Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Thơ Du Tử Lê dưới góc nhìn tư duy nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1010.24 KB, 105 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







TRẦN THỊ NHƢ NGỌC






THƠ DU TỬ LÊ
DƢỚI GÓC NHÌN TƢ DUY NGHỆ THUẬT







LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Lí luận văn học












HÀ NỘI - 2012

2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







TRẦN THỊ NHƢ NGỌC





THƠ DU TỬ LÊ
DƢỚI GÓC NHÌN TƢ DUY NGHỆ THUẬT






Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20






Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Diêu Thị Lan Phƣơng







HÀ NỘI - 2012

3
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4
NỘI DUNG 11
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TƢ DUY NGHỆ THUẬT 11
VÀ QUAN NIỆM THƠ CỦA DU TỬ LÊ 11

1.1. Một số vấn đề lý luận về tƣ duy nghệ thuật 11
1.1.1. Quan niệm về tư duy 11
1.1.2. Quan niệm về tư duy nghệ thuật, tư duy thơ 14
1.2. Nhà thơ Du Tử Lê 20
1.3. Quan niệm nghệ thuật của Du Tử Lê 23
Tiểu kết chương 1 34
Chƣơng 2: CÁI TÔI TRỮ TÌNH VÀ MỘT SỐ BIỂU TƢỢNG 35
ĐẶC SẮC TRONG THƠ DU TỬ LÊ 35
2.1. Cái tôi trữ tình trong thơ Du Tử Lê 35
2.1.1. Khái niệm cái tôi, cái tôi trữ tình trong thơ 35
2.1.2. Nội dung cái tôi trữ tình trong thơ Du Tử Lê 37
2.2. Biểu tƣợng trong thơ Du Tử Lê 50
2.2.1. Biểu tượng trong tư duy thơ 50
2.2.2. Những biểu tượng đặc sắc trong thơ Du Tử Lê 53
Tiểu kết chương 2 70
Chƣơng 3: NGÔN NGỮ THƠ DU TỬ LÊ 71
3.1. Ngôn ngữ trong tƣ duy thơ 71
3.2. Ngôn ngữ thơ Du Tử Lê 74
3.3. Nhạc tính trong thơ Du Tử Lê 82
Tiểu kết chương 3 93
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98









4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nổi tiếng với lĩnh vực thơ tình ở miền Nam từ trước giải phóng, Du Tử
Lê còn được xem là một trong những tác giả có thơ được phổ nhạc nhiều
nhất. Những bài hát như Ơn em, Trên ngọn tình sầu (Từ Công Phụng), Khúc
Thụy Du (Anh Bằng), Kiếp sau xin giữ lại đời cho nhau, Tình sầu Du Tử Lê
(Phạm Duy) đã đi vào lòng người yêu nhạc nhiều thế hệ.
Sau giải phóng, Du Tử Lê định cư ở nước ngoài (Mỹ). Trong thời gian
này, thơ Du Tử Lê đã được giới thiệu rải rác trở lại trong nước qua các bài
viết đặc sắc của các nhà phê bình như Thanh Thảo, Phạm Xuân Nguyên, Trần
Mạnh Hảo gây được chú ý trong công luận.
Du Tử Lê sống giữa thời kì đất nước có nhiều biến động, cùng với
những biến cố xảy ra trong cuộc sống cá nhân đã tác động mạnh mẽ đến con
người, hành động và nhất là tâm lí nhà thơ. Du Tử Lê là một hiện tượng thơ
tương đối phức tạp, những đặc trưng cho thi ca của người nghệ sĩ đặc biệt này
cho đến nay vẫn còn là một ẩn số. Đương thời, con người Du Tử Lê và những
đóng góp của Du Tử Lê về thơ đã chịu không ít sự từ chối, từ phía người đọc
và cả giới phê bình thơ. Suốt hai giai đoạn văn học, miền Nam 1954-1975 và
hải ngoại, Du Tử Lê đã có những đóng góp trong việc cách tân, thử nghiệm
làm mới thi ca qua chính sáng tác của mình, nhưng sự đón nhận hình như
không được đồng đều và không được giới làm văn học nói đến một cách công
bằng. Trước 1975, ông được giải Văn học nghệ thuật toàn quốc năm 1973 ở
bộ môn thơ. Tuy nhiên, tên tuổi Du Tử Lê không được nhắc tới nhiều. Bộ Văn
học miền Nam của Võ Phiến chỉ nhắc qua loa tên của Du Tử Lê hai lần, trong
khi một bài thơ của một nữ sinh đăng báo Tết của trường trung học cao
nguyên đã được Võ Phiến ghi nhận như một đóng góp đáng ghi vào văn học

5
sử. Bù lại, từ hai thập niên trở lại đây, đã có những nghiên cứu, trình bày và

giới thiệu thơ ông.
Hiện nay, dưới ánh sáng của thành tựu lí luận văn học đã dần mở ra
những cách đọc, cách hiểu mới, khả dĩ tiếp cận thơ Du Tử Lê. Qua đó, những
luận điểm quan trọng trong quan niệm và quá trình sáng tạo của nhà thơ đã
được nhìn nhận một cách khách quan, khoa học. Tuy nhiên, việc xem xét,
đánh giá đầy đủ giá trị thơ văn và vị trí của tác giả này trong tiến trình phát
triển văn học Việt Nam nói chung vẫn chưa nhiều so với tài sản thơ ca mà
ông sáng tác. Thiếu những công trình nghiên cứu thật sự công phu, toàn diện,
đánh giá đầy đủ những thành tựu, đóng góp của Du Tử Lê cho thơ ca dân tộc.
Hơn nữa, văn học miền Nam là một bộ phận không thể tách rời của nền
văn học dân tộc. Tuy nhiên, nghiên cứu về mảng văn học nhiều vấn đề này
hiện nay còn yếu và thiếu những công trình tầm cỡ, chuyên sâu. Thơ Du Tử
Lê nói riêng và Văn học đô thị miền Nam 1954 - 1975 nói chung cần có được
những công trình nghiên cứu với cái nhìn thỏa đáng, đúng đắn và khách quan.
Một cách biệt lập, các nhà nghiên cứu văn học miền Nam giai đoạn 1954 -
1975 và các cây bút nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam ở nước ngoài từ
sau 1975 đến nay đã có những đóng góp không nhỏ vào nền văn học nước
nhà. Những công trình nghiên cứu giàu tính khoa học sẽ giúp người đọc có
cái nhìn xuyên suốt, thấu đáo về bộ phận văn học này cũng như toàn bộ lịch
sử văn học Việt Nam nói chung.
Từ những hấp dẫn và cả thách thức khi tiếp cận thơ Du Tử Lê, người
viết quyết định lựa chọn đề tài: Thơ Du Tử Lê dƣới góc nhìn tƣ duy nghệ
thuật, mong đóng góp một phần vào những công trình nghiên cứu về thơ ông.
2. Lịch sử vấn đề
Du Tử Lê là một hiện tượng phức tạp, có nhiều tranh cãi trái chiều cả
trong và ngoài nước về con người đời thường cũng như con người thơ ca.

