Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Thử nghiệm gây trồng cây sa nhân tím (amomun longiligulaze t l WU) tại xã lao chải vị xuyên hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.56 MB, 69 trang )

1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và
sự đa dạng sinh học là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới sự biến đổi khí
hậu trên hành tinh chúng ta. Bởi vậy, bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên rừng
luôn trở thành một nội dung, một yêu cầu không thể trì hoãn đối với tất cả các
quốc gia trên thế giới trong cuộc chiến đầy gian khó hiện nay nhằm bảo vệ
môi trường sống đang bị huỷ hoại ở mức báo động mà nguyên nhân chủ yếu
là do chính hoạt động của con người gây ra.
Hoạt động của con người đã làm cho rừng bị suy giảm cạn kiệt dần.
Vấn đề được đặt ra cho tất cả các nước trên thế giới là việc bảo vệ, khai thác
và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần bị cạn kiệt và việc
bảo vệ môi trường khỏi sự ô nhiễm. Đối với Việt Nam, ngày nay dưới sự ảnh
hưởng của nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa các nhà máy xí nghiệp mọc lên,
sự gia tăng về dân số khiến cho diện tích rừng đang dần bị thu hẹp, kéo theo
sự suy giảm không gian sống của nhiều loài sinh vật, nhiều loài đang trên đà
bị tuyệt chủng.
Sa nhân tím có tên khoa học là (Amomum longiligulare T.L.Wu) thuộc họ
gừng (Zingiberaceae), là một trong những loài cây có giá trị không chỉ về
khoa học mà còn là cây lâm sản ngoài gỗ được sử dụng làm dược liệu và rất
cần thiết cho ngành y dược phục vụ trong nước cũng như xuất khẩu.

Đây là loài cây thân thảo, sống lâu năm dưới tán rừng. Chiều cao trung bình
có thể đạt đến 1-2m. Hạt Sa nhân tím được dùng làm dược liệu và thực phẩm có
1
1
2
giá trị. Trong những năm gần đây Sa nhân tím đã được xuất khẩu ra nước ngoài
với sản lượng lớn mỗi năm. Nó đã trở thành nguồn thu nhập quan trọng của các


hộ gia đình ở nhiều vùng miền trong cả nước.
Cây mọc hoang ở rừng núi Hà Tây, Hải Hưng qua Thanh Hóa, Phúc
Yên đến Đồng Nai. Thu hái quả lúc gần chín vào mùa hè đến mùa thu, bóc vỏ
lấy khối hạt màu trắng đem phơi khô.
Thành phần hóa học: Trong quả Sa nhân có tinh dầu mà thành phần chủ
yếu là D-camphor,D-Borneol, D-fomylacetat, D-limonen, phellandren,
parametoxxt etyl cinnamat, nerolidol, linalol, có vị cay, mùi thơm, tính ẩm, có
tác dụng hóa thấp khai vị, ngoài ra còn được dùng làm gia vị, làm thuốc chữa
đau bụng, dạ dày trướng đau, ăn uống không tiêu, nôn mửa, viêm ruột, ỉa
chảy, lỵ và động thai. Liều dùng, hạt khô 3 - 6g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn
tán, thường phối hợp với các vị thuốc khác…. Hiện nay cây dược liệu này
đang bị khai thác một cách tự do nên bị thu hẹp về diện tích dẫn đến chất
lượng và số lượng ngày càng giảm mạnh. Nếu không khoanh nuôi bảo vệ và
mở thêm diện tích và có những biện pháp tích cực thì những nguồn gen quý
này cũng dần bị mất. Bên cạnh đó còn sử dụng khoa học kỹ thuật để tạo thêm
nhiều giống mới có năng suất và có giá trị kinh tế cao ở vùng núi nói chung
và cho tỉnh Hà Giang nói riêng.
Tác dụng của việc trồng Sa nhân tím dưới tán rừng tự nhiên và tán rừng
trồng góp phần hạn chế xói mòn, lũ lụt nhằm phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp và đời sống của người dân. Mặt khác, Sa nhân tím không những không
tranh chấp đất với một số loài cây trồng khác mà tận dụng được đất dưới tán
rừng để tăng nguồn thu nhập trên một đơn vị diện tích.
2
2
3
Tuy nhiên, do chưa hiểu biết đầy đủ về đặc điểm sinh thái của Sa nhân tím
mà việc gây trồng và phát triển loài cây này đang gặp không ít khó khăn. Trong
một số trường hợp, do gây trồng trên điều kiện lập địa không thích hợp người ta
đã làm giảm sinh trưởng và năng suất của Sa nhân tím. Trong một số trường hợp
khác người ta lại mở tán rừng một cách quá mức. Điều này vừa làm giảm năng

suất của Sa nhân tím, vừa làm giảm khả năng phòng hộ của rừng.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề
“Thử nghiệm gây trồng cây Sa Nhân tím (Amomun Longiligulaze T.L.WU)
tại xã Lao Chải - Vị Xuyên - Hà Giang” làm cơ sở cho việc nghiên cứu khoa
học và phát triển loài cây lâm sản ngoài gỗ (LSNG) này một cách tốt nhất
nhằm tăng thu nhập cho người dân địa phương.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Gây trồng thử nghiệm loài cây Sa nhân tím (Amomun Longiligulaze
T.L.WU tại xã Lao Chải - Vị Xuyên - Hà Giang làm cơ sở cho việc phát triển
loài cây LSNG, nhằm tăng thu nhập cho người dân tại địa phương.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Trồng thử nghiệm dựa vào kết quả thu được và đánh giá khả năng phát
triển và thích nghi với điều kiện khí hậu và lập địa của cây Sa nhân tím trên
địa bàn xã Lao Chải -Vị Xuyên - Hà Giang.
3
3
4
- Đánh giá tỉ lệ sống sót của các cá thể trong thời gian trồng thử nghiệm
trong giai đoạn đầu tiến hành dự án và từ đó đưa ra các biện pháp kỹ thuật
nhằm chăm sóc một cách hợp lý.
- Đưa ra được chiến lược phát triển và nhân rộng giống cây Sa nhân
tím trên địa bàn xã Lao Chải.
1.4. Ý nghĩa
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Giúp cho sinh viên nắm vững hơn những kiến thức đã được học cũng như
được trải nghiệm giữa lý thuyết và thực hành, đặc biệt là những kiến thức trong
lĩnh vực gây trồng lâm sản ngoài gỗ nói chung và cây Sa nhân tím nói riêng.
- Tạo điều kiện để sinh viên làm quen với những kiến thức ngoài thực tế
và áp dụng được lý thuyết vào trong thực tiễn qua đó giúp sinh viên hoàn
thiện hơn không chỉ về lý thuyết mà cả về thực hành, nâng cao hiệu quả và

