Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Thơ chính luận Chế Lan Viên từ góc nhìn tư duy nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (877.76 KB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------

LƢU THỊ LAN

THƠ CHÍNH LUẬN CHẾ LAN VIÊN
TỪ GĨC NHÌN TƢ DUY NGHỆ THUẬT

LUậN VĂN THạC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Hà Nội - 2014

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------

LƢU THI ̣LAN

THƠ CHÍNH LUẬN CHẾ LAN VIÊN TỪ GĨC NHÌN
TƢ DUY NGHỆ THUẬT

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60220121

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bá Thành



Hà Nội - 2014

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kế t
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
LƯU THI ̣LAN

3


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS Nguyễn Bá Thành - người đã luôn tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ và động
viên tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các Thầy cô giáo khoa Văn
học- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn các Thầy cô phản biện và các Thầy cô giáo trong
hội đồng khoa ho ̣c đã đọc, nhận xét và góp ý về luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc tới những người thân trong gia
đình, bạn bè và đồng nghiệp - những người đã luôn bên tôi, động viên tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Người viết: Lưu Thị Lan.
Lớp Cao học Văn K57.


4


MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................ 5
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 7
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................... 7
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................ 10
3. Mục đích và đối tƣợng nghiên cứu....................................................... 14
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu .......................................... 16
4.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp ..................................................... 16
4.2. Phương pháp so sánh , đối chiếu ..................................................... 16
4.3. Phương pháp nghiên cứu lịch sử và phương pháp nghiên cứu loại
hình ........................................................................................................... 16
4.4. Phương pháp nghiên cứu tiểu sử tác giả ................................................ 13
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn ................................. 17
6. Bố cục của luận văn ............................................................................... 17
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 19
CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ TƢ DUY NGHỆ THUẬT VÀ THƠ
CHÍNH LUẬN CHẾ LAN VIÊN................................................................. 19
1.1.Khái niệm về tƣ duy thơ...................................................................... 19
1.1.1.Khái niệm về tư duy......................................................................... 19
1.1.2. Tư duy nghê ̣ thuật........................................................................... 21
1.1.3. Tư duy thơ....................................................................................... 23
1.2. Khái niệm về thơ chính luận.............................................................. 24
1.2.1. Tư duy lý luận lấ n át tư duy hình tượng......................................... 24
1.2.2. Ngôn ngữ thuyế t giảng, diễn ngôn, lập luận.................................. 30
1.3. Thơ chính luâ ̣n Chế Lan Viên ........................................................... 36
1.3.1. Sự hình thành và vận động yế u tố chính luận trong thơ Chế Lan

Viên ........................................................................................................... 37

5


1.3.2. Chính luận như yếu tố cốt lõi tạo nên phong cách Chế Lan Viên . 55
1.3.3. Thơ chính luận trong sự nghiê ̣p sáng tác của Chế Lan Viên ......... 62
Tiể u kế t chƣơng 1: .................................................................................. 65
CHƢƠNG 2: CẢM HỨNG DÂN TỘC THỜI ĐẠI VÀ CÁI TƠI TRỮ
TÌNH TRONG THƠ CHÍNH LUẬN CHẾ LAN VIÊN ............................ 66
2.1. Cảm hứng lịch sử và thời đại ............................................................ 66
2.1.1. Cảm hứng lịch sử về cái “Điêu tàn” và tư duy siêu hình.............. 66
2.1.2. Cảm hứng dân tợc thời đại và tư duy biê ̣n chứng li ̣ch sử .............. 76
2.2. Cái tôi trữ tình biện luận.................................................................... 77
2.2.1. Cái tôi cô đơn ................................................................................. 78
2.2.2. Cái tôi hòa nhập ............................................................................. 80
Tiể u kế t chƣơng 2: .................................................................................. 86
CHƢƠNG 3: THỂ LOẠI, NGÔN NGƢ̃ , BIỂU TƢỢNG TRONG THƠ
CHÍNH LUẬN CHẾ LAN VIÊN................................................................. 87
3.1. Thể thơ ................................................................................................ 87
3.1.1.Thơ tự do ......................................................................................... 87
3.1.2. Thơ tứ tuyê ̣t..................................................................................... 91
3.2. Ngôn ngƣ̃.............................................................................................. 92
3.3. Biể u tƣơ ̣ng ......................................................................................... 103
3.3.1. Các quan niệm về biểu tượng nghệ thuật ....................................... 99
3.3.2. Một số hình ảnh biể u tượng trong thơ chính luận Chế Lan Viên
.... 105
Tiể u kế t chƣơng 3: ................................................................................ 115
KẾT LUẬN .................................................................................................. 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 121


6


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Chế Lan Viên là một tác gia lớn.
Cuộc đời hoạt động nghệ thuật của ông bao trùm lên thế kỷ XX và để lại dấu
ấn đậm nét trong lịch sử văn học nước nhà. Hơn 50 năm làm thơ (1936-1989),
như một con ong cần mẫn và tận tụy hút nhụy hoa cuộc đời để làm nên mật
ngọt, Chế Lan Viên đã gom góp, chắt lọc và dâng hiến những gì tinh túy nhất,
thơm thảo nhất của cuộc đời ông, của tâm linh ông, của hồn thơ ông cho bạn
đọc, cho nhân dân, cho Tổ quốc mà ơng xiết bao u quý. Chính vì vậy, trong
những sáng tác của mình, Chế Lan Viên đã chiếm lĩnh được đỉnh cao của
nghệ thuật và ở mỗi giai đoạn đều có những tập thơ để lại những dấu ấn khó
phai trong lịng bạn đọc: giai đoạn Thơ Mới với “Điêu tàn”, hòa bình với
“Ánh sáng và phù sa”, thời chống Mỹ cứu nước với “Hoa ngày thường - chim
báo bão”, “Những bài thơ đánh giặc”, giai đoạn đổi mới với “Di cảo thơ”.
Người đọc biết đến ông không chỉ với tư cách là một nhà thơ mà còn là một
người có nhiều đóng góp trong viết văn, viết tiểu luận. Hiện nay ông để lại 15
tập thơ (kể cả Di cảo thơ Chế Lan Viên 3 tập), 7 tác phẩm văn xuôi, 8 tập tiểu
luận phê bình..., ở lĩnh vực nào ông cũng đa ̣t đươ ̣c những thành công và để la ̣i
dấ u ấ n khó phai trong lòng đơ ̣c giả.
Nói đến thơ Chế Lan Viên, người đọc có thể nghĩ ngay đến tập thơ
“Điêu tàn” mà ngay từ khi xuất hiện đã tạo nên một “niềm kinh dị” được viết
bằng chất liệu của đầu lâu, xác chết, nấm mồ, xương khô - ẩn trong tâm hồn
của một cậu học sinh 17 tuổi ngồi cạnh tháp Chàm lẻ loi, bí mật .
Bên cạnh đó, người đọc lại khơng qn giọng thơ đậm màu sắc trí ṭ
,giàu tính chiến luận của một nhà thơ lớn đại diện cho dân tộc đang chiến đấu
và chiến thắng trong thời kỳ chống Mi ̃ . Là một nhà thơ mà cuộc đời và sự

