Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Ứng dụng GIS đánh giá diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 2006 2011 tại xã hòa mục, huyện chợ mới, bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 59 trang )

1
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
GIS : Geographic Infomational System
UBND : Ủy ban nhân dân
CSDL : Cơ sở dữ liệu
HĐND : Hội đồng nhân dân
HTTTĐL : Hệ thống thông tin địa ký
NSBQ : Năng suất bình quân
ĐTQHR : Điều tra quy hoạch rừng
RTN : Rừng tre nứa
BC : Bãi cát
ĐTC : Đất thổ cư
NR : Nương rẫy
ĐK : Đất khác
RT : Rừng trồng
ĐNN : Đất nông nghiệp
SH : Sông hồ
DT : Diện tích
DTBD : Diện tích biến động
NĐ : Núi đá
CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
1
2
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
2
3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
3
4
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài


Rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, rừng đóng vai trò quan
trọng đối với các hoạt động sống trên hành tinh. Rừng là nơi cung cấp gỗ,
dược liệu, thực phẩm, không khí sạch…cho con người; là nơi cư trú, bảo vệ
nguồn gen cho các loài động, thực vật hoang dã. Không chỉ có vậy rừng còn
phòng hộ chống xói mòn, lũ lụt, hạn hán, điều hòa khí hậu. Rừng là nơi nghỉ
dưỡng, khu vui chơi giải trí, nghiên cứu khoa học vô cùng hữu ích. Vì vậy,
rừng là một bộ phận quan trọng trong hệ sinh thái có vai trò bảo vệ bền vững
môi trường sống.
Xã Hòa Mục huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn đang hướng tới việc phát
triển rừng bền vững, xuất phát từ thực tế hiện nay với diện tích rừng ngày
càng thay đổi và suy thoái cùng với việc chuyển đổi giữa các trạng thái rừng
tự nhiên. Do tác động của con người (chủ yếu là các hoạt động khai thác và
kinh tế), hay các tác động khác của thiên nhiên.
Nhiều năm gần đây rừng bị suy giảm nghiêm trọng về số lượng và chất
lượng. Do nhiều nguyên nhân khác nhau như khai thác rừng quá mức, do sức
ép dân số, nhu cầu phát triển kinh tế xã hội tăng cao. Theo báo cáo về hiện
trạng rừng toàn quốc tính đến 31/12/2010, tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc là
37%; tổng diện tích đất có rừng là 13.3 triệu ha, trong đó có 2 triệu ha rừng
đặc dụng, 4,8 triệu ha rừng phòng hộ và 6,3 triệu ha rừng sản xuất.
Kết quả báo cáo về hiện trạng rừng toàn quốc là cơ sở theo dõi diễn
biến tài nguyên rừng hang năm tại Việt Nam. Tuy nhiên từ trước đến nay, kết
quả này được thể hiện bằng các bảng biểu thống kê, bản đồ giấy, các báo cáo
và các tài kiệu khác. Các phương thức truyền thống này đến nay không còn
đáp ứng khả năng cung cấp, khai thác thông tin một cách nhanh chóng, kịp
thời và chính xác. Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật đã thay thế các
phương pháp thủ công, truyền thông trên bằng một bộ công cụ bản đồ mới có
thể cập nhật toàn bộ dữ liệu kết hợp với hình ảnh ở dạng số. Đó là hệ thống
4
5
thông tin địa lý (Geographic Information Systems), viết tắt là GIS. Hệ thống

này có khả năng tự động tìm kiếm, thu thập và quản lý thông tin theo ý muốn,
đặc biệt là có khả năng biểu thị dữ liệu không gian từ thế giới thực phục vụ
cho các mục đích khác nhau trong sản xuất, khoa học và đời sống.
Sự ra đời của Hệ thống thông tin địa lý đã đáp ứng rất nhiều yêu cầu
thực tế và được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau có liên quan về địa lý
như: thành lập bản đồ, phân tích dữ liệu không gian đánh giá tài nguyên đất,
điều tra cơ bản, quy hoạch đô thị và cảnh báo môi trường…GIS được sử dụng
trong nhiều ngành kỹ thuật như lâm nghiệp, địa chính, khoa học môi trường,
khoa học công nghệ và tập trung vào ba lĩnh vực là: công nghệ thu nhập thông
tin, công nghệ xử lý thông tin và quản lý thông tin. Chính những tính năng ưu
việt này, GIS đã được sử dụng trong ngành Lâm nghiệp để theo dõi diễn biến
tài nguyên rừng. GIS giúp xây dựng bản đồ hiện trạng rừng với đầy đủ dữ liệu
không gian và dữ liệu thuộc tính, đồng thời có thể thay đổi, cập nhật thông tin
và đánh giá biến động một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác.
Đối với xã Hòa Mục, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn là nơi có diện tích
rừng khá lớn đồng thời cũng là nơi có những biến động về trạng thái rừng
cũng không nhỏ. Gần đây tuy độ che phủ của rừng có tăng lên nhưng chất
lượng rừng lại là vấn đề đang được quan tâm, đồng thời quá trình đánh giá
diễn biến tài nguyên rừng phục vụ cho công thác quản lý ở đây vẫn còn có
những hạn chế. Vì vậy, cần nhanh chóng áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ
thuật cũng như công nghệ GIS vào quá trình đánh giá diễn biến tài nguyên
rừng là một yêu cầu cấp thiết của khu vực này.
Xuất phát từ thực tế và đòi hỏi về tốc độ phát triển thông tin, đáp ứng
một phần nhu cầu của công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm
nghiệp nói riêng, việc bảo vệ rừng nói chung nên đề tài: “Ứng dụng GIS
đánh giá diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 2006 - 2011 tại Xã Hòa Mục,
Huyện Chợ Mới, Tỉnh Bắc Kạn” được thực hiện.
1.2. Mục đích của đề tài
5
6

Theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp là nắm vững diện tích các
loại rừng, đất lâm nghiệp hiện có được phân chia theo chức năng sử dụng
rừng và loại chủ quản lý. Lập bản đồ hiện trạng rừng cấp xã tỷ lệ 1/25.000
hoặc 1/10.000, nhằm giúp hoạch định chính sách lâm nghiệp ở địa phương và
Trung ương phục công tác bảo vệ và phát triển rừng.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Thành lập được bản đồ hiện trạng rừng năm 2006 xã Hòa Mục huyện
Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn.
- Thành lập được bản đồ hiện trạng rừng năm 2011 xã Hòa Mục huyện
Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn.
- Đánh giá được sự biến động về diện tích, trạng thái rừng tại xã Hòa
Mục huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn đoạn 2006 - 2011.
- Phân tích được các nguyên nhân gây biến động rừng và đề xuất các
giải pháp để nâng cao công tác quản lý bảo bệ rừng tại xã Hòa Mục huyện
Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
Nghiên cứu Ứng dụng GIS đánh giá diễn biến tài nguyên rừng giai
đoạn 2006-2011 tại xã Hòa Mục, huyện Chợ Mới, Bắc Kạn sẽ giúp cho sinh
viên có cơ hội tiếp cận với các phương pháp nghiên cứu khoa học. Củng cố
lại vốn kiến thức đã được học trên giảng đường.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Chuyên đề sẽ góp phần ảnh đánh giá được sự biến động về diện tích,
trạng thái rừng của xã Hòa Mục, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, Điều tra
nguyên nhân tác động đến biến động rừng và phân tích được các nguyên nhân
gây biến động rừng từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao công tác quản lý
bảo bệ rừng tại địa bàn nghiên cứu. Trang bị cho sinh viên một số kiến thức
ngoài thực tiễn.
Phần 2
6

7
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của việc ứng dụng thông tin địa lý trong đánh giá
biến động hiện trạng rừng
2.1.1. Bản đồ hiện trạng rừng
2.1.1.1. Khái niệm
Bản đồ hiện trạng rừng là bản đồ chuyên đề tài nguyên rừng được biên
vẽ trên nền bản đồ địa hình cùng tỷ lệ, trên đó thể hiện đầy đủ và chính xác vị
trí, diện tích các loại trạng thía rừng phù hợp với kết quả thống kê, kiểm kê tài
nguyên rừng theo định kỳ. Bằng việc sử dụng màu sắc và các ký hiệu thích
hợp hiển thị các trạng thái rừng khác nhau, nó cho thấy rõ toàn bộ sự phân bố
tài nguyên rừng trên khu vực.
Bản đồ tài nguyên rừng là tài liệu quan trọng và cần thiết cho công tác
quản lý, phát triển tài nguyên rừng và cho các ngành kinh tế, kỹ thuật khác
đang sử dụng và khai thác tài nguyên rừng.
Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng được thành lập nhằm mục đích:
- Thể hiện kết quả thống kê, kiểm kê tài nguyên rừng lên bản vẽ
- Xây dựng tài liệu cơ bản phục vụ quản lý, phát triển tài nguyên rừng.
- Là tài liệu phục vụ xây dựng phương án quy hoạch lâm nghiệp, kế
hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên rừng, lập phương án bảo vệ, quản lý rừng,
đất rừng và kiểm tra thực hiện quy hoạch lâm nghiệp đã được phê duyệt của
các địa phương và ngành kinh tế.
Bản đồ hiện trạng rừng được xây dựng cho từng cấp hành chính: xã,
huyện, tình, toàn quốc.
2.1.1.2. Tỷ lệ
Tỷ lệ bản đồ hiện trạng rừng được quy định trong Quy trình thành lập
bản đồ hiện trạng rừng - Viện Điều Tra Quy hoạch rừng năm 1991 như sau:
- Tiểu khu: 1/5000 - 1/10000
- Cấp xã: 1/10000 - 1/25000
- Cấp huyện: 1/25000 - 1/50000

7
8
- Cấp tỉnh: 1/50000 - 1/100000
- Toàn quốc: 1/200000 - 1/10000000
2.1.1.3. Nội dung
Bản đồ hiện trạng rừng thể hiện các nội dung sau đây:
1. Đường bình độ
2. Hệ thống thủy văn
3. Đường giao thông
4. Điểm dân cư
5. Các đối tượng: công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa - xã hội như lâm trường, xí
nghiệp, đường tải điện
6. Ranh giới hành chính tỉnh, huyện, xã
7. Ranh giới tiểu khu, lô
8. Hiện trạng đất rừng và đất lâm nghiệp
Bản đồ phải thể hiện được tỷ lệ xích và hướng quy ước (hướng bắc).
2.1.1.4. Khái niệm rừng, phân loại rừng:
2.1.1.4.1. Phân loại rừng theo chức năng:
Căn cứ vào mục đích sử dụng, chủ yếu rừng được phân thành ba loại
sau đây:
Rừng phòng hộ: Là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước,
bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí
hậu, bảo vệ môi trường.
Rừng sản xuất: Là rừng được dùng chủ yếu trong sản xuất gỗ, lâm sản,
đặc sản.
Rừng đặc dụng: Là loại rừng được thành lập với mục đích chủ yếu
để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng

của quốc gia, nguồn
gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam

thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi
trường sinh thái.
2.1.1.4.2. Phân loại rừng theo Loeschau
8
9
I/Nhóm I: Nhóm chưa có rừng.
Đây là nhóm không có rừng hoặc hiện tại chưa thành rừng, chỉ có cỏ,
cây bụi hoặc thân gỗ, tre nứa mọc rải rác, có độ che phủ dưới 30%. Tuỳ theo
hiện trạng, nhóm này được chia thành:
- Kiểu IA: Trạng thái này được đặc trưng bởi lớp thực bì, lau lách hoặc
chuối rừng.
- Kiểu IB: Kiểu này được đặc trưng bởi lớp thực bì cây bụi, có thể có
một số cây gỗ, tre mọc rải rác.
- Kiểu IC: Kiểu này được đặc trưng bởi lớp cây thân gỗ tái sinh với số
lượng đáng kể nằm trong hai kiểu trên. Chỉ được xếp vào kiểu 1C khi số
lượng cây gỗ tái sinh có chiều cao trên 1 mét đạt từ 1000 cây/ha trở lên.
II/Nhóm II: Rừng phục hồi cây tiên phong có đường kính nhỏ. Dựa vào
hiện trạng và nguồn gốc, nhóm này chia thành:
- Kiểu IIA: Đây là trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy được đặc
trưng bởi lớp cây tiên phong, ưa sáng, mọc nhanh, thường đều tuổi và có kết
cấu 1 tầng.
- Kiểu IIB: Là trạng thái rừng phục hồi sau khai thác kiệt. Phần lớn
trạng thái này bao gồm những quần thụ non với những loài cây tương đối ưa
sáng. Thành phần loài phức tạp, không đều tuổi do tổ thành loài cây ưu thế
không rõ ràng. Vượt lên khỏi tán rừng có thể còn sót lại một số cây của quần
thụ cũ nhưng trữ lượng không đáng kể. Đường kính của tầng cây phổ biến
không vượt quá 20cm.
III/Nhóm III: Kiểu rừng thứ sinh đã bị tác động. Bao gồm các quần thụ
rừng đã bị khai thác bởi con người ở nhiều mức độ khác nhau khiến cho kết
cấu rừng bị thay đổi.

