ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***
TRẦN THỊ THU HƢƠNG
“THƠ CHƠI” CỦA TẢN ĐÀ TỪ GÓC NHÌN
TƢ DUY NGHỆ THUẬT
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Hà Nội - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***
TRẦN THỊ THU HƢƠNG
“THƠ CHƠI” CỦA TẢN ĐÀ TỪ GÓC NHÌN
TƢ DUY NGHỆ THUẬT
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số : 60 22 01 21
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Bá Thành
Hà Nội - 2014
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích nghiên cứu 9
4. Phƣơng pháp nghiên cứu: 9
5. Kết cấu của luận văn 9
PHẦN NỘI DUNG 10
Chương 1. Khái niệm về tư duy thơ và thơ chơi Tản Đà 10
1.1. Khái niệm về tư duy thơ 10
1.1.1. Tư duy nghệ thuật 10
1.1.2. Tư duy thơ 11
1.1.3. Sự chi phối của quan niệm thơ đối với tư duy thơ 13
1.2. Thơ chơi như một “tiểu thể loại” 15
1.2.1. Thơ chơi là sự kết hợp giữa yếu tố trữ tình và yếu tố trào lộng 15
1.2.2. Thơ chơi trong văn học dân gian và trong văn học bác học truyền
thống 18
1.2.3. Thơ chơi và chơi thơ 27
1.3. Thơ chơi của Tản Đà 30
1.3.1. Tản Đà – một nhà thơ lớn 30
1.3.2. Quan niệm thơ chơi của Tản Đà 34
1.3.3. Vị trí của thơ chơi trong sáng tác Tản Đà 37
Tiểu kết chương I 39
Chƣơng 2. Cảm hứng chủ đạo và nhân vật trữ tình trong 40
thơ chơi của Tản Đà 40
2.1. Cảm hứng chủ đạo 40
2.1.1.Cảm hứng về quê hương đất nước và con người thời đại trong thơ
chơi Tản Đà 40
2.1.2. Chữ tài, chữ tình và nhân tình thế thái trong thơ chơi 47
2.2. Cái tôi trữ tình giang hồ, phiêu bạt và ngông nghênh 53
2.2.1. Mẫu nhà Nho tài tử cuối cùng: đi nhiều, thất vọng và chán đời 53
2.2.2. Chơi là một cách giải sầu, giải thoát, tận hưởng 57
2.2.3. Tự hạ mình, giễu mình, yếu tố thị dân con buôn 59
2.3. Những nhân vật trữ tình đặc biệt 65
2.3.1. Nhân vật ông Trời 65
2.3.2. Nhân vật mĩ nhân tưởng tượng 69
Tiểu kết chương II 74
Chƣơng 3. Thể loại, ngôn ngữ và biểu tƣợng 75
trong thơ chơi của Tản Đà 75
3.1. Thể loại 75
3.2. Ngôn ngữ 80
3.3. Biểu tượng 90
Tiểu kết chương III 99
PHẦN KẾT LUẬN 100
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh, Hoài Chân đã viết: “Từ bao
giờ đến bây giờ, từ Hô – mê – rơ đến Kinh Thi đến ca dao, thơ vẫn là một sức
đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó ra đời giữa những buồn vui của loài người
và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế” [63, 45].Thật vậy, thơ ca từ
xưa đến nay và mãi đến muôn đời sau vẫn là bạn đồng hành với những hỉ, nộ, ái, ố
của cuộc đời. Dẫu trong xã hội hiện đại ngày nay khi mà con người ta bị “cơ khí
hóa” đến cả tâm hồn – nói theo cách của Nguyễn Tuân thì nàng thơ vẫn khẳng
định một chỗ đứng cho riêng mình. Thơ - nay không chỉ dành cho các văn nhân,
tao nhân mặc khách mà thơ đã là “của chung” mọi người. Thơ không phải để
“ngôn chí” mà thơ để nói đời, nói những cái “ối a ba phèng”, người ta hay gọi là
thơ chơi. Có thể khẳng định thơ chơi là một hiện tượng trong văn học Việt Nam,
góp nên một tiếng thơ mới cho nền văn học đương đại. Nói như nhà thơ Phùng
Quán:
… Một ngày tôi hết nửa ngày say
Nằm dài chiếu vầu ngắm trời mây
Hứng lên múa bút, thơ lên cót
Thơ rượu, thơ tình, thơ cỏ cây !
(Thơ chơi, Phùng Quán)
Thơ rượu, thơ tình, thơ cỏ cây… ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc
sống. Do đó chúng ta cần xem xét thơ chơi như một hiện tượng, một thể loại văn
học không thể thiếu để từ đó thấy được đặc điểm cũng như vai trò của nó trong đời
sống và trong văn học.
Không ai có thể phủ nhận được vị trí “bản lề” của nhà thơ Tản Đà trong văn
học giao thời. Chính vì thế Hoài Thanh đã thành kính thắp nén hương chiêu hồn
anh Tản Đà trong hội tao đàn của Thơ mới và trịnh trọng gọi thi nhân là “người
của hai thế kỉ”. Không chỉ khép lại cánh cửa thơ ca của cửa Khổng sân Trình
thống trị hàng nghìn năm và đưa văn học bén duyên với cái Tây, cái mới; Mà
2
trong nn vn hc dõn tc, Tn cũn c xem nh l mt trong nhng ngi
cú cụng phỏt trin loi th chi.
L ngi ti hoa, cú cỏ tớnh c ỏo, cú mt v trớ quan trng trong i sng
vn chng thi ú, Tn ó m ra mt li sng mi, mt cỏch th hin mi
lm cho b mt th ca cú phn thay i. Bc vo sõn khu cuc i vi chộn
ru kht khng trong tay, vi tỳi th eo khp ba kỡ, thi s ca sụng , nỳi
Tn thc s ó li mt du n cỏ nhõn riờng.
Cú rt nhiu ý kiến nghiên cứu thơ Tản Đà (nh Trần Đình Sử, Trần Đình
Hợu, Xuân Diệu, Huy Cận, Trần Ngọc Vơng) song, t trc ti nay cha ai
h thng húa ni dung th chi trong s nghip Tn v ỏnh giỏ v trớ vai trũ
ca nú trong s nghip ca nh th. Qua th chi, ngi c c tip cn gn
hn vi con ngi i thng ca Tn v ngc li, cng t vic tip cn con
ngi trong th ụng, ngi c ngy hụm nay s cú mt cỏi nhỡn sõu sc v c th
hn v th Tn trong tin trỡnh th ca Vit Nam trung i, hin i v c
ng i. B phn th chi ca Tn l nhõn t to nờn hn ct, phong cỏch
th c sc ca ụng.
Thực hiện đề tài ny - một đề tài thuộc chuyên ngnh vn hc Vit Nam,
chúng tôi mun nghiờn cu hin tng th chi ca Tn v t nú trong vn
mch núi chung thy c xu hng th ca hin i t gúc nhỡn t duy ngh
thut. Giải quyết đề tài Th chi ca Tn t gúc nhỡn t duy ngh thut,
chúng tôi còn nhằm mục đích góp phần trang bị thêm lý luận, kin thc nhằm nâng
cao chất lng giảng dạy phần thơ Tản Đà trong các cấp học hiện nay c bit l
cp phổ thông cơ sở.
Xuất phát từ lý do ny, luận vn của chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là:
Th chi ca Tn t gúc nhỡn t duy ngh thut.
