I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chọn lọc cây trội kết hợp với lai giống và sử dụng
giống lai đang được nhiều nhà chọn giống quan tâm.
Những nghiên cứu về lai giống và sử dụng giống bạch
đàn lai ở một số nước như Brazil, Congo, Trung Quốc,
Ấn Độ, Philippin, Indonesia, Zambia… cho thấy lai
giống đã tạo ra được các giống mới có năng suất cao
hơn rất nhiều so với các giống bố mẹ. Trong đó nổi
bật là các giống lai E. grandis x E.
tereticornis, E. torelliana x E. pellita, E. torelliana x E.
urophylla ở Philippin, E. tereticornis x E. grandis và
một loạt tổ hợp lai giữa các loài E. urophylla x E.
grandis (Bạch đàn cự vĩ); E. urophylla x E.
tereticornis (Bạch đàn vĩ hệ), E. grandis x E.
urophylla(Bạch đàn cự vĩ) do Viện nghiên cứu khoa
học Khâm Châu Trung Quốc chọn tạo. Hiện nay Quảng
Tây – Trung Quốc là đơn vị trồng được 35 triệu mẫu
tương đương 2,3 triệu ha bạch đàn, Quảng Tây tạo ra
nhiều giống bạch đàn lai cao sản với chu kỳ kinh
doanh 4 năm cho năng suất bình quân được
40m
3
/ha/năm với giá bán ở Trung Quốc là 550 nhân
dân tệ/m
3
tương đương với 1,65 triệu đồng/m
3
, như
vậy doanh thu đạt khoảng 60 triệu VNĐ/ha/năm và
Trung Quốc coi đây là cây làm giàu trên vùng đồi núi
dốc của nông dân Quảng Tây Trung Quốc.
Ở Việt Nam bắt đầu năm 1996 đến 2000 đề tài “Bước
đầu nghiên cứu lai giống cho một số loài bạch đàn” do
GS.TS Lê Đình Khả làm chủ nhiệm đề tài đã chọn lọc
được 31 cây trội thuộc 8 tổ hợp lai và đến năm 2001 –
2010 đề tài “Nghiên cứu lai giống một số loài bạch
đàn, tràm, keo, thông” do TS. Nguyễn Việt Cường làm
chủ nhiệm đề tài giai đoạn 1 và 2 đã tiếp tục lai tạo và
thực hiện các khảo nghiệm trên các vùng sinh thái
khác nhau trong cả nước. Giai đoạn 2 (2006-2010) đề
tài lai tạo, chọn được một số giống bạch đàn lai, keo
lai nhân tạo có tiềm năng về sinh trưởng cũng như
chất lượng và đã được công nhận 18 giống là giống
quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật.
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI :
- Chọn tạo một số giống lai cho keo (2-4 giống) và
bạch đàn (3-8 giống) có năng suất vượt so với giống
đại trà hơn 15-20% (tính theo thể tích).
- Chọn tạo một số giống tràm (3-5 giống tràm lai và
tràm tinh dầu) có sinh trưởng nhanh vượt 10% về thể
tích, hàm lượng tinh dầu vượt 3-5% so với giống sản
xuất đại trà.
- Trồng 50ha khảo nghiệm tại các vùng sinh thái
chính ở 3 miền Bắc, Trung, Nam.
- Xây dựng Quy phạm trồng rừng bạch đàn lai và lai
giống cho một số loài cây rừng.
2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a. Nội dung nghiên cứu
1. Tiếp tục chọn lọc các cây trội cho các loài tràm, keo,
bạch đàn.
- Thu thập vật liệu lai giống (cây hom, cây chiết,
ghép…) từ các cây trội của bạch đàn, keo, tràm để xây
dựng vườn tập hợp giống bố mẹ.
2. Lai giống
- Xác định thời kỳ nở hoa, kết quả của một số loài cây
sử dụng cho lai giống.
- Xác định khả năng cất trữ hạt phấn của các loài
tham gia lai giống.
- Xác định thời điểm thụ phấn và khả năng lai giống ở
một số loài.
- Nghiên cứu một số đặc điểm cây bố mẹ, cây lai: các
chỉ tiêu hình thái, giải phẫu, một số tính chất, cơ lý, lý
hoá và tiềm năng bột giấy.
- Phân tích hàm lượng tinh dầu của một số giống bố
mẹ và con lai tràm.