6
Tại hải ngoại, Du Tử Lê đã và đang có những thành công nhất định:
Cho tới hôm nay, ông là nhà thơ châu Á duy nhất được phỏng vấn và

có thơ đăng trên hai nhật báo lớn của Hoa Kỳ: Los Angeles Times (1983) và
New York Times(1996). Thơ ông cũng đã và đang được đưa vào giảng dạy,
làm tài liệu nghiên cứu, đọc thêm tại một số trường đại học Hoa Kỳ và châu
Âu.
Năm 1998, nhà xuất bản W. W. Norton, New York đã chọn Du Tử Lê
vào một trong năm tác giả Việt Nam để in vào phần "Thế kỉ 20: thi ca Việt
Nam" khi tái bản tuyển tập World Poetry An Anthology of Verse From
Antiquity to Our Present Time (Tuyển tập Thi ca thế giới từ xưa đến nay).
Trong cuốn Understanding Vietnam, tác giả, giáo sư Neil L. Jamieson
đã chọn dịch một bài thơ của Du Tử Lê viết từ năm 1964. Cuốn sách này sau
trở thành tài liệu giáo khoa, dùng để giảng dạy tại các đại học Berkeley,
UCLA, và Cambridge, London.
Giới nghiên cứu tại hải ngoại đã có nhiều bài phê bình khá sắc sảo, cho
thấy sự quan tâm đối với thơ Du Tử Lê, đáng chú ý có các bài viết:
- Du Tử Lê, màu-xanh-vàng-phai (Đặng Phú Phong)
- Du Tử Lê - Người tình thủy chung với văn chương (Thái Tú Hạp)
- Hứng nhạc trong thơ Du Tử Lê (Lê Văn)
- Một thoáng bâng khuâng với thơ Du Tử Lê (LM Trần Cao Tường)
- Phỏng vấn nhà thơ Du Tử Lê (Trường Đinh)
- Thơ Du Tử Lê: Hiện tượng và Thể loại (Nguyễn Vy Khanh)
- Tính vỡ vụn của thời đại trong lục bát Du Tử Lê (Vương Thành)
Những bài viết này đã đưa ra những đánh giá khoa học về con người
cũng như thơ ca Du Tử Lê. Thái Tú Hạp trong bài viết Du Tử Lê - Ngƣời tình
thủy chung với văn chƣơng đã ca ngợi: “Du Tử Lê, chàng lãng tử đã ăn ở thủy
chung với văn chương Việt Nam lâu dài nhất. Với văn chương, Du Tử Lê

7
chưa hẳn là nơi chốn giải sầu, tạm quên lãng những phù trầm nhân thế, những
giải tỏa niềm đau khoảnh khắc, là cõi tịnh an sau những miệt mài xông xáo
vào cuộc sống đầy khói xe và tiếng động. Văn chương Du Tử Lê hiện thực,

đầy tim óc và tủy xương tận tình như một nghiệp dĩ. Bóng với hình đeo đuổi
nhau đến suốt một đời” [30]. Trong khi đó nhà văn Mai Thảo nhận định:
“Tiếng thơ Du Tử Lê bây giờ theo tôi là tiếng thơ vô địch. Hắn bỏ lại sau lưng
những người cùng thời: Trong sự bỏ lại phía sau đó, có cả tôi nữa. Tôi ví
tiếng thơ Du Tử Lê là tiếng thơ Ao Vàng. Và ngôi vị vô địch của Du Tử Lê,
tôi nghĩ khó ai có thể theo kịp hoặc thay thế nổi”.
Trên tạp chí Văn Học số Xuân, đề tháng 1 năm 1975, nhà văn Lê Huy
Oanh, trong nhóm Sáng Tạo đã có một bài viết nhìn nhận nỗ lực cách tân thể
thơ lục bát của nhà thơ Du Tử Lê. Đó là chủ trương chia lại nhịp đi của lục
bát. Trước Du Tử Lê lục bát được xây dựng trên nhịp chẵn hay nhịp 2 đều.
Du Tử Lê chủ trương mang nhịp lẻ, hay nhịp chỏi đến cho lục bát. Thử
nghiệm này ông đã bắt đầu từ năm 1966 với bài Bài cuối 66, đăng trên tạp chí
Văn, 1966, xuất bản tại Sài Gòn.
Sau đó, trong một bài viết đăng tải trên tạp chí Thế Kỷ 21, số 29 đề
tháng 9 năm 1991, nhà thơ Nguyên Sa viết: “Tôi biết thơ Du Tử Lê thật hay,
lúc ở Việt Nam, tôi thấy Du Tử Lê làm thơ được, những năm đầu ở Mỹ, tôi
thấy thơ Lê hay hơn trước. Bây giờ tôi nghĩ rằng Du Tử Lê đã đi xa hơn
những người làm thơ cùng thời với anh một quãng đường trông như gang tấc
mà trong thơ, xa vạn dậm.”
Nguyễn Vy Khanh trong Thơ Du Tử Lê - Hiện tƣợng và thể loại viết:
“Du Tử Lê đã liên tục thử nghiệm, canh tân, suốt cuộc đời làm thơ và có vẻ
không lùi bước! Ông muốn làm mới ngôn ngữ, biến hóa cấu trúc, cách đặt
câu, chấm câu, làm mới cách diễn tả thơ (và văn) trên trang giấy, đem thị giác
mới đến với thơ”.

8
Những nhận xét trên, phần nào đã đề cao thơ ca Du Tử Lê, đánh giá vai
trò quan trọng của ông trong nền thi ca miền Nam Việt Nam 1954-1975 và
cho đến tận hôm nay.
Tuy nhiên, Du Tử Lê không được hoan nghênh và biết đến nhiều ở

trong nước. Điển hình là vào ngày 18-8-2005, báo Công an thành phố Hồ Chí
Minh đã đăng bài Bộ mặt ngạo mạn của Du Tử Lê của hai tác giả Trọng Đức
và Lê Nguyễn, phản hồi cho việc Nhà xuất bản Văn nghệ xuất bản tập thơ Du
Tử Lê, với nhiều ý kiến công kích cả về thơ ca lẫn con người của ông.
Du Tử Lê là một hiện tượng thơ vô cùng đặc biệt. Và dù khen hay chê,
người đọc vẫn không thể phủ nhận một điều rằng Du Tử Lê và thơ ông vẫn là
cả một dấu hỏi lớn cần được khám phá. Các bài phê bình về thơ Du Tử Lê
đều là những ý kiến khoa học nghiêm túc, xác đáng, nhưng phần nhiều vẫn
chỉ dừng lại ở các nhận diện lẻ tẻ, thiếu tính chất hệ thống. Sự cần thiết phải
tiếp cận tác phẩm Du Tử Lê trên phương diện văn bản, đi sâu tìm hiểu những
quan niệm và cách tân thơ ông hứa hẹn cần sự ra đời của những công trình
khoa học chuyên sâu hơn.
3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Nhiệm vụ chính của luận văn là nghiên cứu quan niệm thơ Du Tử Lê,
thế giới nghệ thuật thơ Du Tử Lê để tìm hiểu tư duy thơ của tác giả, từ đó
nhận diện những thay đổi đó đã tác động nên nội dung cái tôi trữ tình, biểu
tượng cũng như hình thức sáng tạo nghệ thuật trong thơ ông như thế nào.
Với đề tài này, đối tượng nghiên cứu của luận văn là thơ Du Tử Lê
trước năm 1975, đặt trong dòng chảy của văn học dân tộc, trong sự so sánh,
đối chiếu với những nhà thơ khác (cùng thời).
Sự nghiệp sáng tác của Du Tử Lê rất đa dạng, bao gồm cả truyện ngắn,
tiểu thuyết, tùy bút, hồi kí, truyện thiếu nhi và thơ. Trong khuôn khổ luận văn
này, người viết sẽ chỉ tập trung nghiên cứu đặc điểm tư duy thơ Du Tử Lê

