Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Đảng bộ huyện hoa lư (tỉnh ninh bình) lãnh đạo phát triển thủ công nghiệp từ năm 2006 đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

ĐINH THUÝ LIÊN

ĐẢNG BỘ HUYỆN HOA LƯ
(TỈNH NINH BÌNH) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
THỦ CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ

LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN, NĂM 2022


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

ĐINH THUÝ LIÊN

ĐẢNG BỘ HUYỆN HOA LƯ
(TỈNH NINH BÌNH) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
THỦ CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2020
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 8229015

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐOÀN THỊ YẾN



Thái Nguyên, năm 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu này do chính tơi thực hiện dưới
sự hướng dẫn khoa học của TS. Đoàn Thị Yến. Các tài liệu, số liệu nêu ra trong
luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học, các tài liệu tham
khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Thái Nguyên, t n

năm 20...

Tác giả luận văn

Đinh Th y Liên

i


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 6
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 6
6. Đóng góp của đề tài ........................................................................................... 7
7. Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 8
Chương 1: ĐẢNG BỘ HUYỆN HOA LƯ (TỈNH NINH BÌNH) LÃNH ĐẠO

PHÁT TRIỂN THỦ CƠNG NGHIỆP TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010 ............ 9
1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thủ công nghiệp và chủ trương
của Đảng bộ huyện Hoa Lư................................................................................... 9
1.1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thủ công nghiệp ........... 9
1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ huyện Hoa Lư về phát triển thủ cơng nghiệp18
1.2. Q trình chỉ đạo thực hiện .......................................................................... 24
1.2.1. Chỉ đạo quy hoạch làng nghề ................................................................ 24
1.2.2. Chỉ đạo thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề .............. 26
1.2.3. Chỉ đạo phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch ........................ 27
Chương 2: ĐẢNG BỘ HUYỆN HOA LƯ (TỈNH NINH BÌNH) TĂNG CƯỜNG
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN THỦ CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM
2020 ..................................................................................................................... 32
2.1. Yêu cầu mới đối với công tác lãnh đạo phát triển thủ công nghiệp và chủ
trương mới của Đảng bộ...................................................................................... 32
2.1.1. Những yêu cầu mới ............................................................................... 32
2.1.2. Chủ trương mới của Đảng bộ huyện Hoa Lư........................................ 33
2.2. Quá trình chỉ đạo của Đảng bộ huyện Hoa Lư ............................................ 37
2.2.1.Quản lý nhà nước về phát triển thủ cơng nghiệp ................................... 37
2.2.2. Chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích làng nghề ............. 39
ii


2.2.3. Chỉ đạo khôi phục, mở rộng làng nghề và mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phẩm .......................................................................................................... 42
2.2.4. Chỉ đạo quy hoạch phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường .... 45
Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ................................... 51
3.1. Một số nhận xét ............................................................................................ 51
3.1.1. Ưu điểm ................................................................................................. 51
3.1.2. Hạn chế .................................................................................................. 59
3.2. Một số kinh nghiệm ..................................................................................... 62

KẾT LUẬN ......................................................................................................... 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 71
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 76

iii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử phát triển kinh tế - xã hội đất nước, thủ công nghiệp ln
giữ vai trị, vị trí quan trọng: Thủ cơng nghiệp đã hỗ trợ và kết hợp với nông
nghiệp tạo thành một cấu trúc kinh tế vững mạnh, kiến tạo văn hố đơ thị. Thủ
cơng nghiệp phát triển tạo việc làm cho người lao động, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, lưu giữ bản sắc văn hoá qua từng sản phẩm, quảng bá hình ảnh Việt
Nam ra thế giới…
Thủ cơng nghiệp là hình thức sản xuất sử dụng cơng cụ cầm tay, các
phương pháp thủ công để tác động trực tiếp lên đối tượng lao động. Đặc trưng kĩ
thuật của thủ công nghiệp là công cụ cầm tay thô sơ hoặc cải tiến
Tiểu thủ công nghiệp là ngành công nghiệp mà sản phẩm làm ra chủ yếu
bằng thủ công với quy mô nhỏ. Tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn thường gắn
liền với thời gian nơng nhàn, nhưng nó lại có thu nhập cao hơn sản xuất nơng
nghiệp vì vậy mà nhiều hộ đã rời hẳn nông nghiệp sang sản xuất tiểu thủ công
nghiệp. Cho nên tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh ở nông thôn thường gắn
liền với các làng nghề truyền thống. Ở đó, hệ thống cơng cụ lao động thô sơ đã
được cải tiến và thay thế bằng một phần máy móc mang tính chất cơng nghiệp
có quy mô nhỏ.
Phát triển ngành nghề nông thôn là cách làm “rẻ” nhất để tạo việc làm,
tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo cho người dân nơng thơn, góp phần thực
hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại với sản phẩm mũi nhọn là hàng thủ công
mỹ nghệ và cũng là thực hiện mục tiêu “ly nông bất ly hương” ở nơng thơn. Phát

triển kinh tế thủ cơng nghiệp cịn mang ý nghĩa giữ gìn và quảng bá bản sắc văn
hố dân tộc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Như vậy, việc phát triển kinh tế thủ công nghiệp ở nơng thơn có ý nghĩa
kinh tế, chính trị, xã hội rất lớn đối với kinh tế nông thôn.

1


Huyện Hoa Lư là vùng đất nổi tiếng của Ninh Bình khơng chỉ với truyền
thống lịch sử vẻ vang, với tiềm năng lớn về du lịch mà còn nhiều nghề tiểu thủ
công nghiệp và thủ công truyền thống nổi tiếng như nghề thêu ren (Ninh Hải),
và nghề chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân.
Hoa Lư vẫn luôn tồn tại song hành kinh tế thủ công nghiệp và kinh tế
nông nghiệp song về cơ bản số lượng lao động nông nghiệp vẫn chiếm số đông.
Hiệu quả kinh tế, xã hội đem lại chưa cao. Đời sống nhân dân chưa được cải
thiện nhiều. Trong quá trình từng bước phát triển, nhờ vị trí địa lý và điều kiện
tự nhiên thuận lợi, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, Đảng bộ
huyện Hoa Lư đã xây dựng được một cơ cấu kinh tế - xã hội phù hợp, tập trung
phát triển kinh tế thủ công nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những năm
qua, bằng sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã cho thấy các nghề
thủ cơng có đóng góp vơ cùng tích cực cho nền kinh tế - xã hội ở địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, sự phát triển kinh tế thủ cơng nghiệp
vẫn tồn tại rất nhiều khó khăn cần khắc phục. Kinh tế thủ công nghiệp đã và
đang phát huy được khả năng của mình tuy nhiên vấn đề ô nhiễm môi trường
vẫn luôn gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân dân. Phát triển kinh tế chưa đi
đôi được với bảo vệ môi trường. Để đẩy mạnh phát triển kinh tế thủ công nghiệp
theo hướng phát triển kinh tế bền vững thực sự cần những giải pháp mới có hiệu
quả để phát triển kinh tế được đi đôi với bảo vệ môi trường, đảm bảo đời sống
của người dân trong huyện.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả quyết định chọn đề tài “Đảng ộ huyện

Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) l nh đ o phát t iển thủ công nghiệp từ năm 2006
đến năm 2020” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng
sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phát triển kinh tế thủ công nghiệp là vấn đề đã được nhiều tác giả, cơ
quan của Đảng và Nhà nước quan tâm nghiên cứu. Đã có rất nhiều các bài báo,
2


đầu sách, các bài viết trên tạp chí chuyên ngành, các bài viết tham gia hội thảo,
bàn luận về vấn đề này ở nhiều góc độ khác nhau. Nhìn một cách khái qt, các
cơng trình nghiên cứu liên quan có thể chia thành những nhóm chủ yếu sau:
Nhóm đầu tiên là nhóm các cơng trình nghiên cứu tổng qt về thủ công
nghiệp trên phạm vi cả nước hoặc một vùng kinh tế nhất định. Đáng chú ý nhất
là các công trình: Làn n ề t ủ cơng truyền t ốn Việt Nam của tác giả Bùi
Văn Vượng, Nxb Văn hoá dân tộc, 1998. Tác giả đã tập trung giới thiệu khái
quát về lịch sử ra đời, các bí quyết, kĩ thuật của các nghệ nhân trong các loại
hình làng nghề truyền thống ở Việt Nam như: đúc đồng, rèn, kim hoàn, dệt, thêu
ren, chạm khắc đá, làm gốm sứ… K ôi p ục và p t triển làn n ề ở vùn
Đồn bằn sôn Hồn ở nước ta iện nay do TS. Đỗ Thị Thạch làm chủ nhiệm,
đề tài đã khẳng định vai trò của các làng nghề truyền thống đối với phát triển
kinh tế, chính trị, xã hội văn hố cả nước nói chung và vùng Đồng bằng sơng
Hồng nói riêng. Trong đề tài, tác giả nêu lên thực trạng phát triển làng nghề ở
Đồng bằng sông Hồng hiện nay với các cơ hội việc làm, thu nhập từ những
ngành nghề này…những thách thức trong q trình lưu thơng, tiêu thụ sản
phẩm, về đội ngũ lao động, nghệ nhân… Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra những
định hướng và một số giải pháp cụ thể đềphát triển làng nghề ở vùng đồng bằng
sông Hồng; “Bảo tồn và phát triển c c làn n ề tron qu trìn cơn n iệp
hóa” - Tác giả Dương Bá Phượng, Nxb Khoa học xã hội, 2001 đã đưa ra những
nét cơ bản về khái niệm làng nghề truyền thống, về đặc điểm kinh tế - xã hội

trong các làng nghề truyền thống, đề xuất giải pháp cơ bản để bảo tồn làng nghề
truyền thống trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá; “P t triển làn
n

ề truyền t ốn ở nơn t ơn Việt Nam tron qu trìn cơn n iệp óa, iện

đại óa”- Tác giả Trần Minh Yến, Nxb Khoa học xã hội, 2004 đã đưa ra những
lý luận bao quát nhất về lý luận về làng nghề truyền thống; đã chỉ ra được mâu
thuẫn của làng nghề trong quá trình phát triển. Luận án cũng trình bày tổng thể
các giải pháp để phát triển làng nghề truyền thống trong q trình cơng nghiệp
hố, hiện đại hố.
3


Nhóm thứ hai nghiên cứu về q trình thực hiện đường lối phát triển các
ngành nghề thủ công nghiệp của Đảng như: Luận văn thạc sĩ của Ngô Ngọc
Khuê: Sự lãn đạo của Đản p

t triển tiểu t ủ côn n iệp Quận 11 t àn p ố

Hồ C í Min , bảo vệ năm 2000; Luận văn thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Thị Thọ:
P t triển làn n

ề ở uyện Từ Liêm tron tiến trìn cơn n iệp o , iện đại

o nôn n iệp, nôn t ôn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Luận án kinh tế chính trị
của Đỗ Quang Dũng: P t triển làn n ề tron qu trìn cơn n iệp o
nơn n iệp, nơn t ơn, bảo vệ năm 2006… Các cơng trình này đã đưa ra hệ
thống các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc đẩy
mạnh phát triển làng nghề; vai trò của các làng nghề và sự cần thiết phải khôi

phục, phát triển làng nghề thủ công truyền thống; đưa ra một số bài học kinh
nghiệm, giải pháp phát triển làng nghề phù hợp với thực tiễn địa phương.
Nhóm thứ ba nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng và từng giải pháp cụ
thể cho việc phát triển làng nghề thủ công nghiệp ở Việt Nam như: P t triển
n ữn lợi t ế truyền t ốn tron xây dựn t ươn

iệu làn n

ề đồn bằn

sơn Hồn , Vũ Trường Giang, Tạp chí Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn số
15/2006; P t triển t ươn

iệu sản p ẩm làn n ề truyền t ốn Việt Nam

iện nay, Nguyễn Vĩnh Thanh, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 4/2007; P t triển
t ị trườn tiêu t ụ sản p ẩm làn n

ề, Hồ Thanh Thuỷ, Tạp chí Tài chính số

12/2005. Nhóm các cơng trình này đã góp phần tìm ra các giải pháp cụ thể nhằm
tháo gỡ những khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm thủ
công nghiệp của các làng nghề truyền thống.
Nhóm thứ tư, những cơng trình viết về nghề thủ cơng nghiệp ở Ninh
Bình: Nghề thủ cơng truyền thống chạm khắc đ ở xã Nin Vân, Hoa Lư, Nin
Bình từ 1986-2003, Luận văn thạc sĩ Lịch sử Việt Nam của tác giả Phạm Thị
Loan, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2003; Nghiên cứu áp dụng các giải pháp giảm
thiểu ô nhiễm môi trường và bệnh nghề nghiệp ở các làng nghề chế t c đ

uyện


Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Luận văn thạc sĩ Mơi trường của tác giả Phạm Viết Duy

