CO GIẬT
I. ĐẠI CƯƠNG:
Co giật là môt cấp cứu thần kinh thường gặp nhất ở trẻ em. Trong đó nặng nhất
là cơn co giật liên tục khi cơn co giật cục bộ hay toàn thể kéo dài trên 30 phút
hay nhiều cơn co giật liên tiếp nhau không có khoảng tỉnh. Biến chứng co giật
là thiếu oxy não, tắc nghẽn đường thở gây tử vong.
Nguyên nhân của co giật rất đa dạng, thường gặp nhất ở trẻ em là sốt cao co
giật.
II- CHẨN ĐOÁN:
1. Công việc chẩn đoán:
a) Hỏi bệnh:
Tiền sử:
Sốt cao co giật
Động kinh
Rối loạn chuyển hóa.
Chấn thương đầu.
Tiếp xúc độc chất.
Phát triển tâm thần vận động.
Bệnh sử:
Sốt, tiêu chảy, bỏ ăn.
Tính chất cơn giật: toàn thể, cục bộ toàn thể hóa hay khu trú, thời gian cơn
giật.
b) Khám lâm sàng:
Tri giác.
Dấu hiệu sinh tồn: mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, tím tái, SaO2.
Dấu hiệu tổn thương ngoài da liên quan đến chấn thương.
Dấu hiệu thiếu máu.
Dấu hiệu màng não: cổ cứng, thóp phồng.
Dấu hiệu thần kinh khu trú.
a) Cận lâm sàng:
Công thức máu, ký sinh trùng sốt rét.
Ngoại trừ sốt cao co giật, các trường hợp khác:
Đường huyết, Dextrostix, ion đồ
Chọc dò tủy sống: sinh hoá, tế bào, vi trùng, Latex, IgM. Huyết thanh chẩn
đoán viêm não (HI, Mac Elisa)
EEG (nghi động kinh),
Echo não xuyên thóp
CT scanner não nếu nghi ngờ tụ máu, u não, áp xe não mà không làm được
siêu âm xuyên thóp hoặc siêu âm có lệch M-echo.
III. ĐIỀU TRỊ:
1. Nguyên tắc điều trị:
Hỗ trợ hô hấp: thông đường thở và cung cấp oxy.
Cắt cơn co giật.
Điều trị nguyên nhân.
2. Điều trị ban đầu:
a. Hỗ trợ hô hấp:
Đặt bệnh nhân nằm nghiêng, đầu ngữa.
Đặt cây đè lưỡi quấn gạc (nếu đang giật).
Hút đàm.
Cho thở oxygen để đạt SaO2 92-96%.
Đặt NKQ giúp thở nếu thất bại với oxygen hay có cơn ngưng thở.
b. Cắt cơn co giật:
Diazepam: 0,2 mg/kg/liều TMC, có thể gây ngưng thở dù tiêm mạch hay
bơm hậu môn vì thế luôn chuẩn bị bóng và mask giúp thở nhất là khi tiêm
mạch nhanh. Trong trường hợp không tiêm mạch được có thể bơm qua
đường hậu môn, liều 0,5mg/kg/liều. Nếu không hiệu quả sau liều Diazepam
đầu tiên lập lại liều thứ 2 sau 10 phút, tối đa 3 liều. Liều tối đa: trẻ < 5 tuổi:
5mg; trẻ > 5 tuổi: 10mg.
Tuổi
Liều bắt đầu Diazepam
TMC (0,2mg/kg)
Bơm hậu môn (0,5mg/kg)
< 1 tuoåi
1 – 2 mg
2,5 – 5 mg
1 - 5 tuoåi
3 mg
7,5 mg
5 – 10 tuoåi
5 mg
10 mg
> 10 tuổi
5 – 10 mg
10 – 15 mg
c.
Chuyển Hồi sức ngay khi dùng Diazepam tổng liều 1mg/kg mà chưa cắt cơn
giật
Hoặc Midazolam liều 0,2 mg/kg/lần TM chậm. Nếu không áp ứng có thể
lập lại liều trên. Liều Midazolam truyền duy trì : 1g/kg/phút tăng dần đến
khi có đáp ứng không quá 18g/kg/phút
Trẻ sơ sinh ưu tiên chọn lựa Phenobarbital 15-20 mg/kg truyền tónh mạch
trong 30 phút. Nếu sau 30 phút còn co giật có thể lập lại liều thứ hai 10
mg/kg.
Điều trị nguyên nhân:
Co giật do sốt cao: Paracetamol 15 - 20 mg/kg/liều tọa dược.
Hạ đường huyết:
Trẻ lớn: Dextrose 30% 2ml/kg TM.
Trẻ sơ sinh: Dextrose 10% 2 ml/kg TM.
Sau đó duy trì bằng Dextrose 10% TTM.
Hạ natri máu: Natri chlorua 3% 6-10mL/kg TTM trong 1 giờ.
Tăng áp lực nội sọ nếu có (xem bài hôn mê).
Nguyên nhân ngoại khoa như chấn thương đầu, xuất huyết, u não: hội chẩn
ngoại thần kinh
3. Điều trị tiếp theo:
Nếu co giật vẫn tiếp tục hoặc tái phát:
Phenytoin 15-20 mg/kg truyền tónh mạch chậm trong 30 phút tốc độ 0,5 - 1
mg/kg/phút, pha trong Natri Chlorua 9‰, nồng độ tối đa 1mg/ml. Cần
monitor ECG, huyết áp để theo dõi biến chứng loạn nhịp và tụt huyết áp.
Liều duy trì 5-10 mg/kg/ngày TMC chia 3 lần. Phenytoin dạng tiêm hiện
chưa có tại các bệnh viện.
Nếu không có Phenytoin: Phenobarbital 20 mg/kg TMC trong vòng 30 phút
qua bơm tiêm, cần lưu ý nguy cơ ngưng thở sẽ gia tăng khi phối hợp
Diazepam và Phenobarbital. Liều duy trì 3-5 mg/kg/ngày, chia 2 lần.
