Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Nghệ thuật bút ký chân dung của Hà Minh Đức qua Người của một thời và Tài năng và danh phận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.06 KB, 87 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHÙNG THỊ HỒNG THANH

NGHỆ THUẬT BÚT KÍ CHÂN DUNG
CỦA HÀ MINH ĐỨC QUA "NGƯỜI CỦA MỘT THỜI"
VÀ "TÀI NĂNG VÀ DANH PHẬN"

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHÙNG THỊ HỒNG THANH

NGHỆ THUẬT BÚT KÍ CHÂN DUNG
CỦA HÀ MINH ĐỨC QUA "NGƯỜI CỦA MỘT THỜI"
VÀ "TÀI NĂNG VÀ DANH PHẬN"

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60220121

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện

Hà Nội – 2016




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5
4. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5
6. Bố cục luận văn ............................................................................................. 6
NỘI DUNG....................................................................................................... 7
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ THỂ TÀI CHÂN DUNG VĂN HỌC
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ............................................... 7
1.1. Khái niệm thể tài chân dung văn học ..................................................... 7
1.2. Nguồn gốc ra đời và sự phát triển của thể tài chân dung văn học ở
Việt Nam......................................................................................................... 10
1.2.1. Nguồn gốc ............................................................................................. 10
1.2.1.1. Con người cá nhân ra đời, nghề văn được xác lập ........................... 11
1.2.1.2. Sự tiếp thu văn học nước ngồi.......................................................... 14
1.2.1.3. Phê bình văn học phát triển ............................................................... 15
1.2.2. Sự phát triển .......................................................................................... 17
1.3. Đặc trưng của thể tài chân dung văn học ............................................ 20
1.3.1. Chân dung văn học là một thể văn học thuộc loại bút ký ..................... 20
1.3.2. Chân dung văn học là thể văn học bộc lộ rõ nét chủ quan của người
viết ................................................................................................................... 22
1.3.3. Chân dung văn học mang tính phê bình văn học .................................. 24
TIỂU KẾT...................................................................................................... 26
Chương 2. ĐẶC SẮC TÀI NĂNG VÀ NHÂN CÁCH QUA CHÂN DUNG
CÁC KIỂU NHÂN VẬT CỦA HÀ MINH ĐỨC ....................................... 27
2.1. Các nhà chính trị .................................................................................... 27



2.2. Các nhà văn hóa, nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học .......................... 33
2.3. Các nhà văn nghệ sĩ................................................................................ 40
TIỂU KẾT...................................................................................................... 51
Chương 3. NGHỆ THUẬT KHẮC HỌA CHÂN DUNG NHÂN VẬT
TRONG BÚT KÝ CỦA HÀ MINH ĐỨC ................................................... 52
3.1. Nghệ thuật miêu tả ................................................................................. 52
3.1.1. Miêu tả bề ngoài nhân vật..................................................................... 52
3.1.2. Miêu tả cử chỉ, ngôn ngữ của nhân vật................................................. 56
3.2. Nghệ thuật kể chuyện............................................................................. 62
3.2.1. Cách kể chuyện ..................................................................................... 62
3.2.2. Điểm nhìn nghệ thuật ............................................................................ 64
3.2.3. Tư thế của người kể ............................................................................... 67
3.3. Giọng điệu kể chuyện ............................................................................. 69
3.3.1. Giọng điệu trân trọng, ca ngợi ............................................................. 69
3.3.2. Giọng điệu chân thật ............................................................................. 70
3.3.3. Giọng điệu chậm rãi, trầm tư................................................................ 71
3.3.4. Giọng điệu hóm hỉnh ............................................................................. 73
3.4. Bố cục bài bút ký .................................................................................... 75
3.5. Đặc điểm thể tài bút ký chân dung của Hà Minh Đức ....................... 76
3.5.1. Bút ký tiểu luận..................................................................................... 76
3.5.2. Bút kí gắn liền với nghiên cứu .............................................................. 77
TIỂU KẾT...................................................................................................... 79
KẾT LUẬN .................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Thể tài chân dung văn học vốn đã ra đời từ khá lâu song trong khoảng
10 đến 15 năm trở lại đây, thể tài này mới phát triển mạnh mẽ, được người
đọc hứng thú đón nhận. Có thể điểm qua những cây bút có tiếng về lĩnh vực
chân dung văn học như Nguyễn Đăng Mạnh, Vương Trí Nhàn, Nguyễn Khắc
Phê, Văn Giá, Hữu Đạt, Nguyễn Phong Nam, Phan Ngọc Thu, Nguyên An...
Họ đều là những nhà phê bình, nhà giáo có tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu và
phê bình văn học.
Hà Minh Đức là một nhà phê bình nổi tiếng, một nhà giáo ưu tú và một
trái tim thơ chân cảm. Với một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, một trí tuệ uyên
bác, giáo sư đã có những nghiên cứu giàu giá trị, đóng góp to lớn trong lĩnh
vực nghiên cứu, phê bình văn học. Ơng là một trong số ít những nhà nghiên
cứu viết nhiều, viết đều ở mỗi giai đoạn với nhiều thể loại. Ông đã xuất bản
gần 40 tác phẩm, tiêu biểu như: Nhà văn và tác phẩm (1971); Thơ và mấy vấn
đề trong thơ Việt Nam hiện đại(1974); Thời gian và trang sách (1987); Khảo
luận văn chương (1987); Nguyễn Bính, thi nhân của đồng quê(1996); Đi tìm
chân lý nghệ thuật(1998); C. Mác, Ph. Ăng-ghen, V.I.Lê-nin và một số vấn đề
lý luận văn học (1982); Văn thơ Hồ Chí Minh (2000); Văn chương-tài năng
và phong cách(2001)...; các cơng trình nghiên cứu về các tác giả tiểu thuyết,
phóng sự truyện ngắn ở hai giai đoạn 1900-1945 và văn xuôi Việt Nam sau
Cách mạng Tháng Tám 1945. Với hàng chục đầu sách, bài viết, ơng đã có
cơng khắc họa sự vận động và những điểm nhấn của thơ ca và văn xuôi Việt
Nam hiện đại.
Đến với phê bình văn học từ khi cịn rất trẻ, gắn bó với nó hơn một nửa
thế kỷ, Hà Minh Đức có cái nhìn sâu sắc, un bác về những tác phẩm văn
học hiện đại đồng thời ông cũng là người nắm giữ nhiều kỷ niệm về những
nhà văn, nhà thơ, các nhà nghiên cứu phê bình văn học.

