Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

chiến lược marketing quần áo bảo hộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 38 trang )

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa đã
nhiệt tình giúp chúng em có thêm nhiều kiến thức bổ ích về chun mơn cũng như các
kiến thức khác trong cuộc sống, giúp chúng em có cơ hội tiếp xúc với thực tế đã giúp
chúng em định hướng tương lai về nghề nghiệp của mình.

1


Tuy nhiên, do kiến thức còn nhiều hạn chế nên đồ án của em khơng tránh khỏi
nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để
đồ án của em được hồn thiện hơn.
Em xin kính chúc q thầy cơ ln mạnh khỏe, đạt nhiều thành công trong công
việc và trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên thực hiện
Đặng thu thảo

2


LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng nâng cao nhu cầu may
mặc ngày càng được quan tâm, cải tiến cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Thời
trang luôn gắn liền với thẩm mỹ và thời đại . Thời trang là bước đi nối tiếp của sự đổi
mới, là biểu hiện cho quy luật vận động phát triển khơng ngừng, là tính tất yếu không
thể thiếu của mọi người, mọi lứa tuổi, mọi quốc gia, dân tộc
Thời trang là phương tiện giao tiếp, là điều kiện thể hiện nếp sống văn hoá của con
người. Thời trang là mặc đẹp, và mặc đẹp phải có sự liên kết kỹ thuật mẫu mã và vóc


dáng con người
Với may mắn được đào tạo trong một môi trường học tập tốt, phương pháp giảng
dạy khoa học và sự giảng dạy tận tình của các thầy cơ giáo trong Khoa Công nghệ
May & Thời trang đã giúp cho em có thêm nhiều kiến thức chun mơn và có cơ hội
tiếp xúc với thực tế tại các doanh nghiệp. Một trong những phương pháp tốt nhất giúp
em và các bạn có thể tổng hợp, củng cố và vận dụng những kiến thức đã học vào thực
tế sản xuất đó là thực hiện đồ án chun ngành. Chính vì vậy được sự đồng ý của giáo
viên hướng dẫn và các thầy cô giáo trong ban lãnh đạo khoa, em đã lựa chọn đề tài đồ
án 3 của mình là:“Xây dựng chiến lược marketing sản phầm quần áo bảo hộ lao
động của công ty cổ phần Thiên Bằng”. Trong quá trình thực hiện đồ án chuyên
ngành dưới sự hướng dẫn của cô cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa
và với sự nỗ lực của bản thân em đã hồn thành đồ án của mình. Em rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của tồn thể các Thầy (Cô ) giáo để đồ án của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

3


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ CƠ BẢN VỀ LẬP KẾ HOẠCH MARKETING
1.1. Định nghĩa, quan điểm, khái niệm marketing
1.1.1. Định nghĩa marketing
Có nhiều định nghĩa về marketing khác nhau cho quan điểm cá nhân, góc nhìn
khác nhau song bản chất của chúng vẫn giống nhau, không hề thay đổi.
Theo định nghĩa về marketing của Philip Kotler: “Marketing là một dạng hoạt
động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua
trao đổi.” Marketing là một q trình quản lý mang tính xã hội, nhờ nó mà các cá nhân
và các nhóm người khác nhau nhận được cái mà họ cần và mong muốn thông qua việc
tạo ra, cung cấp và trao đổi các sản phẩm có giá trị với những người khác.

Marketing áp đặt rất mạnh mẽ đối với lòng tin và kiểu cách sống của người tiêu
dùng. Vì thế, những người kinh doanh tìm cách để làm thoả mãn nhu cầu mong muốn
của người tiêu dùng, tạo ra những sản phẩm và dịch vụ với mức giá cả mà người tiêu
dùng có thể thanh toán được.
Phạm vi sử dụng marketing rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: hình thành giá
cả, dự trữ, bao bì đóng gói, xây dựng nhãn hiệu, hoạt động và quản lý bán hàng, tín
dụng, vận chuyển, trách nhiệm xã hội, lựa chọn nơi bán lẻ, phân tích người tiêu dùng,
hoạt động bán sỉ, bán lẻ, đánh giá và lựa chọn người mua hàng công nghiệp, quảng
cáo, mối quan hệ xã hội, nghiên cứu marketing doanh nghiệp, hoạch định và bảo hành
sản phẩm.
Định nghĩa của Ủy Ban Các Hiệp Hội Marketing Mỹ:“ Marketing là việc tiến
hành các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dịng vận chuyển hàng hóa
và dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng”.
Định nghĩa của Học viện Hamilton (Mỹ):“ Marketing là hoạt động kinh tế trong
đó hàng hóa được đưa từ người sản xuất đến người tiêu dùng”.
Định nghĩa của Viện Marketing Anh Quốc:“ Marketing là quá trình tổ chức và
quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc phát hiện và biến sức mua
4


của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể đến việc sản xuất
và đưa hàng hóa đó đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm bảo đảm cho công ty thu
được lợi nhuận như dự kiến”.
Định nghĩa của John H. Crighton (Australia): “ Marketing là quá trình cung cấp
đúng sản phẩm, đúng kênh hay luồng hàng, đúng thời gian và đúng vị trí”.
Định nghĩa của J.C. Woer Ner (Đức) :“ Marketing là một hệ thống các phương
pháp sử dụng đồng bộ tất cả các sức mạnh của một đơn vị tổ chức nhằm đạt được các
mục tiêu đã dự định”.
Định nghĩa của A.Doxer:“ Marketing bao gồm sự phân tích thường xuyên nhu cầu,
xác định những biện pháp hay phương pháp thỏa mãn các nhu cầu một cách tối ưu”.

Định nghĩa của Đại Học George Town Hoa Kỳ:“ Marketing bao gồm những hoạt
động kinh doanh liên quan trực tiếp đến việc xác định các thị trường mục tiêu, chuẩn
bị, thông đạt và thỏa mãn các thị trường đó”.
Định nghĩa của Học Viện Quản lý Malaysia:“ Marketing là nghệ thuật kết hợp, vận
dụng các nổ lực thiết yếu nhằm khám phá, sáng tạo, thỏa mãn và gợi lên những nhu
cầu của khách hàng để tạo ra lợi nhuận”.
Định nghĩa của G.I.Dragon:“ Marketing là một “Rada” theo dõi, chỉ đạo hoạt động
của các xí nghiệp và như một “ máy chỉnh lưu” để kịp thời ứng phó với mọi biến động
sinh ra trong quá trình tiêu thụ sản phẩm trên thị trường”.
Trong các định nghĩa trên thì hai định nghĩa đầu tiên phù hợp với Marketing
truyền thống, còn các định nghĩa tiếp theo thể hiện rõ bản chất và nội dung của
Marketing hiện đại.
1.1.2. Khái niệm lập kế hoạch marketing
Kế hoạch Marketing là một kế hoạch chức năng, là công cụ để điều hành hoạt
động marketing của doanh nghiệp. Các nhà quản trị marketing phải xây dựng các kế
hoạch marketing để làm cơ sở tổ chức thực hiện.
5