Midazolam: tấn công 0,2 mg/kq sau đó duy trì 1g/kg/phút, tăng liều dần để
có đáp ứng (tối đa 18g/kg/phút)
Nếu vẫn thất bại dùng: Diazepam truyền tónh mạch
- Khởi đầu: liều 0,25mg/kg TM
- Sau đó: 0,1mg/kg/giờ TTM qua bơm tiêm tăng dần đến khi đạt hiệu quả,
liều tối đa 2 - 3mg/giờ.
Xem xét việc dùng Pyridoxine TM (Vitamin B6) ở trẻ < 18 tháng co giật mà
không sốt và không đáp ứng với các thuốc chống co giật. Một số ca có đáp
ứng sau 10 – 60 phút
Phương pháp gây mê: khi tất cả các thuốc chống động kinh trên thất bại,
thuốc được chọn là Thiopental (Penthotal) 5 mg/kg TM chậm qua bơm tiêm.
Sau đó truyền duy trì TM 2-4mg/kg/giờ qua bơm tiêm. Chỉ dùng Thiopental
nếu có phương tiện giúp thở và cần theo dõi sát mạch, huyết áp, CVP (8-12
cmH20). Cần theo dõi sát nếu có dấu hiệu suy hô hấp thì đặt nội khí quản
giúp thở ngay.
Thất bại với Thiopenthal có thể dùng thêm thuốc dãn cơ như Vecuronium
0,1 - 0,2mg/kg/liều TMC và phải đăt NKQ giúp thở.
4. Theo dõi và tái khám
1. Theo dõi:
Tri giác, mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ, SaO2.
Tìm và điều trị nguyên nhân.
Theo dõi các xét nghiệm: đường huyết, ion đồ khi cần.
2. Tái khám:
Bệnh nhân động kinh cần được khám và điều trị chuyên khoa nội thần
kinh.
Vấn đề
Ở bệnh nhân st cao co giật, không
Mức độ chứng cớ
I
cần làm các xét nghiệm: ion đồ, BUN, Emergency Medicine Clinics
creatinin trừ khi nghi ngờ có bất thường
of North America 1999
nào khác.
Nếu không thể dùng thuốc chống co
I
giật đường TM, Diazepam đường hậu
Textbook of Emergency
môn cũng có hiệu quả tương đương.(*)
Medicine 1998
(*) dùng ống tiêm 1cc (ống tiêm tuberculin test)
LƯU ĐỒ XỬ TRÍ CO GIẬT
Thông đường thở
Oxy, hút đàm, đặt NKQ giúp thở
Thiết lập đường tónh mạch
Lấy máu xét nghiệm, Dextrostix
Hạ đường huyết
Không
Diazepam 0,2 mg/kg TMC x 3
lần mỗi 10 phút
Sơ sinh: Phenobarbital 15-20
mg/kg truyền TM trong 30 phút
Có
Điều trị hạ đường huyết:
Dextrose 30% 2 mL/kg TMC
Sơ sinh: Dextrose 10% 2 mL/kg
TMC
Ngưng co giật
Không
Phenytoin 15-20 mg/kg truyền TM 30
phút
Hoặc Phenobarbital 15-20 mg/kg
truyền TM trong 30 phút.
Hoặc Diazepam truyền TM.
Ngưng co giật
Không
Xem xét dùng Pyridoxine (< 18 tháng)
Thiopental 5 mg/kg TMC
Vecuronium 0,1-0,2 mg/kg TMC
Đặt NKQ giúp thở
Tìm và điều trị
nguyên nhân co giật
THỞ ÁP LỰC DƯƠNG LIÊN TỤC QUA MŨI
Thở áp lực dương liên tục qua mũi (Nasal Continuous Positive Airway Pressure:
NCPAP) là phương pháp hỗ trợ hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp còn tự thở
bằng cách duy trì đường thở một áp lực dương liên tục suốt chu kỳ thở. Tác
dụng của NCPAP ở bệnh nhân có giảm compliance phổi là giúp các phế nang
không xẹp cuối thời kỳ thở ra làm tăng trao đổi khí, giảm công hô hấp.
1. Chỉ định và chống chỉ định:
1.1. Chỉ định
Hội chứng suy hô hấp sơ sinh (bệnh màng trong)
Cơn ngừng thở sơ sinh non tháng: CPAP giúp tránh xẹp đường hô hấp trên
và kích thích trung tâm hô hấp
Ngạt nước
Phù phổi, ARDS
Viêm phổi hít phân su.
Viêm phổi thất bại với oxy khi bệnh nhân thở oxy canulla tối đa 6 l/phút
mà còn thở nhanh trên 70 lần/phút, thở co lõm ngực nặng, tím tái hoặc SaO2
< 90% hoặc PaO2 < 60 mmHg .
Viêm tiểu phế quản: CPAP giúp dãn phế quản nhỏ, đàm nhớt được tống
xuất dễ dàng tránh xẹp phổi.
Xẹp phổi do tắc đàm
Hậu phẩu ngực: các bệnh nhân này giảm compliance do giảm hoạt động
cơ liên sườn và cơ hoành
Cai máy thở: đây là phương pháp hỗ trợ trung gian ít xẹp phổi hơn so với
thở ống T. Có thể bắt đầu cai máy bằng cách thở CPAP qua nội khí quản,
khi bệnh nhân đáp ứng tốt thì rút nội khí quản và thở CPAP qua canulla.
1.2. Chống chỉ định: ít có chống chỉ định ngoại trừ:
Tràn khí màng phổi chưa dẫn lưu.
Sốc giảm thể tích.
2. Dụng cụ:
Hệ thống áp lực dương liên tục qua mũi với van Benveniste (xem hình 1)
Nguồn khí: Oxy, khí nén và bộ phận trộn khí.
