Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Đóng góp của Xuân Diệu trong sự nghiệp phê bình văn học trung đại qua các nhà thơ cổ điển Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (737.54 KB, 115 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
******************

LƯƠNG THU THUỶ

ĐÓNG GÓP CỦA XUÂN DIỆU TRONG SỰ NGHIỆP PHÊ BÌNH
VĂN HỌC TRUNG ĐẠI QUA CÁC NHÀ THƠ CỔ ĐIỂN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam

Hà Nội - 2011

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
******************

LƯƠNG THU THUỶ
ĐÓNG GÓP CỦA XUÂN DIỆU TRONG SỰ NGHIỆP PHÊ BÌNH
VĂN HỌC TRUNG ĐẠI QUA CÁC NHÀ THƠ CỔ ĐIỂN VIỆT NAM

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số: 60. 22. 34

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Trần Nho Thìn

Hà Nội - 2011



2


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................. 3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................... 5
3. Phương pháp nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu .................. 6
4. Giới thiệu sơ lược cấu trúc luận văn ................................................... 7
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1:
Sự vận động trong quan niệm về thơ và phê bình thơ của Xuân Diệu.8
1.1 Quan niệm của Xuân Diệu về thơ ....................................................... 8
1.1.1. Thơ trước hết là cuộc sống, cuộc sống trần thế nơi trần tục này.... 8
1.1.2. Thơ là trái tim chân thật, là qui luật tình cảm. ............................. 11
1.2.Quan niệm của Xuân Diệu về phê bình thơ ...................................... 13
1.2.1 Phương pháp phê bình nghiên cứu của Xuân Diệu ............... 13
1.2.2. Những yêu cầu cần có ở một nhà phê bình thơ ...................... 21
1.3 .Nhìn lại một số thành tựu nghiên cứu phê bình thơ của Xuân Diệu qua
các chặng đường..................................................................................... 23
1.4. Xuân Diệu với gia tài văn học cổ điển dân tộc ................................. 32
Chương 2:
Đóng góp về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của Xuân Diệu
với các tác giả, tác phẩm văn học trung đại Việt Nam (qua Các nhà thơ
cổ điển Việt Nam) .................................................................................. 34
2.1. Bối cảnh văn hóa, tư tưởng chính trị những năm 1960, 1970 .......... 34
2.2. Những điểm hạn chế trong sáng tác phê bình của Xuân Diệu ......... 37
2.3. Nghệ thuật viết phê bình của Xuân Diệu ........................................ 45
2.3.1. Xuân Diệu- nhà thơ trong nhà phê bình…………......46

2.3.2. Xuân Diệu bình và giảng…………………………….56

3


2.4. Những đánh giá của Xuân Diệu về các nhà thơ cổ điển Việt Nam với
các tác phẩm tiêu biểu: .......................................................................... 70
2.3.1. Xuân Diệu với Nguyễn Trãi ......................................... 70
2.3.2. Xuân Diệu với đại thi hào dân tộc Nguyễn Du ............. 75
2.3.3. Xuân Diệu với “bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương ..... 94
2.3.4. Xuân Diệu với nhà thơ các nhà thơ cổ điển khác (Cao Bá
Quát, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Nguyễn Đình Chiểu) ... ............. 99
PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................ 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 110

4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Xuân Diệu là một trong những tác giả lớn của văn học Việt Nam thế
kỉ XX. Khơng chỉ là "hồng tử thơ" mà ông còn là một nhà hoạt động kiệt
xuất trên nhiều lĩnh vực sáng tác văn học. Chế Lan Viên đã có lần thốt lên
rằng “năng suất của Diệu bằng cả một viện văn chương, mà Diệu vừa là
viện trưởng, vừa là viện phó, vừa là loong toong, bởi vì chỉ một mình Diệu
đã viết hầu hết các danh nhân văn học”. Cùng với sự nghiệp thơ ca nổi
tiếng, ơng cịn để lại một khối lượng tác phẩm tiểu luận - phê bình phong
phú, đồ sộ. Từ những bài tranh luận văn học sôi nổi thời Thơ Mới (19321945) đến Tiếng thơ (1951), Những bước đường tư tưởng của tôi (1958); từ
Phê bình giới thiệu thơ (1960) đến Trị chuyện với các bạn làm thơ
trẻ”(1961), Dao có mài mới sắc (1963), Lượng thông tin và những kỹ sư

tâm hồn ấy (1978), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, tập I (1981), tập II
(1982) và Công việc làm thơ (1984), Sự uyên bác với việc làm thơ”(1985)...
Hơn ba nghìn trang sách, gần hai chục cơng trình, chỉ tính riêng các tác
phẩm lí luận, phê bình, ta đã có thể gọi Xn Diệu là một “đại gia”.
Phê bình nghiên cứu văn học theo nghĩa như một hoạt động chuyên
nghiệp, ở nước ta, lại ra đời khá muộn. Tính cho đến nay thì trong thành
tựu chung của văn học hiện đại nước nhà, phê bình vẫn phát triển chậm.
Xn Diệu, đến lượt ơng, khi viết phê bình, đã khơng ngần ngại lập nên
danh sách năm tên tuổi lớn nhất trong lịch sử văn học Việt Nam từ khởi
thuỷ cho đến năm 1945: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Tú
Xương và Ðoàn Thị Ðiểm (nếu bà quả đúng là tác giả bản dịch Chinh phụ
ngâm hiện hành).
Các nhà thơ cổ điển Việt Nam là một cơng trình lớn của một nhà thơ
lớn viết về các nhà thơ lớn. Tác phẩm chinh phục độc giả bằng những kiến
giải uyên bác, những cảm nhận tinh tế của một nhà phê bình xuất sắc, một

