân tích tổng quát tất cả
các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động R&D của các doanh nghiệp nói chung. Do
khuôn khổ của một đề tài cấp cơ sở, sự hạn chế về nguồn lự
c nên đề tài không thể điều tra
diện rộng để có thể kiểm chứng về mặt thống kê tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
R&D của doanh nghiệp và những yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động R&D của
doanh nghiệp và mức độ ảnh hưởng tới đâu? Tuy vậy đề tài sẽ cố gắng điề
u tra một số
doanh nghiệp có hoạt động R&D tốt và tìm hiểu những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt
động này. Trên cơ sở của những kết quả điều tra nhanh một số doanh nghiệp, đề tài tiến
hành điều tra, khảo sát sâu (case study) hai trường hợp là những doanh nghiệp lớn có hoạt
11
động R&D trong doanh nghiệp được xem là hiệu quả và đóng góp nhiều cho sự phát triển
của doanh nghiệp.
1.2.3 Phương pháp và nội dung nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu (thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu) từ các ấn phẩm và
báo cáo khoa học. Bên cạnh đó đề tài còn sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các
doanh nghiệp, kết hợp với việc sử dụng các tư liệu, báo cáo của các doanh nghiệp được lựa
chọn. Đồng thời phương pháp chuyên gia, phương pháp hội thảo bàn tròn cũng được sử
dụng trong đề tài để làm rõ những phát hiện của nghiên cứu.
Đề tài thực hiện hai nghiên cứu trường hợp (case study) thông qua phỏng vấn sâu các
doanh nghiệp này về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp trong
thời gian qua cũng như những đề xuất từ chính doanh nghiệp để có thể thúc đẩy hoạt động
này tại doanh nghiệp.
Phân tích và xử lý số liệu: Như đã đề cập ở phần giới hạn nghiên cứu, do khuôn khổ của
một đề tài cấp cơ sở, sự hạn chế về nguồn lực nên đề tài không thể điều tra diện rộng để có
thể kiểm chứng về mặt thống kê (định lượng) tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
R&D của doanh nghiệp và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này. Chính vì vậy đề tài chủ
yếu dùng các phương pháp phân tích định tính, nghiên cứu theo hướng phát hiện các yếu tố
ảnh hưởng tới hoạt động R&D của doanh nghiệp điều tra.
Nội dung nghiên cứu của đề tài thể hiện trong các chương:
- Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra cho đề tài (Chương 1):
Chương này sẽ tổng quan lại những nghiên cứu gần đây về chủ đề liên quan đến các
yếu tố ảnh hưởng hoạt động KH&CN và ĐMCN của doanh nghiệp, những nội dung đã
làm được và một số nội dung cần tiếp tục nghiên cứu trong các đề tài này sẽ là những
vấn đề đặt ra cho đề tài này.
- Những vấn đề lý thuyết (Chương 2): Chương này mô tả các khía cạnh khác nhau về
hoạt động R&D và vai trò của hoạt động này đối với doanh nghiệp, các hình thức tiến
hành hoạt động R&D của doanh nghiệp (tiến hành ngay tại doanh nghiệp –in-house
hoặc hợp tác tiến hành các dự án R&D với viện nghiên cứu/ trường đại học/ doanh
nghiệp khác hoặc kết hợp cả hai hình thức). Đồng thời, chương này đưa ra kinh nghiệm
12
của một số nước xét về mặt cơ chế chính sách của nhà nước khuyến khích doanh nghiệp
tiến hành hoạt động R&D và ĐMCN.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động R&D của doanh nghiệp (Chương 3): Chương này
phân tích tổng quát tất cả các yếu tố (bên trong và bên ngoài doanh nghiệp) xem là có
thể ảnh hưởng tới hoạt động R&D của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp Việt Nam.
- Nghiên cứu thực tế ở Việt Nam (Chương 4): Chương này điểm qua về hoạt động
KH&CN của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Đồng thời chương này đi sâu phân
tích hai trường hợp là doanh nghiệp lớn về hoạt động R&D của các doanh nghiệp cũng
như các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động R&D của họ.
- Một số khuyến nghị, kết luận và đề xuất được trình bày trong phần cuối cùng của báo
cáo đề tài.