nghiệp sáng tác luôn gắn liền với sự vận động và biến thiên của lịch sử dân

7


tộc. Ông đã cùng dân tộc đi qua những bước thăng trầm của lịch sử. Ta nhận
ra trong thơ Chế Lan Viên tinh thần dân tộc và thời đại. Chế Lan Viên đã thực
sự đem đến cho nền thơ hiện đại Việt Nam một tiếng thơ riêng, một “chất
mặn” đặc biệt, tạo nên một phong cách đa dạng, độc đáo.
Chế Lan Viên là một nhà thơ có quá trình chuyển hóa sâu sắc triệt để
.Ơng là người thành cơng trong quá trình chuyển hóa ấy, “đã đem lại một mùa
thơ” trong thời đại bão táp cách mạng. Từ một nhà thơ tiền chiến lãng mạn,
ông đã thực sự trở thành nhà thơ hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nhiều bài thơ
của ông là một sự kết hợp nhuần nhị giữa các yếu tố anh hùng ca và trữ tình,
hiện thực và lãng mạn, cảm xúc và trí tuệ, trữ tình và châm biếm. Bởi thế, qua
thơ Chế Lan Viên ta bắt gặp một nét độc đáo của nền thơ ca Việt Nam: tiếng
nói anh hùng đã trở thành tiếng nói tự nhiên của tâm hồn, tình cảm hay nói
cách khác chất trữ tình đã hịa qụn gắn bó với chất anh hùng ca. Vì thế đọc
thơ ông, người đọc phải có chiều sâu suy ngẫm mới có thể cảm nhận được cái
hay, cái đẹp ẩn chứa trong mỗi câu thơ. Phải chăng tạo nên vẻ đẹp trong thơ
Chế Lan Viên chính là sự hịa qụn giữa yếu tố triết lí và tư duy nghệ thuật.
Mỗi một nhà thơ đều có một cách tư duy thơ khác nhau. Người ta thường hay
nhắc đến cảm quan thời gian trong thơ Xuân Diệu, cảm quan khơng gian
trong thơ Huy Cận. Cịn với Chế Lan Viên, lại nổi bật lên với phong cách thơ
suy tưởng đặc sắc và độc đáo. Thơ ơng đã nói lên được những điều dữ dội
nhất, quyết liệt nhất, dã man nhất và cũng tiến bộ nhất xảy ra đối với nhân
loại nói chung cũng như đối với mỗi dân tộc và chính bản thân ơng. Suy
tưởng thơ Chế Lan Viên bắt nguồn từ một trí tưởng tượng bay bổng, phong
phú và một tư duy thơ sắc sảo. Suy tưởng đã mở đường cho hình tượng thơ
vận động theo đi ṇ h hướng của tư duy thơ và dòng chảy của cảm xúc. Đó là

nhân tố chính tổ chức những hình ảnh, nhịp điêu ̣, âm thanh ...để cho ta một sự
trọn vẹn của xúc cảm và suy tư sâu sắc.

8


Thơ Chế Lan Viên là thứ thơ triết mỹ, giàu màu sắc nhận thức luận. Vì
vậy, thơ ông thâm trầm, sắc sảo, ý tứ sâu xa với một mạch thơ lúc nào cũng
trăn trở, suy tư, khát khao hiểu biết, luôn muốn khám phá những điều kỳ lạ,
mới mẻ. Chất suy tưởng đặc biệt của Chế Lan Viên đã đem đến cho thơ ông
những hình ảnh đẹp, gợi cảm và giàu ý nghĩa vô cùng .
Chế Lan Viên luôn tâm niệm “Thơ là vũ khí đấu tranh giai cấp kỳ
diệu” và đã vận dụng triệt để vào trong sáng tạo nghệ thuật của mình. Chính
vì thế mà trong những bài thơ chính luận, Chế Lan Viên đã thể hiện được sức
chiến đấu năng nổ, tinh túy nhạy bén kịp thời, chiều sâu của tư duy nghệ
thuật.
Thơ Chế Lan Viên vẫn ln là một đề tài hấp dẫn cho khơng ít người
đọc và các nhà lý luận nghiên cứu văn học. Những bài báo, tạp chí, tuyển tập,
cơng trình nghiên cứu, phê bình, tiểu luận, luận án, luận văn viết về sự nghiệp
sáng tác của ông với tất cả niềm say mê và lịng ngưỡng mộ. Những cơng
trình lớn mang tầm cỡ khoa học phải kể đến như của Phan Cự Đệ, Hà Minh
Đức, Mã Giang Lân, Nguyễn Bá Thành...Những công trình khoa học ấy giúp
chúng ta khám phá thêm sự nghiệp sáng tác thơ của Chế Lan Viên, qua đó
góp phần nâng cao năng lực tiếp cận cho độc giả tìm hiểu thêm về sức sáng
tạo thơ ông.
Trong sáng tác của Chế Lan Viên, thơ chính luận xuyên suốt hành trình
sáng tác. Nó nằm rải rác trong tất cả các tập thơ của Chế Lan Viên. Tuy
nhiên, tiêu biểu và phát triển rực rỡ nhất là những bài thơ trong thời kỳ kháng
chiến chống Mi.̃
Nghiên cứu về Chế Lan Viên đã có rất nhiều những cơng trình lớn,

nhưng nghiên cứu về thơ chính ḷn Chế Lan Viên thì chưa có một công trình
nào.

