Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (853.96 KB, 108 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NÔNG THỊ CHUYÊN
QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TẠI CÁC
TRƯỜNG THPT HUYỆN BÙ ĐĂNG TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng - Năm 2021


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NÔNG THỊ CHUYÊN
QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TẠI CÁC
TRƯỜNG THPT HUYỆN BÙ ĐĂNG TỈNH BÌNH PHƯỚC

Chun ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ TƯỜNG HIỆP

Đà Nẵng - Năm 2021


1
LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan rằng Luận văn “Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các
trường THPT huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước” là hồn tồn nghiên cứu của tơi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong Luận văn này, tơi cam
đoan rằng tồn phần hay những phần nhỏ của Luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Khơng có sản phẩm hay nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong
Luận văn này mà khơng được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
TÁC GIẢ

NÔNG THỊ CHUYÊN


2
QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TẠI CÁC TRƯỜNG
THPT HUYỆN BÙ ĐĂNG TỈNH BÌNH PHƯỚC
Ngành: Quản lý giáo dục
Họ tên học viên: Nông Thị Chuyên
Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Tường Hiệp
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm-Đại học Đà Nẵng
Tóm tắt
Nghiên cứu đề tài “Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường
THPT huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước” với mục tiêu: nghiên cứu lý luận và thực
trạng quản lý xây dựng văn hóa nhà trường, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý xây
dựng văn hóa nhà trường tại các trường THPT huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước trong
bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục
của nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu bằng quan sát nhằm ghi chép,
phân tích, đánh giá những vấn đề liên quan đến xây dựng văn hóa trong nhà trường,

chú trọng về thái độ, hành vi giao tiếp, tác phong ứng xử, làm việc giữa các mối quan
hệ: cán bộ quản lý với giáo viên, giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với học
sinh, giữa học sinh với học sinh. Sử dụng phương pháp điều tra thực tế bằng phiếu
điều tra khảo sát các vấn đề nghiên cứu. Để tìm hiểu thực trạng xây dựng VHNT tại
các trường THPT, tác giả lấy ý kiến đối với 250 người là cán bộ quản lý, giáo viên,
học sinh THPT trên địa bàn huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Để tìm hiểu thực trạng
quản lý xây dựng VHNT tại các trường THPT, tác giả lấy ý kiến đối với 150 người là
cán bộ, giáo viên các trường THPT trên địa bàn huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Để
khảo nghiệm các giải pháp nghiên cứu được đưa ra, tác giả tiến hành nghiên cứu 70
người là lãnh đạo Sở Giáo dục-Đào tạo tỉnh Bình Phước, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng,
tổ trưởng, phó tổ chun mơn của 5 trường THPT trên địa bàn huyện Bù Đăng, tỉnh
Bình Phước. Trong nghiên cứu, phương pháp thống kê toán học được sử dụng để xử lý
số liệu thu thập được từ phiếu khảo sát.
Từ nghiên cứu và phân tích ở trên đề xuất một số giải pháp quản lý xây dựng
văn hóa nhà trường tại các trường THPT huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Đồng thời
kiến nghị với Sở Giáo dục và Đào tạo, cán bộ quản lý trường THPT huyện Bù Đăng,
tỉnh Bình Phước để các giải pháp trong cơng tác quản lý xây dựng văn hóa nhà trường
được triển khai, áp dụng vào thực tiễn.
Từ khóa: Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, văn hóa, văn hóa tổ
chức, xây dựng văn hóa nhà trường, quản lý xây dựng văn hóa nhà trường.
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn
Người thực hiện đề tài

TS. Đỗ Tường Hiệp

Nông Thị Chuyên


3
MANAGING SCHOOL CULTURE CONSTRUCTION AT HIGH

SCHOOLS IN BU DANG DISTRICT BINH PHUOC PROVINCE
Major: Education Management
Full name of Master student: Nong Thi Chuyen
Supervisors: TS. Đo Tuong Hiep
Training institution: University of Pedagogy. Danang University
When implementing the research project “Managing school culture
construction at high schools in Bu Dang district, Binh Phuoc province”. With the
objective: to study the theory and the current situation of the management of school
culture construction, then propose solutions to manage school culture construction at
high schools in Bu Dang district, Binh Phuoc province in the context of change. New
education today, in order to constantly improve the quality of school education to meet
the requirements of innovation. The author used the observational research method to
record, analyze, and evaluate issues related to school culture building, focusing on
attitudes, communication behaviors, and behavior. , working between relationships:
administrators and teachers, between teachers and teachers, between teachers and
students, and between students and students. Using interview method: is the actual
investigation method by asking and interviewing people directly related to the research
problem. Investigations and interviews are done by direct questions and by survey
questionnaires. To find out the current situation of building a career-oriented culture in
high schools, the author consulted 250 people who are managers, staff, teachers, and
high school students in Bu Dang district, Binh Phuoc province. To find out the current
situation of the management of the construction of the life culture at high schools, the
author consulted 150 people who are cadres, staff, and teachers of high schools in Bu
Dang district, Binh Phuoc province. To test the proposed research solutions, the author
conducted a study on 70 people who are the leaders of the Department of Education
and Training of Binh Phuoc province, the principal, the vice-rector, the team leader,
the professional deputy head of the 5 High school in Bu Dang district, Binh Phuoc
province. In the research, the mathematical statistical method is used to process the
data collected from the survey questionnaire. From the above research and analysis, a
number of solutions to manage school culture construction are proposed at high

schools in Bu Dang district, Binh Phuoc province. At the same time, it is
recommended to the Department of Education and Training, the management staff of
the high school in Bu Dang district, Binh Phuoc province that solutions in the
management of school culture construction can be deployed and applied in practice.
Key words: management, education Management, school management,
cultural, organizational culture, building school culture, management of school culture
construction.

