Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

Luận văn đảng bộ huyện thường tín ( tỉnh hà tây) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 1996 đến năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (580.89 KB, 108 trang )

I HC QUC GIA H NI
TRNG I HC KHOA HC X HI V NHN VN
---------------*-----------

NGUYN VN HOAN

ĐảNG BộHUYệNTHƯờNGTíN(TỉNH
HàTÂY)
LãNH ĐạO PHáTTRIểN KINH Tế Từ NĂM 1996 ĐếN NĂM
2008

LUN VN THC S LCH S

H NI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------*------------

NGUYỄN VĂN HOAN

Đảng bộ huyện Thường Tín (tỉnh Hà Tây) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm
1996 đến năm 2008

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Hoàng Hồng


HÀ NỘI - 2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề......................................................................................... 2 3.
Mục đích, nhiệm vụ đề tài....................................................................... 4 4.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................... 5 5.
Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.............................................. 5 6.
Đóng góp của đề tài ................................................................................ 6 7.
Kết cấu của đề tài.................................................................................... 6
Chương 1: ĐẢNG BỘ HUYỆN THƯỜNG TÍN LÃNH ĐẠO PHÁT
TRIỂN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 1996 - 2000 ............................................... 7
1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, xã hội và tình hình kinh tế của huyện
Thường Tín. .............................................................................................. 7
1.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, xã hội............................................... 7
1.1.2. Tình hình kinh tế huyện Thường Tín trước năm 1996.................. 15 Sản
xuất nông nghiệp............................................................................. 15
1.2. Chủ trương và quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế của Đảng bộ
huyện Thường Tín trong giai đoạn 1996 - 2000 .................................... 19
1.2.1. Chủ trương phát triển kinh tế của Đảng bộ................................... 19
1.2.2 Qúa trình chỉ đạo phát triển kinh tế của Đảng bộ .......................... 23
Tiểu kết chương 1.................................................................................... 40
Chương 2: ĐẢNG BỘ HUYỆN THƯỜNG TÍN LÃNH ĐẠO PHÁT
TRIỂN KINH TẾ TỪ NĂM 2001 ĐẾN THÁNG 7 - 2008 ....................... 42
2.1. Chủ trương phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện Thường Tín ... 42
2.1.1. Chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Hà Tây............................. 42
2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ huyện Thường Tín................................ 46
2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện và một số kết quả............................... 48

2.2.1 Chỉ đạo phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ................ 48 2.2.2.
Chỉ đạo phát triển nông nghiệp .................................................... 56
2.2.3. Chỉ đạo phát triển thương mại, dịch vụ ........................................ 68
Tiểu kết chương 2.................................................................................... 72
Chương 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM .......................... 73
3.1. Nhận xét............................................................................................ 73
3.1.1. Về ưu điểm .................................................................................. 73
3.1.2.Về hạn chế .................................................................................... 79
3.2. Một số kinh nghiệm.......................................................................... 82
KẾT LUẬN................................................................................................. 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 96



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNH

: Công nghiệp hoá

BCH

: Ban Chấp hành

HĐH

: Hiện đại hoá :

HTX


Hợp tác xã

KT - XH

: Kinh tế - xã hội

LNTT

: Làng nghề truyền thống

TCN

: Thủ công nghiệp

TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

TW

: Trung ương

UBND

: Uỷ ban nhân dân :

XHCN

Xã hội chủ nghĩa



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đến nay, Đảng Cộng sản
Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện đường lối đổi mới mà trung tâm là đổi mới
kinh tế. Điều này phù hợp với quy luật chung của sự phát triển trên thế giới,
đồng thời đáp ứng được yêu cầu khách quan của nền kinh tế - xã hội nước ta.
Trên cơ sở những điều kiện thuận lợi về kinh tế - xã hội, đặc biệt là ánh sáng
của công cuộc đổi mới, quá trình CNH, HĐH của Việt Nam nói chung và
huyện Thường Tín nói riêng đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn, tạo
nền tảng, tiền đề cho sự phát triển ở những giai đoạn sau.
Hà Tây là một tỉnh mang nhiều nét đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam.
Tỉnh chủ yếu phát triển sản xuất nông nghiệp và hiện nay đang từng bước thay
đổi cơ cấu kinh tế. Quá trình CNH, HĐH của tỉnh diễn ra nhanh chóng, tác
động rất lớn đến đời sống nhân dân, đòi hỏi sự quan tâm và quản lý chặt chẽ của
Đảng và Nhà nước.
Thường Tín là một huyện lớn và lâu đời của tỉnh Hà Tây, hòa vào xu thế
phát triển sôi động của toàn tỉnh, Thường Tín đang trở mình vực dậy phát triển
nền kinh tế tiềm năng phù hợp với tiến trình CNH, HĐH của đất nước. Với vị trí
chiến lược đặc biệt và đang trên đà đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, kinh tế huyện
Thường Tín đã được đầu tư, nghiên cứu để định hướng đúng đắn cho sự phát
triển.
Là một địa phương đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu, quá trình
CNH, HĐH ở Thường Tín gặp phải rất nhiều khó khăn và không tránh khỏi
những hạn chế. Nghiên cứu về sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Thường Tín
thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH có ý nghĩa vô cùng to lớn. Đây là một trong
những cơ sở để chúng ta góp phần làm sáng tỏ đường lối, chủ trương, chính
sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, đồng thời thấy được một cách cụ thể về
sự vận dụng sáng tạo của Đảng bộ huyện Thường Tín trong quá trình lãnh đạo
kinh tế huyện thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Trên cơ sở đó sẽ