chất lượng học tập.
- Là cơ hội để sinh viên tiếp cận thực tế và nâng cao sự hiểu biết của bản
thân kiến thức về lâm sản ngoài gỗ nói chung và cây Sa nhân tím nói riêng.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nhân rộng thành công cây Sa nhân tím không những sẽ là nguồn thu
đáng kể cho người nông dân, mà còn góp phần bảo tồn nguồn gen và đa dạng
sinh học.
- Mang lại ý nghĩa lớn cho việc duy trì loài dược liệu quý hiếm này và
đồng thời cung cấp nguồn dược liệu cho y học.
4
4
5
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
Cùng với lịch sử phát triển loài người, các sản phẩm của rừng cũng
ngày càng đa dạng và phong phú. Thời kỳ đầu con người chủ yếu sống bằng
phương thức săn bắn, hái lượm, rừng đã cung cấp các loại hoa quả, động vật
làm thức ăn để nuôi sống loài người. Sau này loài người đã biết sử dụng gỗ để
làm nhà, lá làm mái lợp, dây buộc, Đến thời kỳ công nghiệp hóa, gỗ được
khai thác ồ ạt và người ta chỉ chú trọng đến sản phẩm gỗ còn các sản phẩm
khác bị bỏ qua hoặc coi là thứ yếu “phụ”. Không chỉ cây gỗ mới tạo nên cấu
trúc rừng mà các thành phần khác như dây leo, thực vật ngoại tầng, bì sinh,
lớp cây bụi thảm tươi có vai trò hết sức quan trọng để bảo vệ và giữ cân
bằng cho hệ sinh thái. Rừng không chỉ cung cấp gỗ mà còn có khả năng cung
cấp cho con người nhiều sản phẩm đa dạng và dễ sử dụng. Vậy thì ngoài gỗ ra
thì các lâm sản ngoài gỗ là gì ?
Nhận thức về LSNG không phải là vấn đề mới, đã được thể hiện trong
báo cáo của Bộ Lâm Nghiệp về phát triển đặc sản rừng 1981 – 1990 như sau:
“Đặc sản rừng bao gồm tất cả thực vật và động vật rừng là nguồn tài nguyên

giàu có của đất nước. Nó có vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa
xã hội chủ nghĩa, trong đời sống nhân dân, quốc phòng và xuất khẩu. Nhiệm
vụ cấp bách của chúng ta hiện nay là phải ra sức xây dựng vốn rừng trong đó
có vốn rừng đặc sản, đẩy mạnh khai thác đảm bảo tái sinh, chế biến tạo ra
nhiều mặt hàng mới từ đặc sản để đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu. Đẩy mạnh kinh doanh sản xuất đặc sản rừng là thực hiện phương
châm lấy ngắn nuôi dài, kinh doanh toàn diện, lợi dụng rừng và đất rừng ”
Theo W.W.F – trong tài liệu (The Economic value of Non timber Forest
products in Southeats asia. 1989):
5
5
6
“Sản phẩm ngoài gỗ bao hàm tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ được
khai thác từ rừng tự nhiên phục vụ mục đích của con người. Bao gồm các
loại thực phẩm, dược liệu, hương liệu, tinh dầu, nhựa cây, keo dính, nhựa mủ,
tanin, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã, nguyên liệu thô và củi,
song mây, tre nứa, gỗ nhỏ và sợi”.
Trong hội nghị các chuyên gia LSNG của các nước vùng Châu Á, Thái
Bình Dương họp tại Bangkok, Thái Lan từ ngày 5- 8/11/1991 đã thông qua
định nghĩa về LSNG như sau:
Lâm sản ngoài gỗ (Non-wood forest products) bao ngồm tất cả các sản
phẩm cụ thể, có thể tái tạo, ngoài gỗ, củi và than. Lâm sản ngoài gỗ được
khai thác từ rừng, đất rừng hoặc từ các cây thân gỗ.
Gần đây, J.H.De beer (1996), tác giả của nhiều tài liệu lâm sản ngoài
gỗ, trong đó có tài liệu “Phân tích ngành lâm sản ngoài gỗ Việt Nam” tháng
7/2000 là một ấn phẩm của dự án “Sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ”, đã
đưa ra định nghĩa về lâm sản ngoài gỗ như sau:
Lâm sản ngoài gỗ ( Non-timber forest products) bao ngồm các nguyên
liệu có nguồn gốc sinh vật, không phải là gỗ, được khai thác từ rừng để phục
vụ con người. Chúng bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu, ta nanh,

thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã (động vật sống hay các sản phẩm
của chúng), củi và các nguyên liệu thô như tre nứa, song mây, gỗ nhỏ và sợi.
Hội nghị do FAO (Tổ chức Lương nông thế giới) tổ chức vào tháng 6
năm 1999 đã đưa ra lâm sản ngoài gỗ như sau:
Lâm sản ngoài gỗ bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật,
khác gỗ được khai thác từ rừng, đất có rừng và các cây thân gỗ.
Theo Vũ Tiến Hinh và Phạm Văn Điển (2003) “Lâm sản ngoài gỗ bao
gồm tất cả các sản phẩm có nguồn gốc sinh học và các dịch vụ thu được từ
rừng hoặc từ bất kỳ vùng đất nào có kiểu sự dụng đất tương tự, loại trừ gỗ
lớn từ tất cả các hình thái của nó”
6
6
7
Theo Trần Ngọc Hải (2000): Lâm sản ngoài gỗ bao gồm tất cả các vật
liệu sinh học khác gỗ được khai thác từ rừng (hiểu theo nghĩa rộng bao gồm
rừng tự nhiên và rừng trồng) phục vụ mục đích của con người bao gồm các
loài thực vật, động vật dùng làm thực phẩm, làm dược liệu, tinh dầu, nhựa
sáp, nhựa dính, nhựa mủ, cao su, ta nin, mầu nhuộm, chất béo, cây cảnh,
nguyên liệu giấy, sợi…
Các sản phẩm này sẽ ngày càng tăng lên do sự tìm tòi, phát hiện giá trị
của chúng để phục vụ cuộc sống loài người, chúng gồm các sản phẩm chưa
qua chế biến hoặc qua chế biến.
Măc dù con người gắn với LSNG chặt chẽ và thường xuyên, nhưng do
giá trị về kinh tế của các loại này không lớn khi so với sản phẩm chính của
rừng là gỗ tròn, nên chúng không được chú ý nhiều trong phần lớn dân chúng.
Có chăng chỉ là các nguyên liệu, dược liệu đặc biệt và thú quý mới được quan
tâm. Khi rừng bị khai thác quy mô công nghiệp ngoài sự kiểm soát và do đói
nghèo, dẫn tới rừng bị kiệt quệ thì người ta mới thấy giá trị nhiều mặt của
LSNG và mới có những nghiên cứu nghiêm túc về quản lý nguồn tài nguyên
này. Một nguyên nhân nữa là người ta cho rằng giá trị thương mại của LSNG

