Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH





THÁI KHẮC SƠN





THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA
HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU





Chuyên ngành : Quản lý giáo dục
Mã số : 60 14 05




LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN XUÂN ĐÀM




Thành phố Hồ Chí Minh – 2009

LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Lãnh đạo trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, các phòng ban
chức năng, đặc biệt là Phòng Khoa học Công nghệ - Sau đại học và Khoa Tâm lý – Giáo
dục học của trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt quá trình chúng
tôi theo học Cao học Quản lý Giáo dục khóa 16;
Các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ và các thầy cô giáo đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt
kiến thức cho chúng tôi;
Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau, Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Cà Mau và bạn bè
đồng nghiệp đã giúp đỡ, hỗ trợ tích cực cho chúng tôi trong suốt quá trình chúng tôi
học tập và thực hiện luận văn.

Chúng tôi có lời cảm ơn đặc biệt đến Tiến sĩ Nguyễn Xuân Đàm đã dành nhiều
công sức chỉ bảo, hướng dẫn chúng tôi hoàn thành luận văn này

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2009
Thái Khắc Sơn
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTTHPT Bổ túc Trung học phổ thông

CBTT Cán bộ thanh tra
CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
CN Công nghệ
CNTT Công nghệ thông tin
CSVCKT Cơ sở vật chất kỹ thuật
CTVTT Cộng tác viên thanh tra
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
ĐG Đánh giá
GDCD Giáo dục công dân
GDCN-ĐTBD Giáo dục chuyên nghiệp- Đào tạo bồi dưỡng
GD-ĐT Giáo dục Đào tạo
GV Giáo viên
HĐSP Hoạt động sư phạm
HN Hướng nghiệp
HS Học sinh
KT&KĐCLGD Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục
KT-XH
Kinh tế xã hội
NN Ngoại ngữ
QLGD Quản lý Giáo dục
SL Số lượng
TD Thể dục
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TTV Thanh tra viên
TTGDTX. Trung tâm Giáo dục thường xuyên


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Hơn nửa thế kỷ qua, nền giáo dục nước ta đã đạt được những thành tựu đáng tự
hào, góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền giáo dục chúng ta còn có
nhiều khiếm khuyết, yếu kém cần phải khắc phục. Để phát huy những thành tựu đã đạt
được, cũng như khắc phục có hiệu quả những yếu k
ém, để đưa sự nghiệp GD-ĐT phát
triển, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đại hội X
của Đảng đã đưa ra định hướng lớn nhằm tiếp tục đổi mới toàn diện chất lượng giáo dục
đào tạo như sau : Nâng cao chất lượng toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý,
nội dung, phương pháp dạy và học; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát
các hoạt động
giáo dục. Như vậy muốn đổi mới chất lượng giáo dục đào tạo tất yếu phải đổi mới quản lý
giáo dục, đặc biệt là đổi mới thanh tra giáo dục.
Để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo chúng ta phải nâng cao c
hất lượng nhà
trường, thông qua nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên (GV), bởi vì GV là nhân tố quyết
định sự thành bại của giáo dục. Chúng ta có rất nhiều cách để nâng cao chất lượng đội
ngũ GV, trong đó bao gồm cả công tác thanh tra hoạt động sư phạm của GV.
Kể từ năm học 2006-2007, ngành giáo dục tiến hành thực hiện Nghị quyết Đại hội
X: đổi mới mạnh mẽ giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông - kết hợp việc tổ chức phân
ban với tự chọn ở trung học phổ thông, trên cơ sở làm tốt cô
ng tác hướng nghiệp và phân
luồng từ trung học cơ sở. Như vậy yêu cầu nâng cao chất lượng đối với GV trung học phổ
thông là một vấn đề cấp bách, cần thiết. Có thể nói rằng chất lượng cấp trung học phổ
thông (THPT) là phản ánh toàn bộ quá trình giáo dục đào tạo của nhà trường phổ thông,

là sự chuẩn bị cho HS chuyển sang một giai đoạn đào tạo mới – giai đoạn học lên đại học,
cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hay trung cấp nghề. Từ thực tế trên, chúng tôi cho
rằng công tác quản lý nhà trường THPT, trong đó có công tác thanh tra, kiểm tra là khâu hết
sức quan trọng.

Thanh tra Sở GD-ĐT Cà Mau, nhiều năm qua tiến hành công tác thanh tra toàn
diện nhà trường THPT nói chung, cũng như thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên
(HĐSP của GV) THPT nói riêng, đã đạt được một số kết quả đáng kể, song trong hoạt
động của mình vẫn còn có nhiều hạn chế, khó khăn, đặc biệt là công tác thanh tra hoạt
động sư phạm của GV THPT. Vì vậy, yêu cầu bức xúc hiện nay là phải nghiên cứu thực
trạng công tác thanh tra HĐSP của GV THPT tỉnh Cà Mau, từ đó đề xuất một số biện
pháp nhằm nâng cao chất lượng của công tác thanh tra HĐSP của GV, để qua thanh tra
đánh giá, tư vấn thúc đẩy, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GV THPT, cũng như
giúp các cấp quản lý giáo dục quản lí, sử dụng, bồi dưỡng và đãi ngộ họ một cách thoả
đáng, hợp lí hơn.
Từ những nguyên do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Thực trạng công tác
thanh tra hoạt động sư phạm của GV THPT tỉnh Cà Mau”, hầu mong góp phần nâng cao
chất lượng các trường THPT tỉnh Cà Mau trong giai đoạn mới.
2. Mục đích nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hướng đến những mục đích sau:
Một là: Nghiên cứu thực trạng công tác thanh tra hoạt động sư phạm của GV THPT
tỉnh Cà Mau.
Hai là: Từ thực trạng công tác thanh tra hoạt động sư phạm của GV THPT tỉnh Cà
Mau, luận văn đề xuất một số biện pháp từ đó nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động
của công tác này ở địa phương.

