Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY KIỂU BÀI TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT TRONG CHƯƠNG TRÌNH THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.02 KB, 26 trang )

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY KIỂU BÀI TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT
TRONG CHƯƠNG TRÌNH THCS
Tác giả sáng kiến : ..................
Tổ : Khoa học xã hội
Trường: THCS ...........................
Mã sáng kiến: 35

Chuyên đề : MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY KIỂU BÀI TỪ LOẠI TIẾNG
VIỆT TRONG CHƯƠNG TRÌNH THCS
1


PHẦN A : ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài:
1. Cơ sở lí luận:
Ngôn ngữ là phương tiện phản ánh tư duy của con người. Con người
nhận thức được đến đâu thì ghi lại những nhận thức ấy trong ngôn ngữ . Tiếng
Việt là ngôn ngữ chính thống được dùng trong nhà trường trong bao năm nay
bởi vì tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp. Chỉ có tiếng nói dân tộc mới nói
hết được tâm lí dân tộc, cách cảm, cách nghĩ của người Việt. Học tiếng Việt
chính là một cách tốt nhất để bồi dưỡng tinh thần Việt và bản sắc riêng.Vì vậy
học tiếng Việt trong trường THCS lại càng có vai trò quan trọng. Nó giúp học
sinh phát triển tư duy, hình thành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Giúp học
sinh biết sử dụng tốt và đúng tiếng Việt, bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu tiếng
mẹ đẻ và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Hệ thống từ vựng của tiếng Việt rất lớn . Hơn nữa đó còn là hệ thống
mở, từ mới thường xuyên được hình thành, có những từ ngữ cũ dần mất đi
và mờ nhạt dần về ý nghĩa do nhu cầu giao tiếp của con người. Tuy số lượng
rất lớn nhưng mỗi từ trong kho từ vựng của một ngôn ngữ không phải hoàn
toàn khác biệt với từ ngữ khác. Trái lại giữa chúng thường có những điểm


giống nhau về một phương diện nào đó. Những điểm giống nhau như vậy là
cơ sở để tập hợp các từ thành các loại các lớp, các nhóm từ.
Có những từ giống nhau toàn bộ hay gần toàn bộ về hình thức âm
thanh chúng hợp thành các từ đồng âm.
Các từ giống nhau ở bình diện cấu tạo. Chúng được tạo ra theo một
mô hình , một kiểu. Đó là các từ cùng một kiểu cấu tạo.Trong tiếng Việt,
dựa vào cấu tạo, các từ được phân định thành từ đơn, từ phức.
Các từ có điểm giống nhau về nghĩa, từ đó hình thành các hệ thống
ngữ nghĩa với các mức độ lớn nhỏ khác nhau: các từ cùng trường từ vựng, từ
đồng nghĩa, trái nghĩa. Xét trên phương diện nguồn gốc có từ mượn và từ
thuần Việt.
Như vậy toàn bộ các từ trong một ngôn ngữ tạo nên các loại, các
nhóm, các hệ thống khác nhau xét theo các phương diện khác nhau. Ngoài
các phương diện, các từ còn được xem xét ở đặc điểm ngữ pháp. Các từ có
những đặc điểm ngữ pháp giống nhau tạo nên một từ loại, mặc dù chúng có
thể khác nhau về âm thanh, về cấu tạo, hay khác nhau về ý nghĩa từ vựng,
khác nhau về nguồn gốc, phạm vi sử dụng, đặc điểm phong cách.
2. Cở sở thực tiễn.

2


Trong chương trình THCS phần tiếng Việt chiếm dung lượng lớn
trong đó từ loại là nội dung được học rất nhiều ở các lớp 6,7,8. Đây là phần
chiếm dung lượng kiến thức và thời gian tương đối nhiều. Song kiến thức
về từ loại lại khó và phức tạp đặc biệt là đối với học sinh lớp 6, các em mới
bước vào cấp 2, trình độ hiểu biết của các em còn hạn chế , chưa sâu rộng
như học sinh khối 7, 8. Vì vậy để học sinh để học sinh nắm chắc được kiến
thức thì giáo viên phải tổ chức giờ học có hiệu quả.
Từ thực tế dạy học, tôi thấy học sinh học tốt Tiếng Việt mới có thể

hiểu và cảm thụ các văn bản ở phân môn văn, có học tốt môn Tiếng Việt học
sinh mới có thể tạo lập các bài văn hay ở phân môn Tập làm văn.
Chính vì những lẽ đó mà việc giảng dạy phần tự loại tiếng Việt trong
chương trình THCS là một vấn đề khó đối với giáo viên Ngữ Văn hiện nay.
“Tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp, không sợ tiếng ta nghèo, chỉ sợ chúng
ta không biết dùng tiếng ta”,(Phạm Văn Đồng- “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt”). Người giáo viên Ngữ Văn có vai trò rất quan trọng , là người giúp học
sinh biết cách sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ một cách có hiệu quả.
Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn chuyên đề “Một số biện pháp
dạy kiểu bài từ loại tiếng Việt trong chương trình THCS”.
II. Mục đích nghiên cứu.
Chọn đề tài này mục đích của tôi là làm thế nào để có phương pháp
dạy học tốt phần từ loại tiếng Việt. Bản thân tôi mong muốn đóng góp một
số kinh nghiệm nhỏ để tìm ra biện pháp thiết thực, khả thi nhất nhằm giúp
học sinh không những hiểu đúng về từ loại mà còn giúp các em yêu tiếng
Việt hơn.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu từ loại tiếng Việt và các cụm từ đi kèm theo chương
trình SGK 6,7,8
- Nghiên cứu phương pháp dạy học tiếng Việt.
IV. Đối tượng nghiên cứu.
- Sách giáo khoa 6,7,8
- Nghiên cứu kiến thức lí luận về từ loại
- Phương pháp giảng dạy tiếng Việt
- Học sinh lớp 6,7,8 Trường THCS Vân Xuân
V.Phạm vi nghiên cứu.
Giới hạn của đề tài này chúng tôi đề cấp đến phương pháp dạy kiểu
bài từ loại tiếng Việt trong chương trình lớp 6,7,8.
VI. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh, phương pháp khảo sát thống kê


3


- Từ việc nghiên cứu lí luận về phương pháp dạy học tiếng Việt cộng
với việc giảng dạy ở trường mình để từ đó đề ra biện pháp cụ thể cho việc
dạy phần từ loại tiếng Việt.
VII. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm
Phần A. Đặt vấn đề
I. Lí do chọn đề tài
1. Cơ sở lí luận
2. Cơ sở thực tiễn
II. Mục đích nghiên cứu
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
IV. Đối tượng nghiên cứu
V.Phạm vi nghiên cứu
VI.Phương pháp nghiên cứu
VII. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm
Phần B. Nội dung
I. Một số vấn đề lí luận về từ loại tiếng Việt
II. Thực trạng việc dạy và học tiếng Việt hiện nay
III. Các biện pháp dạy kiểu bài từ loại tiếng Việt
1. Một số biện pháp giảng dạy ngữ pháp nói chung
2.Một số biện pháp dạy kiểu bài từ loại tiếng Việt
IV. Kết quả thực nghiệm
Phần C. Kết luận
PHẦN B: NỘI DUNG
I. Một số vấn đề lí luận về từ loại tiếng Việt
1. Tiêu chuẩn phân định từ loại tiếng Việt
Vốn từ của một ngôn ngữ có thể nghiên cứu trên các bình diện ngữ

