Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động dạy hai buổi ngày ở trường tiểu học trên địa bàn Thị xã Bến Cát Tỉnh Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 189 trang )

UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

NGUYỄN DAK ANH TUẤN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HAI BUỔI/NGÀY
Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ BẾN CÁT TỈNH BÌNH DƢƠNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8 140 114

LUẬN VĂN THẠC SĨ

BÌNH DƢƠNG – 2019


UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

NGUYỄN DAK ANH TUẤN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HAI BUỔI/NGÀY
Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ BẾN CÁT TỈNH BÌNH DƢƠNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8 140 114

LUẬN VĂN THẠC SĨ


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ TUYẾT MAI

BÌNH DƢƠNG – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, các
số liệu kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực theo thực
tế nghiên cứu chưa từng được bất cứ tác giả nào khác nghiên cứu và công bố.
Tác giả luận văn

Nguyễn Dak Anh Tuấn

i


LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động dạy hai
buổi/ngày ở trường tiểu học trên địa bàn Thị xã Bến Cát Tỉnh Bình Dương”
tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của q thầy, cơ giáo trường Đại
học Thủ Dầu Một để hồn thành luận văn này.
Với tình cảm chân thành, tơi bày tỏ lịng biết ơn đối với Ban giám hiệu,
phòng Sau Đại học, Khoa QLGD – Trường Đại học Thủ Dầu Một, quý thầy giáo,
cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt q trình học
tập, nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến TS. TRẦN THỊ TUYẾT MAI–
người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phương pháp để
tơi hồn thành đề tài nghiên cứu khoa học này.
Tôi xin chân thành cảm ơn:

– Lãnh đạo, chuyên viên Phòng giáo dục đào tạo Thị Xã Bến Cát
– Ban giám hiệu, các giáo viên dạy trường Tiểu học trên địa bàn Thị Xã
Bến Cát
– Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ, khích lệ và giúp đỡ
tơi trong suốt thời gian qua
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt q trình thực hiện đề tài, song có
thể cịn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Tơi rất mong nhận được ý kiến đóng
góp và sự chỉ dẫn của các thầy cơ giáo và các bạn đồng nghiệp.
Bến Cát ngày

tháng 9 năm 2019

Tác giả luận văn

NGUYỄN DAK ANH TUẤN

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN .............................................................................................. ii
MỤC LỤC ................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU – ĐỒ .................................................... ix
TÓM TẮT .................................................................................................. xii
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu 2

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ...................................................... 2
3.1. Khách thể nghiên cứu......................................................................... 2
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................ 2
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................ 2
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 3
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 3
5.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3
6.Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ................................... 4
6.1. Phƣơng pháp luận............................................................................... 4
6.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc.................................................... 4
6.1.2. Quan điểm lịch sử - logic ............................................................ 5
6.1.3. Quan điểm thực tiễn .................................................................... 5
6.2 Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................... 5
6.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ................................................ 5
6.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ................................... 5
7. Cấu trúc luận văn ..................................................................................... 7
CHƢƠNG 1.................................................................................................. 8
1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề .............................................................. 8
1.1.1.Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài........................................................... 8
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nƣớc ........................................................ 10
1.2. Các khái niệm cơ bản......................................................................... 12
1.2.1.Khái niệm quản lý .......................................................................... 12
1.2.2.Khái niệm quản lý giáo dục, quản lý trƣờng tiểu học ................... 13
1.2.3.Khái niệm dạy, hoạt động dạy ....................................................... 16

iii


1.2.4.Khái niệm hoạt động dạy hai buổi/ngày ........................................ 17
1.2.5 Khái niệm quản lý hoạt động dạy học hai buổi/ ngày ................... 17

1.3.Hoạt động dạy hai buổi/ngày ở trƣờng tiểu học............................... 18
1.3.1. Vị trí, vai trị của hoạt động dạy hai buổi/ngày ở trƣờng tiểu học 18
1.3.2. Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc và Bộ Giáo dục và
Đào tạo về dạy học hai buổi/ngày ............................................................... 20
1.3.3 Nội dung dạy hai buổi/ ngày ở trƣờng tiểu học ............................. 22
1.4. Lý luận về quản lý dạy hai buổi/ ngày của hiệu trƣởng trƣờng tiểu
học ............................................................................................................. 27
1.4.1. Vai trò, chức năng của hiệu trƣởng ............................................... 27
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động dạy hai buổi/ngày ở trƣờng tiểu học 28
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động dạy hai buổi/ngày . 35
1.5.1. Các yếu tố khách quan .................................................................. 35
1.5.2. Các yếu tố chủ quan ...................................................................... 37
CHƢƠNG 2................................................................................................ 42
2.1.Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa giáo dục
trên địa bàn thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dƣơng ........................................ 42
2.1.1.Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã
Bến Cát tỉnh Bình Dƣơng............................................................................ 42
2.1.2.Tình hình giáo dục tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát tỉnh
BìnhDƣơng .................................................................................................. 44
2.2.Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy hai buổi/ngày ở
các trƣờng tiểu học trên địa bàn Thị Xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng ... 47
2.2.1.Mục tiêu ......................................................................................... 47
2.2.2. Nội dung ........................................................................................ 47
2.2.3. Phƣơng pháp ................................................................................. 47
2.2.4. Công cụ điều tra, khảo sát thực trạng ........................................... 48
2.2.5. Đối tƣợng khảo sát ........................................................................ 48
2.2.6. Xử lý thông tin .............................................................................. 51
2.3.Thực trạng hoạt động dạy hai buổi/ngày ở các trƣờng tiểu học trên
địa bàn Thị Xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng ............................................. 52


