Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

CHƯƠNG XII bệnh lý da phác đồ điều trị nhi khoa bệnh viện nhi đồng 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.83 KB, 12 trang )

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

2013

BỆNH CHÀM
I. ĐẠI CƯƠNG
1. Định nghĩa: Chàm là tình trạng viêm da tái diễn, kéo dài, biểu hiện bằng ngứa nhiều
có thể kèm theo mụn nước. Bệnh chàm rất phổ biến ở trẻ em, tỉ lệ mắc bệnh từ 1020%.
2. Yếu tố kết hợp: bệnh chàm thường kết hợp 2 yếu tố:
- Cơ địa dị ứng: hen, sổ mũi kéo dài, nổi mề đay
- Yếu tố khởi phát:
+ Các chất kích thích tại chỗ: quần áo lông cừu, sợi tổng hợp, mồ hôi ứ đọng nhiều,
xà bông, chất tẩy rửa, một số thuốc bơi ngồi.
+ Các loại thực phẩm: sữa bị, trứng, các loại đồ biển, đậu nành…
+ Các dị nguyên đường hơ hấp: bụi nhà, phấn hoa, lơng thú, khói bụi giao thơng,
khói thuốc lá.
+ Khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm quá cao hay quá thấp. Yếu tố này gây ra bệnh chàm theo
mùa.
+ Căng thẳng tâm lý, mọc răng, thiếu ngủ.
II. LÂM SÀNG
1. Lâm sàng:
- Vị trí: sang thương thường đối xứng, tập trung vùng hai má, vành tai, da đầu, cổ, các
nếp gấp tay, chân. Các trường hợp nặng có thể lan tỏa tồn thân.
- Đặc điểm: khởi đầu là các dát hay mảng hồng ban, phù nhẹ, giới hạn thường không rõ
ràng. Trên nền hồng ban xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ, to dần hoặc tập hợp lại thành
bóng nước. Ngứa nhiều. Các mụn nước sau đó thường vỡ ra (tự nhiên hay do cào gãi),
rỉ dịch vàng, đóng thành mài.
+ Nếu diễn tiến tốt, các triệu chứng biến mất, da sẽ trở về bình thường sau vài tuần.
+ Nếu diễn tiến xấu các sang thương tiếp tục xuất hiện tại chỗ hoặc lan ra nhiều nơi
khác. Sang thương có thể bị bội nhiễm, khi đó dịch tiết có mủ, bé bị sốt và hạch
vùng sưng đau.


2. Phân loại:
Có nhiều cách phân loại chàm.
- Phân loại theo diễn tiến:
+ Chàm cấp: tiết dịch nhiều, hồng ban đỏ, phù nề
+ Chàm bán cấp: tiết dịch ít hơn, da đỏ ít, khơng cịn phù nề
+ Chàm mạn: da đỏ có vảy, ngứa. Nếu gãi nhiều da sẽ bị dày sừng, liken hóa
III. CHẨN ĐỐN
1. Chẩn đốn xác định:
Chẩn đốn bệnh chủ yếu dựa vào lâm sàng. Bệnh chàm được chẩn đốn khi bệnh nhân
có dấu hiệu ngứa da kèm theo ít nhất 3 trong 5 triệu chứng sau đây:
- Khởi bệnh dưới 2 tuổi
- Da khô
- Viêm da ở các nếp gấp lớn (nhìn thấy hay trong tiền căn)

1


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

2013

2.
-

Tiền căn có ngứa các nếp da như khuỷu tay, khoèo chân…
Tiền sử gia đình hoặc cá nhân mắc bệnh suyễn
Chẩn đốn phân biệt:
Bệnh ghẻ ngứa: mụn nước khu trú ở kẽ ngón tay, chân, quanh rốn, kẽ mơng. Bệnh
cũng gây ngứa nhiều chủ yếu về ban đêm. Tiền căn dịch tễ: nhiều người trong gia đình
hoặc cùng chung sống mắc bệnh