3. Khảo nghiệm giống lai – So sánh sinh trưởng của
cây lai với giống sản xuất và bố mẹ.
4. Nghiên cứu nhân giống sinh dưỡng (mô, hom) cho
các giống lai mới .
5. Chuyển giao giống được công nhận cho các cơ sở
sản xuất giống
6. Xây dựng quy phạm trồng bạch đàn lai và lai giống
một số loài cây rừng.
7. Tiếp tục theo dõi đánh giá các khảo nghiệm cũ và
xin công nhận giống mới.
b. Phương pháp nghiên cứu
à Chọn lọc cây trội theo quy phạm xây dựng rừng
giống và vườn giống (QPN 15 – 93), quy phạm kỹ
thuật xây dựng rừng giống chuyển hoá (QPN 16- 93).
à Thu thập và bảo quản hạt phấn theo phương
pháp của Moncur (1995).
à Lai giống bạch đàn, tràm theo phương pháp của
Moncur (1995).
à Lai giống keo theo phương pháp của Sedgley,
Harbard và Smith (1992)
à Phương pháp bố trí khảo nghiệm theo William
và Matheson (1994)
à Phương pháp phân tích số liệu: Các số liệu thu
thập được xử lý bằng chương trình DATAPLUS,
GENSTAT (Williams & Matheson, 1994).
à Các phương pháp khác như: Nghiên cứu tính
chất vật lý và cơ học; phân tích tinh dầu tràm; nghiên
cứu giâm hom, nuôi cây mô; phân tích chỉ thị phân tử
theo các phương pháp hiện hành dùng trong các
phòng thí nghiệm nghiên cứu.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ GIỐNG BẠCH ĐÀN LAI
A. CÁC KHẢO NGHIỆM GIỐNG BẠCH ĐÀN LAI GIAI
ĐOẠN 2001-2005
- Sinh trưởng bạch đàn lai tại Tam Thanh – Phú Thọ
(4/02 – 4/08)
- Sinh trưởng các giống bạch đàn lai tại Tam Thanh
(7/2004 -1/2010)
- Sinh trưởng bạch đàn lai tại Tân Lập – Bình Phước
(7/03-1/2010)
- Sinh trưởng giống bạch đàn lai tại Minh Đức – Bình
Phước (7/03-3/2010)
- Sinh trưởng giống bạch đàn lai tại Bầu Bàng – Bình
Dương (8/02-3/2010)
- Sinh trưởng giống bạch đàn lai tại Cà Mau (7/03-
7/2010)
B. CÁC KHẢO NGHIỆM GIỐNG BẠCH ĐÀN LAI MỚI
(2006-2010)
- Chọn lọc cây trội có sinh trưởng triển vọng trong các
tổ hợp bạch đàn lai
- Sinh trưởng các dòng bạch đàn lai mới tại Tam
Thanh ( 7/07 – 8/2010)
- Sinh trưởng bạch đàn lai mới tại Tân Tiến – Bình
Phước (5/08- 5/2010)
- Sinh trưởng bạch đàn lai mới tại Kinh Đứng Cà Mau
(7/2008-7/2010)
- Sinh trưởng các tổ hợp lai bạch đàn lai Yên Bái
(4/2008 – 8/2010)
- Sinh trưởng các tổ hợp bạch đàn lai tại Cầu Hai –
Phú Thọ (4/2008 – 8/2010)
C. CÁC NGHIÊN CỨU KHÁC VỀ GIỐNG LAI GIAI
ĐOẠN 2006-2010
13. Bước đầu nghiên cứu sự khác biệt ở mức độ phân
tử giữa các giống bạch đàn sinh trưởng nhanh và sinh
trưởng chậm làm cơ sở cho chọn giống sớm
14. Nghiên cứu nuôi cấy mô phân sinh cho một số
giống bạch đàn lai đã được công nhận giống giai
đoạn 2006-2010.