iv


2.3.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động dạy hai buổi/ngày trong trƣờng
tiểu học ........................................................................................................ 52
2.3.2. Thực trạng hoạt động dạy buổi thứ nhất ở trƣờng tiểu học .......... 56
2.3.3. Thực trạng hoạt động dạy buổi thứ hai ở trƣờng tiểu học ............ 58
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy hai buổi/ngày ở các trƣờng tiểu
học trên địa bàn Thị Xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng .............................. 60
2.4.1. Nhận thức của Cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của
quản lý dạy hai buổi/ngày ........................................................................... 60
2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy buổi thứ nhất ở trƣờng tiểu học
thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng................................................................. 61
2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy buổi thứ hai ở trƣờng tiểu học
thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng................................................................. 68
2.4.4. Quản lý các điều kiện đảm bảo dạy hai buổi/ngày ở trƣờng tiểu
học

......................................................................................................... 76

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động dạy hai
buổi/ngày của các trƣờng tiểu học trên địa bàn Thị Xã Bến Cát, tỉnh
Bình Dƣơng ................................................................................................ 78
2.5.1. Thực trạng ảnh hƣởng bởi yếu tố khách quan .............................. 78
2.5.2. Thực trạng ảnh hƣởng bởi yếu tố chủ quan .................................. 79
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy hai buổi/ngày
của các trƣờng tiểu học trên địa bàn Thị Xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng
............................................................................................................. 80
2.6.1. Ƣu điểm trong cơng tác quản lý hoạt động dạy hai buổi/ngày ..... 80
2.6.2. Hạn chế trong công tác quản lý hoạt động dạy hai buổi/ngày ...... 80

2.6.3. Nguyên nhân của ƣu, nhƣợc điểm trong quản lý dạy hai buổi/ngày
......................................................................................................... 81
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ........................................................................... 82
CHƢƠNG 3................................................................................................ 84
3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp .................................................................... 84
3.1.1. Cơ sở pháp lí ................................................................................. 84
3.1.2. Cơ sở lí luận .................................................................................. 84

v


3.1.3. Cơ sở thực tiễn .............................................................................. 85
3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp .................................................... 85
3.2.1. Đảm bảo tính mục tiêu .................................................................. 85
3.2.2. Đảm bảo tính đồng bộ ................................................................... 85
3.2.3. Đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi .......................................... 86
3.2.4. Đảm bảo tính hiệu quả .................................................................. 86
3.2.5. Đảm bảo tính kế thừa .................................................................... 86
3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy hai buổi/ngày của
các trƣờng tiểu học trên địa bàn Thị Xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng ... 86
3.3.1. Nâng cao nhận thức của Cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học
sinh về hoạt động dạy hai buổi/ngày ở trƣờng tiểu học .............................. 86
3.3.2. Tăng cƣờng chỉ đạo, bồi dƣỡng kỹ năng, phƣơng pháp tổ chức dạy
học cho giáo viên theo hƣớng tích hợp và lồng ghép các hoạt động dạy học
ngoại khóa và chính khóa............................................................................ 91
3.3.3. Tăng cƣờng tổ chức, chỉ đạo giáo viên dạy các môn tự chọn, năng
khiếu và kỹ năng sống cho học sinh một cách thực chất ............................ 93
3.3.4. Đẩy mạnh đầu tƣ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và nâng cao chế
độ chính sách hỗ trợ giáo viên dạy hai buổi/ngày....................................... 94
3.3.5. Chú trọng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy hai buổi/ngày của giáo

viên

......................................................................................................... 96

3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ....................................................... 98
3.5. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ...
........................................................................................................... 100
3.5.1. Mục tiêu khảo sát ........................................................................ 100
3.5.2. Đối tƣợng và phƣơng pháp khảo sát ........................................... 100
3.5.3. Nội dung khảo sát ....................................................................... 101
3.5.4. Kết quả khảo sát .......................................................................... 101
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ......................................................................... 117
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .................................................................... 119
1. Kết luận ................................................................................................ 119
2. Kiến nghị .............................................................................................. 120
vi


2.1. Đối với Bộ giáo dục-Đào tạo ........................................................ 120
2.2. Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Dƣơng ........................................... 120
2.3. Phịng Giáo dục – Đào tạo thị xã Bến Cát ................................. 121
2.4. Các trƣờng Tiểu học công lập tại thị xã Bến Cát – Tỉnh Bình
Dƣơng ....................................................................................................... 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 122
PHỤ LỤC ................................................................................................. 124
Phụ lục 1 ....................................................................................................... 1
Phụ lục 2 ..................................................................................................... 10
Phụ lục 3 ..................................................................................................... 14
Phụ lục 4 ..................................................................................................... 19
Phụ lục 5 ..................................................................................................... 20

Phụ lục 6 ..................................................................................................... 28
Phụ lục 7 ..................................................................................................... 40
Phụ lục 7 .........................................................................................................

