Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại hạt kiểm lâm TP lạng sơn tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 43 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
3
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước nhiệt đới, rừng và đất rừng chiếm 2/3 diện tích
đất đai cả nước. Rừng là môi trường sống và là nơi hoạt động chủ yếu của
hơn 24 triệu đồng bào thuộc 54 dân tộc anh em khác nhau, đồng thời rừng
cũng là nhân tố quan trọng và quyết định hàng đầu góp phần bảo vệ môi
trường sinh thái. Tuy nhiên cho đến nay diện tích rừng nước ta đã và đang bị
suy giảm nhanh chóng.
Theo “Chiến lược phát triển lâm nghiệp 2006 - 2020” của Bộ NN &
PTNT, 2007 ở Việt Nam hiện nay đã vượt qua được thời kỳ suy thoái diện
tích rừng. Diện tích rừng tăng từ 9,3 triệu ha năm 1995 lên 11,31triệu ha năm
2000 và 12,61 triệu ha năm 2005 (bình quân tăng khoảng 0,3 triệu ha/năm).
Diện tích trồng mới tăng từ 5.000 ha/năm lên 20.000ha/năm, diện tích rừng tự
nhiên cũng được khoanh nuôi bảo vệ phục hồi nhanh, đã làm tăng đáng kể
năng lực phòng hộ và bảo tồn đa dạng sinh học của rừng.
Hiện nay, ở Việt Nam tệ nạn chặt phá rừng bừa bãi vẫn liên tục diễn ra,
nhất là những nơi còn rừng tự nhiên, trữ lượng rừng còn tốt, có nhiều cây gỗ
to và quý, như: Huyện Võ Nhai (Thái Nguyên), huyện Na Rì (Bắc Kạn),
huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), Tuyên Hóa (Quảng Bình), Ngoài ra nạn cháy
rừng vẫn xảy thường xuyên hành năm, gây thiệt hại rất lớn, nhiều cánh rừng
trở nên hoang tàn, nhiều loài động vật mất nơi cư trú.
Cháy rừng là một thảm họa thường xuyên xảy ra ở nhiều nước trên thế
giới trong đó có Việt nam gây nên những tổn thất to lớn về tài nguyên, của
cải, môi trường và cả tính mạng con người. Vì vậy phòng cháy chữa cháy
rừng là một nội dung quan trọng của công tác quản lý bảo vệ rừng và môi
trường. Tính riêng ở Việt Nam theo con số đã thống kê cháy rừng đã thiêu


hủy hàng nghìn ha rừng trong mỗi năm. Đặc biệt trong năm 2002 cháy rừng ở
Kiên Giang đã thiêu hủy trên 4000 ha rừng tràm ngập mặn. Năm 2008 số vụ
cháy rừng là 282 vụ với tổng diện tích rừng bị cháy là 1549,74 ha trong đó
3
4
diện tích rừng tự nhiên là 61,37 ha, rừng trồng là 1488,37 ha.[ Báo cáo tình
hình cháy rừng, Cục kiểm lâm - BNN&PTNT - 2001].
Rừng mất đi đã kéo theo nhiều hệ lụy tất yếu, gây tổn hại lớn đối với
cuộc sống con người, tình trạng hạn hán, lũ lụt, lốc xoáy diễn ra với tần suất
ngày một dày và nguy hiểm, thời tiết trở nên khó dự báo hơn. Nhiều hệ sinh
thái đã bị phá vỡ, số lượng loài có nguy cơ bị tuyệt chủng tăng lên, xói mòn,
rửa trôi diễn ra mãnh liệt, nhiều căn bệnh lạ và nguy hiểm xuất hiện đe dọa
cuộc sống của con người,…
Thành phố trước đây có tên là Thị xã Lạng Sơn và trở thành thành phố
vào năm 2002, là đô thi loại III, Thành phố có 5 phường trung tâm, và 3 xã
ngoại thành. Thành phố Lạng Sơn là tỉnh lỵ của tỉnh Lạng Sơn, có diện tích là
7811,14 ha. Thành phố nằm bên quốc lộ 1A, cách biên giới Việt Nam - Trung
Quốc 18 km; cách Hữu Nghị quan 15 km và Đồng Đăng 13 km về phía đông
bắc. Dân số của thành phố năm 2009 là 187.278 người, với nhiều dân tộc
khác nhau như: Kinh, Tày, Nùng, Hoa và các nhóm người Dao, Mường, Sán
Dìu, Sán Chỉ, Thành phố nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt
độ trung bình hàng năm 21
0
C, độ ẩm trung bình 80 %, lượng mưa trung bình
năm là 1439 mm.
Cùng với các ban ngành ngành khác, Hạt kiểm lâm thành phố đã làm
tốt công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, tuy nhiên, trong 6 năm qua
rừng trên địa bàn Hạt quản lý vẫn xảy ra 47 vụ cháy rừng, làm mất 99,88ha
do rất nhiều nguyên nhân khác nhau…
Xuất phát từ những lý do trên, nhằm tăng cường hiệu quả công tác bảo

vệ rừng tại địa phương, phát triển bền vững tài nguyên rừng, góp phần vào
công cuộc phát triển đất nước và sự nghiệp lâm nghiệp quốc gia, tôi tiến
hành thực hiện đề tài: “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại Hạt kiểm lâm TP. Lạng Sơn -
Tỉnh Lạng Sơn”.
1.2. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
1.2.1. Điều kiện của bản thân
4
5
Là một cán bộ kiểm lâm đang công tác tại Hạt kiểm lâm TP. Lạng Sơn
thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
tôi luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, tuy nhiên còn rất nhiều khó khăn,
tồn tại mà bản thân chưa thể giải quyết được, nhất là trong giai đoạn hiện nay
ở TP. Lạng Sơn hiện tượng cháy rừng vẫn thường xuyên xảy ra.
Được lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn, trực tiếp là lãnh đạo
Hạt kiểm lâm TP. Lạng Sơn đã tạo điều kiện cho tôi đi học nâng cao trình độ,
nay đã đến thời gian làm chuyên đề tốt nghiệp tôi mong muốn qua nghiên cứu
chuyên đề này một phần giúp tôi và đồng đội của mình trong lực lượng Kiểm
lâm TP. Lạng Sơn có thêm được thực trạng khách quan về tình hình quản lý
bảo vệ rừng ở TP. Lạng Sơn nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung đề xuất và
thực thi các giải pháp nhằm hoàn thành tốt được nhiệm vụ của mình trong
công tác quản lý bảo vệ rừng.
1.2.2. Điều kiện của cơ sở, địa phương nơi triển khai thực hiện chuyên đề
1.2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Thành phố Lạng Sơn nằm giữa một lòng chảo lớn, có dòng sông Kỳ
Cùng chảy qua trung tâm Thành phố đây là dòng sông chảy ngược. Nó bắt
nguồn từ huyện Đình Lập của Lạng Sơn và chảy theo hướng Nam - Bắc về
huyện Quảng Tây - Trung Quốc. Thành phố cách thủ đô Hà Nội 154 km, cách
biên giới Việt Trung 18 km. Nằm trên trục đường quốc lộ 1A, đường sắt liên

vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc, đường quốc lộ 1B đi Thái Nguyên,
đường quốc lộ 4B đi Quảng Ninh, đường quốc Lộ 4A đi Cao Bằng.
Thành phố Lạng Sơn có tọa độ địa lý: 20,00 - 22
o
45

vĩ độ Bắc; 106
0
39

- 107
0
00

độ Kinh Đông.
- Phía Bắc giáp xã Thạch Đạn, Thụy Hùng - huyện Cao Lộc.
- Phía Nam giáp xã Tân Thành, Yên Trạch - huyện Cao Lộc và xã Vân
Thủy - huyện Chi Lăng.
- Phía Đông giáp thị trấn Cao Lộc và các xã Gia Cát, Hợp Thành, Tân Liên
- huyện Cao Lộc.
- Phía Tây giáp xã Xuân Long - huyện Cao Lộc và xã Đồng Giáp -
huyện Văn Quan.
5
6
Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn được quy hoạch thành một
nút trên tuyến Hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng,
thành một động lực kinh tế của tỉnh Lạng Sơn, vùng Đông Bắc Việt Nam, và
sau năm 2010 trở thành một cực của Tứ giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Lạng
Sơn-Hà Nội-Hải Phòng - Quảng Ninh).
Hình 1.1. Bản đồ hành chính của tỉnh Lạng Sơn

b) Địa hình
Thành phố nằm trên nền đá cổ, gồm các kiểu địa hình: xâm thực bóc
mòn, cacxtơ và đá vôi, tích tụ. Thành phố Lạng Sơn có độ cao trung bình từ
200 - 300 m so với mực nước biển, độ dốc trung bình 20 - 25
0
. Địa hình bị
chia cắt bởi nhiều khe suối nhỏ, có nhiều lòng máng trũng thấp dần về phía
Nam.
c) Đất đai
Thành phố có 5 phường trung tâm, và 3 xã ngoại thành, trong đó có
01 phương và 03 xã là có diện tích đất lâm nghiệp tập trung với diện tích là
TP Lạng Sơn
Địa bàn
6
7
4.910,75 ha. Còn các phường nội thành thì diện tích rừng nhỏ lẻ, chỉ có
19,5 ha).
Cụ thể về diện tích đất đai của thành phố Lạng Sơn được tổng hợp vào
bảng sau:
Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất ở TP. Lạng Sơn (năm 2011)
Loại đất Diện tích ( ha ) Tỷ lệ ( % )
Tổng diện tích đất tự nhiên 7.811,14 100
1. Diện tích đất SX lâm nghiệp 4.930,12 63,34
1.1. Rừng tự nhiên
1.2. Rừng trồng
1.3. Đất chưa có rừng
471,65
3578,06
880,54
2. Diện tích đất SX nông nghiệp 1.240,56 15,66

3. Đất phi nông nghiệp 1.640.33 21,00
(Nguồn: Phòng Địa chính của TP. Lạng Sơn)
Từ bảng 1.1 chúng tôi thấy, tổng diện tích tự nhiên của TP. Lạng Sơn là
7.811,14 ha, trong đó:
- Diện tích đất lâm nghiệp là 4.930,12 ha chiếm tỷ lệ rất lớn 63,34 %
diện tích đất tự nhiên. Toàn bộ diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp đã
được thành phố giao cho các chủ rừng quản lý, sản xuất kinh doanh và sử
dụng theo Luật đất đai và Luật bảo bảo vệ và phát triển rừng, gồm:
+ Doanh nghiệp tư nhân: 126,16 ha
+ Ban quản lý: 17,50 ha
+ Lực lượng vũ trang: 20,90 ha
+ Cộng đồng thôn: 138,60 ha
+ Hộ gia đình: 4.627,09 ha.
- Đất sử dụng cho nông nghiệp là 1.240,56 ha, chiếm 15,66% diện tích
đất tự nhiên
- Đất phi nông nghiệp, sử dụng xây dựng các công trình, đô thị là
1.640.33 ha chiếm 21% diện tích tự nhiên.
d) Thời tiết, khí hậu
7
8
Vùng thành phố Lạng Sơn nằm trong phạm vi của đới khí hậu nhiệt đới
gió mùa. Một năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo
dài từ tháng 5 đến tháng 9, lượng mưa trung bình thay đổi từ 1700 mm đến
1800mm. Trong mùa mưa xuất hiện những trận lũ bất thương làm cho nhân
dân thành phố và và tình hình sản xuất gặp không ít khó khăn. Mùa khô kéo
dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa ít từ 100mm đến 200mm.
Nhiệt độ trung bình từ 10 - 20
0
C, cá biệt có ngày đến dưới 0
0

C, có hiện
tượng tuyết rơi trên đỉnh nùi Mẫu Sơn. Trong mùa khô có nhiều đợt gió mùa
Đông Bắc kèm theo mưa phùn. Tuy nhiên về mùa này cơ bản về thời tiết khô
ráo phù hợp với công tác nghiên cứu khảo sát địa chất.
Hướng gió: Từ tháng 4 - 10 hàng năm có hướng gió Nam - Đông -
Nam, từ tháng 11 - 3 năm sau hướng gió Bắc - Đông - Bắc đặc điểm hanh
khô, độ ẩm không khí thấp. thời điểm này thường xảy ra cháy rừng.
e) Thủy văn - Sông ngòi
Các sông suối phân bố ở phần phía Nam thành phố Lạng Sơn và một số
nơi khác trong vùng. Sông Kỳ Cùng chảy qua thành phố theo hướng từ Đông
sang Tây.
Sông Kỳ Cùng bắt nguồn từ dãy núi Mẫu Sơn ở phía Đông, chảy theo
hướng Đông Nam - Tây Bắc đến vùng nghiên cứu sông uốn lượn rồi chảy
theo các phương khác nhau đến Thất Khê, sông chảy vào sông Bằng Giang
(Trung Quốc).
Sông Kỳ Cùng có chiều dài khoảng 15 km, chảy qua các đất đá và các
địa tầng khác nhau, chịu ảnh hưởng của các cấu trúc khe nứt, đứt gãy, nên
hướng dòng chảy thay đổi, chiều rộng và chiều sâu lòng sông khác nhau.
Đoạn chảy qua thành phố Lạng Sơn với địa hình tương đối bằng phẳng, phân
bố đá hoà tan nên dòng được mở rộng khoảng 60-80m, có nơi đến gần 100m.
Dòng sông uốn khúc, nước chảy chậm, bờ sông là nơi tích tụ phù sa của sông
Kỳ Cùng, có nơi là đá vôi hoặc đá trầm tích lục nguyên. Lưu lượng của sông
thay đổi từ 4,48m3/s về mùa khô, đến 7396m3/s về mùa mưa.
Trong vùng nghiên cứu có ba con suối là các suối Na Sa, suối Lau Li và
suối Ki Ket. Các suối có chiều rộng từ 1m đến 20m. Suối có nhiều nước vào
mùa mưa và ít nước và mùa khô.
8
9
Giao thông: Hệ thống giao thông trên địa bàn Thành phố khá hoàn
chỉnh, có đường quốc lộ 1A, 4A, 4B, đường sắt liên vận quốc tế chạy qua.

Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có khoảng 40 km đường quốc lộ với bề mặt
rộng từ 10-20 m, 60 km đường tỉnh lộ với mặt đường rộng từ 5-11 m. Tuyến
cao tốc Hà Nội - Hữu Nghị Quan với 6 làn xe sẽ được xây dựng với tổng
vốn đầu tư dự kiến 1,4 tỷ USD vào năm năm 2010. Việt Nam hợp tác với
Trung Quốc xây dựng tuyến đường sắt liên vận quốc tế cho Hành lang kinh tế
Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Sẽ được đầu tư
xây dựng cảng Phả Lại thành cảng đầu mối quan trọng trong tuyến đường
thủy của hành lang.
Thủy lợi và cấp nước: Trên địa bàn Thành phố hiện có 8 hồ đập lớn
nhỏ, với năng lực thiết kế 600 ha và 20 trạm bơm có khả năng tưới cho 300
ha; 10 giếng khoan với công suất 500-600 m³/h và 50 km đường ống phi 50-
300 mm, cung cấp nước cho trên 8.000 hộ và hơn 300 cơ quan, trường học.
Hiện nay, Thành phố có khoảng 8 km đường ống thoát nước và hơn 5 km
đường mương thoát nước.
Hệ thống điện: Hệ thống điện lưới quốc gia trên địa bàn Thành phố có
khoảng 15 km đường dây cao thế 10 KV, 70 km đường dây 6 KV, 350 km
đường dây 0,4 KV trên 200 trạm biến áp các loại có dung lượng từ 30-5.600
KVA cung cấp cho hơn 15.00 điểm công tơ. Sản lượng điện thương phẩm trên
địa bàn Thành phố ngày càng tăng từ 21 triệu KWh năm 1998 lên 25,8 triệu
KWh năm 2002, bình quân hàng năm tăng 5,3%, các trục đường chính, các
ngã ba, ngã tư đều đã được trang bị hệ thống đèn báo hiệu.
Mạng lưới thông tin - liên lạc: Năm 1997 lắp đặt và đưa vào sử dụng hệ
thống truyền dẫn vi ba số từ trung tâm Thành phố đến 11 huyện, các cửa
khẩu. Tổng các kênh vi ba số nội Tỉnh là 400 kênh, dung lượng tổng đài TDX
- 1B 8.000 số. Hiện nay trên địa bàn Thành phố có 15.000 máy thuê bao và
hàng nghìn máy di động,
1.2.2.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội
Thành phố trước đây có tên là Thị xã Lạng Sơn và trở thành thành phố
vào năm 2002, là đô thi loại III, Thành phố có 5 phường trung tâm, và 3 xã
9

10
ngoại thành. Thành phố Lạng Sơn là tỉnh lỵ của tỉnh Lạng Sơn, có diện tích là
7811,14 ha. Toàn thành phố có 24.709 hộ, dân số 89.329 người gồm các dân
tốc anh em: Kinh, Tày, Nùng và các dân tốc khác cùng sinh sống.
Thành phố có diện tích rừng phân bố trong 03 xã (Hoàng Đồng, Mai
Pha và Quảng Lạc), 01 phường là Chi Lăng. Các xã phường trên có tổng số
hộ là 9.194 hộ với 34.759 nhân khẩu sống tại 57 thôn, khối; trong đó: 41 thôn,
khối có rừng. Tại các thôn, khối phố năm 2020 đã thành lập tổ bảo vệ rừng
và PCCCR, hàng năm các tổ, đội đều được kiện toàn lại ngày càng vững
mạnh và hoàn thiện.
+ Đặc điểm dân sinh - kinh tế: 80% hộ gia đình tại các xã phường có
rừng đều sản xuất nông lâm nghiệp, 20% còn lại là kinh doanh, tiểu thủ công
nghiệp và công chức Nhà nước.
Sản xuất nông lâm nghiệp: Nông nghiệp của vùng phát triển chưa cao,
một phần do điều kiện địa hình khí hậu không thuận lợi cho khai trồn các loại
cây công nghiệp và phần cơ bản khác là phương thức canh tác còn lạc hậu.
Tuy nhiên, địa hình khí hậu thuận lợi cho việc trồng cây hoa màu và rau có
chất lượng cao. Sản phẩm rau quả ở đây được ưa chuộng tại địa phương và
các vùng xung quanh. Trong những năm gần đây nông nghiệp và lâm nghiệp
đã được chú ý hơn nên diện tích đồi núi trọc đã giảm đáng kể đồng thời nạn
phá rừng đã cơ bản được hạn chế.
Thương nghiệp: Trong những năm gần đây chính sách mở cửa Nhà
nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế thương nghiệp.
Giao lưu hàng hóa giữa Lạng Sơn với Trung Quốc lưu thông hàng hóa tập
trung tại các khu vực Kỳ Lừa, Đông Kinh, Tân Thanh, Đồng Đăng. Hàng năm
lưu lượng hàng hóa qua biên giới là rất lớn. Tuy nhiên, ở khu vực này buôn
lậu hàng hóa qua biên giới rất khó khăn được giải quyết gây không ít khó
khăn cho đời sống, kinh tế ở nơi này.
+ Cơ sở hạ tầng.
- Hệ thống giao thông: Hệ thống giao thông đa dạng và tương đối thuận

