LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
tận tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn: Ban Giám hiệu nhà trườne, Phòng Quản lý đào
tạo Sau đại học, Khoa Y tể công cộng trường Đại học Y Dược Thái bình cùns các
thầy cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đờ tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Đặng Văn Nghiễm và BSCK2
Trần Thị Thu Hà - những người thầy đã giành nhiều thời gian, công sức, trách
nhiệm cùa mình để siúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để tôi hoàn
thành luận án một cách tốt nhất.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám đốc, Phòng Kế hoạch tống
hợp, Phòng Điều dưỡng, toàn thể cán bộ viên chức, 320 khách hàng là người bệnh
, người nhà người bệnh tại bệnh viện đa khoa Anh Sơn, Nghệ An đã giúp đỡ và
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thu thập số liệu và hoàn thành luận
án.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Lãnh đạo Sở Y tế Nghệ an, gia
đình và bạn bè của tôi, những người đã lạo cơ hội và luôn động viên, khích lệ
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tác giá
LỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Hương
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu cùa riêng tôi. Các sô liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được đăng tải trên bát kỳ một
phương tiện thông tin nào.
Tác giá luận án
Nguyễn Thị Hương
BHYT
CÁC CHỮ VIÉT TẮT
Bảo hiểm y tế
BN
Bệnh nhân
BS
BYT
Bác sỹ
Bộ y tế
CBCC
Cán bộ công chức
CN
CNĐD
Công nhân
Cử nhân điều dưỡng
CKI
Chuyên khoa cấp 1
CT
Chỉ thị
DS
ĐD
Dược sỳ
Điềư dưữníỉ
HDD
Hội điều dưỡng
HSCC
Hồi sức cấp cứu
NHS
Nữ hộ sinh
NVYT
Nhân viên y tế
KB
Khám bệnh
KCB
Khám chừa bệnh
KTV
ỌĐ
Kỳ thuật viên
Quyết định
PK
Phòng khám
TCCB
TCKT
Tô chức cán bộ
Tài chính kế toán
THPT
Trung học phổ thông
TT
Thông tư
TW
Trung ương
UBND
Uỷ ban nhân dân
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIÉT TẢT
DANH MỤC BẢNG DANH
MỤC BIẾU ĐÒ
TẢI LIỆU THAM KHẢO
PHU LỤC
DANH MỤC
BANG
•
Báng 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân, người nhà bệnh nhân.. 36
Bảng 3.19. Phán ánh việc gây khó khăn, không rõ ràng cùa NVYT khi KCB 51
Bang 3.20. Tỷ lệ BN gặp các tình huông cáu găt của NVYT xây ra do áp lực
Bảng 3.32. Mức độ hài lòng của NVYT về điều kiện hoạt động của bệnh viện 62
DANH MỤC BIỂU ĐÒ
Biếu đồ 3.6. Tự đánh giá của NVYT về cách tư vẩn, tiếp xúc rõ ràng với BN... 57 Biếu đồ 3.7.
Tự đánh giá số lượng NVYT có thái độ ứng xử tốt khi KCB.... 61
7
ĐẶT VÁN ĐÈ
Trong hệ thống điều trị, nếu cơ sở y tế xã là tuyến chăm sóc sức khóe ban
đầu thì bệnh viện tuyến huyện là tuyến kỹ thuật đầu tiên nơi người dân nhận được
các dịch vụ khám chừa bệnh cơ bàn, đa khoa và chuyên khoa sơ bộ.
Bệnh viện huyện có vị trí trọng yếu trong mắt xích các cơ sờ khám chữa
bệnh vì nó là tuyến bệnh viện đầu tiên hồ trợ cho các hoạt động khám chữa bệnh ỡ
các trạm y tế xã, thị trấn trên địa bàn. Trước khi người bệnh cần đến các dịch vụ
khám chữa bệnh có tính chuycn khoa sâu, bệnh viện huyện sè xử trí các trường
hợp bệnh theo phân tuyển kv thuật của Bộ Y tế và gửi lên tuyến Tỉnh trong các
trường hợp ngoài khả năng xử trí.
Những nghiên cứu mới đây cũng chỉ ra rằng, nếu bệnh viện huyện yếu về
năng lực chuyên môn sẽ không hỗ trợ được nhiều cho y tế tuyến xã mà còn làm
quá tải cho bệnh viện tuyến trên. Có nhiều nguyên nhân dần đến tình trạng này, đó
là do cơ sở khám chữa bệnh chưa được tốt, do cơ chế chính sách chưa hợp lý. do
khả năng chi trả và tình trạng người bệnh [19].
Một nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đó là chất lượng dịch vụ y tế phục
vụ trong khám chữa bệnh. Vì những lý do trên, cần bồ sung thêm thông tin về chất
lượng dịch vụ y tế ở bệnh viện đa khoa tuyến huyện cho người dân nắm được và
hiểu rõ hơn tính chất, vai trò, nhiệm vụ cua bệnh viện huyện đối với công tác
chăm sóc sức khòc nhân dân trên địa bàn huyện [39],
Chất lượng dịch vụ y tế trong khám chữa bệnh đó là cơ sở hạ tầng, nhân
lực, trang thiết bị để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, các chi tiêu thực hiện kế
hoạch, đó là thái độ ứng xử của nhân viên y tế, sự hài lòng của người bệnh, người
nhà người bệnh. Những ảnh hưởng của cơ chế thị trường, sự bất hợp lý kéo dài
nhiều năm trong chế độ tiền lương, các quan niệm về đối tượng bệnh nhân, dến
người bệnh và bây giờ là “khách hàng” cùa bệnh viện. Trong một chừng mực nào
8
đó một sô cán bộ y tê đã quên đi tàm quan trọng vê thái độ ứng xử của mình khi
thực hiện nhiệm vụ chuyên môn dẫn đến sự thiếu tin cậy của người bệnh. Sự tiếp
cận trao đối thông tin giữa nhân viên y tế với người bệnh, người nhà người bệnh
không chi đề thu nhận những mối quan hệ tốt đẹp vốn có mà còn là cơ sở tạo nên
sự an tâm, tin tường, là phương thuốc tinh thần cho người bệnh [37],[38]. Từ đó
bệnh viện huyện thu nhận, chẩn chính, phát triển đổ nâng cao chất lượng khám
bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Thái độ ứng xử, phục vụ tốt của nhân viên y tế cũng là một trong yếu tổ
quyết định sự lựa chọn bệnh viện. Quan hệ tốt giữa Thầy thuốc và Người bệnh
giúp trao đổi thông tin, hợp tác chia sẻ và tuân thủ chế độ điều trị, từ đó nâng cao
hiệu quả điều trị tối đa.
