Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Hình tượng người phụ nữ trong môṭ số tiểu thuyết tiêu biểu về đề tài nông thôn Việt Nam viết sau năm 1986

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.04 KB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THI ̣ HỒNG THÚY

HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ
TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT TIÊU BIỂU
VỀ ĐỀ TÀ I NÔNG THÔN VIỆT NAM VIẾT SAU NĂM 1986

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành Văn ho ̣c Viêṭ Nam

Hà Nội - 2014

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THI ̣ HỒNG THÚY

HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ
TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT TIÊU BIỂU
VỀ ĐỀ TÀ I NÔNG THÔN VIỆT NAM VIẾT SAU NĂM 1986

Luâ ̣n văn Tha ̣c si ̃ chuyên ngành Văn ho ̣c Viêṭ Nam
Mã số: 60 22 01 21

Ngƣời hƣớng dẫn khoa ho ̣c: PGS.TS HÀ VĂN ĐƢ́C


Hà Nội - 2014

2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ này là công triǹ h nghiên cứu của
riêng tôi, không sao chép của ai . Những nô ̣i dung của luâ ̣n văn có tham khảo
và sử dụng các tài liệu được đăng tải trên các sách , báo, các trang web , khóa
luâ ̣n tố t nghiê ̣p và luâ ̣n văn đã đươ ̣c chú thić h theo danh mu ̣c tài liê ̣u tham
khảo của luận văn.
Tác giả luận văn

Trầ n Thi ̣Hồ ng Thúy

3


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiê ̣n nghiên cứu đề tài tôi đã nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ nhiệt tình từ rất nhiều phía . Trước hế t , tôi xin chân thành cảm
ơn PGS. TS Hà Văn Đức - khoa Văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học quố c gia Hà Nội đã tận tình hướng dẫn và tạo điề u kiê ̣n
thuận lợi nhấ t cho tôi thực hiê ̣n đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn các thầ y giáo cô giáo đã có những ý kiế n đóng
góp chân thành, sâu sắ c cho tôi trong quá trình thực hiê ̣n luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biế t ơn sâu sắ c nhấ t đế n gia đình


, bạn bè -

những người đã luôn ủng hộ, động viên tôi nỗ lực để hoàn thành tố t nhấ t luận
văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 / 2014
Tác giả
Trầ n Thi ̣ Hồ ng Thúy

4


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................. 9
2.1 Những ý kiến chung về văn xuôi viết về nông thôn ...................................... 9
2.2 Những ý kiến đánh giá về Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc
Trường), Ma làng (Trịnh Thanh Phong), Dịng sơng Mía (Đào Thắng)
............................................................................................................................... 12
2.2.1 Tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của nhà văn Nguyễn Khắc
Trường ................................................................................................................... 13
2.2.2 Tiể u thuyế t Ma làng của nhà văn Trịnh Thanh Phong ........................ 15
2.2.3 Tiểu thuyết Dòng sông Mía của nhà văn Đào Thắng............................ 17
3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 18
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 19
4.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 19
4.2 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 19
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 19
6. Cấu trúc luận văn ............................................................................................... 20

CHƢƠNG 1: SƢ̣ VẬN ĐỘNG PHÁ T TRIỂN CỦ A TIỂU THUYẾT VỀ NÔNG
THÔN THỜI KÌ ĐỔI MỚI.

SỰ XUẤT HIỆN CỦA TIỂU THUYẾT

NGUYẾN KHẮC TRƢỜNG, TRỊNH THANH PHONG, ĐÀO THẮNG ..... 20
1.1 Tiểu thuyết về đề tài nơng thơn trong dịng chảy tiểu thuyết Việt Nam thời kì
đổi mới. .................................................................................................................. 21
1.1.1 Tiểu thuyết về nông thôn Việt Nam viết trước năm 1986 ....................... 21
1.1.2 Tiểu thuyết về nông thôn Việt Nam viết sau năm 1986 .......................... 23
1.2 Tiểu thuyết Nguyễn Khắc Trường, Trịnh Thanh Phong, Đào Thắng
trong dòng chảy tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới ......................................... 30

5


1.2.1 Đôi điề u về tác giả Nguyễn Khắc Trường , Trịnh Thanh Phong,
Đào Thắng ....................................................................................................... 30
1.2.2 Hiê ̣n thực nông thôn qua Mảnh đất lắm người nhiều ma, Ma làng,
Dịng sơng Mía ..................................................................................................... 33
1.2.2.1 Hiê ̣n thực nơng thơn nghèo khó ................................................... 33
1.2.2.2 Hiê ̣n thực nông thôn với những hủ tu ̣c ngàn đời. ......................... 35
1.2.2.3 Nông thôn với vấ n đề cải cách ruộng đất...................................... 37
1.2.2.4 Hiê ̣n thực đời số ng tâm linh và con người bản năng
tính dục....................................................................................................... 40
CHƢƠNG 2: CÁC KIỂU NHÂN VẬT PHỤ NỮ TRONG MẢNH ĐẤT
LẮM NGƯỜI NHIỀU MA, MA LÀNG, DÒNG SƠNG MÍA.............................. 45
2.1 Nhân vật bi kịch................................................................................................. 46
2.2 Nhân vật tha hóa ............................................................................................... 58
2.3 Nhân vật vượt lên trên hoàn cảnh số phận ....................................................... 65

CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT PHỤ NỮ TRONG
MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA, MA LÀNG, DỊNG SƠNG MÍ A ....... 80
3.1 Miêu tả ngoại hình nhân vật ............................................................................ 80
3.2. Nghệ thuật miêu tả thế giới nội tâm nhân vật ................................................. 89
3.3 Nghệ thuật miêu tả hành động nhân vật ........................................................... 96
3.4 Ngôn ngữ nhân vật ........................................................................................... 98
3.4.1 Ngôn ngữ đối thoại tự nhiên, mang đậm tính chất khẩu ngữ,
từ địa phương, lối chửi thề, chửi đổng ........................................................... 99
3.4.2 Ngôn ngữ vận dụng chất liệu dân gian: thành ngữ, tục ngữ ............... 101
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 106