1



Ở độ tuổi “xưa nay hiếm”, sức khỏe khơng cịn tốt nhưng với tấm
lòng biết ơn những nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ - những con người tài
năng, ông mong muốn “ghi lại qua những trang viết về hình ảnh các nhà
văn, các thầy giáo tài năng... được tiếp xúc... dưới dạng bút ký”, “ghi lại
những nét đẹp, sinh động trong đời thường” để “mong ước đem lại điều gì
có ích cho lớp trẻ” (1). Và bút ký Tài năng và danh phận, Người của một
thời được xuất bản trong sự chờ đợi của sinh viên, học sinh, những người
u thích văn chương...
Hai cuốn bút ký khơng chỉ cung cấp cho người đọc những kiến thức
phê bình sắc sảo mà thơng qua đó, người đọc cịn được chiêm ngưỡng, tìm
hiểu con người được biểu hiện trong nhiều chân dung.
Đối với giáo viên và học sinh, bút ký chân dung của Hà Minh Đức
đóng vai trị quan trọng trong giảng dạy và cảm thụ tác phẩm văn học trên ghế
nhà trường. Đối với sinh viên, bút ký là tài liệu quan trọng trong bước đầu
nghiên cứu văn học tại trường Đại học. Tuy nhiên, từ khi những bút ký được
xuất bản, chưa có cơng trình nghiên cứu nào viết, nhận định về nó ngồi một
số bài báo mang tính giới thiệu.
Khi còn là sinh viên khoa Văn và hiện nay là học viên, từng đọc nhiều
cơng trình nghiên cứu của giáo sư, tôi ngưỡng mộ tài năng của giáo sư trong
lĩnh vực phê bình nghiên cứu và sáng tác. Tơi mong muốn sẽ có dịp để viết về
một trong nhiều tác phẩm sáng tác của giáo sư. Hơn hết, là một giáo viên dạy
Ngữ văn ở bậc THCS, hai cuốn bút ký của giáo sư là tài liệu quan trọng đối
với tơi, cung cấp cho tơi nguồn tư liệu góp phần làm phong phú kiến thức
giảng dạy, mở rộng tầm nhìn đa diện trong nghiên cứu tác giả, tác phẩm văn
học Việt Nam hiện đại. Cùng với nghị quyết Trung ương VIII về thay đổi căn
bản toàn diện giáo dục từ năm 2015, việc nghiên cứu về bút ký chân dung qua
Tài năng và danh phận và Người của một thời cịn giúp những giáo viên
(1)

Lời nói đầu cuốn Tài năng và danh phận, Nxb Chính trị quốc giá - Sự thật, 2014.


2


giảng dạy có thể hướng tới dạy tích hợp liên môn trong các trường phổ thông,
đặc biệt nghiên cứu ở một số tác giả gắn với những biến cố lịch sử của đất
nước trong từng thời kì.
Xuất phát từ những lí do trên, tơi lựa chọn đề tài: Nghệ thuật bút
ký chân dung của Hà Minh Đức qua Người của một thời và Tài năng
và danh phận.
2. Lịch sử vấn đề
Như đã nói ở trên, thể tài chân dung văn học không phải là thể tài mới
xuất hiện. Tuy nhiên, gần đây, chính xác từ năm 2000, thể tài này mới phát
triển mạnh mẽ, trở thành một trong những thể tài văn học góp phần làm nên
diện mạo văn học Việt Nam thế kỷ XXI.
Gần đây, có nhiều cây bút viêt thể tài này đặc biệt thành công như:
Nguyễn Đăng Mạnh với Chân dung văn học (NXB Thuận Hóa, 1990), Nhà
văn Việt Nam hiện đại, chân dung và phong cách (NXB Trẻ, 2000); Vương
Trí Nhàn có Những kiếp hoa dại (NXB Hội nhà văn, 1993), Cây bút, đời
người (NXB Trẻ, 2002), Ngồi trời lại có trời (NXB Hội nhà văn, 2003), Có
những nhà văn như thế (NXB Hội nhà văn, 2006), Cánh bướm và đóa hướng
dương (NXB Phụ nữ, 2006); Nguyễn Khắc Phê có Hiện thực và sáng tạo tác
phẩm văn nghệ (NXB Hội nhà văn, 2006); Nguyên An có Chân dung văn học
Việt Nam (NXB Hội nhà văn, 2010)... đều là những cuốn sách có giá trị.
Tác phẩm nhiều nhưng nghiên cứu tác phẩm chân dung văn học lại
không nhiều, có thể nói là hiếm. Có thể điểm qua một số cơng trình nghiên
cứu như:
- Thể chân dung văn học trong nền văn học Việt Nam hiện đại của Đỗ
Thị Cẩm Nhung trên . Đây là bài viết giới thiệu
về một số nhà văn, nhà nghiên cứu viết chân dung văn học dựa trên hai khía

cạnh. Một là những tác phẩm chân dung văn học tiêu biểu. Hai là phong cách
viết, giọng điệu riêng của từng tác giả, quan niệm của tác giả về thể loại chân

3


dung văn học. Với Nguyễn Đăng Mạnh thì “việc dựng chân dung văn học là
điều cực khó, vì “Phải làm sao “chớp” được những nét tiêu biểu, những chi
tiết “xuất thần” của nhà văn. Văn chân dung rất gần với văn sáng tác. Nó là
một thứ bút kí về người thật việc thật. Phải có điều kiện tiếp xúc nhiều với
“người thật”. Phải có óc tưởng tượng và khả năng hư cấu để dựng cảnh, dựng
người, tạo khơng khí” mới viết được chân dung văn học. Với Vương Trí
Nhàn, ơng lại chủ yếu khai thác con người chân dung văn học qua tác phẩm
và ông viết chân dung văn học “không chỉ dành riêng cho học sinh trong
trường học” bởi tác phẩm của ông “giống như thuốc kháng sinh vậy”... Ngồi
ra, bài viết cịn viết về nhiều tên tuổi khác như Nguyễn Khắc Phê, Nguyên
An, Văn Giá, Hữu Đạt, Nguyễn Phương Nam... Tuy nhiên, bài viết mới chỉ
dừng lại ở một số tác giả, chưa có đánh giá chung, khái quát về thể tài chân
dung văn học và sự phát triển của nó hiện nay.
- Xung quanh thể tài chân dung văn học của Lại Nguyên Ân trên
lainguyenan.free.fr. Bài viết nêu lên định nghĩa về thể tài chân dung văn học
và một số đặc điểm của nó. Tuy nhiên, bài viết vẫn chưa đưa ra được cái kết
luận cho thể tà này cũng như chưa đánh giá được sự phát triển của thể tài chân
dung văn học cũng như đưa ra được khái niệm cuối cùng về nó.
- Thể chân dung văn học từ 1986 đến nay của Văn Giá là một trong
những bài viết có chất lượng nêu được những đặc điểm cơ bản của thể tài
chân dung văn học và những đóng góp của nó trong văn học Việt Nam hiện
đại. Song bài viết cịn mang tính chung chung, chưa đi vào một tác phẩm cụ
thể nào.
Về các cơng trình nghiên cứu có Nguyễn Quốc Ln với luận án Phó

tiến sĩ năm 1993: Thể chân dung văn học trong văn học Việt Nam từ 1930 đến
nay. Luận án đã trình bày được lược đồ phát triển của thể chân dung văn học
từ 1930 đến 1993 và những đặc điểm nội dung và nghệ thuật của từng thời kỳ.
Song luận án chưa thể đề cập đến giai đoạn “bùng nổ” của bút ký chân dung
từ năm 2000 trở lại đây.