5


nghệ sĩ bậc thầy. Xuân Diệu là một nhà nghiên cứu văn học sâu sắc, một
nhà phê bình tinh tế, một nhà lý luận văn học độc đáo. Bộ sách dày hai tập
Các nhà thơ cổ điển Việt Nam là một cơng trình đồ sộ về truyền thống thơ
ca nước nhà. Những khám phá, những phân tích của ơng về các nhà thơ cổ
điển cũng đã trở thành những nhận định "cổ điển". Ai đã đọc cơng trình Các
nhà thơ cổ điển Việt Nam”của thi sĩ Xuân Diệu mới thấm thía cái cách thi
nhân tự làm giàu mình bằng con đường học tập các bậc tiền bối của dân
tộc. Có thể thấy, Xuân Diệu là một tài năng lớn không chỉ ở lĩnh vực thi ca
mà cả ở lĩnh vực phê bình. Với hai tập Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Xuân
Diệu đã xếp chỗ ngồi trang trọng và phù hợp cho các nhà thơ tiền bối mà
tên tuỏi họ mỗi khi nhắc đến đều làm sống dậy trong lịng người Việt Nam

một tình cảm u mến và tự hào. Qua những trang bình thơ của Xuân Diệu,
ta được tiếp cận với một lối lý luận khúc chiết, sắc sảo, một cách thưởng
thức và thẩm định đầy trách nhiệm đối với di sản văn học của tiền nhân. Và
ta bị lôi cuốn bởi chất văn dào dạt thấm đẫm phong cách Xuân Diệu, khiến
ông không lẫn với một ai khác. Chất văn trong văn phê bình, khơng phải
nhà phê bình nào cũng có được. Chính vì thiếu chất văn nên một số bài phê
bình lọt thỏm trên văn đàn và nhanh chóng rơi vào qn lãng. Nhưng Xn
Diệu khơng thế, văn phê bình của ơng là một thứ văn đầy hình tượng và
thanh sắc.
Tác phẩm Các nhà thơ cổ điển Việt Nam là cơng trình chỉ có các nhà
phê bình lớn, nhà văn hóa thực sự un bác, tài hoa mới vươn tới được. Hai
tập sách thực sự là một cơng trình đồ sộ, một đóng góp lớn lao của nhà thơ
Xuân Diệu trong lĩnh vực nghiên cứu, phê bình văn học cổ điển dân tộc.
Tất nhiên, đó đây vẫn xuất hiện những nét cực đoan, quá khích, bị ảnh
hưởng bởi quan điểm chính trị, giai cấp. Đó là những hạn chế không thể
tránh khỏi do bối cảnh của thời đại và do phương pháp phê bình theo lối xã
hội học dung tục mang lại. Nhưng không thể phủ nhận một điều rằng qua

6


tâm hồn, tài năng và nghệ thuật, sự phân tích và diễn đạt của Xuân Diệu,
những giá trị tinh hoa của văn học truyền thống từ Nguyễn Trãi, Nguyễn
Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát đến Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,
Nguyễn Đình Chiểu, Đào Tấn…đều hiện lên vơ cùng gần gũi, thân thiết đối
với con người hôm nay. Cùng với chân dung Các nhà thơ cổ điển Việt
Nam, người đọc đã nhận ra được chân dung của nhà thơ, nhà phê bình
Xuân Diệu uyên bác, cần mẫn, rất mực tinh tế và tài hoa.
Tìm hiểu nghiên cứu đóng góp của Xuân Diệu ở lĩnh vực này sẽ giúp
ta rút ra được những bài học bổ ích, những kinh nghiệm quí báu cho sự

nghiệp xây dựng và phát triển nền phê bình văn học hiện nay. Mặt khác,
Xuân Diệu là một tác gia văn học lớn. Chính vì vậy, đã đến lúc muốn khai
thác một cách toàn diện và sâu sắc sự nghiệp của Xuân Diệu cũng như
những đóng góp lớn lao của ông đối với nền văn học nước nhà, rất cần có
những cơng trình nghiên cứu chun biệt từng tác phẩm, từng chặng
đường, từng phương diện sáng tạo của ông. Và tất nhiên, trong đó chúng ta
không thể không có những cơng trình chun sâu khám phá vẻ đẹp và
những đóng góp của văn tài Xuân Diệu trong lĩnh vực phê bình, nghiên cứu
văn học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu :
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Luận văn muốn phân tích, tìm hiểu, phát hiện những đóng góp của
Xn Diệu trong việc đánh giá những giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ
thuật của các tác giả văn học trung đại (bên cạnh những điểm còn hạn chế
trong phê bình của Xuân Diệu) qua Các nhà thơ cổ điển Việt Nam. Qua đó,
chúng ta sẽ khẳng định được tài năng phong phú, đa dạng và vị trí tầm cỡ
của Xuân Diệu trong lịch sử văn học Việt Nam thế kỉ XX.

7


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nhiệm vụ của luận văn là tìm hiểu một cách hệ thống, tương đối
tồn diện, đưa ra nhận xét, đánh giá về những thành tựu trong sự nghiệp
phê bình, nghiên cứu văn học trung đại của Xuân Diệu qua cuốn Các nhà
thơ cổ điển Việt Nam. Để đạt được nhiệm vụ trên, chúng ta sẽ có sự so
sánh, đối chiếu với một số nhà phê bình văn học tiêu biêu cùng thời để
bước đầu phát hiện những nét nổi bật và phong cách nghệ thuật phê bình
Xn Diệu. Từ đó, ta khẳng định vị trí và đóng góp lớn lao của ơng trong
lĩnh vực sáng tạo này nói riêng và trong nền văn học nước ra nói chung.

3. Phương pháp nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu
3.1. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu nói trên, luận văn kết hợp vận dụng các
phương pháp sau :
- Phương pháp phân tích tác phẩm văn học.
- Phương pháp so sánh văn học.
- Phương pháp tập hợp, thống kê, phân loại
- Phương pháp lịch sử.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống.
- Phương pháp liên ngành.
3.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Sự nghiệp phê bình văn học trung đại của Xuân Diệu rất phong phú.
Luận văn chỉ tập trung chỉ ra những đóng góp về mặt nội dung tư tưởng
cũng như về giá trị nghệ thuật để từ đó làm nổi bật phong cách phê bình
của Xuân Diệu qua cuốn sách Các nhà thơ cổ điển Việt Nam. Trong tác
phẩm này, rất nhiều gương mặt các tác giả cổ điển Việt Nam đã được nhắc
tới, do khuôn khổ của luận văn nên chúng tôi chỉ đi sâu vào tìm hiểu những
tác phẩm văn học trung đại của một số tác giả tiêu biểu như Nguyễn Trãi,
Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến…

8


4. Giới thiệu sơ lược cấu trúc luận văn:
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn của chúng tôi gồm hai
chương sau đây :
Chương 1: Sự vận động trong quan niệm về thơ và phê bình thơ của Xuân
Diệu
Chương 2: Đánh giá về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của Xuân
Diệu với các tác giả, tác phẩm văn học trung đại Việt Nam (qua Các nhà

thơ cổ điển Việt Nam)

