Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Đánh giá thực trạng sửdụng đất lâm nghiệp tại xã nà nhạn huyện điện biên tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.76 KB, 48 trang )

1
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN
Trang
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG KHÓA LUẬN
Trang
2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND : Uỷ ban nhân dân
NLKH : Nông lâm kết hợp
FAO : Tổ chức nông lương thế giới
Cs : Cộng sự
Nxb : Nhà xuất bản
SWOT : Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
3
MỤC LỤC
Trang
4
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia và của nhân
loại, là cơ sở tự nhiên và là tiền đề của mọi quá trình hoạt động sản xuất, đặc biệt
đây là tư liệu sản xuất không thể thiếu trong sản xuất nông lâm nghiệp. Chính vì
vậy đất đai không chỉ tham gia với tư cách là một nhân tố mà nó còn là một nhân tố
tích cực trong sản xuất. Hiện nay, cùng với sự phát triển của nhân loại và sự bùng
nổ về dân số loài người đã và đang ngày càng sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên
này. Từ các nước phát triển, đang phát triển và kém phát triển đều có một tình trạng
chung là sử dụng nguồn tài nguyên đất vào mục đích sản xuất nông lâm nghiệp
nhưng chưa thực sự mang lại hiệu quả cao. Vậy câu hỏi đặt ra cho mỗi chúng ta là
phải làm gì để đặt hiệu quả cao hơn trong việc sử dụng đất hiện nay? Việc quản lý
và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên này sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho con


người mà nó còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh
thái, môi trường sống của con người.
Nước ta với tổng diện tích đất tự nhiên là 33.168.855 ha trong đó đất cho sản
xuất nông nghiệp chỉ chiếm 7,3 triệu ha còn lại là đất đồi núi và sông ngòi. Diện
tích đất lâm nghiệp khoảng 19,1 triệu ha chiếm 63% diện tích đất toàn quốc. Nước
ta có dân số đông và chủ yếu tập trung tại các khu vực nông thôn. Vì vậy việc khai
thác và sử dụng nguồn tài nguyên đất cần được quan tâm đặc biệt là trong giai đoạn
hiện nay nhằm để tránh tình trạng sử dụng đất sai mục đích không mang lại hiệu
quả cho người sử dụng. Do đất đai là nguồn tài nguyên không thể thay thế mà
nguồn tài nguyên này khi mất đi không thể tái tạo được vì thế việc quản lý và sử
dụng nguồn tài nguyên này luôn là vấn đề được Đảng và nhà nước ta quan tâm. Từ
thực tế trên Đảng và nhà nước ta đã ban hành một số luật và chính sách về việc
quản lý và bảo vệ rừng quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng rừng
và đất rừng. Một số luật và chính sách đã ban hành như: Luật đất đai sửa đổi
(2003), luật bảo vệ và phát triển rừng (2004). Nghị định 64/CP, của chính phủ ngày
27/9/1993, ban hành quy định về giao đất nông lâm nghiệp cho hộ gia đình. Nghị
định 02/CP, của chính phủ ngày 16/11/1999, quy định về giao đất lâm nghiệp cho
5
các tổ chức cá nhân và hộ gia đình sử dụng lâu dài vào mục đích phát triển lâm
nghiệp. Điều đó đã góp phần ổn định phát triển kinh tế xã hội ở các vùng nông thôn,
đặc biệt là nhằm phát triển sản xuất lâm nghiệp, từ đó mà thực trạng sử dụng đất
lâm nghiệp ngày càng gần gũi và cụ thể với người dân ở cấp thôn bản (Trần Thị
Thanh Tâm, 2010) [10].
Như chúng ta thấy diện tích đất lâm nghiệp tuy chiếm phần lớn diện tích đất
của quốc gia nhưng phần diện tích đất ấy vẫn chưa được sử dụng và phần được sử
dụng thì vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. Cùng với sự gia tăng dân số thì diện tích
đất lâm nghiệp ngày càng bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Nguyên nhân của việc
suy giảm diện đất đó là do hiện tượng du canh, du cư, phát nương làm rẫy, do quá
trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho phát triển các khu công nghiệp các công
trình thủy điện, thủy lợi, do nhu cầu cuộc sống của con người về lương thực thực

phẩm ngày càng tăng….
Để đi sâu vào tìm hiểu đất đai, từ lâu các cơ quan chuyên môn và các nhà khoa
học đã có nhiều công trình nghiên cứu về cách quản lý và sử dụng đất đai một cách
hợp lý, hiệu quả đưa các loại giống cây trồng sao cho phù hợp với từng loại đất thay
thế các loại cây trồng không có hiệu quả, làm tăng năng xuất cây trồng và hiệu quả sử
dụng đất đai, tăng độ che phủ chống xói mòn và các yếu tố liên quan tới các yếu tố
kinh tế - xã hội và yếu tố môi trường.
Đối với từng vùng, từng địa phương, từng loại đất cụ thể để có những hình
thức sử dụng đất khác nhau sao cho phù hợp để đem lại hiệu quả kinh tế, sử dụng và
quản lý một cách hợp lý. Đây là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết để đảm
bảo cho sự phát triển bền vững giữa Nông - Lâm - Công nghiệp cũng như sự phát
triển kinh tế của đất nước.
Nà Nhạn là một xã miền núi của huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên có tổng
diện tích tự nhiên là 7693,17 ha. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 1182,47 ha
chiếm 15,37%, đất lâm nghiệp là 4504,23 ha, chiếm 58,55% tổng diện tích đất tự
nhiên, địa hình đồi núi phức tạp đi lại khó khăn. Để phát triển Lâm nghiệp của xã
cần phải đầu tư mở và nâng cấp các tuyến đường liên thông đến trục đường chính
để đảm bảo cho sự vận chuyển giống cây trồng cũng như sản phẩm thu hoạch. Việc
quản lý và sử dụng đất nông, lâm nghiệp cần phải được quan tâm, quy hoạch từng
vùng từng loại đất để đưa các loại cây trồng hợp lý, tránh sự chặt phá, khai thác
6
rừng bừa bãi làm nương rẫy dẫn đến xói mòn làm mất độ phì nhiêu màu mỡ, gây ra
lũ lụt.
Xuất phát từ thực tế trên trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại địaphương.
Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài“Đánh giá thực trạng sửdụng đất lâm nghiệp
tại xã Nà Nhạn - huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp tại địa bàn xã Nà Nhạn – huyện
Điện Biên – Tỉnh Điện Biên.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá hiện trạng sử dụng rừng và đất rừng trên địa bàn xã Nà Nhạn
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiểu quả sử dụng hiệu đất lâm
nghiệp trên địa bàn xã.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiêm cứu khoa học
Qua thực tiễn nghiêm cứu đề tài sẽ giúp tôi củng cố lại kiến thức đã học, có
thêm cơ hội kiểm chứng những lý thuyết học trong nhà trường đúng theo phương
trâm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn.
Bên cạnh đó, quá trình học tập và nghiêm cứu khoa học tại khu vực nghiêm
cứu, tôi đã tích luỹ được thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong điều
tra, đánh giá. Đây sẽ là những kiến thức rất cần thiết cho quá trình nghiêm cứu, học
tập và làm việc của tôi sau này.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiêm cứu góp phần đánh giá được hiện trạng sử dụng đất của xã,
từ đó ta tìm các biện pháp canh tác phù hợp với địa hình khí hậu của xã. Giúp cho
việc quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn xã mang lại hiệu quả cao hơn.
7
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊM CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
* Khái niệm về đất: Đất là một phần của vỏ trái đất, nó là lớp phủ của lục địa
mà bên dưới là đá và khoáng sinh ra nó, bên trên là thảm thực bì và khí quyển. Đất
là lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả năng sản xuất ra sản phẩm của cây trồng
(Nguyễn Thế Đặng và Nguyễn Thế Hùng, 1999) [5].
- Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập, lâu đời,
hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: Đá gốc, động thực vật, khí hậu, địa hình và
thời gian (Nguyễn Thị Thu Hoàn, 2007). [6]
* Khái niệm đất đai: Là một khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng
đứng gồm: Khí hậu, lớp phủ bề mặt (thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước),
tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất. Theo chiều nằm ngang: trên

mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn và thảm thực vật (Nguyễn
Thị Thu Hoàn, 2007) [6].
Các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch Việt nam cho rằng: “Đất đai là
phần trên mặt đất mà ở đó cây cối có thể mọc được”.
* Khái niệm về đánh giá đất đai: Là một quá trình xác định tiềm năng và mức
độ thích hợp của đất đai đối với các loại hình sử dụng đất khác nhau cần lựa chọn.
* Vai trò và ý nghĩa của đất đai:
Đất có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình tự nhiên như:
- Môi trường cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, đảm bảo an ninh sinh
thái và an ninh lương thực.
- Nơi chứa đựng và phân hủy chất thải
- Nơi cư trú của sinh vật
- Lọc và cung cấp nước
- Địa bàn cho các công trình xây dựng,
Đất là tài nguyên vô giá, đất nuôi dưỡng toàn bộ các hệ sinh thái trên trái
đất, trong đó có hệ sinh thái nông nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng cho
8
toàn nhân loại. Là điều kiện tự nhiên cần thiết cho sự tồn tại của bất kỳ ngành
sản xuất nào, tuy nhiên vai trò của đất đối với từng ngành là rất khác nhau.
- Đối với sản xuất nông – lâm nghiệp: Là yếu tố tích cực cho quá trình sản
xuất, là đối tượng lao động, là điều kiện vật chất, sản phẩm làm ra phụ thuộc vào
tính chất của đất. Trong ngành sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất đặc
biệt bởi đất đai có nhiều tính chất như sau:
+ Đặc điểm tạo thành: Đất đai là sản phẩm tự nhiên, có trước lao động. Chỉ
khi tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội, dưới tác động của con người đất đai
mới trở thành tư liệu sản xuất.
+ Tính hạn chế về mặt số lượng
+ Tính cố định vị trí
+ Tính không đồng nhất: Đất đai không đồng nhất về mặt chất lượng, hàm
lượng dinh dưỡng, các tính chất lý, hóa,…(Quyết định bởi các yếu tố hình thành đất

cũng như chế độ sử dụng khác nhau).
+ Tính vĩnh cửu
+ Tính không thay thế.
Việc đánh giá thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp cho biết tình hình sử dụng
đất hiện nay đã mang lại hiệu quả cao hay chưa. Từ đó đưa ra các hình thức sử dụng
đất lâm nghiệp nhằm mang lại hiệu quả cao về các mặt kinh tế xã hội và môi
trường. Ngoài ra còn giúp cho việc xác định được mức độ thích hợp của từng loại
cây trồng đối với từng loại đất khác nhau.
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp trên thế giới
Hiện nay diện tích đất lâm nghiệp trên thế giới ngày càng bị suy giảm. Trước
đây rừng bao phủ 1/2 diện tích đất liền, còn ngày nay thì diện tích rừng chỉ còn
chiếm 2/3 diện tích đất liền trên thế giới với khoảng 4 tỷ ha. Cùng với sự gia tăng
ngày càng nhanh về dân số, nhu cầu về cuộc sống ngày càng cao thì mỗi năm diện
tích rừng trên thế giới bị giảm đi khoảng 7,3 triệu ha. Hiện nay trên thế giới còn 4 tỷ
ha tập trung ở các nước như: Mỹ, Canada, Brazil, Trung Quốc, Nga. Hàng năm mất
đi khoảng 15 triệu ha, tỷ lệ mất rừng nhiệt đới khoảng 2%/năm. Châu Á mỗi năm
mất khoảng 5 triệu ha rừng (Lê Văn Khoa, 2004) [7].
9
- Do kỹ thuật canh tác nông – lâm nghiệp chưa hợp lý nên hàng năm có
khoảng 12 tỷ tấn đất đá bị cuốn trôi ra sông ra biển. Diện tích rừng bị suy giảm
không những ảnh hưởng đến tài nguyên đất mà còn ảnh hưởng đến năng suất cây
trồng, ảnh hưởng đến đời sống của con người. Trước đây trên thế giới có khoảng
17,6 tỷ ha rừng chiếm 31,7% diện tích lục địa. Song diện tích này hiện nay ngày
càng bị suy giảm, ước tính mỗi năm diện tích rừng bị thu hẹp đi 11 triệu ha. Bên
cạnh đó thì các hoạt động trồng rừng hành năm cũng được thực hiện nhưng chỉ
bằng 1/10 diện tích rừng đã bị mất. Tình hình dân số thế giới tăng nhanh tạo sức ép
lên diện tích đất nông - lâm nghiệp là rất lớn. Theo tài liệu của tổ chức FAO năm
2000 (Food Agricuture Oganiztion) thì thế giới đang sử dụng 1,47 tỷ ha đất nông
nghiệp trong đó đất có độ dốc là 973 triệu ha chiếm 65,9% còn về đất lâm nghiệp

thì tỷ lệ suy thoái rừng toàn cầu giảm trung bình hàng năm, trong năm 1990 giảm 9
triệu ha. Theo chương trình môi trường liên hợp quốc (UFNP) thì trong vòng 5 năm
qua thì tốc độ phá rừng tăng nhanh nhất là các nước đang phát triển ở châu Á đặc
biệt là khu vực Đông Nam Á, đã đe dọa đến đời sống của con người và các loài sinh
vật khác sống trên trái đất. Theo FAO năm 1980 thông báo về tình hình sử dụng đất
nông nghiệp trên thế giới thì loại hình quảng canh và du canh chiếm tới 45%, do tỉ
lệ này quá lớn nên đã ảnh hưởng đến việc khai thác tiềm năng đất đai và việc quản
lý rừng bền vững lâu dài. Cũng theo FAO năm 2007 thì nạn cháy rừng có nguy cơ
tăng mạnh trên phạm vi toàn cầu làm cho hằng trăm triệu ha rừng bị tàn phá và gây
thiệt hại tới hàng tỷ USD. Mà ta thấy nguyên nhân chính ở đây là do các hoạt động
của con người gây ra, (Lê Trọng Cúc và Trần Đức Viên (dịch từ tài liệu FAO),
1955) [4]
Để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người về các sản phẩm nông
lâm nghiệp, chúng ta cần phải tăng năng suất cây trồng và mở rộng diện tích canh
tác, biết sử dụng đúng tiềm năng của đất, lựa chọn cây trồng phù hợp và sử dụng có
hiệu quả.
Trên thế giới, khoa học về nghiêm cứu phát triển rừng có từ rất lâu, nhưng
chưa chú trọng giải quyết đến vấn đề chính để quản lý bảo vệ rừng và đất rừng là
những người dân sống cạnh rừng và trong rừng mà chỉ chú trọng tới việc khai thác
lâm sản. Sau những thất bại, người ta đã chú ý về quản lý tài nguyên rừng có sự
tham gia của người dân địa phương.
10
Đã xuất hiện các công trình nghiêm cứu về phương pháp tiếp cận người dân
trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai hợp lý.
Theo Robrt Chambers (1985) có các cách tiếp cận sau:
- Tiếp cận Sondeo của Peetr hilđbran (1981);
- Tiếp cận nông thôn trở lại nông thôn của Robert Rhoades (1982);
- Tiếp cận chuẩn đoán và thiết kế của ICRAS;
- Công trình nông nghiệp quốc tế - bản phân tích phân vùng các hệ thống
canh tác của trường ĐH Comel (Grarrell và cộng sự, 1987) [18]

Những phương thức sử dụng đất có hiệu quả nhất là mô hình SALT (Sloping
Agriculture Land Technology) đã được tổng kết, phát triển hoàn thiện từ năm 1970
cho đến nay.
Mô hình SALT 1 (Simple Agro Livestock Technology) với thành phần 25%
cây lâm nghiệp, 75% cây nông nghiệp.
Mô hình SALT 2 (Sloping Agriculture Land Technology) với thành phần
40% cây lâm nghiệp, 40% cây nông nghiệp, 20% giành cho làm nhà và chuồng trại.
Mô hình SALT 3 (Sustainble Agro Foest Technology) với thành phần 60%
cây lâm nghiệp, 40% cây nông nghiệp.
Mô hình SALT 4 (Small Agrofruit Likelihood Technology) với thành phần
60% cây lâm nghiệp, 15% cây nông nghiệp, 25% cây ăn quả (Thái Phiên và
Nguyễn Tử Siêm, 1998) [8].
Nhiều nước trên thế giới đã và đang áp dụng mô hình này vào thực tế sản
xuất nông – lâm nghiệp của đất nước mình.
Tại Ấn Độ: hình thức phổ biến điển hình nhất là những sự kết hợp thích hợp
giữa quản lý từ Chính phủ và những cá nhân hay nhóm điển hình thông qua những
hình thức hết sức đa dạng và phong phú. Sự thay đổi chính sách chiến lược của
Chính phủ Ấn Độ về quản lý rừng và tài nguyên thiên nhiên là coi trọng những
nhu cầu cơ bản của người dân sống cạnh rừng và vai trò của họ trong việc bảo vệ
và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên (Grarrell và cộng sự, 1987)[18].
11
Tại Thái Lan: để sử dụng rừng và đất rừng có hiệu quả, Nhà nước đã có chủ
trương phát triển theo mô hình nông lâm kết hợp. Kết quả đã thành công các nông
trường trồng Ngô, Dứa, Khoai…tạo ra các rừng hỗn giao gồm nhiều tầng: rừng +
cỏ, rừng + cây họ đậu…(Grarrell và cộng sự, 1987) [18].
Tại Indonesia: các nghiêm cứu về lâm nghiệp xã hội do FAO và các trường
Đại Học Gadih Mada và Đại Học Wageningen đã làm rõ những thay đổi của Chính
phủ nhằm hỗ trợ giải pháp lâm nghiệp xã hội thông qua việc vận dụng những kinh
nghiệm của các nước khác và thử nghiệm thực tế bằng đất nước mình. Nghiên cứu
và đào tạo có sự tham gia rất được coi trọng tại Indonesia. Tại đây, trên đất dốc nhỏ

hơn 22º được trồng cây hàng năm với các giải pháp chống xói mòn như đắp bờ,
trồng cây theo đường đồng mức, trồng băng phân xanh trên đất dốc 20 – 30º trồng
cây lâu năm và cây ăn quả.
Điều đó chứng tỏ việc sử dụng hợp lý đất lâm nghiệp là rất cần thiết và đã
được rất nhiều nước, các tổ chức trên thế giới quan tâm chú ý đến.
2.2.2. Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp ở Việt Nam
Nước ta có tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 33,1 triệu ha phân bố trên 64
tỉnh, thành phố, xếp thứ 55 trong tổng số 200 nước trên thế giới. Trong đó diện tích
đất nông nghiệp là 22,2% còn diện tích đất lâm nghiệp chiếm 63% diện tích đất tự
nhiên (BNN&PTNT 2005).
Hiện trạng đất lâm nghiệp Việt Nam: Theo công bố tại quyết định số
1970/QĐ/BNN - KL - LN ngày 6/6/2006, tính đến 31/12/2005 diện tích rừng cả
nước là 12.615.700 hatrong đó có 10.283.173 ha là rừng tự nhiên, còn lại 2.333.526
ha là rừng trồng, với độ che phủ 37% (BNN&PTNT/2007).
Diện tích rừng Việt Nam có nhiều biến động qua các năm nguyên nhân của
sự biến động là do: Hậu quả chiến tranh để lại, dân số tăng nhanh, kỹ thuật canh tác
lạc hậu, du canh, du cư, cháy rừng, phát rừng làm nương rẫy, chuyển đổi mục đích
sử dụng…
Sự biến động về diện tích rừng và độ che phủ rừng trong cả nước được thể
hiện qua bảng sau: (Trần Thị Thanh Tâm/2010) [10].
12
Bảng 2.1: Diện tích rừng và độ che phủ rừng qua các năm
(Đơn vị : triệu ha)
Năm
Lọai rừng
1943 1976 1985 1990 1995 2000 2005 2009
Tổng số 14,3 11,169 9,892 9,175 9,302 11,574 12,61 13,26
Rừng tự nhiên 14,3 11,077 9,308 8,430 8,252 9,774 10,28 10,34
Rừng trồng 0,92 0,584 0,745 1,050 1,800 2,33 2,92
Độ che phủ

rừng (%)
43 33,8 30 27,8 28,2 35,2 37,0 39,1
(Nguồn: BNN&PTNT, tính đến ngày 31/12/2009)
Qua bảng cho ta thấy diện tích rừng trong những năm gần đây có sự tăng lên
nhưng chủ yếu là tăng về diện tích rừng trồng còn rừng tự nhiên thì tăng không đáng
kể vì vậy dù tăng về diện tích nhưng chất lượng rừng vẫn bị giảm.
Về hiện trạng sử dụng đất: Theo BNN&PTNT công bố tính đến 31/12/2007
thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2: Hiện trạng đất lâm nghiệp phân theo vùng
(Đơn vị: ha)
Loại rừng Tổng cộng
Phân theo chức năng
Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất
Tổng diện tích rừng 12.837.333 2.078.265 4.979.188 5.779.880
Rừng tự nhiên 10.283.965 2.002.335 4.363.541 3.981.089
Rừng trồng 2.553.369 75.930 615.648 1.861.791
(Nguồn: BNN&PTNT/2007)
Hiện nay hiện trạng rừng nước ta so với năm 2007 thì tổng diện tích rừng đã
tăng lên một cách rõ rệt. Theo báo cáo mới của BNN&PTNT ngày: 09/08/2010 về
hiện trạng rừng trên toàn quốc tính đến 31/12/2009.
13
Bảng 2.3: Hiện trạng đất lâm nghiệp phân theo vùng
(Đơn vị: ha)
Loại rừng Tổng cộng
Phân theo chức năng
Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất
Tổng diện tích rừng 13.258.843 1.999.915 4.832.962 6.288.246
Rừng tự nhiên 10.339.305 1.921.944 4241384 4.147.005
Rừng trồng 2.919.538 77.971 591578 2.141.241
(Nguồn: BNN&PTNT/2009)

Từ hai bảng số liệu trên ta thấy rừng sản xuất trong những năm gần đây có sự
tăng lên, diện tích rừng sản xuất năm 2007 là 5.779.880 ha đến năm 2009 tăng lên
6.288.246 ha. Diện tích rừng đặc dụng và rừng phòng hộ có sự suy giảm, năm 2007
diện tích rừng đặc dụng là 2.078.265 ha giảm xuống còn 1.999.915 ha vào năm
2009. Diện tích rừng phòng hộ qua hai năm giảm từ 4.979.188 ha xuống còn
4.832.962 ha. Độ che phủ qua hai năm có sự tăng lên và đạt 39.1% vào năm 2009.
Việc gia tăng về diện tích rừng trong những năm gần đây đã góp phần tạo
công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân đặc biệt là các dân tộc thiểu số sống
gần rừng và phụ thuộc vào rừng .
* Các chính sách văn bản luật liên quan đến sử dụng đất lâm nghiệp
Nước ta trong những năm qua diện tích rừng có sự tăng lên là do sự quan tâm
của Đảng và nhà nước, sự quan tâm đó được thể hiện bằng các chính sách, văn bản
luật trong vấn đề sử dụng rừng và đất rừng. Một số văn bản và chính sách được nhà
nước đưa ra và đã đi vào thực hiện như sau:
- Chỉ thị 29 của ban bí thư TW Đảng, tháng 11/1983 về giao đất giao rừng.
- Nghị định 02 chính phủ ngày 27/7/1995 về giao đất lâm nghiệp cho tổ chức,
hộ gia đình.
- Nghị định 01 của chính phủ ngày 01/01/1995 về giao khoán sử dụng đất vào
mục đích nông lâm nghiệp nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp.
- Quyết định 184/HĐBT về việc đẩy mạnh giao đất nông lâm nghiệp cho tập
thể cá nhân sử dụng
- Quyết định 661/ TTg ngày 29/07/1998 về thực hiện dự án trồng 5 triệu ha rừng.
14
- Quyết định 08 về quy chế quản lý ba loại rừng: Rừng đặc dụng, rừng phòng
hộ, rừng sản xuất ngày 11/01/2002.
- Quyết định số 178/2001/QĐ - TTg ngày 12/11/2001 của thủ tướng chính
phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê nhận
khoán rừng và đất lâm nghiệp.
- Chương trình 327 với mục tiêu “phủ xanh đất trống đồi núi trọc bảo vệ rừng
sử dụng bãi bồi ven biển”.

- Luật đất đai 1993 sửa đổi bổ sung năm 1998, 2001, 2003 đã hợp pháp hóa
quyền sử dụng đất cho người dân lao động.
- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.
Ngoài ra còn nhiều luật và chính sách khác về quản lý sử dụng, bảo vệ và
phát triển rừng đã được ban hành và thực hiện.
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Xã Nà Nhạn là xã vùng ngoài của huyện Điện Biên cách trung tâm huyện
25km về phía Đông Bắc theo quốc lộ 279 Điện Biên - Tuần Giáo. Xã Nà Nhạn có
tổng diện tích tự nhiên là 7693,17ha, với số dân là 4468 nhân khẩu, 891 hộ, 3 dân
tộc cùng sinh sống, đó là dân tộc Thái, dân tộc Hmông và dân tộc Kinh. Vị trí địa lý
của xã tiếp giáp như sau:
- Phía Đông giáp với xã Mường Phăng.
- Phía Tây giáp với xã Mường Pồn và Thanh Nưa.
- Phía Nam giáp với xã Thanh Minh và Thành phố Điện Biên phủ.
- Phía Bắc giáp với xã Nà Tấu.
* Địa hình địa mạo
Xã Nà Nhạn có địa hình phức tạp, núi cao hiểm trở, địa hình bị chia cắt mạnh
gây khó khăn cho phát triển kinh tế xã hội của nhân dân. Xã có độ cao trung bình từ
647,4m đến 2026,4m so với mặt nước biển.
* Thời tiết khí hậu.
15
Xã Nà Nhạn mang tính chất đặc thù của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia
ra làm 2 mùa rõ rệt. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa này thời tiết
lạnh, khô hạn, ít mưa, chịu ảnh hưởng bởi gió mùa Đông bắc, sương muối, sương
mù. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, mùa này thường nóng ẩm, mưa nhiều, mưa to nên
lượng nước lớn hay xảy ra lũ quét và sạt lở đất. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 21,8 độ
c. Lượng mưa trung bình là 1500 - 2200 mm/năm. Độ ẩm trung bình là 83%.
* Thủy văn

Nà Nhạn có sông nậm rốm chạy qua tạo điều kiện phát triển thuỷ điện phục
vụ nhân dân, đảm bảo nguồn nước tưới cho cây nông nghiệp và nước sinh hoạt.
Ngoài ra giữa các khe núi còn có nhiều con suối nhỏ và mạch nước ngầm đảm bảo
nước sinh hoạt cho nhân dân.
* Thổ nhưỡng.
Xã Nà Nhạn chủ yếu là đất Ferarit được hình thành từ đá trầm tích, đá biến
chất và đá mắc ma xít. Ngoài ra còn có đất Fearit phát triển trên lượng phù sa cổ
ven sông, suối, thung lũng.
* Tài nguyên rừng.
Năm 2011 Nà Nhạn có 4504,23 ha đất lâm nghiệp chiếm 58,55% diện tích tự
nhiên, trong đó đất rừng sản xuất là 379,63 ha, đất rừng phòng hộ là 4124,60 ha.
Tuy diện tích đất lâm nghiệp rộng xong tài nguyên rừng thì vẫn kém phát triển, trữ
lượng và chất lượng rừng còn thấp. Đất rừng đa số là đất trống đồi núi trọc và rừng
tái sinh sau nương rẫy. Tài nguyên rừng chủ yếu chỉ có ở bản Nà Pen và ven đường
quốc lộ 279. Chính vì vậy vẫn chưa đảm bảo được khả năng phòng hộ đầu nguồn
của rừng.
2.3.2. Đặc điểm dân sinh, kinh tế xã hội
2.3.2.1. Dân số, lao động
- Toàn xã có 891 hộ với 4468 nhân khẩu thuộc 3 dân tộc: Thái, Hmông và
Kinh (phòng thống kê huyện Điện Biên năm 2011).
- Về lao động: Những người trong độ tuổi lao động năm 2011 của xã là 2350
người, trong đó có 21 người mất khả năng lao động. Số lao động đó chính là nguồn
lực chủ chốt, quyết định mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã. Tuy nguồn lao
động nhiều nhưng chất lượng lao động thì vẫn còn rất thấp, Trình độ học vấn và kỹ
16
thuật canh tác chưa cao, người dân sống hoàn toàn phục thuộc vào trồng trọt và
chăn nuôi, chất lượng cuộc sống thấp.
2.3.2.2. Tình hình phát triển sản xuất
* Ngành nông nghiệp
- Trồng trọt: Hiện nay người dân đã đưa các giống cây trồng có năng suất cao

vào sản xuất, đặc biệt là các giống lúa mới và ngô mới. Tổng diện tích gieo trồng
ước tính đạt 830 ha vượt kế hoạch huyện giao, gồm các loại cây trồng sau:
+ Lúa chiêm xuân 117 ha, năng suất 53 tạ/ha, sản lượng 620,1 tấn đạt chỉ tiêu
huyện giao.
+ Lúa nương 200 ha nhưng năng suất thấp do kỹ thuật canh tác chưa cao, đầu
tư ít và đất nghèo dinh dưỡng.
+ Ngô với diện tích là 220 ha, năng suất 32 tạ /ha, sản lượng 704 tấn đạt 82%
kế hoạch huyên giao.
+ Các loại cây trồng khác như lạc, đậu tương diện tích 43 ha, năng suất 15,47
tạ/ha, sản lượng 66,5 tấn đạt 100% kế hoạch huyện giao.
+ Các loại cây như sắn, dong riềng có diện tích 250 ha, sắn đang trong giai
đoạn xuống củ.
+ Diện tích nuôi thả cá 25 ha đạt 100% kế hoạch huyện giao.
- Chăn nuôi: Giữ vững và phát triển đàn gia súc, gia cầm. Đăc biệt là trâu, bò để
cày kéo và gia cầm để phục vụ đời sống hàng ngày và tăng thu nhập.
Theo số liệu thống kê đến ngày 31 tháng 6 năm 2011 thì tổng số đàn gia súc,
gia cầm là:
+ Đàn trâu 1011 con.
+ Đàn bò 255 con.
+ Đàn lợn 1500 con.
+ Đàn dê 150 con.
+ Gia cầm các loại 12000 con.
* Ngành lâm nghiệp
17
+ Theo số liệu thống kê năm 2006 toàn xã có 5760,87 ha rừng, năm 2011
diện tích rừng giảm xuống còn 450,23 ha. Như vậy trong 5 năm diện tích rừng đã
giảm đi 1256,64 ha. Trong xã phần lớn chỉ có rừng phòng phòng hộ với diện tích là
4124,60 ha, còn rừng sản xuất chỉ với diện tích là 379,63 ha chiếm 4,93% tổng diện
tích rừng vì vậy mức đóng góp của ngành lâm nghiêp trong nền kinh tế là rất thấp.
2.3.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng

- Trạm y tế: Trạm y tế được xây dựng ở trung tâm xã, cơ sở y tế có nhiều
chuyển biến, cơ sở vật chất đảm bảo cho việc khám chữa bệnh cho bà con, đảm bảo
công tác chăm sóc sức khỏe và phát thuốc than ban đầu cho nhân dân.
- Trụ sở UBND xã: Trụ sở của xã Nà Nhạn có diện tích là 3400 mét vuông.
Được xây dựng gồm 1 nhà 2 tầng, 2 nhà cấp 4, với 20 phòng làm việc, 1 phòng họp
và một hội trường đa năng.
- Văn hóa - xã hội: Người dân trong xã vẫn giữ được những nét văn hóa truyền
thống của dân tộc từ xưa đến nay. Xã đã phối hợp với phòng văn hoá huyện vận động
và thưc hiện phong trào ‘‘toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân
cư”, cán bộ văn hoá xã thường xuyên đến từng thôn bản vận động bà con xây dựng
gia đình văn hoá, bản làng văn hoá, khu dân cư tiến.
Tổ chức các điểm giao lưu văn hoá, văn nghệ, TDTT. Phát động các hoạt
động tuyên truyền chào mừng các ngày lễ lớn như chào mừng ngày bầu cử đại biểu
Quốc hội khoá XIII và bầu cử hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011- 2016.
Thực hiện nếp sống văn hoá ‘‘uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng
cây’’, nêu cao truyền thống đạo đức, thần phong mỹ tục,t inh thần đoàn kết trong
mỗi gia đình và cộng đồng dân cư phát triển bộ mặt nông thôn ngày càng văn minh
tiến bộ.
- Giáo dục - Đào tạo: Nhìn chung giáo dục trong xã được chú trọng, trường
cấp một và mẫu giáo được xây dựng khang trang và có trang thiết bị dạy học đầy
đủ, 100% trẻ em ở độ tuổi đi học được đến trường, không có học sinh bỏ học giữa
chừng, phong trào khuyến học ngày càng phát triển. Số học sinh lên lớp và tốt
nghiệp các cấp đạt kết quả cao.
Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ. Chỉ đạo các trường tiếp tục cuộc vận động 2 không với 4 nội dung,
18
phong trào thi đua ‘‘xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực’’, xây dựng
trường đạt tiêu chuẩn quốc gia.
Kết thúc năm 2009 - 2010 toàn xã có 1 trường THCS, 2 trường tiểu học, 1
trường mầm non và 89 giáo viên, 1121 học sinh.

- Giao thông: Ngoài quốc lộ 279 đường đi lại vào các thôn bản còn rất khó
khăn, gần như hoàn toàn là đường đất, đặc biệt là đường vào các bản mông mùa
mưa khó có thể đi lại được. Hệ thống cầu cống còn thiếu, một số nơi tuy có nhưng
xuống cấp nghiêm trọng cần được tu sửa.
- Thủy lợi: Hàng năm xã thường xuyên chỉ đạo nạo vét, tu sửa kênh mương,
hồ đập tạo điều kiện cho việc tưới tiêu phục vụ cho công tác sản xuất. Đến năm
2010 nhà nước đã đầu tư xây dựng thêm hệ thống kênh mương ở Nà Pen để đảm
bảo đưa nước về tưới cho đồng ruộng đặc biệt là vào mùa khô. Xây dựng nguồn
nước sạch, bể chứa nước đưa nước sạch về phục vụ cuộc sống sinh hoạt của bà con.
19
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp tại xã Nà Nhạn -
huyện Điên Biên - tỉnh Điện Biên.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp tại xã Nà Nhạn - huyện Điên
Biên - tỉnh Điện Biên.
3.2. Nội dung
- Đánh giá về thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp tại xã Nà Nhạn;
- Đánh giá thực trạng giao đất lâm nghiệp của xã;
- Đánh giá về hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp sau khi giao đất;
- Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc sử dụng đất
lâm nghiệp;
- Đánh giá phân loại giống cây lâm nghiệp trên địa bàn xã
- Đề xuất một số giải pháp về sử dụng đất lâm nghiệp có hiệu quả.
3.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.3.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu tại xã Nà Nhạn - huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên

3.3.2. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 06/2/2012 đến ngày 20/05/2012
3.4. Phương pháp nghiên
3.4.1. Công tác ngoại nghiệp
3.4.1.1. Tham khảo, kế thừa các tài liệu sẵn có
- Kế thừa có chọn lọc các số liệu có sẵn tại địa điểm nghiên cứu.
- Tiến hành thu thập các tài liệu, tư liệu,…sẵn có, có liên quan tới đối tượng
và khu vực nghiên cứu (từ các phòng ban chuyên môn trong xã);
- Tham khảo ý kiến của cán bộ khuyến nông, khuyến lâm;
20
- Các số liệu về hiện trạng sử dụng đất lâm nghiêp;
- Các chính sách quy định về quy hoạch và phát triển rừng và đất rừng
- Các báo cáo tổng kết và kế hoạch giao đất giao rừng và báo cáo diễn biến
tài nguyên rừng trên địa bàn nghiên cứu.
3.4.1.2. Phỏng vấn cán bộ và người dân
- Phỏng vấn cán bộ địa phương: Tiến hành lập các phiếu điều tra phỏng vấn
với bộ câu hỏi để hỏi: cán bộ địa chính, Ban lâm nghiệp xã, Chủ tịch UBND xã, Hội
nông dân (Phụ biểu 02)
- Phỏng vấn người dân: Thông qua bộ câu hỏi trong các phiếu điều tra phỏng vấn
người dân, với số lượng phiếu là 30 phiếu, điều tra 30 hộ đại diện. (Phụ biểu 03).
* Sử dụng các công cụ PRA tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất đai cho thôn
điển hình.
Chọn thôn điển hình trong xã dựa vào các đặc trưng như địa hình, tình hình
sử dụng đất, dân trí.
Các bước tiến hành:
+ Bước 1: Giới thiệu, khảo sát nắm bắt các thông tin chính về tình hình trong
ranh giới, đặc điểm địa hình, cây trồng
+ Bước 2: Khảo sát tình hình và lập sơ đồ hiện trạng.
+ Bước 3: Phỏng vấn các hộ gia đình theo mẫu phỏng vấn.
+ Bước 4: Phân loại cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn

+ Bước 5: Phân tích khó khăn, thuận lợi và đưa ra giải pháp
3.4.2. Công tác nội nghiệp
Là công việc được tiến hành sau khi đã hoàn thành tất cả các phương pháp
nghiên cứu trên đã được thực hiện và thu thập được đầy đủ các số liệu cần thiết,
hoàn thành các bảng biểu. Sau khi đã tính toán số liệu thì tiến hành viết báo cáo.
Phân tích và xử lý số liệu dựa trên phần mềm Excel worksheet.
21
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
4.1. Thực trạng sử dụng đất tại xã Nà Nhạn
Trong những năm qua, xã Nà Nhạn đã thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
trong quá trình phát triển sự nghiệp nông - lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Tại xã đã xác lập quyền sử dụng đất cho người dân yên tâm gắn bó với đất đai, sử
dụng đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch của huyện, của tỉnh.
Do hậu qủa của việc phát rừng làm nương rẫy và khai thác không có quy
hoạch nên hiện nay diện tích rừng giảm đi rất nhiều. Tuy còn rừng nhưng chỉ là
rừng tái sinh nghèo và rừng phục hồi sau nương rẫy, tài nguyên rừng hạn chế, chủ
yếu là cây gỗ tái sinh, chất lượng gỗ thấp, số lượng gỗ ít.
Những tồn tại trong việc sử dụng đất rừng: Việc khai thác quá mức tài
nguyên rừng cũng như nạn phá rừng trong những năm gần đây đã để lại nhiều hậu
quả nghiêm trọng vì vậy cần có thời gian dài để khắp phục. Trong hai năm gần đây
tuy diện tích rừng trồng có tăng lên nhờ công tác quản lý, gây trồng, bảo vệ rừng
ngày càng được tăng cường song diện tích rừng tự nhiên thì bị suy giảm nghiêm
trọng do chuyển đổi mục đích sử dụng, phát rừng làm nương rẫy. Vì vậy độ chê phủ
rừng bi suy giảm nghiêm trọng, không đảm bảo được việc phòng hộ đầu nguồn,
chống xói mòn rửa trôi đất.
Tại một số khu vực diện tích canh tác của các hộ còn nhỏ lẻ, manh mún ảnh
hưởng đến việc đo giao và đầu tư sản xuất.
* Tình hình sử dụng đất của xã Nà Nhạn trong năm 2011 được thể hiện tại
bảng 4.1.

22
Bảng 4.1: Thực trạng sử dụng đất của xã Nà Nhạn năm 2011
STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tư nhiên 7693,17 100
1. Đất nông nghiệp 5694,00 74,01
1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 1182,47 15,37
1.1.1. Đất cây trồng hàng năm 1131,05 14,70
1.1.1.1. Đất trồng lúa 453,60 5,90
1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 677,45 8,81
1.1.2. Đất cây trồng lâu năm 51,42 0,67
1.2. Đất lâm nghiệp 4504,23 58,55
1.2.1. Đất rừng sản xuất 379,63 4,93
1.2.2. Đất rừng phòng hộ 4124,60 53,61
1.2.3. Đất rừng đặc dụng
1.3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 7,30 0,09
2. Đất phi nông nghiệp 172,70 2,24
23
2.1. Đất ở 24,57 0,32
2.1.1. Đất ở nông thôn 24,57 0,32
2.1.2. Đất ở thành thị
2.2. Đất chuyên dùng 99,62 1,29
2.2.1. Đất trụ sở, cơ quan, sự nghiệp 1,52 0,02
2.2.2. Đất quốc phòng an ninh
2 2.3. Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 5,56 0,07
2.2.4. Đất có mục đích công cộng 92,84 1,21
2.3. Đất tôn giáo tín ngưỡng
2.4. Đất nghĩa trang nghĩa địa 7,51 0,10
2.5. Đất sông suối mặt nước chảy 40,70 0,53
2.6. Đất phi nông nghiệp khác
3. Đất chưa sử dụng 1826,47 23,74

3.1. Đất bằng chưa sử dụng 3,90 0,05
3.2. Đất đồi núi chưa sử dụng 1822,57 23,69
24
(Nguồn: phòng địa chính xã cung cấp)
Dựa vào kết quả phân tích bảng 4.1 cho ta thấy xã Nà Nhạn có tổng diện tích
tự nhiên là 7693,17 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 5694,00 ha, đất
phi nông nghiệp chiếm 172,70 ha, đất chưa sử dụng chiếm 1826,47 ha. Trong đất
nông nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp là 1182,47 ha chiếm 15,37% diện tích tự
nhiên, đất lâm nghiệp là 4504,23 ha chiếm 58,55% diện tích tự nhiên. Như vậy tại
xã Nà Nhạn diện tích đất lâm nghiệp chiếm đa số, diện tích đất chưa sử dụng vẫn
còn khá nhiều, do đó cần có biện pháp cải tạo mở rộng sản xuất, tận dụng nguồn đất
sẵn có đặc biệt là trong thời gian hiện nay khi mà dân số tăng lên, nhu cầu về đất ở
đất sản xuất tăng, đất đai ngày một nghèo dinh dưỡng.
Bảng 4.2: Tình hình biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng qua các năm
(Đơn vị: ha)
STT Mục đích sử dụng
Diện tích
năm 2011
Diện tích
năm 2006
Tăng(+)
giảm(-)
diện tích
Tăng (+)
giảm (-) tỷ
lệ (%)
(1) (2) (3) (4)
(5)=(3)-
(4)
Tổng diện tích 7693,17 7693,17 0,00 0,00

1. Đất nông nghiệp 5694,00 6724,59 -1030,59 -15,33
1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 1182,47 955,47 227,00 23,76
1.1.1. Đất cây trồng hàng năm 1131,05 902,77 228,28 25,29
1.1.1.1. Đất trồng lúa 453,60 250,00 203,60 81,44
1.1.1.2. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 412,77 -412,77 -100
1.1.1.3. Đất trồng cây hàng năm khác 677,45 240,00 437,45 182,27
1.1.2. Đất trồng cây lâu năm 51,42 52,70 -1,28 -2,43
1.1.3. Đất nông nghiệp khác
1.1.4. Đất làm muối
1.1.5. Đất nuôi trồng thuỷ sản 7,30 8,25 -0,95 -11,52
1.2 Đất lâm nghiệp 4504,23 5760,87 -1256,64 -21,81
1.2.1. Đất rừng sản xuất 379,63 0,00 379,63 379,63
1.2.2. Đất rừng phòng hộ 4124,60 5760,87 -1636,27 -28,40
1.2.3. Đất rừng đặc dụng
2. Đất phi nông nghiệp 172,70 132,29 40,41 30,55
2 1. Đất ở 24,57 26,80 -2,23 -8,32
2.1.1. Đất ở tại nông thôn 24,57 26,80 -2,23 -8,32
2.1.2 Đất ở đô thị
2.2. Đất chuyên dùng 99,62 52,60 47,32 89,96
2.2.1. Đất trụ sở cơ quan, sự nghiệp 1,52 0,00 1,52 1,52
2.2.2. Đất quốc phòng
25
2.2.3. Đất an ninh
2.2.4. Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 5,56 5,56 0,00 0,00
2.2.5. Đất có mục đích công cộng 92,54 47,04 45,80 97,36
2.3. Đất tôn giáo tín ngưỡng
2.4. Đất nghĩa trang nghĩa địa 7,51 7,51 0,00 0,00
2.5. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 40,70 45,38 -4,68 -10,31
2.6. Đất phi nông nghiệp khác
3. Đất chưa sử dụng 1826,47 836,29 990,18 118,40

3.1. Đất bằng chưa sử dụng 3,90 3,16 0,74 23,42
3.2. Đất đồi núi chưa sử dụng 1822,57 833,13 989,44 118,76
3.3. Núi đá không có rừng
(Nguồn: phòng địa chính xã cung cấp)
Như vậy trong 5 năm từ 2006 đến năm 2011 diện tích đất theo mục đích sử
dụng của xã Nà Nhạn có nhiều biến động cụ thể như sau:
- Về đất nông nghiệp: Qua 5 năm diện tích đất nông nghiệp trong xã giảm
1030,59 ha, (từ 6724,59 ha xuống còn 5694,00 ha) sự suy giảm hoàn toàn nằm
trong diện tích đất lâm nghiệp mà nguyên nhân là do phát rừng làm nương rẫy,
chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất sản xuất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp,
hoang hoá bỏ trống cụ thể là:
Diện tích đất lâm nghiệp giảm từ 5760,87 ha xuống còn 4504,23 ha nghĩa là
qua 5 năm diện tích đó đã suy giảm đi 1256,64 ha trong đó
+ Đất rừng phòng hộ giảm đi rất lớn từ 5760,87 ha xuống chỉ còn 4124,60 ha.
+ Đất rừng sản xuất tăng lên nhưng tăng không đáng kể từ chưa có rừng sản
xuất đến có 379,63 ha rừng sản xuất vào năm 2011.
- Về đất phi nông nghiệp: Do dân số tăng, nhu cầu về đất ở, đất chuyên dùng
tăng vì vậy qua 5 năm diện tích đất phi nông nghiệp tăng 40,41 ha. Tăng từ 132,2 ha
lên 172,70 ha. Chủ yếu là tăng về diện tích đất ở.
- Đất chưa sử dụng: Tăng 990,18 ha nguyên nhân là do sản xuất nương rẫy
nhiều dẫn đến đất bị xói mòn rửa trôi, hết màu mỡ không sản xuất được nên bỏ
hoang, hoang hoá bỏ trống. Diên tích tăng đó nằm ở đất đồi núi chưa sử dụng.
* Sau đây là biểu đồ so sánh mục đích sử dụng đất giữa năm 2006 - 2011
được thể hiện như sau:
Hình 4.1: Biểu đồ so sánh mục đích sử dụng đất
năm 2006 và năm 2011 tại xã Nà Nhạn

×