Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Thực trạng chăm sóc người bệnh có hội chứng cai rượu tại viện sức khỏe tâm thần bệnh viện bạch mai năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.78 KB, 72 trang )

NGUYỄN THỊ LƯƠNG

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NGUYỄN THỊ LƯƠNG

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
CÓ HỘI CHỨNG CAI RƯỢU TẠI VIỆN SỨC KHỎE TÂM THẦN
BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2022

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH - 2022

NAM ĐỊNH - 2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ LƯƠNG

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
CÓ HỘI CHỨNG CAI RƯỢU TẠI VIỆN SỨC KHỎE TÂM THẦN
BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2022
Chuyên ngành: Chăm sóc sức khỏe tâm thần
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Ths. Lê Văn Cường

NAM ĐỊNH – 2022


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... ii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chương 1 ...................................................................................................... 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC QUY ĐỊNH .................................................... 3
1. Đặc điểm chung về lạm dụng rượu và nghiện rượu ................................ 3
1.1.Lạm dụng rượu ..................................................................................... 4
1.2. Nghiện rượu ........................................................................................ 4
1.3. Mức độ phổ biến của lạm dụng rượu và nghiện rượu........................... 5
1.4. Hậu quả của lạm dụng rượu và nghiện rượu ........................................ 5
2. Dịch tễ của nghiện rượu ......................................................................... 6
3. Biểu hiện lâm sàng của nghiện rượu ....................................................... 8
4. Hội chứng cai rượu ............................................................................... 13
5. Loạn thần do rượu ................................................................................ 15
6. Điều trị nghiện rượu ........................................................................... 211
7. Chăm sóc người bệnh có hội chứng cai rượu ........................................ 22
8. Các quy định liên quan tới chăm sóc người bệnh cai rượu .................... 25
Chương 2 .................................................................................................... 27
MÔ TẢ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ ............................................................ 27
2.1. Giới thiệu tóm tắt về Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
................................................................................................................. 27



2.2. Thực trạng cơng tác chăm sóc người bệnh có hội chứng cai rượu tại
Viện Sức khỏe Tâm Thần - Bệnh viện Bạch Mai năm 2022. .................... 34
2.3. Một số ưu điểm và tồn tại .................................................................. 39
2.3.1. Ưu điểm ...................................................................................... 39
2.3.2. Tồn tại ...................................................................................... 420
Chương 3 .................................................................................................. 431
BÀN LUẬN ............................................................................................... 441
3.1. Bàn luận kết quả chăm sóc người bệnh ............................................ 441
3.2.Ưu điểm ............................................................................................. 42
3.3.Tồn tại ................................................................................................ 42
3.4. Nguyên nhân của các tồn tại .............................................................. 43
3.5. Đề xuất giải pháp............................................................................... 43
3.5.1. Giải pháp về quản lý ................................................................... 43
3.5.2. Giải pháp về kỹ thuật .................................................................. 43
3.5.3. Đối với gia đình người bệnh ..................................................... 474
KẾT LUẬN ............................................................................................... 496
1.

Thực trạng cơng tác chăm sóc người bệnh có hội chứng cai rượu .. 496

2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh có hội chứng
cai rượu: ................................................................................................. 496
ĐỀ XUẤT.................................................................................................. 518
1. Đối với Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai ................... 518
2. Đối với nhân viên y tế ........................................................................ 518
3. Các ưu và nhược điểm .......................................................................... 52
4. Nguyên nhân của các việc đã làm được và chưa làm được ................... 53


CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHĂM SÓC

NGƯỜI BỆNH CAI RƯỢU TẠI BỆNH VIỆN ........................................ 55
1. Đối với nhân viên y tế .......................................................................... 55
2. Đối với gia đình người bệnh ................................................................. 56
3. Đối với mạng lưới y tế cấp cơ sở ........................................................ 596
4. Đối với Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai ................... 607
KẾT LUẬN ............................................................................................... 618


i

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình học tập và hồn thành chuyên đề tốt nghiệp tôi nhận được
sự giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo sau đại
học cùng các thầy cô giáo Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã nhiệt tình
giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập.
Tơi xin chân thành cảm ơn đến Ban Lãnh đạo Viện Sức khỏe Tâm thần –
Bệnh viện Bạch Mai, các cán bộ y tế trong Viện đã giúp đỡ, chia sẻ cho tôi
những kinh nghiệm quý báu trong thời gian tôi học tập và làm chuyên đề.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Thạc sỹ Lê Văn Cường giảng viên trường Đại
học Điều dưỡng Nam định đã giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tơi
thực hiện và hồn thành chun đề này.
Tơi xin chân thành cảm ơn người bệnh, gia đình người bệnh đã thông cảm
tạo điều kiện cho tôi được thăm khám tiếp xúc, lắng nghe và thực hiện nghiêm
túc những lời khuyên dành cho họ.
Tôi xin được cảm ơn các bạn trong lớp Chuyên khoa I, khóa 9 hệ 2 năm
đã cùng vai sát cánh với tơi để hồn thành tốt chun đề này.
Xin chân thành cảm ơn!