4


Đại học Khoa học Tự nhiên, 2011; Địa chí văn hóa dân gian Ninh Bình tác giả
Trương Đình Tưởng (chủ biên), Nxb Thế giới, 2004; “Về làng đá” của tác giả
Bình Nguyên in trong Tổng tập Văn học Ninh Bình ngàn năm của Hội Văn học
Nghệ thuật Ninh Bình, Nxb Hội Nhà văn, 2010; Kỷ yếu Làng nghề thủ công
truyền thống Ninh Bình, Sở Cơng thương Ninh Bình, 2017; Hồ sơ di tích lịch sử
cấp quốc gia Kiến trúc đền Kê Thượng, Kê Hạ, Miễu Sơn xã Ninh Vân, huyện
Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình được lưu giữ tại Sở Văn hóa Thơng tin Ninh Bình,
1996; Tập tài liệu Mỹ nghệ đá Ninh Vân của Sở Văn hóa -Thơng tin Ninh Bình,
2002; Ngồi ra cịn có các bài viết trên tạp chí Văn nghệ Ninh Bình...
Như vậy, tất cả những cơng trình nghiên cứu khoa học ở trên đã đề cập
đến những phạm vi và góc độ khác nhau của vấn đề. Tuy nhiên, cho đến nay,
chưa có cơng trình nghiên cứu nào trình bày một cách đầy đủ, có hệ thống về
quá trình “Đảng ộ huyện Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) l nh đ o phát t iển thủ
cơng nghiệp từ năm 2006 đến năm 2020”. Các cơng trình nghiên cứu đi trước
là nguồn tài liệu phong phú và quý giá giúp tác giả hồn thành luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hoá, làm rõ sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng bộ huyện Hoa Lư
trong việc phát thủ công nghiệp trên địa bàn huyện từ năm 2006 đến năm 2020.
Qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm để vận dụng trong quá trình lãnh đạo,
chỉ đạo phát triển nghề thủ công trên địa bàn huyện trong những năm tiếp theo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích, làm rõ chủ trương và quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ
huyện Hoa Lư trong việc phát triển ngành nghề thủ công nghiệp.

- Đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế cịn tồn tại trong q
trình thực hiện những chủ trương phát triển thủ công nghiệp của huyện Hoa Lư
từ năm 2006 đến năm 2020.

5


- Rút ra một số nhận xét và bài học kinh nghiệm về lãnh đạo phát triển thủ
công nghiệp trong tình hình mới.
4. Đối tượng và ph m vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
- Sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Hoa Lư trong việc phát triển thủ công
nghiệp, cụ thể là lãnh đạo phát triển nghề thêu ren và nghề chế tác đá.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dun : Luận văn nghiên cứu quá trình Đảng bộ huyện Hoa Lư lãnh
đạo phát triển thủ công nghiệp giai đoạn 2006 đến 2020, trong đó tập trung vào
sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện đối với phát triển nghề thêu ren, nghề chế tác đá
thuộc địa bàn 2 xã Ninh Vân và Ninh Hải.
Về k ôn

ian: Luận văn tập trung nghiên cứu các nghề thủ công trên địa

bàn huyện Hoa Lư, trong đó tập trung vào một số nghề: nghề chế tác đá mỹ
nghệ Ninh Vân; nghề thêu ren Văn Lâm.
Về t ời ian: Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề từ năm 2006 đến năm
2020. (Trong đó năm 2006 là thời điểm Tỉnh uỷ Ninh Bình ban hành Nghị quyết
số 04-NQ/TU về đấy nhanh phát triển trồng, chế biến cói, thêu ren và chế tác đá
giai đoạn 2006 - 2010).
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu

Nguồn tư liệu chủ yếu của luận văn là các văn kiện của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; các văn bản của Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam; Các nghị quyết, Báo cáo tổng kết của Tỉnh ủy, Ủy ban
nhân dân tỉnh Ninh Bình; Các nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành động, thông
báo, các báo cáo hằng năm của Đảng bộ huyện Hoa Lư về vấn đề làng nghề,
phát triển làng nghề.

6


Nguồn tài liệu sách báo, sách tham khảo, internet, tạp chí chun ngành,
các luận văn, luận án có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng chủ yếu phương
pháp lịch sử và phương pháp logic để khôi phục, khái quát, đánh giá thực trạng
phát triển kinh tế thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Hoa Lư trước năm 2006 và
từ năm 2006 đến năm 2020.
Phương pháp định lượng và phương pháp thống kê toán học được sử dụng
để thu thập các thông tin về dân số, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của khu
vực nghiên cứu. Các số liệu thu được về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở
huyện Hoa Lư là những thông tin khái quát ban đầu về khu vực nghiên cứu.
Phương pháp so sánh giúp tác giả so sánh, đối chiếu những kết quả đạt
được, những hạn chế về phát triển kinh tế thủ công nghiệp qua các năm từ năm
2006 đến năm 2020.
Đặc biệt đề tài sử dụng phương pháp điền dã. Tác giả đã quan sát trực tiếp
đời sống kinh tế, xã hội, con người, thiên nhiên, hoạt động sản xuất của các nghề
tiêu biểu…Qua thực tế cho thấy bức tranh khái quát về kinh tế thủ cơng nghiệp
huyện Hoa Lư.
6. Đóng góp của đề tài
Về mặt khoa học: Luận văn phân tích làm rõ sự lãnh đạo và vai trò lịch sử

của Đảng bộ huyện Hoa Lư đối với việc phát triển kinh tế thủ công nghiệp từ
năm 2006 đến năm 2020.
Về mặt thực tiễn: Luận văn rút ra được những nhận xét và tổng kết được
những bài học kinh nghiệm có giá trị về lãnh đạo phát triển kinh tế thủ công
nghiệp. Đó sẽ là nguồn tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy những nội
dung có liên quan đến phát triển kinh tế thủ công nghiệp ở huyện Hoa Lư. Bên

7


cạnh đó, cịn góp phần giáo dục, tun truyền đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng trong giai đoạn hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo và Phụ lục,
phần nội dung của luận văn được chia làm ba chương.
Chương 1: Đảng bộ huyện Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) lãnh đạo phát triển
thủ công nghiệp từ năm 2006 đến năm 2010.
Chương 2: Đảng bộ huyện Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) tăng cường lãnh đạo
phát triển thủ công nghiệp từ năm 2010 đến năm 2020.
Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm.