4


Ở các thư viện trường Đại học, những luận văn viết về đề tài chân dung
văn học cịn rất ít. Hầu hết các luận văn đều đào xới những thể tài quen thuộc
như truyện ngắn, tiểu thuyết, tự truyện... Điều đó khẳng định rằng thể tài chân
dung văn học chưa được nghiên cứu đúng với tầm của nó.
Tơi hi vọng cơng trình nghiên cứu của mình sẽ góp một phần nhỏ làm
phong phú kho tài liệu nghiên cứu thể chân dung văn học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:
- Nguồn gốc thể tài chân dung văn học
- Đặc điểm thể tài chân dung văn học
Phạm vi nghiên cứu:
- Thể tài chân dung văn học từ 1930 đến nay
- Nghệ thuật bút ký chân dung của Hà Minh Đức qua Người của một
thời và Tài năng và danh phận.
4. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn Nghệ thuật bút ký chân dung của
Hà Minh Đức qua Người của một thời và Tài năng và danh phận.
- Góp phần làm phong phú kho tài liệu nghiên cứu thể tài chân dung
nói chung và bút ký Hà Minh Đức nói riêng.
- Góp phần nghiên cứu, tìm hiểu những đặc điểm nội dung và nghệ
thuật trong tác phẩm Người của một thời và Tài năng và danh phận

- Góp một tiếng nói tri ân đến với những danh nhân trong tác phẩm
Người của một thời và Tài năng và danh phận, đặc biệt là những nhà nghiên
cứu, nhà phê bình, nhà giáo như giáo sư Đặng Thai Mai, giáo sư Phan Cự Đệ,
giáo sư Hà Minh Đức...
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận nghiên cứu văn học như: Phân
tích,, so sánh, bình luận, tổng hợp, phương pháp nghiên cứu thi pháp học.

5


Bên cạnh đó, luận văn cịn sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên
ngành như: Phương pháp thống kê, phương pháp xã hội học.. nhằm đạt được
mục đích nghiên cứu cao nhất, chất lượng tốt nhất cho luận văn.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương chính:
Chương 1. Khái quát về thể tài chân dung văn học trong văn học Việt
Nam hiện đại
Chương 2. Đặc sắc tài năng và nhân cách qua chân dung các kiểu nhân
vật của Hà Minh Đức
Chương 3. Nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật trong bút ký của
Hà Minh Đức

6


NỘI DUNG
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ THỂ TÀI CHÂN DUNG VĂN HỌC
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
1.1. Khái niệm thể tài chân dung văn học

Trong bộ sách Bách khoa văn học giản lược của Liên Xơ gồm chín tập
với gần chục ngàn trang khổ lớn 20x26 cm dành cho chân dung văn học cả
thảy 12 dòng, chưa thành một mục riêng mà chỉ ghép chung trong mục Chân
dung trong văn học: “Một loại bút ký mang tính chất tư liệu, viết về nhà văn,
họa sĩ, nhà hoạt động xã hội xuất chúng, v.v.. xây dựng trên cơ sở trò chuyện
với “nhân vật” đó. Chân dung văn học hướng vào việc dựng lại diện mạo tồn
vẹn (hình thể, tinh thần, sáng tác…) của nhân vật hoặc hướng vào việc khám
phá nét chủ đạo của cuộc đời “nhân vật” ấy, có khi qua một lát cắt thời gian
nhất định” như ba chân dung Gorki viết về L.Tolstoi, Chekhov, Essenin, các
chân dung A.V. Chukovski viết về Andrei Belyi.” (2)
Ở Việt Nam, thể tài chân dung văn học cũng chưa được nhiều độc giả
biết đến. Những định nghĩa về thể tài này còn mơ hồ, thiếu sự định hình, tính
thống nhất. Song, khi đọc tên thể tài, người ta đều có thể hình dung rằng đây
là một thể tài gắn với việc miêu tả chân dung một người nào đó bằng bút pháp
văn học. Chân dung này có thể được hiểu là khn mặt, dáng dấp, giọng
điệu... cũng có thể hiểu là tồn bộ cuộc đời, sự nghiệp và phẩm chất, tính cách
của một con người. Có lẽ từ “chân dung” này là một từ vay mượn của hội họa
hay nhiếp ảnh. Hình ảnh của một con người bao gồm cả nét bên ngoài và nội
tâm bên trong (được bộc lộ qua những nét bên ngoài) được nhiếp ảnh và hội
họa ghi lại, làm ngưng lại vĩnh viễn ở một lát cắt thời gian nào đó được gọi là
chân dung. Và khi từ “chân dung” đi kèm từ “văn học” có thể được hiểu nơm
na đó là hình ảnh được vẽ bằng ngơn từ.
(2)

Lại Nguyên Ân, Xung quanh thể tài chân dung văn học, Tuần báo Văn nghệ số 49 (12/1984),
lainguyenan.free

7



Hiện nay, có nhiều tranh cãi xoay quanh việc tác phẩm này có phải
chân dung văn học khơng, tác phẩm kia có phải chân dung văn học khơng. Có
điều đó là do người ta chưa có một khái niệm thống nhất và đúng đắn về thể
tài này. Một số người cho rằng thể tài chân dung văn học trùng với thể tài phê
bình và nghiên cứu. Điều này là sai.
Khi nhân vật chân dung là tác giả văn học, thể loại chân dung văn học
rất gần với thể loại phê bình, nghiên cứu nhưng nó khơng đồng nhất với một
trong hai thể loại phê bình hay nghiên cứu. Bởi khi viết về một tác giả, nhà
văn không tránh khỏi việc phân tích, đánh giá, nhận định, bình luận về sự
nghiệp, đặc điểm sáng tác trong tác phẩm của anh ta. Mà phân tích, đánh giá,
nhận định, bình luận đó chính là phê bình và nghiên cứu văn học.
Song, thể tài chân dung văn học khơng hồn tồn khai thác nhân vật
qua tác phẩm của nhân vật đó. Nó là một thể tài khơng thể thiếu tiểu sử, sinh
hoạt, cá tính, hình thể, hoạt động, giao tiếp của nhân vật chân dung. Những
đặc điểm này được nhà văn nhìn ngắm, ghi nhớ trong những tiếp xúc đời
thường và đưa vào tác phẩm một cách chân thực (hoặc có chút "sáng tạo"
nhưng ở mức độ vừa phải, khơng bóp méo sự thật). Như vậy, thể tài chân
dung văn học không thể đánh đồng với phê bình và nghiên cứu văn học. Và
các cuốn như Nhà văn Việt Nam (tập I và II) của Phan Cự Đệ và Hà Minh
Đức; Nhà văn, tư tưởng và phong cách của Nguyễn Đăng Mạnh... không phải
là những tác phẩm thuộc thể tài chân dung văn học.
Một số khác lại cho rằng, thể tài chân dung văn học gần giống truyện.
Đó là câu chuyện nhỏ về một con người sống được miêu tả với cách ứng xử,
ngoại hình, tính cách như nhân vật trong tác phẩm truyện ngắn. Có điều nhân
vật này là danh nhân như các nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch, họa sĩ, nhạc
sĩ... và những miêu tả trong tác phẩm chân dung văn học là những miêu tả
chân thực, ít có hư cấu.