1.2.4 Khung phân tích của đề tài
Các yếu tố bên trong doanh nghiệp (các yếu tố nội tại doanh nghiệp như qui mô doanh
nghiệp, nguồn lực của doanh nghiệp, sở hữu của doanh nghiệp, chiến lược và kế hoạch của
doanh nghiệp, ban lãnh đạo doanh nghiệp và tập thể doanh nghiệp.) và các yếu tố bên ngoài
doanh nghiệp (môi trường doanh nghiệp hoạt động như chính sách vốn cho KH&CN, chính
sách đối với trang thiết bị phục vụ R&D của doanh nghiệp, ưu đãi thuế cho hoạt động
KH&CN của doanh nghiệp, tín dụng cho hoạt động R&D, chính sách nhân lực KH&CN, sở
hữu trí tuệ, cơ sở hạ tầng KH&CN quốc gia, ngành nghề doanh nghiệp, vị trí địa lý của
doanh nghiệp, áp lực cạnh tranh, quản lý nhà nước về KH&CN, xu thế phát triển KH&CN,
một số cơ chế khuyến khích khác của nhà nước cho R&D doanh nghiệp và môi trường các
thể chế
chính sách) ảnh hưởng tới hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam thể hiện
trong hình vẽ dưới đây (Hình 1).
13
Hình 1. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động R&D của doanh nghiệp
Trong chương III dưới đây, đề tài sẽ phân tích chi tiết từng yếu tố này ảnh hưởng như thế
nào đến hoạt động R&D của doanh nghiệp nói chung và ngụ ý vào các doanh nghiệp Việt
Nam nói riêng.
Hoạt động R&D của
doanh nghiệp
Các yếu tố bên trong:
- Qui mô doanh nghiệp,
- Nguồn lực của doanh nghiệp,
- Sở hữu của doanh nghiệp,
- Chiến lược và kế hoạch của
doanh nghiệp,
- Ban lãnh đạo doanh nghiệp và
- Tập thể doanh nghiệp
Các yếu tố bên ngoài:
- Chính sách vốn cho KH&CN,
- Chính sách đối với trang thiết bị phục
vụ R&D của doanh nghiệp,
- Ưu đãi thuế
- Tín dụng
- Chính sách nhân lực KH&CN,
- Sở hữu trí tuệ,
- Cơ sở hạ tầng KH&CN quốc gia,
- Ngành nghề doanh nghiệp,
- Vị trí địa lý của doanh nghiệp,
- Áp lực cạnh tranh,
- Quản lý nhà nước về KH&CN,
- Xu thế phát triển KH&CN,
- Một số cơ chế khuyến khích khác của
nhà nước cho R&D doanh nghiệp và
- Môi trường các thể chế chính sách.
14
CHƯƠNG II. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT
2.1 Hoạt động R&D và vai trò của hoạt động R&D đối với doanh nghiệp
2.1.1 Hoạt động R&D và ĐMCN
a) Hoạt động R&D
R&D là hoạt động sáng tạo được thực hiện một cách hệ thống để tăng cường vốn tri thức,
bao gồm tri thức về con người, văn hoá, xã hội và sử dụng vốn tri thức này để tìm ra các
ứng dụng mới. Thuật ngữ R&D bao gồm 3 loại hoạt động: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu
ứng dụng và triển khai (Frascati, 2002-23). Chúng ta có thể hình dung hoạt động R&D
trong mô tả hoạt động S&T theo quan niệm của UNESCO (Hình 2).
FR AR D TT T
STS
Hình 2. Hoạt động S&T theo quan niệm của UNESCO
FR - nghiên cứu cơ bản, tạo ra các lý thuyết
AR - nghiên cứu ứng dụng, tạo ra các nguyên lý ứng dụng
D - triển khai, tạo ra các vật mẫu (prototype)
TT - chuyển giao tri thức bao gồm chuyển giao công nghệ (CGCN)
T - phát triển công nghệ
STS - dịch vụ KH&CN, cung ứng các dịch vụ KH&CN.
Ở đây cần làm rõ khái niệm “phát triển công nghệ”. Phát triển công nghệ ở đây bao quát tất
cả các giai đoạn “phát triển công nghệ sau D”, là hoạt động chủ yếu trong nội dung sản
xuất của các doanh nghiệp, trong đó khái niệm “phát triển công nghệ” bao gồm những nội
dung chủ yếu: (i) Lập kế hoạch và thực hiện các kế hoạch nâng cấp hoặc mở rộng công
nghệ, trong đó phát triển công nghệ được hiểu như “mở mang công nghệ”; (ii) Nhập công
nghệ và chuyển giao công nghệ nhằm mở mang các lĩnh vực công ngh
ệ của sản xuất theo
chiều rộng và chiều sâu; (iii) Quản lý kỹ thuật và công nghệ, giám định công nghệ và đánh
15
giá trình độ công nghệ. Như vậy, hoạt động phát triển công nghệ phải được hiểu là sự “mở
mang công nghệ” theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu (Vũ Cao Đàm, 2003).