- Rôm sảy: mụn nước thường tập trung ở vùng da bị ẩm, nóng. Ngứa nhiều khi thời tiết
nóng, giảm khi thời tiết dịu mát
- Zona: mụn nước tập trung thành chùm trên nền hồng ban phù nề nhẹ, lúc đầu có thể
ngứa nhưng cảm giác đau, rát nhiều. Thương tổn thường phân bố theo dây thần kinh
và không đối xứng
IV. TIÊU CHUẨN NHẬP VIỆN
Chàm có nhiễm trùng tồn thân
V. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc điều trị:
- Tránh yếu tố khởi phát: thơng qua tư vấn với phụ huynh, cố gắng tìm yếu tố khởi phát
khả dĩ để tránh như:
- Dị nguyên tiêu hóa do ăn uống
- Dị nguyên tiếp xúc: các tác nhân gây kích ứng da
- Dị ngun hơ hấp
2. Điều trị cụ thể:
- Điều trị tại chỗ:
+ Sữa làm dịu da (Emollients): sử dụng đối với chàm nhẹ, da chỉ bị khô và/hoặc ửng
đỏ. Bôi tại chỗ hoặc tắm toàn thân, từ 1 đến 2 lần một ngày
+ Sang thương tiết dịch: sử dụng thuốc bôi dạng nước như Eosin 2%, xanh Methylen
hoặc rửa bằng dung dịch thuốc tím pha lỗng màu hồng cánh sen
+ Corticoid bơi (Hydrocortisone 1% cho các sang thương vùng mặt, Clobetasone
0,5% ở chi và thân): chỉ định khi chàm ở mức độ trung bình hoặc nặng trong giai
đoạn bán cấp hoặc mạn tính, khơng quá 7 ngày
- Điều trị toàn than:
+ Thuốc chống ngứa: thuốc kháng Histamin đường uống, dùng khi trẻ bị ngứa nhiều
ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt.
+ Kháng sinh: chỉ định khi có dấu chứng nhiễm khuẩn: sang thương tiết dịch mủ, trẻ
có sốt, nổi hạch vùng.
+ Corticoid tồn thân: không nên dùng kéo dài trong bệnh chàm mạn tính vì có thể
gây ra hiện tượng bùng phát bệnh khi ngưng thuốc. Có thể chỉ định trong chàm cấp

với Prednisolone liều 0,5mg/kg/ngày x 3 ngày.

2


HỘI CHỨNG STEVENS – JOHNSON
VÀ HOẠI TỬ THƯỢNG BÌ NHIỄM ĐỘC
I. ĐẠI CƯƠNG
1. Định nghĩa :
- Hội chứng Stevens Johnson đặc trưng bởi sốt và sang thương ở da niêm, dẫn đến
hoại tử và bong vảy lớp thượng bì.
- Phân loại:
+ Hội chứng Stevens Johnson (SJS: Stevens Johnson Syndrom): diện tích da bị
tổn thương < 10 % diện tích da cơ thể.
+ Hoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN: Toxic Epidermal Necrolysis): diện tích da
bị tổn thương > 30% diện tích da cơ thể.
+ SJS/ TEN: diện tích da bị tổn thương từ 10 – 30% diện tích da cơ thể.
2. Nguyên nhân :
- Thuốc: là nguyên nhân chiếm hàng đầu, trong đó thường gặp nhất là nhóm
sulfamide và chống động kinh (Lamotrigine, Phenytoine, Carbamazepine,
Phenobarbital, …).
- Nhiễm khuẩn (Mycoplasma pneumonie, Klebsiella pneumoniae,..).
- Thức ăn.
II. LÂM SÀNG
- Hồng ban lan tỏa.
- Phù mặt hoặc sang thương ở giữa mặt.
- Đau da.
- Ban xuất huyết.
- Hoại tử da.
- Bóng nước hoặc mảng bóng nước thượng bì.

- Viêm lt các lỗ tự nhiên.
- Có thể phù lưỡi, sốt…
III. CẬN LÂM SÀNG
- Thường qui: huyết đồ, CRP, chức năng gan thận.
- Tìm nguyên nhân: huyết thanh chẩn đốn Mycoplasma, Herpes virus.
- Cấy máu, mơ da niêm tổn thương, dịch bóng nước khi có bội nhiễm.
- Theo dõi: Ion đồ, Dextrostix, Tổng phân tích nước tiểu.
IV. CHẨN ĐỐN
1. Chẩn đốn xác định :
Nghĩ đến khi:
- Tiền căn sử dụng thuốc
- Khởi phát sốt đột ngột
- Tổn thương da niêm dạng hồng ban bóng nước (≥ 2 lỗ tự nhiên)
- Hoại tử và bong tróc thượng bì.
2. Chẩn đốn phân biệt :
- Nhiễm độc da bóng nước do độc tố của Staphylococcus (scalded skin syndrome
induced by staphylococcal toxins: 4S)
- Nhiễm trùng da do Streptococcus…
V. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc:
- Loại trừ ngay tác nhân gây bệnh
1