9


Là một độc giả yêu mến thơ Chế Lan Viên - ngưỡng mộ và cảm phục
tài thơ của ông, tôi mong muốn tìm tòi, thể nghiệm những nhận thức của mình
về sự nghiệp thơ của Chế Lan Viên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Thơ chính
luận Chế Lan Viên từ góc nhìn tư duy nghệ tḥt” để nghiên cứu, tìm hiểu.
Qua những vần thơ chính luận Chế Lan Viên, bức tranh toàn cảnh xã hội Việt
Nam trong những năm tháng dữ dội nhất sẽ hiện lên cụ thể, sống động hơn,
giúp ta thêm yêu những vần thơ giàu chất trí tuệ, giàu tính chính luận khi viết
về Tổ quốc, nhân dân, Đảng và lãnh tụ, về kẻ thù...đã đang và sẽ mãi mãi
ngân tỏa trong lòng người đọc mọi thế hệ.
2. Lịch sử vấn đề
Chế Lan Viên là một gương mặt độc đáo trong lịch sử Văn học Việt Nam
hiện đại, là “cây đại thụ thơ tỏa bóng mát xum xuê trong khu rừng lớn Văn
học Việt Nam thế kỷ XX”. Từ quyển “Điêu tàn” đột ngột xuất hiện giữa làng
thơ như một niềm kinh dị năm 1937 đến “Di cảo thơ” tập 3 năm 1996, ông đã
để lại một di sản văn học đồ sộ. Chính vì thế, thơ Chế Lan Viên đã trở thành
một hiện tượng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiề u cây bút, nhiều nhà
lí luận phê bình .
Số lượng những bài viết về thơ Chế Lan Viên khá nhiều. Đó là các bài
phê bình, nghiên cứu, chân dung văn học. Đã có những cơng trình bàn trực
tiếp về thơ, về phong cách và phương pháp sáng tác của Chế Lan Viên. Tuy
nhiên nghiên cứu ở phương diện tư duy thơ Chế Lan Viên vẫn cịn mới mẻ dù
đã có một số bài viết, nhưng đó chỉ là một vài phương diện chứ chưa nghiên
cứu một cách toàn diện.
Qua nhiều giai đoạn, thơ Chế Lan Viên vận động, biến đổi nhưng vẫn

định hình những nét riêng, thể hiện rõ cá tính sáng tạo. Những nhà nghiên cứu
đã gặp nhau ở “một phong cách thơ đa dạng, giàu trí tuệ”(Nguyễn Đăng
Mạnh) [31,670], “đọc thơ Chế Lan Viên chúng ta thường gặp những câu thơ

10


có tính chất châm ngơn, tính chất triết lý ”(Nguyễn Lộc) [3,59], “Chế Lan
Viên là nhà thơ biết khai thác triệt để năng lực sáng tạo trong thơ, một lĩnh
vực gắn với thế giới cảm xúc. Điều này khiến thơ ông luôn vượt qua cái cụ
thể, cảm tính, mở ra những chiều sâu đạt đến những tầm cao mới” (Vũ Tuấn
Anh) [3,31,32].
Trong những công trình nghiên cứu khác khẳng định khuynh hướng
khái quát và triết lý trong thơ Chế Lan Viên. Nguyễn Lộc với “Chế Lan Viên
và những tìm tòi trong nghệ thuật thơ” [28]. Nguyễn Xuân Nam với “Những
bài thơ đánh giặc của Chế Lan Viên”[33].
Bàn trực tiếp đến các vấn đề thuộc lĩnh vực tư duy có các công trình
của tác giả Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Bá Thành, Hà Minh Đức, “Chế Lan Viên
là nhà thơ biết khai thác triệt để năng lực trí tuệ trong sáng tạo thơ, một lĩnh
vực gắn với thế giới cảm xúc. Điều này khiến thơ ông luôn vượt qua cái cụ thể
- cảm tính để mở ra những chiều sâu đạt đến tầm cao mới” (Vũ T́n Anh)
[3,59], “Thơ ơng có một số đã không đi theo con đường mòn mà thơ ca xưa
nay vẫn đi, tức là con đường từ trái tim đến những trái tim. Thơ ông đi theo
con đường từ trí tuệ để đến với trái tim” (Nguyễn Bá Thành) [43,189].
“Trong các nhà thơ lớp trước, Chế Lan Viên mang đậm nét phong cách thơ
suy tưởng. Anh không đến với thơ với tư cách là người làm triết học. Khơng
phải là bộ óc duy lý , một tư duy triết học nở hoa khi đến với một vườn hoa
đẹp. Tiếng nói thơ ca đầu tiên của anh là thuộc về một tấm lòng , là nỗi đau
đến da diế t của một tâm trạng”, “Dòng suy luận và dòng suy tưởng trong thơ
Chế Lan Viên khéo léo kết hợp làm một, nhịp nhàng, uyển chuyển mà sâu sắc.

Trên hướng phân tích, bình ḷn những vấn đế thời sự, Chế Lan Viên dừng lại
lái vào những vấn đề triết lý rồi lại trả vấn đề về dòng tư duy chính luận” (Hà
Minh Đức ) [7,661-662]. Nguyễn Xuân Nam lại hướng bạn đọc đến với sức
hấp dẫn của thơ ông khi điểm qua các tập thơ trong lời giới thiệu “Tuyển tập

11


Chế Lan Viên”. Theo ông “đọc thơ Chế Lan Viên, ấn tượng nổi bật của chúng
ta là sự thông minh và tài hoa. Thơng minh vì ý thơ phong phú , bấ t ngờ , tài
hoa vì hình ảnh khác lạ , kỳ thú” [2, 72]. Nguyễn Xuân Nam cũng đồng tình
với Nguyễn Văn Hạnh rằng: “Nét nổi bật của tư duy nghệ thuật Chế Lan Viên
chính là sự đối lập . Qua đối lập, nhà thơ nói lên một quy luật phát triển cơ
bản của sự vật, tác động mạnh mẽ đến trí tưởng tượng của người đọc, khêu
gợi củng cố hứng thú thẩm mỹ của họ, bằng cách cho họ tiếp xúc với những
bất ngờ và tương phản trong ý thơ, trong hình ảnh, trong kết cấu, trong nhạc
điệu từ cuộc sống lớn đến niềm riêng, từ xã hội đến thiên nhiên, từ hiện tại
đến quá khứ, từ yêu thương đến giận dữ, từ yên tĩnh đến bàng hoàng, từ trang
nghiêm đến trào lộng” [2,86].
Các thao tác quen thuộc trong tư duy thơ Chế Lan Viên đều được các
nhà phê bình chú ý , đó là cách sử dụng phép đối lập tương phản. Nguyễn Văn
Hạnh trong một bài viết của mình đã đưa ra ý

kiến: “Hình thức cơ bản phổ

biến trong tư duy nghệ thuật của Chế Lan Viên là sự đối lập. Đối lập trong
không gian ,trong lòng người. Qua đối lập phải nói Chế Lan Viên đã nắm bắt
một quy luật quan trọng trong cuộc sống cũng như sự nhận thức nghệ thuật”
[3,32]. Ý kiến này nhận được sự đồng tình của Đoàn Trọng Huy trong cuốn “
Nghệ thuật thơ Chế Lan Viên”: “một nét đặc trưng dễ nhận thấy trong thơ

trong tư duy nghệ thuật của Chế Lan Viên là sự khai thác những tương quan
đối lập” [22,7]. Tuy nhiên hầu hết các tác giả mới chỉ dừng lại ở những nhận
xét khái quát như trên mà chưa đi sâu nghiên cứu đề tài một cách có hệ thống
và toàn diện .
Nghiên cứu thơ Chế Lan Viên một cách tương đối toàn diện và có hệ
thống cịn phải kể đến một số ḷn án thạc si ̃ , tiến si ̃ của các tác giả như Ngơ
Bích Thu, Hồ Thế Hà, Tạ Thị Kim Toàn...các tác giả đi sâu nghiên cứu thế
giới nghệ thuật thơ, quan điểm nghệ thuật của Chế Lan Viên trước và sau