- “Mở mang công nghệ theo chiều sâu” chính là sự nâng cấp công nghệ (Upgrading)
từ trình độ thấp lên một trình độ cao hơn. Nội dung này thuộc phạm trù của chính
sách đổi mới (innovation policy). Đó là sự đổi mới công nghệ (ĐMCN) dựa trên kết
quả R&D các công nghệ của bản thân doanh nghiệp hoặc ký hợp đồng chuyển giao
công nghệ để nhận một công nghệ có trình độ cao hơn từ các doanh nghiệp khác
(chuyển giao ngang), hoặc nhận một công nghệ mới từ kết quả pilot của các tổ chức
R&D (chuyển giao dọc), hoặc thậm chí ký hợp đồng CGCN từ nước ngoài (bao
gồm cả chuyển giao dọc và chuyển giao ngang).
- “Mở mang công nghệ theo chiều rộng” chính là sự nhân rộng từ một dây chuyền
công nghệ của doanh nghiệp thành hai, ba hoặc nhiều dây chuyền công nghệ có
cùng chức năng và cùng trình độ như dây chuyền công nghệ ban đầu. Nội dung này
thuộc phạm trù của chính sách đối với sản xuất, nằm ngoài mối quan tâm của hệ
thống KH&CN của một số quốc gia, đặc biệt là ở các quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ.
Từ đây, trong nghiên cứu này khái niệm “R&D” được hiểu như là các hoạt động D và trước
D và với cách quy ước này thì doanh nghiệp có thể tiến hành các hoạt động:
- Nghiên cứu cơ bản (tạo ra các lý thuyết) để mở rộng tri thức về các quá trình cơ bản
liên quan đến những gì doanh nghiệp sản xuất, nghiên cứu chiến lược (theo nghĩa là
nghiên cứu phù hợp với ngành sản xuất của mình nhưng không có ứng dụng cụ thể)
nhằm mở rộng phạm vi các dự án ứng dụng;
- Nghiên cứu ứng dụng (tạo ra các nguyên lý ứng dụng) nhằm cho ra những sáng chế
cụ thể hoặc những cải tiến đối với các kỹ thuật hiện có;
- Triển khai: Giai đoạn này gồm: thiết kế mẫu, triển khai và thử nghiệm, nghiên cứu
tiếp để cải tiến thiết kế hoặc chức năng kỹ thuật.
b) R&D và ĐMCN
Thuật ngữ R&D và ĐMCN thường được nhắc đến đồng thời trong các tài liệu nghiên cứu
về đổi mới.
Đổi mới sản phẩm và qui trình công nghệ (SP&QTCN) bao gồm các sản phẩm và qui trình
mới về công nghệ được thực hiện và cải tiến công nghệ đáng kể trong sản phẩm và qui
16
trình. Một đổi mới SP&QTCN được thực hiện nếu nó đưa được ra thị trường (đổi mới sản
phẩm) hoặc được sử dụng trong qui trình sản xuất (đổi mới qui trình) (Oslo, 2005-48).
Như vậy, hoạt động đổi mới SP&QTCN bao gồm một loạt các khâu liên quan đến
KH&CN, tổ chức, tài chính và thương mại, kể cả đầu tư vào tri thức mới/hoàn thiện hơn về
mặt công nghệ. R&D chỉ là một trong các hoạt động này và có thể được thực hiện ở các
giai đoạn khác nhau của quá trình đổi mới. R&D có thể có tác dụng không chỉ với tư
cách là cội nguồn của các ý tưởng sáng tạo mà còn là phương tiện giải quyết vấn đề mà có
thể cần đến ở bất cứ thời điểm nào trước khi quyết định thực hiện (Hình 3).
R&D
Tri thức (hiện có)
Thị trường
tiềm năng
1 2 3
Sáng chế
và/hoặc tạo
ra mẫu
1 2 3
Thiết kế chi
tiết và thử
nghiệm
1 2 3
Thiết kế lại
và sản xuất
Phân phối
và tiếp thị
Đổi mới và marketing
Hình 3. Mô hình đổi mới chuỗi liên kết (Kline và Rosenberg)
Trong mô hình này, khi xuất hiện vấn đề trong quá trình đổi mới, doanh nghiệp sẽ cần đến
cơ sở tri thức của mình vào thời điểm cụ thể. Cơ sở tri thức này được tạo nên từ các kết quả
R&D trước đây và từ các kinh nghiệm thực tiễn và kỹ thuật. Hệ thống R&D sẽ đảm nhận
chức n
ăng mà cơ sở tri thức hiện có không giải quyết được.