6


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Đặc thù của văn học là phản ánh nhận thức, khám phá hiện thực đời
sống con người. Việt Nam là một nước nông nghiệp. Dân cư đa số là nơng
dân. Chính vì vậy, hiện thực nông thôn và người nông dân luôn là vấn đề
nóng bỏng, mang tính thời sự. Nó trở thành đề tài hấp dẫn nhiều cây bút tài
năng và đã thu được những thành tựu đầy ấn tượng. Tuy nhiên, do bối cảnh
lịch sử, văn hóa, xã hội, do tài năng, tâm huyết, cách nhìn nhận vấn đề của
người cầm bút, hình ảnh nơng thơn và người nơng dân hiện lên mang những
diện mạo riêng biệt.
Văn học Việt Nam từ năm 1975, nhất là từ năm 1986, từng bước
chuyển sang giai đoạn đổi mới. Đại hội Đảng lần thứ VI với công cuộc đổi
mới do Đảng đề xướng và lãnh đạo đã thổi một luồng gió lớn vào đời sống
văn học nghệ thuật, mở ra thời kì đổi mới của văn học Việt Nam trong tinh
thần đổi mới tư duy và nhìn thẳng vào sự thật. Văn học đã vận động theo

khuynh hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc. Văn học
phát triển đa dạng hơn về đề tài, chủ đề ; phong phú mới mẻ hơn về thủ pháp
nghệ thuật. Văn học giai đoạn này đã đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn, đổi
mới cách nhìn nhận, cách tiếp cận con người và hiện thực đời sống, đã khám
phá con người trong những mối quan hệ đa dạng và phức tạp, thể hiện con
người ở nhiều phương diện của đời sống, kể cả đời sống tâm linh. Cái mới
của văn học giai đoạn này là tính chất hướng nội, quan tâm nhiều hơn tới số
phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp đời thường.
Hòa vào dòng chảy của văn học, thể loại tiểu thuyết nói chung, tiểu
thuyết về nông thôn nói riêng đã có những đổi mới tư duy và nghệ thuật biểu
hiện. Bên cạnh những vấn đề của cộng đồng, một chủ đề mới mà tiểu thuyết
viết về nông thôn sau 1986 quan tâm là số phận người nông dân. Và đề cập

7


đến số phận người nông dân, điều mà các nhà văn quan tâm nhiều là số phận
của người phụ nữ nơng thơn.
Hình ảnh người phụ nữ xuất hiện khá sớm trong những sáng tác dân
gian, trong văn chương trung đại. Giai đoạn đầu thế kỉ XX đến tháng 8 –
1945, 8 – 1945 đến 1975 hình tượng người phụ nữ được tiếp tục khám phá.
Song, có thể nói, đến văn học thời kì đổi mới, đặc biệt qua tiểu thuyết, hình
tượng người phụ nữ được khắc họa mợt cách toàn diện: dáng nét ngoại hình,
đời sống nợi tâm, nỗi đau thân phận, khát vọng sống, khát vọng về hạnh phúc
cá nhân, về tình u đơi lứa, … Con người tự nhiên trước nhu cầu của hạnh
phúc đời thường, của cuộc sống riêng tư, hơn thế, tình yêu nhục thể là một
lĩnh vực rất riêng của mỗi cá nhân cũng đã được các nhà tiểu thuyết khai thác.
Trong hàng loạt những tác phẩm văn xuôi Việt Nam viết sau năm 1986
về đề tài nông thôn, Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường),
Dịng sơng Mía (Đào Thắng), Ma làng (Trịnh Thanh Phong) là ba tác phẩm

tiêu biểu, đặc sắc, được dư luận quan tâm. Mảnh đất lắm người nhiều ma,
Dòng sông Mía nhận giải thưởng của Hội nhà văn. Ma làng, Mảnh đất lắm
người nhiều ma được chuyển thể thành phim làm lay động bao trái tim khán
giả. Ba tác phẩm đã gieo vào lòng người đọc, người xem những băn khoăn,
trăn trở về số phận người nông dân, nhất là người phụ nữ trước sự biến
chuyển của thực tiễn đời sống.
Xuất phát từ lòng yêu mến ba tác phẩm , từ ý muố n tim
̀ hiể u về cuô ̣c
số ng con người , đă ̣c biê ̣t là người phu ̣ nữ nông thôn trong tiể u thuyế t

những

năm sau đổ i mới , đồ ng thời với mong muố n bổ sung thêm kiế n thức , giúp ích
cho viê ̣c ho ̣c tâ ̣p , nghiên cứu sau này của bản thân , chúng tôi quyế t đinh
̣ lựa
chọn đề tài: Hình tượng người phụ nữ trong một số tiểu thuyết tiêu biểu về
đề tài nông thôn Việt Nam viế t sau năm 1986 (Khảo sát q ua ba tiểu thuyết
“Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường, “Ma làng” của

8


Trịnh Thanh Phong, "Dịng sơng Mía” của Đào Thắng) cho luận văn Cao học
của mình. Với đề tài này, chúng tơi mong muốn góp thêm ý kiến trong hành
trình khám phá một trong những nhân vật trung tâm của văn học thời kì đổi
mới – hình tượng người phụ nữ nơng thơn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhìn lại lịch sử nghiên cứu vấn đề , chúng tôi nhận thấy : sự nở rợ của
tiểu thuyết thời kì đổi mới, đặc biệt là các tiểu thuyết về đề tài nông thôn được
coi như một thành tựu của văn học thời kì này đã thu hút các nhà nghiên cứu

quan tâm, chú ý. Số lươ ̣ng những bài viế t , những công trình nghiên cứu về
tiể u thuyế t thời kì đổi mới nói chung , về tiể u thuyế t nông thôn nói riêng
không hề nhỏ . Mỗi công trình nghiên cứu, mỗi bài viết về tiểu thuyết nơng
thơn và ba tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường),
Ma làng (Trịnh Thanh Phong), Dịng sơng Mía (Đào Thắng), ít nhiều đã đề
cập đến thế giới nhân vật trong đó có nhân vật nữ. Chúng tôi tạm chia các
công trin
̀ h, bài viết đó thành một số tiểu mục như sau:
2.1 Những ý kiến chung về sƣ ̣ chuyể n biế n của văn xuôi viết về nông
thôn:
Tác giả Trần Cương trong bài nghiên cứu Văn xuôi viết về nông thôn
nửa sau những năm 80 đã chỉ ra có hai sự chuyể n biế n của văn xuôi viế t về
nông thôn nửa sau những năm

80 so với những năm trước đó

, đó là : sự

chuyể n biế n trong chủ đề và sự chuyể n biế n trong pha ̣m vi bao quát hiê ̣n thực .
Về sự chuyể n biế n trong chủ đề , Trầ n Cương đánh giá : "Dường như lầ n đầ u
tiên xuấ t hiê ̣n hai chủ đề thuộc về con người mà trước kia chưa có . Đó là chủ
đề về số phận con người và hạnh phúc cá nhân" [12; 35]. Ở phạm vi bao quát
hiê ̣n thực , tác giả cũng đưa ra nhận xét rằng "các nhà văn như đã nhìn nhận
và phản ánh hiện thực nông thôn kĩ càng . Họ thấy những gì ở tầng sâu, mạch
ngầ m của đời số ng nông thôn" [12; 36]. Tác giả Lã Duy Lan, trong cuố n Văn

9


xuôi viết về nông thôn – tiến trình và đổi mới [37] cũng đã có mô ̣t cái nhiǹ

khái quát về văn xuôi viết về nông thôn trước và sau năm 1986 về cả mă ̣t nô ̣i
dung và nghê ̣ thuâ ̣t . Nế u ở giai đoa ̣n trước năm 1986, tác giả đi vào những
thành tựu và hạn chế trong việc phản ánh hiện thực thì ở giai đoạn sau năm
1986, ngoài việc giới thiệu diện mạo chung , tác giả còn tập trung đánh giá
những đă ̣c trưng sáng tạo về nội dung của văn xuôi viết về nơng thơn thời kì
đở i mới qua sự chuyể n biế n về chủ đề , phạm vi bao quát hiện thực và cách thể
hiê ̣n nhân vâ ̣t . Đồng thời tác giả cũng đánh giá những thành tựu bước đầu về
phương diêṇ nghê ̣ thuâ ̣t: ngôn ngữ, thể loa ̣i, phong cách chung và gio ̣ng điê ̣u.
Văn ho ̣c luôn là câu chuyê ̣n về con người , về những dâu bể thăng trầ m
của lịch sử. Bởi vâ ̣y sự thay đổ i của thời đa ̣i văn ho ̣c này so với thời đa ̣i văn
học khác ngẫm ra luôn gắ n với sự thay đổ i quan niê ̣m về con người. Trong bài
Vài suy nghĩ về con người trong văn xuôi thời kì đổi mới