Chất lượng dịch vụ y tể tốt tạo môi trường làm việc tốt, thân thiện cho nhân
viên y tế, cũng như thởa mãn sự hài lòng của người bệnh, gia đinh người bệnh là
điều kiện cần thiết cho ngành y tế trong giai đoạn hiện nay. Hàng năm những nội
dung này đã được đưa vào các tiêu chí kiếm tra hoạt động của bệnh viện và hiện
nay là tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện.
Với những lý do thiết thực nêu trên chúng tôi thực hiện luận án “Thực
trang chất lương dich vu V tế trong khám chữa bênh tai bênh viên đa khoa
Anh Sơn tỉnh Nghệ An năm 2014”.
Mục tiêu nghiên cứu:
7. Mô tủ thực trang chắt lượng dịch vụ y tế tại Bệnh viện đa khoa huyện
Anh Sơn - tinh Nghệ An trong năm 2014.
2. Đánh giá thải độ ứng xử của nhân viên y tế và sự hài lòng của người
bệnh trong công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa Anh Son năm 2014.
9
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.
Dịch vụ y tế và chất lượng dịch vụ
y tế /. /. /. Dịch vụ là gì
Trong cuộc sổng ngày nay chúng ta biết đến rất nhiều hoạt động trao đổi
được gọi chung là dịch vụ và ngược lại dịch vụ bao gồm rất nhiều loại hình hoạt
động và nghiệp vụ trao đối trons các lĩnh vực và ở cấp độ khác nhau. Đã có nhiều
định nghĩa về dịch vụ nhưng để có hình dung rõ hơn về dịch vụ chúng tôi đưa ra
một số khái niệm cơ bán về dịch vụ.
Theo từ điển tiếng Việt: Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những
nhu cầu nhất định của số dông, có tố chức và được trả công [44],
Theo quan điếm kinh tế học, bán chất cua dịch vụ là sự cung ứng để đáp
ứng nhu cầu như: dịch vụ du lịch, thời trang, chăm sóc sức khỏe... và mang lại lợi
nhuận.
Tóm lại, có nhiều khái niệm về dịch vụ được phát biếu dưới những góc độ
khác nhau, nhưng tựu chung thì: Dịch vụ là hoạt động có chủ đích nhằm đáp ứng
nhu cầu nào đó của con người. Đặc điểm của dịch vụ là không tồn tại ở dạng sản
phẩm cụ thể như hàng hóa nhưng nó phục vụ trực tiếp nhu cầu nhất định của xã
hội.
1.1.2. Dịch vụ y tế
* Định nghĩa
Dịch vụ y tế là dịch vụ chi toàn bộ các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho
cộng đồng, cho con người mà kết quà là tạo ra sán phâm hàng hỏa không tồn tại
dưới dạng hình thái vật chất cụ thể, nhằm thỏa mân kịp thời thuận tiện và có hiệu
quả hơn các nhu cầu ngày càng tăng của cộng đồng và con người trong chăm sóc
sức khỏe [7].
10
* Đặc điếm cua dịch vụ y tế
Dịch vụ y tế gồm có hai yếu tố: Tiêu thụ và đầu tư, sức khởe là kết quả trực
tiếp của việc tiêu thụ phúc lợi đồng thời người lao động có sức khỏe sẽ đỏng góp
trở lại cho quá trình sản xuất và đầu tư.
Chi phí chăm sóc sức khỏe có thể cao hơn so với thu nhập, sức khỏe kém
sẽ giảm khá năng kiếm sống, khi bị bệnh người bệnh thường ít tính toán khả năng
kinh tế mà dồn hết sức đố chữa bệnh, thậm chí là cầm cố cả gia tài đế điều trị, các
đối tượng có tiền thường yêu cầu phục vụ cao hơn.
Người bệnh trực tiếp tham gia lao động sản xuất cùng như tiêu thụ dịch vụ
y tế.
Dịch vụ y tế hướng tới sự cạnh tranh lành mạnh cần phải có cả uy tín và sự
tin cậy . bệnh nhãn đa số cũng muốn đến nơi chữa bệnh tốt dù chi phí cao. Mục
đích của y tế là làm sao cho nhân dân khỏe mạnh, ít phải đến bệnh viện [7],
1.1.3. Chất lượng dịch vụ y tế
Chất lượng dịch vụ y tể cần được hiểu là tổng thể cùa cả chất lượng kỹ
thuật và chất lượng chức năng [20].
* Chất lượng kỹ thuật
Được hiểu theo nghĩa đơn giãn nhất là chất lượng khám của thầy thuốc,
chất lượng xét nghiệm, chất lượng chẩn đoán hình ảnh, chất lượng can thiệp điều
trị (đơn thuốc hoặc phẫu thuật, trị liệu...). Khách hàng không thể dễ cảm nhận,
đánh giá và so sánh được chất lượng kỳ thuật khi tiếp cận sử dụng dịch vụ tại các
bệnh viện mà thường căn cứ vào các thông tin thư nhận được và sử dụng dịch vụ
bệnh viện nhiều lần . Đây là tình trạng “thông tin bất đối xứng” được đề cập trong
kinh tế y tế: Bệnh viện biết rất rõ mình đang cung cấp dịch vụ có chất lượng thế
nào trong khi khách hàng không biết hoặc biết không đầy đủ, kểl quả chất lượng
kỹ thuật phụ thuộc vào các quy định về chuyên
11
môn của ngành + đạo đức nghê nghiệp cúa bệnh viện, đạo đức kinh doanh cùa nhà
quán lý.