- Kiểu IIIA: Quần thụ đã bị khai thác nhiều nhưng hiện tại đã bị hạn
chế. Cấu trúc ổn định của rừng đã bị thay đổi cơ bản hoặc phá vỡ hoàn toàn.
Kiểu này được chia thành 1 số kiểu phụ.
9
10
+) Kiểu phụ IIIA1: Rừng đã bị khai thác kiệt quệ, tán rừng bị phá vỡ
từng mảng lớn. Tầng trên có thể còn sót lại 1 số cây tầng cao, to nhưng phẩm
chất xấu. Nhiều dây leo, bụi rậm, tre nứa xâm lấn. Tuỳ theo tình hình tái sinh,
kiểu phụ này được chia nhỏ thành:
*) IIIA1-1: thiếu tái sinh (<1000 cây tái sinh mục đích có triển vọng/ ha).
*) IIIA1-2: đủ cây tái sinh (>1000 cây tái sinh mục đích có triển vọng/ ha).
+) Kiểu phụ IIIA2: rừng đã khai thác quá mức nhưng đã có thời gian
phục hồi tốt. đặc trưng là đã hình thành tầng giữa vươn lên chiếm ưu thế sinh
thái với lớp cây đại bộ phận có đường kính 20-30cm. Rừng có 2 tầng trở lên,
tầng trên tán không liên tục, được hình thành chủ yếu từ những cây của tầng
giữa trước đây, rải rác còn những cây to, khoẻ vượt tán của tầng rừng cũ để
lại. Kiểu phụ này chia nhỏ thành:
*) IIIA2-1: thiếu tái sinh (< 1000 cây tái sinh mục đích có triển vọng).
*) IIIA2-2: đủ tái sinh (> 1000 cây tái sinh mục đích có triển vọng).
IV/ Nhóm IV: Là nhóm rừng thứ sinh giàu phục hồi hoàn toàn và rừng
nguyên sinh.
2.1.2. Cơ sở khoa học của biến động hiện trạng rừng
Như chúng ta đã biết rừng là một hiện tượng khách quan luôn biến đổi
theo thời gian dưới tác động của thiên nhiên và con người. Nếu được tác động
tốt rừng sẽ phát triển, ngược lại nếu gặp tác động xấu rừng sẽ suy kiệt. Vì vậy
sự biến động tài nguyên rừng chính là một đặc trưng hết sức cơ bản xét ở
trạng thái động của nó.
Trong Lâm nghiệp khi đánh giá tài nguyên rừng người ta thường sử dụng
hai nhóm chỉ tiêu đó là: Biến động về số lượng và biến động về chất lượng.
2.1.2.1. Biến động về số lượng

Biến động về số lượng phân chia ra các loại biến động như sau:
- Biến động về tổng diện tích rừng
- Biến động về một số kiểu rừng chủ yếu
- Biến động rừng theo 3 khu vực: Sản xuất, phòng hộ, đặc dụng
- Biến động do sự chuyển hóa giữa các loại rừng và các loại đất khác
10
11
- Biến động rừng theo đai cao theo vùng sinh thái
- Biến động rừng theo hình thái quản lý
- Biến động rừng theo hệ thống giao thông và khu dân cư tập trung
Trong đó, biến động về tổng diện tích rừng thường xác định cho một
phạm vi lớn như một tinh, một vùng, thậm chí cho toàn quốc.
2.1.2.2. Biến động về chất lượng rừng
Biến động về chất lượng rừng như: Biến động về tổ thành loài, phẩm
chất gỗ, tỷ lệ thương phẩm, độ phì của đất,… Khi chất lượng rừng bị giảm sút
người ta gọi đó là sự suy thoái của rừng. Sự suy thoái của rừng chính là sự
thay đổi kết cấu, tổ thành rừng, có thể từ rừng kín sang rừng thưa, rừng giàu
sang rừng nghèo, từ rừng gỗ sang rừng tre nứa,… Sự thay đổi này không có
lợi cho quần thụ hoặc lập địa, khả năng cung cấp lâm sản cũng như phòng hộ
môi trường, tiềm năng du lịch sinh thái cảnh quan cũng bị suy giảm.
2.1.2.3. Các nguyên nhân gây biến động
Các nguyên nhân chính gây ra thay đổi diện tích rừng và đất lâm
nghiệp bao gồm:
- Trồng rừng
- Khai thác rừng
- Cháy rừng
- Sâu bệnh hại rừng
- Phá rừng (làm nương rẫy)
- Chuyển mục đích sử dụng đất và rừng
- Tăng phẩm chất rừng do khoanh nuôi, bảo vệ hoặc tái tạo tự nhiên

