Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

CHƯƠNG XV phát triển sức khỏe phác đồ điều trị nhi khoa bệnh viện nhi đồng 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 20 trang )

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

2013

TIÊM CHỦNG
LỊCH: TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG, TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
A. LỊCH TIÊM CHỦNG:
I. LỊCH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG QUỐC GIA: (Bắt buộc và miễn phí)
Lịch tiêm chủng quốc gia hay Chương trình Tiêm chủng mở rộng (EPI: Extended
Program of Immunization) là một chương trình được Tổ chức Y tế thế giới đề ra cho
các nước đang phát triển và được Bộ Y tế mỗi nước điều chỉnh cho phù hợp với nguồn
lực quốc gia và tình hình dịch tễ trong nước.
1. Lịch tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam (theo quyết định số 845/QĐ- BYT, ngày
17/03/2010) được sử dụng như sau:
TT

T̉ i của trẻ

Ngừa bệnh

1

Sơ sinh

-

Lao
VGB sơ sinh trong vịng 24 giờ sau sinh (*)

2



02 tháng

-

BH – UV - HG - VGB – Hib: mũi 1
BL: lần 1

3

03 tháng

4

04 tháng

-

BH -UV- HG -VGB – Hib: mũi 2
BL: lần 2
BH -UV- HG -VGB - Hib mũi 3
BL: lần 3

5

09 tháng

-

Sởi mũi 1


6

18 tháng

-

BH -UV- HG: mũi 4
Sởi mũi 2

2. Ngoài lịch tiêm chủng trên cịn có 3 loại vaccin cũng được đưa vào chương trình tiêm
chủng mở rộng mhưng chỉ áp dụng ở những nơi có tỉ lệ mắc bệnh cao , đó là: Viêm não
Nhật Bản B, Tả, Thương hàn.
3. Viêm gan B sơ sinh (*): Đề phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con, cần tiêm
ngừa Viêm gan B sớm cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh. Nếu trẻ không tiêm được liều
viêm gan B trong vịng 24 giờ sau sinh thì cố gắng tiêm trong vòng 7 ngày đầu sau sinh.
4. Các từ viết tắt:
- Viêm gan siêu vi B: VGB
- Bạch hầu- Uốn ván- Ho gà: BH -UV- HG
- Bại liệt:BL
- Viêm màng não mũ và các nhiễm trùng do Hemophilus Influenzae type B: Hib

1


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

2013

II. LỊCH TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ

Bên cạnh lịch tiêm chủng quốc gia, thực tế tại Bệnh viện có sử dụng một số thuốc tiêm
chủng dịch vụ. Cụ thể:

NGỪA BỆNH
Viêm màng
não mũ và các
nhiễm trùng
do Hib

TUỔI

Từ 2 tháng
đến 5 tuổi

LỊCH TIÊM
- Từ 2 - 6 tháng: 3 liều liên tiếp cách nhau 1 đến 2 tháng,
nhắc lại 1 liều lúc trẻ 16- 18 tháng.
- Từ 6 - 12 tháng: 2 liều liên tiếp cách nhau 1 đến 2 tháng.
12 tháng sau liều 2 nhắc lại 1 liều.
- Trẻ trên 12 tháng đến 5 tuổi: 1 liều duy nhất
Tùy theo loại thuốc, trẻ sẽ được uống 2 hoặc 3 liều:
 Rotarix:
Uống 2 liều, khoảng cách 2 liều ít
nhất là 4 tuần

Tiêu chảy do
Rotavirus

Từ 6 tuần
tuổi


-

Tuổi: Từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng
tuổi (liều 2 phải hoàn tất  6 tháng tuổi)
 Rotateq:
Uống 3 liều, khoảng cách giữa các
liều ít nhất là 4 tuần
-

Tuổi: Từ 7,5 tuần tuổi đến 8 tháng
tuổi (liều đầu tiên phải sử dụng  3 tháng tuổi)

- Lần 1: bắt đầu lúc trẻ 6 tháng tuổi
Cúm

Từ 6 tháng

- Lần 2: cách lần thứ nhất 4 tuần (áp dụng cho những trẻ
tiêm lần 1  8 tuổi)
- Nhắc: 1 liều mỗi năm
- Lần 1: bắt đầu lúc 12 tháng tuổi

Viêm não
Nhật Bản B

Từ 12 tháng

- Lần 2: cách lần 1 từ 1 đến 2 tuần
- Lần 3: cách lần 1 một năm sau

- Nhắc: 1 liều mỗi 3 năm

Thủy đậu
(Trái rạ)

Từ 12 tháng

Tùy theo loại thuốc, trẻ sẽ được tiêm 1 hoặc 2 liều:
 Varilrix: tiêm 2 liều cách nhau 12 tuần
 Okavax: tiêm 1 liều duy nhất

2


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

2013

Viêm gan siêu
vi A

Từ 12 tháng

Tiêm 2 liều cách nhau từ 6 đến 18 tháng

Sởi – Quai bị Rubella

Từ 12 tháng

Tiêm 2 liều cách nhau từ 3 đến 6 năm


Viêm màng
não do não mô
cầu A+C

Từ 24 tháng

Tiêm 1 liều mỗi 3 năm

Thương hàn

Từ 24tháng

Tiêm 1 liều mỗi 3 năm

Dại

Tiêm ngừa 5 mũi vào các ngày 0-3-7-14-21

B. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
I. Chống chỉ định chung cho các loại vaccin:
1. Chống chỉ định vĩnh viễn: Phản ứng dị ứng trầm trọng với thuốc chủng hoặc những
thành phần của thuốc chủng (ví dụ: sốc phản vệ) sau liều tiêm ngừa trước.
2. Chống chỉ định tạm thời:
- Trẻ đang sốt, nhất là đối với các vaccin thường gây sốt, co giật như thuốc chủng ho gà.
- Các bệnh cấp tính trung bình và nặng .
- Đang dùng kháng sinh.
- Đang dùng liệu pháp ức chế miễn dịch dài hạn:
 Đối với steroid: liều Prednisone được xem là gây ức chế miễn dịch là 2mg/kg/ngày x
2 tuần.

