Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Phân tích thực trạng tiêu thụ thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện đông sơn tỉnh thanh hóa năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (786.69 KB, 67 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VŨ THỊ MINH PHƯƠNG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIÊU THỤ
THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN ĐÔNG SƠN - TỈNH THANH HÓA
NĂM 2014
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2015


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VŨ THỊ MINH PHƯƠNG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIÊU THỤ
THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN ĐÔNG SƠN - TỈNH THANH HÓA
NĂM 2014
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH : TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ : CK 60.72.04.12

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà

HÀ NỘI 2015



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
nhất đến: PGS. TS Nguyễn Thị Song Hà đã tận tình chỉ bảo, dìu dắt hướng dẫn
và truyền đạt những kinh nghiệm nghiên cứu và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, phòng đào tạo sau Đại học, các
thầy cô Trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ tận tình và tạo mọi điều kiện
cho tôi được học tập, nghiên cứu tại trường.
Tôi xin cảm ơn Bệnh viện Đa khoa Huyện Đông Sơn, nơi tôi công tác và thực
hiện đề tài đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi rất nhiều khi tiến hành nghiên cứu
đề tài.
Tôi xin cảm ơn các anh chị, bạn bè, các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong
thời gian qua.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình, bạn bè và
những người thân đã luôn sát cánh và tạo động lực để tôi phấn đấu trong học
tập, cuộc sống, sự nghiệp.
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 6 năm 2015
Học viên
Vũ Thị Minh Phương


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................ 3
1.1. Khái quát về thị trường thuốc trên thế giới ............................................. 3
1.2. Khái quát về thị trường thuốc và thực trạng tiêu thụ thuốc tại Việt
Nam trong những năm gần đây ....................................................................... 5
1.2.1. Thị trường thuốc tại Việt Nam .............................................................. 5
1.2.2. Thực trạng tiêu thụ thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh ở Việt Nam.... 8

1.3. Mô hình bệnh tật ..................................................................................... 12
1.4. Một số phương pháp phân tích sử dụng thuốc ...................................... 13
1.4.1. Phân tích sử dụng thuốc theo nhóm điều trị ........................................ 14
1.4.2. Phân tích sử dụng thuốc theo phương pháp ABC................................ 14
1.4.3. Phân tích sử dụng thuốc theo phương pháp VEN................................ 15
1.5. Vài nét về Bệnh viện đa khoa huyện Đông Sơn ..................................... 15
1.5.1. Mô hình tổ chức .................................................................................. 16
1.5.2. Cơ cấu nhân lực ................................................................................. 17
1.5.3. Mô hình bệnh tật nội trú của bệnh viện năm 2014 .............................. 18
1.5.4. Kết quả hoạt động khám chữa bệnh năm 2013 và 2014 ...................... 19
2.1. Đối tượng, phạm vi, thời gian và địa điểm nghiên cứu.......................... 21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 21
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................... 21
2.1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 21
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ................................................... 21
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................. 21
2.2.2. Các biến số nghiên cứu....................................................................... 23
2.3.1. Nguồn thu thập ................................................................................... 27
2.3.2. Phương pháp thu thập ........................................................................ 27
2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................. 28


2.4.1. Phương pháp phân tích ABC .............................................................. 28
2.4.2. Phương pháp phân tích VEN .............................................................. 28
2.4.3. Ma trận ABC/VEN .............................................................................. 29
2.4.4. Xử lý và trình bày số liệu .................................................................... 29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 30
3.1. Phân tích cơ cấu danh mục thuốc tiêu thụ theo của Bệnh viện đa khoa
Đông Sơn năm 2014........................................................................................ 30
3.1.1. Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo nhóm tác dụng .......................................... 30

3.1.2. Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo nguồn gốc – xuất xứ ................................. 35
3.1.3. Cơ cấu tiêu thụ theo tên biệt dược gốc – tên generic .......................... 36
3.1.4. Cơ cấu thuốc Gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất hướng tâm thần
tiêu thụ ......................................................................................................... 36
3.1.5. Cơ cấu thuốc tiêm truyền tiêu thụ....................................................36
3.1.6. Một số đặc điểm của cơ cấu thuốc tiêu thụ.........................................37
3.2. Phân tích giá trị thuốc tiêu thụ năm 2014 theo phương pháp phân tích
ABC và VEN................................................................................................... 38
3.2.1. Cơ cấu thuốc tiêu thụ phân hạng ABC trong năm 2014 ...................... 38
3.2.2. Cơ cấu tiêu thụ theo phân tích VEN .................................................... 39
3.2.3. Phân tích danh mục thuốc tiêu thụ theo ma trận ABC/VEN ................ 40
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .............................................................................. 43
4.1. Về cơ cấu về số lượng và giá trị thuốc tiêu thụ theo một số chỉ tiêu tại
Bệnh viện đa khoa huyện Đông Sơn. ............................................................. 43
4.1.1. Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo nhóm tác dụng .......................................... 43
4.1.2. Về nguồn gốc xuất xứ của thuốc tiêu thụ ............................................ 46
4.1.3. Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo tên generic và biệt dược gốc ..................... 46
4.1.4. Cơ cấu thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất hướng tâm thần
tiêu thụ ......................................................................................................... 47
4.1.5. Cơ cấu thuốc tiêm truyền tiêu thụ ....................................................... 47


4.1.6. Một số đặc điểm của cơ cấu thuốc tiêu thụ ......................................... 47
4.2.Về giá trị thuốc tiêu tiêu thụ theo phân tích ABC và VEN .................... 47
4.2.1. Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo phân tích ABC .......................................... 47
4.2.2. Cơ cấu thuốc tiêu thụ thuốc theo phân tích VEN ................................ 48
4.2.3. Cơ cấu số loại thuốc tiêu thụ theo ABC/VEN ...................................... 49
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 50
5.1. Kết luận .................................................................................................... 50
5.1.1. Cơ cấu về số lượng và giá trị của danh mục thuốc tiêu thụ của bệnh

viện đa khoa Đông Sơn năm 2014 ................................................................ 50
5.1.2. Giá trị thuốc tiêu thụ năm 2014 theo phương pháp phân tích ABC và
VEN.............................................................................................................. 51
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 51