2.
-

-

-


-

-

-

VI.
-

Chăm sóc sang thương
Bồi hồn nước và điện giải
Dinh dưỡng
Chăm sóc mắt
Kiểm sốt nhiễm khuẩn
Kiểm sốt nhiệt độ phịng
Giảm đau
Điều trị cụ thể:
Chăm sóc sang thương
+ Bệnh nhân với SJS/TEN và TEN nên được điều trị tại khoa Phỏng với nhiệt độ
phòng ổn định từ 30 – 320C để giảm sự mất năng lượng do mất lớp thượng bì.
+ Diện tích da tổn thương nên được đánh giá mỗi ngày.
+ Rửa sang thương với dung dịch NaCl 0,9% hoặc chlorhexidine 0,05% (hỏi khoa
Phỏng)
+ Khơng cắt lọc lớp thượng bì hoại tử nhằm tạo một lớp áo sinh học giúp giảm
đau mà vẫn đảm bảo thời gian lành sang thương tốt
+ Đắp gạc Urgotul
Bồi hoàn nước và điện giải
+ Nhu cầu dịch từ 2/3 – 3/4 nhu cầu dịch của bỏng ở cùng phạm vi, hoặc theo
công thức: 1,5 ml x % diện tích da x kg cân nặng/ngày

+ Chú ý bù đủ Kali, Natri, phosphore
Dinh dưỡng
+ Nuôi ăn tĩnh mạch ngoại biên tốt hơn là tĩnh mạch trung ương.
+ Nuôi ăn qua đường miệng sẽ tốt hơn qua đường tĩnh mạch.
+ Nuôi qua thông dạ dày để hạn chế sang chấn trên niêm mạc miệng đã tổn
thương
Chăm sóc mắt
+ Khám chuyên khoa mắt, theo dõi, tư vấn thường xuyên để phát hiện các biến
chứng ở mắt.
+ Chăm sóc mắt mỗi ngày với thuốc bôi trơn dạng mỡ hoặc dạng nước.
Kiểm sốt nhiễm khuẩn
+ Bệnh nhân SJS và TEN có nguy cơ bội nhiễm và nhất là nhiễm khuẩn huyết
cao, không có chỉ định kháng sinh dự phịng.
+ Chăm sóc vơ khuẩn và cách ly vô khuẩn
+ Theo dõi sát dấu hiệu nhiễm khuẩn để chỉ định kháng sinh kịp thời. Kháng sinh
lựa chọn nên dựa theo kháng sinh đồ mẫu cấy.
+ Kháng sinh ban đầu: Oxacillin 100 – 200 mg/kg/ngày, tiêm mạch chậm, chia 3
– 4 lần phối hợp với Amikacin 15mg/kg/ngày truyền tĩnh mạch trong 30 phút.
Các điều trị khác:
+ Glucocorticoide: không sử dụng cho trẻ SJS nặng và TEN do tăng nguy cơ
nhiễm khuẩn và kéo dài thời gian nằm viện (Grade 2C)
+ Gamma globulin: làm lành tổn thương da tốt hơn và tăng tỷ lệ sống sót (Grade
2C)
+ Chỉ định: SJS nặng vàTEN
+ Truyền tĩnh mạch: 1g/kg/ngày x 3 ngày liên tục
BIẾN CHỨNG
Da: sẹo da, tăng sắc tố, biến dạng móng, rụng tóc, …
Mắt: khơ mắt, sợ ánh sáng, giảm thị lực, mi quặm, viêm kết mạc, sẹo giác mạc dẫn
2



đến mù, ...
- Phổi: viêm phế quản mạn, viêm phổi tái phát, dãn phế quản, … (thường gặp ở
người lớn)
- Tổn thương ở gan và thận hiếm hơn.
VII. TIÊU CHUẨN XUẤT VIỆN
Khi tình trạng bệnh ổn định về nước và điện giải, da lành sang thương.
VIII. PHÒNG NGỪA
- Bệnh nhân: tránh sử dụng các thuốc đã từng gây dị ứng, thông báo cho bác sĩ các
thuốc gây dị ứng; Nếu thấy có mảng đỏ trên da khi uống thuốc, nên đi khám ngay.
- Thầy thuốc: ghi vào sổ sức khỏe bệnh nhân thuốc đã gây dị ứng.