 Đối với Immunoglobulin
II. Chống chỉ định riêng của một số loại vaccin:
Tên
vắc xin

Lao

Chống chỉ định

Thận trọng

Bệnh Hodgkin, các ung thư
huyết học và khối u đặc, đang sử
dụng Gammaglobulin (cách tối
thiểu: trước 2 tuần, sau 3-11
tháng)

3


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

BH
UV
HG

2013

- Hội chứng Guillain – Barré trong 6 tuần
sau tiêm liều vắc xin có thành phần uốn

ván trước đây.
- Đối với DtaP: một trong những triệu
- Tiền sử dị ứng với vắc xin và
chứng sau tiêm như:
các thành phần của vắc xin
a. Sốt từ 40, 5 độ C trở lên trong 48 giờ;
- Bệnh não trong 7 ngày sau b. Khóc dai dẳng từ > 3 giờ trong 48 giờ
c. Sốc trong vịng 48 giờ; co giật kèm sốt
tiêm
hoặc khơng trong 3 ngày.
- Đối với DTaP/Tdap: rối loạn thần kinh
không thường xuyên.
- Viêm dạ dày ruột hoặc rối loạn dạ dày
ruột mãn tính vừa đến nặng
- Tiền sử lồng ruột

Rotavirus

Tiền sử bị hội chứng Guillain – Barré trong
vòng 6 tuần sau tiêm vắc xin cúm

Cúm bất
hoạt

Dị ứng với trứng

Thủy đậu

Trẻ suy giảm miễn dịch do dùng
steroid liều cao, bệnh bạch cầu, Truyền máu, huyết tương và/hoặc globulin

ung thư, ung thu hạch bạch huyết miễn dịch trong 11 tháng qua.
hoặc suy giảm miễn dịch.

Sởi - Quai
bị -Rubella
(MMR)

Suy giảm miễn dịch nặng (như
bướu máu và bướu đặc, suy giảm
miễn dịch bẩm sinh, điều trị ức
chế miễn dịch kéo dài, hoặc triệu
chứng nhiễm HIV nặng

- Truyền máu, huyết tương, và / hoặc
globulin miễm dịch trong 11 tháng qua.
- Tiền sử giảm tiểu cầu và xuất huyết giảm
tiểu cầu
Lưu ý: MMR khơng có chống chỉ định đối
với trường hợp vừa làm test IDR. Nếu thử
IDR không cùng ngày với tiêm MMR, hãy
hoãn thử IDR đến 4 – 6 tuần sau tiêm
MMR.

C. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LƯU Ý:
1. Phải tôn trọng khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần tiêm.
2. Khoảng cách giữa các lần tiêm nếu dài hơn khoảng cách được khuyến cáo, sẽ làm chậm
lại đáp ứng miễn dịch nhưng không làm giảm đáp ứng bảo vệ sau cùng.
3. Các trường hợp không phải là chống chỉ định tiêm ngừa :
- Suy dinh dưỡng


4


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

-

2013

Sinh non, sinh nhỏ cân (trừ trường hợp đối với thuốc chủng ngừa miễn dịch tế bào như
BCG, phải dời lại).

5


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

2013

MỘT SỐ RỐI LOẠN TÂM LÝ THƯỜNG GẶP
Ở TRẺ EM

BỆNH TỰ KỶ
I. ĐẠI CƯƠNG
- Tự kỷ là một rối loạn thể hiện rất sớm trong tuổi thơ biểu hiện bởi những xáo trộn
nặng về mối tương tác xã hội, mối giao tiếp và hành vi.
- Theo Kanner, có 2 đặc điểm chính của bệnh tự kỷ:
+ Sự cô lập một cách cực độ
+ Sự rập khuôn một cách cứng ngắc
II. NGUYÊN NHÂN

- Hiện tại nguyên nhân chính xác của bệnh tự kỷ chưa được xác định, người ta
thống nhất do nhiều yếu tố:
1. Yếu tố tâm lý:
- Yếu tố gia đình: cha mẹ có học thức cao, gia đình khá giả nhưng không quan tâm
đến con cái, rối loạn mối quan hệ mẹ con, sự chối bỏ của người cha hoặc người
cha bạo lực, đây là một quan điểm sai lầm của thập niên 50-60.
- Thực tế khi so sánh cha mẹ trẻ bình thường với cha mẹ trẻ tự kỷ, người ta nhận
thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa trong kỹ năng nuôi dưỡng con cũng như sự
lệch lạc trong hoạt động gia đình nào có thể dẫn đến bệnh tự kỷ.
- Trẻ tự kỷ sẽ tăng nặng các triệu chứng khi gặp các yếu tố gây stress như: sự bất
hòa của cha mẹ, sự di chuyển nơi ở , sự mất mát người thân cũng như sự ra đời
của 1 thành viên mới trong gia đình, . . . giống như mọi trẻ bình thường khác.
2. Yếu tố di truyền:
- Tỷ lệ anh chị em cùng bị tự kỷ là 2% – 4%, cao gấp 50 lần so với dân số.
- Tỷ lệ bị tự kỷ trên trẻ sinh đôi cùng trứng cao hơn rất nhiều so với trẻ sinh đôi
khác trứng.
- Các thành viên không bị tự kỷ trong các gia đình có người tự kỷ có các trục trặc về
ngơn ngữ hoặc nhận thức nhưng ít trầm trọng hơn.
3. Yếu tố miễn dịch học:
- Sự không tương hợp về miễn dịch giữa mẹ và phôi thai có thể góp phần gây rối
loạn tự kỷ.
- Lympho bào của trẻ tự kỷ phản ứng với kháng thể mẹ làm tăng tổn thương mô
thần kinh trong thai kỳ.
4. Yếu tố thần kinh và sinh học:
- Bệnh động kinh: người tự kỷ bị động kinh chiếm khoảng 4% – 32% và 10% - 83%
có điện não đồ bất thường
- Các sang thương thần kinh kèm theo: Rubella bẩm sinh, PKU, xơ củ não, rl Rette.

1



PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

-

2013

Bất thường trên cấu trúc não: giãn rộng não thất trên CT chiếm 20% - 25%, bất
thường vỏ não lan tỏa, giảm số lượng tế bào Pukinji ở tiểu não ( số lượng nhánh ít
hơn, hình dạng nhánh ngắn, thân tế bào nhỏ hơn bình thường).