Supervior’s confirmation

Student

TS. Đo Tuong Hiep

Nong Thị Chuyen


4
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................I
TÓM TẮT..................................................................................................................... II
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN................................................IX
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ.............................................................................X
DANH MỤC HÌNH VẼ................................................................................................X
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...............................................................................................1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU..........................................................................................2
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...............................................................3
3.1. Khách thể nghiên cứu................................................................................3
3.2. Đối tượng nghiên cứu................................................................................3

4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC.........................................................................................3
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU..........................................................................................3
6. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................................3
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................................3
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận................................................................3
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.............................................................4
7.3. Phương pháp thống kê tốn học.................................................................4
8. NHỮNG ĐĨNG GĨP CỦA LUẬN VĂN........................................................................4
8.1. Về mặt lý luận............................................................................................4
8.2. Về mặt thực tiễn.........................................................................................4
9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN.....................................................................................4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ
TRƯỜNG...................................................................................................................... 5
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THƠNG.............................................................................................5

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngồi..................................................................5
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước.............................................................7
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI...................................................................15
1.2.1. Quản lý..................................................................................................15


5
1.2.2. Quản lý giáo dục...................................................................................16
1.2.3. Quản lý nhà trường...............................................................................17
1.2.4. Văn hóa.................................................................................................18
1.2.5. Văn hóa tổ chức....................................................................................18
1.2.7. Xây dựng văn hóa nhà trường...............................................................20
1.2.8. Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường..................................................20
1.3. ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI XÂY DỰNG VĂN

HÓA NHÀ TRƯỜNG THPT.........................................................................................21

1.3.1. Đổi mới giáo dục phổ thông và giáo dục trung học phổ thông..............21
1.3.2. Yêu cầu đặt ra đối với xây dựng văn hóa nhà trường THPT trong bối
cảnh đổi mới giáo dục.........................................................................................23
1.4. NỘI DUNG XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG THPT TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI
GIÁO DỤC.................................................................................................................23

1.4.1. Xây dựng hệ giá trị cốt lõi và triết lý gắn với chiến lược văn hóa nhà
trường.................................................................................................................. 23
1.4.2. Xây dựng văn hóa trong nhà trường THPT...........................................24
1.5. NỘI DUNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG....29
1.5.1. Lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường THPT...............................29
1.5.2. Tổ chức thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường..................................29
1.5.3. Chỉ đạo xây dựng văn hóa nhà trường..................................................30
1.5.4. Kiểm tra, đánh giá việc xây dựng văn hóa nhà trường..........................31
1.6. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠNG TÁC QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.............................................................................32

1.6.1. Các yếu tố chủ quan..............................................................................32
1.6.2. Các yếu tố khách quan..........................................................................33
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG
TẠI CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN BÙ ĐĂNG TỈNH BÌNH PHƯỚC...................37
2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT...............................................................37
2.1.1. Mục tiêu khảo sát..................................................................................37
2.2.2. Nội dung khảo sát.................................................................................37
2.2.3. Đối tượng khảo sát................................................................................37
2.2.4. Phương pháp khảo sát...........................................................................38



6
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu thống kê......................................................38
2.2. KHÁI QT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - VĂN HĨA - XÃ HỘI HUYỆN BÙ
ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC........................................................................................38
2.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Bù Đăng............................................38
2.2.2. Tình hình phát triển giáo dục và đào tạo huyện Bù Đăng.....................39
2.3. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TẠI CÁC TRƯỜNG THPT
HUYỆN

BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC......................................................................41

2.3.1. Thực trạng nhận thức về vai trị, mục tiêu xây dựng văn hóa nhà trường
tại các trường THPT huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước......................................41
2.3.2. Thực trạng xây dựng hệ giá trị cốt lõi và triết lý gắn với chiến lược văn
hóa nhà trường....................................................................................................43
2.3.3. Thực trạng xây dựng hệ thống chuẩn mực văn hóa nhà trường.............45
2.3.4. Thực trạng xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan mơi trường đảm bảo yếu
tố văn hóa............................................................................................................46
2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG
THPT HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC............................................................48
2.4.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng trong quản lý xây dựng văn hóa
nhà trường THPT huyện Bù Đăng.......................................................................48
2.4.2. Thực trạng quản lý việc lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường
THPT huyện Bù Đăng.........................................................................................49
2.4.3. Thực trạng quản lý việc tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng văn hóa
nhà trường THPT huyện Bù Đăng.......................................................................51
2.4.4. Thực trạng quản lý công tác chỉ đạo xây dựng văn hóa nhà trường THPT
huyện Bù Đăng....................................................................................................52
2.4.5. Thực trạng quản lý để đảm bảo các điều kiện phục vụ hoạt động xây
dựng văn hóa nhà trườngTHPT huyện Bù Đăng.................................................53

2.4.6. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá xây dựng văn hóa nhà
trườngTHPT huyện Bù Đăng..............................................................................54
2.5. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HĨA NHÀ TRƯỜNG TẠI CÁC
TRƯỜNG THPT HUYỆN

BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC.............................................56

2.5.1. Đánh giá những mặt mạnh....................................................................56
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân.......................................................................57


7
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TẠI
CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN BÙ ĐĂNG TỈNH BÌNH PHƯỚC...........................59
3.1. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP..............................................................59
3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống..........................................................................59
3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa............................................................................59
3.1.3. Đảm bảo tính cấp thiết và khả thi..........................................................60
3.1.4. Đảm bảo tính đồng bộ...........................................................................60
3.2. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TẠI CÁC TRƯỜNG
THPT HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC............................................................61
3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa nhà
trường tại các trường THPT huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước...........................61
3.2.2. Lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường THPT huyện
Bù Đăng, tỉnh Bình Phước..................................................................................63
3.2.3. Tổ chức xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THPT huyện Bù
Đăng, tỉnh Bình Phước........................................................................................65
3.2.4. Chỉ đạo xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THPT huyện Bù
Đăng, tỉnh Bình Phước........................................................................................66
3.2.5. Đảm bảo các điều kiện và xây dựng môi trường thuận lợi cho hoạt động

xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường THPT huyện Bù Đăng, tỉnh Bình
Phước.................................................................................................................. 67
3.2.6. Kiểm tra, đánh giá các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường ở các
trường THPT huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.................................................70
3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC GIẢI PHÁP...................................................................71
3.4. KHẢO NGHIỆM MỨC ĐỘ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP QUẢN
LÝ XÂY DỰNG VĂN HĨA NHÀ TRƯỜNG.....................................................................72

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm..........................................................................72
3.4.2. Đối tượng được khảo nghiệm................................................................72
3.4.3. Nội dung khảo nghiệm..........................................................................73
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm............................................................................73
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..............................................................................80
1. KẾT LUẬN...........................................................................................................80
2. KHUYẾN NGHỊ...................................................................................................81


8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................82
PHỤ LỤC 1................................................................................................................... 1
PHỤ LỤC 2................................................................................................................... 8
PHỤ LỤC 3.................................................................................................................10


9
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Chữ viết tắt
CBQL
ĐHSP
GD

GD&ĐT
GV
HS
NV
NT
SP
VH
VHNT
QLGD
QLNT
UBND
XDVHNT

Cụm từ viết tắt
Cán bộ quản lí
Đại hoc sư phạm
Giáo dục
Giáo dục và đào tạo
Giáo viên
Học sinh
Nhân viên
Nhà trường
Sư phạm
Văn hóa
Văn hóa nhà trường
Quản lý giáo dục
Quản lý nhà trường
Ủy ban nhân dân
Xây dựng văn hóa nhà trường