Nhận xét chung: Qua các hiện trường khảo nghiệm
giống bạch đàn lai nhân tạo trên một số vùng sinh
thái trong cả nước có đưa ra một số kết luận sau:
* Các loài bạch đàn tham gia lai giống là những loài
được đánh giá có sinh trưởng triển vọng cho từng
vùng sinh thái có thể tạm phân ra:
• Bạch đàn vùng cao gồm Bạch đàn grandis, Bạch
đàn saligna, Bạch đàn microcorys;
• Bạch đàn vùng thấp phù hợp các tỉnh phía Nam
có khí hậu 2 mùa rõ rệt: Đông nam bộ gồm các loài
Bạch đàn pellita, Bạch đàn caman, Bạch đàn tere và
Tây Nam bộ gồm: Bạch đàn caman, Bạch đàn tere;
• Bạch đàn vùng thấp phù hợp các tỉnh phía Bắc là
Bạch đàn uro, Bạch đàn liễu, Bạch đàn tere.
* Đề tài đã xây dựng các phép lai khác nhau nhằm
phối kết hợp các đặc điểm ưu việt của từng loài cây
vào con lai nhằm tìm ra các giống lai có ưu thế lai về
sinh trưởng, chất lượng cũng như có khả năng chống
chịu với điều kiện bất lợi của môi trường đồng thời có
khả năng mở rộng phạm vi thích ứng rộng hơn bố mẹ
của chúng cũng như tìm ra những giống lai phù hợp
từng vùng sinh thái và đã đạt được một số thành
công sau:
• Đã chọn được 13 dòng bạch đàn lai công nhận là
giống Quốc gia và tiến bộ kỹ thuật là UE24, UC80,
UE27, CU91, UE73, UC1, UC2, UE3, UE23, UE33,
UC75, CU90, UU8 các giống lai này đều có sinh
trưởng nhanh hơn các đối chứng U6, GU8, PN2 và
PN14 ở giai đoạn từ tuổi 2 đến tuổi 6;
• Các giống lai cho sinh trưởng nhanh tại các tỉnh
phía Bắc (Hà Nội, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Ninh
Bình là CT, UP, US, UM (trong đó tổ hợp lai UP có
sinh trưởng nhanh và biến động về đường kính,
chiều cao thấp từ 7-11%);
• Các giống lai cho sinh trưởng nhanh tại các tỉnh
phía Nam (Bình Dương, Bình Phước, Bình Định, Cà
Mau, An Giang) là CP, TP, CG (trong đó tổ hợp lai có
sinh trưởng nhanh nhất và đồng đều là CP và TP);
• Các giống lai cho sinh trưởng nhanh cả phía Nam
và Bắc là UE, UC, UG trong đó đặc biệt là giống lai
giữa Bạch đàn uro với Bạch đàn liễu (UE) thể hiện
ưu thế lai về sinh trưởng, chất lượng rất rõ trong
những điều kiện môi trường sống bất lợi và chúng
có phạm vi thích ứng rộng hơn bình thường. (Tây
Nam bộ và Đông Nam bộ, năng suất đạt được 50-
55m
3
/ha/năm cho các giống lai UE33, UE27, UE24);
• Chọn lọc sớm cho các giống lai bạch đàn ở giai
đoạn 2 tuổi là hướng đi có nhiều triển vọng;
• Sử dụng các cá thể lai ưu việt (cây trội F1) làm
cây mẹ cho lai giống để tạo ra tổ hợp lai ba và có thể
sử dụng hạt của cây lai này làm vật liệu khảo
nghiệm để tiến hành các chọn lọc giống lai thế hệ F2
vẫn đạt hiệu quả kinh tế, hướng đi này vừa tiếp
kiệm thời gian và kinh phí.
• Nghiên cứu về chỉ thị phân tử cho thấy cho thấy
dùng hai mồi OPB8, OPC9 có thể phân biệt được cây
sinh trưởng nhanh và chậm. Tuy nhiên cần thiết
tách dòng và đọc trình tự các băng khác biệt này để
tìm ra các gen liên quan đến quá trình sinh trưởng
và phát triển ở cây bạch đàn. Cũng cần thiết chạy
thêm các mồi chỉ thị phân tử và tăng cường số mẫu
cây để tăng thêm độ tin cậy và phát hiện thêm sự sai
khác di truyền giữa các cây sinh trưởng nhanh và
chậm.
• Nghiên cứu nuôi cấy mô phân sinh cho thấy có sự
khác nhau về số chồi và tỷ lệ ra rễ giữa các dòng
bạch đàn lai ở cùng công thức thí nghiệm; môi
trường thích hợp cho nhân chồi bạch đàn lai là BAP
nồng độ 0,5mg/l với K nồng độ 0,05mg/l cho hệ số
nhân chồi đạt 14,2 – 17,4 chồi/cụm và môi trường
thích hợp cho ra rễ bạch đàn lai nhân tạo là IBA
nồng độ 2mg/l với NAA 1mg/l cho tỷ lệ ra rễ đạt
trên 90% ở tất cả các dòng.