BỆNH TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
I. ĐẠI CƯƠNG:
1. Định nghĩa:
- Hội chứng giảm chú ý- tăng vận động là một tình trạng bệnh lý thần kinh biểu hiện
ở trẻ có mức độ chú ý và hoạt động, xung động, không phù hợp với lứa tuổi cũng
như mức độ phát triển của trẻ. Trẻ có biểu hiện vận động tăng bất thường đi kèm
với phản ứng hung hăng và khả năng chú ý giảm gây cản trở cho việc học tập. Trẻ
khơng có khả năng tự chủ, do đó khơng thể tự lập kế hoạch, tổ chức, cũng như
hoàn thành những hoạt động phức tạp.
- Hội chứng giảm chú ý – tăng vận động gồm 4 vấn đề chính như sau:
+ Giảm chú ý.
+ Tăng vận động.
+ Xung động.
+ Phiền muộn thứ phát.
2. Nguyên nhân:
ADHD có yếu tố di truyền, nhưng nguy cơ chịu ảnh hưởng cuả yếu tố gien chỉ
khoảng 20% , điều đó nói lên rằng yếu tố ngoại lai đóng vai trị quan trọng gây nên
hội chứng này.
- Yếu tố gien :

+ Được cho là nguyên nhân của những bất thường sinh hoá trên. Hiện tượng đột
biến nhiều gien được ghi nhận trên 80% trường hợp bệnh (bao gồm gien
DAT1- gien chuyên chở Dopamin và gien D4- thụ thể Dopamin) và có thể hiện
tượng đáp ứng không đồng đều với Méthyphénidate – Ritalin ở các bệnh nhân
khác nhau là do sự hiện diện hay không của các đột biến này.
+ Thực tế, hội chứng trên mang tính chất gia đình.
 Gia đình có cha/ mẹ mang hội chứng này thì 57% con của họ có biểu hiện
bệnh.
 Đối với các cặp sinh đơi thì nguy cơ là 91%.
 Trẻ có anh chị em mắc bệnh thì nguy cơ bệnh ở trẻ tăng gấp 5-7 lần so với
bình thường.
- Các nguyên nhân khác:
+ Bất thường trong thai kỳ xảy ra chiếm 10% -15%, do :
 Hút thuốc lá, uống rượu, ma tuý, thiếu oxy thai nhi….. gây ảnh hưởng đến
quá trình phát triển não bộ.
 Sinh non: trẻ sinh non có nguy cơ chậm phát triển não bộ.

2


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2



2013

Các yếu tố độc hại trong mơi trường như Dioxin cũng góp phần là tăng
nguy cơ ADHD ở trẻ.
+ Các tổn thương sau sinh chiếm 3% -5% bao gồm: viêm nhiễm, chấn thương sọ
não gây tổn thương chất xám thuỳ trán vỏ não, ngạt, tiếp xúc lâu ngày với các

kim loại nặng gây ngộ độc đặc biệt là chì…….
+ Rối loạn giấc ngủ hiện tại vẫn chưa xác định được là nguyên nhân của bệnh
hay là một trong những biểu hiện sớm của bệnh.
- Các yếu tố tâm lý xã hội học:
+ Về khía cạnh tâm lý, hiện nay chịu ảnh hưởng của học thuyết phân tâm. Theo
lý thuyết của Bowlby có thể xem đứa trẻ tăng động có một sự gắn bó thiếu an
tồn với mẹ của no (người mẹ q hăng hái kích thích đứa con hoặc ngược lại
là một bà mẹ trầm cảm, khi đó đứa con sẽ cố gắng kích thích mẹ nó).
+ Một cơ chế tâm lý khác về sự “ lo lắng tâm thần vận động” đó là trường hợp
đứa trẻ gia tăng hành vi trong các tình huống làm chúng lo âu (như trong hồn
cảnh chia ly chẳng hạn).
+ Một ý kiến về một điểm yếu trong kiến tạo nhân cách của đứa trẻ và để che dấu
yếu kém này, để tự bảo vệ đứa trẻ sẽ có hành vi bùng nổ. Và cũng theo cơ chế
bù trừ, người ta có thể giải thích triệu chứng tăng động như một sự điều chỉnh
tình trạng trầm cảm nếu có của trẻ.
+ Về khía cạnh xã hội được xem là yếu tố gia trọng chứ không phải là nguyên
nhân của bệnh như nghiện thuốc lá, nghiện rượu, nghiện ma tuý ở người mẹ,
các xung đột và gãy đổ trong gia đình, những trẻ sống trong hồn cảnh mà mối
quan hệ cha me - con cái không tốt thì nguy cơ mắc hội chứng này tăng gấp 9
lần so với trẻ sống trong môi trường tốt đẹp.
II. LÂM SÀNG
- Dựa vào DSM IV với 2 vấn đề chính: sự khiếm khuyết chú ý và sự tăng
động
, xung động gồm 3 thể lâm sàng:
+ ADHD thể giảm chú ý chiếm ưu thế.
+ ADHD thể tăng vận động, xung động chiếm ưu thế.
+ ADHD thể giảm chú y tăng vận động (thể hỗn hợp).
- Trên thực tế có sự rất khác biệt nhau giữa các thể trên lâm sàng.
1. Trẻ ≤ 1 tuổi:
- Trẻ hay khóc và khóc lâu.

- Cho trẻ ăn khó khăn.
- Trẻ hiếu động và ngủ ít.
- Có hành vi gây hấn như nắm tóc, đấm đá, tấn cơng người khác.
- Dễ có nổi cơn thịnh nộ.
2. Trẻ ≥ 1tuổi:
- Dấu hiệu tăng vận động: Một đứa trẻ tăng động khi chúng hoạt động quá nhiều,
có những hành vi q mức và khơng thích hợp với mơi trường, điều này rất dễ
nhận ra bởi những người xung quanh. Trẻ vận động không ngừng liên tục gây
tiếng động, người ta thường hình dung trẻ giống như đứng trên lị xo, cực kỳ hiếu
động, nhảy nhót leo trèo khắp nơi liên tục. Trẻ không thể ngồi yên một chỗ, xoay
3


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

2013

trở liên tục trên ghế như muốn xoắn người lại, đung đưa trên ghế đến mức mất
thăng bằng. Đứng lên khi đang ăn hay đang học. Ngồi không yên khi đang xem
tivi, tuy nhiên trẻ lại rất vụng về trong các cử chỉ.
- Tính xung động: Thường đi kèm với hành vi tăng động, đứa trẻ thường phản ứng
một cách bản năng và không suy nghĩ.Chúng thường xuất hiện đột ngột trong các
cuộc nói chuyện và các trị chơi, hầu như khơng thể chuyện trị khi có trẻ ở đó vì
trẻ ln chen ngang câu chuyện, bất kể là ai. Trẻ nói nhiều và nói rất to khi được
hỏi, trẻ thường trả lời ngay khi chưa nghe hết câu hỏi. Trong trò chơi, trẻ khơng
bao giờ chờ đến lượt mình. Trẻ bốc đồng, thơ bạo, thậm chí hung hăng bởi vì hành
động của trẻ khơng thể kiểm sốt được. Trẻ khơng tiên liệu được phản ứng của
người khác hoặc chúng không thèm để ý đến việc này. Tất cả những bất thường
này dễ bị người lớn trừng phạt và nhận sự xa lánh của các trẻ em khác.
- Dấu hiệu giảm chú ý:

+ Đứa trẻ thường ít tập trung vào các chi tiết, chúng rất lơ đãng, hình như khơng
bao giờ nghe khi người ta nói với chúng, cần phải lập đi lập lại nhiều câu khi
muốn trao đổi với chúng. Chúng không bao giờ ghi nhớ những chỉ dẫn, trẻ
không ngoan, khơng tn theo mệnh lệnh của người lớn, gia đình của trẻ gặp
khó khăn rất nhiều trong việc giáo dục trẻ, cũng như trong việc bắt trẻ nghe lời.
Trẻ thường xun khơng hồn thành các bài tập cũng như các nhiệm vụ ở gia
đình vì chúng thiếu khả năng tổ chức. Ở lớp, trẻ lo ra, bị phân tâm với những
tiếng động nhỏ nhất, những sự việc nhỏ nhặt vô nghĩa, không bao giờ tuân thủ
nội qui, chữ viết xấu thất thường, giáo viên thường xuyên phê vào sổ liên lạc
về sự tập trung chú ý nghe giảng của trẻ. Chúng thường né tránh hoặc rất miễn
cưỡng với những công việc cần co một sự tập trung tinh thần, thường xuyên
mất đồ, học cụ, đồ chơi…
+ Sự suy giảm khả năng chú ý làm ảnh hưởng trầm trọng đến khả năng học tập
của trẻ. Còn hiện tượng tăng động cản trở việc hoà nhập vào xã hội cũng như
của gia đình trẻ.
- Ngồi ra, người ta cịn nhận thấy một số đặc điểm bất thường về hình thái gặp ở
trẻ có biểu hiện ADHD như:
+ Ngón tay cong ngắn.
+ Hai mắt nằm xa hơn so với trẻ bình thường.
+ Mi mắt trên có nhiều nếp gấp.
+ Đường chân tóc bất thường, vành tai to và vểnh.
+ Người ta cũng đã ghi nhận những trẻ mang bệnh lý này thường thông minh
hơn những trẻ bình thường (được đánh giá bởi thương số trí tuệ IQ).
3. Các bệnh đi kèm:
- Rối loạn hành vi hoặc hành vi chống đối:
+ 30%-50% so với nguy cơ của cộng đồng là 2%. Rối loạn hành vi chống đối
gây hấn→ 50% trẻ ADHD có kèm theo rối loạn này, trẻ thường hay nói dối,
chửi thề, lấy đồ người khác, hay đổ lỗi và hay dễ nổi nóng.
 Rối loạn chống đối bướng bỉnh.
 Rối loạn cư xử.

4


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

2013

Các rối loạn lo âu: (25% so với 3.5% trong cộng đồng, Anderson, 1987)
+ Với 30% trẻ ADHD có rối loạn lo âu, nhưng một nửa trong số này khơng bao
giờ nói với bố mẹ chúng.
- Trầm cảm nặng
+ Thường gặp khoảng 10%-30% trẻ ADHD, 47% người lớn ADHD.
- Rối loạn Tics và Tourette’s:
+ 70% ADHD có rối loạn Tics, nhưng 60% bệnh nhân có hội chứng Tourette .
- Chậm phát triển về cảm xúc tình cảm (>50%).
- Rối loạn hưng trầm cảm về sau chiếm 23% . Các rối loạn trong học tập gặp ở hơn
50% trẻ [12,18] , thường gặp nhất là chứng loạn đọc.
- Các rối loạn vận động đi kèm như: vận động đồng động, trội chéo bên.
- Rối loạn giấc ngủ (khoảng 33% .
- Ngoài ra, người ta cịn nhận thấy rằng các trẻ này có nguy cơ bị các chứng dị ứng,
viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, sổ mũi, cúm gấp 4-5 lần các trẻ khác .
III. CHẨN ĐỐN
1. Chẩn đốn xác định:
- Hỏi tiền căn trẻ :
+ Tiền căn sinh sản: những bất thường trong lúc mang thai, các yếu tố tiếp xúc
(thuốc lá, rượu, các độc chất, kim loại nặng đặc biệt là chì), các thuốc dùng
trong thai kỳ, phương pháp sinh (sinh thường – sinh khó – sinh mổ – các tai
biến khi sinh) sinh đủ tháng hay thiếu tháng và cân nặng lúc sinh.
+ Quá trình phát triển tâm thần vận động của trẻ có gì bất thường khơng? (thời
điểm biết lật, biết đi , biết nói….)

- Khám tổng quát trẻ.
- Kiểm tra thính giác và thị giác trẻ.
- Đánh giá khả năng tư duy và tâm thần vận động.
- Chẩn đốn theo tiêu chuẩn DSM-IV:
+ Có dấu hiệu rối loạn chú ý và vận động rõ ràng ở nhà, không phù hợp với lứa
tuổi và mức độ phát triển cuả trẻ, đáp ứng ít nhất một trong ba tiêu chuẩn sau:
 Chú ý ngắn hạn vào các hoạt động tự phát.
 Bỏ ngang các cơng việc chưa hồn tất.
 Thay đổi liên tục từ hoạt động này sang hoạt động khác.
 Thiếu kiên nhẫn trong các công việc được giao.
 Lơ đễnh q mức trong học tập.
 Có ít nhất 1 biểu hiện tăng động như: chạy nhảy, leo trèo..
 Luôn bứt rứt, ngọ ngoạy không yên ngay trong cả các hoạt động tự ý.
 Tăng động rõ ràng trong các tình huống địi hỏi sự n lặng như: trong bữa
ăn, khi thăm viếng nhà người thân-bạn bè, nơi chốn cơng cộng.
 Khó khăn khi phải ngồi n.
+ Có dấu hiệu rối loạn chú ý và vận động rõ ràng ở trường hay nhà trẻ, không
phù hợp với lứa tuổi và mức độ phát triển của trẻ, đáp ứng ít nhất 1 trong 3 tiêu
chuẩn sau:
 Thiếu kiên nhẫn trong học tập, hoạt động.
-

5


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

2013

 Phân tán suy nghĩ 1 cách dễ dàng bởi những tác động từ môi trường.