12


cách mạng. Trong đó hai luận án tiến sĩ của Hồ Thế Hà và Đoàn Trọng Huy
được xem là hai luận án khá công phu đi sâu nghiên cứu về đặc sắc nghệ thuật
thơ Chế Lan Viên. Hồ Thế Hà với “Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên”,
Đoàn Trọng Huy với “Những nét đặc sắc cơ bản của hình thức nghệ thuật thơ
Chế Lan Viên từ sau 1945”. Hồ Thế Hà từng nhận xét “Chế Lan Viên vận
dụng và sáng tạo nhiều phương pháp đối lập và so sánh, mang dấu ấn thẩm
mỹ và năng lực sở trường độc đáo của riêng ông” [15,24]. Đoàn Trọng Huy
cũng cho rằng “Đối lập có trong liên tưởng như đã nêu. Tuy nhiên nó trở
thành một phương thức tư duy lớn bao trùm hơn, mang dấu ấn cá tính sáng
tạo rất rõ trong thơ Chế Lan Viên” [23,39].
Tìm hiểu tư duy thơ Chế Lan Viên chính là sự tìm hiểu “sự phong phú
vơ biên” của một hồn thơ tự do, phóng túng là tìm hiểu những quy luật vận
động của toàn bộ tư tưởng và tình cảm của nhà thơ thể hiện qua tác phẩm.
Những bài nghiên cứu thơ Chế Lan Viên không nhiều, chủ yếu các nhà
nghiên cứu tìm hiểu thơ Chế Lan Viên ở phương diện triết học, nhận thức và
phản ánh hiện thực. Đó chỉ là những khía cạnh, phương diện tư duy thơ, chưa
thành đối tượng nghiên cứu toàn diện. Một số những cơng trình, bài viết có
tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề này. Đoàn Trọng Huy trong luận án phó tiến

sỹ khoa học Ngữ Văn về “Những nét đặc sắc cơ bản của hình thức nghệ thuật
thơ Chế Lan Viên từ sau năm 1945” có tìm hiểu tư duy thơ Chế Lan Viên ở
những biện pháp nghệ thuật đă ̣c sắc như tưởng tượng, liên tưởng, đối lập làm
nên định hướng thẩm mỹ và nguồn gốc những sáng tạo hình thức nghệ thuật
thơ Chế Lan Viên.
Nghiên cứu về Chế Lan Viên, khái quát được tư duy thơ Chế Lan Viên
một cách sâu sắc, toàn diện Nguyễn Bá Thành cho rằng “một nhà thơ đã
chiếm lĩnh được nhiều đỉnh cao nghệ thuật ở các giai đoạn khác nhau: Giai
đoạn Thơ mới với “Điêu tàn”, giai đoạn hòa bình với “Ánh sáng và phù sa”,

13


giai đoạn chống Mỹ cứu nước với

“Hoa ngày thường - chim báo bão”,

“Những bài thơ đánh giặc”, giai đoạn Đổi mới với “Di cảo thơ”. Điều đáng
chú ý là ông đã đi trước thời đại trong công cuộc đổi mới tư duy thơ, đổi mới
toàn diện của đất nước để hòa nhập vào cuộc sống nhân loại”[43,187]. “Trên
chặng đường hơn 50 năm làm thơ, Chế Lan Viên đã chú ý đến hầu như toàn
bộ những vấn đề lớn nhất của đời sống tinh thần dân tộc và nhân loại. Những
vấn đề triết học nhân đạo, về dân tộc và thời đại, về thế thái nhân tình, về
nghề nghiệp văn chương đều được đến một cái sâu sắc và tâm huyết”
(Nguyễn Bá Thành) [43,26].
Qua những vấn đề như trên để chứng tỏ rằng Chế Lan Viên là tác giả
lớn, là tinh hoa của nền văn học hiện đại Việt Nam, đòi hỏi nhiều người tiếp
tục nghiên cứu. Như vậy, vấn đề tư duy nghệ thuật của Chế Lan Viên nói
chung và trong thơ chính ḷn nói riêng chưa trở thành một đề tài nghiên cứu
riêng biệt cho một công trình hay một tác giả nào. Mặc dù vậy, ở một số

phương diện, một số khía cạnh vấn đề tư duy trong thơ chính luận cũng đã
được đề cập đến. Và luận văn của tơi là một hướng nghiên cứu, đóng góp trên
cơ sở tiếp thu những thành tựu của những công trình đi trước và cố gắng tiếp
cận theo phương pháp phong cách học kết hợp với phương pháp văn học sử
để chỉ ra giá trị ưu việt trong tính toàn vẹn, bao quát và chỉnh thể của toàn bộ
tư duy nghệ thuật Chế Lan Viên trong thơ chính luận.
3. Mục đích và đối tƣợng nghiên cứu
Mục đích của đề tài là đi sâu tìm hiểu thơ chính luận Chế Lan Viên từ
góc nhìn tư duy nghệ thuật. Vì vậy toàn bộ các tập thơ của Chế Lan Viên là
đối tượng để khảo sát. Tuy nhiên đề tài này chủ yếu đi sâu những sáng tác của
Chế Lan Viên trong thời kỳ kháng chiến chống Mi ,̃ mà tiêu biểu là những bài
thơ đánh giặc.

14


Nhắc đến tư duy – một vấn đề khá trừu tượng – quả là vấn đề không dễ
. Mă ̣t khác bàn về tư duy thơ của một nhà thơ lớn như Chế Lan Viên càng khó
hơn. Vì làm thơ khơng phải là có gì nói đấy, tư duy mơ ̣t cách đơn thuần.
Chúng ta không thể phủ nhận để có một bài thơ hay để lại ấn tượng cho người
đọc nhà thơ đã phải miệt mài bỏ biết bao công sức lao động nghệ thuật một
cách nghiêm túc như thế nào. Vấn đề ở đây không đơn thuần nằm trong nội
dung câu thơ hay bài thơ nữa mà nó còn liên quan đến hình thức. Ý thơ sẽ
được triển khai ra sao, dùng hình ảnh biểu tượng nào, thể loại nào là thích
hợp, điều đó cịn phụ thuộc vào từng nhà thơ và lối tư duy nghệ thuật của họ.
Nói về tầm quan trọng của tư duy văn học, Chế Lan Viên từng viết: “Nghe
ngóng, quan sát, lấy tài liệu cũng chỉ giúp chúng ta nắm chân lý

một nửa.