Ngày 10 tháng 10 năm 2022

Học viên

Nguyễn Thị Lương


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Lương, học viên lớp Điều dưỡng chuyên khoa I khoá
9, Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định, xin cam đoan:
1. Đây là chuyên đề do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của Ths. Lê Văn Cường.
2. Cơng trình này khơng trùng lập với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.
3. Các thông tin trong chuyên đề là hồn tồn chính xác, trung thực và khách
quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nghiên cứu. Tơi xin hồn
tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Ngày 10 tháng 10 năm 2022
Học viên

Nguyễn Thị Lương


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, rượu được biết đến như một vấn đề nan giải trong xã hội hiện
đại. Nhiều người vẫn lầm tưởng rượu là một chất kích thích. Nhưng trên thực tế
nó là chất ức chế thần kinh trung ương, ảnh hưởng mạnh đến tâm tính sự phán
đốn, cử chỉ, tính tập chung và ý thức của người sử dụng. Với số lượng vừa phải
rượu làm cho người uống cảm giác khoan khoái dễ chịu vui vẻ, giải khuây, giúp

quên đi những khó khăn nhọc nhằn trong cuộc sống. Nhưng nếu lạm dụng rượu,
uống rượu lượng nhiều và đều đặn mỗi ngày trong thời gian dài sẽ dẫn đến
chứng nghiện rượu. Nó sẽ ăn mịn sức khoẻ và nhân cách, gây nhiều tác hại
nặng nề, có thể làm băng hoại đạo đức xã hội và đổ vỡ hạnh phúc gia đình
Số người sử dụng rượu trên thế giới có xu hướng ngày càng tăng, tuổi bắt
đầu uống ngày trẻ, bệnh lý do rượu ngày càng trầm trọng. Theo ước tính của
WHO, năm 2010 đã có 208 triệu người (4,1% dân số trên 15 tuổi) mắc chứng
nghiện rượu trên toàn thế giới. Nhiều bệnh viện tâm thần ở các nước phát triển
đã phải dành 30% giường nội trú cho các bệnh lý do rượu[9]
Tại Việt Nam, theo Nguyễn Viết Thiêm và Lã Thị Bưởi năm 2000, nghiện
rượu chiếm 1,15% trong dân số. Trong những năm gần đây, tỷ lệ nghiện rượu
tăng nhanh. Năm 2010, nghiên cứu của Lê Tuấn Anh và Lý Trần Tình cho thấy
nghiện rượu tăng lên 3,24% [9]
Theo thống kê của Viện sức khỏe Tâm Thần – Bệnh viện Bạch Mai trong
6 tháng đầu năm 2022 số người phải nhập viện điều trị liên quan đến rượu là 146
người bệnh chiếm 5 -6% tổng số người bệnh điều trị nội trú của viện là 2714
người bệnh.
Đi kèm với số người bệnh phải nằm điều trị ngày càng tăng thì cơng tác
chăm sóc cho người bệnh cũng phải được quan tâm đúng mực để tăng cường
hiệu quả của điều trị. Hội chứng cai rượu biểu hiện cấp tính, bao gồm nhiều triệu
chứng tâm thần và cơ thể. Diễn biến hội chứng cai rượu phức tạp có thể tiến
triển thành sảng rượu hoặc có những diễn biến nặng dẫn đến tử vong. Chăm sóc


2
hỗ trợ bao gồm hạn chế cơ học: Người bệnh nên được đặt trong một mơi trường
an tồn, n tĩnh, điều chỉnh cân bằng nước và điện giải, đặc biệt bổ sung
vitamin B1 và các vitamin nhóm B khác nhằm dự phòng bệnh não Wernicke.
Để đảm bảo cho việc chăm sóc người bệnh cai rượu được tốt hơn và nhằm
hạn chế tỷ lệ tử vong góp phần làm giảm bớt gánh nặng cho nền kinh tế xã hội

thì vai trị của người điều dưỡng rất quan trọng. Do vậy tôi tiến hành nghiên cứu
chuyên đề: “Thực trạng chăm sóc người bệnh có hội chứng cai rượu tại Viện sức
khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai năm 2022” với 2 mục tiêu sau:
1. Mơ tả thực trạng chăm sóc người bệnh có hội chứng cai rượu tại
Viện sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai năm 2022.
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh
có hội chứng cai rượu tại Viện sức khỏe Tâm Thần – Bệnh viện Bạch Mai.