Bình làm ấm, ẩm và hệ thống dây dẫn,
Van Benveniste, cannula 2 mũi S: sơ sinh
M: 3-10 tuổi
L: > 10 tuổi
Bộ phận trộn
Nhiệt
Hệ thống dây
Khí
Bình làm ấm
Bẩy
Van Benveniste
Canulla 2 mũi
Hình 1: Hệ thống thở áp lực dương liên tục qua mũi
3. Kỹ thuật:
Chọn thông số ban đầu:
+ Chọn áp lực CPAP ban đầu:
. Trẻ sơ sinh thiếu tháng : 10 lít/ph (3cmH2O)
. Trẻ sơ sinh đủ tháng
: 12 lít/ph (4cmH2O)
. Trẻ lớn
: 12-14 lít/ph (4-6cmH2O)
Lưu lượng (lít/phút)
10
12
14
16
18
Áp suất (cmH2O)
3
4
6
8.5
11
+ Chọn tỉ lệ oxy trong khí hít vào (FiO2): tùy tình trạng suy hô hấp
. Tím tái: FiO2 = 100%
Ox
. Khaùc : FiO2 = 40%
Tỉ lệ oxygen/khí hít vào (Fraction of inspired O2: FiO2%)
Lưu lượng chung (lít/phút)
1
1
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
47
41
37
34
32
31
30
29
29
28
27
27
26
26
26
25
100 74
60
53
47
44
41
39
37
35
34
33
32
32
31
30
30
100 80
68
61
55
51
47
45
43
41
39
38
37
36
35
34
100 84
74
66
61
56
53
50
47
45
44
42
41
40
39
100 87
77
70
65
61
57
54
51
49
47
46
44
43
100 89
80
74
68
64
61
58
55
53
51
49
47
100 90
82
76
72
67
64
61
58
56
54
52
100 91
84
78
74
70
66
63
61
58
56
100 92
86
80
76
71
69
65
63
61
100 93
87
82
77
74
70
68
65
100 93
87
83
79
75
72
69
100 94
89
84
80
77
74
100 94
90
85
81
78
100 95
90
86
82
100 95
91
87
100 95
91
100 61
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Lưu lượng oxy (lít/phút)
2
13
14
15
16
17
100 96
18
100
Điều chỉnh áp lực và FiO2 : tùy theo đáp ứng lâm sàng và SaO2:
+ FiO2 : tăng hay dần lên mỗi 5 -10%, mỗi 15-30 phút. Nên giữ FiO2 < 60% để
tránh tai biến oxy liều cao bằng cách nếu áp lực còn thấp < 10 cm H2O nên
tăng dần áp lực và duy trì FiO2 dưới 60%. Khi ổn định về lâm sàng và SaO2
trong nhiều giờ nếu FiO2 > 60%, cần giảm dần FiO2 mỗi 10-20% cho đến FiO2
< 30-40% trước khi ngưng CPAP.
+ Áp lực: tăng dần áp lực mỗi 1-2 cmH2O mỗi 15-30 phút, tối đa không quá 10
cmH2O. Khi bệnh nhân ổn định, nếu áp lực > 4 cmH2O phải giảm dần áp lực
mỗi 2 cmH2O cho đến 4 cmH2O trước khi ngưng CPAP.
+ Giữ nhiệt độ khí đưa vào 330 10C.
4. Thất bại với CPAP:
Ngưng thở, cơn ngưng thở.
SaO2 < 90% / PaO2 < 70mmHg với áp lực > 10 cmH2O và FiO2 > 60%.
Riêng trong sốt xuất huyết, thất bại CPAP khi: áp lực >10 cmH20 và FiO2
100% do ở trẻ lớn và thời gian thở CPAP ngắn không quá 48 giờ.
Các bệnh nhân này cần được đặt nội khí quản giúp thở.
5. Biến chứng: ít gặp và thường chỉ gặp với áp lực > 10 cmH2O.
Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất.
Sốc là hậu quả của việc cản trở máu tónh mạch về tim, giảm thể tích đổ
đầy thất cuối tâm trương làm giảm cung lượng tim.
Tăng áp lực nội sọ: do áp lực dương trong lồng ngực hoặc do cố định
canulla quanh mũi quá chặt cản trở máu tónh mạch vùng đầu trở về tim.
Do đó không nên chỉ định trong trường hợp bệnh thần kinh trung ương,
nhất là các trường hợp tăng áp lực nội sọ.
Chướng bụng do hơi vào dạ dày có thể gây nôn ói, viêm phổi hít. Để hạn
chế có thể đặt sonde dạ dày dẫn lưu.
Vấn đề
Chỉ định thở CPAP:
ARDS.
Phù phổi.
Cơn ngưng thở trẻ non tháng.
Mới rút nội khí quản.
Xẹp phổi.
Thở nhanh thoáng qua của trẻ sơ
sinh
Mức độ chứng cớ
II
National Clearing House
DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ
I. ĐẠI CƯƠNG:
Dị vật đường thở là cấp cứu Tai Mũi Họng, có thể gây tử vong. Thường xảy ra ở
trẻ từ 3 tháng – 6 tuổi. Nguyên nhân thường gặp là các hạt trái cây, viên bi,
hoặc sặc sữa, bột…
II. CHẨN ĐOÁN:
1. Công việc chẩn đoán:
a) Hỏi bệnh: hoàn cảnh xảy ra, loại dị vật, hội chứng xâm nhập.
b) Khám lâm sàng:
Mức độ khó thở: ngưng thở, hôn mê, tái tím.
Khó thở vào, sử dụng cơ hô hấp phụ.
Nghe phế âm phổi 2 bên.
c) Cận lâm sàng:
Xquang phổi: tìm dị vật cản quang, xẹp phổi.
Nội soi khí phế quản tất cả các trường hợp có hội chứng xâm nhập.
2. Chẩn đoán nghi ngờ:
Bệnh sử: đột ngột trẻ đang chơi với hạt hoặc vật nhỏ hoặc đang ăn bú.
Lâm sàng: hội chứng xâm nhập hoặc khó thở thanh quản.
