Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

ĐẶC điểm NGƯỜI BỆNH NHIỄM HIV điều TRỊ nội TRÚ tại KHOA TRUYỀN NHIỄM BỆNH VIỆN BẠCH MAI và THỰC TRẠNG CHĂM sóc NGƯỜI BỆNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.14 KB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

NGUYỄN THỊ YẾN
Mã sinh viên: C01223

§ÆC §IÓM NG¦êI BÖNH NHIÔM HIV §IÒU
TRÞ NéI TRó
T¹I KHOA TRUYÒN NHIÔM BÖNH VIÖN B¹CH
MAI
Vµ THùC TR¹NG CH¡M SãC NG¦êI BÖNH
Chuyên ngành : Điều dưỡng
Mã số

: 8.72.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Phạm Thị Hồng Thi


HÀ NỘI – 2019
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
3TC

Lamivudine

AIDS

Acquired Immuno-Deficiency Syndrome
(Hội chứng suy giảm mắc phải)



ARV

Antiretroviral
(Kháng Retrovirus)

AZT

Zidovudine

BMI

chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index)

BYT

Bộ Y tế

CSNB

Chăm sóc người bệnh

ĐDV

Điều dưỡng viên

EFV

Efavirenz


FTC

Emtricitabine

HIV

Human Immunodeficiency Virus
(Virus gây suy giảm miễn dịch ở người)

NB

Người bệnh

NNNB

Người nhà người bệnh

NNRTIs

Non-nucleoside reverse transcriptase inhibitor
(Ức chế men sao chép ngược không phải Nucleoside)

NRTIs

Nucleoside reverse transcriptase inhibitor
(Ức chế men sao chép ngược Nucleoside)

NTCH

Nhiễm trùng cơ hội


NVP

Nevirapine

QHTD

Quan hệ tình dục

PIs

Protease inhibitors
(Ức chế protease)

TCMT

Tiêm chích ma túy

TDF

Tenofovir

RV

Ra viện

VV

Vào viện




LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.
Phạm Thị Hồng Thi – Nguyên Viện phó–Viện Tim mạch Việt Nam, cô luôn tạo
mọi điều kiện, tận tình hướng dẫn nghiên cứu, giảng giải kiến thức và tạo điều
kiện tốt nhất giúp em hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đỗ Duy Cường– Trưởng khoa Truyền
nhiễm –Bệnh Viện Bạch Mai, TS. Đoàn Thu Trà – Phó trưởng khoa Truyền nhiễm –
Bệnh viện Bạch Mai, các thầy cô đã luôn khuyến khích, động viên em phải luôn nỗ
lực học tập, hoàn thiện bản thân và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình
nghiên cứu.
Em xin được cảm ơn tất cả thầy cô Ban giám hiệu, Phòng Quản lý đào tạo
sau đại học, Khoa học sức khỏe trường Đại học Thăng Long đã nhiệt tình hướng
dẫn, chỉ bảo cho em trong quá trình học tập và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị đồng nghiệp làm việc tại
Khoa Truyền nhiễm – Bệnh viện Bạch Mai đã giải đáp thắc mắc, tạo điều kiện cho
em trong quá trình thu thập số liệu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, em muốn bày tỏ tình yêu và lòng biết ơn với gia đình, bạn bè đã
luôn ở bên động viên, chia sẻ và giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu
khoa học.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2019

Học viên

Nguyễn Thị Yến


LỜI CAM ĐOAN

Em là NGUYỄN THỊ YẾN, học viên Khoa Khoa học sức khỏe –Bộ môn
Điều dưỡng – Trường Đại học Thăng Long xin cam đoan :
1. Đây là khóa luận tốt nghiệp do bản thân em trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS. Phạm Thị Hồng Thi.
2. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực,
khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận tại nơi nghiên cứu.
Em xin cam đoan công trình nghiên cứu trong bản luận văn này là do bản
thân em thực hiện, những số liệu trong luận văn này là trung thực.
Hà Nội, ngày10 tháng 10 năm 2019
Học viên

Nguyễn Thị Yến


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................3
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ HIV/AIDS.........................................................................3
1.1.1. Dịch tễ học của nhiễm HIV.....................................................................3
1.1.2. Các đường lây truyền của HIV................................................................5
1.1.3. Chẩn đoán...............................................................................................6
1.1.4. Phân giai đoạn nhiễm HIV ở người lớn..................................................6
1.1.5. Điều trị HIV/AIDS..................................................................................9
1.2. CHĂM SÓC CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRÊN NGƯỜI BỆNH HIV/AIDS.......12
1.2.1. Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS........................................12
1.2.2. Chăm sóc người bệnh nhiễm HIV........................................................13
1.3. TÌNH HÌNH HIV/AIDS VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ
TẠI VIỆT NAM...........................................................................................18
1.3.1. Tình hình HIV/AIDS và các nghiên cứu trên thế giới...........................18
1.3.2. Tình hình dịch HIV/AIDS và các nghiên cứu tại Việt Nam..................18

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................22
2.1. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU......................22
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu.............................................................................22
2.1.2. Thời gian nghiên cứu............................................................................22
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................22
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................22
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu...............................................................................22
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu..........................................................23
2.2.3. Các biến số và chỉ số nghiên cứu..........................................................24
2.2.4. Các công thức, tiêu chuẩn đánh được áp dụng trong nghiên cứu..........26
2.2.4. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu..............................................27
2.3. PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU.................................28
2.4. ĐẠO ĐỨC VÀ HẠN CHẾ TRONG NGHIÊN CỨU..................................28