Kế hoạch marketing là một văn bản pháp lí chứa đựng các chỉ dẫn cho hoạt động
marketing sẽ thực hiện cho một thương hiệu hoặc một loại sản phẩm và phân bổ các
hoạt động này qua thời gian thực hiện kế hoạch.
1.1.3. Khái niệm sản phẩm
Sản phẩm theo quan điểm marketing là tất cả những gì được chào bán (thu hút sự
chú ý và mua sắm của khách hàng) trên thương trường với có khả năng thỏa mãn được
nhu cầu hay mong muốn khách hàng.
Cấu thành nên một sản phẩm hồn chỉnh ln bao gồm cả những yếu tố vật chất
và các yếu tố phi vật chất. Nghiên cứu các yếu tố đó, người ta có thể thấy, nó được
chia làm 3 cấp độ, mỗi cấp độ có vai trị và chức năng marketing khác nhau.
Dưới đây là 3 cấp độ hay 3 bộ phận cấu thành một sản phẩm hoàn chỉnh:

Thứ nhất, các yếu tố bản chất cốt lõi của sản phẩm:
Đó là những lợi ích cơ bản, những giá trị mà người mua chắc chắn nhận được từ
sản phẩm – sản phẩm ý tưởng.
Các doanh nghiệp phải tìm ra những lợi ích cơ bản mà khách hàng địi hỏi ở sản
phẩm để tạo ra được những thứ truyển tải được các lợi ích đó. Trong q trình kinh
doanh các doanh nghiệp phải cố gắng phát hiện những lợi ích mới của sản phẩm mà
khách hàng quan tâm.
Thứ hai, các yếu tố hữu hình của sản phẩm, cịn được gọi là sản phẩm hiện thực
Thứ mà khách hàng nhận được khi mua. Đây chính là tập hợp các yếu tố cấu thành nên
thực thể của sản phẩm, ví dụ như đặc tính sử dụng, chỉ tiêu chất lượng, kiểu dáng, màu
sắc, vật liệu chế tạo, thương hiệu…
Những yếu tố này có thể được khách hàng cảm nhận bằng các giác quan, có nghĩa
là họ có thể nhận thức và so sánh được với những sản phẩm cạnh tranh khác. Thực tế
cho thấy, khi mua sản phẩm, khách hàng thường dựa vào những yếu tố hiện thực này
để lựa chọn.
6


Nhà quản trị marketing thường cố gắng hữu hình hóa những ý tưởng và lợi ích của
sản phẩm thành những yếu tố hiện thực mà khách hàng nhận biết được. Như vậy,
thương hiệu là một yếu tố của sản phẩm, khi sản phẩm được gắn thương hiệu.
Thứ ba, các khía cạnh mở rộng của sản phẩm hay còn được gọi là sản phẩm hồn
chỉnh
Đó là tồn bộ dịch vụ đi kèm với sản phẩm.
Ngày nay, tập hợp các dịch vụ kèm theo sản phẩm ngày càng phong phú như vận
chuyển, lắp đặt, bảo hành, tín dụng, hướng dẫn sử dụng.
Khi cấp độ thứ nhất và thứ hai không giúp cho doanh nghiệp phân biệt được sản
phẩm của mình với đối thủ, họ thường tìm cách phân biệt qua những dịch vụ cung cấp
bổ sung cho người mua.
1.1.4. Khái niệm kênh phân phối

Kênh phân phối (Distribution Channels) là tập hợp những cá nhân và các cơng
ty có tư cách tham gia vào trong q trình lưu chuyển nhằm mục đích đưa hàng hóa
hay dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc người sáng tạo đến người dùng cuối. Một số định
nghĩa khác về kênh phân phối:
Theo quan niệm của nhà sản xuất: Kênh phân phối là con đường đi của sản phẩm
từ nhà sản xuất cho đến người tiêu dùng hay là người sử dụng cuối cùng.
Theo quan niệm của các nhà quản trị kênh Marketing: Kênh phân phối là tập hợp
của những cá nhân, cơ sở kinh doanh phụ thuộc lẫn nhau liên quan đến quá trình tạo ra
và chuyển sản phẩm, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Bên cạnh đó thì
đây cũng là một sự tổ chức hệ thống những quan hệ bên ngoài doanh nghiệp để từ đó
quản lý các hoạt động phân phối sản phẩm của doanh nghiệp đạt mục tiêu trên thị
trường.
Theo Philip Kotler: Kênh phân phối được coi là đường đi của sản phẩm từ người
sản xuất đến người tiêu dùng hoặc người sử dụng cuối cùng.
Nói tóm lại, kênh phân phối là một con đường mà tất cả hàng hóa và dịch vụ phải
di chuyển để đến tay người tiêu dùng dự định. Ngược lại, nó đồng thời cũng thể hiện
con đường thanh toán được thực hiện từ người tiêu dùng cuối cùng đến nhà cung cấp
7


ban đầu. Kênh phân phối có thể ngắn hoặc dài phụ thuộc vào số lượng các trung gian
cần thiết để cung cấp một sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ.
1.1.5. Quan điểm về marketing
a) Quan điểm về sản xuất
“Người tiêu dùng sẽ ưa chuộng những sản phẩm có sẵn với giá cả phải chăng”.
Quan điểm này là một trong những định hướng quản lý Marketing lâu đời nhất cho
người bán. Ở đây, các nhà quản trị phải tập trung vào việc tăng quy mô sản xuất, mở
rộng phạm vi tiêu thụ và nâng cao hiệu quả của hệ thống phân phối.
Tuy nhiên, định hướng này chỉ áp dụng trong các trường hợp:
- Cầu sản phẩm lớn hơn khả năng cung ứng. Người tiêu dùng quan tâm đến việc sở

hữu sản phẩm chứ khơng phải chất lượng hay tính năng của nó.
- Nhu cầu sản phẩm giảm trong khi giá thành, chi phí sản xuất sản phẩm cao. Ở trường
hợp này, cơng ty sẽ tập trung tồn lực vào việc xây dựng khối lượng sản xuất và cải
tiến công nghệ để giảm giá thành.
Một ví dụ tiêu biểu cho việc áp dụng quan điểm Marketing về sản xuất là tập đoàn
viễn thông Viettel. Trong những ngày đầu tiên thành lập, công ty nhận được sự ủng hộ
nhiệt thành của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những người dân có thu nhập trung
bình khá, vì các dịch vụ, sản phẩm của công ty tương đối rẻ hơn các nhà cung cấp viễn
thông khác.
b) Quan điểm về sản phẩm
Khái niệm này cho rằng:
“Người tiêu dùng sẽ ưa thích những hàng hóa có chất lượng cao, có tính năng sử
dụng tốt nhất.”
Những người lãnh đạo theo quan điểm này thường tập trung vào việc làm ra những
sản phẩm cao cấp và không ngừng cải tiến.