* Chat lượng chức nàng
Khách hàng có thế cảm nhận và đánh giá ngay về chất lượng chức năng khi
tiếp cận sử dụng dịch vụ tại bệnh viện. Nếu coi chất lượng kỳ thuật là món ăn trên
một bàn tiệc thì chất lượng chức năng chính là việc trình bày các món ăn đó và
cách thức (thái độ và kv thuật) phục vụ các món ăn đó. Chất lượng chức năng của
dịch vụ bệnh viện thổ hiện thái độ của nhân viôn (bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật
viện, bảo vệ, nhân vicn phục vụ ...), ớ việc bổ trí khoa, phòng hợp lý và phân
luồng bệnh nhân khoa học, ớ thời gian chờ đợi của khách hàng khi thực hiộn các
khâu dịch vụ, ở sự thuận tiện trong các thủ tục hành chính...
* Mối tương tác của hai loại chất lượng
Chất lượng kỹ thuật tốt + chất lượng chức năng tốt = sự hoàn thiện mà các
nhà quản lý mong đạt tới [20],[40].
Chất lượng kỹ thuật không tốt + chất lượng chức năng tốt = bệnh viện đang
làm hài lòng khách hàng ngắn hạn nhưng nếu không có sự cải thiện chất lượng kỹ
thuật thì khó có tương lai phát triển bền vừng. Sớm hay muộn thì khách hàng cũng
nhận thấy bệnh viện không thực sự giải quyết được các vấn đề về sức khoé của họ
và sẽ tìm kiếm cơ sờ khác.
Chất lượng kỹ thuật tốt + chất lượng chức năng không tốt = bệnh viện đang
“lãng phí” các nguồn lực của mình. Bệnh viện đang làm nhiều khách hàng không
hài lòng và làm giảm số lượng khách hàng của mình chi vì những yếu tố nhò, nếu
các nhà quản lý bệnh viện lưu tâm thì có thể cải thiện tốt mà không tốn kém quá
nhiều các nguồn lực. Các dịch vụ có chất lượng kỹ thuật tốt mà không được đông
đảo khách hàng quan tâm sử dụng khi có nhu cầu (chỉ vì khône hài lòns với chất
lượng chức năng) sẽ là sự lãng phí lớn gây thiệt hại cho cả bệnh viện, khách hàng
và xã hội [20],[26].
12
1.1.4. Các yêu tô ảnh hưởng đèn chât lượng dịch vụ y tê
«U ' T ^ • A
r
A
* Tiep cận:
Tiếp cận y tế là khả năng mà người sử dụng các dịch vụ y tế cần có thế đáp
ứng tại nơi cung cấp. Mục đích của dịch vụ y tế là đến với mọi người trong cộng
đồng, nhằm thỏa mãn nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho con người, cho cộng đồng
[29].
Tiếp cận dịch vụ y tế phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Khoảng cách từ nơi ờ đến cơ sở y tế, giao thông từ nơi ở đến cơ sở y tế
- Vị trí của cơ sở y tế
- Tiếng tăm của cơ sở y tế
* Yếu tố đặc trưng của cá nhàn
Nhiều tác già cho thấy rõ yêu tố liên quan gần nhất đển việc sử dụng dịch
vụ y tế cá thể cùa con người như:
- Tuôi
- Giới
- Văn hóa
- Nghề nghiệp
- Dân tộc...[1], [41]
* Nguồn lực của cơ sở y tế
- Cơ sở hạ tầng khang trang, sạch đẹp, cách bố trí hợp lý khoa học, thuận
tiện cho người bệnh, cho nhân dân khi tiếp cận.
- Đội ngũ nhân viên y tế có trình độ chuyên môn tốt.
- Trang thiết bị đầy đu.
- Các cơ chế chính sách tron« thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
* Thái độ phục vụ của nhân viên y tế đối với người bệnh...
1.2.
Y đức, thái độ ứng xử của nhân viên V tê trong khám chữa bệnh
1.2.1. Y đức là gì Ỉ17U36Ị
13
Khái niệm đạo đức: Theo từ điển tiếng Việt (Nhà xuất bản khoa học và xã
hội): “Đạo đức là những phép tắc căn cứ vào chế độ kinh tể và chế độ chính trị
mà đặt ra quy định quan hệ giữa người và người, giữa cá nhân và xã hội, cốt để
hảo vệ chế độ kinh tể, chế độ chính trị” [44],
Đạo đức y học: Là một khái niệm nằm trona phạm trù đạo đức. Đạo đức y
học là một nhánh của đạo đức đề cập đến vấn đề đạo đức trong thực hành y học.
Đạo đức y học là những quy tắc hay chuẩn mực mà những người hành nghề y
dược phải tuân thủ trong thực hành nghề nghiệp.
Đạo đức y học bao gồm nhũng quy tắc có tính đặc thù nghề nghiệp và bao
gồm những quy định về luật pháp trong thực hành nghề nghiệp. Do vậy phạm trù
dạo đức y học vừa mang thuộc tính chung cho tất cả những người hành nghề y
trên thế giới, vừa có những quy định riêng phụ thuộc luật pháp từng quốc gia.
Mục 7 - Phần III của Quy chế quản lý bệnh viện có nêu rõ: “Y đức là
phẩm chất cao đẹp của người làm công tác y tế, được hiểu hiện ở tinh thần trách
nhiệm cao, tận tụy phục vụ, hết lòng yêu thương chăm sóc người bệnh, coi đau
đớn của họ như mình đau đớn, như lời Chù tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Lương y
phái như từ mầu ", phải thật thà đoàn kết, khắc phục khó khăn, học tập vươn lên
để hoàn thành nhiệm vụ , toàn tâm toàn ý xây dựng nền y học Việt Nam. Y đức
phải thể hiện qua những tiêu chuẩn , nguyên tắc dạo đức xã hội thừa nhận”.
1.2.2. Nguyên lý của đạo đức y học
Nguycn lý cùa đạo đức y học bao gồm tôn trọng quyền tự quyết cùa người
bệnh, có tình thương, không làm điều tổn hại và đối xử công bằng với người bệnh,
gia đình người bệnh [ 17],[31 ].
