Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

(Thcs) một số phương pháp dạy kiểu bài thực hành thí nghiệm trong môn sinh học 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.81 KB, 19 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng chấm sáng kiến Huyện .........
Tơi ghi tên dưới đây:
STT

Họ và tên

1

.........

Ngày tháng
năm sinh

Nơi công
tác

Chức
danh

Trường Giáo Viên
THCS ......
...

Trình
độ
chun
mơn


Tỷ lệ (%)
đóng góp
vào việc
tạo ra
sáng kiến
100%

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số phương pháp dạy
kiểu bài thực hành thí nghiệm trong mơn Sinh học 9 tại trường THCS .........
– huyện ......... – tỉnh .........”
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
......... – Giáo viên Trường THCS .........
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Chuyên môn giảng dạy môn Sinh học
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 15/8/2017
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
* Lời giới thiệu
Với môn Sinh học THCS nói chung và mơn Sinh học 9 nói riêng – Môn
khoa học thực nghiệm, môn khoa học mở, luôn luôn mới và rất trừu tượng. Mỗi
một tiết học, một kiểu bài lên lớp địi hỏi phải có những phương pháp khác
nhau, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của bài. Làm sao để phát huy được tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Đặc biệt hơn nữa là “bài thực hành” trong chương trình Sinh học 9 có
những bài có sử dụng thiết bị thí nghiệm, có những bài dạng bài thực hành quan
1


sát, đây là một vấn đề rất khó, để dạy thành cơng một bài thực hành địi hỏi
người giáo viên phải tìm tịi, nghiên cứu phương pháp phù hợp và qua thử
nghiệm mới có thể thành cơng.

Đa số HS nắm bắt kiến thức một cách hời hợt, thụ động, chủ yếu là trông
dựa vào các bạn khác làm để chép cho có đủ bài, khơng hiểu bản chất vấn đề,
khơng giải thích được hiện tượng xảy ra. Chỉ có khoảng 60% các em làm được
thực hành thí nghiệm và tự viết được báo cáo.
Đây là vấn đề khiến tôi suy nghĩ rất nhiều: Vận dụng đổi mới phương
pháp dạy học như thế nào? Hình thức tổ chức ra sao?Yếu tố quyết định sự
thành công của các tiết thực hành là gì?
Trong những năm học gần đây việc giảng dạy các tiết thực hành được chú
ý hướng tới phát triển năng lực tích cực, độc lập hoạt động của học sinh trong
học tập. Điều này đồng nghĩa với việc làm cho học sinh hứng thú với những tiết
thực hành, hăng say với những nội dung được phân công và đó là nguồn dẫn
đến kiến thức bằng con đường khám phá.
Để dạy thành công một bài thực hành là vấn đề rất khó, nếu thực hành
không thành công sẽ không đạt được yêu cầu bài học. Sự thành công của tiết
dạy phụ thuộc vào nhiều yếu tố, vậylàm thế nào để phát huy được tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh, rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn,
đem lại niềm vui và hứng thú học tập bộ mơn đặc biệt là các tiết thực hành – thí
nghiệm?Đối với học sinh lớp 9 là lớp cuối cấp có những em sau khi học xong
lớp 9 sẽ tiếp tục sự nghiệp học của mình cũng có em sẽ khơng tiếp tục sự nghiệp
học mà sẽ lựa chọn con đường khác vậy việc vận dụng kiến thức đã học vào
thực tế là điều rất cần thiết với các em.
Điều trăn trở trên đã thơi thúc tơi suy nghĩ tìm tịi và quyết định chon
Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số phương pháp dạy kiểu bài thực hành thí
nghiệm trong mơn Sinh học 9 tại trường THCS ......... – huyện ......... –
2


tỉnh .........”nhằm giúp học sinh hứng thú và tích cực hơn trong các tiết học thực
hành, biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống..
a. Biện pháp tiến hành:

Theo dõi kết quả học tập, thái độ học tập của học sinh qua các tiết thực
hành, thí nghiệm trong những năm gần đây, tìm ra nguyên nhân: Vì sao chất
lượng các tiết dạy thực hành chưa thật cao, việc vận dụng lý thuyết học tập của
học sinh vào các bài thực hành và thực tế cuộc sống còn nhiều khó khăn?
Điều tra, tổng hợp, thống kê số liệu về kết quả học tập của học sinh ở các
tiết thực hành, thí nghiệm trong 2 năm gần đây.
Khảo sát, thu thập, tổng hợp các bài làm của học sinh qua các năm học,
có kế hoạch lưu trữ các tư liệu, bài báo cáo kết quả khá- tốt .
Điều tra lấy ý kiến của học sinh qua các tiết dạy thực hành, thí nghiệm
GV đã thiết kế và có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp thực tế và khả năng của
học sinh.
b. Vai trò của thực hành, thí nghiệm, thực hành quan sát trong dạy học Sinh
học:
Thínghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực hành để đi đến thực tiễn,
nhằm giúp học sinh đi sâu tìm hiểu bản chất các hiện tượng, các quá trình Sinh
học
Thí nghiệm là nguồn kiến thức, vừa có vai trò xây dựng cái mới, vừa có vai trò
củng cố, hoàn thiện và kiểm chứng, chứng minh một vấn đề đã được đề cập.
- Thí Nghiệm có thể do giáo viên (GV) biểu diễn, do HS tự tiến hành hoặc xem
băng hình...
- Thí nghiệm có thể tiến hành trên lớp, trong phòng thí nghiệm, tại nhà hoặc tại
một địa điểm nào đó.
* Vai trò, vị trí của giáo viên và học sinh trong tiết dạy thực hành, thí nghiệm,
thực hành - quan sát:
GV là người hướng dẫn, tổ chức cho HS hoạt động giúp học sinh tự tìm
ra kết luận và ghi nhớ, GV chỉ là người cố vấn, theo dõi, giám sát các hoạt động
của HS.
3



HS ở vị trí người nghiên cứu, sau khi nhận biết được mục tiêu của tiết thực
hành, HS hoạt động nhóm để tiến hành thực hành thí nghiệm dưới sự hướng
dẫn của GV, chủ động hoạt động lĩnh hội tri thức.
c. Việc vận dụng các giải pháp mới về đổi mới phương pháp dạy học đối với
tiết dạy thực hành, thí nghiệm, thực hành - quan sát:
* Những yêu cầu sư phạm đối với tiết dạy thực hành, thí nghiệm, thực
hành - quan sát:
- GV phải đặt vấn đề rõ ràng, giải thích cụ thể mục đích yêu cầu, nội dung, các
bước tiến hành của tiết thực hành thí nghiệm.
- Cần hướng dẫn học sinh ghi chép những hiện tượng xảy ra trong quá trình
thực hành thí nghiệm, những số liệu, hình ảnh … thu thập được trong quá trình
điều tra. - Điều này là rất cần thiết vì học sinh có cơ sở giải thích, khái quát rút
ra kết luận.
- GV cần chuẩn bị tốt các câu hỏi, bài tập, biểu bảng, tư liệu cần thu thập…các
câu hỏi và bài tập này được GV nêu ra ở phần dặn dò của tiết học trước, khuyến
khích HS khai thác thông tin theo một số chủ đề có liên quan trên mạng internet
( Ví dụ bài: Ơ nhiễm mơi trường, thành tựu chọn giống vật nuôi- cây trồng...
Sinh học 9). Yêu cầu các câu hỏi phải phù hợp chủ đề bài học có tính chất định
hướng, kích thích được hứng thú, sự tìm tòi độc lập, sáng tạo của HS để sau khi
tìm được câu trả lời sẽ giúp học sinh nắm vững, hiểu sâu bản chất của vấn đề.
Ví dụ: Khi dạy Tiết 26 - Bài 26: Nhận biết một vài dạng đột biến
Ở phần dặn dò của tiết học trước GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung
của bài tìm hiểu về những dạng đột biến ở vật ni cây trồng có ở địa phương, ở
nơi khác qua phương tiện thông tin đại chúng như: Sách báo, tivi, mạng internet
…., ghi chép lại, hoặc chụp ảnh, hoặc sưu tầm tranh ảnh qua sách báo …. Kẻ
bảng 26 nhưng không điền tên mẫu quan sát.