âm, ngữ nghĩa (từ vựng), ngữ pháp . Đó là những lớp từ có chung bản chất
ngữ pháp, được biểu hiện trong các đặc trưng thống nhất cùng làm tiêu
chuẩn tập hợp và quy loại.
Từ loại học đã có lịch sử lâu đời, bắt nguôn từ những công trình
nghiên cứu ngôn ngữ thời cổ đại Hi Lạp và La Mã. Những thành tựu của các
ngôn ngữ học ngày nay đã chứng tỏ rằng, các ngôn ngữ nói chung không
hoàn toàn giống nhau về đặc trưng ngữ pháp của từ loại.
Tiếng Việt cũng có từ loại, việc tập hợp và quy loại các lớp từ thường
dựa vào những quan điểm khác nhau về đặc trưng từ loại nên các hệ thống
từ loại tiếng Việt đã có chưa đạt sự nhất trí hoàn toàn.
Xu hướng hiện nay được nhiều nhà nghiên cứu chấp nhận là từ loại tiếng
Việt bao gồm các đặc trưng cơ bản dùng làm tiêu chuẩn phân loại sau đây:

4


a.Ý nghĩa khái quát.
Ý nghĩa từ loại là ý nghĩa khái quát của từng lớp từ, trên cơ sở khái
quát hóa từ vựng thành khái quát hóa phạm trù ngữ pháp chung. Vận dụng
tiêu chuẩn ý nghĩa vào phân định từ loại tiếng Việt, những từ nhà , bàn,
chim, học sinh,con, quyển, sự...được phân vào lớp danh từ, vì ý nghĩa từ
vựng của chúng được khái quát hóa và trừu tượng hóa thành ý nghĩa thực
thể- ý nghĩa phạm trù ngữ pháp của danh từ . Các từ mua, đánh, nghĩ, nói
năng...được phân vào lớp động từ do ý nghĩa từ vựng của chúng được khái
quát hóa và trừu tượng hóa thành ý nghĩa quá trình- ý nghĩa phạm trù ngữ
pháp của lớp động từ.
- Các từ năm, bảy, bốn mốt , vài có ý nghĩa khái quát chỉ số lượng
- Các từ ăn, đi, học tập, đấu tranh...có ý nghĩa chung là chỉ hoạt động....
b. Khả năng kết hợp
Với ý nghĩa khái quát, các từ có thể có khả năng tham gia vào một kết

hợp có nghĩa: ở mỗi vị trí của kết hợp có thể xuất hiện những từ có khả năng
lần lượt thay thế nhau, trong khi đó, ở các vị trí khác trong kết hợp, các từ
còn lại tạo ra bối cảnh cho sự xuất hiện khả năng thay thế của những từ nói
trên. Những từ cùng xuất hiện trong một bối cảnh, có khả năng thay thế cho
nhau ở cùng một vị trí, có tính chất thưòng xuyên, được tập hợp vào một lớp
từ. Các từ tạo ra bối cảnh thường xuyên cho các từ có thể thay thế nhau ở vị
trí nhất định được gọi là chứng tố hay từ chứng . Khả năng kết hợp của các
từ trong các ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập, là sự phân bố trật tự và việc
sử dụng các từ phụ để biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp bên ngoài từ.
Vận dụng vào tiếng Việt, những từ: nhà, bàn, chim, cát...có thể xuất
hiện và thay thế cho nhau trong kết hợp kiểu: nhà này, bàn này, chim này,
cát này... và được xếp vào lớp danh từ. Chúng không thể xuất hiện và thay
thế cho nhau trong kết hợp kiểu : hãy ăn, hãy mua, ăn xong, mua xong...vốn
là kiểu kết hợp của lớp động từ. Các từ này, hãy, xong tạo ra bối cảnh đối
lập và khả năng kết hợp của hai lớp danh từ và động từ trong tiếng Việt.
c. Chức năng cú pháp.
Tham gia vào cấu tạo câu, các từ có thể đứng ở một hay một số vị trí
nhất định trong câu, hoặc có thể thay thế cho nhau ở vị trí đó, và cùng biểu
thị một mối quan hệ về chức năng cú pháp với các thành phần khác trong
cấu tạo câu có thể phân vào một từ loại.
Vận dụng vào tiếng Việt, các từ: nhà , bàn, chim, cát...có thể đứng ở
nhiều vị trí trong câu. Chúng có thể thay thế cho nhau ở những vị trí đó và
có quan hệ về chức năng giống nhau với các thành phần khác trong câu ở
mỗi vị trí nhưng thường ở vị trí chủ ngữ trong quan hệ với vị ngữ(là 2 thành
phần chính của câu). Chức năng chủ ngữ là chức năng cú pháp chủ yếu để

5


phân loại các từ nói trên vào lớp danh từ. Còn vị ngữ là chức năng chủ yếu

của động từ và tính từ.
Căn cứ vào chức năng cú pháp: có thể phân biệt những từ có thể đảm
nhiệm vai trò các thành phần chính của câu (danh từ, động từ, tính từ, đại
từ...) và các từ chỉ đảm nhiệm được vai trò các thành phần phụ của câu (số
từ, phó từ), hoặc chỉ đảm nhiệm vai trò kết nối các thành phần câu (quan hệ
từ). Ngoài ra còn có một số từ loại không đảm nhiệm vai trò cấu tạo một
thành phần nào trong cấu trúc ngữ pháp cơ bản của câu mà chỉ hình thái hóa
ý nghĩa của câu (tình thái từ).
Từ tầm quan trọng, ý nghĩa thực tiễn và cở sở khoa học như đã nêu
trên về từ loại mà chương trình Ngữ Văn THCS đã đưa kiến thức về từ loại
vào để giảng dạy ở các khối lớp 6,7,8 nhằm giúp các em nắm chắc kiến thức
về từ loại, biết sử dụng một cách hiệu quả trong ngôn ngữ nói và viết.
2.Hệ thống từ loại tiếng Việt.
Với từ loại Tiếng Việt, từ rất nhiêu năm nay đã được nghiên cứu và
xây dựng thành một hệ thống tương đối hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, do nhu cầu thực tế của sử dụng từ loại trong ngôn ngữ
Tiếng Việt, nhìn nhận đánh giá từ loại ở quy mô, mức độ khác nhau. Sự
phân chia cũng có 1 số điều chỉnh nhỏ. Mặc dù vậy, sự phân chia này cũng
khá ổn định.
Trước hết, giáo viên cần phải nắm rõ về hệ thống từ loại trong
Tiếng Việt:
2.1.Sự phân biệt thực từ, hư từ.
Nhìn một cách tổng quát, các từ loại tiếng Việt được phân biệt theo
đặc điểm ý nghĩa và chức năng ngữ pháp của từ. Từ đó người ta chia các từ
loại thành hai nhóm: thực từ và hư từ.
a. Nhóm thực từ:
- Thực từ là lớp từ có số lượng lớn nhất , có ý nghĩa phạm trù chung
khá rõ, dùng biểu thị thực thể, quá trình hay đặc trưng, là những đối tượng
phản ánh hiện thực được nhận thức và phản ánh trong tư duy.
- Lớp từ có khả năng làm thành tố chính trong cụm từ và làm thành

phần câu. Có thể có thành tố phụ là hư từ đi kèm.
- Về đặc điểm cơ bản: Thực từ có ý nghĩa từ vựng. Nghĩa của thực từ
gắn với chức năng nhận biết và định danh các đối tượng của hiện thực: có
thể dùng thực từ để gọi tên các sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất…
Ví dụ: nhà, người, cười…
- Thực từ bao gồm các từ loại : danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ .
b. Nhóm hư từ.
- Hư từ là lớp từ có số lượng ít hơn so với thực từ, có ý nghĩa phạm
trù chung mờ nhạt, chuyên dùng để biểu thị các quan hệ, tức là những mối
6