1


có cái nhìn khái quát, tổng thể về kinh tế - xã hội huyện Thường Tín, từ đó đề
xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm thúc đẩy những mặt tích cực, hạn chế
những mặt tiêu cực để xây dựng địa phương ngày càng phát triển hơn.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: "Đảng bộ huyện
Thường Tín (tỉnh Hà Tây) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 1996 đến
năm 2008" làm luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
Kinh tế là ngành có vị trí quan trong trong tiến trình phát triển của xã
hội loài người, đặc biệt là trong quá trình CNH, HĐH của nước ta trong giai
đoạn hiện nay lại càng có vai trò quan trọng. Vì vậy, Đảng ta đã đề ra những
chủ trương, đường lối về phát triển kinh tế. Đây là vấn đề có tính chất chiến
lược, được các cấp các ngành, các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Cho
đến nay, có rất nhiều các công trình nghiên cứu đề đề tài kinh tế trên phạm vi
cả nước cũng như các địa phương ở những góc độ khác nhau như:
Các các cuốn sách: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa
nền kinh tế quốc dân, tác giả Đỗ Đình Giao, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1994; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực, của tác giả
Lê Du Phong, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; Việt Nam trên chặng
đường đổi mới và phát triển kinh tế, Nguyễn Minh Tú, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2002; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở đồng bằng sông
Hồng, thực trạng và triển vọng, của Đặng Văn Thắng, Phạm Ngọc Dũng, Nxb
Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2003; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam đầu thế
kỷ XXI, của Nguyễn Trần Quế (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004;
Sở hữu kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa
ở Việt Nam, Chử Văn Lâm, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2006; Một số vấn đề
phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay, tác giả Đỗ Hoài Nam (chủ biên), Nxb
Thế giới, 2005; Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, của Bùi Tất

Thắng (chủ biên), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2006... Các tác phẩm đề cập
đến những khía cạnh khác nhau của
2


kinh tế nền kinh tế Việt Nam như về: chuyển dịch cơ cấu kinh tế.... Đã chỉ ra
được sự phát triển, chuyển dịch của cơ cấu kinh tế Việt Nam trên con đường CNH,
HĐH.
Một số khóa luận cử nhân, luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ như: Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn từ 1991 - 2002, Lê Quang Phi, Luận án tiến sĩ Lịch sử, Học
viện Chính trị quân sự, Hà Nội, 2006; Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lãnh đạo chuyển dịch
cơ cấu kinh tế từ năm 1997 - 2006; Đào Thị Bích Hồng, Luận án tiến sĩ Lịch sử,
Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội, 2011; Đảng bộ huyện
Sóc Sơn lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời kỳ 1986 - 2005, Lê Tiến
Dũng, Luận văn thạc sĩ Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn, Hà
Nội, 2007; Đảng bộ huyện Phong Châu (Vĩnh Phú) lãnh đạo phát
triển kinh tế trong giai đoạn từ năm 1977 - 1998; Nguyễn Hoàng Ánh, Luận văn
thạc sĩ Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn, Hà Nội, 2007; Đảng bộ
tỉnh Hưng Yên lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa giai đoạn 1997 - 2003 của Đào Thị Vân, Trung tâm Đào tạo, Bồi
dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004; "Đảng bộ
tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo thực hiện phát triển… giai đoạn 2001 - 2010 của Nguyễn
Thị Hải, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn, Hà
Nội, 2011; Đảng bộ huyện Thường Tín (Hà Tây) lãnh đạo khôi phục và phát triển
làng nghề truyền thống từ năm 1991 đến năm 2008 của Phạm Thị Kiều Chinh,
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Đảng, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội,
2012; "Đảng bộ huyện Thường Tín (Hà Tây cũ) lãnh đạo phát triển công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (2001 - 8/2008), khóa luận tốt nghiệp cử nhân
chuyên ngành Lịch sử Đảng; "Thường Tín: trăn trở giữ nghề truyền thống" của

Bảo Ngọc đăng trên trang thông tin điện tử của Bộ Công thương,
http//www.aip.gov.vn, 6/11/2009.
Các công trình này đề cập đến các quan điểm, chủ trương, đường lối
lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng, các Đảng bộ ở những địa phương khác
3


nhau, đi sâu vào nghiên cứu quá trình lãnh đạo sự nghiệp CNH, HĐH nền kinh
tế trên phạm vi cả nước hoặc ở những địa phương khác nhau, nhưng đều có đặc
điểm là đã nêu bật được đường lối đúng đắn của Đảng trong phát triển kinh tế.
Các công trình nghiên cứu về tình hình phát triển của huyện Thường Tín
nói chung và kinh tế huyện Thường Tín có rất ít các công trình nghiên cứu một
cách chi tiết, cụ thể về tình hình kinh tế - xã hội của huyện thời kỳ mới cũng như
đánh giá về vai trò, vị trí của Đảng bộ huyện Thường Tín trong quá trình lãnh
đạo phát triển kinh tế địa phương.
Nhìn chung, các công trình này chủ yếu đề cập, nghiên cứu về thực
trạng tổ chức HTX, kinh nghiệm tổ chức và những giải pháp nhằm đẩy mạnh
phát triển các hình thức hợp tác của hộ nông dân. Nghiên cứu cơ chế quản lý
nông nghiệp, đầu tư cơ sở vật chất tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp,
nông thôn nước ta phát triển. Nghiên cứu con đường CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn từ đó đề ra những phương hướng và giải pháp đối với
những vấn đề đặt ra trong quá trình CNH, HĐH; rút ra bài học kinh nghiệm
cho sự phát triển của kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn tiếp theo. Các công
trình nghiên cứu trên đây chủ yếu đề cập đến vấn đề khoa học kinh tế mà ít đề
cập đến góc độ lịch sử; chưa đề cập đến vai trò và quá trình lãnh đạo của Đảng
bộ huyện Thường Tín đối với những thành tựu trong phát triển kinh tế. Hiện nay,
chưa có đề tài nghiên cứu về Đảng bộ huyện Thường Tín lãnh đạo kinh tế trong
những năm 1996 - 2008.
Nghiên cứu đề tài Đảng bộ huyện Thường Tín (Hà Tây) lãnh đạo
phát triển kinh tế từ năm 1996 đến năm 2008 góp phần tìm hiểu rõ hơn thực

trạng và xu hướng phát triển kinh tế huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây; phân tích,
làm sáng tỏ vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện đối với sự phát triển của tỉnh; rút
ra một số nhận xét và bài học kinh nghiêm cho Đảng bộ huyện trong quá trình
lãnh đạo phát triển kinh tế ở những giai đoạn sau.
3. Mục đích, nhiệm vụ đề tài
Mục đích:
4


- Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ huyện Thường Tín (Hà Tây) lãnh đạo
phát triển kinh tế từ năm 1996 đến năm 2008.
- Nêu lên những tựu đạt được, hạn chế cần khắc phục và rút ra một số
bài học kinh nghiệm phục vụ phát triển kinh tế của Huyện trong giai đoạn hiện
nay.
Nhiệm vụ:
- Nêu lên quá trình Đảng bộ huyện vận dụng và phát triển đường lối
phát triển kinh tế của Đảng và của Đảng bộ tỉnh Hà Tây vào thực tiễn huyện
Thường Tín; quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế của huyện.
- Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Thường Tín về phát triển
kinh tế ở huyện Thường Tín từ năm 1996 đến năm 2008.
- Đưa ra nhận xét và đúc rút kinh nghiệm.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ huyện Thường Tín về phát triển kinh tế
từ năm 1996 đến năm 2008.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu trên địa bàn huyện Thường Tín và thời gian từ năm
1996 đến năm 2008
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tư liệu

- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần
thứ VI, VII, VIII, IX, X; Nghị quyết của các Hội nghị Trung ương và các chỉ thị
của Ban Bí thư Trung ương Đảng liên quan đến kinh tế.
- Các Nghị quyết, Chỉ thị, Thông báo, Thông tri của Tỉnh ủy Hà Tây về phát
triển kinh tế.
- Các văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Thường Tín, các Nghị quyết,
Chỉ thị, Báo cáo tổng kết về tình hình kinh tế của Huyện ủy, UBND và một số ban
ngành của huyện Thường Tín.
5


- Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic để tổng hợp,
khái quát và nhận xét đánh giá quá trình đó. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp
thống kê, phân tích, so sánh, thực địa để làm rõ các sự kiện lịch sử.
6. Đóng góp của đề tài
Hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo đối với sự phát triển kinh tế
huyện Thường Tín trong giai đoạn 1996 - 2008.
Đề xuất một số giải pháp nhằm khơi dậy tiềm năng, thế mạnh vùng, phát
triển kinh tế Thường Tín theo hướng nhanh và bền vững.
Cung cấp những tư liệu cần thiết cho quá trình nghiên cứu thực trạng
kinh tế - xã hội ở huyện nói riêng và tỉnh Hà Tây nói chung.
Làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu
thành 3 chương:
Chương 1: Đảng bộ huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây lãnh đạo phát triển
kinh tế từ năm 1996 đến năm 2000.
Chương 2: Đảng bộ huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây lãnh đạo phát triển

kinh tế từ năm 2001 đến tháng 7 - 2008.
Chương 3: Nhận xét và những kinh nghiệm chủ yếu.

6


Chương 1
ĐẢNG BỘ HUYỆN THƯỜNG TÍN LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 1996 - 2000
1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, xã hội và tình hình kinh tế của
huyện Thường Tín.
1.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, xã hội
1.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Thường Tín là một huyện của tỉnh Hà Tây (cũ), là vùng
đất có từ lâu đời, gắn liền với những di tích, những dấu ấn và truyền thuyết
mang đậm chất dân gian. Thường Tín nằm trong vùng châu thổ sông Hồng
nhưng có sắc thái của một huyện ven đô. Điểm phía đông bắc thuộc xã Ninh Sở
nằm ở tọa độ 20°55 vĩ độ bắc và 105°544 độ kinh đông. Điểm phía tây bắc thuộc
xã Khánh Hà ở tọa độ 20°55 độ vĩ bắc và 105°44 độ kinh đông. Điểm phía
đông nam thuộc xã Vạn Điểm nằm ở tọa độ 20 46 độ vĩ bắc và 105 55 độ kinh
đông. Điểm phía tây nam thuộc xã Minh Cường nằm ở tọa độ 20 45 độ vĩ bắc và
105°53 độ kinh đông.
Trên bản đồ hành chính, huyện Thường Tín có đường ranh giới phía bắc
giáp huyện Thanh Trì (Hà Nội), từ thôn Đại Lộ xã Ninh Sả chạy về phía tây qua
các xã Duyên Thái, Nhị Khê đến thôn Đan Nhiễm xã Khánh Hà có chiều dài
khoảng 1,3km. Đường ranh giới phía nam giáp huyện Phú Xuyên, từ thôn Đặng
Xá xã Vạn Điểm chạy về phía tây qua các xã Minh Cương, Văn Tự đến xóm
Gộc xã Nghiêm Xuyên có chiều dài khoảng 19,3 km. Đường ranh giới phía
đông giáp sông Hồng, từ thôn Đại Lộ xã Ninh Sở chạy về phía
nam qua các xã Hồng Vân, Tự Nhiên, Chương Dương, Lê Lợi, Thống Nhất

đến thôn Đặng Xá xã Vạn Điểm có chiều dài khoảng 17,2 km; bên kia sông
Hồng là tỉnh Hưng Yên. Đường ranh giới phía tây giáp huyện Thanh Oai, từ thôn
Đan Nhiễm xã Khánh Hà, chạy về phía nam qua các xã Hiền Giang,

7


Tiền Phong, Tân Mỉnh, Dũng Tiến đến xóm Gộc xã Nghiêm Xuyên có chiều
dài khoảng 16,3km.
Với vị trí địa lý như trên, lại có thuận lợi là nằm trẽn trục đường quốc lộ
1A, có tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua với ba ga tàu hỏa là Thường Tín,
Tía và Đỗ Xá và có một bến xe khách tại trung tâm thị trấn huyện. Đồng thời,
cách quốc lộ 1A về phía đông khoảng 1km là đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ
có chiều dài 17,2km. Trung tâm huyện cách trung tâm Hà Nội 20km về phía Nam,
cách trung tâm tỉnh Hà Tây 18km về phía Đông Nam, có tỉnh lộ 427 dài 1l km và
tỉnh lộ 429 dài 8km chạy qua địa bàn huyện. Thường Tín còn có lợi thế về
đường thủy với 16,8km sông Hồng, 18km sông Nhuệ, 5 bến đò ngang là bến đò
Ninh Sở, Hồng Vân, Tự Nhiên, Chương Dương, Thống Nhất chạy ngang sông
Hồng sang tỉnh Hưng Yên. Trong đó bến cảng Hồng
Vân là nơi tập kết hàng hóa đường thủy với năng lực 100 - 120 ngàn tấn/năm.
Thường Tín lại có đầy đủ và đa dạng các loại hình phương tiện giao thông đáp
ứng nhu cầu giao lưu, quan hệ với các thị trường bên ngoài địa bàn huyện và vận
chuyển hàng hóa, vật tư, phục vụ cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của
huyện. Đặc biệt, với vị trí được coi là cửa ngõ thủ đô, kề cận với Hà Nội - trung
tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của cả nước tạo điều kiện cho Thường Tín tiếp
thu những thành tựu của khoa học công nghệ, là thị trường tiêu thụ lớn cho
Thường Tín và cũng là nơi thu hút một lực lượng lớn lao động trên địa bàn
huyện.
Về địa hình: Thường Tín nằm giữa sông Hồng ở phía đông và sông
Nhuệ ở phía tây, phía bắc có sông Tô Lịch. Trải qua hàng vạn năm, sông ngòi đã