3


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

2013

NHIỄM TRÙNG DA VÀ MÔ MỀM
Nhiễm trùng da vi trùng là chẩn đoán thường gặp trong số bệnh da trẻ em, chiếm 17% trẻ
đến khám tại Mỹ, thường gặp là chốc, chiếm 10% trẻ mắc bệnh da.

CHỐC
I. ĐỊNH NGHĨA
Chốc là nhiễm trùng da do vi trùng, giới hạn ở lớp thượng bì.
- Mụn mủ có đường kính lớn hơn 1cm là đặc trưng của chốc bóng nước.
- Đây là nhiễm trùng da thường gặp ở trẻ em, đặc biệt trong những tháng hè.
-


II. NGUYÊN NHÂN
- Streptococcus A beta hemolytic.
- Staphylococcus aureus: có thể gây chốc bóng nước hoặc chốc khơng bóng nước.
III. LÂM SÀNG
- Có hai thể lâm sàng: chốc bóng nước và khơng bóng nước, chốc khơng bóng nước
chiếm 70% các trường hợp
- Điển hình: tổn thương bắt đầu ở da mặt hoặc chi. Tiền căn: trẻ bị côn trùng cắn, trầy
sướt, thủy đậu, ghẻ, phỏng.
- Thường gặp trẻ em < 6T
- Mụn nước, mụn mủ nhỏ phát triển nhanh thành mảng, mài có màu mật, đường kính <
2cm. Nhiễm trùng có thể lan rộng đến những phần khác của cơ thể qua tay, quần áo,
khăn. Sang thương đau ít hoặc không đau hồng ban xung quanh, nhưng triệu chứng thể
tạng thường khơng có (dị ứng). Ngứa hiếm khi xảy ra, hạch vùng tìm thấy 90% trường
hợp, Tăng bạch cầu hiện diện 50%
- Không điều trị: phần lớn các trường hợp lành tự nhiên, khơng để lại sẹo trong vịng 2
tuần.
- Chẩn đoán phân biệt: Herpes simplex, thủy đậu, nấm, nhiễm ký sinh trùng: có thể bị
chốc hóa.
- Chốc bóng nước: tác nhân thường gặp là Staphylococcus aureus, 80% nhóm 2, 60%
type 71, 3A, 3B, 3C, 55. Chốc bóng nước là biểu hiện lâm sàng hội chứng 4S khu trú
và phát triển trên nền da không bị tổn thương (khác với chốc khơng bóng nước).
IV. CHẨN ĐỐN
Dựa lâm sàng:
Cấy dịch từ bóng nước cịn ngun vẹn có thể tìm thấy tác nhân gây bệnh, nếu bệnh
nhân không khỏe cũng cần cấy máu
V. BIẾN CHỨNG
- Viêm mô tế bào: 10% bệnh nhân chốc khơng bóng nước.
1



PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

2013

- Viêm cầu thận cấp sau nhiễm Streptococucus: thường gặp ở trẻ 3-7 tuổi, sau thời gian
bị chốc 18-21 ngày, thường do Streptococcus M group 2, 49, 53, 55, 56, 57.
VI. ĐIỀU TRỊ
1. Tại chỗ:
- Lấy mài.
- Rửa tại chỗ với dung dịch sát khuẩn: povidone-iodine, chlorhexidin gluconate.
- Kháng sinh tại chỗ: Mupirocin, Bacitracin, Erythromycin
2. Toàn thân:
- Kháng sinh:
+ Erythromycin: 40mg/kg/ngày chia 4 lần
+ Cephalexin 50mg/kg/ngày
+ Dicloxacillin 50mg/kg/ngày
+ Amoxicillin-clavulanic acid
- Thời gian điều trị 7 ngày.
- Điều trị kháng sinh toàn thân loại bỏ nhiễm trùng, tuy vậy không làm giảm tần suất
viêm cầu thận cấp.