liên hệ giữa các đối tượng phản ánh và dùng biểu thị cách thức phản ánh các
đối tượng đó .
- Hư từ không thể thực hiện được chức năng định danh. Hư từ chỉ làm
dấu hiệu bổ sung một số ý nghĩa ngữ pháp cho thực từ.
Ví dụ: Nó lại đến ! (lại là hư từ)
Từ lại làm dấu hiệu bổ sung ý nghĩa tái diễn tương tự của hành động
cho từ đến
- Hư từ không có khả năng đảm nhiệm vai trò thành tố chính trong cấu
tạo của cụm từ và của câu. Hư từ chỉ có vai trò:
+ Chuyên dùng làm thành tố phụ đi kèm thực từ để bổ sung ý nghĩa
cho thực từ.
Ví dụ: Mỗi người sẽ đọc để hiểu tác phẩm. Mỗi, sẽ, để là hư từ
+ Hoặc dùng để biểu thị quan hệ giữa các từ, cụm từ,câu (liên kết từ
trong câu)
Ví dụ: Tôi và bạn đang đọc quyển sách của nó.Và, của là hư từ
+ Hoặc làm dấu hiệu cho các ý nghĩa tình thái:
Ví dụ: Ơi! Trời lại giông gió rồi đấy!
- Hư từ gồm các từ loại: Quan hệ từ, phó từ, trợ từ, thán từ, tình

thái từ, chỉ từ, lượng từ.
Tuy có sự phân biệt thực từ và hư từ nhưng cả hai đều cần thiết và
quan trọng đối với hoạt động ngôn ngữ nhất là tiếng Việt - một ngôn ngữ
dùng hư từ làm một trong những phương thức ngữ pháp chủ yếu. Trong hoạt
động nhận thức tư duy và giao tiếp bằng ngôn ngữ không thể không có thực
từ , cũng không thể không có hư từ.
Số lượng hư từ thường ít hơn thực từ nhưng hư từ lại có tần số sử
dụng cao.
2.2. Hiện tượng chuyển di của từ loại
Trong lịch sử phát triển của một ngôn ngữ , cũng như trong thực tế sử
dụng ngôn ngữ hàng ngày có thể diễn ra sự chuyển di từ loại. Từ thực từ
sang hư từ và ngược lại. Hoặc chuyển loại nội bộ trong nhóm thực từ.
Chuyển di từ loại – chuyển loại là hiện tượng 1 từ khi thì được dùng
với ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp của từ loại này, khi thì được dùng với ý
nghĩa và đặc điểm ngữ pháp của từ loại khác.
Chuyển di từ loại là hiện tượng phổ biến trong ngôn ngữ.
Ví dụ: Chuyển loại trong nội bộ thực từ:
Tôi không trả lời anh Nhâm vì tôi nghĩ lúc nàycòn nhiều khó khăn( 1)
chưa vượt được.
Anh đã cho em đi nhờ xe , lúc khó khăn (2)lại bỏ anh ư?
Tôi khó khăn (2)lắm mới thuyết phục được cháu Nhơn để tôi trở về
nhà khách một mình.
7


Những từ khó khăn( 1) là danh từ , khó khăn (2)là động từ hoặc tính từ.
VD: chuyển loại từ thực từ sang hư từ.
Nhiều danh từ chỉ người trong quan hệ thân thuộc: ông bà, cháu, dì…
chuyển thành đại từ xưng hô(lâm thời).
2.3.Các tiểu loại cơ bản của một số từ loại

Về đặc điểm cơ bản của từ loại , giáo viên giúp học sinh xác định được
chức năng của từng từ loại, khả năng kết hợp của từng từ loại đó, chức vụ ngữ
pháp của từng từ loại khi tồn tại , khi xuất hiện trong cụm từ hoặc trong câu.
Ví dụ: Các loại số từ:
- Số từ dùng để chỉ số lượng , số từ chỉ thứ tự của sự vật
Có khả năng kết hợp với danh từ làm thành tố phụ chỉ lượng của
vật(đi trước danh từ) hoặc chỉ thứ tự của vật (đi sau danh từ).
Trong câu số từ cũng có khả năng thực hiện chức vụ của các thành
phần câu.
Ví dụ:_Cụm từ : Ba con trâu, nhà mười bảy
Câu : Nước Việt Nam ta là một .
Đối với nội dung các tiểu loại cơ bản , giáo viên cần lưu ý, vì thời
lượng cho mỗi tiết học về từ loại chỉ có 45 phút trên lớp , thậm chí mỗi tiết
học như thế còn tìm hiểu về 2 từ loại như: Số từ và lượng từ, Trợ từ và thán
từ. Bởi vậy giáo viên phải cung cấp nội dung này cho học sinh một cách
ngắn gọn , dể hiểu, dễ nhớ nhất.
VD1 : Các tiểu loại cơ bản của thán từ gồm:
_Thán từ bộc lộ tình cảm: a, ơ, ơi, ô hay,…
_Thán từ gọi - đáp: Này, ơi, vâng , dạ, ừ…
VD 2 : Các tiểu loại của danh từ gồm:
- Danh từ chung:làng tôi, nước, biển, mèo, chó…
- Danh từ riêng: Vân Xuân, Hà Nội, Đà Lạt…
- Đại từ có 2 tiểu loại : đại từ để hỏi và đại từ để trỏ.
II. Thực trạng việc dạy và học từ loại tiếng Việt hiện nay.
Với sáng kiến kinh nghiệm này ,tôi muốn trình bày về thực trạng
trước khi hình thành phương pháp giảng dạy.
1. Thực trạng học tập của học sinh về từ loại.
Ở chương trình tiếng Việt THCS, trước khi tìm hiểu về từ loại tiếng
Việt, học sinh đã học khái niệm về từ, cấu tạo từ, các tiểu loại về từ. Cũng
trong những tiết học về từ nói chung đó, các em cũng nắm được kiến thức về

nghĩa của từ.
Đánh giá một cách chung nhất, học sinh đã nhận thức được: từ là đơn
vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để dặt câu. Như vậy tìm hiểu và học tập về ngôn
ngữ sẽ phải bắt đầu từ từ. Nắm chắc kiến thức về từ có nghĩa là đã khẳng
định được vấn đề nền tảng trong ngôn ngữ tiếng Việt.
8


Tuy nhiên khi tiếp cận với kiến thức về từ loại tiếng Việt, học sinh
cũng gặp những khó khăn hạn chế riêng.
Trước hết đó là khả năng phân biệt danh giới giữa các từ loại nhất là
các từ loại thuộc nhóm hư từ . Đây là một thực tế trong Việt ngữ học, có
trường hợp đối với một số nhóm từ nào đó, sự nhận định về tính chất ngữ
pháp- ngữ nghĩa của chúng là nhất trí nhưng sự phân định từ loại và thuật
ngữ từ loại vẫn chưa có sự nhất trí.
Ví dụ: Trường hợp 2 nhóm từ sau:
- Nhóm 1: Gồm các từ: những, có, chính, ngay,đích ...
-Nhóm 2: Gồm các từ: à, ư, nhỉ, nhé, chứ, đi,...
Hai nhóm này đều có chung đặc tính ngữ pháp, ngữ nghĩa như sau:
- Không làm thành phần câu
- Không làm thành phần của cụm từ
- Không làm phương tiện để liên kết các thành phần của cụm từ hoặc
thành phần câu.
- Đều biểu thị mối quan hệ giữa người nói với điều được nói đến ở
trong câu.
Tuy nhiên, hai nhóm từ này cũng có đặc điểm khác nhau:
- Nhóm 1: Có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa của một từ trong câu.
- Nhóm 2: Các từ này liên quan đến ý nghĩa của cả câu.
Đối với hai nhóm từ này cũng có hai cách phân loại khác nhau;
Cách thứ nhất : Gộp chung thành một từ loại và từ loại đó chia thành

hai tiểu loại, mỗi nhóm là một tiểu loại.
Ví dụ: Quan điểm của tác giả Đinh Văn Đức
- Tình thái từ gồm hai tiểu loại là: trợ từ và thán từ
Quan điểm của tác giả Nguyễn Minh Thuyết:
- Trợ từ gồm hai tiểu loại là : Trợ từ đứng trước và tiểu từ đứng sau
Cách phân loại thứ hai: Không gộp hai nhóm trên thành một từ loại
và xem mỗi nhóm thành một từ loại riêng. Đây chính là giải pháp của
chương trình SGk hiện hành.
- Nhóm thứ nhất gọi là trợ từ
- Nhóm thứ hai gọi là tình thái từ
Như vậy để giúp học sinh phân biệt, nhận thức và sử dụng đúng từ
loại tiếng Việt đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu, tìm hiểu để có phương
pháp cụ thể, hữu ích cho thực trạng này.
Một vấn đề nữa trong thực tề học tập của học sinh vể từ loại là khả
năng vận dụng từ loại trong ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ văn chương của
các em. Tiếng Việt là thứ ngôn ngữ đa dạng, phong phú cả về hình thức diễn
đạt lẫn ý nghĩa. Lứa tuổi học sinh THCS còn đang là lứa tuổi cần được học