17
2.1.2 Vai trò của hoạt động R&D đối với doanh nghiệp
Như hình 3 đã chỉ ra tầm quan trọng của hoạt động R&D đối với doanh nghiệp trong quá
trình đổi mới SP&QTCN. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đầu tư vào R&D có ảnh hưởng
nhiều nhất đến khả năng đổi mới của một doanh nghiệp (Dosi, 1998; Freeman and Soete,
1997). Theo các tác giả Guan và Ma (2003) thì năng lực R&D là một trong 7 năng lực quan
trọng của đổi mới
1
. Các doanh nghiệp đổi mới xem xét hoạt động R&D như là một hợp
phần chủ yếu của phát triển doanh nghiệp nói chung bởi việc đưa ra thị trường các sản
phẩm có chất lượng cao, tăng cường sự tự chủ và khả năng hấp thu công nghệ, thích nghi
và nâng cấp các công nghệ nhập, từ đó dẫn đến khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp
được cải thiện, tránh nhập các công nghệ lạc hậu và tiết kiệm ngoại tệ (Sikka, 1998).
Tăng cường năng lực công nghệ cho doanh nghiệp
Sự cạnh tranh gay gắt về thị trường sản phẩm, buộc các doanh nghiệp phải tăng cường năng
lực công nghệ của mình bằng việc hình thành các trung tâm R&D, trung tâm thiết kế mới
để đưa ra thị trường những sản phẩm có sức cạnh tranh cao.
Theo Cohen và Levinthal (1989), hoạt động R&D có một vai trò kép. Các doanh nghiệp
đầu tư vào R&D không chỉ để đổi mới mà còn để phát triển và duy trì năng lực của mình
trong việc xác định, đồng hoá và sử dụng tri thức từ môi trường bên ngoài. Nói cách khác,
một trong những nguyên nhân mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động R&D là để phát triển
cái gọi là “năng lực tiếp thu”. Trong ngữ cảnh đó, R&D nội tại doanh nghiệp đóng góp cho
năng lực tri thức bên trong, cho phép sử dụng một cách hiệu quả bí quyết kỹ thuật (know-
how) bên ngoài (Arora and Gambardella, 1994). Tương tự như vậy, Chesbrough (2003) đã
nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì khả năng lồng ghép giữa năng lực R&D bên
trong và R&D bên ngoài. Xét theo quan điểm này, thì doanh nghiệp đổi mới với những
thành tựu và năng lực R&D của mình được xem như là chiến lược hữu dụng, nhờ chiến
lược này mà thành tựu thu được của các doanh nghiệp đổi mới ngày một tăng thêm bởi
những nỗ lực R&D trước đó. Điều này giải thích vì sao một số doanh nghiệp đầu tư cho
nghiên cứu cơ bản - nghiên cứu mà các kết quả không trực tiếp thương mại ngay được
(Dessyllas, P. and Hughes, A., 2005).
1
Theo Guan và Ma thì 7 năng lực đổi mới của doanh nghiệp gồm: năng lực học hỏi, năng lực R&D, năng lực
chế tạo, năng lực marketing, năng lực tổ chức, năng lực khai thác nguồn lực và năng lực chiến lược.
18
Tăng vị thế của doanh nghiệp
Cấp phép công nghệ đang phát triển trong những năm gần đây trong các ngành công nghiệp
công nghệ cao như công nghệ sinh học, hoá chất, bán dẫn và phần mềm máy tính. Đây là
một phần trong sự phát triển của thị trường công nghệ. Cấp phép công nghệ thường được
xem như một sự thay thế cho in-house R&D. Chẳng hạn, trong những mô hình cạnh tranh
R&D, một khi doanh nghiệp chiến thắng trong cuộc đua thì các doanh nghiệp khác sẽ chấm
dứt in-house R&D của họ. Như vậy các đối thủ trên thị trường cạnh tranh nhau để thay thế
giấy phép công nghệ bằng các dự án in-house R&D (Gallini and Winter, 1985, Shapiro,
1985 and Katz and Shapiro, 1987).
Tuy nhiên, trên thị trường công nghệ, nếu bên mua có được thông tin tốt hơn sẽ tốt hơn.
Thật vậy, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng in-house R&D bổ sung cho việc nhận giấy
phép công nghệ bằng việc tăng cường khả năng sử dụng các cơ hội công nghệ và cho phép
các doanh nghiệp lựa chọn hiệu quả hơn, tập trung nhiều hơn vào những nguồn công nghệ
bên ngoài có giá trị hơn (Arora and Gambardella, 1994, Rosenberg, 1990, and Cohen and
Levinthal, 1990).
