Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

SKKN t NHIỀU 2022 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.25 KB, 8 trang )

UBND HUYỆN NGỌC HIỂN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TRƯỜNG TIỂU HỌC 2 XÃ VIÊN AN

Viên An, ngày 30 tháng 3 năm 2023
BÁO CÁO SÁNG KIẾN GIẢNG DẠY MƠN TỐN LỚP 4
NĂM HỌC 2022-2023

- Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 thực hiện tốt phép chia cho
số có nhiều chữ số.
- Họ và tên: Lê Minh Nhiều
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học 2 xã Viên An
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày 07/09/2022 đến 30/03/2023
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 thực hiện tốt phép
chia cho số có nhiều chữ số”
2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
Chúng ta đã biết, song song với việc dạy và học các mơn học khác, việc dạy
và học Tốn ở trường Tiểu học có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc hình thành
và phát triển khả năng tốn học cho học sinh. Bởi từ đây, những bài học đơn giản
đầu tiên sẽ là nền móng đưa các em đi vào thế giới toán học bao la sau này. Để
phát triển tốt khả năng tốn học cho học sinh thì việc học Toán ở trường Tiểu học
phải đặc biệt được chú trọng.
Phép chia là một trong những phép tính cơ bản và quan trọng trong các kĩ
năng thực hành tính tốn khơng chỉ ở bậc tiểu học mà cịn ở các bậc học khác cao
hơn. Nó cũng là cơng cụ tính đi suốt cuộc đời con người.
Hơn thế nữa, ở lớp 4 học sinh được học phép chia cho số có hai, ba chữ số.
Thời lượng dành cho nội dung này là 18 tiết. Đây là một trong những thuật tốn
khó đối với học sinh. Bởi vì bên cạnh việc nắm chắc các bước chia, học sinh còn
phải biết ước lượng thương, biết nhân, trừ nhẩm.


Vậy làm thế nào để học sinh lớp 4 có thể chia thành thạo? Đó là điều tơi ln
trăn trở, tìm tịi các biện pháp để giúp các em. Trong q trình giảng dạy, tơi đã
mạnh dạn áp dụng một số biện pháp, giải pháp giúp học sinh lớp 4 thực hiện tốt
phép chia cho số có nhiều chữ số.
II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP
1. Thực trạng vấn đề
1.1. Ưu điểm
- Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn về trình độ, giảng dạy nhiệt tình, có tinh thần
trách nhiệm cao, đã tổ chức cho học sinh hình thành các kiến thức cơ bản tốt.
Nhiều thầy cơ có phương pháp giảng dạy tốt, phát huy được tính tích cực, năng
động, sáng tạo cho người học.


2

- Đa số học sinh có ý thức học tập tốt, một số học sinh vận dụng linh hoạt các
kiến thức toán học trong giải toán. Đa số các em thuộc các bảng nhân, chia và biết
vận dụng vào giải toán.
1.2. Hạn chế
- Đối với giáo viên:
+ Trong giảng dạy, nhiều khi chưa thực sự chú ý đến một số thủ thuật trong
dạy Tốn, có thể gọi là “mẹo” làm bài. Chưa sáng tạo trong việc vận dụng các
phương pháp dạy học để tìm ra cách thích hợp nhất trong dạy chia cho số có nhiều
chữ số.
+ Trên thực tế dạy học, giáo viên thường chú ý đến kết quả cuối cùng mà
khơng để ý đến q trình. Khi kết quả sai, giáo viên không nắm được nguyên nhân
sâu xa của cái sai đó. Do đó giáo viên chưa đi sâu vào việc khắc sâu kiến thức cho
học sinh, bổ sung cho học sinh những chỗ hổng là rất ít. Chưa phát huy được tính
tích cực của học sinh trong q trính giải tốn. Chưa xây dựng được cho học sinh
ý thức tự học.