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................30
3.1. THÔNG TIN CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................30
3.1.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu............................................30
3.1.2. Bảo hiểm y tế của người bệnh...............................................................32
3.1.3. Chế độ hưởng BHYT............................................................................33
3.1.4. Thời gian điều trị nội trú.......................................................................33
3.1.5. Tình trạng nhiễm HIV của vợ/chồng và bạn tình của đối tượng nghiên cứu34
3.1.6. Đường lây nhiễm HIV của đối tượng nghiên cứu.................................34
3.2. ĐẶCĐIỂM NGƯỜI BỆNH NHIỄM HIV ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI KHOA
TRUYỀN NHIỄM-BỆNH VIỆN BẠCH MAI.............................................35
3.2.1. Đặcđiểm lâm sàng.................................................................................35
3.2.2. Đặcđiểm cận lâm sàng..........................................................................38
3.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢCHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TẠI KHOA TRUYỀN
NHIỄM-BỆNH VIỆN BẠCH MAI..............................................................40
3.3.1. Người bệnh được Điều dưỡng viên tiếp đón và chăm sóc tại Khoa......40

3.3.2. Người bệnh được Điều dưỡng viên hướng dẫn các thủ tục hành chính.41
3.3.3. Mức độ tiếp nhận sự hỗ trợ chăm sóc của điều dưỡng cho người bệnh.41
3.3.4. Người bệnh nhận được sự hỗ trợ chăm sóc vệ sinh cá nhân..................42
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.....................................................................................44
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.........................44
4.2. ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI BỆNH NHIỄM HIV ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI KHOA
TRUYỀN NHIỄM-BỆNH VIỆN BẠCH MAI.............................................46
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng................................................................................46
4.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng.........................................................................48
4.3. THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TẠI KHOA TRUYỀN
NHIỄM BỆNH VIỆN BẠCH MAI..............................................................50
KẾT LUẬN............................................................................................................52
KHUYẾN NGHỊ....................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân giai đoạn lâm sàng HIV ở người lớn.................................................7
Bảng 1.2. Phân giai đoạn miễn dịch nhiễm HIV/AIDS ở người lớn..........................8
Bảng 1.3. Các phác đồ điều trị ARV bậc 1...............................................................10
Bảng 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu.............................................30
Bảng 3.2. Chế độ hưởng BHYT lúc điều trị nội trú.................................................33
Bảng 3.3. Tình trạng nhiễm HIV của vợ chồng và bạn tình của đối tượng nghiên cứu..34
Bảng 3.4. Đường lây nhiễm HIV của đối tượng nghiên cứu....................................34
Bảng 3.5. Triệu chứng lâm sàng của đối tượng nghiên cứu.....................................35
Bảng 3.6. Đặc điểm về chỉ số khối cơ thể của đối tượng nghiên cứu lúc vào viện. .36
Bảng 3.7. Bệnh nhiễm trùng cơ hội lúc người bệnh vào viện..................................36
Bảng 3.8. Phân giai đoạn lâm sàng của đối tượng nghiên cứu lúc vào viện............37
Bảng 3.9. Đặc điểm cận lâm sàng lúc vào viện-ra viện...........................................38

Bảng 3.10. Bảng số lượng tế bào CD4 tại thời điểm vào viện điều trị nội trú.........39
Bảng 3.11. Đặc điểm về tình trạng đồng nhiễm viêm gan của đối tượng nghiên cứu.....40
Bảng 3.12. Người bệnh được điều dưỡng viên tiếp đón và chăm sóc tại Khoa.......40
Bảng 3.13. Người bệnh được điều dưỡng viên hướng dẫn các thủ tục hành chính.........41
Bảng 3.14. Mức độ tiếp nhận sự hỗ trợ chăm sóc của điều dưỡng cho người bệnh........41
Bảng 3.15. Người bệnh nhận được sự hỗ trợ chăm sóc vệ sinh cá nhân..................42


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Bảo hiểm y tế của người bệnh.............................................................32
Biểu đồ 3.2. Thời gian điều trị nội trú.....................................................................33

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hình ảnh đường lây truyền của virus HIV.............................................................5


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Kể từ khi phát hiện được người nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam năm 1990,
nhà nước ta luôn coi việc chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV là một trong
những chương trình y tế ưu tiên. Trong những năm gần đây chủ trương, chính sách
của nhà nước về chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV đã được thể hiện một cách
đầy đủ và xuyên suốt trong các văn bản quan trọng như “Luật Phòng, chống nhiễm
virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)”,“Chiến
lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn
2020”. Nhờ đó, công tác chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV đã đạt được
những kết quả đáng khích lệ, bước đầu làm giảm tỷ lệ lây truyền HIV [5],[6]..
Tuy nhiên, công tác chăm sóc, điều trị vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách
thức, như tình hình lây nhiễm của virus HIV có nhiều diễn biến phức tạp, nguy cơ

lan ra cộng đồng, đặc biệt là nhóm nguy cơ cao (người tiêm chích ma túy, phụ nữ
bán dâm, nam quan hệ đồng giới). Theo báo cáo của Cục phòng chống HIVtính 9
tháng đầu năm 2017 cả nước xét nghiệm phát hiện mới: 6.883 trường hợp nhiễm
HIV, số người chuyển sang giai đoạn AIDS: 3.484, số người bệnh tử vong: 1.260.
Trong đó những người được báo cáo xét nghiệm mới phát hiện nhiễm HIV trong 9
tháng đầu năm 2017 nữ chiếm 22%, nam chiếm 78%, lây qua đường tình dục là
58%, qua đường máu 32%, mẹ truyền sang con 2,6%, không rõ 8%. Lây truyền qua
đường tình dục tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong những năm trở lại đây[4].
Hiện nay, người nhiễm HIV được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc và điều trị
bằng thuốc ARV từ rất sớm theo quyết định số 5418/QĐ-BYT ngày 01 tháng 12
năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Kết quả lâm sàng của việc sử dụng thuốc ARV và
chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV tại các phòng khám ngoại trú (PKNT)
cho thấy khả năng kéo dài tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của họ đã được cải
thiện rõ rệt[3]. Tuy nhiên, có nhiều tình cờ người bệnh phát hiện nhiễm HIV khi bị