8



Tuy nhiên, thể tài chân dung văn học không thể thiếu những nét nghiên
cứu ở mức độ phân tích và khái quát hóa về sự nghiệp sáng tác, phong cách
sáng tác và một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn, nhà thơ, nhà họa sĩ... Do
đó, đánh đồng giữa thể tài chân dung văn học với truyện ngắn cũng là không
đúng. Hơn nữa trong thể tài chân dung văn học, những câu chuyện về các nhà
văn, nhà thơ là những mảnh ghép của cuộc sống được đưa vào tác phẩm bằng
phương pháp tự sự chân thật. Song, những mảng tự sự đó chưa thể là một
truyện ngắn hồn chỉnh.
Như vậy, tóm lại, trong thể tài chân dung văn học, chúng ta thấy có sự pha
trộn giữa hai dịng. Một là thể loại phê bình, nghiên cứu. Hai là thể loại tự sự.
Chân dung văn học cũng khác với nhiếp ảnh và hội họa. Khác biệt đầu
tiên dễ nhận biết nhất đó chính là khác biệt trong chất liệu tạo hình chân dung.
Một bên là màu sắc, là kỹ thuật bấm máy và một bên là ngôn từ hay chất văn
học. Chân dung văn học với những đặc điểm như đã nói đến ở trên tất nhiên
nên và phải được viết bởi một nhà nghiên cứu văn học, một nhà văn. Bởi chỉ
có một nhà nghiên cứu văn học hoặc một nhà văn thì mới có cái nhìn, cách
nhìn tồn diện và sâu sắc về sự nghiệp sáng tác của nhân vật chân dung và
xây dựng sống động một hình ảnh chân dung vừa có bề nổi ngoại hình vừa có
bề sâu nhân cách, nội tâm. “Người viết ở đây cần xuất hiện với tư cách một
nhà văn, in cái nhìn, cách cảm thụ và đánh giá cùng sự diễn đạt của nhà văn.
Đây là nét hơi tinh tế, không phải bất cứ độc giả nào cũng thấy ngay, nhưng
có lẽ là nét cốt yếu khiến cho chân dung văn học đúng là văn học, có chỗ
đứng trong văn học.” (3)
Song, có thể nói rằng, chất văn học trong thể tài chân dung không
giống với các thể tài khác. Nhà văn cũng có quyền hư cấu, tưởng tượng và
sáng tạo trong ngơn từ nhưng đó là sự hư cấu có giới hạn, nương theo sự thật
và tôn trọng sự thật để làm sao hình ảnh nhân vật khơng bị bóp méo so với
(3)


Lại Nguyên Ân, Thể tài chân dung văn học, Báo Văn nghệ số 49 (12/1984)

9


hình ảnh của họ trong đời sống thực. Thể tài chân dung văn học là luận bàn,
lý giải về một nghệ sĩ, sự đánh giá vị trí và vai trị của con người đó trong một
nền văn nghệ. Một tác phẩm chân dung văn học dễ dãi, đi xa rời thực tế thì
những luận bàn và lý giải đó sẽ kém giá trị.
Như vậy, thể tài chân dung văn học là thể tài dùng ngôn ngữ văn học,
chất liệu của văn học để xây dựng hình ảnh về một con người thực trong xã
hội với những nét khái quát về sự nghiệp, tài năng, danh phận và ngoại hình,
tính cách, phẩm chất... một cách chân thực. Thể chân dung văn học như một
thể kí đặc biệt, nơi đó có sự kết hợp giữa việc sáng tác trong miêu tả chân
dung tinh thần và đánh giá, phân tích các sáng tác, phong cách của các nhà
văn, nhà thơ, họa sĩ...
1.2. Nguồn gốc ra đời và sự phát triển của thể tài chân dung văn
học ở Việt Nam
1.2.1. Nguồn gốc
Việc tìm hiểu nguồn gốc của một thể loại văn học là vô cùng khó khăn.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Ln có một cơng trình luận án nghiên cứu Thể chân
dung văn học trong văn học Việt Nam từ 1930 đến nay (1993) cũng viết:
“chúng tơi chỉ giám dè dặt” khi nói về nguồn gốc của thể loại này.
Trong nghiên cứu trên, ông cho rằng thể loại chân dung văn học Việt
Nam trước hết được bắt nguồn từ chính những thể loại thơ văn viết về người
thật, việc thật trong văn học cổ, văn học trung đại Việt Nam. Đó là các bài
vịnh các nhân vật lịch sử, các bài văn tế, các bài Nhân vật chí trong các sách
lịch sử. Thứ hai ơng cho rằng, thể chân dung văn học cũng xuất phát từ những
bài bạt, dẫn, tựa đã có từ lâu trong văn học Việt Nam. “Ở các bài viết đó,
cùng với việc bình văn thơ, người viết đã có thói quen nói về cơng đức, thói

quen sáng tác của tác giả các áng văn đó”[19, tr11]. Đó là nền tảng để khi hội
đủ các điều kiện như Cở sở ý thức xã hội thay đổi, sự phát triển mạnh mẽ của
văn học về mặt xu hướng nghệ thuật và phong cách sáng tác, sự tiếp thu từ

10


văn học nước ngoài, thể loại chân dung văn học Việt Nam mới hình thành và
phát triển, đạt được nhiều thành tựu đáng kể như hiện nay.
Trong luận văn, chúng tôi xin nêu ra ba nguyên nhân dẫn đến sự ra đời,
phát triển mạnh mẽ của thể tài này tại Việt Nam trong thời gian trước đó và
gần đây. Đó là các nguyên nhân:
- Con người cá nhân ra đời, nghề văn được xác lập
- Sự tiếp thu văn học nước ngồi
- Thể loại phê bình văn học phát triển.
1.2.1.1. Con người cá nhân ra đời, nghề văn được xác lập
Con người cá nhân trong văn học là sự phản ánh của cái tôi tác giả, là
sự giãi bày, diễn tả thế giới tư tưởng, tình cảm riêng tư của tác giả. Nói cách
khác, con người cá nhân trong văn học chính là sự khắc họa tâm tư, tình cảm,
ý chí của tác giả được thể hiện thơng qua những tác phẩm mà họ sáng tác.
Tùy theo từng giai đoạn văn học, từng thời kỳ văn học mà con người cá nhân
có những đặc điểm khác nhau.
Trong văn học trung đại, con người cá nhân chưa có cơ hội được bộc
lộ tồn bộ bản chất, phẩm chất của mình. Có nhiều ý kiến cho rằng văn
chương trung đại là văn chương “phi ngã”, là sự thể hiện con người chức
năng, phận vị, là sự quẩn quanh với các khuôn thước “tam cương ngũ
thường”. Thực tế, trong văn học trung đại, con người cá nhân đã xuất hiện
song còn mờ nhạt, bị kìm kẹp, tù túng trong những quy phạm văn chương.
Con người đó dường như ln khát khao được bứt phá ra ngồi. Chúng ta
thấy sự xuất hiện khơng mấy rõ ràng của nó qua các bình diện như: Con