bồi đắp nên vùng đất Thường Tín màu mỡ, tạo ra địa hình bằng phẳng, cao ráo
tương đối đồng đều giữa các xã trong huyện. Độ cao trung bình từ 5 - 6m (so với
mực nước biển) nghiêng dần từ bắc xuống nam, từ đông sang tây. Nơi cao nhất là
tại bãi Tự Nhiên 7,5m, tại Ninh Sở là 5,8m. Với địa hình bằng phẳng như vậy
tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế phát triển, đặc biệt là kinh tế nông
nghiệp.
8


Từ thực tế của địa phương, nhằm đưa Thường Tín trở thành một trọng
điểm kinh tế phía nam của tỉnh Hà Tây (cũ), Thường Tín đã quy hoạch địa bàn
huyện thành ba vùng trọng điểm: Vùng 1: Phía bắc huyện, tiếp giáp với thủ đô
Hà Nội sẽ là vùng tập trung các cơ sở quốc doanh của Trung ương, tỉnh và các
xí nghiệp liên doanh với nước ngoài và đầu tư phát triển các làng nghề thủ công
truyền thống của huyện như điêu khắc, tre đan xuất khẩu, sơn mài... Vùng 2: Nằm
ở giữa huyện, là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất
thực phẩm để cung cấp cho nhu cầu của địa phương và tạo ra vùng sản xuất
hàng hóa. Đi đôi với phát trỉển nông nghiệp, trong vùng 2 còn hình thành một
số cơ sở chế biến nông sản, dịch vụ nông nghiệp và một số cơ sở công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp. Vùng 3: Vùng phía nam huyện, là vùng trọng điểm phát
triển cây công nghiệp, bên cạnh tiềm năng
phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các hoạt động thương mại, dịch
vụ khác.
Sự phân vùng, quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện tạo điều kiện để
nông nghiệp cũng như các ngành kinh tế khác khai thác những tiềm năng, lợi thế
của huyện nhằm phát huy hiệu quả tiềm năng của từng vùng.
Về đất đai: Là một huyện nông nghiệp trong vùng đồng bằng sông
Hồng, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là đối tượng của sản xuất nông
nghiệp, là sản phẩm do quá trình bồi bổ của tự nhiên và sự cải tạo của con
người và có vai trò quan trọng đối với nhân dân Thường Tín. Ngay từ ngày

xưa ông cha ta đã dựa vào độ phì nhiêu của đất, mức độ xa gần để phân hạng
ruộng đất, dựa vào địa hình cao thấp và trũng để định hình hạng đất và đã
khẳng định: "Thường Tín là vùng đất cao ráo bằng phẳng, ruộng thì vào hạng
thương thượng, cây lúa thích hợp" [7, tr.15].
Loại đất chủ đạo của Thường Tín là đất phù sa không được bồi (khoảng
trên 7000 ha), còn lại số ít là loại phù sa giây phân bổ ở một số xã phía tây bắc
của huyện như Khánh Hà, Nhị Khê, Hiền Giang; và đất phù sa được bồi phía
ngoài đê sông Hồng ở Ninh Sở, Hồng Vân, Tự Nhiên, Chương Dương,
9


Lê Lợi, Thống Nhất, Vạn Điểm. Nhìn chung, đất đai huyện Thường Tín thích
hợp với sản xuất cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày, cho
phép phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa khá toàn diện và bền vững. Các loại
đất được hình thành còn rất trẻ, thành phần cơ giới là đất sét pha nhẹ hoặc trung
bình.
Diện tích đất nông nghiệp của huyện vào khoảng hơn 8000 ha, chiếm
60% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất trồng cây hàng năm khoảng trên 7000
ha, bằng 90% diện tích đất nông nghiệp và được phân bố như sau:
Số diện tích đất trồng lúa ổn định vụ Xuân khoảng trên 6.300 ha và vụ mùa
khoảng 600-700 ha, chủ yếu phân bố ở các xã thuộc vùng giữa huyện.
Thành phần cơ giới của đất nặng, địa hình trũng và thấp phù hợp với cây lúa.
Ở các xã ven sồng Hồng có địa hình cao, thành phần cơ giới của đất
nhẹ và pha cát, thích hợp với các loại cây rau màu và cây công nghiệp ngắn
ngày, được phân bố ở các xã Hà Hồi, Hồng Vân, Minh Cường, Ninh Sở, Tự
Nhiên, Thư Phú, Thống Nhất và Vân Tảo với diện tích khoảng 460 ha. Riêng xã
Tự Nhiên nằm ở phía ngoài đê sông Hồng, có diện tích bãi bồi phù sa hàng năm
khoảng 150 ha, hoàn toàn thích hợp với các loại rau màu và cây công nghiệp
ngắn ngày.
Về khí hậu: Thường Tín nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên mang

những nét đặc trưng của khí hậu vùng này: khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng,
mưa nhiều, có mùa đông rét, ít mưa. Những diễn biến phức tạp của chế độ gió
mùa đã làm khí hậu diễn biến thất thường theo từng mùa, từng năm.
Mùa Hạ: những nhiễu động như giông, bão, dải hội tụ thường gây biến
động lớn lượng diễn biến của thời tiết nhất là về nhiệt độ, chế độ mưa, thông
thường nhiệt độ lên cao thì mưa nhiều, nhiệt độ xuống thấp thì mưa ít. Do
không khí nóng của gió mùa Đông Nam thổi đến, nhiệt độ không chênh lệch
nhau nhiều trong mùa hạ giữa các tháng và chế độ nhiệt tương đối ít biến động.
Từ tháng 5 bắt đầu mùa hạ, số ngày nóng tăng lên rõ rệt làm cho nhiệt độ trung
bình tháng lên trên 250C thời gian nóng thường kéò dài gần 3 tháng,
10


tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7, nhiệt độ nhiều ngày vượt quá 350C,
trung bình tháng trên 32,50C. Có những năm nắng nóng kéo dài làm nhiệt độ lên
tới 42 - 430C, tuy nhiên cũng có năm nhiệt độ lại xuống thấp. Thường mùa nóng
kéo dài 5 - 6 tháng, từ tháng 5 đến tháng 10.
Mùa Đông: gió mùa Đông Bắc đem không khí lạnh từ tây bắc xuống,
chứa ít hơi nước, khô rét làm hạ nhiệt độ từ tháng 12 đến tháng 1, tháng 2. Nhiệt độ
trung bình dưới 180C. Tháng 1 là tháng lạnh nhất, trung bình 160C, có những ngày
nhiệt độ xuống 100C, có ngày lạnh tới 7 - 80C. Tuy nhiên trong mùa Đông cũng
xen những ngày nắng ấm, có ngày lên tới 25 - 260C, thậm chí có những ngày
mưa rào kèm theo sấm chớp với lượng mưa khoảng 20 - 30mm/ngày. Do Thường
Tín nằm ven sông Hồng và gần biển Đông nên có hướng gió đông - nam trội
hơn, mang nhiều hơi nước nên trong mùa đông có nhiều ngày mưa
phùn, mưa xuân kéo dài làm cho độ ẩm không khí luồn trên 80%.
Số giờ có nắng ở Thường Tín vào mùa Đông khoảng 150 - 160
giờ/tháng, vào mùa hè số giờ nắng khoảng 200 giờ/tháng. Tổng số giờ nắng trong
năm khoảng 1700 giờ, tổng lượng tích ôn trong năm trên 8500C.
Với điều kiện khí hậu như vậy tạo điều kiện để phát triển một nền nông

nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao. Thường Tín
có thể trồng 3 vụ trong năm và vụ Đông - Xuân vẫn là vụ chính. Tuy nhiên, sản
xuất nông nghiệp và đời sống vẫn chịu ảnh hưởng nhiều từ điều kiện khí hậu.
Về sông ngòi, thủy văn: Hàng năm Thường Tín có lượng mưa khá lớn,
trung bình từ 1600 - 1700mm. Tuy nhiên lượng mưa này phân bố không đều, tập
trung chủ yếu vào mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng mưa chiếm
khoảng 75% lượng mưa cả năm. Đặc điểm này gây ra hạn chế cho phát triển
nông nghiệp vì dễ gây ra ngập úng.
Nhìn chung, nguồn nước của Thường Tín chủ yếu được cung cấp bởi hệ
thống các con sông trong huyện như sông Hồng, sông Nhuệ, sông Tô Lịch.

11


Sông Hồng nằm về phía Đông huyện Thường Tín, chảy qua các xã
Ninh Sở, Hồng Vân, Tự Nhiên, Chương Dương, Lê Lợi, Thống Nhất đến thôn
Đặng Xá xã Vạn Điểm với chiều dài khoảng hơn 17km. Dọc sông Hồng có đê bao
bọc, vừa có tác dụng ngăn lũ vào mùa mưa vừa tạo ra con đường giao thông
thuận tiện cho các xã ven đê. Sông Hồng là nguồn cung cấp nước tưới chủ yếu
cho các xã như Chương Dương, Tô Hiệu, Thống Nhất, Tự Nhiên, Hồng Vân...
Sông Nhuệ nằm về phía Tây Thường Tín, bắt đầu từ thôn Đan Nhiễm xã
Khánh Hà chảy qua các xã Hiền Giang, Tiền Phong, Tân Minh, Nguyễn Trãi,
Dũng Tiến đến xóm Gộc xã Nghiêm Xuyên rồi chảy xuống huyện Phú Xuyên
với chiều dài khoảng 16km. Sông Nhuệ cung cấp nước tưới và tiêu úng cho các
xã miền tây Thường Tín, hai bên bờ sông có hệ thống đê bao dài
và hàng năm được tu bổ để bảo vệ về mùa lũ.
Sông Tô Lịch nằm về phía Bắc huyện Thường Tín, chảy từ thôn Ninh Xá,
xã Ninh Sở qua các xã Duyên Thái, Nhị Khê, Khánh Hà, Hòa Bình và đổ vào
sông Nhuệ, có chiều dài khoảng 9km. Sông này mùa Đông, mùa Xuân nông
cạn, mùa Hè, mùa Thu nước lớn. Tuy nhiên, hiện nay sông Tô Lịch qua địa bàn

huyện Thường Tín đã cạn và hẹp dần.
Ngoài nguồn nước mặt chủ yếu từ các sông, Thường Tín còn có nguồn
nước ngầm khá dồi dào, có chất lượng tương đối tốt cung cấp nguồn nước sản xuất
và sinh hoạt cho dân cư trong huyện.
Với những điều kiện tự nhiên như vậy, Thường Tín có nhiều thuận lợi
trong phát triển kinh tế, là cầu nối trong giao lưu hàng hóa từ các tỉnh phía
Nam đến với Hà Nội cũng như các tỉnh phía Bắc. Do mang những đặc điểm thổ
nhưỡng của vùng đất phù sa màu mỡ, nguồn nước tưới dồi dào, khí hậu
ôn hòa, giao thông thuận tiện nên rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
1.1.1.2. Điều kiện xã hội
Diện tích tự nhiên của Thường Tín là 12.770 ha, trong đó diện tích đât
nông nghiệp vào khoảng hơn 8.000 ha. Theo số liệu phòng thống kê huyện
12