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trong luận văn sử dụng các từ và cụm từ viết tắt nhƣ sau:
BGD&ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

CBQL

Cán bộ quản lý

CNTT

Công nghệ thông tin

CSVC – TBDH

Cơ sở vật chất – Thiết bị dạy học

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GV


Giáo viên

KNS

Kỹ năng sống



Hoạt động

HĐGD NGLL

Hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp

HS

Học sinh

HT

Hiệu trƣởng

LLDH

Lý luận dạy học

NC

Nhân cách


NXB

Nhà xuất bản

PP

Phƣơng pháp

PPDH

Phƣơng pháp dạy học



Quyết định

QL

Quản lý

TH

Tiểu học

TLH DH

Tâm lý học dạy học

UBND


Uỷ ban nhân dân

XH

Xã hội

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT

BẢNG BIỂU

1

Bảng 1.1

2

Bảng 1.2

3

Bảng 2.1

NỘI DUNG

Thời lƣợng giáo dục cả ngày, trong tuần ở

trƣờng tiểu học một số nƣớc
Khung kế hoạch dạy học từng khối lớp tiểu
học
Trình bày qui mơ trƣờng lớp của thị xã Bến
Cát năm học 2017 – 2018

TRANG

9
22
44

Bảng thống kê qui mô trƣờng lớp, học sinh ,
4

Bảng 2.2

giáo viên, chất lƣợng GD các trƣờng tiểu học

44

công lập tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng
5

Bảng 2.3

Chất lƣợng giáo dục tiểu học qua các năm

45


Thông tin về giáo viên và cán bộ quản lý tại
6

Bảng 2.4

các trƣờng TH trên địa bàn TX Bến Cát tỉnh

48

Bình Dƣơng đƣợc khảo sát
Đặc điểm cha mẹ học sinh các trƣờng TH trên
7

Bảng 2.5

địa bàn TX Bến Cát tỉnh Bình Dƣơng mà đề

51

tài khảo sát
8

Bảng 2.6

Qui ƣớc thang đo

52

Kết quả khảo sát nhận thức về sự cần thiết của
9


Bảng 2.7

dạy hai buổi/ngày của các đối tƣợng tham gia

53

khảo sát
Kết quả khảo sát nhận thức về mục đích của
10

Bảng 2.8

dạy học hai buổi/ngày của các đối tƣợng tham

54

gia khảo sát
11

Bảng 2.9

12

Bảng 2.10

Kết quả khảo sát ý kiến về thực trạng
hoạt động dạy buổi thứ nhất ở trƣờng tiểu học
Kết quả khảo sát ý kiến của CBQL và GV về
thực trạng hoạt động dạy buổi thứ 2 ở trƣờng


ix

56
58


tiểu học
Kết quả khảo sát ý kiến của CBQL, GV về
13

Bảng 2.11

quản lý thực hiện nội dung, chƣơng trình chính

62

khóa ở trƣờng tiểu học thị xã Bến Cát
Kết quả khảo sát CBQL, GV về quản lý thực
14

Bảng 2.12

hiện kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học

67

sinh
Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động
15


Bảng 2.13

củng cố, luyện tập và nâng cao kiến thức phát

70

triển năng khiếu cho HS
Kết quả khảo sát việc thực hiện quản lý hoạt
16

Bảng 2.14

động dạy các môn tự chọn cho HS ở trƣờng

72

tiểu học
17

Bảng 2.15

Kết quả khảo sát CBQL, GV về quản lý thực
hiện hoạt động dạy kỹ năng sống cho HS

74

Kết quả khảo sát thực trạng quản lý các điều
18


Bảng 2.16

kiện đảm bảo dạy hai buổi/ngày ở trƣờng tiểu

76

học
Khảo sát thực trạng yếu tố khách quan ảnh
19

Bảng 2.17

hƣởng đến quản lý hoạt động dạy hai

78

buổi/ngày
Khảo sát thực trạng yếu tố chủ quan ảnh
20

Bảng 2.18

hƣởng đến quản lý hoạt động dạy hai

79

buổi/ngày
21

Bảng 3.2


22

Bảng 3.3

23

Bảng 3.1

Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp
quản lí hoạt động dạy hai buổi/ngày
Mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các
biện pháp quản lí hoạt động dạy hai buổi/ngày
Mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các

x

101
108
116


biện pháp quản lí hoạt động dạy hai buổi/ngày
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Thực trạng giới tính của giáo viên và cán bộ
1

Biểu đồ 2.1

quản lý tại các trƣờng TH trên địa bàn TX Bến


50

Cát tỉnh Bình Dƣơng đƣợc khảo sát
Trình độ của giáo viên và cán bộ quản lý tại
2

Biểu đồ 2.2

các trƣờng TH trên địa bàn TX Bến Cát tỉnh

50

Bình Dƣơng đƣợc khảo sát
3

Biểu đồ 2.3

Kết quả khảo sát tầm quan trọng của quản lý
hoạt động dạy hai buổi/ngày

61

Ý kiến của CBQL và GV về quản lý hoạt động
4

Biểu đồ 2.4

đổi mới phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên


65

ở trƣờng tiểu học (theo giá trị điểm trung bình
5

Biểu đồ 3.1

Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các biện
pháp quản lí hoạt động dạy hai buổi/ngày

