Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Thực trạng chăm sóc 24 giờ đầu sau bó bột người bệnh gãy xương chi trên tại bệnh viện đa khoa huyện kim sơn, tỉnh ninh bình năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 43 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

Học viên: Mai Thị Thu Hiền

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC 24 GIỜ ĐẦU SAU BÓ BỘT NGƯỜI
BỆNH GÃY XƯƠNG CHI TRÊN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH NĂM 2022

NAM ĐỊNH, NĂM 2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC 24 GIỜ ĐẦU SAU BÓ BỘT NGƯỜI
BỆNH GÃY XƯƠNG CHI TRÊN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNHNĂM 2022

Chuyên ngành: Điều dưỡng chuyên khoa I ngoại người lớn

Học viên: Mai Thị Thu Hiền

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TTƯT.ThS.BSCKI TRẦN VIỆT TIẾN

NAM ĐỊNH, NĂM 2022



LỜI CẢM ƠN
Trong q trình học tập tơi đã nhận được sự hướng dẫn giúp đỡ nhiệt tình của các
thầy cô giáo trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Với sự kính trọng và lịng biết ơn sâu
sắc, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Ban Giám Hiệu, phòng Quản lý Đào tạo
Sau đại học, khoa Y học lâm sàng. Đặc biệt tôi xin trân thành cảm ơn TTƯT.ThS.BSCKI
Trần Việt Tiến trường đại học Điều dưỡng Nam Định là người thầy đã dành nhiều tâm
huyết, trách nhiệm, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt thời gian thực
hiện và hoàn thành báo cáo chun đề.
Tơi cũng được xin bày tỏ lịng biết ơn trân thành nhất đến Ban Giám đốc, cùng
toàn thể anh chị em đồng nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tơi trong suốt q trình tham gia học tập, cũng như q
trình hồn thành chun đề khóa học này.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình, bàn bè, tập thể
lớp Chun khoa I khóa 9 đã cùng tơi trong suốt khóa học.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện báo cáo chun đề, tuy nhiên
khơng tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tơi rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự
chỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để báo cáo được hồn thiện hơn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!
Học viên

Mai Thị Thu Hiền


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Mai Thị Thu Hiền, học viên lớp Điều dưỡng CKI khoá 9 chuyên ngành Ngoại
khoa, trường đại học Điều dưỡng Nam Định xin cam đoan:
1- Đây là chuyên đề do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
TTƯT.ThS-BSCKI. Trần Việt Tiến.
2- Các số liệu và thơng tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung thực và khách

quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam kết này.
Ninh Bình, tháng 11 năm 2022
Học viên

Mai Thị Thu Hiền


MỤC LỤC

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………...

1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN…………………….…………

3

I. Cơ sở lý luận……………………………………………………………………..

3

II. Cơ sở thực ……………………………………………………………..……….

11

Chương 2.LIÊN HỆ THỰC TIỄN
1. Thông tin chung bệnh việnhuyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình ……………….….


17

2. Thực trạng chăm sóc 24 giờ đầu sau bó bột cho người bệnh gãy xương chi trên
tại Bệnh viện huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình năm 2022…………………………

18

Chương 3. BÀN LUẬN
1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu……………………………………………

22

2. Thực trạng chăm sóc 24 giờ đầu sau bó bột cho NB gãy xương chi trên tại
Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình năm2022…………………..

28

3. Ưu, nhược điểm………………………………………………………………..

28

KẾT LUẬN
1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu……………………………………………

30

1.Thực trạng chăm sóc 24 giờ đầu sau bó bột cho người bệnh gãy xương chi trên
tại Bệnh viện huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình năm2022…………….……………


30

2. Một số khuyến nghị nhằm cải thiện cơng tác chăm sóc 24 giờ đầu sau bó bột
cho người bệnh gãy xương chi trên tại Bệnh viện huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

30

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẢ THI
1. Đối với bệnh viện……………………………………………………………..

32

2. Đối với khoa phòng……………………………………………………………

32

3. Đối với điều dưỡng trưởng ……………………………………………………

32

4. Đối với nhân viên……………………………………………………………..

32

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………….

33


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

BV

Bệnh viện

ĐD

Điều dưỡng

NB

Người bệnh

PHCN

Phục hồi chức năng

TNNB

Thân nhân người bệnh

DHST

Dấu hiệu sinh tồn


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Trang
Hình 1: Giải phẫu xương chi trên

3

Hình 2: Bó bột chi trên

9

Hình 3:Bàn kéo nắn bó bột

12

Hình 4: Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

17

Hình 5: Theo dõi dấu hiệu sinh tồn cho NB

23

Hình 6: Chi bó bột được treo bằng khăn chéo

24

Hình 7: Tập vận động cho NB

26

Hình 8: Chế độ dinh dưỡng cho Nb sau bó bột


27

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Phân bố NB theo tuổi

19

Bảng 2: Phân bố NB theo giới

19

Bảng 3: Các vị trí gãy xương

19

Bảng 4: Kết quả chăm sóc

20


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Gãy xương là tình trạng tổn thương làm mất tính liên tục của xương do nguyên
nhân chấn thương hoặc do bệnh lý. Mất tính liên tục hồn tồn gọi là gãy xương hồn
tồn, mất tính liên tục khơng hồn tồn gọi là gãy xương khơng hồn tồn [2].
Gãy xương chi trên là một chấn thương thường gặp và xảy ra ở mọi lứa tuổi,
nhưng chủ yếu là lứa tuổi lao động. Gãy xương chi trên ngày càng gia tăng do sự phát
triển của các phương tiện giao thông và sự phát triển của nền cơng nghiệp hố và hiện đại