8


Chương 1
ĐẢNG BỘ HUYỆN HOA LƯ (TỈNH NINH BÌNH)
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN THỦ CÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010
1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát t iển thủ công nghiệp và chủ
t ương của Đảng ộ huyện Hoa Lư

1.1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thủ công nghiệp
Huyện Hoa Lư (trước đây là huyện Gia Khánh), được thành lập vào năm
Thành Thái thứ 18 (1906), gồm 4 tổng của huyện Gia Viễn và 4 tổng của huyện
Yên Khánh. Năm 1977, trên cơ sở hợp nhất huyện Gia Khánh và thị xã Ninh
Bình, huyện chính thức có tên Hoa Lư. Năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị
định số 16/2004/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã
Ninh Bình, theo đó 3.516,80 ha diện tích tự nhiên và 39.934 người, gồm toàn bộ
6 xã thuộc huyện Hoa Lư là Ninh Khánh, Ninh Nhất, Ninh Tiến, Ninh Sơn,
Ninh Phong và Ninh Phúc được chuyển về thành phố; diện tích của Hoa Lư thời
điểm năm 2004 là 102,9 km2. Từ thời điểm này, huyện có 10 xã (Trường n,
Ninh Hịa, Ninh Giang, Ninh Khang, Ninh Mỹ, Ninh Vân, Ninh Thắng, Ninh
Hải, Ninh Xuân, Ninh An) và 1 thị trấn (Thiên Tôn) [47].
(1) Về điều kiện tự n iên, huyện Hoa Lư nằm ở trung tâm tỉnh Ninh Bình;
cách thủ đơ Hà Nội hơn 80 km về phía Nam; bao lấy ba mặt Tây, Bắc, Nam
thành phố Ninh Bình. Huyện Hoa Lư có chung ranh giới với các huyện, thị khác
của tỉnh Ninh Bình và huyện Ý Yên thuộc tỉnh Nam Định, cụ thể là: phía Bắc
giáp với huyện Gia Viễn, có sơng Hồng Long là ranh giới; phía Nam giáp
huyện n Mơ và thị xã Tam Điệp; phía Tây giáp huyện Nho Quan; phía Đơng
giáp huyện Ý n (Nam Định), có sơng Đáy là ranh giới.
Hoa Lư là khu vực chuyển tiếp giữa địa hình vùng rừng núi sang vùng
đồng bằng, địa hình bị chia cắt khá phức tạp. Địa hình huyện chia làm hai vùng
chính: Vùng Bạch Cừ - sơng Chanh; vùng hữu sông Chanh, sông Vân, sông Vạc
9


và vùng núi đá vôi. Vùng Bạch Cừ - sông Chanh gồm các xã Ninh Giang, Ninh
Khang, Ninh Mỹ, thị trấn Thiên Tơn và một phần của xã Ninh Hịa có địa hình
tương đối bằng phẳng, xu thế địa hình cao ở khu giữa (phía Tây quốc lộ 1A) và
thấp dần về phía sơng Chanh, sơng Đáy. Nơi thấp nhất là các ruộng nước và ven
theo các bờ sông. Trong vùng Bạch Cừ - sơng Chanh có một số ngọn núi đứng

độc lập, nằm rải rác ở các xã Ninh Giang, Ninh Khang, Ninh Mỹ và thị trấn
Thiên Tôn. Vùng này có điều kiện thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp.
Vùng cịn lại có địa hình rất phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều con sông. Đây
là vùng đất trũng, đất chua, thụt lún, xen lẫn vùng trũng và vùng cao. Với diện
tích và trữ lượng đá lớn, lại có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, hang động đẹp nên
vùng này có nhiều thế mạnh về sản xuất vật liệu xây dựng và phát triển du lịch.
Hoa Lư nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với vùng mùa hè nóng
ẩm mưa nhiều và mùa đơng lạnh có mưa phùn.
Trên địa bàn huyện có hai con sơng lớn chảy qua, đó là sơng Đáy và sơng
Hồng Long; ngồi ra cịn có các con sơng nội địa khác như sông Chanh, sông
Vân, sông Vạc, sông Hệ Dưỡng, sông Hang Luồn. Hằng năm, về mùa khô,
lượng nước ở các con sông này bảo đảm tưới nước cho cây trồng qua hệ thống
thủy lợi và cung cấp nước sinh hoạt. Về mùa mưa, mực nước ở các sông dâng
cao làm ngập lụt các vùng đất ngoài đê, đồng thời gây ngập úng cục bộ trong nội
đồng. Nhìn chung, các sơng nội địa có ảnh hưởng rất lớn đối với việc cấp nước
và tiêu úng cho khu vực.
Ninh Bình sở hữu nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị. Đặc biệt
là nguồn tài nguyên đá với những dãy núi đá vôi khá lớn có tổng diện tích trên
1.200 ha. Dãy núi đá vơi phía tây nam xã Ninh Vân hiện nay có tổng diện tích
hơn 450ha nằm trong dải núi Tràng An liền mạch từ khu du lịch Tam Cốc - Bích
Động dài hơn 2km đến giáp phường n Bình, thành phố Tam Điệp. Dãy núi
này có đỉnh Nhang Án (núi Thiện Dưỡng hoặc Thiên Dưỡng hay Nhang Án) cao

10


nhất tỉnh Ninh Bình, đặc tính bền, dai và khơng vân luôn được người dân khai
thác để chạm tạc nhà cửa, đền đài và làm linh vật thờ tự.
Đá xanh ở Ninh Bình được hiểu là một loại đá vơi cứng có nguồn gốc từ
đá trầm tích. Đây là loại đá cứng nhất, nặng nhất trong các loại đá, có độ rắn cao

hơn nhiều so với loại đá trắng, đá xanh nhạt, đá vàng ở những nơi khác, tuổi thọ
cao, càng sử dụng đá càng lên nước bóng láng tạo nên sự vĩnh cửu cho rất nhiều
các cơng trình kiến trúc rất phù hợp những hạng mục điêu khắc ngoài trời. Đó là
một trong các lí do vì sao từ xa xưa đá ở Ninh Vân loại đá đôlômit này đã được
sử dụng vào rất nhiều các mục đích khác nhau như lăng mộ, đền chùa, tượng
đài, nhà ở, tranh, bàn ghế, chén, bát…
Tóm lại, Ninh Bình nói chung và Ninh Vân nói riêng là xứ sở của núi đá
vơi đơlơmit. Do đó, núi đá chính là nguồn ngun liệu giá trị và thuận lợi cho
nghề chế tác đá nơi đây hình thành từ rất sớm và phát triển thành nghề đặc
trưng của vùng đất Hoa Lư, Ninh Bình.
Như vậy có thể thấy, điều kiện tự nhiên của Hoa Lư có cả thuận lợi và
khó khăn cho sự phát triển thủ cơng nghiệp của huyện.
(2) Về tìn