9
trong những sáng tác của ông trước năm 1975. Cụ thể là 5 tập thơ đã xuất bản
trong nước:
1. Thơ Du Tử Lê (1964);
2. Tình khúc tháng 11 (1965);
3. Tay gõ cửa đời (1967);

4. Thơ Du Tử Lê (1967-1972);
5. Đời mãi ở phƣơng Đông (1974).
Sau năm 1975, Du Tử Lê định cư ở hải ngoại. Thời gian này ông đã có
một khối lượng tác phẩm khá đồ sộ: Ở chỗ nhân gian không thể hiểu (1989);
Đi với về, cũng một nghĩa nhƣ nhau (1991); Chấm dứt luân hồi: em bƣớc ra
(1993); Nhìn nhau chợt thấy ra sông núi (1994); Thơ tình (1996); Sông núi
ngƣời thơm nỗi nhớ nhà (1996); Chỉ nhƣ mặt khác tấm gƣơng soi (1997);
Hoa nào tin quả đắng đến không ngờ (1999); Vì em, tôi đã làm sa di (2001);
Toàn tập thơ Du Tử Lê I (1964-1975,) thơ. HT Productions xb, 2002; Qua
môi em: tôi thở biết bao đời, thơ thiền tính tập 2. HT Productions xb, 2004.;
(Nếu cần,) hãy cho bài thơ một tên gọi, thơ. HT Productions xb, 2006; Toàn
tập thơ Du Tử Lê II (1975-1993,) thơ. HT Productions xb, 2007; Mất hay còn,
chƣa hẳn khác nhau đâu (thơ thiền tính tập 3). HT Productions, 2008; Lại
chuyện vãn, (lần này, ít thôi,) với bệnh ung thƣ, thơ. HT Productions xb.
2008; …).
Những sáng tác ở hải ngoại vận động theo một hướng khác, một phần
nằm ngoài quỹ đạo thơ trước giải phóng của Du Tử Lê nên người viết sẽ
không khảo sát, trong quá trình nghiên cứu chỉ sử dụng để so sánh, đối chiếu,
nhận diện những thay đổi trong thơ ông.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Những phương pháp chủ yếu được người viết sử dụng trong quá trình
nghiên cứu bao gồm:

10
- Phương pháp lịch sử - xã hội: đặt đối tượng trong tiến trình lịch sử,
chú ý đặc trưng của thể loại nghiên cứu để xem xét quá trình sáng tác qua các
thời kì khác nhau của Du Tử Lê, chỉ ra sự vận động, chuyển đổi tư tưởng
cũng như phương thức biểu hiện, từ đó tìm hiểu những đóng góp riêng của tư
duy thơ Du Tử Lê đối với văn học dân tộc.
Đánh giá Du Tử Lê và các vấn đề của thơ Du Tử Lê trong sự gắn kết

với hoàn cảnh của cá nhân, dân tộc và thời đại mà Du Tử Lê sống để thấy
được sự tác động của lịch sử lên một đời thơ và cách thức phản ứng đặc biệt
của Du Tử Lê.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu: so sánh thơ Du Tử Lê với thơ của
các tác giả cùng thời để tìm ra những nét chung mang tính thời đại và những
nét đặc sắc, riêng biệt, độc đáo cùng những biến đổi trong tư duy thơ Du Tử
Lê. Mặt khác so sánh Du Tử Lê với chính Du Tử Lê để thấy được sự đổi mới
liên tục của ông trong suốt chặng đường thơ.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: vận dụng những quan điểm triết
học, mỹ học, tâm lý học Mác - Lênin để thấy được mối giao thoa giữa khoa
học, nghệ thuật và thơ ca; từ sự phân tích cụ thể tác phẩm, người viết tổng
hợp khái quát để có những kết luận khách quan, tránh những áp đặt chủ quan
không bám sát văn bản thơ.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tư duy nghệ thuật và quan niệm
thơ của Du Tử Lê
Chương 2: Cái tôi trữ tình và một số biểu tượng đặc sắc trong thơ Du
Tử Lê
Chương 3: Ngôn ngữ thơ Du Tử Lê


11
NỘI DUNG

Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TƢ DUY NGHỆ THUẬT
VÀ QUAN NIỆM THƠ CỦA DU TỬ LÊ

1.1. Một số vấn đề lý luận về tƣ duy nghệ thuật
1.1.1. Quan niệm về tư duy

Tư duy là một thuật ngữ có nội hàm khá rộng. Nó không chỉ là đối
tượng của triết học, tâm lí học mà còn là đối tượng nghiên cứu của nghệ thuật.
Từ điển triết học (NXB Sự thật, 1976, tr.676) của M. Rodentan, P. Iudin định
nghĩa: “Tư duy là một hoạt động nhận thức lí tính của con người. Khí quan
của tư duy chính là bộ óc người với một hệ thống tinh vi của gần 16 tỉ tế bào
thần kinh”. “Tư duy không chỉ là một sản phẩm xã hội hay là một sản phẩm
của tự nhiên mà là sản phẩm có tính tổng hòa của quá trình lịch sử nhân loại”
[71, tr.16]. Đặc trưng của tư duy là phản ánh các mối quan hệ của con người
đối với thế giới khách quan, quan hệ giữa con người với con người và giữa
các sự vật hiện tượng. “Tư duy là kết quả phát triển của vật chất tự tổng hợp
qua hàng vạn, hàng triệu năm. Sự ra đời của tư duy chính là bằng chứng về sự
xuất hiện của con người… Tư duy (Pensée) là toàn bộ những hoạt động tâm lí
của con người, chỉ con người mới có, đó là đời sống trí tuệ của con người”
[71, tr.16]. Tư duy bắt nguồn từ tư tưởng và cuối cùng nó lại tạo ra tư tưởng.
Như vậy có nghĩa là tư duy phụ thuộc rất nhiều vào tư tưởng, thế giới quan,
nhân sinh quan của con người, của thời đại. Vì vậy mà xã hội có tự do tư
tưởng thì tư duy cũng như khả năng nhận thức, khả năng sáng tạo của con
người càng được phát huy mạnh mẽ.
Tư duy được phân biệt với ý thức (conscience). Nói đến ý thức là nói
đến sự “phản ánh” hiện thực của hoạt động tâm lý. Hay nói đúng hơn, ý thức