3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC QUY ĐỊNH
1. Đặc điểm chung về lạm dụng rượu và nghiện rượu
1.1. Lạm dụng rượu
1.1.1. Khái niệm
Uống rượu là một tập quán của con người trong giao tiếp cộng đồng đã
xuất hiện và tồn tại từ rất lâu trên thế giới có tính xã hội rộng rãi được ghi nhận
sâu sắc trong nhiều nền văn hoá của nhiều nền dân tộc. Tuy nhiên rượu là chất
tác động tâm thần, uống rượu ở mức độ vừa phải đem lại cho người uống cảm
giác sảng khoái, vui vẻ, hoạt bát trong giao tiếp.... Nhưng uống rượu ở những
liều lượng lớn người uống dễ lâm vào trạng thái say rượu khơng cịn làm chủ
được bản thân, thậm chí có thể hơn mê, ngộ độc cấp do rượu gây hại cho sức
khoẻ bản thân và được coi là lạm dụng rượu. Lạm dụng rượu là một khái niệm
đơi khi khó xác định ranh giới giữa việc sử dụng rượu thông thường và sử dụng
gây hại dẫn đến phụ thuộc rượu, nghiện rượu
1.1.2. Tiêu chuẩn lạm dụng rượu theo DSM-IV(1994)
Theo hội tâm thần học Hoa Kỳ trong tài liệu hướng dẫn chẩn đoán, thống
kê DSM-IV(1994) tiêu chuẩn lạm dụng rượu ghi nhận như sau:
- Hình thức sử dụng rượu khơng tương thích gây ra một sự biến đổi về
chức năng, hoặc một sự chịu đựng có ý nghĩa lâm sàng, đặc trưng bằng sự có

mặt của ít nhất một trong những biểu hiện sau trong vòng một năm
+ Sử dụng nhắc lại rượu dẫn đến làm mất khả năng thực hiện những
nhiệm vụ trọng yếu trong công việc, ở nhà hoặc ở trường
+ Sử dụng nhắc laiị rượu trong những tình huống gây hại về thể chất
+ Lập lại những vấn đề về tư pháp liên quan đến việc sử dụng rượu
+ Sử dụng rượu mặc dù biết có những vấn đề dai dẳng hoặc tái diễn giữa
các cá nhân hoặc xã hội xảy ra hoặc kịch phát lên do những tác động của rượu
+ Khơng có biểu hiện của sự phụ thuộc rượu


4
1.2. Nghiện rượu
1.2.1. Một số khái niệm về nghiện rượu
Năm 1894 Huss M( Thuỵ Sĩ)- Người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “ Nghiện
rượu” để chỉ những người uống rượu thường xuyên và thái quá có những vấn đề
về sức khoẻ cơ thể và tâm thần. Cho đến nay người ta đã xác định nghiện rượu
là một loại bệnh lý do rượu, có các tác nhân thúc đẩy và nguyên nhân khác nhau.
Tuy nhiên, định nghĩa thế nào là nghiện rượu thì vẫn đang là một vấn đề cịn khó
xác định. Đã có những định nghĩa khác nhau đề cập đến nhiều khía cạnh của
nghiện rượu
+ Năm 1951 Pougyet định nghĩa: Gọi là nghiện rượu khi một cá nhân đã
sử dụng rượu mà bị mất tự do vì rượu
+ Năm 1994, Hardy O và Keureis O định nghĩa nghiện rượu như sau
- Về mặt số lượng: Nghiện rượu là sử dụng hàng ngày vượt quá 1ml cho 1
kg cân nặng hoặc ¾ lít rượu vang 10% cồn cho một người đàn ông nặng 70kg
- Về mặt xã hội: Nghiện rượu là tất cả những hình thái uống rượu vượt
quá việc sử dụng thông thường và truyền thống
1.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện rượu
* Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện rượu theo ICD-10(1992) được xác định
như sau:

+ Thèm muốn mạnh liệt hoặc cảm thấy bắt buộc phải sử dụng rượu
+ Khó khăn trong việc kiểm tra tập tính sử dụng rượu về mặt thời gian bắt
đầu, kết thúc hoặc mức sử dụng
+ Xuất hiện hội chứng cai rượu khi việc sử dụng rượu bị ngừng lại hoặc bị
giảm bớt
+ Cho những bằng chứng vè sự dung nạp như tăng liều
+ Dần dần xao nhẵng những thú vui hoặc những thích thú trước đây
+ Tiếp tục sử dụng mặc dù có những hậu quả tác hại
Chỉ được chẩn đốn nghiện rượu khi có từ 3 điểm trở lên đã được trải
nghiệm hoặc biểu hiện trong vòng 1 năm trở lại đây