Gans & Stern (1999) đề xuất mối quan hệ giữa R&D và nhận giấy phép công nghệ: in-
house R&D làm giảm giá của công nghệ được cấp phép bởi việc tăng cường năng lực trả
giá của người nhận giấy phép công nghệ. Theo họ, in-house R&D suy cho cùng là một sự
thay thế cho công nghệ được cấp phép. Tuy nhiên, đầu từ vào R&D tăng cường khả năng
của người tiếp nhận công nghệ tiềm năng để phát triển đổi mới của chính họ và vì vậy cải
thiện vị trí đàm phán của người nhận phép công nghệ, do đó giảm giá của công nghệ được
cấp phép.
Tăng cường hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệ
p
R&D là một hoạt động sản xuất thâm dụng tri thức trong một doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp tham gia vào các hoạt động R&D có lợi thế cạnh tranh trong việc xuất khẩu sang
các nơi khác không có loại sản phẩm đó. Ngoài ra, các doanh nghiệp đầu tư nhiều cho R&D
có thể giữ vị trí hàng đầu trong thị trường công nghệ khi họ phát minh ra những sản phẩm
mới hoặc những quy trình sản xuất mới. Các doanh nghiệp này sẽ dành được lợi thế cạnh
tranh cao hơn so với các doanh nghiệp khác trong cùng một ngành công nghiệp.
Do đó việc đầu tư vào R&D thành công sẽ đưa đến những sản phẩm có sức cạnh tranh cao,
và dẫn đến một chiến lược xuất khẩu của các doanh nghiệp và tất nhiên lợi nhuận của
19
doanh nghiệp sẽ tăng lên, lợi nhuận tăng thì doanh nghiệp có nhiều khả năng để tái đầu tư
vào R&D trong chu kỳ tiếp theo. Cứ như vậy tạo ra một vòng xoáy xuất khẩu và hoạt động
R&D của doanh nghiệp.
Tăng trưởng và phát triển nhanh
Rõ ràng việc đưa ra những sản phẩm mới hay những sản phẩm được cải tiến giúp cho
doanh nghiệp chiếm lĩnh được nhiều thị phần hơn, bán được nhiều sản phẩm và thậm chí
thâm nhập vào các thị trường nước ngoài như vừa đề cập ở trên. Điều này dẫn đến khả năng
tăng trưởng và phát triển nhanh của doanh nghiệp.
2.2 Các hình thức tiến hành hoạt động R&D của doanh nghiệp
Doanh nghiệp tiến hành hoạt động R&D dưới nhiều hình thức khác nhau như tiến hành
hoạt động R&D ngay tại doanh nghiệp (in-house R&D), cùng hợp tác hay hợp đồng R&D
với các tổ chức khác trong và ngoài nước.
2.2.1 Tiến hành hoạt động R&D ngay tại doanh nghiệp (in-house R&D)
Các doanh nghiệp tiến hành hoạt động R&D ngay tại doanh nghiệp mình để bảo vệ giá trị
thương mại của những sản phẩm đầu ra, ngăn cản các đối thủ cạnh tranh tiếp cận thông tin,
bí quyết kỹ thuật và những kỹ năng quan trọng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các
doanh nghiệp có vòng đời sản phẩm ngắn, những doanh nghiệp có những sản phẩm dễ
thâm nhập thị trường hoặc những doanh nghiệp đang bảo vệ vị trí của mình trong một thị
trường thích hợp có giá trị cao.
Một nguyên nhân khác khiến các doanh nghiệp tiến hành hoạt độ
ng R&D là để tận dụng
năng lực bên trong đang có. Những kỹ năng R&D đặc biệt hữu dụng đối với các sản phẩm,
qui trình hay dịch vụ của doanh nghiệp.
Hình thức tổ chức có thể là viện/ trung tâm/ phòng/ ban R&D độc lập, có thể là các cá
nhân/tập thể cùng nhau tiến hành hoạt động R&D theo chủ đề/dự án cụ thể.
2.2.2 Hợp tác/hợp đồng R&D
Doanh nghiệp hợp tác R&D với các tổ chức nh
ư viện nghiên cứu và/hoặc trường đại học,
cơ quan của chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận, các doanh nghiệp hay các tổ chức khác.
Doanh nghiệp hợp tác R&D nhằm tiếp cận với những bí quyết kỹ thuật tốt hơn, bổ sung
những kỹ năng còn thiếu, tiếp cận với những công nghệ, máy móc và thiết bị mới nhằm
phát triển những sản phẩm và công nghệ mớ
i. Đôi khi việc hợp tác R&D với các tổ chức
20
nổi tiếng còn nhằm mục đích nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp nhỏ
hợp tác R&D với các doanh nghiệp lớn để tiếp cận với chuỗi cung ứng hay kênh phân phối
sản phẩm đã được hình thành của các doanh nghiệp lớn.