hố đất nước trong q trình đổi mới, hội nhập quốc tế, đặc biệt là cơ sở hạ tầng đường xá
chật hẹp so với các phương tiện đông đúc, việc lao động, sản xuất các phương tiện bảo hộ
cho người lao động, cũng như nhận thức của con người về phòng hộ cho bản thân cũng
còn bất cập. Gãy xương chi trên bao gồm gãy xương cánh tay, gãy xương cẳng tay, gãy
xương bàn và đốt ngón tay. Gãy xương chi trên thường gặp ở trẻ em, nhất là gãy trên 2 lồi
cầu cánh tay. Nguyên nhân thường do chấn thương trong sinh hoạt hằng ngày, do tai nạn
giao thơng, do bệnh lý…[14].
Gãy xương chi trên có thể gây nên các biến chứng cấp tính như: mất máu, đau có
thể dẫn đến sốc. Từ gãy xương kín dẫn đến gãy xương hở do cố định không tốt, thăm
khám thô bạo làm đầu xương chọc ra ngoài dẫn đến nhiễm trùng viêm xương. Tổn thương
mạch máu thần kinh do đầu xương gãy chọc vào: Gãy xương cánh tay dẫn đến tổn thương
thần kinh quay. Tổn thương mạch máu có thể làm hoại tử chi, thiếu máu nuôi dưỡng chi
dẫn đến cơ bị co rút (hội chứng Volkmann gặp trong gãy 2 xương cẳng tay). Tắc mạch do
mỡ, rối loạn dinh dưỡng, hội chứng chèn ép khoang [4].
Một trong các phương pháp điều trị gãy xương chi trên là kéo nắn chỉnh hình bó
bột. Đây là phương pháp nhằm bất động xương gãy, giữ cho xương tránh di chuyển, thúc
đẩy quá trình liền xương và hồi phục phần mềm, ngăn ngừa hoặc giảm các cơn co thắt cơ
bắp, hạn chế tổn thương thêm. Nhìn chung, bó bột là kỹ thuật phổ biến và hiệu quả nhưng
cần tuân thủ các nguyên tắc nghiêm ngặt nếu khơng có thể dẫn đến biến chứng do bó bột.
Các biến chứng này có thể nhẹ hoặc nặng tùy theo thời gian bó bột: Lt do tì đè; vết loét
có thể xuất hiện trên vùng da dưới vị trí được bó bột; điều này có thể xảy ra do bó bột q
chặt hoặc khơng vừa vặn, gây áp lực quá mức lên một vùng cơ thể. Hội chứng chèn ép
khoang: Đây là một trong những biến chứng chính xảy ra do bó bột q chặt hoặc


2

quácứng, từ đó làm co các chi bị sưng; khi áp lực phía dưới chỗ bó bột tăng lên, các cơ,
dây thần kinh và mạch máu ở vùng bó bột dễ bị tổn thương; tổn thương này có thể tồn tại
vĩnh viễn nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Một số biểu hiện của hội

chứng chèn ép khoang: Tê hoặc ngứa ran ở chi bị ảnh hưởng; da lạnh, nhợt nhạt hoặc có
màu hơi xanh; cảm thấy bỏng rát hoặc châm chích; đau và sưng nhiều [9].
Về triệu chứng, phương pháp điều trị bệnh đã được nhiều nghiên cứu đề cập đến.
Tuy nhiên nghiên cứu về cơng tác chăm sóc NB sau bó bột gãy xương chi trêncịn được ít
đề cập. Chính vì vậy để đóng góp vào sự thành cơng của q trình điều trị, giảm biến
chứng sau bó bột chúng tơi tiến hành chun đề:
“Thực trạng chăm sóc 24 giờ đầu sau bó bột NB gãy xương chi trên tại Bệnh
viện Đa khoahuyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình năm 2022” với 2 mục tiêu:
1. Thực trạng chăm sóc 24 giờ đầu sau bó bột NB gãy xương chi trên tại khoa
Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình năm 2022.
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc 24 giờ đầu sau bó bột
NB gãy xương chi trên tại khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Sơn, tỉnh
Ninh Bình.


3

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Giải phẫu xương chitrên [5], [13], [15].

Hình 1: Giải phẫu xương chi trên
1.1. Xương cánh tay:Là xương dài, nối giữa xương bả vai với hai xương cẳng tay.
1.1.1. Định hướng:Đầu có chỏm lên trên, chỏm vào trong và rãnh giữa 2 mấu động ra
trước.
1.1.2. Mơ tả: Xương gồm có một thân và hai đầu.
- Thân xương: hình lăng trụ tam giác có 3 mặt, 3 bờ.
+ Ba mặt:Mặt ngồi: gồ ghề, ở giữa có ấn delta (hình chữ V) cho cơ Delta bám, ởdưới có
cơ cánh tay trước và cơ ngửa dài bám.Mặt trong: gồ ghề ở phía trên cho cơ quạ cánh tay

bám, ở giữa có lỗdưỡng cốt, ở dưới phẳng có cơ cánh tay trước bám.Mặt sau: có một rãnh
xoắn chạy chếch từ trên xuống dưới từ trong ra ngồi. Trong rãnh xoắn có bó mạch thần
kinh quay lướt qua, ở mép trên và mép dưới rãnh xoắn có cơ rộng-trong - rộng ngồi bám.
+ Các bờ: Bờ trước: gồ ghề ở trên, nhẵn-phẳng ở giữa, dưới chia 2 ngành bao lấy hố
vẹt.Bờ ngoài và trong: mờ ở trên, rõ ở dưới có vách liên cơ bám.
- Hai đầu xương