[41], tác giả Tôn

Phương Lan nhâ ̣n xét : đây là thời kì mà trong văn ho ̣c con người đươ ̣c soi
chiế u từ rấ t nhiề u phiá . Chính quan niệm nghệ thuật về con người mới khiến
nhà văn phải mở rộng chân trời tìm kiếm của mình đến những góc khuất

,

những vùng cấ m điạ trước đây và nhiǹ thấ y ngoài cái con người kinh điể n còn
có một loạt những con người trong cùng xã hội và ngay trong cùng một con
người.
Mở rô ̣ng góc đô ̣ soi chiế u về con người , trong bài viết Về một hướng
thử nghiê ̣m của tiểu thuyế t Viê ̣t Nam từ cuố i thập kỉ 80 đến nay [48], tác giả
Nguyễn Thi ̣Bin
̀ h đã đề câ ̣p đế n khiá ca ̣nh "tính trò chơi" của tiểu thuyết, đến
sự xuấ t hiê ̣n của nhân vâ ̣t dị biệt hoă ̣c kì ảo. Trong Ý thức cách tân trong tiể u
thuyế t Viê ̣t Nam sau 1975, tác giả Nguyễn Bić h Thu đề câ ̣p đế n nhâ n vâ ̣t với

những bi kich
̣ của nó . "Nhiề u cuố n tiể u thuyế t đã hướng tới miêu tả số phận
những con người bình thường với những bi ki ̣ch của đời họ . Bi ki ̣ch giữa khát
vọng và thực trạng , giữa cái muố n vươn lên và cái kìm hã m, giữa cái nhân

10


bản và phi nhân bản " [48; 230]. Ý kiến cung cấp cho chúng tôi một số
phương diê ̣n biể u hiê ̣n của bi kich
̣ cá nhân . Tiểu thuyế t đương đại Viê ̣t Nam
[60] là tập hợp các bài viết riêng lẻ của Bùi Việt Thắng đã từ ng đươ ̣c đăng tải
trên nhiề u phương tiê ̣n ở nhiề u thời điể m khác nhau . Nô ̣i dung của tâ ̣p tiể u
luâ ̣n gồ m hai phầ n . Trong phầ n mô ̣t, ở bài viết Hiê ̣n trạng tiểu thuyế t , tác giả
xác định có một sự thật : con người tha hóa . Sự tha hóa diễn ra dưới nhiều
dạng thức khác nhau. Tuy nhiên, tác giả mới đề cập vấn đề con người tha hóa
mà khẳng định đó là kiểu nhân vật tha hóa , nhưng chưa đi vào phân tích , lí
giải hiện tượng đó . Ở bài viết Phía trước củ a tiể u thuyế t , quan sát sự phát
triể n của tiể u thuyế t từ năm 1980 đến nay, về cơ bản tác giả thấy xuất hiện
các kiểu nhân vật : nhân vâ ̣t bi kich
̣ , nhân vâ ̣t anh hùng , nhân vâ ̣t kì di ̣, nhân
vâ ̣t lâ ̣p thân.
Trong quá trình nhận thức, khám phá, phản ánh về con người, nhân vâ ̣t
người phụ nữ là nguồ n cảm hứng sáng tác của văn xuôi Viê ̣t Nam thời kì đổ i
mới. Chưa bao giờ người phu ̣ nữ la ̣i giành đươ ̣c sự quan tâm lớn của đông đảo
người cầ m bút như hôm nay. Các nhà văn đã đem đến cho văn học những trải
nghiê ̣m mới, những hiể u biế t mới về người phu ̣ nữ . Tác giả Trần Ngọc Dung
trong bài Chủ đề phụ nữ từ văn học dân gian đến văn học hiện đại Việt nam
[16] đã có sự hê ̣ thớ ng hóa theo tiến trình lịch sử văn học : nhân vâ ̣t phu ̣ nữ
xuấ t hiê ̣n trong văn ho ̣c ngay từ thời kì văn ho ̣c dân gian bởi cuô ̣c hành triǹ h

đi tim
̀ vẻ đe ̣p đić h thực của người phu ̣ nữ vẫn luôn là miề n đấ t hứa cho các
công trin
̀ h nghiên cứu không chỉ của văn ho ̣c mà của nhiề u ngành nghê ̣ thuâ ̣t
nữa. Bài viết nhấn mạnh tới việc không phải đến thời kì đổi mới người phụ
nữ mới đươ ̣c nhắ c đế n trong văn ho ̣c mà ngay từ thời xa xưa ho ̣ vẫn là tâm
điể m trong sáng tác của nhân dân , văn ho ̣c ngày nay vẫn kế thừa đươ ̣c những
quan niê ̣m tiế n bô ̣ của cha ông ta về ng ười phụ nữ, và khẳng định: từ xưa đế n
nay tuy người phu ̣ nữ phầ n lớn gánh chiụ nỗi đau khôn cùng , sự hi sinh mấ t

11


mát lớn lao nhưng dù trong hoàn cảnh nào tâm hồ n ho ̣ vẫn ánh lên vẻ đe ̣p diụ
dàng và nhân hậu , vị tha, bao dung. Tác giả nhận xét : dù những khủng hoảng
tinh thầ n, những mă ̣t trái của cơ chế thi trươ
̣
̣ của tình yêu, sự
̀ ng, những bi kich
rạn nứt của gia đình trù n thớ ng ... thì trong văn học ngày nay người phụ nữ
hiê ̣n đa ̣i vẫn bô c̣ lô ̣ những vẻ đe ̣p mới : tự khẳ ng đinh
̣ mình , thể hiê ̣n mình và
dám sống thực với mình . Đế n đây, tác giả bài viết cũng nhấn m ạnh vào một
nét mới trong sáng tác về người phụ nữ đó là : sự bí ẩ n của thế giới nô ̣i tâm
của người phụ nữ là một đề tài luôn hấp dẫn đối với văn học mọi thời đại. Bạn
đo ̣c hôm nay sẽ luôn tìm thấ y nhân vâ ̣t về con ng ười mới trong sáng tác văn
chương thời kì hiê ̣n đa ̣i.
Ngoài những cơng trình , bài viết đã nêu ở trên , còn nhiều bài viết cá
nhân đăng tải trên các phương tiê ̣n cũng đề câ ̣p đế n những vấ n đề liên quan
đến nhiều khía cạnh của tiể u thuyế t và nhân vâ ̣t . Tuy nhiên, số lươ ̣ng các bài