9


hỏi những kiến thức cơ bản để hoàn thiện về ngôn ngữ tiếng Việt. Khả năng
vận dụng từ loại của các em còn nhiều hạn chế.
Cụ thể: Các từ loại với các tiểu loại và khả năng kết hợp khác nhau
nên giữ chức vụ ngữ pháp khác nhau trong câu. Có những từ loại đã được
định sẵn về chức vụ ngữ pháp như danh từ, động từ, tính từ, số từ...Nhưng
cũng có những từ loại chức năng ngữ pháp cũng có thể thay đổi như: đại từ,
thán từ ...Bởi vậy mà học sinh đôi khi còn nhầm lẫn về khả năng kết hợp,
chức vụ ngữ pháp của từ loại trong quá trình đặt câu dẫn đến hiệu quả giao
tiếp ngôn ngữ chưa cao mà cụ thể hơn là ảnh hưởng đến chất lượng học tập

môn Ngữ Văn.
Hạn chế nữa của việc sử dụng từ loại tiếng Việt của học sinh còn ở
chỗ các em lúng túng khi sử dụng các từ loại trong ngôn ngữ theo mục đích
giao tiếp (mục đích nói). Hạn chế này đã làm giảm khả năng tìm hiểu ngôn
ngữ tiếng Việt, tìm hiểu về sự phong phú đa dạng của tiếng Việt. Nguyên
nhân chính là do các em chưa có kiến thức khái quát, chưa có sự so sánh đối
chiếu về vị trí, vai trò của các từ loại trong hệ thống từ loại tiếng Việt
Ví dụ: Khi đặt câu với mục đích để hỏi, học sinh chỉ nghĩ đến kiểu câu
nghi vấn mà trong câu sử dụng các từ ngữ nghi vấn để tạo câu nghi vấn như:
sao, gì, nào, có , không, bao nhiêu...
Sao An không đi học?
Đây là nhóm từ có chức năng chuyên biệt trong ngôn ngữ tiếng Việt.
Trên thực tế còn có một từ loại nữa cũng có khả năng tạo câu nghi vấn
đó là tình thái từ như các từ: à, ư, hử, hả, chứ, chăng…
- An không đi học ư ?
Hoặc với chức năng để bộc lộ cảm xúc trong tiếng Việt đã có một từ loại
mang tính chuyên biệt đó là “thán từ”. Nhưng cũng có từ loại khác đảm bảo
chức năng này là tình thái từ như các từ: thay, sao, ạ, nhé…
Như vậy, nếu không nắm được kiến thức khái quát về hệ thống từ loại
tiếng Việt, các em sẽ làm mất đi khả năng đặc biệt của ngôn ngữ tiếng Việt. Đó
là sử dụng nhiều hình thức diễn đạt khác nhau để cùng đạt một mục đích giao
tiếp, một khả năng tạo nên sự phong phú đa dạng đặc biệt của tiếng Việt.
2.Thực trạng việc giảng dạy các tiết về từ loại tiếng Việt của giáo viên.
Bên cạnh việc học tập về từ loại của học sinh thì thực tế giảng dạy của
giáo viên cũng là một vấn đề cần bàn tới .
Nếu đem so sánh với phân môn văn học và phân môn Tập làm văn thì
phân môn tiếng Việt luôn tạo cho giáo viên tâm lí thoải mái vì dung lượng
kiến thức, bố cục bài dạy vừa phải, mạch lạc. Tuy nhiên, cũng xuất phát từ
thực tế này, giáo viên dễ nảy sinh tư tưởng chủ quan trong việc tìm hiểu về
kiến thức cũng như chuẩn bị về phương pháp giảng dạy khiến những tiết học


10


này dễ rơi vào tình trạng đơn giản đến mức đơn điệu, không tạo được cảm
giác hứng thú cho cả người dạy và người học.
Và cũng xuất phát từ tư tưởng trên mà mỗi giờ học về từ loại có thể
giảm bớt tính thực hành, sự vận dụng hữu ích vốn từ vào trong thực tế ngôn
ngữ của học sinh. Giáo viên cũng chưa đưa vào bài dạy của mình phần liên
hệ mở rộng nên kiến thức được truyền đạt cho học sinh chưa sâu sắc. Bởi
vậy chưa thực sự phát huy khả năng sáng tạo của chính học sinh trong việc
sử dụng từ loại tiếng Việt.
Ví dụ khi dạy bài “Tình thái từ”, giáo viên có thể liên hệ, mở rộng đến
bài “Trợ từ, thán từ”, đến các kiểu câu chia theo mục đích nói như câu trần
thuật, câu nghi vấn…
- Sau khoảng 2-3 bài về từ loại có thể cho học sinh thực hành bài tập
sáng tạo viết đoạn văn có sử dụng các từ loại đó , vừa là để củng cố kiến
thức vừa giúp học sinh sáng tạo các kiến thức đã học.
- Giáo viên cũng có thể tăng cường tích hợp với các văn bản, kiến
thức tập làm văn ở các bài tập phát hiện , bài tập sáng tạo theo từng phương
thức biểu đạt.
Những thực trạng về dạy và học tiếng Việt như đã nêu trên cũng trở
thành một trong những nguyên nhân thúc đẩy tôi đưa ra các giải pháp, sáng
kiến để giảm bớt đến mức thấp nhất những hạn chế trong việc dạy và học từ
loại, giúp giáo viên có những giờ dạy thành công, học sinh có những giờ
học sôi nổi , hào hứng và nắm chắc kiến thức, giúp các em chủ động vận
dụng kiến thức từ loại vào trong ngôn ngữ giao tiếp của mình để đạt hiệu
quả giao tiếp cao nhất.
III.Một số biện pháp dạy các bài về từ loại Tiếng Việt.
Thực ra, tìm hiểu các vấn đề nội dung của từ loại tiếng Việt ở trên

cũng là định hướng cơ bản đầu tiên cho giáo viên có thể dạy tốt nhất các
kiểu bài này, giúp học sinh nắm được kiến thức một cách nhanh nhất , chắc
chắn nhất . Tuy nhiên vấn đề nội dung cũng chỉ là một phần làm nên sự
thành công của một giờ dạy. Ngoài việc quan tâm đến vấn đề nội dung , giáo
viên cần phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề phương pháp giảng dạy các kiểu
bài này. Trên thực tế các tiết học về từ loại có nội dung kiến thức rõ ràng, dễ
hiểu. Bởi vậy việc xây dựng một giờ dạy và học thành công kiểu bài này lại
phụ thuộc khá nhiều vào phương pháp giảng dạy.
1. Một số biện pháp giảng dạy ngữ pháp nói chung.
Nghiên cứu về từ loại là nghiên cứu trên bình diện ngữ pháp. Do vậy
phương pháp dạy kiểu bài từ loại tiếng Việt cũng thuộc phương pháp dạy
ngữ pháp nói chung. Các bài học về từ loại trong chương trình THCS chủ
yếu thuộc về các bài tri thức lí thuyết về ngữ pháp và thực hành ngữ pháp.