2. Lch s vn
Trong lch s nghiờn cu vn hc, cú mt s tỏc gi ó cp n hin
tng th chi hoc ch chi trong vn hc mt cỏch khỏi quỏt. Cú th núi,
cha bao gi, loi th vui, th gii trớ hay gi l th chi li phỏt trin phong phỳ
3
và đa dạng như bây giờ. Thơ vui, thơ chơi là loại thơ mang tính dân gian, tính chất
trào lộng, tính khôi hài” [57; 584]. Trong cuốn Tư duy thơ và tư duy thơ Việt Nam
hiện đại, tác giả Nguyễn Bá Thành đưa ra quan niệm, mà theo ông, loại thơ chơi
ông đề cập đến là những bài thơ “mang tính trào lộng, tự trào, đôi khi có ý bông
đùa, giễu nhại”. Nhà nghiên cứu khẳng định: thơ chơi không chỉ xuất hiện như
một loại sáng tác, một “tiểu thể loại”, một chủng loại mà nó như là một thứ gia vị,
một hoạt chất mới có rất nhiều trong các sáng tác thơ hiện nay. Đây là những gợi
mở vô cùng quý báu và là định hướng để chúng tôi thực hiện luận văn này.
Một tài liệu khác bàn về chữ “chơi” trong văn học mà chúng tôi được dịp
tiếp cận đó là bài viết của tác giả Trần Ngọc Hiếu (in lần đầu trên Tạp chí Nghiên
cứu văn học 11-2011, trang 16-27). Trong bài viết của mình, tác giả Trần Ngọc
Hiếu đã cắt nghĩa “sự chơi”, theo quan niệm của Johan Huizinga, được hiểu là
“…một hoạt động tự do, tách ra một cách tương đối khỏi cuộc đời „thường nhật‟
như là một sự „không nghiêm trọng‟ song đồng thời lại có khả năng cuốn hút
người chơi mãnh liệt và tuyệt đối. Nó là một hoạt động không gắn với một quan
tâm vật chất nào và vụ lợi nào. Nó triển diễn bên trong những giới hạn không gian
và thời gian của riêng mình, tuân theo những luật lệ cố định và theo một cách thức
mang tính mệnh lệnh”. Từ diễn giải về sự chơi như thế, có thể thấy chơi được định
nghĩa như là sự đối lập với thực tại, với cái nghiêm trọng, nghiêm túc. Sự chơi tạm
thời đưa con người bước ra khỏi quỹ đạo của cuộc đời thường nhật với những giới
hạn không-thời gian, những quy luật, tất yếu của nó, để thâm nhập vào một thế
giới khác vừa ở trong mà cũng vừa ở ngoài thực tại, mang tính tự trị tương đối (có
không gian-thời gian riêng, có những luật lệ riêng). Con người chơi để được là
mình, để không bị quy giản thành một thực thể duy lý vì “chơi là phi duy lý”. Con
người chơi như một cách để tìm kiếm ý nghĩa sự tồn tại của chính mình, như một
cách để tạo nghĩa cho chính thế giới mà y tồn tại trong đó. Con người chơi để khai
phá sự tự do khi vượt qua những tất yếu của thực tại, để phát hiện những khả thể
của bản thân và của chính thế giới. Với tài liệu này, ý nghĩa của sự chơi trong thơ
ngày càng hiển hiện sắc nét hơn, định hướng cho vấn đề chúng tôi nghiên cứu.
4
Mt khỏc, chỳng tụi tip cn gn hn vi vn khi c c nhng gi
m ca tỏc gi Trn Ngc Hiu trong lun ỏn Lý thuyt trũ chi v mt s hin
tng th Vit Nam ng i [28]. Trong lun ỏn, tỏc gi Trn Ngc Hiu ó ch
ra v c bn chi trong th trung i l chi vi, chi trong nhng lut ó hỡnh
thnh trc, ó rn li, nh th chp nhn nhng thỏch ca th loi, ca cụng
thc v gii quyt chỳng trờn vn bn [28, 91]. Tinh thn gii thoỏt thc ti l
mt biu hin c trng ca ý nim trũ chi trong th ca trung i v hỡnh nh nh
nho ti t [28, 90]. Nu nh trũ chi trong trung i nhỡn chung l cuc chi ca
tỏc gi, chp nhn nhng thỏch ca th loi v gii quyt chỳng trờn vn bn thỡ
quan sỏt din tin ca th ng i, cú th nhn thy mt xu hng: th khụng
hn ch l trũ chi vi/trong nhng lut l, quy c ó sn cú; th cũn thit lp nờn
nhng lut l mi, quy c mi, thm chớ cha tng tin lp. Nhng cụng trỡnh
nghiờn cu ó gi m cho chỳng tụi mt cỏi nhỡn sõu sc v ton din v hin
tng chi trong vn hc v t ú, chỳng tụi cú mi liờn h vi th chi Tn
.
Cỏc cụng trỡnh nghiờn cu v Tn ch yu khỏm phỏ phng din
phong cỏch, cỏ tớnh, thi phỏp. Theo s thng kờ ca Nguyn i Hc trong lun ỏn
tin s Thi phỏp th Tn [24], cho đến nay đã có hơn 300 công trình đề cập,
giới thiệu, nghiên cứu, phê bình, bình luận - cỏc cp, t bỏo cỏo khoa hc n
lun ỏn tin s về cuộc đời và thơ văn Tản Đà - một khối lợng không thể coi là
nhỏ. iu ú khng nh thơ Tản Đà đã có sức sống mãnh liệt, sâu sắc trong lòng
bạn đọc qua nhiều thế hệ. õy, tỏc gi ó chia lch sử nghiên cứu thơ Tản Đ làm
3 hớng chính: Thứ nhất: nghiờn cu th Tn theo hng khỏm phỏ, phõn tớch
cỏi Tụi ngụng nghờnh, ti hoa, cỏ tớnh ca Tn . Thứ hai: nghiên cứu thơ Tản Đà
theo hớng tìm hiểu t tng, loại hình nhà văn - xã hội. Thứ ba: nghiên cứu thơ
Tản Đà theo hớng phân tích, bình luận, bình giảng các tác phẩm thơ Tản Đà trên
các mặt nội dung và nghệ thuật, theo từng chủ đề, vấn đề - phần nhiều theo lối
thởng thức, cảm thụ chủ quan. Chúng ta có thể nói đến công trình của các tác giả
5
theo xu hớng này- kể từ khi thơ Tản Đà xuất hiện cho đến nay nh: Trơng Tửu,
Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Xuân Diệu.
Su v mng l mt c im d thy trong vn chng Tn mt nh
vn mang m du n cỏ nhõn. Trong bi vit Su - Mng v s hin din ca cỏi
Tụi cỏ nhõn [60] Trn Vn Ton khng nh: Du vt ca loi hỡnh vn chng
chc nng vn tn ti Tn mt cỏch khỏ rừ nột (ch yu nhng tỏc phm
thuc loi vn v i) nhng nhng sỏng tỏc cú ý ngha vn hc s quan trng nht
ca ụng li thuc v loi hỡnh vn chng ngh thut. Chớnh nh nhng tỏc phm
thuc loi ny m cỏi Tụi cỏ nhõn bt u hin din nh mt tiờu im thm m
trong nhng sỏng tỏc ca Tn qua hai phm trự thm m chớnh: Su - Mng.
Vn chng ngh thut m nh nghiờn cu núi n õy chớnh l vn chi theo
quan nim ca lun vn, nú i lp vi vn v i. Chớnh mng vn chi, sỏng
tỏc ca ụng ó t n nh cao ngh thut v cú ý ngha quan trng to nờn bn
sc riờng ca thi s.