3. Khách thể và đối tượng nghi
ên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài là Công tác thanh tra hoạt động sư phạm của GV
THPT tỉnh Cà Mau.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Thực trạng công tác thanh tra hoạt động sư
phạm của GV THPT tỉnh Cà Mau;
4. Giả thuyết nghiên cứu

Phải chăng công tác thanh tra hoạt động sư phạm của GV THPT tỉnh Cà Mau
trong thời gian qua đã góp một phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng gi
áo dục–
đào tạo của tỉnh nhà như : giúp GV THPT có biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sư
phạm; xác định một trong những căn cứ quan trọng, giúp cho các cấp QLGD trong việc
bố trí sử dụng, đào tạo bồi dưỡng và đãi ngộ GV ...
Có thể, hiệu quả của công tác thanh tra hoạt động sư phạm của GV THPT ở Cà
Mau còn nhiều tồn tại về các mặt: cách thức tiến hành thanh tra; trình độ nghiệp vụ của
cán bộ thanh tra, sự quan tâm đến HĐSP của cán bộ QLG
D các cấp ... Phải chăng, khi
chúng ta đưa ra được các biện pháp về tổ chức và hoạt động của: Thanh tra Sở; Hiệu
trưởng các trường THPT; GV THPT ... thì chúng ta có thể khắc phục được những tồn tại
trên.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Chúng tôi xác định nhiệm vụ nghiên cứu đề tài bao gồm:
Một là: Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài.
Hai là: Khảo sát, phân tích, đánh giá về thực trạng công tác thanh tra hoạt động sư
phạm của GV THPT tỉnh Cà Mau.
Ba l
à: Đề xuất một số biện pháp công tác thanh tra hoạt động sư phạm của GV
THPT tỉnh Cà Mau.
6. Phương pháp nghiên cứu
Tuỳ theo từng chương, từng phần, luận văn được sử dụng một hay một số các
phương pháp nghiên cứu sau:
6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Bao gồm các phương pháp phân tích tổng hợp tư liệu
6.2 . Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Bao gồm các phương pháp:
- Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến;
- Phương pháp quan sát, trò chuyện;

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm để đánh giá chất lượng.
6.3. Các phương pháp hỗ trợ khác.
Phương pháp chuyên gia, phương pháp thống k
ê.
7. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu Công tác thanh tra hoạt động sư phạm của GV THPT tỉnh Cà
Mau tại 13 trường đã được thanh tra HĐSP của GV và đại diện cho các loại hình trường
TH
PT ở tỉnh Cà Mau bao gồm: THPT Tắc Vân, THPT Nguyễn Việt Khái, THPT Hồ Thị
Kỷ, THPT Cà Mau, THPT Trần Văn Thời, THPT Huỳnh Phi Hùng, THPT Thới Bình,
THPT Nguyễn Văn Nguyễn, THPT U Minh, THPT Cái Nước, THPT Đầm Dơi, THPT
Phan Ngọc Hiển, THPT Nguyễn Thị Minh Khai
8. Kết cấu luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
này được tổ chức thành ba chương:
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Sơ lược một số nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.2. Cơ sở lý luận và pháp lý liên quan đến công tác thanh tra hoạt động sư phạm của
GV
Kết luận chương 1
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA
GIÁO VIÊN THPT TỈNH CÀ MAU
2.1. Đặc điểm tự nhiên xã hội, kinh tế và chất lượng GD&ĐT của tỉnh Cà Mau.
2.2. Thực trạng công tác thanh tra HĐSP của GV THPT tỉnh Cà Mau
2.3. Thành tựu và khó k
hăn hạn chế
2.4. Nguyên nhân của các hạn chế, tồn tại
Kết luận chương 2
Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THANH
TRA HĐSP CỦA GV THPT TỈNH CÀ MAU.

3.1. Cơ sở đề xuất
3.2. Đề xuất biện pháp
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Sơ lược một số nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thanh tra hoạt động sư phạm (HĐSP) cúa GV là một vấn đề không còn mới. Quá
trình được tiến hành duy trì liên tục gắn liền với sự nghiệp giáo dục (GD) nói chung và
hoạt động dạy học nói riêng. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu, tài liệu về hoạt động
này còn ít và chưa được chú trọng so với vai trò, vị trí và tầm quan trọng của nó. Qua quá
trình tìm hiểu, nghiên cứu, chúng tôi đã rút ra được các mảng nghiên cứu về đề tài như
sau :
+ Thứ nhất là các văn bản pháp quy của nhà nước từ thời kỳ đổi mới đến nay đã
được thể hiện qua các Thông tư hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về thực hiện HĐSP của GV
như:

- Thông tư số 12/GD-ĐT ngày 4 tháng 8 năm 1997 về việc hướng dẫn hoạt động
thanh tra.
- Thông tư số 07/2004/TT-BGD&ĐT, Hướng dẫn thanh tra toàn diện trường Phổ
thông và thanh tra HĐSP của GV ngày 30/03/2004.

- Thông tư số 43/2006/TT-BG ĐT- Hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ
sở giáo dục (GD) khác và thanh tra hoạt động của nhà nhà giáo ngày 20/10/2006,….
+ Thứ hai là các bài báo trên các tạp chí viết về công tác thanh tra HĐSP của GV:
- Bài Đổi mới công tác thanh tra giáo dục của ông Trần Bá Giáo Phó Chánh Thanh
tra Bộ GD&ĐT (Tạp chí GD tháng 6/2005).
- Bài Tư vấn và thúc đẩy trong thanh tra toàn diện trường phổ thông của Tiến sỹ Hà
Thế Truyền, Trườn
g CBQL GD và ĐT (đăng trên Tạp chí GD số 108 tháng 03 năm 2005).

- Bài Cơ sở đánh giá chất lượng HĐSP trong trường THPT của Thạc sỹ Trần Thị
Tuyết Mai - Trường CBQL GD và ĐT (Tạp chí GD số 180 Quý IV-2007).
- Bài viết về Thanh tra HĐSP của GV của ông Lê Quang Hưởng, Phó Chánh thanh
tra Bộ GD&ĐT tại Hội nghị tập huấn thanh tra Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
tại thành phố Vũng Tàu từ ngày 23 đến ngày 28 tháng 09 năm 2007.
- Bài viết Vai trò của Thanh tra trong việc nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục phổ
thông của ông Nguyễn Văn Nam Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh,
tại Hội thảo giáo dục năm 2006 tại Thành phố Hồ Chí Minh ….
+ Thứ ba là các giáo trình giảng dạy, các luận văn Thạc sỹ tại các trường đại học
như :
- Giáo trình Thanh tra, kiểm tra và đánh giá trong quản lý giáo dục (QLGD). của Nhà
giáo ưu tú, tiến sỹ Nguyễn Xuân Đàm, Đại học sư phạm Tp. HCM năm 2005.

- Giáo trình Tổ chức và Quản lý. của tiến sỹ Hồ Văn Liên, Đại học sư phạm Tp.
HCM năm 2007.
- Hai cuốn sách Nghiệp vụ thanh tra GD Việt Nam về văn bản quy phạm và công cụ
đào tạo trong dự án Đào tạo cán bộ thanh tra và quản lý giáo dục Việt Nam-FICEV do Bộ
GD&ĐT phát hành.
- Cuốn sách Những điều cần biết về thanh tra, kiểm tra GD, Nhà xuất bản c
hính trị
Quốc gia do Quỳnh Anh – Hà Đăng biên soạn.
- Cuốn sách Một số vấn đề về Tâm lý học thanh tra học đường, do Trần Hậu Kiểm –
Nguyễn Đình Xuân, Học viện chính trị quốc gia, 1995.
- Luận văn Thạc sỹ Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
thanh tra GV ở các trường THPT tỉnh An Giang, của Nguyễn Thị Thu - Cao Duy Bình
(hướng dẫn), Trường ĐHSP Tp. HCM, 2003.
-
Luận văn Thạc sỹ Đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra GD trên địa bàn huyện
Thuận An, tỉnh Bình Dương, của Võ Anh Tuấn-Trương Văn Sinh (hướng dẫn), Trường
ĐHSP Tp. HCM, 2006….