viế t này rấ t lớn , cầ n phải có thời gian và công sức mới có thể thố ng kê và
phân loa ̣i mô ̣t cách đầ y đủ.
Các bài viết , các cơng trình nghiên cứu đều đề cập đến sự đổ i mới của
tiể u thuyế t , nhân vâ ̣t trong tiể u thuyế t thời kì đổ i mới có sự phai giảm yế u tố
sử thi và gia tăng yế u tố tự sự đời tư ; các nhân vật được đặt trên nhiều bình
diê ̣n. Các nhà văn tạo dựng được kiểu nhân vật mới , mô ̣t phương tiê ̣n mới để
khám phá đời sống và con người . Chúng tơi vẫn chưa tìm thấy mợt cơng trình
nghiên cứu riêng biê ̣t về hin
̀ h tươ ̣ng người phu ̣ nữ nông thôn trong tiể u thuyế t
Viê ̣t Nam viế t sau năm 1986.
2.2 Những ý kiến đánh giá về Mảnh đất lắm người nhiều ma, Ma làng,
Dịng sơng Mía
2.2.1 Tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của nhà văn
Nguyễn Khắc Trƣờng

12


Nguyễn Khắc Trường là cây bút trẻ của

nề n văn xuôi hiê ̣n đa ̣i Viê ̣t

Nam. Khởi đầ u với các tâ ̣p truyê ̣n Cửa kh ẩu, Thác rừng, Miề n đấ t mặt trời
nhưng thể loa ̣i truyê ̣n ngắ n này đã không đem la ̣i thành công cho ông . Đánh
dấ u sự thành công trong sự nghiê ̣p sáng tác của Nguyễn Khắc Trường phải kể
đến tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma. Với cuố n tiể u thuyế t này
Nguyễn Khắc Trường đã mang đế n cho văn đàn mô ̣t tiế ng nói mới , trực diê ̣n
và sắc sảo . Khảo sát các tư liệu đã thu thập được chúng tôi nhận thấy các tài
liê ̣u nghiên cứu Nguyễn Khắc Trường hầ u như mới là các ý kiến thảo luận ,
các bài viết đăng rải rác trên các báo , tạp chí, và các bài phỏng vấn trực tuyến,

online, nó không mang tính hệ thống , toàn diện. Ngoài ra cũng cịn phải kể
đến mợt số bài được phá t trên Đài tiế ng nói Viê ̣t N am, kịch bản phim Mảnh
đất lắm người nhiều ma đươ ̣c công chiế u dưới cái tên Đất và người của hãng
phim Truyề n hin
̀ h Viê ̣t N am vào tháng 1 năm 2013. Tuy các ý kiế n đánh giá ,
phê bin
̀ h đôi khi khác nhau, thâ ̣m chí trái ngược nhau, nhưng nhiǹ chung cũng
khá thống nhất khi đánh giá về giá trị của cuốn tiểu thuyết này . Đáng chú ý là
các ý kiến thảo luận về tiể u thuyế t Mảnh đất lắm người nhiều ma của nhiều
tác giả do Báo văn nghệ tổ chức ngày 25-1-1991. Trong cuô ̣c thảo luâ ̣n này ,
các nhà nghiên cứu đã xem xét tác phẩm dưới nhiều góc đ ộ và khía cạnh khác
nhau. Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức đưa ra sự đánh giá tổ ng quát về tác phẩ m
và khẳng định tài năng của tác giả Mảnh đất lắm người nhiều ma. Ông nhâ ̣n
thấ y nhà văn Nguyễn Khắc Trường đã "Viế t về nông thôn dưới cái nhìn chân
thực, chủ động, làm bộc lộ được qua những trang viết là một nông thôn với
nhiề u chuyể n động , xáo trộn, đấ u tranh giữa cái tố t và cái xấu , tranh chấ p
nhau giữa các thế lực ... Nông thôn trong tiể u thuyế t không cuộ n lên các
phong trào đấ u tranh yêu nước , cải cách, hợp tác mà sôi lên những nguyên
nhân bên trong, những chuyê ̣n làng xóm . Tác giả đã chụp đượ c khuôn mặt
đích thực với những nét miêu tả sắ c sảo , chân thực " [66; 386-387]. Bùi Đình

13


Thi đánh giá Mảnh đất lắm người nhiều ma ở chiều sâu văn hóa của nó . Ông
khẳ ng đinh:
̣ Điề u mà cuố n tiể u thuyế t đã đă ̣t ra rấ t có ý nghiã đó là nông thôn
bấ y lâu nay không hẳ n chỉ là vấ n đề ruô ̣ng đấ t mà trên hế t là mô ̣t đời số ng văn
hóa. Phong Lê la ̣i xem xét tác phẩ m ở khía ca ̣nh đóng góp của nó với đề tài
nông thôn. Với Phong Lê, thì "Ć n sách đặt ra và gây ấn tượng ở các vấn đề

chìm nổi , ở bề mặt và bề sâu trong sự đan xen đó

. Không chỉ những con

người nhân danh đủ dạng trong thế bài trừ tiêu diê ̣t lẫn nhau mà còn

là đủ

những người "dị dạng", bị đẩy ra hoặc bị hút vào n hững giao tranh quyế t liê ̣t
đó". Và "sức hấ p dẫn của cuố n sách là ở một một số vỉa mới mà nó khai thác,
gắ n bó với những vấ n đề chung , vừa thực sự , vừa lưu cữu của nông thôn
chúng ta" [66; 388]. Trần Đình Sử, Trung Trung Đỉnh xem xét tác phẩ m ở
nghê ̣ thuâ ̣t trầ n thuâ ̣t và các thức tổ chức cố t truyê ̣n

. Nhà văn Trung Trung

Đỉnh cho rằ ng: "Nguyễn Khắ c Trường có tài lập truyện tỉnh táo và kín kẽ . Tôi
nghĩ đây là thế mạnh và cũng là điểm yếu của tác giả. Vì tỉnh táo quá, kĩ càng
quá mà ông lo được hết mọi điều khiến người đọc đỡ phải lo

. Nế u anh là

người say, không tỉnh táo chắ c anh chẳ ng viế t đoạn cuố i làm gì . Phầ n cuố i
cái được cái lí mà mất cái lập lờ

vô lí khiế n người ta phải thèm khát , thao

thức. Tôi nghi ̃ nghê ̣ thuật lấ p lánh ở cái sự say đế n ngả nghiêng , đến mập mờ
và nó hấp dẫn chính ở cái sự mập mờ ấy " [66; 389]. Theo Trầ n Điǹ h Sử , nhà
văn Nguyễn Khắ c Trường "rất giàu vốn sống , đặc biê ̣t ngôn ngữ rấ t phong

phú, sinh động, các thành ngữ , tục ngữ, các ngôn ngữ "bộ đội "được sử dụng
linh hoạt làm cho lời trầ n thuật tươi tắ n và có duyên " [66; 391] và chính điều
này mà Trần Đình Sử nhâ ̣n thấ y tác phẩ m đã góp phần đổi mới mảng tiểu
thuyế t về nông thôn của chúng ta . Cùng quan điểm đánh giá cao Mảnh đất
lắ m người nhiề u ma , nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh cũng khẳng định :
"Đã lâu lắ m rồ i mới xuấ t hiê ̣ n một tác phẩm viế t về nông thôn Viê ̣t Nam theo
đúng mạch của Tắ t đè n, Chí Phèo ..."Mảnh đất lắm người nhiều ma " là cuốn