12
là tư duy ở trạng thái tĩnh, và tư duy là ý thức ở trạng thái động, tư duy là
hành động nhận thức của con người. Đặc trưng của tư duy là phản ánh các
mối quan hệ của con người đối với thế giới khách quan, quan hệ con người
với con người và quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng; truy tìm các mối quan
hệ, biểu diễn các mối quan hệ đó bằng các phương tiện ngôn ngữ, đó là toàn
bộ chức năng nhận thức của tư duy. “Cái quan trọng đối với tư duy là cái mà
con người chưa biết đến” (V.I.Lênin). Tư duy và lý trí (raison) không phải là
một. Nói đến lý trí là nói đến cái logic có tính nguyên tắc của nhận thức. Nói

đến tư duy là nói đến sự vận động có tính tổng thể của các yếu tố tư tưởng và
tình cảm, cảm xúc và lý trí nhằm mục đích nhận thức. Tư tưởng (Idée) hay
còn gọi là quan niệm tư tưởng, vừa là kết quả lại vừa là xuất phát điểm của tư
duy. Quan hệ con người với con người, con người với xã hội, con người với
hoàn cảnh sống… là những mối quan hệ chủ yếu tạo nên quan niệm tư tưởng
ở mỗi con người. Tư tưởng, do đó, mang một nội dung quyền lợi, một nội
dung tình cảm nào đó. Tư tưởng mang tính chất dân tộc, đoàn thể, quốc gia,
tính giai cấp, nghĩa là mang tính chủ quan hơn so với tư duy. Tư tưởng nằm ở
phạm trù nội dung, tư duy nằm ở phạm trù phương pháp. Điều này có thể hiểu
là, nếu phương pháp tư duy đúng mà quan niệm tư tưởng sai thì càng ngày
càng dẫn sâu vào sai lầm.
Nói đến tư duy là nói đến những hoạt động của bộ óc người ở trạng thái
sống động của nó. Tư duy nảy sinh từ sự sống và gắn liền với hoạt động của
các tế bào não. Đó là một quá trình xử lý lượng thông tin do các khí quan cảm
giác thu nhận được. Trong lịch sử phát triển của con người, sự hình thành và
phát triển của tư duy gắn làm một với sự hình thành và phát triển của chủ thể.
“… phán đoán đầu tiên của sự sống là ở chỗ, với tư cách là chủ thể cá thể, sự
sống tách mình ra khỏi tính khách quan” (Kharaptrenco M.B. Sáng tạo nghệ
thuật. Hiện thực. Con ngƣời. Tập I, II. NXB Văn học. H, 1985. tr. 216).

13
“Nói đến “sự sống” trong vận động tư duy chính là nói đến cơ sở sinh
lý của tư duy. Yếu tố “sống” đó sẽ tạo cho tư duy một thuộc tính quan trọng,
đó là sự trao đổi tinh thần có tính chất giao tiếp, tính chất “cảm ứng”, “giao
cảm” giữa người với người. Bởi vậy, giao tiếp ngôn ngữ là một giao tiếp có
tính bề ngoài, còn trao đổi tinh thần, giao lưu tư tưởng và tình cảm là bản chất
hoạt động của tư duy. Nhưng cả tư tưởng và tư duy sẽ không nảy sinh được
nếu không có ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy. Ngôn ngữ là cái vỏ
vật chất của tư tưởng. Không có ngôn ngữ thì tư duy chỉ là những dự báo mơ
hồ, những phản ứng có tính bản năng trước hiện thực. Không có tư duy thì

ngôn ngữ chỉ là tiếng kêu bập bẹ của trẻ sơ sinh mà thôi. Tư duy là cho ngôn
ngữ phát triển tinh xảo. Ngôn ngữ tạo điều kiện cho tư duy đi sâu được vào
bản chất của sự vật hơn” [71, tr.19].
Tư duy khoa học không đồng nhất với tư duy logic, nó là biểu hiện của
tư duy logic ở trình độ cao và thể hiện ở một ngành chuyên môn nhất định.
Nghĩa là, có những khi tư duy logic không biểu hiện một nội dung khoa học
nào cả, nó mới là logic giản đơn, hình thức. Ngược lại, có những trường hợp
cá biệt, tư duy khoa học không phản ánh cái lý luận thông thường mà tưởng
như là cái “siêu logic” - đó là ở những phút giây sáng tạo đột biến do trực giác
nhà khoa học nắm bắt một cách ngẫu nhiên.
Tư duy nghệ thuật là sự vận dụng trực tiếp phương pháp tư duy hình
tượng vào trong các ngành nghệ thuật khác nhau.
Có thể nghiên cứu tư duy logic và tư duy hình tượng để giải quyết các
vấn đề thuộc về tư duy khoa học và tư duy nghệ thuật. Có thể coi tư duy khoa
học với tư duy logic, tư duy nghệ thuật với tư duy hình tượng như là những
cặp khái niệm tương đương nhưng không đồng nhất với nhau. Tư duy nghệ
thuật mang tính chủ quan còn tư duy khoa học mang tính khách quan. Tư duy

14
logic và tư duy hình tượng khi đạt tới đỉnh cao thì có thể gặp nhau ở tầm bao
quát và tính sinh động của nó.
Tư duy logic biểu hiện rõ nhất trong tư duy toán học và tư duy lý luận.
Phương pháp tư duy logic thường thoát khỏi những biểu tượng trực quan mà
chủ yếu là vận dụng khái niệm. Tư duy toán học, tư duy logic làm biến đổi
các mối quan hệ đã biết để đi tìm các mối quan hệ mới giữa các khái niệm,
các đại lượng.
Tư duy hình tượng không đồng nhất với tư duy nghệ thuật. Nghệ thuật
có tính hình tượng nhưng hình tượng không chỉ có trong nghệ thuật. Ở tư duy
hình tượng, các biểu tượng trực quan do quá trình quan sát thu nhận được là
công cụ trực tiếp của tư duy. Tư duy hình tượng là quá trình khôi phục các

biểu tượng trực quan, sáng tạo ra các biểu tượng mới và thể hiện dưới một
hình thức cụ thể.
1.1.2. Quan niệm về tư duy nghệ thuật, tư duy thơ
Hoạt động nghệ thuật là hoạt động chiếm lĩnh thế giới bằng hình tượng,
tư duy nghệ thuật là một bộ phận của hoạt động ấy nhằm khái quát hóa hiện
thực và giải quyết nhiệm vụ thẩm mĩ. Tư duy nghệ thuật vì thế lấy phương
tiện tư duy là các biểu tượng, tượng trưng có thể trực quan được với cơ sở là
tình cảm, xúc cảm của người nghệ sĩ, thông qua trí tưởng tượng phong phú và
sự liên tưởng tinh tế mà người nghệ sĩ sáng tạo nên những hình tượng, biểu
tượng mới. “… tồn tại là nội dung của tư duy nhưng “hình thức” của nó thuộc
về chủ thể sáng tạo. Đối với tư duy khoa học thì “hình thức” ấy đã được
khách quan hóa theo quy luật vận động của khái niệm và quan hệ logic giữa
các khái niệm. Đối với tư duy nghệ thuật “hình thức” ấy là sự biểu hiện trực
tiếp của quan niệm về vũ trụ, nhân sinh và trình độ văn hóa của người sáng
tạo” [71, tr.55]. “Tư duy nghệ thuật đòi hỏi một ngôn ngữ nghệ thuật làm
“hiện thực trực tiếp” cho nó. Ngôn ngữ đó là hệ thống các kí hiệu nghệ thuật,