- Đối với học sinh:
Một số học sinh chưa thuộc các bảng nhân, chia và thực hiện các kĩ năng
nhân, chia, trừ nhẩm chưa nhanh. Khi thực hiện phép chia cho số có nhiều chữ số,
nhiều học sinh còn lúng túng trong việc nhẩm thương cho nên việc thực hiện phép
chia còn chậm, sai. Nhiều em chưa có ý thức tự học, năng lực tự đánh giá còn
nhiều hạn chế.
- Đối với phụ huynh học sinh: Nhiều phụ huynh học sinh cịn mải làm ăn
hoặc khơng hướng dẫn được nên việc kèm cặp, đôn đốc con cái học hành còn
nhiều hạn chế.
2. Các biện pháp, giải pháp đã thực hiện
2.1. Khảo sát và phân loại đối tượng học sinh
- Khảo sát và phân loại học sinh với mục đích nắm được đối tượng của mình
để đề ra những biện pháp hợp lý nhất.
- Thời điểm khảo sát: sau khi học xong bài Chia cho số có hai chữ số.
Qua khảo sát thực tế bằng hệ thống những bài tập liên quan đến phép chia
cho số có hai chữ số cho thấy kết quả rất thấp, cụ thể như sau:
Tổng số
25

9-10
3

%
12,0

Kết quả (đánh giá bằng điểm số)
7-8
%
5-6
%

3-4
3
12,0
12
48,0
7

%
28,0

Qua bài kiểm tra khảo sát tôi đã thống kê thành các nhóm như sau:
- Nhóm 1: Nhóm HS đã thực hiện tốt phép chia cho số có hai chữ số.
- Nhóm 2: Nhóm HS đã biết thực hiện phép chia và ứng dụng tốt vào giải
tốn có liên quan.


3

Đối với nhóm 1, 2 học sinh rất ít gặp khó khăn khi tiếp cận với bài học. Hầu
hết các em hiểu ngay các kĩ năng làm tròn và nhẩm ra thương sau lời gợi ý của
thầy cô trong phép chia mẫu trên lớp.
- Nhóm 3: Nhóm HS thực hiện được phép chia này nhưng còn chậm. Nguyên
nhân là do việc vận dụng các bảng nhân, bảng chia chưa thành thạo. Trong trường
hợp này, nhiều em thuộc bảng nhân chia nhưng cịn gặp khó khăn với các phép
chia có dư. Ví dụ học sinh biết “63 : 9 = 7” nhưng “65 : 9” thì học sinh lại khó
khăn trong việc xác định thương. Các em nhẩm được các phép chia trong bảng
nhưng chưa xác định được thương đó cịn đúng trong khoảng từ đâu đến đâu.
Hay trong phép chia 522 : 58 =?
Bằng thủ thuật làm tròn học sinh nhẩm được phép tính 520 : 60 hay 52 : 6
được 8. Nhưng khi nhân lên rồi trừ đi còn dư 58 thì HS khơng phát hiện ra số dư

bằng hoặc lớn hơn số chia nên phải tăng thêm 1 vào thương vừa tìm, …
- Nhóm 4: Nhóm học sinh chưa thực hiện được phép chia này. Đây là nhóm
đối tượng cần quan tâm nhất trong giờ học. Vì vậy giáo viên dành nhiều thời gian
nhất cho các em này trong việc giảng dạy và kiểm tra trong mỗi tiết học. Mặt khác,
phương pháp có thành cơng hay khơng là phụ thuộc phần lớn ở nhóm đối tượng
này. Có rất nhiều nguyên nhân khiến nhóm học sinh này chưa thực hiện được phép
chia trong giờ học đầu tiên, nhưng tập trung chủ yếu ở 2 nguyên nhân sau:
+ Nguyên nhân 1: Học sinh chưa thuộc bảng nhân chia hoặc nếu có thuộc thì
thuộc vẹt. Có em đọc được bảng chia theo thứ tự nhưng khơng đọc được phép chia
bất kì. Khi giáo viên hỏi các em phải đọc lại từ đầu bảng chia,…
+ Nguyên nhân 2: Với những phép chia cần làm trịn để dễ nhẩm thương thì
học sinh chưa hiểu và chưa biết làm tròn số bị chia và số chia trong mỗi lượt chia
dẫn đến kết quả thường sai.
2.2. Hướng dẫn học sinh ôn lại các bảng chia đã học
Để giúp học sinh ôn lại các bảng chia đã học, tôi đã thực hiện các bước như
sau:
* Bước 1:
- Trong các giờ truy bài, tôi kiểm tra liên tục nhưng không theo một thứ tự
nhất định mà tôi hỏi bất kì một phép tính chia nào trong bảng.
- Đối với các em học chậm, chưa chịu khó học bài tôi thường xuyên nhắc
nhở, động viên các em học tập.
* Bước 2:
- Tơi chia lớp thành các nhóm 4, trong mỗi nhóm sẽ kiểm tra chéo các bảng
chia cho nhau vào giờ truy bài hoặc các giờ ra chơi.
- Ngồi ra tơi cịn phân cơng đơi bạn học tập (đó là 2 học sinh nhà ở gần
nhau) kiểm tra, đôn đốc nhau học bảng chia ở nhà.
* Bước 3