9


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1:
Sự vận động trong quan niệm về thơ và phê bình thơ của Xuân Diệu
1.1 Quan niệm của Xuân Diệu về thơ
Sở dĩ nói quan niệm văn học của Xuân Diệu trước hết và chủ yếu là
quan niệm về thơ vì thơ chính là đối tượng xun suốt hoạt động phê bình
nghiên cứu của ơng.
1.1.1. Thơ trước hết là cuộc sống, cuộc sống trần thế nơi trần tục này
Với Xuân Diệu, quan niệm bao trùm thơ đó là sự sống. Quan niệm
này chi phối cả cuộc đời lao động sáng tạo của ơng. Nó khơng chỉ nhấn
mạnh đến tầm quan trọng và mối quan hệ hữu cơ giữa thơ với cuộc sống
mà cịn có tác dụng phê phán những quan niệm thần bí, thốt ly và dung tục
hóa thơ. Với ơng, chân lý cuối cùng, chân lý cao nhất, suy đến cùng vẫn là
cuộc sống. Chân lý thứ hai mới là chân lý nghệ thuật thể hiện trong tác
phẩm thơ ở ngơn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, từ ngữ, âm thanh...Trước Cách
mạng, tuy nhiều lúc Xuân Diệu cảm thấy: “Rợn ở trong hồn một luồng gió
heo may lạnh tốt”. Hay:
“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phơi,
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”
(Vội vàng)
Nhưng nỗi buồn và sự cơ đơn đó xét ở chiều sâu của vấn đề lại là do quá
yêu mê cuộc sống. Yêu đến mức đắm say ngấu nghiến, cuồng nhiệt nên
Xuân Diệu ln có cảm giác e sợ, phấp phỏng. Vì:
“Lịng tơi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian;


10


Nói làm chi răng xn vẫn tuần hồn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.”
(Vội vàng)
Mặc dù là một nhà thơ lãng mạn, ln say đắm trong tình u, thống qua,
tưởng là thơ thoát ly hiện thực nhưng trái lại đó chính là niềm khát khao
giao cảm với đời của Xuân Diệu. Trong thơ ông không thiếu những vần thơ
thể hiện rõ quan niệm về mối quan hệ máu thịt giữa nhà thơ với cuộc đời
hay cuộc đời với nhà thơ:
“Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ
Mà vạn vật là mn đá nam châm.”
(Cảm xúc)
Hay:
“Kẻ đựng trái tim trìu máu đất
Hai tay chín móng bám vào đời.”
Khái qt hơn, Xuân Diệu quan niệm bản chất của thơ “là sự cộng thêm
vào thực tại một tâm hồn, một trí tuệ, một tình cảm, một sáng tạo” hay nói
cách khác, từ hiện thực cuộc sống, thơng qua tâm hồn trí tuệ, biết lọc lấy
tinh chất và “đóng con dấu riêng” của cá tính sáng tạo và tác phẩm là
những khía cạnh thuộc bản chất của thơ. Khi quan niệm về nhà thơ, Xuân
Diệu cho rằng làm thi sĩ là một cuộc đấu tranh, một sướng vui trong gian
khổ. Người làm thơ không thể không trải qua một sự “rèn luyện cật lực”,
phải chân thực đừng mượn hơi người khác thổi cái bong bóng của mình.

11



Nhà thơ cịn phải có tài, có vốn sống sâu rộng có bản lĩnh, phải biết hy sinh
cho thi phẩm của mình. Ơng khẳng định: “Tơi sáng tác vậy thì tơi tồn tại”,
hồn vía của nhà thơ là ở cây bút và tác phẩm. Với Xuân Diệu, ngay từ thời
Thơ thơ và Gửi hương cho gió đến sau này Tơi giầu đôi mắt, Hồn tôi đôi
cánh, Thanh ca... ta thấy quan niệm về thơ của ơng thường thì ln có sự
nhất quán. Khi đã ở tuổi sáu mươi, bản thân Xuân Diệu đã nói một cách
tổng hợp về đời thơ và quan niệm làm thơ của mình: “Tơi muốn nói rằng
tôi là cũ và tôi là hiện đại, và cả hai phương pháp sáng tác, hai “hồn thơ”,
hai giai đoạn lịch sử của nước tơi hịa lẫn trong tơi... Tơi khơng chút nào từ
bỏ các sáng tác về nước mình... Tơi tìm thấy hạnh phúc giàu có hơn, sáng
tạo hơn trong khi ở với cha tôi là Nhân dân và mẹ tơi là Tổ quốc”.
Ở đây chúng ta có thể đối sánh quan niệm của Xuân Diệu và của Chế
Lan Viên về thơ. Quan niệm về thơ của Chế Lan Viên phức tạp, khúc
khuỷu hơn. Nếu như Xuân Diệu quan niệm thơ ln phải là tiếng nói của
tình cảm và sự nghiệp thơ ơng cũng đã chứng minh điều đó, thì Chế Lan
Viên dường như lại quan niệm thơ là tiếng nói của trí tuệ. Từ trí tuệ mà tác
động đến trái tim. Trong quy trình sáng tạo thơ, theo Xn Diệu cái chính
khơng phải là vấn đề kỹ thuật mà cái chính phải là ở chất cảm xúc.
Nhưng nói như thế khơng có nghĩa là ơng khơng coi trọng kỹ thuật làm thơ.
Trái lại, Xuân Diệu là một trong những nhà thơ có quan niệm hết sức
nghiêm túc, cơng phu, tỷ mỷ và sâu sắc về nghề thơ, “công việc bếp núc”
của nhà thơ. Tất cả những điều đó để đi đến một quan niệm có tính chất
then chốt, điểm đến cuối cùng, hay điểm hội tụ các quan niệm về thơ của
ơng. Đó là chất lượng của thơ. Xuân Diệu quan niệm một bài thơ hay cũng
cho biết được cả một tác giả, hay “tính sổ xong, cái còn lại của các nhà thơ
là những bài thơ hay”. Ông quan niệm thơ hay là “một vấn đề quan trọng,
một vấn đề nền tảng”. Việc ông khẳng định thơ hay và phê phán thơ dở là
làm tăng mỹ cảm cho người đọc, góp phần nâng cao chất lượng thơ. Tóm