15
các hình tượng, các phương tiện tạo hình và biểu hiện. Nó có mã nghệ thuật,
tức là hệ thống năng động gồm các quy tắc sử dụng kí hiệu để gìn giữ, tổ chức
và truyền đạt thông tin. Điểm xuất phát của tư duy nghệ thuật vẫn là lí tính, là
trí tuệ có kinh nghiệm, biết nghiền ngẫm và hệ thống hóa các kết quả nhận
thức. Đặc điểm của tư duy nghệ thuật là tính lựa chọn, tính liên tưởng, tính ẩn
dụ. Trên cơ sở của tư duy nghệ thuật người ta tạo ra các tư tưởng và quan
niệm nghệ thuật, lựa chọn các phương tiện, biện pháp nghệ thuật. Dạng tư
duy này chỉ phát huy hiệu quả khi gắn với tài năng biết cảm nhận một cách
nhạy bén về viễn cảnh lịch sử, nắm bắt tinh thần thời đại, dự báo tương lai và
tài năng sáng tạo nghệ thuật” [24, tr.382]. Tư duy nghệ thuật vì vậy gắn liền
với quá trình sáng tác, bị chi phối bởi tư tưởng, quan niệm của từng nhà văn,
từng thời đại, đồng thời nó cũng thể hiện cách nhìn, cách khái quát hiện thực

của riêng nhà văn, thể hiện bản sắc, cá tính sáng tạo của nhà văn. Ở một góc
độ nào đó thì tư duy nghệ thuật có sự giao cắt và làm nên phong cách nghệ
thuật của nhà văn.
Nói về phong cách học, Khrachenko cho rằng: “Cái chính ở đây là làm
sao xác định được những kiểu tư duy nghệ thuật, những con đường và hình
thức sáng tạo hình tượng” của nhà văn. Tìm hiểu tư duy nghệ thuật của nhà
văn là bước đầu tiên trong hành trình đi tìm phong cách nghệ thuật của nhà
văn đó. Chính bởi sự phụ thuộc sâu sắc của tư duy nghệ thuật vào thế giới
quan, nhân sinh quan của nhà văn và tinh thần thời đại nhà văn đó sống nên
việc tìm hiểu tư duy nghệ thuật của một tác giải cụ thể cần bắt đầu từ việc tìm
hiểu đặc trưng tư duy của chủ thể trong thời đại cụ thể và quan niệm nghệ
thuật của nhà văn và của thời đại đó. Khi đã chỉ ra được kiểu tư duy của tác
giả thì bước tiếp theo là chúng ta chứng minh nó qua các biểu hiện cụ thể như
sự sáng tạo biểu tượng, cách thức sử dụng ngôn ngữ và những lối biểu hiện
khác, từ đó bước đầu có thể chỉ ra phong cách tác giả.

16
Tư duy thơ là một phương thức biểu hiện của tư duy nghệ thuật, nhưng
nó mang trong mình một khả năng biểu hiện phong phú nhờ khả năng biểu
hiện của ngôn ngữ thơ phong phú và đa dạng. Phương tiện ngôn ngữ của tư
duy thơ là một phương tiện giao tiếp có tính xã hội hóa cao độ. Cho nên thơ
có thể biểu hiện được nhiều tâm trạng, nhiều dạng cảm xúc, nhiều nội dung cụ
thể và trực tiếp.
Đặc điểm quan trọng nhất của tư duy thơ là sự thể hiện của cái tôi trữ
tình, cái tôi cảm xúc, cái tôi đang tư duy. Cái tôi trữ tình trong thơ được biểu
hiện dưới hai dạng thức chủ yếu là cái tôi trữ tình trực tiếp và cái tôi trữ tình
gián tiếp. Thơ trữ tình coi trọng sự biểu hiện cái chủ thể đến mức như là nhân
vật số một trong mọi bài thơ.
Tuy nhiên, do sự chi phối của quan niệm thơ và phương pháp tư duy
của từng thời đại mà vị trí của cái tôi trữ tình có những thay đổi nhất định.

Tư duy thơ phản ánh những tình cảm cộng đồng và tư duy thời đại. Về
mặt nội dung nhận thức, có thể coi tư duy thơ là biểu hiện cụ thể và sinh động
của những tư tưởng triết học, chính trị, đạo đức dưới dạng phổ biến nhất của
một cộng đồng người.
So với tư duy logic thì tư duy hình tượng có được một phạm vi rộng rãi
hơn cho sự liên tưởng và quyền tưởng tượng của người sáng tạo. Tư duy thơ
chấp nhận một khả năng tưởng tượng dường như vô tận của nhà thơ. Khả
năng tưởng tượng của tư duy khoa học là ở chỗ trừu tượng hóa, vô hình hóa
các sự vật và hiện tượng. Còn nhà thơ thì cụ thể hóa, hình tượng hóa hiện
thực khách quan theo một đường dây liên tưởng.
Đối với sáng tác thơ, trí tưởng tượng tạo nên tứ thơ, ý thơ và cả lời thơ.
Khi mục đích biểu hiện thay đổi thì liên tưởng thay đổi theo. Liên tưởng trong
thơ càng đa dạng thì biểu tượng càng sinh động, nhận thức càng sâu sắc.
Trong quá trình sáng tạo, tư duy nghệ thuật chứa đựng nhiều yêu tố ngẫu

17
nhiên. Logic thi ca gắn liền với các yếu tố ngẫu nhiên, phi lý tính. Cái tất yếu
trong mục đích biểu hiện, trong nội dung tư tưởng và ý đồ sáng tác đã không
gạt bỏ cái ngẫu nhiên mà là sự tập hợp cái ngẫu nhiên theo logic chủ quan.
Logic chủ quan bao hàm cả cái hợp lý và cái phi lý, cả lý trí và tình cảm, cái
ngẫu nhiên và cái tất yếu.
Tư duy thơ là sự khôi phục và sáng tạo nên các biểu tượng trực quan để
biểu hiện tư tưởng và cảm xúc, nhưng không phải do nhận thức cảm tính
quyết định, mà nó theo logic chủ quan của tác giả. Logic chủ quan vừa phản
ánh cái logic khách quan vừa bao hàm một ý nghĩa tự do của hoạt động tinh
thần, hoạt động tình cảm. Nghĩa là nó không phản ánh cái logic khách quan
một cách máy móc và trực tiếp mà phản ánh cái yếu tố tâm lý. Tư duy thơ tạo
cho ta thêm một biểu tượng mới về sự vật, hiện tượng. Hành trình của trí
tưởng tượng mang tính chất ngẫu nhiên bao nhiêu về mặt hình ảnh trực quan,
thì mang tính chất tất yếu bấy nhiêu về mục đích biểu hiện.