8


Tuy nhiên, một sản phẩm hàng hóa được coi là hoàn thiện chỉ khi nhà sản xuất đã
áp dụng các biện pháp cần thiết để làm cho sản phẩm đó hấp dẫn từ bao bì, mẫu mã
đến giá cả hợp lý. Nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng đến sản phẩm mà khơng tính đến
nhu cầu của khách hàng. Quan điểm này địi hỏi việc hồn thiện hàng hóa ln phải
tính đến chu kỳ sống của sản phẩm trong công cuộc cạnh tranh ngày càng ác liệt, với
sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật.
c) Quan điểm về bán hàng
Quan điểm này chỉ ra ý tưởng:
“Người tiêu dùng chỉ mua sản phẩm khi công ty thực hiện khuyến mãi và bán trên
quy mơ lớn”.
Quan niệm này địi hỏi nhà quản trị Marketing đầu tư vào khâu tiêu thụ và khuyến

mại. Bởi vì người tiêu dùng chưa sẵn sàng để mua hàng. Có nhiều cách để vận dụng
quan điểm trên như thiết kế các cửa hàng hiện đại, huấn luyện đội ngũ bán hàng hay
tạo các chương trình khuyến mãi quy mô lớn,…
Tuy nhiên, tiếp thị tập trung vào bán hàng sẽ mang lại rủi ro cao vì khi người tiêu
dùng khơng hài lịng về sản phẩm, tin xấu sẽ lan truyền đến những khách hàng tiềm
năng khác.
d) Quan điểm về tiếp thị
Quan niệm này chỉ ra rằng:
Điều kiện đầu tiên để đạt được mục tiêu tổ chức là xác định nhu cầu và mong
muốn của đối tượng khách hàng mục tiêu. Trái ngược với quan điểm về bán hàng,
quan điểm về Marketing chú trọng vào người dùng.
4

trụ cột chính trong quan điểm về tiếp thị là:

- Hiểu thị trường mục tiêu
- Hiểu nhu cầu của khách hàng
- Thiết lập chiến lược marketing mix
9


- Tăng khả năng sinh lời cho doanh nghiệp
e) Quan điểm về trách nhiệm xã hội
Bên cạnh mục tiêu của tổ chức và lợi ích của khách hàng, nhiệm vụ của doanh
nghiệp còn là nâng cao nhận thức của người dùng về môi trường, con người,….và cải
thiện chất lượng cuộc sống.
Khái niệm này xuất phát từ sự nghi ngờ tính chất phù hợp của quan điểm
Marketing thuần túy. Rất nhiều vấn đề nổi cộm phát sinh như ô nhiễm, tài nguyên
thiên nhiên cạn kiệt, dân số tăng nhanh… Bởi vậy, Marketing cần duy trì mối liên kết
bền vững giữa người mua, người bán và lợi ích xã hội.

1.2. Vai trị, mục tiêu của việc lập kế hoạch marketing
a) Vai trò của việc lập kế hoạch marketing
Để hiện thực tốt hoạt động marketing thì trước hết các doanh nghiệp nên lập kế
hoạch marketing cụ thể, tiến hành theo trình tự đã đặt ra như thế doanh nghiệp sẽ
khơng gặp khó khăn trong quá trình hoạch định, thực hiện và đánh giá. Ngồi ra, cịn
giúp doanh nghiệp có thể giảm chi phí, có cái nhìn chung về doanh nghiệp mình trong
q trình hoạch định đồng thời nhận định ra các yếu tố sau: Sự am hiểu và đánh giá
của người tiêu dùng về sản phẩm của doanh nghiệp; Khả năng và phương tiện phân
phối sản phẩm; Sự mong đợi của khách hàng về sản phẩm; Thị phần mong đợi; Ngân
sách và thời gian thực hiện; Lợi nhuận mong đợi;
b) Mục tiêu của việc lập kế hoạch marketing
Dù các doanh nghiệp có những hoạt động marketing khác nhau có thể thực hiện
cách thức marketing khác nhau nhưng nhìn chung thì họ cũng hướng đến mục tiêu gần
giống nhau. Mục tiêu của doanh nghiệp và người mua đôi khi lại mâu thuẫn với nhau:
một bên thì muốn thỏa mãn tối đa nhu cầu từ sản phẩm mang lại khi tiêu dùng nhưng
giá cả phải phù hợp, một bên thì muốn chi phí làm ra sản phẩm thấp lợi nhuận mang
lại cao nhất. Vì thế, các doanh nghiệp muốn duy trì hoạt động kinh doanh thì doanh
nghiệp sẽ bán những thứ mà khách hàng cần do đó những mục tiêu phải được thiết lập
một cách rõ ràng, cụ thể và được sắp xếp theo thứ tự để thực hiện. Những mục tiêu
10


marketing gồm: kích thích tiêu dùng tối đa, lợi nhuận, làm cho sản phẩm đa dạng để
tối đa sự lựa chọn, chất lượng cuộc sống (chất lượng hàng hóa và dịch vụ, chất lượng
môi trường sống), thị phần, sự nhận biết về thương hiệu.
1.3. Quá trình lập kế hoạch marketing
Bước 1: Phân tích khả năng thị trường và chiến lược marketing hiện tại
Muốn xác định được đích đến và điều cần đạt được, đầu tiên cần xác định được thị
trường và chiến lược marketing hiện tại.
Doanh nghiệp nên sử dụng mơ hình SMART nhằm xác định mục tiêu:

S – Specific: Cụ thể, dễ hiểu.
M – Measurable: Đo lường được.
A – Attainable: Mục tiêu thực hiện được.
R – Relevant: Tính thực tế.
T – Time Bound: Thời hạn giới hạn để hoàn thành.
Sử dụng mơ hình này giúp cho doanh nghiệp xác định được mục tiêu phù hợp,
nhận ra những cái được và mất, hồn chỉnh chiến lược Marketing.
Bước 2: Phân tích người tiêu dùng
Để xây dựng kế hoạch Marketing hiệu quả, doanh nghiệp cần phân tích người tiêu
dùng thật kỹ lưỡng.
Nếu doanh nghiệp phân tích hiệu quả có thể nhắm đúng nhu cầu của khách hàng
và thu hút họ. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể triển khai các hoạt động nhằm cải
thiện chất lượng sản phẩm cũng như các chiến lược kinh doanh hiệu quả để thu hút
khách hàng, tăng doanh thu bán hàng.
Bước 3: Phân tích cơ may thị trường
Chúng ta thường hiểu việc phân tích trị trường với một phần là để tiếp cận khách
hàng và đối thủ cạnh tranh. Nhưng cụ thể trong đó sẽ bao gồm những yếu tố như sau:
11


Tối ưu marketing mix (4P): Là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử
dụng để đạt sự tối ưu mục đích tiếp thị trong thị trường. Mà những công cụ này bao
gồm các yếu tố như: Sản phẩm, giá, phân phối, quảng bá.
Thấu hiểu khách hàng: Đây là nhân tố quyết định sự thành bại khi tung một sản
phẩm ra thị trường. Vì nếu khơng thấu hiểu khách hàng cần gì thì những thứ bạn tạo ra
sẽ không mang lại giá trị sử dụng và cả lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Hiểu rõ đối thủ cạnh tranh: Trong q trình phân tích thị trường, chúng ta sẽ biết
được những ưu và nhược điểm trong sản phẩm và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Từ
đó mới tạo ra điểm khác biệt hoặc tạo ra sản phẩm mới mà khắc phục hoàn toàn các
nhược điểm mà đối thủ mắc phải.

Thách thức và cơ hội: Thị trường mang tính chất vận động và biến chuyển không
ngừng mà đôi khi tồn tại những thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp. Do vậy, ở mỗi
giai đoạn, chúng ta cần dự đoán được những khó khăn cũng như tìm ra cơ hội mới để
phát triển.
Xây dựng chiến lược: Phân tích thị trường cho phép các doanh nghiệp xây dựng
những chiến lược phát triển mới nếu kết quả khảo sát khả quan. Và cũng đồng thời
giúp doanh nghiệp loại bỏ những kế hoạch bất khả thi để tránh những rủi ro gặp phải
Bước 4: Lựa chọn thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu hay Target Market là phân khúc chứa một tỉ lệ lớn khách
hàng tiềm năng, phù hợp với sản phẩm dịch vụ và hướng đi riêng của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp sẽ phải tiến hành những chiến lược để thu hút và đáp ứng
tối đa nhu cầu khách hàng thuộc đoạn thị trường này để kích thích mua hàng,
chuyển họ thành những khách hàng trung thành và mang lại doanh thu cho cơng
ty.
Bước 5: Thiết lập Marketing Mix
Marketing Mix đóng vai trị quan trọng, giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu
quả của Marketing Plan. Cũng như hiểu được các chiến dịch quảng cáo nào cần tối ưu
hay kênh nào đang hoạt động hiệu quả nhất.
Marketing mix đóng vai trị cực kỳ quan trọng trong kế hoạch Marketing
Bước 6: Đề ra chương trình hành động và dự báo ngân sách
12


Việc xác định ngân sách Marketing bao gồm những phần chính:
-

Các chi phí liên quan đến chiến dịch đang chạy.
Chi phí cho cơng cụ, phần mềm.
Chi phí đào tạo.
Kinh phí thanh toán cho đội ngũ Marketing.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Sau thời gian tìm hiểu nội dung, kiến thức chương 1, em đã tích góp cho mình rất

nhiều thơng tin và kiến thức về marketing cũng như quy trình lập kế hoạch marketing
cho sản phẩm như sau:
- Hiểu được marketing là gì?
- Nắm bắt được khái niệm, vai trò, mục tiêu của lập kế hoạch marketing.
- Xác định được quy trình lập lế hoạch marketing.
Từ những kiến thức trên sẽ là những kiến thức cơ bản để em có thể tiếp tục làm
nội dung chương 2 và là tiêu chuẩn để làm chương 3.
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu chương 1, em nhận thấy có một số thuận
lợi và khó khăn như sau:
- Thuận lợi:
+ Thông tin về các khái niệm, quan điểm dễ tìm kiếm được trên các tài liệu như sách,
báo,...
+ Nội dung dễ hiểu
- Khó khăn:
+ Phải biết vận dụng nội dung kiến thức trong sách, báo vào đề tài của đồ án
+ Có một số nội dung, kiến thức khá trừu tượng, đòi hỏi phải tư duy và phân tích rõ
ràng từng vấn đề.

13


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG
MẠI THIÊN BẰNG
2.1. Thông tin chung
- Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại Thiên Bằng.
(THIEN BANG INVESTMENT AND TRADING JOINT STOCK COMPANY)
- Địa chỉ tổng công ty: Quốc lộ 32 - Cầu Diễn - Bắc Từ Liêm – Hà Nội

- Điện thoại: 04.6660.9897
- Email :
- Website: />- Năm đi vào hoạt động: 2008
- Người đại diện pháp luật: Giám đốc, chủ tịch HĐQT: Nguyễn Thị Thu
- Solgan: “Bảo hộ niềm tin”

( Logo công ty)
- Xưởng may: Lãng Công - Sông Lô - Vĩnh Phúc
- Các chi nhánh:
+ Chi nhánh Nguyễn Xiển - 043. 225 2987 – 097 494 8699 - Số 48 Nguyễn Xiển –
Thanh Xuân – Hà Nội
+ Chi nhánh Bắc Ninh - (0241).3.606.668 - 0942.522.226 -Số 556 Nguyễn Trãi, P. Võ
Cường, TP. Bắc Ninh.
14


+ Chi nhánh Ninh Bình - 0962 375 375 - Số 168 Nguyễn Cơng Trứ, TP. Ninh Bình.
+ Chi nhánh Quảng Bình - 097.656.8665 - 0977.349.656 - Số 557 Lý Thường Kiệt,
Đồng Hới, Quảng Bình.
+ Chi nhánh TP HCM -0966.831.477 - Hẻm 289/28 QL 1A – Phường Bình Hưng Hịa
- Q.Bình Tân.
2.2. Quá trình hình thành và phát triển
- Trong bối cảnh các ngành công nghiệp trong nước đang đà phát triển mạnh và chú
trọng nhiều hơn về an toàn lao động, công ty Cổ phần đầu tư và thương mại Thiên
Bằng chính thức ra đời và đi vào hoạt động năm 2008. Thiên Bằng tự hào là một trong
những công ty đi tiên phong trong việc cung cấp trang thiết bị BHLĐ và vật tư phòng
cháy chữa cháy của cả nước với tiêu chí đảm bảo an tồn tối đa có thể cho người lao
động.
- Xưởng may với 8 năm kinh nghiệm chuyên may quần áo BHLĐ (6 năm trở lại đây
thường xuyên may quần áo BHLĐ xuất khẩu) với khoảng 100 cơng nhân lành nghề