lợi, quốc lộ 15A dài 47 km nối với trung tâm Thành phố Lạng Sơn, đường sắt
Bắc - Nam chạy qua địa bàn huyện với 5 ga, trong đó ga chính đặt tại trung tâm
huyện là ga Gia Phố. Đây là tuyến đường rất thuận tiện để vận chuyển hàng
10
11
hóa đi, đến các tỉnh trong cả nước. Đặc biệt những năm gần đây, đường mòn
Hồ Chí Minh chạy qua huyện với chiều dài 41 km, nối liền huyện Vũ
Quang, Tuyên Hóa của tỉnh Quảng Bình, song song với đường biên giới Việt
- Lào đã tạo bước ngoặt về giao thương với các địa phương khác, tạo cho
huyện có một vị trí chiến lược, quan trọng về kinh tế - xã hội, chính trị và an
ninh quốc phòng.
- Thủy lợi: Các công trình thủy lợi vừa và nhỏ được đầu đầu tư hợp lý
và phát huy hiệu quả, công trình thủy lợi sông Tiêm, hệ thống thủy lợi nội
đồng cung cấp nước đến 17/22 xã. Ngoài ra kênh mương nhỏ khác phục vụ
cho khoảng 720 ha đất nông nghiệp chuyển nhiều vùng từ sản xuất lúa 1 vụ
sang 2 vụ mỗi năm.
- Điện lưới: Hiện nay có trên 98 % người dân được sử dụng điện lưới,
trung bình mỗi xã có 1 - 2 trạm biến áp với công suất 250 KVA. Do địa bàn
khó khăn, hiểm trở, một số vùng điện lưới chưa đến được tận nơi, vào mùa
mưa bảo thường xảy ra sự cố, hệ thống cung cấp điện gián đoạn.
- Văn hóa: Với 6 dân tộc ít người cùng với người Kinh đã sinh sống và
phát triển ở đây hàng trăm năm, tạo nên nền văn hóa địa phương có tính bản
sắc và phong phú. Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, các ngành,
nhiều năm qua công tác bảo tồn, phát huy văn hóa bản sắc dân tộc được thực
hiện tốt, duy trì bền vững kiến thức bản địa của người dân.
Bên cạnh đó cũng tăng cường tiếp thu tinh hoa văn hóa của dân tộc,
nhân loại, các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, sống tốt đời đẹp đạo, công sở
văn minh - xanh - sạch - đẹp.
Trên địa bàn hiện có 02 đài tiếp sóng VTV3 và VTV1 với công suất

1.500 W. Công viên trung tâm thị trấn, hồ đập Hồ Bình Sơn là nơi vui chơi,
giải trí cho nhân dân.
+ Tài nguyên khoáng sản.
Có tiềm năng về khai thác đá, sỏi, cát, sản xuất các loại vật liệu như
gạch, ngói phục vụ xây dựng, ngoài ra trên địa bàn còn có mõ than Đồng Đỏ.
Đặc biệt còn có nhiều lâm đặc sản và gỗ quý.
1.3. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC KHI KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ
11
12
Chuyên đề nhằm các mục tiêu sau:
- Đánh giá được thực trạng công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại Hạt
kiểm lâm TP. Lạng Sơn - Lạng Sơn.
- Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của
công tác phòng cháy chữa cháy rừng trong những năm tiếp theo.
1.4. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.4.1. Cơ sở khoa học
1.4.1.1.Cơ sở lý luận
Để nghiên cứu sâu về công tác phòng cháy chữa cháy rừng cần nắm rõ
được nội dung bảo vệ rừng. Công tác cháy chữa cháy rừng được trình bày rõ
trong điều 42 Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004.
Điều 42. Phòng cháy, chữa cháy rừng
1. Ở những khu rừng tập trung, rừng dễ cháy, chủ rừng phải có phương
án phòng cháy, chữa cháy rừng; khi trồng rừng mới tập trung phải thiết kế và
xây dựng đường ranh, kênh, mương ngăn lửa, chòi canh lửa, biển báo, hệ
thống thông tin theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; chấp
hành sự hướng dẫn, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trường hợp được đốt lửa trong rừng, gần rừng để dọn nương rẫy, dọn
đồng ruộng, chuẩn bị đất trồng rừng, đốt trước mùa khô hanh hoặc dùng lửa
trong sinh hoạt thì người đốt lửa phải thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa
cháy rừng.

3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân xây dựng, tiến hành các hoạt động trên
các công trình đi qua rừng như đường sắt, đường bộ, đường dây tải điện và
hoạt động du lịch sinh thái, hoạt động khác ở trong rừng, ven rừng phải chấp
hành các quy định về phòng cháy, chữa cháy; tuân thủ các biện pháp phòng
cháy, chữa cháy rừng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chủ rừng.
4. Khi xảy ra cháy rừng, chủ rừng phải kịp thời chữa cháy rừng, báo
ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trong trường hợp cần thiết Uỷ ban
nhân dân các cấp có trách nhiệm và thẩm quyền huy động mọi lực lượng,
phương tiện cần thiết ở địa phương, điều hành sự phối hợp giữa các lực lượng
để kịp thời chữa cháy rừng có hiệu quả.
12
13
Trong trường hợp cháy rừng xảy ra trên diện rộng có nguy cơ gây thảm
họa dẫn đến tình trạng khẩn cấp thì việc chữa cháy rừng phải tuân theo các
quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
Chính phủ quy định chi tiết về phòng cháy, chữa cháy rừng, khắc phục
hậu quả sau cháy rừng.
Điều 80. Nhiệm vụ của Kiểm lâm
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ rừng, phương án phòng,
chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, phòng
cháy, chữa cháy rừng.
2. Hướng dẫn chủ rừng lập và thực hiện phương án bảo vệ rừng; bồi
dưỡng nghiệp vụ bảo vệ rừng cho chủ rừng.
3. Kiểm tra, kiểm soát việc bảo vệ rừng, khai thác rừng, sử dụng rừng,
lưu thông, vận chuyển, kinh doanh lâm sản; đấu tranh phòng, chống các hành
vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
4. Tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp
với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xây dựng và bồi dưỡng nghiệp vụ
cho lực lượng quần chúng bảo vệ rừng.
5. Tổ chức dự báo nguy cơ cháy rừng và tổ chức lực lượng chuyên