4


- Đối với những học sinh không thể dựa vào quy luật của bảng chia thì tơi
hướng dẫn học sinh cách tìm kết quả bằng cách hỏi ngược lại từ phép nhân.
Ví dụ … : 4 = 5. Tơi sẽ hướng dẫn học sinh nhẩm 5 x 4 = ..., học sinh sẽ dễ
dàng nhớ được bảng nhân và tìm ra 5 x 4 = 20. Hoặc ví dụ khác 30 : 5 = …. Tôi
sẽ yêu cầu học sinh nhẩm 5 x … = 30. Từ đó sẽ tìm được 5 x 6 = 30
* Bước 4
Bên cạnh việc ghi nhớ bảng chia bằng cách học thuộc các bảng chia đó, tơi
cịn giúp các em ghi nhớ một cách ngắn gọn như viết các số bị chia của từng bảng
theo một dãy số như:
Bảng chia 2:
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
thì thương lần lượt là:
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
Tương tự với các bảng chia 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
2.3. Hướng dẫn học sinh cách “ước lượng thương”
Rèn kĩ năng ước lượng thương là việc làm của cả một q trình. Mục đích là
để tìm thương trong các lượt chia một cách nhanh nhất. Sau khi nhẩm thương, học
sinh phải nhân thử lại, nếu tích lớn hơn số bị chia trong các lượt chia đó thì phải hạ
bớt thương; cịn nếu tích tìm được bé hơn nhiều so với số bị chia thì phải tăng
thương tìm được lên. Tôi đã áp dụng những cách để ước lượng thương như sau:
2.3.1. Làm tròn giảm
* Đối với phép chia cho số có hai chữ số: Nếu số bị chia và số chia có tận
cùng là 1, 2, 3, 4, 5 thì ta sẽ làm trịn giảm. Tức là sẽ bớt ở số bị chia và số chia đi
1, 2, 3, 4, 5 đơn vị.
Ví dụ 1: Tìm thương trong phép chia 64 : 21. Ta thấy 64 và 21 có tận cùng là
4 và 1 nên làm trịn 64 thành 60, 21 thành 20. Rồi nhẩm 60 : 20 = 3
Khi thực hành, ta nhẩm như sau: 64 : 21 (nhẩm 6 : 2 = 3). Sau khi nhẩm được
thương là 3, ta phải thử lại 3 x 21 = 63, 64 – 63 = 1, 1 < 21 nên lấy thương là 3.
Ví dụ 2:
415 : 73 = ?
- Ta thấy tận cùng của số bị chia và số chia là 5, 3 nên hướng dẫn học sinh
nhẩm như sau: lấy 41 : 7 được 5.
- Thử lại 5 x 73 = 365, 415 – 365 = 50, 50 < 73 nên 415 : 73 được 5.
* Đối với phép chia cho số có ba chữ số:
Nếu số bị chia và số chia có hai chữ số ở hàng chục và đơn vị nhỏ hơn 50 thì
ta làm tròn thành số tròn trăm rồi nhẩm thương như cách nhẩm của phép chia cho
số có hai chữ số.
Ví dụ:
743 : 346 = ?
- Ta thấy 43 và 46 đều nhỏ hơn 50 nên nhẩm 7 : 3 được 2.
- Thử lại 2 x 346 = 692, 743 – 692 = 51, 51 < 346 nên 743 : 346 được 2.