Khi tỡm hiu s nghip ca Tn , ngoi yu t su v mng, s lóng mn
cng c nhc n nh mt c trng phong cỏch ca thi nhõn. Xuõn Diu qua
bi vit ca mỡnh trong cun Bỡnh lun cỏc nh th c in Vit Nam [9] ó khng
nh cht lóng mn trong ngũi bỳt Tn : Cht lóng mn thỡ vn i vn cú
trong giú mõy sm chp ca tri t, vn cú trong th Nguyn Khuyn, th
Nguyn Trói, Nguyn Du nhng ch ngha lóng mn vi cỏi tụi, cỏi bnh ca
th k vi cỏi bun m mng, cỏi xỳc cm chi vi ca cỏi tụi thỡ phi thi hin
i ca th gii mi cú, Vit Nam, phi nhng chc nm u ca th k 20 vi
Tn , mi cú [9; 631]. Xuõn Diu phỏt hin ra cỏi nhỡn hin thc tinh quỏi v
khụng thiu cỏi hi tỏn gho v nhng cuc chi kỡ thỳ trong th Tn . Nhng
vn th y mang dỏng dp ca th chi t ni dung n hỡnh thc. Nhiu bỡnh
lun sõu sc v tinh t ca Xuõn Diu ó giỳp chỳng tụi trong quỏ trỡnh tỡm hiu
th chi ca Tn .
Nhiu cun sỏch tng hp cỏc bi nghiờn cu v Tn v th vn ca
ụng, tiờu biu l cun Tn , khi mõu thun ln [11]. Cỏc tỏc gi ó ch rừ
6
những yếu tố thời đại ảnh hưởng đến sự nghiệp, cá tính sáng tác của Tản Đà. Qua
cuốn sách này, chúng tôi hiểu hơn về những chặng đường văn chương của Tản Đà
và phần nào thấy được vị trí của thơ chơi trong tiến trình sự nghiệp sáng tác của
thi sĩ. Tác giả cuốn sách nhận định: “Tản Đà là nhà văn đầu tiên trong lịch sử văn
học Việt Nam có can đảm sinh sống bằng ngòi bút của mình. Tản Đà chính là nhà
văn thứ nhất mà “vợ dại con thơ, sự sinh hoạt trông nhờ một ngòi bút” [11; 33].
Bắt đầu từ Tản Đà, quan niệm văn chương là một trò du hí trong những lúc trà dư
tửu hậu đã được thay thế bằng một quan niệm thực nghiệp: “Bán văn buôn chữ
kiếm tiền tiêu” (Lo văn ế). Một lần nữa, chúng tôi càng có cơ sở khẳng định: Tản
Đà có quan niệm văn chương là một trò chơi du hí. Mặc dù sau này bị gánh nặng
cơm áo ghì sát đất nhưng chất “chơi” trong sáng tác của Tản Đà nói chung và
trong thơ ca nói riêng vẫn còn dấu ấn rất đậm nét. Điều đó đã thể hiện một phần cá
tính con người Tản Đà. Bên cạnh đó, tác giả cuốn sách mượn lời Xuân Diệu để
nhấn mạnh: “… Lần đầu tiên Tản Đà dám vẩn vơ, dám mơ mộng, dám cho trái tim
và linh hồn được có quyền sống cái đời riêng của chúng, cái đời phóng khoáng
như “gió, trăng, mây, nước”, chứ không phải chỉ có cuộc sống vật chất mà thôi…”
[11; 167]. Từ đó, tác giả cuốn sách khẳng định: có nhân tố lãng mạn trong sáng tác
của Tản Đà. Đây chính là một trong những cơ sở tạo nên thơ chơi của Tản Đà. Bởi
nếu không có tầm hồn lãng mạn thì sao những vần thơ chơi kia có thể trụ lại mãi
cùng thời gian được? thơ chơi hay chính là tâm hồn phóng khoáng, bay bổng,
không vướng bận cơ mưu tư dục của thi sĩ.
Cuộc đời, sự nghiệp, các giai thoại và những bình luận về Tản Đà có lẽ
được tập hợp đầy đủ nhất trong cuốn Tản Đà trong lòng thời đại [80] Các bài viết
cho chúng tôi cái nhìn đa diện, nhiều chiều về con người và sự nghiệp sáng tác của
Tản Đà. Tản Đà là một trong những tác gia văn học lớn, thơ ca của ông có vị trí
đặc biệt trong lịch sử văn học dân tộc giai đoạn giao thời. Là một nhà nho chuyển
ra viết báo, viết văn, sáng tác của ông cũng mang dấu vết của bước chuyển đổi. Sự
chuyển đổi của thời buổi giao thời ảnh hưởng rất lớn đến sáng tác cũng như quan
niệm của Tản Đà. Mảng thơ chơi từ văn học trung đại đến Tản Đà vì thế trở nên rõ
7
nét hơn, đậm đặc hơn và định hình như một thể loại. Trong cuốn sách này, chúng
tôi được tiếp cận cụ thể hơn về cuộc đời, văn nghiệp của một “nhà nho đem văn
chương bán phố phường”. Cuốn sách tổng hợp rất nhiều bài nghiên cứu của các
học giả nổi tiếng như: Nguyễn Khắc Xương, Trần Ngọc Vương, Trần Đình
Hượu… Từ đó tạo cơ sở khoa học chắc chắn để chúng tôi giải quyết những vấn đề
đặt ra trong luận văn.
Tìm hiểu sáng tác của Tản Đà, nhiều tác giả đã chỉ ra sự hiện diện của yếu
tố “chơi”. Trong cuốn Tản Đà trong lòng thời đại, tác giả Huỳnh Phan Anh nhiều
lần nhắc đến thú chơi trong thơ Tản Đà: “Dường như trong văn chương của ông
hàm chứa những cuộc chơi kì thú”, những thú chơi của ông cũng mang nhiều nét
thi vị. Cho nên rất có thể người đọc sẽ dễ dàng rơi vào chỗ lúng túng lo âu khi
nghe Tản Đà nói về ông:
“Văn chương thời nôm na
Thú chơi có sơn hà”
Người đọc lúng túng lo âu vì không biết bằng từng ấy chữ ông muốn ám chỉ về cái
gì, ông muốn giới thiệu với người đọc khía cạnh nào của tâm hồn ông, sự nghiệp
nào của đời ông. Và Huỳnh Phan Anh nhận định: “Có phải là văn chương và thú
chơi nhập làm một ở Tản Đà? Hơn thế nữa, đó chính là văn chương như một thú
chơi, và thú chơi như một thể văn chương. Ở đây không còn ranh giới nào cách
ngăn giữa người thơ và cuộc đời, giữa sống và viết, giữa việc làm thơ và làm
người” [80, 354]. Như vậy, đọc thơ Tản Đà, người ta không thể không nhớ tới, kể
tới cuộc đời của ông trên những bước thăng trầm trải qua khắp các miền đất nước.
Cuộc đời đó, với những biến động và xê dịch nối tiếp nhau không ngưng nghỉ, đã
để lại trên văn chương ông những dấu vết đậm đà. Cuộc đời đó dường như lúc nào
cũng hiển hiện trong thơ ông như một cái bóng trung thành. Tản Đà không ngần
ngại mang vào trong thơ ông cả những chi tiết nhỏ nhặt làm nên cái nếp sống
thường ngày vô cùng phong phú của chính ông. Qua bài viết của Huỳnh Phan Anh
chúng tôi được dịp hiểu sâu hơn về văn chơi của Tản Đà. Từ đó, chúng tôi càng
thêm niềm tin để khẳng định rằng thơ chơi là một phần sự nghiệp của Tản Đà và
8
Tản Đà làm mảng thơ ấy một cách hoàn toàn có ý thức. Bởi bản thân Tản Đà tự
nhận: Ðời chưa chán tớ, tớ còn chơi (Còn chơi)
Có thể nói, thú ăn chơi đã ngấm vào con người Tản Đà, trong thơ ông,
người ta thấy rất nhiều cuộc chơi: chơi Hòa Bình, chơi trăng, chơi Huế… và với
ông thơ cũng là một thú chơi. Thú chơi thơ của Tản Đà không giống với thú chơi
thơ của các tao nhân mặc khách xưa như trong: cầm, kì, thi, họa, mà thơ đối với
Tản Đà như một thú giải trí, tiêu khiển, mua vui. Từ khảo sát đó, chúng tôi nhận
thấy, nội dung trong thơ chơi Tản Đà là một vấn đề thực sự đáng nghiên cứu, vì
bản thân thi sĩ cũng tự ý thức tìm tòi, thể hiện mình trong mảng thơ này. Tuy nhiên
bài viết của Huỳnh Phan Anh mới chỉ dừng lại ở việc khám phá, phát hiện ra điều
lí thú này trong thơ Tản Đà, khuôn khổ chật hẹp của bài viết không cho phép tác
giả đi sâu – điều mà chúng tôi sẽ làm rõ trong luận văn này.
Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra quan niệm của Tản Đà về loại văn
chơi, trong đó chúng tôi đặc biệt chú ý đến nhận định của tác giả Trần Đình Hượu
trong cuốn Thơ Tản Đà – Tác phẩm và lời bình. Bài viết của Trần Đình Hượu đã
chỉ ra: “Văn Nôm từ thế kỷ XVII-XVIII cho đến Tản Đà là miếng đất dành cho
những tình cảm thiết tha, cho tự do, cho cá nhân, cho tình yêu và cho cả những lời
chua cay, mỉa mai, khinh bạc trước thói đời nữa… Văn Nôm chỉ là thứ văn viết
chơi” [59, 142]. Qua bài viết của Trần Đình Hượu, chúng tôi có cơ sở để khẳng
định văn chơi, trong đó có thơ chơi – là một bộ phận quan trọng trong sáng tác của
Nhìn chung những công trình nghiên cứu chúng tôi được dịp tiếp cận đã
cung cấp rất nhiều tư liệu quý báu về cuộc đời và văn nghiệp của Tản Đà và đặc
biệt cho chúng tôi thấy được tính chất ngông, sầu, mộng trong thơ của thi nhân. Và
trong suốt cuộc đời ngắn ngủi, gói trọn trong nửa phần thế kỉ của mình, phải chăng
thi sĩ chỉ muốn khẳng định một điều: văn chương và thú chơi chỉ là một. Người
thơ của núi Tản sông Đà đã mang túi đi rong chơi trên khắp ba miền đất nước,
không mệt mỏi, không bỏ cuộc. Tản Đà đã đánh cuộc với đời, với thơ, ông đã sống
và thách thức chính đời sống. Ông đã làm thơ và thách thức chính thơ. Thơ chỉ là
một cuộc chơi hay không là gì cả. Cuộc chơi, đó chính là bộ mặt thật, hiện hữu
9
thật, sự thật của đời sống và của thơ. Cuộc chơi, đó chính là nền tảng của cuộc đời
và tác phẩm.
Qua quá trình tìm hiểu lịch sử nghiên cứu thơ Tản Đà, chúng tôi nhận thấy
đa số ca
́
c nhà nghiên cư
́
u , phê bình chu
̉
yếu tiếp cận thơ ông từ góc độ tiểu sử -
cuộc đời, phong ca
́
ch, thể loại, để đi vào thế giới nghệ thuật , chư
́
chưa có công
trình nào nghiên cư
́
u riêng mảng thơ chơi của Tản Đà từ góc độ tư duy nghệ thuật.
Chính vì vậy, nghiên cư
́
u thơ chơi của Tản Đà từ góc độ tư duy thơ , chúng tôi hy
vọng sẽ hé mơ
̉
được nhiều vấn đề ly
́
thú trong thế giới nghệ thuật còn nhiều bí ẩn.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Với đề tài này, trước hết, chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu một vấn đề đã
xuất hiện từ lâu nhưng đến giờ vẫn còn mang tính thời sự, rất thiết thực trong văn
học Việt Nam: đó là hiện tượng thơ chơi.
3.2. Chúng tôi khảo sát thơ chơi trong toàn bộ sáng tác của Tản Đà và
khẳng định đây là một nét độc đáo, đặc sắc trong sự nghiệp của thi sĩ đồng thời
thấy được vai trò của thi sĩ như là cầu nối giữa thơ chơi trung đại và hiện đại.
3.3. Từ việc tìm hiểu thơ chơi của Tản Đà, chúng tôi hi vọng có thể sẽ tiếp
tục phát hiện, khai thác những đề tài khác gợi mở từ đề tài trên.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu lịch sử xã hội
Phương pháp thống kê phân loại
Phương pháp nghiên cứu loại hình
Phương pháp liên ngành
Phương pháp tiểu sử tác giả
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1. Khái niệm về tư duy thơ và thơ chơi Tản Đà
Chương 2. Cảm hứng chủ đạo và nhân vật trữ tình trong thơ chơi của Tản Đà
Chương 3. Thể loại, ngôn ngữ và biểu tượng trong thơ chơi của Tản Đà
10
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1. Khái niệm về tƣ duy thơ và thơ chơi Tản Đà
1.1. Khái niệm về tư duy thơ
1.1.1. Tư duy nghệ thuật
“Tôi tư duy, vậy thì tôi tồn tại” hoặc: “Tôi tư duy, nên tôi tồn tại” (tiếng
Latin: Cogito, ergo sum) là một phát biểu được René Descartes sử dụng đã trở
thành yếu tố nền tảng cho triết học Tây phương. Câu nói bất hủ và cũng là nguyên
lý chính trong học thuyết của ông - triết học duy lý với tinh thần hoài nghi – một
nguyên lý triết học đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, đặc biệt
là trong lối tư duy lý tính của người phương Tây, thậm chí trở thành một phong
cách sống của con người hiện đại. Tư duy là phạm trù triết học dùng để chỉ những
hoạt động của tinh thần. Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, tập 4 (NXB
Từ điển bách khoa. Hà Nội. 2005): “Tư duy là sản phẩm cao nhất của vật chất
được tổ chức một cách đặc biệt -Bộ não người Tư duy phản ánh tích cực hiện
thực khách quan dưới dạng các khái niệm, sự phán đoán, lý luận.v.v ” Theo triết
học duy tâm khách quan, tư duy là sản phẩm của “ý niệm tuyệt đối” với tư cách là
bản năng siêu tự nhiên, độc lập, không phụ thuộc vào vật chất. Theo triết học duy
vật biện chứng, tư duy là một trong các đặc tính của vật chất phát triển đến trình
độ tổ chức cao.
Trong cuốn Tư duy thơ và tư duy thơ Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Bá
Thành dẫn theo Từ điển triết học: “Tư duy là hoạt động nhận thức lý tính của con
người. Khí quan của tư duy chính là bộ óc người với một hệ thống tinh vi của gần
16 tỉ tế bào thần kinh”. Tư duy không chỉ là một sản phẩm của xã hội hay chỉ là
sản phẩm tự nhiên, mà là sản phẩm có tính tổng hòa của quá trình lịch sử nhân
loại. [57; 38]
Tư duy không chỉ là đối tượng nghiên cư
́
u cu
̉
a khoa học tâm ly
́
, triết
học…mà còn là đối tượng nghiên cư
́
u cu
̉
a lĩnh vư
̣
c nghệ thuật . Tư duy nghệ thuật
là phương thức sáng tạo của con người trong lĩnh vực nghệ thuật. Đặc trưng tư duy
là phản a
́
nh ca
́
c mối quan hệ cu
̉
a con người đối với thế giới kha
́
ch quan , quan hệ
11
con người với con người và quan hệ giữa ca
́
c sư
̣
vật hiện tượng. Tư duy nghệ thuật
trước hết được hiểu như một phương pháp tư duy phân biệt và đối trọng với tư duy
khoa học. Nếu như tư duy khoa học thiên về cái tất yếu, cái tất nhiên, cái nguyên
nhân thì tư duy nghệ thuật thiên về cái ngẫu nhiên. Có rất nhiều cách hiểu khác
nhau về tư duy nghệ thuật; tác giả Nguyễn Bá Thành đã cho rằng: “Tư duy nghệ
thuật là sự khôi phục và sáng tạo những biểu tượng trực quan, là sự hình tượng hoá
hiện thực khách quan theo nhận thức chủ quan. Tư duy nghệ thuật chịu sự chi phối
mạnh mẽ của thế giới quan và nhân sinh quan của người sáng tạo” [57; 36]. Tư
duy nghệ thuật một mặt là hoạt động nhận thức của nhà văn, là quá trình đấu tranh,
tìm tòi để nhận thức hiện thực và khái quát hiện thực một cách nghệ thuật theo
logic chủ quan, mặt khác tư duy nghệ thuật chính là quá trình nhận thức của độc
giả về tác phẩm nghệ thuật, có thể nói tư duy nghệ thuật là “dạng hoạt động trí tuệ
của con người hướng tới sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật”[57; 381] Tư
duy nghệ thuật kha
́
c với tư duy khoa họ c là: “Tư tưởng tình cảm không chỉ là năng
lượng của tư duy mà còn là đối tượng nhận thức của tư duy…” [57; 54].