ìn p t triển kin tế, xã ội: Trước đây, kinh tế chủ đạo của

Hoa Lư làm nơng nghiệp với cây trồng chính là lúa, biện pháp canh tác thủ
cơng, lạc hậu, hồn tồn phụ thuộc vào thiên nhiên nên năng suất, hiệu quả rất
thấp, không đảm bảo được nhu cầu lương thực tối thiểu của nhân dân, đời sống
của nhân dân trong huyện gặp nhiều khó khăn.
Thực hiện đường lối đổi mới, hội nhập của Đảng, nhiều yếu tố thuận lợi
của địa phương được phát huy nên từ đó góp phần quan trọng vào sự phát triển
của kinh tế địa phương. Cụ thể:
Về giao thơng, Hoa Lư nằm ở vị trí chiến lược của tỉnh Ninh Bình, là một
trong những đầu mối giao thông giữa miền Bắc và miền Trung, giữa đồng bằng
châu thổ sông Hồng với vùng núi rừng Tây Bắc của Tổ quốc. Hoa Lư nằm trên

11



hai đường giao thông thủy, bộ quan trọng của đất nước và của địa phương theo
nhiều hướng. Về đường bộ có Quốc lộ 1A chạy qua xã Ninh Giang, thị trấn
Thiên Tôn, xã Ninh Mỹ và xã Ninh An; đường 126 chạy qua thị trấn Thiên Tơn,
xã Ninh Hịa, xã Trường Yên. Hiện nay, đường giao thông từ huyện đến xã, từ
xã đến các thơn, xóm hầu hết được trải nhựa, hoặc bê tơng hố đã tạo điều kiện
thuận lợi cho ơ tơ các loại có thể đi đến tất cả các xã, thị trấn trong huyện một
cách dễ dàng. Bên cạnh Quốc lộ 1A là đường sắt Bắc - Nam đi qua địa bàn xã
Ninh An, huyện Hoa Lư. Về đường thủy, Hoa Lư có nhiều con sơng chạy qua,
đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao thông đường thủy ở Hoa Lư và
khu vực.
Về thủy lợi và hệ thống đê điều, trên địa bàn huyện có Cơng ty Khai thác
thủy lợi Hoa Lư có chức năng quản lý hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị lớn
phục vụ nhiệm vụ tưới tiêu, bao gồm: 27 trạm bơm điện với 119 máy bơm, 45,6
km kênh tưới, 56,9 km kênh tiêu. Trên địa bàn huyện có các tuyến đê chính như:
đê hữu sơng Hồng Long (cịn gọi là đề Trường Yên); đê hữu sông Đáy. Các
tuyến đê sông lớn thuộc địa bàn huyện Hoa Lư đã được củng cố vững chắc và
thường xuyên được chính quyền các cấp quan tâm tu bổ, bảo đảm tốt nhiệm vụ
thiết kế của cơng trình, góp phần tích cực vào việc tưới tiêu, phòng chống lụt
bão, bảo vệ mùa màng, cơ sở hạ tầng, đời sống dân sinh ở địa phương.
Mặc dù Hoa Lư có 1/3 số xã là xã miền núi nhưng nguồn lưới điện của
huyện được đầu tư ổn định (năm 2008, huyện được đầu tư 21 hạng mục cơng
trình đường dây, cơng tơ điện, hộp điện... với tổng mức đầu tư là 3,4 tỷ đồng;
năm 2009, mức đầu tư là 3,6 tỷ đồng), qua đó, đảm bảo cho sản xuất và sinh
hoạt của người dân.
Từ những năm đầu thế kỷ XXI, phát huy lợi thế về các tiềm năng, thế
mạnh của địa phương, tình hình kinh tế của huyện có sự chuyển biến theo hướng
tích cực. Nhiều cụm cơng nghiệp đã hình thành, Cụm cơng nghiệp Ninh Khánh:
Phía Bắc thành phố Ninh Bình (thuộc quy hoạch mở rộng thành phố Ninh Bình)

12



với diện tích: 20,0ha. Nằm gần trung tâm, cơ sở hạ tầng tốt, địa hình bằng phẳng
nên khu vực này chủ yếu bố trí sản xuất cơng nghiệp nhẹ. Cụm cơng nghiệp
Ninh Tiến thuộc Xã Ninh Tiến, với diện tích 65 ha, thuận lợi về giao thông
đường thuỷ. Lĩnh vực sản xuất chính: Chế biến, sản xuất đá mỹ nghệ, vật liệu đá
cao cấp và cơng nghiệp, cơ khí vận tải thuỷ. Cụm cơng nghiệp Thiên Tơn ở phía
bắc thị trấn Thiên Tơn, diện tích: 50 ha, cách trung tâm tỉnh 5 km, giáp Quốc lộ
1A, cơ sở hạ tầng tốt, địa hình bằng phẳng. Lĩnh vực bố trí: Cơng nghiệp dệt
may, gia công chế biến hàng thủ công mỹ nghệ và Các cơ sở chế biến nông, lâm,
thuỷ sản, thực phẩm.
Trong các khu cơng nghiệp có nhiều doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Ở
xã Trường n có Xí nghiệp Ngói, Xí nghiệp Gạch sơng Chanh, Cơng ty Đá
Trường n. Ở xã Ninh Hịa có Xí nghiệp Cơ khí Gia Khánh, Xí nghiệp Thêu
thảm. Thị trấn Thiên Tơn có Đội máy kéo Gia Khánh, Xí nghiệp may Vạn Xuân
và khách sạn Vạn Xn. Xã Ninh Xn có xí nghiệp Xi măng Ninh Xn. Ở xã
Ninh An có Cơng ty Phân lân Ninh Bình. Xã Ninh Vân có xí nghiệp đá Hệ
Dưỡng, Công ty Xi măng Hệ Dưỡng… Đến năm 2008, trên địa bàn huyện Hoa
Lư có 125 doanh nghiệp hoạt động. Trong đó, có 2 doanh nghiệp Nhà nước, 121
doanh nghiệp ngoài nước và 2 doanh nghiệp khu vực đầu tư nước ngoài.
Trên địa bàn huyện Hoa Lư, hệ thống chợ được hình thành khá sớm. Hầu
như các xã, thị trấn trong huyện đều có chợ, trong đó, đáng chú ý hơn cả là chợ
cầu Đông (chợ Trường Yên) ở xã Trường Yên, chợ Thành Mỹ (nay là chợ Ninh
Mỹ) ở xã Ninh Mỹ, chợ Yên ở xã Ninh An, chợ Văn Lâm ở xã Ninh Hải..., Đây
là những chợ hình thành sớm, có quy mơ lớn hoạt động sơi nổi, thúc đẩy kinh tế
của địa phương phát triển.
Trong những năm gần đây, thực hiện đường lối đổi mới, Đảng bộ và nhân
dân huyện Hoa Lư tích cực phấn đấu tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tiến
hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã giành được những kết quả tương đối toàn
diện: Kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao; sản xuất nông nghiệp đạt năng suất cao,