4

+ Đầu trên: lần lượt có chỏm chiếm 1/3 khối cầu để khớp với ổ chảo xương bả vai và
dính liền vào đầu xương bởi cổ khớp (cổ giải phẫu), phía ngồi chỏm và cổ khớp có 2
mấu: mấu động nhỏ ở trước, mấu động to ở sau, giữa hai mấu động có một rãnh để phần
dài gân cơ nhị đầu đi qua. Đầu trên được dính vào thân xương bởi cổ tiếp (cổ phẫu thuật).
+ Đầu dưới: bè rộng và cong ra trước.Diện khớp có 2 phần: lồi cầu ở ngồi khớp với
chỏm xương quay, rịng rọc ở trong khớp với hõm Sigma lớn của xương trụ.Các hố trên
khớp: phía trước, ở trên lồi cầu có hố trên lồi cầu (hố quay) để nhận vành khăn của xương
quay; ở trên rịng rọc có hố trên rịng rọc (hố vẹt) để nhận mỏm vẹt của xương trụ khi gấp
tay.Phía sau: có hố khuỷu để nhận mỏm khuỷu của xương trụ khi duỗi tay.
Có 2 mỏm trên khớp là mỏm trên lồi cầu ở ngồi, mỏm trên rịng rọc ở trong để cho các
tốn cơ trên lồi cầu và trên rịng rọc bám. Khi duỗi tay 3 mỏm trên lồi cầu, mỏm trên ròng
rọc và mỏm khuỷu nằm trên 1 đường thẳng, khi gấp tay 3 mỏm này tạo thành 1 tam giác
cân.
1.2. Xương trụ: Là một xương dài nằm ở phía trong xương quay.
1.2.1. Định hướng: Để đầu to lên trên, diện khớp của đầu này ra trước, bờ sắc của thân
xương hướng ra ngồi.
1.2.2. Mơ tả: Xương trụ gồm có thân xương và 2 đầu.
- Thân xương: hình lăng trụ tam giác có 3 mặt, 3 bờ.
+ Các mặt: Mặt trước: lõm thành rãnh, trên có cơ gấp chung nơng bám, dưới phẳng có cơ
sấp vng bám.Mặt sau: ở trên có diện của cơ khuỷu bám, ở dưới có một gờ thẳng chia

mặt sau ra làm 2 phần: phần trong lõm có cơ trụ sau bám, phần ngồi lần lượt từ trên
xuống có các cơ: dạng dài ngón cái, duỗi ngắn và duỗi dài ngón cái và cơ duỗi riêng ngón
trỏ bám.Mặt trong: có cơ gấp chung sâu ngón tay bám ở trên và che phủ phía dưới xương.
+ Ba bờ: Bờ trước: rõ rệt ở trên, tròn ở dưới, trên có cơ gấp chung sâu, dưới có cơ sấp
vng bám.Bờ sau: cong hình chữ S, ở trên toả ra làm hai ngành ôm lấy mỏm khuỷu, ở
dưới mờ dần rồi mất hẳn, có cơ trụ trước, trụ sau bám.Bờ ngoài: sắc ở trên và chia ra làm
hai ngành ôm lấy hõm Sigma bé, ởdưới nhẵn có màng liên cốt bám.
- Hai đầu xương
+ Đầu trên: Hai mỏm là mỏm khuỷu ở sau trên mỏm vẹt ở trước dưới. Hai hõm là hõm


5

Sigma nhỏ (hõm quay) để tiếp khớp với vành đài quay của xương quay, hõm Sigma lớn
(hõm ròng rọc) để khớp với ròng rọc của xương cánh tay.
+ Đầu dưới: lồi thành một chỏm, phía ngồi tiếp khớp với xương quay, phía trong có
mỏm trâm trụ, phía sau có rãnh để gân cơ trụ sau lướt qua.
1.3. Xương quay: Là một xương dài nằm ngoài xương trụ.
1.3.1. Định hướng: Để đầu to xuống dưới, mỏm trâm quay ra ngoài, mặt có nhiều rãnh
của đầu này ra sau.
1.3.2. Mơ tả: Xương quay gồm có thân và 2 đầu.
- Thân xương: hình lăng trụ tam giác có 3 mặt, 3 bờ.
+ Ba mặt: Mặt trước: ở trên có cơ dài gấp ngón cái bám, ở dưới có cơ sấp vng bám, ở
giữa có lỗ dưỡng cốt. Mặt sau: trịn ở 1/3 trên có cơ ngửa ngắn bám. Lõm thành rãnh ở
dưới, có cơ dạng dài và cơ duỗi ngắn ngón cái bám.Mặt ngồi: trịn, ở giữa có diện gồ ghề
cho cơ sấp trịn, ở trên có cơngửa ngắn bám. Đầu dưới: to hơn đầu trên, bè ra hai bên và
dẹt từ trước ra sau, trơng như hình khối vng có 6 mặt, ở mặt trên dính vào thân xương;
mặt dưới có 2 diện tiếp khớp với xương cổ tay (xương thuyền và xương nguyệt); ở mặt
ngồi dưới có mỏm trâm quay xuống thấp hơn mỏm trâm trụ 1 cột. Mặt trong hơi lõm
(hõm trụ xương quay) để khớp với chỏm xương trụ; ở mặt trước có cơ sấp vng bám;

mặt ngồi có 2 rãnh để cho gân cơ dạng dài, gân cơ duỗi ngắn ngón cái và hai gân cơ
quay lướt qua; mặt sau có nhiều rãnh từ ngồi vào trong để cho gân cơ dài duỗi ngón cái,
gân cơ duỗi riêng ngón trỏ và gân cơ duỗi chung ngón tay lướt qua.
1.4. Các xương bàn tay: Gồm có các xương cổ tay, các xương đốt bàn tay và các xương
đốt ngón tay.
1.4.1. Các xương cổ tay: Ở cổ tay có 8 xương nhỏ xếp làm hai hàng trên và dưới, hợp
thành một cái máng hay một rãnh.
- Hàng trên: có 4 xương từ ngoài vào trong là xương thuyền, xương nguyệt, xương tháp,
xương đậu.
- Hàng dưới: có 4 xương từ ngồi vào trong là xương thang, xương thê, xương cả, xương
móc.