Ngay từ khi xuất hiện, tư duy đã gắn liền với ngôn ngữ và được thực hiện
thông qua ngôn ngữ. Ngôn ngữ chính là cái vỏ hình thức của tư duy. Ở thời kỳ sơ
khai, tư duy đuợc hình thành thông qua hoạt động vật chất của con người và từng
bước được ghi lại bằng các ký hiệu từ đơn giản đến phức tạp, từ đơn lẻ đến tập
hợp, từ cụ thể đến trừu tượng. Hệ thống các ký hiệu đó thông qua quá trình xã hội
hóa và trở thành ngôn ngữ. Sự ra đời của ngôn ngữ đánh dấu bước phát triển nhảy
vọt của tư duy và tư duy cũng phụ thuộc và ngôn ngữ. Ngôn ngữ với tư cách là hệ
thống tín hiệu thứ hai trở thành công cụ giao tiếp chủ yếu giữa con người với con
người, phát triển cùng với như cầu của nền sản xuất xã hội cũng như sự xã hội hóa
lao động.
1.1.2. Tư duy thơ
Tư duy thơ là phương thư
́
c biểu hiện cu
̉
a tư duy nghệ thuật . “Tư duy thơ là
phương thức nhận thức và biểu lộ tình cảm của con người bằng hình tượng ngôn
ngữ”. Đặc điểm quan trọng nhất cu
̉
a tư duy thơ là sư
̣
thể hiện ca
́
i tôi trữ tình , cái
12
tôi cảm xúc , cái tôi đang tư duy… Cái tôi trữ tình trong thơ được biểu hiện dưới
dạng thư
́
c chu
̉
yếu là ca
́
i tôi trữ tình trư
̣
c tiếp và ca
́
i tôi trữ tình gia
́
n tiếp… [57;
59]. Do sự chi phối cu
̉
a quan niệm th ơ và phương pha
́
p t ư duy cu
̉
a từng thời đại
mà vị trí cu
̉
a ca
́
i tôi trữ tình có sự thay đổi nhất định. Thơ trữ tình coi trọng sư
̣
biểu
hiện cu
̉
a ca
́
i chu
̉
thể đến mư
́
c như là nhân vật số một trong mọi bài thơ. Tư duy thơ
phản a
́
nh những tình cảm cộng đồng và tư duy thời đại . Tìm hiểu tư duy thơ là tìm
hiểu sư
̣
vận động cu
̉
a hình tượng thơ. Tư duy thơ là “sự khôi phục và sáng tạo nên
các biểu tượng trực quan để biểu hiện tư tưởng và cảm xúc, nhưng không phải do
nhận thức cảm tính quyết định” [57; 61].
Tư duy thơ cơ bản cũng dựa trên ba yếu tố của hoạt động tư duy. Con
người/ nhà thơ là sản phẩm của tự nhiên và xã hội, là chủ thể của hoạt động tư
duy. Khi xem xét nhà thơ trong tư cách là con người xã hội thì yếu tố căn bản chi
phối mạnh mẽ đến tư duy nghệ thuật thơ chính là quan niệm nghệ thuật của nhà
thơ. Hiện thực khách quan là đối tượng của hoạt động tư duy. Đối với nhà thơ, nhu
cầu chính yếu nhất là giãi bày tâm trạng, thể hiện tư tưởng – tình cảm. Tư duy thơ
là phương thức nhận thức và biểu lộ tình cảm của con người bằng hình tượng ngôn
ngữ. Sự sáng tạo nghệ thuật không cần phải dâng lễ vật cho Nàng Thơ để cầu xin
như Platon đã nói, cũng không cần bất cứ nguồn gốc ngoại tại nào để thuyết minh
về sự linh cảm. Vì nguồn gốc của tính sáng tạo nghệ thuật là tính trực giác, hay
cũng gọi là trực giác thi ca. Tính trực giác ấy thể hiện rất rõ trong tư duy thơ của
Tản Đà.
Qua nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bá Thành, chúng tôi tiếp thu được hai
phương diện quan trọng trong tư duy thơ, đó là yếu tố cá nhân và yếu tố cộng
đồng: “Tư duy thơ phản ánh những tình cảm cộng đồng và tư duy thời đại”. Như
vậy, nghiên cứu thơ chơi của Tản Đà từ góc nhìn tư duy nghệ thuật, chúng tôi có
thể thấy được tư duy của người đương thời và bức tranh thời đại rộng lớn đầy biến
động mà nhà thơ sinh sống. Tác giả khẳng định: tìm hiểu tư duy thơ là tìm hiểu sự
vận động của hình tượng thơ. Sự vận động của hình tượng thơ vốn tuân theo sự
dẫn dắt của đường dây liên tưởng [57; 76]. Hình tượng thơ có thể là những biểu
13
tượng có tính khái quát cao, qua đó nhà văn thể hiện cái nhìn khái quát về cuộc
đời.
1.1.3. Sự chi phối của quan niệm thơ đối với tư duy thơ
Quan niệm “Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí” đã trở thành quan niệm chính
thống của văn học trung đại Việt Nam. Văn chương trung đại phải có một nội
dung xã hội nào đó và phải phục vụ cho mục đích xã hội cao cả. Nói như Nguyễn
Đình Chiểu: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút
chẳng tà”. Hầu hết các tác phẩm đều chứa đựng những nội dung răn dạy, giáo
huấn. Các tác giả văn học trung đại như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Nguyễn Du… đều đề cao nhân cách con người. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Bá
Thành, với quan niệm như thế, văn học trung đại thiên về tính lí tưởng, coi trọng
cổ nhân, coi thường hiện tại, coi trọng thiên nhiên, xem thường xã hội. Chính quan
niệm thơ ca đã chi phối tư duy thơ của các thi nhân. Đúng như nhà nghiên cứu
Nguyễn Bá Thành đã nhận xét: Hầu hết các nhà văn, nhà thơ của ta thời kỳ phong
kiến đều là những bậc trí thức, quan công khanh và sĩ đại phu, những người thông
thạo chữ Hán, họ làm văn như một sự thể hiện phẩm chất cao quý, sang trọng của
mình. “Bởi thế văn chương thường có tính cách cao quý, phong cảnh hùng vĩ,
thanh tao (núi sông, hoa cỏ, danh lam thắng cảnh) chứ ít khi tả đến cuộc sống, sinh
hoạt của kẻ bình dân, người lao động và những cảnh vật thông thường trông thấy
hàng ngày quanh mình (cảnh đồng áng, chợ búa, cày bừa, cấy gặt)”… [57; 137].
Tất cả những gì tác giả miêu tả đều chỉ để tượng trưng cho những điều lớn lao. Tư
duy thơ ca trung đại là tư duy hướng nội, các nhà thơ lấy cái tôi làm trung tâm
biểu biện, khoác lên sự vật hiện tượng những màu sắc chủ quan.