2

ốm nặng và phải nhập viện và có nhiều người đã từng được chẩn đoán nhiễm HIV
nhưng vì sợ bị kỳ thị vì sợ lộ danh tính vì tuân thủ điều trị thuốc ARV không tốt
mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội nặng phải nhập viện điều trị nội trú. Tại Việt Nam,
có rất ít các nghiên cứu về đặc điểm người bệnh nhiễm HIV điều trị nội trú và thực
trạng chăm sóc và hỗ trợ chăm sóc cho người bệnh tại các Bệnh viện, đặc biệt là người
bệnh có nhiễm trùng cơ hội nặng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đặc
điểm người bệnh nhiễm HIV điều trị nội trú tại khoa Truyền nhiễm-Bệnh viện
Bạch Mai và thực trạng chăm sóc người bệnh” với hai mục tiêu:
1.

Mô tả đặc điểm người bệnh nhiễm HIV điều trị nội trú tại khoa Truyền nhiễm
- Bệnh viện Bạch Mai.


2.

Đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh của Điều dưỡng tại khoa Truyền
nhiễm Bệnh viện Bạch Mai.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ HIV/AIDS
HIV được viết tắt của cụm từ: “Human Immunodeficiency Virus” có nghĩa là
virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người[1].
AIDS được viết tắt của cụm từ “Accquired Immunodeficiency Syndrome”có
nghĩa là “Hội chứng Suy giảm miễn dịch mắc phải”. Đặc điểm sinh học của HIV là
sau khi xâm nhập cơ thể người nhiễm sẽ phát triển nhân lên trong hệ miễn dịch chủ
yếu là tế bào lympho TCD4 và phá hủy các tế bào miễn dịch. Khi các tế bào miễn
dịch suy giảm, sẽ tạo thuận lợi cho sự xuất hiện của các bệnh nhiễm trùng cơ hội .
Là nguyên nhân chính gây tử vong ở người nhiễm HIV là do các bệnh nhiễm trùng
cơ hội. Hiện nay, chưa có vaccine phòng bệnh và do những hành vi nguy cơ dẫn đến
tình trạng lây lan bệnh trong cộng đồng, ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội của mọi
quốc gia, vì vậy HIV/AIDS đang là mối quan tâm của nền y tế toàn cầu[1].
1.1.1. Dịch tễ học của nhiễm HIV
 Tác nhân gây bệnh
 Gồm HIV1 (Do L.Montagnier và cộng sự tìm ra năm 1983 và được Robert
Gallot khẳng định năm 1984) và HIV2 (do Bacrrin và cộng sự tìm ra tại Trung Phi
vào năm 1986). Đây là các Retrovirus thuộc họ Lentivirus[11].
 Hình thể và cấu trúc

 HIV có hình cầu, đường kính 110 nanomet, gồm 3 lớp, lớp ngoài cùng là
lớp vỏ có nhiều chồi nhú, tiếp theo là lớp bao trong và trong cùng là bộ gen của
virus. Gen virus gồm có 2 sợi ARN và một số men quan trọng, như men sao chép
ngược Reverse transcriptase (RT). Bộ gen gồm 3 gen chính là envelop (env) mã hóa
vùng vỏ, gen polymerase (pol) mã hóa các enzym, và gag mã hóa các gen cấu trúc.
Riêng gen env có tính đột biến rất cao từ 2 HIV ban đầu, HIV đột biến thành 3 nhóm
lớn M,N và O. Trong nhóm M lại có sự đột biến nhiều, tạo ra các dưới nhóm khác nhau
như CRF 01-AE, CRF 01 B…[7].


4

 HIV gây nhiễm và nhân lên
 HIV gây nhiễm tế bào vật chủ qua các bước: Gắn lên bề mặt của tế bào cảm
thụ, sau đó là quá trình cắm neo và hòa màng, tiếp theo ARN của virus sẽ xâm nhập
vào tế bào vật chủ rồi được hình thành sẽ tích hợp vào bộ gen của tế bào vật chủ tạo
thành dạng tiền virus.
 Sự nhân lên của virus: sau khi tích hợp vào bộ gen của tế bào vật chủ, HIV
có thể ở dạng tiềm tàng hoặc phát triển, ở dạng tiềm tàng, HIV chỉ tồn tại dưới dạng
tiền virus mà không nhân lên.
 Khi gặp thuận lợi (các yếu tố đồng lây nhiễm), HIV sẽ nhân lên qua 4 bước:
sao mã từ tiền virus thành ARN của HIV và ARN thông tin.
 Dịch mã: nhờ ARN thông tin, tế bào vật chủ sẽ tổng hợp các protein cần cho virus.
 Lắp ráp các sản phẩm sau khi dịch mã.
 Nẩy chồi qua màng tế bào.
 Mức sinh sản của virus phụ thuộc vào chủng loại virus và tế bào bị nhiễm.
Quá trình nhân lên của HIV sẽ gây độc tế bào và hủy hoại tế bào vật chủ qua hợp
bào hoặc qua thoái hóa. Người ta thấy tỷ lệ cứ 5 virus được nhân lên sẽ phá hủy một
tế bào TCD4. Do vậy nhiễm HIV có thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ nhiều tháng đến
nhiều năm. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa tìm ra được thuốc để diệt phần gen này.