12



lại, với Xuân Diệu, quan niệm nhất quán, bao trùm: Thơ là sự sống tươi
trẻ, say mê, nồng ấm; thơ là sản phẩm của cảm xúc, của trí tuệ, là tinh
chất cuộc đời. Thơ là cuộc sống mà “Đã là cuộc sống, thì chẳng bao giờ
chán nản”.
Xuân Diệu càng quan tâm đến vấn đề chất sống, chất đời trong thơ bao
nhiêu, Xuân Diệu càng đề cao tính chân thật của tác phẩm nghệ thuật
bấy nhiêu. Rất nhiều lần trong các bài nói chuyện, trong các cơng trình tiểu
luận phê bình, Xuân Diệu vẫn hằng như một yêu cầu thường trục:
“Thơ phải:
Chân, chân, chân
thật, thật, thật!”
Với ơng, “thật” là sự có thật ở trong đời, ở trong sự sống; “chân” là tính có
thật ở trong lịng người, tâm hồn người. Tính chân thật của thơ nói riêng và
văn học nói chung là sự biểu hiện sự kết hợp hữu cơ giữa khách quan và
chủ quan, giữa sự am tường đời sống và một “nội tâm rất đầy” của nhà thơ,
hay giữa ngoại cảnh và tâm cảnh. Đối với Xuân Diệu, “cái giả” là một thứ
hiểm hoạ và ông đã tuyên chiến với nó như tuyên chiến với cái xấu, cái ác,
“phải ghét cái giả như ghét rắn độc, thấy nó là phải triệt”.
1.1.2. Thơ là trái tim chân thật, là qui luật tình cảm.
Thơ vốn là thể loại thiên về phía bộc lộ cảm xúc, tình cảm. « Thơ cịn
là thơ nữa » là cách nói của Xuân Diệu về quy luật của nghệ thuật, quy luật
của tác phẩm, cụ thể hơn là những đặc trưng của thơ, bí quyết của thơ« đức tính thơ ». Xn Diệu quan niệm nhà thơ lớn là nhà thơ nắm bắt được
sâu sắc nhất qui luật của trái tim, con đường ngắn nhất để thơ đến với
người đọc là con đường thẳng trực tiếp từ trái tim đến trái tim. Cho nên
“đức tính” trước tiên của tác phẩm thơ cũng như của nhiều tác phẩm nghệ

13



thuật khác là “sự cộng thêm vào thực tại một tâm hồn, một trí tuệ, một tình
cảm, một sáng tạo”. Xuân Diệu cho rằng đây là một vấn đề khá tinh vi, “tất
cả chất liệu trong cuộc sồng đều có khả năng hố thành thơ, nhưng khơng
phải cái gì cũng ôtômatích ra thơ” cả. Kế thừa và phát huy những quan
niệm của thơ ca truyền thống dân tộc, Xuân Diệu cũng hết sức đề cao vai
trị của tình cảm trong thơ.
Xuân Diệu muốn qua đó để làm nổi bật “cái mà người ta đòi hỏi
hơn cả ở văn học và đặc biệt là ở thơ, ở nhà thơ là dù nói đến người, đến
vật, đến việc cũng phải tràn trề tình cảm”. Thơ văn hay đối với Xuân Diệu
bao giờ cũng ra đời trong nỗi niềm “đầy rẫy cảm xúc” như thế; nó là “quy
luật của trái tim”. Nhà thơ lớn, theo Xuân Diệu là người “nắm bắt sâu sắc
nhất những quy luật của trái tim con người”. Cùng quy luật với tình cảm,
Xn Diệu ln có ý thức khẳng định quy luật thẩm mĩ như một phẩm chất
đặc trưng của “đức tính thơ” : ”Khơng có giá trị thẩm mĩ, thì bất thành tác
phẩm nghệ thuật”.
Trong cuộc đời, cũng như trong nghệ thuật hình như bao giờ Xuân
Diệu cũng muốn đến với mọị người, muốn làm sao cho mọi người hiểu
mình và diễn đạt làm sao để những điều cao sâu nhất cũng vẫn dễ hiểu với
nhiều người. Có lẽ đây là một điểm khác nhau trong quan niệm về thơ giữa
Xuân Diệu và Chế Lan Viên. Một bên thiên về cảm xúc trực tiếp, một bên
thiên về trí tuệ; một bên suốt đời làm quán để “tha hồ mn khách đến”, để
“lắng nghe, dị xét tâm lí của con người, để mà bắt chộp cho được những
trạng thái dặc biệt của tâm hồn, những thoáng run rẩy của nội tâm”. Một
bên suốt đời đi tìm ‘hương sắc lạ”, hướng về vẻ đẹp thơ gắn với cái đột
biến, cái bất ngờ. Cũng từ sự khác nhau ấy, mỗi nhà thơ đã mở ra một

14



hướng thơ và tự làm nên những phong cách lớn trong nền thơ và nền phê
bình văn học Việt Nam hiện đại.
Là trái tim chân thật, Xuân Diệu đòi hỏi văn học nghệ thuật khơng
được giả dối một tí nào. Đối với thơ, ông lại càng yêu cầu một cách riết
róng, quyết liệt. Xuân Diệu chấp nhận có thơ hay, thơ khá, thơ thường, thơ
kém, thơ dở, thơ thành công nhiều ít hoặc thơ khơng thành cơng chứ nhất
định đừng có thơ giả, cũng như “là vàng, là bạc, là đồng, là thiếc hay là chì,
chứ nhất định đừng là vàng giả”. Xuân Diệu coi đó là điều căn bản trước
nhất vì đó khơng chỉ là chuyện văn chương mà cịn thể hiện cả nhân cách
người cầm bút. Khơng phủ nhận thơ là một nghề, hiểu rất rõ “nghề thơ
cũng lắm công phu”, nhưng Xuân Diệu không bao giờ coi cái tài, cái khéo
là quyết định tất cả… Cần phải “có hồn để sai khiến kĩ xảo”, cần phải có
mạch đập trái tim sau từng con chữ thì thơ mới đi vào được cõi lớn rộng,
dài lâu. Muốn vậy, người làm thơ phải sống thật, yêu thật, phải hiểu việc
đời, việc người vơ cùng sâu sắc, cịn “sống cạn như đĩa đèn” thì làm sao mà
có thơ hay được.
1.2. Quan niệm của Xuân Diệu về phê bình thơ
1.2.1. Phương pháp phê bình nghiên cứu của Xn Diệu
Phê bình có thể được nhìn như một phương tiện tập hợp vơ số các
văn bản và các hình thức diễn ngơn khác nhau vào một thế giới chung
nhất có tên là văn học. Trong chiều hướng này, người ta cũng có thể nói,
như cách tóm tắt của Roger Webster: "Văn học có thể được nhìn như là
sản phẩm của phê bình và lệ thuộc vào phê bình hơn là ngược lại”. Nhà
phê bình là kẻ đi tìm kiếm, mở rộng hoặc nâng cao các quy phạm chứ
không phải là kẻ bảo vệ các quy phạm. Một trong những nghịch lý lớn