Thường Tín, dân số trung bình toàn huyện năm 2001 là 196.610 người, trong
đó dân số trong độ tuổi lao động là 95.664 người, tỷ lệ dân số sống ở nông
thôn chiếm tới 81,1%, mật độ dân số của huyện là 1460 người/km2, bình quân
đất nông nghiệp đạt 0,04ha/người. Thường Tín có nguồn nhân lực dồi dào, lại
chủ yếu là lao động trong nông nghiệp. Đây là điều kiện xã hội mang tính quyết
định để phát triển kinh tế nông nghiệp. Chất lượng nguồn nhân lực cũng ngày
càng được nâng cao, có kỹ năng, có văn hóa, nhanh nhạy tiếp thu những tiến bộ
khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất và đời sống. Vì thế, năng suất lao động
ngày càng được nâng cao, đời sống của nhân dân cũng ngày càng được cải thiện
một cách đáng kể.
Trải qua các thời kỳ lịch sử Thường Tín ít nhiều có thay đổi nhiều về địa
giới, song về cơ bản từ năm 1978, các xã của Thường Tín vẫn được giữ
nguyên. Hiện nay, Thường Tín có 28 xã, 1 thị trấn với 168 thôn, xóm, cụm dân
cư, tổ dân phố: Thị trấn Thường Tín; các xã: Chương Dương, Liên Phương,
Hiền Giang, Hà Hồi, Văn Phú, Quất Động, Hồng Vân, Thư Phú, Nguyễn Trãi,

Lê Lợi, Nghiêm Xuyên, Dũng Tiến, Vạn Điểm, Nhị Khê, Vân Tảo, Thắng Lợi,
Ninh Sở, Duyên Thái, Thống Nhất, Văn Tự, Tiền Phong, Tô Hiệu, Tân Minh,
Khánh Hà, Minh Cường, Hòa Bình, Tự Nhiên, Văn Bình.
Huyện Thường Tín có 385 điểm di tích cổ và một di tích cách mạng.
Trong đó, có 73 di tích đã được xếp hạng, một số điểm được đề nghị xếp hạng đặc
biệt như: Chùa Đậu thuộc xã Nguyễn Trãi, nơi lưu giữ di hài theo phương thức
"Tượng táng" như cách gọi của PGS, TS Nguyễn Lân Cường; chùa Mui xã Tô
Hiệu, một cụm kiến trúc còn khá nguyên bản cuối thế kỷ 14; đền thờ Nguyễn
Trãi ở làng Nhị Khê....Về di sản văn hóa phi vật thể, huyện còn lưu giữ nhiều tục
ngữ, dân ca địa phương, các sinh hoạt lễ hội các tích trò cổ: kéo lửa
nấu cơm thi Từ Vân xã Lê Lợi, các cuộc thi võ cổ truyền, hát trống quân…
Huyện cũng là vùng đất khoa bảng. Trong danh sách ghi tên những
người đỗ Tiến sĩ qua các triều đại phong kiến, Thường Tín là huyện đứng ở tốp
đầu về con số đăng khoa (63 người). Nhiều dòng họ, nhiều gia đình nối
13


đời đỗ đạt, làng Ba Lăng xã Dũng Tiến được coi là đất học với nhiều người
học rộng tài cao. Làng Nghiêm Xá xã Nghiêm Xuyên được dân gian tôn vinh là
"Làng Tiến sỹ". Họ Từ ở làng Khê Hồi xã Hà Hồi được gọi là "Họ Tiến sỹ" vì có
đông người đỗ khoa bảng. Tiêu biểu là gia đình Nguyễn Phi Khanh làng Nhị Khê,
cả cha và con đều đỗ Thái học sinh (tương đương Tiến sỹ). Sau này Nguyễn Trãi
với tài văn võ song toàn đã có công lớn trong việc giúp Lê Lợi đánh thắng nhà
Minh.
Bên cạnh đó Thường Tín còn được coi là mảnh đất trăm nghề với nhiều nghề
thủ công nổi tiếng như mây tre đan Ninh Sở, sơn mài Hạ Thái, thêu Quất Động,
tiện Nhị Khê... Toàn huyện có 126 làng thì cả 126 làng đều có nghề phụ và có
40 làng đã được công nhận là làng nghề, thu hút tới hơn 40 nghìn lao động,
chiếm gần 30% tổng số lao động của huyện. Thu nhập từ các ngành
thủ công truyền thống đã giúp đời sống của nhân dân trong huyện được cải thiện

hơn. Tuy nhiên, nông nghiệp mà chủ yếu là trồng trọt vẫn đóng vai trò quan
trọng trong đời sống của nhân dân. Dù có làm nghề thủ công, song nhân dân vẫn
tham gia sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa và hoa màu.
Đời sống kinh tế phát triển nên nhu cầu trao đổi hàng hóa giữa các vùng
trong huyện, giao lưu với các huyện khác và tỉnh khác cũng ngày càng gia tăng, Các
chợ ở nông thôn xuất hiện ngày càng nhiều, hầu như ở xã nào cũng có chợ họp
hàng ngày với nhiều mặt hàng phục vụ cho nhu cầu của đời sống và sản xuất.
Đáp ứng nhu cầu trao đổi buôn bán của nhân dân, huyện đã tiến hành quy hoạch
xây dựng 6 chợ nông thôn, tiêu biểu như: chợ Tía, chợ Vồi, chợ Bằng, chợ Đỗ
Xá... Hệ thống các chợ đi vào hoạt động đáp ứng được nhu cầu trao đổi hàng hóa
của nhân dân trong huyện và buôn bán với các thị trường bên ngoài, góp phần tăng
thu nhập, nâng cao mức sống của nhân dân.
Không những vậy, Thường Tín còn là mảnh đất giàu truyền thống cách
mạng, người Thường Tín anh hùng, giàu lòng yêu nước. Truyền thống đó bắt
nguồn từ trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên tạo dựng quê hương, đấu

14


tranh chống kẻ thù xâm lược, áp bức để bảo vệ quyền sống, bảo vệ nền độc
lập dân tộc.
Như vậy, với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, nông
nghiệp Thường Tín đã có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế. Nhân dân
Thường Tín lại có truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, sẵn sàng vượt
qua mọi khó khăn thử thách để xây dựng quê hương. Với những truyền thống
sẵn có trong những năm tháng chiến đấu xây dựng và bảo vệ quê hương, dưới
sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Thường Tín, chắc chắn trong những năm tháng
cùng cả nước thực hiện đường lối đổi mới, CNH, HĐH đất nước, nhân dân
Thường Tín sẽ phát huy những truyền thống tự hào để xây dựng quê hương
giàu mạnh, đưa Thường Tín phát triển xứng danh với mảnh đất "danh hương".