13


huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển khá; cơ sở hạ tầng được đầu tư lớn;
đồng bộ có chiều sâu; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các hoạt
động văn hóa xã hội có tiến bộ; đời sống nhân dân được cải thiện; an ninh, quốc
phịng được giữ vững, trật tự an tồn xã hội được đảm bảo, hệ thống chính trị
được củng cố. Chỉ tính riêng từ năm 2005 - 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế
trung bình hằng năm là 19,05%.
Hoa Lư là địa phương giàu tiềm năng du lịch; là mảnh đất “cố đơ”; có rất
nhiều các hang động, thắng cảnh thuận lợi phát triển du lịch. Ngày nay, Hoa Lư
được biết đến với các khu du lịch nổi tiếng: K u du lịc Tam Cốc - Bíc Độn là
khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam với nhiều điểm du lịch thắng cảnh
như: Tam Cốc, xuyên thủy động, động Tiên, thung Nắng, thung Nham, vườn
chim và các di tích: chùa Bích Động, đền Thái Vi, Cố viên lầu… Khu di tích
lịc sử văn óa cố đơ Hoa Lư với các di tích: đền Đinh - Lê, đền thờ cơng chúa
Phất Kim, chùa Nhất Trụ, phủ Đơng Vương, phủ Kính Thiên, động Hoa Sơn…
K u du lịc sin t i Han độn Tràn An với các hang động, thung nước, núi
non, rừng sinh thái và các di tích đền, phủ từ thời Đinh-Lê…
Là vùng đất “cố đô” nên Hoa Lư, Ninh Bình là mảnh đất có bề dày văn
hóa với nhiều lễ hội đặc sắc, trong đó phải kể đến Lễ hội cố đô Hoa Lư tưởng
nhớ công ơn vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành, Lễ hội đền Thái Vi diễn
ra vào giữa tháng 3 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của các vị vua nhà Trần...
(3) Điều kiện dân cư, xã ội của Hoa Lư chứa đựng nhiều yếu tố thuận lợi
để phát triển thủ công nghiệp. Thời điểm năm 2003, dân số huyện Hoa Lư có
103,9 nghìn người. Năm 2004, Nghị định số 16/2004/NĐ-CP của Chính phủ về
việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã Ninh Bình, 6 xã thuộc huyện
Hoa Lư (Ninh Khánh, Ninh Nhất, Ninh Tiến, Ninh Sơn, Ninh Phong và Ninh
Phúc) được cắt về thành phố Ninh Bình nên dân số của huyện thời điểm này là

hơn 31.000 người, mật độ dân số là 638 người/ km. Dân ở Hoa Lư gần như đều
là người Kinh (chỉ có một số rất ít, khơng đáng kể là người dân tộc thiểu số do

14


xây dựng gia đình với người Hoa Lư về đây sinh sống). Số người theo đạo Công
giáo khoảng 5.000 người, số người theo đạo Phật khoảng 7.700 người, số dân
sống ở thị trấn là 3.233 người, số dân ở nông thôn là 62.442 người. Số lao động
trong độ tuổi là 38.827 người. Số lao động làm việc trong các ngành kinh tế là
8.000 người. Số lao động nông nghiệp khoảng 21.000 người, số lao động làm
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng khoảng 35.165. Số lao động làm
du lịch, dịch vụ khoảng trên 2.800 người.
Hoa Lư là địa phương có truyền thống hiếu học, tơn sư trọng đạo và là
một trong những đơn vị đi đầu trong phong trào phổ cập giáo dục tiểu học và
xóa mù chữ, phổ cập trung học cơ sở; xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của
tỉnh Hà Nam Ninh trước đây và của tỉnh Ninh Bình hiện nay. Huyện đã hồn
thành phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ năm 1990; hoàn thành phổ cập
giáo dục trung học cơ sở năm 1997; hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng
độ tuổi năm 1999. Tất cả các xã, thị trấn trong huyện đều có trường đạt chuẩn
quốc gia. Đến nay, trên địa bàn huyện có 1 trường trung học phổ thông công lập,
1trường trung học phổ thông dân lập, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên, 11
trường trung học cơ sở, 11 trường tiểu học, 11 trường mầm non. Cơ sở vật chất,
thiết bị trường học ngày càng được củng cố, tăng cường. Từ cấp huyện đến cấp
cơ sở đều có hội khuyến học; 100% số xã đều có trung tâm học tập cộng đồng,
tạo điều kiện thuận lợi để mọi người tham gia học tập, nâng cao hiểu biết và
trình độ, tiến tới xây dựng một xã hội học tập.
(4) T ực trạn t ủ côn n iệp của uyện Hoa Lư
Hoa Lư có nghề thủ cơng nổi tiếng của cả nước là nghề thêu ren (thuộc
làng nghề Văn Lâm) và nghề chế tác đá mỹ nghệ (thuộc làng nghề Ninh Vân).

Làng nghề thêu ren Văn Lâm thuộc xã Ninh Hải. Tương truyền, năm 1258, khi
vua Trần Thái Tơng trịn 40 tuổi, nhường ngơi cho con, lên làm Thái Thượng
Hoàng đã về vùng núi Vũ Lâm (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư) tu hành và lập căn
cứ địa chỉ đạo cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ 2 (1285).