14


tiể u thuyế t hấ p dẫn nhờ nghê ̣ thuật kể chuyê ̣n . Sự dẫn dắ t tình tiế t , sự tổ chức
các tình huống đ ã tạo được nhiều bất ngờ

..." [66; 392-393]. Bên ca ̣nh

những ý kiế n bình luâ ̣n trên , trong cuô ̣c hô ̣i thảo còn có các ý kiế n đóng góp
của Nguyễn Phan Hách , Ngô Thảo , Hoàng Ngọc Hiến , Hờ Phương,... Nhìn
chung các bài viế t này đề u có nhâ ̣n đinh
̣ chung là ý thức dòng ho ̣ là vấ n đề nổ i
bâ ̣t trong các vấ n đề về hiê ̣n thực nông thôn đươ ̣c phản ánh trong tác phẩ m

.

Ngoài ra còn có những bài viết tr ên các báo , tạp chí,... đánh giá về tiể u thuyế t
này, hầ u hế t các ý kiế n đề u thể hiê ̣n những ấ n tươ ̣ng chung nhấ t

, khái quát

nhấ t về tác phẩ m . Tiể u biể u là các bài : "Đo ̣c Mảnh đất lắm người nhiều ma "

của Hồng Diệu trên Tạp chí Văn nghệ quân đội số 8/1991, bài "Thế giới kỳ ảo
trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường với cái nhìn
văn hóa " của Lê Nguyên Cẩn trên Tạp chí khoa học số

5 - 2005 Trường

ĐHSP Hà Nô ̣i,...
2.2.2 Tiể u thuyế t Ma làng của nhà văn Trịnh Thanh Phong
Tác giả Trần Lệ Thanh trong bài báo Ma làng và sự trăn trở của mợt
ngịi bút với quê hương đã chỉ rõ giá tri ̣nô ̣i dung và nghê ̣ thuâ ̣t trong tiể u
thuyế t của nhà văn Trinh
̣ Thanh Phong . Về nô ̣i dung chiń h của Ma làng, Trầ n
Lê ̣ Thanh cho rằ ng : "Đằng sau viê ̣c miêu tả mâu thuẫn dai dẳ ng , sự tranh
chấ p, đố ki ̣ giữa làng trên xóm dưới , tộc này họ kia chi phố i đời số ng nông
dân, đằ ng sau những mánh khóe hiểm ác những mưu mô toan tính của những
người có thế lực có quyề n thế , lợi dụng đúng chỗ đứng của mình để thu lợi ...
Tác phẩm trong một chừng mực nào đó đã phản ánh được thực trạng khá đớn
đau vẫn còn diễn ra trong đời số ng tinh thầ n của một số làng quê nông thôn".
Tác giả bài viết cũng cho rằ ng: "Cái làm nên sức hấp dẫn của "Ma làng" là ở
tấ m lòng của tác giả , ở cái nhìn xã hội vừa nghiêm khắc vừa hiền lành đôn
hậu của nhà văn . Đặc biệt cái làm nên sức nặng của ngòi bút Trịnh Thanh
Phong chính là ở chỗ, tuy luôn day dứt , trăn trở trước những số phận , những

15


cảnh đời , mảnh đời vụn vỡ , nhưng tác giả không bao giờ thỏa hiê ̣p với cái
xấ u". Chính điều này chi phối đến giọng điệu , nghê ̣ thuâ ̣t xây dựng nhân vâ ̣t
của Trịnh Thanh Phong . Về nghê ̣ thuâ ̣t của Ma làng, Trầ n Lê ̣ Thanh đề câ ̣p
vài nét tới nghệ thuật tự sự như lối trần thuật "bằ ng nhiề u chi tiế t, qua lố i trầ n

thuật độc đáo giàu sức gợi", giọng điệu "nghe và cách miêu tả những nhân vật
này, thấ y được thái độ vừa trân trọng , cảm thông và nghiêm khắc phán xử
của nhà văn ", giọng điệu mỉa mai bông tếu cũng trở thành phương thức khá
quen thuộc của nhiề u cây viế t ", kế t cấ u tác phẩ m của Trinh
̣ Phong đươ ̣c nhâ ̣ n
xét " Trịnh Thanh Phong có được phầ n kế t luận hợp lý"...
Triệu Đăng Khoa trong bài Hỏi chuyện nhà văn tác giả “Ma làng”
khẳ ng đinh
̣ sức hấ p dẫn của tác phẩ m Ma làng với mo ̣i thế hê ̣ người đo ̣c . Sức
hấ p dẫn mà tác phẩm Ma làng có được do nô ̣i dung mà nó phản ánh, đó chiń h
là những mưu mô toan tính , những biế n thái tinh vi của bo ̣n phú hào mới
mang tư duy của người nông dân . Cùng với đó là cách xây dựng nhân vật
cũng như tấm lòng của nhà văn đối với người nông dân.
Trung Trung Đin
̉ h trong bài Tiểu thuyế t Ma làng và thói tục mới ở làng
quê đã đề câ ̣p khá rõ nét về nô ̣i dung cũng như những mâu thuẫn đươ ̣c đề câ ̣p
đến trong tác phẩm . Tác giả khẳng định nhà văn Trịnh Tha nh Phong đã viế t
về nông thôn Viê ̣t N am thời hiê ̣n đa ̣i với những thói tu ̣c xưa cũ đươ ̣c cải biế n
thành thói tục thời nay . Đó là "những thói tục mâm trên mâm dưới , họ hàng
chú bác anh em cô dì giằng dịt lôi kéo nhau vào việc l àng việc nước ... bọn
phú hào mới của làng xã tranh thủ đục nước béo cò , xâu xé nhau bằ ng chức
vụ ..." mâu thuẫn đươ ̣c phản ánh trong cuố n sách

: "một bên là thân phận

những người nông dân ngàn đời nay vẫn chưa ra khỏi lũy tre làng ... một bên
là bọn quan chức dùng mọi thủ đoạn mưu mô chước quỷ nắm các chức quyền
trong làng ngoài xa"̃ . Đây cũng là nô ̣i dung bài viế t Tiể u thuyế t Ma làng - Bức