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

VIẾT TẮT

NỘI DUNG

1

BHYT

Bảo hiểm y tế

2

BSCK

Bác sĩ chuyên khoa

3

BV

Bệnh viện


4

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

5

BYT

Bộ Y tế

6

ETC

Cơ sở khám chữa bệnh

7

GTTT

Giá trị tiêu thụ

8

HĐT&ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị


9

HS – GĐCV

Hạ sốt giảm đau chống viêm không steroid,
điều trị gút và các bệnh xương khớp

10

HTT

Hướng tâm thần

11

ICD

Danh mục phân loại quốc tế về bệnh tật

12

KSNK

Kiểm soát nhiễm khuẩn

13

KST-CNK


Ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn

14

MHBT

Mô hình bệnh tật

15

OTC

Các nhà thuốc, quầy thuốc bán lẻ

16

SLTT

Số loại thuốc tiêu thụ

17

VN

Việt Nam

18

WHO


Tổ chức Y tế thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Doanh số bán thuốc trên thế giới giai đoạn 2005- 2012 ................. 3
Bảng 1.2. Doanh số bán thuốc theo khu vực năm 2012 .................................. 4
Bảng 1.3. Mười nhóm thuốc tiêu thụ nhiều nhất trong năm 2012 ................... 4
Bảng 1.4. Số liệu về sử dụng thuốc giai đoạn 2005- 2013 tại Việt Nam ......... 7
Bảng 1.5. Cơ cấu nhân lực của Bệnh viện Đa khoa Đông Sơn năm 2014 ..... 17
Bảng 1.6. Cơ cấu bệnh tật nội trú của BV Đa khoa Đông Sơn năm 2014 ..... 18
Bảng 1.7. Kết quả hoạt động của Bệnh viện trong hai năm 2013 và 2014 .... 19
Bảng 2.1. Nội dung, chỉ số, cách tính toán và kỹ thuật thu thập thông tin,
trong các chỉ tiêu của cơ cấu và giá trị thuốc tiêu thụ .................................. 23
Bảng 2.2. Nội dung, chỉ số, cách tính toán và kỹ thuật thu thập thông tin,
trong các chỉ tiêu của giá trị thuốc tiêu thụ .................................................. 25
Bảng 2.3. Cơ cấu giá trị của thuốc tiêu thụ theo ma trận ABC/VEN............. 29
Hình 3.1. Cơ cấu số lượng và giá trị tiêu thụ thuốc theo nguồn gốc xuất xứ. 35
Bảng 3.6. Cơ cấu tiêu thụ theo tên biệt dược – Tên chung quốc tế ............... 36
Bảng 3.7. Cơ cấu tiêu thụ thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất hướng
tâm thần. ...................................................................................................... 37
Bảng 3.8. Cơ cấu tiêu thụ thuốc tiêm truyền ................................................. 37
Bảng 3.9. Một số đặc điểm khác của cơ cấu thuốc tiêu thụ........................... 38
Bảng 3.10. Kết quả tiêu thụ thuốc theo phân hạng ABC trong năm 2014 ..... 38
Bảng 3.11. Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo phân tích VEN năm 2014 ................. 39
Bảng 3.12. Cơ cấu tiêu thụ theo phân tích VEN............................................ 40
Bảng 3.13. Cơ cấu khối lượng, giá trị tiêu thụ hạng A theo phân tích VEN .. 41
Bảng 3.14. Cơ cấu khối lượng, giá trị tiêu thụ nhóm N trong hạng A(AN) ... 42


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1. Mô hình tổ chức của Bệnh viện Đa khoa Đông Sơn ...................... 16
Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu................................................ 22
Hình 3.1. Cơ cấu số lượng và giá trị tiêu thụ thuốc theo nguồn gốc xuất xứ. 35


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sức khỏe, sự tồn tại của
xã hội loài người. Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển của kinh tế và xã hội
trong những năm qua, thị trường thuốc cũng có nhiều thay đổi. Số lượng và
chủng loại thuốc ngày càng đa dạng, phong phú tạo thuận lợi cho việc lựa chọn
thuốc. Nền sản xuất thuốc trong nước cũng đã có nhiều tiến bộ theo từng năm.
Theo thống kê của ngành y tế: năm 2010, tổng số kinh phí chi cho mua thuốc
của các bệnh viện công lập là 15.000 tỷ đồng, trong đó số tiền dành mua thuốc
nội chiếm chưa đến 40%. Năm 2012, tỷ lệ này có được điều chỉnh tăng lên song
ở các bệnh viện tuyến Trung ương thì vẫn chỉ chiếm 10% - 20% [2]. Đến năm
2012, giá trị thuốc sản xuất trong nước đã đạt 1,2 tỉ USD, chiếm 48,2% tổng giá
trị thuốc sử dụng tại Việt Nam và hiện đang đáp ứng được 234/466 hoạt chất
trong danh mục thuốc thiết yếu của VN lần thứ VI [8],[28]. Nhu cầu thuốc ngày
càng tăng cao, nhưng việc lựa chọn sử dụng chủng loại thuốc, liều lượng, cách
dùng được quyết định bởi Bác sĩ và người dùng phải tuân thủ nghiêm ngặt [5].
Bên cạnh những thành tựu về cung ứng và tiêu thụ thuốc, thực trạng tiêu thụ
thuốc trong cộng đồng nói chung và bệnh viện nói riêng ở nước ta trong thời
gian qua đang đặt ra nhiều vấn đề đáng quan tâm.
Ở nước ta, thời gian gần đây cùng với sự tác động của nền kinh tế thị
trường và các chính sách quảng cáo khuyến mại của các hãng thuốc,… phần nào
ảnh hưởng đến công tác cung ứng và sử dụng thuốc. Để đảm bảo hoạt động cung
ứng thuốc của Bệnh viện, Bộ Y tế đã ra Thông tư số 08/BYT-TT ngày
04/7/1997 của Bộ Y tế hướng dẫn việc tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Hội
đồng thuốc và điều trị tại Bệnh viện, chỉ thị 05/2004/CT-BYT ngày 16/4/2004
về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong Bệnh viện, Quyết