2


VIÊM DA DỊ ỨNG
I. ĐẠI CƯƠNG
- Viêm da dị ứng là một tình trạng phản ứng viêm của da đối với chất gây dị ứng qua trung
gian tế bào đặc hiệu.
- Có hai nhóm viêm da dị ứng:
Viêm da kích thích trực tiếp

Viêm da tiếp xúc dị ứng.
II. VIÊM DA KÍCH THÍCH TRỰC TIẾP
1. Ngun nhân
Là tình trạng viêm cấp tính do tiếp xúc một lần với chất kích thích như: acid, kiềm, phenol,
muối halogen, hay một số hóa chất khác….khởi phát nhanh và các tổn thương xuất hiện một
cách chính xác tại vị trí tiếp xúc.
2. Triệu chứng lâm sàng :
Sau khi tiếp xúc với dị nguyên thì da sẽ đổi màu sang đỏ, nâu sậm, phù nề nóng, có thể đau
rát, ngứa và có thể có những mụn nước li ti.
3. Chẩn đoán:
Khai thác bệnh sử là điều quan trọng nhất giúp ích cho chẩn đốn chính xác, quá trình thăm
khám thì nhìn trực tiếp vào thương tổn để chẩn đoán bệnh.
4. Điều trị:
- Nguyên tắc: loại bỏ dị nguyên ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt.
- Điều trị tại chỗ:
Làm sạch thương tổn bằng nước sạch, có thể sử dụng dung dịch thuốc tím pha lỗng
(1/10.000 – dung dịch có màu hồng cánh sen nhạt) để rửa.
Nếu tổn thương khô: bôi kem Hydrocortisone 0,5% - 1% lên tổn thương khô, 2 lần/ngày
trong 3 – 5 ngày.
Nếu tổn thương rỉ dịch: bơi dung dịch có chứa chất kẽm Dalibour 2 lần/ngày hoặc dung
dịch xanh Methylen 3 lần ngày.
- Điều trị toàn thân
Kháng histamine uống nếu ngứa nhiều: Hydroxyzine 2mg/kg/ngày chia 3 – 4 lần.
Khánh sinh uống nếu có bội nhiễm nặng: Erythromycin hoặc Cephalexin.
5. Tiêu chuẩn nhập viện
- Thương tổn rộng, bội nhiễm nặng.
- Trẻ sơ sinh kèm sốt.
III. VIÊM DA TIẾP XÚC DỊ ỨNG
1. Định nghĩa
Là tình trạng viêm da do tiếp xúc trước đó với dị nguyên dãn đến nhạy cảm qua trung gian tế

bào đặc hiệu


2. Nguyên nhân và vị trí thường gặp :
Vị trí
Mặt
Da đầu
Miệng

Cổ, dái tai
Nách
Bàn tay
Thân người
Bàn chân

Nguyên nhân
Mỹ phẩm, xà phòng, gọng kín, dược phẩm, dầu xức (dầu khuynh
dịp, cù là…)
Chất nhuộm tóc, dầu gội…
Chất liệu trong nha khoa, một số thực phẩm có chất bảo quản và gia
vị.
Trang sức có chứa niken.
Phấn hút ẩm chống hăm.
Phấn hút ẩm chống hăm.
Chất kem tẩy mùi, sáp lăn
Cây cỏ, chất niken, kem bôi, dược phẩm xà bong, chất tẩy rửa, chất
liệu trong dầu nhớt xe, sơn dầu verni, xi măng…
Trang sức, quần áo có đính niken, màu nhuộm, đầu dây thắt lưng
kim loại bị oxy hóa…
Vớ, chất liệu trong giầy da…