Tại tỉnh Cà Mau, ngoài các Thông tư hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, ngoài các tài liệu
nghiệp vụ chuyên ngành được cụ thể hóa thành các kế hoạch thanh tra hằng năm và được
báo cáo tổng kết khi kết thúc năm học thì chưa có nhiều tài liệu về thanh tra HĐSP của
GV, để lực lượng cán bộ thanh tra tham k
hảo, học tập. Đây là một trong những nguyên
nhân để chúng tôi chọn đề tài này nghiên cứu.
1.2. Cơ sở lý luận và pháp lý liên quan đến công tác thanh tra hoạt động sư phạm của GV
1.2.1. Hoạt động sư phạm của GV THPT
1.2.1.1. Một số khái niệm về GV, nhiệm vụ GV THPT
 Giáo viên: Là người đang dạy học ở bậc phổ thông hoặc tương đương [27]
 Giáo viên Trung học phổ thông (GV THPT): là người làm nhiệm vụ trong nhà
trường THPT gồm : Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, GV bộ môn, GV làm công tác Đoàn
thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh [1]
 Nhiệm vụ của GV: Người GV cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý chương trinh GD.
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và Điều lệ nhà
trường.
- Giữ gìn phẩm chất, danh dự của nhà giáo, tôn trọng nhân cách người học, đối xử
công bằng với người học, bảo vệ các quyền lợi chính đáng của người học.
- Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo dức, trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ sư phạm, nêu gương tốt cho người học.
- Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ k
hác theo quy định của pháp luật.[22]
1.2.1.2.
Hoạt động sư phạm của GV
Căn cứ vào nhiệm vụ người GV, chúng tôi đưa ra định nghĩa hoạt động sư phạm
của người giáo viên như sau:
Hoạt động sư phạm của GV là hoạt động của người thầy giáo thực hiện nhiệm vụ của
mình tức là thực hiện các nhiệm vụ dạy học, giáo dục, bồi dưỡng đạo đức phẩm chất nhân
cách, trình độ chuyên môn và

các nhiệm vụ khác được giao.
1.2.2. Các khái niệm về kiểm tra, đánh giá, thanh tra, kiểm dịnh CLGD
1.2.2.1. Kiểm tra
Hiện nay tồn tại nhiều cách định nghĩa về kiểm tra như :
- Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét, uốn nắn. Trong quản
lý, kiểm tra là chức năng của nhà quản lý nhằm nắm thông tin ngược việc thực hiện
quyết định quản lý, [27].
- Kiểm tra là công việc đo lường và điều chỉnh các hoạt động của cá nhân và các
biện pháp phối hợp để tìn cậy và xác định được rằng công việc và các hoạt động tiến hành
có phù hợp với kế hoạch và mục tiêu
đề ra hay không, chỉ ra những lệch lạc, đưa ra
những tác động để điều chỉnh, uốn nắn giúp đỡ đảm bảo hoàn thành các kế hoạch. [ 25].
- Kiểm tra nhằm theo dõi, giám sát thành quả hoạt động từ đó tiến hành sửa chữa
uốn nắn, điều chỉnh cho phù hợp [09].

- Kiểm tra. kiểm soát là tìm kiếm, phát hiện và lượng định những sai sót cùng
những quy luật các sai sót hiện hữu đang nảy sinh hoặc có thể nảy sinh trong các hoạt
động và kết quả hoạt động của con người trong các hệ thống làm việc của con người.[16]
Tuy nhiên trong lĩnh vực kiểm tra thuộc chuyên ngành giáo dục ta có thể sử dụng
khái niệm sau:
Kiểm tra là xem xét sự tuân thủ các quy định, so sánh đối tượng kiểm tra với chuẩn,
độ lệch giữa đối tượng kiểm tra với chuẩn tham chiếu. (chuẩn tham chiếu có thể là một định
mức, một mô hình, một khuôn mẫu, nó có trước thao tác kiểm tra)
Các ví dụ về kiểm t
ra như: kiểm tra chứng minh thư, kiểm tra sự có mặt, kiểm tra
vé hay kiểm tra sự đúng giờ, kiểm tra hồ sơ của một GV …[6]
Trong công tác thanh tra HĐSP của GV thì:
KIỂM TRA là xem xét cụ thể việc thực hiện các nhiệm vụ và k
êt quả thực hiện của
GV, đối chiếu với những yêu cầu, tiêu chuẩn, những quy định để xem GV đạt hay chưa

đạt, làm tốt hay chưa tốt các nhiệm vụ được giao. Kết quả kiểm tra là cơ sở chủ yếu cho
việc đánh giá, tư vấn và thúc đẩy. [5]
1.2.2.2. Đánh giá
Có nhiều cách định nghĩa về đánh giá. Thường gặp nhất là các định nghĩa sau :
- Đánh giá là quá trình thu thập xử lý thông tin để lượng định tình hình và kết quả
công việc, giúp quá trình lập kế hoạch, quyết định và hành động có hiệu quả. Đánh giá là
quá trình mà qua đó ta quy cho đối tượng một giá trị nào đó. Đánh giá là một hoạt động
nhằm nhận định, xác nhận gi
á trị thực trạng về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng
hiệu quả công việc, trình độ, sự phát triển những kinh nghiệm được hình thành ở thời
điểm hiện tại đang xét so với mục tiêu hay những chuẩn mực đã được xác lập. Trên cơ sở
đó, nêu ra những biện pháp uốn nắn, điều chỉnh và giúp đỡ đối tượng hoàn thành nhiệm
vụ.[24]
- Đánh giá là định giá, quy ra giá trị, hình thức nhận xét mang dấu ấn cá nhân của
người đánh giá (chuẩn tham chiếu do từng người đánh gi
á xác định nên tiêu chuẩn tham
chiếu riêng biệt gắn với bối cảnh). Ta có thể nêu các ví dụ về đánh giá như : Đánh giá một
giáo án, một chương trình, đánh giá chất lượng sư phạm, đánh giá một phương pháp sư
phạm, …[5].
Trong HĐSP khái niệm đánh giá được cụ thể hóa : Căn cứ vào kết quả kiểm tra đánh
giá chất lượng các hoạt động sư phạm của GV bằng cách đối chiếu với các văn bản pháp
quy, có tính đến đối tượng GV, đối tượng HS và bối cảnh cụ thể. Đánh giá và xếp loại trình
độ nghề nghiệp, việc thực hiện các công tác giáo dục khác và hiệu quả giáo dục của GV. [5].
1.2.2.3. Thanh tra
 Thanh tra:
Khái niệm thanh tra được định nghĩa nhiều cách như sau :
- Thanh tra là sự kiểm tra, đánh giá và xử lý chính thức có tính chất nhà nước của
cấp có thẩm quyền, được thực hiện qua tổ chức thanh tra đối với tổ chức và cá nhân trong
việc thực hiện chính sách, pháp luật và quy định của Nhà nước. [27].
- Thanh tra là chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý cấp trên đối với cơ quan, tổ