định số 17/2005/QĐ-BYT về việc ban hành Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam
lần thứ V, Thông tư số 31/2011/TT-BYT về việc hướng dẫn thực hiện danh mục
thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quỹ
1


bảo hiểm thanh toán. Trong việc xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh
viện, Bộ Y tế đã chỉ đạo ưu tiên lựa chọn hàng sản xuất trong nước. Tuy nhiên,
thực tế việc lựa chọn, sử dụng, tiêu thụ thuốc sản xuất trong nước tại các bệnh
viện vẫn đang là vấn đề cần bàn luận.
Bệnh viện đa khoa huyện Đông Sơn là một bệnh viện tuyến huyện hạng 3
của tỉnh Thanh Hóa, trong những năm gần đây hoạt động cung ứng thuốc về cơ
bản vẫn đáp ứng được tốt nhu cầu thuốc trong thăm khám và điều trị của bệnh
viện. Tuy vậy, công tác cung ứng thuốc và quản lý sử dụng thuốc của bệnh viện
vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, để góp phần nâng cao hiệu quả trong
quá trình lập kế hoạch cung ứng thuốc và quản lý sử dụng thuốc của bệnh viện
chúng tôi tiến hành đề tài: “Phân tích thực trạng tiêu thụ thuốc tại Bệnh viện
đa khoa Huyện Đông Sơn - Tỉnh Thanh Hóa năm 2014” nhằm các mục tiêu
sau:
1. Phân tích cơ cấu về số lượng và giá trị của thuốc tiêu thụ theo một số
chỉ tiêu tại Bệnh viện huyện Đông Sơn năm 2014.
2. Phân tích giá trị thuốc tiêu thụ năm 2014 theo phương pháp phân tích
ABC và VEN.
Từ đó đưa ra một ý kiến đề xuất giúp bệnh viện quản lý sử dụng thuốc
hợp lý hơn, nâng cao hiệu quả của công tác khám chữa bệnh.

2


Chương 1. TỔNG QUAN

1.1. Khái quát về thị trường thuốc trên thế giới
Khoa học kỹ thuật và nền kinh tế thế giới không ngừng phát triển đã tạo
ra cho xã hội ngày càng nhiều loại sản phẩm đa dạng. Chính vì vậy, nhu cầu
chăm sóc sức khỏe cũng ngày càng tăng lên đòi hỏi sử dụng nhiều thuốc hơn với
chất lượng tốt hơn, an toàn hơn. Nhu cầu đó của xã hội đã đưa đến ngành công
nghiệp dược phẩm nhiều cơ hội phát triển với nhiều loại thuốc mới, thị trường
mới. Và hiện nay nền công nghiệp dược phẩm đang góp phần đem lại nguồn thu
lớn cho nền kinh tế nhiều nước.
Thị trường thuốc hiện nay có giá trị kinh tế rất lớn, đây là ngành có tốc độ
tăng trưởng nổi bật so với tốc độ tăng trưởng chung của kinh tế thế giới. Doanh
số bán thuốc trên thế giới không ngừng tăng trưởng trong giai đoạn từ năm
2005- 2012. Tính đến năm 2012, con số này đã đạt 962 tỷ USD, so với năm
2005 (611 tỷ USD) tăng trưởng 57,5 % [23],[ 24].
Bảng 1.1. Doanh số bán thuốc trên thế giới giai đoạn 2005- 2012
Đơn vị: tỷ USD
Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011


2012

Doanh số

611

658

729

801

834

891

956

962

So sánh liên hoàn (%)

100,0 107,7 110,8 109,9 104,1 106,8 107,3 100,6
(Nguồn: IMS Health)

Lượng thuốc tiêu thu giữa các vùng không đều. Theo báo cáo của tập
đoàn IMS Health, năm 2012, thị trường Bắc Mỹ chiếm gần 40% doanh số dược
phẩm bán ra trên thế giới, trong khi toàn bộ Châu Á, Châu Phi chỉ chiếm gần 20
%. Điều đó cho thấy có một khoảng cách khá xa về mức độ tiêu thụ thuốc giữa

các nước phát triển và các nước đang phát triển (Bảng 1.2).

3


Bảng 1.2. Doanh số bán thuốc theo khu vực năm 2012
Đơn vị: tỷ USD
Khu vực

DS

%

Bắc Mỹ

348,7

37,76

Châu Âu

221,8

24,02

Châu Á/Châu Phi/Châu Úc

168,3

18,23


Nhật Bản

112,1

12,14

Châu Mỹ Latinh

72,5

7,85

Thế giới

923,4

100,00

(Nguồn: IMS Health)
Thị trường thuốc thế giới có sự tập trung chủ yếu ở các khu vực có nền
kinh tế phát triển và mức sống cao như: Bắc Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. Vì vậy,
thuốc tiêu thụ của thế giới trên các nhóm thuốc theo tác dụng dược lý sẽ tập
trung vào các thuốc phù hợp với mô hình bệnh tật của các khu vực trên [24].
Bảng 1.3. Mười nhóm thuốc tiêu thụ nhiều nhất trong năm 2012
Đơn vị: tỷ USD
STT
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
Tổng cộng:

Nhóm thuốc
Ung thư
Thuốc giảmđau
Chống tăng huyết áp
Chống đái tháo đường
Tâm thần
Hô hấp
Chống nhiễm khuẩn
Hạ cholesterol và triglyceride
Tự miễn
Ức chế bơm proton

4

DS

%

61,6
14,7
56,1

13,4
51,6
12,3
42,4
10,1
41,6
9,9
39,7
9,5
38,8
9,3
33,6
8,0
27,8
6,6
26,0
6,2
419,2
100
(Nguồn: IMS Health)


Nhóm thuốc ung thư đang dẫn đầu về doanh số bán thuốc trên toàn thế
giới năm 2012, doanh số bán loại thuốc này năm 2012 là 61,6 tỷ USD tương
đương 14,7% doanh số bán thuốc toàn thế giới (Bảng 1.3). Đây là nhóm thuốc
có giá trị cao, bệnh nhân phải sử dụng trong thời gian dài và bệnh ung thư đang
có xu hướng phát triển cao trên thế giới. Tiếp đến là các nhóm thuốc chống đái
tháo đường, chống tăng huyết áp,.... Với nhóm hai nhóm thuốc chống đái tháo
đường và chống tăng huyết áp đây là hai nhóm thuốc đặc trưng của các bệnh của
các nước đang phát triển.