6

- Nhìn chung các xương ở cổ tay, mỗi xương có 6 mặt, trong đó có 4 mặt là diện khớp
(trên - dưới - trong - ngoài) và hai diện khơng tiếp khớp (trước sau) và hai diện trong
ngồi của hai xương đầu hàng không tiếp khớp.
- Các xương cổ tay hợp thành một rãnh mà bờ ngoài là xương thang và xương thuyền,
bờ trong là xương đậu và xương móc, có dây chằng vịng trước cổ tay bám vào hai mép
rãnh biến nó thành một ống gọi là ống cổ tay, để cho các gân cơ gấp ngón tay và dây thần
kinh giữa chui qua.
1.4.2. Các xương đốt bàn tay: Có 5 xương đốt bàn tay đều thuộc loại xương dài, kể từ
ngoài vào trong (đánh số la mã từ I – V) mỗi xương đốt bàn tay có một thân và hai đầu.
- Thân xương cong ra trước, hình lăng trụ tam giác, có 3 mặt (mặt sau, mặt trong và mặt
ngồi).
- Đầu xương: đầu trên có 3 diện khớp với các xương cổ tay và xương bên cạnh (trừ
xương đốt bàn tay một I, II và V chỉ có một diện khớp bên), ở dưới là chỏm để tiếp khớp
với xương đốt I của các ngón tay tương ứng.
1.4.3. Các xương đốt ngón tay: Có 14 xương đốt ngón tay, mỗi ngón tay có 3 đốt, trừ

ngón tay cái có 2 đốt, mỗi xương đốt ngón tay có một thân dẹt gồm có 2 mặt (trước và
sau) có 2 đầu: đầu trên là hõm, đầu dưới là ròng rọc.
2. Triệu chứng gãy xương [4], [10]
2.1. Triệu chứng cơ năng
Đau chói vùng ổ gãy sau chấn thương, đau giảm đi khi được bất động. Giảm hoặc mất
vận động chi bị gãy.
2.2. Triệu chứng thực thể
2.2.1. Thể điển hình
Là các trường hợp gãy xương hồn tồn, có di lệch: Biểu hiện biến dạng trục chi, tiếng
lạo xạo xương gãy, chi gãy có những cử động bất thường. Ngồi ra cịn có các triệu chứng
khác như sưng nề, bầm tím, điểm đau chói.
2.2.2. Thể khơng điển hình
Đối với các trường hợp gãy rạn xương, gãy dưới màng xương, gãy không di lệch thì chỉ
có các triệu chứng đau, giảm vận động sau chấn thương. Tại chỗ có sưng nề, bầm tím, ấn
có điểm đau chói.


7

2.3. Tồn thân
Có thể có hội chứng sốc: Mạch nhanh nhỏ huyết áp tụt da xanh nhợt, chân tay lạnh hốt
hoảng, lo sợ, vã mồ hơi. Có thể xuất hiện hội chứng nhiễm trùng - nhiễm độc: Sốt cao,
mạch nhanh, vẻ mặt hốc hác, môi khô, lưỡi bẩn hơi thở hôi, đau đầu ...
2.4. Triệu chứng cận lâm sàng
X quang: Chụp phim ở 2 tư thế thẳng và nghiêng, trên một khớp, dưới một khớp để xác
định vị trí gãy, đường gãy, hướng di lệch để giúp cho chẩn đoán và điều trị, ngồi ra cịn
để kiểm tra kết quả điều trị.
Xét nghiệm cơng thức máu có ý nghĩa trong việc đánh giá mức độ mất máu khi NB có
sốc.
3. Tiến triển và biến chứng [8]

3.1. Tiến triển: Liền xương tiến triển qua 4 giai đoạn
- Giai đoạn tụ máu tại ổ gãy: Ngay sau khi gãy xương, tại ổ gãy máu chảy ra tụ lại thành
ổ máu tụ ở giữa hai đầu gãy và tổ chức xung quanh. Nó có vai trị quan trọng cấu tạo
thành xương sau này từ màng lưới fibrin.
- Giai đoạn can xương liên kết: Các tế bào liên kết ở tuỷ xương, ở ống Havers và màng
xương xâm nhập vào khối máu tụ, tạo thành màng lưới tổ chức liên kết thay thế máu tụ.
- Giai đoạn can xương nguyên phát: Từ màng lưới tổ chức liên kết, muối vôi sẽ lắng
đọng dần, tạo thành xương non nguyên phát (gọi là can non) vào khoảng ngày thứ 20-30
sau khi gãy xương.
- Giai đoạn can xương vĩnh viễn: Ống tuỷ lập lại nguyên vẹn, hệ thống Havers lập lại
dần, tạo thành can xương vĩnh viễn, ổ gãy được liền tốt sau 8- 10 tháng.
3.2. Biến chứng
3.2.1. Biến chứng sớm
- Gãy xương mất nhiều máu, đau có thể dẫn đến sốc. Từ gãy xương kín dẫn đến gãy
xương hở do cố định không tốt, thăm khám thơ bạo làm đầu xương chọc ra ngồi dẫn đến
nhiễm trùng viêm xương.
- Tổn thương mạch máu thần kinh do đầu xương gãy chọc vào: Gãy xương cánh tay dẫn
đến tổn thương thần kinh quay. Gãy chỏm xương mác dẫn đến tổn thương thần kinh hơng
khoeo ngồi. Tổn thương mạch máu có thể làm hoại tử chi, thiếu máu ni dưỡng chi dẫn


8

đến cơ bị co rút (hội chứng Volkmann gặp trong gãy 2 xương cẳng tay). Tắc mạch do mỡ,
rối loạn dinh dưỡng, hội chứng chèn ép khoang.
3.2.2. Biến chứng muộn
Cứng khớp và teo cơ do bất động kéo dài, không tập vận động phục hồi chức năng.
Khớp giả do nơi gãy xương khơng có can xương dẫn đến xương khơng liền tạo ra cử động
bất thường. Ngồi ra cịn các biến chứng toàn thân do NB nằm lâu: Loét vùng tỳ đè,
nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm phổi.

4. Các loại bó bột [6], [7]
- Bó bột là phương pháp cố định xương trong khi lành, sử dụng vật liệu rắn quấn quanh
khu vực tổn thương. Phương pháp này giúp giữ cho xương ở tư thế giải phẫu, giảm sưng
đau. Đồng thời thúc đẩy quá trình liền xương và giúp xương lành lại đúng cách.Thơng
thường bó bột được chỉ định cho những NBbị gãy xương/ nứt xương nhẹ hoặc dùng sau
phẫu thuật gãy xương hở. Trong nhiều trường hợp khác, phương pháp này được áp dụng
để bất động tạm thời xương gãy trong khi chờ phẫu thuật.
- Bó bột thường được chỉ định cho những trường hợp chấn thương gây gãy xương kín và