11


Dạy từ loại tiếng Việt, giáo viên phải sử dụng các phương pháp dạy học ngữ
pháp nói chung.
a. Phương pháp hình thành các khái niệm ngữ pháp.
Để giúp học sinh hình thành các khái niệm ngữ pháp giáo viên cần
thực hiện các bước sau:
+Bước 1: Giới thiệu bài:
Có nhiều cách giới thiệu bài nhưng nói chung là cần ngắn gọn, rõ
ràng, nêu bật được mục đích của bài học và tạo được sự tập trung, hứng thú
cho học sinh. Cũng có thể giới thiệu bài mới bằng cách tạo ra một tình
huống có vấn đề hay một câu chuyện về ngôn ngữ.
Ví dụ : Tiết 41 : Danh từ ( Ngữ văn 6, tập 1)
- GV hỏi học sinh :
+ Bằng những kiến thức đã học ở tiểu học, em hãy nhắc lại khái niệm

danh từ ?
Học sinh : Danh từ là những từ chỉ người, chỉ vật, hiện tượng, khái
niệm.
* GV hỏi : Cô có các câu sau
- Một tên cướp.
- Ba mớ rau.
- Năm thúng gạo.
* Các từ tên, mớ, thúng trong ba câu trên có phải là danh từ không ?
Học sinh trả lời : có thể các em trả lời là danh từ, cũng có thể các em
trả lời sai . Từ đó giáo viên định hướng cho học sinh. Để biết nó là danh từ
hay không hôm nay chúng ta sẽ học bài Danh từ .
+Bước 2: Chọn và cho học sinh tìm hiểu , phân tích ngữ liệu .
Trong chương trình ngữ liệu thường được rút ngay từ những văn bản
được chọn ở phân môn văn học đã nêu trước đó và có sự tương thích cao với
kiểu loại văn bản sẽ được dạy học ở phân môn tập làm văn.
Giáo viên tùy theo đặc điểm của mẫu và tri thức lí thuyết để lựa chọn
một quy trình dạy học thích hợp.Giáo viên thường xuyên sử dụng câu hỏi
đàm thoại theo qui trình quy nạp.
Hệ thống câu hỏi có nhiều cấp độ, có câu hỏi trực tiếp nêu vấn đề, có
câu hỏi dẫn dắt. Ví dụ1: Dạy bài tính từ và cụm tính từ : Giáo viên yêu cầu
học sinh đọc ngữ liệu SGK
Câu hỏi nhận diện miêu tả: Em hãy tìm những tính từ trong đoạn
trích(Câu trên)
Câu hỏi phân tích: Những từ đó có ý nghĩa chung là gì?
Ví dụ 2 : Dạy bài Động từ ( Ngữ văn 6)
- GV yêu cầu học sinh đọc ngữ liệu SGK

12



- Câu hỏi nhận diện miêu tả : Em hãy tìm động từ trong những câu trên ?
- Câu hỏi phân tích : Ý nghĩa khái quát của các động từ vừa tìm được
là gì ?
- Câu hỏi giải thích : Động từ có đặc điểm gì khác danh từ về
+ Về những từ đứng xung quanh nó trong cụm từ ?
+ Vể khả năng làm vị ngữ ?
+Bước 3: Trình bày định nghĩa về khái niệm
Để học sinh có thể tự mình phát biểu thành định nghĩa, những điều
giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích ở bước 2 cần phải được sắp xếp theo
những mối quan hệ hợp lí sao cho học sinh dễ nhận diện.
Giáo viên nên để học sinh tự phát biểu thành định nghĩa sau đó đối
chiếu với SGK để hiệu chỉnh và phân tích ngược trở lại.
VD1: Giáo viên hỏi tổng hợp khái quát hóa: Theo em, thế nào là tính từ?
Ví dụ 2 : Em hiểu thế nào là động từ ?
- Động từ thưởng kết hợp với những từ nào ?
- Chức vụ điển hình trong câu của động từ là gi ?
Từ những câu hỏi hướng dẫn của giáo viên và câu trả lời của học sinh , ghép
lại theo đúng trình tự, học sinh có thể nói lên định nghĩa về tính từ và cụm
tính từ ; khái niệm động từ và đặc điểm của động từ. Giáo viên hiệu chỉnh
cho đúng.
+Bước 4: Thực hành luyện tập
Ngữ liệu của bước này chủ yếu sử dụng trong hệ thống bài tập thực
hành luyện tập ngay trong SGK. Nhưng giáo viên cũng có thể sáng tạo ra
những bài tập khác phù hợp với nội dung, mục đích thực hành củng cố. Các
bài tập này chủ yếu là bài tập nhận diện , tái tạo, sáng tạo .
b.Phương phápdạy học thực hành ngữ pháp.
Bên cạnh hệ thống câu hỏi hướng vào việc hình thành các khái niệm ngữ
pháp, học sinh chủ yếu được luyện tập thông qua một số hình thức bài tập.
*Bài tập nhận diện phân tích:
+Dạng bài tập này cho sẵn một số ngữ liệu có yêu cầu phân tích , xác

định , nhận diện một số dấu hiệu của yếu tố ngữ pháp.
Ví dụ : Bài Động ( Lớp 6) : Tìm động từ trong truyện Lợn cưới, áo
mới . Cho biết những động từ ấy thuộc những loại nào ?
+Loại bài tập này có tác dụng làm sáng tỏ, củng cố và khắc sâu mở
rộng hiểu biết về một khái niệm ngữ pháp nào đó.
Dạng bài tập này giáo viên cần lưu ý một số thao tác:
Xác định khái niệm ngữ pháp có liên quan làm căn cứ
Vận dụng vào ngữ liệu của bài tập để xác định đối tượng ngữ pháp
cần nhận diện, phân tích.

13


VD:Khi dạy học sinh ôn tập về từ loại (Tiết Tông kết ngữ pháp lớp 9),
giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại hệ thống từ loại , ý nghĩa của từ loại ,
đặc điểm ngữ pháp của các từ loại.
* Các bước có thể như sau:
_Bước 1: Treo bảng phụ có chép ngữ liệu
_Bước 2: Gọi học sinh xác định yêu cầu của bài tập
_Bước 3: Yêu cầu học sinh giải quyết yêu cầu của bài tập
_Bước 4: Gọi học sinh trình bày kết quả nhận diện.
_Bước 5: Nhận xét, bổ sung , khái quát hóa để củng cố khái niệm .
*Bài tập tạo lập:
- Đây là dạng bài tập yêu cầu học sinh tự mình tạo ra một sản phẩm
ngôn ngữ theo một yêu cầu
nào đó.
Ví dụ : Em hãy viết một đoạn văn kể về người bà kính yêu trong đoạn
văn có sử dụng danh từ, gạch chân các danh từ trong đoạn văn.
- Bài tập tạo lập có những dạng : Tạo lập theo mẫu, tạo lập tiếp sản
phẩm theo những yêu cầu nhất định.

- Các bước có thể như sau:
+Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc bài tập
+Bước 2: Hướng dẫn học sinh xác định các yêu cầu sáng tạo
+Bước 3: Giám sát, yêu cầu học sinh làm bài
+Bước 4: Gọi một vài học sinh đọc bài làm sáng tạo của mình
+Bước 5 : Các học sinh khác nhận xét, giáo viên đánh giá, bổ sung,
sửa chữa.
*Bài tập sửa chữa:
- Sửa chữa lỗi là một dạng của hoạt động thực hành
- Sửa chữa lỗi ngữ pháp có thể tiến hành trong nhiều hoàn cảnh dạy học:
chấm bài, trả bài, nhận xét lời phát biểu của học sinh, giải và chữa bài tập .
- Hình thức chủ yếu là thực hành bài tập sửa chữa
- Chú ý một số thao tác:
+Hướng dẫn học sinh phát hiện, xác định loại lỗi
+Hướng dẫn học sinh phân tích biểu hiện của lỗi
+Yêu cầu học sinh chỉ ra được những nguyên nhân mắc lỗi cơ bản.
+Xác định hướng và sửa chữa phù hợp với đặc điểm lỗi và mục đích
giao tiếp.
+Học sinh khác nhận xét và giáo viên đánh giá
2. Một số biện pháp dạy kiểu bài từ loại tiếng Việt:
Xuất phát từ phương pháp hình thành khái niệm ngữ pháp, phương
pháp dạy thực hành ngữ pháp, tôi hình thành một số biện pháp dạy từ loại
tiếng Việt. Dạy từ loại tiếng Việt phải sử dụng các phương pháp dạy học
14