1.2. Khái quát về thị trường thuốc và thực trạng tiêu thụ thuốc tại Việt
Nam trong những năm gần đây
1.2.1. Thị trường thuốc tại Việt Nam
Với sự phát triển của nhiều ngành khoa học, nền sản xuất công nghiệp
Dược đã có những sự phát triển mạnh mẽ để đáp ứng không ngừng nhu cầu
chăm sóc sức khỏe của con người. Các sản phẩm được tạo ra ngày càng đa dạng
về chủng loại, dạng bào chế và chất lượng ngày càng cao hơn, an toàn hơn. Hiện
nay nền công nghiệp dược phẩm đang góp phần đem lại nguồn thu lớn cho nền
kinh tế nhiều nước.
Tại Việt Nam, mặc dù nền kinh tế đã có bước phát triển chậm lại trong
những năm qua do ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế toàn cầu, những diễn biến
phức tạp của thời tiết, dịch bệnh,… Tăng trưởng GDP của Việt Nam trong
những năm gần đây có xu hướng chậm lại (tốc độ tăng trưởng GDP của Việt
Nam năm 2009 là 5,32%; năm 2010 là 6,78%, năm 2011 là 5,89%)[18]. Nhưng
thị trường Dược phẩm Việt Nam vẫn phát triển tương đối ổn định, từ 2005 đến
2011 tăng trưởng liên tục từ 7% - 27% và đã đạt mức 2,6 tỷ USD vào năm
2012, tăng 7,1% so với năm 2011 (2,4 tỷ USD)[11]. Theo dự báo của IMS trong
5 năm, thị trường dược phẩm Việt Nam, từ 2010 đến 2015 sẽ tăng trưởng từ
17%- 19% [25]. Ngành Dược là ngành có mức tăng trưởng cao và đem lại nhiều
lợi nhuận cho nhiều công ty, kèm theo đó là những vẫn đề trong quản lý đặt ra
5


cho các nhà quản lý y tế nhiều vấn đề cần giải quyết để tránh lãng phí nguồn lực
tài chính cho nền kinh tế đất nước.
Hiện nay, nền công nghiệp Dược nước ta chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu
thuốc sử dụng trong nước [6]. Trong chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược
Việt Nam, năm 2020 ngành Dược đặt mục tiêu thuốc trong nước chiếm 80%
tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, vắc xin sản xuất trong nước đáp ứng 100%
nhu cầu cho tiêm chủng mở rộng, và đến năm 2030 ngành Dược cơ bản đáp ứng

nhu cầu sử dụng, sản xuất được thuốc chuyên khoa đặc trị [20].
Theo phân loại và xếp hạng cho ngành công nghiệp Dược, hiện nay công
nghiệp Dược Việt Nam đang ở gần cấp độ mức 3/5 theo thang phân loại của
WHO, nghĩa là: “Công nghiệp Dược nội địa, có sản xuất thuốc Generic, xuất
khẩu được một số dược phẩm”. Nhìn chung ngành Công nghiệp hóa dược của
Việt Nam vẫn chưa phát triển do thiếu sự đồng bộ về chính sách và các ngành
công nghiệp phụ trợ. Tính đến thời điểm năm 2014, chúng ta mới có một nhà
máy sản xuất nguyên liệu kháng sinh bán tổng hợp của Mekophar, sản lượng
thiết kế khoảng 200 tấn Amoxicillin và 100 tấn Ampicillin mỗi năm, chủ yếu chỉ
dùng phục vụ nhu cầu doanh nghiệp trước áp lực cạnh tranh từ nguyên liệu giá
rẻ của Trung Quốc và Ấn Độ [22]. Năng lực sản xuất của ngành công nghiệp
Dược luôn đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các chính sách về quản
lý và giá thuốc trên thị trường thuốc Viêt Nam.
Mức chi tiền mua thuốc bình quân đầu người của nước ta ngày càng tăng
lên với mức độ cao. Cụ thể, số tiền tiêu thụ thuốc bình quân đầu người Việt Nam
từ năm 2005 – 2013 được trình bày trong bảng sau.

6


Bảng 1.4. Số liệu về sử dụng thuốc giai đoạn 2005- 2013 tại Việt Nam
Tổng trị giá tiền thuốc

Tiền thuốc bình quân

sử dụng (1000 USD)

đầu người (USD)

