Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng có ý nghĩa đặc biệt lớn, không chỉ đóng góp vào nền kinh tế của đất
nước mà còn có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ,
cải thiện môi trường và cân bằng sinh thái. Vai trò của rừng là rất to lớn, thế
nhưng trong những năm vừa qua diện tích rừng tự nhiên của chúng ta ngày càng
giảm sút cả về số lượng và chất lượng.
Theo số liệu thống kê của các tổ chức IUCN, UNDP, WWF mỗi năm trên
thế giới trung bình mất đi khoảng 20 triệu ha rừng, do rất nhiều nguyên nhân,
đặc biệt là do sự kém hiểu biết vì mục đích cuộc sống, vụ lợi cá nhân đốt rừng
làm nương rẫy (chiếm tới 50%), bên cạnh đó còn một số nguyên nhân như nạn
cháy rừng ( chiếm khoảng 23%), do khai thác quá mức (chiếm khoảng 5 - 7%)
và do một số nguyên nhân khác
Trong hơn 50 năm qua Việt Nam đã phải đối mặt với nạn phá rừng và
thoái hoá rừng. Tốc độ mất rừng hàng năm bình quân vào khoảng 100.000 -
140.000 ha. Theo số liệu của viện điều tra quy hoạch rừng, năm 1943, diện tích
rừng của nước ta đạt 14.300.000ha, độ che phủ là 43%, đạt 0,7 ha/ người. Đến
năm 2000, diện tích rừng chỉ còn lại 10.915.000 ha, độ che phủ 33,2%, đạt 0,14
ha/người.
Trong chiến tranh, cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hơn 2
triệu ha rừng nhiệt đới bị phá huỷ. Tính đến cuối năm 2002 và đầu năm 2003
theo số liệu thống kê đã đạt 35,5% diện tích đất rừng tự nhiên, nhưng diện tích
rừng tự nhiên tăng lên lại chủ yếu là do sự phát triển của rừng tái sinh và rừng
tre, nứa. Vì vậy, tuy diện tích rừng tăng nhưng chất lượng rừng lại giảm sút.[15]
Hậu quả nghiêm trọng của việc mất rừng là không thể lường hết được. Vì
vậy, việc bảo vệ, phát triển và phục hồi rừng nói riêng và thảm thực vật nói
chung là vấn đề vô cùng quan trọng cần phải giải quyết để duy trì, đảm bảo điều
kiện sinh tồn cho hiện tại và cho tương lai.
Định Hóa là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên có diện tích rừng
phục hồi khá lớn, tuy nhiên rừng vẫn ở tình trạng suy thoái và còn xa mức ổn
định, chưa đạt hiệu quả bảo vệ môi trường. Trong thời gian qua, việc khai thác
1
1
1
và sử dụng quá mức, công tác quản lý bảo vệ rừng kém hiệu quả làm cho rừng
giảm sút nhanh chóng cả về số lượng và chất. Những tác động này đã ảnh hưởng
lớn đến khả năng tồn tại của rừng, làm xáo trộn các quy luật cấu trúc và tái sinh
tự nhiên của rừng, diễn thế rừng đi theo chiều hướng tiêu cực, đất đai bị thoái
hoá, rừng có sức sản xuất thấp và kém ổn định.
Trước thực trạng đó, Đảng và Nhà Nước ta đã có nhiều chủ trương, chính
sách nhằm phục hồi, bảo vệ và phát triển rừng
Thực tiễn đã chứng minh rằng các giải pháp nhằm phục hồi rừng, quản lý rừng
bền vững chỉ có thể giải quyết thoả đáng một khi có sự hiểu biết đầy đủ về bản
chất quy luật sống của hệ sinh thái rừng. Do đó nghiên cứu cấu trúc rừng được
xem là cơ sở quan trọng nhất, giúp các nhà lâm nghiệp có thể chủ động trong
việc xác lập các kế hoạch và biện pháp kỹ thuật tác động chính xác vào rừng,
góp phần quản lý và kinh doanh rừng lâu bền.
Ở nước ta, các công trình nghiên cứu về cấu trúc và tái sinh của thảm thực vật
rừng trong điều kiện rừng tự nhiên bị phát trắng do canh tác nương rẫy còn ít. Vì
vậy các giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm phục hồi rừng trên đất bỏ hoá sau
nương rẫy còn thiếu cơ sở khoa học. Đặc biệt ở Định Hóa, chưa có đề tài nào
nghiên cứu một cách có hệ thống về đặc điểm tái sinh tự nhiên rừng phục hồi sau
nương rẫy. Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm
Khoa, tôi tiến hành thực hiện đề tài : "Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự
nhiên trạng thái rừng phục hồi IC tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên"
dưới sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Thanh Tiến - giảng viên khoa Lâm
Nghiệp - Đại học Nông lâm Thái Nguyên
1.2. Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu một số nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng tái sinh tự
nhiên trạng thái rừng IC tại Định Hóa, Thái Nguyên sẽ bổ sung thêm những hiểu
biết về đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của thảm thực vật rừng, từ đó đề
xuất được các giải pháp xúc tiến quá trình tái sinh phục hồi nhằm nâng cao chất
lượng rừng và các quá trình diễn ra trong hệ sinh thái rừng tự nhiên.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được các đặc điểm tái sinh tự nhiên của trạng thái rừng IC tại
huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.
2
2
2
- Phân tích được một số nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng tái sinh tự
nhiên và đặc điểm tái sinh tự nhiên rừng phục hồi trạng thái Ic.
- Xác định được chỉ tiêu cây tái sinh và đề xuất được một số giải pháp kỹ
thuật lâm sinh xúc tiến tái sinh tự nhiên, nâng cao chất lượng rừng.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Thực hiện đề tài củng cố phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh
viên, giúp sinh viên vận dụng kiến thức đã được học trong trường vào công tác
nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất lâm nghiệp một cách có hiệu quả. Sau
khi thực hiện đề tài này, sinh viên có khả năng lập kế hoạch nghiên cứu hợp lí,
tổng hợp, phân tích và đánh giá kết quả, cũng như viết một báo cáo nghiên cứu,
một phần việc quan trọng cho công việc trong tương lai.
1.4.2.Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Việc nghiên cứu đặc điểm tái sinh rừng phục hồi sau nương rẫy sẽ giúp
chúng ta có được những hiểu biết cần thiết để từ đó đề xuất những biện pháp lâm
sinh khoanh nuôi phục hồi rừng và làm giàu rừng. Như vậy vừa cải tạo môi
trường, tăng mức độ đa dang sinh học cho rừng, vừa giúp cho người dân có được
những khu rừng xanh tốt.
3
3
3
Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1. Khái niệm về trạng thái rừng IC
Dựa vào hệ thống phân loại đứng trên quan điểm đánh giá tài nguyên
rừng của Loeschau (1963) thì trạng thái rừng IC là trạng thái rừng được đặc
trưng bởi lớp cây thân gỗ tái sinh với số lượng đáng kể và chỉ được xếp vào kiểu
Ic khi số lượng cây gỗ tái sinh có chiều cao trên 1 mét đạt từ 1000 cây/ha trở lên.
Rừng IC là đất trống đồi núi trọc có cây bụi xen cây gỗ (các cây gỗ tái sinh
có độ tàn cho 10% với mật độ cây gỗ tái sinh có chiều cao lơn hơn 1 mét đạt từ
1000 cây/ha trở lên) (Nguyễn Thanh Tiến và cs) [13].
