Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

8 câu hỏi giúp bạn gây ấn tượng tốt với sếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.59 KB, 3 trang )

8 câu hỏi giúp bạn gây ấn tượng tốt với sếp
“Cuối tuần của sếp thế nào?”, “Vấn đề lớn nhất của sếp là gì, tôi có thể giúp gì
được không?”, “Tôi nên bắt đầu làm việc gì, thôi làm việc gì?”…
Ảnh minh họa.
Những lời phản hồi từ cấp trên luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mối quan hệ
giữa bạn với sếp. Trong khi đó, dù bạn muốn hay không, thì mối quan hệ giữa bạn với
sếp cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự nghiệp của bạn. Ngoài ra, một mối quan hệ tốt đẹp
với cấp trên cũng làm giảm áp lực trong công việc đối với bạn.
Vậy làm thế nào để bạn có thể cải thiện mối quan hệ với cấp trên? Dưới đây là 8 câu hỏi
có thể giúp bạn làm được điều đó:
1. “Cuối tuần của sếp thế nào?”
Buổi sáng ngày thứ Hai là thời gian mà ai cũng bận rộn với nhiều việc phải làm, nhưng
theo các chuyên gia về nghề nghiệp, bạn không nên bỏ qua cơ hội hỏi thăm sếp về cuối
tuần. Câu hỏi này giúp bạn biết rõ hơn về con người sếp, từ đó xây dựng một mối quan
hệ thực sự vượt bên ngoài khuôn khổ công việc. Bên cạnh đó, khi sếp hỏi bạn câu hỏi
tương tự và bạn chia sẻ những thông tin cá nhân về cuộc sống của mình, bạn sẽ chứng tỏ
được mình là một người trưởng thành hơn, và trân trọng mối quan hệ với sếp.
2.”Vấn đề lớn nhất của sếp là gì, tôi có thể giúp giải quyết được không?”
Đây là một câu hỏi tốt để hỏi khi bạn bắt đầu làm một nhiệm vụ mới hoặc tham gia vào
một nhóm mới. Với câu hỏi này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về các yêu cầu của công việc và
chứng tỏ được rằng, bạn là một người có chiến lược, có suy nghĩ sâu sắc và có khả năng
sáng tạo vì bạn không chờ người khác chỉ việc cho để làm. Bạn cũng có thể hỏi câu hỏi
này khi đơn vị của bạn có sếp mới để biết những ưu tiên của sếp trong quá trình chuyển
giao. Ngoài ra, bạn có thể hỏi câu hỏi này bất kỳ lúc nào chẳng hạn khi sếp có quá nhiều
việc phải làm hoặc khi bạn muốn sếp biết rằng, bạn sẵn sàng hỗ trợ sếp.
3. “Những nhân viên giỏi nhất từng làm việc cho sếp có điểm gì khác biệt mà sếp
cho là nổi bật?”
Câu hỏi này nên được để dành cho thời điểm khi bạn nhận được sự phản hồi nghiêm túc
từ sếp, chẳng hạn trong một đợt rà soát chất lượng công việc, hoặc khi sếp vừa mới dành
cho bạn một vài lời nhận xét có phần nặng nề. Đây là câu hỏi cho thấy bạn muốn cải
thiện chất lượng công việc và học những kỹ năng để giảm bớt gánh nặng cho sếp. Nếu


bạn đã có được một mối quan hệ tốt đẹp với sếp, nhưng vẫn muốn nâng tầm mối quan hệ
đó hoặc bạn muốn được tăng lương/thăng chức, câu hỏi này là một cách tốt để biết sếp
đánh giá cao điều gì nhất. Từ đó, bạn sẽ biết hướng phấn đấu để đạt mục tiêu.
4. “Tôi rất được hứng thú làm công việc ABC. Liệu tôi có thể nhận được những lời
phản hồi từ sếp trong quá trình làm việc này?”
Bất cứ khi nào bạn bắt đầu một dự án mới, làm việc với một nhóm mới, hoặc làm một
nhiệm vụ dài hạn, hãy để cho cấp trên của bạn biết trước rằng, bạn luôn sẵn sàng nghe
những lời phản hồi từ sếp trong quá trình làm việc. Nếu bạn chỉ đợi tới sau một cuộc họp
quan trọng mới hỏi sếp: “Sếp thấy mọi việc thế nào?”, thì rất có thể sếp sẽ chỉ nói là bạn
làm tốt. Cách tốt nhất để bạn nhận được những lời phản hồi trung thực và có ý nghĩa là
bạn phải đề nghị sếp nhận xét ngay từ trước khi mọi việc diễn ra.
5. “Tôi thực sự muốn làm tốt việc ABC. Sếp có mẫu nào để tôi có thể tham khảo
hoặc tôi nên hỏi kinh nghiệm từ ai không?”
Đây là câu hỏi nên được hỏi khi bạn bắt đầu một công việc hoàn toàn mới đối với bạn.
Rất có thể trong đầu sếp đã có mục tiêu cho công việc mà sếp giao cho bạn, và nếu bạn
không biết rõ về kỳ vọng của sếp, rất có thể sếp sẽ phải thất vọng. Bạn không nhất thiết
phải làm mới mọi chuyện khi bạn được phân công một nhiệm vụ mới. Thay vào đó, bạn
có thể hỏi về những hình mẫu đã làm tốt công việc này. Bằng cách đó, bạn sẽ giúp cả bạn
và sếp không phải thất vọng và tránh lãng phí thời gian cho cả hai bên.
6. “Tôi muốn được giao việc ABC trong 6 tháng tới. Liệu sếp có thể lưu ý giúp tôi
khi phân công công việc không?”
Nếu bạn đã làm tốt công việc hiện tại, sẵn sàng đón những thử thách mới, và biết thử
thách mới sẽ không gây ảnh hưởng gì tới chất lượng công việc mà bạn đang làm, hãy đưa
ra câu hỏi này cho sếp. Các nhà quản lý luôn thích những nhân viên sẵn sàng học hỏi,
phát triển và nhận những nhiệm vụ mới. Trong các đợt xét tăng lương, ưu thế sẽ thuộc về
bạn nếu bạn không chỉ là một nhân viên giỏi mà còn luôn phát triển các kỹ năng mới và
đem lại thêm nhiều giá trị nhất cho công ty.
7. “Tôi nên bắt đầu làm việc gì, nên ngừng làm việc gì và tiếp tục làm việc gì?”
Lý tưởng nhất, bạn nên hỏi những câu hỏi này trong các đợt rà soát kết quả làm việc. Tuy
nhiên, bạn cũng có thể hỏi những câu hỏi này vào bất kỳ lúc nào. Rất có thể, đang có

những việc bạn làm khiến sếp hài lòng, nhưng cũng có những việc mà sếp muốn bạn
ngừng lại nhưng chưa tiện nói ra.
8. “Tôi chắc là mình sẽ có một vài câu hỏi về vấn đề này khi tôi suy nghĩ thêm. Liệu
tôi có thể gặp sếp để trao đổi trong mấy ngày tới không?”
Thời điểm hợp nhất để đưa ra câu hỏi này là vào cuối một đợt rà soát chất lượng công
việc hoặc một cuộc nói chuyện nào đó mà sếp đưa ra cho bạn những phản hồi giá trị
nhưng không phải đều là tích cực. Sẽ rất khó để bạn “đứng vững” và hỏi những câu hỏi
mang tính xây dựng khi bạn đang có cảm giác bị sếp “xạc”. Bằng cách xin sếp một vài
ngày để suy nghĩ, bạn sẽ có thời gian để hiểu rõ hơn về những gì sếp nói và tìm ra cách
phản hồi tích cực nhất. Xét cho cùng, mục đích của sếp khi nhận xét về công việc của bạn
không phải là để bạn cảm thấy dễ chịu, mà là để bạn làm việc tốt hơn.

×