Tôn trọng quvền tự quyết của người bệnh là tôn trọng nhân phấm , giừ gìn
bí mật của người bệnh và tôn trọng quyền lựa chọn các biện pháp chăm sóc của
người bệnh/ gia đình người bệnh sau khi người bệnh đã được cung cấp đầy đủ các
thông tin liên quan đến bệnh tật của họ.
14
Tình thương được định nghĩa như sự hiếu biết và quan tâm tới nỗi đau của
một người, nó cần thiết cho thực hành y học . Tình thương là luôn làm điều tốt cho
người bệnh. Người bộnh đáp ứng tốt hơn với điều trị nếu họ nhận được cảm thông
với sự quan tâm và đối xử họp lý hơn là chi quan tâm đến tình trạng ốm đau của
họ.
Không làm điều tổn hại: Trong nghề y, hầu như việc áp dụng bất cứ một
biện pháp chăm sóc nào cùng có thể xuất hiện nguv cơ gây hại cho người bệnh.
Do vậy, trách nhiệm của nhân viên y tế là phải cân nhắc đê đảm bào ít gây tốn hại
nhất cho người bệnh.
Công bàng là không phân biột đăng cấp, tôn giáo, dân tộc,... khi chăm sóc
người bệnh.
1.2.3. Thái độ ứng xử là gì
Thái độ ứng xử vừa là một nhu cầu, vừa là nghệ thuật. Vậy làm thế nào để
mỗi nhân viên y tế có phong cách ứng xử thật văn hoá với đồng nghiệp, với người
bệnh, người nhà người bệnh, ứng xứ có hai phong cách: ứng xử phi ngôn ngữ và
ứng xử bằng ngôn ngữ.
Úng xử phi ngôn ngữ: Thế hiện qua nét mặt, nụ cười, thái độ, ánh mát, cử
chỉ, động tác hình thế.
Úng xử bàng ngôn ngữ thể hiện qua lời nói, người xưa thường nói:
“Lời nói chẳng mắt tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
1.3.
Những chú trương, biện pháp của ngành y tế để nâng cao y đức,
thái độ ứng xử trong khám chữa bệnh
Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác, danh y từ thể ky XVIII ông đã viết:
“Khi gặp những người cùng ngành nghề, nên khiêm tốn hoà nhã,
cẩn thận, chớ nên coi rẻ xem lơn. Đổi với người cao tuổi thì nên
cung kính lề phép. Đối với người giỏi hơn mình thì phải tôn thời
như bậc thầy. Đối với kẻ kiêu ngạo thì nhún nhường. Đối với người
15
non nớt thì nên dìu dắt giúp dỡ họ ”. Trong thư eửi cán bộ ngành y tế ngày
27/2/1955. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Các cô các chú phải thật thà
đoìm kết". Đó là những câu nói sâu sắc về văn hoá ứng xử đổi với những người
tự nguyện đứng trong hàng ngũ y tế. Dù xã hội có thay đổi đến thế nào chăng nữa,
song những chân lý ấy sẽ mãi mãi giữ nguyên giá trị.
Hiện nay, trong tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện thì sự hài lòng của
người bệnh là chỉ số rất quan trọng. Chính người bệnh là người cuối cùng xác
định chất lượng dịch vụ của bệnh viện. Biết được các mức độ đánh giá cùa người
bệnh sẽ giúp chúng ta cai thiện được chất lượng phục vụ và lập kế hoạch cãi tiến
phương thức phục vụ.
Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành chỉ thị 09/2001/CT-BYT ngày 8/8/2001 về
“Tăng cường y đức nâng cao tinh thần thái độ chất lượng chăm sóc
phục vụ người bệnh trong các cơ sở khám chừa bệnh Quyết định
4031/QĐ- BYT ngày 27/9/2001 quy định về “Chế độ giao tiếp trong các cơ
sở KCB” [3], đà chủ động xây dựng ké hoạch, phát động thi đua hàng năm, đồng
thời ra văn bân, nghị quyết, chuyên đề để hướng dẫn chỉ đạo các cấp công đoàn
trong ngành phối hợp với chính quyền đồng cấp triển khai thực hiện các nội dung
thi đua đề ra như: Chỉ thị số 192/CT-CĐYT ngày 11/6/2004 và Nghị quyết Hội
nghị ban chấp hành Công đoàn y tế Việt Nam kỳ 3 khoá X ngày 30/8/2004 về
“Một số giải pháp cấp bách vềy đức trong giai đoạn hiện nay ” nhằm
ngăn chặn tiến tới loại trừ khói bệnh viện những hiện tượng tiêu cực trong KCB,
trong chăm sóc phục vụ người bệnh, nhất là thái độ thờ ơ, lạnh lùng, tắc trách
trước người bệnh, thu tiền ngoài giờ không đúng với các quy định của Nhà nước.
Ngày 26/5/2008, Bộ trướng Bộ Y tế ban hành quyết định 1816/QĐ- BYT
phê duyệt đề án: “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện
tuyến trên về hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất
lượng khám chữa bệnh ■“ (gọi tắt là đề án 1816). Ngày 18/8/2008 Bộ
16
trưởng Bộ Y tế ký Ọuyết định số 29/2008/QĐ-BYT ban hành quy tắc ứng xử của
cán bộ, viên chức trong đơn vị sự nghiệp (Gụi tắt là quy tác ứng xử) [6].
Việc cử cán bộ chuyên môn luân phicn từ bộnh viện tuyến trên về hồ trợ bộnh
viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh có ý nghĩa quan trọng
trong công tác chăm sóc bảo vộ và nâng cao sức khoé nhân dân, tiến tới đảm bảo
sự công bằng trong công tác chăm sóc sức khoe tại các vùng miền trong cả nước,
dồng thời có tác dụng đào tạo nguồn tại chỗ có trình độ chuyên môn từng bước
đáp ứng nhu cầu khám chừa bệnh cùa nhân dân tại địa phương, góp phần giảm
tình trạng quá tài tại các bệnh viện tuyến trên.