1.1.2. Tình hình kinh tế huyện Thường Tín trước năm 1996
Sản xuất nông nghiệp.
Ngày 5/4/1988, bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 10/NQ - TW "Đổi
mới quản lí kinh tế trong nông nghiệp" (sau gọi là khoán 10) nhằm giải phóng
sức sản xuất, gắn việc sắp xếp tổ chức lại sản xuất với cải tạo xã hội chủ nghĩa,
tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật vào nông nghiệp. Như vậy, theo tinh thần nghị
quyết khoán 10, vai trò tự chủ của người nông dân được khẳng định và được xác
lập trên thực tế cả ba phương diện: sở hữu tư liệu sản xuất, quan hệ quản lý và
quan hệ phân phối.
Thực hiện nghị quyết 10 bộ Chính trị ngày 20/5/1988, Huyện ủy đã ra kế
hoạch số 08 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ XVIII đã đề ra định hướng
chính trong những năm 1991- 1995:
- Tập trung bồi dưỡng quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ vững vàng
kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, có phẩm chất, trình độ năng lực thực sự
trong lãnh đạo, chỉ đạo.

15


- Triệt để khai thác những tiềm năng của huyện, mở rộng sản xuất toàn
diện, tăng cường việc làm cho người lao động.
- Từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đặc biệt
các gia đình có khó khăn, phấn đấu nâng mức sống toàn dân trong huyện tăng 1,4
lần so với năm 1990.
Để đạt được định hướng trên, nghị quyết cũng nêu lên mục tiêu phải
phấn đấu trong nông nghiệp: Tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 78.000 tấn,
năng suất 9,5 tấn/ha. Đưa hệ số sử đụng đất lên 2,7 lần. Mức thu nhập bình
quân đầu người đạt 540.000 đồng/năm, bình quân lương thực đạt
430kg/người/năm.

Trong 5 năm (1991 - 1995) kinh tế tăng trưởng với tốc độ khá, tốc độ tăng
GDP bình quân hàng năm là 9,5%. Năm 1995, tổng giá trị sản xuất đạt
845.200 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch hợp lý hơn: tỷ trọng giá
trị nông nghiệp giảm từ 52,4% năm 1990 xuống còn 43,53% năm 1995. Tỷ trọng
giá trị công nghiệp và xây dựng từ 25,06% năm 1990 tăng lên 29,56% năm
1995 Tỷ trọng giá trị thương mại và dịch vụ từ 22,54% năm tăng lên 26,91% năm
1995. Đời sống của đại bộ phận các tầng lớp nhân dân được cải thiện hơn trước.
Như vậy, cho đến năm 1995, kinh tế nông nghiệp của Thường Tín đã đạt
được những kết quả quan trọng: Nông nghiệp phát triển toàn diện, sản lượng
lương thực không ngừng tăng lên, đời sống nhân dân được cải thiện cả về vật chất
và tinh thần. Tuy nhiên, kinh tế nông nghiệp vẫn còn tồn tại những hạn chế: sản
xuất chủ yếu ở tình trạng tự cung tự cấp, chưa tập trung đúng mức cho mặt trận
hàng đầu là nông nghiệp, đặc biệt chưa phát triển mạnh về lương thực - thực
phẩm, chưa kết hợp chặt chẽ giữa trồng trọt và chăn nuôi với nuôi trồng thủy
sản, chưa gắn công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ.
Với nông nghiệp, chưa đầu tư thỏa đáng cho việc ứng dụng khoa học
vào sản xuất. Trình độ khoa học và trình độ sản xuất nông nghiệp còn thấp,
chưa đảm bảo tưới tiêu chủ động và hợp lý cho cây trồng, việc nạo vét kênh
16


mương bờ vùng bờ thửa chưa được quan tâm đúng mức. Ở HTX sản xuất nông
nghiệp, bộ máy quản lý HTX tuy đã được tinh giảm nhưng vẫn còn cồng kềnh,
chậm đổi mới, hoạt động kém hiệu quả. Việc tổ chức chỉ đạo còn yếu, công tác quản
lý sử dụng vốn chưa thực sự chấp hành đúng chế độ nguyên tắc. Việc phân
chia lại ruộng đất, dồn điền đổi thửa còn manh mún, đạt hiệu quả chưa cao. Cơ
cấu kinh tế còn chậm chuyển đổi, cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi chuyển đổi
chưa mạnh, sản xuất vụ đông còn kém. Trong khi đó, thu nhập của người dân lại
chủ yếu từ nông nghiệp nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn.
Đứng trước nhiều khó khăn đó, Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín đã xác

định chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH là một kế
hoạch lâu dài và nhiệm vụ trước mắt là đưa người dân thoát khỏi đói nghèo, tăng
sản lượng lương thực và bình quân lương thực đầu người. Từ đó,
Ủy ban nhân dân huyện đã đưa ra những biện pháp, kế hoạch để đưa kinh tế
nông nghiệp phát triển nhanh, mạnh và bền vững.
Trước hết cần hoàn chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp
theo vùng, theo cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Phải kết hợp chặt chẽ trồng trọt, chăn
nuôi với nuôi trồng thủy sản. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động nông dân
áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật để sản xuất có hiệu quả. Chính quyền cơ sở
tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và đề ra các biện pháp kịp thời giải quyết
những vướng mắc của nhân dân để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Với những biện pháp của Đảng bộ huyện Thường Tín, sự cố gắng nỗ lực
của nhân dân trong việc chuyển đổi, khắc phục khó khăn, vận dụng những bài
học thực tiễn, phát huy truyền thống cần cù, sáng tạo, đoàn kết và những tiềm
năng to lớn của mình, Đảng bộ và nhân dân Thường Tín phấn đấu sẽ đạt được
những kết quả cao hơn trong sự nhiệp CNH, HĐH đất nước.
Sản xuất công nghiệp
Huyện tập trung chỉ đạo công tác quy hoạch, phối hợp với các ngành
của tỉnh, triển khai xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể về kinh
17


tế-xã hội huyện, các khu, cụm công nghiệp. Công tác quy hoạch được điều
chỉnh cho phù hợp với thực tế của huyện. Huyện Thường Tín đã phát huy nội lực,
tranh thủ sự ủng hộ cảu Trung ương, của tỉnh Vĩnh Phúc, ưu tiên đầu tư xây
dựng các công trình hạ tầng quan trọng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Xác
định đầu tư hạ tầng cho giao thông là trọng tâm ưu tiên.
Thương mại-dịch vụ
Hoạt động của các ngành dịch vụ như: điện, nước, thông tin liên lạc,