Các hoạt động hợp tác có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Những hình thức này
thay đổi từ các hình thức hợp tác R&D chính thức như cùng nhau tiến hành nghiên cứu,
hợp đồng nghiên cứu hay cấp phép công nghệ đến các hình thức phi chính thức khác như
tài trợ nghiên cứu, tư vấn công nghệ, đào tạo, CGCN, dịch vụ R&D (dịch vụ thử nghiệm,
lắp ráp), sử dụng sáng chế, cụ thể:
- Cộng tác trong R&D (cùng nhau tiến hành thực hiện các dự án R&D, hợp đồng nghiên
cứu, tư vấn KH&CN, hợp tác trong đổi mới);
- Lưu chuyển cán bộ (lưu chuyển nghiên cứu viên từ doanh nghiệp sang viện nghiên cứu
và ngược lại);
- Hợp tác trong giáo dục và đào tạo (nghiên cứu thực tế trong doanh nghiệp, cùng nhau
hướng dẫn luận văn);
- Sử dụng quyền sở hữu trí tuệ (cấp phép công nghệ cho doanh nghiệp và nhận hoa hồng);
- Thương mại hoá kết quả R&D (bán sáng chế, li-xăng, các nhà khoa học thành lập các
doanh nghiệp dựa trên công nghệ);
- Liên hệ không chính thức (tư vấn, trao đổi thông tin, tài trợ học bổng, v.v ).
Ở đây cũng cần nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp tiến hành hợp tác R&D với các tổ chức
khác không có nghĩa là doanh nghiệp đó không tiến hành hoạt động R&D tại doanh nghiệp
mình và ngược lại. Nói như vậy có nghĩa là nếu doanh nghiệp tiến hành R&D “in-house”
hay “hợp tác” tức là hoạt động đó tiến hành tại doanh nghiệp nhiều hơn và việc lựa chọn
tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Đi
ều này sẽ được giải thích ngay sau đây (phần 1.2.3).
2.2.3 Nên chọn in-house R&D hay hợp tác R&D?
Các doanh nghiệp tham gia vào hợp tác R&D bởi vì việc hợp tác cho phép các doanh
nghiệp sử dụng những nguồn lực bên ngoài – cơ hội công nghệ - cho mục tiêu trực tiếp và
hiệu quả của chính doanh nghiệp. Cơ hội công nghệ được xác định các nguồn lực bên ngoài
hiện có và có thể khai thác được của doanh nhiệp (Cohen, 1995; Dosi, 1988; Klevorick et
al., 1995). Những cơ hội này rất đa d
ạng, thay đổi theo loại hình và tính hữu ích không chỉ
giữa các ngành công nghiệp mà còn giữa các doanh nghiệp. Sức mạnh và nguồn các cơ hội
21
công nghệ là những yếu tố quan trọng giải thích cho những thay đổi về cường độ R&D và
năng suất R&D giữa các doanh nghiệp và giữa các ngành công nghiệp (Arvanitis and
Hollenstein, 1994; Nelson and Wolff, 1997; Sterlacchini, 1994).
Hợp tác R&D là một chiến lược hiệu quả để thích nghi các nguồn lực bên ngoài chỉ khi mối
quan hệ chi phí-lợi ích của việc cùng nhau R&D là tích cực hoặc ít nhất được mong đợi là
tích cực. Lợi ích của việc cùng nhau tiến hành hoạt động R&D có thể được mô tả như sau
(Becker and Peters, 1998; Camagni, 1993; Robertson and Langlois, 1995):
- Cùng tài trợ cho R&D,
- Tránh sự lặp lại trong R&D,
- Giảm tính không chắc chắn,
- Tiết kiệm chi phí,
- Hiện thực hoá quy mô kinh tế,
- Rút ngắn thời gian phát triển.
Những hạn chế của hợp tác R&D gây ra bởi chi phí giao dịch (Coase, 1937; Pisano, 1990;
Williamson, 1989) đặc biệt trong việc điều phối, quản lý và kiểm soát các hoạt động R&D
giữa các tác nhân khác nhau. Chi phí giao dịch liên quan chủ yếu đến các chủ đề sau:
- Thống nhất các cấu trúc, quá trình ra quyết định, v.v ,
- Điều phối của các tổ chức khác nhau, v.v ,
- Phối hợp của các tài sản, nguồn lực bổ sung, v.v ,
- Giá giao dịch của những tài sản vô hình, ví dụ thông tin hay know-how,
- Khai thác kết quả từ hợp tác R&D.
Ngoài ra, hợp tác R&D còn gặp phải những rủi ro ẩn không mong đợi, chẳng hạn như thất
bại trong nghiên cứu, chậm trễ trong triển khai, v.v Đồng thời có thể xuất hiện hành vi
mang tính cơ hội chủ nghĩ
a như những vấn đề nguy hại về đạo đức. Bởi vì những nỗ lực
R&D riêng lẻ không quan sát được trực tiếp, các bên có xu hướng tập trung vào lợi ích của
chính họ khi chọn mức độ đầu tư vào R&D.