2.1.2. Khái niệm về tái sinh rừng
Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái
rừng. Biểu hiện đặc trưng của tái sinh rừng là sự xuất hiện một thế hệ cây con
của những loài cây gỗ ở nơi có hoàn cảnh rừng: dưới tán rừng,lỗ trống trong
rừng, rừng sau khai thác, trên đất rừng sau làm nương rẫy… Theo nghĩa hẹp, tái
sinh rừng là quá trình phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng
cây gỗ. Theo nghĩa rộng là sự tái sinh của một hệ sinh thái rừng.
2.1.3. Phục hồi rừng
Phục hồi rừng được hiểu một cách khái quát nhất chính là quá trình
ngược lại của sự suy thoái. Nếu một khu rừng nguyên sinh bị tác động làm phá
vỡ sự cân bằng của nó, với khả năng tự điều chỉnh tự nhiên thì nó luôn luôn có
xu hướng vận động quay trở lại trạng thái ban đầu, quá trình này được gọi là
diễn thế phục hồi. Trong nhiều trường hợp, khi sự tác động quá mạnh, vượt qua
khả năng tự điều chỉnh của hệ sinh thái thì quá trình phục hồi lại trạng thái ban
đầu không thể xảy ra hoặc xảy ra rất chậm. Lúc này cần đến sự trợ giúp của con
người. Do đó, hoạt động PHR được hiểu là các hoạt động có ý thức của con
người nhằm làm đảo ngược quá trình suy thoái rừng. Để phục hồi lại các hệ sinh
thái rừng đã bị thoái hóa, chúng ta có rất nhiều lựa chọn tùy từng đối tượng và
mục đích cụ thể. Lamb và Gilmoer (2003) đã đưa ra 3 nhóm hành động nhằm là
đảo ngược quá trình suy thoái rừng là: Cải tạo (reclamation), khôi phục
4
4
4
(restoration) và phục hồi (rehabilitation). (Theo tài liệu của viện khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam
2.2. Những nghiên cứu về tái sinh tự nhiên trên thế giới
Như chúng ta đã biết tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang
tính đặc thù của hệ sinh thái rừng, biểu hiện của nó là sự xuất hiện của
một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh
rừng như: Dưới tán rừng, lỗ trống trong rừng, đất rừng sau khai thác, đất
rừng sau nương rẫy. Vai trò lịch sử của lớp cây tái sinh là thay thế thế hệ
cây già cỗi. Vì vậy, tái sinh rừng được hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình
phục hồi thành phần cơ bản của rừng chủ yếu là tầng cây gỗ.
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu thì hiệu quả tái sinh rừng được
xác định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc
điểm phân bố. Sự tương đồng hay khác biệt giữa tổ thành lớp cây con và tầng
cây gỗ đã được nhiều nhà khoa học quan tâm (Mibbre-ad,1930; Richards,1952;
Baur G.N, 1964 ; Rollet, 1969). Do tính phức tạp về tổ thành loài cây, trong đó
chỉ có một số loài cây có giá trị nên trong thực tiễn người ta chỉ khảo sát những
loài cây có ý nghĩa nhất định.
Quá trình tái sinh tự nhiên ở rừng tự nhiên vô cùng phức tạp và còn ít
được quan tâm nghiên cứu. Phần lớn tài liệu nghiên cứu về tái sinh tự nhiên của
rừng mưa chỉ tập trung vào một số loài cây có giá trị kinh tế dưới điều kiện rừng
ít nhiều đã bị biến đổi Van Steenis.J, (1965) đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh
phổ biến của rừng mưa nhiệt đới là tái sinh phân tán liên tục của các loài cây
chịu bóng và tái sinh vệt của các loài cây ưu sáng. [14]
Vấn đề tái sinh rừng nhiệt đới được thảo luận nhiều nhất là hiệu qủa các
cách sử lý lâm sinh liên quan đến tái sinh của các loài cây mục đích ở các kiểu
rừng. Từ đó các nhà lâm sinh học đã xây dựng thành công nhiều phương thức
chặt tái sinh. Công trình của Walton, A. B. Bernard, R. C - Wyatt Smith (1950)
với phương thức rừng đồng tuổi ở Mã Lai , Taylor (1954), Jones (1960) với
phương thức chặt dần tái sinh dưới tán rừng ở Nijêria và Gana. Nội dung hiệu
quả của từng phương thức đối với tái sinh đã được Baur.G. N (1976) tổng kết
trong tác phẩm cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng.
5
5
5
Tác giả Lamprecht.H (1969) căn cứ vào nhu cầu ánh sáng của các loài cây
trong suốt quá trình sinh sống để phân chia cây rừng nhiệt đới thành các nhóm
cây ưa sáng, nhóm cây bán chịu bóng và nhóm cây chịu bóng.[3]
Đối với rừng nhiệt đới thì các nhân tố sinh thái như nhân tố ánh sáng
(thông qua độ tàn che của rừng), độ ẩm của đất, kết cấu quần thụ, cây bụi,
thảm tươi là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tái sinh rừng,
cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề cập đến vấn đề này. Tác
giả Baur.G. N (1976) cho rằng, sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng đến phát
triển của cây con còn đối với sự nảy mầm và phát triển của cây mầm ảnh
hưởng này thường không rõ ràng và thảm cỏ, cây bụi có ảnh hưởng đến sinh
trưởng của cây tái sinh. Ở những quần thụ kín tán, thảm cỏ và cây bụi kém
phát triển nhưng chúng vẫn có ảnh hưởng đến cây tái sinh. Nhìn chung ở
rừng nhiệt đới, tổ thành và mật độ cây tái sinh thường khá lớn nhưng số
lượng loài cây có giá trị kinh tế thường không nhiều và được chú ý hơn, còn
các loài cây có giá trị kinh tế thấp thường ít được nghiên cứu, đặc biệt là đối
với tái sinh ở các trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy.[2]
Tóm lại, kết quả nghiên cứu tái sinh tự nhiên của thảm thực vật rừng trên
thế giới cho chúng ta những hiểu biết các phương pháp nghiên cứu, quy luật tái
sinh tự nhiên ở một số nơi. Đặc biệt, sự vận dụng các hiểu biết về quy luật tái
sinh để xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý nhằm quản lý tài
nguyên rừng một cách bền vững.
2.3. Những nghiên cứu về tái sinh tự nhiên ở Việt Nam
Vấn đề tái sinh đã được Viện điều tra quy hoạch rừng tiến hành
nghiên cứu từ những năm 60 (thế kỷ XX) tại địa bàn một số tỉnh Quảng
Ninh, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh (Hương Sơn, Hương Khê), Quảng Bình
các kết quả nghiên cứu bước đầu đã được Nguyễn Vạn Thường (1991) tổng
kết và kết luận về tình hình tái sinh tự nhiên của một số khu rừng miền Bắc
Việt Nam, hiện tượng tái sinh dưới tán rừng của các loài cây gỗ đã tiếp diễn
liên tục, không mang tính chất chu kỳ. Sự phân bố số cây tái sinh không
đồng đều, số cây mạ có h < 20 cm chiếm ưu thế rõ rệt so với lớp cây ở các
cấp kích thước khác. Những loài cây gỗ mềm, ưa sáng, mọc nhanh có
khuynh hướng phát triển mạnh và chiếm ưu thế trong lớp cây tái sinh.