2005


817.396

9,9

2006

956.353

11,2

2007

1.136.353

13,4

2008

1.425.657

16,5

2009

1.696.135

19,8

2010


1.913.661

22,3

2011

2.432.500

27,6

2012

2.605.000

29,6

2013

2.775.000

31,2

Năm

(Nguồn: IMS Health)
Tiền thuốc bình quân đầu người liên tục tăng theo từng năm, năm 2013
đạt mức 31,2 USD, tăng 215% so với năm 2005 (9,9 USD).
Từ năm 2010 đến năm 2011, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng qua các năm
và tiền thuốc bình quân đầu người ở Việt Nam tăng đáng kể: năm 2011, tiền

thuốc sử dụng là 2,4 tỷ USD (tăng 26,32% so với năm 2010), tiền thuốc bình
quân đầu người là 27,6 USD (tăng 23,77% so với năm 2010). Năm 2012, tiền
thuốc sử dụng là 2,6 tỷ USD, tiền thuốc bình quân đầu người là 29,6 USD. Tiền
thuốc bình quân dự báo là sẽ còn tăng, điều nay phản ánh nhu cầu sử dụng
thuốc, mà còn cho thấy sự phát triển của ngành Dược cả ở lĩnh vực sản xuất, lưu
thông, phân phối và cung ứng thuốc.
Cơ cấu thị trường thuốc Việt Nam gồm: Thuốc Generic, thuốc biệt dược
và thuốc khác (thuốc Đông dược, ...) được cung ứng trên 2 kênh để đến tay
người dùng là OTC (Các nhà thuốc, quầy thuốc bán lẻ) và ETC (Các cơ sở khám
7


chữa bệnh). Tỉ lệ về cơ cấu thị trường thuốc thay đổi theo từng năm và phụ
thuộc vào cơ chế quản lý, năng lực sản xuất ngành Công nghiệp Dược, sự phát
triển của hệ thống cung ứng Thuốc.
1.2.2. Thực trạng tiêu thụ thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh ở Việt Nam
Tại các bệnh viện, thuốc là một mặt hàng không thể thiếu trong quá trình
hoạt động chuyên môn. Trên thực tế, bệnh viện luôn chiếm tỉ trọng lớn trong
tiền thuốc sử dụng hàng năm. Việc quản lý và sử dụng thuốc có hiệu quả đối với
các thuốc điều trị sẽ góp phần rất lớn vào việc tiết kiệm tài chính và ngoại tệ cho
đất nước và giảm gánh nặng chi phí cho người bệnh.
Tổng số tiền mua thuốc năm 2010 của 1018 bệnh viện là 15 nghìn tỷ
đồng, tăng 22,4% so với năm 2009, chiếm 40% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng
[19]. Tuy nhiên, hiện nay việc quản lý tiêu thụ thuốc ở các cơ sở y tế đang gặp
rất nhiều khó khăn. Thực trạng thuốc tiêu thụ tại các cơ sở đang có rất nhiều bất
cập. Hiện nay, thuốc điều trị luôn gắn chặt với quyền lợi BHYT và đang có
nhiều vấn đề phức tạp trong quản lý, sử dụng. Chi phí về thuốc, cả tân dược và
thuốc Y học cổ truyền, ngày càng tăng và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong
tổng chi của quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT). Năm 2010: tổng chi tiền thuốc của quỹ
BHYT khoảng 11.564 tỷ đồng (60% tổng chi khám chữa bệnh của quỹ); năm

2011: khoảng 15.568 tỷ đồng – 61,3% tổng chi của quỹ; tăng 34,6% so với năm
2010; Năm 2012: khoảng 19.561 tỷ đồng - 60,6% tổng chi của quỹ; tăng 4 ngàn
tỷ so với 2011 [29].
* Về nguồn gốc xuất xứ
Cùng một Dược chất, dạng bào chế, thuốc có nguồn gốc nhập khẩu
thường có giá cao hơn thuốc sản xuất trong nước vì phải chi phí về bảo quản,
vận chuyển xa hoặc do chiến lược giá của các hãng thuốc. Rõ ràng việc sử dụng
thuốc trong nước sẽ chủ động được nguồn cung ứng, mang lại lợi ích về kinh tế
và quản lý cho bệnh viện và người bệnh. Thực tế hiện nay thuốc có nguồn gốc
nhập khẩu đang chiếm tỉ lệ cao trong chi phí mua thuốc tại các bệnh viện. Đứng
8


trước thực trạng này, theo chỉ đạo của Đảng và Nhà Nước hiện nay, BYT đang
tổ chức vận động người Việt dùng thuốc việt và xây dựng định mức tỷ lệ dùng
thuốc có nguồn gốc trong nước cho các bệnh viện.
Năm 2012, theo báo cáo của 1018 bệnh viện thì tiền thuốc tiêu thụ cho
thuốc có nguồn gốc trong nước chỉ chiếm 38,7% trong tổng số 15 nghìn tỷ đồng
chi mua thuốc, còn lại là chi phí cho các thuốc có nguồn gốc nhập khẩu. Nếu so
với năm 2009, tỷ lệ này có tăng lên nhưng mức độ tăng không đáng kể (năm
2009 là 38,2%). Tuy nhiên, tỷ lệ chi phí cho thuốc có nguồn gốc trong nước
cũng có sự khác nhau giữa các tuyến bệnh viện.
- Tại các bệnh viện tuyến trung ương: năm 2010, theo thống kê của 34
bệnh viện thì tỷ lệ tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam là hơn 387 tỷ đồng
chiếm 11,9% tổng chi phí mua thuốc.
- Tại các bệnh viện tuyến tỉnh thành phố: theo thống kê chi phí mua thuốc
của 307 bệnh viện vào năm 2010 thì tiền mua thuốc có nguồn gốc trong nước là
hơn 2.232 tỷ đồng chiếm 33,9% tổng chi phí mua thuốc.
- Tại các bệnh viện tuyến huyện: chi phí cho thuốc có nguồn gốc trong
nước cao hơn tại các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Năm 2010, tổng

trị giá tiền sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam của 559 bệnh viện huyện là
2.900 tỷ đồng, chiếm 61.5% so với tổng số tiền mua thuốc [2].
Năm 2013, theo kết quả đánh giá nhanh của Cục Quản lý Dược tại 7 Sở Y
tế và 8 bệnh viện/viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế cho thấy số lượng và
giá trị thuốc sản xuất trong nước tăng gần 2 lần so với năm 2012. Tại 7 Sở Y tế,
số lượng thuốc sản xuất trong nước năm 2013 là 700 triệu đơn vị so với năm
2012 là 338 triệu đơn vị và về mặt giá trị, giá trị thuốc sản xuất năm 2013 là 768
tỷ đồng. Tại các Bệnh viện Trung ương, số lượng thuốc sản xuất trong nước
năm 2013 là 73 triệu đơn vị so với năm 2012 là 38 triệu đơn vị và về mặt giá trị,
giá trị thuốc sản xuất năm 2013 là 256 tỷ đồng so với năm 2012 là 120 tỷ đồng.
Năm 2014 tỷ trọng thuốc sản xuất trong nước trong tổng giá trị tiền thuốc trúng
9