Quan niệm thơ sẽ chi phối cách nhìn, cách nghĩ của nhà thơ về cuộc đời.
Bên cạnh đó, cũng phải kể đến sự ảnh hưởng của yếu tố thời đại. Tác giả Nguyễn
Khuyến và Tú Xương có nhiều điểm tương đồng về tư duy thơ. Cả hai ông đều
khai thác cái hài, đều thiên về phê phán đạo đức, sự xuống cấp, lố lăng của cuộc
sống buổi giao thời. Nhưng Tú Xương, sinh ra và lớn lên ở đất Vị Hoàng nên thơ
của ông thiên về phản ánh cuộc sống thị dân, còn Nguyễn Khuyến gắn bó với
14
mảnh đất Yên Đổ, Bình Lục nên thơ ông nhắc nhiều đến tầng lớp quan lại và nông
dân. Tư duy thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương hướng tới chuyện đạo, nhưng đó là
cái đạo của thời nay, cái lỗi đạo của con người, của xã hội vào thời buổi đất nước
suy vi chứ không phải là cái “đạo” mà văn chương xưa nay phải “chở”. Với quan
niệm dùng văn chương để truyền bá tư tưởng độc lập và dân chủ, tư duy thơ của
Phan Bội Châu giai đoạn đầu chịu ảnh hưởng lớn của tư duy chính trị. Ở giai đoạn
cuối đời, tư duy nghệ thuật thiên về tư duy Nho giáo.
Tản Đà xếp thơ vào loại “văn chơi”, để đối lập với “văn vị đời”. Ảnh hưởng
của quan niệm văn học cũ ở Tản Đà biểu hiện rõ nhất trong cách phân biệt sáng
tác ra “văn chơi” và “văn vị đời”. Nếu nói Tản Đà vẫn còn ảnh hưởng của văn học
nhà Nho “thi dĩ ngôn chí” thì cái chí của Tản Đà là cái chí ăn chơi. Trong bài “Hầu
Trời” nhà thơ trình bày có văn thuyết lý là “Hai quyển “Khối tình”, văn chơi có
“Hai “Khối tình con”, “Đài gương”, “Lên sáu” văn vị đời… Cũng giống quan
niệm của các nhà thơ xưa, Tản Đà coi văn vị đời, văn có ích là những tác phẩm nói
về tư tưởng, đạo lý, có tác dụng giáo huấn như ông liệt kê ở trên. Với quan niệm
văn chương như thế, toàn bộ tư duy thơ của Tản đà đã ưu tiên cho loại “văn chơi”.
Ông “chơi ngông” ông “say”, ông “đưa thư cho người tình nhân”, ông biến thơ
thành các bài hát “xẩm”. Ông “hỏi gió”, ông “hầu trời”, để rồi thốt lên “thơ thẩn”,
“đời đáng chán” [57; 168]. Tản Đà đã báo hiệu sự đổi mới tư duy thơ Việt Nam
mà theo nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành, đó là “một bước phát triển mới của tư
duy hình tượng”. Thơ từ chỗ ráp từ ngữ theo khuôn cố định đã bung ra để biểu
hiện tình cảm tự do.
So với các giai đoạn thơ ca khác trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc thì
quan niệm về thơ và người làm thơ của thơ lãng mạn là quan niệm hoàn toàn mới
mẻ. Đó là quan niệm nghệ thuật vị nghệ thuật, khẳng định tính tối cao của nghệ
thuật. Quan điểm đó là mới mẻ so với lối thơ từ chương, thơ tĩnh vật, thơ vịnh, thơ
họa, đắm mình trong những điển cố đã sáo mòn có từ hàng mấy ngàn năm trong
lịch sử văn học Trung Quốc. “Với quan niệm ấy, tư duy thơ của các nhà thơ mới
15
chuyển sang một bước ngoặt, một bước nhảy trong quá trình phát triển chậm chạp
của tư duy thơ Việt Nam” [57; 175].
1.2. Thơ chơi như một “tiểu thể loại”
1.2.1. Thơ chơi là sự kết hợp giữa yếu tố trữ tình và yếu tố trào lộng
“Thơ chơi” là một khái niệm chưa hình thành thể loại, nên ở tên luận văn
chúng tôi có sử dụng dấu ngoặc kép (“thơ chơi”). Trong quá trình làm luận văn,
chúng tôi ghi nhận thơ chơi như một “tiểu thể loại” của thơ ca.
Có thể nói, chưa bao giờ, loại thơ vui, thơ chơi lại phát triển phong phú và
đa dạng như bây giờ. Theo tác giả Nguyễn Bá Thành, thơ chơi là loại thơ “mang
tính chất dân gian, tính chất trào lộng, tính khôi hài” [57; 584]. Thơ chơi, thơ vui
mà chúng tôi muốn nói tới đây là những bài thơ mang tính trào lộng, tự trào, đôi
khi có ý bông đùa, giễu nhại. Trong điều kiện hội nhập, tự do thì thơ chơi là biểu
hiện của tinh thần dân chủ, mặt khác nó thể hiện một xu hướng vui chơi, giải trí,
một trò tiêu khiển khá tiêu biểu của người Việt Nam. Đối tượng hướng tới của thơ
chơi rất phong phú đa dạng, đó có thể là toàn bộ thế giới tự nhiên hay thế giới con
người, có thể là xã hội hoặc thế giới tâm hồn sâu thẳm của chính con người. Nhiều
bài thơ chơi hiện đại viết về những đề tài mang màu sắc dân gian, về cuộc sống vợ
chồng hay tình yêu lứa đôi nhưng không thô tục mà thanh nhã, trong sáng. Tuy
nhiên thơ chơi ở đây không dừng ở thứ thơ thuần giải trí, thơ mua vui, mà tính
chất “chơi” thể hiện ở thái độ đứng cao hơn đời, nhìn cuộc sống bằng con mắt của
một người nắm rõ quy luật, sự biến thiên của cuộc sống, chứ không phải là thứ thơ
của một kẻ tập tành văn chương. Chính vì thế chúng tôi xác định, Thơ chơi ở ranh
giới giữa trào phúng và trữ tình. Thơ chơi mang tính chất uy-mua (humour) có
mức độ phê phán nhẹ nhàng, chủ yếu gây cười, mua vui. Nó khác cái nghịch dị ở
tính chất kín đáo, thâm trầm, không lộ liễu, khác cái châm biếm ở mức độ nhẹ
nhàng, đùa vui, thiện ý. Thơ chơi đối lập với thơ vị đời, thơ chơi giải phóng con
người khỏi những ràng buộc, những khuôn khổ, đạo đức, lễ giáo, để con người
được là chính mình. “Chơi” hay thơ chơi là sản phẩm của trí tuệ con người, là dấu
hiệu của tài năng và biểu hiện của tinh thần lạc quan. Người viết khéo léo, nhẹ
16
nhàng vạch ra các mâu thuẫn, tạo ra cái cười bất ngờ, giúp người đọc nhận ra sự
trớ trêu của tình huống, mỉm cười nhận ra sự đúng sai của tình huống. Chơi thơ là
một cách để người nghệ sĩ tìm kiếm ý nghĩa sự tồn tại của chính mình, qua đó thể
hiện tài năng người nghệ sĩ.
Thơ chơi ở cấp độ thấp nhất là những bài chế nhạo, những lời bông đùa hóm
hỉnh, mượn lời của những bài thơ nổi tiếng nhằm mang đến sự hài hước, giải trí.
Những bài thơ này thường lấy những mô – típ mở đầu trong ca dao, trong những
bài thơ nổi tiếng để “nhại” lại nhằm đem đến một tiếng cười sảng khoái, hài hước.