được đào tạo chính quy và bài bản. Công ty cổ phần Thiên Bằng ln cam kết sẽ đem
lại lợi ích cao nhất cho khách hàng. Bên 39 cạnh đó Thiên Bằng đã có phòng nghiên
cứu và thiết kế: Kiểu dáng, chất lƣợng vải theo đặc thù nghành nghề của từng sản
phẩm.
- Kể từ năm 2010 khi bắt đầu sản xuất Thiên Bằng gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại
vì chưa có nhiều kinh nghiệm sản xuất các sản phẩm với yêu cầu cao và khắt khe về
chất lƣợng, thời gian thực hiện, quy trình sản xuất, quy trình đóng gói… nhưng đến
nay Thiên Bằng đã có sự hài lịng từ các đối tác của mình như Tập đồn Samsung hay
tập đồn FPT và được đối tác đánh giá là hoạt động rất chuyên nghiệp.
- Năm 2013 công ty cổ phần Thiên Bằng rất vinh dự khi được nhận giải Bạc về “Hàng
Việt Nam chất lượng cao”.
- Hiện nay trên thị trường Việt Nam công ty cổ phần Thiên Bằng luôn được biết như là
một đối tác rất chuyên nghiệp và có uy tín trong việc cung cấp trang thiết bị bảo hộ, an
tồn lao động, thiết bị phịng cháy chữa cháy …
2.3. Các loại sản phẩm
Công ty sản xuất và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ bảo vệ cho toàn bộ các bộ
phận người lao động, trang thiết bị phòng cháy chữa cháy.
+ Sản phẩm bảo hộ lao động: Quần áo bảo hộ lao động, giày bảo hộ, mũ bảo hộ, kính
bảo hộ, dây an tồn, găng tay, khẩu trang, …
15


+ Trang thiết bị phịng cháy chữa cháy: Bình chữa cháy, bình cứu hoả, chng báo
cháy, thang thốt hiểm, kệ đựng bình chữa cháy,..
+ Sản phẩm khác: Giẻ lau máy, băng báo cáp ngầm, vải may quần áo bảo hộ.
+ Dịch vụ: Nạp lại bình cứu hỏa; In thêu quần áo, làm mác quần áo
2.4. Hoạt động marketing của công ty
Mục tiêu chính trong hoạt động marketing của cơng ty: Tăng doanh thu và lợi
nhuận, thương hiệu và định vị thương hiệu, thị trường và thị phân.
2.3.1. Môi trường bên ngồi

a) Sản phầm dịch vụ
- BHLĐ ln gắn liền với quá trình lao động, sản xuất nhằm khắc phục những yếu tố
nguy hiểm, độc hại cho con ngƣời trong quá trình đó. Đối với các sản phẩm, dịch vụ
BHLĐ được sản xuất và cung cấp ra thị trường cần đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn lao
động theo quy định trong các văn bản pháp luật và bắt buộc các doanh nghiệp phải
tuân theo.
- Ở công ty cổ phần Thiên Bằng với mỗi ngành nghề khác nhau thì sản phẩm BHLĐ
cũng được thiết kế khác nhau mang những đặc điểm riêng biệt, phù hợp với tính chất
hoạt động của ngành. Các sản phẩm này ngoài việc bảo vệ sự an tồn cho người lao
động cịn tạo ra sự thoải mái, thống mát để người lao động có thể làm cơng việc của
mình một cách tốt nhất mà khơng gặp phải bất kì khó khăn hay sự bất tiện nào đến từ
sản phẩm họ đang sử dụng.
- Ngày nay các khách hàng ngoài việc chú ý đến sự an toàn của bản thân và sự thuận
tiện trong lao động, sản xuất còn chú ý tới mẫu mã của sản phẩm BHLĐ. Sản phẩm có
mẫu mã đẹp khiến cho người lao động khơng cịn cảm giác khó chịu với suy nghĩ
mình buộc phải mặc một bộ đồ chỉ để bảo vệ sự an tồn mà thay vào đó là cảm giác
u thích vì bộ đồ khơng chỉ giữ an tồn mà kiểu dáng, mẫu mã lại đẹp, phong cách.
Chính vì vậy mà sản phẩm BHLĐ của công ty sản xuất luôn luôn đa dạng và phong
phú nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
- Cơng ty cổ phần Thiên Bằng cịn có xƣởng sản xuất và thiết kế đồ BHLĐ nên có thể
thực hiện những đơn hàng lớn, đặt hàng theo mẫu mã, yêu cầu của khác hàng như in
thêu lô gô, slogan … Bên cạnh việc sản xuất và cung cấp sản phẩm trang phục BHLĐ
thì cơng ty cổ phần Thiên Bằng còn kinh doanh trang thiết bị phòng cháy chữa cháy,
dịch vụ nạp lại bình cứu hỏa…
16


b) Khách hàng
- Các khách hàng của công ty cổ phần Thiên Bằng rất đa dạng về lứa tuổi, nghề
nghiệp, giới tính, trình độ, thu nhập… và phân bố ở nhiều khu vực khác nhau. Tuy