thầu tại các bệnh viện tăng lên mức 1,01% tại các bệnh viện trung ương và
2,41% tại các bệnh viện tỉnh và huyện. Mức tăng này đạt mục tiêu đề ra trong
Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”[2] [28].
* Về thuốc mang tên gốc và tên biệt dược
Thuốc mang tên gốc là thuốc tương đương sinh học với thuốc phát minh,
được sản xuất ra khi quyền sở hữu công nghiệp của thuốc phát minh đã hết hạn.
Thuốc mang tên gốc được sản xuất không cần có giấy phép nhượng quyền của
công ty phát minh và thường được bán với giá rẻ. Biệt dược là thuốc mang một
tên thương mại và thường có giá thành cao hơn thuốc gốc vì nhà sản xuất phải
thực hiện quá trình xây dựng thương hiệu và chi phí bảo hộ tên thương mại hay
chi phí đầu tư nghiên cứu. Việc sử dụng thuốc mang tên gốc thường xuyên cho
bệnh nhân sẽ giảm chi phí cho người bệnh và nguồn lực của ngành Y tế. Tuy
nhiên, hiện nay ở các bệnh viện tỷ lệ thuốc mang tên biệt dược thường được sử
dụng với tỷ lệ rất cao, ngược lại các thuốc mang tên gốc có mức chi phí rất thấp
so với tổng chi phí thuốc sử dụng. Theo Lê Quốc Thịnh, việc sử dụng nhiều
thuốc với tên biệt dược dễ gây khó khăn, nhầm lẫn cho người bệnh và ngay cả

các nhân viên y tế cũng bị nhầm lẫn [30]. Hiện trạng sử dụng nhiều thuốc mang
tên biệt dược đang được nhiều chuyên gia trong nước lên tiếng cảnh báo.
Tại thời điểm năm 2009, một nghiên cứu cho thấy thuốc mang tên gốc có
số loại và giá trị sử dụng trong các bệnh viện nghiên cứu đều thấp hơn thuốc
mang tên biệt dược và không có sự khác biệt ở các tuyến. Cụ thể:
- Tại các bệnh viện tuyến trung ương: Số khoản mục thuốc mang tên gốc
tại các bệnh viện tuyến TƯ chiếm tỷ lệ từ 32,6% đến 35,1%, cao nhất tại bệnh
viện C Ðà Nẵng (35,1%%), thấp nhất tại bệnh viện E (32,6%). Giá trị sử dụng
nhóm thuốc này chiếm tỷ lệ nằm trong khoảng từ 21,1% đến 31,2%, cao nhất tại
bệnh viện C Ðà Nẵng (31,2%), thấp nhất tại bệnh viện Chợ Rẫy (21,1%).
- Tại các bệnh viện tuyến tỉnh, thuốc mang tên gốc chiếm tỷ lệ từ 22,4%
đến 46%, cao nhất tại BVÐK Ðiện Biên (46%), thấp nhất tại bệnh viện Thanh
10


Nhàn -Hà Nội (22,4%). Giá trị sử dụng nhóm thuốc này chiếm tỷ lệ từ 12,1%
đến 38,1%, cao nhất tại BVÐK Ðiện Biên (38,1%), thấp nhất tại bệnh viện Việt
Tiệp Hải Phòng (12,1%).
- Tại các bệnh viện tuyến huyện: Số thuốc mang tên gốc chiếm tỷ lệ cao
nhất, nằm trong khoảng từ 35,5% ( BV huyện Thủ Ðức – TP HCM) đến 47,8%
(bệnh viện huyện Simacai Lào Cai). Tuy nhiên, giá trị sử dụng thuốc mang tên
gốc của tuyến bệnh viện này chỉ chiếm tỷ lệ từ 17,8% đến 21,8%, thấp hơn
tuyến trung ương và tuyến tỉnh [17].
* Về cơ cấu nhóm tác dụng
Thuốc là một yếu tố quan trong trong chẩn đoán bệnh và điều trị. Tuy
nhiên, hiện nay các thuốc sử dụng tại các bệnh viện có sự mất cân đối rất lớn và
có sự lạm dụng kháng sinh và các nhóm thuốc hỗ trợ điều trị, điều trị triệu
chứng như: vitamin, corticoid. Theo thống kê năm 2009 tỷ lệ chi phí cho kháng
sinh chiếm 38,4% tổng chi phí cho thuốc, con số này ở năm 2010 là 37,7%.
Vitamin, năm 2009 tỷ lệ này là 6,5% còn năm 2010 giảm còn 4,7% [2]. Như

vậy, có sự giảm lạm dụng các thuốc này ở các cơ sở y tế. Đây là tín hiệu đáng
mừng tuy nhiên vẫn còn ở mức cao đòi hỏi các nhà quản lý phải có giải pháp
hạn chế sử dụng.
* Về dạng thuốc sử dụng
Việc sản xuất thuốc tiêm cần có công nghệ cao, dây chuyền sản xuất hiện
đại, trang thiết bị phức tạp hơn so với các thuốc khác (dạng uống, bôi,..). Đồng
thời các loại thuốc này thường đòi hỏi điều kiện bảo quản khắt khe hơn dạng
uống, trong quá trình sử dụng cần phải có nhiều dụng cụ trang thiết bị khác đi
cùng (bơm kim tiêm, bông, cồn sát khuẩn,...). Do đó, giá thành chi phí cho thuốc
tiêm cũng như việc sử dụng loại thuốc này thường cao hơn các dạng thuốc khác
rất nhiều lần. Nhưng hiện nay ở các bệnh viện thực tế các dạng thuốc tiêm được
sử dụng có tỷ lệ chi phí rất cao trong tổng số chi phí sử dụng thuốc, đặc biệt là