5
1.3. Mức độ phổ biến của lạm dụng rượu và nghiện rượu
Người ta nhận thấy việc tiêu thu rượu, bia có chiều hướng tăng lên trong
những thập kỷ qua. Theo Godard J có sự tương đồng trong tiêu dùng rượu ở
những quốc gia khác nhau, thể hiện bằng việc sử dụng bia tăng lên ở các nước
La Tinh, tăng sử dụng rượu vang ở các nước Anglo Xacxông và rượu mạnh
được dùng ở nhiều nơi. Chính vì thế mà tỷ lệ người nghiện rượu có xu hướng
tăng ở các nước
Tài liệu nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới ở 15 nước công nghiệp phát
triển cho thấy năm 1929 chỉ có 0,03% dân số nghiện rượu, năm 1940 tăng lên
0,33% và năm 1975 tăng lên 1,23% dân số. Tỷ lệ nghiện rượu trong dân chúng ở
các nước phương Tây tăng lên so với nước chiến tranh khoảng 2-3 lần
Ở nước ta cac bài báo cáo tại “ Hội nghị sơ kết nghiên cứu dịch tễ, lâm
sàng lạm dụng rượu” Năm 1994 cho thấy: Tỷ lệ lạm dụng rượu ở khu vực thành
phố chiếm 5-10,4% dân số, khu vực nông thôn 0,57-1,2%. Tỷ lệ nghiện rượu ở
thành phố 1,16-3,61% dân số, miền núi 2,34%; nông thôn 0,14-0,42%. Năm
2005 theo Lâm Xuân Điền tỷ lệ nghiện rượu riêng ở thành phố Hồ Chí Minh là
3% và chung cho cả nước 0,31-3% dân số, ngày nay con số này có thể tăng lên

rất cao
1.4. Hậu quả của lạm dụng rượu và nghiện rượu
Nghiện rượu và lạm dụng rượu không những để lại hậu quả nghiên trọng
cho chính bản thân người sư dụng rượu mà còn để lại những hậu quả xấu về mặt
kinh tế và an ninh toàn xã hội
1.4.1. Hậu quả đối với cá nhân
Rượu sau khi vào cơ thể sẽ được phân bố đến các cơ quan nội tạng, việc
Nghiện rượu và lạm dụng rượu lâu ngày sẽ từng bước ảnh hưởng đến chức năng
các cơ quan nội tạng, lâu dần sẽ gây rối loạn chức năng cơ quan nội tạng làm
phát sinh các rối loạn, các bệnh lý khác nhau
Năm 1996 Lâm Xuân Điền và cộng sự điều tra tại 5 bệnh viện đa khoa
Thành Phố Hồ Chí Minh cho thấy 17,1% số người có sử dụng rượu. Trong


6
đócác bệnh về tiêu hố 20,9%; các bệnh về xương khớp cơ 19,2%; các bệnh về
hô hấp 11,6%; các bệnh nhiễm khuẩn 8,1%; tim mạch 7,0%
1.4.2. Hậu quả về kinh tế- xã hội
Theo Ades J 1990 tại Pháp Nghiện rượu và lạm dụng rượu là nguyên nhân
cảu 60% số tử vong tai nạn giao thông. 10-20% số tử vong do tai nạn lao động
25% số tử vong do tự sát. Ở Bắc Mỹ và Châu Âu tỷ lệ chét tăng 1,6-4,7 lần ở
những người lạm dụng rượu. Chính vì vậy từ lây tổ chức y tế thế giới đã xếp các
bệnh lý do rượu đứng hàng thứ 3 sau các bệnh tim mạch và ung thư vè nguyên
nhân gây tử vong
Ở Việt Nam tổng hợp báo cáo trong “ Hội nghị sơ kết nghiên cứu dịch tế,
lâm sàng lạm dụng rượu” cho thấy trong số những người lạm dụng rượu nghiện
rượu có tới 31% mất việc làm, gia đình bị tan vỡ chiếm từ 8-18% gây tai nạn
cho người khác từ 5-20% bị thương vì uống rượu gây tai nạn cho mình từ 5-34%
phạm pháp bị bắt giữ từ 5-25%. Số người lạm dụng rượu và nghiện rượu bị sa
sút về kinh tế chiếm từ 45-69%