Còn một nửa là phải biết vận dụng tư duy”. Có thể nói, nét đặc trưng tư duy
này của Chế Lan Viên được vận dụng hiệu quả trong cảm xúc và suy tư, đều
có ý nghĩa thi pháp. Tất cả tưởng tượng, liên tưởng trong quá trình tư duy
đều nhằm đạt hiệu quả tạo hình thức nghệ thuật, biểu hiện tốt nhất nội dung.
Thông qua luận văn này, người viết mong muốn tiếp cận tác phẩm thơ Chế
Lan Viên dưới một góc độ, góp thêm một cách lý giải sự gắn bó giữa tư duy
và sáng tạo nghệ thuật, chức năng của văn học ...vốn là những vấn đề muôn
thuở.
Bên cạnh đó, vì sự nghiệp thơ Chế Lan Viên quá đồ sộ và không phải
bài thơ nào của ông cũng là chính ḷn. Do vậy, tơi chỉ dừng lại ở những bài
thơ phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài, đặc biệt là những bài thơ
chính luận tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của nhà thơ trong các tập:
“Hoa ngày thường - chim báo bão”, “Những bài thơ đánh giặc”. Các tập thơ
khác cũng được nghiên cứu nhưng ở mức độ it́ hơn.
Chế Lan Viên không chỉ là một nhà thơ ơng cịn là một nhà nghiên cứu
phê bình sắc sảo, nhà lý luận độc đáo có rất nhiều các bài nghiên cứu phê bình

15


, tiểu luận về thơ, về nghề. Đây chính là tài liệu quý để tôi tìm hiểu tham khảo
giúp cho việc đánh giá được khách quan và chính xác hơn.
Trong quá trình phân tích, tơi cũng lấy một số bài thơ của các tác giả
khác cùng thời hoặc khác thời để đối chiếu so sánh nhằm làm nổi bật vấn đề.
Luận văn cũng khảo sát các tập thơ Chế Lan Viên để từ đó có thể so
sánh, đối chiếu để tìm ra những bài thơ chính luận làm nên giá trị trong thơ
Chế Lan Viên.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp này dựa trên quan điểm tiếp cận thi pháp học được vâ ̣n

dụng để khảo sát những hiện tượng có tính quy ḷt của hình thức nghệ tḥt,
những yếu tố hình thức mang tính quan niệm đặc trưng tư duy nghệ thuật
riêng biệt của từng giai đoạn thơ Chế Lan Viên. Luận văn vận dụng quan
điể m triết học mỹ học Mác – xít trong nghiên cứu tư duy thơ Chế Lan Viên.
4.2. Phƣơng pháp so sánh , đối chiếu
Phương pháp này đòi hỏi vận dụng nhiều so sánh, đối chiếu thơ chính
luận Chế Lan Viên với thơ chính luận của các nhà thơ khác để tìm ra những
đặc sắc, những nét riêng biệt độc đáo của tư duy nghệ thuật thơ Chế Lan
Viên.
4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử và phƣơng pháp nghiên cƣ́u
loại hình
Phương pháp nghiên cứu lịch sử yêu cầu đặt đối tượng nghiên cứu
trong bối cảnh, tiến trình lịch sử xã hội và chú ý đặc trưng của thể loại nghiên
cứu, coi sự xuất hiện của loại thơ chính luận như một nhu cầu tất yếu của lịch
sử xã hội....để xem xét quá trình sáng tác qua các thời kỳ khác nhau của Chế
Lan Viên, chỉ ra sự vận động, chuyển đổi tư tưởng cũng như quan niệm và

16


phương thức biểu hiện, từ đó tìm hiểu những đóng góp riêng của tư duy thơ
Chế Lan Viên vào lịch sử văn học dân tộc.
Trong phương pháp loại hình, tôi coi thơ có những đặc trưng của thể
loại để tìm ra những nét đặc biệt trong tư duy thơ Chế Lan Viên.
4.4. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u tiể u sƣ̉ tác giả:
Luâ ̣n văn cũng sử du ̣ng phương pháp này để rút ra các kế t luâ ̣n về tác
giả Chế Lan Viên.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
Chế Lan Viên là một hiện tượng thi ca độc đáo. Nhiều người đã quan
tâm nghiên cứu thơ ơng từ rất sớm với nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau.

Nhưng đây là công trình đầu tiên nghiên cứu Chế Lan Viên từ góc độ tư duy
nghệ thuật.
Luận văn góp phần nghiên cứu thơ chính ḷn Chế Lan Viên xuyên
suốt các tập thơ, nhưng tiêu biể u và phát triển rực rỡ nhấ t trong thời kỳ kháng
chiến chống Mỹ.
Về khoa học, nhu cầu tìm hiểu tư duy thơ Chế Lan Viên một cách sâu
sắc trong tiến trình chung của thơ Việt Nam hiện đại là cần thiết. Luận văn cố
gắng chỉ ra những đặc sắc của tư duy thơ ơng đáp ứng nhu cầu đó, chứng
minh ơng là nhà thơ lớn
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, thư mục tham khảo, luận văn được
chia thành ba chương :
Chương 1. Khái quát về tư duy nghê ̣ thuâ ̣t và thơ chính luận Chế Lan
Viên .
Chương 2. Cảm hứng dân tộc thời đại và cái tơi trữ tình trong thơ chính
ḷn Chế Lan Viên

17


Chương 3. Thể loa ̣i, ngôn ngữ và biểu tượng trong thơ chính luận Chế
Lan Viên

18


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ TƢ DUY NGHỆ THUẬT VÀ THƠ
CHÍNH LUẬN CHẾ LAN VIÊN

1.1.Khái niệm về tƣ duy thơ
1.1.1.Khái niệm về tƣ duy
Tư duy không chỉ là đố i tươ ̣ng nghiên cứu của khoa ho ̣c tâm lý
học,... mà còn là đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực nghệ thuật

, triế t

. “Tư duy là

hoạt động nhận thức lý trí của con người. Khí quan của tư duy chính là bộ óc
người với mợt hê ̣ thớ ng tinh vi của gầ n