ngành phòng cháy, chữa cháy rừng.
6. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ rừng khi rừng bị người
khác xâm hại.
7. Tổ chức việc bảo vệ các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trọng điểm.
8. Thực hiện việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ rừng và kiểm
soát kinh doanh, buôn bán thực vật rừng, động vật rừng.
Ngoài ra còn rất nhiều những văn bản dưới luật có liên quan đến công
tác phòng cháy chữa cháy rừng, như:
+ Nghị định 22/CP ngày 9 tháng 3 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành văn bản quy định về phòng cháy chữa cháy rừng.
+ Nghị định 77 ngày 29 tháng 11 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ
về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm
sản và phòng cháy chữa cháy rừng.
+ Nghị định 17/HĐBT ngày 11 tháng 1 năm 1992 của Hội đồng bộ
trưởng về thi hành pháp luật bảo vệ và phát triển rừng.
13
14
+ Chỉ thị 332/CT ngày 2 tháng 12 năm 1993 của Chủ tịch Hội đồng
bộ trưởng về việc chủ động phòng cháy chữa cháy rừng trong mùa khô
hanh hàng năm.
+ Thông tư liên bộ số 06 - TT/LBB ngày 22 tháng 1 năm 1996 của Bộ
nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn lập kế hoạch cấp phát và quản
lý, quyết toán kinh phí cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
+ Chỉ thị 117/TTg ngày 20 tháng 3 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ
về những biện pháp cấp bách với công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
+ Thông tư số 12/1998/TT-BLĐ-TBXH ngày 16 tháng 10 năm 1998
của Bộ lao động thương binh và xã hội về việc hướng dẫn hợp đồng làm công
tác quản lý bảo vệ rừng trong mùa khô hanh.
+ Chỉ thị số 19/1998/CT-TTg ngày 17 tháng 4 năm 1998 của Thủ tướng
Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng cháy chữa cháy rừng.

+ Công điện số 285/CP-KTL ngày 18 tháng 3 năm 1998 của Thủ tướng
Chính phủ điện gửi: UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các bộ
nông nghiệp và phát triển nông thôn, kế hoạch và đầu tư tài chính tăng cường
công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
+ Quyết định số 517NN/TCCB/QĐ ngày 29 tháng 4 năm 1996 của Bộ
trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc kiểm tra đôn đốc công
tác phòng cháy chữa cháy rừng của các tỉnh.
+ Quyết định số 86/QĐ-TTg ngày 21 tháng 2 năm 1998 của Thủ tướng
Chính phủ về việc thành lập ban chỉ đạo trung ương về công tác phòng cháy
chữa cháy rừng.
+ Công văn số 3990NN/BCĐPCCCR/CV ngày 6 tháng 11 năm 1997
của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đạo cho ban chỉ đạo phòng
cháy chữa cháy rừng của các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương tăng cường
công tác đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác phòng cháy chữa cháy
rừng, kiện toàn ban chỉ đạo của tỉnh, thành phố.
+ Chỉ thị số 21/02/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12 tháng 12
năm 2002 về tăng cường thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
14
15
+ Quyết định 1157/QĐ-TTg ngày 4 tháng 12 năm 2002 chỉ đạo các địa
phương thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy rừng của các chủ rừng và
các cấp chính quyền địa phương, tổ chức ứng cứu kịp thời khi cần thiết.
+ Nghị định số 09/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16 tháng 1 năm
2006 quy định về phòng cháy chữa cháy rừng.
1.4.1.2. Cơ sở thực tiễn
TP. Lạng Sơn - Lạng Sơn là vùng đất “chảo lửa túi mưa” thời tiết thiên
nhiên khắc nghiệt, từ tháng 4 đến tháng 9 luôn phải đối mặt với hạn hán gay
gắt, gió Lào thổi mạnh. Địa bàn Lạng Sơn nằm trong vùng khí hậu rất khô
nóng. Những năm gần đây thời tiết khô nóng thường xẩy ra trên diện rộng,
cấp dự báo cháy rừng luôn báo động cấp 4, cấp 5 nguy cơ hiểm hoạ cháy rừng

cao, nhất là diện tích rừng thông, keo, bạch đàn, rừng phục hồi, rừng giang
nứa có lượng thực bì dày, những khu rừng đông đặc không có đường tuần tra,
chữa cháy, những diện tích rừng trồng xa địa bàn dân cư sinh sống. Bài học
lớn nhất là vụ cháy rừng ở Bắc Sơn (Thạch Hà) xẩy ra vào thời điểm năm
2003 đã cảnh báo cho chúng ta rằng mặc dù đã phát hiện và huy động lực
lượng kịp thời, đông trên 2000 người nhưng địa bàn phức tạp, vụ cháy xẩy ra
ban đêm nên đám cháy đã kéo dài đến 15 giờ đồng hồ mới dập tắt. Muốn bảo
vệ tốt diện tích rừng hiện có, phát huy có hiệu quả tiềm năng và lợi thế trong
phát triển rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững thì một trong những
công tác cấp bách được đặt lên hàng đầu trong mùa nắng nóng là công tác
phòng cháy, chữa cháy rừng.
1.4.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
1.4.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trước cách mạng công nghiệp rừng, rừng trên thế giới chiếm khoảng
50% diện tích lục địa. Đến năm 1955 diện tích này bị giảm đi một nửa, tới
năm 1980 diện tích của thế giới chỉ còn khoảng 2,5 tỷ ha bằng 1/5 diện tích
bề mặt của trái đất và ước tính những năm sau chỉ còn khoảng 2 tỷ ha.
Một trong những nguyên nhân cơ bản của sự mất rừng chính là do cháy
rừng gây ra. Theo số liệu thống kê cho thấy mỗi năm trên thế giới có khoảng
10 đến 15 triệu ha rừng bị cháy, có những năm con số này còn tăng gấp đôi.
Những đám cháy rừng điển hình xảy ra ở số nước như Mỹ năm 2000 cháy 2,8
triệu ha và phải chi tới 15 triệu USD/ ngày trong vòng hơn 2 tháng.
Ở Pháp năm 1949 có 350 vụ cháy rừng với tổng số 155.000 ha
Ở Hy Lạp năm 1998 có 9000 vụ cháy rừng lớn nhỏ thiêu hủy 150.000 ha
và hàng trăm ngôi nhà bao quanh gồm cả bệnh viện, nhà ăn và trường học.
15
16
Ở Australia năm 1976 cháy rừng đã thiêu hủy 1,7 triệu ha rừng, năm
1983 thiêu hủy 335.000 ha rừng và đồng cỏ ở bang Victoria làm chết 73
người hơn 1000 người bị thương và gây thiệt hại khoảng 450 triệu USD.