2. Dịch tễ của nghiện rượu
2.1. Tuổi
Nghiện rượu hay gặp ở lứa tuổi từ 30 tuổi trở lên. Tuy nhiên nghiện rượu
tăng lên nhanh chóng theo lứa tuổi khoảng 70% dân số nghiện rượu gặp ở người
dưới 40 tuổi, 90% người nghiện rượu dưới 50 tuổi và 94% người nghiện rượu ở
dưới 60 tuổi
Theo nghiên cứu của tác giả Việt Nam như Nguyễn Viết Thiêm, Trần
Viết Nghị, Qch Văn Ngư...thì có 27-50% số người nghiện rượu nằm trong độ
tuổi 30-40 nghĩa là độ tuổi lao động quan trọng. Một số tác giả đã tính ra tuổi
trung bình của người nghiện rượu ở Việt Nam là 42 tuổi
2.2. Giới
Tỷ lệ nam/ nữ nghiện rượu nói chung dao động từ 4/1 đến 8/1. Trong các
nghiên cứu lâm sàng ngày nay hầu hết người bệnh là nam giới


7
Theo tác giả Starova L.V tỷ lệ nghiện rượu ở nữ chỉ là 10% tổng số người
bệnh nghiện rượu
Ở Việt Nam các nghiên cứu về nghiện rượu đều cho thấy hầu hết người
bệnh là nam giới, số người bệnh là rất nhỏ nữ hầu như khơng có, có lẽ điều này
là do phong tục tập quán ở nước ta khác các nước Phương Tây. Phụ nữ Việt
Nam rất ít uống rượu nên hầu như khơng có người bệnh nữ bị nghiện rượu
2.3. Nghề nghiệp
Nghề nghiệp là mơi trường có ảnh hưởng lớn đến lạm dụng rượu, từ đó
phát sinh ra nghiện rượu. Có 3 loại nghề nghiệp liên quan đặc biệt đến nghiện
rượu là nông dân với môi trường nông thôn, tầng lớp công nhân lao động chân
tay nặng nhọc, những nghề phải tiếp xúc với công chúng nhiều như bồi bàn,
nhân viên chuyển hàng và giới kinh doanh
Nghiên cứu của tác giả Lý Trần Tình cho thấy cơng nhân chiếm tỷ lệ
34,4%, nông dân chiếm 32,3%; viên chức 6,3% và 21,7% làm nghề tự do

2.4. Trình độ học vấn
Các nghiên cứu trong và ngồi nước đều cho thấy có một tỷ lệ đáng kể
người bệnh có trình độ học vấn thấp. Theo Soayka M( 1990) cho thấy 64,2% có
học vấn phổ thơng trung học và 13,2% có học vấn tiểu học
Tác giả Trần Viết Nghị ( 1996) cho thấy có tới 80,6% số người nghiện
rượu chưa tốt nghiệp phổ thông trung học
2.5. Lượng rượu uống hàng ngày
Các nghiên cứu về lượng rượu uống hàng ngày của người bệnh nghiện
rượu còn khác nhau, tuỳ thuộc vào từng vùng miền và tập quán của nhân dân địa
phương. Nói chung lượng rượu uống trong ngày phải vượt qua 300ml rượu 40
độ thì người bệnh mới có thể trở thành nghiện rượu sau 10 năm uống liên tục.
Đây chỉ là giới hạn dưới của nghiện rượu. Người bệnh nghiện rượu thực tế uống
rải rác trong ngày tổng lượng rượu uống có thể lên tới 1000ml rượu 40 độ
2.6. Thời gian uống rượu của người bệnh nghiện rượu


8
Đa số các tác giả đều cho rằng thời gian uống rượu phải trên 10 năm trở
lên thành nghiện rượu. Chỉ một số rất ít các người bệnh rượu trên 5 năm đã trở
thành nghiện rượu. Nói chung, tỷ lệ người nghiện rượu có thời gian uống dưới 5
năm chỉ chiếm khoảng 10% số trường hợp, tỷ lệ cao nhất gặp trong nhóm uống
rượu từ 10-15 năm chiếm 60% các người bệnh ở các nhóm thời gian uống rượu
10-20 năm chiếm 30%
2.7. Tiền sử gia đình của người bệnh nghiện rượu
Những người con của các bệnh nhân nghiện rượu có tỷ lệ nghiện rượu cao
gấp 4-5 lần những người con của những người bệnh con không nghiện rượu.
Các nghiên cứu sau đó đã cho thấy nghiện rượu là một bệnh di truyền. Nghiện
rượu ở những người con một phần do ảnh hưởng trực tiếp từ lồi sống, sinh hoạt
của bố mẹ, phần khác do ảnh hưởng của tính di truyền đã được chứng minh qua
nghiên cứu những cặp sinh đôi cùng trứng và khác trứng. Khoảng 60% trường