6
6
6
Những loài cây gỗ cứng sinh trưởng chậm chiếm tỷ lệ thấp và phân bố tản
mạn, thậm chí còn vắng bóng trong thế hệ sau trong rừng tự nhiên.[12]
Trần Ngũ Phương (1970) khi nghiên cứu về kiểu rừng nhiệt đới mưa
mùa lá rộng thường xanh đã có nhận xét: “Rừng tự nhiên dưới tác động của
con người khai thác hoặc làm nương rẫy lặp đi lặp lại nhiều lần thì kết quả
cuối cùng là sự hình thành đất trống, đồi núi trọc. Nếu chúng ta để thảm
thực vật hoang dã tự nó phát triển lại thì sau một thời gian dài trảng cây
bụi, trảng cỏ sẽ chuyển dần lên những dạng thực bì cao hơn thông qua quá
trình tái sinh tự nhiên và cuối cùng rừng khí hậu sẽ có thể phục hồi dưới
dạng gần giống rừng khí hậu ban đầu”.[7]
Phạm Đình Tam (1987) đã làm sáng tỏ hiện tượng tái sinh lỗ trống ở rừng
thứ sinh Hương Sơn, Hà Tĩnh. Theo tác giả, số lượng cây tái sinh xuất hiện khá
nhiều dưới các lỗ trống khác nhau. Lỗ trống càng lớn, cây tái sinh càng nhiều và
hơn hẳn những nơi kín tán. Từ đó tác giả đề xuất phương thức khai thác chọn, tái
sinh tự nhiên cho đối tượng rừng khu vực này. [9]
TS. Vũ Tiến Hinh (1991) khi nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên tại
Hữu Lũng (Lạng Sơn) và vùng Ba Chẽ (Quảng Ninh) đã nhận thấy rằng, hệ số tổ
thành tính theo % số cây của tầng tái sinh và tầng cây cao có liên quan chặt chẽ
với nhau. Các loài có hệ số tổ thành ở tầng cây cao càng lớn thì hệ số tổ thành ở
tầng tái sinh cũng vậy.[4]
Để đánh giá vai trò tái sinh và phục hồi rừng tự nhiên ở các vùng miền
Bắc, Trần Xuân Thiệp (1995) nghiên cứu tập trung vào sự biến đổi về lượng,
chất lượng của tái sinh tự nhiên và rừng phục hồi. Qua đó, tác giả kết luận: rừng
phục hồi vùng Đông Bắc chiếm trên 30% diện tích rừng hiện có, lớn nhất so với
các vùng khác. Khả năng phục hồi hình thành các rừng vườn, trang trại rừng
đang phát triển ở các tỉnh trong vùng. Rừng Tây Bắc phần lớn diện tích rừng
phục hồi sau nương rẫy, diễn thế rừng ở nhiều vùng xuất hiện nhóm cây ưa sáng
chịu hạn hoặc rụng lá, kích thước nhỏ và nhỡ là chủ yếu và nhóm cây lá kim rất
khó tái sinh phục hồi trở lại do thiếu lớp cây mẹ [11].
Trần Xuân Thiệp (1995) nghiên cứu về tái sinh tự nhiên trong rừng chặt
chọn ở Lâm trường Hương Sơn - Hà Tĩnh đã định lượng các cây tái sinh tự
nhiên trong các trạng thái rừng khác nhau. Theo tác giả, rừng thứ sinh có số
7
7
7
lượng cây tái sinh lớn hơn rừng nguyên sinh. Tác giả còn thống kê các cây tái
sinh theo 6 cấp chiều cao, cây tái sinh triển vọng có chiều cao h > 1,5 m. [10]
Trần Ngũ Phương (2000) khi nghiên cứu các quy luật phát triển rừng tự
nhiên miền Bắc Việt Nam đã nhấn mạnh quá trình diễn thế thứ sinh của rừng tự
nhiên như sau: “Trường hợp rừng tự nhiên có nhiều tầng khi tầng trên già cỗi,
tàn lụi rồi tiêu vong thì tầng kế tiếp sẽ thay thế; trường hợp nếu chỉ có một tầng
thì trong khi nó già cỗi một lớp cây con tái sinh xuất hiện và sẽ thay thế nó sau
khi nó tiêu vong hoặc cũng có thể một thảm thực vật trung gian xuất hiện thay
thế, nhưng về sau dưới lớp thảm thực vật trung gian này sẽ xuất hiện một lớp cây
con tái sinh lại rừng cũ trong tương lai và sẽ thay thế thảm thực vật trung gian
này, lúc bấy giờ rừng cũ sẽ được phục hồi”.[8]
2.4. Điều kiện tự nhiên
2.4.1. Vị trí địa lý
Định Hoá là huyện miền núi, nằm ở phía Tây - Tây Bắc của tỉnh Thái
Nguyên, trung tâm huyện cách Thành phố Thái Nguyên 50 km theo đường Quốc
Lộ 3 và đường 268. Ranh giới hành chính huyện Định Hoá các phía giáp:
- Phía Đông giáp huyện Bạch Thông (tỉnh Bắc Cạn);
- Phía Tây giáp huyện Yên Sơn, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang);
- Phía Nam giáp huyện Đại Từ, Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên);
- Phía Bắc giáp huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Cạn).
Huyện Định Hoá được chia thành 24 đơn vị hành chính gồm 23 xã và 1
thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên là 51.421,32 ha.
2.4.2. Về địa hình, địa mạo
Do cấu trúc địa chất của huyện Định Hoá chạy theo hướng Tây Bắc -
Đông Nam, chủ yếu là vùng núi cao, đồi và núi đan xen, chèn kẹp nhau. Nhìn
chung, huyện Định Hoá có địa hình khá phức tạp, phần lớn diện tích trên lãnh
thổ huyện là vùng núi cao, có độ dốc lớn, địa hình hiểm trở bị chia cắt mạnh.
Những vùng đất tương đối bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
chiếm tỷ lệ nhỏ, phân tán dọc theo các khe, ven sông, suối hoặc thung lũng vùng
núi đá vôi. Sự phân bố địa hình trên lãnh thổ với quá trình sản xuất… đã hình
thành nên 3 tiểu vùng sinh thái: Tiểu vùng núi cao, tiểu vùng thung lũng lòng
chảo Chợ Chu và tiểu vùng đồi thoải.
8
8
8
2.4.3. Về khí hậu, thời tiết
-Khí hậu của huyện mang đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc bộ, có 2
mùa mưa và khô rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11
năm trước đến tháng 3 năm sau (số mưa bình quân 137 ngày), lượng mưa trung
bình 1.710mm/năm, tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều, mưa tập trung vào
từ tháng 6 đến tháng 9 chiếm 90 % lượng mưa cả năm.
-Về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình cả năm là 22,5
0
C, các tháng nóng là các
tháng mùa mưa, nóng nhất là tháng 7 với nhiệt độ trung bình là 28,7
0
C, nhiệt độ
thấp nhất là vào tháng 1 với nhiệt độ trung bình là 15
0
C. Biên độ nhiệt ngày
đêm trung bình khá lớn (>7
0
C).