Ở Trung Quốc năm 1987 khoảng 3 triệu ha rừng bị cháy.
Trên thế giới dự báo cháy rừng hàng năm đã được tiến hành cách đây
hàng trăm năm đến nay đã đưa ra nhiều phương pháp với những ứng dụng
khác nhau.
Ở Mỹ năm 1914 E.Abeal và C.B.Shon 1929 đã đưa ra phương pháp dự
tính dự báo cháy rừng thông qua việc xác định độ ẩm của tầng thảm mục
trong rừng với yếu tố khí tượng thủy văn để từ đó đề ra các biện pháp phòng
cháy chữa cháy rừng. Họ cho rằng độ ẩm của tầng thảm mục rừng nói lên
mức độ khô hạn của rừng. Độ khô hạn càng cao thì khả năng xuất hiện cháy
rừng càng lớn.
Ở Nga năm 1927 E.V.Valentic Ông đã thống kê các nạn cháy rừng và đã
xác định được mối quan hệ giữa số lượng và diện tích rừng cháy và số vụ
cháy với 3 chỉ số như: Số ngày không mưa, lượng mưa và tốc độ gió từ đó
Ông kết luận cháy rừng bắt nguồn từ nơi không vệ sinh rừng, rừng gặp khô
hạn kéo dài nguồn vật liệu cháy dần dần được tăng lên và dẫn đến cháy rừng.
V.G.Nestorov (1939) cũng đi sâu nghiên cứu về các yếu tố khi tượng
thủy văn và một số yếu tố khác có ảnh hưởng đến cháy rừng và đề ra
phương pháp dự báo cháy rừng theo phương pháp tổng hợp, Ông đưa ra biểu
thức toán học để đánh giá mức độ nguy hiểm của cháy rừng gồm 3 yếu tố:
Nhiệt độ lúc 13 giờ trưa, lượng mưa ngày, độ ẩm không khí và đã đi đến kết
luận “ Nơi nào nhiệt độ càng cao, số ngày không mưa kéo dài và độ ẩm
không khí càng thấp thì dẫn đến vật liệu cháy càng khô nên rất dễ phát sinh
nạn cháy rừng”.
Từ đó Ông tổng kết đưa ra chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá mức độ nguy hiểm
cho từng vùng rừng. Ông đưa ra 5 cấp độ cháy rừng nguy hiểm với giá trị P:
Cấp I có giá trị P < 300 đây là cáp nhỏ nhất
Cấp V có giá trị P > 1000 đây là cấp lớn nhất.
Giá trị P càng cao thì mức độ nguy hiểm, nguy cơ cháy rừng càng lớn.
Giá trị P tỷ lệ thuận với nhiệt độ, số ngày không mưa tỷ lệ nghịch với độ
ẩm không khí (Lượng mưa/ ngày).

16
17
Ở Inđonêsia đã và đang nghiên cứu phương pháp tụ mây để chữa cháy
rừng. Làm tụ mây để tạo mưa và hỗ trợ cho việc chữa cháy nhiều lần được đề
xuất, trong những năm 1997 - 1998 khi xảy ra những trận cháy rừng khủng
khiếp cả về quy mô và sức tàn phá ở nước này.
Thời gian gần đây nhiều cơ quan chính phủ cũng như các tổ chức cá
nhân khác đã thể hiện sự quan tâm này, các thông tin thu được đã cho ta thấy
một điều việc tụ mây để làm mưa vẫn chưa chắc chắn về mặt khoa học cũng
như chưa được coi là công cụ chữa cháy. Bên cạnh đó chi phí cho chúng cũng
khá lớn chỉ áp dụng cjho những nơi có nguy cơ cháy rừng cao. Người ta ước
tính nếu sử dụng phương pháp ngưng tụ mây để chữa cháy rừng một ngày
chúng ta phải mất là 4000 USD, do đó phương pháp này bị ngừng lại ở
Inđonêsia.
Phương pháp này được tiến hành như sau:
Dùng chất I ốt bạc hay CO
2
lỏng “ đá khô” dùng máy bay rải xuống hoặc
bắn vào các đám mây, các giọt nước sẽ đóng băng xung quanh những phần tử
này cho đến khi chúng đủ nặng và rơi xuống.
Hiện nay vẫn còn một số ý kiến khác nhau về việc ngưng tụ mây chữa
cháy rừng vẫn còn là một vấn đề phải tranh luận và đang được tiếp diễn.
Theo số liệu thống kê của FAO, từ năm 1982 đến đầu năm 1998 có trên
15 triệu ha rừng và đất rừng trong khu vực Đông Nam Á bị cháy. Trong đó
Inđonêsia là nước thường xẩy ra cháy rừng với thiệt hại lớn nhất.
Chỉ riêng ở đảo Kalimantan trong năm 1983 có khoảng 3 triệu ha rừng
tại vùng Bukit Soeharta bị cháy. Theo báo cáo của trưởng phòng môi trường
UNDP tại Hà Nội thì chỉ trong vòng 8 tháng từ 9/1997 đến 5/1998 tại
Inđonêsia đã cháy khoảng gần 1 triệu ha rừng có giá trị lớn. Có thể nói đây là
một đại hỏa hoạn lớn của thế giới, hàng triệu tấn sinh khối bao gồm gỗ, củi và

các nông sản bị thiêu hủy. Hệ thống cơ sở hạ tầng bị thiệt hại nặng nề, ngành
thủy sản bị giảm sút, mất mát lớn về đa dạng sinh học, thu nhập của ngành du
lịch bị giảm xuống đáng kể. Sức khỏe của 70 triệu người thuộc các nước
trong khu vực bị ảnh hưởng. Các chỉ số về ô nhiễm không khí tăng lên gấp
17
18
đôi ở nhiều khu vực tại Inđonêsia và Malaysia. Tổng thiệt hại tính bằng tiền
lên đến 6 tỷ USD cho riêng Inđonêsia và khoảng 10 tỷ USD cho cả khu vực.
1.4.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Tính đến cuối năm 1999 nước ta còn khoảng 10,9 triệu ha rừng, chiếm
32,2% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc, trong đó có 9,4 triệu ha rừng tự
nhiên và 1,5 triệu ha rừng trồng.
Diện tích rừng dễ cháy có khoảng 6 triệu ha bao gồm rừng Thông, Tràm,
Bạch đàn, Phi lao, Sa mu, Pơmu, rừng khộp, rừng tre nứa và trảng cỏ, cây bụi.
Ở Việt Nam bình quân mỗi năm mất khoảng gần 100.000 ha rừng, trong
số đó có khoảng 10% là do hậu quả cháy rừng. Theo thống kê chưa đầy đủ từ
năm 1963 đến năm 1994 có khoảng 1 triệu ha rừng bị cháy chủ yếu ở các
tỉnh: Quảng Ninh, Lâm Đồng, Minh Hải, Kiên Giang, Huế, Lạng Sơn và vùng
Tây Bắc, Tây Nguyên. Trong khi đó từ những năm 1960 tới năm 1999 chúng
ta mới chỉ trồng mới được khoảng 1,5 triệu ha rừng.
Theo báo cáo của Cục Kiểm lâm trong 3 năm từ 1998 đến 2000 đã xảy ra
2108 vụ cháy rừng gây thiệt hại khoảng 23.000 ha. Trong 7 tháng đầu năm
2001 đã xảy ra ít nhất hơn 10 vụ cháy rừng, tổng diện tích bị thiệt hại khoảng
400 ha trong đó cháy lớn nhất ở Lâm Đồng là 330 ha và nhỏ nhất là ở tỉnh
Thái Nguyên 0,75 ha.
Trung bình mỗi năm Việt Nam xảy ra 1.413 vụ cháy rừng, gây thiệt hại
3.616 ha rừng tự nhiên và 3.032,5 ha rừng trồng. Đặc biệt từ tháng 1 đến
tháng 4 năm 2002 các vụ cháy rừng Tràm ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng
(Kiên Giang) và U Minh Hạ (Cà Mau) đã làm thiệt hại trên 5.500 ha. Chưa kể
đến tổn thất về tài nguyên, môi trường chỉ tính riêng chi phí cho công tác