chức và cá nhân cấp dưới do tổ chức thanh tra thực hiện, có trách nhiệm thanh tra việc
thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước của cơ quan, tổ chức, cá
nhân nhằm phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm, góp phần tích cực
vào việc hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ
chức và cá nhân. [25]
 Thanh tra giáo dục:
Thanh tra giáo dục là kiểm tra có tính chất nhà nước của cơ quan quản lý giáo dục
cấp trên đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân cấp dưới do một tổ chức chuyên
biệt (tổ chức
thanh tra) tiến hành với các chức năng: đánh giá, phát hiện, điều chỉnh và giúp đỡ đối
tượng được thanh tra nhằm đảm bảo pháp chế, giữ vững kỷ cương, tăng cường kỷ luật và
góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo.
Thanh tra giáo dục là thanh tra chuyên ngành, thực hiện quyền thanh tra nhà nước
về giáo dục và đào tạo, vừa bộc lộ quyền lực n
hà nước, vừa đảm bảo dân chủ, kỷ cương
trong hoạt động giáo dục-đào tạo.
Vì vậy thanh tra giáo dục có tính chất: hành chính – pháp chế - nhà nước. Tổ chức
thanh tra giáo dục do pháp luật quy định, cấp trên bổ nhiệm và hoạt động theo luật
định.[25]
 Thanh tra giáo dục là thanh tra chuyên ngành về GD.
Thanh tra GD thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý Nhà nước về GD,
nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý v
i
phạm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong
lĩnh vực GD [5].
Tóm lại: Thanh tra là quản lý, thanh tra xây dựng để đạt mục tiêu là quản lý tốt,
giảm áp lực tâm lý về sự kiểm tra từ bên ngoài, đánh giá của cấp trên, là tiền đề chuyển
hoá từ kiểm tra, thanh tra bên ngoài thành tự kiểm tra, tự phê bình. Từ áp lực về kỷ luật,
về tổ chức nâng lên mức độ tự giác, tự điều chỉnh công việc cho phù hợp với khả năng,

năng lực của mình, phát huy nội lực của bản thân mỗi người.
Đánh giá dẫn đến hành vi điều chỉnh, tự điều chỉnh, nhà quản lý phải hết sức cô
ng
tâm, dân chủ, nhân ái, khoan dung, có như vậy thì kiểm tra, thanh tra, đánh giá con
người sẽ trở thành động lực của quản lý bền vững.[16]
 Ý nghĩa của công tác thanh tra, kiểm tra trong giáo dục
- Thanh tra là một chức năng trong các chức năng chủ yếu của quản lý
Họat động quản lý nhà nước về giáo dục bao gồm một số vấn đề chủ yếu sau: Xây
dựng và c
hỉ đạo thực hiện chiến lược quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển GD; Quy
định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; Ban hành và tổ chức thực hiện các văn
bản quy phạm pháp luật về giáo dục, ban hành điều lệ nhà trường; Ban hành quy định về
tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác; Xây dựng tiêu chuẩn nhà giáo, tiêu
chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; Biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách
giáo k
hoa, giáo trình; Ban hành quy chế thi cử và cấp văn bằng; Tổ chức bộ máy quản lý
giáo dục; Tổ chức chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ QLGD; Tổ chức
triển khai công tác nghiên cứu khoa học–công nghệ trong ngành; Huy động quản lý sử
dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục; Tổ chức quản lý công tác quan hệ
quốc tế về giáo dục; Quy định tặng các danh hiệu vinh dự cho những người có công lao
với sự nghiệp giáo dục; Than
h tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục, giải quyết
khiếu nại tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật giáo dục. Như vậy Thanh tra giáo dục
là một trong 14 nội dung của quản lý giáo dục đã nêu trên, công tác thanh tra nếu được
làm tốt sẽ đảm bảo sự đúng đắn và hiệu quả của các nội dung k
hác. [8, tr.83]
- Tự kiểm tra
Vấn đề “tự kiểm tra” được pháp lệnh thanh tra nhấn mạnh khi vận dụng vào các
nhà trường được hiểu là công tác kiểm tra nội bộ trường học. [8, tr.194]
Kiểm tra nội bộ trường học tuy không thuộc hệ thống thanh tra chuyên ngành giáo

dục nhưng là công việc quan trọng mà người hiệu trưởng của bất kỳ loại hình trường nào
cũng phải thực hiện. Đây là một k
hâu trong quy trình quản lý nhà trường giúp hiệu
trưởng bảo đảm sự toàn vẹn của quá trình quản lý và đạt chất lượng tổng thể của quá
trình giáo dục. Kiểm tra nội bộ trường học thúc đẩy nhà trường thực hiện tốt quyền tự
chủ và thực hiện trách nhiệm xã hội, đồng thời giúp nhà trường kiểm định chất lượng, tự
đánh giá chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường một cách khách quan [8, tr. 87]
Kiểm tra nội bộ trường học phải bao quát toàn diện và tập trung vào các khâu then
chốt là: Hoạt động của thầy; hoạt động của trò và các hoạt động phục vụ dạy học như vấn
đề xây dựng, phát triển đội ngũ, vấn đê tài chính, vấn đề xây dựng, bảo quản cơ sở vật
chất sư phạm, tài sản của nhà trường. Hình thức kiểm tr
a nội bộ trường học được áp
dụng nhiều là dự giờ thăm lớp đối với GV. Qua dự giờ thăm lớp hiệu trưởng nắm được
một cách tổng thể việc dạy của thầy và việc học của trò. Kết quả kiểm tra nội bộ giúp hiệu
trưởng thực hiện đư
ợc ba công việc sau: Xác định được việc cần phát huy sau kiểm tra;
Xác định được việc cần uốn nắn sau kiểm tra; Xác định được việc cần xử lý sau kiểm tra.
[8, tr.188]
1.2.2.4. Kiểm định chất lượng giáo dục
Để nâng cao chất lượng giáo dục lên
tầm cao mới, phục vụ đắc lực cho công cuộc
CNH, HĐH đất nước, Nghị quyết Đại hội X của Đảng đề ra 3 yêu cầu của ngành giáo dục
là “chuẩn hóa”, “hiện đại hóa”, “xã hội hóa”. Luật giáo dục sửa đổi năm 2005 bổ sung
điều 17 “Kiểm định chất lượng giáo dục là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực
hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục khác.
Việc kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện định kỳ trong phạm vi cả nước và