Hiện có 2 nhóm thuốc chính được đưa vào điều trị nhiễm HIV là nhóm thuốc ức chế
men sao mã ngược và thuốc ức chế sự nhân lên của HIV. Những thuốc này độc cho
gan, thận và hệ thống tạo máu nên cần cân nhắc để phối hợp các thuốc[10].
 Sức đề kháng.
HIV rất dễ bị tiêu diệt bởi các tác nhân lý hóa thông thường. Ở dạng lỏng với
nhiệt độ 560chết trong 20 phút. Ở dạng đông khô, ở nhiệt độ 680 HIV bị diệt trong 2
giờ. Các hóa chất như nước Javel bất hoạt HIV trong 20 phút. Cồn 700 diệt HIV
trong 3-5 phút. Các hóa chất có Clo bất hoạt HIV trong vòng 15-20 phút, pH kiềm
hoặc toan đều diệt HIV nhanh[10].
1.1.2. Các đường lây truyền của HIV
Đường lây truyền HIV vào cơ thể: Virus HIV xâm nhập vào cơ thể qua đường
máu, đường sinh dục và mẹ bị nhiễm HIV truyền sang cho con trong thời kỳ chu


5

sinh. Virus HIV có nhiều trong máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo của người nhiễm
HIV.Trong sữa mẹ cũng chứa virus HIV với số lượng thấp hơn. Ngoài ra cũng tìm
thấy HIV trong các dịch khác của cơ thể: nước bọt, đờm, nước mắt…nhưng với số
lượng rất ít không đủ để lây bệnh. Vì vậy HIV có thể lây qua 3 đường[11]:
1. Qua quan hệ tình dục với một người bị nhiễm HIV nếu không dùng bao cao
su (quan hệ tình dục qua đường âm đạo, qua miệng, qua hậu môn).
2. Qua đường máu nhận máu của người nhiễm HIV do truyền máu, dùng
chung bơm kim tiêm, các vật sắc nhọn đâm qua da mà không được tiệt trùng đúng
cách, bị dính máu và dịch của người nhiễm HIV qua các vết thương hở.
3. Mẹ bị nhiễm HIV có khả năng truyền cho con qua quá trình mang thai,
trong lúc chuyển dạ và cho con bú sữa mẹ.

Hình 1.1. Hình ảnh đường lây truyền của virus HIV[5]
1.1.3. Chẩn đoán

Các phương pháp xét nghiệm HIV ở người lớn mẫu huyết thanh của một
người được coi là dương tính với HIV khi mẫu đó dương tính cả ba lần xét nghiệm
bằng ba loại sinh phẩm với các nguyên lý và kháng thể khác nhau[2].


6

Chẩn đoán nhiễm HIV ở trẻ sinh ra từ những người mẹ nhiễm HIV:
Trẻ <18 tháng tuổi, xét nghiệm virus học (kháng nguyên p24, PCR-ADN hoặc
PCR-ARN) dương tính.
Trẻ ≥ 18 tháng tuổi, xét nghiệm tìm kháng thể HIV dương tính bằng ba
phương pháp như đối với người lớn.
Đối với trẻ có bú mẹ, cần xét nghiệm sau khi trẻ ngừng bú mẹ hoàn toàn 6
tuần.Chẩn đoán sớm nhiễm HIV cho trẻ sinh ra từ bà mẹ có nhiễm HIV giúp bác
sỹ điều trị có quyết định điều trị ARV sớm nhất cho trẻ. Theo khuyến cáo của tổ
chức y tế thế giới, tất cả trẻ em sinh ra từ mẹ có nhiễm HIV cần được chẩn đoán
sớm nhiễm HIV từ tuần 4-6 để được điều trị sớm, không cần chờ có dấu hiệu lâm
sàng hoặc miễn dịch[1].
1.1.4. Phân giai đoạn nhiễm HIV ở người lớn
Phân giai đoạn lâm sàng
Nhiễm HIV ở người lớn được phân thành 4 giai đoạn lâm sàng, tùy thuộc vào
triệu chứng bệnh liên quan đến HIV ở người nhiễm (Bảng 1.1).


7

Bảng 1.1. Phân giai đoạn lâm sàng HIV ở người lớn[2].
Giai đoạn lâm sàng 1: Không triệu chứng
_ Không có triệu chứng
_ Hạch to toàn thân dai dẳng