ngữ pháp như đã nêu trên. Ngoài ra giáo viên có thể có một số biện pháp
khác như sau:
a.Qui trình soạn bài:
Giáo viên sẽ bắt đầu từ việc soạn bài dạy. Một bài dạy về từ loại cần

phải tuân thủ các bước như sau:
a.1. Bước tìm hiểu bài dạy:
Đây còn gọi là bước phân tích sư phạm bài dạy, tức là giáo viên nhìn
từ góc nhìn sư phạm, xem xét bài cần dạy. Nó gồm có các bước nhỏ:
1.Đọc kĩ bài học, xem thêm tài liệu tham khảo
2.Chỉ ra đơn vị kiến thức trong bài về từ loại.
3.Chỉ ra:
- Tính kế thừa trong bài dạy. Tức là xem những bài học trước đó, học
sinh đã được học những tri thức nào để giáo viên có thể đi từ cái học sinh đã
biết đến cái học sinh cần biết trong bài này.
- Ví dụ dạy tiết 41 : Danh từ ( lớp 6) : GV cần lưu ý học sinh đã được
học danh từ ở tiểu học từ đó giáo viên có thể đi từ cái học sinh đã biết về
danh từ đến cái học sinh cần phải biết trong bài học này.
- Giáo viên cũng cần liên hệ giúp học sinh hiểu rằng đằng sau bài học
về từ loại này, học sinh có những dịp nào trở lại các tri thức đã học ở bài
này. Ví dụ : Dạy bài Bài học đường đời đầu tiên ( Lớp 6) : Học sinh lại được
trở lại tri thức về từ loại đã học. Gv liên hệ bằng những kiến thức đã học về
tính từ , em hãy phân tích cách dùng tính từ ở đoạn miêu tả Dế Mèn :
Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn
lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường
tráng.Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cư cứng dần
và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi
co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y
như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây
giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên , đã nghe
thấy tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung
rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và
nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm
ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ
rất đỗi hũng dũng…( Tô Hoài- Dế Mèn phiêu lưu kí)

Đây cũng là điều kiện cần thiết để bài dạy được triển khai theo hướng
tích hợp của việc dổi mới phương pháp dạy học trong giờ học.
- Môn tiếng Việt cũng tương tự như môn toán, các đơn vị kiến thức
được sắp xếp theo một hệ thống rất chặt chẽ từ bài này tiến tời bài tập khác.
Do tính hệ thống của kiến thức mà dạy kiểu bài này, giáo viên cần xác định
được phía trước và phía sau kiến thức của bài học, những gì đã biết, những
15


gì sẽ biết. Bởi vậy, xác định tính kế thừa và kế tiếp về hình thức là một yêu
cầu có tính sư phạm rất cần thiết.
4. Xem xét để chỉ ra được chỗ mạnh, chỗ yếu của bài soạn trong SGK
để biết khai thác chỗ mạnh và bổ sung chỗ yếu của SGK. Giáo viên cũng cần
có liên hệ đến đặc điểm của trường, lớp mình với những kiến thức về từ loại
sẽ học trong bài (VD như tật nói sai chính tả , từ ngữ địa phương trong phạm
vi quá hẹp).
5. Sau các bước trên, giáo viên phải xác định được các phương pháp
dạy cho từng bài về từ loại . Giáo viên có thể tìm ra một trình tự sư phạm
hợp lí nhất trong sự triển khai các tri thức về từ loại cần phải dạy. Cũng
trong bước này, giáo viên cần xác định những phương tiện dạy học cần
chuẩn bị trước cho giờ giảng. Ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới
phương pháp giảng dạy. Do đặc trưng của một giờ dạy về từ loại, giáo viên
có thể soạn bài bằng giáo án điện tử, sử dụng đèn chiếu, hình ảnh minh họa
…để giờ dạy thêm sinh động có hiệu quả hơn.
a.2. Soạn bước định hướng bài giảng.
Sau ít phút giải lao, học sinh trong trạng thái phân tán tâm lí rất cao.
Bước vào tiết học mới, cần thiết phải định hướng giúp học sinh nhập tâm
vào nội dung bài học. Giáo viên có thể dùng hình thức kiểm tra bài cũ để bắt
buộc học sinh phải chú ý đến bài học. Ví dụ như dạy tiết “danh từ”(Ở lớp 6)
giáo viên có thể đưa ra câu hỏi kiểm tra bài cũ của học sinh như:

? Thế nào là từ?
? Xác định rõ các từ trong câu ca dao sau:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Từ câu hỏi kiểm tra bài cũ này mà giáo viên dẫn dắt giúp học sinh
hiểu rằng : Trong một cụm từ, một câu thơ, câu văn xuất hiện nhiều kiểu từ
loại khác nhau. Từ “bầu” “bí” “giống’’ “giàn” của câu ca dao trên thuộc kiểu
từ loại nào trong tiếng Việt thì bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Nhưng cũng có thể, giáo viên bắt đầu bằng vài câu giới thiệu liên
quan đến kiên thức trong bài dạy.
Ví dụ: Dạy bài “Tình thái từ”có thể bắt đầu bằng lời giới thiệu:
“Trong từ loại tiếng Việt của chúng ta ,có một từ loại thuộc nhóm hư
từ mà sự có mặt của nó trong câu lại tạo ra sắc thái ý nghĩa riêng cho từng
câu sử dụng theo mục đích nói.Từ loại ấy có tên gọi là “Tình thái từ” mà
chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay”.
Tùy từng bài dạy về từ loại cụ thể mà giáo viên lựa chọn cách nào
cho phù hợp , thức tỉnh nhận thức cho học sinh , tạo hứng thú và tâm thế sẵn
sàng đón nhận tri thức của bài học, có thể vào bài bằng cách nêu vấn đề.

16


a.3. Soạn phần tổ chức cho học sinh lĩnh hội bài mới:
- Giáo viên trước hết cần phải soạn hệ thống câu hỏi dẫn dắt vấn đề.
Lưu ý: Câu hỏi phải có tác dụng nêu lên được vấn đề. Tình huống có vấn
đề là một khái niệm sư phạm rất quan trọng. Không phải hễ cứ nêu câu hỏi
nào là cũng tạo được tình huống có vấn đề. Chỉ những câu hỏi nào có tác
dụng kích thích tâm lí học sinh hứng thú tham gia tìm hiểu bài mới được coi
là đã tạo được tình huống có vấn đề.
- Soạn các bài tập nhằm củng cố đơn vị kiến thức vừa truyền thụ.

- Soạn hệ thống bài luyện tập cho toàn bài trong đó dành phần quan
trọng cho phần bài tập ứng dụng kiến thức vừa học vào thực hành ngôn ngữ,
bởi đây chính là mục đích cơ bản nhất của bộ môn tiếng Việt.
- Soạn phần tổng kết toàn bài và hướng dẫn học sinh về nhà học.
Bước 1 giáo viên làm tốt bao nhiêu thì bước 3 sẽ có hiệu quả tương
ứng bấy nhiêu. Chính bước 1 là bước thể hiện đầy đủ nhất trách nhiệm cũng
như trình độ sư phạm của người thầy.
Như vây, với các bước tiến hành soạn bài như trên, giáo viên đã có đầy
đủ, chi tiết về tri thức, phương pháp, cách thức sẵn sàng tiến hành cho một
giờ dạy kiểu bài về từ loại. Đây là một việc làm đòi hỏi sự tỉ mỉ, công phu
của giáo viên nhưng với kiểu bài dạy về từ loại thì sự mạch lạc, rõ ràng
trong cả nội dung và cách thức giảng dạy sẽ là điều kiện thuận lợi để giáo
viên tiến hành soạn từng bài dạy và giáo án có tính khả thi cao.
Tuy nhiên, việc tiến hành các tiết dạy này cũng cần tiến hành theo
những qui định nhất định, hiện thực hóa sự chuẩn bị của giáo viên và đưa
học sinh vào những tình huống chủ động, sáng tạo để lĩnh hội tri thức.
Qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi cũng rút ra được qui trình cụ thể
của việc dạy các bài về từ loại tiếng Việt như sau:
b. Quy trình giảng dạy:
Thực tế thì việc dạy tri thức về từ loại bao gồm: Khái niệm về từ loại,
các tiểu loại, khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp của chúng, các cụm danh
từ, cụm động từ, cụm tính từ. Tri thức về từ loại giúp học sinh nắm chắc
kiến thức về các từ loại, nhận biết từ loại, sử dụng chúng trong hoạt động
giao tiếp của chính mình. Nói chung quá trình giảng dạy về từ loại cũng
gồm các công đoạn:
- Công đoạn tổ chức cho học sinh lĩnh hội tri thức về từ loại (công
đoạn 1)
- Công đoạn vận dụng, thực hành tri thức về từ loại (công đoạn 2)
Ở công đoạn 1, thông thường giáo viên dùng lời qui nạp.Theo lối này
thì học sinh sẽ bắt đầu từ sự quan sát, tiếp xúc một loạt các sự kiện ngôn ngữ