4



Vào giờ học giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh nhận xét sự
chuẩn bị của học sinh
Hướng dẫn HS sắp xếp tranh ảnh, nội dung tìm hiểu được theo chủ đề:
Các dạng đột biến hình thái ở động vật, thực vật, học sinh hoạt động theo nhóm
sắp xếp tranh ảnh, tư liệu
GV tiếp tục hướng dẫn HS điền thông tin vào bảng 26, cột mẫu quan sát
là tên các dạng đột biến các em đã sưu tầm và quan sát được.
Tiếp tục quan sát đột biến Nhiễm Sắc Thể cách tiến hành tương tự như
vậy
GV yêu cầu HS quan sát một số hình ảnh do giáo viên sưu tầm để hoàn
thành nội dung này.
Sau khi HS đã thực hành theo nhóm, GV gọi đại diện nhóm báo cáo kết
quả của nhóm mình, nhóm khác nhận xét bổ sung.GV nhận xét, đánh giá và kết
luận kiến thức chuẩn để HS tự điều chỉnh nội dung và nhận thức.
- Cần chú ý vai trò của GV trong tiết thực hành, thí nghiệm (THTN): Tùy từng
loại bài thực hành thí nghiệm mà giáo viên giữ các vai trò khác nhau: Nếu ở
phương pháp Thực hành thí nghiệm - nghiên cứu thí nghiệm là ng̀n thơng tin
cho học sinh thì giáo viên giữ vai trò hướng dẫn thí nghiệm, quan sát; trong
phương pháp thí nghiệm thực hành - thơng báo tái hiện thì giáo viên giữ vai trò
cung cấp nguồn thông tin, hướng dẫn tìm hiểu thực tế viết báo cáo…
- Trong giảng dạy GV phải linh hoạt, có tính đến các yếu tố như:
* Yếu tố thời gian, với những bài cần nhiều thời gian để chuẩn bị GV nhắc HS
chuẩn bị cách tiết học một khoảng thời gian cho phù hợp, tùy nội dung của bài
yêu cầu (Ví dụ: Khi dạy bài 14: Thực hành quan sát hình thái nhiễm sắc thể.Để
quan sát được hình thái nhiễm sắc thể qua các kì phải tiến hành làm mẫu vật từ
rễ củ hành, GV yêu cầu HS trồng củ hành trên cát ẩm trước đó một tuần.

5



Yếu tố thời tiết, thời vụ ( Ví dụ: Bài 38: Thực hành tập dượt thao tác giao phấn,
Do bài học vào thời điểm khơng có cây lúa trổ bơng để thực hành GV yêu cầu
HS có kế hoạch trồng lúa ngay từ đầu năm học để có mẫu kịp cho bài thực
hành.
Yếu tố điều kiện địa lý của địa phương:( Bài 45- 46Thực hành: Tìm hiểu môi
trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sớng sinh vật.
Mục tiêu của bài:
+ Học sinh tìm được dẫn chứng của nhân tố sinh thái ánh sáng và độ ẩm
lên đời sống sinh vật ở môi trường đã quan sát.
+ Qua bài học, học thêm yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
Nhưng do điều kiện địa phương không có địa điểm nào quan sát hội đủ các nhân
tố sinh thái, thời gian và việc tổ chức cho học sinh tham quan thiên nhiên không
thuận lợi. Vì vậy khi dạy bài này tôi đã tổ chức cho học sinh xem băng hình về
các môi trường sống của thực vật, động vật, nấm, địa y, vi sinh vật... Học sinh
quan sát băng hình ghi chép lại những thông tin đã quan sát được về: Môi
trường sống; đặc điểm hình thái của thực vật sống ở các môi trường khác nhau,
môi trường sống của động vật đặc điểm thích nghi với đời sống của động vật…(
nội dung tiết 1)
Đến tiết 2 viết báo cáo thu hoạch yêu cầu HS viết báo cáo theo mẫu SGK trang
138 dựa trên những nội dung đã ghi chép được ở tiết trước.
Sau khi HS các nhóm nhận xét, bổ sung- giáo viên nhận xét, đánh giá và kết
luận để HS tự điều chỉnh, bở sung cho hồn chỉnh.
- Đối với bài thực hành có sử dụng thiết bị thí nghiệm giáo viên cần giới thiệu
dụng cụ, mẫu vật, hóa chất cần thiết hướng dẫn tỉ mỉ thao tác thực hành để HS
nắm được và có thể thực hành thành thạo.

6


Ví dụ: Khi dạy bài 6:Thực hành tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim

loại
Gv yêu cầu HS tự nghiên cứu mục tiêu của bài, chuẩn bị, cách tiến hành.
GV giới thiệu dụng cụ, hướng dẫn học sinh thao tác: Cách gieo một, hai
đồng kim loại như thế nào, cách quan sát: Khi gieo một đồng kim loại có những
trường hợp nào xảy ra, khi gieo hai đồng kim loại có những trường hợp nào xảy
ra, ghi chép như thế nào, tiến hành bao nhiêu lần?
Sau đó cho HS sử dụng đồng kim loại tiến hành thí nghiệm.
Trong quá trình HS thực hành giáo viên theo dõi và đặt ra một số câu hỏi yêu
cầu HS trả lời và tự tìm ra kiến thức mới.
Ví dụ: Khi gieo một đồng kim loại qua một số lần gieo thu được kết quả như thế
nào? Kết quả đó có ý nghĩa gì ?
HS: Khi gieo một đồng kim loại 100 lần kết quả thu được 49 lần sấp - 51 lần
ngửa, tỷ lệ 1:1 tương ứng với tỷ lệ các loại giao tử ở F1 trong lai một cặp tính
trạng 1A: 1a.
Sau khi thực hành xong HS đã biết cách gieo một, hai đồng kim loại biết vận
dụng để giải thích tỷ lệ giao tử ở F1 và các loại hợp tử ở F2 trong lai một cặp
tính trạng từ đó biết được một trong những điều kiện nghiệm đúng của quy
luật phân ly là số lượng cá thể đem lai phải đủ lớn và vì sao Menđen phải tiến
hành thí nghiệm trên nhiều cây đậu và trong thời gian dài.
Các bước cần thực hiện khi dạy tiết thực hành - thí nghiệm, thực
hành - quan sát:
Bước 1: Đặt vấn đề
GV thông báo vấn đề nghiên cứu, nêu cụ thể đối tượng thí nghiệm, thời
gian thí nghiệm mục đích yêu cầu và các yêu cầu cần đạt được qua thí nghiệm
nghiên cứu để kích thích sự tự giác và hứng thú ban đầu của người học.
7