sau phẫu thuật gãy hở. Phương pháp này giúp cố định chi, giữ xương ở vị trí đúng để lành
lại đúng cách. Đồng thời hạn chế đau nhức do các chuyển động không cần thiết.
Tùy thuộc vào vị trí tổn thương mà bó bột được thực hiện với nhiều hình thức và nhiều
vật liệu khác nhau.
4.1 Phân loại theo loại bột: Các vật liệu được dùng khi bó bột
- Bột làm từ nhựa: Bột từ nhựa không thấm nước và rất nhẹ.
- Bột làm từ sợi thủy tinh: Loại bột này nhẹ và khơng thấm nước. Bột có nhiều màu sắc,
kiểu dáng và hoa văn. Bên trong có vật liệu tổng hợp và miếng lót bơng làm lớp đệm
xung quanh khu vực tổn thương, mềm mại và có khả năng hỗ trợ. Ngoài ra dưới lớp sợi
thủy tinh cịn có lớp lót chống thấm đặc biệt.
- Bột làm từ thạch cao: Bột làm từ thạch cao được dùng cho hầu hết các trường hợp.
Đây là một loại bột thơng thường, có màu trắng, cố định tốt và khơng thấm nước.
Trong những loại bột nêu trên, bột thạch cao và bột từ sợi thủy tinh được dùng phổ biến
nhất.


9

4.2 Phân loại theo hình thức bó bột
Dưới đây là những hình thức bó bột có thể được thực hiện:
- Máng bột/ nẹp bột sâu: Nẹp bột được dùng cho những NB bị sưng nề nhiều. Hình thức

bó bột này ôm 2/3 chu vi chi thể, không gây chèn ép bột. Tuy nhiên khả năng vững chắc
không đạt tối đa.
- Bột trịn kín: Hình thức bó bột này này được dùng khi kết thúc giai đoạn sưng nề, NB
cần cố nh vng chc xng góy.

Bột ngực vai cánh tay

Bột chữ U

Hình 2: Bó bột chi trên
- Bột rạch dọc: Bột trịn, tồn bộ các lớp bột có rạch dọc. Hình thức này thường được
dùng trong giai đoạn sưng nề, giúp hỗ trợ giảm sưng và đau ở NB bị chấn thương. Ngoài
ra bột rạch dọc cũng được dùng cho những NB gãy xương mới, không thể theo dõi tại
bệnh viện. Khi thực hiện có thể tránh được hiện tượng chèn ép bột. Tuy nhiên độ vững
chắc của hình thức này không quá cao.
- Bột mở cửa sổ: Bột mở cửa sổ được chỉ định cho những NB gãy xương hở/gãy xương
có kèm theo vết thương phần mềm. Hình thức này giúp NB tiện chăm sóc vết thương
phần mềm.
- Bột Whitmann: Đây là hình thức bó ngực, chậu và bàn chân. Bột Whitmann được chỉ
định cho những trường hợp gãy cổ xương đùi trên.
4.3. Các nguyên tắc khi bó bột: Để đạt hiệu quả cao nhất và hạn chế các tai biến (biến


10

chứng sau bó bột), những nguyên tắc dưới đây sẽ được áp dụng
- Nắn chỉnh sớm: NB bị gãy xương cần được nắn chỉnh càng sớm càng tốt, trước khi các
cơ co kéo nhiều và sưng nề lớn. Không nắn chỉnh cho những trường hợp gãy xương trên 2
tuần. Vì lúc này ổ gãy đã hình thành can non, khơng mang đến hiệu quả khả quan khi nắn.
- Thực hiện vô cảm tốt: Dùng Lindocain 2% tiêm vào ổ gãy để gây tê trong xương, làm

tê đám rối thần kinh hoặc gây tê vùng. Điều này giúp giảm đau, giảm co cứng cơ cho
bệnh nhân. Đồng thời giúp NB không giãy giụa, tránh làm ảnh hưởng đến quá trình nắn
chỉnh và bó bột. Gây mê có thể được áp dụng cho trẻ nhỏ.
- Nắn chỉnh ở tư thế trùng cơ: Nắn chỉnh ở tư thế trùng cơ, những khớp gần ổ gãy ở tư
thế trung bình.
+ Chi dưới: Gối gấp 10 độ, háng gấp 15 độ, bàn chân gấp gan chân 10 độ.
+ Chi trên: Dạng cánh tay 45 độ, khớp khuỷu gấp 90 độ, cánh tay đưa ra phía trước10
độ, cẳng tay nửa sấp nửa ngửa, bàn tay gấp 10 – 15 độ, cổ tay duỗi 20 độ.
Nắn chỉnh đoạn ngoại vi dựa trên tình trạng di lệch của đoạn trung tâm. Chữa di lệch và
kiểm tra kết quả bằng X- quang trước khi bó bột.
- Cố định ổ gãy sau khi nắn chỉnh: Cố định dưới ổ gãy 1 khớp và trên ổ gãy 1 khớp
(không bao gồm di lệch ít và gãy thấp).
- Bất động tuyệt đối khi bó bột: NB cần đảm bảo bất động tuyệt đối trong khi bó bột để
tránh xương di lệch. Ngồi ra NB cần bó bột và cố định liên tục cho đến khi xương liền
- Thay bột khi cần thiết: Cần thay bột mỗi khi bột lỏng để tránh phát sinh tình trạng khơng
vững chắc dẫn đến sự di lệch thứ phát.
- Luôn để đầu chi hở: Luôn luôn để đầu chi hở khi bó bột để theo dõi tình trạng.
- Bó bột có độn: Bó bột khơng độn hoặc dùng độn mỏng và rạch dọc ngay ở những trường
hợp gãy xương mới. Đối với những trường hợp bó bột sau nắn chỉnh hoặc có bệnh lý về
xương khớp, NB cần tiến hành bó bột có độn, khơng rạch dọc.
- Theo dõi sau bó bột: Cần theo dõi liên tục 24 – 72 tiếng sau bó bột. Tiếp tục chú ý đến
các biểu hiện trong 3 tháng tiếp theo để đảm bảo bó bột tốt nhất.
5. Các biến chứng của bó bột [11]: Bó bột có thể gây ra một số biến nghiêm trọng
làm ảnh hưởng đến quá trình lành lại của xương và sức khỏe tổng thể.