2.4.4. Về dân số
Dân số là 91.652 người với 42.159 lao động và 23.084 hộ trong đó khu
vực nông thôn có 85.425 người, chiếm 93,20 % với 39.295 lao động và 21.386
hộ (số liệu dân số đến 12/2010) với 8 dân tộc anh em cùng chung sống, mật độ
dân số bình quân là 179 người/km
2
2.4.5. Về kinh tế- xã hội
Trong những năm qua, được sự quan tâm của đảng và nhà nước, nền kinh
tế của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được một số hiệu quả quan
trọng. các chỉ tiêu kinh tế hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch, tốc độ tăng trưởng
kinh tế trung bình qua các năm trong giai đoạn 2001-2010 đạt 12,1%/năm. Cơ
cấu kinh tế chuyển dịch tăng dần tỷ trọng thương mại dịch vụ và công nghiệp
xây dựng, giảm dần tỷ trọng nông lâm thuỷ sản. trong đó tăng trưởng mạnh nhất
là ngành thương mại dịch vụ tăng bình quân 13,4%/năm, công nghiệp xây dựng
tăng 13,1%/năm.
Qua các giai đoạn phát triển, nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống
nhân dân từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng từ
2,1triệu đồng năm 2001 lên 14 triệu đồng năm 2011, sản lượng bình quân đầu
người dạt 394,8 kg/người/năm 2001 tăng lên 500 kg/người/ năm 2011.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong các giai đoạn đã qua
chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện và chưa phát huy hết
để có sự phát triển nhanh, hiệu quả bền vững. mức chuyển dịch cơ cấu nền
kinh tế còn diễn ra chậm, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, kết cấu hạ
9
9
9
tầng kinh tế còn thiếu và yếu kém nên chưa đáp ứng được yêu cầu cho quá
trình phát triển hiện nay.
2.4.6. Nguồn nước và thuỷ văn
- Hệ thống dòng chảy sông suối: Do cấu trúc địa chất theo hướng Tây Bắc
- Đông Nam và địa hình đồi núi đất, núi đá xen kẽ, chia cắt mạnh tạo nên hệ
thống sông suối phân bố khá đều trên lãnh thổ với nguồn nước phong phú, dồi
dào. Lãnh thổ huyện Định Hoá là nơi bắt nguồn của các nhánh suối và hình
thành 3 hệ thống sông chính đó là: Hệ thống sông Chợ Chu, hệ thống sông
Công, hệ thống sông Đu;
- Hệ thống sông hồ và đập nước: huyện Định Hoá có trên 100 ha hồ lớn,
nhỏ, đặc biệt có hồ Bảo Linh có diện tích mặt nước khoảng 80 ha và có khoảng
200 đập dâng tưới cho khoảng trên 3.500,00 ha;
- Nguồn nước ngầm: Định Hoá không những chỉ có những nguồn nước
mặt phong phú mà nguồn nước ngầm rất dồi rào.
2.4.7. Tài nguyên đất và tình hình sử dụng đất
Thông qua kết quả điều tra, xác định huyện Định Hóa có 7 nhóm đất
dạng chính với các đặc trưng và tính chất cơ bản sau:
1. Nhóm dạng đất núi thấp (N3), dốc 25
0
tầng mỏng đá trung bình, đất
Feralit phát triển trên đa macsma axit. Bao gồm một số dạng đất N3Vfa,
N3IVFa với diện tích 8.148 ha, chiếm 15,6% diện tích tự nhiên.
Nhóm dạng đất này phân bố trên độ cao 300-700m thuộc sườn dãy phía
tây huyện Định Hóa, phần giáp Tuyên Quang, có địa thế khá phức tạp, chia
cắt mạnh, độ dốc lớn.
Hệ thực bì khá dày, tỷ lệ che phủ cao, phát huy được tác dụng phòng
hộ, chống xói mòn.
2. Nhóm đất đồi núi dốc thấp < 25
0
, tầng mỏng đến trung bình, đất
Feralit phát triển trên nhóm đá (Fr). Bao gồm các nhóm dạng lập địa N3NFK,
Đ1IIIFk, Đ1IIFFFk,… với diện tích 4.875 ha chiếm 9,3% diện tích tự nhiên.
Nhóm đất dạng này phân bố vùng đồi núi có độ cao 200 - 700 m thuộc
sườn dãy phía Đông và Đông Bắc huyện Định Hóa, phần tiếp giáp với huyện
Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
10
10
10
3. Nhóm đất đồi có độ dốc 15-25
0
, tầng dày đất trung bình từ sườn dưới
đến đỉnh. Loại đất Feralit phát triển trên nhóm đá sét (Fs). Nhóm đất này gồm
một số nhóm đất chính như sau: Đ1IVFs, Đ1IIIFs, Đ2IIFs,… với diện tích
8.209,5 ha, chiếm 15,7% diện tích tự nhiên.
Phân bố vùng có độ cao 100 - 300 m, thuộc các xã nằm phía nam và phía Đông
Nam, phần trong giáp huyện Phú Lương. Bao gồm xã Phượng Tiến, Phú Tiến,
Trung Hội, Trung Lương, Bộc Nhiêu,…
4. Nhóm đất đồi có đô dốc >15
0
, độ dày tầng đất dày đến trung bình, loại
đất Feralit phát triển trên nhóm đá Macma axit (Fa). Nhóm đất này phân bố tập
trung tại các xã phía tây và tây nam huyện. Bao gồm một số dạng đất: Đ1IVFa,
Đ1IIIFa, Đ1IIFa, Đ3IIFa,… thuộc các xã Quy Kỳ, Kim Sơn, Bảo Linh, Bảo
Cường, Đông Thịnh,… với diện tích 29.108,3 ha chiếm 55,7% diện tích tự
nhiên. Nhóm đất này phù hợp với các loài cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày
trên mô hình đồi rừng, vườn rừng.
5. Nhóm đất đồi có tầng đất mỏng, độ dốc >25
0
, đất Feralit phát triển trên
nhóm đá cát (Fq), phân bố chủ yếu ở vùng đồi cao (Đ1) thuộc sườn giữa các dãy
núi cao phía tây nam giáp tỉnh Tuyên Quang, địa hình địa thế khá phức tạp, độ
chia cắt lớn. Mùa hè dễ gây lũ quét, thực bì chủ yếu là rừng tái sinh hoặc đất
trống IB, IC (đối tượng khoanh nuôi, bảo vệ rừng). Nhóm đất này chiếm tỷ lệ
không nhiều trong toàn vùng, với diện tích 455 ha.
6. Nhóm đất thung lũng, đất Feralit phát triển trên các sản phẩm dốc tụ, là
đối tượng chủ yếu của sản xuất nông nghiệp, bao gồm đất màu và đất trồng lúa
nước, với diện tích 6.232,3 ha chiếm 11,9 ha.
7. Loại đất này phân bố rải rác theo các khe suối, chân đồi thấp, có độ dốc
<8
0
và tầng dày >100 cm, thành phần cơ giới trung bình đến nặng.
Nhóm địa hình Kastơ-núi đá vôi: nhóm này có diện tích 2.479,89 ha,
chiếm 4,74 % tổng diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu vùng trung tâm huyện.
* Tình hình sử dụng đất
Huyện Định Hoá có tổng diện tích tự nhiên 52272 ha, trong đó đất sản
xuất nông nghiệp là 10169 ha, chiếm 17,61% diện tích tự nhiên. Diện tích đất
sản xuất nông nghiệp bình quân là 1135m
2
/đầu người. Đất lâm nghiệp có diện
tích 25109 ha, chiếm tới 43,48% diện tích tự nhiên. Đất nuôi trồng thuỷ sản có
11
11
11
diện tích 722 ha, chiếm 1,25% diện tích tự nhiên. Đất chưa sử dụng có diện tích
13900 ha, chiếm 24,07% diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng
và núi đá không có rừng cây. Số liệu cụ thể xem ở bảng 2.2.