Tư duy thơ đối với nhà thơ là việc làm thơ. Nhà thơ sử dụng ngôn ngữ
để tạo ra những sản phẩm cũng bằng ngôn ngữ. Vậy nên, ngôn ngữ đối với
nhà thơ vừa có ý nghĩa phương tiện, vừa có ý nghĩa mục đích. Nhà thơ vừa là
người thiết kế, vừa là người thi công cho ngôi nhà của mình.
Tư duy nghệ thuật nói chung, tư duy thơ nói riêng gần với đời sống
hiện thực hơn so với tư duy khoa học vì tính chất trực quan của các biểu
tượng. Do tính chất lý tính của loại chất liệu ngôn ngữ, tư duy thơ đòi hỏi các
biểu tượng phải cụ thể và sinh động.
Tư duy thơ nói riêng cũng như lao động trí óc nói chung đều để lại
trong sản phẩm của nó dấu ấn của một cuộc hành trình: hành trình của trí
tưởng tượng. Tư duy thơ là tư duy sáng tạo trong một trạng thái đầy cảm
hứng.

18
Tư duy thơ có khả năng hướng nội, hướng ngoại và kết hợp giữa hướng
nội và hướng ngoại. Tư duy thơ hướng ngoại: là nhằm vào đối tượng miêu tả,
trình bày nó dưới ánh sáng của quan niệm thẩm mĩ. Tư duy thơ hướng nội: tác
giả tự nghĩ về mình, tự quan sát và biểu hiện cái tôi nội cảm của mình. Tư duy
hướng nội là hướng nhận thức quan trọng của thơ trữ tình. Tư duy thơ vừa
hướng nội, vừa hướng ngoại: tác giả nhân danh một nhân vật trữ tình nào đó,
nhân danh một cái ta rộng lớn, nhưng không dấu mình hoàn toàn mà hiện ra
khi thì trực tiếp, khi thì gián tiếp. Có khi như là một người trong cuộc, người
chứng kiến, có khi hòa lẫn với nhân vật trữ tình thứ hai.
Tư duy thơ cũng như các hình thức tư duy nghệ thuật khác đều sử dụng
những biểu tượng mang tính trực quan nhưng điểm khác biệt là ở chỗ:
1. Trong thơ, các biểu tượng trực quan được thể hiện bằng một thứ
ngôn ngữ có tính kí hiệu, phi vật thể. Tác phẩm văn học chỉ tồn tại trên cơ sở
tiếng nói và chữ viết của một cộng đồng người. Đối với cộng đồng khác thì
nó hầu như không có giá trị nếu không được phiên dịch ra. Điều này khác với
hội họa, âm nhạc…

2. Trong thơ ca, luôn tồn tại cái tôi trữ tình dù trực tiếp hay gián tiếp.
Các lĩnh vực khác (nhiếp ảnh, họa sĩ, điêu khắc…), người sáng tạo chỉ để lại
dấu ấn có tính chất phong cách, phương pháp. Có chăng, khi họ lấy bản thân
làm đối tượng thì mục đích chính là tự thuật chứ không phải là nghệ thuật.
Tư duy thơ là kiểu tư duy nghệ thuật ngôn từ, nhưng nó khác với văn
xuôi và văn bản kịch ở chỗ: tự sự đòi hỏi tư duy tuân theo “lẽ phải thông
thường”, nghĩa là về mặt liên kết văn bản nhận thức phải đảm bảo tính tuần
tự. Sự vận động của ngôn ngữ phải đảm bảo tính liên tục, tính tiếp nối của
logic nội dung. Còn trong thơ, sự vận động của ngôn ngữ không nhất thiết
phải tuần tự mà có thể nhảy vọt do liên tưởng của nhà thơ. Đồng thời, sự vận

19
động của ngôn ngữ thơ phải tuân theo truyền thống thể loại với những yêu
cầu về nhịp, về nhạc, về hình thức văn bản…
Tư duy thơ thường được biểu hiện thành từng dòng phát ngôn trên văn
bản và từng quãng ngắt hơi trong khi đọc. Như vậy, sự tồn tại của dòng thơ đã
làm ảnh hưởng đến tư duy thơ, tính nhạc điệu của ngôn ngữ cũng chi phối tư
duy thơ. Sự ngắt dòng tạo ra cảm giác đứt đoạn, không liên tục của mạch tư
duy theo từng ý nghĩ riêng lẻ. Thơ tự do về liên tưởng, tưởng tượng nhưng
phải theo một hình thức ngôn ngữ loại hình nhất định của thể thơ. Tư duy thơ
bị chi phối bởi một số tiêu chí có tính hình thức: yêu cầu về liên kết vần và
liên kết ý.
Tư duy thơ trước thời phong kiến: thơ ca hết sức tự do, chưa có vần
luật, thơ không đạt được trình độ nghệ thuật cao. Trải qua một thời gian dài,
thơ ca bác học đã dần hình thành. Thơ từ chỗ rất tự do, phóng túng đã định
hình dần về loại thể. Tư duy thơ thời kỳ hưng thịnh của xã hội phong kiến là
sự sáng tạo có tính chất bắt chước, sáng tạo theo khuôn mẫu của cổ nhân. Tư
duy thơ từ chỗ tự do vận động và phát triển theo dẫn dắt của trí tưởng tượng
đã đi đến chỗ vận động theo những lối mòn định sẵn. Hành trình của trí tưởng
tượng từ chỗ là chọn lọc hình ảnh một cách hồn nhiên, ngẫu nhiên nay lại

phải triển khai theo hướng tất yếu. Tư duy hình tượng đã thiên về tư duy
logic. Sự gò bó về hình thức đã dẫn đến sự hạn chế các tài năng thi ca, là vật
cản đối với trí sáng tạo.
Tóm lại, tư duy thơ là sự khôi phục và sáng tạo ra các biểu tượng trực
quan, vai trò của nhận thức cảm tính là vô cùng quan trọng nhưng không phải
quyết định. Những quan niệm về thơ, về nhân sinh, về thời đại sẽ làm cho nhà
thơ chú ý nhiều hơn đến loại biểu tượng này hay loại biểu tượng khác. Tìm
hiểu tư duy thơ là tìm hiểu sự vận động của hình tượng thơ.


20
1.2. Nhà thơ Du Tử Lê
Năm 1942, tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, trong hoàn cảnh sục sôi
của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy cam go, Lê Cự Phách ra đời. Du Tử Lê
là bút hiệu của ông sau này. Du Tử Lê là con út của ông Lê Đình Vỹ, một
thầy khóa nổi tiếng đẹp trai và có giọng bình văn lôi cuốn, ông mở lớp dạy
học tại gia. Mẹ Du Tử Lê là bà Hoàng Thị Lan, người tỉnh Hà Đông. Bà sinh
nở tất cả 11 lần, nhưng cuối cùng chỉ còn lại Du Tử Lê và hai người anh: Lê
Đình Quỳnh (tức nhà văn Lê Vương Ngọc), Lê Đình Dư và một người chị là
Lê Thị Băng Tâm. Những người anh và chị khác của Du Tử Lê đã chết khi
còn nhỏ hoặc trong chiến tranh.
Năm 1954, sau thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ và Hiệp định
Giơnevơ được kí kết, đất nước Việt Nam bị chia cắt với hai chế độ: Miền Bắc
lập chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, theo chế độ xã hội chủ nghĩa.
Miền Nam do Ngô Đình Diệm lãnh đạo, lập chính phủ Việt Nam cộng hòa,
theo chế độ cộng hòa. Bước ngoặt lịch sử quyết định khúc rẽ của cá nhân, Lê
Cự Phách lúc này cũng không phải ngoại lệ. Sau Hiệp định Giơnevơ 1954, Lê
Cự Phách di cư vào Nam cùng với gia đình. Đầu tiên ông định cư ở Hội An
(Quảng Nam), sau đó là Đà Nẵng. Đến năm 1956, ông vào Sài Gòn và theo
học trường Trần Lực, trường Chu Văn An, sau cùng là Đại học Văn Khoa.