 Hay thay đổi từ công viêc này sang cơng việc khác.
 Khả năng duy trì tập trung chú ý rất ngắn.
 Có ít nhất 1 biểu hiện tăng động như: chạy nhảy, leo trèo…
 Bứt rứt tăng động trong những tình huống nghiêm túc căng thẳng.
 Phân tán, lo ra nhiều.
 Thường rời chỗ ngồi .
+ Có dấu hịêu rối loạn chú ý và vận động rõ ràng trong lúc khám, không phù hợp
với lứa tuổi và mức độ phát triển của trẻ, đáp ứng ít nhất 1 trong 3 tiêu chuẩn
sau:
 Quan sát được tiêu chuẩn A hoặc B (khơng chuẩn đốn dựa vào lời khai
đơn thuần của cha, mẹ.)
 Phát hiện các bất thường trong vận động, tập trung chú ý trong các mối
trường khác ngoài ở nhà và trường học.
 Lo ra ngay khi thực hiện các trắc nghiệm tâm lý tại phòng khám.
+ Khơng do các tổn thương của q trình phát triển, đần độn, trầm cảm hay các
trạng thái rối lo âu gây ra.
+ Phát hiện trước 6 tuổi.
+ Kéo dài ít nhất 6 tháng.
+ Thương số trí tuệ > 50.
2. Chẩn đoán phân biệt:
- Triệu chứng tăng động:
+ Hành vi tăng động phù hợp với lứa tuổi ở trẻ đặc biệt hiếu động, nhưng ở
những em này vẫn còn khả năng kiềm chế, bình tĩnh và tập trung vào nhiệm vụ
học tập và các trách nhiệm ở gia đình cũng như tập thể.
+ Trẻ thông minh sớm, tài năng. Những trẻ này thường rất tị mị, chúng ln đặt
ra các câu hỏi, tham gia vơ số hoạt động vì vậy đơi lúc chúng sẽ quấy nhiễu lớp
họcvì thường chuyển nhanh chóng từ hoạt động này sang hoạt động khác, tuy
nhiên chúng ln hồn thành tốt trong từng hoạt động, người ta cũng ghi nhận
có những trẻ tài năng có kèm theo tăng động.
- Trẻ chậm phát triển tâm thần:

+ Các trẻ em chậm phát triển thường không thể nào tập trung trong lớp, chúng sẽ
kích động vì các bài giảng khơng phù hợp với mức độ trí tuệ của chúng. Chẩn
đoán phân biệt với ADHD dựa vào chỉ số IQ (IQ= 50-55 đến xấp xỉ 70) và khả
năng thích ứng với môi trường.
- Rối loạn phát triển lan toả:
+ Trẻ rối loạn phát triển lan toả tiếp xúc bằng mắt nghèo nàn, hành vi định hình ,
cử chỉ lập đi lập lại, khó giao tiếp xã hội, khó biết được cảm xúc của chúng với
gia đình và mơi trường xung quanh, quan trọng là rối loạn ngôn ngữ giao tiếp
luôn ln có mặt và là một trong những các tiêu chuẩn chính để chẩn đốn tự
kỷ.
- Một số bệnh lý có một số dấu hiệu tương tự nét tăng động như bệnh động kinh, di
chứng chấn thương sọ não, một số bệnh nội tiết….
6


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

-

-

-

2013

Một số thuốc gây tác dụng phụ làm tăng động như: thuốc suyễn, thuốc chống loạn
thần…
Các rối loạn khí sắc như trầm cảm và hưng cảm nhẹ. Theo quan điểm phân tâm,
tăng động là một phản ứng tâm lý để chống lại trầm cảm, điều khác biệt ở đây là
bệnh tăng động xuất hiện từ thời thơ ấu trong khi các rối loạn khí sắc có thể xuất

hiện trễ hơn, có thể mất quân bình tâm lý.
Rối loạn học tập chuyên biệt: có thể trải qua một sự chậm trễ hoặc thất bại trong
một lĩnh vực đặc biệt nhưng vẫn phát triển bình thường trong các lĩnh vực khác.
Bằng các test đọc, viết, tính tốn chuẩn hố, test phần lời và phần làm có thể phát
hiện sự phân ly giữa khả năng trí tuệ và khả năng học tập.
Chú ý phân biệt giữa một trẻ không chú ý và một trẻ giảm khả năng chú ý.

Bảng chẩn đoán phân biệt:
Bệnh/ rối loạn cần phân biệt
Xét nghiệm loại trừ
Rối loạn hành vi ứng xử.
Test luợng giá chuyên biệt.
Rối loạn Rối loạn ngôn ngư.
do trẻ.
Các bệnh tâm thần.
Test tâm thần.
Thiểu năng nhận thức.
Đo thương số trí tuệ.

Rối loạn
do
mơi
trường
Rối loạn
do các cơ
quan điều
khiển.
Rối loạn
do


quan vận
động.

Điều kiện kinh tế-xã hội.
Điều trị không đúng, cẩu thả.
Suy dinh dưỡng.
Dothuốc
(phenobarbital,carbamazepine,nat
rivalproate….).
Rượu, ma tuý, ngộ độc chì.
Mất ngu.
Xung đột gia đình.
Ngạt trong thai kỳ.
Chấn thương sọ não.
Viêm màng não.
Hội chứng nhiễm độc rượu ở thai
nhi.
Hội chứng NST X dễ gãy
Rối loạn thị giác.
Rối loạn thính giác.
Dị ứng.
Động kinh .
Tiểu đường.
Ngộ độc chì .
Thiếu máu.
Thiểu năng hoặc tăng năng tuyến

7

Tiền căn.


Hemoglobin, Hematocrit
Nồng độ thuốc trong máu
Tiền căn.
Tiền căn.
Dấu hiệu hình thái (khe mi ngắn,
khơng có rãnh mũi má, miệng vịm
cung với mơi trên mỏng).
Nhiễm sắc thể đồ
Đánh giá thị lực.
Thính lực đồ.
Test dị ứng.
EEG .
Đường huyết.
Nồng độ chì trong máu,
Hb-Hct, Fe/máu….
Nồng độ hormon tuyến giáp T3,T4,


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

giáp.

2013

[TSH].