1. Chẩn đoán xác định:
Hội chứng xâm nhập. Nội soi: tìm thấy dị vật trong lòng khí phế quản.
2. Chẩn đoán phân biệt:
Viêm thanh khí phế quản: có sốt, ho.
U nhú hoặc khối u thanh quản: khó thở thanh quản xuất hiện từ từ.
III. ĐIỀU TRỊ:
1. Nguyên tắc điều trị:
Lấy dị vật.
Hỗ trợ hô hấp.
Điều trị các biến chứng.
2. Xử trí ban đầu:
Khi trẻ bị dị vật đường thở hoặc nghi ngờ dị vật đường thở
a. Nếu trẻ không khó thở hoặc khó thở nhẹ: khó thở thanh quản độ I và
IIA:
Đừng can thiệp vì sẽ làm di chuyển dị vật có thể làm trẻ ngưng thở đột ngột.
Trẻ cần được theo dõi sát và mời hoặc chuyển đến chuyên khoa Tai Mũi Họng,
tốt nhất để trẻ ở tư thế ngồi hoặc mẹ bồng
b. Nếu trẻ ngừng thở hoặc khó thở nặng: khó thở thanh quản độ IIB và III
Nếu trẻ ngừng thở hoặc khó thở nặng, tái tím, vật vả, hôn mê cần cấp cứu
ngay. Tránh móc dị vật bằng tay.
Trẻ lớn: thủ thuật Heimlich
- Trẻ còn tỉnh: Cấp cứu viên đứng phía sau hoặc q tựa gối vào lưng trẻ (trẻ <7
tuổi). Vòng 2 tay ngang thắt lưng. Đặt một nắm tay vùng thượng vị ngay dưới
mấu kiếm xương ức, bàn tay đặt chồng lên. Đột ngột ấn mạnh, nhanh 5 lần
theo hướng trước ra sau và dưới lên trên
- Trẻ hôn mê: Đặt trẻ nằm ngửa, cấp cứu viên q gối và đặt 2 bàn tay chồng
lên nhau vùng dưới xương ức trẻ. Đột ngột ấn mạnh, nhanh 5 lần.
Trẻ sơ sinh và nhũ nhi: phương pháp vổ lưng ấn ngực
Đặt trẻ nằm sấp đầu thấp trên cánh tay. Dùng lòng bàn tay phải vổ lưng 5 lần
mạnh và nhanh vùng giữa 2 xương bả vai. Sau đó lật ngửa trẻ nếu còn khó thở
dùng 2 ngón tay ấn ngực 5 lần.
Nếu trẻ ngừng thở phải thổi ngạt hoặc bóp bóng qua mask trước và trong khi
làm thủ thật Heimlich hoặc vổ lưng ấn ngực. Trong trường hợp thất bại có thể
lập lại 6-10 lần các thủ thuật trên. Nếu thất bại dùng đèn soi thanh quản nếu
thấy được dị vật sẽ dùng kềm Magill gắp ra hoặc mở khí quản, chọc kim xuyên
màng giáp nhẫn hoặc đặt nội khí quản.
Kỹ thuật chọc kim xuyên màng giáp nhẫn:
Cho bệnh nhân nằm ngửa, kê gối dưới 2 vai để đầu ngửa tốt.
Bàn tay (T) cố định khí quản bằng cách giữ chặt vùng giáp nhẫn và xác
định màng giáp nhẫn.
Bàn tay (P) cầm kim luồn số 14 đâm qua màng giáp nhẫn theo đường giữa
ngay dưới sụn giáp, tạo một góc 45O hướng xuống phía chân.
Rút nòng ra, nối kim luồn với đầu nối của ống NKQ số 3 và bóp giúp thở
Thường sau khi dị vật được tống ra trẻ hết khó thở ngay, tuy nhiên sau đó tất cả
trẻ này phải được khám chuyên khoa Tai Mũi Họng
3. Soi gắp dị vật:
Chỉ định: tất cả các trường hợp có hội chứng xâm nhập
Kỷ thuật:
Chuẩn bị: chuẩn bị trước dụng cụ soi, dụng cụ gắp dị vật. Nghiên cứu vị trí. Có
thể thử trước.
Tiến hành: mê nội khí quản.
Soi hạ họng với dụng cụ Mc Intosh. Thấy dị vật gắp ra ngay.
Soi khí phế quản, dùng ống soi Wolf đưa vào thanh môn, tìm dị vật ở khí quản,
phế quản gốc phải, phế quản gốc trái, phế quản thùy. Thấy dị vật gắp ngay.
Sau đó soi kiểm tra lại, có thể còn dị vật thứ 2.
Trường hợp khó, ngưng soi. Dùng kháng sinh, Corticoide. Soi lại ngày hôm sau.
Dùng kháng sinh dự phòng Cephalosporin thế hệ 1 dùng 1 liều trước soi và
Dexamethasone 0,6 mg/kg TM 1 liều duy nhất.
Điều trị biến chứng :
- Tràn khí dưới da : rạch hay đâm kim dưới da.
- Tràn khí màng phổi : dẫn lưu màng phổi.
- p xe trung thất : mở trung thất.
4. Theo dõi và tái khám:
a. Theo dõi độ khó thở bệnh nhân, biến chứng sau soi như tràn khí dưới da,
tràn khí trung thất.
b. Ra viện 1 - 2 ngày sau, khi các triệu chứng đã ổn.
c.Tái khám : mỗi tuần cho đến khi ổn định.
HẠ ĐƯỜNG HUYẾT
I. ĐẠI CƯƠNG:
Hạ đướng huyết khi:
Trẻ > 24 giờ tuổi : đường huyết < 40 mg/dL
Trẻ < 24 giờ: đường huyết < 30 mg/dL (đủ tháng),
đường huyết < 20 mg/dL (thiếu tháng).
Biến chứng nguy hiểm của hạ đường huyết kéo dài là tổn thương não có thể
không hồi phục.