2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ GIỐNG KEO LAI NHÂN
TẠO
A. KHẢO NGHIỆM GIỐNG KEO LAI NHÂN TẠO GIAI
ĐOẠN 2001-2005
- Sinh trưởng giống keo lai nhân tạo tại Cẩm Quỳ – Hà
Nội (2001-2008)
- Khảo nghiệm các giống keo lai nhân tạo tại Tam
Thanh ( 2003-2010)
- Khảo nghiệm các giống keo lai nhân tạo tại Bình
Điền – Huế (2003-2008)
B. CHỌN LỌC CÂY LAI VÀ KHẢO NGHIỆM GIỐNG
GIAI ĐOẠN 2006-2010
- Chọn lọc cây trội keo lai nhân tạo có sinh trưởng
triển vọng trong các tổ hợp lai
- Khảo nghiệm giống keo lai nhân tạo tại Cẩm Quỳ –
Hà Nội (2006-2010)
- Khảo nghiệm các giống keo lai nhân tạo tại Thác Bà
– Yên Bái (2008-2010)
- Sinh trưởng các giống keo lai nhân tạo ở Cầu Hai
Phú Thọ (2008-2010)
C. CÁC NGHIÊN CỨU KHÁC VỀ GIỐNG KEO LAI
NHÂN TẠO ( 2006-2010)
- Nghiên cứu về tính chất vật lý và cơ học của một số
giống keo lai nhân tạo
- Nghiên cứu về tiềm năng làm bột giấy của một số
keo lai nhân tạo và bạch đàn lai
- Nghiên cứu nuôi cây mô phân sinh cho một số giống
keo lai nhân tạo có sinh trưởng triển vọng
Nhận xét chung: Qua các hiện trường khảo nghiệm
giống keo lai nhân tạo trên một số vùng sinh thái
trong cả nước đã có nhưng thành quả và một số kết
luận sau:
- Đề tài đã chọn được 5 dòng keo lai nhân tạo là MA1,
MAM8, MA2, AM2, AM3 đều có sinh trưởng nhanh
hơn hoặc bằng các giống keo lai tự nhiên đã được
công nhận giống quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật.
- Đã tạo ra được các giống lai AM2, AM3 vừa có ưu
thế lai về số lượng vừa có ưu thế lai về chất lượng
(khối lượng thể tích các giống keo lai nhân tạo AM2,
AM3 đều vượt hơn so Keo lá tràm là 7,3%, Keo tai
tượng là 9,3% và keo lai tự nhiên là 11,6%).
- Tại khảo nghiệm ở Yên Bái 2 dòng keo lai nhân tạo
AM22, AM23 sinh trưởng nhanh hơn dòng BV10,
BV32 và đạt thể tích thân cây sau 26 tháng là tương
ứng là 40dm
3
/cây và 33,6dm
3
/cây; Hai tổ hợp lai
Am35Aa
VP2
và Am35Aa
VT2
sau 2 năm có thể chọn được
7-10 cây trội có đạt đường kính từ 13cm đến 15cm,
đây chính là nguồn vật liệu có sinh trưởng triển vọng
ở các khảo nghiệm tiếp theo.
- Chọn lọc sớm các giống keo lai nhân tạo ở giai đoạn
6-12 tháng tuổi là hướng đi có nhiều triển vọng vừa
tiếp kiệm được thời gian và kinh phí mà vẫn đạt hiệu
quả kinh tế (không cần đợi đến tuổi 3 để cắt cây tạo
chồi).