10
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1. Số liệu đánh giá nhận thức vai trò, mục tiêu xây dựng VHNT................41
Bảng 2.2. Đánh giá xây dựng giá trị cốt lõi và triết lý gắn với chiến lược VHNT....43
Bảng 2.3. Đánh giá chuẩn mực trong văn hóa ứng xử.............................................45
Bảng 2.4. Đánh giá mức độ phù hợp những giá trị vật chất, cảnh quan môi trường
..................................................................................................................................... 46
Bảng 2.5. Đánh giá nhận thức tầm quan trọng quản lý xây dựng VHNT................48
Bảng 2.6. Đánh giá thực trạng trong quản lý lập kế hoạch......................................49
Bảng 2.7. Đánh giá thực trạng trong tổ chức thực hiện kế hoạch............................51
Bảng 2.8. Đánh giá thực trạng công tác chỉ đạo xây dựng VHNT...........................52
Bảng 2.9. Đánh giá thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ.................................53
Bảng 2.10. Đánh giá thực trạng trong quản lý công tác kiểm tra, đánh giá.............54
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cấp thiết.....................................................73
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi.............................................................75
Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp...........77
DANH MỤC HÌNH V
Hình 3.1. Mối quan hệ giữa các giải pháp.................................................................74


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thế kỉ XXI, khoa học - công nghệ hiện đại đã tạo ra những thay đổi mạnh
mẽ trên toàn thế giới. Quốc tế hóa, tồn cầu hóa trở thành xu thế chung đối với tất cả
các nước. Các quốc gia muốn phát triển nền kinh tế - xã hội của mình thì khơng thể
đứng ngồi xu thế hội nhập và tồn cầu hóa. Việt Nam cũng nằm trong xu thế này khi
ra nhập AFTA và WTO và mới nhất là TPP.
Tồn cầu hóa mang đến cho Việt Nam những cơ hội, đồng thời cũng đặt ra

những thách thức và tiềm ẩn những nguy cơ. Về những cơ hội, tồn cầu hóa giúp nối
kết Việt Nam với nền giáo dục thế giới; mở rộng tầm nhìn và bậc thang giá trị hướng
tới chuẩn mực chung của tồn nhân loại; hình thành tư duy có tính chất tồn cầu; phát
huy tinh thần dân chủ; hình thành khả năng hợp tác làm việc trong môi trường quốc tế.
Tuy nhiên, nguy cơ chúng ta phải đối mặt đó là bản sắc dân tộc có thể bị mất đi; các
giá trị truyền thống tốt đẹp có thể bị mai một. Bối cảnh nêu trên đặt lên vai các nhà
quản lý giáo dục sứ mạng mới trong việc tạo dựng và quản lý VHNT trong điều kiện
tồn cầu hóa. Một mặt phải giải quyết vấn đề làm thế nào để giữ gìn được bản sắc văn
hóa dân tộc, mặt khác phải làm thế nào để hòa nhập với nền văn hóa chung của nhân
loại. Điều này địi hỏi các nhà quản lý giáo dục cần phải có những chiến lược phù hợp
từ việc hình thành, duy trì và phát triển VHNT, đáp ứng các yêu cầu nói trên. Muốn
vậy VHNT trong bối cảnh hiện nay phải là văn hóa của một tổ chức học tập, phục vụ
mục đích học tập suốt đời cho học sinh và giáo viên.
Nhà trường là nơi góp phần hình thành và phát triển trí tuệ, thể chất và phẩm
chất, năng lực của học sinh. Để các yếu tố này phát triển hài hịa tồn diện địi hỏi phải
có một mơi trường học tập tốt nhất. Nâng cao chất lượng giáo dục là mục tiêu trọng
tâm mà mỗi nhà trường đều mong muốn đạt tới. Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu
tố khách quan và chủ quan. Trong đó, văn hóa nhà trường (VHNT) được xác định là
một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả
hoạt động của mỗi nhà trường, góp phần phát triển hài hòa cả về phẩm chất và năng
lực của học sinh đặc biệt là trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
Văn hóa nhà trường tác động đến mọi hoạt động giáo dục của nhà trường. Về
góc độ tổ chức, văn hóa nhà trường được coi như một mẫu thức cơ bản, tạo ra một môi
trường quản lý ổn định, giúp cho nhà trường thích nghi với mơi trường bên ngồi, tạo
ra sự hịa hợp mơi trường bên trong. Một tổ chức có văn hóa mạnh sẽ hội tụ được cái
tốt, cái đẹp cho xã hội. Văn hóa nhà trường sẽ giúp cho nhà trường thực sự trở thành
một trung tâm văn hóa giáo dục, là nơi hội tụ sức mạnh của trí tuệ và lịng nhân ái, góp
phần quan trọng tạo nên sản phẩm giáo dục toàn diện.



2
Đối với giáo viên, VHNT tích cực sẽ khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ
kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau; tạo bầu khơng khí tin cậy, thúc đẩy giáo viên quan tâm
đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy; bồi dưỡng tình yêu và sự tâm huyết với nghề,
qua đó góp phần cải thiện chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Đối với học sinh, VHNT tích cực tạo ra mơi trường giáo dục có lợi nhất cho
người học, khiến họ cảm thấy thoải mái, vui vẻ, ham học. Người học thấy rõ trách
nhiệm của mình, tích cực khám phá, liên tục trải nghiệm và tích cực tương tác với giáo
viên và nhóm bạn. Văn hóa nhà trường cịn tạo ra môi trường thân thiện cho người học
với mối quan hệ ứng xử tôn trọng, hiểu biết, học hỏi lẫn nhau giữa thầy và trò. Người
học cảm nhận được ở nhà trường một cảm giác an toàn, một bầu khơng khí cởi mở.
Các yếu tố của văn hóa nhà trường góp phần quan trọng phát triển nhân cách tồn diện
cho họ.
Như vậy, VHNT có tác động trực tiếp đến chất lượng giáo dục trong nhà
trường. Xây dựng VHNT tích cực là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo
dục. Trong thực tế, VHNT chứa đựng những yếu tố tích cực nhưng cũng khơng ít
những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục. Trong khi đó, vấn đề xây
dựng VHNT tích cực là một trong những nhu cầu tất yếu, một trong những biện pháp
quan trọng, hiệu quả để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị trọng tâm của ngành.
Hiện nay, học sinh được đào tạo trong các nhà trường trung học phổ thông
(THPT) là nguồn lực chủ yếu thực hiện cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Bên
cạnh đó, q trình hội nhập sâu rộng cần tới nguồn nhân lực vừa có năng lực và phẩm
chất đạo đức tốt. Chính vì vậy quá trình giáo dục trong nhà trường THPT phải diễn ra
trong một mơi trường văn hóa ổn định và lành mạnh để đảm bảo chất lượng và đáp
ứng yêu cầu của xã hội.
Với sự thay đổi của mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới, những tác động từ
phía mơi trường bên ngoài, quản lý xây dựng VHNT của các trường THPT huyện Bù
Đăng, tỉnh Bình Phước cần có những biện pháp phù hợp hơn, khả thi hơn. Trước đây
đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này song cần hơn nữa những đề tài đưa ra
những giải pháp phù hợp, hiệu quả hơn về quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trong

bối cảnh đổi mới giáo dục. Nhận thức được tính cần thiết từ mặt lý luận và thực tiễn
của vấn đề quản lý xây dựng VHNT, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quản lý xây dựng
văn hóa nhà trường tại các trường trung học phổ thơng huyện Bù Đăng, tỉnh Bình
Phước”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các
trường THPT huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý


3
xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường THPT huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước
trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, nhằm hướng tới mục tiêu không ngừng nâng
cao chất lượng giáo dục của nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Xây dựng VHNT tại các trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý xây dựng VHNT tại các trường THPT.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý xây dựng VHNT tại các trường THPT huyện Bù Đăng tỉnh
Bình Phước tuy đã đạt được những kết quả tích cực nhưng vẫn cịn nhiều hạn chế. Vì
vậy, nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý xây dựng văn hóa nhà
trường THPT huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước theo hướng tiếp cận văn hóa tổ chức
và chức năng quản lý sẽ khắc phục được những tồn tại và góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục của các nhà trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa lý luận cơ bản về xây dựng văn hóa nhà trường, quản lý xây
dựng văn hóa nhà trường tại các trường THPT.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng về xây dựng văn hóa nhà trường, quản lý xây
dựng văn hóa nhà trường tại các trường THPT huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.

5.3. Đề xuất các giải pháp quản lý xây dựng VHNT các trường THPT huyện
Bù Đăng, tỉnh Bình Phước trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Địa bàn nghiên cứu tại các trường Trung
học phổ thơng trên địa bàn huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước
6.2. Giới hạn đối tượng khách thể nghiên cứu: Cán bộ quản lý, giáo viên, học
sinh trong các trường trung học phổ thơng trên địa bàn huyện Bù Đăng, tỉnh Bình
Phước.
6.3. Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2017 đến năm 2020, cụ thể:
trong 3 năm học 2017-2018, 2018-2019, 2019-2020.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, khái qt hóa các vấn đề lý luận từ các cơng trình nghiên
cứu khoa học liên quan đến đề tài; các văn kiện của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các
văn bản chỉ đạo của ngành Giáo dục, sách, báo tạp chí… liên quan đến vấn đề lý
thuyết về xây dựng VHNT để làm cơ sở lý luận cho đề tài.


4
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Tác giả sử dụng các bộ phiếu điều tra bảng câu hỏi cho các nhóm đối tượng:
Cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên và học sinh.
7.2.2. Phương pháp quan sát
Phương pháp này nhằm ghi chép, phân tích, đánh giá những vấn đề liên quan
đến xây dựng văn hóa trong nhà trường, chú trọng về thái độ, hành vi giao tiếp, tác
phong ứng xử, làm việc giữa các mối quan hệ: cán bộ quản lý với giáo viên, giữa giáo
viên với giáo viên, giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh.
7.2.3. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ
Nghiên cứu hồ sơ lưu trữ của nhà trường như các biên bản họp, các kế hoạch

của nhà trường, các kết luận… để thu thập nguồn thông tin quan trọng trong công tác
quản lý xây dựng văn hóa nhà trường.
7.3. Phương pháp thống kê tốn học
Phương pháp thống kê toán học được sử dụng để xử lý số liệu thu thập được từ
phiếu khảo sát.
8. Những đóng góp của luận văn
8.1. Về mặt lý luận
Góp phần làm phong phú hơn cơ sở lý luận về công tác quản lý xây dựng văn
hóa nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
8.2. Về mặt thực tiễn
Cung cấp bức tranh thực trạng về xây dựng văn hóa nhà trường và quản lí xây
dựng văn hóa nhà trường tại các trường THPT huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước trong
bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
Đề xuất các giải pháp quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường
THPT huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần
nội dung bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trung học
phổ thơng
Chương 2: Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường
THPT huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước
Chương 3: Các giải pháp quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường
THPT huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước .


5
CHƯƠNG
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG


1

1.1. Tổng quan các nghiên cứu về quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trung
học phổ thơng
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngồi
Văn hóa nói chung và văn hóa nhà trường ln là một chủ đề thu hút quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới, điển hình gồm có những cơng trình nghiên cứu
qua từng thời kỳ sau:
Theo Terrence E. Deal (1993), Edgar Schein (2004) và Maslowski (2006), trong
cơng trình nghiên cứu của mình đưa ra các quan điểm nghiên cứu về thuật ngữ “Văn
hóa nhà trường” [7], [12], [24]. Purkey và Smith (1982), Peterson (2002), nghiên cứu
cấu trúc, kết cấu về văn hóa nhà trường [33], [31]. Hamilton và Richardson (1995) đã
nghiên cứu tất cả các lĩnh vực trong nhà trường, như hoạt động giảng dạy, hiệu quả
học tập của học sinh và hướng nghiệp [15].
Thảo luận về cấu trúc văn hóa nhà trường, các nhà nghiên cứu thống nhất với
một trong hai mô hình cấu trúc:
Thứ nhất, mơ hình tảng băng của Frank Gonzales (1978). Chiều sâu của văn
hóa là những yếu tố thuộc tinh thần như các giá trị, niềm tin và các ý nghĩ của con
người mà chúng ta khó quan sát hoặc khó thay đổi [14].
Thứ hai, mơ hình cấu trúc ba tầng bậc của Edgar Schein (2004) và được áp
dụng vào văn hóa nhà trường [12].
Theo mơ hình này, văn hóa nhà trường bao gồm ba tầng bậc:
(1) Các yếu tố hữu hình – có thể quan sát được;
(2) Các giá trị được thể hiện, bao gồm niềm tin, thái độ, cách ứng xử;
(3) Các giả thiết cơ bản – bao gồm các yếu tố liên quan đến môi trường xung
quanh, thực tế của tổ chức, hoạt động và mối quan hệ giữa con người trong tổ chức.
Trong hai mơ hình này, mơ hình ba cấp độ của văn hóa nhà trường phản ánh
chặt chẽ và đầy đủ hơn về cấu trúc văn hóa nhà trường. Trong đó, đặc biệt cần nhấn
mạnh là các giả thiết cơ bản – tầng thứ ba trong cấu trúc văn hóa.
Theo Schein, tầng giả định cơ bản bề sâu chính là các giả thiết ban đầu, được hỗ

trợ bởi một linh cảm hay một giá trị nào đó, được sử dụng liên tục khi giải quyết một
vấn đề, dần dần trở thành hiện thực. Tầng giả thiết cơ bản bề sâu này sẽ quyết định đến
cách giải quyết, nhìn nhận, xem xét mọi vấn đề của tổ chức, nó chi phối việc lựa chọn
phương án nào, giá trị nào. Nó có mối quan hệ chặt chẽ, chi phối đến hai tầng còn lại
là các yếu tố hữu hình và các giá trị được thể hiện.