nhỏ nên với quy mô cộng đồng hoặc hộ gia đình nó chỉ xuất hiện khiêm tốn ở
các chợ nông thôn. Vì vậy chưa có một tiêu chuẩn nào để đánh giá cho LSNG
và giá cả của chúng cũng biến động lớn theo từng vùng và từng thời điểm.
Những người khai thác, thu hái và chế biến các sản phẩm từ LSNG chưa có
đủ thông tin về thị trường giá cả. Ở nước ta từ lâu các sản phẩm lâm sản từ gỗ
được gọi là lâm sản phụ, khi nói về chúng người ta cũng chỉ mới chú ý tới
mây, tre và một số nguyên liệu, dược liệu có giá trị kinh tế là chính. Tuy nhiên
cũng rất khó đánh giá được giá trị của LSNG vì còn rất nhiều loài người ta
chưa biết sử dụng. Thực sự có rất nhiều loài cây trước kia chưa được xếp vào
loại có giá trị, nay trở nên quý.
7
7
8
Sa nhân tím tên khác: Sa nhân lưỡi dài (Mè tré bà, Hải nam sa nhân
Amomum longiligulare T.L Wu) Thuộc học Gừng - Zingiberaceae.
Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, cao 1 - 2m; thân rễ mảnh, Lá có phiến
thon, dài 20 - 30cm, rộng 2.5cm, không lông; lá kèm (mép) cao 2 - 4.5cm. Cụm
hoa đồ thân rễ, thấp ở đốt; hoa ít. Hoa trắng, có mép vàng, vách đỏ tím. Quả hình
cầu, xoan, màu đỏ tím hay tím mốc, có gai nhỏ cong; hạt có 3 cạnh tù, có gân
đều, hột tròn hay xoan hơi dẹp 1.5 - 2.2cm x 0.8 - 1.2cm, màu tía tía.
Hoa tháng 4 - 6 , quả tháng 6 - 9 (Miền Nam có 2 vụ quả Xuân và thu)
Bộ phận dùng: Quả - Fructus Amomi Longiligularis, thường gọi Sa
Nhân - Hải nam sa nhân
Nơi sống và thu hái: Loài của Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta cây
mọc nơi ẩm trong rừng ở nhiều nơi, nhất là ở đông Bắc và miền Trung, thế
giới tập trung tại đảo Hải Nam Trung Quốc.
Thành phần hóa học: có tinh dầu, trong đó có pinen, camphen,
caren, limonen
Tính vị, tác dụng: Vị cay, tính ẩm; có tác dụng tán thấp khai vị, tiêu thực.
Công dụng: Được dùng trị bụng trướng đau, ăn uống không tiêu, nôn

mửa cũng như Sa Nhân
Hiện nay Sa nhân đã được gây trồng ở nhiều nơi với một số loài khác
nhau. Loài Sa nhân tím là loài được gây trồng nhiều vì cây sinh trưởng, phát
triển được gần như ở nhiều vùng miền trong cả nước. Dễ kiếm giống, sản
phẩm làm ra (quả) tiêu thụ thuận lợi chủ yếu để xuất khẩu.
Sa nhân được gây trồng bằng nhiều phương pháp khác nhau, tuỳ vào điều
kiện áp dụng ở từng nơi. Có thể gây trồng bằng hai cách phổ biến là: nhân giống
hữu tính (trồng bằng hạt) và nhân giống vô tính (trồng bằng chồi gốc).
8
8
9
2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng LSNG và Sa nhân tím trên Thế
Giới và Việt Nam
Từ thời cổ xưa, loài người đã biết khai thác và sử dụng cây LSNG vào
công tác chăm sóc sức khỏe và các nhu cầu cuộc sống của mình.
LSGN có nhiều giá trị về mặt xã hội :Ổn định và an ninh cho người dân
sống phụ thuộc vào rừng, tạo ra thu nhập thường xuyên, số việc làm đủ lớn
cho lao động địa phương, bảo tồn và làm sống những kiến thức bản địa và bảo
tồn những giá trị văn hóa. Ngoài ra, nó còn có giá trị về mặt môi trường: bảo
vệ, làm tăng tính đa dạng sinh học rừng, giải quyết những mâu thuẫn giữa phát
triển bền vững nguồn tài nguyên, đáp ứng cho sự tăng dân số với bảo tồn bền
vững nguồn gen cho tương lai, bảo vệ gián tiếp rừng, đất rừng và nguồn nước.
Qua các nghiên cứu về lịch sử sử dụng cây LSNG của các dân tộc trên
thế giới cho thấy, mỗi dân tộc trên thế giới đều có tri thức sử dụng cây LSNG
đặc sắc tùy thuộc vào từng nền văn hóa.
2.2.1. Tình hình trên thế giới
Các nhà khoa học đã đưa ra những khái niệm khác nhau về lâm sản
ngoài gỗ. Theo Jenne.H. de Beer (1992) “Lâm sản ngoài gỗ được hiểu là toàn
bộ động vật, thực vật và những sản phẩm khác ngoài gỗ của rừng được con
người khai thác và sử dụng”. Năm 1994, trong hội nghị các chuyên gia lâm

sản ngoài gỗ của các nước vùng Châu Á - Thái Bình Dương họp tại Bangkok,
Thái Lan đã thông qua khái niệm về lâm sản ngoài gỗ như sau: “Lâm sản
ngoài gỗ bao gồm tất cả các sản phẩm cụ thể, có thể tái tạo, ngoài gỗ, củi và
than. Lâm sản ngoài gỗ được khai thác từ rừng, đất rừng hoặc từ các cây thân
gỗ. Vì vậy, các sản phẩm như cát, đá, nước, du lịch sinh thái không phải là các
lâm sản ngoài gỗ”. Để có một khái niệm chung và thống nhất, hội nghị do tổ
chức Nông lương thế giới tổ chức vào tháng 6/1999 đã đưa ra khái niệm lâm
sản ngoài gỗ như sau: “Lâm sản ngoài gỗ bao gồm những sản phẩm có nguồn
9
9
10
gốc sinh vật, khác gỗ, được khai thác từ rừng, đất có rừng và các cây thân
gỗ”.
Sau nhiều năm nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ Jenne.H. de Beer
(2000) đã bổ sung khái niệm lâm sản ngoài gỗ. Theo ông “Lâm sản ngoài gỗ
bao gồm các nguyên liệu có nguồn gốc sinh vật, không phải là gỗ, được khai
thác từ rừng để phục vụ con người. Chúng bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị,
tinh dầu, nhựa, nhựa mủ, ta nanh, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã
(động vật sống hay các sản phẩm của chúng), củi và các nguyên liệu thô như
tre, nứa, mây, sông, gỗ nhỏ và sợi”. Theo khái niệm này của Jenne.H. de Beer
là đơn giản, dễ sử dụng nhưng khác với các khái niệm trước đây là ông đưa
củi vào nhóm lâm sản ngoài gỗ.
Theo Aristote (384 - 322 trước công nguyên) đã tổng kết trên 4000 năm
trước, các dân tộc vùng trung cận đông đã biết đến cả ngàn cây thuốc, sau này
người Ai Cập đã biết cách chế biến và sử dụng chúng (dẫn từ Võ Văn Chi và
Trần Hợp, 1999) [4].
Charles Pickering (1879) đã nghiên cứu và đúc rút lại cho biết người Ai
Cập cổ đại đã biết sử dụng những cây có tinh dầu để trị bệnh và ướp xác các
vua chúa hoặc làm nước thơm từ khoảng 4.000 năm TCN. Người Trung Quốc
đã biết sử dụng tinh dầu làm thuốc chữa bệnh từ lâu. Tại Đông Á, người Nhật