2.3.2. Làm tròn tăng


5

* Đối với phép chia cho số có hai chữ số: Nếu số bị chia và số chia có tận
cùng là 7, 8, 9 thì ta sẽ làm trịn tăng. Tức là sẽ thêm ở số bị chia và số chia 3, 2, 1
đơn vị.
Ví dụ: 97 : 38 = ?
- Ta thấy tận cùng của số bị chia và số chia là 7 và 8 nên làm tròn 97 thành
100, 38 thành 40 sau đó nhẩm 10 : 4 được 2.
- Thử lại 2 x 38 = 76, 98 – 76 = 22, 22 < 38 nên 97 : 38 được 2.
* Đối với phép chia cho số có ba chữ số: Nếu số bị chia và số chia có hai chữ
số ở hàng chục và đơn vị lớn hơn 50 thì ta làm trịn lên thành số trịn trăm.
Ví dụ:
889 : 267 = ?
- Ta thấy 89 và 67 đều lớn hơn 50 nên làm tròn 889 thành 900, 267 thành 300
rồi chia nhẩm 9 : 3 = 3
- Thử lại 3 x 267 = 801, 889 – 801 = 88, 88 < 267 nên 889 : 267 được 3.
2.3.3. Làm tròn cả tăng lẫn giảm
Nếu trong số bị chia và số chia có một số có tận cùng là 1, 2, 3, 4, 5 và một số
có tận cùng là 6, 7, 8, 9 thì ta phải thực hiện đồng thời 2 cách làm tròn tăng và làm
trịn giảm. Có nghĩa với số có tận cùng là 1, 2, 3, 4, 5 thì ta làm trịn giảm, cịn đối
với số có tận cùng là 6, 7, 8, 9 thì ta làm trịn tăng.
2.3.4 .Một số thủ thuật khác
Trong thực tế, việc làm tròn và ước lượng thương không phải lúc nào cũng
đúng. Nhiều trường hợp nếu đem áp dụng làm trịn và ước lượng thì thương tìm
được khơng chính xác và rất mất thời gian nên giáo viên cần hướng dẫn các em
cần có sự quan sát và nhân nhẩm, trừ nhẩm để việc xác định thương nhanh và
chính xác hơn. Sau đây là một vài trường hợp cụ thể:

- Trong phép chia cho số có hai chữ số, nếu số chia (SC) có tận cùng là 5
thì học sinh tập nhân nhẩm SC với 2; 3; 4 để xác định thương nhanh hơn.
Chẳng hạn: 15 x 2 = 30; 15 x 3 = 45; 15 x 4 = 60; 25 x 2 = 50; 25 x 3 = 75;…
Ví dụ 1: 105 : 25 = ?
Ta thấy 4 x 25 = 100 Vậy 105 : 25 được 4.
Ví dụ 2: 92 : 15 = ?
Trong trường hợp này, nếu làm trịn thì rất khó tìm được thương nên giáo viên
gợi ý để học sinh nhẩm: 2 x 15 = 30; 4 x 15 = 60; 6 x 15 = 90;
vậy 92 : 15 được 6; …
- Trong một phép chia cho số có hai chữ số, nếu lượt chia nào đó có số dư
kém số chia 1 đơn vị (số dư lớn nhất có thể) thì sau khi hạ chữ số tiếp theo để
chia thì lượt chia đó sẽ có thương là 9.
Ví dụ 1:
331 : 17 = ?
Trong lượt chia thứ nhất 33 : 17 được 1 và dư 16. Vậy lượt chia sau, khi hạ 1
được 161 : 17 được 9. Thử lại 17 x 9 = 153 < 161.
Ví dụ 2:
42546 : 37 (Bài 1- luyện tập – SGK lớp 4 trang 84)


6

Trong lượt chia thứ ba có dư bằng 36, vậy khi hạ 6 được 366 : 37 được 9 và
viết 9 vào thương mà khơng cần làm trịn hay nhẩm thương nữa.
- Nếu trong lượt chia trước, sau khi ước lượng ra thương mà thử lại không
đúng nên phải rút đi 1 (hoặc tăng lên 1) thì ở những lượt chia tiếp theo thường
vẫn rút đi (hoặc tăng lên) giống lượt chia đầu tiên.
VD:
9009 : 33 = ? (Bài 1 Luyện tập SGK lớp 3 trang 83)
Trong lượt chia 90 : 33. Ta làm tròn 33 thành 30 nhẩm 9 : 3 được 3 nhưng