6
Theo Patrick J. Schuermann, James W. Guthrie và Colleen Hoy (2015), tương
tự như những nỗ lực thay đổi trong các lĩnh vực khác, sự phát triển tổ chức trong lĩnh
vực giáo dục không xảy ra trong một môi trường riêng biệt. Thay vào đó, nó xảy ra
trong những tổ chức có các quy tắc và giá trị, các giả định và kỳ vọng. Trong khi
thường được sử dụng thay thế cho nhau, một số tác giả đã phân biệt các cấu trúc của
“mơi trường nhà trường” và “văn hóa nhà trường” trên cơ sở môi trường tổ chức được
mô tả như các niềm tin và nhận thức mà cá nhân nắm giữ trong tổ chức, cịn văn hóa
được xem như các giá trị, niềm tin và kỳ vọng được chia sẻ, hình thành và phát triển từ
các tương tác xã hội trong tổ chức. Văn hóa nhà trường chính là “cách thức chúng ta
thực hiện những cơng việc ở đó” - thể hiện ở dạng hữu hình và vơ hình và được các
thành viên của nhà trường chia sẻ, duy trì, các giá trị văn hóa nhà trường sẽ giúp định
hướng các hành vi của các giáo viên, hiệu trưởng nhà trường [30].
Thảo luận về các biểu hiện của văn hóa nhà trường, tiêu biểu có các cơng trình
nghiên cứu của các tác giả Peterson, Terrence E. Deal, Frank Gonzales, Schein … Các
nghiên cứu của các tác giả đều có điểm chung cho rằng văn hóa nhà trường được biểu
hiện cụ thể thành hai tầng bậc. Tầng bậc thứ nhất là các yếu tố bề nổi của văn hóa nhà
trường và tầng bậc thứ hai là các yếu tố bề sâu của văn hóa nhà trường.
Văn hóa nhà trường có vai trò của quan trọng đối với các hoạt động dạy và học,
nổi bật có một số cơng trình nghiên cứu sau: Bartell, M (2003) cho rằng văn hóa nhà
trường tác động đến tất cả các thành viên trong nhà trường; tác động trực tiếp đến sự
thành công, hiệu quả hoạt động của nhà trường. Tác giả nhấn mạnh: “Văn hóa nhà
trường cịn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến các hoạt động và việc học tập trong

trường học hơn là tổng thống của quốc gia, bộ giáo dục, hội đồng nhà trường, hay
thậm chí là hiệu trưởng, giáo viên và các phụ huynh” [3].
Tương tự, Peterson (2002) cho rằng “Mơi trường văn hóa nhà trường tích cực,
các thành viên ln có ý thức chung về sự kết nối giữa các cá nhân, ý thức được chia
sẻ rộng rãi về sự tơn trọng và chăm sóc cho mọi người. Cịn mơi trường văn hóa chứa
đựng các yếu tố tiêu cực sẽ tác động xấu đến hiệu quả giáo dục cũng như các hoạt
động khác của nhà trường” [31].
Dewit và cộng sự (2003) nghiên cứu vai trị của văn hóa nhà trường đối với sự
thành công của người học đã phân chia các khía cạnh của văn hóa nhà trường thành ba
phạm trù chung [8].
(1) Khơng khí tâm lý – xã hội của nhà trường;
(2) Quản lý hành chính của nhà trường;
(3) Kiểu dạy và học được thực hiện trong nhà trường.


7
Các tác giả đã đưa ra minh chứng về tác động, ảnh hưởng rõ nét của văn hóa
nhà trường đến kết quả học tập và hành vi của người học.
Theo Bahar Gun và Esin Caglayan (2013), văn hóa nhà trường đóng vai trị
quan trọng trong việc cải thiện hoạt động nhà trường. Nhận thức về VHNT cũng có
nghĩa là để mang lại sự thay đổi, nền văn hóa hiện tại phải được xem xét lại và tái cơ
cấu. Những phát hiện của nghiên cứu cho thấy ba khía cạnh nổi bật nhất của văn hóa
nhà trường là sự hỗ trợ và hợp tác của đội ngũ nhân viên, sự lãnh đạo hợp tác và sự
thống nhất mục đích. Sự hợp tác của giáo viên được coi là yếu tố tích cực mạnh mẽ
nhất trong văn hóa nhà trường, điều đó cho thấy sự hiểu biết nghề nghiệp một cách
chính thức và khơng chính thức của giáo viên có thể được tăng cường bằng cách xây
dựng và duy trì những cơ hội cần thiết để giáo viên phát huy sự hợp tác trong tổ chức
[4].
Cavanagh J.B., Holton J.L., Nolan C.C., Ray D.E., Naik J.T., Mantle P.G.
(1998) khẳng định rằng các nhà quản lý có thể khuyến khích, tạo điều kiện về thời

gian và cơ hội để giáo viên tham gia vào các hoạt động phát triển nhà trường. Đề xuất
này cũng được phản ánh trong nghiên cứu của Jurasaite-Harbison (2009), liên quan tới
việc học tập tại nơi làm việc của giáo viên [5].
Jurasaite-Harbison, E., Rex, L.A. (2010), cho rằng giáo viên có nhiều khả năng
tham gia vào loại hình học tập này trong các trường học, nơi mà mơi trường góp phần
thúc đẩy phát triển nghề nghiệp [22]. Đồng quan điểm Fullan, M.G. (1991) cũng cho
rằng nên thúc đẩy làm gia tăng tinh thần, sự nhiệt tình và hiệu quả của giáo viên, giúp
họ nhanh chóng tiếp nhận những ý tưởng mới [13]. Để xác định nhà trường hoạt động
hiệu quả, Snowden và Gorton (1998) đưa ra năm yếu tố văn hóa nhà trường quan
trọng, đó là: văn hóa tổ chức tích cực; nỗ lực học tập và thành tích; tin tưởng rằng tất
cả học sinh có thể học tập; liên tục phát triển và đổi mới đội ngũ nhân sự; xây dựng
mơi trường học tập an tồn, trật tự [34].
Nghiên cứu của Yenming Zhang (2008) cho thấy 8 giá trị có ảnh hưởng đến văn
hóa nhà trường, bao gồm: Sự đổi mới, chấp nhận rủi ro, trao quyền lực, sự tham gia
của mọi người, tập trung vào kết quả, tập trung vào con người, làm việc nhóm và sự ổn
định. Các giá trị này, nhà trường nên cân nhắc đang phát triển và xây dựng được bao
nhiêu giá trị, những giá trị thực hay ảo… Vấn đề cốt lõi là sự thống nhất mục đích – sự
nhận thức chung về sứ mệnh và tầm nhìn của nhà trường [42].
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước
Khi nói về “Văn hóa nhà trường” cũng thu hút rất nhiều sự quan tâm của các
tác giả Việt Nam ở nhiều khía cạnh khác nhau. Sau đây là một số nghiên cứu điển
hình:


8
Tác giả Phạm Minh Hạc (2009), ơng đã tìm hiểu một số vấn đề lý luận về văn
hóa nhà trường. Nghiên cứu này đã đúc kết một số khái niệm như: học đường, văn hóa
học đường,... [17].
Trong nghiên cứu này “Học đường” là không gian tiến hành hoạt động dạy và
học của thầy và trò; còn là nơi biến học vấn thành văn hóa, biến tri thức và kỹ năng

sống thành các giá trị nhân cách.
Khái niệm văn hóa học đường theo tác giả Phạm Minh Hạc xuất hiện đầu
những năm 1990. “Văn hóa học đường” là hệ các chuẩn mực, giá trị giúp những người
quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh có cách thức suy nghĩ, tình cảm và hành
động tốt đẹp. Nội dung của văn hóa nhà trường làm cho các thành viên hiểu được mục
tiêu và giá trị của nhà trường; Chuẩn học các bộ mơn; Làm cho người học cam kết có
trách nhiệm học tập tốt; Xây dựng quan hệ hợp tác trong nhà trường; Tạo điều kiện để
các nhà giáo và cán bộ bám sát thực tiễn, chia sẻ kinh nghiệm; Có ý thức rèn luyện
nâng cao chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy. Tác giả cũng chú trọng việc
xây dựng văn hóa học đường ở Việt Nam hiện nay:
(1) Để xây dựng văn hóa học đường cần quan tâm đến điều kiện học tập, cơ sở
vật chất của nhà trường.
(2) Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện trong nhà trường, bao gồm 6 nội
dung sau: Kỷ cương, trung thực, khách quan, cơng bằng, tình thương, khuyến khích
sáng tạo, hiệu quả.
(3) Xây dựng văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp trong nhà trường. Đó là cách
ứng xử văn minh, thân thiện, biết tôn trọng, quan tâm đến người khác.
Trong cơng trình nghiên cứu này tác giả Phạm Minh Hạc cũng chỉ ra một số giá
trị trong xây dựng văn hóa nhà trường. Các giá trị này trở thành chuẩn mực, thước đo
sự phấn đấu của người thầy, người học trong nhà trường. Tác giả có minh chứng hệ giá
trị của ngành giáo dục Singapore, như sau:
Sứ mệnh: Sứ mệnh nền giáo dục là phục vụ người học, cung cấp cho người học
một nền giáo dục toàn diện, cân đối, phát triển hết các tiềm năng, giáo dục thế hệ trẻ
thành cơng dân tốt, có ý thức với gia đình, xã hội và đất nước.
Tầm nhìn: Xây dựng một quốc gia học tập, góp phần xây đựng đất nước lớn
mạnh, thịnh vượng.
Hệ giá trị:
a. Chính trực – có tinh thần dũng cảm, đạo đức, thẳng thắn, nói và làm đúng
đắn;
b. Con người – lấy con người làm gốc, phát huy cái tốt của con người;



9
c. Học tập – đam mê học tập, lấy học tập làm đường đời; Chất lượng – theo
đuổi chất lượng [12].
Tác giả Thái Duy Tuyên (2009), nói về văn hóa học đường theo tư tưởng của
Hồ Chí Minh. Tác giả đã nêu ra khái niệm văn hóa như là cơ sở để xác định nội hàm
của văn hóa nhà trường. Theo Thái Duy Tuyên văn hóa là những giá trị vật chất và tinh
thần của nhân loại, hệ kinh nghiệm của lịch sử xã hội loài người đã được hệ thống hóa
qua nhiều thế kỷ và có thể lưu truyền lại cho các thế hệ sau. Văn hóa học đường là
những giá trị, những kinh nghiệm lịch sử của xã hội lồi người được tích lũy trong q
trình xây dựng hệ thống giáo dục quốc dân và quá trình hình thành nhân cách, biểu
hiện qua các khía cạnh cụ thể sau: Hệ thống giá trị, niềm tin, hoài bão, lý tưởng mà
thầy trò ấp ủ và thực hiện [39].
Tác giả đã phân tích tư tưởng về văn hóa trường học của Hồ Chí Minh đã đưa
ra 12 vấn đề:
- Xác định vị trí, vai trị của giáo dục (Giáo dục nhân cách, phát triển xã hội);
- Tính chất của giáo dục (Giáo dục phục vụ ai, thế giới quan giáo dục như thế
nào, giải quyết mối quan hệ giữa dân tộc và quốc tế, giữa truyền thống và hiện đại,
phương pháp giáo dục);
- Mục đích hệ thống giáo dục (Kết quả của hệ thống giáo dục quốc dân sau một
thời gian nhất định, ví dụ: nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài, quy mô của cơ cấu giáo dục quốc dân,…);
- Nguyên lý giáo dục (Một nền giáo dục có chất lượng và hiệu quả cao);
- Quản lý giáo dục (cần quản lý giáo dục vì giáo dục là hệ thống rộng lớn có
liên quan đến tồn xã hội);
- Mục đích nhân cách (Mơ hình nhân cách mà nền giáo dục cần hướng tới);
- Động cơ học tập (Học để làm gì – Học để biết đọc, biết viết, học để làm
người, học để có cuộc sống ấm no, học để phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc);
- Nội dung giáo dục, học tập (Dạy cái gì, giáo dục cái gì cho học sinh);

- Phương pháp giáo dục, học tập (dạy học, giáo dục như thế nào);
- Hình thức tổ chức dạy học (Dạy theo hình thức nào? Lên lớp hay tự học, nghe
giảng hay thảo luận);
- Đội ngũ giáo viên (Thầy giáo quyết định chất lượng giáo dục, khơng có thầy
khơng có lớp, khơng có giáo dục);
- Tập thể học sinh (Hoạt động của tập thể có ý nghĩa quan trọng đối với công
tác giáo dục).