IV. DIỄN TIẾN VÀ BIẾN CHỨNG
- Trong năm đầu đời những đứa trẻ bị ADHD thường rất kích động, khơng duy trì
được những nhịp ăn và ngủ như những trẻ khác, chậm trễ về tâm thần vận động và

ngơn ngữ, kiểm sốt cơ vòng , chỉ chơi những trò chơi sơ khai. Chúng dường như
khơng ý thức được tính nguy hiểm và khó tuân thủ được kỷ luật người lớn đề ra.
- Từ 6-11 tuổi ADHD để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực trên việc học tập của trẻ vì
đây là những giai đoạn có những địi hỏi từ mơi trường học tập. Các em thường bị
rối loạn tiếp thu, nhất là tập đọc, 50% các em thường bị bạn bè xa lánh, gia đình
trở thành nơi xung đột về những vấn đề liên quan đến các nghĩa vụ trong học tập.
- Một số báo cáo cho thấy 30% trẻ ADHD có một sự thuyên giảm các triệu chứng
khi các em bước vào lứa tuổi thanh thiếu niên, sự thuyên giảm này có thể chỉ liên
quan đến vấn đề phát triển chứ khơng phải dưới tác dụng của điều trị, số cịn lại
bệnh vẫn tồn tại và cịn kèm thêm tình trạng rối loạn nhân cách, nguy cơ nghiện
rượu và ma tuý, bê trễ thậm chí bỏ ngang việc học tập. Ở một số người lớn việc
theo dõi bệnh từ lúc còn bé thường thấy xuất hiện hành vi chống đối xã hội điều
này phù hợp với số liệu 30% trẻ ADHD sẽ có những rối loạn hành vi chống đối ở
tuổi thanh thiếu niên. Ngồi ra các tai nạn giao thơng, có thai vị thành niên, trình
độ học vấn thấp là những vấn đề xảy ra nhiều ở trẻ mang hội chứng này khi bước
vào tuổi thanh thiếu niên.
- Việc lạm dụng ma tuý, bỏ học, phạm pháp được lý giải bởi tỷ lệ 40% trẻ ADHD
chịu những ảnh hưởng lên khả năng nhận thức, hành vi bởi các mối quan hệ xung
quanh.
- Khi trưởng thành 20% bệnh nhân còn các biểu hiện rối lọan về học tập và những
rối loạn tình cảm (theo Manuzza, 1993).
- Một số yếu tố được xem là có tác động q trình tiến triển như: các rối loạn tâm
thần đi kèm, hoàn cảnh kinh tế xã hội, tuổi khởi phát, chỉ số IQ.
- Nếu không được can thiệp đúng mực khoảng 1/3 trẻ ADHD có biểu hiện các biến
chứng: thiếu tự tin, tự đánh giá thấp bản thân, trầm cảm trong đó 25% sẽ dẫn tới
các suy sụp tinh thần, cảm giác cô đơn (do người lớn ln chỉ trích, bạn bè thì xa
lánh), thơi học, những rối loạn hành vi, hội chứng Tourette… .
V. ĐIỀU TRỊ:
 Khuynh hướng trị liệu không hẳn là nhắm tới việc bình phục mà nhiều khi chỉ
nhằm ổn định hoặc thuyên giảm các triệu chứng. Kế hoạch trị liệu cần lưu tâm

đến: tuổi của trẻ, khả năng trí tuệ, loại nhân cách, hoàn cảnh bố mẹ và anh em,
hoàn cảnh xã hội và văn hoá, các rối loạn đi kèm.Vì vậy trị liệu ADHD địi hỏi
một chế độ điều trị đa phương diện.
1. Điều trị bằng thuốc:
- Trong các nghiên cứu của các tác giả Anh Mỹ các thuốc kích thích tâm thần đứng
hàng đầu trong trị liệu. Cơ chế là nhóm Amphetamine kích thich chức năng một số
vùng não, gia tăng sự nhạy cảm đối với các kích thích ngoại vi, làm giảm sự xung
8


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

-

-

-

2.
-

3.
-

4.
5.
-

2013


động do việc cải thiện quá trình ký ức ngắn hạn. Amphetamin giúp giải phóng
thêm và duy trì hoạt lực của Dopamine.
Thuốc được dùng từ 1995 tại Pháp là Methylphenidate (Ritaline) với qui định cho
toa khá nghiêm ngặt, hiệu quả của thuốc sẽ xuất hiện sau uống từ 1-2 giờ, dùng 23 lần/ ngày, chống chỉ định: trẻ quá nhạy cảm về cảm xúc, trẻ bị tic vận động, trẻ
bị động kinh, trẻ có vấn đề loạn thần. Tuy nhiên ở Việt nam hiện nay chưa lưu
hành loại thuốc này. Có một số hoạt chất đang được sử dụng và tiếp tục thử
nghiệm tại châu Âu và Mỹ như Pemoline, Atomoxetine, Dextroamphetamin đơn
thuần hoặc phối hợp với Levoamphetamin.
Người ta cịn có thể sử dụng một số thuốc hướng thần khác, tuy nhiên nên tránh
dùng thuốc chống loạn thần nhóm êm dịu vì sẽ làm nặng thêm bệnh: gây mệt mỏi,
buồn ngủ càng làm giảm sự chú ý hơn, chưa kể đến những tác dụng phụ gây đứng
ngồi không yên hoặc rối loạn vận động. Tuy nhiên đối với các nhóm thuốc chống
loạn thần thế hệ 2 Risperdal có thể được sử dụng ở các trẻ em tăng động khi chúng
có kèm theo rối loạn nhân cách ranh giới hoặc rối loạn hành vi. Ngồi ra nhóm
chống trầm cảm 3 vịng cũng được chỉ định. Một vài bác sĩ có xử dụng Clonidin
nhưng chỉ có tác dụng trên các rối loạn hành vi hơn là trên triệu chứng suy giảm
chú ý.
Cần lưu ý thuốc khơng có tác dụng cải thiện thành tích học tập cũng như hành vi
của trẻ. Thuốc chỉ có vai trò hỗ trợ cho khả năng tập trung và kiểm soát sự chú ý
cũng như hành động của trẻ, đồng thời tác dụng này chỉ là tạm thời và kéo dài
trong vòng vài giờ. Hiểu rõ điều này sẽ tránh được tình trạng phụ thuộc thuốc
cũng như cải thiện khả năng tự đánh giá bản thân của trẻ, tránh hiện tượng trẻ mặc
cảm tự ti, tự đánh giá thấp bản thân.
Liệu pháp nhận thức hành vi
Nhằm mục đích giảm thiểu các hành vi gây rối và thay thế chúng bằng những
hành vi thích hợp. Cơ sở là dựa trên việc điều kiện hố có tổ chức. Chúng bao gồm
sự củng cố tích cực, các hình thức thưởng phạt, tập trung chú ý chuyên biệt. Các
bước trên thường đem đến sự cải thiện hành vi đặc biệt là ở môi trường học đường
nhất là khi cùng phối hợp với thuốc. Nhược điểm là chúng không tồn tại lâu sau
khi chấm dứt việc củng cố và khơng có những ảnh hưởng tổng quát.