Giai đoạn lâm sàng 2: Triệu chứng nhẹ
_ Sút cân mức độ vừa không rõ nguyên nhân (<10% trọng lượng cơ thể)
_ Nhiễm trùng hô hấp tái diễn (viêm xoang, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm
hầu họng)
_ Zona (Herpes zoster)
_ Viêm khóe miệng
_ Loét miệng tái diễn
_ Phát ban dát sẩn, ngứa.
_ Viêm da bã nhờn.
_ Nhiễm nấm móng
Giai đoạn lâm sàng 3: Triệu chứng tiến triển
_ Sút cân nặng không rõ nguyên nhân (>10% trọng lượng cơ thể)
_ Tiêu chảy không rõ nguyên nhân từng đợt hoặc liên tục kéo dài hơn 1 tháng.
_ Nhiễm nấm Candida miệng tái diễn.Bạch sản dạng lông ở miệng
_ Lao phổi
_ Nhiễm trùng nặng do vi khuẩn (viêm phổi, viêm mủ màng phổi, viêm đa cơ mủ,
nhiễm trùng xương khớp, viêm màng não, nhiễm trùng huyết).
_ Viêm loét miệng hoại tử cấp, viêm lợi hoặc viêm quanh răng.
_ Thiếu máu (Hb<80g/L), giảm bạch cầu trung tính (<0.5x10 9/L), và hoặc
giảm tiểu mạn tính (<50x109/L) không rõ nguyên nhân.
Giai đoạn lâm sàng 4: Triệu chứng nặng
_ Hội chứng suy mòn do HIV (sút cân>10% trọng lượng cơ thể, kèm theo sốt kéo
dài trên 1 tháng hoặc tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng không rõ nguyên nhân)
_ Viêm phổi do Pneumocystis jiroveci (PCP)
_ Nhiễm Herpes simplex mạn tính (ở môi miệng, cơ quan sinh dục, quanh
hậu môn kéo dài hơn 1 tháng, hoặc bất cứ đâu trong nội tạng)
_ Nhiễm Candida thực quản (hoặc nhiễm candida ở khí quản, phế quản hoặc phổi)
_ Lao ngoài phổi.
_ Sarcoma Kaposi



8

_ Bệnh do cytomegalovirus (CMV) ở võng mạc hoặc ở các cơ quan khác.
_ Bệnh do Toxoplasma ở hệ thần kinh trung ương.
_ Bệnh lý não do HIV.
_ Bệnh do Cryptoccocus ngoài phổi bao gồm viêm màng não.
_ Bệnh do Mycobacteria avium complex (MAC) lan tỏa.
_ Bệnh lý não chất trắng đa ổ tiến triển.
_ Tiêu chảy mạn tính do Isospora
_ Bệnh do nấm lan tỏa (bệnh nấm Penicillium, bệnh nấm Histoplasma ngoài phổi).
_ Nhiễm trùng huyết tái diễn .
_ U lympho ở não hoặc u lympho non-Hodgkin tế bào B.
_ Ung thư cổ tử cung xâm nhập (ung thư biểu mô).
_ Bệnh do Leishmania lan tỏa không điển hình.
_ Bệnh lý thận do HIV.
_ Viêm cơ tim do HIV.
Phân giai đoạn miễn dịch
Phân giai đoạn miễm dịch: Tình trạng miễn dịch của người lớn nhiễm HIV
được đánh giá thông qua chỉ số tế bào CD4.
Bảng 1.2. Phân giai đoạn miễn dịch nhiễm HIV/AIDS ở người lớn[2]
Mức độ
_ Bình thường hoặc suy giảm không đáng kể

Số tế bào CD4/mm3
>500

_ Suy giảm nhẹ

350-499


_ Suy giảm tiến triển

200-349

_ Suy giảm nặng

<200

Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm HIV tiến triển (bao gồm AIDS)
Có bệnh lý thuộc giai đoạn lâm sàng 3 hoặc 4 (chẩn đoán lâm sàng hoặc xác
định) và/hoặc số lượng CD4<350 TB/mm3[2].


9

AIDS được xác định khi người nhiễm HIV ở bất kỳ bệnh lý nào thuộc giai
đoạn 4 (chẩn đoán lâm sàng hoặc xác định) hoặc số lượng CD4< 200 TB/mm3[2].
1.1.5. Điều trị HIV/AIDS
Hiện nay, các phòng khám ngoại trú điều trị cho người bệnh HIV đã được mở
rộng đến tận các tuyến tỉnh và huyện trên cả nước. Người bị nhiễm HIV có quyền
được khám, chăm sóc và điều trị thuốc ARV tại các cơ sở y tế, do đó họ cần đến các
phòng khám ngoại trú này để đăng ký, tư vấn, điều trị và theo dõi lâu dài theo
hướng dẫn của Bộ Y tế.
1.1.5.1. Điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV) [3].
Mục đích của điều trị bằng thuốc ARV:
 Ngăn chặn tối đa và lâu dài quá trình nhân lên của HIV trong cơ thể.
 Phục hồi chức năng miễn dịch.
Lợi ích của điều trị ARV sớm:
 Giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong liên quan tới HIV.

 Dự phòng lây truyền HIV từ người nhiễm sang người khác.
 Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Nguyên tắc điều trị ARV:
 Điều trị ARV ngay khi người bệnh được chẩn đoán nhiễm HIV.
 Phối hợp đúng cách ít nhất 3 loại thuốc ARV.
 Đảm bảo tuân thủ điều trị hàng ngày, liên tục, suốt đời.
Các nhóm thuốc ARV được sử dụng ở Việt Nam.
 Nhóm ức chế men sao chép ngược nucleoside và nucleotide (NRTIs):
Abacavir (ABC), Didanosine (ddI), Lamivudine (3TC) Zidovudine (AZT),
Tenofovir (TDF).
 Nhóm ức chế men sao chéo ngược không phải là nucleoside (NNRTIs):
Efavirenz (EFV), nevirapine (NVP)
 Nhóm ức chế men protease(PIs): Lopinavir/Ritonavir (LPV/r) với biệt dược
là Aluvia[2].
Các phác đồ điều trị ARV bậc 1.