Vùng núi cao có diện 22538 ha, chiếm 39,02% tổng diện tích tự nhiên của
toàn huyện. Trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 1672 ha, chiếm
7,42% tổng diện tích của vùng. Đất lâm nghiệp có diện tích rất lớn, 19588 ha,
chiếm tới 86,91% tổng diện tích của vùng. Đất chưa sử dụng có 7250 ha, chiếm
32,17% tổng diện tích của vùng, trong đó có 10.027 ha đất đồi núi chưa sử dụng,
có khả năng sản xuất nông lâm nghiệp.
Vùng núi thấp có tổng diện tích tự nhiên là 29.734 ha, chiếm 60,98% diện
tích toàn huyện. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 8497 ha, chiếm 28,58%
tổng diện tích của vùng. Đất lâm nghiệp có 5521 ha, chiếm 18,57% tổng diện
tích của vùng. Đất chưa sử dụng là 6650 ha, chiếm 22,36% tổng diện tích của
vùng, trong đó đất đồi núi chưa sử dụng là 5445 ha.
Nhìn chung, tiềm năng đất đai của huyện là rất lớn, đặc biệt là đất lâm
nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên, đây chính là một thế
mạnh của huyện Định Hoá để phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.
2.4.8. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
∗
Về sản xuất nông - lâm nghiệp
Sản xuất nông, lâm nghiệp là một trong những trọng tâm phát triển kinh tế
của huyện miền núi Định Hoá. Năm qua, sản xuất nông - lâm nghiệp gập nhiều
kho khăn do thời tiết diễn biến phức tạp, rét đậm, rét hại, hạn hán kéo dài, sâu
bệnh xuất hiện liên tục, giá cả các loại vật tư phục vụ sản xuất tăng ở mức cao;
dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm luôn có nguy cơ tái bùng phát ảnh hưởng đến
khả năng đầu tư, thâm cảnh và tâm lý của người sản xuất.
Huyện rất chú trọng đến việc triển khai thực hiện hai đề án: Đề án phát
triển vùng lúa Bao thai Định Hoá và Đề án phát triển vùng chè và các mô hình
ứng dụng khoa học kỹ thuật. Huyện cũng rất chú trọng đến phát triển kinh tế
trang trại, khuyến nông mở rộng cả về quy mô và số lượng. Hiện nay, toàn
huyện có 40 trang trại với thu nhập hàng năm khá ổn định, góp phần tạo việc
làm đáng kể cho lao động nông thôn.
12
12
12
* Tài nguyên rừng
Thảm thực vật của Định Hoá rất phong phú, chứa đựng nhiều tiềm năng
kinh tế, với các loại lâm sản quý như gỗ nghiến, lim, lát, sến và các loại tre, nứa,
vầu, trám…Đặc biệt, vùng đất các xã phía nam có nhiều cây cọ, lá để lợp nhà,
cuộng để làm mành, thân làm kèo, xà nhà rất bền
Hệ động vật tương đối phong phú, đa dạng, gồm các loại thú rừng, bò sát,
chim. Hiện nay số lượng động vật đang bị suy giảm nhiều do nạn săn, băn bừa
bãi và chặt phá rừng làm mất nơi cư trú.
2.4.9. Điều kiện cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng của huyện Định Hóa còn thấp kém. Trong những năm gần
đây, được sự đầu tư của Nhà nước bằng các chương trình, dự án như chương
trình 135, trung tâm cụm xã, ATK, nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung,
chương trình kiên cố hoá trường học… nên cơ sở hạ tầng của huyện cũng có
những bước được củng cố. Tuy vậy, so với nhu cầu thực tế, thì sự đầu tư như
vậy vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của địa phương.
- Đường giao thông: Toàn huyện đã được xây dựng 157 km đường
giao thông. Trong đó có 35 km đường tỉnh lộ; 268,66 km đường huyện lộ
và 65 km đường xã. 19/24 xã có đường nhựa đến hoặc qua trung tâm xã.
Trong những năm gần đây, các tuyến giao thông liên xã của huyên đã từng
bước được xã Quán Vuông - Bình Yên - Điềm Mặc - Phú Đình; Bình Yên -
Thanh Định - Bảo Linh; Chợ Chu - Phúc Chu - Bảo Linh; Quy Kỳ - Linh
Thông - Lam Vỹ; Chợ Chu - Tân Dương - Tân Thịnh - Lam Vỹ; Tân Dương
- Phượng Tiến - Trung Hội. Hiện nay đang chuẩn bị hoàn thành tuyến
Trung Lương - Định Biên và chuẩn bị đầu tư tuyến Phú Tiến - Bộc Nhiêu -
Bình Thành. Một số tuyến đường nông thôn cũng đã được xây dựng bằng
nguồn đầu tư từ chương trình 135. Các tuyến giao thông đóng một vai trò
quan trọng trong việc giao lưu, thông thương, phát triển kinh tế nông thôn
của huyện. Tuy nhiên kết quả xây dựng đường giao thông đến nay vẫn còn
nhiều hạn chế, ảnh hưởng rất lớn đến sự giao lưu kinh tế và khả năng phát
triển các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành dịch vụ - du lịch.
- Hệ thống điện: Với 81 trạm biến áp, 156,4 km chiều dài đường dây
trung thế và 252 km chiều dài đường dây hạ thế, toàn bộ 24/24 xã, thị trấn trong
huyện với 90% số hộ đã được sử dụng lưới điện quốc gia.
13
13
13
- Hệ thống thuỷ lợi: Do vai trò quan trọng của sản xuất nông nghiệp đối
với nền kinh tế của huyện, hệ thống thuỷ lợi được chú ý đầu tư xây dựng. Huyện
có Hồ Bảo Linh có khả năng tưới tiêu cho khoảng 740 ha lúa phía hạ lưu, tổng
số hồ, phai đập là 167 cái, tổng số chiều dài kênh mương kiên cố là 96,3 km. Hệ
thống thuỷ lợi nhìn chung chỉ đáp ứng được một phần diện tích sản xuất nông
nghiệp. Vẫn còn nhiều khu vực còn thiếu nước phục vụ sản xuất, đặc biệt là vào
những năm hạn hán kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp.
- Y tế: Hệ thông y tế từ huyện đến cơ sở gồm có 0,1 trung tâm y tế, 0,1
phòng khám đa khoa khu vực Bình Yên và 24 trạm y tế xã. Tuy nhiên, hiện nay
cơ sở vật chất, đặc biệt là ở tuyến xã còn rất nghèo nàn, chỉ có 6 xã trạm y tế đáp
ứng được yêu cầu chuẩn quốc gia, còn lại không đảm bảo yêu cầu. . Nhìn chung,
hệ thống y tế của huyện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, đặc biệt
là về cơ sơ vật chất.
- Giáo duc: Thời gian gần đây, các trường học trên địa bàn huyện được
kiên cố hoá. Tất cả các phòng học tạm đã được xây dựng từ cấp 4 trở lên.
- Cơ sở vật chất khác như hệ thống nước sạch, hệ thống phương tiện vận
tải, cơ sở chế biến nông lâm sản…, cũng có những bước phát triển trong thời
gian qua, tuy nhiên so với yêu cầu phát triển thì còn ở mức rất khiêm tốn cần tiếp
tục được đầu tư phát triển.