15


làm nên bản chất của phê bình là, một mặt, nó khơng thể khơng căn cứ

trên một quan điểm thẩm mỹ nhất định nào đó, nhưng mặt khác, nó lại
khơng được quyền trực tiếp nhân danh quan điểm thẩm mỹ ấy để tiến
hành việc phê bình. Nhà phê bình sẽ trở thành một kẻ nô lệ nếu xem một
quan điểm thẩm mỹ nào đó như một chân lý có sẵn và bất biến, một thứ
thước đo vượt thời gian và vượt khơng gian như một số người thường
nói. Ba chức năng phát hiện cái đẹp, quy phạm hoá cái đẹp và phủ định
một số những quy phạm hiện có thường gắn liền chặt chẽ với nhau và
cùng tồn tại trong mọi thời đại. Tuy nhiên, tuỳ từng lúc, trong những
điều kiện văn hố đặc thù nào đó, một trong ba chức năng ấy sẽ được
xem là quan trọng hàng đầu. Phê bình, từ chức năng thứ nhất, tập trung
vào những đối tượng cụ thể: một tác phẩm, một tác giả hoặc một trào
lưu. Nội dung chính của chức năng này là một phán đoán thẩm mỹ. Ở
đây điều kiện quan trọng hàng đầu nơi một nhà phê bình là khả năng
biện biệt cái hay và cái dở.
Trước hết, với Xuân Diệu, mỗi tác phẩm văn học nói chung, mỗi
tập thơ nói riêng "là một cơ thể, một sinh vật", "một tác giả, một con
người", do đó "khen hay chê chưa quan trọng bằng cảm thông, thấu hiểu".
Nghĩa là Xuân Diệu đã khẳng định sự cần thiết của khen, chê trong phê
bình văn học. Bởi vì, theo ơng, chê thơ mà khơng đúng thì rất có hại, sẽ
làm nản người viết; nhưng khen thơ khơng đúng thì cũng rất có hại vì
khuyến khích sự viết dở, và có một cái gì như là quảng cáo cho hàng khơng
tốt, ngồi sự làm sai lạc khiếu thẩm mỹ của cơng chúng, cịn phạm vào sự
chân thật, sự thật thà. Như vậy, khen, chê một cách xác đáng, phê bình
mới thực sự đóng vai trò hướng dẫn dư luận bạn đọc và thúc đẩy sáng tác.
Cái hay, cái khó của phê bình văn học có khi cũng chính là ở chỗ này. Bởi
lẽ, thái độ khen chê ấy khơng chỉ nói lên trình độ, tài năng, bản lĩnh mà còn

16



thể hiện cả đạo đức của nhà phê bình. Dù muốn hay khơng thì phê bình
cũng phải lựa chọn và đánh giá. Vốn đã từng tham gia giám khảo nhiều
cuộc thi thơ, từng là Chủ tịch nhiều năm Hội đồng thơ của Hội Nhà văn
Việt Nam, Xuân Diệu càng thấu hiểu cái khó khăn của cơng việc này.
Trong hơn nửa thế kỷ, vừa là nhà thơ hàng đầu, vừa là "nhà luật pháp" đầy
uy tín của nền thơ Việt Nam hiện đại, Xuân Diệu rất quan tâm đến việc
khen, chê kịp thời để động viên phong trào sáng tác và khẳng định những
thành tựu mới của từng tác giả, tác phẩm. Ý kiến của Xn Diệu có lúc, có
khi khơng tránh khỏi chủ quan, nhưng nhìn chung phần lớn đều được cơng
chúng chờ đón, tin cậy. Ở những mức độ khác nhau, cả người đọc và người
được phê bình đều đón nhận.
Tuy nhiên, để phê bình thực sự thuyết phục, Xuân Diệu rất coi trọng
niềm thông cảm, thấu hiểu giữa nhà phê bình và nhà sáng tác. Xn
Diệu cịn nhấn mạnh và giải thích rõ hơn, thấu hiểu tư tưởng lập trường đã
đành, còn cần phải thấu hiểu cả phương pháp cấu tứ, tạo hình, bút pháp,
thói quen, cá tính của một nhà thơ. Mặt khác, như trên đã nói, mỗi tác
phẩm là "một cơ thể", "một sinh vật", "một tác giả", "một con người” cũng có nghĩa là, ở trên đời khơng có những nhà thơ trừu tượng, mà chỉ có
những nhà thơ cụ thể, bằng xương bằng thịt, làm thơ trong một hồn cảnh
xã hội, gia đình, sức khoẻ cụ thể, trong một thời gian cụ thể của đời mình,
tức là "một thi sĩ sống làm thơ, chứ khơng phải một thi sĩ trong óc người
phê bình". Phê bình sở dĩ trở thành người bạn đường thường xuyên của văn
học và không thể tưởng tượng được văn học mà thiếu phê bình vì cơng
chúng muốn chiếm lĩnh tác phẩm nghệ thuật, chiếm lĩnh kho tàng văn hoá,
họ rất cần sự mơi giới của nhà phê bình nghiên cứu. Muốn làm được vai trị
ấy, phê bình văn học khơng thể không hiểu thấu đáo về tác giả, tác
phẩm và những kiến thức cần thiết khác. Cũng theo Xuân Diệu, một
niềm vui lớn mà văn học đưa đến cho tâm trí con người là sự hiểu biết, sự