đối với từng cơ sở giáo dục. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục được công bố công
khai để xã hội biết và giám sát”
Bộ GD&ĐT đã ban hành bộ tiêu chí kiểm định cho từng bậc học, cấp học (bậc Đại

học, cấp THPT, cấp Tiểu học, …)
Kiểm định chất lượng gi
áo dục được tiến hành trên việc đánh giá đối với các quy
định về tiêu chuẩn chất lượng của từng cơ sở giáo dục.
 Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục
- Chất lượng cơ sở giáo dục được hiểu là sự đáp ứng các tiêu chuẩn của nhà trường đối
với các yêu cầu về mục tiêu giáo dục phổ thông quy định tại Luật Giáo dục.
- Tiêu chuẩn đánh gi
á chất lượng giáo dục là mức độ yêu cầu nhà trường cần đạt được
để công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Mỗi tiêu chuẩn bao gồm các tiêu chí
đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông.
- Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục là mức độ yêu cầu nhà trường cần đạt được ở
một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chuẩn. Mỗi tiêu chí có các chỉ số đánh giá chất lượng
giáo dục.
- Chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục là mức độ yêu cầu nhà trường cần đạt được ở
một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chí. [7, điều 2, tr.1]
- Tự đánh giá là quá trình do chính cơ sở giáo dục căn cứ vào bộ tiêu chuẩn k
iểm định
chất lượng để tiến hành tự xem xét, nghiên cứu và báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu
quả các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, từ đó điều chỉnh các nguồn lực và quá
trình thực hiện nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo đề ra.
- Đánh giá bên ngoài là sự khảo sát của các chuyên gia ở ngoài
cơ sở giáo dục, nhằm
xác định mức độ đáp ứng mục tiêu đề ra của cơ sở giáo dục.
- Kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục là hoạt động đánh giá bên ngoài nhằm
công nhận cơ sở giáo dục đáp ứng mục tiêu đào tạo đề ra.
Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT đư
ợc Bộ GD&ĐT vừa ban
hành cũng chính là chuẩn kiểm định giáo dục trường THPT, bao gồm : 07 Tiêu chuẩn, 46
tiêu chí, 138 chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông. Cụ thể:

- Tiêu chuẩn 1: Chiến lược phát triển của trường trung học phổ thông (02 tiêu chí và
06 chỉ số ĐG)
- Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý nhà trường (15 tiêu chí và 45 chỉ số ĐG)
- Tiêu chuẩn 3: Cán bộ quản lý, GV, nhâ
n viên và HS (06 tiêu chí và 18 chỉ số ĐG)
- Tiêu chuẩn 4: Thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục (11 tiêu
chí và 33 chỉ số ĐG)
- Tiêu chuẩn 5: Tài chính và cơ sở vật chất (06 tiêu chí và 18 chỉ số ĐG)
- Tiêu chuẩn 6: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội (02 tiêu chí và 06 chỉ số
ĐG)
- Tiêu chuẩn 7: Kết quả rèn luyện và học tập của HSi (04 tiêu chí và
12 chỉ số ĐG)
 Kiểm tra, Thanh tra, Kiểm định chất lượng giáo dục là một chuỗi hoạt động quản
lý nhà nước nói chung và quản l
ý giáo dục nói riêng. Từ hoạt động kiểm tra, tự kiểm tra;
đánh giá, tự đánh giá của một cá nhân GV đến một đơn vị giáo dục và đến sự đánh giá
của xã hội; từ đầu vào của quá trình giáo dục đến đầu ra xã hội; từ sự tác động hình
thành nhân cách đến “sản phẩm đào tạo” - một nhân cách được hình thành; từ một cá thể
học sinh đến việc hình thành người công dân, nhân lực được xã hội công nhận, sản phẩm
được đáp ứng yêu cầu của xã hội
1.2.3. Khái niệm thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra
1.2.3.1. Thanh tra viên
 Khái niệm thanh tra viên (TTV) được định nghĩa:
Thanh tra viên là công chức của nhà nước được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để
thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thanh tra viên do Chính phủ quy định.
Thanh tra viên được cấp trang phục, thẻ thanh tra viên [12,
Đ.30]
 Các tiêu chuẩn để được bổ nhiệm Thanh tra viên.
Người được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

+ Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước CHXHCNVN; có phẩm chất đạo
đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;
+ Tốt nghiệp đại học; có kiến thức quản lý nhà nước và kiến thức pháp luật; đối với
thanh tra viên chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó;
+ Có nghiệp vụ thanh tra;
+ Có ít nhất hai năm công tác thanh tr
a (không kể thời gian tập sự), nếu là cán bộ,
công chức ở cơ quan tổ chức khác chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước thì phải có ít
nhất một năm công tác thanh tra.[12, Đ.31]
 Quyền hạn và trách nhiệm của thanh tra viên được quy định:
Thanh tra viên chuyên ngành khi tiến hành thanh tra theo Đoàn thì thực hiện các
quyền hạn và nhiệm vụ sau đây :
+ Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Đoàn thanh tra;
+ Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản,
giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tr
a cung cấp thông tin, tài liệu;
+ Kiến nghị Trưởng Đoàn thanh tra áp dụng các biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền
hạn của Trưởng Đoàn thanh tra quy định tại Điều 39 của Luật thanh tra để đảm bảo
nhiệm vụ được giao;
+ Kiến nghị việc xử lý về những vấn đề khác liên quan đến nội dung thanh tra;
+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng Đoàn thanh tra, chịu
trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung báo cáo.[12, Đ.40]
Thanh tra viên chuyên ngành khi tiến hành thanh tra độc lập phải xuất trình thẻ
Thanh tra viên chuyên ngành và có những nhiệm vụ quyền hạn sau:
+ Yêu cầu đối tượng thanh tra xuất trình giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành
nghề;
+ Lập biên bản về việc vi phạm của đối tượng thanh tra;
+ Xử phạt hành chính theo đúng quy định của pháp luật về xử phạt hành chính.
Trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật vượt quá thẩm quyền xử lý

của mình thì Thanh tra viên chuyên ngành phải báo cáo Chánh thanh tra quyết định;
+ Báo cáo Chánh Thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công. [12, Đ.50]
 Thanh tra viên chuyên ngành Giáo dục:

người được phân công làm công tác thanh tra tại tổ chức Thanh tra giáo dục và
đã được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra.
1.2.3.2. Cộng tác viên thanh tra (CTVTT)
 Khái niệm Cộng tác viên thanh tra được nêu lên như sau :
- Trong hoạt động thanh tra, cơ quan thanh tra có quyền trưng tập cộng tác viên.
Cộng tác
viên thanh tra là những người có chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ
thanh tra.
Tiêu chuẩn cụ thể, chế độ trách nhiệm đối với CTVTT do Chính phủ quy định. [12,
điều 32].
- Các tổ chức Thanh tra giáo dục sử dụng CTVTT theo quy định của Luật Thanh
tra. Khi được cấp có thẩm quyền huy động tham gia CTVTT, CTVTT được tạo điều kiện
cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, quy
định chế độ công tác và đãi ngộ đối với CTVTT. [6, t
r.6].
 Trách nhiệm của Thanh tra viên , Cộng tác viên thanh tra như sau :
Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra viên, Cộng tác viên thanh tra phải tuân thủ
pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được giao. Thanh tra
viên còn phải chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cơ quan trực tiếp về nhiệm vụ thanh
tra.
Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo
tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu
gây thiệt hại thì phải bồi thường hoặc bồi hoàn theo quy định của pháp luật.[12, điều 33]
1.2.4. Thanh tra HĐSP của GV
1.2.4.1. Khái niệm

* Thanh tra hoạt động sư phạm của GV là xem xét (kiểm tra) đánh giá việc thực hiện
nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và các công tác khác của GV theo quy định của Luật giáo dục,
Điều lệ nhà trường, Quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác do Bộ trưởng
Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành và những quy định khác có liên quan.
* Thanh tra: thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy.
1.2.4.2. Trách nhiệm thanh tra HĐSP của GV
* Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục có thẩm quyền thanh tra hoạt động sư phạm
của GV.
* Căn cứ vào kế hoạch thanh tra hàng năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt,
thủ trưởng cơ quan, trưởng phòng giáo dục và đào tạo huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra HĐSP của GV.
Khi xét thấy cần thiết thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nưởc quyết định thanh tra và
thành lập đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra đột xuất.
1.2.4.3. Hình thức thanh tra HĐSP của GV
* Thanh tra HĐSP của GV được tiến hành trong cuộc thanh tra toàn diện nhà
trường.
* Thanh tra HĐSP của GV được tiến hành độc lập theo kế hoạch thanh tra của cơ
quan quản lý giáo dục
1.2.4.4. Nội dung thanh tra
 Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
- Nhận thức tư tưởng, chính trị; chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước;
việc chấp hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo số lượng, chất
lượng ngày, giờ công lao động;
- Đạo đức, nhân cách, lối sống, ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín
nhiệm trong đồng nghiệp, HS và nhân dân; tinh thần đoàn kết; tính trung thực trong
công tác; quan hệ đồng nghiệp; thái độ phục vụ nhân dân và HS.
 Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao
* Đánh giá thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của nhà giáo
+ Thực hiện quy chế chuyên môn : kiểm tra hồ sơ của nhà giáo và các hồ sơ khác có
liên quan;

+ Kiểm tra giờ lên lớp: dự giờ tối đa 3 tiết (nếu dự 2 tiết không xếp cùng loại thì dự
tiết thứ 3; phân tích đánh giá giờ dạy);
+ Kết quả giảng dạy: Điểm kiểm tra h
oặc kết quả đánh giá môn học của HS từ đầu
năm đến thời điểm thanh tra; điểm kiểm tra khảo sát của cán bộ thanh tra; so sánh kết
quả của các lớp do GV giảng dạy với các lớp khác trong trường tại thời điểm thanh tra
(có tính đến đặc thù của đối tượng dạy học). Từ những căn cứ này, cán bộ thanh tra so
sánh để có số liệu về kết quả giảng dạy của GV được thanh tra, đây là cơ sở để đánh giá
GV chính xác, k
hách quan.
* Đánh giá thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.
Thực hiện công tác chủ nhiệm, công tác kiêm nhiệm khác
1.2.4.5. Trình tự, thủ tục thanh tra
 Chuẩn bị
- Thông tin cần thiết liên quan đến GV được thanh tra.
+ Tập hợp thông tin về điều kiện và tình hình giảng dạy của GV.
+ Đặc điểm của đơn vị trường học, cơ sở vật c
hất, đội ngũ GV, kế hoạch của nhà
trường, tình hình địa phương ảnh hưởng đến học tập của HS và hoạt động của nhà
trường.
- Thông tin về GV được thanh tra.
Quá trình đào tạo, thâm niên, quá trình công tác, đánh giá của nhà trường, của lần
thanh tra trước đó.
+ Nghiên cứu các hồ sơ lưu ở Sở, Phòng.
+ Trao đổi với hiệu trưởng, về đánh giá của trường đối với GV trong công tác

chuyên môn, tinh thần trách nhiệm , hiệu quả giảng dạy giáo dục.
- Thông tin liên quan đến nội dung thanh tra.
Cán bộ thanh tra nghiên cứu chương trình và kế hoạch giảng dạy bộ môn, nắm
chắc yêu cầu nội dung bài dạy sẽ đến thanh tra.

 Tiến hành thanh tra
- Dự giờ của GV.
Đối với GV THPT, dự giờ ít nhất 2 tiết, trong trường hợp chưa quyết định được
việc xếp loại thì dự tiết thứ 3.
Khi dự giờ, cán bộ thanh tra ghi vào phiếu đánh giá quá trình diễn biến của tiết
dạy, nhận xét ưu, khuyết điểm về trình độ nắm nội dung bài, trình độ sử dụng phương
pháp. Phiếu này sẽ lưu lại trong hồ sơ thanh tra.
- Kiểm tra hồ sơ giảng dạy của GV và các hồ sơ kh
ác của trường để đánh giá việc
thực hiện quy chế chuyên môn.
- Kiểm tra kháo sát chất lượng HS, thu thập các thông tin về chất lượng học tập qua
các hồ sơ của trường để đánh giá kết quả giảng dạy của GV.
 Trao đổi với GV được thanh tra
Đây là khâu quan trọng, cần chuẩn bị kỹ những nội dung sau đây:
- Chuẩn bị nội dung đánh giá:
+ Nghiên cứu đánh giá của trường và của những lần thanh tra trước
+ Phân tích thông tin qua k
iểm tra hồ sơ, trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm,
việc thực hiện quy chế chuyên môn, kết quả học tập của HS, đánh giá hiệu quả giảng dạy
của GV.
+ Dự kiến nội dung đánh giá.
- Chuẩn bị nội dung tư vấn.
Căn cứ vào nhận định ở phần k
iểm tra những vấn đề đã dự kiến đánh giá để chọn
những nội dung cần tư vấn.
- Chuẩn bị nội dung cần thúc đẩy.
+ Phát hiện và lựa chọn những kinh nghiệm của GV thông qua kiểm tra và lựa chọn
kinh nghiệm của bản thân cán bộ thanh tra để phổ biến cho GV.
- Dự kiến các vấn đề cần kiến nghị.[6, tr 16,17]
d. Kết thúc thanh tra.