người cá nhân với ý thức khẳng định vẻ đẹp tài năng; Con người cá nhân với
nhu cầu bộc lộ tâm tư và tâm sự u uẩn; Con người cá nhân với khát vọng tự
do, bình đẳng, tình u lứa đơi, hạnh phúc; Con người cá nhân với cảm hứng
hành lạc và khát vọng nhu cầu trần thế.

11


Trong văn học thế kỷ X đến thế kỉ XVIII, về cơ bản con người cá nhân
được khẳng định trên bình diện tinh thần, như một thực thể tinh thần, siêu
nghiệm dưới các hình thức tu dưỡng. lựa chọn xuất xứ, hoàn thiện nhân cách,
tự hạn chế nhu cầu vật chất, tự đối lập với thói tục. Con người cá nhân tự
khẳng định mình bằng cách gắn mình với đạo, với tự nhiên, với nghĩa vụ
trong sự nghiệp chung của cộng đồng. Yếu tố quyền lợi cá nhân chưa được
chú ý.
Đến giữa thế kỷ XIX, sang đầu thế kỷ XX, con người cá nhân trong thơ
văn hiện đại đã xuất hiện một cách mạnh dạn hơn. Cảm hứng khẳng định con
người cá nhân gắn liền với một thời đại khi mà thực dân Pháp tiến hành bình
định và khai thác thuộc địa trên đất nước ta. Đó là lúc cơ cấu kinh tế xã hội,
sự hành thành các đô thị mới, sự xuất hiện các giai tầng xã hội mới, sự thay
đổi lí tưởng thẩm mĩ mới xuất hiện v…v… Đó cũng là khi văn hóa dân tộc
thốt ra khỏi ảnh hưởng văn hóa khu vực, hội nhập với văn hóa thế giới mà cụ
thể là văn hóa phương Tây, văn hóa Pháp. Những điều kiện đó như những
luồng gió mới làm cho con người thực tế đã tự ý thức được rằng cần bộc lộ
cái tôi cá nhân trong những tác phẩm văn học và khao khát được bộc lộ
chúng. Thực tế đó cho thấy, những quan điểm, tư tưởng thẩm mỹ trước đó đã
trở nên chật hẹp với con người hiện đại. Q trình hiện đại hóa văn học dân
tộc đã thật sự hoàn thành ở chặng đường 1932-1945, đó cũng là giai đoạn con
người cá nhân phát triển vượt bậc, phát triển một cách đầy đủ.
Ngoài con người cá nhân trong tác phẩm văn học, ý thức cá nhân cũng

được biểu hiện sâu sắc ở chủ thể phản ánh là cá tính sáng tạo của người nghệ
sĩ. Mỗi tác giả có một phong cách riêng khơng giống ai kể cả khi viết về cùng
một vấn đề. Phong cách riêng trở thành một thành phần của thể loại văn học.
Vì vậy việc tìm kiếm con người cá nhân của tác giả - phong cách - trong tác
phẩm văn học mở đường cho thể loại nghiên cứu và phê bình xuất hiện.

12


Cùng với những biến đổi của xã hội, viết văn được xem như một nghề
kiếm sống thay cho việc “văn dĩ tải đạo” “văn hành đạo” trong văn học trung
đại. Số lượng người đọc trí thức tiểu tư sản tăng lên nhờ tìm được những giải
đáp của cái tơi của mình trong tác phẩm văn học và đón nhận được luồng tư
tưởng tự do trong các tác phẩm ấy. Mỗi một con người đều có thể tìm về soi
mình trong cái gương văn học. Điều đó càng như một liều thuốc kích cho sự
phát triển mạnh mẽ của các thể loại văn học.
Trải qua một thời kỳ dài kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, vị trí
con người cá nhân trong văn học hịa mình vào cái ta để có những tình cảm
lớn lao, cao đẹp đối với Tổ quốc và cuộc đấu tranh thần thánh của dân tộc.
Sau năm 1986, khi đất nước chuyển mình bước vào thời kỳ đổi mới kéo theo
những đổi mới rõ rệt về cơ cấu kinh tế - xã hội, quan điểm tư tưởng thẩm mỹ.
Con người cá nhân một lần nữa trở lại với một sự bùng nổ mạnh mẽ hơn hẳn
khi nó mới bắt đầu xuất hiện. Nhu cầu biểu đạt cá nhân trong tác phẩm của
chính tác giả, nhu cầu tìm kiếm cái tôi cá nhân của độc giả một cách chân
thực đã được đẩy đến mức độ khao khát. Con người cá nhân được thể hiện
với nhiều bình diện: Con người suy ngẫm; con người nổi loạn; con người xác
thịt; con người phiêu lưu... Với nhu cầu đó biểu đạt đó, một miền đất khơng
thể màu mỡ hơn là ký.
Ký là thể loại văn học cho phép người viết bộc lộ những cảm xúc chân
thực, ghi lại những chuyến đi chân thực với những con người thực trên đường

đời của nhà văn. Qua ký, nhà văn bộc lộ những trải nghiệm của mình, sự suy
ngẫm, đánh giá của mình về sự vật, sự việc và về con người kể cả đó là những
người cùng lĩnh vực cầm bút như mình. Ký có hồi ký, ký sự, bút ký trở nên
phát triển trong đó có bút ký chân dung văn học.
Như vậy có thể đi đến kết luận: “Khi nào ý thức cá nhân phát triển, cá
tính được coi trọng, nghề văn được đánh giá xứng đáng, nhà văn được mở
rộng cánh cửa tưởng tượng và sáng tạo thì chân dung văn học phát triển. Chân