- Một số thay đổi khác…
2.2. Hệ thống thông tin địa lý và những áp dụng trong quản lý tài nguyên
2.2.1. Khái niệm về hệ thống thông tin địa lý (GIS):
GIS ra đời chính là sự kế tục các ý tưởng trong ngành địa lý mà nhất là
ngành địa lý bản đồ trong thời đại mà công nghệ thông tin đủ mạnh để tạo ra
các công cụ định lượng mới và có khả năng thực thi hầu hết các phép phân
tích bản đồ bằng công cụ định lượng mới.
11
12
Từ trước đến nay có nhiều khái niệm về hệ thống thông tin địa lý GIS như:
Theo Meaden va Kapetsky (2005) GIS là một môn khoa học luôn luôn
thay đổi. Chúng ta không thể nhận ra một định nghĩa chính xác về GIS cũng
như các công cụ mà GIS đảm nhận. Hai ông cũng đã thống kê các tên gọi của
GIS đã được sử dụng trong quá trình phát triển như:
- Hệ thống thông tin cơ sở (Geog-based Information System)
- Hệ thống thông tin tài nguyên thiên nhiên (Natural Resourse Information
Systems)
- Hệ thống dữ liệu trái đất (Geo data Systems)
- Hệ thống thông tin không gian (Spatial Information Systems)
- Hệ thống dữ liệu địa lý (Geographic Data Systems)
- Hệ thống thông tin đất đai (Land Information Systems)
Tuy nhiên ở mức độ tương đối chúng ta có thể hiểu GIS theo định
nghĩa như sau:
“ Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một hệ thống các thông tin được sử
dụng để thu thập, lưu trữ, xây dựng lại, thao tác, phân tích, biểu diễn các dữ
liệu địa lý phục vụ công tác quy hoạch hoặc lập các quyết định sử dụng đất,
các nguồn tài nguyên thiên nhiên môi trường, giao thông, đô thị và nhiều thủ
tục hành chính” (Định nghĩa của Nitin Kumar Triphthi (2000 học viện công
nghệ Châu Á).
Nói một cách dễ hiểu Hệ thống thông tin địa lý là tập hợp các thông tin

có liên quan đến yếu tố địa lý một cách đồng bộ và logic; là công cụ được
dùng để tập hợp, lưu trữ, xử lý và phân tích thông tin (không gian và phi
không gian) thông qua các thiết bị máy tính và tin học; cho phép đánh giá
tổng thể với nhiều yếu tố theo không gian và thời gian
2.2.2. Những nghiên cứu trên thế giới
Hệ thống thông tin địa lý (HTTTĐL) đầu tiên trên thế giới được xây
dựng vào đầu những năm 60 của thế kỷ XX tại Canada với tên gọi CGIS
(Canadian Geographic Infomational System) và được ứng dụng ở rất nhiều
lĩnh vực khác nhau trên toàn thế giới. Cùng với Canada hang loạt các trường
12
13
Đại học Mỹ cũng tiến hành nghiên cứu và xây dựng các HTTTĐL của mình.
Tuy nhiên rất nhiều trong số đó đã không tồn tại được lâu, từ đây có khái
niệm về GIS như sau:
Theo Ducker (1979) định nghĩa: “GIS là trường hợp đặc biệt của hệ
thống thông tin ở đó cơ sở dữ liệu bao gồm sự quan sát các đặc trưng phân bố
không gian, các hoạt động sự kiện có thể được xác định trong khoảng không
như điểm, đường, vùng”.
Trong GIS không quản ly các hình ảnh cụ thể mà nó quản lý một cơ sở
dữ liệu, thường cơ sở dữ liệu của GIS là cơ sở dữ liệu quan hệ tập trung được
tạo lập bởi các dữ liệu không gian đi kèm theo thuộc tính của chúng.
Hiện nay, trên thế giới công nghệ GIS đang được phát triển mạnh trên
các lĩnh vực quản lý tài nguyên như:
Viện tài nguyên thế giới (World Resoure Insitute - WRI) đã sử dụng
GIS để đánh giá ảnh hưởng của phá rừng với các quốc gia và người dân trên
toàn thế giới. Ứng dụng GIS để kiếm soát diện tích rừng trên toan cầu. Ngoài
ra GIS con hỗ trợ phân tích so sánh diện tích rừng hiện nay so với diện tích
rừng trong quá khứ, cho thấy xu hướng thu hẹp ngày nhanh của diện tích này
và tốc độ thu hẹp ở các vùng khác nhau. Với phần mền GIS, các dự báo có thể
phân tích dưới dạng bản đồ hoặc biểu đồ.

Tại Malaysia, công nghệ GIS đã được coi như là một nhiệm vụ quan
trọng trong các ngành công nghiệp liên quan đến dầu khí, quản lý thiên tai….
GIS cũng rất hữu ích cho Chính phủ và các đồn điền lớn nhằm nỗ lực hơn
trong việc hướng tới mục tiêu than thiện môi trường. Nhiều công ty ở
Malaysia đang tạo ra lợi nhuận từ công nghệ lập bản đồ trên máy tính sử dụng
hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và hệ thống thông tin địa lý GIS trong các
hoạt động như: Xác định cây trồng phù hợp cho từng địa phương và theo
mùa, tối ưu hóa phân bón và số lương thuốc trừ sâu, tính toán chính xác năng
suất cho từng loại cây trồng.
Bằng quá trình định danh địa hình, vị trí địa lý, kỹ thuật xây dựng, GIS
có thể giúp dự báo thời gian và địa điểm có thể xảy ra các sự cố như động đất,
13
14
núi lửa cũng như hậu quả có thể có. Cơ quan kiểm soát sự cố địa chấn của
Portland, bang Oregon, Hoa Kỳ đã sử dụng phần mền ARC/INFO ArcView
GIS và Map Objects để trợ giúp dự báo và chuẩn bị đối phó với các sự cố.
Với ứng dụng rộng rãi, GIS đã trở thành công nghệ quan trọng . Nó
tham gia vào hầu hết lĩnh vực con người và ngày được quảng bá rộng dãi.
Hơn nữa với xu thế phát triển hiện nay, GIS không chỉ dừng lại ở một quốc
gia đơn lẻ mà ngày càng mang tính toàn cầu hóa. Đồng thời GIS gắn với vị trí
địa lý và các dữ liệu có liên quan, do đó có khả năng rất lớn trong phân tích,
quản lý các hệ sinh thái, phân bố, tái sinh loài….
Từ cuối những năm 70, trên thế giới đã có những đầu tư vào phát triển
và ứng dụng máy tính trong bản đồ, đặc biệt là ở bắc mỹ, do các công ty tư
nhân và nhà nước thực hiện, lúc đó khoảng 1000 hệ thống thông tin địa lý
được sử dụng, tới năm 1990 con số này là 4000. Ở Châu Âu công nghệ này
phát triển ở các nước Thụy Sỹ, Na Uy, Đan Mạch, Pháp, Anh và Đức…
Ở Châu Á, GIS tập trung ở các nước có tin học và viễn thám phát triển
như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia…
Những ứng dụng của GIS tập trung vào các lĩnh vực sau:

- Môi trường: GIS được nhiều tổ chức môi trường trên thế giới cũng như nhiều
quốc gia sử dụng để đánh giá hiện trạng môi trường các khu vực trên trái đất,
mô hình hóa các tiến trình xói đất, cảnh báo sự lan truyền ô nhiễm môi
trường.
- Khí tượng thủy văn: GIS được dung như một hệ thống đáp ứng nhanh phục vụ
phòng chống thiên tai, lũ lụt, phát hiện tâm bão, dự đoán luồng chảy.
- Nông nghiệp: Được sử dụng vào giám sát thu hoạch, quản lý sử dụng đất,
nghiên cứu đất trồng, kiểm tra tưới tiêu, kiểm soát nguồn nước.
- Lâm nghiệp: Kết hợp với công nghệ viễn thám đưa ra các dự báo cháy rừng,
kiểm soát các loài động thực vật hoang dã, đánh giá biến động về hiện trạng
rừng.
Với những ứng dụng rỗng rãi, GIS đã trở thành công nghệ quan trọng.
Cùng với xu thế phát triển như hiện nay, GIS không chỉ dừng lại ở các quốc
gia đơn lẻ mà còn mang tính toàn cầu hóa.
14
15
2.2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Việc tiếp cận công nghệ viễn thám và GIS trong việc xây dựng các loại
bản đồ hiện trạng ở Việt Nam muộn hơn so với các nước trong khu vực Châu
Á như: Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước khác. Tuy nhiên vào
những năm 1980 được sự giúp đỡ của FAO thì các công nghệ này được sử
dụng mạnh mẽ hơn ở Việt Nam.
Dự án VIE-76-014 lần đầu tiên xây dựng bản đồ hiện trạng rừng và
các trạng thái rừng trên cơ sở sử dụng ảnh viễn thám Landsat và bước đầu
tiếp cận công nghệ GIS. Đây là thời điểm quan trọng đánh dấu sự phát triển
của việc ứng dụng viễn thám và GIS vào ngành Lâm Nghiệp nói chung và
điều tra quy hoạch rừng nói riêng ở Việt Nam. Từ đó đến nay công nghệ
viễn thám và GIS đã được ứng dụng rộng rãi và trở thành công cụ không thể
thay thế trong lĩnh vực đánh giá theo dõi tài nguyên thiên nhiên trong đó có
tài nguyên rừng.

Trong ngành Lâm nghiệp, các chương trình ứng dụng GIS cụ thể như:
Chương trình điều tra nguyên liệu giấy (1972-1975); Chương trình hợp
tác Việt Nam-Thụy Điển; Dự án ứng dụng viễn thám để theo dõi biến động
các khu bảo tồn thiên nhiên (1991-1995) -WWF; Chương trình theo dõi, đánh
giá biến động tài nguyên rừng (1991-1995) -FIPI; Dự án theo dõi độ che phủ
hạ lưu sông Mê Kong (1993-1995) - Ủy ban Mê Kong; Đặc biệt Chương trình
ứng dụng GIS trong theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được Cục kiểm lâm
triển khai từ năm 2000 đến nay đã thu được nhiều kết quả khả quan.
Bảo Huy (2009) [3] Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information
System - GIS) là một nhánh của công nghệ thông tin và ngày càng được phát
triển rộng rãi. GIS ngày nay là công cụ trợ giúp quyết định trong nhiều hoạt
động kinh tế xã hội, quản lý môi trường của nhiều quốc gia trên thế giới. GIS
có khả năng trợ giúp các cơ quan Chính phủ, các nhà quản lý, các nhà doanh
nghiệp, các cá nhân…. đánh giá được hiện trạng các quá trình, các hiện tượng
tự nhiên, kinh tế - xã hội thông qua các chức năng thu thập, quản lý, phân
tích, truy vấn và tích hợp các thông tin được gắn với một nền địa lý nhất quán
và của các cơ sở dữ liệu đầu vào.
15
16
Nguyễn Kim Lợi (2006) [5], hệ thống thông tin địa lý (GIS) được định
nghĩa như là một hệ thống thông tin mà nó sử dụng dữ liệu đầu vào, các thao
tác phân tích, cơ sở dữ liệu đầu ra liên quan về mặt địa ly không gian
(Geographically or Geospatial) , nhằm hỗ trợ việc thu nhận lưu trữ, quản lý,
xử lý, phân tích và hiển thị các thông tin không gian từ thế giới thực để giải
quyết các vấn đề tổng hợp thông tin cho các mục đích của con người đặt ra,
chẳng hạn như: Để hỗ trợ cho việc ra các quyết định cho việc quy hoạch và
quản lý sử dụng đất, tài nguyên thiên nhiên và môi trường, giao thông, dễ
dàng trong việc quy hoạch phát triển đô thị và những việc lưu trữ các dữ liệu
hành chính.
Tại Việt Nam công nghệ GIS được thí điểm khá sớm và đến nay được

ứng dụng trong khá nhiều ngành như quy hoạch nông lâm nghiệp, quản lý
rừng, đo đạc bản đồ, quản lý đô thị… đã mang lại hiệu quả bước đầu cho hoạt
động phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của nước ta và đang có
nhiều triển vọng phát triển nhanh trong thời gian tới. Hàng loạt các chương
trình, dự án GIS với sự tham gia của các trường đại học, các viện nghiên cứu,
các chuyên gia trong và ngoài nước đã được triển khai có thể kể đến như:
Dự án của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (United Nation
Development Programme) ứng dụng viễn thám ở Việt Nam là nâng cao năng
lực về thống kê rừng ở viện Điều tra quy hoạch rừng vào những năm 80. Sau
đó, UNDP tiếp tục tài trợ dự án thứ hai mà đối chính là các nhà khoa học
thuộc Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam trong vài năm. Vào những năm
90, Việt Nam đã thu hút một số lớn các dự án quốc tế trong lĩnh vực nâng cao
quản lý môi trường vào quản lý tài nguyên trong đó GIS luôn là hợp phần
quan trọng.
Ngoài các dự án được đầu tư theo các chương trình dự án, trong những
năm gần đây các nhà khoa học Việt Nam cũng đã có nhiều đề tài nghiên cứu
ứng dụng GIS liên quan đến quản lý tài nguyên rừng:
Ứng dụng phương pháp viễn thám và GIS để giám và đánh giá nhanh
sự thay đổi của lớp phủ thực vật ở khu vực diện tích rừng mới mở rộng ở
huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế của vườn quốc gia Bạch Mã.
16
17
Chu Hải Tùng (2007) [8] nghiên cứu khả năng ứng dụng kết hợp ảnh
vệ tinh radar và quang học để thành lập một số lớp thông tin về lớp phủ mặt
đất có kết luận rằng: “…Việc kết hợp các ảnh radar và quang học cung cấp
thêm nhiều thông tin về các đối tượng trên bề mặt tại các dải sóng khác nhau.
Nhiều đối tượng khó phân biệt trên ảnh quang học nhưng trên tổ hợp có thể
nhận biết được rất rõ ràng nhờ có các thông tin được tích hợp từ ảnh radar.
Hơn nữa các tập dữ liệu kết hợp còn cho phép phân biệt giữa các đối tượng có
mật độ khác nhau trên bề mặt…”