16 tỷ tế bào thần kinh” [18,32]. Tư

duy không chỉ là mô ̣t sản phẩ m xã hô ̣i hay sản phẩ m của tự nhiên , mà là sản
phẩ m có tính tổng hịa của quá trình lịch sử nhân loại . Tư duy là kế t quả phát
triể n của vâ ̣t chấ t tự tổ ng hơ ̣p qua hàng va ̣n , hàng triệu năm. Sự ra đời của tư
duy chính là bằng chứng về sự xuấ t hiê ̣n của con người . Do vâ ̣y có thể đinh
̣
nghĩa:“ con người là một động vật có tư duy”.
Tư duy (pensée) là toàn bộ hoạt động tâm lý của con người , chỉ có con
người mới có , đó là đời số ng trí tuê ̣ của con người. Tư duy đươ ̣c phân biê ̣t với
nhâ ̣n thức (conscience). Nói đến ý thức là nói đến sự “phản ánh” hiê ̣n thực
của hoạt động tâm lý. Hay nói đúng hơn, ý thức là tư duy ở trạng thái tĩnh , và
tư duy ở tra ̣ng thái đô ̣ng , tư duy là hành đô ̣ng nhâ ̣n thức của con người . Tư
duy và lý trí (raison) khơng phải là mơ ̣t. Nói đến lý trí là nói đến cái lo gic có
tính ngun tắc của nhận thức . Nói đến tư duy là nói đến sự vận động có tính
tở ng thể của các ́ u tớ tư tưởng và tình cảm

, cảm xúc và lý trí nh ằm mục


đích nhâ ̣n thức. Tư tưởng ( Idee) hay còn go ̣i là quan niê ̣m tư tưởng vừa là kế t
quả lại vừa là xuất phát điểm của tư duy . Quan hê ̣ con người với con người ,

19


con người với xã hô ̣i , con người với hoàn cảnh số ng ... là những mố i quan hê ̣
chủ yếu tạo nên quan niệm tư tưởng ở mỗi con người

. Tư tưởng mang tính

chấ t dân tô ̣c , đoàn thể q́ c gia , tính giai cấp ... là những phạm trù mang tính
chủ quan hơn so với tư duy. Tư tưởng nằ m ở pha ̣m trù nô ̣i dung, tư duy nằ m ở
phạm trù phương pháp. Tuy nhiên giữa chúng vẫn có những mố i quan hê ̣ mâ ̣t
thiế t với nhau . Đặc trưng của tư duy là phản ánh các mối quan hệ của con
người với thế giới khách quan , quan hê ̣ con người với con người và quan hệ
của con người với thế giới khách quan , quan hê ̣ con người với con người và
quan hê ̣ giữa các sự vâ ̣t hiê ̣n tươ ̣ng ; truy tìm các mố i quan hê ̣ đó bằ ng các
phương tiê ̣n ngôn ngữ, đó là toàn bô ̣ chức năng nhâ ̣n thức của tư duy. Nói đến
tư duy là nói đế n những hoa ̣t đô ̣ng của bô ̣ óc con người ở tra ̣ng thái sớ ng đơ ̣ng
của nó. Tư duy nảy sinh từ sự số ng và gắ n liề n với hoa ̣t đơ ̣ng của tế bào naõ .
Nó là một quá trình xử lý lượng thông tin do các khí quan cảm giác thu nhận
đươ ̣c. Trong lich
̣ sử phát triể n của con người , sự hiǹ h thành và phát triể n của
tư duy gắ n liề n với sự hin
̀ h thành và phát triể n của chủ thể

. Vâ ̣y, phán đoán


đầ u tiên của sự số ng là ở chỗ , với tư cách là chủ thể , sự số ng tự tách miǹ h ra
khỏi tính khách quan.
Nói đến sự sống trong vận động của tư duy chính là nói đến cơ sở sinh lý
của tư duy. Yế u tố “số ng” đó sẽ ta ̣o cho tư duy mô ̣t thuô ̣c tiń h quan tro ̣ng, đó
là sự trao đở i tinh thầ n có tiń h chấ t giao tiế p

, tính chất “cảm ứng” , “giao

cảm” giữa người với người . Bởi vâ ̣y, giao tiế p ngôn ngữ là mơ ̣t giao tiế p có
tính bề ngoài, còn trao đổi tinh thần, giao lưu tư tưởng và tiǹ h cả m là bản chấ t
của hoạt động tư duy.
Tư duy là mô ̣t “trạng thái” bên trong của vâ ̣t chấ t (Plekhanop) nhưng
chỉ có ở trong dạng vật chất đặc biệt , phát triển ở trình độ cao , tức là ở con
người. Mọi quan niệm cho rằng tư duy hay ý niệm tồn tại độc lập , bên ngoài

20


đầ u óc của con người , đều là quan niệm tư duy phi chủ thể , hoă ̣c ta ̣o ra mô ̣t
chủ thể siêu nhiên đối lập với con người.
Nhưng cả tư tưởng và tư duy sẽ không nảy sinh đươ ̣c nế u không có ngôn
ngữ. Ngôn ngữ là công cu ̣ của tư duy . Ngôn ngữ là cái vỏ vâ ̣t chấ t

của tư

tưởng. Không có ngôn ngữ thì tư duy chỉ là những dự báo mơ hờ , những phản
ứng có tính bản năng trước hiện thực . Không có tư duy thì ngôn ngữ chỉ là
những tiếng kêu bập bẹ của trẻ sơ sinh mà thôi

. Tư duy làm cho ngôn ngữ


phát triển phong phú , tinh xảo , ngôn ngữ ta ̣o điề u kiê ̣n cho tư duy đi sâu vào
bản chất của sự vật hơn.
1.1.2. Tƣ duy nghê ̣ thuâ ̣t
Tư duy nghê ̣ thuâ ̣t là sản phẩ m