17



thấu hiểu, sự cảm thấu. Nếu được cảm thấu người ta sẽ sống lên gấp hai,
gấp ba, nghĩa là sự sống tự nhân đến mức cao, là khám phá thấy lồi người
ở trong một bản thân mình. Vì thế, cần phải xác định, phê bình khơng phải
là chỉ trích, nhà phê bình khơng phải là lên lớp bằng chủ quan của mình,
mà nhiệm vụ chính của nhà phê bình trong quan niệm của Xuân Diệu
là "giúp cho bạn yêu thơ hiểu một thời đại, một nền thơ, một nhà thơ".
Xuất phát từ quan niệm ấy, khi tìm về văn học quá khứ của dân tộc,
Xuân Diệu luôn ý thức phải nói sao cho thấu lý đạt tình. Ơng tra cứu, suy
ngẫm từng bài thơ, ơng gắn hồn cảnh sáng tác với hồn cảnh sống khi
chưa có hướng đời của tác giả để cắt nghĩa một cách thấu đáo vẻ đẹp của
nỗi buồn đau trong thơ ca xưa. Vậy là, "đọc" có nghĩa là "sống" với tác giả,
tác phẩm. Sinh thời, trong phê bình, Xuân Diệu rất coi trọng việc đọc,
đọc nhiều lần, nhiều cách để được cảm thấu bằng nhiều giác quan.
Phê bình văn học nói chung và bình luận thơ nói riêng cịn thuộc phạm
trù thẩm mỹ, phạm trù cái "gout", phạm trù khiếu thưởng thức. Nhà phê
bình, người đọc thơ... có sở thích riêng của mình, cịn người thi sĩ thì làm
thơ với tư tưởng, tình cảm và với cả những tế bào của họ, không thể bảo
anh ta đừng làm thơ với những tế bào riêng của anh ấy. Xuân Diệu phân
tích cặn kẽ và cho rằng, đây là những vấn đề rất tinh diệu và cũng rất tế nhị.
Nếu không cùng nhau thấu hiểu ở một quan niệm chung, một nhận thức
chung, nếu không thực sự tơn trọng cá tính của nhau và thơng cảm với nhau
vì một chất lượng chung thì biết cãi nhau thế nào cho hết lẽ. Chính vì vậy,
nhà phê bình khơng chỉ cần có lập trường quan điểm, vốn kiến thức, vốn
hiểu biết nghề nghiệp kỹ thuật lao động thơ ca, mà cịn phải có cái linh cảm
của người nghệ sĩ chân chính, mới cảm được "cái hồn" tốt ra từ tác phẩm;
tức là phải có cái "linh nhãn" để "con mắt anh sắc hơn dao"; và theo ý Xuân
Diệu, "con mắt sâu lại còn cao cường hơn con mắt sắc". Chỉ có như vậy,
người phê bình mới tránh được bệnh hẹp hòi, mới vừa bộc lộ được cái


18


"tạng" riêng của mình mà vẫn vượt qua được cái mình khơng được thích
lắm, để phát hiện, biểu dương cái đẹp, cái khác lạ cùng với những ưu tú của
một tập thơ, một thi sĩ. Xuân Diệu biểu đạt ý tưởng này trong niềm đầy
cảm hiểu của người sáng tạo: "Ta hãy khoan quy kết. Cái người lặn mò ở
trong biển thực tại ra một con sị khơng thơng thường quen mắt, người đó
đã ở trong một cái thế chênh vênh rồi. Muốn cầu an, người đó có thể ném
cái con sò hiện tượng kia xuống biển trở lại; nhưng vì yêu chân lý, muốn
mở rộng tầm hiểu biết chung, người ấy đưa ra trình bày. Nếu chúng ta vội
quy kết thì sẽ làm cho bao nhiêu người khác coi cái việc gặp những con sò
lạ (chỉ lạ lúc đầu) là một cái tai vạ". Ở đây, dường như có sự gặp gỡ giữa
Xuân Diệu, nhà thơ lãng mạn kiệt xuất và Nam Cao - nhà văn hiện thực sắc
sảo nhất của nước ta, trong khát vọng "văn chương chỉ dung nạp những
người biết đào sâu, biết tìm tịi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo
những cái gì chưa ai có" (Đời thừa). Phê bình văn học, ở một góc độ nào
đó, phải cùng chung khát vọng ấy mới thực sự là "người môi giới", là “bà
đỡ” cho những cơng trình sáng tạo đầy trăn trở của người nghệ sĩ.
Xuân Diệu thường yêu cầu nhà văn, nhà thơ không được "cầu an", càng
ngày càng phải "nấu nướng cho tốt lành nhiều hơn nữa, thơm ngon nhiều
hơn nữa", nhưng người đọc, người phê bình cũng khơng được "cầu an",
phải "cải tạo cái lưỡi của mình" mới thưởng thức được cái hay, cái đẹp của
tác phẩm.
Quy luật lao động sáng tạo của con người bao gồm cả quy luật lao
động nghệ thuật, là bao giờ cũng hướng tới cái đẹp. Thơ vốn là tinh chất, là
cái "nhụy" của đời sống, lại càng hướng tới sự biểu hiện một cách tập trung
nhất vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm con người. Vốn là nhà thơ lớn của niềm khát
vọng "vô biên" và "tuyệt đích", trong phê bình, Xn Diệu muốn hướng
người đọc tới cái tuyệt vời, cái hoàn mỹ, tức là vẻ đẹp kết hợp hài hoà giữa


19


giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung trong tác phẩm. Đó cũng là cái bản
lĩnh, bản sắc của tâm hồn và cuộc đời thi sĩ được biểu hiện qua văn chương
của họ. Không phải ngẫu nhiên mà Xuân Diệu rất tâm đắc, mến phục nhà
phê bình nổi tiếng của văn học Trung Quốc - Kim Thánh Thán (19501648). Phải chăng, Xuân Diệu đã bắt gặp ở đây quan niệm phê bình văn
học gần gũi với chính mình. Phê bình dù đề cập đến xưa hay nay, đều
khơng phải chỉ trả lời những vấn đề của quá khứ hoặc hiện tại mà còn là
câu chuyện "tấc lòng" gửi đến mai sau; trong cái mục đích phục vụ vì mọi
người, cịn có cả "vì chính mình", vì "mình muốn làm duyên với người đời
sau", muốn buộc người đời sau phải nhớ đến tên tuổi của mình. Rõ ràng với
ý thức như vậy, phê bình văn học sẽ là nỗi niềm canh cánh bên lòng, là một
nhu cầu của nội tâm; sẽ không đơn thuần lý lẽ mà tràn đầy cảm hứng. Nó
xa lạ với thứ phê bình máy móc, áp đặt vì những mục đích ngồi văn học.
Với Xn Diệu, phê bình nghiên cứu văn học có hai mục đích: Một
là, để đưa thơ đến cho đại chúng, cho mọi người; hai là để “huýt nhụy
mật” cho mình. Vì thế Xuân Diệu rất coi trọng mối quan hệ giữa công
chúng và nhà thơ, quan niệm về phê bình của Xuân Diệu là “khen chê chưa
quan trọng bằng cảm thông và thấu hiểu”, nhiệm vụ của phê bình là phát
hiện cho được cái hay, cái tuyệt vời, hoàn mỹ mà chúng ta cần phải vươn
tới để nâng cao trình độ thẩm mĩ cho người đọc. Thành tựu phê bình nghiên
cứu văn học lớn về khối lượng và xuất sắc về chất lượng, cũng nói rằng
Xuân Diệu đã sử dụng một hệ thống phương pháp có hiệu quả. Chúng ta có
thể thống kê một số phương pháp chính sau:
1.2.1.1. Phương pháp “mắt xanh điểm huyệt vào chất văn”
Là nhà thơ của “tôi giàu đơi mắt”, của “cái nhìn”, Xn Diệu rất hay
nói đến “mắt xanh”. Trong quan niệm của Xuân Diệu “đôi mắt là cái giác