16



tranh quê trước ngày đổ i mới của tác giả Minh Hịa t rên báo Tun Quang sớ
ra ngày 28 tháng 9 năm 2007.
2.2.3 Tiểu thuyết Dịng sơng Mía của nhà văn Đào Thắng
Trong sự nghiê ̣p sáng tác của Đào Thắ ng , có thể coi Dịng sơng Mía là
tác phẩm gắn liền với tên tuổi của nhà văn . Đây là mô ̣t trong bố n tiể u thuyế t
đoa ̣t giải A - giải thưởng cao nhất của Hội nhà văn Việt Nam trao cho các tác
phẩ m xuấ t sắ c . Xoay quanh tiể u thuyế t này cũng đã có nhiề u ý kiế n đánh giá ,
trong đó có thể kể đế n:
Dòng sông Mía- Một không gian tiểu thuyết vừa quen thuộc vừa mới
mẻ của Lý Hoài Thu. Trong bài viế t , tác giả đã nhâ ̣n thấ y những nét quen
thuô ̣c "quen thuộc từ hình ảnh dòng sông , cùng bức tranh thu nhỏ của mộ t
vùng dân cư có nghề chính là nghề trồ ng mía làm đường ", đã chỉ ra sự sáng
tạo của Đào Thắng về giá trị nội dung và những phương thức biểu hiện của
tác phẩm như nghệ thuật xây dựng nhân vật , không gian, thời gian nghê ̣ thuâ ̣t,
điể m nhin
̀ trần thuâ ̣t để từ đó khẳng định "đặc tính nổi bật nhấ t của Dòng sông
mía ... là sự khác lạ đợc đáo".
Trong bài "Dịng sơng Mía" của Đào Thắng hay tiếng nấc sơng Châu
Giang? nhà phê bình Trần Mạnh Hảo nhâ ̣n đinh
̣ Dịng sơng Mía là tác phẩm
"phải nói là hấ p dẫn từ đầ u đế n cuố i (chỉ đoạn kết hơi bị khiên cưỡng). Ngô
Thị Kim Cúc trên trang Việt Báo trong bài

"Đắng như sông mía " [72] có

viế t: "Quyể n sách cuố n hút người đọc từ những trang đầ u tiên , không phải vì
hành văn h ay cấ u trúc mà ở sức số ng ngồ n ngộn tỏa ra từ trang sách


, tràn

đầ y sức mạnh tâm linh của một vùng đấ t , được thức dậy bằ ng tấ t cả niề m yêu
thương, đau đớn". Tác giả coi Dịng sơng Mía như mơ ̣t ć n "gia phả của mợt
dịng họ ưu tú ở nơng thơn , lịch sử của một ngôi làng bên bờ sông Châu đậm
chấ t văn hóa dân gian , bi ki ̣ch của những thế hê ̣ đàn bà nông thôn , số phận
mỏng manh, trải qua bao trầm luân, mấ t mát ".

17


Ngoài ra, cịn mợt số bài viết khác : "Trên đấ t nước có bao nhiêu làng
mía" của Hoàng Ngọc Hiến đăng Tạp chí Sông Hương, số 196, tháng 6/2009,
"Cha, con và dòng sô

ng Mía " của tác giả Văn Chinh đăng trên

Phongdiep.net,....
Nhìn chung mỗi cơng trình , bài viết đề cập , đánh giá những khía ca ̣nh
góc độ khác nhau , nhưng đa số đề u thố ng nhấ t khẳ ng đinh
̣ giá tri ̣từng tác
phẩ m. Từ những ý kiế n, những bài viế t về tác phẩ m, chúng tôi cảm nhận được
sự thành công của cả ba tác giả và sự đóng g óp to lớn của họ cả về phương
diê ̣n nô ̣i dung và nghê ̣ thuâ ̣t, mở ra mô ̣t hướng tiế p câ ̣n mới , cách nhìn mới về
nông thôn thời kì hô ̣i nhâ ̣p.
Liên quan đế n đề tài này còn có m

ột số công trình nghiên cứu khoa

học: khóa luận tốt nghiê ̣p, luận văn thạc sĩ, luận án tiế n si .̃ Tuy nhiên về viê ̣c

nghiên cứu ba tác phẩ m này , chúng tôi nhận thấy rằng trong những bài nghiên
cứu và những ý kiế n trên mới mang tiń h chấ t gơ ̣i mở , mới dừng la ̣i ở viê ̣c tim
̀
hiể u hiê ̣n thực nông thôn , thế giới nhân vâ ̣t người nông dân nói chung, trong
đó có đề cập đến hình tượng người đàn bà nông thôn , nhưng vẫn chưa có
công trin
̀ h chuyên sâu về hình tượng người phụ nữ , chưa có ý kiế n đánh giá
riêng về hì nh tươ ̣ng người phu ̣ nữ trong ba tác phẩ m

. Kế thừa thành tựu

nghiên cứu của người đi trước, chúng tôi sẽ cố gắng để có cái nhìn sâu sắc, cụ
thể hơn về nhân vâ ̣t nữ qua ba tiể u thuyế t , đồ ng thời cho thấ y sự tim
̀ tòi , sáng
tạo của ba tác giả trong xây dựng nhân vâ ̣t - đó cũng là đóng góp của ho ̣ vào
sự đổ i mới tiể u thuyế t nói riêng, văn xuôi sau 1986 nói chung.
3. Mục đích nghiên cứu
Lựa chọn đề tài Hình tượng người phụ nữ trong một số tiểu thuyết tiêu
biểu về đề tài nông thôn Việt Nam viế t sau năm 1986 (Khảo sát q ua ba tiểu
thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường, “Ma làng”
của Trịnh Thanh Phong, “Dịng sơng Mía” của Đào Thắng), l ̣n văn nhằ m

18


mục đích tìm hiểu các kiểu nhân vật phụ nữ và nghệ thuật xây dựng nhân vật
phụ nữ nông thôn trong ba tác phẩm nói riêng, trong tiểu thuyết nông thơn
thời kì đổi mới nói chung. Từ đó, chúng tơi sẽ đối chiếu với các kiểu nhân vật
phụ nữ trong tiểu thuyết nông thôn viết trước 1986 để thấy được sự tiếp nối
và đổi mới của tiểu thuyết nông thôn viết sau 1986 khi xây dựng hình tượng

người phụ nữ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của chúng tôi trong đề tài này là các nhân
vâ ̣t nữ của tiểu thuyết: Mảnh đất lắm người nhiều ma, Ma làng, Dịng sơng
Mía. Ra đời vào những thời điể m khác nhau nhưng ba tác phẩ m gă ̣p nhau ở ý
tưởng xây dựng nhân vâ ̣t nữ . Qua đó, người đo ̣c có thể thấ y đươ ̣c những đóng
góp của ba nhà văn Nguyễn Khắc Trường, Trịnh Thanh Phong, Đào Thắng
trong dòng chảy tiể u thuyế t Viê ̣t Nam về đề tài nông thôn.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ luâ ̣n văn, chúng tôi tập trung khám phá các kiểu nhân
vật phụ nữ và nghệ thuật xây dựng nhân vật

đươ ̣c thể hiê ̣n trong Mảnh đất

lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Ma làng (Trịnh Thanh Phong ),
Dịng sơng Mía (Đào Thắng). Bên cạnh đó, chúng tơi tiến hành khảo sát các
kiể u nữ nhân vâ ̣t trong một số tiểu thuyết nông thôn viết trước và sau 1986 để
có cái nhìn so sánh.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Xuấ t phát từ yêu cầ u của đ ối tượng và mục đích nghiên cứu , luâ ̣n văn
vâ ̣n du ̣ng mô ̣t số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp loại hình
- Phương pháp lịch sử - xã hội
- Phương pháp phân tích, tổng hợp