xi

100


TÓM TẮT
Bậc tiểu học là bậc học nền tảng, là nhân tố cơ bản góp phần tích cực phát
triển vững chắc cho nền giáo dục quốc dân. Mục tiêu giáo dục tiểu học là hình
thành cơ sở ban đầu rất cơ bản và thiết yếu cho sự phát triển toàn bộ nhân cách
con ngƣời Việt Nam trong thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nƣớc theo
định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Trong trƣờng tiểu học, hoạt động dạy học là hoạt
động trung tâm, chiếm phần lớn hoạt động của thầy và trò. Với chủ trƣơng của
Bộ Giáo dục, hiện nay một số trƣờng tiểu học trên địa bàn Bến Cát, tỉnh Bình
Dƣơng tổ chức dạy hai buổi/ngày. Dạy học hai buổi/ngày là điều kiện đảm bảo
dạy học đủ thời gian, chất lƣợng học tập các môn bắt buộc sẽ tốt hơn. Học sinh
có điều kiện cân đối việc học tập, rèn luyện và tăng cƣờng các hoạt động
giáo dục sức khoẻ, thẩm mỹ, thể chất. Đồng thời học sinh đƣợc học thêm các
môn năng khiếu, tăng cƣờng phát triển năng lực qua các mơn tự chọn, góp phần
hình thành nhân cách và phát triển tồn diện cho học sinh. Giáo viên là ngƣời có
vai trị quan trọng của quá trình giảng dạy và giáo dục, là ngƣời tổ chức mọi hoạt

động của trẻ, đƣa các em vào thế giới tri thức khoa học, văn hóa, nghệ thuật. Dạy
học hai buổi/ngày là chủ trƣơng đúng đắn, phù hợp với kinh tế xã hội hiện nay.
Đây cũng là xu thế tất yếu của nƣớc ta và thế giới đối với giáo dục mầm non và
phổ thơng góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục, tăng cƣờng giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh.
Luận văn trình bày một số vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động
dạy hai buổi/ngày tại các Trƣờng Tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình
Dƣơng. Từ đó, đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý dạy hai
buổi/ngày tại địa phƣơng. Ở chƣơng 1, tác giả đã trình bày một số vấn đề lý luận
về hoạt động dạy 2 buổi ngày (vị trí, vai trị của dạy hai buổi/ngày; chủ trƣơng
của Đảng, Nhà nƣớc về dạy hai buổi/ngày; nội dung dạy hai buổi/ngày ở trƣờng
tiểu học) và quản lý hoạt động dạy hai buổi/ngày (…). Tác giả cũng trình bày các
yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động dạy hai
buổi/ngày ở trƣờng tiểu học. Ở chƣơng 2, kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu
thực tiễn (điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn, phân tích sản phẩm hoạt động),

xii


chúng tơi đã phân tích thực trạng hoạt động dạy hai buổi/ngày và quản lý hoạt
động dạy hai buổi/ ngày tại các trƣờng tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài đã đề xuất 5 biện pháp quản lý hoạt động
dạy hai buổi/ngày tại các trƣờng tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng.
Đó là các biện pháp :
- Nâng cao nhận thức của Cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh về
hoạt động dạy hai buổi/ngày ở trƣờng tiểu học
- Tăng cƣờng chỉ đạo, bồi dƣỡng kỹ năng, phƣơng pháp tổ chức dạy học
cho giáo viên theo hƣớng tích hợp và lồng ghép các hoạt động dạy học ngoại
khóa và chính khóa
- Tăng cƣờng tổ chức, chỉ đạo giáo viên dạy các môn tự chọn, năng khiếu

và kỹ năng sống cho học sinh một cách thực chất
- Đẩy mạnh đầu tƣ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và nâng cao chế độ chính
sách hỗ trợ giáo viên dạy hai buổi/ngày
- Chú trọng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy hai buổi/ngày của giáo viên

xiii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học giữ vai trị
quan trọng với mục tiêu là hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn
và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để
học sinh tiếp tục học lên bậc trung học cơ sở. Hiệu trƣởng trƣờng tiểu học
là ngƣời đứng đầu, chịu trách nhiệm trƣớc Nhà nƣớc về quản lý nhà trƣờng, thực
hiện mục tiêu giáo dục của giáo dục Tiểu học. Trong đó, quản lý hoạt động
dạy học là nội dung quan trọng nhất của công tác quản lý nhà trƣờng, một hoạt
động trung tâm của việc thực hiện đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thơng. Đối
với bậc Tiểu học nói riêng, dạy - học hai buổi/ngày là chủ trƣơng đúng đắn, phù
hợp với sự phát triển giáo dục trong tình hình hiện nay, góp phần nâng cao chất
lƣợng giáo dục toàn diện, phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).
Ƣu điểm nổi bật của dạy hai buổi/ngày là giáo viên có nhiều thời gian sâu sát học
sinh hơn, giáo viên nắm đƣợc điểm mạnh, điểm yếu của từng học sinh và có
hƣớng bồi dƣỡng phù hợp. Dạy học hai buổi/ngày là điều kiện đảm bảo dạy
học đủ thời gian, chất lƣợng học tập các mơn bắt buộc sẽ tốt hơn. Học sinh
có điều kiện cân đối việc học tập, rèn luyện và tăng cƣờng các hoạt động
giáo dục sức khoẻ, thẩm mỹ, thể chất. Đồng thời học thêm các môn năng
khiếu, tăng cƣờng phát triển năng lực qua các môn tự chọn, góp phần hình
thành nhân cách và phát triển tồn diện cho học sinh. Dạy học hai buổi/ngày
còn đáp ứng nhu cầu của một bộ phận không nhỏ cha mẹ học sinh muốn gửi con