20


quan trí tuệ hơn cả, chiếm lĩnh sự vật hơn cả, hình tượng đập vào mắt, đập
vào tri thức, trí tuệ nên rất mạnh”. Còn “mắt xanh” là mắt tinh nhạy, trẻ
trung; là trẻ tri âm , tri kỉ, là gout, là sự thấu hiểu, là linh cảm để phát hiện
trúng vấn đề”. Thuật phê bình của Xn Diệu có một loạt thao tác bắt đầu
từ “mắt xanh” ấy. Xuân Diệu dùng mắt xanh như một công cụ đắc lực để
tập hợp, lựa chọn, xác minh và xử lí văn bản. Bước vào cõi linh diệu của
thơ, để hiểu hồn thơ, Xuân Diệu dùng “mắt xanh điểm huyệt” để phát hiện
nhãn tự, thần cú…
Lối phê bình này thường phát hiện tinh nhạy vấn đề, giàu chất văn và
có sức truyền cảm nhưng cũng dễ sa vào chủ quan, ấn tượng vì khơng ai có
“năng lực mắt xanh tuyệt đối cả. Bản thân Xuân Diệu dù có năng khiếu
thưởng thức thơ của một nhà phê bình, một siêu độc giả, có lúc không tránh
khỏi hạn chế ấy.
1.2.1.2. Phương pháp thể nghiệm đồng sáng tạo
Đây là một cách phê bình khơng đem những ý niệm có sẵn để áp đặt
cho tác giả, tác phẩm mà ln tìm mọi cách hố thân vào hồn cảnh sang
tác cùng sống với những tâm tình vui buồn yêu ghét của tác giả từ đó để
hiểu bằng cái nhìn của người trong cuộc.
Xuân Diệu thường dựa vào những tài liệu có thực, tìm hiểu cặn kẽ
hồn cảnh lịch sử, xã hội, hoàn cảnh sáng tác và hoàn cảnh cá nhân của mỗi
nhà thơ; gắn liền thơ với đời mà hình dung tưởng tượng với tát cả niềm
cảm hiểu và yêu mến “say sưa đầy rẫy” của mình. Rõ nhất, thể hiện qua
cơng trình Các nhà thơ cổ điển Việt Nam
Có thể nói “vận mình vào chủ thể sáng tạo” là một cách thức phê bình
giàu nội lực, phối hợp được nhiều thao tác ở ngòi bút Xuân Diệu. Nhà phê

21



bình đã vận mình được vào nhà văn nhà thơ, thì bản thân họ cũng là một
chủ thể sang tạo, song đôi lúc, anh ta cũng dễ gán tâm lý mình cho người
xưa. Cách bình giảng một vài bài thơ, câu thơ của Hồ Xuân Hương…chừng
tỏ Xuân Diệu cũng vấp vào trường hợp như thế.
1.2.1.3. Huy động triệt để vốn văn hoá, đờig sống vào trường liên
tưởng thẩm mỹ.
Xuất phát từ khái niệm “trường liên tưởng thẩm mĩ”, có thể thấy được
rằng Xuân Diệu có một trường thẩm mỹ rất rộng lớn, phong phú và sâu sắc.
Với đời sống, vốn văn hố ấy Xn Diệu khơng chỉ có tài liên tưởng so
sánh trong thơ, mà còn vận dụng rất sinh động đắc đại vào văn tiểu luận,
phê bình.
So sánh đồng đại, so sánh lịch đại, so sánh để làm nổi bật vấn đề, để
nhận thức sáng tỏ chân lí, để nhận diện bước tiến của từng nhà thơ và
phong cách sáng tạo khác nhau giữa nhà thơ này và nhà thơ khác được
Xuân Diệu với vốn tri thức và tình cảm đầy ắp của mình thể hiện một cách
rất linh hoạt. Nét đặc sắc ấy là trường liên tưởng so sánh trong văn tiểu
luận- phê bình của Xuân Diệu rất uyên bác, phong phú nhưng không bao
giờ tỏ ra sách vở bày biện hoặc “khoe chữ”. Nó cứ diễn ra như một dịng
chảy tự nhiên, bình dịh, dễ hiểu rất gần gũi với người đọc.
Khát vọng bổ sung không ngừng nguồn tri thức, khát vọng “mở rộng
văn chương” vẫn luôn là một nhu cầu tình cảm, trí tuệ của nhà phê bình.
Xn Diệu cho rằng “một tâm trí un bác nhất định bao giờ cũng thấu tình
đạt lí hơn một trí tuệ nơng cạn”.
1.2.1.4. Phương pháp phân tích tác phảm như một cơ thể sống, một
chỉnh thể nghệ thuật sinh động