13


dung văn học chính là biểu hiện của quan niệm văn học, là nơi tập trung ý
thức xã hội và ý thức văn học của mỗi thời đại”[19, tr22]
1.2.1.2. Sự tiếp thu văn học nước ngoài
Giai đoạn 1900- 1930 là giai đoạn văn học có tính chất giao thời. Ở giai
đoạn giao thời này, nền văn học cũ đã gặp gỡ và giao thoa mạnh mẽ với nền
văn học nước ngoài, tiếp thu hàng loạt những thể loại văn học mới trong đó có
thể loại chân dung văn học. Cuộc giao thoa đó vẫn cịn tiếp diễn suốt thời kỳ
chiến tranh cho đến tận ngày nay, đặc biệt 10 năm trở lại đây.
Chân dung văn học thế giới được biết đến với nhiều cây bút nổi tiếng
như André Maurois (1885-1967) với một loạt chân dung văn học, viết về các
nhà văn Pháp, từ Montaigne đến L. Aragon; M.Gorki viết về L.Tolstoi,
Chekhov, Essenin; Stephan Zweig (1881-1942) viết về Balzac, Dickens,
Byron…; Ehrenburg, Paoustovski viết về nhiều nhà văn và nghệ sĩ cùng thời.
Khi nền văn hóa phương Tây tràn đến phương Đơng và Việt Nam trong hai
cuộc chiến tranh Pháp - Mỹ, đã mang đến cho giới độc giả chủ yếu là các nhà
văn trẻ, hiện đại những tinh hoa này. Những nhà văn Việt Nam, ngoài những
tác phẩm viết về chân dung văn học Việt Nam, cịn có những tác phẩm viết về
các nhà văn nước ngoài. Trong giai đoạn 1945-1980, có 4 tác phẩm viết về
các nhà văn nước ngồi.[19, tr15].

Sự ảnh hưởng của văn học nước ngoài sâu sắc nhất có lẽ trong lĩnh vực
nghiên cứu, phê bình văn học. Thể tài chân dung văn học chủ yếu được viết
bởi các nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà phê bình và trong thể tài cũng có một
phần khơng nhỏ sự đóng góp của thể loại nghiên cứu, phê bình. Việc phát
triển thể loại phê bình nghiên cứu cũng có ảnh hưởng nhất định đến nó.
Phần lớn các nhà phê bình Việt Nam thời đầu thế kỉ XX đến năm 1945
đều được đào tạo từ các trường Tây, chịu ảnh hưởng khá sâu sắc những lí luận
phê bình hiện đại của nước ngồi. Hồi Thanh trong bài tổng kết phê bình
Một thời đại trong thi ca đã hơn 16 lần nhắc đến các tên tuổi nhà thơ nhà phê

14


bình Pháp nổi tiếng như Baudelaire, Lanson, Valery, Lamartine, Musse
Verlaine.... Khi viết thể chân dung văn học, nhà văn, nhà phê bình khơng
tránh khỏi việc ứng dụng lý luận phương Tây vào phần khái quát sự nghiệp,
đặc điểm sáng tác của danh nhân văn học trong bài viết. Bên cạnh đó, cùng
với thời gian, ngày càng nhiều các nhà nghiên cứu viết về chân dung văn học.
Dường như, ở mảnh đất này, họ tìm thấy hứng thú bởi vừa có điều kiện sử
dụng vốn nghiên cứu của mình vừa là dịp để ghi lại những lần tiếp xúc với
nhân vật chân dung ngoài đời thường, tránh được việc những kỉ niệm đó bị
lãng qn.
1.2.1.3. Phê bình văn học phát triển
Phê bình văn học là sự phán đốn, bình phẩm, đánh giá và giải thích tác
phẩm văn học, đồng thời kèm theo việc phán đốn, bình luận, giải thích, đánh
giá những hiện tượng đời sống mà tác phẩm nói tới. [15, tr259]
Chân dung văn học là một thể tài mới thuộc sáng tác văn học viết về
những nhà văn trong quá khứ và thực tại. Trong thể tài đó khơng thể thiếu
những bình luận, đánh giá, khái quát về sự nghiệp của một nhà văn. Và như
vậy phê bình là một thao tác không thể thiếu trong tác phẩm chân dung văn

học nhưng thể tài chân dung văn học không đồng nhất với phê bình văn học.
Điều này chúng tơi đã nói đến ở trên.
Vào giai đoạn 1930-1945, ảnh hưởng từ văn học phương Tây, với
những nội lực sẵn có, phê bình văn học trở thành một thể tài mà những cây
bút văn có tài muốn thử sức. Hàng loạt những bài ngắn đến dài in trên các báo
cho đến những cuốn sách được xuất bản nhận định, đánh giá về những tác
phẩm văn học được cơng chúng đón nhận. Hồi Thanh là một tên tuổi có
tiếng trong lĩnh vực phê bình văn học giai đoạn này.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ, phê bình văn học cũng
khá được chào đón. Ngồi việc phê bình những tác phẩm văn học trung đại,
thơ cách mạng, phê bình văn học cịn hướng đến những tác phẩm văn học
nước ngoài đặc biệt là văn học Xô Viết.

15


Song phát triển nhất, đạt được nhiều thành tựu nhất phải kể đến phê
bình văn học giai đoạn từ 1986 đến nay. Một trong những lí do khiến nó phát
triển như vậy chính là sự đổi mới đã mang đến cho văn học sinh khí mới, ra
đời hàng loạt các tác giả tên tuổi và sự xuất hiện hàng loạt những nhà nghiên
cứu, nhà báo được đào tạo bài bản trong các trường Đại học. Đây là đội ngũ
nghiên cứu văn học có đóng góp lớn và có thành tựu nổi bật qua các chun
luận, cơng trình khoa học dài hơi trong đó có phê bình. Thế hệ lớn tuổi có thể
kể đến: Hồng Trình, Thành Duy, Phong Lê, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ,
Phương Lựu, Lê Ngọc Trà, Trần Đình Sử, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Đăng
Mạnh, Bùi Ngọc Tấn
Thế hệ sau có thể kể đến: Vũ Tuấn Anh, Phan Trọng Thưởng, Trương
Đăng Dung, Nguyễn Ngọc Thiện, Bích Thu, Mai Hương, Tôn Phương Lan,
Lê Dục Tú, Vũ Văn Sỹ, Lưu Khánh Thơ, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Đăng
Điệp, Trịnh Bá Đĩnh, Lê Ngọc Trà, Trần Đăng Suyền, Lã Nguyên, Nguyễn

Văn Long, Đỗ Lai Thúy, Chu Văn Sơn, Lê Lưu Oanh, Phùng Ngọc Kiếm,
Trần Ngọc Vương, Nguyễn Bá Thành, Trần Nho Thìn, Phạm Quang Long,
Bùi Việt Thắng, Đào Duy Hiệp, Mã Giang Lân, Văn Giá, Bửu Nam, Mai
Quốc Liên, Vương Trí Nhàn, Lại Nguvên Ân. Phan Huy Dũng, Nguyễn Duy
Bắc, Phạm Quang Trung, Hồng Diệu, Lê Thành Nghị, Ngơ Vĩnh Bình,
Nguyễn Văn Lưu, Nguyên An, Vân Long, Vũ Từ Trang,…
Khi thể loại phê bình văn học phát triển cũng có những tác động tích
cực đến thể tài chân dung văn học. Phần lớn những tác giả viết chân dung văn
học đều là các nhà phê bình. Họ bị thơi thúc viết bởi sự xuất hiện hàng loạt
các nhà văn có tên tuổi và phong cách riêng biệt như Xuân Diệu, Huy Cận, Tố
Hữu, Tơ Hồi, Nguyễn Tn, Nguyễn Đình Thi... Cùng với những thay đổi
thời đại, những nhà văn này cũng có những chuyển mình hoặc đổi mới trong
phong cách. Nhà phê bình là người có sự gần gũi và am hiểu về phong cách,
đời sống của nhà văn hơn ai hết. Họ thấy rằng, mình cần phải viết gì đó về