Nếu việc thích nghi những nguồn lực bên ngoài rẻ hơn in-house R&D, thì ký kết hiệp định
giữa các tổ chức trong hoạt động R&D là một cách hiệu quả để mở rộng và tối ưu hoá hoạt
22
động đổi mới của doanh nghiệp xét về hiệu quả nghiên cứu, lợi ích và khả năng cạnh tranh.
Hợp tác R&D đưa ra những khả năng chuyển giao tri thức hiệu quả, trao đổi nguồn lực và
học hỏi. Những tài sản bổ sung và năng lực công nghệ có thể được phối hợp, kết hợp tạo ra
những động lực và hiệu quả bổ sung lẫn nhau.
2.3 Kinh nghiệm nước ngoài
2.3.1 Tổng hợp kinh nghiệm nước ngoài
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước, đề tài có thể tóm tắt những biện pháp sau
đây mà nước ngoài đã áp dụng nhằm tăng cường hoạt động R&D trong cộng đồng doanh
nghiệp (đây có thể xem như là các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động R&D của
doanh nghiệp tại các nước này).
1) Biện pháp trực tiếp bao gồm:
• Hỗ trợ về vốn (tài trợ, cho vay, v.v )
Vương quốc Anh
Chương trình giải thưởng SMART (Small Firms Merit Award for Research and
Technology) dành cho các doanh nghiệp và cá nhân trong việc nghiên cứu, phát triển và
tiếp thu công nghệ mới. Tuỳ từng hoạt động (đánh giá công nghệ, nghiên cứu cơ hội công
nghệ, các dự án phát triển vật mẫu, nghiên cứu khả thi, v.v ), cũng như quy mô của doanh
nghiệp, quy mô dự án mà có những mức thưởng khác nhau.
Chương trình SPUR (Support for Products Under Research) được thiết kế để tài trợ và
khuyến khích các DNV&N tiến hành R&D. Với việc phát triển các sản phẩ
m và qui trình
đổi mới cao, DNV&N có thể tăng cường tính cạnh tranh cũng như việc làm cho doanh
nghiệp. Chương trình SPUR tài trợ cho các DNV&N phát triển các sản phẩm và qui trình
mới liên quan đến những lợi thế về công nghệ đối với ngành công nghiệp Anh. Phần
thưởng này giành cho các doanh nghiệp có số lao động ít hơn 250 người.
Chương trình (SBRI – sáng kiến nghiên cứu doanh nghiệp nhỏ) nhằm nâng cao năng suất
và ĐMCN cho doanh nghiệp bằng cung cấp các hợp đồng R&D cho các doanh nghiệp hoạ
t
động dựa trên công nghệ. Năm 2005, một mục tiêu bắt buộc cho các tổ chức tham gia sáng
kiến này là ít nhất 2,5% giá trị hợp đồng R&D của các tổ chức, cơ quan chính phủ phải
dành cho các DNV&N.
23
New Zealand
Chương trình GPSR&D (Grant for Private Sector Research and Development) tài trợ cho
các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động R&D với 4 chương trình nhỏ tuỳ thuộc vào kiểu
doanh nghiệp và mức độ xây dựng năng lực công nghệ của doanh nghiệp.
- Liên kết công nghệ (TechLink): mục tiêu nhắm vào các DNV&N của New Zealand;
- Tài trợ cho nghiên cứu và triển khai (GPSR&D): nhằm nâng cao nhận thức cho các
DNV&N về công nghệ để khuyến khích họ đầu tư vào R&D.
- Công nghệ cho tăng trưởng doanh nghiệp (Technology for Business Growth): nhằm vào
các doanh nghiệp mà đã có một mức độ nhất định về năng lực công nghệ và sẽ tài trợ cho
các doanh nghiệp này nâng cao năng lực công nghệ của mình lên mức độ cao hơn, vưon ra
các thị trường công nghệ cao;
- Công nghệ trong cộng đồng doanh nghiệp (Technology in Industry Fellowships): nhằm
vào các doanh nghiệp mà đã hoạt động trong các thị trường công nghệ cao.
Hàn Quốc
Chính phủ tài trợ trực tiếp cho hoạt động R&D của doanh nghiệp. Bộ KH&CN (MOST) và
Bộ thương mại, công nghiệp và kinh tế (MOICE) là 2 bộ chính chịu trách nhiệm về vấn đề
tài trợ cho R&D doanh nghiệp. Mục tiêu chính sách đối với MOST và MOICE từ năm 1997
là hỗ trợ cho sự phát triển các công nghệ đặc biệt do Hội đồng KH&CN quốc gia xây dựng
(công nghệ thông tin và viễn thông, công nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ môi
trường, công nghệ về v
ăn hoá và công nghệ không gian).