Lê Cự Phách làm thơ từ rất sớm, khi đang còn học tại trường tiểu học
Hàng Vôi tại Hà Nội. Như có lần ông đã tâm sự khi trả lời phỏng vấn của Đài
Tiếng nói Việt Nam hải ngoại: “… tôi tìm đến với thơ rất sớm, khi mới 10
tuổi, có dễ chỉ vì đời sống ấu thơ của tôi nó quá lẻ loi, nó quá cô quạnh”. Sau
khi di cư vào Sài Gòn, Lê Cự Phách bắt đầu sáng tác nhiều tác phẩm dưới
nhiều bút hiệu khác nhau. Bút hiệu Du Tử Lê được dùng chính thức lần đầu
tiên vào năm 1958 cho bài Bến tâm hồn, đăng trên tạp chí Mai.

21
Du Tử Lê từng là sĩ quan của Quân lực Việt Nam cộng hòa, cựu phóng
viên chiến trường, thư ký tòa soạn cuối cùng của nguyệt san Tiền phong (một
tạp chí của Quân lực Việt Nam cộng hòa), và là giáo sư dạy giờ cho một số
trường trung học Sài Gòn.
Năm 1973 tại Sài Gòn, ông được trao Giải thưởng Văn chương toàn
quốc, bộ môn Thơ với tác phẩm Thơ tình Du Tử Lê 1967-1972. Với giải
thưởng này, Du Tử Lê chịu không ít những đánh giá, khen chê từ phía độc giả
và giới phê bình văn học nghệ thuật. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh - tác
giả cuốn Thi nhân Việt Nam đã viết một bài rất dài cho đọc trên đài phát thanh
Hà Nội trong đêm giao thừa năm đó, để lên án thi phẩm Thơ Du Tử Lê. Hoài
Thanh đã không ngần ngại gọi Du Tử Lê là nhà thơ tư bản, và kết án Du Tử
Lê là “nhận tiền của Mỹ ngụy dùng thơ văn lãng mạn để làm giảm sút tinh
thần chiến đấu của thanh thiếu niên miền Nam Việt Nam”.
Đầu năm 1973, nhà văn Lê Huy Oanh, có viết một bài phê bình khá dài
về cuốn thơ ấy, đăng tải trên tạp chí Văn Học, Sài Gòn, thời đó. Trong đó có
một số điểm đáng chú ý là chủ tâm đổi mới thể lục bát và chủ tâm gia tăng
nhạc tính cho thể thơ tự do. Tuy nhiên, có một điểm rất quan trọng (theo quan
điểm Lê Huy Oanh) là nỗ lực thi ca hóa, hay quần chúng hóa những danh từ,
những hình tượng thuộc về đạo Thiên Chúa, mặc dù Du Tử Lê không phải là
một Ky Tô hữu.
Tờ Thái Bình số đề tháng 12 năm 1975, xuất bản tại California, một lần

nữa lại nêu đích danh và trích dẫn thơ Du Tử Lê để kết luận rằng Du Tử Lê là
một trong vài nhà thơ miền Nam chủ tâm dùng thơ văn để ru ngủ tâm hồn
thanh thiếu niên miền Nam, khiến cho họ sao nhãng “tinh thần chống Mỹ cứu
nước”. Trong khi đó, trên thực tế, thơ Du Tử Lê không chỉ gây ảnh hưởng
mạnh mẽ ở miền Nam Việt Nam mà ảnh hưởng này còn lan tràn mạnh mẽ ở

22
cả miền Bắc nữa. Sau tháng 4 năm 1975, toàn bộ tác phẩm của Du Tử Lê bị
cấm lưu hành ở Việt Nam.
Thơ Du Tử Lê được in trong cuốn sách Understanding Vietnam của
Giáo sư, Tiến sĩ Neil L. Jamieson. Cuốn sách này do đại học Berkeley xuất
bản từ năm 1992, bản paperback in năm 1994, được dùng làm sách giáo khoa,
ban cao học văn chương, tại các đại học Berkeley, UCLA ở Hoa Kỳ, Đại học
Cambridge ở Luân Đôn.
Ngày 17 tháng 4 năm 1975, Du Tử Lê cùng với Mai Thảo và Phạm
Duy bị kết án tử hình vắng mặt trên đài phát thanh của Mặt trận giải phóng
miền Nam vì có thái độ chống đối cộng sản quyết liệt. Sau chiến thắng 30
tháng 4 năm 1975 của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, ông tị nạn
cộng sản tại Hoa Kỳ.
Hiện ông đang sống ở miền Nam California, tiếp tục nghề viết và là
nhân viên khế ước của đài tiếng nói Hoa Kỳ từ năm 1996. Ông cũng từng là
chủ nhiệm các báo Việt ngữ Nhân chứng, Tay Phải và Văn nghệ ở Hoa Kỳ.
Như vậy, có thể có thể khẳng định: Du Tử Lê là một chiến sĩ Ngụy
quyền, thuộc về “phe kia” trong cuộc chiến chống Đế quốc Mỹ của dân tộc
Việt Nam. Nghiên cứu thơ ca của một nhà thơ “phản cách mạng”, ở đây,
chúng tôi đặt ra hai vấn đề:
Thứ nhất, vấn đề thuộc về “hoàn cảnh”. Những năm 60 của thế kỷ XX
là những năm tháng cam go, đầy thách thức của lịch sử. Cuộc chiến tranh
chống Mỹ đang ở giai đoạn quyết liệt. Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội
và chi viện cho miền Nam chống Mỹ. Hệ tư tưởng của hai miền cũng khác

nhau. Ở miền Bắc hệ tư tưởng có phần ổn định hơn. Trong khi đó, miền Nam
chịu ảnh hưởng ồ ạt của các trào lưu tư tưởng Tây phương. Sự lựa chọn của
con người khốc liệt hơn. Con người bị đặt trong những tình huống buộc phải
lựa chọn “bên này” hoặc “bên kia”. Có những người đã đi theo cộng sản,