hợp người bệnh nghiện rượu có bố mẹ anh em là người nghiện rượu
3. Biểu hiện lâm sàng của nghiện rượu
3.1. Giai đoạn 1( Giai đoạn giống suy nhược thần kinh)
Đây là giai đoạn khởi đầu của nghiện rượu. Thật ra lúc này người bệnh
chưa trở thành nghiện rượu và khi bỏ rượu họ khơng có hội chứng cai rượu. Tuy
nhiên đây là bước đầu tiên quan trọng mà người nghiện rượu nào cũng phải trải
qua. Người bệnh thích uống rượu và lượng rượu cũng tăng dần. Nếu khơng uống
rượu thì người bệnh cảm thấy thèm và nhớ rượu. Vì thế người bệnh tận dụng
mọi cơ hội để uống rượu
Đơi khi có thể ghi nhận các cơn say rượu bệnh lý của người bệnh. Đó là
tình trạng rối loạn ý thức trầm trọng, xuất hiện đột ngột sau khi uống một lượng
rượu nhỏ. Trong cơn say bệnh lý, người bệnh có thể có các rắc rối loạn hành vi
rất trầm trọng nhhư đánh người, đập phá,... Cơn say rượu bệnh lý thường kết
thúc đột ngột bằng một giấc ngủ. Khi thức dậy người bệnh khơng nhớ những gì
đã xảy ra trong cơn. Cơn say rượu bệnh lý tuy hiếm những rất đặc trưng cho giai
đoạn I của nghiện rượu


9
Cơn say bệnh lý có thể tái phát ngày càng trầm trọng và mật độ cơn ngày
càng nhiều nếu người bệnh vẫn tiếp tục uống rượu
Các người bệnh này dần dần thay đổi tính tình. Họ dần trở lên độc ác, hay
nổi cáu vô cớ, hay quấy nhiễu và đa nghi. Những nạn nhân của họ thường là vợ
con và các thành viên khác trong gia đình. Người bệnh hay quên mất ngủ, trí
nhớ và chú ý rất kém, hay mệt mỏi....khả năng lao động giảm sút nghiêm trọng.
Vì vậy giai đoạn này còn gọi là giai đoạn giống suy nhược thần kinh
Trong giai đoạn này, nếu người bệnh cai rượu thì các triệu chứng trên dần
biến mất. Nếu người bệnh tiếp tục uống rượu thì bệnh nhân sẽ chuyển sang giai
đoạn II của nghiện rượu
3.2. Giai đoạn II( Giai đoạn có hội chứng cai)

Trong giai đoạn này người bệnh đã thực sự trở thành nghiện rượu. Người
bệnh luôn trong tình trạng thèm rượu bắt buộc, khơng thể kiềm chế. Vì thế họ có
thể uống rượu bất cứ lúc nào. Nếu bị cấm uống họ sẽ tìm mọi cách để uống rượu
Bình thường cứ sau một khoảng thời gian nhất định họ lại phải uống rượu
để giảm cơn thèm rượu. Quãng thời gian này càng ngày càng ngắn lại, vì thế
khơng có gì phải ngạc nhiên nếu người bệnh ln triền miên trong trạng thái say
rượu
Nếu không được uống rượu người bệnh sẽ có hội chứng cai rượu. Hội
chứng cai rượu xuất hiện khi nồng độ cồn trong máu người bệnh giảm xuống. Vì
thế hội chứng cai hay xuất hiện vào buổi sáng, sau một đêm không được uống
rượu. Để ngăn chặn hội chứng cai rượu bệnh nhân phải uôgs ngay sau khi ngủ
dậy. Do vậy hành vi uống rượu vào buổi sáng bị coi là nghiện rượu ở hầu hết
các nền văn hoá trên thế giới
Trong giai đoạn này biểu hiện của trạng thái phụ thuộc thực tế chiếm ưu
thế. Tình trạng say rượu bệnh lý ngày càng gia tăng, khơng tự kiềm chế được và
có tính chất cưỡng bức( thèm bắt buộc). Người bệnh có đủ nghị lực để đấu tranh
chống lại cơn thèm rượu. Các triệu chứng ở giai đoạn I khơng những khơng biến
mất mà cịn phát triển tăng lên. Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn này là hội