Liệu pháp tâm lý giáo dục và tư vấn đối với phụ huynh
Liệu pháp tâm lý giáo dục nhằm giúp các phụ huynh có thái độ thích hợp trước các
biểu hiện này, làm cho phụ huynh hiểu rằng việc trị liệu khơng chỉ là làm thun
giảm triệu chứng mà cịn giúp họ biết cách sống với một đứa trẻ ADHD, biết cách
chấp nhận đôi khi sự hạn chế của trị liệu.
Các trị liệu nhóm ở phịng khám tâm thần- trung tâm trị liệu bán thời gian
Người ta thường tạo ra những nhóm nhỏ từ 4 đến 5 em, hoạt động của nhóm dựa
trên các trị liệu trung gian về cơ thể hoặc dưới dạng trò chơi trị liệu.
Liệu pháp tâm thần vận động
Kỹ thuật trị liệu nhằm làm giảm dần triệu chứng, coi chúng như một rối loạn về
chức năng, việc trị liệu vừa như một phương pháp tái giáo dục vừa như một trị
liệu.
9


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

2013

6. Sự hỗ trợ tâm lý học đường và tâm lý giáo dục
- Người ta có thể ổn định được hành vi của trẻ tăng động bằng cách thay đổi cách
dạy học, thí dụ như thầy cơ giáo sẽ chia nhỏ các bài tập hoặc nhiệm vụ để các em
dễ hoàn thành theo từng bước một, điều này sẽ giúp nhận ra những thời điểm mà
các em tập trung cao nhất và thực hiện các nhiệm vụ theo nhịp của trẻ.
7. Điều trị hỗ trợ:
- Phổ biến nhất hiện nay là chế độ dinh dưỡng Feingold, hạn chế tối đa những thành
phần tổng hợp trong thực phẩm như chất bảo quản, phẩm màu, hương liệu tổng
hợp, bên cạnh đó là salycyle (tự nhiên và tổng hợp) và benzoates.
+ Ngũ cốc và gia vị: Đậu phộng, thì là, ngũ vị hương, bạc hà…
+ Trái cây: Dứa, thơm, sơri, cam, bưởi, đào, táo….

+ Các sản phẩm hoá học: Bột ngọt, sirop bắp…
+ Củ quả: Cà tím , bí , bầu, bơng cải, khoai tây…
+ Các chất gây dị ứng: sữa, thịt heo, trứng….
- Các thức ăn bổ trợ: Bổ sung đa sinh tố, ăn nhiều trái cây.
- Ngồi ra người ta cịn đề nghị hỗ trợ thêm:
+ Nootropiques: là các chất có khả năng cải thiện tư duy.
+ Thảo dược: nhằm cải thiện giấc ngủ như hoa cúc cam, cỏ ban..
 Chất chống oxy hố: Ginko biloka, Melatonin.
VI. PHỊNG NGỪA:
- Do các ngun nhân của bệnh lý này vẫn chưa được xác định chắc chắn và cũng
chưa được hiểu một cách rõ ràng, vì vậy vấn đề phịng ngừa là rất khó khăn.
- Tuy nhiên cần tuân theo những khuyến cáo sau đây nhằm hạn chế bệnh:
 Tránh các chấn thương đầu.
 Các nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương
 Tránh nhiễm độc các kim loại nặng (đặc biệt là chì).
 Lưu ý ở phụ nữ có thai: khơng được hút thuốc, khơng uống rượu, không sử
dụng ma tuý và tránh tối đa việc tiếp xúp với môi trường ô nhiễm….

10


PHẢN ỨNG SAU TIÊM
I. ĐẠI CƢƠNG
1. Định nghĩa
Phản ứng sau tiêm là tất cả những biểu hiện phản ứng sau tiêm ngừa
2. Nguyên nhân
Một số có thể do vaccin nhưng có thể hồn tồn khơng do tiêm ngừa. Khơng có vaccin nào
là 100% an tồn. Các tình huống phản ứng sau tiêm:
- Phản ứng của vaccin: Phản ứng xảy ra do vaccin ngay cả khi thực hành tiêm chủng đúng.
- Lỗi của thực hành tiêm chủng: Do lỗi trong quã trình chuẩn bị, thực hành tiêm, hay chỉ

định.
- Trùng hợp ngẫu nhiên: Phản ứng sau tiêm không phải do vaccin mà là do bệnh tình cờ liên
quan.
- Phản ứng do bị tiêm: Phản ứng do lo sợ hoặc tiêm đau
- Không rõ nguyên nhân: chưa rõ nguyên nhân
3. Biểu hiện phản ứng
Trải rộng từ dị ứng nhẹ đến đe dọa tính mạng (hiếm)
4. Phân loại
- Theo mức độ: Phản ứng nặng/nhẹ
- Theo thời gian:
+ Cấp tính: trong 48h sau tiêm vaccin
+ Khơng cấp tính: hơn 48h sau tiêm vaccin
- Theo tỉ lệ:
+ Thường gặp: >10%
+ Hiếm gặp: <0.1%
II. BIỂU HIỆN
1. Shock phản vệ
- Tần suất: rất hiếm 1/1M nhưng thường rất nặng
- Biểu hiện:
+ Khởi phát: 5-30 phút sau tiêm
+ Biểu hiện:
 Da: đỏ, nổi quầng, ngứa, lan tỏa, sưng mặt, mắt
 Hơ hấp: Thở khị khè
 Tim mạch: Mạch nhanh, HA thấp
 Tiêu hóa: Đau quặng bụng
 Thần kinh: Mất ý thức, đáp ứng kém khi tỉnh
- Nhận biết sốc:
+ Dấu hiệu sớm: sẩn hồng ban bản đồ, ngứa ở chổ chích, mặt, miệng → khàn tiếng, buồn
nơn, nơn → thở rít, khị khè, khó thở → lừ đừ, môi tái, mất ý thức.
+ Thời gian: những ca nặng thƣờng xuất hiện sau 10 phút, có thể tái diễn sau 8-48

giờ.
+ Tay chân lạnh
+ Mạch nhanh nhẹ khó bắt
1


+ TRC ≥ 3s
+ HA=0
- Phân biệt ngất và shock

2.
-

3.
4.
-

5.