Bản đã biết sử dụng cây Bạc hà làm thuốc trị bệnh từ 2.000 năm trước đây
(dẫn từ Lã Đình Mỡi và cs, 2001) [7].
Theo Ahmad, U.& M.N.Nabi (1967) đã nghiên cứu và tổng kết rằng:
Nền y học cổ truyền Trung Quốc và Ấn Độ đều được ghi nhận trong lịch sử
sử dụng cây cỏ làm thuốc cách đây 3.000 - 5.000 năm (dẫn từ Trần Văn Ơn,
2003) [8].
Theo ước tính của quỹ thiên nhiên thế giới (WTO) có khoảng 35.000
-70.000 loài trong số 250.000 loài cây được sử dụng vào mục đích chữa bệnh
10
10
11
trên toàn thế giới. Nguồn tài nguyên cây thuốc này là kho tàng vô cùng quý
giá của các dân tộc hiện đang khai thác và sử dụng để chăm sóc sức khỏe,
phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc của nền văn hóa. Theo báo cáo của tổ chức
Y tế thế giới (WHO) ngày nay có khoảng 80% dân số các nước đang phát triển có
nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu phụ thuộc vào nguồn dược liệu hoặc qua các
chất chiết xuất từ dược liệu (dẫn từ Nguyễn Văn Tập, 2006) [13].
Theo thông tin của tổ chức Y tế thế giới (WHO) đến năm 1985, trên
toàn thế giới đã biết tới 20.000 loài thực vật bậc thấp cũng như bậc cao (trong
tổng số hơn 250.000 loài thực vật đã biết) được sử dụng trực tiếp làm thuốc
hay có xuất xứ cung cấp các hoạt chất để làm thuốc (N.R.Farnsworth $
D.D.Soejarto,1985). Theo Napralert năm 1990 con số này được ước tính từ
30.000 - 70.000 loài cây thuốc. Trong đó, ở Trung Quốc đã có tới trên 10.000
loài thực vật được coi là cây thuốc; Ấn Độ hơn 6.000 loài; vùng nhiệt đới
Đông - Nam Á khoảng 6.500 loài (N.R.Farnsworth, 1985; S.K.Alok, 1991;
P.G. Xiao, 2006) (dẫn từ Nguyễn Văn Tập, 2007) [14].
Theo Lewington (1993) đã thống kê trên thế giới có hơn 35.000 loài
thực vật đang được sử dụng trong các nền văn hóa khác nhau vào mục đích
chữa bệnh. Nhiều loài trong số chúng là đối tượng không thể kiểm soát được
trong các hoạt động buôn bán ở quy mô địa phương hoặc quốc tế (dẫn từ

Phạm Minh Toại và Phạm Văn Điển, 2005) [17].
Tư liệu từ Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên Quốc
tế (IUCN) cho biết, hiện nay trong tổng số 43.000 loài thực vật mà tổ chức
này có thông tin thì có tới 30.000 loài được coi là đang bị đe dọa tuyệt chủng
ở các mức độ khác nhau. Trong tập tài liệu “các loài thực vật bị đe dọa ở Ấn
Độ” xuất bản từ năm 1980 đã đề cập tới 200 loài, trong đó phần lớn là các
loài cây thuốc hay trong bộ “Trung Quốc thực vật hồng bì thư” (Sách đỏ về
thực vật của Trung Quốc), năm 1996 cũng giới thiệu tới gần 200 loài được sử
dụng làm thuốc cần bảo vệ (dẫn từ Nguyễn Văn Tập, 2007) [14].
11
11
12
Ngay từ những năm 1950 các nhà khoa học nghiên cứu về cây thuốc
của Liên Xô đã có các nghiên cứu về cây thuốc trên quy mô rộng lớn. Năm
1952 các tác giả A.l.Ermakov, V.V.Arsimovich… đã nghiên cứu thành công
công trình “Phương pháp nghiên cứu hóa sinh - sinh lý cây thuốc”. Công
trình này là cơ sở cho việc sử dụng và chế biến cây thuốc đạt hiệu quả tối ưu
nhất, tận dụng tối đa công dụng của các loại cây thuốc. Các tác giả
A.F.Hammemen, M.D.Choupinxkaia và A.A. Yatsenko đã đưa ra giá trị của
từng loài cây thuốc (cả về giá trị dược liệu và giá trị kinh tế) trong tập sách
“giá trị cây thuốc”. Năm 1972 tác giả N.G.Kovalena đã công bố rộng rãi trên
cả nước Liên Xô cũ việc sử dụng cây thuốc vừa mang lại lợi ích cao và không
gây hại cho sức khỏe của con người. Qua cuốn sách “chữa bệnh bằng cây
thuốc” tác giả Kovalena đã giúp người đọc tìm được loại cây thuốc và chữa
đúng bệnh với liều lượng đã được định sẵn (dẫn từ Trần Thị Lan, 2005) [5].
Do đặc tính sinh thái của loài, cây sa nhân tím được phân bố chủ yếu ở
các nước như: Phân bố rộng rãi ở Quảng Tây, Vân Nam, Hải Nam (Trung
Quốc), Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan.
2.2.2. Tình hình trong nước
Lâm sản ngoài gỗ thành phần quan trọng của rừng nhiệt đới có giá trị

kinh tế và dược lý cao (khoảng 1800 loài thảo mộc có giá trị dược lý, 40 loài
song mây, 76 loài cho nhựa thơm, 600 loài có ta nanh, 160 loài cho tinh dầu
và 260 loài cho dầu béo …). Lâm sản ngoài gỗ là nguyên liệu của nhiều
ngành công nghiệp: Công nghiệp dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm và công
nghiệp hoá chất. Trong các thập kỷ gần đây do sự suy giảm của diện tích rừng
và sự khai thác quá mức làm cho nguồn LSGN giảm không chỉ về trữ lượng
mà còn cả chất lượng. Nguồn tài nguyên LSGN với đặc điểm đa dạng và
phong phú về loài, nhưng trữ lượng ít, chất lượng không đồng đều, phân tán
và phân bố chủ yếu ở các vùng rừng núi nơi mà cơ sở hạ tầng còn có nhiều
12
12
13
khó khăn. Với đặc điểm của nguồn nhiên liệu LSGN như vậy đã quyết định
quy mô và trình độ công nghệ khai thác, bảo quản, chế biến, thị trường buôn
bán. Cụ thể ngành chế biến LSGN có quy mô nhỏ, trình độ công nghệ lạc hậu,
khả năng cơ giới hoá thấp, thị trường LSGN không ổn định. Theo số liệu
thống kê về giá trị của sản phẩm LSGN Việt Nam được buôn bán ở 4 thị
trường chính (EU, Nhật, Mỹ và Trung Quốc ) chúng ta thấy LSGN Việt Nam,
chiếm thị trường phần nhỏ, tỷ giá của các sản phẩm chỉ đạt 0,5 đến 0,7 tỷ giá
trung bình của thị trường, trừ một số sản phẩm LSGN đặc hữu của Việt Nam
như một số cây dược thảo, gừng, tinh dầu, sản phẩm mỹ nghệ mây, tre đan và
một số sản phẩm truyền thống, phát triển ổn định như Quế, Hồi, Tre là có tỷ
giá cao hơn tỷ giá trung bình của các thị trường, điều đó đã phản ánh thực
trạng trình độ sản xuất LSGN của Việt Nam.
LSGN từ lâu đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều tổ chức trong nước
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ khác, các tổ chức
quốc tế CIFOR, FORD, JICA… với các mục tiêu khác nhau. Hiện nay Việt
Nam có khoảng 11 Viện và Trung tâm, 4 trường Đại học đang nghiên cứu sử
dụng tài nguyên này. Nhưng hiện chưa có một hệ thống hữu hiệu nào để thu
thập thông tin, phân tích, giám sát việc sản xuất, xuất khẩu để hỗ trợ cho việc