chữa cháy đã lên đến 7 - 8 tỷ đồng.
Ở Việt Nam công tác dự tính dự báo cháy rừng tuy đã được thực hiện từ
năm 1981 trở lại đây nhưng vẫn còn mới mẻ và chưa đồng bộ.
Năm 1998 Phạm Ngọc Hưng đã biên soạn và áp dụng phương pháp dự báo
cháy rừng của Nestonov để dự báo cháy rừng ở Quảng Ninh theo các chỉ tiêu:
Nhiệt độ, độ chênh lệch lúc 13 giờ trưa và lượng mưa ngày của tỉnh Quảng
Ninh. Sau đó tác giả dựa vào một số vụ cháy rừng thống kê cùng năm nêu trên
18
19
để chỉnh lại số liệu của cấp cháy rừng và đưa ra kết quả dự báo cháy rừng cho
tỉnh Quảng Ninh gồm 5 cấp với chỉ số P cấp I < 100 và P cấp V > 1000.
Hiện nay, nạn cháy rừng đang trở thanh vấn đề nghiêm trọng đối với mọi
quốc gia trên thế giới, đặc biệt những nước có diện tích rừng lớn. Vì vậy hạn
chế nạn cháy rừng và bảo vệ môi trường sống của nhân loại là nhiệm vụ cấp
bách không phải chỉ riêng của một quốc gia nào mà trên toàn thế giới.
19
20
Phần 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Chuyên đề xác định đối tượng nghiên cứu:
- Cán bộ Kiểm lâm thuộc Hạt kiểm lâm TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn và
người dân tham gia công tác phòng cháy chữa cháy rừng
- Toàn bộ diện tích rừng Hạt kiểm lâm TP. Lạng Sơn quản lý có nguy cơ
cháy cao.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề nghiên cứu trong phạm vi địa bàn TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng
Sơn với việc phòng cháy chữa cháy rừng, ngăn chặn mọi hành vi vi phạm đến

công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ
- Địa bàn quản lý của Hạt kiểm lâm TP. Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn
- Thời gian tiến hành chuyên đề từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 02
năm 2012.
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng cháy rừng tại TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
+ Công tác tham mưu chỉ đạo.
+ Công tác tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy rừng .
+ Công tác phòng cháy chữa cháy rừng năm 2006 - 2008
- Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong công tác phòng cháy chữa
cháy rừng tại TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế việc cháy rừng tại TP. Lạng
Sơn tỉnh Lạng Sơn.
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được một số nội dung đã nêu trên chuyên đề sử dụng một
số phương pháp nghiên cứu sau:
20
21
2.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
Thu thập số liệu thứ cấp chúng tôi sử dụng phương pháp kế thừa số liệu.
+ Thu thập số liệu về tổng diện tích rừng của toàn huyện
+ Tổng diện tích rừng bị thiệt hại do cháy rừng gây ra trong toàn huyện
+ Tổng diện tích rừng bị cháy hàng năm
+ Loại rừng bị cháy
+ Nguyên nhân gây cháy
+ Các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng hiện đang thực hiện
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn RRA

* Xây dựng bản câu hỏi phù hợp với trình độ người dân và lượng thông
tin về công tác phòng cháy chữa cháy rừng, chủ yếu là người dân sống gần rừng.
* Chọn mẫu điều tra phỏng vấn: Cán bộ tham gia quản lý địa bàn, chọn
những địa bàn (xã) có diện tích rừng bị cháy trong những năm gần đây.
* Tiến hành phỏng vấn cán bộ và người dân lấy thông tin về công tác
phòng cháy chữa cháy rừng.
2.4.2. Nội nghiệp
Căn cứ số liệu đã thu thập chúng tôi tiến hành xử lý số liệu.
- Lập bảng biểu.
- Phân tích, so sánh và đánh giá công tác phòng cháy chữa cháy rừng
qua các năm.
- Tổng hợp số liệu, viết chuyên đề.
21
22
Phần 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. TỔ CHỨC CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG
3.1.1 Tổ chức công tác PCCCR từ Trung ương đến địa phương
Công tác phòng cháy chữa cháy rừng là công tác xã hội phức tạp đòi hỏi
phải có sự quan tâm của các cấp, các ngành. Đặc biệt muốn làm tốt công tác
này phải làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí và
nhận thức của người dân. Nhà nước cần ưu tiên đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật
và công nghệ mới đến vùng sâu, vùng xa, đầu tư phát triển sản xuất và các
yêu cầu khác của người dân về văn hóa, xã hội.
Cần sớm xây dựng hoàn thiện hệ thống mạng lưới dự báo cung cấp đảm
bảo thông tin thông suốt trong mùa cháy rừng, phục vụ công tác phòng cháy
chữa cháy rừng từ trung ương đến địa phương và các đơn vị bảo vệ rừng các
đội phụ trách phòng cháy chữa cháy rừng.
Các địa phương, đơn vị khẩn trương xây dựng kế hoạch và tổ chức thực
hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Đặc biệt là việc