II. CHẨN ĐOÁN:
1. Công việc chẩn đoán:
a) Hỏi bệnh:
Trẻ nguy cơ: suy dinh dưỡng, sơ sinh nhẹ cân, ngạt.
Nhịn ăn, đói, chế độ dinh dưỡng trong 24 giờ qua.
Tiền căn tiểu đường đang điều trị.
Chấn thương, tiếp xúc độc chất, sốt.
b) Khám lâm sàng:
Dấu hiệu sinh tồn.
Loại trừ nguyên nhân chấn thương, ngộ độc, viêm não màng não.
Mức độ tri giác, co giật.
Cơn ngừng thở.
c) Cận lâm sàng: Dextrostix và đường huyết.
2. Chẩn đoán xác định
Lâm sàng:
Sơ sinh: Bứt rứt, suy hô hấp, tím tái, cơn ngưng thở, giảm trương lực cơ, co giật.
Trẻ em: bứt rứt, co giật, lơ mơ, hôn mê, đổ mồ hôi, tay chân lạnh, tim nhanh.
Đường huyết < 40 mg/dL
III. ĐIỀU TRỊ:
1. Nguyên tắc điều trị:
Đường ưu trương.
Điều trị sớm ngay khi có kết quả Dextrositx mà không chờ kết quả xét
nghiệm đường huyết hoặc nghi ngờ hạ đường huyết.
2. Điều trị hôn mê hạ đường huyết:
Sơ sinh: Dextrose 10% 2 mL/kg TMC, sau đó duy trì 3-5 mL/kg/giờ.
Trẻ em: Dextrose 30% 2 mL/kg TMC, sau đó duy trì Dextrose 10% 3-5
mL/kg/giờ.
Trong trường hợp không thể thiết lập đường truyền có thể tạm thời cho
Glucagon 0,03 mg/kg TB nếu có, tối đa 1 mg. Do Glucagon chỉ có tác dụng
nâng đường huyết tạm thời nên tất cả mọi trường hợp phải được truyền tónh
mạch đường ưu trương sau đó.
3. Điều trị về sau:
Thường trẻ nhanh chóng tỉnh lại sau khi TMC dung dịch đường, tuy nhiên
nếu hạ đường huyết nặng và kéo dài, trẻ sẽ chưa tỉnh lại ngay.
Khi trẻ tỉnh táo sẽ tiếp tục cho ăn hoặc bú.
Vấn đề
Dextrostix có giá trị tương tương
với đường huyết với mức chênh
lệch 5%
Mức độ chứng cớ
I
Text book of Clinical laboratory
Medicine 1995
HỘI CHỨNG STEVENS-JOHNSON
I. ĐẠI CƯƠNG:
Hội chứng Stevens-Johnson là hội chứng lâm sàng: tổn thương hồng ban đa
dạng ở da và niêm mạc. Nguyên nhân thường do dị ứng (Sulfamide,
Carbamazepine,...) hoặc nhiễm siêu vi (Herpes simplex), vi trùng (Mycoplasma
pneumoniae). Biến chứng thường gặp là nhiễm trùng huyết, viêm phổi, mất
nước, rối loạn điện giải.
II. CHẨN ĐOÁN:
1. Công việc chẩn đoán:
a) Hỏi bệnh:
Tiền sử có dị ứng.
Có dùng thuốc từ vài ngày đến vài tuần.
Khởi phát có hoặc không sốt.
b) Khám lâm sàng:
Tổn thương da và niêm mạc:
+ Da: Hồng ban đa dạng kèm bóng nước trên hồng ban.
+ Niêm mạc: viêm loét niêm mạc lổ tự nhiên: miệng, mắt, hậu môn,
sinh dục. Ngoài ra có thể tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, hô hấp, tiết
niệu.
Triệu chứng khác: Sốt cao, ho, chảy mũi, đau họng, ói, tiêu chảy đau ngực,
đau cơ, đau khớp.
c) Đề nghị cận lâm sàng:
CTM: bạch cầu tăng cao, công thức bạch cầu chuyển trái (thường do
nhiễm trùng hay bội nhiễm).
Cấy máu, cấy dịch bóng nước, cấy nước tiểu khi có bội nhiễm để tìm tác
nhân gây bệnh và có hướng chọn lựa kháng sinh thích hợp.
Huyết thanh chẩn đoán Herpes simplex, Mycoplasma pneumoniae
Ion đồ, đường huyết ở bệnh nhân có nuôi dưỡng đường tónh mạch.
X quang phổi:có hình ảnh viêm phổi, nếu giai đoạn sớm gợi ý nhiễm
Mycoplasma hoặc giai đoạn muộn gợi ý viêm phổi bội nhiễm.
2. Chẩn đoán xác định:
Tổn thương da và niêm mạc đặc hiệu: hồng ban đa dạng, bóng nước, kèm
tổn thương niêm mạc ít nhất ở 2 lỗ tự nhiên.
Tiền sử dùng thuốc.
III. ĐIỀU TRỊ:
1. Nguyên tắc điều trị:
Ngưng ngay thuốc nghi ngờ là tác nhân.
Phòng ngừa bội nhiễm.
Đảm bảo nhu cầu dịch và dinh dưỡng.
2. Điều trị ban đầu:
2.1. Điều trị đặc hiệu:
Ngưng ngay thuốc nghi ngờ là tác nhân.
Nếu nghi ngờ do Mycoplasma pneumoniae: Kháng sinh nhóm Macrolides
- Erythromycine: 50 mg/Kg/ngày, chia 3 - 4 lần, trong 10 - 14 ngày.
- Hoặc Azithromycine: 10 mg/Kg/ngày, liều duy nhất / ngày, trong 3
ngày.
Nếu do Herpes simplex: Acyclovir (Zovirax): 20 mg/Kg uống mỗi 6 giờ,
trong 5 ngày.
2.2. Corticoide:
Nếu nguyên nhân là do dị ứng thuốc nên có chỉ định corticoides. Các nguyên
nhân khác hiệu quả của corticoides còn bàn cải.