11

5.1. Biến chứng thường gặp
- Chèn ép bột: Chèn ép bột xảy ra do tình trạng sưng nề. Để phịng ngừa cần nâng chi

cao hơn tim và nới bột khi có chèn ép.
- Viêm loét da: Biểu hiện gồm sốt, đau tại vị trí tỳ dè, dịch thấm qua bột. Cần liên hệ
với bác sĩ nếu bị viêm loét da.
- Lỏng bột: Bột di chuyển khi cử động. Những trường hợp này cần được thay bột để
phịng ngừa tình trạng di lệch thứ phát.
5.2. Biến chứng tức thì
- Biến chứng tức thì thường do thuốc, tổn thương mạch máu/ da do xương gãy hoặc đau
đớn nghiêm trọng.
- Choáng: Thường do đau khi gãy xương hoặc trong quá trình nắn và bó bột.
- Chống phản vệ: Biến chứng này chủ yếu do thuốc mê và thuốc tê.
- Các biến chứng khác: Co thắt khí phế quản, hiện tượng trào ngược khi gây mê, hội
chứng xâm nhập khi gây mê, ngừng thở, ngừng tim và tử vong.
5.3. Biến chứng sớm: Tổn thương thần kinh và mạch máu, đầu xương gãy chọc ra dẫn
đến gãy hở thứ phát, gãy thêm xương, rối loạn dinh dưỡng, phù nề, hội chứng chèn ép
khoang cấp dẫn đến hoại tử chi, gãy cột sống không vững, liệt tủy.
4.4.4 Biến chứng muộn: Rối loạn dinh dưỡng bán cấp, ối loạn dinh dưỡng từ từ, thiếu
máu bán cấp và mãn tính, can lệch xảy ra do bất động khơng đúng quy cách, nắn
không tốt, khớp giả, thường gặp ở người bất động không đủ thời gian, nắn không tốt,
tuổi cao, khơng có chế độ ăn thích hợp, viêm xương, thường do tụ máu nhiễm trùng,
gãy xương hở, loét do tỳ đè…
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Hướng điều trị [12]
1.1. Phương pháp chỉnh hình bằng bảo tồn
1.1.1. Phương pháp kéo nắn bó bột


12

Hình 3: Bàn kéo nắn bó bột
1.1.2. Phương pháp kéo liên tục

Xuyên kim Kirschner qua xương, dùng tạ kéo. Đối với chi trên trọng lượng tạ = 1/14 1/10 trọng lượng cơ thể, đối với chi dưới trọng lượng tạ = 1/8 - 1/6 trọng lượng cơ thể,
với cột sống cổ trọng lượng tạ từ 2- 2,5 kg.
1.2. Phương pháp kết hợp xương
1.2.1.Mục đích của kết hợp xương
- Sửa nắn di lệch tốt: Nắn sửa xương người lớn cần thực hiện tốt hơn xương trẻ em (do
xương trẻ em còn có thể bình chỉnh được trong q trình phát triển). Bất động tốt nơi gãy
xương: Xương gãy dù ít hay nhiều cũng cần được bất động tốt nhằm giảm đau và sưng nề,
tạo điều kiện xương nhanh liền, tránh di lệch.
- Tập vận động sớm: Sự tập luyện rất cần thiết để tránh teo cơ, cứng khớp và loãng
xương. Tập luyện càng sớm càng tốt và càng hạn chế được di chứng. Tập luyện cần thực
hiện ngay sau phẫu thuật và tập liên tục mỗi ngày, trong quá trình tập luyện địi hỏi NB
phải kiên trì và phải phối hợp tốt.
- Thời gian phục hồi chức năng thường lâu hơn thời gian liền xương, cần cho NB biết để
họ yên tâm và phối hợp trong điều trị.
1.2.2. Các phương pháp: Đóng đinh nội tuỷ, nẹp vít, buộc vịng chỉ thép tuỳ theo từng chỉ
định khác nhau.
2. Nghiên cứu ngoài nước và trong nước.


13

2.1. Trên thế giới
- Trên thế giới đã có những cơng trình nghiên cứu về hiệu quả của phương pháp bó bột
trong điều trị gãy xương. Tuy nhiên nổi bật nhất chính là nghiên cứu của L.Boehler trong
những năm 1983 – 1988 đã cho thấy hiệu quả của bó bột trong điều trị gãy xương cẳng
tay ở trẻ em Nghiên cứu của L.Boehler là nền tảng của những nghiên cứu về hiệu quả
điều trị bằng bó bột. Nhưng bên cạnh đó, khi sử dụng phương pháp này thì cũng có một
số biến chứng.
- Năm 1998, Moses T và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 32 trẻ em bị gãy xương
đùi được điều trị bảo tồn, sau 12-20 tháng theo dõi, không ai bị đau, tất cả đều được đi

học mà khơng gặp vấn đề gì. Việc bị rút ngắn 2cm chiều dài chân xảy ra trên 6 trẻ (chiếm
19%). Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, điều trị bảo tồn là một phương pháp an toàn, đơn giản
và thiết thực để điều trị gãy xương đùi đối với trẻ nhỏ.
- Nghiên cứu của Flynn JM (2004) tiến hành nghiên cứu 35 trẻ được điều trị bằng
phương pháp bảo tồn với độ tuổi trung bình là 8,7. Tất cả các đều được chữa lành và
khơng có trường hợp nào bị biến chứng hoặc bị khuyết tật vĩnh viễn. Tuy nhiên, sau 1
năm điều trị, 12 NB (chiếm 34%) được điều trị bằng phương pháp bảo tồn xảy ra biến
chứng như can lệch.
2.2. Tại Việt Nam
- Nhóm tác giả tại khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình tại BV đa khoa tỉnh Bình Thuận
nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả chăm sóc bênh nhân hậu phẫu kết hợp gãy xương chi
trên tại khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình, bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận”. đưa ra
kết luận:Có đến 43. 59 % chấn thương do tai nạn giao thông. 28.21 % là tai nạn lao động.
Đa số gãy xương xảy ra ở cánh tay (chiếm 48.7 %); Xương cẳng tay chiếm 35.9 %. Trong
39 trường hợp có 43.59 % gãy kín và 56.41 % gãy hở, cho thấy các vụ việc tai nạn xảy ra
rất dễ có các biến chứng như: chảy máu, nhiễm trùng. Khi bị tai nạn, thường đa số có
thương tổn phối hợp do đó một bệnh nhân có một bệnh lý kèm theo càng tăng thêm mức
độ trầm trọng của bệnh. Một trăm phần trăm số bệnh nhân đều có đau tại vết mổ, số lớn
chỉ cấn dùng thuốc giảm đau đường uống, số ít cịn lại phải dùng thuốc giảm đau đường
tiêm Theo dõi hậu phẫu ngày thứ nhất có 92.31 % có phù nề nhẹ đến vừa, 01 trường hợp