hay được gọi là “ngữ liệu mẫu”. Qua tiếp xúc với ngữ liệu mẫu đó, học sinh
tự so sánh đối chiếu và học sinh sẽ tìm ra các sự tương đồng hoặc khác biệt.
17


Từ đó mà khái quát, tổng hợp thành khái niệm và các qui tắc ngôn ngữ. Lối
quy nạp này rất phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS, khi các em chưa mấy
phát triển năng lực trừu tượng hóa.
Học sinh sẽ tiến hành thao tác qui nạp theo sự hướng dẫn của giáo
viên. Giáo viên sẽ lựa chọn những ngữ liệu mẫu về từ loại rồi đưa ra những
câu hỏi dẫn dắt để học sinh tìm ra khái niệm, đặc điểm về từ loại, tìm ra các
tiểu loại của từ loại. Chọn được ngữ liệu mẫu và soạn hệ thống câu hỏi dẫn
dắt là hai công việc chủ yếu khi làm giáo án dạy từ loại tiếng Việt.
b1. Chọn mẫu quy nạp:
Gọi là mẫu vì đó là những sự kiện ngôn ngữ được lựa chọn có định
hướng làm sáng tỏ khái niệm ngôn ngữ. Một mẫu chuẩn phải đáp ứng đủ các
yêu cầu:
- Nó chứa đầy đủ các dấu hiệu cơ bản khái niệm về từ loại cần dạy
trong tiết học
- Nó được rút ra từ thực tế ngôn ngữ chứ không phải do người dạy tự
bày đặt ra.
Người dạy tự đặt ra mẫu có thể để thỏa mãn yêu cầu nêu trên nhưng
lại khó tránh khỏi tính chất giả tạo, khiên cưỡng. Thông thường người ta
thường lấy mẫu trong các văn bản tiêu biểu của tác giả tên tuổi.
Ví dụ: Bài dạy “Quan hệ từ” (SGK Ngữ văn 7)
- Mẫu trong SGK ( A)
+ Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều . (Khánh Hoài)
+ Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn
lắm. ( Tô Hoài )
- Mẫu chọn của giáo viên: ( B)

Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi
những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đẫ
bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương
cầu thực. ( Nguyên Hồng )
Để xác định, nhận biết về quan hệ từ trong các câu văn mẫu trên thì
mẫu (B) quá dài, học sinh khó quan sát, giáo viên cũng phải mất nhiều thời
gian hơn cho việc viết bảng, soạn giảng bằng vi tính. Như vậy mẫu (A) theo
SGK mang tính sư phạm cao hơn.
b2. Chọn hệ thống câu hỏi quy nạp.
- Trước hết đó là câu hỏi quan sát nhằm định hướng tri giác đối tượng.
Giáo viên bắt đầu từ những hiểu biết đã có về từ .
Ví dụ: Em hiểu thế nào là từ? (Học sinh sẽ trả lời được: Từ là đơn vị nhỏ
nhất của ngôn ngữ để đặt câu). Học sinh lấy ví dụ về từ như : nhà, đi, đấu
tranh…Vậy mỗi từ có ý nghĩa gì? Chức năng ngữ pháp của chúng ra sao?

18


Dựa vào kiến thức về nghĩa của từ, học sinh sẽ giải thích được nghĩa
của các từ : nhà, đi, đấu tranh…trong cách giải thích về nghĩa của từ nhà sẽ
khác với nghĩa nói chung của từ đi, đấu tranh. Khả năng kết hợp của những
từ đó cũng sẽ khác nhau.Vậy từ nhà mang đặc điểm của từ loại danh từ
trong tiếng Việt .
- Câu hỏi tổng hợp khái quát hóa. Đây là bước sau cùng của quá trình
quy nạp. Sau khi giáo viên cho học sinh quan sát, phân tích thì ta sẽ nâng lên
thành nhận xét khái quát về đặc điểm, chức năng của từ loại.
Ví dụ: Dạy bài “Danh từ” ta có:
- Những từ nhà, Cửu Long…là danh từ thì em hiểu danh từ là gì?...
Học sinh sẽ có những nhận thức, kết luận đúng đắn về từ loại, về đặc điểm ý
nghĩa, về chức năng của từng từ loại trong tiếng Việt.

b3. Luyện tập thực hành:
Ý nghĩa của phần luyện tập thực hành là vừa củng cố khái niệm về từ
loại vừa tổ chức cho học sinh vận dụng vào đời sống ngôn ngữ. Vận dụng
vào đời sống là mục đích của việc học tập tiếng Việt và cũng là kiểm tra
hiệu quả sư phạm của bài dạy. Giáo viên cần giúp học sinh phân biệt các loại
bài tập sau
* Bài tập nhận diện: Đây là các bài tập quen thuộc có các đoạn văn, câu
văn câu thơ chứa các hiện tượng ngôn ngữ vừa biết để học sinh nhận diện.
Ví dụ:Bài “ Tính từ và cụm tính từ ” ( lớp 6 ).
Bài tập 1( SGK ): Dưới đây là 5 câu của 5 ông thầy bói nhận xét về
con voi ( Truyện “Thầy bói xem voi” ). Em hãy tìm cụm tính từ trong các
câu trên.
a. Nó sun sun như con đỉa
b. Nó chần chẫn như cái đòn càn.
c. Nó bè bè như cái quạt thóc.
d. Nó sừng sững như cái cột đình.
e. Nó tun tủn như cái chổi sể cùn.
* Bài tập tái hiện: Loại bài tập này bắt buộc học sinh phải nhớ và
hiểu khái niệm từ loại:
Vd : Bài Tính từ và cụm tính từ .
Bài tập 2 (SGK ): Việc dùng các tính từ và phụ ngữ so sánh trong các
câu (Bài tập 1) có tác dụng phê bình và gây cười như thế nào?
Gợi ý: - Xét về cấu tạo, tính từ trong những câu trên thuộc kiểu cấu
tạo nào? Từ có cấu tạo như vậy thường có tác dụng gì?
- Hình ảnh mà các tính từ trên gợi ra có lớn lao, khoáng đạt không?
- Các sự vật được đem ra so sánh với con voi là những sự vật như thế
nào? Điều đó nói lên đặc điểm gì của năm ông thầy bói?