nhiên tác giả có thể phân loại khách hàng của công ty thành: Khách hàng thường
xuyên sử dụng sản phẩm dịch vụ BHLĐ và khách hàng không thường xuyên sử dụng
sản phẩm dịch vụ BHLĐ
- Khách hàng thường xuyên sử dụng sản phẩm dịch vụ BHLĐ: Các công ty, tổ chức
làm việc trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng cần sản phẩm để trang bị cho công nhân.
Các khách hàng là cá nhân thường xuyên sử dụng sản phẩm dịch vụ BHLD do đặc thù
hay tính chất cơng việc của họ u cầu. Nhóm khách hàng này đem lại doanh thu
chính cho cơng ty.
- Khách hàng không thường xuyên sử dụng sản phẩm BHLĐ: Các tổ chức, cá nhân chỉ
sử dụng sản phẩm dịch vụ BHLĐ theo tính chất thời vụ, khơng liên tục hoặc chỉ sử
dụng trong những ngày đặc biệt của năm hay sử dụng cho chương trình, sự kiện nào
đó.
c) Tính cạnh tranh
- Xã hội đang phát triển, nước ta cũng đang đi theo con đường cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa, các nhà máy sản xuất công nghiệp được mọc lên ở khắp nơi đã tạo công ăn
việc làm ổn định cho ngƣời lao động. Khi người lao động tìm được cơng việc phù hợp
cho mình thì họ ln chú ý và quan tâm đến vấn đề an toàn lao động. Do đó, thị
trường BHLĐ cũng đã và đang phát triển vơ cùng mạnh mẽ ở Việt Nam. -- Nếu chỉ
tính trên địa bàn Hà Nội thì hiện nay ngồi Thiên Bằng cịn có rất nhiều cơng ty sản
xuất và cung cấp sản phẩm dịch vụ BHLĐ phải kể đến như: Công ty BHLĐ
UNISAFE Việt Nam, Công ty cổ phần khoa học kỹ thuật BHLĐ Việt Nam (cịn gọi là
SAFEVIET GROUP), Cơng ty BHLĐ SANBOO Việt Nam, …
- Mặt hàng BHLĐ trên thị trƣờng cũng rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã, trong đó
hàng sản xuất trong nước chiếm một nửa, còn lại là các mặt hàng được nhập từ Mỹ,
Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia...
- Trước khi tham gia vào thị trường cơng ty cổ phần Thiên Bằng đã tìm hiểu, phân tích
thị trường và nhận ra rằng các sản phẩm BHLĐ được chia ra 2 dịng sản phẩm chính:

17



+ Dòng sản phẩm thứ nhất: là dòng sản phẩm BHLĐ rẻ tiền, không rõ nguồn gốc xuất
xứ, chất lượng rất kém và thƣờng chỉ mặc đƣợc một vài lần. Chính những sản phẩm
này tạo ra các trở ngại cho người lao động.
+ Dòng sản phẩm thứ hai: là dòng sản phẩm BHLĐ cao cấp là các sản phẩm BHLĐ
của Mỹ, Hàn Quốc … những sản phẩm này so với túi tiền của người Việt Nam thì lại
quá đắt tiền, rất ít người lao động của Việt Nam được sử dụng đồ tốt như vậy. Thường
chỉ có các cơng ty người nước ngoài mới trang bị những sản phẩm này.
- Từ đó cơng ty cổ phần Thiên Bằng đã nhận thấy thị trường BHLĐ ở Việt Nam đang
bị bỏ ngỏ phân khúc phục vụ cho dòng khách hàng từ trung cấp đến cao cấp và quyết
định tập trung vào phân khúc thị trường này.
* Đối thủ tiềm ẩn: CÔNG TY TNHH TRANG BẢO HỘ LAO ĐỘNG & THƯƠNG
MẠI TỔNG HỢP, CÔNG TY TNHH VINH THÁI, CÔNG TY TNHH BẢO HỘ LAO
ĐỘNG LAM GIANG, CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HỘ LAO ĐỘNG VIỆT NAM....
đây là một số công ty sản xuất đồ bảo hộ lao động, là những đối thủ tiềm ẩn mà công
ty Thiên Bằng cần lưu ý.
2.3.2. Môi trường bên trong
a) Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực của công ty đang tăng dần theo các năm, có thể thấy được sự phát
triển của công ty. Nguồn nhân lực phản ánh quy mô của công ty. Sự phát triển của
nguồn nhân lực là phản ánh sự phát triển về quy mô của công ty. Định hướng phát
triển của công ty phân theo tỷ trọng nguồn nhân lực. Tại Thiên Bằng tỷ trọng nguồn
nhân lực tập trung vào 2 phòng ban quan trọng nhất của cơng ty đó là marketing và
kho vận. Phịng marketing có nhiệm vụ đưa hàng hóa của cơng ty tới người tiêu dùng
một cách tốt hơn và tăng khả năng cạnh tranh. Khi bán được sản phẩm thì cần có bộ
phận để vận chuyển hàng hóa đến cho khách hàng của mình. Sự phối hợp nhịp nhàng
này tạo ra sức phát triển mạnh mẽ của công ty trong những năm qua.
b) Tài chính và cơ sở vật chất
Quy mô và sức phát triển của công ty ngày càng mạnh mẽ hơn đồng thời thể
hiện sự hoạt động hiệu quả của các phịng ban trong cơng ty.

Cơ sở vật chất của cơng ty cổ phần Thiên Bằng:
+ Có 01 trụ sở chính nằm tại: Quốc lộ 32 - Cầu Diễn - Bắc Từ Liêm.
18


+ Có 05 chi nhánh tại Hà Nội, Bắc Ninh, Ninh Bình, Quảng Bình, TP Hồ Chí
Minh.
+ Có 1 xưởng may với khoảng 60 máy mới và hiện đại.
+ Có 01 ô tô và 4 xe máy chuyên dùng để vận chuyển hàng hóa.
c) Cơng nghệ và kĩ thuật sản xuất
Công ty cổ phần Thiên Bằng đã thử nghiệm và áp dụng thành công công nghệ
nano vào sản phẩm quần áo BHLĐ của mình. Cơng nghệ nano tích hợp các ưu điểm
giúp người mặc tránh được mồ hôi, kháng khuẩn, an tồn và tạo sự thơng thống cho
bề mặt vải.
d) Tình hình tiêu thụ sản phẩm
90% khách hàng quay lại mua sản phẩm lần thứ 2 sau khi đã sử dụng sản phẩm.
Và dưới đây là một số đánh giá của khách hàng.

19


2.3.3. Phân tích ma trận SWOT
Phân tích SWOT là yếu tố quan trọng để tạo chiến lược sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Về cơ bản, phân tích SWOT tức là phân tích 4 yếu tố: Strengths (Điểm
mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức) giúp
bạn xác định mục tiêu chiến lược, hướng đi cho doanh nghiệp.