Nguyễn Trường Sơn (2007) [7] nghiên cứu sử dụng ảnh vệ tinh và
công nghệ GIS trong việc giám sát hiện trạng tài nguyên rừng thử nghiệm tại
1 khu vực cụ thể thấy rằng: Phương pháp viễn thám kết hợp GIS mang ý
nghĩa quan trọng và có tính ưu việt hơn so với các phương pháp truyền thống
khác trong nghiên cứu lớp phủ rừng tại các khu vực miền núi như khả năng
xác định nhanh diện tích lớp phủ, giám sát và đánh giá biến động rừng trên
phạm vi rộng lớn. Đề tài bước đầu xây dựng được quy trình giám sát hiện
trạng tài nguyên rừng bằng công nghệ viễn thám kết hợp GIS thông qua việc
lập báo cáo nhanh về biến động diện tích rừng tại khu vực thử nghiệm.
Phạm Ngọc Tùng (2009) [9] Ứng dụng công nghệ GIS trong điều chế
rừng tại công ty Lâm Nghiệp Nam Tây Nguyên, tỉnh Đắk Nông
Nguyễn Văn Sinh (2009) [6] nghiên cứu sự biến động lớp phủ thực vật
bằng ảnh vệ tinh đa thời gian và ảnh hưởng của tới sự đa dạng sinh học ở các
khu bảo tồn thiên nhiên Nam Bộ.
Hội thảo ứng dụng GIS toàn quốc (2011) [2] Ước tính sinh khối bề mặt
tán rừng sử dụng ảnh vệ tinh ALOS AVNIR - 2 thấy rằng: “Kết quả đạt được
bước đầu trong ước tính sinh khối trên bề mặt tán rừng sử dụng ảnh ALOS
AVNIR cho trường hợp vườn quốc gia Cát Tiên đã góp phần làm rõ cơ sở lý
thuyết từ các tính toán thực nghiệm trên ảnh, nhằm đề xuất giải pháp hiệu quả
trong giám sát phủ thực vật”.
Hoàng Trọng Khánh (2007) [4] ứng dụng công nghệ GIS trong điều
chế rừng thử nghiệm tại khu rừng tự nhiên huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông.
17
18
Trường Đại học Tây Nguyên cho thấy khả năng khai thác Mapinfo trong điều
chế rừng là có cơ sở, thuận tiện, giảm chi phí và hỗ trợ đặc lực cho công tác
quản lý rừng lâu dài.
Ngoài ra, ở một số địa phương như Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh,
Bình Định, Đồng Nai, Vĩnh Phúc cũng đã áp dụng công nghệ viễn thám và
GIS để cập nhật bản đồ hiện trạng rừng cấp xã tỷ lệ 1/25000 theo chỉ thị số

32/2000CT - BNN - KL về việc tổ chức theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và
đất lâm nghiệp trên cả nước.
Nhìn chung, viễn thám và GIS đã bắt đầu được ứng dụng khá nhiều
trong lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên, tuy nhiên để ứng dụng các công
tác bảo tồn như quản lý dữ liệu ảnh hưởng đến biến động tài nguyên rừng và
xây dựng được bản đồ hiên trạng rừng…nhìn chung còn nhiều hạn chế, trong
khi đó đây là công nghệ thích hợp và có hiệu quả để theo dõi diễn biến tài
nguyên rừng và quản lý có hiệu quả.
2.3. Điều kiện tự nhiên kinh tế và kinh tế xã hội ở khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1. Vị trí địa lý
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí xã Hòa Mục
18
19
Xã Hòa Mục là một xã miền núi năm ở phía bắc huyện chợ mới cách
trung tâm huyện khoảng 20 km xã có tổng diện tích tự nhiên là 4111,67 ha.
Về ranh giới, xã Hòa Mục có các vị trí tiếp giáp như sau;
- Phía đông giáp xã Tân Sơn.
- Phía Bắc giáp xuất hóa và thị xã Bắc kạn
- Phía Nam giáp xã Cao Kỳ
- Phía Tây giáp xã Thanh Vận.
Xã còn gặp nhiều khó khăn về mặt giao thông đặc biệt là ở bên phía
đông do địa hình núi cao hiểm trở bị chia cắt bởi núi cao hiểm trở
2.3.1.2. Địa hình và các loại đất đai chính của đại bàn:
* Địa hình của địa bàn:
Do cấu trúc địa chất nên địa hình của Xã nghiêng dần từ Đông sang
Tây, độ cao trung bình khoảng 300m. Phía Đông là những dãy núi đá có độ
cao trung bình từ 300 - 400m, tầng đất, tuy nhiên lớp phủ thực vật kém nên
hiện tượng xói mòn rửa trôi diễn ra phổ biến. Phía nam là dãy núi đất xen với
những đồi thấp có độ cao trung bình từ 100 - 250m. Các dãy núi trên địa bàn