xây dựng chiến lược phát triển LSGN cấp quốc gia, mặt khác do quản lý còn
đang chồng chéo giữa các ngành, Bộ về LSGN đã làm cho sự phối hợp
nghiên cứu của các tổ chức còn ít và các vấn đề nghiên cứu chưa tập trung
cho chiến lược phát triển LSGN.
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm diện tích
hẹp nhưng kéo dài do đó đã tạo nên những khí hậu khác nhau theo vĩ tuyến và
độ cao, là nơi hội tụ và phát triển một quần thể thực vật hết sức phong phú.
Cây thuốc là một thực vật được hình thành trong môi trường đó nên cây thuốc
Việt Nam rất phong phú và đa dạng về số lượng và chủng loại.
13
13
14
Công tác điều tra nghiên cứu của Viện Dược liệu - Bộ Y tế ở tất cả các
địa phương trên toàn quốc. Kết quả điều tra từ năm 1961 đến cuối năm 2004,
đã ghi nhận ở nước ta có 3.948 loài cây thuốc, thuộc 307 họ của 9 ngành thực
vật kể cả nấm có công dụng làm thuốc. Trong đó có trên 90% tổng số loài cây
thuốc mọc tự nhiên.
Hiện nay đã thống kê được gần 300 loài cây thuốc mọc tự nhiên ở rừng
thường xuyên được khai thác với khối lượng từ 10.000 - 20.000 tấn mỗi năm,
cung cấp thị trường trong nước và xuất khẩu. Các cây thuốc đang được khai
thác với khối lượng lớn như: Vằng đắng (Coscinium fenestratum), Thiên niên
kiện (Homalomena spp), Cẩu tích (Cibotium barometz), Hoàng đằng
(Fibraurea recisa Pierre), Chè dây (Ampelopsis cantoniensis)… phần lớn các
cây thuốc trên được đưa vào sử dung trực tiếp trong nền YHCT. Một số loài
được đưa vào chiết xuất hoạt chất để dùng làm thuốc như: Thanh cao
(Artemisia annua) chiết Artemisinin làm thuốc chữ sốt rét, Bình vôi
(Stephania spp.) chiết xuất L. tetrahydro palmatin làm thuốc an thần, giảm
đau; Kim tiền thảo (Desmodium styracifolium) chiết saponin làm thuốc chữa
sỏi thận (Nguyễn Văn Tập, 2007) [14].
Với 3.948 loài cây thuốc đã biết hiện nay vẫn còn có nguồn tài nguyên

cây thuốc của các dân tộc thiểu số sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam vẫn chưa
thống kê được đầy đủ có bao nhiêu loài cây thuốc (ngoài 3.948 loài cây thuốc
đã thống kê) sự phân bố và sử dụng của chúng. Nước ta cũng chưa thể thống
kê được chính xác có bao nhiêu loài đã bị mất và đang bị đe dọa tuyệt chủng.
Trong bài báo “Sử dụng tài nguyên cây thuốc - sự chia sẻ công bằng và
hợp lý ” (2004) tác giả Trần Công Khánh đã làm rõ nét đặc trưng của cây
thuốc dân gian. Cùng một cây thuốc với dân tộc này thì rất quý nhưng với dân
tộc khác thì nó không có giá trị, cũng cùng một loại cây thuốc đó mỗi dân tộc
lại có một cách dùng chữa trị các bệnh khác nhau. Như vậy, có thể nói giá trị
14
14
15
và cách sử dụng cây thuốc của mỗi dân tộc mang những nét văn hóa và đặc
trưng riêng.
Hiện nay ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về các kinh
nghiệm truyền thống y học dân gian của các dân tộc ít người nhưng còn mang
tính thăm dò sưu tầm là chính; “Nghiên cứu về kinh nghiệm phòng chữa bệnh
của dân tộc Mường Thanh Hóa, Nghệ An” (Phó Đức Thành, 1930), “Kinh
nghiệm của người Dao Ba Vì” (Phó Đức thuần, Đỗ Thị Phương, 1996), “Kinh
nghiệm của người Dao Đà Bắc - Hòa Bình” (Trần Hồng Hạnh, 1997) (Phó
Đức Thuần, 2005) [16].
Tư liệu hóa tài nguyên cây thuốc của tất cả các cộng đồng dân tộc Việt
Nam là vấn đề cấp thiết hiện nay để bảo tồn tính ĐDSH cây thuốc và tri thức
sử dụng cây thuốc của các cộng đồng. Tri thức sử dụng cây thuốc của các
cộng đồng dân tộc thì có nhiều nhưng cho đến nay chưa có một người nào,
một dân tộc miền núi nào của nước ta tự đến cơ quan nhà nước đăng kí bản
quyền sở hữu trí tuệ về tri thức đó. Đây thực sự là nguồn tài sản có giá trị nếu
biết cách quản lý thì nguồn tài nguyên tri thức này sẽ mang lại cuộc sống sung
túc cho các dân tộc có hoạt động làm thuốc và việc khai thác, sử dụng rừng
bền vững.

Các dân tộc thiểu số nói chung, trong đó có Việt Nam, do đời sống còn
gắn liền với khai thác và sử dụng thực vật nên có nhiều kinh nghiệm và tri
thức quý báu trong lĩnh vực chế biến và sử dụng thực vật, đặc biệt là kinh
nghiệm sử dụng cây thuốc. Tuy nhiên các tri thức và kinh nghiệm dân tộc
Thượng chỉ được sử dụng và lưu truyền trong phạm vi hẹp (dân tộc, dòng họ,
gia đình). Vì vậy không được phát huy và phục vụ cho xã hội và nguy cơ thất
thoát rất cao, Nhận thức được tầm quan trọng này trong khoảng 10 năm lại
đây nghiên cứu cây thuốc dân tộc được đặc biệt quan tâm tại một số cơ sở của
nước ta và đã thu được nhiều kết quả khả quan.
15
15
16
Nhiều công trình điều tra thành phần loài và kinh nghiệm sử dụng cây
thuốc của các dân tộc thiểu số ở nước ta đã được tiến hành trong những năm
vừa qua. Trong khoảng thời gian 1994 - 2005, phòng Thực Vật dân tộc học
thuộc Viện Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật đã triển khai nghiên cứu tại các
cộng đồng dân tộc người H’mông, Dao, Tu Dí, Mường, Thái, Khơ Mú, Tày
Nùng, Hoa ở các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang.
Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự nghiên cứu khá chi tiết thành phần loài
cây thuốc của dân tộc Thái tại Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Trần Văn Ơn nghiên
cứu kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc Dao tại vườn quốc
gia Ba Vì. Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu khác được công bố,
Ty Thị Hoàn nghiên cứu sử dụng cây thuốc của người Cao Lan tại Tuyên
Quang, Trần Thị Dung nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của dân
tộc Bru - Vân Kiều tại Quảng Trị. Kết quả của các nghiên cứu trên cho thấy
các dân tộc ở nước ta có nhiều tri thức quý giá và kinh nghiệm sử dụng cây
thuốc độc đáo để phòng và chữa bệnh.
Nhiều bài thuốc dân tộc có hiệu quả điều trị cao đã được thu thập và
đưa vào nghiên cứu thực nghiệm. Đồng thời đã phát hiện nhiều loài cây thuốc
mới, đặc biệt là các công dụng mới của nhiều loài cây thuốc. Như vậy, nghiên