14

có thay đổi màu sắc da dưới tổn thương do phù nề chèn ép được dùng thuốc giảm phù nề
và kê chi cao sau đó hiện tượng giảm dần và hết sau 2 ngày. Tình trạng vết thương bao
gồm dịch thấm băng, máu thấm băng, tình trạng nhiễm trùng thay đổi dần theo thời gian.
Theo dõi thường xuyên nhiệt độ mỗi ngày để sớm nhận biết dấu hiệu nhiễm trùng hay rối
loạn nước, điện giải để xử trí kịp thời là một mắc xích quan trọng. Sau phẫu thuật, khi
trung tiện lần đầu bệnh nhân được cho ăn lỏng, dễ tiêu. Đa số các bệnh nhân ăn uống

được do được hướng dẫn chế độ ăn uống. Có trường hợp cịn bị mất ngủ do lo lắng nhiều
về bệnh tật. Về vệ sinh cơ thể bệnh nhân còn chưa được quan tâm đúng mức do đó việc
đảm bảo vệ sinh chưa cao. Vận động phục hồi sau phẫu thuật là việc làm hết sức quan
trọng , tuy được hướng dẫn vận động sớm nhằm tránh những biến chứng như teo cơ, cứng
khớp... xong lực lượng điều dưỡng cịn mỏng do đó bệnh nhân tự làm nên hiệu quả điều
trị không cao. Có 69.23 % bệnh nhân được tư vấn về các biến chứng khi ra viện, tuy
nhiên còn 30. 77 % khơng được tư vấn do đó khi được hỏi họ trả lời khơng đầy đủ hoặc
khơng chính xác. Vấn đề này một số điều dưỡng còn coi nhẹ.
- Năm 2016, Ngô Sơn Tùng và cộng sự đã thực hiện đề tài “ Đánh giá hiệu quả điều trị
bảo tồn bằng bột trong găy xương chi tại bệnh viện Đa khoa huyện Tịnh Biên”. Nhận xét:
Gãy xương cẳng tay chiếm tỷ lệ cao nhất, xếp sau gãy xương cánh tay. Sau gãy xương
loại di lệch phổ biến di lệch sang bên chiếm tỷ lệ cao nhất. Sau bó bột ghi nhận có trường
hợp viêm da – dị ứng bột xảy chiếm tỷ lệ 7,1%. Trục chi gãy sau bó bột hồn tồn khơng
di lệch thư phát 84,3 %. Sau bó bột có 71,4% bệnh nhân phục hồi tốt biên độ vận động.
Tỷ lệ thành công điều trị bảo tồn phương pháp bó bột tốt khi điều trị bảo tồn chiếm
67,1%.
3. Quy trình chăm sóc NBchăm sóc 24 giờ đầu sau bó bột cho NB gãy xương chi trên
[1], [8].(“Điều dưỡng ngoại khoa”,Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, tài liệu giảng
dạy sau đại học - lưu hành nội bộ)
3.1. Nhận định
3.1.1. Tình trạng chung
Nhận định xem NB có hội chứng sốc hay không? dựa vào tinh thần, da, niêm mạc, dấu
hiệu sinh tồn? NB có dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc, thiếu máu hay khơng? Có tổn
thương phối hợp ở nơi khác hay không?


15

3.1.2. Tình trạng tại chỗ
Bột chặt hay lỏng? Khơ hay ẩm? Sạch hay bẩn? Đúng ngun tắc hay khơng? Có dấu

hiệu chèn ép mạch máu, thần kinh hay không? Nếu có vết thương dịch thấm vào bột nhiều
hay ít? Mùi hôi hay không? Mức độ đau sưng nề tăng hay giảm?
3.1.3. Cận lâm sàng: Các kết quả cận lâm sàng có liên quan đến chăm sóc?
3.1.4. Nhận định tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế , tâm lý NB?
3.2. Thực hiện kế hoạch chăm sóc
3.2.1. Chăm sóc dấu hiệu sinh tồn: Trong vòng 24 h đầu sau thủ thuật: để phát hiện tình
trạng tai biến của thuốc vơ cảm
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn tùy theo tình trạng bệnh
- Cần chú ý theo dõi phát hiện sớm các tai biến của thuốc vô cảm báo cho thầy thuốc
biết để xử trí kịp thời.
3.2.2. Chăm sóc bột: chn bÞ gi­êng và các dụng cụ cần thiết như độn nót gối, nâng cao
chi...
- Khi bột chưa khô:
+ Không được che phủ làm bột lâu khô. Mùa rét, bột ẩm phải dùng lòsưởi sấy cho bột
mau khô để NB khỏi bị lạnh.
+ Không được vận chuyển khi bột còn ướt, vì vận chuyển có thể làm bộtgÃy hoặc các
ngón tay tỳ vào bột tạo thành chỗ lõm bột gây đè ép trên phần da khi bột khô.
+ Lau sạch các đầu chi bó bột, xoa dầu và xoa bóp mỗi ngày, tốt nhất là dùng cồn.
+ Đối với NB gây mê để nắn bó bột phải đợi NB tỉnh mới cho về phòng bệnh.
- Khi bột khô:
+ Phải dặn NB giữ bột sạch sẽ, nếu thấy chặt gây đau phải đưa vào viện ngay hoặc báo
cho thầy thuốc biết.
+ Tất cả các trường hợp bó bột phải được kiểm tra vào ngày hôm sau (24 giờ đầu): bột
có khô không? Phải xem màu sắc, trắng trong, gõ nghe thanh và gọn là bột khô. Cố
định tốt: bột không bị gÃy, không chèn ép.
+ Nếu chặt quá: NB đau nhức không chịu được, mạch giảm hoặc mất, đầu chi tím
nhợt, lạnh và phù nề; Giảm hoặc mất cảm giác và vận động. Nếu có các triệu chứng
trên phải nới bột ngay, kê cao chi.