xăng dầu, giao thông vận tải, thương nghiệp phát triển mạnh đáp ứng cơ bản
nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống nhân dân. Nhiều dự án đầu tư được triển
khai như dự án cải tạo hệ thống cấp nước, xây dựng trạm điện. Hệ thống dịch vụ
nông nghiệp như các trạm dịch vụ giống, cây, con, thuốc bảo vệ thực vật, thú y,
phân bón được mở rộng đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp. Hoạt
động tài chính có nhiều cố gắng trong việc quản lý thu, chi ngân sách. Huyện có
nhiều biện pháp tích cực để nuôi dưỡng và khai thác các nguồn thu..
Nhìn chung trước năm 1996. kinh tế của huyện Thường Tín phát triển theo
công cuộc đổi mới của đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, song kinh
tế phát triển còn chưa đồng đều giữa các vùng, cơ cấu kinh tế còn chưa hợp lý.
Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa còn thiếu và chưa đồng bộ.
Thường tín là một huyện nông nghiệp, yêu cầu đặt ra là phát triển nhanh
công nghiệp, đô thị, do đó phải chuyển mạnh cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp,
chuyển mạnh cơ cấu lao động trong nông nghiệp nông thôn. T ỷ l ệ l ao đ ộ n g c ô
n g n g h i ệ p , d ị c h v ụ c ò n t h ấ p , s ứ c é p v ề t h iế u l a o đ ộ n g v i ệc l à m t i ế p t ụ c t ă n
g.
T ố c đ ộ t ăn g t r ư ở n g ch u n g củ a n g à n h n ô n g n g h i ệ p l à t h ấ p , s ự
chuyển biến cơ cấu giữa các ngành trong ngông nghiệp còn chuyển biến chậm;
sản xuất lương thực vẫn mang tính tự cung, tự cấp; sự chuyển đổi c ơ c ấ u c â y t
r ồ n g c h ư a mạ n h , n ă n g s u ấ t c â y t r ồ n g c ò n b ấ p b ê n h . C ô n g nghiệp vẫn
chưa khai thác hết mọi tiềm năng để phát triển, sản phẩm công
18


nghiệp tuy đa dạng nhưng quy mô nhỏ và chất lượng chưa cao; cơ sở hạ
tầng phục vụ cho công nghiệp còn yếu kém; tiến độ đầu tư cơ bản còn chậm.
Ngành dịch vụ còn chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế, chưa thể trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, chưa tương xứng với t i ề m n ă n g v à k ỳ v ọ n
g p h á t t r i ển c ủ a n g àn h .

1.2. Chủ trương và quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế của Đảng
bộ huyện Thường Tín trong giai đoạn 1996 - 2000
1.2.1. Chủ trương phát triển kinh tế của Đảng bộ
Đại hội Đảng Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (7/1996) đã đề ra mục
tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp phát triển theo
hướng hiện đại. Muốn đạt được mục tiêu đó, chúng ta phải ra sức nỗ lực: đưa lực
lượng sản xuất đạt trình độ tương đối hiện đại, phần lớn lao động thủ công được
thay thế bằng lao động sử dụng máy móc, điện khí hoá cơ bản được thực hiện
trong cả nước, năng suất và hiệu quả nhiều hơn so với hiện
nay. Quan hệ sản xuất có chế độ sở hữu, cơ chế quản lý và phân phối gắn kết
với nhau, phát huy các nguồn lực, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
công bằng xã hội. Nhân dân có cuộc sống vật chất, văn hoá ngày càng cao, có lối
sống văn minh, hiện đại.
Nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp đổi mới, Đảng đã nêu rõ quan điểm chỉ
đạo công nghiệp hoá, hiện đại hoá với nội dung chủ yếu là: giữ vững độc lập,
tự chủ, đi đôi với mở rộng quan hệ quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối
ngoại. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành
phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Lấy việc phát
huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững,
khoa học công nghệ là động lực, hiệu quả kinh tế làm chuẩn cơ bản để xác định
phương án phát triển, kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh.
Đại hội VIII (9/1996) đề ra định hướng phát triển kinh tế: kinh tế nhà

nước, kinh tế hợp tác xã (nòng cốt là hợp tác xã), kinh tế tư bản nhà
nước, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân. tiếp tục phát
19


triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Nắm vững chính sách đối với các thành phần kinh tế . Tiếp tục đổi mới cơ chế

quản lý kinh tế. Phát triển khoa học, giáo dục, đào tạo [18, tr. 326].
Đại hội có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh dân tộc và tương lai
của đất nước trước thềm thế kỷ XXI. Đại hội đánh dấu bước ngoặt chuyển đất nước
ta sang thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng
nước Việt Nam độc lập, dân chủ, công bằng, văn minh.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ VIII diễn ra vào tháng
4/1996 đã đề ra những chỉ tiêu phấn đấu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội đến
năm 2000, trong đó có giải pháp về phát triển công nghiệp, thủ công
nghiệp. Cụ thể là:
- Tập trung lực lượng của các ngành và tranh thủ sự giúp đỡ của cán bộ
ngành Trung ương đẩy mạnh khảo sát, quy hoạch, xây dựng phát triển công
nghiệp trên địa bàn tỉnh, bao gồm cả công nghiệp Trung ương, địa phương,
TTCN, dần dần hình thành cơ cấu hợp lý.
- Tỉnh cần tập trung đầu tư (hoặc liên doanh với nước ngoài) để xây dựng
những cơ sở quan trọng, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế trong
nước phát triển công nghiệp, TTCN không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt
động trong tất cả các ngành, các khu vực mà nhà nước không cấm…
Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội vào thực tiễn, ngày 1/10/1996, Tỉnh
ủy ra Nghị quyết 01-NQ/TU về Tổ chức thực hiện mục tiêu phát triển nông
nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH đến năm 2000.
Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tây, Đảng bộ huyện Thường Tín đã
bắt tay vào việc lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội địa phương để đẩy nhanh
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng
và thế mạnh của mình.
Đại hội Đảng bộ huyện khoá XXI, Đảng bộ đã đề ra mục tiêu tổng quát
(1996- 2000) là: Phát huy bản chất giai cấp công nhân, tính tiền phong của
Đảng, tiếp tục xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh trên cả 3 mặt: chính
20



×