22



Với quan niệm sự sống bao giờ cũng có tính hoàn chỉnh; mỗi bài thơ là
“một cơ thể”, “một sinh vật”, “một tác giả”,”một con người”, Xuân Diệu
thường dùng “mắt xanh” nhận xét bao quát toàn bộ thế giới nghệ thuật tác
phẩm, ghi nhận ấn tượng chung của chỉnh thể nghệ thuật, sau đó mới đi vào
phân tích chi tíêt. Ấy là cái nhìn “tồn cảnh lâu đài” Truyện Kiều, là ấn
tượng chung về ánh chiều thu buồn “tê đi tái lại, tái cắt không ra máu đỏ
của niềm vui” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du, là thơ Nôm của Nguyễn
Khuyến “lành và trong sang”
Xuân Diệu rất ghét lối cắt xén, cắt lìa câu chữ ra khỏi chỉnh thể rồi suy
diễn, qui chụp. Cách làm của Xuân Diệu là nếu có ‘điểm huyệt” cũng phải
phân tích lan toả và cuối cùng phải xâu chuỗi, tổng hợp lại để mỗi chi tiết
của tác phẩm nằm ở cái thế hồn nhiên của sự sống, mỗi đoạn văn được nằm
trong văn mạch. Đó là cách làm theo q trình Tổng- Phân - Tổng như Chế
Lan Viên từng nói. Xuân Diệu là nhà phê bình coi trọng sự kĩ lưỡng của
câu chữ, của văn bản, rất tâm đắc và vận dụng thuần thục phương pháp ấy.
1.2.2. Những yêu cầu cần có ở một nhà phê bình thơ
Với Xuân Diệu, phê bình nghiên cứu có hai mục đích: Một là để đưa
thơ đến cho đại chúng, cho mọi người. Hai là để từ đó đúc rút những kinh
nghiệm, bài học cho bản thân mình. Vì thế Xuân Diệu rất coi trọng mối
quan hệ giữa cơng chúng và nhà thơ. Quan niệm phê bình của Xuân Diệu là
“khen hay chê chưa quan trọng bằng cảm thơng và thấu hiểu”. Nhiệm vụ
phê bình, theo Xn Diệu là phát hiện cho được cái hay, cái tuyệt vời, cái
hoàn mỹ mà chúng ta cần phải vươn tới để nâng cao trình độ cho người
đọc. Vì thế, Xuân Diệu cho rằng phê bình khơng phải là chỉ trích, nhà phê
bình khơng phải là lên lớp bằng chủ quan của mình, mà nhiệm vụ chính của

23



nhà phê bình là "giúp cho bạn yêu thơ hiểu một thời đại, một nền thơ, một
nhà thơ".
Theo Xuân Diệu, nhà phê bình phải có ý thức về mục đích, nhiệm vụ
phê bình thơ. Ơng ln xác định mục đích của phê bình thơ là làm cầu nối
giữa tác giả, tác phẩm và người đọc. Phê bình thơ một mặt phải cổ vũ, động
viên, khuyến khích được phong trào sáng tác; mặt khác phải đấu tranh
chống những quan điểm cực đoan hoặc thơ thiển dung tục về văn hố văn
nghệ. Vấn đề quan trọng là vừa bảo vệ những giá trị đích thực của thơ, vừa
giúp các tác giả có ý thức phán đấu nâng cao trình độ thưỏng thức, đánh giá
thơ, hướng tới xây dựng một nền thơ hiện đại. Về nhiệm vụ của phê bình
thơ, Xuân Diệu khẳng định điều quan trọng nhất là phải đưa cái đúng, cái
tốt, cái hay của thơ vào công chúng. Muốn như thế , phê bình thơ phải có
nhãn quan phóng khống. Nhà phê bình phải có tầm nhìn rộng lớn, có quan
niệm nghệ thuật chung về văn học và thơ một cách rõ ràng, phải có cái nhìn
tổng qt trước khi đi vào phê bình chứ khơng phải trước mắt chỉ thấy tác
giả, tác phẩm đó.
Đối với Xuân Diệu, giới thiệu thơ cũng là một hoạt động phê bình
thơ. Ơng giới thiệu nghệ thuật thơ ông, thơ của các tác giả lớn trong khu
vực và nước ngồi. Phê bình của ơng khơng chỉ đóng khung với các tác
phẩm đương đại mà đề cập cả những tác phẩm dân gian và cổ điển. Về thơ
cổ điển, ơng lại kết hợp phê bình và nghiên cứu, đánh giá tác phẩm trong
đời sống đương đại - điều đó rất phù hợp quan niệm phê bình hiện đại.
Bên cạnh đó, theo Xn Diệu, nhà phê bình thơ phải am hiểu đặc
trưng của văn nghệ và đặc điểm của cơng việc sáng tác thơ. Nhà phê
bình phải phân biệt được phê bình thơ khác phê bình văn xuôi, hiểu sâu sắc
về nghệ thuật ngôn từ, nắm được những phép tắc trong nghệ thuật làm thơ
từ cổ truyền đến hiện đại…Thông thạo công việc làm thơ, cách thức làm
thơ, đấy chinh là thế mạnh của nhầ phê bình thơ Xuân Diệu. Mặt khác, đặc

24



biệt quan tâm đến các hiện tượng và những quy luật sáng tạo ,theo ơng, nhà
phê bình phải am hiểu đặc điểm của sự sáng tác thơ, quá trình thi sĩ chế
biến nguyên liệu chọn lọc từ cuộc sống để làm ra tác phẩm.
Ngoài ra, để khắc phục sự khen chê tuỳ tiện khơng đúng trong phê
bình thơ, Xn Diệu cho rằng cần có trong đổi thống nhất về “thước đo”
thơ, phải có những tiêu chuẩn thẩm mỹ vững vàng làm cơ sở cho việc
đánh giá, bình luận. Xuân Diệu đã vận dụng vào “cơng việc” phê bình thơ
những tiêu chuẩn thẩm mỹ như thước đo về sự hài hoà giữa hình thức và
nội dung, thước đo về tiểu tiết và tổng thể, thước đo về câu thơ hay, thước
đo về sự tương xứng của ngôn từ thơ…Hệ thống thước đo này càng phong
phú, càng lập được nhiều giá trị của thơ. Xuân Diệu đã vận dụng nhiều tiêu
chí và đánh giá thơ có tình có lí. Ơng khơng ngại đấu tranh với những quan
niệm sai để giữ vững chất lượng thơ trong phê bình.
Đặc biệt, Xuân Diệu nhấn mạnh nhà phê bình thơ phải hiểu rõ và
gần gũi với công chúng thơ. Công chúng là mối quan tâm hàng đầu, là
xuất phát điểm của Xuân Diệu khi đi vào sáng tác và nghiên cứu, phê bình,
giới thiệu thơ. Xem xét các vấn đề thực tiễn thơ, Xuân Diệu yêu cầu nhà
thơ, nhà phê bình thơ phải hiểu rõ và gần gũi với công chúng thơ, mở rộng
hoạt động phê bình viết và phê bình nói đến với cơng chúng càng nhiều
càng tốt.
1.3.

Nhìn lại một số thành tựu nghiên cứu phê bình thơ của Xuân
Diệu qua các chặng đường.

Chúng ta có thể thống kê những tác phẩm tiểu luận phê bình mà Xn
Diệu đã viết để có cái nhìn khái quát nhất về chặng đường sáng tác của
ông:

Thanh niên với quốc văn (1945)

25


×