Bước 2: Phát hiện vấn đề
Nêu mục đích cụ thể hơn, vạch rõ những thành phần cấu thành vấn đề

nghiên cứu để HS có sự định hướng cụ thể.
Bước 3: Đề xuất giả thuyết của vấn đề thực hành hoặc thí nghiệm, dự
đoán các phương án giải quyết, vạch kế hoạch giải quyết.
Yêu cầu các em làm việc theo tổ, nhóm, nắm các bước tiến hành thí
nghiệm, làm thí nghiệm và mang vào lớp các thí nghiệm đã thực hiện.
GV hướng dẫn, giới thiệu các nội dung tham khảo, các địa chỉ trên
internet...để học sinh tham khảo, tìm hiểu...hoàn thành đề tài báo cáo hoặc tự
tiến hành thí nghiệm ở nhà.
Bước 4:Thực hiện kế hoạch giải quyết
Học sinh chuẩn bị tốt thí nghiệm, tự mình thực hiện thí nghiệm, đề tài
nghiên cứu (cá nhân hoặc nhóm) là cơ sở để hình thành và rèn luyện các kỹ
năng nghiên cứu khoa học cho các em, tạo điều kiện cần thiết cho học sinh khả
năng tự giác học tập, biết tự tìm hiểu, phát hiện kiến thức.
Bước 5:Đánh giá việc thực hiện kế hoạch.
Giáo viên cần khuyến khích, động viên, kích thích óc tìm tịi, quan sát,
tạo hứng thú trong việc đánh giá thực hiện kế hoạch.
Học sinh hoặc nhóm làm được thí nghiệm tốt, có bài báo cáo hay sát thực
tế, giáo viên cần khen ngợi và động viên tinh thần tham gia tích cực của các em
hay nhóm bằng cách ghi điểm cộng. Nhóm hay học sinh chưa làm tốt (Cách
làm, đối tượng hay thời gian tiến hành chưa đúng,....) GV cần giúp học sinh
phát huy tính chủ động tích cực trong giờ học để các em tự tin hơn, hứng thú
hơn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học sinh học thực nghiệm.
Bước 6: Giáo viên nhận xét, bổ sung, hoàn thiện.

8


* Những điều GV cần lưu ý khi dạy tiết thưc hành - thí nghiệm, thực hành quan
sát:
Thí nghiệm nhất thiết phải có phần đối chứng để kiểm tra kết quả thí

nghiệm, giúp học sinh tìm được mới quan hệ nhân quả của các hiện tượng xảy
ra trong thí nghiệm. Với các thí nghiệm đơn giản hơn thì khơng nhất thiết phải
có đối chứng.
Phải bảo đảm tính sư phạm, tính khoa học của việc biểu diễn thí nghiệm,
dự đoán trước những thắc mắc của HS có thể đưa ra khi quan sát thí nghiệm,
lường trước thất bại có thể xảy ra để giải thích HS rõ nguyên nhân, tránh mất
lòng tin đối với HS.
Trong dạy học Sinh học, có những bài thực tế địa phương không có địa
điểm tiến hành thực hành quan sát được, thời gian không cho phép như: ( Bài
39: Thực hành tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng; Bài 4546: Thực hành – Tìm hiểu mơi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh
thái lên đời sống sinh vật; Bài 51-52: Thực hành - Hệ sinh thái); Hoặc một số
thí nghiệm khó thành công, thiếu mẫu vật hoặc cần nhiều thời giannhư: (Bài 38:
Thực hành tập dượt thao tác giao phấn)... GV sử dụng đĩa CD có các tư liệu
hình ảnh, và trình chiếu qua PowerPoints để tăng tính thuyết phục.
Đới với thí nghiệm diễn tả cùng mợt bản chất hay cùng một qui luật trong
những điều kiện khác nhau, GV nên biểu diễn song song để cho hiệu quả cao
hơn hình thức biểu diễn lần lượt từng thí nghiệm.
d. Ứng dụng trong thực tế giảng dạy của bản thân ( Vận dụng việc đổi
mới PPDH vào các tiết thực hành - thí nghiệm, thực hành quan sát trong
chương trình Sinh học 9 ):
Trong thực tế giảng dạybản thân tôi đã tiếp tục vận dụng các phương
pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học Sinh học, đặc biệt là các tiết thực
hành – thí nghiệm.
9