16


cuộc đời và sự nghiệp của các nhà văn. Hoặc chính đơi khi, với sự u thích
về phong cách và phẩm chất, với sự gần gũi chân tình, những nhà văn cũng
viết về những người bạn văn. Trong bối cảnh giao tiếp văn học hiện đại,
khoảng cách giữa người viết và đối tượng được viết dần dần được rút ngắn,
trở nên gần gũi, thân tình, suồng sã. Chính vì thế, những người sáng tác thích
soi ngắm nhau, bày tỏ niềm yêu quý nhau qua/bằng thể chân dung văn học.
Điều đó cắt nghĩa vì sao càng ngày càng có nhiều người sáng tác viết chân
dung văn học, nhất là những cây bút trẻ.
Nguyễn Đăng Mạnh có các cuốn Chân dung văn học (NXB Thuận
Hóa, 1990), Nhà văn Việt Nam hiện đại, chân dung và phong cách (NXB Trẻ,
2000) với hàng loạt chân dung các nhà văn, nhà thơ gạo cội của văn học Việt
Nam như Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam

Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp, Hồi Thanh, Tố
Hữu, Xn Diệu, Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Hồng Cầm, Quang
Dũng... Vương Trí Nhàn, có Những kiếp hoa dại (NXB Hội nhà văn, 1993),
Cây bút, đời người (NXB Trẻ, 2002), Ngồi trời lại có trời (NXB Hội nhà
văn, 2003), Có những nhà văn như thế (NXB Hội nhà văn, 2006), Cánh bướm
và đóa hướng dương (NXB Phụ nữ, 2006),… Hà Minh Đức với nhiều bài
báo, cuốn sách về chân dung văn học trong đó có Tài năng và Danh phận,
Người của một thời, Văn chương - tài năng và phong cách (2001)... và nhiều
tác phẩm chân dung khác.
1.2.2. Sự phát triển
Thể loại chân dung văn học đã xuất hiện ở nước ta từ lâu nhưng để trở
thành một thể tài thu hút được đông đảo những nhà nghiên cứu, phê bình, nhà
văn và người đọc thì chỉ sau thời kỳ đổi mới chính xác là từ đầu năm 2000 trở
lại đây.
Trong tiến trình phát triển của thể tài chân dung văn học, Nguyễn Quốc
Luân đã vẽ sơ đồ ba chặng đường được đánh dấu bằng ba cuộc bùng nổ về số
lượng tác giả, tác phẩm chân dung văn học như sau.

17


Đó là chặng đường từ năm 1930 đến năm 1945, cùng với q trình hiện
đại hóa văn học diễn ra sâu rộng, thể tài chân dung văn học cũng có được
nhiều tác phẩm với rất nhiều chân dung văn học được viết. Chân dung văn
học giai đoạn này đề cao những cây bút tiêu biểu cho cuộc cách tân văn học,
cổ vũ cho sự phát triển mới mẻ của văn học nước nhà. Giọng điệu chính là
giọng điệu ca tụng. Khuynh hướng chính là lý tưởng hóa. Ngơn từ trau chuốt,
chói lọi, đầy hào quang khi ca ngợi các chân dung văn học. Bên cạnh đó cũng
có giọng điệu ngậm ngùi thương cho những thân phận “tài cao phận thấp chí
khí uất”.

Chặng đường kế tiếp là từ năm 1945 đến năm 1980. Ở giai đoạn này,
văn học chân dung không mấy phát triển. Các nhà văn chủ yếu viết về các
chân dung là danh nhân nước ngoài, những nhà văn thời kỳ trung đại hoặc
những nhà văn đã hi sinh. Nhà văn trong các tác phẩm chân dung văn học là
nhà văn - chiến sĩ - công dân được viết với giọng điệu trữ tình sơi nổi.
Chặng đường tiếp theo là từ 1980 đến nay. Thể loại chân dung văn học
phát triển mạnh mẽ. Chưa bao giờ ý thức cá nhân, ý thức về nhà văn và cách viết
văn lại được đề cập đến nhiều như giai đoạn này. Hình tượng các nhà văn được
viết đến trong tác phẩm chân dung văn học được khai thác ở góc độ tài năng và
góc độ đời thường bằng nhiều thể loại khác nhau như ký, thơ, phỏng vấn...
Trong 10 năm trở lại đây, thể chân dung phát triển mạnh mẽ, đa dạng
và giàu chất lượng, giàu sự sáng tạo. Lí giải về sự phát triển mạnh mẽ đó, nhà
nghiên cứu Văn Giá cho biết bốn nguyên nhân sau:
- Thứ nhất do nhu cầu xây dựng và thực thi tinh thần dân chủ trở nên
thường trực và mạnh mẽ sau năm 1986.
- Thứ hai, ý thức cá nhân phát triển hết sức mạnh mẽ với nhu cầu biểu
đạt cái tôi chân thực.
- Thứ ba, sự tăng trưởng của báo in kéo theo nhu cầu rất lớn cần đăng
tải các tác phẩm văn học thuộc một số thể loại khác nhau. Thể chân dung văn

18


học tự nó mang tính thơng tấn (cập nhật, thơng tin mới) lại dễ hấp dẫn bạn
đọc nên có cơ hội phát triển mạnh mẽ.
- Thứ tư, sự bùng nổ của internet tại Việt Nam giúp nhiều thể loại văn học
trong đó có thể chân dung văn học cũng được kích ứng, và phát triển rầm rộ.
Sự phát triển mạnh mẽ đó có thể nhận thấy trên các khía cạnh sau:
Thứ nhất là đội ngũ người viết về chân dung văn học ngày càng phát
triển. Từ những cây bút đàn anh như Nguyễn Đăng Mạnh, Bùi Ngọc Tấn,