Bộ Y tế tổ chức lễ phát động phong trào thi đua và làm theo lời Bác dạy,
thực hiện tốt đề án 1816 và Quy tắc ứng xử trong toàn ngành y tế nhằm thực hiện
thành công chủ trương tăng cường giáo dục, xây dựng y đức và nâng cao chất
lượng khám chữa bệnh là hành động thiết thực đẩy mạnh cuộc vận động“ Học
tập và làm theo tắm gưong đạo đức Hồ Chi Minh'' theo tinh thần chỉ thị
06/CT - TW ngày 11/6/2006 của Bộ Chính trị trong ngành y tế.
Trong lực lượng ngành y tế, đội ngũ điều dưỡng chiếm phần đông, tại các
cơ sờ khám chữa bệnh chiếm hơn một nửa cán bộ viên chức trong đơn vị và có
nghĩa vụ đạo đức mang tính đặc thù đó là: chăm sóc, điều trị, cứu người, làm giảm
nhẹ sự đau đớn cùa con người do bệnh tật và do can thiệp y tế. Với lý do đó ngày
10/9/2012 Hội điều dưỡng Việt Nam ban hành Quyết định số 20/QĐ - HDD về
việc ban hành “Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng Việt Nam
”.
Tiếp đó Bộ Y tế có chỉ thị số 03/CT-BYT ngày 01/4/2013 về việc tăng
cường các giải pháp thực hiện tốt Quy tắc ứng xử, nâng cao đạo đức nghề nghiệp,
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại các cơ sở khám, chữa
bệnh [12],
17
Gần đây Bộ Y tế ban hành Thông tư 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014
quy định về quy tắc ửne xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại
các cơ sở y tế. Trong thông tư đã nêu rõ những việc phái làm và những việc không
được làm khi ứng xử của công chức, viên chức y tế khi thi hành công vụ nhiệm vụ
được giao; ứng xứ cúa công chức, viên chức y tế đối với đồng nghiệp; ứng xử của
công chức, viên chức y tể dối với cơ quan, tổ chức, cá nhân; ứng xử của công
chức, viên chức y tế troné các cơ sở khám chữa bệnh; ứng xử của lãnh đạo. quán
lý các cơ sở y tế [42J.
1.4.
Các nghiên cứu về sử dụng dịch vụ y tế và thái độ ứng xử của nhân
viên y tế O' các CO' sỏ' khám chữa bệnh trong nước
Thái độ ứng xử cua nhân viên y tế đáp ứng sự hài lòng cùa người bệnh và
phần nào nói lên chất lượne phục vụ của các cơ sở y tế.
Vì vậy gần đây đã có nhiều đề tài nghiên cứu về chất lượng dịch vụ khám
chữa bệnh, mức độ hài lòng của bệnh nhân đối với từng dịch vụ y tế của từng
bệnh viện trên phạm vi cả nước. Năm 2001 tác giả Lê Thanh Hoà thực hiện
nehiên cứu tỷ lệ bệnh nhân hài lòne tại khoa ngoại bệnh viện đa khoa Đồng Tháp
có 89,3 % bệnh nhân hài lòng về chất lượng điều trị. Năm 2003 Lê Thanh Ni
nghiên cứu về mức độ hài lòng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện Chợ Rầy, có
79,9% bệnh nhân hài lòng về thái độ phục vụ. Năm 2009 tác giả Hoàng Thị Tuyết
Mai nghiên cứu về sự hài lòníỉ của bệnh nhân điều trị tại bệnh viện
c Đà Nằng có
90,5% hài lòng chung về khám chữa bệnh[30].Nãm 2009 Vũ Văn cẩn (Ninh Bình)
nghiên cứu thực trạng hoạt động KCB và sự phản hồi của khách hàng tại bệnh
viện đa khoa Tỉnh Ninh Binh (2006 - 2008),đánh giá về chất lượng cung cấp các
dịch vụ y tế cơ bản là tốt có 81,8% người bệnh hài lòng khi vào KCB[8]. Năm
2011 Đồ Thị Phương Thào nghiên cứu thực trạng nhân lực y tế và hoạt động khám
chữa bệnh của một số bệnh viện huyện thuộc Thành phố Hà nội năm 2008 - 2010
18
đang còn thấy một số bất cập về nhân lực và chất lượng dịch vụ y tế trong khám
chừa bệnh ỡ tuyến huyộn[37]. Năm 2012 Cao Mv Phượng nghiên cứu về sự hài
lòng cùa người bệnh tại các bệnh viện đa khoa trong tình Trà Vinh, có 89,3% hài
lòng về thái độ phục vụ của nhân viên y tế, 86,7% hài lòng về chất lượng khám
bệnh [35].Năm 2014 Đồ Mạnh Hùns nshiên cứu thực trạng nhận thức, thực hành y
đức của điều dưỡng viên tại BV Nhi TW và kết quả một số biện pháp can thiệp thì
đa số khách hàng hài lòng với tác phong phục vụ cùa điều dưỡng viên tại bệnh
viện, nhưng còn tý lệ vi phạm các hành vi đạo đức chiếm dưới 6%[23]
Một vài bệnh viện khác ở miền Nam Việt Nam khi bắt đàu thực hiện ISO
9001: 2000 như bệnh viện Bà Rịa Vũng Tàu, Bệnh viện Tiền Giang, Bệnh viện
Sản Nhi Nghệ An, Bệnh viện đa khoa Quỳnh Lưu Nghệ An cũng có những cuộc
khảo sát sự hài lòng của bệnh nhân trong khám chừa bệnh tại bệnh viện góp phần
nâng cao ỷ thức xcm bệnh nhân là khách hàng.