23
chống Mỹ cứu nước. Cũng có người lựa chọn (hoặc buộc “bị lựa chọn”) làm
những người lính Ngụy. Suy cho cùng, sự lựa chọn ấy tùy thuộc vào nhận
thức, tầm suy nghĩ của mỗi người. Với Du Tử Lê, đi theo chế độ cộng hòa
cũng là một sự chọn lựa bắt buộc thuộc về nhận thức và lịch sử.
Thứ hai, ở đây chúng tôi chỉ xem xét Du Tử Lê ở khía cạnh “con người
thơ ca”. Về mặt chính trị, Du Tử Lê là người thuộc “phía bên kia”. Và “con
người thơ ca” dù muốn hay không, dù ít dù nhiều cũng đều chịu ảnh hưởng
của “con người chính trị”. Mặc dù vậy, (tuy không loại trừ) nhưng chúng tôi
cố gắng hạn chế tối đa những phần thuộc về phát ngôn chính trị trong tác
phẩm thơ Du Tử Lê. Chúng tôi cố gắng bám sát văn bản thơ để có thể hiểu
phần nào cách cảm, cách nghĩ của Du Tử Lê. Chính vì Du Tử Lê là một người
lính Ngụy, chính vì Du Tử Lê là người đã cầm súng chống lại đồng bào mình
mà người viết càng muốn tìm hiểu thơ ca của ông, để xem dưới nhãn quan
của một con người như thế thì cuộc sống, cuộc chiến, tình yêu hiện lên như
thế nào; để có cái nhìn sinh động hơn, đa chiều hơn, nhân bản hơn về cuộc
sống, chiến đấu của dân tộc ta trong những năm tháng quyết liệt của lịch sử.
1.3. Quan niệm nghệ thuật của Du Tử Lê
Quan niệm nghệ thuật là một khái niệm đã được sử dụng khá phổ biến
trong phê bình nghiên cứu văn học. Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa:
“Quan niệm nghệ thuật chính là nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người
vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời sống
với một chiều sâu nào đó. Là sự miêu tả hữu hạn của thế giới vô hạn là cuộc
đời, hình tượng văn học phải được mở đầu và kết thúc ở đâu đó, con người và
cảnh vật phải được nhìn ở giác độ nào đó. Để tái hiện cuộc sống con người,

tác giả phải hiểu cách họ giao tiếp với nhau, với thế giới và với bản thân, cách
họ sống, hành động và suy nghĩ, điều họ quan tâm và không quan tâm trong
cuộc đời. Tổng hợp tất cả mọi điều đó tạo thành cái mô hình nghệ thuật về thế

24
giới và con người bao quát mà tác giả xuất phát để khắc họa hình tượng của
những con người và số phận cụ thể, tổ chức quan hệ của các nhân vật, giải
quyết xung đột, xây dựng kết cấu tác phẩm. Quan niệm nghệ thuật thể hiện
cái giới hạn tối đa trong cách hiểu thế giới và con người của một hệ thống
nghệ thuật, thể hiện khả năng, phạm vi, mức độ chiếm lĩnh đời sống của nó”.
[24, tr.273, 274]. Tinh thần cơ bản của khái niệm quan niệm nghệ thuật chính
là ở sự cắt nghĩa, lý giải hiện thực của nhà văn trong tác phẩm, khái niệm này
cho chúng ta thấy rõ nhà văn ở phương diện nhận thức, thế giới quan. Mỗi
nhà văn, khi sáng tạo, dù tuyên ngôn hay im lặng, đều viết dưới ánh sáng của
một quan niệm nghệ thuật nào đó. Quan niệm này chi phối trực tiếp tư duy
nghệ thuật, khúc xạ lên những hình ảnh, biểu tượng, nhân vật và in dấu vào
ngôn ngữ. “Quan niệm nghệ thuật là hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh
đời sống, là sự quy chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật, nó gắn với các
phạm trù phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật, làm thành thước đo
của hình thức văn học và là cơ sở của tư duy nghệ thuật” [24, tr.275].
Không khí tự do, dân chủ nhất định về văn hóa của miền Nam những
năm 1954 - 1960 tạo điều kiện cho những người trí thức trẻ ham mê sáng tạo
được thỏa sức bộc lộ mình. Nhưng bên cạnh đó, những mất mát, chia lìa từ
chiến tranh, chia cắt và chết chóc cũng không làm nguôi lòng người thi sĩ. Đô
thị lúc đó khiến ta liên tưởng đến nước Nhật thời hậu chiến với những dư âm
khủng hoảng, đớn đau, với những câu hỏi về số phận con người. Xã hội tan
tác, rã rời trong tay những kẻ mưu đồ trong và ngoài nước, mạng sống con
người bị coi là cỏ rác. Trong guồng máy chiến tranh, thân phận con người đặt
bên hố tuyệt vọng giữa sự sống - cái chết. Tất cả mọi giá trị truyền thống đều
bị đem ra thử thách, để rồi bị gạt sang một bên. Với Du Tử Lê, trước những

biến cố của thời đại, của hoàn cảnh lịch sử, của chia cắt và chiến tranh khiến
con người đau hơn nỗi đau của thân phận. Tiếng nói của thơ ca nói riêng và

25
văn học nghệ thuật nói chung không thể giải quyết được những đòi hỏi của số
phận đang đè nặng lên tâm tư của mỗi người dân. Việc tất yếu là phải thay đổi
tư duy và quan niệm nghệ thuật. Ở miền Bắc, trong bài Một vài ý nghĩ về thơ
(1957), Văn Cao đã tự hỏi, nhẹ nhàng và dè dặt: “Chúng ta đã đi qua một thời
kỳ dài thiên về cảm xúc và một thời kỳ cảm giác. Cái thời kỳ thiên về tư
tưởng có phải đang bắt đầu không?” [6]. Trong khi đó ở miền Nam, làn sóng
cách tân nghệ thuật, đặc biệt là yêu cầu đổi mới tư duy nghệ thuật trào lên
một cách mạnh mẽ và sôi nổi. Du Tử Lê cũng là một nhân vật nằm trong
guồng quay cách tân ấy. Những suy nghĩ độc đáo, sâu sắc, giàu tính lý luận
với chất chồng những suy tư của ông về việc làm thơ, viết văn đã được bày tỏ
trực tiếp qua những lần ông được phỏng vấn, hoặc gián tiếp qua tác phẩm của
mình.
Giai đoạn sau những năm 1955, ở miền Bắc, phong trào Nhân Văn Giai
Phẩm ra đời với ý thức cải tạo toàn diện đời sống con người, dân chủ hóa đất
nước và tự do sáng tác. Riêng trong địa hạt thi ca, những nhà thơ như Hoàng
Cầm, Trần Dần và Lê Đạt còn muốn đoạn tuyệt với thơ mới để bước vào thơ
hiện đại. Nhưng họ thất bại và Nhân Văn Giai Phẩm nhanh chóng bị dập tắt,
nhường chỗ cho những vấn đề chính trị còn cấp bách lúc bấy giờ đang diễn ra
ở miền Bắc. Trong khi đó, văn nghệ miền Nam phát triển trong không khí tự
do, cởi mở hơn nhiều. 20 năm văn học này có sự đóng góp của nhiều nhóm
văn nghệ, nhiều trào lưu tư tưởng tập trung ở các tạp chí như Sáng tạo, Quan
điểm, Văn hóa ngày nay, Nhân loại, Văn đàn, Bách khoa, Văn học, với
những gương mặt tiêu biểu như: Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Nguyên Sa,
Quách Thoại, Tô Thùy Yên, Trần Tuấn Kiệt, Nguyễn Văn Trung, Trần Dạ
Từ… Vào giai đoạn đầu 1954 - 1963, một nền văn nghệ tự do sinh hoạt trong
một không khí văn hóa, tin tưởng, thì đến giai đoạn sau 1964 - 1975, văn

nghệ đa dạng hơn nhưng cũng đa tạp hơn. Riêng trong lĩnh vực thơ ca, “Thơ

×