thực tế phải rút 1 còn 2 dư 24.
Lượt chia tiếp theo ta hạ 0 được 240; nhẩm 24 chia 3 được 8 nhưng rút đi 1
còn 7.
- Khi học sinh đã thành thạo trong các thủ thuật làm trịn và ước lượng
thương rồi, tơi hướng dẫn học sinh tập nhân nhẩm nhanh thương vừa tìm được
với hàng đơn vị của số chia để xác định số nhớ khi đem trừ nhẩm, rồi nhân
thương với hàng còn lại, lấy kết quả thêm số nhớ để kiểm tra phần cịn lại của
số bị chia có đủ trừ khơng, từ đó sẽ xác định được thương nhanh và đúng hơn.
VD1 :
1955 : 35 = ?
Lượt chia đầu lấy 195 : 33 = ?
Cách nhẩm 19 : 3 được 6. Nhưng ta nhẩm 6 x 3 =18 ; vậy phải lấy 25 trừ 18
nhớ 2; mà 6 nhân 3 bằng 18 thêm 2 bằng 20 thì lớn hơn phần cịn lại của số bị chia
là 19 nên khơng được 6 mà thương phải là 5.
2.4. Rèn kĩ năng chia
Để thực hiện nhẩm thương đúng trước tiên học sinh phải có kĩ năng chia. Kĩ
năng chia ở đây bao gồm: kĩ năng đặt tính, kĩ năng thực hiện tính.
* Đặt tính: Khi thực hiện phép chia cho số có nhiều chữ số, học sinh cần phải
đặt tính dọc.
* Thực hiện tính:
Thực hiện tính theo quy tắc: Lấy lần lượt từng chữ số của số bị chia chia cho
số chia bắt đầu từ trái sang phải. Mỗi phép chia có thể có 1 hoặc nhiều lượt chia.
Cách xác định các lượt chia như sau:
Đặt dấu phẩy đánh dấu số bị chia trong lượt chia đầu tiên để xác định phép
chia ấy có bao nhiêu lượt chia. Để giúp học sinh, tơi hướng dẫn các em xác định số
bị chia trong lượt chia đầu tiên rồi đánh dấu phẩy trên đầu chữ số tận cùng của số
đó. Sau đó cho học sinh đếm bắt đầu từ chữ số có dấu phẩy sang phải đến hết để
xác định số lượt chia. Có bao nhiêu lượt chia thì kết quả của phép tính sẽ có bấy
nhiêu chữ số. Từ đó giúp học sinh kiểm tra ngay sau mỗi phép tính của mình.
VD: 74’88 32

437’335 67
625’13 344
Trong mỗi lượt chia, học sinh cần phải nắm chắc các bước chia, đó là: chia,
nhân, trừ nhẩm.
Những lưu ý khi thực hiện phép chia:


7

- Sau lượt chia thứ nhất, bắt đầu lượt chia thứ hai, mỗi lượt chia ta chỉ được
hạ một chữ số của số bị chia, nếu không đủ chia ta phải viết thêm 0 vào bên phải
thương rồi mới hạ tiếp.
- Số dư trong tất cả các lượt chia đều nhỏ hơn số bị chia trong các lượt chia
ấy.
- Khi chia xong cần thử lại kết quả của phép chia đó đối với cả phép chia hết
và phép chia có dư như đã được học cách thử lại trong sách giáo khoa.
2.5. Hướng dẫn học sinh rèn luyện kĩ năng - thực hành luyện tập
Sau khi các em đã nắm vững được cách ước lượng thương, bên cạnh bài củng
cố sau mỗi ví dụ đã hướng dẫn ngay tại tiết dạy theo chương trình vào buổi chính
khóa, tơi phụ đạo cho các em tiếp tục luyện tập bằng những bài tập luyện tập thêm
vào các buổi chiều.
Trong khi các em luyện tập, giáo viên luôn theo dõi sát sao và giúp đỡ kịp
thời cho những em cịn gặp khó khăn trong ước lượng thương. Nhận xét và chữa
bài cụ thể cho cả lớp cùng theo dõi.
Giáo viên cần chú ý ra bài luyện tập với số lượng và mức độ phù hợp với
từng đối tượng học sinh và có kiểm tra, sửa chữa động viên kịp thời để tạo hứng
thú cho các em học tập. Đồng thời phải kiên trì, khơng nóng vội.
Do thời gian của một tiết học cịn hạn hẹp nên tơi cịn phối hợp với gia đình
các em để gia đình có thể hướng dẫn các em thực hiện tốt phép chia.
III. ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI,

PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Tính mới
Tính mới của sáng kiến được thể hiện rất rõ ở chỗ: Những giải pháp tơi đưa
ra đều khơng có trong sách giáo khoa, khơng có trong sách hướng dẫn giảng dạy.
Tơi có được nhờ trải qua q trình nghiên cứu tính khoa học của chương trình
Tốn lớp 4 hiện hành cùng với sự trải nghiệm giảng dạy và sự mạnh dạn đưa ra
giải pháp mới có tính lơ-gic, khoa học để giúp học sinh học tốt phép chia mơn
Tốn lớp 4 mà lớp tôi đã đạt được.
Thực hiện các giải pháp trên đã giải quyết tốt vấn đề chung mà giáo viên
trong toàn huyện thường chia sẽ với nhau: “Học sinh học rất yếu phép chia”.
Ngồi ra cịn giúp giáo viên nâng cao vốn hiểu biết kiến thức toán học phổ thông,
nâng cao năng lực nghề nghiệp dạy học – giáo dục. Quan trọng hơn nữa là nâng
cao cho giáo viên đạo đức nghề nghiệp, lòng yêu nghề, mến trẻ, sự tận tụy và hết
mực yêu thương học sinh – thế hệ tương lai của đất nước.
2. Tính hiệu quả và khả thi
* Tính hiệu quả: Sau thời gian nghiên cứu, áp dụng sáng kiến, thông qua
việc theo dõi quá trình học tập của học sinh, kết hợp với làm bài kiểm tra, Chất
lượng học tập được nâng lên rõ rệt, thu được kết quả như sau:


8

Giữa HK
II

Số HS thực hiện
Số HS biết cách
Số HS chưa
thành thạo, vận
và thực hiện

thực hiện
TSHS
dụng được
đượcphép chia
được
TS
%
TS
%
TS
%
Lớp
4C
25
12
48,0
13
52,0
0
0
Như vậy, đến thời điểm này, 100 % số học sinh lớp 4C đạt được chuẩn kiến
thức kĩ năng trong chương trình tốn 4, biết cách vận dụng bảng nhân chia trong
thực hành giải tốn một cách chính xác. Khắc phục được tình trạng học sinh mắc
sai lầm (đã nêu ở phần thực trạng).
* Tính khả thi:
Các giải pháp tơi đưa ra ở trên có kèm theo hệ thống ví dụ minh họa cụ thể,
rõ ràng. Người đọc rất dễ hiễu, đễ nhớ, dễ thực hiện. Giải pháp phù hợp cho tất cả
giáo viên tiểu học, kể cả giáo viên chưa từng dạy lớp 4 mới được phân cơng lần
đầu. Do đó mọi giáo viên đều có thể áp dụng có hiệu quả.
3. Phạm vi áp dụng

Giải pháp này đã áp dụng tại lớp 4C trường Tiểu học 2 xã Viên An do tôi
chủ nhiệm đạt hiệu quả rất tốt. Được giáo viên trong khối và Ban giám hiệu đánh
giá cao. Tơi có niềm tin giải pháp có thể áp dụng hiệu quả cho tất cả giáo viên
trong toàn trường và nhân rộng trên địa bàn huyện Ngọc Hiển.
IV. KẾT LUẬN:
Qua thời gian thực hiện, giải pháp mang lại hiệu quả rất tốt. Giải pháp
khơng những hình thành cho học sinh sự say mê, hứng thú trong học tập mà cịn
có tác dụng thúc đẩy việc học tập của các em đạt kết quả cao. Đồng thời hình
thành, phát triển ở các em những nhân cách, phẩm chất tốt và phương pháp học tập
khoa học. Đây được xem như là hành trang quý giá cùng theo chân các em trên
con đường học tập về sau.
Trên đây là giải pháp được lũy trong quá trình dạy học của bản thân. Tôi đã
áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Rất mong hội đồng khoa học huyện Ngọc Hiển
và các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến để bản thân rút kinh nghiệm và hoàn
thiện hơn.
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ

Người báo cáo

Lê Minh Nhiều



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×