Xã nằm trải dài nên tạo ra các thung lũng rộng, xen kẽ là những cánh đồng có
khả năng phát triển nông nghiệp tốt.
* Các loại đất chính của địa bàn:
Theo kết quả tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng tỉ lệ 1/25.000, đất đai
của Xã được chia ra các loại đất chính sau:
Đất feralit đỏ nâu trên núi đá vôi chiếm khoảng 55% tổng diện tích đất
tự nhiên toàn Xã. Đất có màu vàng nâu, nâu đỏ thành phần cơ giới nặng nhẹ,
độ dốc lớn. Loại đất này thích hợp để trồng cây lâu năm và cây lâm nghiệp
Đất phù sa ngòi suối chiếm khoảng 15% tổng diện tích đất tự nhiên,
thành phần cơ giới nhẹ, địa hình bậc thang, thích hợp với cây trồng ngắn
ngày, cây nông nghiệp.
Đất dốc tụ chiếm khoảng 12% tổng diện tích đất tự nhiên toàn Xã. Đất
được hình thành chủ yếu do những sản phẩm bào mòn từ đồi núi đưa xuống
theo dòng chảy và tích tụ lại tạo nên những cánh đồng thích hợp với trồng lúa
19
20
Đất feralit đỏ vàng trên đá biến chất chiếm khoảng 18% tổng diện tích
đất tự nhiên, đất có tầng dày trên 100 cm, độ dốc dưới 20
0
, thích hợp với cây
công nghiệp dài ngày và cây hàng năm.
2.3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất đai của địa bàn:
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Hòa Mục năm 2006
STT Loại hình sử dụng
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Ghi chú
Tổng diện tích tự nhiên 4111.67 100

I Đất lâm nghiệp 1991,32 48.40
1 Đất sản xuất lâm nghiệp 1881,79 45.74
1. 1 Đất có rừng trồng 531,45 12,92
1. 1. 1 Đất trồng rừng sản xuất 159,35 4.75
1. 1. 2 Đất rừng phòng hộ 109,53 2.66
1. 2 Đất rừng đặc dụng 0,00 0,00
2 Đất nông nghiệp 950,45 23,10
2. 1 Đất trồng lúa 350,23 8,515
2. 2 Đất trồng cây hàng năm 214 5.20
2. 3 Đất trồng cây hàng năm khác 146.78 3,57
3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 9 0,14
II Đất phi nông nghiệp 171,57 4,17
III Đất chưa sử dụng 1131,68 27,56
(Nguồn: phòng địa chính UBND xã Hòa Mục năm 2006)
Hòa Mục là một xã có diện tích đất tương đối lớn, qua bảng 4.1 ta
thấy tổng diện tích đất tự nhiên của Xã hiện nay là 4111.67 ha. Trong đó
đất lâm nghiệp có diện tích là 1991,32 ha chiếm 48.40% so với tổng diện
tích đất tự nhiên. Đất lâm nghiệp là loại đất có diện tích lớn nhất trong đất
nông nghiệp với 950,45ha, chiếm 23,10%. Đây là một lợi thế to lớn cho
việc phát triển rừng nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ nhân tạo, chế biến
làm nguyên liệu giấy.
20
21
Diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn 1131,68ha chiếm 27,56% tổng
diện tích đất tự nhiên. Đây là điều kiện để đầu tư mở rộng diện tích trồng rừng
phục vụ cho phát triển sản xuất lâm nghiệp
* Khí hậu
Theo phân vùng, Hòa Mục có khí hậu chung của vùng trung du miền
núi phía Bắc, đó là khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc. Hàng năm chia làm 2 mùa rõ rệt.

- Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 nhiệt độ trung bình từ 29,6 -
37,5
0
C, có mưa ít
- Mùa lạnh, mưa ít diễn ra từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ
trung bình từ 12 - 19,7
0
C.
- Nhiệt độ trung bình năm khoảng 24
0
C
- Nhiệt độ tối cao trung bình là 29
0
C
- Nhiệt độ tối thấp trung bình là 16,2
0
C
- Lượng mưa trung bình 1123 - 1450 mm. Nhìn chung lượng mưa phân
bố không đều trong năm, cụ thể:
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 70% lượng mưa cả năm,
tập trung vào các tháng 5, 6, 7, 8, 9
+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chiếm 10 - 20% lượng
mưa cả năm.
- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm dao động từ 78 - 87%, trong đó tháng
3 là tháng có độ ẩm cao nhất: 87%, tháng 12 có độ ẩm thấp nhất: 76%.
* Thuỷ văn
Toàn Xã đều có đất sông suối và mặt nước chuyên dùng, trong đó có
sông chạy dọc theo hướng nam bắc, đây chính là điều kiện tự nhiên thuận lợi
cho việc cung cấp nước để sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trữ lượng nước
của suối, hồ đập lại phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm. Do lượng mưa tập

trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10 làm cho chế độ dòng chảy nhiều khi
thay đổi gây ra hiện tượng sói mòn, sạt lở, lũ lụt vào mùa mưa, khô hạn về
mùa đông.
21
22
2.3.2. Đặc điểm dân sinh, kinh tế, xã hội
2.3.2.1. Dân tộc, dân số và lao động
* Dân tộc
Hòa Mục là một xã miền núi với 4 dân tộc anh em Tày, Nùng, Kinh, và
người gốc hoa Trong đó dân tộc Kinh nhiều nhất với 50,56% so với các dân
tộc khác và đặc biệt là dân tộc người gốc hoa chiếm tỷ lệ ít nhất, hiện nay
toàn xã chỉ còn 5 người chiếm 0.04%. Tình hình dân số, dân tộc của xã được
thể hiện cụ thể qua bảng 2.2.
Bảng 2.2. Tình hình dân số, dân tộc của xã Hòa Mục năm 2011
TT Dân tộc
Số hộ Số nhân khẩu
Ghi chú
Số lượng
(hộ)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(khẩu)
Tỷ lệ
(%)
1 Kinh 267 50,56 1269 54,51
2 Tày 156 29,54 586 25,17
3 Người gốc hoa 5 5 20 0,85
4 Nùng 54 10,22 453 19,45
Tổng 528 100 2328 100