10

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam, năm 2017, các phác đồ điều trị
ARV bậc 1:
Bảng 1.3. Các phác đồ điều trị ARV bậc 1
Phác đồ ARV
bậc một
Người lớn

Phác đồ ưu tiên
TDF+3TC
+EFV


Các phác đồ thay thế

(hoặcFTC) TDF+3TC(hoặc FTC) +DTG
TDF+3TC(hoặc FTC) +NVP
AZT+3TC+EFV
AZT+3TC+NVP

Chỉ định điều trị ARV bậc 1
Theo quyết định 5418 (năm 2017) mới nhất của BYT về chẩn đoán điều trị
HIV/AIDS, người bệnh HIV được chỉ định điều trị ARV cho tất cả người nhiễm
HIV không phụ thuộc giai đoạn lâm sàng và số lượng tế bào CD4.
1.1.5.2. Thuốc điều trị và dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội[8]:
 Các thuốc kháng sinh: Cotrimoxazole (biseptol) điều trị dự phòng nhiễm
trùng cơ hội viêm phổi PCP, viêm não toxoplasma và một số bệnh đường ruột.
 Các thuốc kháng nấm:
 Fluconazole, itraconazloe, amphotericine B điều trị nấm họng, nấm da, nấm
màng não, nấm huyết.
1.1.5.3. Điều trị bổ sung[8]:
 Chế độ dinh dưỡng tốt, làm việc nghỉ ngơi điều độ.
 Hỗ trợ tâm lý xã hội, sống khỏe mạnh tích cực, giảm tác hại và các hành vi
nguy cơ.
 Tham gia tích cực và hòa nhập vào cộng đồng, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử.
1.1.5.4. Phòng lây nhiễm HIV trong gia đình có người nhiễm HIV[5].
Nguyên nhân chính khiến gia đình, xã hội xa lánh người nhiễm HIV là do
thiếu hiểu biết về HIV/AIDS. Nhiều người cho rằng sống và làm việc với người
HIV cũng có thể bị lây nhiễm HIV. Đó là một quan điểm hoàn toàn sai lầm vì thật ra
HIV không dễ bị lây nhiễm như người ta tưởng tượng. Ngoài ba đường lây: đường
máu, quan hệ tình dục, từ mẹ truyền sang con thì HIV không thể lây qua các đường



11

tiếp xúc thông thường giữa người với người như các bệnh lây qua đường hô hấp
(Cúm, Lao…)
Vậy, để hạn chế sự lây nhiễm và tích lũy thêm kiến thức để chung sống với
người nhiễm HIV cần:
 Về ăn uống, sinh hoạt: Người nhiễm HIV có thể ăn uống, sử dụng chung
bàn, ghế, giường, tủ… với những người khác mà không sợ lây nhiễm HIV cho gia
đình. Nhưng nếu như những dụng cụ ăn uống (bát, đĩa, cốc…) có dính máu của
người nhiễm HIV thì cần rửa sạch bằng xà phòng. Người rửa cần đi găng tay cao su
và băng kín các vết thương. Đối với bàn, ghế, giường bị dính máu, mủ, tinh dịch...
của người bị nhiễm thì cần được làm sạch đúng cách để phòng lây nhiễm. Đổ dung
dịch Chlorine 0,5% hoặc Javen lên bề mặt bị dính máu, mủ, dịch chờ 10 – 20 phút,
sau đó đeo găng tay cao su và dùng nước sạch cọ rửa chỗ bẩn đó. Nếu không có hóa
chất trên thì dùng xà phòng bột hòa nước thay thế.
 Ngủ: Người nhiễm HIV có thể ngủ cùng với những người khác trong gia
đình mà không sợ lây virus HIV cho người đó. Người nhiễm HIV và người ngủ
cùng vẫn có thể ôm ấp, nhưng tránh không để cho các chỗ da bị tổn thương của hai
người tiếp xúc với nhau.
 Quan hệ tình dục: Người nhiễm HIV khi quan hệ tình dục nhất thiết phải
dùng bao cao su. Với hai người cùng nhiễm HIV vẫn nên sử dụng bao cao su vì
HIV có nhiều chủng khác nhau, mỗi người mắc HIV đều mang trong mình những
chủng riêng biệt, nếu như không sử dụng biện pháp phòng tránh thì sự kết hợp của
các chủng này với nhau sẽ làm cho người nhiễm HIV nhanh chóng chuyển sang giai
đoạn AIDS, mức độ tử vong đến với người bệnh nhanh hơn. Tuy nhiên sử dụng bao
cao su phải dùng ngay từ khi bắt đầu quan hệ tình dục.
 Quần áo: Người nhiễm HIV có thể mặc chung quần áo với người khác. Tuy
nhiên quần áo của người nhiễm HIV nếu có dính máu và dịch thì nên ngâm riêng trong
dung dịch Chlorine nồng độ 0,5% hoặc dung dịch Javen trong khoảng 30 phút sau đó
giặt lại bằng xà phòng. Nếu dính các chất đặc như nôn, phân thì phải gột nước cho sạch

bớt trước khi ngâm Javen và giặt lại.