19


- Phương pháp so sánh, đối chiếu

6. Cấu trúc luận văn
- Trong đề tài này, ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần tài liệu
tham khảo, phần nội dung chính được chia làm 3 chương:
Chƣơng 1: Tiểu thuyết về nơng thơn thời kì đổi mới. Và sự xuất hiện
của tiểu thuyết Nguyễn Khắc Trường, Trịnh Thanh Phong, Đào Thắng
Chƣơng 2: Các kiểu nhân vật phụ nữ trong Mảnh đất lắm người nhiều
ma (Nguyễn Khắc Trường), Ma làng (Trịnh Thanh Phong), Dịng sơng Mía
(Đào Thắng)
Chƣơng 3: Nghệ tḥt xây dựng nhân vật phụ nữ trong Mảnh đất lắm
người nhiều ma, Ma làng, Dịng sơng Mía

20


CHƢƠNG 1:
SƢ̣ VẬN ĐỘNG PHÁ T TRIỂN CỦ A TIỂU THUYẾT VỀ NÔNG THÔN THỜI
KÌ ĐỔI MỚI. SỰ XUẤT HIỆN CỦA TIỂU THUYẾT
NGUYẾN KHẮC TRƢỜNG, TRỊNH THANH PHONG, ĐÀO THẮNG

Về sự vâ ̣n đô ̣ng phát triể n của tiể u thuyế t nông thôn thời kì đổ i mới ; về
tác giả Nguyễn Khắc Trường , Trịnh Thanh Phong , Đào Thắ ng; về hiê ̣n thực
nông thôn qua tiể u thuyế t của ba tác giả đã đươ ̣c

nghiên cứu trong mơ ̣t sớ

cơng trình khoa học của người đi trước , vì vậy trong luận văn này , người viế t
không đi sâu khám phá mà khái quát những điểm cơ bản nhất.
1.1 Tiểu thuyết về đề tài nơng thơn trong dịng chảy tiểu thuyết Việt Nam
thời kì đổi mới.
1.1.1 Tiểu thuyết về nơng thơn Việt Nam viết trƣớc năm 1986

Giai đoạn 1930 – 1945: Tiểu thuyết viết về nông thôn chủ yếu có hai
khuynh hướng sáng tác là lãng mạn và hiện thực. Các tác phẩm của Tự lực
văn đoàn như tiể u thuyế t Tối tăm (Nhất Linh), Gia đình, Thừa tự (Khái
Hưng), Bùn lầy nước đọng, Con đường sáng (Hoàng Đạo),… vẽ một bức
tranh nông thôn trong cảnh bùn lầy nước đọng, cảnh sống nghèo khổ, tối tăm
ḷm tḥm do những thói quen, trình độ thấp kém, mê tín dị đoan. Khác với
các nhà văn lãng mạn , các nhà văn hiê ̣n thực phê phán la ̣i nhiǹ ra mô ̣t

thực

trạng bất công, thối nát của xã hội nông thôn đương thời và tình cảnh khốn
khổ của người nơng dân bị áp bức bóc lột . Hiê ̣n thực này đã đươ ̣c phơi bày
qua những cuố n tiểu thuyết nổ i tiế ng của các tác giả tiêu biể u như : Tắt đèn
(Ngô Tất Tố), Vỡ đê, Giông tố (Vũ Trọng Phụng), Bước đường cùng (Nguyễn
Công Hoan),… Ở những tác phẩm này , bên ca ̣nh giá tri ̣hiê ̣n thực còn chứa
đựng giá tri ̣nhân đa ̣o sâu sắ c . Đó là sự quan tâm , cảm thông đến số phận của
những kiế p người nhỏ bé , đầ y bấ t ha ̣nh . Đó là tiế ng nói đấ u tranh chố ng áp

21


bức giai cấ p , đòi quyề n số ng, quyề n làm người , ý thức phản kháng của người
nông dân khi bi ̣dồ n vào bước đường cùng không lố i thoát.
Giai đoạn 1945 - 1954: Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm
1945 đã đưa nước ta từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập dưới
chế đợ dân chủ cợng hịa, đưa nhân dân từ thân phận nô lệ trở thành người
làm chủ nước nhà. Nông thôn Việt Nam có những thay đổi to lớn. Người
nông dân được giao ruộng đất, bắt đầu công cuộc xây dựng cuộc sống mới.
Thế nhưng cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ 19/12/1946 đã mở đầu
cuộc chiến tranh kéo dài chín năm với Pháp. Người nông dân có thêm nhiệm

vụ tham gia vào cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc.
Trong những năm này, tiểu thuyết viết về nông thôn không tách rời với đề tài
kháng chiến. Con trâu (Nguyễn Văn Bổng) tái hiện hình ảnh người nơng dân
với tinh thần quyết chiến quyết thắng, ra sức bảo vệ trâu để ổn định sản xuất
phục vụ cho tiền tuyến. Lần đầu tiên trong lịch sử tiểu thuyết nơng thơn đã
xây dựng được hình tượng đám đông quần chúng công – nông – binh đầy ắp
hơi thở của sự sống như trong tiểu thuyết Vùng mỏ (Võ Huy Tâm). Xung kích
(Nguyễn Đình Thi) cũng đã xây dựng được hình ảnh những người nơng dân
tích cực
Giai đoạn 1955 – 1964 là chặng đường văn học trong những năm xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước. Nông
thôn Việt Nam giai đoạn này nổi bật lên hai sự kiện lớn: cải cách ruộng đất và
phong trào hợp tác hóa nông nghiệp. Tiểu thuyết nông thôn đã bắt kịp nhịp đi
của thời đại. Các tiểu thuyết Bếp đỏ lửa (Nguyễn Văn Bổng), Truyện Anh Lục
(Nguyễn Huy Tưởng), Những người dân cày (Sao Mai), … đã vạch trần
những tội ác của giai cấp địa chủ, ca ngợi sức mạnh quật cường của người
nông dân, khẳng định những thành quả đạt được của phong trào cải cách
ruộng đất. Các tiểu thuyết Cái sân gạch, Vụ lúa chiêm (Đào Vũ), Xung đột

22


(Nguyễn Khải),… viết về phong trào hợp tác xã, phản ánh “cuộc đấu tranh
giữa tập thể và cá thể, giữa tư tưởng tư hữu của những người sản xuất nhỏ và
tư tưởng xã hội chủ nghĩa của những người nông dân đi theo đường lối giai
cấp công nhân. Cuộc đấu tranh giữa ta và địch, đặc biệt ở những vùng cao
biên giới và vùng Thiên Chúa giáo. Cuộc đấu tranh giữa mới và cũ, tiến bộ và
lạc hậu, tiên tiến và bảo thủ.
Giai đoạn 1965 – 1975 cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Nông thôn vừa là hậu phương lớn chi viện cho miền Nam vừa là tiền tuyến