10
chứng cai xảy ra khi người bệnh không uống rượu vài giờ hoặc vài ngày. Hội
chứng cai biểu hiện bằng các triệu chứng rối loạn tâm thần cũng như các triệu
chứng rối loạn thần kinh và các rối loạn cơ thể. Các triệu chứng này chỉ giảm
hoặc mất đi khi người bệnh uống trở lại. Các triệu chứng rối loạn tâm thần ở đây
rất rõ ràng. Trên nền khí sắc giảm xuất hiện trạng thái buồn rầu, dễ bực tức, giận
dữ, độc ác, đa nghi. Người bệnh cảm thấy sợ hãi vô duyên vô cớ và các ý tưởng
buộc tội mình có thể có ảo thị giác và ảo thính giác thật, giấc ngủ không sâu,
nhiều ác mộng, làm cho người bệnh có cảm giác khơng thoải mái sau khi ngủ
dậy

Hội chứng cai còn biểu hiện ở rối loạn thần kinh và thần kinh thực vật:
nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, run đầu chi, khơ miệng, chóng mặt, chán ăn,
buồn nn, ỉa chảy, tăng tiết mồ hội, có thể run nhẹ các cơ mặt
Biểu hiện rối loạn tâm thần trong giai đoạn này thường là tiến triển cấp
tính và kéo dài, triệu chứng đa dạng và ngày càng đậm nét hơn. Giai đoạn phụ
thuộc thực thể này có thể kéo dài 3-5 năm
Hội chứng cai rất hay gặp ở người nghiện rượu, nặng nề nhất la sảng
rượu:
+ Giai đoạn khởi phát
Sảng rượu có khởi phát đột ngột, cấp tính trong khoảng thời gian từ một
đến vài ngày sau khi ngừng uống rượu. Biểu hiện ban đầu của sảng rượu là bệnh
nhân mất ngủ, chếnh choáng, run lẩy bẩy, rối loạn thần kinh thực vật (đỏ da,
mạch nhanh, ra nhiều mồ hội, đánh trống ngực, lo lắng, sợ hãi). Quãng thời gian
từ lúc ngừng rượu cho đến khi có sảng rượu là khác nhau, thường từ 1-2 ngày,
nhưng có trường hợp phải sau 3-4 ngày. Sảng rượu luôn được bắt đầu bởi cơn co
giật kiểu động kinh, vì vậy, nếu bệnh nhân cai rượu có cơn co giật kiểu động
kinh thì cần phải đề phịng sảng rượu.
+ Giai đoạn tồn phát


11
Giai đoạn toàn phát của sảng rượu thường xuất hiện sau cai rượu 3-5 ngày
và có triệu chứng rất đa dạng và phong phú. Sảng rượu bao gồm 3 triệu chứng
chính sau:
– Mất ngủ hồn tồn: Bệnh nhân mất ngủ trầm trọng, họ khơng ngủ được
một tí gì trongvịng 24 giờ qua.
– Rối loạn ý thức: Bệnh nhân bị rối loạn định hướng không gian (không
biết đây là đâu), thời gian (không biết bây giờ là sáng hay chiều). Rối loạn định
hướng bản thân (khơng biết mình là ai) ít gặp.
– Hoang tưởng và ảo giác rất rầm rộ: Bệnh nhân có các ảo thanh thật, ảo

thị và hoang tưởng bị hại biểu hiện rất mạnh mẽ. Các hoang tưởng và ảo giác
này có bất kỳ lúc nào trong ngày và chi phối hành vi của bệnh nhân. Vì vậy họ
hay vùng chạy đột ngột, tấn công các kẻ thù vơ hình… kết quả là có thể gây ra
các tai nạn (ngã, chạm vào ổ điện, chém vào chân mình) có thể gây ra tử
vong.Các triệu chứng của sảng rượu thường tăng lên về chiều tối và giảm đi vào
buổi sáng.
+ Tiêu chuẩn chẩn đoán sảng rượu theo DSM 5[1]
A. Rối loạn ý thức cùng với giảm sự tập trung chú ý.Sự chú ý luôn xê
dịch.
B. Rối loạn nhận thức: Giảm trí nhớ, rối loạn định hướng, rối loạn ngơn
ngữ hoặc rối loạn khả năng quan sát.
C. Các rối loạn này xuất hiện cấp tính (trong vài giờ đến vài ngày) và tiến
triển có khuynh hướng dao động trong ngày.
D. Có bằng chứng về một hội chứng cai rượu.
3.3. Giai đoạn III( Giai đoạn bệnh não thực tổn thương do rượu)
Giai đoạn này có đặc điểm là biến đổi từ từ làm cho các triệu chứng ở giai
đoạn II nặng lên và xuất hiện thêm các triệu chứng mới. Thèm rượu có khuynh
hướng giảm đi bớt lè nhè và bớt quấy rối hơn trước, thèm bắt buộc đối với rượu
xây ra do các yếu tố loạn tâm thần nội sinh. Khả năng dung nạp rượu kém, trạng
thái say xảy ra với liều lượng nhỏ hơn giai đoạn I và giai đoạn II