15


Bà Trần Thị Dung là vợ Thái sư Trần Thủ Độ theo triều đình nhà Trần về đây đã
truyền dạy cho nhân dân thôn Văn Lâm nghề thêu ren, từ đó nghề thêu ren được
lưu truyền và ngày càng phát triển. Những sản phẩm độc đáo và đa dạng của
làng nghề như: Tranh phong cảnh, ga trải giường, rèm cửa, gối, khăn trải bàn
khơng những là món q lưu niệm ấn tượng dành cho du khách mỗi khi tới tham
quan vùng đất Hoa Lư mà còn trở thành mặt hàng xuất khẩu của địa phương.
Nghề thêu ren đã thu hút nhiều lao động, tạo việc làm cho người dân, tăng thu
nhập, xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống,
đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn huyện. Thời điểm năm 2019, Hoa Lư
có 8 doanh nghiệp lớn, với hàng ngàn lao động làm nghề thêu ren. Sản phẩm
thêu của Ninh Hải nhằm phục vụ khách du lịch, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu
sang nước ngoài như Ý, Pháp, Anh.... Doanh thu hằng năm từ thêu ren đạt bình
quân từ 60 đến 70 tỷ đồng.
Làng nghề chạm khắc, chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân thuộc xã Ninh Vân,
có từ rất lâu đời; qua nhiều nguồn tài liệu có thể đốn định nghề được hình thành
từ thế kỳ thứ X. Sản phẩm của nghề đá chủ yếu chế tác ra những sản phẩm
thông dụng như chậu cảnh, cối đá, tảng đá cổ bồng, những con giống làm cảnh,
lăng, mộ đá. Những sản phẩm nghệ thuật cao cấp bằng đá thường chỉ tập trung ở
những cơng trình văn hố - tín ngưỡng như nhà thờ, đền, chùa mà các nghệ nhân
địa phương được mời đến chế tác. Ngày nay, các nghệ nhân đá Ninh Vân có thể
vừa sản xuất tại chỗ, kể cả sản phẩm có quy mơ lớn, nặng nhiều tấn, vừa có thể
chế tác lưu động tại bất kỳ nơi nào trong cả nước, với nhiều loại sản phẩm đá

như: tượng thờ, tượng đài, tượng nghệ thuật, bể cảnh, thống đá, các con giống,
tứ linh, lư hương, cây đèn, cột trụ [48]. Một số sản phẩm của làng đá Ninh Vân
được cả nước biết đến như: Lăng thánh mẫu Liễu Hạnh - Nam Định, tượng đài
nghĩa trang Trường Sơn, 500 pho tượng La Hán trong chùa Bái Đính, Ninh
Bình... Sản phẩm được tiêu thụ khá rộng rãi trong nước và khu vực. Hiện nay,
có 27 doanh nghiệp lớn, gần 3.000 lao động làm nghề đá mỹ nghệ. Doanh thu
bình quân hàng năm đạt từ 100 đến 105 tỷ đồng.
16


Thực hiện sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp, chính quyền địa phương đã có
nhiều biện pháp nhằm phát triển ngành, nghề thủ cơng, qua đó góp phần nâng
cao đời sống nhân dân. Riêng đối với sản phẩm đá mỹ nghệ, giá trị sản xuất năm
2005 đạt 55 tỷ đồng, tăng 37,5% so với năm 2004. Tốc độ tăng trưởng bình
quân đạt 15,5%/năm; số lao động tham gia sản xuất là 2.193 người, trong đó có
450 lao động chuyên ngành. Huyện Hoa Lư có 1.178 cơ sở sản xuất, trong đó có
16 doanh nghiệp lớn cịn lại là hộ sản xuất, tập trung chủ yếu ở xã Ninh Vân.
Tính giá trị sản xuất của các loại sản phẩm trên năm 2005 đạt 234,7 tỷ đồng,
chiếm 31,47% trong tổng giá trị sản xuất tiểu, thủ công nghiệp của tỉnh; giá trị
xuất khẩu đạt 246,76 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu trực tiếp đạt 57,26 tỷ đồng
(tương đương 3,56 triệu USD).
Tuy nhiên, kết quả sản xuất sản phẩm thêu ren và chế tác đá mỹ nghệ đạt
được trong những năm qua mới chỉ là bước đầu, chưa tương xứng với tiềm
năng, thế mạnh của huyện. Nghề thêu ren và chế tác đá mỹ nghệ phát triển vẫn
chưa ổn định; cơ chế, chính sách hỗ trợ vẫn chưa đủ mạnh; việc liên kết giữa
doanh nghiệp và người sản xuất nguyên liệu còn gặp nhiều khó khăn. Từ thực
trạng trên, để đẩy mạnh phát triển nghề thêu ren và chế tác đá mỹ nghệ cần có sự
tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp, sự phối kết hợp
chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; đề ra các giải pháp cụ thể, tạo điều kiện cho
các nghề phát triển mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển

kinh tế - xã hội của tỉnh.
Để đẩy mạnh phát triển nghề thêu ren và chế tác đá mỹ nghệ cần có sự tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối kết hợp chặt
chẽ giữa các cấp, các ngành; đề ra các giải pháp cụ thể, tạo điều kiện cho các
nghề phát triển mạnh.
(5) Chủ trươn của Đảng về phát triển thủ công nghiệp
Trước đổi mới, Việt Nam tập trung phát triển kinh tế quốc doanh và kinh
tế tập thể, không chấp nhận kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể. Các hộ sản xuất trong
17


các làng nghề truyền thống không được coi là các chủ thể kinh tế độc lập. Đây là
một trong những nguyên nhân khiến cho các làng nghề không phát triển.
Năm 1986, Đảng thực hiện đường lối đổi mới, phát triển kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX, X và nhiều
nghị quyết Trung ương đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của kinh tế nơng thơn,
đề ra biện pháp, chính sách phát triển tồn diện kinh tế xã hội nơng thơn, trong
đó có làng nghề truyền thống. Một trong những chính sách đặc biệt quan trọng
trong thời kỳ đổi mới có tác dụng phát huy sức mạnh nội lực của làng nghề, đó
là chính sách phát triển các thành phần kinh tế. Với chính sách này, các thành
phần kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể trước đây không được chấp nhận nay được
khuyến khích phát triển. Chính sách này có tác động thúc đẩy tất cả các thành
phần kinh tế tồn tại trong làng nghề truyền thống cùng phát triển, làm cho làng
nghề được phục hồi và có những bước phát triển mạnh. Đồng thời, chính sách
mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế đã kích thích sản xuất trong các làng nghề
phát triển vì đã mở rộng thêm nhiều thị trường mới cùng với đó chất lượng các
sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ cũng được nâng cao. Ngồi ra, cịn có nhiều chính
sách khác như chính sách miễn giảm thuế, chính sách hỗ trợ vốn, chính sách
phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ... đã có tác động tích cực tới sự phát triển
của các làng nghề trên cơ sở đổi mới đường lối, chính sách kinh tế một loạt bản