11


các bệnh viện tuyến trung ương. Đây là một dấu hiệu đáng quan tâm trong quá
trình cung ứng thuốc bệnh viện.
Trong một nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương năm 2009 tại một số bệnh
viện đa khoa thì các khoản mục thuốc tiêm truyền và giá trị tiêu thụ của thuốc
tiêm truyền chiếm một tỷ lệ rất cao ở tất cả các tuyến bệnh viện. Cụ thể:
- Tại các bệnh viện tuyến trung ương, số khoản mục thuốc tiêm chiếm tỷ
lệ từ 62,6% đến 69,7%. Trong đó tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái
Nguyên có 69,7%, Bệnh viện E (62,6%). Giá trị sử dụng nhóm thuốc tiêm của
Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên chiếm 74,7%.
- Tại các bệnh viện tuyến tỉnh giá trị sử dụng thuốc tiêm chiếm tỷ lệ từ
46,1 đến 65,3. Trong đó Bệnh viện Đa khoa Hải Dương có 65,3% giá trị thuốc
sử dụng là thuốc tiêm trong tổng chi phí thuốc của bệnh viện.
- Tại các bệnh viện tuyến huyện: Tỷ lệ giá trị sử dụng của thuốc tiêm
truyền trong tổng chi phí thuốc của bệnh viện có thấp hơn ở các bệnh viện tuyến

trung ương và tuyến tỉnh nhưng vẫn ở mức cao dao động từ 44,1% đến 51,2%
[17].
Tóm lại, vấn đề tiêu thụ thuốc trong các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta
đang tồn tại nhiều vấn đề bất cập cần quan tâm và cần sự can thiệp. Để khắc
phục thực trạng này, trước đây Bộ y tế đã có chỉ thị về việc : “Chấn chỉnh công
tác cung ứng, sử dụng thuốc trong các bệnh viện”. Năm 2011, BYT tiếp tục ban
hành thông tư hướng dẫn sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế có giường bệnh [4],[
7]. Đây là một cơ sở pháp lý quan trọng để các bệnh viện phân tích thực trạng
tiêu thụ, sử dụng thuốc từ đó điều chỉnh để quá trình sử dụng thuốc của bệnh
viện mình được hợp lý hơn.
1.3. Mô hình bệnh tật
Mô hình bệnh tật của Bệnh viện là số liệu thống kê về bệnh tật trong
khoảng thời gian nhất định (thường là theo từng năm) về số bệnh nhân đến khám
và điều trị. Mô hình bệnh tật là cơ sở để xây dựng danh mục thuốc cũng như
12


đánh giá, phân tích vấn đề thuốc sử dụng. Tổ chức y tế thế giới (WHO) ban
hành danh mục phân loại quốc tế về bệnh tật ICD (International Classification
Diseases), phân loại này được bổ sung sửa đổi 10 năm 1 lần
Bảng phân loại bệnh tật lần thứ 10 (ICD -10) là sự tiếp nối hoàn thiện hơn
về cấu trúc, phân nhóm và mã hóa của các bản ICD trước. Gồm 21 chương
bệnh, mỗi chương có một hay nhiều nhóm bệnh, mỗi nhóm bệnh có nhiều loại
bệnh, mỗi loại bệnh có nhiều chi tiết bệnh theo nguyên nhân hay tính chất đặc
thù của bệnh đó. Với hệ thống mã 3 và 4 ký tự, kết hợp giữa ký tự chữ và ký tự
số, ký tự đầu tiên là ký tự bắt đầu từ A đến Z (trừ chữ cái U không sử dụng) và 2
đến 3 ký tự tiếp theo [3].
MHBT luôn thay đổi theo thời gian, vì vậy các nhà quản lý cần phải nắm
được để có những can thiệp và dự phòng phù hợp. Việt Nam là một nước đang
phát triển và là một nước nhiệt đới, Việt Nam có MHBT đặc trưng của quốc gia

nhiệt đới đang phát triển. Theo đánh giá của Trần Thu Hà dựa theo số liệu về cơ
cấu số lượt khám chữa bệnh tại cơ sở y tế nhà nước trong niên giám thống kê
năm 2010, xu hướng tỷ trọng các bệnh không lây nhiễm gia tăng liên tục ở mức
cao. Ngược lại với xu hướng này là sự giảm đi nhanh chóng của tỷ trọng số lượt
khám chữa bênh đối với người mắc bệnh truyền nhiễm. Tỷ trọng số lượt khám
chữa bệnh liên quan đến tai nạn, chấn thương, ngộ độc có xu hướng chững lại.
Như vậy gánh nặng bệnh tật chuyển dịch sang các bệnh không lây nhiễm [13].
1.4. Một số phương pháp phân tích sử dụng thuốc
Các thống kê nhiều năm cho thấy tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện
thường chiếm 60% ngân sách của bệnh viện [12]. Để công tác sử dụng kinh phí
thuốc tránh những bất cập, nhà quản lý cần có những biện pháp cải thiện. Một số
công cụ để đánh giá thực trạng vấn đề sử dụng thuốc trong bệnh viện hiện nay là
phương pháp phân tích sử dụng thuốc theo nhóm điều trị, phân tích ABC, phân
tích VEN. Từ đó các vấn đề sử dụng thuốc chưa hợp lý, phạm vi ảnh hưởng của
nó sẽ được làm rõ và cho phép nhà quản lý đưa ra các giải pháp can thiệp[9].
13