ở trƣờng cả ngày để an tâm công tác, tránh những tác hại ảnh hƣởng xấu đến
trẻ khi khơng có sự hƣớng dẫn của gia đình và nhà trƣờng. Dạy học hai
buổi/ngày cịn góp phần giải quyết vấn đề quá tải đối với chƣơng trình hiện hành
và dạy thêm – học thêm trái qui định…
Phòng GD & ĐT thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng đã triển khai chủ
trƣơng dạy học hai buổi/ngày ở các trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã nhiều năm
nay. Trong quá trình thực hiện đã đạt đƣợc những kết quả nhất định: học sinh
nắm vững kiến thức, kỹ năng môn học, tạo điều kiện cho các em rèn luyện thân

1


thể, vui chơi giải trí tại trƣờng, góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả giáo dục
toàn diện học sinh. Tuy nhiên, nhiều trƣờng tiểu học tại thị xã Bến Cát vẫn cịn
lúng túng trong việc xác định mơ hình tổ chức hiệu quả cho dạy học hai
buổi/ngày; chƣa xây dựng đƣợc chƣơng trình, nội dung dạy học có chất lƣợng
cho tiết tự học; hình thức tổ chức dạy học cịn đơn điệu; cơ chế, chính sách chƣa
đáp ứng đƣợc thỏa đáng chất xám của giáo viên,… Do đó, cần tìm hiểu và đánh
giá tồn diện, khách quan cơng tác quản lý hoạt động dạy hai buổi/ngày ở các
trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát và xây dựng các biện pháp quản lý
hoạt động dạy học hai buổi/ngày của hiệu trƣởng tại các trƣờng tiểu học của địa
phƣơng là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những lý do
trên, chúng tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động dạy hai buổi/ngày ở các trường
tiểu học trên địa bàn Thị Xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động dạy hai buổi/ngày ở
trƣờng tiểu học, đề tài phân tích thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy hai
buổi/ngày tại các trƣờng tiểu học trên địa bàn Thị Xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dƣơng.
Từ đó, đề xuất các biện pháp nâng cao chất lƣợng quản lý dạy hai
buổi/ngày tại các trƣờng tiểu học ở địa phƣơng.


3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy hai buổi/ ngày ở trƣờng tiểu học.

3.2. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động dạy hai buổi/ngày của hiệu trƣởng trƣờng tiểu
học trên địa bàn Thị Xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng.
4. Giả thuyết khoa học
Cơng tác quản lý hoạt động dạy hai buổi/ngày ở các trƣờng tiểu học trên
địa bàn Thị Xã Bến Cát đã đạt đƣợc kết quả khá tốt đối với quản lý hoạt động
dạy của giáo viên theo chƣơng trình chính khóa ở buổi thứ nhất. Tuy nhiên vẫn
còn lúng túng trong quản lý hoạt động dạy buổi thứ

hai: chƣa xây dựng

đƣợc chƣơng trình, nội dung dạy học có chất lƣợng cho tiết tự học, quản lý hoạt

2


động phát triển năng khiếu cho học sinh có năng lực và các hoạt động tập thể cịn
hạn chế; hình thức tổ chức dạy học còn đơn điệu; cơ chế, chính sách và các điều
kiện hỗ trợ cho hoạt động dạy hai buổi/ngày chƣa đáp ứng đƣợc thỏa đáng thời
gian và công sức của giáo viên. Nếu khảo sát đúng thực trạng quản lý dạy hai
buổi/ ngày ở các trƣờng tiểu học trên địa bàn thị Xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng
thì sẽ đề xuất đƣợc các biện pháp quản lý có tính cần thiết và khả thi cao nhằm
nâng cao hiệu quả của quản lý hoạt động dạy hai buổi/ ngày ở các trƣờng tiểu
học ở địa phƣơng.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý hoạt động dạy hai
buổi/ngày của hiệu trƣởng trƣờng tiểu học.
Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy hai buổi/ngày của
hiệu trƣởng các trƣờng tiểu học trên địa bàn thị Xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng.
Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy hai buổi/ngày của hiệu
trƣởng các trƣờng tiểu học trên địa bàn Thị Xã Bến Cát Tỉnh Bình Dƣơng.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động dạy hai
buổi/ngày ở các trƣờng tiểu học công lập trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình
Dƣơng. Chủ thể quản lý là hiệu trƣởng nhà trƣờng. Quản lý hoạt động dạy hai
buổi/ngày ở các trƣờng tiểu học bao gồm nhiều nội dung phong phú. Do thời
gian có hạn, đề tài chỉ tập trung khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy buổi
thứ nhất một số nội dung nhƣ: quản lý thực hiện nội dung chƣơng trình dạy học
chính khóa, quản lý việc đổi mới phƣơng pháp dạy của giáo viên, quản lý hoạt
động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đối với quản lý hoạt động
dạy buổi thứ hai, đề tài khảo sát thực trạng quản lý một số nội dung: quản lý hoạt
động củng cố, luyện tập và nâng cao kiến thức cho học sinh, quản lý hoạt động
dạy các môn tự chọn, quản lý hoạt động dạy kỹ năng sống cho học sinh. Ngoài
ra, đề tài cũng khảo sát thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động dạy
hai buổi/ngày.