Bài thơ sau nhại bài “Hai sắc hoa ti gôn” của T.K.Kh:
“Nếu biết rằng em sắp lấy chồng
Anh về bắt vịt nhổ sạch lông
Tiết canh làm được vài ba đĩa
Mượn rượu cho nguôi vết thương lòng
Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Dại gì mà nghĩ “Thế là xong!”
Email cứ viết, phone cứ gọi
Cũng có ngày em… ly dị chồng”
[57; 590], (Dẫn theo cuốn sách của tác giả Nguyễn Bá Thành)
Những bài thơ này không nhằm chế giễu, cười nhạo mỉa mai đối tượng mà chủ
yếu đem đến cho người đọc một không khí mới khác với văn bản gốc, từ đó tạo
nên tính chất giải trí nhẹ nhàng. Có loại thơ chơi không phải mang tính dân gian,
tính truyền miệng, mà là có tên tuổi tác giả, có tuyên ngôn của tác giả. Nhà Thơ
Hữu Ước có viết lời đề từ cho tập thơ chơi của mình:
“Ngẫm mình mỏng sức nông tài
Thơ chơi làm tặng con vài ba câu”
Thơ chơi chính là nơi để thi nhân làm nhẹ đi những nỗi đau nhân tình. Ở
trong thơ, tạm thời thi nhân quên đi những bể dâu cuộc đời để đắm mình trong thế
giới của nghệ thuật. Với khía cạnh này, thơ chơi đã hoàn thành “sứ mệnh” chức
năng của nó, đó là chức năng giải trí. Ở góc độ khác, thơ chơi lại thể hiện cái nhìn
17
sắc sảo của tác giả về cuộc đời. Thi nhân viết để “chơi”, “chơi văn ngâm chán lại
chơi trăng”… nhưng cái “chơi” ấy không chỉ là cái sự chơi bời, hưởng thụ đơn
thuần, hay là cái nhìn thờ ơ mà “chơi” ở đây đôi khi lại là “nỗi đau thế sự” được
thi nhân gói ghém cẩn thận trong lớp vỏ ngôn từ. Như vậy, ta có thể thấy, thơ chơi
không chỉ dừng lại ở sự giải trí, mà nó thể hiện một cách sống, một kiểu hoạt động
trí tuệ của tác giả. Thơ chơi không chỉ xuất hiện như một loại sáng tác, một “tiểu
thể loại”, một “chủng loại”, mà nó như là một thứ gia vị, một hoạt chất mới có rất
nhiều trong các sáng tác thơ hiện nay. Từ các nhà thơ nổi tiếng đến các nhà thơ
mới xuất hiện, “thơ chơi và chơi thơ như là một nét hào hoa của thi nhân, thi sĩ
thời nay” [57; 593]. Thơ chơi đã phá vỡ cái không khí diễn ngôn, đại ngôn, đại tự
sự của những chính khách mà đi vào trạng thái hồn nhiên đời thường để thực sự
giao lưu, trao đổi một cách thân thiên và hiệu quả, bỏ qua mọi cản trở có tính
ngoại giao, xã giao để hòa nhập, thậm chí hòa tan cái tôi vào trong một cái ta có
tính chất phường hội. Và ở đó thơ chơi mang màu sắc của lễ hội carnaval rất rõ.
Con người, cả tác giả và độc giả đều bị cuốn vào một không gian thân mật, thậm
chí suồng sã. Và nhờ đó, thơ được kéo lại gần hơn với cuộc đời. Không chỉ có thi
nhân mới làm được thơ, người có học mới đọc được thơ mà thơ chơi “mở cửa tự
do” cho mọi đối tượng. Chính vì thế, một chức năng quan trọng của thơ chơi chính
là giải trí, sự giải trí vừa là đối với tác giả, vừa là đối với độc giả. Nhưng ngay
trong sự “dường như không nghiêm túc” ấy ẩn chứa những thái độ nghiêm túc,
đáng suy nghĩ về cuộc đời, nhân sinh, về các mối quan hệ. Do đó, thơ chơi là một
bài học có ý nghĩa sâu sắc, nhưng mang màu sắc châm biếm nhẹ nhàng về các giá
trị trong cuộc sống để từ đó, độc giả có thể tự “soi gương” chính mình.
Thơ chơi không đả kích hay châm biếm sâu cay đối tượng, mà thơ chơi chỉ
như một tiếng cười hóm nhẹ, thể hiện thái độ vô tư, hài hước của tác giả trước
cuộc đời. Vì thế, thơ chơi nằm trên ranh giới của thơ trào phúng và thơ trữ tình.
Trào lộng và trữ tình là một nét tiêu biểu của tính cách Việt Nam đã được biểu
hiện trong văn học dân tộc. “Trữ tình là tình cảm chứa chất, con người trữ tình là
con người sống giàu tình cảm” [56, 246]. Trong khi đó, trào phúng là tiếng cười
18
bông đùa, khôi hài, giải trí. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành, “về phương
diện mĩ học, cái cười được coi là khoái cảm của thắng lợi, khoái cảm của trí tuệ”
[56, 255]. Thơ chơi Tản Đà mang hai yếu tố quen thuộc của tính cách Việt, thơ ca
Việt. Tuy nhiên, trong thơ chơi, yếu tố trữ tình đậm đặc hơn yếu tố trào lộng. Như
vậy, thơ chơi - những vần thơ khoáng hoạt mang chức năng chính là giải trí với
tính uy – mua và giễu nhại nhẹ nhàng không nhằm lật đổ đối tượng mà chủ yếu
gợi cho người đọc một cách nhìn nhận khác về cuộc sống, nhân sinh. Thơ chơi
mang mục đích chủ yếu là giải tỏa tâm lý của người cầm bút, họ dạo chơi trong
câu chữ để tìm kiếm chính mình. Người đọc tìm đến với thơ chơi cũng mong
muốn được hưởng thụ và đắm chìm trong một cuộc chơi thực sự.
1.2.2. Thơ chơi trong văn học dân gian và trong văn học bác học truyền
thống
Trong xã hội đấu tranh giai cấp, đấu tranh tư tưởng, người ta thường xếp thơ
trào phúng vào loại thơ chống phong kiến, thơ phê phán hiện thực xã hội… Những
bài dân ca trữ tình, những lời ghẹo, những câu hát giao duyên của trai gái dưới ánh
trăng, bên cối gạo đều được xếp vào văn học dân gian. Theo chúng tôi, đây chính
là những nhân tố tiền đề của thơ chơi. Rõ ràng, dân gian ta xưa rất có ý thức
hưởng thụ cuộc sống, mượn thơ để thỏa sức “chơi”. Cuộc đời thực với quá nhiều
vất vả đắng cay đã thôi thúc họ phải “dạo chơi” trong những vần thơ để tạm quên
đi nỗi nhọc nhằn, vì thế, những vần thơ người lao động làm ra mang tính giải trí
đơn thuần, để gây cười là chính. Tác giả Nguyễn Bá Thành khẳng định: “Có thể
nói trữ tình và trào lộng là hai khả năng, hai nét tiêu biểu của tính cách Việt Nam”
[57; 585] Trong văn hóa dân gian, số lượng các truyện tiếu lâm, truyện cười và thơ
trào lộng chiếm một tỉ lệ lớn. Những vần thơ chơi dân gian ấy đã phản ánh nét
sinh hoạt và tư duy, tâm lí của người Việt. Bên cạnh đó, văn học dân gian còn có
những bài ca dao mang màu sắc chế giễu nhẹ nhàng:
“Chồng người bể Sở sông Ngô
Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần”
19
Người xưa không ném cái nhìn khinh bỉ, miệt thị hay chế giễu những người đàn
ông hèn yếu, mà lời thơ nhẹ nhàng chỉ như lời nhắc nhở khéo léo. Với những hình
ảnh so sánh tương phản độc đáo giữa “chồng em – chồng người” và thủ pháp nói
quá “rang ngô cháy quần, sờ đuôi con mèo”, dân gian đã khắc họa hết sức ấn
tượng bức chân dung những anh chồng yếu đuối, lười nhác. Những bài ca dao đã
thể hiện cái nhìn phóng khoáng, hài hước của tác giả dân gian về đủ loại đối tượng
trong cuộc sống, từ người vợ, người chồng đến bà già, ông lão, thậm chí là cậu học
trò:
“Học hành ba chữ lem nhem
Thấy gái thì thèm như chửa thèm chua”
Dân gian không cay nghiệt, không đả phá, lời thơ như chơi, như bông đùa ấy đã
tạo nên tiếng cười sảng khoái nơi người thưởng thức. Bên cạnh đó, văn học dân
gian còn mang nội dung hài hước, cười những người phụ nữ thiếu đoan chính:
“Hai tay cầm hai quả hồng,
Quả chát phần chồng, quả ngọt phần trai.