Giúp các em trở thành chủ thể của quá trình học tập, đưa các em vào vị trí
chủ động, đòi hỏi các em phải tích cực suy nghĩ, tư duy bằng những câu hỏitình huống có tính chất nêu vấn đề, gợi mở…biết phân tích nguyên nhân, kết
quả và liên hệ thực tế vận dụng vào cuộc sống.
GV cần nắm rõ từng đối tượng học sinh ở các lớp giảng dạy, bằng các

phương pháp dạy học tích cực tạo nhu cầu nhận thức có mong muốn tìm hiểu
các hiện tượng sinh học, các vấn đề thực tế... Từ đó hướng dẫn học sinh tự lực
tham gia vào các hoạt động giáo viên đã thiết kế tạo điều kiện cho các em bộc
lộ khả năng nhận thức, biết cách thu thập thông tin, trình bày và bảo vệ ý kiến
của mình khi thảo luận ở nhóm, tranh luận trước lớp.
Khuyến khích học sinh nêu thắc mắc, nêu tình huống có vấn đề và tham
gia giải quyết vấn đề, đề xuất ý kiến khắc phục, giải quyết.
Đối với môn Sinh học 9 ngồimột số bài là bài thực hành - thí nghiệm,
cịnlại chủ yếu là bàithực hành - quan sát, quan sát các vấn đề, hiện tượng trong
thực tế ngoài thiên nhiên, có liên quan đến mơi trường, hệ sinh thái ngồi việc
tổ chức cho HS quan sát ghi chép, thu thập thơng tin từ thực tế tơi cịn u cầu
các em đưa ra những giải pháp để bảo về môi trường và góp phần cân bằng hệ
sinh thái.
*Đối với các bài thực hành- quan sát.
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh theo dặn dò giờ trước.
Chọn địa điểm để tổ chức cho HS quan sát tìm hiểu.
Cho 1 – 2 nhóm học sinh trình bày các bước tiến hành quan sát dựa trên
hướng dẫn đã nêu trong bài.
Giáo viên nêu nhận xét tóm tắt các bước chủ yếu trong quá trình tiến
hành đi quan sát ngồi thiên nhiên. Qua bài dạy rèn kĩ năng tìm kiếm và xử
lý thông tin khi đọc SGK khi quan sát ngoài thiên nhiên, kĩ năng tự tin khi

10


trình bày kết quả làm việc của nhóm, kĩ năng giải quyết vấn đề giải thích
các hiện tượng thực tế c̣c sớng.
Ví dụ: Bài 38: "Thực hành: tìm hiểu tình hình mơi trường ở địa
phương"
Bước 1: Giáo viên giới thiệu mục đích của tiết thực hành, chọn địa điểm

quan sát: Quanh khu vực trường
Bước 2: Chuẩn bị đồ dùng cá nhân: mũ nón, đồ dùng học tập: Giấy, bút,
Máy ảnh để chụp lại hiện tượng trong thực tế.
Bước 3: GV hướng dẫn học sinh bước tiến hành quan sát, phân cơng
nhiệm vụ cho các nhóm: Nhóm 1+2 điều tra tình hình ơ nhiễm do rác thải của
khu dân cư.
Nhóm 3+4 điều tra tình hình ơ nhiễm do nước thải từ khu chăn nuôi của
các hộ dân.
Bước 4: HS tiến hành thực hành theo nhóm quan sát ghi chép điền thông
tin vào bảng 56.1, 56.2, 56.3.
Bước 5: HS tiến hành khai thác thông tin từ kết quả thực hành quan sát:
+ Khi quan sát các vấn đề về môi trường ởđịa phương nhận xét về tình
hình mơi trường ở địa phương.
+ Tại sao môi trường ở địa phương lại bị ô nhiễm như vậy? có cách nào khắc
phục? Bản thân có thể làm gì để góp phần bảo vệ mơi trường nơi mình sinh
sống và học tập?
HS tiến hành thảo luận nhóm giải quyết các vấn đề được đặt ra.Từ đó rút
ra kết luận và đưa ra biện pháp hạn chế, khắc phục và bảo vệ môi trường.
GV Hướng dẫn HS thảo luận, tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả quan
sát, thảo luận của nhóm mình và kết luận
GV hướng dẫn HS viết thu hoạch theo hướng dẫn SGK.
11