3


- Về không gian khảo sát: Thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dƣơng có 15 trƣờng
tiểu học, trong đó có 10 trƣờng tiểu học tổ chức dạy hai buổi/ngày. Đề tài khảo
sát thực trạng quản lý hoạt động dạy hai buổi/ngày ở 10 trƣờng tiểu học cơng lập
có tổ chức dạy hai buổi/ngày. Cụ thể là: TH Trần Quốc Tuấn, TH Mỹ Phƣớc, TH
Duy Tân, TH Thới Hòa, TH Tân Định, TH Chánh Phú Hòa, TH Võ Thị Sáu, TH

An Điền, TH An Tây A, TH Hồ Hảo Hớn.
- Về thời gian: đề tài sử dụng số liệu về hoạt động dạy và quản lý hoạt
động dạy hai buổi/ngày ở trƣờng tiểu học trong 02 năm học 2016 – 2017, 2017 –
2018 và học kỳ 1 năm học 2018 - 2019.
6.Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
6.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc
Quan điểm hệ thống – cấu trúc nghiên cứu hiện tƣợng một cách tồn diện,
trên nhiều mặt, dựa vào việc phân tích đối tƣợng thành các bộ phận. Xác định
mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống để tìm quy luật phát triển. Qua
cách tiếp cận quan điểm này, ngƣời nghiên cứu tìm hiểu đƣợc mối liên hệ chặt
chẽ giữa quản lý dạy hai buổi/ngày với quản lý các hoạt động khác của nhà
trƣờng, cũng nhƣ xem xét công tác quản lý trong các trƣờng tiểu học là một hệ
thống, trong đó, quản lý dạy hai buổi/ngày là một hệ thống bao gồm: quản lý
hoạt động dạy buổi thứ nhất và quản lý hoạt động dạy buổi thứ hai; trong quản lý
hoạt động dạy buổi thứ nhất cũng nhƣ quản lý hoạt động dạy buổi thứ hai lại bao
gồm nhiều nội dung quản lý khác nhau từ quản lý nội dung, chƣơng trình dạy
chính khóa, quản lý thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học, quản lý việc kiểm
tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh… đến quản lý hoạt động
dạy các môn tự chọn, quản lý hoạt động dạy củng cố, luyện tập, nâng cao kiến
thức và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Thông qua việc nghiên cứu, quan
điểm hệ thống – cấu trúc giúp ngƣời nghiên cứu tìm hiểu chính xác thực trạng
công tác quản lý dạy hai buổi/ngày ở các trƣờng TH trên địa bàn Thị Xã Bến Cát,
tỉnh Bình Dƣơng.

4


6.1.2. Quan điểm lịch sử - logic
Quan điểm lịch sử- logic trong đề tài là xem xét và phân tích, đánh giá các

hoạt động dạy hai buổi/ngày và quản lý hoạt động dạy hai buổi/ngày ở các tiểu
học trên địa bàn Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng trong điều kiện giáo dục cụ
thể của đất nƣớc và của địa phƣơng, với những ƣu điểm cần phát huy và tồn tại
cần khắc phục. Quan điểm này giúp ngƣời nghiên cứu xác định phạm vi không
gian, thời gian và điều kiện hoàn cảnh cụ thể, để điều tra thu thập số liệu chính
xác, đúng với mục đích nghiên cứu đề tài, trình bày cơng trình nghiên cứu theo
một trình tự hợp lý.
6.1.3. Quan điểm thực tiễn
Nghiên cứu thực trạng quản lý dạy hai buổi/ngày ở các trƣờng tiểu học thị
xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng xuất phát từ thực tiễn để tìm ra những tồn tại, khó
khăn trong cơng tác quản hai buổi/ngày ở các cơ sở giáo dục này, phân tích
ngun nhân của ƣu nhƣợc điểm. Từ đó đề xuất các biện pháp cụ thể, khả thi
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy hai buổi/ngày phù hợp với thực
tiễn.
6.2 Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phƣơng pháp: phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát
hoá các tài liệu lý luận về quản lý nhà trƣờng, quản lý hoạt động dạy học; nghiên
cứu các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng, các văn bản quy định của Nhà nƣớc và
của ngành Giáo dục và Đào tạo về giáo dục tiểu học, về dạy học hai buổi/ngày ở
trƣờng tiểu học để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
6.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
+ Mục đích khảo sát: ngƣời nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp điều tra
bằng bảng hỏi để thu thập số liệu, dữ liệu về thực trạng hoạt động dạy hai
buổi/ngày và thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy hai buổi/ngày ở các
trƣờng tiểu học trên địa bàn Thị Xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng nhằm chứng minh
cho giả thuyết nghiên cứu khoa học.