Qua các nghiên cứu về đánh giá mức độ hài lòng của người bệnh về dịch
vụ khám chừa bệnh và thực tế tại Bệnh viện cta khoa Anh Sơn - Nghệ An thấy
được rằng một số vấn đề mà người bệnh hoặc thân nhân người bệnh không hài
lòng đỏ là:
- Cán bộ y tế không rõ ràng trong khâu tiếp nhận bệnh nhân, đế bệnh nhàn
nằm chờ, trong khi cấp cứu chậm chạp, khám qua loa và không giải thích về tình
trạng bệnh, hướng dần điều trị lúc thăm khám; để bệnh nhân đỏng tiền trước thì
mới được làm hồ sơ nhập viện, không hướng dẫn các việc phải chuẩn bị để làm
xét nghiệm. Khi nhập khoa, những mong muốn của bệnh nhân không được quan
tâm và nhàn viên y tế không giải thích rõ ràng tình trạng bệnh, không được khám
liền khi vào khoa, không được hưởng dẫn ché độ ăn hồ trợ cho việc điều trị, thái
độ phục vụ của bác sỹ cỏ vẻ chiếu lệ và điều trị không khỏi bệnh. Điều dưỡng
viên săn sóc không chu đáo, thái độ cư xử thiếu thân thiện, hộ lý nói chuyện “lớn
tiếng” và kém hoà nhã với bệnh nhân [30].
19
- Ngoài ra còn có việc khiến người bệnh không hài lòng nữa: Như nói quá
“lớn tiếng” khi mời người bệnh ra khỏi phòng, phòng điều trị nóng bức thiếu tiện
nghi, nhà vệ sinh chật chội, có mùi hôi. Phố biến nội quy, quy định của bệnh viện
sơ sài, khi góp ý thì sợ nhân viên bệnh viện đế ý, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quá
điều trị của bệnh nhân tại bệnh viện.
- Người bệnh khi đến bệnh viện yêu cầu chính đáng của họ là được thầy
thuốc khám kỹ, chấn đoán chính xác, biết được bệnh gỉ, thuốc đầy đu và kê đơn
thuốc phải cân nhắc phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của họ, thầy thuốc phải giải
thích tình trạng bệnh và không đề bệnh nhân chờ quá lâu. Người bệnh nằm viện
có nhu cầu được chăm sóc chu đáo, hướng dần cụ thể chế độ ăn uống, sinh hoạt,
đảm bào vệ sinh, tiện nghi và thoải mái [32],
Và để được hài lòng nhiều hơn
- Trước tiên đòi hôi chất lượng khám chữa bệnh, đội ngũ nhân viên y tế cùa
bệnh viện phải nâng cao tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ, ứng xử đổi với
người bệnh. Trong quá trình tiếp xúc với người bệnh lời nói tốt (ôn tồn, nhã nhặn,
lịch thiệp), cử chi ân cần, thân thiện, hướng dần cặn kẽ những điều thiết yếu mà
người bệnh cần được thông tin để họ áp dụng như: khâu tiểp nhận người bệnh đến
tình trạng bệnh, hướng điều trị lúc thăm khám, việc chuẩn bị đe làm xét nghiệm...
- Tăng cường nhắc nhở nhân viên y tế nâng cao tinh thần thái độ ứng xử,
phục vụ. Quan tâm đến lời nói, hướng dần cặn kẽ những điều thiết yếu mà bệnh
nhân và thân nhân cần thực hiện,
về phía lãnh đạo các bệnh viện cần cải tiến thủ
tục hành chính, xây dựng các chuẩn mực giao tiếp bẳt buộc, đưa tiêu chí về sự hài
lòng người bệnh vào xép loại hàng tháng, thi đua khen thường, cải tiến khâu diều
trị (thực hiện tốt quy chế bệnh viện)... cải tiến phương thức cho bệnh nhân góp ỷ
bằng phiếu thăm dò, hòm thư góp ý ớ các khoa, phòng, đường dây nóng cùa bệnh
viện ... thường xuycn giám sát kiểm tra và có khen thưởng kịp thời các cá nhân
tập thế có thành tích xuất sắc nhận được nhiều lời khen từ người bệnh.
20
- Ngoài ra Ban giám đốc bệnh viện cần nâng cao năng lực quàn lý, điều
hành đến tận khoa, phòng, xây dựng nề nếp làm việc khoa học trong bệnh viện.
Cử cán bộ đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật thông tin,
trao đối y đức. cần phát phiếu thăm dò cho bệnh nhân ra viện để họ bày tỏ hài
lòng hay không hài lòng với ai và điều gì trong khoa, phòng của bệnh viện đê sau
có sự phân tích, tông hợp và điêu chinh kịp thời.
- Sự hài lòng của người bệnh còn sinh ra từ nụ cười thân thiện của thầy
thuốc. Thầy thuốc mà trong lúc thăm khám, thực hiện y lệnh mà ánh mắt thì
nghiêm khắc, vẻ mặt “lạnh lùng”, lời nói “nhát gừng”, thậm chí còn “nạt nộ”, thỉ
dù trình độ chuyên môn có giỏi cũng khó làm cho người bệnh hài lòng. Đôi khi
thái độ ân cần, nụ cười thần thiện của thầy thuốc cũng là liệu pháp có hiệu quà
nâng cao chất lượng thăm khám, điều trị và sự hài lòng cho bệnh nhân [30].
Sự hài lòng của đỏi tượng mà đội ngũ thây thuôc và cán bộ viên chức bệnh
viện phải phục vụ là tiêu chí đế đánh giá chất lưựng điều trị, y đức của ngành và
của xã hội.
Nâng cao chất lượng điều trị phải được xem là mục tiêu của mỗi cơ sở y tế.
Cố nhiều tiêu chí khác nhau đế đánh giá chất lượng điều trị, nhưng suy cho cùng
thì phải hướng đến sự hài lòng của người bệnh trong đó thái độ ứng xử là một vấn
đề hết sức quan trọng.
1.4.
ỉ. Những yếu tố làm bệnh nhãn hài lòng vào điều trị tại bệnh viện
- Thông tin hướng dẫn rõ ràng.
- Cách tổ chức cơ sở hạ tầng, vệ sinh ngoại cảnh.
- Thái độ ứng xử, phục vụ của nhân viên y tế.
- Tiện nghi và các thiết bị khám chừa bệnh.
- Giá thuốc tại các bệnh viện.
- Năng lực chuyên môn cùa đội ngũ cán bộ y tế.
- Mối quan hệ giừa nhân viên y tế với người bệnh.
21
- Quy trình khám chừa bệnh, nhập viện, thanh toán khi ra viện.