sẵn sàng chiến đấu chống lại sự leo thang của đế quốc Mỹ. Xuất phát từ quan
điểm văn học là vũ khí chiến đấu phục vụ hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng
của dân tộc, nhà văn là chiến sĩ đấu tranh trên mặt trận văn hóa nghệ thuật nên
tiểu thuyết viết về nông thôn giai đoạn 1965 – 1975 ít nhiều mang âm điệu sử
thi anh hùng, tràn ngập cảm hứng ngợi ca. Các tác phẩm khắc họa, ngợi ca ý
chí chiến đấu, tinh thần lao động sản xuất của người nơng dân: Vỡ bờ
(Nguyễn Đình Thi), Bão biển, Đất mặn (Chu Văn), Cửa sông (Nguyễn Minh
Châu), Chủ tịch huyện (Nguyễn Khải),…
Giai đoạn 1975 – 1985 là chặng đường chuyển tiếp từ nền văn học sử
thi thời chiến tranh sang nền văn học thời hậu chiến, được coi là giai đoạn tiền
đổi mới của văn học. Kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi nhưng tình
hình kinh tế xã hội của đất nước gặp khó khăn chồng chất, rơi vào khủng
hoảng ngày càng trầm trọng. Một số nhà văn mẫn cảm với địi hỏi của c̣c
sống, ý thức nghệ thuật chuyển biến kịp với thực tiễn xã hội. Tác phẩm của họ
đã bắt đầu có sự chuyển mình ở chiều sâu đời sống nợi tại, với những trăn trở
tìm tịi thầm lặng mà quyết liệt. Tiểu thuyết nơng thơn bên cạnh cảm hứng
ngợi ca, bắt đầu xuất hiện cảm hứng đời tư, cảm hứng phê phán, chỉ ra những
vấn đề tiêu cực lớn của đời sống nông thôn, cung cách làm ăn và quản lý của

23


nông thôn cũ,…Có thể kể tên các tiểu thuyết: Nhìn dưới mặt trời (Nguyễn
Kiên), Bí thư cấp huyện (Đào Vũ), Cù lao tràm (Nguyễn Mạnh Tuấn),…
1.1.2 Tiểu thuyết về nông thôn Việt Nam viết sau năm 1986
Bối cảnh đất nước lại gặp những khó khăn, thử thách mới, nhất là khó
khăn về kinh tế chủ yếu do hậu quả nặng nề của chiến tranh tàn khốc kéo dài
suốt ba mươi năm đòi hỏi chúng ta phải đổi mới. Đổi mới trở thành nhu cầu
bức thiết, là vấn đề có ý nghĩa sớng cịn của toàn dân tợc. Xác định được điều
đó, tại Đại hội lần thứ VI, Đảng đã xây dựng đường lối đổi mới toàn diện, tiếp

đó, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 05, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh có cuộc gặp
gỡ với đại diện giới văn nghệ sĩ (cuối năm 1987). Tất cả những điều ấy đã
thúc đẩy nền văn học nghệ thuật nước nhà đổi mới. Đổi mới tư duy và nhìn
thẳng vào sự thật là tinh thần thời kì đổi mới của văn học Việt Nam.
Nằm trong quy luật chung đổi mới tư duy của văn học, tiểu thuyết Việt
Nam cũng có những đổi mới tư duy nghệ thuật. Trước hết là đổi mới nhận
thức của nhà văn trước những biến thái xã hội của thế giới. Nhà văn phát huy
cá tính sáng tạo, viế t không phụ thuộc vào sự đươ ̣c phép hay khơng và khơng
phụ tḥc vào hình thức biểu hiện. Đó chính là xu hướng dân chủ hóa trong
văn học được khơi dịng từ tinh thần đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào sự thật
trong đường lối đổi mới tại Đại hội Đảng lần VI. Tiểu thuyết vẫn không từ bỏ
vai trò vũ khí tinh thần – tư tưởng của nó, nhưng nó được nhấn mạnh trước
hết ở sức mạnh khám phá thực tại và thức tỉnh ý thức về sự thật, ở vai trò dự
báo, dự cảm. Trong xu hướng dân chủ hóa của xã hợi, tiểu thuyết cịn là một
phương tiện cần thiết để tự biểu hiện, bao gồm cả việc phát biểu tư tưởng,
quan niệm, chính kiến của mỗi nghệ sĩ về xã hội và con người. Và thực tại –
đối tượng phản ánh, khám phá của tiểu thuyết không chỉ là hiện thực cách
mạng, các biến cố lịch sử và đời sống cợng đồng mà cịn là hiện thực đời sống
hằng ngày với các quan hệ thế sự vốn dĩ đa đoan đa sự, phức tạp, chằng chịt,

24


đan dệt nên những mạch nổi, mạch ngầm của đời sống. Hiện thực đó là đời
sống cá nhân của mỗi con người với những vấn đề riêng tư, số phận, nhân
cách, với khát vọng mọi mặt, cả hạnh phúc và bi kịch. Đổi mới tư duy tiểu
thuyết còn là sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người của các nhà văn.
Từ sau 1975, cuộc sống dần trở lại với những quy luật bình thường của nó,
con người trở về với muôn mặt đời thường, đối diện với cuộc sống gia đình,
cá nhân với mối lo cái ăn cái mặc, nơi ở, việc làm… Bối cảnh xã hội đó đã

thúc đẩy sự thức tỉnh ý thức cá nhân, đòi hỏi sự quan tâm đến mỗi con người
và từng số phận. Đối tượng muôn đời của văn học là con người. Tư duy con
người thời kì mới đã thay đổi . Nhà văn cũng phải đổi mớ i tư duy cho phù
hợp để thấu hiểu sâu sắc và tái hiện sinh động, chân thực về con người hiện
thực trong bối cảnh mới. Con người trong văn học được các nhà tiểu thuyết
hơm nay nhìn ở nhiều vị thế và trong tổng hịa các mối quan hệ (với xã hợi,
lịch sử, gia đình, gia tợc, phong tục tập quán, thiên nhiên, với những người
khác và với chính mình). Con người được tiểu thuyết khám phá soi chiếu ở
nhiều bình diện, nhiều tầng bậc: ý thức và vô thức, đời sống tư tưởng, tình
cảm và đời sống tự nhiên, bản năng, khát vọng cao cả và dục vọng tầm
thường, con người cụ thể, cá biệt và con người trong tính nhân loại phổ quát.
Tiểu thuyết viết về nông thôn là xu hướng phát triển, đề tài nổi trợi
trong dịng chảy tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới, góp phần làm nên sự
phong phú, sơi đợng của văn đàn thời kì này . Xin đươ ̣c kể tên rấ t nhiề u tác
giả, tác phẩm tiêu biểu : Lê Lựu với Thời xa vắ ng (1986), Chuyê ̣n làng Cuội
(1991), Sóng ở đáy sông (1994), Khôi Vũ với Lời nguyền hai trăm năm(1989),
Nguyễn Khắ c Trường với

Mảnh đất lắm người nhiều ma

(1990), Dương

Hướng với Bế n không chồ ng (1990), Dưới chín tầ ng trời (2007), Tạ Duy Anh
với Lão Khổ (1992), Trịnh Thanh Phong với Ma làng (2002), Hoàng Minh
Tường với bô ̣ tiể u thuyế t Gia phả của đấ t và tiểu thuyết Thời của thánh
thầ n(2008), Đào T hắ ng với Dịng sơng Mía (2004), Phạm Ngọc Tiến với

25



×