Dùng trong giai đoạn cấp trong vòng 48-72 giờ sau phát ban.
Methyl prednisolone 4mg/kg/ngày chia 2 lần tiêm mạch trong 3-5 ngày
2.3. Điều trị triệu chứng:
Nằm phòng vô trùng, hạn chế thăm viếng đề phòng bội nhiễm qua da.
Sử dụng drap vải vô trùng
Săn sóc da: Rửa da bằng dung dịch NaCl 0,9% vô trùng. Sau đó, thoa dung
dịch Betadine 10% hoặc đắp gạc Betadine ở những nơi tổn thương da sâu,
loét. Không được chọc vỡ các bóng nước.
Vệ sinh răng miệng, bộ phận tiết niệu sinh dục, hậu môn.
Khám chuyên khoa mắt để tránh các biến chứng ở mắt như: dính mi, viêm
mống mắt, viêm loét hoặc thủng giác mạc, mù mắt. Nhỏ mắt với thuốc nhỏ
mắt không có corticoid (Neocin, Chlramphenicol…).
2.4. Dinh dưỡng
Truyền dịch: ngoài nhu cầu cơ bản cần bổ sung thêm lượng dịch mất qua da
(tương tự phỏng).
Nuôi ăn tónh mạch một phần hoặc toàn phần trong những ngày đầu: xem
phác đồ dinh dưỡng qua đường tónh mạch.
Nuôi ăn qua sonde dạ dày: khi bệnh nhân không chịu ăn uống hoặc ăn
không đủ so với nhu cầu. Lưu ý khi nuôi ăn qua sonde dạ dày nên đặt sonde
nhẹ nhàng vì thường có kèm theo tổn thương niêm mạc thực quản, có thể
lưu sonde khoảng 1 tuần.
2.5. Kháng sinh:
Khi có bội nhiễm: Cephalosporin thế hệ thứ 1: Cephapirine 50-100mg/kg/ngày
TM, chia 3 - 4 lần, hoặc Cephalosporine thế hệ thứ 3 100mg/kg/ngày TM, chia
3 - 4 lần. Nếu có nhiễm trùng bệnh viện: peflacine vancomycine.
3. Theo dõi:
Sinh hiệu: mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, nước tiểu.
Diễn tiến tổn thương da, niêm.
Ion đồ, đường huyết nếu có chỉ định nuôi ăn tónh mạch.
4. Phòng ngừa:
Nếu nguyên nhân nghi ngờ là do dị ứng thuốc: phải thông báo và ghi vào sổ
khám bệnh thuốc gây di ứng, dặn dò bệnh nhân thông báo cho thầy thuốc
mỗi khi đi khám bệnh.
Khi dùng thuốc phải hỏi tiền sử dị ứng cuả bệnh nhân và gia đình, dặn dò
bệnh nhân theo dõi, ngưng thuốc và tái khám ngay khi có dấu hiệu như nổi
mẩn đỏ, ngứa….
HÔN MÊ
I. ĐẠI CƯƠNG:
Hôn mê là sự suy giảm ý thức do tổn thương bán cầu đại não hoặc hệ thống
lưới.
Nguyên nhân
Chấn thương: xuất huyết não, dập não.
Tai biến mạch máu não: nhũn não, xuất huyết não không do chấn thương.
Nhiễm trùng: viêm não màng não, sốt rét thể não.
Chuyển hóa: rối loạn điện giải, hạ đường huyết, tiểu đường, suy gan, suy
thận.
Ngộ độc: thuốc ngủ, Morphin và dẫn xuất, phospho hữu cơ.
Thiếu máu não (sốc), thiếu oxy não (suy hô hấp).
Động kinh
II. CHẨN ĐOÁN:
1. Công việc chẩn đoán:
a) Hỏi bệnh:
Chấn thương.
Sốt, nhức đầu, nôn ói.
Tiêu chảy.
Co giật.
Tiếp xúc thuốc, độc chất, rượu.
Tiền căn: tiểu đường, động kinh, bệnh gan thận.
b) Khám lâm sàng:
Mục tiêu: đánh giá mức độ hôn mê và tìm nguyên nhân:
Dấu hiệu sinh tồn: Mạch, huyết áp, nhịp thở, kiểu thỡ, nhiệt độ.
Huyết áp cao: bệnh lý thận; huyết áp cao kèm mạch chậm: tăng áp lực nội
sọ.
Thở nhanh sâu: toan chuyển hóa, tiểu đường.
Thở chậm nông, không đều: tổn thương thần kinh trung ương.
Khám thần kinh:
Mức độ tri giác:
Dựa vào thang điểm Glasgow cho trẻ em.
Rối loạn tri giác đột ngột thường gặp trong tụt não.
BẢNG ĐÁNH GÍA BỆNH NHÂN HÔN MÊ
DỰA THEO THANG ĐIỂM GLASGOW CẢI TIẾN Ở TRẺ EM
Trẻ trên 2 tuổi
Mở tự nhiên
Mở khi gọi
Mở khi đau
Không đáp ứng
Làm theo yêu cầu
Kích thích đau:
Định vị nơi đau
Tư thế co khi kích thích đau
Tư thế co bất thường
Tư thế duỗi bất thường
Không đáp ứng
Định hướng và trả lời đúng
Mất định hướng và trả lời sai
Dùng từ không thích hợp
m thanh vô nghóa
Không đáp ứng
Trẻ dưới 2 tuổi
Trạng thái mắt
Mở tự nhiên
Phản ứng với lời nói
Phản ứng với kích thích đau
Không đáp ứng
Đáp ứng vận động tốt nhất
Theo nhu cầu
Kích thích đau:
Định vị được nơi đau
Co tay đáp ứng kích thích đau
Tư thế mất vỏ não khi đau
Tư thế mất não khi đau
Không đáp ứng
Đáp ứng ngôn ngữ tốt nhất
Mỉm cười, nói bập bẹ
Quấy khóc
Quấy khóc khi đau
Rên rỉ khi đau
Không đáp ứng
Điểm
4
3
2
1
6
5
4
3
2
1
5
4
3
2
1
Trẻ hôn mê khi điểm tổng cộng theo thang điểm Glasgow 10 điểm
Glasgow < 8 điểm thường nặng, tử vong cao.