Phân tích mơ hình SWOT có thể được áp dụng cho tồn bộ doanh nghiệp hoặc tổ
chức hoặc các dự án riêng lẻ mà doanh nghiệp đang hay sẽ triển khai.
Nói tóm gọn, phân tích SWOT doanh nghiệp bao gồm những khía cạnh như sau:

- Thế mạnh: Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án đem lại lợi thế cạnh tranh so với đối
thủ cạnh tranh.
- Điểm yếu: Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án khiến doanh nghiệp hoặc dự án yếu
thế hơn so với đối thủ.
- Cơ hội: Nhân tố môi trường có thể khai thác để giành được lợi thế.
- Thách thức: Nhân tố mơi trường có thể tác động tiêu cực đến doanh nghiệp hoặc dự
án
a) Thế mạnh
* Về chính sách sản phẩm
- Chất lượng là điểm nổi trội ở các sản phẩm của công ty cổ phần Thiên Bằng nhờ việc
áp dụng thành công công nghệ nano vào đồ BHLĐ giúp cho ngƣời sử dụng có được
20


sự thoải mái khi lao động. Đặc biệt trong lĩnh vực đồ BHLĐ thì chất lượng ln là yếu
tốt quan tâm hàng đầu của người sử dụng bởi quan tâm đến chất lượng của sản phẩm
BHLĐ cũng chính là quan tâm tới sức khỏe của chính bản thân mình. Chính điều này
thu hút khách hàng đến với công ty cổ phần Thiên Bằng ngày một nhiều hơn.
- Sự đa dạng hóa sản phẩm cũng giúp cho cơng ty cổ phần Thiên Bằng dễ dàng thích
nghi hơn với thị trường khi trước đây công ty chỉ tập trung vào quần áo trang phục
BHLĐ thì nay đã có thêm nhiều mặt hàng khác trong lĩnh vực BHLĐ và trang thiết bị
phòng cháy chữa cháy với các dịch vụ đi kèm. Không chỉ thể hiện trong tổng số dòng
sản phẩm mà sự đa dạng hóa sản phẩm cịn thể hiện ở trong mỗi dịng sản phẩm. Trong
dịng sản phẩm quần áo BHLĐ cơng ty có hơn 10 chủng loại khác nhau với đủ loại
kích cỡ phù hợp cho tất cả mọi đối tượng khách hàng, các mặt hàng mũ, giầy BHLĐ
cũng có nhiều chủng loại khác nhau để khách hàng lựa chọn.
- Hình dáng mẫu mã của sản phẩm cũng đã có nhiều tiến bộ so với vài năm trước, các
mẫu thiết kế được cải tiến rất nhiều sao cho sản phẩm gọn gàng, bắt mắt hơn. Thiết kế
hướng đến sự thuận tiện của người sử dụng trong cơng việc của mình sao cho tiện lợi
và hữu ích nhất. Ví như các trang phục của cơng nhân sửa chữa máy móc cần có nhiều

túi, quai gài để họ có thể đem theo nhiều dụng cụ lao động bên mình sãn sàng sử dụng
khi cần thay vì chạy đi chạy lại để lấy… Chất lượng dịch vụ đi kèm cũng đã được cải
thiện khá tích cực. Có nhân viên hộ trợ, tư vấn 24/24h cho khách hàng khi họ cần.
* Về chính sách giá
- Việc áp dụng chính sách giá cạnh tranh cho hầu hết tất cả các sản phẩm dịch vụ của
mình tạo thuận lợi cho công tác bán hàng và thúc đẩy q trình tiêu thụ sản phẩm.
Thơng qua khảo sát ta thấy thành cơng lớn nhất về giá chính là việc công ty cổ phần
Thiên Bằng đang đưa ra các mức giá cho các sản phẩm của mình là vơ cùng hợp lý.
Với mỗi dịng sản phẩm lại có nhiều loại sản phẩm với nhiều mức giá tương ứng với
chất lượng và phù hợp với túi tiền của khách hàng từ trung cấp cho đến cao cấp giúp
cho khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn từ đó thu hút thêm nhiều khách hàng hơn.
Tất nhiên mức giá sẽ tương xứng với chất lượng, khách hàng có thể hồn tồn n tâm
vì cơng ty cổ phần Thiên Bằng cam kết điều đó.
* Về chính sách phân phối
- Việc cơng ty cổ phần Thiên Bằng sử dụng kênh phân phối trực tiếp giúp cho những
khách hàng đến với công ty cảm thấy an tâm, tin tƣởng hơn khi được tiếp xúc trực
21


tiếp, được sự tư vấn nhiệt tình, đồng thời nhận được mức giá thấp hơn so với việc mua
sản phẩm thông qua các kênh trung gian nhƣ các công ty khác. Mặt khác kênh phân
phối trực tiếp sẽ giúp công ty cổ phần Thiên Bằng chăm sóc khách hàng của mình tốt
hơn, hiểu rõ nhu cầu và tâm lý khách hàng hơn để có chiến lược cho tƣơng lai.
- Thành cơng nữa chính là vị trí trụ sở chính và chi nhánh của công ty cổ phần Thiên
Bằng tại Hà Nội. Trụ sở công ty đặt tại km12 đƣờng quốc lộ 32, Phúc Diễn, Bắc Từ
Liêm, Hà Nội đây là trục đường chính đẹp, đơng ngƣời 70 qua lại và gần với khu cơng
nghiệp Bắc Từ Liêm. Chính nhánh nằm tại đƣờng Nguyễn Xiển gần ngã tư Lê Văn
Lương là khu vực sầm uất, đơng đúc. Cách đó khơng xa là các công trường và các dự
án xây dựng khu chung cư đang trong quá trình thực hiện. Nhu cầu về sản phẩm
BHLĐ tại đây là rất lớn, đầy tiềm năng

- Kênh phân phối trực tuyến của công ty cổ phần Thiên Bằng hoạt động tốt, khách
hàng có thể mua sắm sản phẩm hay tìm kiếm sự hỗ trợ dễ dàng qua websit. Chỉ đơn
giản với vài thao tác và những cái nhấp chuột khách hàng sẽ có được sản phẩm mà
mình mong muốn trong thời gian ngắn nhất.
- Chính sách vận chuyển phân phối được đánh giá cao, thời gian vận chuyện là ngắn
và chính xác. Thanh tốn thì linh hoạt với nhiều hình thức như thanh tốn trực tiếp,
chuyển khoản các ngân hàng.
* Về xúc tiến hỗn hợp
- Công ty cổ phần Thiên Bằng cũng đã tiến hành đƣợc một số hoạt động để quảng bá
hình ảnh của mình đến với cơng chúng. Đặc biệt là hoạt động quảng cáo qua internet,
website được thực hiện rất tốt. Thiết kế website chuyên nghiệp.
- Công ty cổ phần Thiên Bằng cũng đưa ra những chương trình khuyến mãi cho khách
hàng của mình, giúp khách hàng tiến gần tới sản phẩm hơn, cũng có những thơng điệp
truyền thơng gửi đến khách hàng thông qua Logo, Slogan và các hoạt động cộng đồng
khác
b) Điểm yếu
* Bên cạnh những thành cơng, thì cơng ty cổ phần Thiên Bằng vẫn còn nhiều hạn chế
và tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới như:
- Nhiều khách hàng cịn phàn nàn về hình dáng mẫu mã của sản phẩm bởi người tiêu
dùng không chỉ yêu cầu sản phẩm bảo hộ tốt, bền mà còn cần phải đẹp mắt, có tính
thẩm mỹ cao.
22