Đêm nằm vuốt bụng thở dài,
Thương chồng thì ít, nhớ trai thì nhiều”
Các cặp hình ảnh tương phản đối lập “Quả chát phần chồng, quả ngọt phần trai”
hay “Nhớ chồng thì ít, nhớ trai thì nhiều” đã làm bật lên tiếng cười. Những vần ca
dao này đã thể hiện xu hướng vui chơi giải trí, một trò tiêu khiển khá tiêu biểu đối
với người dân Việt Nam. Nó tạo nên tiếng cười giải trí, mua vui. Những tiếng cười
như thế rất cần trong cuộc sống lao động vốn đã nhọc nhằn cực khổ của họ. Những
lời ca cất lên trong môi trường lao động nhọc nhằn, trong hoàn cảnh sống khó
khăn giống như một dòng nước tươi mát, tưới đẫm tâm hồn của người dân cùng
khổ. Chính những vần ca ấy đã giúp họ tạm quên đi nỗi cực khổ để hòa mình vào
bầu không khí tươi vui, lạc quan. Và phải chăng đây là môi trường đầu tiên hình
thành nên những vần thơ chơi, thơ vui. “Những lời nói bông đùa như vậy, Kho
tàng ca dao người Việt đã thống kê được 54 bài”. [56, 256]
20
Bên cạnh đó còn có những lời thơ châm biếm nhẹ nhàng hoặc phê phán
những thói hư tật xấu của con người trong xã hội, giúp con người nhận ra những
thói hư tật xấu của mình để từ đó sửa đổi. Lời thơ không nặng nề mà vẫn mang giá
trị giáo dục, cảnh báo sâu sắc. Chính vì thế đây là một ưu thế giúp những vần thơ
ấy có sức sống và sức lưu truyền mạnh mẽ trong nhân dân:
- Ầu ơ…
Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh dài cha nhậu đủ cả năm canh.
Đặc biệt có những lời ca dao hiện đại lên án những tệ nạn xã hội: cờ bạc, đỏ đen,
lô đề… một cách nhẹ nhàng:
Sáng trăng chiếu trải hai hàng
Bên anh “xập xám” bên nàng “tiến lên”
“Quan nhất thời, dân vạn đại” – câu nói đã khẳng định sự trường tồn, sức sống bền
bỉ của những thành quả lao động của “dân”. Văn học dân gian trải qua bao thăng
trầm của lịch sử vẫn tồn tại và phát triển. Bản thân dòng văn học dân gian ấy đã tự
định hình, hình thành một lối thơ chơi riêng, độc đáo và hấp dẫn, trở thành những
vần thơ của vạn nhà. Nói như vậy không có nghĩa là thơ chơi chỉ xuất hiện trong
văn học dân gian mà thơ chơi còn hình thành như một “tiểu thể loại” của văn học
bác học truyền thống.
Trong xã hội phong kiến, với dòng văn học chính thống quan trường, thơ
chơi bị hạn chế bởi quan niệm muôn thuở: “Thi dĩ ngôn chí, văn dĩ tải đạo”. Ngay
từ thế kỉ XV, xu hướng thơ chơi đã manh nha xuất hiện trong những sáng tác và
quan niệm của hội Tao Đàn. Bên cạnh lòng tự hào dân tộc, thơ của hội Tao Đàn
cũng thể hiện tình yêu với thiên nhiên, các nhà thơ trong hội vịnh thiên nhiên theo
những đề tài nhất định như vịnh bốn mùa, vịnh 12 tháng, vịnh năm canh, vịnh đào
nguyên bát cảnh Ngoài ra thơ của hội Tao Đàn cũng đề cập đến cả tình yêu lứa
đôi hay quyền bình đẳng của người phụ nữ trong xã hội, đây là lần đầu tiên đề tài
này xuất hiện trong văn học Việt Nam. Trong thơ ca trung đại có thể nói các thi
21
nhân chưa được chơi và chơi hết mình bởi họ bị ràng buộc bởi thứ luật lệ khắt khe
của quan niệm phong kiến.
Làm thơ ở thời cổ điển, về cơ bản, là chinh phục luật lệ của thể loại; luật
ngặt nghèo, nhiều sức ép là phép thử sự tinh vi, thiện nghệ của nhà thơ như “một
người thợ trong xưởng thợ của mình” (Trần Đình Sử) (Dẫn theo 29). Do đó, trong
văn học trung đại, chơi thơ là gắn với thú “trà dư tửu hậu”. Thi nhân chơi thơ và
làm thơ nhưng vẫn bị gò bó trong những khuôn khổ, luật lệ nhất định chứ chưa
được giải phóng cái tôi ra ràng buộc của lễ giáo phong kiến. Khi ý thức cá nhân
phát triển, các nhà thơ có xu hướng chơi ngông với đời và từ đó, thơ chơi mới xuất
hiện. Chữ “chơi” xuất hiện với tần số cao trong sáng tác của những gương mặt tải
tử tiêu biểu như Nguyễn Công Trứ, Tản Đà… Nói đến thú chơi, thơ chơi, không
thể không nhắc đến một trong những người khởi đầu, có công tiên phong, đó chính
là Nguyễn Công Trứ. Đặt sáng tác của Nguyễn Công Trứ trong một bối cảnh văn
học văn hoá rộng hơn, ta sẽ thấy thái độ đề cao thú chơi của ông có một ý nghĩa
tích cực, vượt lên cái khuôn khổ đạo lí “khắc kỉ, phục lễ” khô cứng và hẹp hòi.
Nếu như sách thánh hiền xưa đề cao, ca ngợi người quân tử ở sự chăm lo đạo đức
cao thượng mà hạ thấp kẻ tiểu nhân ở chỗ chỉ lo ăn sung mặc sướng thì Nguyễn
Công Trứ lại xem trọng cả hai. Nếu người xưa chủ trương sống khổ hạnh theo kiểu
an bần lạc đạo, khắc kỉ phục lễ, trên kính dưới nhường thì Nguyễn Công Trứ lại
xem cuộc đời này là một cuộc chơi. Chính ở điểm này, Tản Đà đã gặp tiền bối
Nguyễn Công Trứ. Có thể nói rằng đằng sau ngôn ngữ mang hình thức nhà Nho
kia, Nguyễn Công Trứ đã gửi gắm vào đấy cái ý thức cá nhân mới mang quan
niệm nhân sinh tích cực. Bởi thế Nguyễn Công Trứ đã từng phát biểu một cách
thẳng thắn rằng: Thuỳ năng thế thượng vong danh lợi
Tiện thị nhân gian nhất hóa công
(Trên đời ai quên được danh lợi, hẳn chỉ có mình ông trời)
Coi cuộc đời này như một túi tiền hữu hạn mà mãi đến năm 42 tuổi vẫn chưa
thành đạt gì, “Nhân sinh ba vạn sáu nghìn thôi/ Vạn sáu tiêu nhăng hết cả rồi”,
còn quá nhiều việc phải làm, nên ông :