Như vậy thơng qua bài thực hành tìm hiểu tình hình mơi trường ở địa
phương HS biết được hiện trạng môi trường ở địa phương, nguyên nhân, cách
khắc phục, bản thân cần làm gì gì để bảo vệ mơi trường, qua đó giáo dục được ý
thức bảo vệ mơi trường nơi mình sinh sống, học tập cũng như nơi cơng cộng.
*Đối với các bài thực hành có sử dụng thiết bị.
Yêu cầu học sinh nghiên cứu các thông tin liên quan đến nội dung thực

hành như: Mục đích bài thực hành, các bước tiến hành, kết quả.
Cho học sinh trình bày các bước tiến hành thông qua các dụng cụ được
giáo viên chuẩn bị sẵn giúp rèn kỹ năng tìm kiếm và xử lý thơng tin khi đọc
SGK để tìm hiểu cách tiến hành và quan sát, kĩ năng trình bày, thao tác thực
hành.
Ví dụ:Bài 20: "Thực hành quan sát và lắp mơ hình ADN",
Hoạt động 1: Quan sát mơ hình cấu trúc khơng gian của phân tử ADN ( 15 phút)
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
GV: đưa mô hình ADN. Các em sẽ quan sát những vấn
đề gì trên mơ hình ADN này?
HS: Quan sát hình dạng, cấu trúc ....
GV: Các bước tiến hành như thế nào?
- GV hướng dẫn HS quan sát mơ hình phân tử ADN, thảo
luận:
- Vị trí tương đối của 2 mạch nuclêơtit?(ADN gồm 2
mạch song song, xoắn phải)
- Chiều xoắn của 2 mạch?
- Đường kính vịng xoắn? Chiều cao vịng xoắn? (Đường
kính 20 ăngtoron, chiều cao 34 ăngtơron gồm 10 cặp
nuclêôtit/ 1 chu kì xoắn.)
- Số cặp nuclêơtit trong 1 chu kì xoắn?
- Các loại nuclêôtit nào liên kết với nhau thành cặp?
12


(Các nuclêôtit liên kết thành từng cặp theo nguyên tắc bổ
sung: A – T; G – X.)
- GV gọi HS lên trình bày trên mơ hình.
Hoạt động 2: Lắp ráp mơ hình cấu trúc khơng gian của phân tử ADN ( 20 phút)

Hoạt động của GV - HS
Nội dung
GV đưa ra mơ hình ADN đã tháo rời, u cầu HS nghiên
cứu thơng tin SGK.
Hãy nêu cách lắp ráp mơ hình ADN?
HS: Dựa vào thông tin SGK nêu cách tiến hành.
- GV hướng dẫn cách lắp ráp mơ hình:
+ Lắp mạch 1: theo chiều từ chân đế lên hoặc từ trên
đỉnh trục xuống
Chú ý: Lựa chọn chiều cong của đoạn cho hợp lí đảm
bảo khoảng cách với trục giữa.
+ Lắp mạch 2: Tìm và lắp các đoạn có chiều cong song
song mang nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung với đoạn 1.
+ Kiểm tra tổng thể 2 mạch.
- Các nhóm lắp mơ hình theo hướng dẫn. Sau khi lắp
xong các nhóm kiểm tra tổng thể.
+ Chiều xoắn 2 mạch.
+ Số cặp của mỗi chu kì xoắn.
+ Sự liênkết theo nguyên tắc bổ sung.
GV yêu cầu các nhóm cử đại diện đánh giá chéo kết quả
lắp ráp.
- GV cho HS xem băng hình về các nội dung: cấu trúc
ADN, cơ chế tự sao, cơ chế tổng hợp ARN, cơ chế tổng
hợp prôtêin.
* Đối với các thí nghiệm có sự tham gia của học sinh trong thực hiện thí
nghiệm và phải sử dụng thiết bị:
13