Tuy nhiên cơ chế quán lý, sử dụng, thanh toán BHYT còn nhiều bất cập và
gây phiền hà cho cả cơ sớ khám chữa bệnh cũng như người bệnh đã dần được cải
thiện, trong tình trạng quá tải chung của các cơ sở y tế công: số lượng bệnh nhân
tăng vọt thường xuyên trong khi biên chế về nhân sự không tăng hoặc tăng không
kịp, tồn tại một khoảng thời gian chờ đợi không thể tránh được. Giải pháp tốt nhất
là có thế đáp ứng tốt nhất nhu cầu đòi hòi của người sử dụng đế họ có cảm giác
thoải mái đã phải chờ đợi, hoặc tận dụng thời gian đó một cách hừu ích nhất.
1.4.2. Những yếu tố làm bệnh nhãn than phiền khi khám chữa bệnh
- Không được hướng dần theo dõi sau khi xuất viện.
- Không được quyết định về việc điều trị cho mình.
- Không thông báo đầy đủ về nội quy, quy định của bệnh viện.
- Không được chuẩn bị kỹ lưỡng về xuất viện.
- Không được đáp ứng đầy đủ khi muốn biết thông tin về bệnh của mình.
- Không được hồ trợ về tinh thần trong điều trị.
- Không được thông báo về tác dụng phụ của thuốc.
- Không được giải thích về kết quả xét nghiệm.
Tất cả những vấn đề trên đều liên quan rất nhiều đến thái độ ứng xử của
nhân viên y tế.
1.5.
Dánh giá sự hài lòng của người bệnh theo Tổ chức y tế The giới
Đối với lĩnh vực chăm sóc y tế, sự hài lòng cùa người bệnh được cho là cẩu
phần quan trọng và tiêu chí đánh giá chất lượng chăm sóc y tế. Chú trọng vào chất
lượng chăm sóc và đo lường kểt quà đầu ra làm tăng đánh giá có ý nghĩa về nhận
thức của người bệnh với dịch vụ họ nhận được. Sự hài lòng của người bệnh chính
là mối quan tâm quan trọng đế đảm bào chất lượng và kết quả chăm sóc như mong
đợi. Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ quan tâm về nhu cầu và nhận
thức điều trị cúa người bệnh, cần phái lập kế hoạch, chương trình, đánh giá và xác
22
định các khu vực có tiềm năng cần cải thiện. Các cơ sở y tế cần đo lường sự hài
lòng của người bệnh để xác định các vấn đề liên quan đến người bệnh và thực
hiện các bước đế khắc phục vấn đề còn thiếu sót [43],
Sự hài lòng hoặc không hài lòng của người bệnh được coi là vấn đề hết sức
phức tạp, nó gắn với những mong đợi của người bệnh, tình trạng sức khoẻ, đặc
điểm cá nhân cũng như đặc trưng của mỗi hệ thống y tế. Bời vì đây là dịch vụ
thuần tuý về chăm sóc sức khoẻ nên theo kinh nghiệm cho thấy sự phàn hồi lại
thông tin có thể lý tưởng hoá bằng cách thu thập thông tin qua các cuộc phỏng
vấn. Điều này đảm bão thông tin sẽ bắt kịp và đọng lại trong tâm trí người bệnh
khi và nếu có gặp phải vấn đề về chất lượng, những thông tin này sẽ được gợi lại
trong tâm trí người bệnh về những dịch vụ không đạt yêu cầu.
Thách thức quan trọng đối với nhà quản lý chăm sóc sức khoẻ là tìm và lựa
chọn các phương pháp thích hợp để đo lường sự hài lòng cùa người bệnh cũng
như các cấu phần trong 11Ó [66]. Thách thức này được thực hiện khá phức tạp
bởi thực tế đo lường chất lượng của dịch vụ lại được xác định bởi yếu tố cá nhân,
hành vi cùa người bệnh trong khi đó chất lượng vồ mặt kỳ thuật và dịch vụ lại ở
cơ sờ y tế. Tính chủ quan về chất lượng và giá trị của những dịch vụ làm cho việc
xác định và thực hiện các phcp do khó khăn hơn.
Trong lĩnh vực y tế, đo lường chất lượng dịch vụ chăm sóc người bệnh có
một lịch sử lâu dài. Trong nghiên cứu kinh điển của Donabedian về đánh giá chất
lượng thì sự hài lòng của người bệnh là một trong những tiêu chuẩn đế đánh giá
chất lượng dịch vụ. Sự hài lòng cùa người bệnh với việc sử dụng dịch vụ trong
quá khứ và hiện tại là một phần của kct quá chăm sóc y tế. Thêm vào đó nhận xét
của người bệnh trên các khía cạnh về chất lượng, đặc biệt những cám kích của
người bệnh về dịch vụ cũng là để đánh giá sự hài lòng cùa người bệnh [50]. Các
nhà nghiên cứu đứng từ góc nhìn khách quan đã chỉ ra rằng có khoáng 80 - 94%
thiệt hại trong quá trình thực hiện là do chất lượng dịch vụ kém, nghèo nàn có thể
23
do hoạt động quán lý hoặc hệ thống thiết lập quán lý. Và khoáng 85% quá trình lồi
hệ thống, quy trình, cấu trúc và thực hiện tổ chức, chi có khoảng 15% xuất phát từ
người không chăm sóc hoặc chăm sóc chưa tận tình [43],
1.6.
Vấn đề nâng cao thái độ ứng xử trong khám chữa bệnh
Vấn đề đánh giá hiệu quả sự hài lòng quản lý vần căn cứ vào công tác kiểm
tra thường xuycn, đột xuất, định kỳ dựa trên quy chế, quy định văn bàn ... của
Naành y tế ở cấp Bộ, Tinh và Bệnh viện. Thông thường các biểu mẫu và phương
thức đánh giá có tính chất định tính, hay thay đổi chuẩn nên khó có thể so sánh
trong nhiều năm.
Tại một số bệnh viện phương thức thường dùng là quan sát, phỏng vấn, đối
chiếu (Thông qua hội đồng bệnh nhân cũng như các buổi tiếp dân ...), so sánh để
chấm điểm, ngoài ra ờ khoa, phòng đều có thùng thư góp ý dành cho bệnh nhân để
tìm ra biện pháp tốt đế cải tiến.