(Nguồn: Ban Văn Hóa - Xã Hội UBND Xã Hòa Mục)
Do địa bàn xã Hòa Mục có là vùng núi cao địa hình hiểm trở vì vậy,
phần nào có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế chung. Tuy nhiên, những ảnh
hưởng đó đã và đang được khắc phục, nhất là trong công tác khuyến nông
khuyến lâm của xã đã chú trọng đến hầu hết các xóm trong xã nên người dân
tộc thiểu số đã biết cách áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng
giống cây trồng, vật nuôi mới, đặc biệt là hiện tượng đốt nương làm rẫy, chặt
phá rừng giảm đáng kể.
* Dân số và lao động:
Theo số liệu thống kê toàn xã có 8 thôn bản và 528 hộ với 2328 nhân khẩu
và số người trong độ tuổi lao động là 1578 người. Số người trong độ tuổi lao động
theo thống kê cuối năm 2010 là 1578 người trong đó nam 957 người chiếm
60,64%, nữ 621 người chiếm 39,35%. Do tình hình kinh tế trong xã còn gặp nhiều
khó khăn nên nhiêu nam, nữ trong xã đã đi nơi khác tìm kiếm việc làm.
2.3.2.2. Điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương
22
23
* Tình hình sản xuất nông nghiệp:
Tình hình phát triển kinh tế trong xã còn gặp nhiều khó khăn do địa
hình phức tạp nhiều núi cao, diên tích đất nông nghiệp ít, bình quân lương
thực đầu người chỉ là 520/người/năm, thu nhập hàng năm là 7triệu/người/năm
người dân chỉ trồng lúa 2vụ trong năm
* Tình hình phát triển lâm nghiệp:
Phát triển lâm nghiệp cũng là một chiến lược quan trọng trong công
cuộc phát triển kinh tế - xã hội của xã nhằm nâng cao thu nhập, cải tạo môi
trường sinh thái, bảo vệ sản xuất. Trong thời gian qua ngành lâm nghiệp địa
phương đã tích cực triển khai các hoạt động chăm sóc, bảo vệ và phát triển
rừng theo chương trình 661 và dự án trồng cây phân tán. Công tác phòng
chống cháy rừng cũng được chú trọng, trong 3 năm qua chỉ xảy ra 1 vụ cháy
rừng tại xóm Đoàn Lâm với diện tích khoảng 5 ha, đã khắc phục bằng cách

đốn tỉa cây bị cháy và trồng mới.
Diện tích đất rừng của Xã tương đối lớn, chiếm tới 55,97% tổng diện
tích tự nhiên. Trong đó chủ yếu là rừng trồng và rừng tái sinh với tổng diện
tích 3432,2 ha, còn lại 214 ha là rừng phòng hộ. Mặc dù diện tích rừng của Xã
lớn nhưng hiệu quả kinh tế đem lại từ rừng còn thấp, các loại cây trồng chủ
yếu là Keo, Bạch đàn, Mỡ và cây bản địa. Hơn 70% diện tích đất rừng là do
Lâm trường quản lý, phần còn lại giao cho người dân quản lý. Nhưng hiện
nay cơ chế quản lý và phân định ranh giới chưa rõ ràng gây khó khăn cho việc
trồng và khai thác cây lâm nghiệp.
2.3.2.3. Cơ sở hạ tầng của địa phương:
* Hệ thống giao thông:
Hệ thống đường giao thông của xã Hòa mục còn có rất nhiều bất cập:
Đoạn đường từ UBND đi thôn Tân Khang chưa có đường bê tông hóa vẫn là
đường đất đá gồ ghề đương dốc khó đi có tổng chiều dài chiều dài 8km.
Hệ thống đường giao thông liên xóm có tổng chiều dài khoảng 16 km,
trong đó có 8 km là đường cấp phối, còn lại là đường đất do dân tự mở để
23
24
phục vụ cho đi lại. Bề rộng trung bình của các tuyến đường đất chỉ từ 1,5 -
2m, về mùa mưa lầy lội gây khó khăn cho việc đi lại.
* Hệ thống giáo dục:
Tại xã Hòa Mục có 1 trường Mầm non, 1 trường Tiểu học và 1 trường
Trung học cơ sở. Tổng số phòng học của hai cấp Tiểu học và trung học là 52
phòng với tổng số học sinh theo học là 879 (năm 2009) .
Trong những năm gần đây, chất lượng giáo dục có những chuyển biến
tốt đang tưng bước đi lên, tỷ lệ học sinh khá, giỏi năm sau đều tăng so với năm
trước, hàng năm đều tổ chức cho các em tham gia thi học sinh giỏi các cấp.
* Phát triển y tế - sức khoẻ:
Trạm y tế của xã Hòa Mục có 6 cán bộ, trong đó có 1 bác sĩ, 3 y sĩ, 1
dược sĩ, 1 y tá và một nữ hộ sinh. Về cơ sở vật chất, Trạm có 2 căn nhà được

xây dựng từ năm 1998 và 2006. Trạm được trang bị một số trang thiết bị y tế
cơ bản phục vụ cho khám chữa bệnh và sơ cấp cứu thông thường. Trạm thực
hiện chế độ trực 24/24 giờ.
Ngoài ra tại các xóm đều có y tá thôn bản làm nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ
chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng. Đây là đội ngũ sát với thực tế của nhân
dân trong xóm, tuy nhiên năng lực còn rất nhiều hạn chế.
24
25
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Diện tích và trạng thái rừng tại Xã Hòa Mục
huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu biến động rừng là đề tài lớn và phức
tạp và cần nhiều thời gian. Đề tài chỉ tập trung kế thừa số liệu, ứng dụng công
nghệ thông tin địa lý thành lập bản đồ đánh giá biến động tài nguyên rừng về
mặt diện tích, trạng thái và tìm hiểu nguyên nhân gây biến động rừng.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
+ Đề tài được tiến hành từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2012.
+ Địa điểm nghiên cứu: Khu vực nghiên cứu là Xã Hòa Mục huyện
Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, qui mô nghiên cứu ở đây là cấp xã.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Để đáp ứng được mục đích nêu trên, đề tài tiến hành giải quyết các nội
dung sau:
- Số hóa bản đồ hiện trạng rừng năm 2006 từ bản đồ giấy.
- Thống kê diện tích các loại đất, trạng thái rừng năm 2006
- Thành lập bản đồ hiện trạng rừng năm 2011
- Thống kê diện tích các loại đất, trạng thái rừng năm 2011
- Phân tích và đánh giá sự biến động về diện tích, trạng thái rừng tại địa
bàn nghiên cứu.

- Điều tra nguyên nhân tác động đến biến động rừng và phân tích được
các nguyên nhân gây biến động rừng từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao
công tác quản lý bảo bệ rừng tại địa bàn nghiên cứu.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Thu thập tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu
3.4.1.1. Thu thập tài liệu liên quan đến bản đồ
- Thu thập bản đồ: bản đồ hiện trạng rừng của phân viện điều tra Tây
Bắc Bộ năm 2006 tại Viện điều tra quy hoạch rừng.
- Kế thừa các tài liệu về điều kiện tự nhiên dân sinh kinh tế xã hội, báo
cáo kinh tế xã hội.
25

×