Tóm lại, cơ sở vật chất của huyện Định Hoá trong năm gần đây đã
được quan tâm đầu tư xây dựng, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, chưa
đủ điều kiện phục vụ yêu cầu cần thiết cho việc đẩy mạnh phát triển kinh tế
- xã hội của huyện.[1]
14
14
14
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi, địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thản thực vật tái sinh tự nhiên trạng thái rừng
phục hồi IC.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về một số đặc điểm cấu trúc tổ
thành tầng cây gỗ, cây tái sinh (tần suất xuất hiện, độ phong phú loài cây, xác
định tính đa dạng loài); Quy luật phân bố số loài, số cây theo cấp chiều cao;
Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cây tái sinh trong trạng thái rừng IC
tại khu vực nghiên cứu.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
- Địa điểm nghiên cứu: Xã Phú Đình và xã Quy Kỳ huyện Định Hóa, tỉnh
Thái Nguyên.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2012.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ
- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc cây tái sinh
+ Đặc điểm cấu trúc tổ thành, cây tái sinh
+ Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh
+ Mật độ và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng.
+ Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học (Shannon - Weaver).
- Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh
+ Phân bố số cây theo cấp chiều cao.
+ Phân bố loài cây theo cấp chiều cao.
- Ảnh hưởng của một số nhân tố đến tái sinh tự nhiên
- Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho trạng thái rừng phục hồi
trạng thái IC tại khu vực nghiên cứu.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp luận
Vận dụng quan điểm sinh thái phát sinh quần thể trong thảm thực vật
rừng nhiệt đới của Thái Văn Trừng (1978): Thảm thực vật rừng là tấm gương
15
15
15
phản chiếu một cách trung thành nhất mà lại tổng hợp được các điều kiện của
hoàn cảnh tự nhiên đã thông qua sinh vật để hình thành những quần thể thực
vật. Thảm thực vật tái sinh tự nhiên phản ánh ảnh hưởng tổng hợp của các
nhân tố sinh thái đến quá trình phục hồi rừng thứ sinh.
Đề tài đã sử dụng phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn đại diện ở trạng
thái thảm thực vật rừng đã chọn, số liệu đảm bảo tính đại diện, khách quan và
chính xác. Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích số liệu truyền thống, các
mô hình đã được kiểm nghiệm, đảm bảo tính khoa học.
3.4.2. Phương pháp kế thừa
Đề tài có kế thừa một số số liệu sau: Những tư liệu về điều kiện tự nhiên,
khí hậu, thuỷ văn, đất đai, địa hình, tài nguyên rừng; Tư liệu về điều kiện dân
sinh, kinh tế, xã hội; Những kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài như: Kết
quả điều tra hệ thực vật và thảm thực vật rừng tại khu vực nghiên cứu.
3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu
3.4.3.1. Phương pháp ngoại nghiệp
a. Phương pháp thu thập tài liệu cơ bản: Kế thừa các tài liệu, số liệu điều
tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu, các tài liệu tham
khảo liên quan đến đề tài của các tác giả trong và ngoài nước.
b. Điều tra thực tế:
* Lập ô tiêu chuẩn (OTC): Lập 6 OTC ở ba vị trí chân, sườn, đỉnh với
diện tích 2500 m
2
/ OTC và điều tra theo phương pháp điều tra lâm học
Hình 3.01. Sơ đồ bố trí OTC và ô thứ cấp thứ cấp thu thập số liệu
16
16
16
Ô dạng bản được bố trí trong OTC
* Đối với ô dạng bản: Trong một ô thứ cấp, lập 1 ô dạng bản 1 m
2
(1 m
x 1m) ở chính giữa để điều tra đất và vật rơi rụng và điều tra cây bụi, dây leo
và thảm tươi. Thành phần loài lớp cây bụi, dây leo và thảm tươi được xác
định tên.
* Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tái sinh tự nhiên
- Ảnh hưởng của địa hình đến tái sinh tự nhiên: Các yếu tố địa hình
(chân, sườn, đỉnh) được xác định thông qua việc lập ô sơ cấp.
+ Xác định hướng phơi (Đ, T, N, B) bằng địa bàn cầm tay.
+ Đo cấp độ dốc (3 cấp độ dốc Cấp I: 10 - 15
0
; Cấp II: 15 - 20
0
; Cấp III
> 20
0
) trong các ô tiêu chuẩn sơ cấp bằng địa bàn cầm tay.
- Ảnh hưởng của con người đến tái sinh: Thể hiện thông qua tập quán
phát nương làm rẫy, canh tác nông nghiệp và chăn thả gia súc ở trạng thái
rừng IIA. Đây là áp lực lớn đối với việc khôi phục và phát triển rừng ở các
vùng núi cao.
Qua đó thấy được sự ảnh hưởng của nó đến mật độ, số loài, tỷ lệ cây
triển vọng, chất lượng cây tái sinh ở mỗi địa phương.
* Nghiên cứu phẫu diện đất và thảm mục
- Số lượng: 1 phẫu diện cho 1 OTC (Cứ một OTC được lập ta tiến
hành đào 1 phẫu diện)
- Chọn địa điểm đào phẫu diện: Đại diện cho OTC, nằm trong ô thứ
cấp, đánh dấu lên bản đồ địa hình.
- Quy định đào phẫu diện: Quy cách: Dài 120-150 cm, rộng 70-90 cm,
sâu 120-150 cm. (Nếu tầng đất mỏng, gặp tầng cứng rắn độ sâu cần đạt 80-
100 cm). Khi đào phẫu diện cần lưu ý:
+ Mặt phẫu diện để mô tả cần hướng về nơi ánh sáng mặt trời
+ Phía mặt mô tả sau khi đào đúng quy cách cần được làm phẳng, xén
cho thẳng góc.
+ Khi đào phẫu diện lớp đất mặt để riêng sang hai bên, không dẫm đạp
mặt phía trên làm mất trạng thái tự nhiên của đất.
- Mô tả phẫu diện:
+ Chụp ảnh cảnh quan và chụp hình thái phẫu diện
17
17
17
+ Địa điểm đào phẫu diện : huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
+ Mô tả theo bản tả phẫu diện theo biểu mẫu 05.
- Xác định độ ẩm đất và chất lượng đất thông qua đào phẫu diện đất
(Phần ghi chú ở mẫu biểu 05).
- Đo đếm lượng hạt giống có trong tầng thảm mục: Xác định bằng cách
thu gom toàn bộ lớp thảm mục, sau đó dùng sàng để tách lọc và phân loại hạt
giống. Lượng hạt giống trong đất được tính bằng g/m
2
.
3.4.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
a. Tổ thành tầng cây gỗ
Tổ thành là chỉ tiêu biểu thị tỉ lệ mỗi loài hay nhóm loài tham gia tạo
thành rừng, tùy thuộc vào số lượng loài có mặt trong lâm phần mà phân chia
lâm phần thành rừng thuần loài hay hỗn loài, các lâm phần rừng có tổ thành
loài khác nhau thì chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và tính đa
dạng sinh học cũng khác nhau.
Để đánh giá đặc điểm cấu trúc tổ thành sinh thái của quần hợp cây gỗ,
chúng tôi sử dụng chỉ số mức độ quan trọng (Importance Value Index = IVI),
tính theo công thức:
(3.1)
Trong đó:
IVI
i
là chỉ số mức độ quan trọng (tỷ lệ tổ thành) của loài thứ i.