pháp luật cũng được ra đời và ngày càng hoàn thiện như: Luật doanh nghiệp,
luật HTX, luật đất đai ... đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển
của làng nghề. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có chính sách cần thiết và đồng bộ
giành riêng cho sự phát triển làng nghề truyền thống trong chiến lược phát triển
kinh tế xã hội ở nông thôn mà nó chỉ được tác động thơng qua các chính sách
của các lĩnh vực khác.
1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ huyện Hoa Lư về phát triển thủ công nghiệp
Chủ trươn của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình: Bước vào giai đoạn 2006-2010,
nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển, góp phần thực hiện thắng lợi

18


Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, ngày 09/8/2006, Ban Thường vụ
Tỉnhủy Ninh Bình đã ban hành Nghị quyết 04-NQ/TU về đẩy nhanh phát triển
trồng, chế biến cói, thêu ren và chế tác đá mỹ nghệ giai đoạn 2006 - 2010. Mục
tiêu của Tỉnh ủy là: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, khai thác các nguồn lực cho đầu
tư và phát triển, từng bước khôi phục, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng
các làng nghề cói, thêu ren và chế tác đá mỹ nghệ, trên cơ sở kết hợp lao động
thủ công truyền thống với ứng dụng công nghệ mới; nâng cao chất lượng, giá trị
và khả năng cạnh tranh, xây dựng thương hiệu sản phẩm, phát triển nghề truyền
thống gắn với phát triển du lịch, xuất khẩu và phát triển nơng nghiệp tồn diện,
bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là góp phần xố đói giảm
nghèo, thu hút nhiều lao động, đẩy nhanh tiến trình cơng nghiệp hóa - hiện đại
hóa nơng nghiệp nơng thơn [34].
Mục tiêu trên được cụ thể hóa thành những chỉ tiêu cụ thể: Phấn đấu đạt
tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đối với sản phẩm thêu ren là 11%, sản
phẩm chế tác đá mỹ nghệ tăng 17%; Giá trị sản xuất đến 2010 đạt 465 tỷ đồng
(theo giá cố định năm 1994). Trong đó: sản phẩm thêu ren đạt 65 tỷ đồng, sản
phẩm chế tác đá mỹ nghệ đạt 120 tỷ đồng; Giá trị xuất khẩu đến năm 2010 đạt

28,8 triệu USD, trong đó: thêu ren 5,5 triệu USD; Hằng năm tạo việc làm mới
cho 3.000 đến 3.500 lao động [34].
Để đạt được mục tiêu và các chỉ tiêu đặt ra, Tỉnh ủy Ninh Bình đưa ra các
giải pháp cụ thể cho từng ngành.
Đối với chế t c đ mỹ nghệ: Tập trung quy hoạch vùng nguyên liệu quy
mô từ 90 đến 100 ha thuộc xã Ninh Vân (Hoa Lư); kinh phí lập quy hoạch 25
triệu đồng từ nguồn ngân sách tỉnh; Thời gian hoàn thành quy hoạch tháng
10/2007. Đầu tư xây dựng làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân do Ủy ban nhân
dânhuyện Hoa Lư làm chủ đầu tư, quy mô 23 ha trên cơ sở quy hoạch chi tiết đã
được phê duyệt, hoàn thiện hồ sơ để phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ
thuật của làng nghề, thẩm định phê duyệt dự án xong trong tháng 9/2006. Kinh

19


phí thực hiện đầu tư khơng q 28 tỷ đồng, trong đó huy động ngân sách của
huyện Hoa Lư, nguồn vốn được ưu tiên lấy từ tiền đấu giá quyền sử dụng đất
trên địa bàn (chưa đầu tư các công trình khác) là 15 tỷ đồng để thực hiện đầu tư
giai đoạn I, bao gồm: giải phóng mặt bằng, xây dựng cổng làng, đường trục
chính, một số đường nhánh và hệ thống thốt nước chính. Riêng hệ thống điện
sinh hoạt và điện sản xuất do Công ty TNHH một thành viên Điện lực Ninh
Bình đầu tư để bán điện trực tiếp cho làng nghề. Thời gian hoàn thành đầu tư
vào cuối năm 2006. Giai đoạn 2 thực hiện chuyển tiếp các hạng mục của giai
đoạn I. Phần san lấp mặt bằng tính tốn sau, tùy thuộc khả năng tiếp nhận của
các tổ chức kinh tế, thời gian hoàn thành đầu tư năm 2007.
Về thêu ren: Ngân sách tỉnh hỗ trợ chủ yếu để đào tạo nghề, tuyên truyền,
quảng bá xúc tiến thương mại nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu
trực tiếp, động viên đối với các nghệ nhân trực tiếp truyền nghề, tạo điều kiện để
các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất phát triển.
Quán triệt chủ trương của Tỉnh ủy Ninh Bình, Nghị quyết Đại hội Đảng

bộ huyện Hoa Lư lần thứ XX, nhiệm kỳ 2005 - 2010 xác định: Trong 5 năm tới,
phải nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, vai trị quản lý,
điều hành của hệ thống chính quyền, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân,
tiếp tục đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Khai thác và huy động mọi nguồn
lực cho đầu tư phát triển; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản
xuất hàng hố, tập trung cao cho phát triển cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
dịch vụ, du lịch, đồng thời coi trọng phát triển nông nghiệp bền vững; phát triển
văn hoá - xã hội đồng bộ với phát triển kinh tế; giữ vững ổn định chính trị, trật
tự an tồn xã hội; tăng cường sự nghiệp quốc phòng; xây dựng Đảng và hệ
thống chính trị vững mạnh; xây dựng quê hương Hoa Lư anh hùng ngày càng
giàu đẹp, văn minh [2].
Đối với phát triển thủ công, Đảng bộ huyện xác định: Đẩy mạnh phát triển
các ngành nghề truyền thống, xây dựng làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân, làng

20


×