THANG ĐIỂM BLANTYRE ĐÁNH GIÁ HÔN MÊ Ở TRẺ EM
Đáp ứng vận động tốt nhất
Đáp ứng ngôn ngữ tốt nhất
Cử động mắt
Đáp ứng chích xác kích thích
đau
Co chi khi kích thích đau
Không đáp ứng
Khóc to bình thường
Rên rỉ, khóc yếu
Không đáp ứng
Nhìn theo vật lạ
Không nhìn theo vật lạ
Tổng cộng
Điểm
2
1
0
2
1
0
1
0
0-5
Trẻ hôn mê nếu điểm tổng cộng theo thang điểm Blantyre < 3 điểm.
Khám mắt:
Đồng tử:
Đều hay không, kích thước đồng tử, phản xạ ánh sáng
Dãn, cố định một bên: xuất huyết não, tụt não. Cần loại trừ dãn đồng
tử do trước đó có dùng thuốc dãn đồng tử để soi đáy mắt.
Co nhỏ: ngộ độc phospho hữu cơ, thuốc ngủ, Morphin, tổn thương cầu
não.
Đáy mắt: phù gai (tăng áp lực nội sọ) hoặc xuất huyết.
Phản xạ mắt búp bê(+)â: tổn thương cầu não.
Dấu màng não: thóp phồng, cổ cứng, Kernig, Brudzinsky.
Dấu thần kinh khu trú:
Dấu hiệu yếu liệt chi, liệt dây sọ chỉ điểm tổn thương khu trú như tụ
máu trong sọ, u não.
Dấu hiệu tăng áp lực nội sọ:
1. Phản xạ mắt búp bê: Khi xoay đầu qua phải hay trái mắt không di chuyển
theo.
2. Dấu hiệu mất vỏ (tay co chân duỗi) hoặc mất não (duỗi tứ chi).
3. Đồng tử dãn một hay hai bên, phù gai thị.
4. Nhịp thở Cheynes Stokes hoặc cơn ngưng thở.
5. Tam chứng Cushing: mạch chậm, huyết áp cao, nhịp thở bất thường là dấu
hiệu trễ của tăng áp lực nội sọ.
Phản xạ gân xương, dấu Babinsky: tăng phản xạ gân xương kèm Babinsky
(+): tổn thương trung ương.
Khám toàn diện:
Tim bẩm sinh tím, mê kèm dấu thần kinh khu trú: thuyên tắc mạch não.
Bụng: kích thước gan, lách, tuần hoàn bàng hệ. Gan lách to kèm sốt: sốt
rét. Gan lách to kèm báng bụng, tuần hoàn bàng hệ: hôn mê gan.
Da: bầm máu, vàng da.
Dấu hiệu thiếu máu.
c) Đề nghị cận lâm sàng:
Xét nghiệm thường qui:
Công thức máu, ký sinh trùng sốt rét
Dextrostix, đường huyết, ion đồ, TPTNT, đường niệu, keton niệu
Khí máu khi suy hô hấp có chỉ định thở máy
Chọc dò tủy sống sau khi loại trừ tăng áp lực nội sọ. Chống chỉ định chọc
dò tủy sống: suy hô hấp, sốc, rối loạn đông máu, nghi ngờ tăng áp lực nội
sọ.
Xét nghiệm khi đã định hướng chẩn đoán:
Siêu âm não xuyên thóp (u não, xuất huyết não).
Chức năng đông máu (xuất huyết não màng não, rối loạn đông maùu).
-
Chức năng gan, thận (bệnh lý gan, thận).
Xquang tim phổi (bệnh lý tim, phổi).
Tìm độc chất trong dịch dạ dày, máu, nước tiểu (ngộ độc).
CT scanner não nếu nghi ngờ tụ máu, u não, áp xe não mà không làm được
siêu âm xuyên thóp hoặc siêu âm có lệch M-echo.
EEG (động kinh, viêm não Herpes).
III. ĐIỀU TRỊ:
1. Nguyên tắc điều trị:
Bảo đảm thông khí và tuần hoàn.
Phát hiện các bệnh lý ngoại thần kinh.
Điều trị nâng đỡ và phòng ngừa biến chứng.
Điều trị nguyên nhân.
2. Điều trị ban đầu:
2.1 Bảo đảm tốt sự thông khí và tuần hoàn:
a. Thông đường thở và đảm bảo thông khí tốt
Tư thế ngửa đầu nâng cằm. Phải cố định cổ trước nếu nghi ngờ chấn thương
cột sống cổ
Hút đàm nhớt
Đặt ống thông miệng hầu khi thất bại với ngửa đầu nâng cằm và hút đàm
nhớt
Thở oxy duy trì SaO2 92-96%
Đặt nội khí quản giúp thở: cơn ngừng thở, tăng áp lực nội sọ
b. Chống sốc:
Truyền dịch Lactate Ringer hay Normal saline 20 ml/kg/giờ và các thuốc
tăng sức co bóp cơ tim (Dopamine, Dobutamine) để duy trì huyết áp ổn
định.
Tránh truyền quá nhiều dịch có thể gây phù não và tăng áp lực nội sọ.
2.2 Khi có dấu hiệu lâm sàng gợi ý tụ máu, u não hay áp xe não cần hội chẩn
ngoại thần kinh.
2.3 Thiết lập đường truyền tónh mạch lấy máu xét nghiệm.
2.4 Nếu Dextrostix < 40 mg%, điều trị hạ đường huyết:
Trẻ sơ sinh: Dextrose 10% 2 ml/kg TMC.
Trẻ lớn: Dextrose 30% 2 ml/kg TMC.