A
i
là độ phong phú tương đối của loài thứ i:
(3-2)
Trong đó: N
i
là số cá thể của loài thứ i; s là số loài trong quần hợp
D
i
là độ ưu thế tương đối của loài thứ i:
(3-3)
Trong đó: G
i
là tiết diện thân của loài thứ i; s là số loài trong quần hợp
18
18
18
(3-4)
Với: D
i
là đường kính 1.3 m (D
1.3)
của cây thứ i; s là số loài trong quần hợp
Theo đó, những loài cây có chỉ số IVI ≥ 5% mới thực sự có ý nghĩa về
mặt sinh thái trong lâm phần. Theo Thái Văn Trừng (1978) trong một lâm
phần nhóm loài cây nào chiếm trên 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì
nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế.
b. Tổ thành cây tái sinh
Xác định số cây trung bình theo loài dựa vào công thức:
(3-5)
Trong đó:
- n là số cây trung bình theo loài.
- m là tổng số loài điều tra được.
- n
i
là số lượng cá thể loài i.
Xác định tỷ lệ tổ thành và hệ số tổ thành của từng loài được tính theo
công thức:
n
%j
(3-6)
Trong đó:
- j =1,
- m là số thứ tự loài.
Nếu:
- n
%j
≥ 5% thì loài j được tham gia vào công thức tổ thành.
- n
%i
< 5% thì loài j không được tham gia vào công thức tổ thành.
Hệ số tổ thành:
(3-7)
Trong đó:
19
19
19
- K
i
: Hệ số tổ thành loài thứ i.
- n
i
: Số lượng cá thể loài i.
- N: Tổng số cá thể điều tra.
c. Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học cây tái sinh
Từ trước đến nay khi nghiên cứu các quần xã sinh vật, các tác giả đã đề
xuất ra rất nhiều chỉ số đa dạng: Chỉ số Shannon (Magurran, 1988), chỉ số
Berger-Parker (Magurran, 1988), chỉ số Brillouin (Brillouin, 1962), chỉ số
Simpson (Simpson, 1949), chỉ số Alpha (Magurran, 1988), chỉ số McIntosh
(McIntosh, 1967), chỉ số Margalef (Margalef, 1958), chỉ số Menhinick
(Magurran, 1988). Trong đề tài, chúng tôi chọn chỉ số Shannon để đánh giá
tính đa dạng của các quần hợp cây tái sinh đã nghiên cứu vì chỉ số này đánh
giá tổng hợp cả độ đa dạng loài (số loài) và độ đa dạng trong loài (số cá thể
của từng loài):
(3-8)
Trong đó:
- s là số loài trong quần hợp.
- n
i
là số cá thể loài thứ i trong quần hợp.
- N là tổng số cá thể trong quần hợp.
d. Mật độ cây tái sinh
Là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, được
xác định theo công thức sau:
(3-9)
Trong đó:
- S là tổng diện tích các ô dạng bản điều tra tái sinh (m
2
).
- n là số lượng cây tái sinh điều tra được.
e. Chất lượng cây tái sinh
Tính tỷ lệ % cây tái sinh tốt, trung bình, hoặc xấu theo công thức:
20
20
20
(3-10)
Trong đó:
- n%: Tỷ lệ phần trăm cây tốt, trung bình, hoặc xấu.
- nj: Tổng số cây tốt, trung bình, hoặc xấu.
- N
i
: Tổng số cây tái sinh/OTC
f. Tỷ lệ cây triển vọng
(3-11)
Trong đó:
- CTV(%): Cây triển vọng
- Σn
(i≥1m)
: Tổng số cây tốt, trung bình, hoặc xấu có chiều cao ≥ 1m/OTC
- ΣN
i
: Tổng số cây tái sinh/ OTC
g. Phân bố số loài, số cây tái sinh theo cấp chiều cao
Thống kê số loài, số cây tái sinh theo 7 cấp chiều cao: < 0,5 m; 0,5-1
m; 1,1-1,5 m ; 1,5 - 2,0 m; 2,0 - 2,5 m; 2,5 - 3,0 m và > 3,0 m.
Vẽ biểu đồ biểu diễn số loài, số cây tái sinh theo cấp chiều cao.
h. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tái sinh tự nhiên
* Ảnh hưởng của địa hình đến tái sinh tự nhiên
Từ kết quả nghiên cứu đề tài tổng hợp số liệu theo từng vị trí địa hình như:
- Địa hình (chân, sườn, đỉnh).
- Hướng phơi (Đ, T, N, B).
- Cấp độ dốc (3 cấp độ dốc Cấp I: <25
0
; Cấp II: 25 - 30
0
; Cấp III > 30
0
).
- Độ ẩm đất và chất lượng đất và lượng hạt giống có trong tầng thảm mục.
- Cây đổ và khoảng trống trong rừng.
Qua đó thấy được sự ảnh hưởng của nó đến mật độ, số loài, tỷ lệ cây
triển vọng, chất lượng cây tái sinh ở mỗi địa phương.
i. Độ nhiều (hay độ dầy rậm) thảm tươi
Được đánh giá cho toàn ô lớn. Độ nhiều (hay độ dầy rậm) của thảm
tươi được đánh giá theo Drude.
Bảng 3.01. Ký hiệu độ nhiều (độ dầy rậm) thảm tươi (theo Drude)
Ký hiệu Tình hình thực bì
21
21
21
Soc Thực vật mọc rộng khắp che phủ 75 - 100% diện tích
Cop1 Thực vật mọc rất nhiều che phủ trên 50 - 75% diện tích
Cop2 Thực vật mọc nhiều che phủ từ 25 - 50% diện tích
Cop3 Thực vật mọc tương đối nhiều che phủ từ 5 - 25% diện tích
Sp Thực vật mọc ít che phủ dưới 5% diện tích
Sol Thực vật mọc rải rác phân tán
Un Một vài cây cá biệt
Gr Thực vật phân bố không đều , mọc từng khóm
k. Điều tra đất
Trong mỗi OTC đào 1 phẫu diện với kích thước (1.2 x 0.8 x 1.0 m),
phẫu diện đào tại trung tâm OTC. Mô tả phẫu diện đất: Loại đất, độ dày tầng
đất, tỷ lệ đá lẫn, thành phần cơ giới, độ ẩm, theo hướng dẫn trong “Sổ tay
điều tra quy hoạch rừng” (1995). Mỗi một phẫu diện đại thu thập mẫu đất để
phân tích ở độ sâu 0 - 10 cm, 10 - 20 cm, 20 - 30 cm, các mẫu này sử dụng để
phân tích các chỉ tiêu lý, hoá tính của đất. Các chỉ tiêu đo đếm được ghi vào
phiếu điều tra đất.
22
22
22
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ trạng thái rừng IC tại huyện Định Hóa,
tỉnh Thái Nguyên
Tổ thành rừng là một trong những chỉ tiêu cấu trúc quan trọng. Nó phản
ánh mức độ ưu thế của một loài trong quần xã, nói lên mức độ thích nghi của
loài đó với điều kiện sinh cảnh: khí hậu, đất đai, Cấu trúc tổ thành của một
lâm phần rừng nói lên toàn bộ giá trị của lâm phần. Hai lâm phần rừng khác
nhau về cấu trúc tổ thành thì đồng nghĩa với sự khác nhau về giá trị kinh tế, chức
năng phòng hộ, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn gen và dẫn đến sự khác nhau
về biện pháp kinh doanh.
Khi nghiên cứu về cấu trúc rừng, cấu trúc tổ thành được chú trọng hàng
đầu.vì tổ thành là nhân tố sinh thái có ảnh hưởng quyết định đến các nhân tố
sinh thái, hình thái của rừng; tính bền vững, tính ổn định, sự đa dạng sinh học.