Để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở những học sinh khá giỏi

và giúp các em yếu trong nội dung thực hành đạt kết quả cao cần kết hợp cả
hình thức tổ chức thực hành đồng loạt và hình thức tổ chức thực hành riêng lẻ
trong nội dung một bài thực hành.
Ví dụ: Bài 14: Thực hành: Quan sát hình thái nhiễm sắc thể.
Bước 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: Mẫu vật củ hành trồng trên
cát ẩm đã ra rễ.
Bước 2: Xác định yêu cầu của tiết thực hành
- Củng cố kĩ năng làm tiêu bản, thao tác sử dụng kính hiển vi
- Làm tiêu bản rễ củ hành
- Nhận biết hình thái NST qua các kì: Kì giữa các Nhiễm Sắc thể tập
trung giữa tế bào thành hàng, Kì sau: các NST phân thành hai nhóm
về hai hướng cực tế bào.
Bước 3: Phân nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.
Các nhóm thực hiện theo nội dung đã hướng dẫn.
Bước 4: Hướng dẫn kĩ thuật làm tiêu bản, quan sát trên kính hiển vi.
Sau khi các nhóm thực hiện xong nội dung của nhóm mình sẽ lần lượt
báo cáo trình bày cách tiến hành và tiến hành quan sát nhận biết hình thái
Nhiễm Sắc thể qua các kì của quá trình phân bào.
Bước 5: Mỗi nhóm viết một bản tường trình thực hành (báo cáo thực
hành)và vẽ hình đã quan sát được.
Bước 6: Thu báo cáo thực hành, nhận xét, chấm điểm.
Rút kinh nghiệm đánh giá giờ thực hành
5.  Những thông tin cần được bảo mật: (Không)
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

14


Giáo viện dạy mơn Sinh học có trình độ đào tạo đạt chuẩn, học sinh cấp
THCS, cơ sở vật chất đảm bảo có phịng học bộ mơn, có đầy đủ đồ dùng thiết bị

dạy học.
Việc vận dụng các giải pháp mới về đổi mới phương pháp dạyhọc trong
giảng dạy môn Sinh học, đặc biệt là các tiết thực hành - thí nghiệm, thực hành quan sát, nó gắn liền với thực tiễn công tác giảng dạy ở trường THCS ......... đã
góp phần khắc phục những khó khăn, yếu kém của học sinh trong quá trình học
tập trước đây.
Việc tổ chức các hoạt động thực hành - thí nghiệm, thực hành- quan sát
phù hợp với loại hình bài, đối tượng HS sẽ đem lại hiệu quả trong học tập, hình
thành ở HS các kĩ năng như: Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK
tìm hiểu cách tiến hành thí nghiệm, kĩ năng tiến hành thực hành, thí nghiệm
quan sát TN, thực hành - quan sát, kĩ năng tự tin khi trình bày kết quả làm việc
của nhóm, kĩ năng giải quyết vấn đề giải thích các hiện tượng thực tế, tư duy
sáng tạo....Có như vậy HS sẽ lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, sâu sắc hơn,
theo tôi nghĩ đây chính là hiệu quả của việc giảng dạy các tiết thực hành; góp
phần nâng cao chất lượng, đem lại niềm vui và hứng thú học tập bộ mơn.
7. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến.
7.1. Theo ý kiến tác giả
Dạy học Sinh học nhất là giảng dạy các tiết thực hành- thí nghiệm, thực
hành - quan sát là một vấn đề tương đối khó nhưng với điều kiện cơ sở vật chất
( thiết bị dạy học) của nhà trường khá đầy đủ và các nguồn tư liệu trên internet,
thư viện Giáo dục, trang web của bạn bè... giúp GV dễ dàng vận dụng phương
pháp dạy học mới vào giảng dạy (lấy học sinh làm trung tâm), giúp các em trở
thành chủ thể của quá trình học tập, kích thích các em tham gia tích cực trong
giờ học, đồng thời biết cách nghiên cứu khoa học thơng qua thực hiện thí

15


nghiệm, quan sát rèn kỹ năng lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, kĩ năng hợp
tác, kĩ năng thực hành - thí nghiệm, thực hành - quan sát.
Sáng kiến kinh nghiệm đã có tác động tích cực, góp phần đổi mới cách

thiết kế, tổ chứcgiờ dạy của GV, cách học của học sinhtrong điều kiện học tập
cụ thể thì GV có cách dạy sáng tạo hơn, học sinh học tập tích cực chủ động hơn.
Từ đó giáo viên ln chủ động, sáng tạo trong vai trò người hướng dẫn
các em học tập. Giáo viên ln có nhu cầu địi hỏi phải cập nhật kiến thức, tự
học, tự rèn, ứng dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp từng loại bài. Luôn
học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp và tận tâm trong hướng dẫn, giúp đỡ các
em học sinh học tập, nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn.
Học sinh tự tin vào bản thân, thông qua hợp tác nhóm tích cực, độc lập
nghiên cứu, tranh luận và bảo vệ vấn đề mình đưa ra, rèn luyện kĩ năng cần
thiết, phát triển tư duy từ thực hành, thí nghiệm (trực quan cụ thể), thực hành quan sát( quan sát thực tế)từ đó biết vận dụng vào giải thích các hiện tượng và
ứng dụng trong thực tế cuộc sống.
Trong quá trình thực nghiệm, kết quảgiảng dạy các tiết thực hành - thí
nghiệm, thực hành - quan sát ngày càng khả quan và đơn vị chúng tôi đã áp
dụng khá thành công ở các đới tượng học sinh khối lớp 9 nói riêng và học sinh
các khối lớp khác nói chung, tỉ lệ học sinh có kỹ năng thực hành, thí nghiệm,
thực hành - quan sát; biết thao tác trên mẫu vật, biết quan sát ghi lại kết quả,
biết khai thác thông tin và viết báo cáo (đạt điểm trung bình trở lên) tăng rõ
rệt.Số học sinh gặp khó khăn từ việc thực hành, thí nghiệm, thực hành quan sát
đến viết thu hoạch, báo cáo, thuyết trình trước lớp trên vật mẫu thí nghiệm hoặc
bài viết( đạt điểm dưới trung bình) giảm đáng kể.
Kết quả các bài thực hành môn sinh học sau khi áp dụng phương pháp
thực hành mới ......... có số liệu cụ thể như sau:

16


Trung
Năm học

lớp


Sĩ số

Giỏi
SL

2017- 2018

2018 - 2019

Khá
%

SL

9A

29

6

20,68

12

9B

30

5


16,66

15

9C

30

6

20

13

9A

36

9

25

9B

35

8

20,01


%

bình

Yếu, kém

SL %

SL

41,37 10

%

34,51

1

3,44

30

1

3,34

43,33 10

33.33


1

3,34

15

38,89 13

36,11

0

0

15

42,85 13

37,14

0

0

50

9

Năm học 2017-2018: 1 học sinh đạt giải ba cấp huyện

Trong năm học này chúng tôi đã áp dụng vào các tiết dạy cụ thể và số học
sinh đạt điểm khá giỏi của các bài thực hành tăng rõ rệt, tỷ lệ học sinh đạt điểm
yếu qua các bài thực hành giảm rõ rệt.
Trong giảng dạy bộ môn đặc biệt khi đến tiết thực hành thầy và trò chúng
tôi đều có chung tâm trạng rất vui, muốn được làm việc và muốn được “khám
phá” học sinh hứng thú học tập đặc biệt các em mong đến tiết thực hành để
được tìm tịi được khám phá.
Trong năm học này chúng tôi đã áp dụng vào các tiết dạy cụ thể và số học
sinh đạt điểm khá giỏi của các bài thực hành tăng rõ rệt, tỷ lệ học sinh đạt điểm
yếu qua các bài thực hành giảm rõ rệt.
Trong giảng dạy bộ môn đặc biệt khi đến tiết thực hành thầy và trò chúng
tôi đều có chung tâm trạng rất vui, muốn được làm việc và muốn được “ khám
phá” HS hứng thú học tập đặc biệt các em mong đến tiết thực hành để được tìm
tịi được khám phá.
8. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng sáng kiến lần đầu:

Số

Tên

tổ Ngày

Nơi
17

cơng

Trình


Nội

dung

cơng


TT chức/cá nhân tháng,
năm sinh

tác hoặc nơi
thường trú

độ
chuyên

việc hỗ trợ: Áp
dụng sáng kiến

mơn
1
2

Chúng tơi nghiên cứu vấn đề này có thể nói đây chỉ là một sáng kiến kinh
nghiệm nhỏ của riêng chúng tôi, nhưng chúng tôi rất mong muốn được bạn  bè,
đồng nghiệp tham khảo, đóng góp, xây dựng để có 1 phương pháp dạy học tốt
nhất, đặc biệt đối với môn Sinh học và các bài thực hành trong chương trình
Sinh học 9 nói riêng và mơn Sinh học THCS nói chung.
Sáng kiến này của chúng tơi gắn liền với thực tiễn công tác giảng dạy ở
trường THCS .......... Nó góp phần khắc phục những khó khăn, yếu kém của HS

trong quá trình học tập 1 tiết thực hành nói riêng và bộ mơn Sinh học nói
chung.
Về mặt lí luận, sáng kiến này vẫn hội tụ đầy đủ nội dung, tính chất đặc
thù của phương pháp dạy học Sinh học ở trường THCS.  Bên cạnh đó cịn hàm
chứa tất cả các yêu cầu và nội dung tất yếu của phương pháp dạy học tích cực
trong đó có phương pháp đặc thù bộ môn Sinh học là:  Thực hành thí nghiệm –
Trực quan và dùng lời.
Trên đây là những điều tôi thu được  qua thực nghiệm nghiên cứu và
thực tế giảng dạy. Tuy nhiên trong quá trình trình bày chắc khơng tránh khỏi
những thiếu sót, kính mong được sự góp ý của hội đồng xét cơng nhận sang
kiến các cấp.
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng
sự thật và chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

18


........., 10 tháng 4 năm 2019
NGƯỜI NỘP ĐƠN

.........

19



×