cứu cây thuốc truyền thống của các dân tộc thiểu số đã góp phần sử dụng hiểu
quả hơn nguồn tài nguyên cây thuốc nước ta.
Cùng với việc điều tra về thành phần loài, kinh nghiệm sử dụng cây
thuốc của cộng đồng dân tộc thiểu số, nghiên cứu sàng lọc các bài thuốc dân
tộc để ứng dụng rộng rãi góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng và phát triển
kinh tế xã hội được chú trọng nghiên cứu trong những năm gần đây. Từ kinh
nghiệm truyền thống của dân tộc Tày, nhóm nghiên cứu của Đại học Dược Hà
Nội đã sản xuất thành công thuốc chữa đau dạ dày từ cây chè dây
(ampenopsis cantoniensis). Viện hóa học các hợp chất thiên nhiên sản xuất
16
16
17
thành công thuốc chữa viêm loét dạ dày từ củ Nghệ vàng (curcuma longa)
dựa trên cơ sở bài thuốc dân gian. Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã
đưa vào thử nghiệm lâm sàn bài thuốc chữa phì đại tuyên tiền liệt TLC - 02
được phát triển từ bài thuốc dân gian của dân tộc Tày ở Cao Bằng. Hiện nay
nhiều bài thuốc dân tộc đang được đánh giá và nghiên cứu thực nghiệm ở
nhiều cơ quan nghiên cứu: nghiên cứu hoạt chất ức chế ung thư của dịch chiết
từ cây Ngái (Ficus hispida) tại Đại học Khoa học tự nhiên, nghiên cứu các bài
thuốc dân tộc chữa sỏi thận, viêm gan tại viện Y học cổ truyền trung ương. Có
thể nhận thấy, nghiên cứu cây thuốc dân tộc không chỉ góp phần sử dụng bền
vững nguồn tài nguyên cây thuốc của đất nước, mà còn là cơ sở để sản xuất
các loại dược phẩm mới để điều trị các bệnh hiểm nghèo. Đây thực sự là
hướng nghiên cứu có triển vọng lớn trong tương lai.
Các công trình và đề tài đã nghiên cứu trong đó có “Đề tài nghiên cứu
nhân giống một số loài cây đặc sản rừng và dược liệu quý hiếm giai đoạn
2011-2013”. Mục tiêu tuyển chọn và nhân giống bằng phương pháp vô tính
tăng năng suất và chất lượng một số loài cây đặc sản rừng và dược liệu có giá
trị kinh tế cao.
Dự án ứng dụng khoa học công nghệ trong thâm canh Sa nhân dưới tán

rừng tỉnh Tuyên Quang thuộc Dự án khoa học công nghệ cấp tỉnh. Mục đích
dự án là phát triển vùng trồng Sa nhân tím dưới tán rừng Keo nhằm tăng thu
nhập của các hộ trồng rừng, sử dụng hiệu quả diện tích đất và bảo vệ môi
trường. Dự án tiến hành tại 3 xã huyện Sơn Dương, Tuyên Quang.
Trồng Sa nhân tím dưới tán rừng keo 3 năm tuổi (độ tàn che 0,3 - 0,4) và
dưới tán rừng tự nhiên thứ sinh nghèo kiệt (độ tàn che 0,5 - 0,6) sinh trưởng
phát triển tốt. Sau trồng 8 tháng đã cho quả bói và năng suất khô của năm đầu
tiên là 13,2 kg/ha (dưới tán rừng keo) và 5,0 kg/ha (dưới tán rừng tự nhiên).
Năng suất khô của năm thứ 2 là 45,1 kg/ha (dưới tán rừng keo) và 16,4 kg/ha
17
17
18
(dưới tán rừng tự nhiên). Trồng Sa nhân tím dưới tán vườn cà phê kinh doanh
và dưới tán vườn nhà thì cây sinh trưởng rất tốt và sau 30 tháng thì ra hoa kết
quả. Sa nhân tím ở cao nguyên Vân Hòa - Sơn Hòa - Phú Yên ra hoa đậu quả
2 vụ trong một năm là vụ hè thu (từ tháng 5 - 8) và vụ thu đông (từ tháng 9 -
12). Sa nhân tím ra hoa sau mưa tiểu mãn (tháng 5 - 6) và mưa chính vụ
(tháng 9). Sau trồng 2 năm đã cho thu nhập thuần 4.664.000 đ/ha (dưới tán
rừng keo) và 1.712.000 đ/ha (dưới tán rừng tự nhiên). Những năm tiếp theo
thu nhập sẽ tăng gấp 2,25 - 3,96 lần (dưới tán rừng keo) và 4,73 - 8,46 lần
(dưới tán rừng tự nhiên) so với 2 năm đầu.
Sau 36 tháng trồng thử nghiệm dưới tán rừng xoan 4 năm tuổi tại xã
Sơn Lang, huyện Kbang (Gia Lai), giống Sa nhân tím đã cho được kết quả rất
khả quan.
Giống Sa nhân tím sinh trưởng và phát triển tốt, ra hoa đậu quả đạt
100%, năng suất khô của vụ 1 và vụ 2 đạt 139-275 kg/ha. Xét về hiệu quả
kinh tế, 1 ha trồng xen Sa nhân tím tại huyện Kbang đã cho lãi ròng trên 21
triệu đồng.
Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà giống Sa nhân tím còn góp
phần che phủ diện tích đất trống đồi trọc rất hiệu quả, góp phần hạn chế xói

mòn đất, cải thiện điều kiện dinh dưỡng của đất.
Dự án này thuộc đề tài “Nghiên cứu gây trồng Sa nhân trên địa bàn tỉnh
Gia Lai nhằm bảo vệ, phát triển nguồn gen quý, sử dụng hiệu quả vùng đất
dốc và nâng cao thu nhập cho nhân dân vùng núi” do tiến sỹ Nguyễn Thanh
Phương-Viện Khoa học Kỹ thuật Duyên hải Nam Trung bộ thực hiện tại Gia
Lai. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chọn 4 loại Sa nhân tím có xuất
xứ từ Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định.
Sa nhân tím (tên khoa học là Amomum longiligulare T.L.Wu) thuộc họ
gừng, là một trong những cây thuốc quý rất cần thiết cho dược liệu và có giá
18
18
19
trị xuất khẩu rất cao. Sa nhân có vị cay, tính ôn, có tác dụng hành khí, điều
trung, hòa vị, làm cho tiêu hóa dễ dàng nên thường được dùng trong các
trường hợp: đầy bụng, ợ hơi, ăn chậm tiêu, tả lỵ đau bụng.
Cùng với những công trình và đề tài nghiên cứu về cây Sa nhân tím cho
thấy khả năng thích ứng của loài cây này trên các lập địa khác nhau đó là tiền
đề cho việc gây trồng loài cây này tại xã Lao Chải, Vị Xuyên, Hà Giang.
Đề tài “Thử nghiệm gây trồng cây Sa nhân tím (Amomun Longiligulaze
T.L.WU) tại xã Lao Chải - Vị Xuyên - Hà Giang”. Thực hiện dựa trên việc kế
thừa và tiếp nối các nghiên cứu trước đó. Nhằm tìm hiểu và mở rộng khu vực
gây trồng loài cây lâm sản ngoài gỗ này. Do thời gian nghiên cứu hạn chế nên
phạm vi nghiên cứu còn hẹp vì vậy tôi mong rằng đề tài sẽ được sự quan tâm
của người đọc để đề tài có thể được thực hiện ở cấp cao hơn.
2.3. Tổng quan điều kiện cở sở khu vưc nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1. Vị trí địa lý
Xã Lao Chải là một trong 22 xã của huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, cách
trung tâm huyện Vị Xuyên 65km và cách trung tâm tỉnh Hà Giang 45km. Từ xã
Lao Chải xuống Huyện còn xa hơn lên Thành Phố, vì xuống huyện thì phải mượn