sáng tạo của con người trong lĩnh vực

nghê ̣ thuâ ̣t. Có nhiều quan điểm về vấn đề này, tuy nhiên chúng tôi thố ng nhấ t
quan điể m của nhóm Lê Bá Hán , Trầ n Điǹ h Sử, Nguyễn Khắ c Phi trong cuố n
Từ điể n thuật ngữ văn học ( NXB Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i , 1998) và ý kiến
của tác giả Nguyễn Bá Thành trong cuốn Tư duy thơ và tư duy thơ hiê ̣n đại
Viê ̣t Nam ( Nxb Văn ho ̣c Hà Nô ̣i , 1996). Từ điể n thuâ ̣t ngữ văn ho ̣c đinh
̣
nghĩa: “ Tư duy nghê ̣ thuật là dạng hoạt động trí tuê ̣ của con người hướng tới
sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật” [9,381]. Kiể u tư duy đă ̣c thù của
nghệ thuật là tư duy bằng hình tươ ̣ng. Mục đích cuối cùng của tư duy nghệ
thuâ ̣t là tim
̀ đế n bản chấ t của sự vâ ̣t, hiê ̣n tươ ̣ng để nắ m bắ t quy luâ ̣t của đời
số ng khách quan. Nhưng ở đây tư duy hiǹ h tươ ̣ng phản ánh cái chung qua cái
cụ thể mang tính đại diện, mang tiń h quy luâ ̣t.
Khác với loại tư duy hành động trực quan và tư duy khái n iê ̣m logic, tư
duy nghê ̣ thuâ ̣t có cơ sở là tư duy hiǹ h tươ ̣ng cảm tiń h hoă ̣c tư duy này cho
phép nghệ sĩ cùng một lúc vừa phát hiện khách thể vừa bộc lộ nỗ i lòng, tâm
tư của chủ thể sáng tạo. Đặc điểm của loại tư duy này là sự tái hiện từ xa, tách
khỏi khách thể , bởi thế có thể sử du ̣ng hư cấ u tưởng tươ ̣ng để hiǹ h thành

21



những hin
̀ h tươ ̣ng nghê ̣ thuâ ̣t có tầ m khái quát lớn lao , có sự tác động mạnh
mẽ đến độc giả . Chính vì thế , Bêlinxki đã phân biê ̣t: để tác động đến trí tuệ
của người nghe và người đọ c, kinh tế chính tri ̣thì “ chứng minh” bằ ng các số
liê ̣u, còn nhà thơ thì lại “trình bày” hiê ̣n thực như vố n có . Không phải ngẫu
nhiên mà từ Hê ghen cho đế n Plek hanop, Gorki đề u nhấ n ma ̣nh tư duy nghê ̣
thuâ ̣t là tư duy hình tươ ̣ng . Dĩ nhiên tư duy nghệ thuật có những đặc trưng
khác biệt về thế giới . Nói khác đi , trong nghê ̣ thuâ ̣t quan niê ̣m nghê ̣ thuâ ̣t là
giới ha ̣n thực tế của tư duy nghê ̣ thuâ ̣t. Nó tương tự như một khí quyển hoạt
đơ ̣ng con người.
Có thể nói, quan niê ̣m nghê ̣ thuâ ̣t ta ̣o ra khả năng liñ h hô ̣i hiê ̣n thực đời
số ng triê ̣t để , sâu sắ c trong sự đa da ̣ng , phức ta ̣p của chúng . Cho nên trong
thực tiễn sáng tạo nghệ thuật khơng phải nhà văn nào cũng có thể tạo một thứ
tư tưởng cho riêng min
̀ h . Trên thực tế , những nhà văn lớn cũng là những nhà
tư tưởng. Sáng tác của họ không thể đơn thuần dùng lại nguyên xi cuộc sống
mà họ phả i tim
̀ ra bản chấ t và quy luâ ̣t vâ ̣n đô ̣ng của hiê ̣n thực khách quan

,

giải quyết nhiệm vụ thẩm mỹ. Chính nhờ đặc điểm này mà nội dung khái quát
của nghệ thuật thường mang tính phổ quát hơn , triế t ho ̣c hơn so với sự thâ ̣t cá
biê ̣t. Lấ y trí tưởng tươ ̣ng sáng ta ̣o là chấ t xúc tác của hoa ̣t đô ̣ng tư duy nghê ̣
thuâ ̣t, nghê ̣ si ̃ xây dựng các giả thiế t , làm sáng rõ các bộ phận còn bị che
khuấ t của thực ta ̣i , lấ p đầ y các “lỗ hổ ng chưa biế t” . Tư duy nghê ̣ thuâ ̣t “nhìn
thấ y” thế giới mô ̣t cách toàn vẹn, nắ m bắ t nó qua những dấ u hiê ̣u phát sinh ,
đồ ng thời phát hiê ̣n các mố i liên hê ̣ chưa đươ ̣c nhâ ̣n ra.
Tư duy nghê ̣ thuâ ̣t đòi hỏi mô ̣t ngôn ngữ nghê ̣ thu ật làm “hiện thực trực
tiế p” cho nó . Ngôn ngữ , đó là hê ̣ thố ng các ký hiê ̣u nghê ̣ thuâ ̣t


, các hình

tươ ̣ng, các phương thức tạo hình và biểu hiện. Nó có mã nghệ thuật, tức là các
hê ̣ thố ng năng đô ̣ng gồ m các quy tắ c sử du ̣ng ký hiê ̣u để giǹ giữ tổ ch

ức và

truyề n đa ̣t thông tin . Điể m xuấ t phát của tư duy vẫn là lý tiń h , là trí ṭ có

22


kinh nghiê ̣m, biế t nghiề n ngẫm và hê ̣ thố ng hóa các kế t quả nhâ ̣n thức . Như
vâ ̣y, tư duy nghê ̣ thuâ ̣t đươ ̣c thể hiê ̣n rõ nét trong cảm hứng s áng tạo, trong
quá trình người nghệ sĩ phát hiện, chiêm nghiê ̣m và thể hiê ̣n chân lý của đố i
tươ ̣ng.
1.1.3. Tƣ duy thơ
Tư duy thơ là mô ̣t phương thức biể u hiê ̣n của tư duy nghê ̣ thuâ ̣t , nhưng
nó mang trong mình một khả năng biểu hiệ n phong phú nhờ ngôn ngữ thơ .
Phương tiê ̣n ngôn ngữ của tư duy thơ là mô ̣t phương tiê ̣n giao tiế p có tính xã
hô ̣i hóa cao đô ̣ . Cho nên thơ có thể biể u hiê ̣n đươ ̣c nhiề u tâm tra ̣ng

, nhiề u

dạng cảm xúc, nhiề u nô ̣i dung cu ̣ thể và trực tiế p. Biể u tươ ̣ng thi ca vừa mang
tính chất biểu tượng thính giác , vừa mang tính chấ t biể u tươ ̣ng thi ̣giác , nghĩa
là trong thơ vừa có nhạc, vừa có ho ̣a.
Trong tư duy thơ thì đă ̣c điể m quan tro ̣ng nhấ t là sự thể hiê ̣n cái tôi tr




tình, cái tôi cảm xúc , cái tôi đang tư duy . Cái tôi trữ tình trong thơ được biểu
hiê ̣n dưới hai da ̣ng thức chủ yế u là cái tôi trữ tiǹ h trực tiế p và cái tôi trữ tiǹ h
gián tiếp.
Tư duy thơ phản ánh những tiǹ h cảm cô ̣ng đồ ng và tư duy thơ thời đại .
Về mă ̣t nơ ̣i dung hin
̀ h thức , có thể coi tư duy thơ là biểu hiện cụ thể và sinh
đô ̣ng của những tư tưởng triế t ho ̣c, chính trị, đa ̣o đức dưới da ̣ng phở biế n nhấ t
của một cộng đồng người.
Tư duy thơ nói riêng cũng như lao đô ̣ng trí óc nói chung đã để la ̣i trong
sản phẩm của nó dấu ấn của một cuộc hành trình

: Hành trình của trí tưởng

tươ ̣ng. Tư duy thơ là tư duy sáng ta ̣o trong mô ̣t tra ̣ng thái đầ y cảm hứng . Các
nhà lý luậ n mỹ ho ̣c và các tác gia lớn luôn luôn nhấ n ma ̣nh vai trò của cảm
hứng sáng tác trong sáng tác.