12

 Khi thu dọn các đồ thải dính máu, mủ hoặc tinh dịch của người nhiễm HIV
(giấy, bông, băng gạc, kim tiêm…), cần dùng găng tay cao su hoặc kẹp dài để gắp rồi
cho vào 2 lần túi ni-lon không bị thủng, sau đó đổ dung dịch Chlorine 0,5% hoặc
nước Javen vào, ngâm 20 – 30 phút rồi buộc chặt túi nylon và cho vào thùng rác.
 Bên cạnh đó, người bệnh phải dùng riêng một số đồ dùng như: bàn chải
đánh răng, dao cạo, cái nạo lưỡi, đồ làm móng tay.
 Nếu người trong gia đình bị những vật sắc nhọn dùng cho người bệnh
nhiễm HIV như kim tiêm, dao cạo… làm bị thương, cần để máu chảy và rửa vết
thương dưới vòi nước sạch bằng xà phòng, sát trùng bằng cồn 70 0. Sau đó, phải liên
hệ ngay với cơ sở điều trị để được hướng dẫn điều trị dự phòng sau phơi nhiễm.
1.2. CHĂM SÓC CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRÊN NGƯỜI BỆNH HIV/AIDS
1.2.1. Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS[8].
 Có nhân viên chuyên trách: Được cấp chứng chỉ về chăm sóc người bệnh
nhiễm HIV.
 Đi găng tay khi tiếp xúc với máu và các chế phẩm khác. Găng tay dùng một lần.
 Khi bị sây sát da hoặc nhiễm bệnh phẩm có máu dính vào phải rửa tay ngay
bằng xà phòng, hoặc cồn 700 hoặc cồn Iode.
 Không thổi ngạt bằng miệng-miệng trong cấp cứu người bệnh ngừng tuần hoàn.
 Nhân viên trực tiếp phục vụ người bệnh phải được định kỳ kiểm tra HIV.


13

1.2.2. Chăm sóc người bệnh nhiễm HIV [9].
1.2.2.1. Nhận định

Hỏi bệnh:
 Tiền sử xét nghiệm nhiễm HIV (thời gian phát hiện, các yếu tố nguy cơ lây
nhiễm HIV (tiêm chích, quan hệ tình dục không an toàn), thời gian diễn ra các hành
vi nguy cơ.
 Tiền sử mắc lao và điều trị lao, tiền sử tiếp xúc với nguồn lao.
 Tiền sử mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, bệnh lây truyền qua đường tình
dục, các bệnh khác.
 Tiền sử sản khoa, phụ khoa, phương pháp tránh thai.
 Đã điều trị ARV?
 Tiền sử dị ứng thuốc: Kháng sinh như Cotrimoxazol, các thuốc kháng HIV.
 Lý do vào viện.
 Có sốt, hay tiêu chảy kéo dài.
 Ho, khó thở.
 Nấm trên da, nấm họng…
Thăm khám thể chất
 Dấu hiệu sinh tồn:
 Nhiệt độ: Không sốt, sốt nhẹ hoặc có thể sốt cao kéo dài hoặc gai rét.
 Mạch: Bình thường theo tuổi, có thể nhanh khi sốt cao.
 Huyết áp: Bình thường theo tuổi, có khi huyết áp giao động.
 Nhịp thở: Bình thường theo tuổi, có thể thở nhanh dồn dập, có khi có biểu
hiện khó thở.
 Hô hấp:
 Nhịp thở, kiểu thở: Thở nhanh, thở dồn dập nhịp thở không đều, nói đứt hơi
thở hổn hển.
 Tình trạng tím tái khi có suy hô hấp, nhiễm trùng cơ hội tổn thương phổi.
 Tuần hoàn:
 Da xanh tái, xạm.
 Huyết áp bình thường, có thể tụt trong trường hợp bệnh nặng.
 Chỉ số hồng cầu, tiểu cầu giảm.
 Thần kinh:

 Hội chứng màng não, dấu hiệu thần kinh khu trú (toxoplasma).
 Ý thức người bệnh: có thể tỉnh táo hoặc có thể lơ mơ.
 Vận động: có trường hợp tự đi lại phục vụ bản thân hoặc có trường hợp
nằm liệt giường.
 Tiêu hóa:
 Tiêu chảy kéo dài, tính chất phân?


14

 Bụng có thể bị chướng, đau bụng?
 Xuất hiện buồn nôn hoặc nôn?
 Ăn uống kém, nuốt đau, khó nuốt?
 Da, niêm mạc:
 Có tổn thương dạng nấm, herpes, zona, mụn nhọt, tụ cầu, dị ứng, thuốc…?
 Da xanh tái, niêm mạc mắt nhợt trong trường hợp thiếu máu, tiểu cầu giảm.
 Tình trạng toàn thân:
 Thị lực bình thường, hoặc nhìn kém, hoặc nhìn mờ (CMV).
 Tai nghe bình thường hoặc có thể nghe ngễnh ngãng, điếc.
 Khám bụng: gan lách to, hạch to và có khối bất thường ở bụng.
 Có thể bí đại tiểu tiện.
1.2.2.2. Xác định vấn đề ưu tiên chăm sóc người bệnh HIV.
Đảm bảo hô hấp cho người bệnh
 Chăm sóc
 Để người bệnh nằm phòng thoáng, đầu cao dễ chịu.
 Nếu người bệnh có ho, giúp người bệnh ho dễ dàng hơn bằng cách:
+ Cho uống nhiều nước.
+ Xoa bóp, vỗ rung lồng ngực.
+ Đi bộ, vậnđộng một lúc.
+ Tập thở hít sâu trong vòng 15 phút, tập nhiều lần/ngày…

Đảm bảo tuần hoàn cho người bệnh
 Chăm sóc
 Đo mạch, nhiệt độ, huyết áp 30 phút, 1 giờ, 2 giờ/lần, tùy tình trạng của mỗi
người bệnh.
 Nếu người bệnh có sốt.
+ Nới rộng quần áo.
+ Chườm ấm.
+ Cho người bệnh uống nhiều nước ORS, nước trà loãng, nước súp hay nước
hoa quả.
 Nếu người bệnh bị hạ nhiệt độ.
+ Cho người bệnh uống nước trà đường nóng hoặc sữa nóng.
+ Thực hiện y lệnh thuốc để điều chỉnh rối loạn tuần hoàn nếu có.
+ Truyền dịch, truyền khối hồng cầu, tiểu cầu nếu có.
+ Lấy máu xét nghiệm theo chỉ định.
 Theo dõi
 Mạch, nhiệt độ, huyết áp theo giờ tùy tình trạng mỗi người bệnh.
 Tình trạng xuất huyết (nôn ra máu, đi ngoài phân đen,…).
 Theo dõi chỉ số xét nghiệm.