đường đi qua Thành Phố mới xuống tới huyện Vị Xuyên.
Giới hạn tọa độ và địa lý như sau:
Tọa độ: 22°49′46″B 104°46′23″Đ

Bắc: giáp Trung Quốc và xã Xín Chải.
Đông: giáp xã Xín Chải, xã Phương Tiến.
Nam: giáp 2 xã Túng Sán & Đản Ván (Hoàng Su Phì).
Tây: giáp xã Thèn Chu Phìn (Hoàng Su Phì) và Trung Quốc.
Có tổng diện tích tự nhiên là 5012 ha, trong đó đất lâm nghiệp là
3.361,71 ha, đất phi nông nghiệp là 30.09 ha, đất chưa sử dụng 1.184,20 ha,
19
19
20
với địa hình đồi núi chủ yếu có độ dốc lớn và bị chia cắt bởi nhiều dông đồi,
khe cạn và hình thành 4 thôn; (thôn Bản Phùng, Thôn Cáo Sào, thôn Lùng
Chu Phùng, thôn Ngài Là Thầu). Dân số 303 hộ với 1591 nhân khẩu gồm 3
dân tộc anh em cùng sinh sống xen kẽ trên địa bàn là: H.Mông, Tày, Kinh.
Trong đó dân tộc Mông chiếm 98%, 2 dân tộc còn lại chỉ chiếm 2% tổng số
dân toàn xã.
2.3.1.2. Địa hình, đất đai
a. Địa hình
Địa hình của xã nằm trong khối Tây Côn Lĩnh xã Lao Chải có địa hình
dốc từ Tây sang Đông, ảnh hưởng đến xu hướng và cường độ tạo hình các tài
nguyên đất và sinh vật.
Địa hình đồi núi cao: địa hình này chiếm đa số trong địa bàn xã có độ
cao thay đổi từ 1.000 - 1.600 m, địa hình này phân bố ở phía Tây - Bắc của
xã. Địa hình này bị chia cắt mạnh độ dốc phần lớn trên 25
0
các loại đất hình
thành trên địa hình này chủ yếu độ dày tầng đất mịn từ mỏng đến trung bình

được sử dụng cho việc trồng cây màu.
Địa hình đồi núi thấp và đồi núi trung bình: địa hình này chiếm một
phần nhỏ trên địa bàn xã. Chủ yếu nằm ở phía Đông - Nam và một phần ở
phía Tây - Bắc của xã có độ dốc từ 15
0
đến 25
0
đất có độ chia cắt mạnh, địa
hình này bố trí chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp.
b. Đất đai
Thổ nhưỡng xã Lao Chải gồm có các loại đất sau:
- Đất Feralit điển hình: Diện tích 98,0 ha phân bố ở phía Đông - Nam
và một phần ở phía Tây - Bắc của xã. Thành phần cơ giới là thịt trung bình,
đất chua vừa, cày càng sâu độ chua càng tăng. Dung lượng Cation trao đổi
thấp 3 - 8 mg/100g đất. Hàm lượng mùn và đạm tổng số tầng mặt trung bình
thích hợp cho cây trồng hàng năm.
20
20
21
- Đất xám cơ giới nhẹ đá sâu: Diện tích 24,0 ha, phân bố ở phía Tây -
Nam và phía Đông của xã thành phần cơ giới là thịt trung bình càng sâu tỉ lệ
hạt sét càng tăng phản ứng của đất từ chua đến rất chua pHkcl 4,25 - 4,89 ở
tầng mặt, mùn và đạm tổng hợp ở mặt trung bình khá, các tầng dưới nghèo
đạm và kali tổng số nghèo, kali dễ tiêu diễn biến thấp từ trung bình đến
nghèo, lượng kation kiềm trao đổi thấp dưới 3meq/100g đất dung lượng CEO
từ 7,0 - 13,0meq/100g đất.
- Đất xám mùn điển hình cơ giới nhẹ: Diện tích 4.027 ha phân bố rộng
khắp trên địa bàn xã. Thành phần cơ giới của đất thịt nhẹ, tầng mặt tỷ lệ cát
67 - 68% giảm dần theo độ sâu. Phản ứng của đất từ chua đến rất chuapllkcl
3,85 - 4,50. Mùn tổng số tầng mặt rất cao trên 6% đạm tổng số ở tầng mặt

giàu trên 0,25% các tầng dưới từ trung bình đến khá.
- Đất mùn A lít núi đá cao điển hình cơ giới nhẹ: Diện tích 800 ha phân
bố ở phía Tây -Bắc của xã, hàm lượng Mùn rất cao > 8% ở tầng mặt và đạm
tổng số lớp đất mặt rất giàu > 0,4% xuống các tầng dưới mùn và đạm tổng dố
giảm, Lân tổng số nghèo < 0,07% kali dễ tiêu từ nghèo đến trung bình (6,8 -
12,8 ng/100g đất) ở tầng mặt loại đất này được sử dụng chủ yếu cho canh tác
lúa và ngô và các loại cây màu của xã.
2.3.1.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn
a. Khí hậu
Do cấu tạo địa hình xã Lao Chải nằm trong địa hình nhiệt đới nóng ẩm
mưa nhiều, tuy nhiên nằm sâu trong lục địa cho nên ảnh hưởng của mưa bão
và gió mùa đông bắc. Khí hậu một năm được chia làm hai mùa:
+ Mùa mưa: từ tháng 05 đến tháng 10.
+ Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau.
Nhiệt đọ trung bình năm là 23
0
c nhiệt độ trung bình thấp nhất(tháng 1)
19.5
0
c nhiệt độ trung bình cao nhất(tháng 6) 26
0
c.
21
21
22
+ Độ ẩm: độ ẩm trung bình hàng năm là 83%.
+ Lượng mưa cả năm là 2.500 mm/ năm. Phân bố không đều trong
năm, lượng mưa tập trung vào tháng 6,7,8.
Do đặc điểm khí hậu của xã mùa đông lạnh mùa hè nóng, mưa nhiều
cộng với địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn gây ảnh hưởng không nhỏ đến

sản xuất nông nghiệp.
b. Thủy văn
Trên địa bàn xã có hệ thống sông suối và các khe suối nhỏ đây cũng
chính là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân
trong xã. Nhưng hàng năm về mùa khô lượng nước xuống thấp cũng ảnh
hưởng rất lớn đến sản xuất, sinh hoạt của người dân. Ngược lại về mùa mưa
các suối nước dâng cao gây hiên tượng lũ quét, sạt lở ảnh hưởng rất lớn đến
việc đi lại và sản xuất nông nghiệp của xã.
2.3.1.4. Tài nguyên rừng
Nhờ có chính sách giao đất giao rừng đến từng hộ gia đình nên hệ
thống rừng trên địa bàn xã được quản lý bảo vệ và phát triển tốt.
2.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.3.2.1. Dân số, dân tộc
a . Dân số
Theo kết quả điều tra dân số ngày 31 tháng 12 năm 2010 dân số xã Lao
Chải hiện có 1691 nhân khẩu với tổng số 303 hộ cùng sinh sống xen kẽ trên
địa bàn gồm 4 thôn bản (thôn Bản Phùng, Thôn Cáo Sào, thôn Lùng Chu
Phùng, thôn Ngài Là Thầu). Với bản chất chất phác, hiền hòa, cần cù trong
lao động, có tinh thần đoàn kết thương yêu đùm bọc lẫn nhau trong xây dựng
và phát triển kinh tế xã hội địa phương. Những năm trở lại đây do đẩy mạnh
công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt công tác Dân số - Kế
22
22
23
hoạch hóa gia đình nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm đi rõ rệt. Năm 2010
còn 3,2%, xã Lao Chải có lực lượng lao động khá dồi dào, quá nửa dân số
đang trong độ tuổi lao động. Nhưng do địa bàn xã thuần nông nên hầu hết lao
động địa phương đều là lao động sản xuất nông nghiệp theo hình thức thủ
công, trình độ kỹ thuật thấp nên năng suất, hiệu quả trong lao động còn thấp.
b. Dân tộc