Vương Trí Nhàn, Đỗ Lai Thúy, Phạm Xuân Nguyên, Nguyên An, Văn Giá,
Chu Văn Sơn, Trần Đăng Khoa, Hồ Anh Thái, Nguyễn Quang Lập, Phan Thị
Thanh Nhàn, Vân Long, Vũ Từ Trang đến những cây bút trẻ như Di Li,
Nguyễn Quỳnh Trang, Trần Hồng Thiên Kim, Bình Ngun Trang… Đội
ngũ viết chân dung văn học là những người làm cơng việc phê bình văn học,
các nhà văn hoặc những nhà báo chuyên về lĩnh vực văn nghệ.
Thứ hai là chân dung văn học được viết bằng nhiều hình thức. Có
những tác phẩm đã in thành sách. Có những tác phẩm mới cơng bố trên báo
in, báo mạng (cả các trang chính thống lẫn các trang blog cá nhân). Với số
lượng bạn đọc ngày càng đơng đảo, hình thức tiếp nhận phong phú và tiện lợi
đã giúp thể chân dung văn học ngày càng phát triển.
Thứ ba là chất lượng chân dung văn học ngày càng được nâng cao và
có những đổi mới trong cách viết. Chân dung văn học về những danh nhân là
nhà văn chưa cách xa thời điểm ngày nay được viết với giọng điệu chân thật,
ý thức viết nghiêm túc thể hiện chiều sâu trong nghiên cứu, tìm tịi của tác
giả. Chân dung văn học về những nhà văn đã cách xa thời đại ngày nay ngoài
những phần nghiên cứu, phê bình có giá trị cịn có thêm yếu tố “hư cấu” xen
lẫn trong tính tự sự. Ngày hơm nay, thể kí được soi chiếu dưới nhiều góc độ
khác nhờ các lí thuyết mới. Nhìn dưới góc độ tự sự học, thể kí tuy là một thể
loại ghi chép, mang tính xác thực, nhưng sự ghi chép ấy khơng phải là hồn
tồn trung tính, mà là sự ghi chép mang đầy tính chủ quan của người viết.

19


Thơng tin trong kí là một loại thơng tin đã được lựa chọn, hình dung,
tái tạo trong cái nhìn, cảm quan và thái độ của cái tơi người viết. Nó được gia
giảm chỗ này, phóng đại chỗ kia, nhấn đậm hay làm nhạt chỗ nọ, thậm chí nó
bị trí nhớ phản bội, nó là kết quả của một trạng thái hồi nhớ của thì hiện tại về
quá khứ… Cho nên, thơng tin được gọi là xác thực trong kí bao giờ cũng có

“độ dư” khơng phải lúc nào và muốn là có thể kiểm chứng dễ dàng. Khơng có
tính hư cấu chủ quan của chủ thể người viết, mỗi bài kí chỉ được xem là ghi
chép thơng tấn thuần túy. Song, chân dung văn học ấy vẫn đạt được độ chân
thực nghệ thuật: cung cấp cho bạn đọc một chân dung tinh thần của nhà văn
đầy ấn tượng. Chưa bao giờ các tác giả viết kí chân dung lại sử dụng quyền
được hư cấu nghệ thuật để có một lối viết phóng túng, thỏa sức như hiện nay.
Tuy nhiên, sự “hư cấu” này mục đích đa phần làm rõ thêm hình dung
của bạn đọc về những nhà văn, nhà thơ đó. Một vài tác phẩm có sự hư cấu quá
đà song đó đều là những tác phẩm kém giá trị, dễ dàng bị lọc bởi thời gian.
Tính chất của tác phẩm chân dung văn học cũng phong phú. Thay vì
chỉ có phê bình như trước đây, nay đã có thêm tính báo chí, tản văn tùy thuộc
vào tâm thế, tư thế của chủ thể viết chân dung văn học. Tuy nhiên đều làm
hiện lên hình ảnh xác thực nhất, gần nhất với nhà văn ngoài đời thực.
Trong tương lai, thể chân dung văn học dự báo cịn có những bước phát
triển mạnh hơn, đa dạng hơn phù hợp với nhu cầu người đọc hiện đại.
1.3. Đặc trưng của thể tài chân dung văn học
1.3.1. Chân dung văn học là một thể văn học thuộc loại bút ký
Ký là tên gọi cho một nhóm thể tài nằm ở phần giao nhau giữa văn học
và cận văn học (báo chí, chính luận, ghi chép tư liệu các loại), chủ yếu là văn
xuôi tự sự.
Bút ký là một thể của ký, nằm trung gian giữa ký sự và tùy bút. Bút ký
thiên về ghi lại một cảnh vật mà nhà văn mắt thấy tai nghe, thường trong các
chuyến đi. Bút ký tái hiện con người và sự việc một cách phong phú, sinh

20


động, nhưng qua đó biểu hiện khá trực tiếp khuynh hướng cảm nghĩ của tác
giả, có màu sắc trữ tình. Kết hợp linh hoạt các phương thức nghị luận, tự sự,
trữ tình nhưng tùy theo độ đậm nhạt khác nhau của các phương thức mà ta có

bút ký chính luận, bút ký tùy bút v.v..
Bút ký có nhiệm vụ thơng báo. Nó chứa đựng lượng thơng tin chân
thực. Trong lĩnh vực của mình, nhà văn bút ký trước hết được tin cậy như một
nhà khoa học thông báo về các hiện tượng, trong thái độ tơn trọng sự kiện tính
(facticité) của những gì đã xảy ra.(Hồng Phủ Ngọc Tường). Và như vậy, nhờ
có bút ký, nhà văn và văn học có thể “thâm nhập một cách nhẹ nhàng vào lĩnh
vực” và mang đến cho người đọc những hiểu biết cần thiết. Bút ký vì vậy
khơng q chọn lọc người đọc như các thể loại nghiên cứu khác nhưng cũng
đáp ứng được thông tin nghiên cứu một cách khái quát nhất. Đồng thời, với
bút ký, người đọc và cả người viết cịn tìm thấy những thú vị, suy ngẫm khác
về cuộc sống, về hiện thực, về con người bên cạnh những Đó là lí do vì sao
bút ký trở nên phổ biến, được độc giả yêu thích và được nhà văn lựa chọn
nhất là lựa chọn để viết chân dung văn học.
Thể loại chân dung văn học địi hỏi tính chân thực cao. Bởi trước hết đó
là thể loại sinh ra với mục đích vẽ lại chân dung nhà văn, danh nhân bằng
ngơn từ. Nó sẽ khơng có giá trị nếu khơng vẽ được hoặc vẽ mà khơng tồn
diện, khơng làm bật lên được những nét tiêu biểu mà người đọc thơng qua
những nét đó nhận ra ngay nhà văn của họ. Nhà văn viết chân dung văn học
phải là người thành thực: Thành thực trong nhận định, phê bình và thành thực
trong miêu tả ngoại hình, kể chuyện để làm sao tác phẩm chân dung văn học
phải hội tụ đủ những điều mà người đọc cần: kiến thức khoa học và những
mảng đời sống chân thực, thú vị của nhà văn. Vì vậy tác phẩm chân dung văn
học vừa phải đậm chất khoa học vừa đậm chất trữ tình.
Bên cạnh việc thể hiện chân dung những nhà văn tiêu biểu, người viết
cịn thơng qua tác phẩm để thể hiện một chủ thể là mình. Chân dung văn học

21



×