10
Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục gồm 12 yếu tố tương ứng với 12
phạm trù trong giáo dục ở nước ta. Tư tưởng về giáo dục của Hồ Chí Minh có thể chia
thành 3 nhóm:
(1) Các vấn đề vĩ mơ: Vị trí vai trị của giáo dục; Tính chất giáo dục; Mục đích
hệ thống giáo dục; Nguyên lý, nguyên tắc giáo dục; Quản lý giáo dục;
(2) Các vấn đề vi mơ: Mục đích nhân cách; Đơng cơ học tập; Nội dung giáo
dục, học tập; Phương pháp giáo dục, học tập; Hình thức tổ chức giáo dục, học tập;
(3) Những vấn đề liên quan đến điều kiện và môi trường giáo dục; Đội ngũ giáo
viên; Tập thể học sinh, gia đình và xã hội [39].
Tác giả Vũ Dũng (2009), thảo luận về một số vấn đề lý luận và thực tiễn của
văn hóa học đường cho rằng văn hóa học đường là hành vi ứng xử của các chủ thể
tham gia hoạt động đào tạo trong nhà trường, là lối sống văn minh trong trường học.
Văn hóa học đường thể hiện ở một số khía cạnh sau: Ứng xử của người thầy với người
học (Biết quan tâm đến người học, hết lòng yêu thương người học; Biết tôn trọng
người học, biết phát hiện ra những ưu điểm và khuyết của người học; Gương mẫu
trước học sinh); Ứng xử của người học đối với người thầy (Kính trọng, yêu quý thầy
cô; nhận thức và thực hiện những điều chỉ bảo, dạy dỗ của thầy cô); Ứng xử giữa
người lãnh đạo nhà trường và giáo viên (Chú ý đến năng lực của các cá nhân trong tập
thể, vị tha, độ lượng, công bằng, khách quan,…); Ứng xử giữa các đồng nghiệp (Tơn
trọng, thân thiện, hợp tác,…). Có thể nói văn hóa học đường là xây dựng một mơi

trường sống văn minh, lịch sự trong nhà trường – Một môi trường sống lành mạnh,
sạch sẽ, đẹp có thẩm mỹ,… Nghiên cứu này cũng chỉ ra một số hạn chế về văn hóa
học đường như: quan hệ thầy – trị bị yếu tố vật chất chi phối, đạo lý tôn sư trọng đạo
suy giảm, tệ nạn xã hội, bạo lực trong học đường,… [10].
Tác giả Trần Quốc Thành (2009), phân tích về một số biểu hiện của văn hóa
học đường [37]. Văn hóa học đường gồm 2 phần quan trọng:
- Phần nổi là định hướng phát triển của nhà trường, mục tiêu phát triển, các giá
trị mà nhà trường theo đuổi, khung cảnh của nhà trường (nhà, phòng học, phòng làm
việc, cơ sơ vật chất, biểu trưng của nhà trường).
- Phần chìm của văn hóa học đường gồm các trạng thái tâm lý của các cá nhân,
bầu khơng khí tâm lý của nhà trường, thương hiệu của nhà trường, sự thừa nhận các
giá trị của nhà trường…
Tác giả Phạm Thị Minh Hạnh (2009), đã cho rằng văn hóa học đường là hình
thành một mơi trường giáo dục mà mỗi thành viên có điều kiện phát triển tốt nhất. Các
yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường gồm: Kế hoạch, chiến lược phát triển của nhà
trường (tầm nhìn, sứ mệnh, hệ thống giá trị, mục tiêu, định hướng phát triển); Hoạt


11
động quản lý nhà trường, ảnh hưởng của các cấp lãnh đạo đến các thành viên; Các
chính sách khuyên khích các hoạt động của nhà trường; Bầu khơng khí tâm lý, cách
thức ứng xử trong nhà trường; Khung cảnh của nhà trường; Xây dựng thương hiệu của
nhà trường,…[18].
Tác giả Hồ Bá Thâm (2009), đã nêu một số quan điểm về xây dựng văn hóa học
đường. Văn hóa học đường gồm văn hóa dạy, văn hóa học, văn hóa quản lý, phục vụ.
Tác giả có nêu ra văn hóa học đường thời phong kiến ở nước ta là “Tiên học lễ, hậu
học văn” - Học ứng xử trước rồi mới học nghề, học chữ. Văn hóa học đường ngày này
gắn với khoa học công nghệ, gắn hiện đại với truyền thống. Tác giả cũng nêu ra một số
biểu hiện tiêu cực của văn hóa học đường hiện nay ở nước ta là: Bạo lực học đường,
bệnh giáo điều rập khn, hình thức chủ nghĩa, bảo thủ, bình qn chủ nghĩa,…Văn

hóa học đường phải là văn hóa mở, phải kích thích sáng tạo, vừa hướng tới hiện đại,
vừa mang tính dân tộc [38].
Tác giả Nguyễn Minh (2009), phân tích về văn hóa học đường ở Việt Nam đã
cho rằng văn hóa học đường là khung cảnh sư phạm, môi trường sư phạm, giao tiếp và
ứng xử học đường. Các giá trị cơ bản của văn hóa học đường gồm: Các giá trị cơ bản,
các chuẩn mực đạo đức, các mẫu hành vi của các thành viên (lãnh đạo, giáo viên học
sinh, cán bộ nhân viên,…). Tác giả cũng nêu ra những hạn chế của văn hóa học đường
hiện nay như: Học sinh mặc dù mặc đồng phục nhưng nói năng văng tục, gọi thầy cô
là ông này, bà nọ, thiếu tôn trọng thầy cô. Nạn bạo lực học đường ngày một tăng. Nữ
sinh ăn mặc chưa phù hợp. Trong thi cử thì quay cóp, thi hộ,… Một số hành vi bạo lực
mà trước đây khơng xuất hiện như học trị, phụ huynh đánh thầy [26].
Trong nghiên cứu tác giả cũng đưa ra một số yếu cầu để xây dựng văn hóa học
đường ở nước ta hiện nay như: Tăng quá trình tự học trong nhà trường, nâng cao kiến
thức, kỹ năng sư phạm của người thầy, tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, chú
trọng văn hóa ứng xử trong nhà trường, chú ý ăn mặc của thầy giáo và học sinh. Giáo
dục những giá trị truyền thống tốt đẹp cho học sinh.
Tác giả Đặng Văn Minh (2009), quan niệm văn hóa học đường là tổng thể các
giá trị cơ bản, các chuẩn mực đạo đức, các mẫu hành vi quy định cách thức tương tác
giữa các thành viên trong nhà trường với nhau. Một số nội dung cơ bản của văn hóa
học đường như: Trang phục, ngơn ngữ giao tiếp, khung cảnh nhà trường, tình cảm, sự
tơn trọng của các thành viên với nhau [27].
Tác giả Nguyễn Minh Phụng (2009), đã phân tích một số biểu hiện tiêu cực của
văn hóa học đường hiện nay, như: Học sinh sử dụng ngơn ngữ giao tiếp chưa văn hóa;
Bạo lực học đường gia tăng. Chỉ từ những biểu hiện nhỏ cũng có thể dẫn tới bạo lực,
chính giáo viên cũng trở thành nạn nhân của bạo lực học đường, khơng chỉ có nam học