- Bao bì sản phẩm khơng mang lại hiệu quả như mong muốn, chi phí đắt đỏ. Bao bì
chưa thể hiện được chức năng của mình là bảo vệ, giới thiệu sản phẩm mà chỉ mang
tính chất để đựng, chứa sản phẩm. Kích cỡ, hình dáng, chất liệu, màu sắc, chữ nghĩa
và dấu hiệu trên bao bì chƣa hài hịa nên không làm nổi bật giá trị bổ sung của sản
phẩm cho khách hàng thấy và hỗ trợ cho hoạt động xúc tiến bán hàng.
- Mặt khác các dịch vụ đi kèm sản phẩm của công ty cổ phần Thiên Bằng cũng chỉ

được khách hàng đánh giá ở mức độ trung bình khá, chứ chưa phải là tốt. Chế độ ưu
đãi và chăm sóc khách hàng chưa nhận được quá nhiều phản hồi tích cực..
- Việc áp dụng chính sách giá cạnh tranh giúp cho sản phẩm xâm nhập thì trường rất
tốt. Tuy nhiên với những khách hàng mới thì dễ gây ra suy nghĩ tiêu cực, giá rẻ đồng
nghĩa với chất lượng chưa cao và sản phẩm bị đánh đồng với các sản phẩm giá rẻ kém
chất lượng khác.
- Công ty cổ phần Thiên Bằng sử dụng kênh phân phối trực tiếp trong thời gian dài dẫn
đến sự khó khăn khi khách hàng muốn mua sắm sản phẩm dịch vụ của công ty mà lại
không ở gần trụ sở hay các chi nhánh.
- Sau nỗi lo bán hàng là nỗi lo về khâu vận chuyển và giao nhận hàng hóa. Đơi khi q
trình vận chuyển và giao nhận bị chậm thời gian tuy ko gây hậu quả lớn nhưng cũng
khiến cho một số khách hàng cảm thấy ko hài lịng.
- Việc quảng cáo và truyền thơng cho thƣơng hiệu BHLĐ Thiên Bằng còn chưa
hiệu quả, chưa được nhiều ngƣời biết đến. Cơng ty đã có website nhƣng các cơng cụ
ứng dụng cịn hạn chế. Đơi khi hoạt động hỗ trợ khách hàng trên website cịn bị chậm
trễ. Chương trình khuyến mại chưa đa dạng và hấp dẫn đối với khách hàng và các hoạt
động cộng đồng để quảng bá hình ảnh cịn chưa nhiều
c) Cơ hội
- Chính sách hỗ trợ: Nhà nước hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách, vốn ODA đối với các
dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm; đầu tư
các cơng trình xử lý nước thải; quy hoạch các cụm công nghiệp dệt; xây dựng cơ sở hạ
tầng đối với các cụm công nghiệp mới; đào tạo và nghiên cứu của các viện, trường và
trung tâm nghiên cứu chuyên ngành dệt – may.
- Xã hội: Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được phát
động, đã tạo thêm thời cơ mới để phát triển thị trường dệt may trong nước đầy tiềm
năng.
23


- Chiến dịch quảng cáo: Thời đại internet lên ngôi, cơng ty có thể dễ dàng đẩy mạnh

các chiến dịch quảng cáo để tiếp cận với người tiêu dùng
- Các chính sách thương mại hỗ trợ từ Chính phủ: Chính phủ chủ động cải cách thủ
tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục về thuế, có các giải pháp khấu trừ thuế VAT
đầu vào cho việc mua nguyên liệu, tối ưu hóa thời gian và chi phí sản xuất.
d) Thách thức
* Cạnh tranh
- Nếu chỉ tính trên địa bàn Hà Nội thì hiện nay ngồi Thiên Bằng cịn có rất nhiều
công ty sản xuất và cung cấp sản phẩm dịch vụ BHLĐ phải kể đến như: Công ty
BHLĐ UNISAFE Việt Nam, Công ty cổ phần khoa học kỹ thuật BHLĐ Việt Nam (cịn
gọi là SAFEVIET GROUP), Cơng ty BHLĐ SANBOO Việt Nam, … Mặt hàng BHLĐ
trên thị trường cũng rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã, trong đó hàng sản xuất trong
nước chiếm một nửa, còn lại là các mặt hàng được nhập từ Mỹ, Hàn Quốc, Trung
Quốc, Malaysia...
* Nguồn lao động
- Hiện nay có khá nhiều doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực may mặc
tại Việt Nam càng làm tăng áp lực cạnh tranh thu hút lao động, nguồn lao động sẽ bị
chia sẻ, giá lao động sẽ tăng lên, cạnh tranh trong việc thu hút lao động cũng sẽ gay
gắt hơn.
* Về tâm lí của người tiêu dùng
- Người tiêu dùng vẫn còn tâm lí sính ngoại, thích dùng đồ nước ngồi
- Sản phẩm của công ty tung ra với mức giá cạnh tranh dễ bị hiểu nhầm “ của rẻ là của
ôi”, dễ bị nghĩ là giá rẻ thì chất lượng sản phẩm sẽ khơng cao
* Về tính hình kinh tế
- Tình hình suy thoái kinh tế thế giới đang tác động trực tiếp đến ngành dệt-may, đặt
doanh nghiệp trước những khó khăn thách thức.
- Cảnh báo về vấn đề phá sản đang diễn ra với các doanh nghiệp có sức đề kháng yếu
kém, đầu tư dàn trải. Sắp tới Việt Nam sẽ bị tác động, trong đó chắc chắn lĩnh vực dệt
may sẽ bị thiệt hại nặng.
- Lãi suất vay quá cao, chi phí đầu vào tăng nhiều lần, phải trả tiền lãi ngân hàng
cao.Trong khi số vốn quay vịng của cơng ty chưa hẳn là lớn mạnh.


24


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2 em đã tìm hiểu và làm được những nội dung như sau:
- Giới thiệu được tổng quan, quá trình hình thành và phát triển của Cơng ty Cổ phần
Thiên Bằng
- Tìm hiểu được các dịng sản phẩm của cơng ty.
- Phân tích mơi trường kinh doanh cũng như môi trường nội bộ của công ty.
Từ những nội dung em đã tìm hiểu và đúc kết được sẽ là cơ sở và nền tảng để em làm
tiếp nội dung của chương 3.
Sau khi hoàn thành chương 2 của đồ án em tự nhận thấy để xây dựng và phát triển
một thương hiệu là điều không hề dễ. Địi hỏi phải có một tập thể đội ngũ cán bộ, cơng
nhân viên đồn kết và vững mạnh. Ngồi ra cịn tùy thuộc vào các mơi trường tác động
bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

25


×