xây dựng phương án bảo vệ rừng; phương án tác chiến phòng cháy, chữa cháy
rừng trên địa bàn quản lý; phương án phối hợp tác chiến vùng rừng giáp ranh
giữa các huyện, các xã, đơn vị chủ rừng phải đảm bảo tính khả thi và hiệu quả
cao. Nếu địa phương, đơn vị nào để rừng bị xâm hại cũng như cháy rừng xẩy
ra, gây thiệt hại lớn tài nguyên rừng thì Chủ tịch UBND địa phương và Thủ
trưởng đơn vị đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.
Khẩn trương xây dựng lực lượng bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy
rừng từ cấp tỉnh đến cơ sở. Mỗi huyện, thành phố, thị xã; xã, phường có rừng
và đơn vị chủ rừng đều phải thành lập Đội cơ động bảo vệ rừng, sẵn sàng xử
lý mọi tình huống xảy ra. Riêng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy rừng
phải củng cố, duy trì các tổ đội quần chúng tham gia cứu chữa cháy rừng của
các thôn bản, khối phố có rừng và tổ đội sản xuất của các đơn vị chủ rừng.
Hệ thống tổ chức dự báo cháy rừng phục vụ công tác chỉ đạo phòng
chống cháy rừng. Thực hiện quyết định số 127/2000/QĐ - BNN-KL ngày 11
tháng 12 năm 2000 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc ban
hành quy định về cấp dự báo, báo động và biện pháp tổ chức thực hiện phòng
22
23
cháy chữa cháy rừng trên toàn quốc, cơ cấu tổ chức chỉ đạo công tác phòng
cháy chữa cháy rừng được thể hiện bằng sơ đồ sau:
Trung ương
Ban chỉ đạo PCCCR
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
UBND tỉnh
Ban chỉ huy PCCCR
(Chi cục Kiểm lâm)
Thôn, bản tổ đội PCCCR
Ban chỉ huy PCCCR của xã đội
Bảo vệ rừng chuyên trách
C¸c chñ rõng

UBND Thành phố
Ban chỉ huy PCCCR
(Hạt Kiểm lâm)
UBND các xã, phường
Ban chỉ huy PCCCR
(Ban lâm nghiệp xã)
23
24
Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công tác phòng cháy chữa cháy rừng
từ Trung ương đến các địa phương
Tăng cường tập huấn, huấn luyện kỹ năng, nghiệp vụ nhằm nâng cao
năng lực cho tất cả các lực lượng tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng.
Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện, hậu cần thiết yếu để đảm bảo thực hiện tốt
phương châm 4 tại chỗ ngay tại cơ sở, sẵn sàng ứng phó khi có cháy rừng xảy
ra. Các chủ rừng, chủ hộ phải tự trang bị các dụng cụ thủ công cần thiết để sử
dụng khi có cháy rừng xảy ra.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật bằng nhiều hình
thức trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao ý thức, trách
nhiệm bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng cho cán bộ, nhân dân và
các chủ rừng.
Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, Báo chí, Đài truyền thanh truyền hình
tỉnh, các huyện, thành, thị tăng cường thời lượng tuyên truyền, đưa tin hoạt
động bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng của các cấp; biểu dương các
điển hình tiên tiến; phổ biến, quán triệt kịp thời các văn bản chỉ đạo của Trung
ương và của tỉnh. Đồng thời phối hợp với cơ quan chuyên môn để dự báo,
cảnh báo nguy cơ xảy ra cháy rừng trên địa bàn trong thời kỳ có nguy cơ xảy
ra cháy rừng từ cấp III trở lên, giúp chính quyền các cấp, các ngành, các chủ
rừng và nhân dân chủ động thực hiện có hiệu quả.
Các Công ty Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng,
UBND các xã có rừng thông hoàn chỉnh hệ thống đường băng cản lửa, chòi

canh lửa rừng, phát quang thực bì dưới tán rừng đối với các vùng rừng trọng
điểm, rừng dễ xảy ra cháy, rừng đang khai thác nhựa. Đặc biệt phải đảm bảo
an toàn tuyệt đối cho các khu rừng đặc dụng, rừng văn hoá, di tích lịch sử và
lâm viên.
24
25
Tổ chức lực lượng tuần tra canh gác bảo vệ nghiêm ngặt trong suốt thời
gian cao điểm của mùa cháy rừng. Rà soát, chấn chỉnh công tác khoán bảo vệ,
khoán khai thác nhựa thông trên tinh thần công khai dân chủ, đúng quy định
của pháp luật, đảm bảo không để xảy ra tranh chấp, nhất là các địa phương,
đơn vị, chủ rừng thường xuyên xảy ra cháy rừng thời gian qua.
Đối với các huyện miền núi có sản xuất nương rẫy phải tiến hành quy
vùng và hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chặt chẽ đảm bảo cho nhân dân đốt rẫy
an toàn không để cháy lan vào rừng. Nghiêm cấm việc sử dụng lửa để xử lý
thực bì chuẩn bị đất trồng rừng trong mùa khô hanh.
Những địa phương có tình trạng xâm lấn rừng, đất rừng để ở, để sản xuất
nông nghiệp trái phép thì phải kiên quyết xử lý, đình chỉ sản xuất, đồng thời
có giải pháp đưa dân ra khỏi vùng rừng và tạo điều kiện ổn định đời sống,
không để xảy ra tình trạng du canh, du cư.
Chi cục Kiểm lâm tăng cường chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tích cực tuần
tra rừng, phát hiện các điểm nóng về khai thác, tập kết, mua bán, tàng trữ, chế
biến lâm sản trái phép để có giải pháp xử lý dứt điểm, không để kéo dài.
Đồng thời có trách nhiệm tham mưu cho chính quyền địa phương về các giải
pháp giải quyết, xác định trách nhiệm của chủ rừng trong việc để rừng của
mình bị xâm hại. Các ngành chức năng có kế hoạch phối hợp chặt chẽ, kịp
thời với ngành Kiểm lâm để nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng.
Các ngành, các cấp liên quan; các chủ rừng và đơn vị có quản lý rừng
phải tổ chức trực ban, trực chỉ huy 24/24 giờ hàng ngày trong thời kỳ có dự
báo nguy cơ xảy ra cháy rừng từ cấp III trở lên, để điều động lực lượng,
phương tiện kịp thời xử lý mọi tình huống xảy ra.

Khi xảy ra cháy rừng thì Chủ tịch UBND, Trưởng Ban chỉ huy về các
vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp và
chủ rừng phải trực tiếp huy động lực lượng, phương tiện, chỉ huy mọi lực
lượng tại hiện trường để nhanh chóng dập tắt đám cháy. Lực lượng Công an
chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương, ban ngành và đơn vị liên quan
khẩn trương điều tra làm rõ nguyên nhân, thủ phạm gây ra cháy rừng, nhất là
25

×