Hoàn thành hồ sơ thanh tra gồm có:
- Cho điểm và xếp loại ở phiếu dự giờ dạy của GV;
- Hoàn thành biên bản thanh tra hoạt động sư phạm của GV, cụ thể:
+ Xếp loại Nội dung 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống (trên cơ sở phiếu nhận
xét và xếp loại viên chức hàng năm do thủ trưởng cơ sở giáo dục cung cấp)
+ Xếp loại Nội dung 2: Kết quả công tác được giao:
* Về hồ sơ chuyên môn : kiểm tra các loại sổ, giáo án về số lượng và chất lượng rồi
đưa ra nhận xét ưu, khuyết điểm.
* Việc thực hiện các quy định về chuyên môn: thực hiện chương trình, kế hoạch
giảng dạy, giáo dục; soạn bài, chuẩn bị bài theo quy định; kiểm tra, chấm bài theo quy
định; tham gia sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn; bảo đảm thực hành thí nghiệm; đảm bảo
hồ sơ chuyên môn; tự bồi dưỡng và tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ; thực hiện quy định về
dạy thêm, học thêm.
* Xếp loại giờ dạy: ghi nhận xét ưu, k
huyết điểm, và ghi kết quả xếp loại như trên.
* Kết quả giảng dạy: ghi số lượng các bài kiểm tra do cán bộ thanh tra khảo sát hay
kết quả tổng kết học tập bộ môn theo các loại tốt, khá, TB, yếu, kém cùng với tỷ lệ %, từ
đó cán bộ thanh tr
a đưa ra nhận xét về ưu khuyết điểm về công tác giảng dạy của GV
được thanh tra.
* Thực hiện các nhiệm vụ khác (trên cơ sở nhận xét của thủ trưởng cơ sở giáo dục)
- Căn cứ vào kết quả dự giờ và các nhận xét về kiểm tra hồ sơ, về thực hiện các quy
định về chuyên môn, về kết quả giảng dạy và thực hiện các nhiệm vụ kh
ác, cán bộ thanh
tra sẽ xếp loại Nội dung 2.
- Căn cứ vào Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/03/2006 về việc ban hành
Quy chế đánh giá, xếp loại GV mầm non và GV phổ thông công lập và Văn bản số
3040/BGD&ĐT-TCCB ngày 17/4/2006 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn một số điều trong
“Quy chế đánh giá, xếp loại GV mầm non và GV phổ thông công lập”, cán bộ thanh tra sẽ
xếp loại GV theo 04 loại sau:

- Loại xuất sắc: Là những GV Nội dung 1 xếp loại tốt và Nội dung 2 xếp loại tốt.
- Loại k
há: Là những GV không đủ điều kiện xếp loại xuất sắc đạt các yêu cầu sau:
Có Nội dung 1 và Nội dung 2 xếp từ loại khá trở lên.
- Loại trung bình: Là những GV không đủ điều kiện xếp loại xuất sắc, loại khá và
đạt các yêu cầu sau: có Nội dung 1 xếp loại trung bình trở lên, Nội dung 2 xếp loại trung
bình.
- Loại k
ém: Là những GV có một trong các xếp loại sau đây:
+ Nội dung 1 xếp loại kém.
+ Nội dung 2 xếp loại kém.
1.2.5. Vị trí, vai trò cấp THPT
1.2.5.1. Trường THPT trong hệ thống giáo dục
Cấp học Phổ thông Trung học là một cấp học trong bậc học phổ thông của nền giáo
dục nước ta thực hiện 4 nhiệm vụ sau :
- Là cấp học tiếp nối các cấp học dưới để hoàn chỉnh kiến thức để kết thức học vấn
phổ thông;
- Là cấp học chuẩn bị hành trang về kiến thức và nhân cách cho nguồn nhân lực
chất lượng cao cho xã hội;
- Là cấp học thực hiện định hướng nghề nghiệp cho HS qua việc thực hiện Đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông qua việc dạy học phân hóa thực hiện bằng kết hợp phân
ban với dạy học tự chọn (đã thực hiện năm học 2006-2007 đến nay);
- Là cấp học thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong cộng đồng (được quy định
trong Điều lệ trường Trung học ban hành ngày 02/04/
2007)
1.2.5.2. Tầm quan trọng của GV THPT
Nhiệm vụ của người GV THPT cũng quan trọng và nặng nề như bao GV các cấp học
khác. Tuy nhiên do đặc thù riêng của cấp học người GV THPT bằng nhân cách của mình
phải dạy học và giáo dục HS để giúp nhà trường THPT hoàn thành sứ mạng thực hiện 4
nhiệm vụ nêu trên, cụ thể là :

Cần hoàn chỉnh kiến thức. năng lực, phẩm chất cho người HS PT; hình thành người
công dân; kết thúc giai đoạn dân t
rí phát triển; chuyển sang giai đoạn đào tạo mới - đào tạo
nhân lực: ĐH, CĐ, TH nghề hay trung cấp nghề …
Kết luận chương 1
Từ thực trạng chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục THPT nói riêng tuy đạt
được một số thành tựu nhưng thực tế là chất lượng đào tạo còn thấp, chưa đáp ứng được
yêu cầu và kỳ vọng của xã hội.
Cùng với các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh”, “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong GD”, năm học
2008-2009, ngành GD-ĐT đẩy mạnh cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương
đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua xây dựng “trường học thân thiện, HS
tích cực”. Trong năm học này, mỗi tỉnh, mỗi thành phố đều xây dựng được ít nhất 1
trường học ở mỗi cấp đạt yê
u cầu của 5 nội dung “Trường học thân thiện, HS tích cực”.
Trên diện rộng tập trung giải quyết 3 vấn đề: mỗi nhà trường đều có nhà vệ sinh và tổ
chức HS tham gia giữ vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên; mỗi trường phổ thông đều nhận
chăm sóc một di sản văn hoá, lịch sử, cách mạng; lựa chọn và đưa trò chơi dân gian hoặc
hoạt động vui chơi tích cực khác vào trường học. Xây dựng trường học thân thiện không
chỉ phù hợp với chuẩn quốc tế về nhà trường mà còn đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi mới của
của ngành giáo dục trong nước về nâng cao chất lượng. Muốn thực hiện tốt cuộc vận
động toàn ngành GD nói chung và lực lượng Thanh tra GD nói riêng cần phải đổi mới
công tác của mình, phấn đấu góp một phần vào thành công của nhiệm vụ cao cả này. Đặc
biệt cần nâng cao chất lượng đội ngũ GV nói chung và đội ngũ GV TH
PT nói riêng, bởi lẽ
GV là yếu tố quan trọng nhất trong việc đem đến hiệu quả và sự tham gia của HS trong học
tập, là 1 trong 5 điều kiện xây dựng trường học thân thiện.



Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN
THPT TỈNH CÀ MAU.

2.1. Đặc điểm tự nhiên xã hội, kinh tế và chất lượng GD&ĐT của tỉnh Cà Mau
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên xã hội, kinh tế
Cà Mau, một tỉnh cực nam của Tổ quốc, được tái lập ngày 01/01/1997 từ tỉnh Minh
Hải cũ. Cà Mau có hệ thống kinh rạch chằng chịt. Địa hình tỉnh Cà Mau phức tạp, ba mặt
giáp biển : phía tây giáp Vịnh Thái Lan, phía đông và nam giáp biển Đông, phía bắc giáp
hai tỉnh K
iên Giang và Bạc Liêu.
Diện tích tự nhiên là 5.109,507 km
2
, bằng 1,58% cả nước và 13,1% diện tích ĐBSCL.
Về hành chính Cà Mau được chia thành 8 huyện : Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Cái Nước,
Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình, Năm Căn, Phú Tân và 1 thành phố. Thành phố Cà
Mau là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh.
Thành phố Cà Mau cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km, cách thành phố Cần Thơ
180 km, là cửa ngõ của tỉnh nằm trên trục đường chiến lược quốc lộ 1A và quốc lộ 63, từ
Cà Mau có thể đi tới các tỉnh của ĐBS
CL bằng các phương tiện thuỷ và bộ.
Cà Mau có khí hậu nhiệt đới gió mùa, ổn định và mang tính đặc trưng phân mùa rõ
rệt. Do nằm ở cực nam của Tổ quốc nên Cà Mau hầu như ít bị ảnh hưởng của bão và nằm
ngoài vùng ảnh hưởng lũ lụt của hệ thống sông Cửu Long. Nhìn chung khí hậu Cà Mau
phù hợp cho các loại động thực vật nhiệt đới phát triển.
Do đặc trưng thổ nhưỡng và chế độ thuỷ văn mà việc sử dụng đất tập trung vào k
hai
thác các hệ thống canh tác phù hợp như mô hình lúa nước – cá đồng, mô hình rừng tràm
– cá đồng – lúa, mô hình rừng ngập mặn và nuôi tôm, tiếp đến là trồng các loại cây ăn
trái và cây công nghiệp. Cùng với biện pháp cải tạo đất, Cà Mau đã hình thành nên các

vùng: đất trồng cây công nghiệp, thực phẩm, đất có khả năng trồng cây lâu năm, đất
trồng tràm và cây công nghiệp, đất rừng ngập mặn và nuôi trồng thuỷ sản.
Cà Mau có 254 k
m bờ biển bằng 7,8% chiều dài bờ biển cả nước, với các cửa sông
lớn. Trữ lượng hải sản lớn và phong phú về chủng loại, mỗi năm có thể đánh bắt hàng
chục ngàn tấn. Cà Mau có nhiều khả năng phát triển vận tải biển.
Dọc theo thềm lục địa và ngoài khơi biển Cà Mau có những mỏ khí đốt với trữ lượng
lớn (172 tỷ m
3
). Khả năng phát triển và khai thác tối đa các mỏ khí có thể đạt sản lượng
khai thác đến 8,25 tỷ m
3
/ năm. Hiện nay Cụm công nghiệp Khí-Điện-Đạm Cà Mau đã
hình thành và đi vào hoạt động. Hai nhà máy điện Cà Mau 1 và Cà Mau 2 đã vận hành,
góp phần tăng cường cho mạng lưới điện quốc gia. Cụm công nghiệp Khí-Điện-Đạm, sẽ là
động lực, là đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động
của tỉnh, tăng sức cạnh tranh của nền k
inh tế trong điều kiện hội nhập và có ý nghĩa to
lớn đối với sự nghiệp phát triển KT-XH và chính trị của tỉnh Cà Mau. Cà Mau có rất
nhiều cơ hội để bứt phá đi lên.
Ngoài ra Cà Mau còn chứa nhiều tiềm năng về du lịch với các tuyến, điểm và hình
thức du lịch đa dạng với hệ thống kênh rạch chằng chịt, xen vào đó là các dải vườn đầy
cây trái, các sân chim tự nhiên, nhân tạo, với nhiều loài chim quý hiếm, hoặc các dải rừng
tràm, rừng đước bát ngát là những tuyến du lịch sinh thái hấp dẫn du k
hách. Cà Mau còn
có nhiều hòn đảo còn giữ được vẻ đẹp nguyên thuỷ của tự nhiên. Đây là những tụ điểm du
lịch hấp dẫn, điển hình là Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc …
Dân số Cà Mau năm 2004 là 1.200.800 người, chiếm 7% dân số ĐBSCL và 1,47%
dân số cả nước. Cà Mau là tỉnh đất rộng người thưa, mật độ dân số tr
ung bình 220

người/km
2
chỉ bằng 54% mật độ bình quân của ĐBSCL, dân số Cà Mau phân bố không
đều : 741 người ở thành thị (Tp Cà Mau) và 108 người ở nông thôn (Huyện U Minh), gồm
ba dân tộc chính : Kinh (96%), Khơ Me (2,5%), Hoa (1,5%). Ngoài ra còn có người
Chăm, Nùng, Thái, Mường … từ miền Bắc và Miền Trung chuyển cư đến trong vòng ba
thập kỷ lại đây với tỷ lệ thấp. Tốc độ tăng dân số của Cà Mau là khá cao (2,15%) so với
bình quân vùng ĐBSCL (1,27%).
Cơ cấu dân số trẻ, trên 40% dưới 14 tuổi, cao hơn mức bình quân của cả nước
(39%). Tỷ lệ nữ chiếm 50,56%
Hiện nay đời sống của nhân dân Cà Mau ngày càng ổn định, tỷ lệ đói nghèo giảm rõ
rệt. Tron
g năm 2008, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đạt 11.694 tỷ đồng, kinh tế tiếp tục
tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; thu nhập theo đầu người đạt
15,17 triệu đồng (tương đương 923 USD). Tổng sản lượng thuỷ sản đạt 310 ngàn tấn,
trong đó sản lượng tôm đạt 114 ngàn tấn, sản lượng lúa ước đạt 430 ngàn tấn. Kim ngạch
xuất k
hẩu đạt 630 triệu USD, thu ngân sách đạt 1.140 tỷ đồng. Từ đầu năm đến tháng 12
năm 2008 tỉnh Cà Mau đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 28 dự án trong nước và 2 dự
án nước ngoài với số vốn 26 tỷ đồng.

×