NGẤT
Trong/ngay sau tiêm

SHOCK PHẢN VỆ
5-30 phút sau tiêm

Khởi phát
Biểu hiện
- Da

-


Tái, vã mồ hơi, lạnh, ẩm

-

-

Hơ hấp
Tim mạch

-

-

-

Tiêu hóa
Thần kinh

-

Thở sâu
Mạch chậm
HA thấp tạm thời
Buồn nôn/nôn
Mất ý thức tạm thời, đáp ứng
tốt khi tỉnh

-


Đỏ, nổi quầng, ngứa, lan
tỏa, sưng mặt, mắt
Thở khò khè
Mạch nhanh
HA thấp
Đau quặng bụng
Mất ý thức, đáp ứng kém
khi tỉnh

Phản ứng nặng khác
Khóc kéo dài >3 giờ
Sốc
Phản ứng phản vệ
Giảm phản ứng trương lực chu kỳ:
+ 1.7/1000 vaccin ho gà tồn tế bào
+ 0.2/1000 vaccin ho ga vơ bào
+ 80% sau liều 1
+ Keo dài 30p, hồi phục tự nhiên
+ Có thể lơ mơ 24-48h
+ Nên chuyển sang ho gà vô bào
Phản ứng nặng trong 30 ngày sau vaccin
Bệnh lý não
Co giật
Giảm tiểu cầu
Tử vong
Yếu liệt cấp
Phản ứng khác
Abces tại chỗ nặng
Viêm mô tế bào
Hồng ban đa dạng sau MMR

Phản ứng viêm tại chổ
Sốt, khóc 36h sau tiêm thường do bệnh
Tình trạng dị ứng:
+ Nhẹ: ngứa, mề đay
+ Trung bình: ói, đau bụng, than mệt
+ Nặng: thở rít, khò khè, shock
Thống kê phản ứng sau tiêm trong TCMR
2


BCG
Sốt
Sƣng, đỏ,
đau
Co giật
Viêm hạch
có mủ

90 – 95%

BH – UV
- HG
50%
50%

VGSV B

HIB

BL (u)


Sởi

UV

1 – 6%

2%

`<1%

5 – 15%
10%

10%
10%

<10%
(sau 2 - 6
tháng)

Co giật có
sốt

3,3%
(5-10
ngày)
0,3%
(sau 15-30
ngày)


Liệt mềm

0,04%
(4-30
ngày)

Cơn khóc
thét dai dẳng

0,1-0,6%
(sau chích
<24h)

Phản ứng sau tiêm của một số vaccin khác
 Phản ứng nặng
Phản ứng hiếm gặp
Trung bình
(trung bình + nặng)
1. DTaP (liều 4-5: thường Co giật: 1/14000
gặp)
Khóc liên tục trên 3g: 1/1000
Sốt trên 40 độ: 1/16000
2. HepB
3. Hib
4. Cúm (TIV)
5. JEV (IXIARO)
6. MMR
Co giật có thể do sốt: 1/3000
Đau và cứng khớp tạm thời: ¼

(thiếu niên)
Giảm tiểu cầu: 1/3000
7. MPSV4
8. PPSV23
9. RV1
10. Typoid

Nặng (rất hiếm)
Co giật, hôn mê, giảm tri giác kéo
dài hoặc tổn thương nảo không hồi
phục: 1/1000000
Dị ứng nặng: 1/1100000
Guillain Barré:1-2/1000000
Dị ứng nặng: 1/1000000
Rất hiếm: điếc, tổn thương nảo
không hồi phục, co giật, hôn mê,
giảm tri giác kéo dài
<1% viêm tại chổ nặng
Lồng ruột: 1/100000 (1 tuần sau liều
1)

vaccine
3


(inactived)
11. Varicella vaccine
12. Rabies vaccine
13. HepA


Viêm phổi: rất hiếm
Sốt co giật
Sưng, đau khớp, sốt: 6% (liều Guillain Barre: rất hiếm
nhắc)
Dị ứng nặng: rất hiếm

 Phản ứng nhẹ
Phản ứng thƣờng gặp (nhẹ)
1. DTaP (liều 4-5: thường
gặp)
2. HepB
3. Hib
4. Cúm (TIV)
5. JEV (IXIARO)

Phản ứng tại chỗ
Sưng đỏ đau: ¼
Sưng đỏ: ¼
Sưng đỏ đau: ¼
Sưng đỏ đau: ít
Sưng đỏ: 1/20
Đau: ¼

Phản ứng tồn thân
Sốt ¼
Kích thích ¼
Sốt: 1/15
Sốt: 1/30
Sốt + đau cơ + đỏ mắt: ít
Nhức đầu + đau cơ: 1/5


Hồng ban nhẹ: 1/20
Sốt: 1/6
7. MPSV4
Sưng đau: ½ (MPSV4>MCV4) Sốt: ít
8. PPSV23
Sưng đỏ đau: ½
Sốt + đau cơ: 1%
Phản ứng nặng: 1%
9. RV1
Kích thích + tiêu chảy + ói: nhẹ,
ít
Sốt: ít
10. Typoid
vaccine Đỏ + sưng: 7%
Nhức đầu: 3%
(inactived)
Sốt: 1%
11. Varicella vaccine
Sưng đau: 1/5 (trẻ nhỏ), 1/3 Sốt: <1/10
(trẻ lớn)
Hồng ban nhẹ: 1/25 (có thể 1
tháng)
12. Rabies vaccine
Sưng đỏ đau ngứa: 30-74%
Nhức đầu + ói + đau bụng + đau
cơ + chóng mặt: 5-40%
13. HepA
Đỏ: 1/6
Nhức đầu: 1/25

Biếng ăn: 1/12
6. MMR

III. XỬ TRÍ
1. Cấp cứu các trƣờng hợp nặng
Xử trí sốc phản vệ:
- Ngưng ngay thuốc
- Bệnh nhân nằm đầu phẳng
- Nếu có ngưng tim - ngưng thở: ngửa đầu, nâng cằm, thổi ngạt, bóp bóng qua mask, ấn tim
5/1 < 8 tuổi, 15/2 >8 tuổi (5/1: 2 người)
- Adrenalin 0.1% 0.3ml s/c, im
- 0,01 ml/ kg 0,1% s/c
- 0,1ml/ kg 0,01% sIV
- Thở oxy <1 tuổi: 1l/p, >1 tuổi: 6l/p
4


2.
3.
IV.
-

Garrot trên nơi tiêm
Xét tiêu chuẩn nhập viện
Hƣớng dẫn lần tiêm tiếp theo
PHÒNG NGỪA
Cần khai thác kỹ cơ đia dị ứng
Tiền căn có hoặc nghi ngờ có phản ứng với vaccine, thuốc khác trước đây
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thuốc chống shock đầy đủ trước buổi tiêm chủng


5



×