Theo kết quả điều tra dân sinh, dân số xã Lao Chải có bảng số liệu sau:
Bảng 1.1: Dân số, Dân tộc tại xã Lao Chải
Số thứ tự Dân tộc Số dân Tỷ lệ (%)
1 H.Mông 1681 99,4
2 Tày 3 0,177
3 Kinh 7 0,413
Tổng cộng (3 dân tộc), 303 hộ, khẩu 1.691 người
(Nguồn: UBND xã Lao Chải 2011)
Qua bảng số liệu trên cho thấy xã Lao Chải gồm 3 dân tộc cùng sinh
sống xen kẽ trong đó Mông có số dân cao hơn cả, các dân tộc còn lại dân số
không nhiều chủ yếu là công dân mới xây dựng hạnh phúc gia đình với người
dân tộc Mông. Dân tộc kinh chỉ có 2 hộ, trong đó có một hộ lên làm ăn buôn
bán tại xã, một hộ là giáo viên trường trung hoc cở sở xã mới chuyển khẩu lên
năm 2010.
c. Giáo dục
Xã Lao Chải có 2 trường của 3 cấp học đó là:
- Giáo dục mầm non: 1 trường 16 cán bộ giáo viên 166 học sinh với 12
lớp học.
- Giáo dục tiểu học và trung học cơ sở (THCS): 1 trường 35 cán bộ
giáo viên 364 học sinh với 20 lớp học.
23
23
24
Cơ sở vật chất trường lớp còn nhiều thiếu thốn chỉ có trường tiểu học
và THCS được xây dựng nhà 2 tầng còn trường mầm non hiện đang học tại
trạm y tế xã cũ, các điểm trường trên địa bàn xã lớp học chỉ là nhà trình tường
lợp Proximăng nhìn trung cơ sở vật chất còn thiếu thốn và khó khăn nhưng
được sự quan tâm của cấp Đảng Ủy chính quyền trong những năm qua tỷ lệ
học sinh trong độ tuổi đến trường đạt trên 95%, đội ngũ cán bộ giáo viên nhiệt
tình tích cực bám trường, bám lớp. Chất lượng giáo dục các mặt từng bước

được nâng lên.Năm 2004 xã được công nhận đạt chuẩn phổ cấp THCS.
d. Y tế
Việc chăm lo sức khỏe cho người dân ban đầu được quan tâm chú trọng
thường xuyên, luôn củng cố kiện toàn cán bộ Y tế. Trạm có 4 nhân viên được
biên chế gồm: 1 bác sỹ, 2 y sỹ, 1 nữ hộ sinh. Hàng năm luôn thực hiện tốt các
chương trình mục tiêu y tế quốc gia trên địa bàn. Thực hiện tốt công tác khám
chữa bệnh cho nhân dân, năm 2011 đã khám được 1350 lượt người. Duy trì và
giữ vững danh hiệu “Xã đạt chuẩn quốc gia về Y tế”.
2.3.2.4. Hạ tầng cơ sở
Là xã vùng sâu vùng xa lên cơ sở hạ tầng của xã chưa được đầu tư
nhiều, hệ thống đường giao thông hết sức khó khăn đây cũng là nguyên nhân
làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế xã hội của xã, những năm qua
được tỉnh, huyện quan tâm đầu xây dựng. Đến nay kết cấu hạ tầng được xây
dựng khá khang trang gồm đủ các thiết chế như: Điện, đường, trường, trạm.
nước sạch, chợ Hệ thống thủy lợi được đầu tư xây dựng kiên cố, kiên cố hóa
được 24,6 km kênh mương đạt 80% toàn tuyến mương trên địa bàn xã, góp
phần quan trọng để phát triển kinh tế nông lâm của xã được thuận lợi hơn.
2.3.2.5. Quốc phòng - An ninh
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn luôn ổn
định và giữ vững. Mô hình an ninh tự quản từng thôn bản, cụm dân cư, thôn
24
24
25
xóm được duy trì và phát huy. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc
được đẩy mạnh đến từng thôn xóm, hộ gia đình. Trên địa bàn xã không có
truyền đạo, học đạo trái pháp luật, không có khiếu kiện đông người phức tạp.
Nhiều năm liền được Tỉnh, Bộ Công An tặng bằng khen về phong trào quần
chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc.
2.3.2.6. Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp của xã Lao Chải
a. Về trồng trọt

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 186 ha tăng so với năm
2010 là 11,7% trong đó:
- Cây lúa: Diện tích gieo trồng thực hiện đạt 76/76 ha = 100% kế hoạch
nhà nước giao tăng so với năm 2010 là 4,1 %. Năng xuất bình quân đạt 56 tạ/
ha đạt 98,9% so với kế hoạch, giảm 1.1% so với năm 2010. Sản lượng đạt
425,6 tấn đạt 98,9% so với kế hoạch tăng 3,25so với năm 2010 = 13,4 tấn.
- Cây ngô: Diện tích gieo trồng 45/45 ha= 100% so với kế hoạch, tăng
4,6% so với năm 2010. Năng suất bình quân đạt 27 tạ/ ha = 90% so với kế
hoạch, tăng 8% so với năm 2010. Sản lượng đạt 121,5 tấn = 90% so với kế
hoạch, tăng 13% so với năm 2010 = 14 tấn. Tổng sản lượng lương thực cả
năm đạt 547.1/ 565.1 tấn = 96,8% so với kế hoạch tăng 5,3% so với năm 2010
= 27,4 tấn.
- Cây đậu tương: Diện tích gieo trồng cả năm thực hiện được 27 ha =
90% so với kế hoạch, tăng 54,2% so với năm 2010. Năng suất đạt 10 tạ / ha =
95% so với kế hoạch, tăng 38% so với năm 2010. Sản lượng đạt 27 tấn = 85%
so với kế hoạch, tăng 112,6% so với năm 2010 = 14,3 tấn.
- Cây rau các loại: Diện tích gieo trồng cả năm đạt 27 ha = 112% so với
kế hoạch nhà nước, giảm 18,6% so với năm 2010. Năng suất đạt 57 tạ/ ha =
103,6% so với kế hoạch. Sản lượng bình quân 151,2 tấn = 115% so với kế
hoạch, tăng 13,2% so với năm 2010 = 17,56 tấn.
25
25

×