3. Triệu chứng lâm sàng
- Thường biểu hiện bằng các thương tổn viêm da cấp tính hoặc bán cấp ở những vị trí mà
kháng nguyên tiếp xúc trực tiếp hay những vị trí khác nhẹ hơnmà sự tiếp xúc không rõ rang.
Sự nhạy cảm có thể mới xảy ra hoặc đã tiếp xúc lâu dài trước đó.
- Giai đoạn sớm vùng da bệnh có phản ứng viêm, ngứa, sẫn, mụn nước, có thể có mài. Nếu
tiếp xúc thường xuyên với chất dị ứng thì da có thể khơ, sần sùi, vãy, hay vết nứt xen kẻ và
thương tổn có thể lan rộng ra hơn.
4. Điều trị :
- Nguyên tắc: xác định dị ứng được dị ứng nguyên và loại bỏ càng sớm càng tốt.
- Điều trị tại chỗ:
Thuốc tím pha lỗng (1/10.000) đắp làm ẩm và mềm da
Hồ kẽm chống dịch
Methylen bbeu, kháng sinh bơi nếu có hiện tượng bội nhiễm.
Conticoide nhẹ(Eumovate) nếu có viêm cấp và ngứa.
Tẩy sừng bằng Acid salicitic nếu thương tổn lâu năm dày sừng
- Điều trị toàn thân:
Kháng sinh nếu có bội nhiễm
Kháng histamin nếu có ngứa
Kháng viêm nếu đợt cấp nặng
Cácloại sinh tố: A,E,PP,C…
Thời gian điều trị tùy thuộc vào từng bệnh cảnh, rất dễ tái phát do khơng kiểm sốt được
dị ứng ngun


5. Tiêu chuẩn nhập viện :
- Thường thì điều trị ngoại trú
- Nhập viện khi thương tổn bội nhiễm nặng



PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

2013

VIÊM MƠ TẾ BÀO
I. ĐỊNH NGHĨA
- Viêm mô tế bào là nhiễm trùng da và dưới da. Các vùng giải phẫu liên quan được
chia làm hai vùng:
+ Vùng mặt: miệng, quanh mắt, hốc mắt.
+ Vùng không phải mặt: da đầu, cổ, thân và chi
II.
-

NGUYÊN NHÂN:
Tác nhân thông thường là Streptococcus pyogenes, và S.aureus.
H.Influenzae (trẻ 3-5T, viêm mô tế bào mặt).
Escherichia Coli (trẻ hội chứng thận hư).
S.aureus.
Streptococcus A.
Streptococcus pneumonia

III. LÂM SÀNG
- Đáp ứng viêm khu trú tại nơi nhiễm trùng: hồng ban, phù, ấm, đau, hạn chế cử động,
bờ không rõ.
- Tiền sử: vết thương hoặc cơn trùng cắn trước đó.
- Sốt: thường gặp khi tổn thương lan rộng hoặc khi có biểu hiện nhiễm trùng huyết.
- Hạch vùng thường lớn.
- Viêm mô tế bào kèm nhiễm trùng huyết: thường do H.influenzae, Streptococcus
pneumonia, cấy máu: dương 90%.
- Viêm mô tế bào hiếm xảy ra ở trẻ suy giảm miễn dịch, trong những trường hợp này

tác nhân thường gặp là Pseudomonas aeruginosa, trực khuẩn ruột gram âm, vi khuẩn
kỵ khí
IV. CHẨN ĐỐN
- Hút dịch tại nơi viêm, sinh thiết da, cấy máu có thể tìm thấy tác nhân gây bệnh 25%
trường hợp viêm mơ tế bào.
V.
-

BIẾN CHỨNG
Viêm khớp.
Viêm xương tủy.
Viêm màng não.
Viêm màng tim.
Viêm bao hoạt dịch.

VI. ĐIỀU TRỊ
- Tại chỗ

1


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

+ Giảm triệu chứng tại chỗ: đắp với gạc ấm 10-20 phút, ngày 3 lần.
+ Bất động vùng da bị ảnh hưởng.
+ Rạch và dẫn lưu ổ mủ.
- Toàn thân
+ Kháng sinh:
Dicloxacillin 50mg/kg/ngày.
Cephalexin 50mg/kg/ngày.

Amoxicillin-Clavulanic acid 50mg/kg/ngày.
- Trẻ không sốt, bạch cầu < 15.000: có thể điều trị ngoại trú với kháng sinh uống.
- Trẻ sốt > 390Cvà bạch cầu tăng > 15.000, nên nhập viện điều trị kháng sinh chích:
+ Oxacillin 150mg/kg/ngày, chia 4 lần
+ Cephazolin 100mg/kg/ngày, chia 3 lần
+ Cefotaxim 200mg/kg/ngày, chia 4 lần
+ Ceftriaxon 100mg/kg/ngày, 1 lần
+ Thời gian điều trị: 7-10 ngày

2

2013



×