2.5 Cao huyết áp không do suy hô hấp và tăng áp lực nội sọ: thuốc hạ áp (xem
phác đồ xử trí cao huyết áp).
2.6 Chống phù não nếu có: xem phác đồ viêm não.
2.7 Điều trị một số nguyên nhân khi chưa có kết quả xét nghiệm:
Nghi ngờ hạ đường huyết: dung dịch đường ưu trương.
Nghi ngờ ngộ độc Morphin: Naloxone 0,1 mg/kg tối đa 2g TM
Nghi sốt rét: Artesunate TM.
Nghi viêm màng não (có chống chỉ định chọc dò tủy sống): kháng sinh tónh
mạch sau khi cấy máu.
Nghi viêm não do Herpes: Acyclovir TM.
2.8 Điều trị nguyên nhân đã được xác định (xem phác đồ xử trí theo nguyên
nhân).
2.9 Truyền dịch và dinh dưỡng.
Truyền dịch:
2/3 nhu cầu để tránh phù não do tiết ADH không thích hợp.
Nếu có tăng áp lực nội sọ: truyền 1/2 nhu cầu.
Natri: 3mEq/100 ml dịch, Kali 1-2 mEq/100 ml dịch. Dung dịch thường
chọn là Dextrose 5-10% trong 0,2-0,45% saline.
Dinh dưỡng:
Trong giai đoạn cấp khi có chống chỉ định nuôi ăn qua sonde dạ dày thì
trong 3 ngày đầu chỉ cần cung cấp glucose và điện giải.
Cần nhanh chóng nuôi ăn qua sonde dạ dày nếu không có chống chỉ định,
chia làm nhiều bữa ăn nhỏ giọt chậm, nếu cần nuôi ăn tónh mạch một
phần.
2.10 Phòng ngừa nhiễm trùng bệnh viện:
Vật lý trị liệu hô hấp.
Chăm sóc bệnh nhân hôn mê.
3. Theo dõi
Mạch, HA, nhịp thở, tri giác (chỉ số hôn mê), co giật và các dấu hiệu của
tăng áp lực nội sọ.
Ion đồ, đường huyeát.
LƯU ĐỒ XỬ TRÍ HÔN MÊ
Thông đường thở
Oxy, hút đàm, đặt NKQ giúp thở
Thiết lập đường tónh mạch
Lấy máu xét nghiệm, Dextrostix
Chấn thương đầu
Dấu TK khu trú
Không
Hạ đường huyết
Có
Điều trị hạ đường
huyết:
Dextrose 30% 2 mL/kg
TMC
Sơ sinh: Dextrose 10%
2 mL/kg TMC
Có
Hội chẩn ngoại thần kinh
Không
Tìm nguyên nhân thường gặp có
điều trị đặc hiệu:
Ngộ độc
Sốt rét: KST sốt rét / máu
Viêm màng não: CDTS (không phù
gai, không TALNS)
Rối loạn điện giải: Ion đô
Bệnh nền: tiểu đường, tim, thận
Tìm dấu phù não, tăng áp lực nội so
Nếu có, điều trị chống phù não
LỌC BỆNH VÀ XỬ TRÍ CẤP CỨU
Tử vong trong bệnh viện thường xảy ra trong vòng 24 giờ đầu. Phần
lớn các trường hợp tử vong này có thể ngăn ngừa được nếu trẻ bệnh nặng được
lọc bệnh, phát hiện dấu hiệu cấp cứu sớm và xử trí kịp thời.
Lọc bệnh phải được thực hiện ở nơi nhận bệnh của phòng khám trước
mọi thủ tục hành chánh như đăng ký khám bệnh. Người lọc bệnh là bác só
hoặc điều dưỡng có kinh nghiệm và đã qua khoá huấn luyện lọc bệnh.
Lọc bệnh là một qui trình sàng lọc nhanh trẻ bệnh khi trẻ được đưa
đến cơ sở y tế để phân loại trẻ thành 3 nhóm sau:
- Trẻ có dấu hiệu cấp cứu cần cấp cứu ngay
- Trẻ có dấu hiệu ưu tiên sẽ được khám trước để đánh giá và điều trị kịp thời
- Trẻ không có dấu hiệu cấp cứu hoặc ưu tiên sẽ được khám bệnh theo thứ tự.
Phân loại
Cấp cứu
Ưu tiên
Không cấp cứu, không ưu tiên
Thời gian tối đa phải xử trí (phút)
0
10
120
THỨ TỰ CÁC BƯỚC LỌC BỆNH
Hỏi bà mẹ lý do đưa trẻ đến khám cùng lúc quan sát, sờ tay chân trẻ,
để phát hiện kịp thời những dấu hiệu cấp cứu.
I. TÌM NHỮNG DẤU HIỆU CẤP CỨU ĐỒNG THỜI XỬ TRÍ CẤP CỨU NGAY
Tìm các dấu hiệu cấp cứu theo thứ tự ưu tiên:
Dấu hiệu cấp cứu hô hấp
Dấu hiệu sốc
Dấu hiệu hôn mê hoặc co giật
Dấu hiệu mất nước nặng ở trẻ bi tiêu chảy
Nếu trẻ có bất kỳ dấu hịeu cấp cứu nào phải cấp cứu ngay, kêu gọi giúp đỡ,
sau đó tiếp tục và hoàn thành việc đánh giá và làm xét nghiệm cấp cứu: thử
đường huyết bằng que (Dextrostix), dung tích hồng cầu (Hct)
I.1. Đánh giá và cấp cứu hô hấp
I.1.1. Đánh giá
Dấu hiệu tắc nghẽn đường thở:
-Khàn tiếng
-Thở rít thì hít vào
Khi có dấu hiệu tắc nghẽn đường thở hỏi trẻ có hít sặc không.
Nếu có: trẻ bị dị vật đường thở
Dấu hiệu suy hô hấp nặng:
-Ngưng thở hoặc cơn ngừng thở
-Tím tái