12
sinh dùng bạo lực mà có cả nữ học sinh; Vấn đề tình cảm khác giới trong nhà trường
[32]. Tác giả đã đề cập đến một số nguyên nhân của những hành vi chưa văn hóa này

như: Tác động của hội nhập quốc tế và kinh tế thị trường; thay đổi giá trị sống, chủ
nghĩa cá nhân,…
Tác giả Lê Hiển Dương (2009), cho rằng văn hóa nhà trường gồm các thành tố
cơ bản sau: Yếu tố văn hóa mang giá trị hữu hình; Yếu tố văn hóa mạng giá trị định
hướng trách nhiệm; Yếu tố văn hóa giá trị hạt nhân cốt lõi . Yếu tố hữu hình là vị trí
địa lý, kiến trúc, cơ sở hạ tầng, cơng nghệ, phịng thí nghiệm, tác phẩm nghệ thuật,
biểu tượng, trang phục. Yếu tố giá trị định hướng gồm: Chiến lược, mục tiêu, triết lý
đào tạo được hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường. Yếu tố giá trị hạt
nhân cốt lõi gồm: Các giá trị được thừa nhận và phổ biến, ổn định khơng thay đổi
trong q trình phát triển của nhà trường. Ba yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với
nhau, tạo ra một thể thống nhất hoàn chỉnh. Tác giả cũng chỉ ra trong bối cảnh tồn
cầu hóa hiện nay việc xây dựng văn hóa nhà trường của chúng ta có những thuận lợi
song cũng phải đối mặt với nhiều thách thức đòi hỏi nhà trường phải có tầm nhìn,
chiến lược, phải biết thích ứng và luôn luôn cải tiến [11].
Tác giả Nguyễn Thơ Sinh (2009), cũng đã phân tích mơi trường văn hóa học
đường của Hoa Kỳ. Tác giả đưa ra quan điểm của nhà giáo dục Hoa Kỳ Kent D.
Peterson (2002) cho rằng văn hóa học đường có ba chức năng: Tác động đến lối suy
nghĩ của học sinh; Tác động đến cảm xúc của học sinh; Tác động đến hành vi của học
sinh. Peterson cho rằng mơi trường văn hóa của nhà trường có ảnh hưởng lớn đến chất
lượng học tập của người học. Nó có thể kìm hãm hay kích thích khả năng dạy của giáo
viên, cũng như khả năng tiếp thu của học sinh [36].
Tác giả Phạm Minh Hạc, Hồ Sỹ Quý (2002), trong bài viết “Nghiên cứu con
người, đối tượng và những hướng chủ yếu” cho rằng xây dựng văn hóa học đường sẽ
tạo điều kiện đưa tiêu chí Chân – Thiện – Mỹ vào trường học [16]. Khi đưa các giá trị
này vào nhà trường sẽ làm cho chất lượng dạy và học được nâng cao, sự phát triển của
nhà trường sẽ tốt hơn.
Tác giả Nguyễn Tiến Hùng (2009), khi nghiên cứu văn hóa nhà trường cho rằng
“Văn hóa tổ chức của một nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói
quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, làm theo và
được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho

mỗi tổ chức sư phạm”. Xây dựng văn hóa nhà trường cần chú ý đến các vai trò của
người lãnh đạo: “Người lãnh đạo và yếu tố thời gian”; “Những giá trị trong văn hóa tổ
chức của nhà trường khơng phải chỉ là phương tiện mà cịn là mục đích của bản thân
trường đại học” [19]. Cũng theo tác giả thì văn hóa tổ chức của nhà trường cịn được


13
xây dựng theo lối tiếp cận giao tiếp đa chiều thơng tin “Từ trên xuống“ hoặc “Từ dưới
lên”. Những chính sách hay quy định có thể buộc người ta hành động theo một cách
nào đó, nhưng khơng thể buộc người ta phải chia sẻ một niềm tin, suy nghĩ và cảm xúc
theo một cách nào đó. Văn hóa tổ chức thực sự khơng thể hình thành nếu thiếu niềm
tin bên trong của các thành viên. Hành vi của từng thành viên có thể củng cố hay phá
hoại văn hóa của tổ chức nhưng hành vi của người lãnh đạo thì có sức ảnh hưởng rất
lớn. Tác giả bài viết: “Văn hóa tổ chức trong nhà trường và phương hướng xây dựng”
khẳng định rằng: Xây dựng văn hóa tổ chức trong nhà trường là vấn đề rất có ý nghĩa,
nhất là trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện nhà trường hiện nay. Trên cơ sở
tìm hiểu những hình thái và cấp độ thể hiện của văn hóa tổ chức trong nhà trường, văn
hóa là một thứ tài sản lớn của bất kỳ một tổ chức nhà trường nào; văn hóa tạo động lực
làm việc cho mọi thành viên; văn hóa hỗ trợ việc điều phối và kiểm sốt, hạn chế tiêu
cực và xung đột; văn hóa góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục của
nhà trường.
Theo tác giả Phạm Quang Huân (2009), ông cho rằng nhà trường là một tổ
chức, văn hóa nhà trường là văn hóa của một tổ chức hành chính – sư phạm. Văn hóa
tổ chức là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành
trong q trình phát triển của nhà trường, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức
sư phạm [20].
Tác giả Lê Thị Ngọc Dung (2009), đã đưa ra một số thực trạng văn hóa học
đường tại thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả nêu ra một số biểu hiện chưa tốt của văn
hóa học đường như: Sự thiếu văn hóa; Khơng tập trung trong giờ học trên giảng
đường; Bạo lực học đường; Không tuân thủ pháp luật của một bộ phận học sinh,…

Theo tác giả để xây dựng văn hóa nhà trường hiện nay cần chú ý đến sự ảnh hưởng
của văn hóa nhà trường, đến mọi thành viên trong nhà trường, cải thiện mơi trường
văn hóa học đường,…[9].
Tác giả Nguyễn Hữu Nguyên (2009), đã phân tích một số biểu hiện tiêu cực của
văn hóa học đường, đưa ra nguyên nhân, hệ quả và các giải pháp khắc phục. Về khái
niệm văn hóa học đường, tác giả cho rằng văn hóa học đường là mơi trường vật chất
và mơi trường tinh thần tốt cho hoạt động dạy và học [29]. Tác giả đã chỉ ra một số
hiện tượng tiêu cực của văn hóa học đường hiện nay là: Về văn hóa chất, việc đầu tư
cho xây dựng trường ở nhiều nơi chưa đúng mức. Chi phí cho xây dựng nhà trường
còn rất khiêm tốn. Một số trường lớp còn đơn sơ, học sinh thiếu lớp học phải học theo
ca. Đồ dùng học tập thiếu so với yêu cầu học tập của học sinh, nhà trường thiếu phịng
thí nghiệm. Ở một số địa phương vùng miền núi con đường đến trường cịn chưa đảm
bảo an tồn. Sự bất cập về cơ sở vật chất làm hạn chế hiệu quả, chất lượng dạy và học,


×