5



+ Nội dung khảo sát: Thực trạng hoạt động dạy hai buổi/ ngày và công tác
quản lý hoạt động dạy hai buổi/ngày ở các trƣờng tiểu học trên địa bàn Thị Xã
Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng theo một số nội dung quản lý hoạt động dạy hai
buổi/ngày nhƣ :
Đối với quản lý hoạt động dạy buổi thứ nhất của giáo viên:
+ Thực trạng quản lý việc thực hiện nội dung, chƣơng trình chính khóa;
+ Thực trạng quản lý hoạt động đổi mới phƣơng pháp dạy của giáo viên;
+ Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học
sinh.
Đối với quản lý hoạt động dạy buổi thứ hai: đề tài khảo sát thực trạng
quản lý một số nội dung:
+ Thực trạng quản lý hoạt động củng cố, luyện tập và nâng cao kiến thức
phát triển năng khiếu cho học sinh;
+ Thực trạng quản lý hoạt động dạy các môn tự chọn;
+ Thực trạng quản lý hoạt động dạy kỹ năng sống cho học sinh.
Ngoài ra, đề tài cũng khảo sát thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ
hoạt động dạy hai buối/ngày.
Công cụ khảo sát: sử dụng phiếu khảo sát
Chọn mẫu: Chọn ngẫu nhiên mỗi trƣờng 30 giáo viên và tất cả cán bộ
quản lý (hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng, tổ trƣởng chun mơn) và 200 cha mẹ học
sinh tại 10 trƣờng Tiểu học cơng lập có tổ chức hai buổi/ngày trên địa bàn Thị Xã
Bến Cát.
Chúng tôi cũng sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi để trƣng cầu
ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy
hai buổi/ngày mà đề tài đề xuất.
- Phương pháp phỏng vấn:
Mục đích phỏng vấn: nhằm khẳng định những vấn đề đƣợc trả lời trong
phiếu điều tra và thu thập thêm thông tin cho những vấn đề còn chƣa đƣợc trả lời

rõ ràng trong số liệu điều tra viết. Đây là phƣơng pháp bổ trợ cho phƣơng pháp
điều tra bằng phiếu hỏi.

6


Nội dung phỏng vấn: thuận lợi, khó khăn trong tổ chức hoạt động dạy hai
buổi/ngày và quản lý hoạt động dạy hai buổi/ngày; ƣu điểm và hạn chế trong
công tác quản lý hoạt động dạy hai buổi/ngày cũng nhƣ nguyên nhân của thực
trạng quản lý hoạt động dạy hai buổi/ngày của hiệu trƣởng trƣờng tiểu học trên
địa bàn Thị Xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng.
Cách thức phỏng vấn: chọn mẫu và phỏng vấn một số với cán bộ quản lý,
giáo viên để thu thập thông tin cho đề tài. Số liệu phỏng vấn sẽ dùng vào việc đối
chiếu, so sánh để làm rõ kết quả điều tra về thực trạng quản lý dạy hai buổi/ngày
trƣờng tiểu học trên địa bàn Thị Xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng.
- Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động:
Thu thập thơng tin từ các sản phẩm hoạt động của hoạt động quản lý dạy
hai buổi/ngày gồm các bản kế hoạch, hồ sơ chuyên môn, quy chế làm việc, văn
bản về kiểm tra đánh giá giáo viên, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học
sinh, báo cáo sơ kết, tổng kết ... của các trƣờng tiểu học mà đề tài khảo sát.
- Phương pháp xử lý dữ liệu :
+ Đối với dữ liệu định lƣợng: sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích
những dữ liệu thu thập đƣợc phục vụ cho cơng tác nghiên cứu.
+ Đối với dữ liệu định tính: các cuộc phỏng vấn sẽ đƣợc phân tích bằng
phƣơng pháp trích lọc nội dung theo từng phần nghiên cứu. Các nội dung này
đƣợc sử dụng phối hợp với dữ liệu định lƣợng để làm rõ hơn thực trạng nghiên
cứu.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu; Kết luận và kiến nghị, luận văn gồm 3 chƣơng.



Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy hai buổi/ngày ở

trƣờng tiểu học


Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy hai buổi/ngày ở các

trƣờng tiểu học trên địa bàn Thị Xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng.


Chƣơng 3: Các biện pháp quản lý hoạt động dạy hai buổi/ngày ở các

trƣờng tiểu học trên địa bàn Thị Xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng

7


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HAI
BUỔI/NGÀY Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC
1.1.Tổng quan lịch sử nghiên cứu về Quản lý hoạt động dạy hai buổi/ngày ở
các trƣờng tiểu học
1.1.1.Các nghiên cứu ở nước ngoài
Trong thời buổi công nghiệp phát triển cùng khoa học kỹ thuật, việc dạy học
không dừng lại ở việc truyền tải kiến thức cho các em ở buổi học chính khóa mà
điều cần thiết là phát huy năng khiếu, rèn thêm kĩ năng sống cho các em, đáp ứng
nhu cầu xã hội ngày càng cao. Trong chƣơng trình chính khóa các em khơng
đƣợc học những kỹ năng nhƣ: từ thổi cơm, khâu vá quần áo đến cắm trại ngoài
trời, cấp cứu ngƣời bị thƣơng, rồi cả học hát, học diễn kịch, học vẽ theo cảm

hứng sáng tạo, học cách sống, giao tiếp với mọi ngƣời, mạnh dạn tự tin trƣớc
đám đông, tham quan, dã ngọai, học ngoài thiên nhiên, tự học, đƣợc trực tiếp lao
động để làm ra sản phẩm, … Những điều này có thể thực hiện trong nhà trƣờng
thơng qua “buổi học thứ hai” nhằm tạo khơng khí, điều kiện để các em đƣợc hoạt
động thoải mái, vui vẻ, phát triển toàn diện các kĩ năng.
Ở nhiều nƣớc trên thế giới, học sinh tiểu học đƣợc học cả ngày ở trƣờng. Hệ
thống giáo dục các nƣớc không tách bạch việc phân chia hai buổi học nhƣ ở Việt
Nam hiện nay. Thời khóa biểu các nƣớc xen kẽ các hoạt động giáo dục chính
khóa, ngoại khóa, tham quan,…. trong thời gian biểu từ 9h-15h của mỗi ngày. Do
đó, việc nghiên cứu mơ hình đặc thù về dạy học buổi thứ hai của các nƣớc hiện
nay chƣa có.
Nghiên cứu so sánh chƣơng trình giáo dục của trên 20 nƣớc trên thế giới
(INCA) cho thấy rõ điều đó :