Qua quá trình nghiên cứu thực tế đã thu được kết quả sau
Bảng 4.01. Tổ thành và mật độ tầng cây gỗ trạng thái rừng IC
tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
Xã OTC
Mật độ
(cây/ha)
Loài/
OTC
(loài)
Loài
ưu thế
(loài)
Công thức tổ thành
Quy
Kì
1 84 13 10
14,5Lx+ 13.9Thn+12.2Mđ+ 9.5Dg+ 8.8Đn+8.8Mt+
5.7Khv+ 5.1Vt+ 5Lm+16.6Lk
2 80 11 9
15,7Đn+ 13,9Mt+ 11,9Khv+ 9,9Lx+ 9.9Tn+9,6Mđ+
9,4Tt+ 5,7Hđ+ 5,6Vt+ 8,6Lk
3 72 10 9
16,45Đn+ 13,1Khv+ 12,3Mt+ 11,5Lm11,25Tn+
10,1Mđ+ 9,2Lx+ 6,55Tt+5,05 Xn+ 4,6Lk
Phú
Đình
4 112 15 9
15,3Thn+ 10,6Đn+ 10,5Lx+ 9,1Dg+ 7,4Gv+ 7,1Ch+
6,9Mt+ 6,8Vtg+6,2Lm+20,6Lk
5 104 15 8
12,5Thn+ 11,9Vtg+ 11,6Gv+ 10,4Lx+ 7,1Mt+
6,9Đn+ 6,5Hđ+6,2Xn+ 26,9Lk
6 92 17 10
8.9Thn+ 8.5Vtg+ 8.5Gv+ 8.2Cb+ 8.1Đn+ 8Mt+ 6.1Su+
5.6LX+ 5.3Dg+ 5Mđ+ 28.8Lk
(Ghi chú: Ch:Chẩn, Thn: Thành ngạnh, Lx: Lim xẹt, LX; Lim xanh, Mt: Màng tang, Khv:
Kháo vàng, Hđ: Hu đay, Lm: Lòng mang, Đn: Đỏ ngọn ,Xn: Xoan nhừ, Tt: Thẩu tấu, Dg: Dẻ
gai, Mán đỉa: Mđ, Vối thuốc:Vt, Thẩu tấu: Tt, Gáo vàng: Gv, Vạng trứng: Vtg, Chẽ ba: Cb,
Sấu: Su, LK: Loài khác)
23
23
23
Hình 4.01. Biểu đồ phân bố loài cây, loài cây ưu thế tầng cây gỗ
trạng thái IC tại huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên
Qua bảng 4.01 cho thấy số loài ở tầng cây gỗ biến động từ 10-17 loài.
Trong đó có 8 - 10 loài cây ưu thế tham gia vào công thức tổ thành. Mật độ của
rừng biến động từ 72 - 112 cây/ha. Hầu hết đều là các loài cây ưa sáng mọc
nhanh như Thẩu tấu, Màng tang, Hu đay
Ở OTC1, số lượng loài cây trên ô đo đếm là 13 loài trong đó số loài tham
gia vào công thức tổ thành là 10 loài. Lim xẹt là loài chiếm ưu thế trong OTC nay
với hệ số tổ thành la 14,5. Tiếp đến là thành ngạnh với hệ số tổ thành là 13,9.
Ở OTC2, số lượng loài cây trên ô đo đếm được là 11 loài trong đó số loài
tham gia vào công thức tổ thành là 9 loài. Đỏ ngọn là loài chiếm ưu thế trong ô
này với hệ số tổ thành là 15,7, tiếp theo là màng tang với hệ số tổ thành là 13,9.
Ở OTC3, số lượng loài cây trên ô đo đếm được là 10 loài trong đó số loài
tham gia vào công thức tổ thành là 9 loài. Đỏ ngọn lại là loài chiêm ưu thế trong
OTC này với hệ số tổ thành là 16,45
Ở OTC4, số lượng loài cây trên ô đo đếm được là 15 loài trong đó
số loài tham gia vào công thức tổ thành là 9 loài. Thành ngạnh là loài cây
chiếm ưu thế trong OTC
Ở OTC5, số lượng loài cây trên ô đo đếm được là 15 loài trong đó số loài
tham gia vào công thức tổ thành là 8 loài.Thành ngạnh là loài có số lượng nhiều
nhất với hệ số tổ thành là 12.5, tiếp theo là vạng trứng với hệ số tổ thành là 11.9
24
24
24
Ở OTC6, số lượng loài cây trên ô đo đếm được là 17 loài trong đó số loài
tham gia vào công thức tổ thành là 10 loài.Thành ngạnh là loài có số lượng nhiều
nhất với hệ số tổ thành là 9
4.2. Đặc điểm tái sinh tự nhiên trạng thái rừng IC tại huyện Định Hóa, tỉnh
Thái Nguyên
Nghiên cứu đặc điểm tái sinh rừng sẽ cho thấy rõ hiện trạng phát triển
của rừng, cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai. Các đặc điểm tái sinh
rừng là cơ sở khoa học để xác định kỹ thuật lâm sinh phù hợp điều chỉnh quá
trình tái sinh rừng theo hướng bền vững cả về mặt kinh tế, môi trường và đa
dạng sinh học.
4.2.1. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tổ thành cây tái sinh.Từ số liệu thu thập
trên 30 ODB phân bố đều ở 6 ô tiêu chuẩn điển hình của các trạng thái rừng
phục hồi ở hai xã Quy Kỳ và Phú Đình ta tổng hợp được bảng 4.02 sau:
Bảng 4.02. Công thức tổ thành cây tái sinh trạng thái rừng IC
tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
Xã
OT
C
N/ ha
(cây)
Loài/
OTC
(loài)
Loài
ưu thế
(loài)
Công thức tổ thành
Quy
Kỳ
1
2880
10
7 2,22Mt+ 2,22Qu+ 1,67Thn+ 1,11Lx+ 0,83Tt+
0,56Hđ+ 0,56Khv+0,84Lk
2
2480
9 6
2,9Qu+ 2,26Lx+ 1,61Mđ+ 0,97Khv+0,65Đn
+ 0,65Thn+ 0,96Lk
3
2160
9 7
2,59Mt+ 1,48Mđ+ 1,48Lx+ 1,11Qu+1,11Thn
+ 0,74Hđ+ 0,74Tt+0,76Lk
Phú
Đình
4
3680
9 5
2,39Thn+ 2,17Lx+2,17Qu+1,3Mt++0.65Mđ
+ 1,3Lk
5
3200
10 8
2Thn+1,5Qu+ 1,25Mt+ 1,25Cb+1Mđ +1Tt
+0,75Hđ+ 0,75Vt+0,5Lk
6
2880
7 6
2,78Mt+ 1,94Đn+1,94Qu+ 1,39Thn+1,11Lx
+ 0,56Cb+ 0,28Lk
(Ghi chú: Tt: Thẩu Tấu, Lx: Lim xẹt, Đn: Đỏ ngọn, Hđ: Hu đay, Thn: Thành Ngạnh, Qu:
Quế, Mt: Màng tang, Mđ: Mán đỉa, Cb: Chẽ ba, Khv: Kháo vàng, Vt :Vối thuốc:LK: loài
khác).
Qua bảng số liệu trên ta thấy trong 6 OTC số cây biến động từ 2160-3680
cây/ha, có khoảng 7- 10 loài cây. Trong đó có từ 5 - 8 loài cây tham gia vào công
25
25
25