16

+ Theo dâi chÌn Ðp cơc bé do bã bét không đều tay hoặc u xương, theo dõi phát hiện
hội chứng Volkmann ở gÃy trên lồi cầu xương cánh tay và gÃy hai xương cẳng tay.
+ Những trường hợp mới gÃy xương phải kiểm tra bằng X quang chụp qua bột. Nếu tốt
mới cho về, chưa tốt phải nắn bó lại.
+ Bột khô cố định tốt phải hướng dẫn NB tập lên gân trong bột, vận động các khớp còn
lại của chi tránh teo cơ cứng khớp.
- Thường xuyên quan sát vùng da nơi các mép bột tỳ ép như: vùng gáy, khuỷu, phát
hiện sự cọ sát, phù nề, đổi màu da hoặc loét. Cần xoa bóp bằng cồn và thoa phấn rôm.
Hướng dẫn NB cách theo dõi da tránh làm tổn thương da (dùng gương để theo dõi vùng
da không xem trực tiếp được).
3.2.3. Chm súc vn ng: Cho vận động sớm khi NB ổn định cho ngồi dậy sớm, vỗ lưng,
tập thở sâu, tập ho để phòng ngừa viờm phi.
3.2.4. Chm súc dinh dng: NB ăn chế độ bồi dưỡng, nâng cao thể trạng, chú ý ăn uống
tránh táo bón, sỏi tiết niệu.
3.2.5. Chm súc v sinh: tắm rửa, lau mình trong ngy nhất là sau khi đại tiĨu tiƯn.
Khi NB chưa đi lại được hướng dẫn người nhà vệ sinh thân thể hàng ngày, thay quần áo
cho NB.
3.2.5. Giỏo dc sc kho
+ Không dùng que chọc vào da làm xước da trong bột gây nhiễm trùng.
+ Không được tự động tháo bột, nếu bột bẩn mùi hôi thối (vết thương thấm dịch vào
bột) phải đến bệnh viện để sửa bột, thay băng vết thương.


17

Chương 2
LIÊN HỆ THỰC TIỄN
1.Thông tin chung bệnh viện Đa khoahuyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

- Kim Sơn là một huyện ven biển của Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 30km với
dân số khoảng 171.527 người. Nhờ vận động, thực hiện hiệu quả các chính sách của bảo
hiểm y tế, hằng năm, số người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Huyện có dân số
đơng, tỷ lệ người tham gia BHYT là tương đối cao, lại cách xa bệnh viện đa khoa tỉnh
Ninh Bình, bệnh viện huyện tại nằm tại trung tâm của huyện. Do vậy, hầu hết người bệnh
được chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện đa khoa huyện Kim Sơn.

Hình 4: Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
- Bệnh viện đa khoa huyện Kim Sơn là bệnh viện hạng II, nằm trên địa bàn thị trấn Phát
Diệm, ở vị trí trung tâm của huyện Kim Sơn, thuận tiện cho nhân dân toàn huyện có thể
đến khám chữa bệnh. Bệnh viện nằm trên diện tích 26374m2 cùng nhiều khu nhà cao tầng
kiên cố. Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Sơn là Bệnh viện hạng II, có quy mơ 232 giường
bệnh. Hai Phịng khám đa khoa khu vực: Phòng khám đa khoa khu vực Ân Hòa và Phòng
khám đa khoa khu vực Cồn Thoi. Bệnh viện có 01 Đảng bộ gồm 06 chi bộ trực thuộc với
89 đảng viên; 01 tổ chức cơng đồn cơ sở với 158 đoàn viên; 01 Hội Cựu chiến binh cơ


18

sở với 8 hội viên; 01 tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với 65 đồn viên;
01 chi hội điều dưỡng 65 hội viên.
- Chức năng nhiệm vụ: Bệnh viện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe
cho người bệnh trên địa bàn huyện và xã giáp danh của các huyện lân cận.
- Tổ chức bộ máy của Bệnh viện gồm: 4 phòng chức năng: 7 khoa lâm sàng, 4 khoa cận
lâm sàng và 2 Phòng khám đa khoa khu vựccùng đội ngũ nhân lực đông đảo gồm 12 bác
sỹ, dược sỹ, điều dưỡng chuyên khoa I và gần 40 bác sỹ đa khoa phục vụ khám chữa bệnh
cho số lượng lớn bệnh nhân trên địa bàn huyện nói riêng và các khu vực lân cận.
- Khoa Ngoại tổng hợp là khoa lâm sàng có chức năng nhiệm vụ khám và điều trị nội
trú, ngoại trú các bệnh ngoại khoa, phẫu thuật, thủ thuật, bó bột ... cho các bệnh nhân
trong và ngồi huyện; đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Với tổng số cán

bộ viên chức là 12 người, trong đó có 06 Bác sĩ (01 Bác sĩ CKI), 06 Điều dưỡng ĐH, 03
Điều dưỡng CĐ.
2. Thực trạng chăm sóc 24 giờ đầu sau bó bột cho NB gãy xương chi trên tại bệnh
viện Đa khoahuyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình năm2022
2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Chủ thể nghiên cứu: NB sau bó bột chi trên trong vịng 24 giờ đầu.
- Khách thể nghiên cứu: là điều dưỡng công tác tại khoa Ngoại Tổng hợp BV Đa khoa
huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 09 năm 2022 đến tháng 10
năm 2022.
- Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại BV Đa khoa huyện Kim Sơn,
tỉnh Ninh Bình.
2.1.3. Cơng cụ thu thập số liệu: Quy trình chăm sóc 24 giờ đầu sau bó bột cho NB gãy
xương chi trên
2.1.4. Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu
2.2.Một số đặc điểm chung của NB
2.1.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu


×