Thông qua các lần kiểm tra có thể đánh giá cách quản lý (sự hài lòng và
cách tồ chức thực hiện nhiệm vụ khám chừa bệnh) cùa bệnh viện một cách tương
dổi chấp nhận dược vì đa số đều được thực hiện nghiêm chinh và được kiểm soát
thực hiện nghiêm túc tuy chưa được khách quan. Tuy nhicn các bộ câu hỏi căn
bản chưa được nghiên cứu hợp lý theo đúng mục tiêu đề ra. Các cuộc kiểm tra vẫn
nghiêng về kiểm tra mang tính hành chính hơn là quản lý phục vụ bệnh nhàn,
nhiều bệnh viện thường dưa ra biện pháp đổi phó.
Thách thức lớn nhất đối với nhu cầu nâng cao chất lượng khảm chữa bệnh
là đòi hỏi nâng cao y đức, thái độ ứng xử của thầy thuốc trong nền kinh tế vận
hành theo cơ chế thị trường, và đã xuất hiện một sức ép rất lớn của xã hội đối với
ngành. Từ nhiều năm, các biện pháp sau đây đã được thực hiện:
1.6.1. Trong các tnrờng dại học Y, Dược
24
Sinh viên rèn luyện đế điều chinh thái độ, hành vi đối với người bệnh bàng
lương tâm và trách nhiệm cao. Y đức được hình thành từ nhân cách mồi người, từ
nếp sống gia đình, từ trường học đặc biệt trường y và xã hội.
1.6.2. Tại đơn vị khảm chữa bệnh
Cần giáo duc tinh thần tận tuỵ phục vụ người bệnh thường xuyên và có nề
nếp. Có kiểm tra, khen thường cũng như xử lý nghiêm khắc.
1.6.3. Hệ thống văn bản khám chừa bệnh
Xây dựng hệ thống văn bản pháp quy về khám chừa bệnh, là cơ sở pháp lv
cho thanh tra, kiểm tra việc hành nghề của người cán bộ y tế.
1.6.4. Quản lý hành nghê Y Dược
Ngành y kết hợp với Hội Y - Dược học quán lý chất lượng hành nghề dược
theo đúng quy định.
1.6.5. Phẩm chất cán bô
Dào tạo đội ngũ cán bộ có phẩm chất, có năng lực quản lý điều hành và có
trình độ chuyên môn giỏi. ỉ. 6.6. Quy chế bệnh viện
Thực hiện nghiêm túc các quy chế bệnh viện, đặc biệt các quy định về y
đức, quy chế dân chủ cơ sở, công khai, thực hiện công bằng xã hội, quan tâm tới
người nghco, người có công với nước.
1. 6.7. Sự quan tâm với toàn xã hội
Trân trọng người thầy thuốc, có những sẻ chia với người thầy thuốc khi họ
đã gắng hết sức vẫn có những rủi ro và có những bệnh mà y học đang bó tay.
1.6.8. Điều chỉnh chính sách
Điều chỉnh chính sách đế chăm lo đời sống cán bộ y tế về vật chất và tinh
thần, đặc biệt ớ vùng sầu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
1.6.9. Thay dổi các hình thức kiềm tra dể dánh giá chất lượng hoạt dộng
của bệnh viện hàng năm
25
Những năm trước năm 2013 là các bảng điểm có thang điểm 100 cho các
tiêu chí để chấm điểm xếp loại bệnh viện, từ năm 2013 sử dụng 83 tiêu chỉ để
đánh giá chất lượna bệnh viện theo quyết định 4858/QĐ- BYT ngày 03/12/2013
cùa Bộ trưởng Bộ Y tế.
Và dựa vào góp ý của xã hội cũng như của chính các cơ sỡ y tế để khẳng
định mục tiêu xem bệnh nhân là khách hàng trở thành mục tiêu hàng đầu trong
công tác phục vụ bệnh nhân.
1.7.
Sự hình thành và phát triển bệnh viện đa khoa Anh Son - tỉnh Nghệ
An
Huyện Anh Sơn được thành lập từ tháng 4/1963, tách ra từ huyện lớn Anh
Sơn theo quyết định số 32/QĐ - TTg ngày 19/4/1963 của Thủ tướng Chính phủ.
Huyện được cấu thành 20 xà và 01 thị trấn. Là một huyện miền núi thuộc miền
Tây Nghệ An, trải dọc theo đôi bờ sông Lam và Quốc lộ 7, phía đông giáp với
huyện đồng bằng Dô Lương, phía bấc giáp huyện miền núi Tân Kỳ và huyện vùng
cao Ọuỳ I lợp, phía tây giáp với huyện vùng cao Con Cuông và nước bạn Lào,
phía nam giáp với huyện miền núi Thanh Chương với diện tích 602,9991 km 2.
Cách thành phổ Vinh hơn 100 km về phía Tây. Địa hình nghiêng dần từ phía Tây
về phía Đông. Giao thông không được thuận lợi lắm vì có 08 xã nằm phía bcn bờ
sông Lam đi lại khu vực trung tâm tương đối khó khăn nhất là vào mùa mưa. Dân
số (theo thống kê đến 31/12/2012) huyện Anh Sơn có khoảng 102.080 nhân khẩu,
có 252 thôn, bản, làng dân tộc thiểu số. Thành phàn dân tộc gồm đồng bào dân tộc
Kinh và dân tộc Thái, có 8 xã có đồng bào dân tộc với 7.151 nhân khẩu.
Bệnh viện đa khoa Anh Sơn được thành lập từ năm 1963. Đến bây giờ
Bệnh viện đa khoa Anh Sơn là bệnh viện đa khoa hạng III trực thuộc Sỡ y tế Tinh
Nghệ An. Bệnh viện đa khoa Anh Sơn đóng ở khối VIA - thị trấn Anh Sơn - Nghệ
An, là một vị trí trung tâm của huyện. Thực hiện các chức năng nhiệm vụ khám
chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành.