Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Cảm quan hậu hiện đại trong “Cuộc đời của Pi” (Y. Martel)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (909.43 KB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------TRẦN THỊ BẠCH TUYẾT

CẢM QUAN HẬU HIỆN ĐẠI
TRONG “CUỘC ĐỜI CỦA PI” (Y. MARTEL)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Hà Nội-2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN THỊ BẠCH TUYẾT

CẢM QUAN HẬU HIỆN ĐẠI
TRONG “CUỘC ĐỜI CỦA PI” (Y. MARTEL)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học nước ngoài
Mã số: 60 22 02 45

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Như Trang

Hà Nội-2015
2



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 4
4. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 4
6. Bố cục luận văn ............................................................................................. 5

CHƢƠNG 1: CẢM QUAN HẬU HIỆN ĐẠI VÀ TIỂU THUYẾT HẬU
HIỆN ĐẠI ........................................................................................................ 6
1.1. Từ hoàn cảnh hậu hiện đại đến triết học hậu hiện đại .......................... 6
1.2. Cảm quan hậu hiện đại và những biểu hiện trong tiểu thuyết phƣơng
Tây đƣơng đại .......................................................................................................... 13

CHƢƠNG 2: PI VÀ TRIẾT HỌC TƠN GIÁO ĐA NGUN ................ 23
2.1Triết học tơn giáo đa nguyên và chủ nghĩa hậu hiện đại ....................... 23
2.2.Triết lí của Pi về đạo Hindu, về Thiên Chúa giáo và về đạo Hồi ......... 27
2.3. Mối liên hệ giữa thuyết đa tôn giáo của Pi và chủ nghĩa hậu hiện đại47

CHƢƠNG 3: TRIẾT LÍ VỀ NIỀM TIN - HIỆN THỰC VÀ TỰ SỰ PHI
TRUNG TÂM ................................................................................................ 57
3. 1. Hai câu chuyện về một cuộc hành trình ............................................... 57
3.2. Ngƣời kể chuyệnkhông đƣa ra đáp án .................................................. 65
3.3. Ngƣời kể chuyện hƣớng ngƣời đọc đến sự “tự nhận thức” ................. 68
3.4. Lối tƣ duy hòa trộn các phạm trù đối lập ............................................. 71

KẾT LUẬN .................................................................................................. 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 102


3


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hậu hiện đại là khái niệm được dùng để chỉ một giai đoạn phát triển kinh tế,
khoa học kĩ thuật, nghệ thuật cao… của nhân loại. Theo Lyotard – triết gia người
Pháp: “Hậu hiện đại là sự hoài nghi đối với các siêu tự sự.”
Sau cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, cả Thế giới khơng an bình với
những cuộc chiến, cuộc chạy đua vũ trang, với sự ra đời của hàng loạt thứ vũ khí
hủy diệt... Xã hội lồi người bước vào giai đoạn phát triển khoa học kĩ thuật siêu tốc,
vào thời đại “hậu công nghiệp”, những thành tựu khoa học – cơng nghệ cùng cuộc
sống thương mại hóa biến động không ngừng nghỉ đã dần làm biến chất nhiều quan
điểm hay những giá trị nhân văn vốn có. Tất cả đem lại “chất liệu” cho sự hình
thành nhận thức luận của chủ nghĩa hậu hiện đại, góp phần làm thay đổi sâu sắc tư
tưởng, tình cảm, tâm lí và tư duy của con người. Con người cần một cảm quan mới
để cảm nhận và lí giải hiện thực đầy biến động và phức tạp. Con người trở nên hoài
nghi tất cả, hồi nghi lí trí, hồi nghi chân lí, hồi nghi những giá trị được xem như
vĩnh hằng. Đó cũng chính là nền tảng của chủ nghĩa hậu hiện đại. Theo chúng tôi,
chủ nghĩa hậu hiện đại thực chất cũng là một cảm quan.
Với quan điểm hồi nghi lí trí, chân lí cũng như các giátrị được cho là chuẩn
mực và vĩnh hằng, chủ nghĩa hậu hiện đại nỗ lực xóa bỏ ranh giới độc lập giữa nhận
thức lí tính và nhận thức cảm tính; bởi vì, cả lí tính lẫn cảm tính đều chỉ xuất phát từ
một cơ thể sống. Nó đề xuất nhiệm vụ đi tìm bản ngun của con người và vũ trụ,
nền tảng của nhận thức và cách thức tri nhận thế giới, qua đó hịng cắt nghĩa đâu là
tự do, hạnh phúc đích thực của con người. Một mặt nó thúc đẩy tri thức nhân loại
tiến thêm, dùng khoa học – kĩ thuật làm nền tảng cho hành động, một mặt khách
quan hóa cái nhìn về cuộc đời, giải phóng con người khỏi những định chế đã trở nên
lỗi thời, kìm hãm bước tiến của nhân loại. “Chủ nghĩa hậu hiện đại dần dần tích tụ
một chủ nghĩa tương đối cực đoan về mặt nhận thức và màu sắc hư vô về mặt nhân

sinh” [33, tr.61]. Đã có nhiều “bậc tiên phong” góp phần tạo nên nền tảng hình
1


thành và củng cố triết học hậu hiện đại, như Jean-Francois Lyotard, Jacque Derrida,
Jean Baudrillard, Jurgen Harbamas, Frederic Jameson…
Chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học theo đó cũng xuất hiện và được xác
định vào khoảng cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX nhằm miêu tả một khuynh hướng
văn học tiếp nối chủ nghĩa hiện đại, thách thức những quy ước và truyền thống của
văn học một cách quyết liệt. Nền văn học phương Tây giai đoạn này đặc biệt chịu
ảnh hưởng của dòng chảy văn học hậu hiện đại, chủ yếu là trong tiểu thuyết. Lê
Huy Bắc nhận định trong cơng trình của mình: “Bắt đầu từ cuối thập niên 1910 với
thơ Đa Đa (1916), văn xuôi Franz Kafka (Biến dạng, 1915), và kịch của Samuel
Beckett (Chờ đợi, 1952), chủ nghĩa hậu hiện đại tồn tại song song với chủ nghĩa
hiện đại cho đến đầu thập niên 1950 và thực sự phát triển mạnh từ 1960 trở đi. Đây
là khuynh hướng đối địch với chủ nghĩa hiện đại về bản chất, ở chỗ chấp nhận tính
hư vơ, hỗn độn, trò chơi và liên văn bản của tồn tại…” [11,tr. 32].
Life of Pi – Cuộc đời của Pi là cuốn tiểu thuyết được đánh giá cao của nhà
văn Yann Martel, giúp ông nhận được giải thưởng văn học uy tín Man Booker năm
2002. Cuốn tiểu thuyết cũng là một tác phẩm nằm trong dòng chảy và sự chuyển
biến của văn học hậu hiện đại. Nhiều tờ báo, chuyên san và các nhà phê bình đã
dành những dịng viết đầy trân trọng đối với tác phẩm cũng như tác giả. Yann
Martel sử dụng lối viết hậu hiện đại mang đến thành cơng cho cuốn tiểu thuyết,
khơi gợi được trí tưởng tượng lẫn khả năng khám phá và cảm nhận thế giới, đồng
thời góp phần làm rung động tâm hồn cùng cảm nhận của người đọc.
Với đề tài Cảm quan hậu hiện đại trong tác phẩm “Cuộc đời của Pi”
(Yann Martel), luận văn của chúng tơi tập trung làm rõ khía cạnhcảm quan hậu
hiện đại được tác giả thể hiện trong cuốn tiểu thuyết.
2. Lịch sử vấn đề
Cuộc đời của Pi là cuốn tiểu thuyết phiêu lưu kì ảo của Yann Martel được

xuất bản vào năm 2001. Nó từng bị ít nhất 5 nhà xuất bản ở London từ chối trước
khi được nhà xuất bản Knopf Canada (trực thuộc Tập đoàn Random House Canada)
đồng ý xuất bản. Cuốn sách không chỉ mang lại cho tác giả Yann Martel nhiều giải
2


thưởng cao quý và còn được hàng triệu độc giả trên thế giới yêu thích. Tính đến
năm 2013, cuốn sách đã được dịch ra 41 thứ tiếng tại nhiều quốc gia khắp các châu
lục. Đây chính là thành quả xứng đáng cho tài năng cũng như những cố gắng của
tác giả.
Rất nhiều phương diện của tác phẩm được các nhà phê bình, các nhà nghiên
cứu quan tâm khảo sát trong nhiều cơng trình. Có thể kể đến các phương diện như
liên văn bản, giải cấu trúc, người kể chuyện không đáng tin… Ở tuyển tập
Dialogues with traditions in Canadian literatures (Đối thoại với truyền thống trong
nền văn học Canada) do Anna Branach và Piotr Sadkowski biên tập, Rata
Slapkauskaite đã có bài viết về vấn đề liên văn bản trong tác phẩm Cuộc đời của
Pivới bài “Investigating Intertextuality in Yann Martel‟s Life of Pi” (Nghiên cứu
liên văn bản trong tác phẩm Cuộc đời của Pi của Yann Martel). Bài nghiên cứu này
đã chỉ ra mối tương quan giữa tác phẩm Cuộc đời của Pi với các tác phẩm
Robinson Crusoe của Daniel Defoe và Ông già và biển cả (The Old Man and the
Sea) của Ernest Hemingway cũng như mối tương quan giữa Pi Patel với Robinson
Crusoe và ông già Santiago. McCollister trong“Pi‟s Individuality in his Personal
Societies and a Postmodern World” (Cá tính của Pi trong xã hội cá nhân và thế
giới hậu hiện đại) nghiên cứu về nhân vật Pi trên nhiều phương diện như tên gọi,
tôn giáo, đức tin, nhân cách… Với Rebecca Duncan, bài viết Life of Pi as
Postmodern Survivor Narrative (Cuộc đời của Pi với tư cách là câu chuyện của
người sống sót hậu hiện đại) hướng về khám phá nhân vật Pi với tư cách là người
kể chuyện không đáng tin, không đưa ra đáp án cuối cùng cho câu chuyện. Một số
cơng trình khác nghiên cứu về tác phẩm này; chẳng hạn như Małgorzata Schulzvới
The search for Identity in Life of Pi by Yann Martel năm 2009, The Intertwining of

Incommensurables: Yann Martel‟s Life of Pi của James Mensch….cũng góp phần
làm rõ những đặc trưng hậu hiện đại có trong tác phẩm Cuộc đời của Pi.
Tại Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu về tác phẩm Cuộc đời của Pi chưa
nhiều. Bài viết “Về Cuộc đời của Pi” của chính dịch giả Trịnh Lữ tham gia tham
luận tọa đàm Dịch văn học – Lí tính hay cảm tính (2007) đưa ra những băn khoăn,
3


hồi nghi cho chính bản thân mình trong q trình tiếp cận và tiến hành dịch cuốn
tiểu thuyết sang tiếng Việt. Đó là: liệu chăng ơng có hay khơng có điều kì diệu đầu
tiên của đời mình; là khi ơng tự hỏi mình có hay khơng tín ngưỡng, có thì là gì và
khơng có thì vì sao; hay trong đời ông đã có bao nhiêu cuộc giã biệt giống như cuộc
chia li giữa Pi và con hổ Richard Parker… Bên cạnh bài viết của dịch giả, đa số các
cơng trình có nghiên cứu về tác phẩm này thường đặt nó trong mối quan hệ với điện
ảnh,tham luận “Hai chiều tiếp nhận hai tác phẩm Mật mã Da Vinci (Dan Brown) và
Cuộc đời của Pi (Yann Martel) trong mối quan hệ biện chứng giữa Văn học - Điện
ảnh” của tác giả Hoàng Hữu Phước, Đào Lê Na “Từ tác giả văn học đến tác giả
điện ảnh – Tri âm và sáng tạo” được in trong tập “Những vấn đề ngữ văn” nhắc tới
tác phẩm trong mối quan hệ cải biên tác phẩm văn học.
Các cơng trình đó đã gợi ý cho chúng tôi một số phương diện khi tiếp cận
tiểu thuyết Cuộc đời của Pi từ góc nhìn hậu hiện đại. Tuy nhiên, cơng trình của
chúng tơi nhấn mạnh nhiều đến cảm quan triết lí hậu hiện đại và sự khúc xạ của nó
trong cả phương diện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn của chúng tơi hướng đến lí làm rõ cách tri nhận hiện thực và các
phương diện nghệ thuật của tiểu thuyết Cuộc đời của Pi mang dấu ấn của tư duy
triết học hậu hiện đại. Từ đó, luận văn cũng chỉ ra sự riêng biệt trong cách hình
dung về mơ hình thế giới và về con người của nhà văn Yann Martel.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng khảo sát cho đề tài của chúng tôi là cuốn tiểu thuyết Cuộc đời của

Pi (Life of Pi) – tác giả Yann Martel, Trịnh Lữ chuyển ngữ, nhà xuất bản Văn hóa
cùng cơng ty Nhã Nam phát hành bản tái bản năm 2014.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ đạo là phương pháp thi
pháp học, liên văn bản và thông diễn học .

4




Thi pháp học: nghiên cứu về đặc trưng, tổ chức, các phương thức,

phương tiện, nguyên tắc làm nên giá trị thẩm mĩ của tác phẩm; nghiên cứu quy luật
nội tại, cấu tạo và phong cách của tác phẩm.


Liên văn bản: nghiên cứu những mối liên hệ khác nhau có thể có giữa

văn bản tiểu thuyết với những văn bản khác.
Các thao tác nghiên cứu được vận dụng: thống kê, so sánh, phân tích, tổng
hợp…
6. Bố cục luận văn
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo, Luận văn
gồm 03 chương sau:
CHƢƠNG 1: Cảm quan hậu hiện đại và tiểu thuyết hậu hiện đại.
CHƢƠNG 2: Pi và triết học tơn giáo đa ngun.
CHƢƠNG 3: Triết lí về niềm tin – hiện thực và tự sự phi trung tâm.

5



CHƢƠNG 1: CẢM QUAN HẬU HIỆN ĐẠI VÀ TIỂU THUYẾT HẬU
HIỆN ĐẠI
1.1. Từ hoàn cảnh hậu hiện đại đến triết học hậu hiện đại
Chủ nghĩa hậu hiện đại được xem là sản phẩm của kỉ nguyên truyền thông
đại chúng và công nghệ thông tin. Jean-Francois Lyotard, tác giả cuốn La
Condition postmoderne (Hoàn cảnh hậu hiện đại) từng nhiều lần nhấn mạnh:
“Hậu hiệu đại không phải là sự cáo chung của hiện đại... mà là một quan hệ khác
với hiện đại” [34, tr.15]. Ơng cho rằng hậu hiện đại có mối quan hệ mật thiết với
chủ nghĩa hiện đại thế kỉ XX. Điều đó có nghĩa, ơng khơng xem chủ nghĩa hậu hiện
đại là kết quả, là con đẻ hay sự phủ nhận chủ nghĩa hiện đại mà là “xử lí lại một số
đặc điểm của hiện đại, nhất là tham vọng của nó trong việc đặt cơ sở cho đề án giải
phóng tồn bộ nhân loại bằng khoa học kĩ thuật”. Và cũng theo ơng, chính triết học
hậu hiện đại thoát thai từ tinh thần của nghệ thuật hiện đại: “Triết học hậu hiện đại
diễn đạt một cách suy lý những gì nghệ thuật hiện đại đã thể nghiệm bằng phương
tiện nghệ thuật” [34, tr. 17].
Phần lớn các học giả đều đồng thuận về sự xuất hiện của chủ nghĩa hậu hiện
đại bắt đầu vào khoảng thập niên 1950 (khi Châu Âu kết thúc sự tái thiết) và có ảnh
hưởng từ khoảng thập niên 1960. Trước đó, từ hậu hiện đại đã được nhiều nhà
nghiên cứu sử dụng như nhà phê bình văn học người Tây Ban Nha Federico de Onis
đưa từ này những bài viết của mình khoảng những năm 1930 để chỉ phong trào đổi
mới văn học Tây Ban Nha – Châu Mỹ Latinh khoảng từ 1905 đến 1914. Nhưng
phải đến Lyotard cùng với cuốn Hoàn cảnh hậu hiện đại, thuật ngữ hậu hiện đại
này mới mang nội dung ý nghĩa như ngày nay. Lyotard cho rằng hậu hiện đại chính
là “chỉ trạng thái của văn hóa sau những biến đổi tác động đến các quy tắc trò chơi
[các luật chơi] của khoa học, văn học và nghệ thuật từ cuối thế kỉ XIX” [34, tr.53].
Theo Bùi Văn Nam Sơn, cuốn sách của Lyotard đã mô tả được “sự biến chuyển từ
Hiện đại sang Hậu hiện đại: về phương diện xã hội học, những biến đổi nhanh
chóng của xã hội tất yếu dẫn đến sự khủng hoảng về “tâm trạng” và hình thành nên

một tâm thức (esprit) mới: tâm thức hậu hiện đại; về phương diện triết học, các
6


hình thức “hợp thức hóa” cho khoa học cũng lâm vào tình trạng bế tắc, đặt ta vào
một hồn cảnh (condition) mới: hoàn cảnh hậu hiện đại, cần được giải quyết về mặt
khoa học luận và triết học để thoát ra khỏi hoàn cảnh bế tắc ấy.”[34, tr.9]
Sự xuất hiện và ảnh hưởng của thuật ngữ hậu hiện đại kéo theo những tranh
luận sôi nổi, đôi khi khá gay gắt giữa những quan điểm đối lập nhau, bảo vệ và phản
đối của các nhà triết học đương thời. Dẫu vậy, trải qua hành trình dài, hai khái niệm
“thời hậu hiện đại” và “chủ nghĩa hậu hiện đại” dần khẳng định được vị trí, đưa sức
ảnh hưởng lan tỏa khắp thế giới, trở thành khái niệm toàn cầu. Thuật ngữ hậu hiện
đại khi mới xuất hiện trước tiên nhằm chỉ một khuynh hướng nghệ thuật ở phương
Tây, ý tưởng cơ bản của nó là sự gợi mở, sự phá cách, sự sáng tạo vượt qua những
chuẩn mực của chủ nghĩa hiện đại. Mặc dầu thuật ngữ hậu hiện đại xuất hiện khá
sớm, song chủ nghĩa hậu hiện trở thành một trào lưu tư tưởng, văn hóa trong các
ngành khoa học, văn học nghệ thuật phải tính đến những thập niên cuối thế kỉ XX
khi hội tụ đủ các điều kiện về lịch sử – xã hội, khoa học – văn hóa, lí luận triết học.
Về lịch sử xã hội: những cuộc chạy đua vũ trang liên tiếp của các cường
quốc, đế quốc, các thiết chế chính trị nhằm đạt đến mục đích bành trướng thế giới,
khống chế tồn cầu về quyền lực chính trị, kinh tế đã gây nên những cuộc chiến
tranh thảm khốc, khiến loài người bị đặt trước nguy cơ khủng bố và diệt chủng.
Nhân loại đã phải trải qua những thời khắc đen tối, đã có những trải nghiệm ghê sợ
với những gì bộ phận độc tài gây ra cho nhân loại trong suốt Thế chiến thứ Hai.
Những sự kiện vũ trang do các thế lực chính trị nhúng tay vào gây nên những chấn
thương tinh thần cho con người,trong đó cần nhắc đến là những thảm họa ghê rợn
như quá trình diệt chủng người Do Thái do phát xít Đức thực hiện và vụ ném bom
nguyên tử xuống hai thành phố ở nước Nhật là Hiroshima và Nagasaki của quân đội
Hoa Kỳ trong chiến tranh thế giới thứ II, việc phát triển và sử dụng vũ khí hạt nhân,
vũ khí sinh học. Cho đến thời đại ngày nay, những hậu quả chúng để lại vẫn khiến

nhân loại rùng mình, những di chứng của chúng cịn đặt con người vào trạng thái
bất an, nghi ngờ đối với các đại tự sự. Ở đó, đại tự sự có thể hiểu đơn giản là những
chân lí được coi là phổ biến, đúng đắn để hợp thức hóa, chính đáng hóa một yếu tố
7


hay vấn đề nào đó, bao gồm cả chính trị và khoa học. Thời gian này, con người đẩy
mạnh lạm dụng khoa học kĩ thuật để phục vụ cho mục đích chính trị, kinh tế có tính
phi nhân bản. Với những sự kiện đó, tình hình thế giới tiếp tục chuyển động sang
các đối cực khác nhau, tâm trạng căng thẳng luôn đặt trong xã hội lẫn con người.
“Thế giới khơng cịn an ninh, chiến tranh lạnh, đối kháng đơng – tây, chạy đua vũ
trang, bóng ma của vũ khí hạt nhân, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam, Algiery, chủ
nghĩa quan liêu, chủ nghĩa quân phiệt, sự đàn áp các nhân sĩ tiến bộ” [33, tr.59, 60].
Trong lòng các nước tư bản phát triển và trên toàn thế giới, phong trào đấu tranh vì
quyền con người, vì sự bình đẳng giới tính, chủng tộc, bảo vệ mơi trường, mơi sinh,
phong trào công nhân… diễn ra hết sức gay gắt nhằm chống lại các khẩu hiệu mang
tính chất ngụy trang tự do, dân chủ, văn minh đã phần nào làm lung lay thiết chế
chính trị. Chính điều này tác động khơng nhỏ đến kết cấu tâm lí con người, từ chỗ
duy lí về lí trí chuyển sang vào trạng thái hồi nghi, lo âu ngay trong thời hiện tại và
tương lai. Những câu hỏi thế giới sẽ đi về đâu, con người sẽ sống thế nào, con
người thực chất là ai; phải chăng khi đời sống vật chất càng cao, đời sống tinh thần
càng nghèo nàn; đạo đức, tính nhân văn, niềm tin có cịn đáng tin và có cịn đáng để
theo đuổi nữa không… đã và đang ám ảnh con người. Theo thời gian, khơng khí
hoang mang, hồi nghi, bi quan, bất tín bao trùm lên hết thảy, vơ hình chung trở
thành thế giới quan chủ đạo của con người thời đại này.
Về khoa học văn hóa: những thập niên cuối thế kỉ XX, tình hình thế giới có
nhiều biến động khó lường. Sự bùng nổ của khoa học kĩ thuật trong lĩnh vực truyền
thông – thông tin và sinh học cùng với sự tan rã của nhiều thế lực đối kháng trong
chiến tranh lạnh chuyển từ đối đầu sang đối thoại, đối tác kinh tế, thế giới bước vào
một hệ thống mới, ở đó q trình tồn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ. Vấn đề tiếp cận và

hội nhập với sự vận động không ngừng của thế giới trở thành điều kiện tiên quyết
cho nhân loại tồn tại và phát triển. Nếu không, con người sẽ trở thành kẻ cô độc và
“hoang dại”, tưởng như không khác kẻ lạc giữa hoang đảo. Con người ln cần có
sự tương tác với nhau, và điều kiện phát triển của khoa học kĩ thuật giai đoạn này
đáp ứng cho con người thực hiện điều ấy càng thêm dễ dàng. Hầu hết các tương tác
8


của con người với nhau đều được thực hiện qua công cụ trung gian là các phương
tiện truyền thông. Những thông tin, những tri thức, những sự kiện… được truyền tới
con người qua những phương tiện đó đã góp một phần khơng nhỏ trong q trình
hình thành nhận thức cho con người. Điều đáng nói chính là những hiểu biết đó
khơng cịn giữ được tính khách quan nữa mà đa phần có tính chủ quan. Con người
chịu ảnh hưởng của nền văn hóa họ tiếp xúc và tiếp thu nên tất cả những tri thức,
những niềm tin… họ có được cũng đều chịu ảnh hưởng của chính nền văn hóa kia.
Trong bối cảnh văn hóa hậu hiện đại, nhận thức của con người thay đổi nhanh
chóng, đặc biệt là khi những phát minh khoa học mới được ứng dụng vào thực tiễn
cuộc sống. Những lí thuyết mới như thuyết hỗn độn của Eward Lorentz (1960) ,
thuyết điều khiển học của Nobert Weiner (1964), thuyết hình học Fractal của nhà
tốn học Benoit Mandelbrot (1977), những khám phá về vật lí học đã góp phần
khơng nhỏ mở ra những cái nhìn đa chiều về hiện thực.
Những thành tựu về khoa học công nghệ từ đó cũng đã đem tới nhiều chất
liệu cần và đủ cho sự hình thành của nhận thức luận chủ nghĩa hậu hiện đại. “Đó là
quan niệm về thực tại phi tuyến tính, bất định, xác suất, đa tầng, chủ quan được gợi
mở từ thuyết tương đối và cơ học lượng tử, là sự tỉnh táo trước tham vọng xây dựng
những lí thuyết phổ qt có tính chặt chẽ, nhất qn, tuyệt đối từ định lí bất tồn, là
chiến lược nghiên cứu mới với định hướng tìm ra những quy luật đặc thù trong từng
tình huống cụ thể từ lí thuyết tai biến, là việc tìm kiếm các quy luật xác suất trong
các đối tượng hỗn độn và hình học fractal” [45, tr.23]. Trong hoàn cảnh mới dường
như giá trị nhân văn trở nên lu mờ, con người càng trở nên hồi nghi, lo âu, ích kỉ,

dần sụp đổ niềm tin trước thời đại.
Về lí luận triết học: các nhà lí luận triết học hậu hiện đại kế thừa chủ nghĩa
hư vơ với các quan điểm về chân lí, giá trị đạo đức, về bản ngã, với họ “mọi chân lí
đều mang tính hình ảnh, biểu tượng là những ẩn dụ, hoán dụ, những ảo tưởng bị
lãng quên, mục đích của tri thức phải được xem xét dưới góc độ văn hóa chứ khơng
phải là sự phản ánh tương đương một lí tưởng nào đó”. Mặt khác, họ tìm thấy sự tác
động của chủ nghĩa cấu trúc, triết học Max, phân tâm học S.Freud, triết học ngôn
9


ngữ Wittgenstein, chủ nghĩa hiện sinh, hiện tượng luận hay chủ nghĩa chứng thực
logic... đã góp phần hình thành chủ nghĩa hậu hiện đại với vai trò là các điều kiện lí
luận nền tảng.
Càng ngày, chủ nghĩa hậu hiện đại càng có tác động rõ nét trên nhiều phương
diện và lĩnh vực, tạo được sự quan tâm, chú ý của giới trí thức Tây Âu và Bắc Mỹ.
Ở phương diện kinh tế, nó là con đẻ của chủ nghĩa tư bản hậu kì, theo
Lyotard, nó coi tri thức là một sản phẩm hàng hóa. Trong cuốn “Hồn cảnh hậu
hiện đại”, Lyotard bàn về thân phận tri thức, hay “hoàn cảnh của tri thức trong các
xã hội phát triển nhất” [34, tr.53] ơng quyết định gọi đó là hồn cảnh hậu hiện đại,
“nó chỉ trạng thái của văn hóa sau những biến đổi tác động đến các quy tắc trò
chơi [các luật chơi] của khoa học, văn học và nghệ thuật…” [34, tr.53]. Ở thời đại
khoa học và tin học nắm quyền tuyệt đối trên mọi lĩnh vực thông tin, tri thức trở
thành món hàng tiêu dùng, bn bán, cung cấp lợi nhuận như những thứ hàng hóa
khác, vượt khỏi sự kiểm sốt của chính con người. Ở phương diện chính trị, nó ra
đời trong hồn cảnh tồn tại những đối cực: xã hội chủ nghĩa – tư bản chủ nghĩa và
phát triển khi những đối cực này khơng cịn nữa. “…Tri thức đang thay đổi vị thế
ngay khi các xã hội bước vào thời đại gọi là hậu công nghiệp và các nền văn hóa
bước vào thời đại gọi là hậu hiện đại” [34, tr.59]. Chủ nghĩa hậu hiện đại mở rộng
phạm vi, thâu tóm nhiều mặt đời sống, tự mang cả hai nhiệm vụ xóa bỏ (hoặc kế
thừa) và xây dựng. Điều này có thể thấy rõ nhất trong các bài viết, các cơng trình

của Jean-Francois Lyotard – một trong những người có cơng đầu phát hiện và phát
triển chủ nghĩa hậu hiện đại, triết học hậu hiện đại. Sống trong giai đoạn Châu Âu
có nhiều biến động, phải đối mặt với xung đột, nghịch lí, đổ nát, mất mát, vỡ mộng
trước những vận động lịch sử cũng như sự chuyển biến nhanh chóng và phức tạp về
kinh tế, xã hội, văn hóa, đời sống thế giới giai đoạn nửa sau thế kỉ XX, ông cùng
những người theo thuyết hậu hiện đại phải đặt ra nhiều câu hỏi, đặt lại hàng loạt vấn
đề. Từ đây, “mối hồi nghi” hình thành và phát triển, trở thành một trong những
tâm thức của các nhà triết học hậu hiện đại. “Nói một cách thật đơn giản,“hậu hiện
đại” là sự hoài nghi đối với các siêu tự sự” [34, tr.54] nghĩa là Lyotard thông qua
10


nghiên cứu của mình đã đả phá những hệ thống quan điểm, lý thuyết cố hữu cùng
những phương pháp luận cứng nhắc nhưng tự cho mình là chuẩn mực. Từ đây,
Lyotard sẽ đưa ra những quan điểm và biện luận về đại tự sự và tiểu tự sự với chiều
hướng ủng hộ tiểu tự sự.
Với tư cách là một khuynh hướng phê bình văn học, dựa trên cơ sở lí luận
thực tiễn của chủ nghĩa hậu cấu trúc, giải cấu trúc, các nhà lí luận hậu hiện đại đưa
ra những khái niệm cơ bản “thế giới là một sự hỗn độn”, “cảm quan hậu hiện đại”,
“thế giới như là một văn bản”, “ý thức như là một văn bản”, “tính liên văn bản”,
“bất tín nhận thức”... Trên những cơ sở đó, các nhà văn hậu hiện đại đi tìm cho bản
thân những phương thức thể hiện hoàn toàn mới. Trước hết, đó chính là cảm quan
cảm nhận thế giới. Khơng có ngun tắc nào mang tính phổ qt, đại tự sự khơng
có chỗ đứng, tiểu tự sự lên ngơi, văn bản không bị áp đặt chủ đề hay tư tưởng. Văn
học hậu hiện đại là hình thái ý thức xã hội – thẩm mỹ đặc thù phản ánh cuộc sống
bằng hình tượng thơng qua chất liệu ngơn từ cũng rất đặc thù của chủ thể sáng tạo,
chưa kể sự khúc xạ và đặc thù riêng của từng nước nên quá trình nhận diện, trừu
xuất chúng thành những quan niệm, khái niệm, hệ thi pháp chung là vơ cùng khó.
Chủ nghĩa hậu hiện đại đề cao nguyên tắc biện chứng và phản tư, họ khơng
có niềm tin với nhận thức và tính khách quan của hiện thực đương thời, đề xuất

quan điểm “phi lí” và cách nói “mỉa mai” trở thành một thuộc tính của chủ nghĩa
này. Chủ nghĩa hậu hiện đại ln đặt con người vào những hồn cảnh hay mơi
trường cụ thể để phát huy năng lực bởi nó coi trọng con người cá nhân. Song cái
“Tôi” được khẳng định trong đó lại là cái “Tơi” tan vỡ, cái tơi này ý thức được cái
tơi khác. Bên cạnh đó, chủ nghĩa hậu hiện đại, nỗ lực xóa bỏ ranh giới nhận thức lí
tính và nhận thức cảm tính để chỉ ra tất cả đều xuất phát từ cơ thể sống. Nó hướng
đến hình thành “tính nhục thể”, từ đó coi tính dục là một trong những diễn ngơn
quan trọng để xác lập các giá trị và chi phối hành vi, nhận thức của con người. Chủ
nghĩa hậu hiện đại cịn đưa ra quan điểm đề cao chân lí khách quan. Những gì các
nhà hậu hiện đại làm là mong muốn giải phóng khả năng sáng tạo, tạo sự bình đẳng
cho con người với việc sử dụng hiệu quả tri thức, tùy thuộc vào mỗi cá nhân.
11


Lyotard cho rằng tất cả mọi khía cạnh của xã hội hiện đại, bao gồm cả khoa
học, hình thức căn bản của tri thức, hoàn toàn tùy thuộc vào những đại tự sự; trong
khi đó, chủ nghĩa hậu hiện đại phê phán, phủ nhận tính áp đặt của đại tự sự, cổ xúy
cho những tiểu tự sự. Ông đưa ra “siêu tự sự” với cặp khái niệm đại tự sự và tiểu tự
sự với những đặc tính phân biệt như sau:
Đại tự sự
Tiểu tự sự
- Những gì được đúc kết, định hình - Những gì đang trên quá trình hình
thành ngun lí, có khả năng “hợp thức thành, chỉ đề xuất, gợi mở khả năng trở
hóa” tư tưởng, quan điểm.

thành chân lí, nguyên tắc.

- Thuộc về chủ nghĩa hiện đại

- Thuộc về chủ nghĩa hậu hiện đại


- Diễn ngôn: đầy tự tin, mạch lạc, logic

- Diễn ngôn: rụt rè, đầy hồi nghi, khơng
lên gân

- Chấp nhận tính trung tâm

- Chấp nhận tính dị biệt
- Chỉ chấp nhận phi trung tâm tất cả

- Thừa nhận tính tất nhiên

trung tâm

- Tơn sùng tính ngẫu nhiên
Đại tự sự được coi là có vai trò lớn trong cách tư duy của con người, cách
con người cảm nhận thế giới và xã hội xung quanh; là nền tảng của nền triết học
hiện đại. Trong quan điểm của Lyotard, đại tự sự là những câu chuyện, có tính cách
thần thoại do một nền văn hóa tự kể về niềm tin và hành động thực tế; nhưng, mọi
khía cạnh của xã hội hiện đại, ở đó gồm cả khoa học – hình thức cơ bản nhất của tri
thức, ln vận hành theo cách riêng chứ khơng hồn toàn tùy thuộc vào những đại
tự sự. Bản thân đại tự sự có thể coi là “những tham vọng bá chủ, độc tài muốn quy
những tri thức, kinh nghiệm, tư tưởng nào đó vào một mối và dùng nó để chi phối
tất thảy đời sống con người… Đương nhiên, việc làm của các đại tự sự sẽ là lực cản
đối với sự phát triển của nhân loại… Sự cố định của các đại tự sự đều lỗi thời,
thuộc về quá khứ và khơng cịn phù hợp với con người hậu hiện đại” [11, tr.38].
Thuật ngữ đại tự sự (grands récits) J.F. Lyotard đưa ra, nhìn chung được các
nhà nghiên cứu phương Tây quy về ba phương diện: đó là đại tự sự về huyền thoại
duy lí tính, về nhận thức luận và về sự giải phóng con người; cả ba đã chi phối và

12


tác động mạnh mẽ đến hoạt động sáng tạo của phương Tây trong hai thế kỉ qua; hay
dưới một góc độ khác, là đại tự sự về khả năng vô hạn của phép biện chứng tinh
thần (liên quan đến huyền thoại Hégel), huyền thoại về Giải thích học (hay Thơng
diễn học) về nghĩa và sự giải phóng chủ thể lí tính và chủ thể lao động.
Từ sự già cỗi của cơ chế siêu tự sự, những quan điểm hoài nghi xuất hiện
khiến vị thế của siêu tự sự, đại tự sự bị lung lay.
Lyotard đã kết luận, hoàn cảnh hậu hiện đại chính là “sự hồi nghi đối với
mọi đại tự sự”. Và đây chính là cơ sở cho sự hình thành của nền triết học hậu hiện
đại trên thế giới. Từ đó, nghệ thuật hậu hiện đại ra đời trên cơ sở phá bỏ “đại tự sự”
của chủ nghĩa hiện đại về “chân lí cuối cùng” trong nhận thức thế giới và con người.
1.2. Cảm quan hậu hiện đại và những biểu hiện trong tiểu thuyết
phƣơng Tây đƣơng đại
Cảm quan hậu hiện đại (hay cảm thức hậu hiện đại) là một trong những định
đề quan trọng của triết học hậu hiện đại được Lyotard đề xuất và được các nhà triết
học hậu hiện đại khác hưởng ứng. Nó là hình thức cảm nhận thế giới mang tính chất
đặc thù và là phương thức phản xạ tư duy lí thuyết tương ứng với nó. Nó tiêu biểu
cho tư duy khoa học của các nhà nghiên cứu văn học thuộc định hướng hậu cấu trúc,
hậu hiện đại. Do cảm quan hậu hiện đại có hình thức cảm nhận thế giới đặc thù,
phản xạ tư duy lí thuyết hậu hiện đại nên nó ln hướng đến thể hiện trạng thái tinh
thần của thời đại: nhận thấy sự đổ vỡ của những trật tự đời sống, tính áp đặt của cái
chính thống, của các phát ngôn lớn, sự đảo lộn trong các thang bảng giá trị đời sống,
sự mất niềm tin, bơ vơ, lạc loài, vong thân, tâm trạng hồ nghi tồn tại và tình trạng
bất an của con người… Cảm quan hậu hiện đại vì thế có thể bao gồm cảm quan về
hiện thực và cảm quan về con người. “Nhưng trước khi trở thành một hệ hình tư
duy, một phương pháp khoa học… hậu hiện đại hiện diện trước hết với tư cách là
một tâm thức, một thế giới quan mới đối với hiện thực” [11, tr.35] Tâm thức hậu
hiện đại được xây dựng với những bước trưởng thành từ quan niệm mới về nghệ

thuật và mĩ học tiếng lên triết học hậu – hiện đại. Cảm quan hậu hiện đại nhận thức
về tính hỗn độn của thế giới, sự tồn tại của sự vật chồng chéo, hỗn loạn hoàn toàn
13


ngẫu nhiên và sự bất tín nhận thức của con người trước các đại tự sự đã dẫn đến
quan niệm và hành động giải trung tâm Lyotard đã khái quát trong tác phẩm Hoàn
cảnh hậu hiện đại.
Các nhà hậu hiện đại xem tồn tại của thế giới là một khối hỗn mang (chaos).
Các sự vật, hiện tượng luôn đan cài, chồng chéo lên nhau, xuất hiện, biến mất rồi lại
xuất hiện tự do; ở đó khơng có bất kì tiêu chuẩn giá trị nào, khơng có ý nghĩa được
xác định, khơng có gì bất biến. Theo họ, sự tồn tại đó hồn tồn ngẫu nhiên nên họ
khơng thiết lập trật tự cho sự hỗn độn đó; từ đây, dấu ấn của một cơn “khủng hoảng
niềm tin” ngày càng trở nên nặng nề hơn bao giờ hết, con người hoài nghi mọi trật
tự, mọi giá trị vốn có, từng tồn tại từ trước. Khơng có sự sắp xếp trật tự, khó có thể
tìm ra trung tâm, nghĩa là lúc này sẽ khơng có gì là trung tâm hay thậm chí khơng
có cả xu thế trở thành trung tâm. Chủ nghĩa hậu hiện đại phủ nhận tất cả các nhận
thức từ Thượng đế đến tồn tại khách quan và hoài nghi tất cả (Lyotard hoài nghi đại
tự sự, Ihab Hassan hoài nghi chính trị xã hội, hệ thống nhận thức và tinh thần, tâm lí
cá nhân, các khái niệm…). Trong ý thức nghệ thuật, cảm quan hậu hiện đại mang
tới niềm tin mới, quan điểm mới. Đối với các nhà nghệ thuật hậu hiện đại, sẽ là vô
nghĩa nếu cứ muốn áp đặt hay thiết lập một mơ hình thế giới “chuẩn mực”, một trật
tự đẳng cấp hay ưu tiên nào đó; bởi vì, thế giới khơng tồn tại theo một chuẩn mực
duy nhất, một cách hiểu duy nhất hay tuân theo một thế giới quan duy nhất. Thế
giới, nếu coi là một mơ hình thì đó là mơ hình có độ bất định tối đa, với nhiều góc
cạnh, phương diện đa dạng khơng ai có thể “quan sát” hết được. Vì vậy, những nhà
hậu hiện đại coi thế giới là một khối hỗn mang, chứa đựng trong đó sự hỗn độn vơ
định dẫn đến hình thành phạm trù thế giới quan bất tín nhận thức.
Bất tín nhận thức (epistemologiacal uncertainty) được coi là phạm trù thế
giới quan tiêu biểu cho ý thức hậu hiện đại, được nảy sinh trong quá trình “khủng

hoảng niềm tin” vào những giá trị đã tồn tại trước đó. Con người hồi nghi tất cả,
khơng cịn niềm tin vào sự siêu nhiên, coi Thượng đế như đã chết; theo đó, mọi
chân lí đều bị lãng qn, tín ngưỡng khơng cịn được sùng bái như trước. Hậu hiện
đại chính là sự mất niềm tin, bất tín nhận thức sâu sắc vào tri thức khoa học, vào lí
14


tính, khơng tin vào các giá trị truyền thống, phê phán hiện thực, tố cáo các hiện
tượng xã hội và chỉ cảm nhận được thế giới hỗn độn bị xé nhỏ, bị phân mảnh. Vì
thế, hậu hiện đại chấp nhận cái hữu hạn như một lẽ tất nhiên. Trong tư tưởng của
mình, hậu hiện đại cho rằng tất cả những gì được gọi là hiện thực song thực tế, chỉ
là sự hình dung dựa vào những gì não bộ con người ghi nhận lại; nhưng mỗi người
đều có cảm nhận riêng, không giống nhau trong khi thực tế lại luôn ln biến đổi.
Sự biến đổi nhanh chóng đó làm cho con người khó lịng nắm bắt đúng và đầy đủ
bản chất, dấu hiệu, quy luật cơ bản trọn vẹn của thực tế. Con người càng lúc càng
trở nên hoang mang, băn khoăn giữa tin tưởng với hồi nghi, cái gì là thực cái gì là
ảo, đâu là đúng đâu là sai… Những niềm tin bị phá vỡ khiến cảm quan của con
người với thế giới xung quanh càng nhiều hoài nghi hơn trước, niềm tin đứng trước
sự sụp đổ hiển nhiên.
Cũng tựa như thế giới hỗn độn xung quanh, con người trong chủ nghĩa hậu
hiện đại càng dị thường, tha hóa. Cái “Tơi” bị hồi nghi và con người bị phân tán
thành “chủ thể phi trung tâm”, đặc tính phi trung tâm xuất hiện. Cùng với khái
niệm phi trung tâm hóa, văn học hậu hiện đại coi trọng sự đa dạng, các giá trị khác
nhau, đề cao nữ quyền... nên được coi là chủ nghĩa đa nguyên văn hóa, chấp nhận
giá trị truyền thống. Có thể hiểu phi trung tâm hóa nghĩa là tạo ra nhiều trung tâm,
mỗi nhân vật trong tác phẩm trở thành một trung tâm của một câu chuyện nào đó;
giữa các câu chuyện này có thể có hoặc khơng có mối liên hệ nào và khơng có khả
năng kết hợp lại với nhau; tất cả tạo thành các mảnh vỡ được khớp nối theo sở thích
của tác giả. Nói cách khác, bản thân mảnh vỡ mang trong nó nội hàm của sự phi
trung tâm. Vì thế, khi đọc tác phẩm hậu hiện đại, người đọc sẽ phải phiêu lưu trôi

dạt theo các mảnh vỡ mà không nắm bắt được câu chuyện; vả lại, cũng chẳng có
một câu chuyện nào theo mơ hình kể chuyện truyền thống được đưa ra ở đây. Người
đọc rơi vào trạng thái bất định mà ngun lí bất định trong tốn học đã được E.
Thom đưa ra. Trạng thái bất định đó cũng là hiện thực của cuộc sống đương diễn ra.
Khi các nhà hậu hiện đại chấp nhận trạng thái đó, nghĩa là họ phải chấp nhận những
sắp đặt lại những trật tự đã bị hỗn độn, chấp nhận sự dịch chuyển và những tồn tại
15


tự do, ngẫu nhiên, nên theo đó họ phải chấp nhận tính phi trung tâm của sự vật hoặc
trở thành trung tâm trong những vận động li tán.
Khi thế giới là sự hỗn độn, lẽ dĩ nhiên nó khơng phụ thuộc vào ý chí chủ
quan của bất cứ ai, nhưng nó vẫn cần phải được “khn” lại nhằm dễ tiếp nhận. Từ
đây, khái niệm hiện thực thậm phồn (hay còn gọi là phì đại) xuất hiện đi cùng với
đó là những yếu tố “đa” (đa nguyên, đa trị, đa điểm nhìn…). Hiện thực thậm phồn
là sự bất khả phân biệt giữa hiện thực và những sản phẩm tái tạo hiện thực vì những
sản phẩm này tựa như thật, đơi khi chính xác và đáng tin hơn cả hiện thực. Trong
giai đoạn trước đây, khi khoa học chưa phát triển mạnh mẽ, hiện thực đối với con
người khơng nằm ngồi những gì con người mắt thấy tai nghe trong khơng gian và
thời gian họ tồn tại. Nhưng khi khoa học phát triển mạnh, nhiều phát minh ra đời
làm cho nhận thức của con người về hiện thực hoàn toàn cải biến. Hiện thực – thứ
thay thế hiện thực hay hiện thực khác lạ song song tồn tại khơi gợi trí tưởng tượng
của con người, mang tới nhận thức đúng sai, thật giả về hiện thực, kiểu hiện thực đa
chiều kích có thể mở rộng đến bất cứ nơi nào trí tưởng tượng của con người có thể
vươn tới được. Từ đây, nó hướng con người ý thức được q trình “tự nhận thức”
để tiếp cận với thế giới. Quá trình ấy dễ dàng hơn rất nhiều với sự bùng nổ của thời
đại công nghệ thông tin, thời đại kĩ thuật số, khi đó, con người chỉ cần ngồi ở nhà
cũng có thể biết được sự vận động của thế giới, hiểu được quá khứ đã xảy ra những
gì, dự cảm được tương lai của nhân loại… làm cho khái niệm không gian và thời
gian dần trở nên mơ hồ, khó nắm bắt, dần mang tính tương đối, đơi khi lại trở thành

nghịch lí. Thế giới do các thành tựu cơng nghệ tạo ra trở thành “thế giới ảo” mang
theo những tiêu chí của thế giới thật, thỏa mãn khát vọng tưởng tượng vơ hạn của
con người dù nó khơng có thực nên đơi khi nó mê hoặc và cải biến con người khỏi
những giới hạn, chuẩn mực đương thời. “Hiện thực thậm phồn ra đời trên cơ sở
phản đối khái niệm ta quen dùng bấy lâu „hiện thực” mà theo các nhà hậu hiện đại
là không đảm bảo yêu cầu của hiện thực đúng nghĩa. Họ cho rằng hiện thực đó vốn
không phải là bản chất của cuộc sống mà luôn bị bóp méo theo quan điểm, lợi ích
của ai đó hay một nhóm thiểu số nào đó. Do vậy khi đòi hỏi văn chương phản ánh
16


hiện thực một cách chân thực thì thật là nực cười. Bởi lẽ, còn đâu hiện thực “tinh”
để mà phản ánh” [11, tr.40] Đến đây, các nhà hậu hiện đại nhận ra có một hiện thực
huyền ảo tồn tại song hành với hiện thực thậm phồn. Hiện thực huyền ảo là những
gì con người có thể tri giác và linh giác được về tất cả sự vật trong thế giới xung
quanh theo cách thế giới đó được nhìn từ góc nhìn bản thể và được nâng lên thành
“hiện thực”, ấy là thế giới ảo, thế giới vô thức, thế giới ma quái, thế giới huyền diệu
không thể nắm bắt… Điều này góp phần mở rộng dân chủ cho hiện thực và đưa văn
chương tới gần hơn với nguyên tắc trò chơi, tạo nên tính “đại chúng” trong các sáng
tác. Nỗi mơ hồ về thế giới, về hiện thực và hiện thực huyền ảo đặt các nhà hậu hiện
đại tại ngã ba đường về nhận thức và quan điểm đúng – sai, thật – giả, ổn định – bất
ổn… Thật hay khơng thật, đúng hay sai… đều phụ thuộc hồn tồn vào quan điểm
hay cảm quan chủ quan của mỗi cá nhân tiếp thu và gán cho sự vật, cho môi trường.
Vạn vật tồn tại trong sự hỗn độn, chúng là sự tổng hịa của nhiều khía cạnh, nhiều
phương diện nên khi chấp nhận sự hỗn độn có nghĩa là các nhà hậu hiện đại phải
tiếp nhận việc nhìn nhận sự vật với bản chất khách quan nhất và đặt chúng trong
hiện thực thậm phồn thách thức mọi khả năng tri nhận của con người.
Chủ nghĩa hậu hiện đại coi thế giới là một văn bản được trình bày theo một
diễn ngơn nào đó. Đối với các nhà hậu hiện đại, tri thức là nền tảng xã hội, là sự
phản ánh năng lực tri nhận cuộc sống của con người được dựa trên ngôn ngữ - nền

tảng của mọi tri thức. Có thể hiểu lí thuyết hậu hiện đại được xây dựng trên ngơn
ngữ và khả năng hành chức của nó, như Lyotard khẳng định “Tri thức khoa học là
một loại diễn ngơn” [34, tr.60]. Nhưng diễn ngơn ln có tính định hướng, trở thành
đại tự sự nên chủ nghĩa hậu hiện đại cần giải các đại tự sự, đưa cuộc sống về bản thể
(vật tự nó) và vì thế nên hậu hiện đại bất tín nhận thức của con người, nêu lên cái
chết của chủ thể và cho rằng khách thể vừa là khách thể vừa là chủ thể của chính nó
mà khơng có sự phân biệt. Quay lại với quan điểm tri thức được thực hiện thông
qua các diễn ngôn, nhà triết học người Áo Ludwig Wittgenstein (1889 – 1951) gọi
các loại phát ngơn khác nhau là các trị chơi ngơn ngữ. Có nghĩa là “mỗi một loại
phát ngơn khác nhau đó có thể phải được xác định theo các quy tắc chuyên biệt cho
17


các đặc điểm riêng của chúng và cho việc sử dụng mà người ta ấn định cho chúng,
giống y như trò chơi cờ được quy định bằng bộ quy tắc xác định đặc điểm của các
quân cờ như cách thức di chuyển từng nước cờ phù hợp” [34, tr.79] Điều này có
nghĩa là ngơn ngữ đóng một vai trị quan trọng trong nhận thức của conngười. Cũng
vì lẽ đó, một bộ phận đã lợi dụng ngôn ngữ tạo nên các đại tự sự để chi phối đời
sống xã hội. “ Tri thức và quyền lực là hai mặt của cùng một vấn đề: ai quyết định
cái gì là tri thức và ai biết cần phải quyết định cái gì? Vấn đề tri thức ở thời đại tin
học hơn bao giờ hết là vấn đề của chính quyền ” [34, tr.75]. Các nhà hậu hiện đại
hướng tới giải phóng ngơn ngữ khỏi những quy tắc định hình và khơng hề cố định
nó vào một nhóm nguyên tắc nhất định nào đó. Đây chính là bản chất của quan
niệm trị chơi ngơn ngữ. Lyotard chỉ ra ba quan sát về quan niệm này: thứ nhất, các
quy tắc khơng có sự hợp thức hóa ở bản thân trị chơi mà là đối tượng của “khế ước
mặc nhiên hay minh nhiên” giữa những người chơi, ở đây chính là người viết – tác
giả và người đọc – người tiếp nhận; thứ hai, khơng có quy tắc khơng có trị chơi;
thứ ba, “mọi phát ngơn phải được xem như một nước đi trong một trò chơi” [34,
tr.80], nghĩa là khơng có trị chơi sẽ khơng có diễn ngơn hậu hiện đại. Hậu hiện đại
coi trọng vai trị của ngơn ngữ nên mỗi tác giả hậu hiện đại luôn cố gắng tạo ra được

những phong cách riêng, không trùng lặp người khác và cũng không trùng lặp chính
bản thân mình trong những sáng tác khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau.
Như đã đề cập ở trên, chủ nghĩa hậu hiện đại phủ nhận tính khách quan của
việc tri nhận thế giới, coi khách thể vừa là khách thể vừa là chủ thể. Lyotard cho
rằng tri thức là một dạng hàng hóa đặc thù, là nền tảng phát triển xã hội. Nghĩa là,
các nhà hậu hiện đại cho rằng tri thức phải được sinh lời, việc cung cấp tri thức và
lĩnh hội tri thức hướng đến mục đích tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa hơn mang lại
giá trị đích thực cho con người. “Quan hệ của người cung cấp tri thức và người sử
dụng tri thức đối với chính tri thức đang và sẽ có xu hướng khốc hình thức quan hệ
của người sản xuất và người tiêu dùng hàng hóa đối với hàng hóa – đó là hình thức
giá trị.” [34, tr.64] Tri thức được biểu thị qua các diễn ngơn và hình thức của nó là
trị chơi ngơn ngữ. Trị chơi đó buộc người ta phải tự thân cảm thụ và tìm kiếm tri
18


thức nên diễn ngôn hậu hiện đại bao giờ cũng mang đặc tính phân tán, vừa thế này
lại vừa thế kia. Sự giải phóng ngơn ngữ khỏi những quy tắc định hình và khơng nỗ
lực cố định nó vào một hoặc vài ngun tắc nào đó chính là bản chất của quan niệm
trị chơi. Có nghĩa là nó lấy sự do dự, kiệm lời, khơng nói hết ý, ý tại ngôn ngoại
làm nền tảng. Điều này rất gần với quan điểm của nhà văn Ernest Hemingway
(1899 – 1961) về nguyên lí tảng băng trơi với một phần nổi, bảy phần chìm, đưa
người đọc lạc vào ma trận của ngơn từ để tìm kiếm những nội dung, ý nghĩa, những
điều được ẩn giấu phía sau các trang sách để khám phá cái hay, cái đẹp của tác
phẩm. Nói cách khác, nhà văn để lại những khoảng trống và người đọc sẽ tự lấp đầy
chúng, tính mở của văn bản nhờ đó được tạo ra trên nhiều cấp độ, phù hợp với
những nhóm người đọc có trình độ khác nhau.
Văn học hậu hiện đại ra đời như là hệ quả tất yếu ứng với thời Hậu hiện đại
cùng chủ nghĩa hậu hiện đại. Các tác giả văn chương hậu hiện đại nổi tiếng có thể
được kể ra ở đây như Samuel Beckett (1906 – 1989), Gunter Grass (1927 – 2015),
Gabriel Garcia Marquez (1927 – 2014), Donal Barthelme (1931 – 1989),Umberto

Eco (1932), J. M. Coetzee (1940)… Các nhà văn này thường đi theo những khuynh
hướng chính đặc trưng cho văn học văn xi hư cấu hậu hiện đại như “sự hỗn độn
thế tục (Temporal disorder), cóp nhặt (Pastiche), mảnh vỡ (Fragmentation), sự nới
lỏng tổ chức (Looseness of associationg), tính hồi nghi (Paranoia), vịng tương tác
(vicious circles)” [11, tr.31]
Như đã nhắc tới ở những phần trước của luận văn, chủ nghĩa hậu hiện đại với
cảm quan về sự hỗn loạn, phi lí, hư vơ… trở thành dòng tư tưởng chủ đạo của văn
học giai đoạn sau Thế chiến II. “Các nhà hậu hiện đại khai thác dịng chảy nội tâm
nhưng đó là dịng chảy “tỉnh táo”, các yếu tố tác động bên ngoài vẫn được tính đến
để tạo nên một hiệu ứng có khả năng “lấp đầy” nhất định giữa các sự kiện được
nói đến khi tác phẩm được tiếp nhận” [11, tr.48] Có thể nhận thấy các nhà văn hậu
hiện đại ln tìm kiếm và khai thác những phương thức thể hiện khác biệt so với
quy chuẩn của văn học giai đoạn trước nó là văn học hiện đại. Văn học hậu hiện đại
hướng theo hình thức mở hay cịn gọi là phi hình thức với các chi tiết, biến cố được
19


sắp xếp ngẫu nhiên, không theo bất cứ trật tự nào. Ở đây, người đọc nhận thức được
yếu tố sắp đặt của nhà văn nhưng hạn chế tối đa sự bộc lộ quan điểm chủ quan của
mình. Nền tảng xã hội tạo nên khuynh hướng hậu hiện đại rõ ràng là những chấn
động và đổ vỡ của các tiêu chí về nhân sinh nhanh chóng, bất ngờ. Trong hồn cảnh
đó, các nhà hậu hiện đại hình thành cách cải tạo xã hội của riêng mình: cải tạo mà
khơng cải tạo. Họ coi những biến đổi đó là tất yếu, chấp nhận nó và thuận theo nó
dù bản thân họ vẫn giữ những gì là truyền thống, là tập tục.
Franz Kafka được coi như là người khai sinh khuynh hướng chủ nghĩa hiện
thực huyền ảo – một nhánh của văn học hậu hiện đại đồng thời là cha đẻ của chủ
nghĩa hiện sinh trong văn học. Kafka là người tiên phong trong việc đan cài các yếu
tố huyền ảo và hiện thực, thể hiện sự bất tín vào hiện thực, vào những gì con người
có thể hiểu, lí giải hay cắt nghĩa. Trong những tác phẩm của mình, Kafka đưa ra
hiện thực với các yếu tố có thể cắt nghĩa và không thể cắt nghĩa, đôi lúc tồn tại

trong thế giới ảo hay thế giới của giấc mơ. Theo nhận định của tác giả Lê Huy Bắc,
“một mặt Kafka xem những cái hoang đường là một bộ phận tất yếu của hiện thực.
Mặt khác, ơng lại phá vỡ tính mạch lạc để tạo nên những liền kề, đứt đoạn ngẫu
nhiên của hiện thực.” [11, tr.49] Người đọc bắt gặp ở hầu khắp các tác phẩm của
Kafka như “Biến dạng”, “Thầy thuốc nông thôn”, “Vụ án”, “Lâu đài”... một thế giới
“giấc mơ” thường mang theo “nỗi ám ảnh về sự cô đơn, sự phi lí, sự tha hóa và thói
quan liêu độc tài. Trong những giấc mơ mang tính bản thể này Kafka đã chạm đến
được nhiều bí ẩn trong đời sống tâm hồn con người.” [11, tr.56] Kafka đã đặt được
dấu ấn và tầm ảnh hưởng đối với các nhà văn thế hệ sau về quan điểm và phong
cách sáng tác mang tính “hậu hiện đại” của mình.
Chủ nghĩa hậu hiện đại về cơ bản là sự nguyên hợp tri thức nhân loại và ngày
càng được thực hiện một cách có chủ định. Nhà văn Beckett cho rằng nhân vật
trong các tác phẩm của mình chỉ là những “mảnh vỡ” và nền tảng triết học của ông
thực chất cũng giống như của Kafka chính là cái nhìn hư vơ về cuộc đời và sự chấp
nhận nó. Nhưng nhắc đến “mảnh vỡ”, nhà văn được coi là một trong những người
đi đầu lại chưa hẳn là Beckett mà là Donald Barthelme với tuyên bố về những
20


truyện được xây dựng từ những mảnh vỡ của hiện thực và nguyên tắc sáng tác sử
dụng những motip đồng dạng hướng đến nhiều chủ đề khác nhau. Truyện ngắn
“Lớp học” của Barthelme khá độc đáo về nội dung và phương thức thể hiện. Bọn trẻ
trong truyện được dạy rất nhiều điều đối với chúng đều mơ hồ, đáng hoài nghi
nhưng kết quả đều là thất bại song lại góp phần hạ bệ hoặc tôn vinh nhiều yếu tố đã
được xác định hoặc hủy bỏ giá trị. Cuối cùng sau tất cả, người ta phải tự đi tìm lời
giải đáp cho những gì được tác phẩm đặt ra. Qua đó, người ta hiểu chủ nghĩa hậu
hiện đại còn “mở ra tối đa những con đường, những khả thể để người đọc tự đi vào
văn bản.” [11, tr.77] Đối tượng của “mảnh vỡ” ở các tác phẩm hậu hiện đại đa dạng,
trở thành bản chất của vạn vật và nó tồn tại khi con người khơng cịn tin vào những
gì hồn hảo, tròn đầy, dễ nắm bắt. Như các nhân vật trong những tác phẩm hậu hiện

đại luôn luôn bị lu mờ, mơ hồ về nhân dạng, về tính cách, về hành động, điểm nhìn
thường thay đổi khiến chân dung, tâm trạng, cá tính bị phân tán thành nhiều mảng
vỡ. Muốn nắm bắt được nhân vật, người đọc phải lắp ghép từ những chi tiết ngẫu
nhiên xuất hiện đâu đó rải rác trong tác phẩm. Cùng với đó, người đọc cũng phải
tiếp nhận và kết nối những giá trị của tác phẩm tồn tại như những mảnh ghép nhỏ
vụn rải rác. Người đọc lúc này trở thành người đồng sáng tạo với tác giả.
Khi chấp nhận sự hỗn độn và tạo ra những mảnh vỡ thì các nhà văn hậu hiện
đại sử dụng ngun lí trị chơi. “… Mỗi một nhà văn hậu hiện đại là một hệ phong
cách. Sự không trùng lặp trong sáng tạo đến các nhà hậu hiện đại mới thực sự được
đẩy xa. Tính trị chơi trong triết học hậu hiện đại còn xuất phát từ việc chống lại
chân lí khách quan (objective truth) và chống diễn ngơn văn hóa tồn cầu (global
cultural narrative)” [11, tr.41, 42] Như nhà văn người Colombia Gabriel Garcia
Marquez từng thừa nhận các nhà văn thế hệ trước ảnh hưởng rất nhiều tới những
sáng tác của ơng nhưng giới phê bình và độc giả vẫn nhận ra dấu ấn phong cách của
riêng ông, không trùng lặp với bất cứ ai. Đó là nhờ ngơn ngữ và hẳn nhiên là nhờ
ngun tắc trị chơi của nó. Trong cuốn tiểu thuyết đồ sộ từng đoạt giải Nobel văn
học của ông Trăm năm cô đơn người ta bắt gặp các nhân vật đã xuất hiện trong
những tác phẩm khác ra mắt trước đó thế nhưng, những nhân vật này tồn tại theo
21


cách riêng của chúng. Hay như bản thân các nhân vật trong dịng họ Buendía trong
cuốn tiểu thuyết có những hình mẫu ngồi đời song khơng hề lặp lại ngun bản,
các nhân vật đời sau có sự lặp lại của đời trước nhưng hết thảy đều có những nét
riêng, hồn cảnh, cá tính khơng hề lẫn với nhau. Câu chuyện được nhà văn kể lại
nhuốm màu sắc của nỗi cô đơn bởi sự hoang mang lo sợ trước truyền thống “loạn
luân” của gia đình. Họ càng lo sợ trốn tránh, xa lánh tất cả càng hãm sâu vào nỗi cô
đơn, càng hồi nghi tất cả những gì đang diễn ra quanh mình, dẫu cẩn trọng đến đâu
cũng khơng phải vĩnh viễn tránh khỏi điều luôn lo lắng. Thông điệp Garcia Marquez
nhắn nhủ chính là con người cần sống đúng với bản chất của mình, bản chất của con

người nhất – là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội, vượt qua định kiến, thành kiến
cá nhân, lấp bằng mọi hố ngăn cách để đồng hóa với gia đình và xã hội.
Tiểu kết chương 1
Chủ nghĩa hậu hiện đại mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trên phạm vi thế
giới tại nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có văn học. Dù còn nhiều ý kiến trái
chiều nhau về quan điểm hậu hiện đại nhưng không thể phủ nhận những ảnh hưởng
nó mang tới cho văn chương nhân loại giai đoạn này.
Sự biến động nhanh chóng của thế giới sau cuộc chiến tranh Thế giới lần 2
cùng với sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ như vũ bão của công nghệ, đặc biệt là
công nghệ thông tin đã tạo nên hoàn cảnh mới – hoàn cảnh hậu hiện đại. Lyotard đã
đưa ra nhận định ngắn gọn những đầy đủ về hoàn cảnh hậu hiện đại là “sự hoài nghi
đối với mọi đại tự sự”. Chính hồn cảnh ấy đã góp phần quan trọng hình thành nên
nền triết học hậu hiện đại. Khi những điều kiện về lịch sử – xã hội, khoa học – văn
hóa, lí luận triết học được hội tụ đủ thì chủ nghĩa hậu hiện đại trở thành một trào lưu
tư tưởng, văn hóa trong mọi lĩnh vực, có tác động lớn trên nhiều phương diện, nâng
tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới. Cảm quan hậu hiện đại chủ đạo tồn tại như là một
tâm thức, một thế giới quan mới đối với hiện thực: chính là sự hoài nghi trước một
thế giới hỗn mang cùng sự bất tín nhận thức trước các đại tự sự; quan điểm phi
trung tâm, chấp nhận cái chết của chủ thể; cho rằng tri thức được thực hiện thông
qua các diễn ngơn bằng các trị chơi ngơn ngữ.
22


×