12
- Hội chứng ở giai đoạn này diễn ra dài hơn, biểu hiện rối loạn thần kinh
vận mạch, rối loạn cơ thể và rối loạn kinh cũng nặng nề hơn giai đoạn I và giai
đoạn II. Biểu hiện trạng thái ở người bệnh với mạch chậm và xẹp mạch
Rượu đối với não:
Rượu khơng phải là một chất kích thích mà là một chất làm suy giảm cả
hai quá trình hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh trung ương. Nhưng rượu làm
mất ức chế mạnh hơn gây nên quá trình hưng phấn giả và vì vậy người uống

rượu cảm thấy hưng phấn, đỡ lo âu, sợ hãi, hoạt động nhiều, nói nhiều, khả năng
tự kiềm chế bản thân suy giảm nên lời nói thiếu tế nhị, suồng sã, sàm sỡ, cử chỉ
hoạt động thiếu chính xác.
Khi nồng độ rượu trong máu là 0,3% thì vận động và tư duy, tri giác đều
bị rối loạn. Khi nồng độ rượu lên tới 0,4% - 0,5% thì cả hai quá trình hưng phấn
và ức chế đều bị suy giảm, người uống rượu bị bất tỉnh, hôn mê và khi nồng độ
rượu lên đến 0,6% - 0,7% thì người uống rượu có thể tử vong.
Rượu ảnh hưởng đến các cơ quan khác:
- Tác dụng lên tuyến yên, gây nên rối loạn sự tăng trưởng, rối loạn kinh
nguyệt, rối loạn chuyển hóa nước và muối khoáng.
- Gây viêm dạ dày, viêm tụy cấp.
- Tác hại đối với gan: gây xơ gan, thối hóa mỡ gan.
- Các bệnh mạch máu, tim mạch, tăng lắng đọng choleterol ở mạch máu
và ở tim gây xơ mỡ động mạch.
3.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện rượu
Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện rượu (ICD-10):
Chỉ chẩn đốn nghiện rượu khi có từ 3 triệu chứng trở lên và được trải
nghiệm hay biểu lộ vào một lúc nào đó trong vịng 1 năm trở lại đây:
(1) Thèm muốn mãnh liệt. Cảm thấy bắt buộc phải uống rượu.
(2) Giảm hoặc ngừng uống rượu là một việc làm rất khó khăn (Khơng tự
làm chủ được mình).
(3) Khi ngưng sử dụng có hội chứng cai xuất hiện.


13
(4) Phải tăng liều dần mới đạt được khoái cảm.
(5) Bỏ bê công việc hàng ngày và dùng nhiều thời gian để tìm kiếm và sử
dụng rượu.
(6) Tiếp tục sử dụng rượu dù đã có những hậu quả về mặt cơ thể.
Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng cai rượu theo DSM IV (1994):

Ngừng hoặc giảm uống rượu khi đang uống liều cao và kéo dài.
Có ít nhất là 2 dấu hiệu dưới đây xảy ra sau tiêu chuẩn A vài giờ đến vài
ngày:
+ Tăng hoạt động tự động nhịp tim (nhịp tim > 100 lần/phút, mồ hội ra rất
nhiều).
+ Run tay.
+ Mất ngủ.
+ Buồn nôn hoặc nôn.
+ Ảo thị, ảo thanh và ảo khứu hoặc hoang tưởng.
+ Kích động tâm thần vận động.
+ Có trạng thái lo âu.
+ Có cơn co giật kiểu động kinh cơn lớn
4. Hội chứng cai rượu
4.1. Lâm sàng
Hội chứng cai rượu vẫn là một chẩn đoán lâm sàng nên cần loại trừ các
nguyên nhân khác đặc biệt khi có thay đổi ý thức và sốt. Các tình trạng như
nhiễm trùng thần kinh trung ương (viêm màng não), chấn thương (xuất huyết
nội sọ), rối loạn chuyển hóa, quá liều ma túy, suy gan và xuất huyết tiêu hóa có
thể giống hoặc cùng tồn tại với cai rượu. Có thể thực hiện chọc dị tủy sống và
chụp cắt lớp vi tính sọ não để loại trừ các chẩn đốn khác. Chẩn đốn sớm hội
chứng cai rượu có thể dẫn đến việc sử dụng thuốc an thần không phù hợp và trì
hỗn các chẩn đốn khác.
Người bệnh trong tình trạng mệt mỏi, uể oải, nhưng người bệnh khơng có
hiện tượng ngáp và chảy nước dãi như trong cai nghiện ma tuý. Họ chán ăn và



×