19



Dạng bài tập nhận diện và tái hiện có tác dụng củng cố khái niệm về
từ loại vừa học.
* Bài tập sáng tạo một phần.
Ví dụ: Bài “Quan hệ từ”
Tìm quan hệ từ có thể dựng thành cặp với các quan hệ từ sau đây?
Nếu…
Vì…
Hễ…
Đặt câu với các cặp quan hệ từ vừa tìm được?
* Bài tập sáng tạo hoàn toàn.
VD: Viết đoạn văn tự sự trong đó có sử dụng danh từ, động từ, tính từ.
Giáo viên nên dùng bài tập sáng tạo toàn phần cho học sinh làm ở
nhà. Vấn đề đặt ra cho các giáo viên là sử dụng phần luyện tập trong SGK
như thế nào?
Thông thường, giáo viên dùng các bước cuối của tiết dạy về từ loại.
Nhưng cũng có thể xen vào khi giảng xong từng đơn vị kiến thức, coi như là
1 thao tác luyện tập củng cố từng khái niệm rồi mới chuyển sang nội dung
khác của bài học. Cần nhấn mạnh thêm rằng để tiết học về từ loại thêm
phong phú, linh hoạt, thầy chủ đạo, trò chủ động nắm kiến thức, giáo viên có
thể tự ra bài tập để luyện tập, không nhất thiết chỉ căn cứ và SGK. Bài tập do
giáo viên tự soạn bao giờ cũng sát với thực tế học sinh hơn, sát với ưu điểm,
nhược điểm của từng đối tượng học sinh, từng địa phương, sát với tình hình
riêng biệt của từng lớp.
Dạy kiến thức về từ loại là dạy cho các em những kiến thức cơ bản
nhất, quan trọng nhất để giúp các em có một vốn từ phong phú, trực tiếp
đóng góp vào việc tạo từ mới sau này của các em. Từ trong tiếng Việt hiện
đại đang phát triển với xu thế mới. Khi dã có kiến thức cơ bản nhất về từ
loại, dễ dàng để các em có thể hình thành ngôn ngữ theo mục đích giao tiếp
riêng của bản thân mình. Ngôn ngữ của các em cũng có độ chuẩn xác cao.

c. Các phương pháp khác
- Ngoài ra giáo viên có thể dùng sơ đồ tư duy để giúp học sinh hệ
thống hóa kiến thức về từ loại đã học.

20


21


IV. Vận dụng
Tiết 63: Tính từ và cụm tính từ ( Ngữ văn 6 tập 1)
Mô tả những công việc giáo viên cần làm và định hướng phương pháp
giảng dạy bài này như sau:
1. Tìm hiểu bài dạy
* Giáo viên cần tìm hiểu đơn vị kiến thức trong bài:
_ Khái niệm tính từ
_ Đặc điểm về ý nghĩa và ngữ pháp của tính từ
_ Các loại tính từ
_ Mô hình cấu tạo của cụm tính từ.
Cụ thể: Đây không phải là bài học đầu tiên của từ loại trong hệ thống
từ loại nói chung và trong những tiết học về từ loại trong chương trình ngữ
văn 6 nói riêng nhưng giáo viên vẫn có thể kế thừa những kiến thức về từ
22


loại ( Tính từ) đã học ở tiểu học đồng thời có mở rộng hơn, nâng cao hơn ở
lớp 6.
Tính từ cũng là một loại thuộc nhóm thực từ tham gia cấu tạo thành
phần chính của câu. Như vậy, giáo viên có thể kế thừa những kiến thức về từ

loại đã học giúp học sinh tiếp cận với kiến thức của bài học này
Đây là tiết học cuối cùng trong một loạt các tiết học về từ loại và cụm
từ trong SGK Ngữ văn 6 tập 1. Vì thế, giáo viên có thể sử dụng những hiểu
biết của các em đã được học trong những bài học trước để nắm lấy kiến thức
mới. Giáo viên có thể sử dụng các khái niệm học sinh đã quen dùng trong
các bài học trước mà không cần giả thích thêm như: Cụm từ, phụ ngữ, phụ
trước, phụ sau…
2. Phương pháp giảng dạy:
_ Giáo viên chủ yếu dùng phương pháp qui nạp khi hướng dẫn học
sinh tìm hiểu tri thức mới về tính từ, cụm tính từ ( hình thành khái niệm
tính từ và cụm tính từ). Giáo viên dùng hệ thống câu hỏi phân tích ngữ liệu
sau đó quy nạp rút ra khái niệm, kết luận đơn vị kiến thức cho từng nội dung
kiến thức.
_ Phần luyện tập giáo viên sử dụng phương pháp dạy học thực
hành về từ loại ( Giáo viên dùng phương pháp này khi dạy mục IV. Luyện
tập). Dạy phần này giáo viên cần luyện cho học sinh làm các loại bài tập.
+ Bài tập nhận diện: Bài tập 1 (SGK)
+ Bài tập tái hiện phân tích :Bài 2, 3,4( SGK)
+ Giáo viên có thể ra thêm một số bài tập sáng tạo.
_Giáo viên có thể cung cấp hệ thống bài tập đã chuẩn bị sẵn cho học
sinh thực hành để củng cố kiến thức. Cần chú ý những bài tập có tính tích
hợp với phần văn bản để giúp học sinh hiểu rõ hơn văn bản được đưa vào
đọc – hiểu trong chương trình. Ví dụ bài tập 3 và bài tập 4(SGK).
V.Kết quả thực hiện:
Với việc áp dụng chuyên đề này trong quá trình dạy các kiểu bài từ
loại tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 6 năm học 2014 – 2015 tại
trường THCS Vân Xuân, kết quả khảo sát bước đầu đã có hiệu quả.
_ Kết quả học tập của học sinh trường THCS Vân Xuân trước khi áp
dụng ( Khảo sát bài kiểm tra của học sinh)


23


Lớp Số
lượng

Giỏi

Khá

SL

%

SL

%

Trung
bình
SL %

Yếu
SL

Kém
%

SL
0


6A

35

3

8,57 15

42.8 15

49,9 2

5,7

6B

34

2

5,8

29,4 15

43,3 7

20,5 0

10


%

0

_ Kết quả khảo sát sau khi áp dụng:
Lớp Số
lượng

Giỏi

Khá

SL

%

SL

%

Trung
bình
SL %

Yếu
SL

Kém
%


SL

%

6A

35

10

28,57 20

57,14 5

14,29 0

0

0

0

6B

34

3

8,82


29,41 17

50,0

11,77 0

0

10

4

Phần C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận:
Nhiệm vụ của dạy học ngữ pháp ở THCS là cung cấp một cách có hệ
thống những đơn vị kiến thức cơ bản về từ loại, cú pháp, ngữ pháp văn bản,
giúp học sinh biết cách vận dụng những đơn vị kiến thức đó một cách chủ
động sáng tạo vào nghe, nói đọc viết. Để kích thích, củng cố và phát triển
năng lực tư duy, sự sáng tạo cho học sinh; bồi dưỡng cho học sinh năng
khiếu thẩm mĩ , lòng tự hào, ý thức tôn trọng, giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt. Vì vậy nâng cao hiệu quả dạy học kiểu bài từ loại tiếng Việt góp phần
thực hiện mục tiêu chung của dạy học Ngữ Văn ở trường THCS.
Việc dạy và học Ngữ văn là 1 nghệ thuật sư phạm, hơn thế nữa bản
thân phương pháp dạy học luôn luôn đổi mới, bản thân tôi chỉ là một giáo
viên, những nội dung trình bày trên chỉ là sự gợi ý, đề xuất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp.
Những nội dung trên chỉ là những kinh nghiệm nhỏ của riêng bản thân
tôi rút ra trong quá trình giảng dạy. Rất mong sự góp ý, bổ sung để đề tài
được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn


24


2- Kiến nghị
a. Với tổ chuyên môn và nhà trường:
- Thường xuyên tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, nhất
là trao đổi về đổi mới phương pháp dạy học.
- Thay đổi hình thức họp chuyên môn , không đơn thuần là dự giờ góp ý mà tổ chức hội thảo bằng chuyên đề cụ thể.
- Nhà trường nên đầu tư nhiều sách tham khảo để giáo viên đọc và
nghiên cứu.
b. Với cấp trên:
Kịp thời trang bị đầy đủ thiết bị và đồ dùng dạy học , sách tham khảo
chất lượng cho các trường. Đặc biệt là các thiết bị dạy học hiện đại như đầu
chiếu, băng, đĩa…
Vân Xuân ngày 29/11/2015
Người viết

Cao Thị Mến

TÀI LIỆU THAM KHẢO
25


×