15

1.2.2.3. Thực hiện các y lệnh thuốc, xét nghiệm, thủ thuật.






Thực hiện tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch theo y lệnh.

Thực hiện thuốc kháng sinh theo giờ, theo y lệnh.
Thực hiện thuốc giảm đau, hạ sốt.
Lấy máu xét nghiệm theo chỉ định.
Phụ giúp bác sỹ thực hiện các thủ thuật (chọc dò màng bụng, màng phổi,

dịch não tủy…).
1.2.2.4. Chăm sóc toàn diện khác
 Theo dõi tình trạng mất nước và điện giải.
 Đánh giá các dấu hiệu thừa thể tích nước như: phù kết mạc, phù toàn thân,
phù phổi cấp. Áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP) cao > 15 cm H20.
 Hoặc dấu hiệu thiếu thể tích nước: da khô, nhăn nheo, môi, miệng khô, lưỡi
bẩn. CVP < 2cm H20.
 Theo dõi cân bằng dịch vào (truyền dịch, truyền máu, uống nước, ăn),
lượng dịch ra (lượng nước tiểu, dịch nôn,).
 Theo dõi chỉ số CVP.
 Theo dõi chỉ số điện giải đồ.
 Chỉ số pH,…trong khí máu động mạch.
 Theo dõi và chăm sóc các biến chứng xảy ra.
 Hô hấp:Theo dõi tình trạng hô hấp (Sp02, Sa02…)
 Biến chứng suy thận: Theo dõi nước tiểu theo giờ, theo dõi các chỉ số ure,
creatimine, điện giải đồ...
 Tim mạch: Lắp morniter theo dõi, đánh giá nhịp tim, mạch, huyết áp sự đáp
ứng thuốc vận mạch, theo dõi tình trạng rối loạn nhịp tim.
 Xuất huyết: Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp liên tục, tình trạng xuất
huyết: biểu hiện trên da như tím, hoại tử từng mảng, xuất huyết tiêu hóa (nôn ra
máu, đi ngoài ra máu), theo dõi các chỉ số xét nghiệm yếu tố đông máu: Tỷ lệ
prothonbin, D-Dimer, Hemoglobin, hồng cầu, tiểu cầu.
1.2.2.5. Chế độ dinh dưỡng
 Đảm bảo chế độ dinh dưỡng 2400Kcalo/ngày bằng cơm, cháo, sữa theo nhu
cầu của người bệnh.

 Ăn lượng nhỏ, chia thành nhiều bữa, thay đổi món ăn, gia vị cho phù hợp
khẩu vị.
 Giữ vệ sinh răng miệng, nên hoạt động nhẹ nhàng trước khi ăn.


16

 Ăn nhiều hoa quả các loại.
 Nuôi dưỡng qua sonde dạ dày hoặc bằng đường tĩnh mạch trong trường hợp
người bệnh không ăn được.
1.2.2.6. Chế độ vệ sinh






Vệ sinh răng miệng 2-3 lần/ngày hoặc sau mỗi lần ăn.
Lau người hoặctắm bằng nước ấm hàng ngày.
Vệ sinh bộ phận sinh dục, hậu môn sau mỗi lần đi vệ sinh.
Thay quần áo, ga giường hàng ngày.
Chăm sóc vết loét, mảng mục (nếu có): rửa sạch vết loét bằng dung dịch

nước muối rửa hoặc ôxy già sau đó phủ gạc mỏng sạch lên trên.
 Thay đổi tư thế cho người bệnh 2 giờ/lần.
 Cho người bệnh nằm đệm hơi hoặc đệm nước phòng loét tỳ đè.
 Xử lý chất bài tiết, chất thải tốt phòng tránh lây nhiễm.
1.2.2.7. Chăm sóc tinh thần (Hướng dẫn, tư vấn cho người bệnh và người nhà
người bệnh).
 Giải thích về ảnh hưởng và bất lợi của các hội chứng thường gặp và người

nhiễm HIV đối với cơ thể họ để người bệnh và người nhà người bệnh hiểu và hợp
tác trong quá trình điều trị.
 Động viên tinh thần để họ tin tưởng vào điều trị.
 Hỗ trợ tâm lý-xã hội và giới thiệu các dịch vụ hỗ trợ.
 Cung cấp kiến thức về HIV/AIDS.
 Giải thích thời gian điều trị HIV/AIDS là lâu dài.
 Tư vấn về lối sống tích cực, chế độ dinh dưỡng.
 Tư vấn các biện pháp phòng tránh lây nhiễm và thực hành các hành vi an toàn:
+ Phòng lây truyền qua đường tình dục.
+ Phòng lây truyền qua đường máu.
+ Phòng lây truyền HIV qua từ mẹ sang con.
 Tư vấn tuân thủ điều trị.
 Hướng dẫn cho người nhà người bệnh cách phòng tránh lây nhiễm khi
chăm sóc người bệnh: Sử dung găng tay khi tiếp xúc với dịch tiết, máu của người
nhiễm HIV hoặc khi da không lành lặn.
 Vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc, sau khi tiếp xúc với máu, dịch tiết,
với vật dụng của người bệnh.


×