23


Nế u tư duy toán ho ̣c tác đô ̣ng vào trí tuệ, thì tư duy thơ nhằm tác động
vào tình cảm của người đọc . Nói về hướng tư duy thơ , chúng ta thấy có các
khả năng: hướng nô ̣i, hướng ngoa ̣i, và sự kết hợp hướng nội với hướng ngoại.
Như vâ ̣y, tìm hiểu tư duy thơ là tìm hiểu sự vận động của hình tượng thơ.
1.2. Khái niệm về thơ chính luận
“ Khái niê ̣m chính luận hiê ̣n có nhiề u nghiã . Theo Từ điể n Bách khoa
Văn học giản yế u của Nga năm 1987 ( tiế ng La Tinh là publicus , nghĩa là xã
hợi), chính ḷn là một loại hình văn học và báo chí , viế t về các vấ n đề nóng

bỏng của xã hội , chính trị, kinh tế , văn học , triế t học, tôn giáo và các vấn đề
khác. Theo lý luận phong cách học , chính luận là một phong cách chức năng,
bên cạnh các phong cách sinh hoạt

, khoa học , báo chí , nghê ̣ tḥt , hành

chính cơng v ụ... Về lôgic, hai nghiã này có mố i liên hê ̣ nội tại với nhau , bởi
phong cách chính luận chủ yế u là phong cách của các loại văn chín

h luận ,

cũng như phong cách v ăn chương là thuộc tính của loại hình v ăn bản văn
học, phong cách khoa học là thuộc tính của văn bản khoa học”[ 38, 386]
Chính ḷn là bàn ḷn có tính chất tư biê ̣n về phương diê ̣n triế t ho ̣c ,
chính trị , đa ̣o đức ...thơng qua sự luâ ̣n bàn này mà ngư ời viết thể hiện quan
điể m, đươ ̣c cách số ng của miǹ h . Trong Văn ho ̣c Viê ̣t Nam “chính luận được
dùng như một phương ph áp tư duy” , đây là mô ̣t đă ̣c điể m mang tiń h truyề n
thố ng. Trong Văn ho ̣c Viê ̣t Nam , thơ Nguyễn Du , Đông Kinh nghiã thu ̣c đề u
mang những yế u tố chin
́ h luâ ̣n.
Thơ chin
́ h luâ ̣n là mô ̣t loa ̣i thơ thiên về bàn luâ ̣n , thiên về các lâ ̣p luâ ̣n ,
về các lẽ đời, triế t lý, chính trị, xã hội, đa ̣o đức.
1.2.1. Tư duy lý luận lấ n át tư duy hình tượng
Thơ chính luận là sự bàn luận , phô diễn các q uan điể m chiń h tri ̣bằ ng
thơ. Điề u đó ta ̣o nên sự lấ n át của tư duy lý luâ ̣n trong thơ chiń h luâ ̣n.

24



Do tư duy lý luâ ̣n lấ n át nên cái tôi trữ tiǹ h thường ẩ n đi

. Cái tôi trữ

tình trong thơ Chế Lan Viên xuất hiện trong nhiều hình t hái khác nhau : “Khi
thì lộ rõ , khi thì ẩn khuấ t , khi thì như mợt đớ i tượng phản ánh , khi thì lại
chính là cái tôi tác giả – chủ thể thẩm mỹ, khi thì thiên về nợi dung, có khi lại
thiên về hình thức . Nó đã có một chặng đường phát triể n và thay đổ i liên tụ c
từ Điêu tàn đế n Hái theo mùa”[43,152]
Trong “Điêu tàn” - tâ ̣p thơ đầ u tay của Chế Lan Viên cái tôi thường
nằ m dưới da ̣ng biể u hiê ̣n trực tiế p như là nhân vâ ̣t trữ tình duy nhấ t

. Tuy

nhiên cái tôi ấ y la ̣i đô ̣i lố t chữ “ Ta” nên hơi khó phân biê ̣t. Trong hầ u hế t các
bài thơ, cái “Ta” ấy là cái tôi trữ tình lộ rõ , xuấ t hiê ̣n ở khắ p mo ̣i nơi , đơi khi
nó lại x́t hiện với kẻ khác . Trong mô ̣t bài thơ của tâ ̣p thơ “Điêu tàn”, Chế
Lan Viên viế t :
“ Ta gặp nàng trên một vì sao nho,̉
Ta hôn nàng trong bóng núi mây cao,
Ta ôm nàng trong những nguồ n trăng đổ,
Ta ghì nàng trong những ś i trăng sao”
Cũng có khi nó lại xuất hiện như một đối tượng thẩm mỹ :
“ Ai bảo giùm : Ta có ta không?”
“Cái tôi trữ tình xuất hiện trực tiế p trong thơ trữ tình như vậy tạo điề u
kiê ̣n cho Chế Lan Viên bộc lộ cảm xúc và suy nghi ̃ trực tiế p . Nhưng vì những
cảm xúc và suy nghĩ ấy lại hướng vào chính mình nên cái tơi trữ tình tưởng
như đờ ng nhấ t với cái tơi tác giả , đó là tình trạng nhà thơ tự khai thác mình ,
phân tích tình cảm riêng mình mà không hướng vào hiê ̣n thực cuộc số ng. Đặc
điể m này thích hợp với thơ lãng mạn . Nế u xét cái ta theo ý nghiã cái chung ,

cái xã hội có tính lịch sử thì trong Điêu tàn chưa có . Điêu tàn chỉ nói đế n “
Cõi Ta” một cách chung chung , trừu tượng, đại biểu cho cái quan niê ̣m “bể
khổ trầ n gian”. Như vậy cái ta đang ẩn khuấ t” [43,153].

25


×