1.4.1. Phân tích sử dụng thuốc theo nhóm điều trị
Phân tích nhóm điều trị kết hợp với việc tính chi phí sử dụng thuốc giúp
xác định những nhóm điều trị có mức tiêu thụ thuốc cao nhất và chi phí nhiều
nhất. Trên cơ sở thông tin về tình hình bệnh tật, phương pháp này sẽ gợi ý
những vấn đề sử dụng thuốc bất hợp lý. Ngoài ra phương pháp này sẽ chỉ ra
những thuốc đã bị lạm dụng hoặc những thuốc mà mức tiêu thụ không mang
tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể. Qua đó Hội đồng thuốc và điều trị lựa
chọn những thuốc có chi phí hiệu quả cao nhất trong các nhóm điều trị và thuốc
lựa chọn trong liệu pháp điều trị thay thế.
1.4.2. Phân tích sử dụng thuốc theo phương pháp ABC
Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc
tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn

trong ngân sách. Đây là phương pháp tiếp cận hiệu quả để quản lý thuốc dựa
trên nguyên lý Pareto “số ít sống còn và số nhiều ít có ý nghĩa”. Theo lý thuyết
Pareto: 10% theo chủng loại của thuốc sử dụng 70% ngân sách thuốc (nhóm A).
Nhóm tiếp theo: 20% theo chủng loại sử dụng 20% ngân sách (nhóm B), nhóm
còn lại (nhóm C): 70% theo chủng loại nhưng chỉ sử dụng 10% ngân sách. Phân
tích ABC có thể ứng dụng các số liệu tiêu thụ thuốc cho chu kỳ 1 năm hoặc
ngắn hơn để ứng dụng cho một hoặc nhiều đợt đấu thầu, từ các kết quả phân tích
thu được, các giải pháp can thiệp được đưa ra nhằm điều chỉnh ngân sách thuốc
cho một hoặc nhiều năm tiếp theo [9],[16],[ 26].
Phân tích ABC là một công cụ mạnh mẽ trong lựa chọn, mua và cấp phát
và sử dụng thuốc hợp lý để có được bức tranh chính xác và khách quan về sử
dụng ngân sách thuốc. Phân tích ABC có nhiều lợi ích: trong lựa chọn thuốc,
phân tích được thuốc nhóm A có chi phí cao, các thuốc này có thể được thay thế
bởi các thuốc rẻ hơn; trong mua hàng, dùng để xác định tần suất mua hàng: mua
thuốc nhóm A nên thường xuyên hơn, với số lượng nhỏ hơn, dẫn đến hàng tồn
kho thấp hơn, bất kỳ giảm giá của các loại thuốc nhóm A có thể dẫn đến tiết
14


kiệm đáng kể ngân sách. Do nhóm A chiếm tỉ trọng ngân sách lớn nên việc tìm
kiếm nguồn chi phí thấp hơn cho nhóm A như tìm ra dạng liều hoặc nhà cung
ứng rẻ hơn là rất quan trọng. Theo dõi đơn hàng nhóm A có tầm quan trọng đặc
biệt, vì sự thiếu hụt thuốc không lường trước có thể dẫn đến mua khẩn cấp thuốc
với giá cao. Phân tích ABC có thể theo dõi mô hình mua tương tự như quyền ưu
tiên trong hệ thống y tế [26],[ 27].
1.4.3. Phân tích sử dụng thuốc theo phương pháp VEN
Phân tích VEN dựa trên mức độ quan trong của các nhóm thuốc: nhóm V
(Vital) là nhóm thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu hoặc các thuốc quan
trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh của bệnh
viện; nhóm E (Essential) là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh ít nghiêm

trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô hình bệnh tật của bệnh
viện; nhóm N (Non-Essential) là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ,
bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị còn chưa
được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương xứng với lợi ích lâm
sàng của thuốc. Phương pháp VEN được sử dụng chủ yếu để thiết lập quyền ưu
tiên cho việc lựa chọn, mua và sử dụng trong hệ thống cung ứng, hướng dẫn
hoạt động quản lý tồn trữ và quyết định giá thuốc phù hợp. Phân tích VEN được
sử dụng trong lựa chọn thuốc như sau: thuốc tối cần và thuốc thiết yếu nên ưu
tiên lựa chọn, nhất là khi ngân sách thuốc hạn hẹp [26]. Năm 2013, Bộ Y tế
cũng đã có hướng dẫn HĐT&ĐT phân tích VEN nhằm xác định và phân tích các
vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc [9].
1.5. Vài nét về Bệnh viện đa khoa huyện Đông Sơn
Bệnh viện đa khoa huyện Đông Sơn có nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ nhân
dân trên địa bàn. Trong những năm qua cùng với sự phát triển của ngành y tế thế
giới, cũng như sự tiến bộ vượt bậc của toàn ngành y tế Việt Nam nói chung,
BVĐK Đông Sơn ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong ngành y tế
của Tỉnh nhà. Trải qua quá trình phát triển, ngày nay bệnh viện đã được công
15


nhận là bệnh viện đa khoa hạng III với quy mô 100 giường bệnh bao gồm 5
khoa lâm sàng, 1 phòng khám, 2 khoa cận lâm sàng, 4 phòng chức năng. Công
suất sử dụng giường bệnh luôn vượt 100% với trung bình 150-200 bệnh nhân
nội trú và 200-300 bệnh nhân khám ngoại trú mỗi ngày.
1.5.1. Mô hình tổ chức
Bệnh viện đa khoa huyện Đông Sơn có mô hình tổ chức được trình bày
trong hình 1.1.
Ban Gi¸m ®èc

Hội đồng tư vấn:

- Khoa học kỹ thuật
- Thuốc và điều trị
- Khen thưởng

Các khoa

Các khoa

Các phòng

lâm sàng

cận lâm sàng

chức năng

Khoa khám bệnh

Khoa ngoại sản

Khoa dược - vật tư y
tế

Khoa Nội

Khoa xét nghiệm, chẩn
đoán hình ảnh

Khoa Nhi


Phòng
Kế hoạch tổng hợp
Phòng
Tổ chức hành chính

Khoa dinh dưỡng

Khoa Lây
Khoa đông y

Phòng

Khoa KSNK

Tài chính kế toán

Khoa cấp cứu

Phòng
Y tá điều dưỡng

Khoa liên chuyên khoa

Hình 1.1. Mô hình tổ chức của Bệnh viện Đa khoa Đông Sơn

16


×