8


Bảng 1.1. Thời lượng giáo dục cả ngày, trong tuần ở trường tiểu học
một số nước
Quốc gia

Thời gian học

Số ngày học/ tuần

9g – 15g

5

Ca-na-đa


9g – 15g 30

5

Anh

9g – 15g 30

5

Nhật

9g – 15g 30

5

8g – 16g

5,5

Hà Lan

9g – 15g 30

4,5

New Zealand

9g – 15g 30


5

Tây Ban Nha

9g – 16g 30

5

Úc

Hàn Quốc

( Nguồn báo giáo dục và thời đại 23/5/2017)
Tìm hiểu Chƣơng trình giáo dục tiểu học các nƣớc cho thấy giáo dục tồn
diện đƣợc quan tâm. Trong chƣơng trình Tiểu học của các nƣớc, bên cạnh
chƣơng trình chung, có những nội dung dạy học tự chọn phong phú với nhiều
hình thức nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đa dạng của học sinh. Hoạt động giáo
dục ở trƣờng tiểu học dạy học cả ngày rất phong phú, đa dạng cả về nội dung lẫn
hình thức tổ chức thực hiện. Trong phân cấp quản lý, xu thế là nhà trƣờng có
quyền tự chủ hơn, trong đó đƣợc chủ động, linh hoạt trong lập kế hoạch, thực
hiện chƣơng trình giáo dục. bên cạnh những mục tiêu giáo dục chung của cấp
học, nhiều trƣờng cũng chú ý nhấn mạnh đến những nét đặc trƣng riêng, ƣu tiên
riêng của trƣờng mình.
Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội và xu thế hội nhập cùng phát
triển của các quốc gia… Giáo dục các nƣớc đã và đang có những định hƣớng rất
cơ bản nhằm đào tạo một thế hệ năng động, sáng tạo, có những năng lực chủ yếu
nhƣ năng lực thích ứng, năng lực tự hoàn thiện, năng lực hợp tác, năng lực hoạt
động xã hội,…
Trong điều kiện hiện đại, Unessco đã nêu lên những định hƣớng sau:

 Giáo dục thƣờng xuyên, giáo dục suốt đời.

9


 Nhà trƣờng mở, giáo dục mở.
 Tăng cƣờng giáo dục cộng đồng, giáo dục gia đình.
 Giáo dục cho mọi ngƣời.
 Giáo dục hƣớng tới 4 trụ cột: Học để biết, Học để làm, Học để cùng
chung sống, Học để tự khẳng định mình.
Tóm lại, kinh nghiệm từ chƣơng trình dạy học của các nƣớc trên thế giới
cho thấy tổ chức dạy học cả ngày ở trƣờng tiểu học góp phần nâng cao chất
lƣợng và thực hiện cơng bằng trong giáo dục. Tổ chức dạy học cả ngày, học sinh
đƣợc cung cấp các hoạt động học tập đa dạng, giúp cho sự phát triển toàn diện;
giảm sức ép, tránh quá tải; giáo viên hiểu biết hơn về học sinh, có cơ hội chăm
sóc, giáo dục học sinh tốt hơn; các mối quan hệ với học sinh, phụ huynh đƣợc
tăng cƣờng; đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển năng lực, hứng thú cá nhân của
học sinh; học sinh có nhu cầu giáo dục đặc biệt đƣợc quan tâm hơn.
Do đó, việc tổ chức thực hiện chƣơng trình dạy học ở buổi thứ hai khi tiến
hành dạy học cả ngày trong thời kỳ đổi mới và tìm những biện pháp có hiệu quả,
khả thi để chƣơng trình này trở thành hiện thực là một việc làm cấp thiết hiện
nay.
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Trong lịch sử xã hội, ở bất kì thời đại nào, quản lý ln giữ một vị trí vơ
cùng quan trọng đối với việc vận hành và phát triển xã hội. Ở lĩnh vực giáo dục
và đào tạo, quản lý là nhân tố giữ vai trò then chốt trong việc đảm bảo chất lƣợng
giáo dục; nó chính là yếu tố quyết định tới chất lƣợng của nhà trƣờng, sự phát
triển bền vững của giáo dục tiểu học. Đây là nhiệm vụ không đơn giản đối với
mỗi hiệu trƣởng trƣờng tiểu học. Mục tiêu chính của cơng tác này là làm sao đảm
bảo nâng cao chất lƣợng dạy học theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Để làm

tốt công tác quản lý hoạt động dạy học của hiệu trƣởng, có nhiều nhà khoa học
nhà nghiên cứu trong và ngồi nƣớc đã có những cơng trình đề cập đến thực tiễn
quản lý hoạt động dạy học ở các nhà trƣờng, nhằm tìm ra các biện pháp quản lý
có hiệu quả nhất. Có thể nói có rất nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm nghiên

10


×