Những tài trợ cho R&D của MOICE đang tăng lên nhanh chóng và khuyến khích sự hình
thành tổ hợp doanh nghiệp và các viện nghiên cứu. MOICE tài trợ một phần chi phí cho các
đối tác công nghiệp và tổ hợp, mức độ tuỳ thuộc vào nhiều nhân tố, chủ yếu là quy mô
doanh nghiệp (doanh nghiệp lớn tài trợ 50% kinh phí cho dự án nghiên cứu, trong đó doanh
nghiệp nhỏ chỉ là 20%).
MOST tài trợ cho R&D với các ứng dụng công nghiệp (chương trình HAN khuyến khích
sự tham gia củ
a khu vực tư nhân thông qua hình thức các đối tác cùng chia sẽ chi phí và 30-
50% các chương trình đã được tài trợ liên quan đến sự tham gia của khu vực công nghiệp).
Khuyến khích R&D trong các DNV&N và dnKH&CN cũng là một ưu tiên của chính phủ
Hàn Quốc. Một số các chương trình đã được hình thành để hỗ trợ các khía cạnh khác nhau
24
của mục tiêu này, kể cả hỗ trợ về tài chính mạo hiểm. Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hàn Quốc (SMBA) vận hành chương trình mà mục tiêu trực tiếp nhằm hỗ trợ R&D của
doanh nghiệp (Chương trình đổi mới công nghệ - chương trình này bắt đầu năm 1997 đầu
tư tài chính xấp xỉ 50.000 USD để hỗ trợ cho các dự án đổi mới cho khoảng 1.000 DNV&N
mỗi năm).
Canada, một chương trình mang tên “Chương trình nghiên cứu trợ giúp công nghiệp
(NRC)” được đưa ra nhằm khuyến khích ĐMCN cho các DNV&N với việc cung cấp các tư
vấn công nghệ, trợ giúp và các dịch vụ khác cho DNV&N để các doanh nghiệp này xây
dựng năng lực đổi mới của họ. Chương trình NRC xây dựng một mạng lưới các tổ chức, cơ
quan dịch vụ và các chương trình để giúp các DNV&N của Canada phát triển và khai thác
các công nghệ trong nền kinh tế dựa trên tri thức có tính cạnh tranh cao. Hằng năm chương
trình này cung cấp các giải pháp khác nhau cho khoảng 12.400 DNV&N liên quan đến
nghiên cứu và ĐMCN công nghiệp.
Mỹ, trong phạm vi hệ thống luật CGCN, chương trình nghiên cứu đổi mới doanh nghiệp
nhỏ (SBIR) được ban hành năm 1982 nhằm khuyến khích ĐMCN quốc gia, tăng cường sự
tham gia của doanh nghiệp nhỏ vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ, thúc
đẩy và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng người thiểu số và những người tàn tật vào
các hoạt động ĐMCN, tăng cường thương mại hoá công nghệ xuất phát từ các kết quả
nghiên cứu và phát triển liên bang.
Tây Ban Nha, trong từng giai đoạn chính phủ nước này đã đưa ra các kế hoạch để phát triển
khoa học, công nghệ và ĐMCN quốc gia. Giai đoạn 2004-2007 một kế hoạch quốc gia về
nghiên cứu, phát triển và ĐMCN được đưa ra nhằm gia tăng tỉ lệ đầu tư của doanh nghiệp
cho nghiên cứu và ĐMCN, tăng cường cơ sở hạ tầng phục vụ đổi mới và trao đổi tri thứ
c
giữa các doanh nghiệp, tăng cường sự hợp tác giữa các tổ chức nghiên cứu, trường đại học
và doanh nghiệp về các hoạt động liên quan đến R&D, tăng cường số lượng các doanh
nghiệp đổi mới cũng như sự phát triển và tồn tại của các doanh nghiệp này.
Bỉ, Chính phủ Bỉ đưa ra nhiều chương trình, điển hình là chương trình RIT (Responsable à
l'Innovation Technologique) nhằm khuyến khích các DNV&N vùng Wallonia tiến hành các
hoạt động R&D và ĐMCN thông qua tuyển dụng các nhà quản lý đổi mới đặc biệt.
Na Uy, hai chương trình tài trợ vốn ban đầu để hỗ trợ hoạt động R&D và ĐMCN cho
DNV&N và doanh nghiệp sử dụng công nghệ trường đại học đã được triển khai. Một trong