3. NGHIÊN CỨU VỀ KHẢO NGHIỆM GIỐNG THÔNG
LAI GIAI ĐOẠN 2001-2005
Theo kế hoạch đề tài được phê duyệt năm 2006-2010
đối tượng về thông lai không có nghiên cứu lai giống
mới chỉ có theo dõi khảo nghiệm thông ở giai đoạn
trước(2001-2005). Báo cáo này trình bày số liệu đo
đếm mới năm 2010 qua số liệu phân tích cho thấy:
Sau 8 năm theo dõi khảo nghiệm các giống thông lai
trong loài và khác loài cho thấy sinh trưởng của các
giống thông lai là chậm hơn giống sản xuất {Thông
đuôi ngựa (Ma sx) và Thông caribê (Ca sx)} và không
có ưu thế lai về sinh trưởng trong các tổ hợp lai cụ
thể. Như vậy với 10 năm nghiên cứu lai tạo và khảo
nghiệm giống thông lai cho thấy hướng đi này hiện tại
ở Việt Nam chưa mang lại hiện quả về kinh tế (cây
sinh trưởng chậm hơn bố mẹ hay nói cách khác là
chưa tìm thấy ưu thế lai của các phép lai đã được
thực hiện. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do
nguồn gen của quần thể chọn giống (cây trội để lai
tạo) còn hẹp), Vì vậy, theo nội dung của thuyết minh
tổng thể đề tài giai đoạn 3 (2011-2015) được phê
duyệt các nghiên cứu về lai giống, khảo nghiệm giống
thông lai sẽ không thực hiện ở đề tài này.
4 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ GIỐNG TRÀM LAI
A. CÁC KHẢO NGHIỆM GIỐNG TRÀM LAI GIAI
ĐOẠN 2001-2005
- Sinh trưởng các giống tràm lai tại Ninh Bình (2004-
2009)
- Sinh trưởng tràm lai trên cát trắng Quảng Trị
(2004-2010)
- Sinh trưởng các giống tràm lai tại Cẩm Quỳ – Hà Nội
(2003-2010)
B. CÁC KHẢO NGHIỆM GIỐNG TRÀM LAI GIAI
ĐOẠN 2006-2010
- Sinh trưởng các giống tràm lai tại Tri Tôn An Giang
(1/07-1/2010)
- Sinh trưởng các giống tràm lai tại Ninh Bình
(1/2006 -10/2010)
- Sinh trưởng tràm lai trên bãi thải than Quảng Ninh
(2007-2010)
- Sinh trưởng các giống tràm lai tại Ninh Sơn Ninh
Thuận (2008-2010)
- Sinh trưởng của các giống tràm tính dầu (M.
cajuputi) tại Huế (12/2008- 4-2010)
C. CÁC NGHIÊN CỨU KHÁC VỀ GIỐNG TRÀM LAI
VÀ TRÀM TA
- Đặc điểm hình thái giải phẫu của một số giống tràm
lai trồng tại Ninh Bình
- Điều tra đánh giá bệnh cho một số giống tràm lai tại
Ba Vì Hà Nội
- Nghiên cứu nhân giống hom tràm ta ( M. cajuputi)
có hàm lượng tinh dầu
- Chọn giống tràm ta theo hướng tinh dầu
Nhận xét chung: Qua các hiện trường khảo nghiệm
giống tràm lai trên một số vùng sinh thái trong cả
nước đề tài có một số thành quả đạt được và một số
nhận định sau:
• Các nghiên cứu đã tạo ra hàng trăm tổ hợp lai và
đã thử nghiệm trên nhiều loại lập địa cũng như các
vùng sinh thái khác nhau từ lập địa khô hạn vùng
đồi núi hay vùng cát trắng đến lập địa bán ngập
nước vùng chân núi đá vôi cũng như vùng đất ngập
phèn ở Tây Nam bộ.
• Điều nổi bật trong khảo nghiệm giống tràm lai là
khả năng sinh trưởng phát triển tốt của các tổ hợp
tràm lai trên “đất có vấn đề” như bãi thải than ở
Quảng Ninh, đất cố định cát trắng ở Quảng Trị, đất
khô hạn ở Ninh Thuận.
• Biểu hiện của ưu thế lai về sinh trưởng chịu ảnh
hưởng của điều kiện hoàn cảnh nơi khảo nghiệm.
Nơi đất tốt các tổ hợp lai tràm sinh trưởng nhanh
và ưu thế lai biểu hiện rất rõ rệt. Nơi đất xấu các tổ
hợp lai sinh trưởng chậm và ưu thế lai biểu hiện yếu
hơn.
• Đánh giá sinh trưởng của các giống tràm lai ở
các khảo nghiệm cho thấy chúng có ưu thế lai về
sinh trưởng nhưng chưa tìm thấy có ưu thế lai về
hình dáng thân cây như đối với các giống bạch đàn
lai và keo lai nhân tạo. Do vậy không thể chọn được