Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI D N VỀ THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐAN THƯỢNG, HUYỆN HẠ HÒA, TỈNH PHÚ THỌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 103 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
------- 🙞🕮🙜 -------

ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VỀ
THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN
ĐỊA BÀN XÃ ĐAN THƯỢNG, HUYỆN HẠ HÒA,
TỈNH PHÚ THỌ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


HÀ NỘI - 2022


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN
------- 🙞🕮🙜 -------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VỀ
THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN
ĐỊA BÀN XÃ ĐAN THƯỢNG, HUYỆN HẠ HÒA,
TỈNH PHÚ THỌ
Sinh viên thực hiện

: Phạm Huy Hưng

MSV


: 634844

Chuyên ngành

: Quản lý kinh tế

Giảng viên hướng dẫn : GVC. ThS. Lê Khắc Bộ


HÀ NỘI - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài khóa luận
này là trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ trong khóa luận đã được cảm ơn, tất
cả các tài liệu tham khảo sử dụng đều được ghi rõ nguồn gốc đầy đủ và rõ
ràng.
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2022
Sinh viên thực hiện

Phạm Huy Hưng


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp, tơi đã nhận được sự quan tâm và
giúp đỡ, tạo điều kiện của các cá nhân, tập thể trong và ngoài trường.
Qua đây tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến tồn thể
thầy, cơ giáo Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các thầy, cô ở Khoa
Kinh tế và Phát triển nông thôn đã trang bị cho tôi những kỹ năng, kiến thức,

kinh nghiệm trong học tập và làm việc, giúp tơi có những định hướng đúng
đắn và tu dưỡng đạo đức trong thời gian học tập tại Học Viện.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Lê Khắc Bộ,
người đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt thời gian tôi thực hiện
nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới toàn thể các cán bộ và nhân dân xã Đan
Thượng, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi khai thác và thu thập số liệu, tư liệu để tơi hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn, tỉnh cảm chân thành nhất tới gia
đình, bạn bè đã luôn bên cạnh ủng hộ và động viên trong suốt q trình học
tập và thực hiện đề tài khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2022
Sinh viên

Phạm Huy Hưng


TĨM TẮT KHĨA LUẬN
Việt Nam đang trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
dân số tăng nhanh cùng với mức sống được nâng cao là nguyên nhân chính
dẫn đến lượng rác thải sinh hoạt ngày càng gia tăng nhanh, ảnh hưởng lớn đến
môi trường, mức độ ô nhiễm ngày càng trở nên nghiêm trọng. Công tác thu
gom và xử lí rác thải sinh hoạt xuất hiện nhằm gỉai quyết những vấn đề cấp
bách về rác thải hiện nay. Thu gom và xử lí rác thải sinh hoạt góp phần bảo vệ
mơi trường, bảo vệ con người và tăng mĩ quan đơ thị, nơng thơn.
Mục đích của nghiên cứu này đánh giá thực trạng thu gom và xử lí rác
thải sinh hoạt tại xã Đan Thượng, huyện Hạ Hịa, tỉnh Phú Thọ. Qua đó tìm
hiểu về nguồn gốc, thành phần, khối lượng rác thải phát sinh tại địa phương,
tổ chức bộ máy quản lí rác thải, tình hình thu gom và xử lí RTSH và các yếu

tố ảnh hưởng đến quá trình thu gom và xử lý RTSH tại địa bàn. Bên cạnh đó,
nghiên cứu cũng phân tích sự tham gia của người dân tại địa phương trong
công tác thu gom và xử lý RTSH. Từ đó đưa ra những nhóm giải pháp thiết
yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác thu gom và xử lí rác thải
sinh hoạt.
Để đánh giá sự tham gia của người dân về thu gom và xử lý rác thải
sinh hoạt trên địa bàn xã, tiến hành điều tra 60 hộ dân đang sử dụng dịch vụ
thu gom và xử lý rác thông qua bảng hỏi, điều tra và phỏng vấn sâu 3 công
nhân VSMT làm nhiệm vụ thu gom và xử lý rác, 1 cán bộ quản lý môi trường.
Rác thải sinh hoạt tại địa bàn xã Đan Thượng phát sinh từ nhiều nguồn khác
nhau nhưng chủ yếu phát sinh từ các hộ gia đình, các hoạt động sản xuất nông
nghiệp, kinh doanh, buôn bán,… Theo kết quả điều tra, lượng rác thải bình
quân của các hộ là 0,48kg/người/ngày.


Công tác quản lý RTSH được sự phối hợp tham gia của nhiều
cấp, ban ngành liên quan tại địa phương. Mỗi cấp, ban ngành có trách nhiệm
và vai trị khác nhau. Quy trình thu gom xử lý rác tại xã vẫn theo phương
pháp truyền thống. Theo điều tra cho thấy người dân nhận thức được sự ảnh
hưởng của rác thải và tầm quan trọng của việc phân loại rác thải tại nguồn.
Tuy nhiên rất ít người dân thực hiện phân loại rác thải trước. Người dân chưa
nhận thức rõ được trách nhiệm quản lý rác thải thuộc về ai và mình cần có
những trách nhiệm gì trong việc thu gom và xử lý RTSH. Sự tham gia của
người dân tại địa bàn trong công tác thu gom và xử lý RTSH cũng chịu anhr5
hưởng của nhiều yếu tố như cơ chế chính sách của địa phương trong cơng tác
thu gom, xử lý rác thải; ý thức của người dân; nguồn lực tài chính và các yếu
tố khác liên quan đến sự tham gia của người dân tại như trình độ học vấn, các
lớp tập huấn, các khoản đóng góp,…
Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất các nhóm giải pháp về chính sách, giải
pháp nâng cao hiểu biết của người dân và công tác tuyên truyền giáo dục để

nâng cao nhận thức người dân về thu gom, phân loại RTSH. Bên cạnh đó, đề
xuất các giải pháp về kỹ thuật, cơng nghệ, các giải pháp về tài chính và cơng
tác kiểm tra giám sát để nâng cao hiệu quả thu gom và xử lý rác thải trên địa
bàn xã Đan Thượng trong thời gian tới. Đồng thời đề tài đưa ra một số kiến
nghị đến các cơ quan ban ngành địa phương. Sự phối hợp chặt chẽ giữa chính
quyền, các ban ngành đoàn thể và người dân sẽ giúp cho việc thu gom và xử
lý RTSH được tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả tốt hơn.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

i

LỜI CẢM ƠN

ii

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

iii

MỤC LỤC

v

DANH MỤC BẢNG

viii


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ HỘP

ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

x

PHẦN I: MỞ BÀI

1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1 Mục tiêu chung

2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu


2

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

3

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

5

2.1 Cơ sở lý luận

5

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

5

2.1.2 Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến môi trường và đời sống
của con người
2.1.3 Một số phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt


8
11

2.1.4 Nội dung nghiên cứu về sự tham gia của người dân về thu
gom và xử lý rác thải.

16

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân về thu
gom và xử lý rác thải sinh hoạt.

18


2.2 Cơ sở thực tiễn

20

2.2.1 Tình hình rác thải và xử lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam 20
2.2.2 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về sự tham gia của
người dân trong thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt

22

2.2.3 Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về sự tham
gia của người dân trong thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt

26

2.2.4 Các nghiên cứu có liên quan


28

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
29
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

29

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

29

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

30

3.2 Phương pháp nghiên cứu

35

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

35

3.2.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

37

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu


37

3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

38

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

40

4.1 Thực trạng sự tham gia của người dân về thu gom và xử lý rác thải sinh
hoạt trên địa bàn xã Đan Thượng, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ
4.1.1 Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt

40
40

4.1.2 Khối lượng và cơ cấu rác thải của các hộ điều tra theo ngành
nghề

43

4.1.3 Khối lượng và cơ cấu rác thải của các hộ điều tra theo ngày 45
4.1.4 Ý thức của người dân về thu gom RTSH

46

4.1.5. Tình hình thu gom và vận chuyển RTSH xã Đan Thượng


48

4.1.6. Đánh giá sự tham gia của người dân về thu gom và xử lý
RTSH xã Đan Thượng

49


4.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng sự tham gia của người dân về thu gom và
xử lý rác thải sinh hoạt

56

4.2.1 Cơ chế chính sách

56

4.2.2 Ý thức của người dân, ý thức cộng đồng

57

4.2.3 Nguồn lực tài chính

58

4.2.4 Các yếu tố khác liên quan đến sự tham gia của người dân

60

4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom và xử lý RTSH xã Đan Thượng

4.3.1. Giải pháp về chính sách và cơ chế quản lý

61

4.3.2 Giải pháp tăng cường giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng

62

4.3.3. Giải pháp về kĩ thuật

63

4.3.4 Giải pháp về tài chính

64

4.3.5 Giải pháp cho công tác kiểm tra, giám sát

64

4.3.6 Giải pháp về công nghệ

65

61

4.3.7 Giải pháp xây dựng quy ước làng xã về vệ sinh môi trường 66
4.3.8. Giải pháp tăng cường công tác tập huấn nâng cao trình độ
hiểu biết của các tổ chức chính trị - xã hội


67

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

69

5.1 Kết luận

69

5.2 Đề xuất kiến nghị

71

TÀI LIỆU THAM KHẢO

73

PHỤ LỤC

76


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Quy mô bãi chôn lấp

12

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất xã Đan Thượng, huyện Hạ Hịa,
tỉnh Phú Thọ năm (2020 - 2022)

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động (2020 – 2022)

31
32

Bảng 3.3. Giá trị sản xuất của xã Đan Thượng năm (2020 – 2022) 34
Bảng 3.4. Số lượng hộ điều tra tham vấn

36

Bảng 4.1. Khối lượng rác thải sinh hoạt các hộ điều tra theo ngành
nghề
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2022

43
43

Bảng 4.2. Cơ cấu các loại rác thải xã sinh hoạt của các hộ điều tra 44
Bảng 4.3. Lượng rác thải sinh hoạt của hộ trong ngày

45

Bảng 4.4. Lượng phát sinh và tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt trên địa
bàn xã Đan Thượng, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ

48

Bảng 4.5. Bảng nhận xét của công nhân vệ sinh môi trường về ý thức
người dân trong công tác thu gom, phân loại rác thải sinh
hoạt


50

Bảng 4.6. Các điểm tập kết rác thải và xử lý tại xã Đan Thượng

51

Bảng 4.7. Đánh giá về tình trạng phân loại rác thải

52

Bảng 4.8. Đánh giá về sự phân loại rác thải

53

Bảng 4.9. Cách xử lý rác thải sinh hoạt của người dân

55

Bảng 4.10. Cách xử lý rác thải tái chế

56

Bảng 4.11. Nhận thức của hộ về sự cần thiết của việc phân loại rác 58
Bảng 4.12. Yếu tố ảnh hưởng đến nguồn lực tài chính của

58

xã Đan Thượng về thu chi rác thải sinh hoạt


58

Bảng 4.13. Số lượng và trình độ văn hóa của tổ vệ sinh môi trường 59
Bảng 4.14. Các yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài tới sự tham gia của
các hộ

60


Bảng 4.15. Số lượng trang thiết bị thu gom vận chuyển rác thải sinh
hoạt cần được đầu tư

63


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ HỘP
Hình 3.1. Bản đồ xã Đan Thượng

29

Hình 4.1. Sơ đờ xử lý rác thải sinh hoạt

54

Sơ đồ 4.1. Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình
40
Hộp 4.1. Vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nơng nghiệp
46
Hộp 4.2. Ý thức của người dân thu gom rác


48

Hộp 4.3. Ý kiến của người dân về việc thu gom rác thải sinh hoạt

51


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CTMTQG

Chương trình mục tiêu quốc gia

NTM

Nông thôn mới

RTR

Rác thải rắn

RTSH


Rác thải sinh hoạt

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trường


PHẦN I: MỞ BÀI
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Rác thải sinh hoạt đang là một vấn đề nóng khơng chỉ ở thành thị và
ngay cả ở nông thôn, đây là một trong những nguyên nhân chính làm suy
giảm chất lượng cuộc sống của người dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối
trường do khơng kiểm sốt được lượng ơ nhiễm chất thải, đặc biệt là chất thải
sinh hoạt. Rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống được thải ra từ các hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác như
khám chữa bệnh, vui chơi giải trí của con người. Cùng với mức sống của
nhân dân ngày càng được nâng cao và công cuộc cơng nghiệp hố ngày càng
phát triển sâu rộng, rác thải cũng được tạo ra ngày càng nhiều với những
thành phần ngày càng phức tạp và đa dạng. Xử lý rác thải đã và đang trở
thành một vấn đề phổ biến ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Rác thải sinh hoạt hiện đang là một trong những nguồn lớn gây ra ơ
nhiễm mơi trường. Vì vậy, việc bảo vệ môi trường và quản lý rác thải sinh

hoạtđang là vấn đề bức xúc được Nhà nước, xã hội và cộng đồng quan tâm.
Hiện nay, đời sống kinh tế xã hội ở các vùng quê đã có nhiều đổi mới. Sự gia
tăng dân số và tốc độ phát triển kinh tế xã hội cao đã làm tăng các hoạt động
của con người trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, điều đó cũng có tác
động mạnh mẽ lâu dài đến mơi trường sống. Tình hình rác thải sinh hoạtở
nông thôn đang trở thành vấn đề nan giải cần được quan tâm để giữ gìn cảnh
quan chung và sự trong sạch cho môi trường của cộng đồng dân cư.
Cùng với q trình cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, xã Đan
Thượng cũng đang phát triển mạnh mẽ, sự chuyển mình đó tạo nhiều cơng ăn
việc làm, đời sống của người dân được nâng cao. Nhu cầu cuộc sống vật chất
và sử dụng tài nguyên ngày càng lớn kéo theo sự gia tăng lượng rác thải sinh
hoạtngày càng nhiều. Việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt đang là vấn đề


cần thiết mà người dân tại địa bàn xã cũng như các cơ quan liên quan đã nhận
thức được tầm quan trọng của cơng cuộc đó nên đã có những nhiệm vụ, mục
tiêu và giải pháp để giải quyết vấn đề.
Qua những vấn đề ở trên tôi quyết định chọn đề tài: "Đánh giá sự tham
gia của người dân về thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã
Đan Thượng, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ", qua đó tìm hiểu được nhận
thức và hiểu biết của người dân đối với rác thải sinh hoạt, sự tham gia của
người dân trong quá trình thu gom và xử lý rác thải, đồng thời đưa ra các giải
pháp nâng cao hiệu quả trong việc thu gom và xử lý rác thải tại địa phương.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
​1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá sự tham gia của người dân trong quá trình thu gom và xử lý
rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Đan Thượng, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ,
từ đó đưa ra được các giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom và xử lý rác thải
sinh hoạt trong thời gian tới tại địa phương.
​1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của người dân
về thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt;
- Đánh giá sư tham gia của người dân về thu gom và xử lý rác thải sinh
hoạttrên địa bàn nghiên cứu;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ tham gia của người dân
đối với việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạttrên địa bàn nghiên cứu;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu gom và xử lý
rác thải sinh hoạt cho xã Đan Thượng.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Trên địa bàn xã Đan Thượng người dân tham gia vào việc thu gom và
xử lý rác thải sinh hoạt đang diễn ra như thế nào?


- Nhận thức của người dân địa phương về thu gom và xử lý rác thải
sinh hoạtnhư thế nào?
- Mức độ tham gia của người dân địa phương về dịch vụ thu gom và xử
lý rác thải sinh hoạt như nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tham gia
của người dân về thu gom và xử lý rác thải sinh hoạttrên địa bàn nghiên cứu?
- Những giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom và xử lý rác thải sinh
hoạttrên địa bàn, cải thiện mức độ tham gia của người dân về thu gom và xử
lý rác thải trong thời gian tới?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
​1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến đánh giá sự tham gia của người dân về thu gom và xử lý rác thải
sinh hoạt trên địa bàn xã Đan Thượng, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.
Đối tượng khảo sát gồm người dân, các đơn vị kinh doanh, chợ, cán bộ
chính quyền địa phương, cán bộ và nhân viên tổ quản lý môi trường, nhiên
viên thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt.
​1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

❖ Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu về sự tham gia của người dân về thu gom
và xử lý rác thải sinh hoạt tại địa phương, từ đó đề xuất một số giải pháp để
nâng cao hiêu quả thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại địa phương trong
thời gian tới.
❖ Phạm vị không gian
Đề tài được tiến hành trên địa bàn xã Đan Thượng, tuy nhiên tập trung
chủ yếu vào khu chợ Đan Thượng vì đây là địa điểm tập trung đơng dân cư
nhất, đa dạng các hoạt động.


❖ Phạm vi thời gian
+ Thông tin thứ cấp thu thập qua 3 năm gần đây nhất (2020 - 2022);
+ Thông tin sơ cấp được nghiên cứu trong năm 2020 – 2022;
+ Thời gian thực hiện đề tài từ 16/6 đến ngày 18/11/2022.


PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
​2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
❖ Môi trường là gì?
Theo Tun ngơn của UNESCO (1981), mơi trường được hiểu là “Toàn
bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh
mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác
các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con
người”.
Theo Nguyễn Ngọc Sinh (1984) đã đưa ra định nghĩa: “Môi trường là
nơi chốn trong số các nơi chốn, nhưng có thể là một nơi chốn đáng chú ý, thể
hiện các màu sắc xã hội của một thời kỳ hay một xã hội”. Cũng có những tác
giả đưa ra định nghĩa ngắn gọn hơn, chẳng hạn như R. G. Sharme (1988) đưa

ra một định nghĩa: “Môi trường là tất cả những gì bao quanh con người”.
Để thống nhất về mặt nhận thức, chúng ta sử dụng định nghĩa trong Luật
bảo vệ môi trường đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa IX, kỳ
họp thứ tư thơng qua ngày 27/12/1993 định nghĩa khái niệm môi trường như
sau: “Môi trường là bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và sinh vật”
❖ Rác thải
Có nhiều định nghĩa khác nhau về rác thải (chất thải). Chất thải là vật
chất ở dạng rắn, lỏng, khí, mùi hoặc các dạng khác thải ra từ sinh hoạt, sản


xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác của con người (Tại khoản
10, Điều 3 của Luật bảo vệ môi trường sửa đổi 2005).
Rác thải là mọi thứ mà con người, thiên nhiên và quá trình con người tác
động vào thiên nhiên thải ra mơi trường (Nguyễn Đình Hương, 2006).
Rác thải là các loại rác mà không ở dạng lỏng, khơng hịa tan được, thải
ra từ các hoạt động sinh hoạt, cơng nghiệp. Rác thải cịn bao gồm cả bùn cặn,
phế phẩm nông nghiệp, xây dựng, khai thác mỏ (Bộ tài nguyên và môi
trường, 2010).
❖ Rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt là những chất thải có liên quan đến các hoạt động
của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan,
trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại…Rác thải sinh hoạtcó thành
phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất
dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, vỏ rau củ quả... (Nguyễn Xuân
Thành và các cộng sự, 2010).
Trong nghiên cứu này, tôi quan niệm rác thải sinh hoạtlà các chất thải
được phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của con người, nguồn phát sinh chủ
yếu từ các khu dân cư, chợ, trường học, …thành phần chủ yếu là các chất hữu

cơ.
❖ Thu gom chất thải rắn
Theo điều 3 khoảng 5 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007
của chính phủ về quản lý chất thải rắn thì: Thu gom chất thải rắn là hoạt động
tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm
thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp
thuận. Việc thu gom được thực hiện trên khắp các tuyến đường có đóng phí vệ
sinh như các tuyến đường chính, hẻm, chợ …. Một số tuyến đường và hẻm
nhỏ không được thu gom hoặc do người dân khơng đăng kí sử dụng dịch vụ


thu gom nên lượng rác sinh hoạt tại một số địa điểm trên địa phương vẫn chưa
được thu gom. Do đó khơng thể thu gom hết lượng rác thải sinh hoạtphát sinh.
❖ Vận chuyển chất thải rắn
Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh
đến nơi xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạm
thời, trung chuyển chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm
trung chuyển (Nghị định 38/2015/NĐ-CP “Quản lý chất thải và phế liệu”).
❖ Xử lý chất thải rắn
Tại Khoản 9 Điều 3 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP đưa ra định nghĩa về
xử lý chất thải rắn như sau: “Xử lý chất thải rắn là q trình sử dụng các giải
pháp cơng nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại
hoặc khơng có ích trong chất thải rắn; thu hồi, tái chế, tá sử dụng lại các thành
phần có ích trong chất thải rắn”
Sử dụng cơng nghệ, kỹ thuật để biến đổi rác thải làm cho chúng mất đi
hoặc biến đổi sang một dạng khác không gây ô nhiễm, thậm chí cịn có lợi
cho mơi trường và kinh tế xã hội. Xử lý chất thải có thể bằng phương phá hóa
học, vật lý, hóa lý hay sinh học, có khi quy trình xử lý chất thải đơn giản
nhưng có khi là cả một dây chuyền cơng nghệ. Xử lý chất thải rắn được gọi là
xử lý rác. Xử lý rác bao gồm phân loại, thu gom, vận chuyển và chế biến rác.

Xử lý chất thải lỏng có thể là xử lý có thể xử lý nước thải tùy ý theo chất ơ
nhiễm, mức độ ơ nhiễm mà có những công nghệ xử lý khác nhau (Lê Thị Tố
Loan, 2016).


Khái niệm sự tham gia của người dân về thu gom và xử lý rác

thải sinh hoạt


Sự tham gia là một quá trình cho phép người dân tự tổ chức để xác
định nhu cầu và cùng thiết chế, tổ chức thực hiện, đánh giá hoạt động và cùng
nhau hưởng lợi từ các hoạt động đó.
Theo Setty, 1991: “Sự tham gia của người dân là cùng với các cơ quan
phát triển xây dựng chương trình hoạt động, lựa chọn ưu tiên, khởi xướng và
thực hiện các dự án bằng cách đóng góp ý kiến, mối quan tâm, vật liệu, tiền
bạc, lao động và thời gian”.
Theo quan điểm của riêng tơi trong nghiên cứu này thì: Sự tham gia
của người dân về hoạt động thu gom và xủ lý rác thải sinh hoạtđược phân tích
theo hai hướng sau: một là phân tích “sự tham gia” như một hành động xã
hội. Hai là phân tích “sự tham gia” như một quá trình của trao quyền cho
người dân trong quá trình ra các quyết định về thu gom và xử lý rác thải trong
cộng đồng dân cư.
​2.1.2 Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến môi trường và đời sống của
con người
❖ Cuộc sống sinh hoạt
Con người luôn phải tiếp xúc với mơi trường bên ngồi để sinh sống và
tồn tại. Mơi trường đất, nước, khơng khí, cảnh quan xung quanh có ảnh hưởng
trực tiếp đến các hoạt động của con người. Do đó mà những sự thay đổi dù
tích cực hay tiêu cực nó cũng sẽ tác động đến chính con người chúng ta.+ Đối

với mơi trường nước: Rác thải sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến cả nguồn nước
mặt và nước ngầm. Rác thait sinh hoạt là những chất thải liên quan đến các
hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ
quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Thành phần của rác thải
sinh hoạt có chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy vậy nên dưới điều kiện mơi
trường nắng nóng, chúng sẽ phân hủy, sinh mùi gây ô nhiễm môi trường. khi
trời mưa, nước mưa, nước từ rác thải theo dòng chảy đi vào các nguồn nước
mặt làm ô nhiễm nước mặt hoặc ngấm xuống đất làm ô nhiễm nguồn nước
ngầm. Thông thường sẽ mang vi sinh gây bệnh, kim loại nặng, chất hữu


cơ…từ rác thải vào nguồn nước. Đáng chú ý là các chất ơ nhiễm này sẽ có
mặt trong nước sinh hoạt hoặc nước canh tác từ đó đi vào cơ thể người dân,
tích lũy qua thời gian và gây các bệnh nguy hiểm.
Hiện nay có rất nhiều con sơng bị ô nhiễm do chất thải mà con người
vẫn đang sống chung với nó.Trước thực trạng như vậy thì chất lượng nước
mặt và nước ngầm ngày càng kém đi, các mẫu nước giếng khoan và nước
máy có tỉ lệ ơ nhiễm ngày càng cao, đặc biệt là các chỉ tiêu về vi sinh hay
amoni, nitrit với hàm lượng gấp nhiều lần cho phép. Môi trường nước ô
nhiễm kéo theo nhiều căn bệnh nguy hiểm, những làng ung thư xuất hiện
nhiều hơn nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng nước không đảm bảo chất
lượng.
Theo Báo cáo của viện Khoa học và Công nghệ môi trường (Đại học
Bách khoa Hà Nội, 2010) thì hàm lượng amoni trong nước của Nhà máy nước
Tương Mai là 7-10mg/l. Nhà máy nước Hạ Đình 10-15mg/l, có lúc lên đến
40mg/l. Nhà máy nước Pháp Vân là 25-30mg/l, có lúc lên đến 60mg/l. Trong
khi đó, tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống do Bộ Y tế ban hành yêu cầu hàm
lượng amoni không quá 1,5mg/l, nitrit không quá 3mg/l. Hầu hết giếng khoan
(có phép hoặc khơng phép) ở Hà Nội đều có amoni, đặc biệt các giếng khoan
do người dân tự thuê làm tại địa bàn quận Hoàng Mai, Gia Lâm, Hai Bà

Trưng. Hiện đã khẳng định được nước ở 500 giếng khoan tại các trạm cấp
nước cục bộ của một số cơ quan đồn thể... có nồng độ amoni vượt tiêu chuẩn
cho phép.
+ Đối với môi trường đất: Các chất thải rắn có thể được tích lũy dưới
đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm tang đối với môi trường, Chất thải
xây dựng như gạch, ngói, thủy tinh, ống nhựa, dây cáp, bê tơng…trong đất
khó bị phân hủy. Chất thải kim loại, đặc biệt là kim loại nặng như chì, kẽm,
đồng, niken…có thể thâm nhập vào cơ thể con người theo chuỗi thức ăn và
nước uống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
+ Đối với mơi trường khơng khí: Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn
sinh hoạt, có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu. Dưới tác động của nhiệt độ,


độ ẩm và các vi sinh vật, chất thải rắn hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra các
chất khí (CH4 - 63.8%, CO2 - 33.6%, và một số khí khác). Trong đó, CH4 và
CO2 chủ yếu phát sinh từ các bãi rác tập trung (chiếm 3 - 19%), đặc biệt tại
các bãi rác lộ thiên và các khu chôn lấp. Khi vận chuyển và lưu giữ chất thải
rắn sẽ phát sinh mùi do quá trình phân hủy các chất hữu cơ gây ơ nhiễm mơi
trường khơng khí. Các khí phát sinh từ q trình phân hủy chất hữu cơ trong
chất thải rắn: Amoni có mùi khai, phân có mùi hôi, Hydrosunfur mùi trứng
thối, Sunfur hữu cơ mùi bắp cải thối rữa, Mecaptan hôi nồng, Amin mùi cá
ươn, Diamin mùi thịt thối, Cl2 hôi nồng, Phenol mùi ốc đặc trưng... Điều này
không chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe
của người dân.
+ Đối với mỹ quan đô thị: Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn sinh
hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển, xử lý sẽ làm giảm mỹ quan đô thị.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do ý thức của người dân chưa cao. Tình
trạng người dân vứt rác bừa bãi ra lòng lề đường và mương rãnh hở vẫn cịn
phổ biến gây ơ nhiễm nguồn nước và ngập úng khi mưa.



Sức khỏe con người
Với quy mô dân số như hiện nay trên địa bàn xã, lượng rác thải sinh

hoạtngày càng nhiều mà chưa có cơng nghệ xử lý phù hợp nó sẽ tác động đến
chính cuộc sống của con người. Việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt
không hợp lý không những gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng rất lớn
đến sức khỏe con người, đặc biệt đối với người dân sống gần khu công
nghiệp, bãi chôn lấp chất thải... Người dân sống gần các bãi rác khơng hợp vệ
sinh có tỷ lệ mắc các bệnh da liễu, viêm phế quản, đau xương khớp cao hơn
hẳn những nơi khác. Hàng năm, người dân phải chi phí một khoản khơng nhỏ
cho cơng tác khám chữa bệnh trong khi thu nhập từ hoạt động nơng nghiệp
cịn thấp. Hàng năm, theo tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới có 5 triệu người
chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan tới rác thải. Nhiều
tài liệu trong nước và quốc tế cho thấy, những xác động vật bị thối rữa trong


×