Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

TL CSVH đặc điểm của làng và vấn đề xây dựng làng văn hóa trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.71 KB, 22 trang )

Mục lục
Phần mở đầu………………………………………………………………..2.
Phần nội dung:
Chương 1: Khái niệm, nguồn gốc của làng
1.1. Khái niệm về làng………………………………………………………3.
1.2. Nguồn gốc của làng…………………………………………………….5.
Chương 2: Đặc điểm của làng Việt truyền thống
2.1. Cơ cấu hành chính ……………………………………………………..7.
2.2. Diện mạo văn hóa……………………………………………………...10.
2.3. Hoạt động kinh tế………………………………………………………11.
Chương 3: Vấn đề xây dựng làng văn hoá trong giai đoạn hiện nay
3.1. Làng văn hóa…………………………………………………………...13.
3.2. Vấn đề xây dựng làng văn hoá………………………………………....15.
3.3. Phương pháp giải quyết………………………………………………..16.
Phần kết luận……………………………………………………………....19.
Tài liệu tham khảo………………………………………………………...20.


Phần mở đầu

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay khi mà đất nước đang trên đà phát
triển ngày một hiện đại và giàu đẹp hơn. Khơng nằm ngồi sự phát triển đó ở
các vùng nông thôn, các làng quê đã có nhiều sự thay đổi để bắt kịp sự phát
triển của đất nước, bằng chứng là ở các vùng nông thôn ngày nay các khu
công nghiệp, các khu chế xuất mọc lên ngày càng nhiều và quy mơ thì ngày
càng lớn hơn.Từ những khu công nghiệp, khu chế xuất đó mà đời sống nhân
dân ngày càng được nâng cao hơn: nhà nào cũng có tivi, đài, xe máy.v.v…
Các quán hàng thì mọc lên ngày một nhiều cùng với các loại hình dịch vụ giải
trí: karaoke, internet.v.v… Nhưng đó cũng chính là vấn nạn cần quan tâm vì
nó ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa của nhân dân. Và quan trọng hơn
nó sẽ phá vỡ nét văn hóa “làng” độc đáo khi mà ngày nay mọi người dành


thời gian cho những hoạt động của làng xã ngày càng ít.Để không cho một nét
văn hóa độc đáo có từ hàng ngàn năm bị phai nhạt và lãng quên. Để cho mọi
người thấy được những nét độc đáo mà không đâu trên thế giới ngày nay có
và gìn giữ được thì việc nghiên cứu và tìm tịi những nét đẹp độc đáo của văn
hóa làng lại cần thiết đến vậy. chính vì lý do này mà em chọn đây là đề tài
nghiên cứu cho bài tiểu luận này.

2


Phần nội dung:
Chương 1: Khái niệm, nguồn gốc của làng.

1.1. Khái niệm về làng.
Cho đến nay, khi tìm hiểu xã hội nông thôn Việt Nam, vẫn thường hay
gặp những khái niệm như làng, xã. Các nhà sử học và Dân tộc học vẫn cố
gắng đi tìm những thơng số cơ bản, đặc trưng của “khái niệm” này, nhưng
giữa các nhà nghiên cứu vẫn chưa hoàn toàn có ý kiến thống nhất. Thời Văn
Lang – Âu Lạc, làng được gọi là chạ, kẻ, chiềng đó là những từ thuần Việt;
còn hương, lý là từ Hán – Việt. Ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh Bắc
Bộ và Bắc Trung Bộ thì làng được gọi là bản, mường. Tại Tây Nguyên, đồng
bào gọi làng là buôn, plây, tại Nam Bộ nới người Khơ-me sinh sống thì gọi là
phum, sóc. Tuy có nhiều cách gọi khác nhau nhưng tạm hiểu Làng là danh từ
chỉ một đơn vị cư trú trên một địa vực nhất định của người Việt, chủ yếu sống
bằng nơng nghiệp.
Theo GS.TS Nguyễn Quang Ngọc thì có 2 tiêu chí sau đây để nhận
diện làng: 1) Mỗi làng có một địa vực nhất định coi như không gian sinh tồn
gồm khu cư trú, ruộng đất, gị đồi núi, sơng, ao, đầm... do cộng đồng hay
thành viên của làng sử dụng. 2) Cư dân là thành viên của một cộng đồng gắn
bó với nhau bằng nhiều mối quan hệ như láng giềng, huyết thống,quan hệ

nghề nghiệp, quan hệ tín ngưỡng, quan hệ tương trợ giúp đỡ lẫn nhau...
Theo GS. Bùi Xuân Đính thì: “Làng là một đơn vị tụ cư truyền thống
của người nông dân Việt, có địa vực riêng, cơ cấu tổ chức, cơ sở hạ tầng, các
tục lệ (về cưới cheo, tang ma, khao vọng) thờ cúng riêng, tâm lý tính cách
3


riêng và cả “thổ ngữ” (tiếng làng) riêng, hoàn chỉnh và tương đối ổn định
trong q trình lịch sử”.
Làng cịn là danh từ dùng để chỉ đơn vị hành chính cơ sở ở Việt Nam
thời xưa như ta tìm thấy trong Dư địa chí của Nguyễn Trãi và nhất là trong
sách “Các trấn tổng xã danh bị lãm”, được viết vào khoảng các năm 1810 –
1813, ta không thể không ngạc nhiên trước số lượng rất lớn của chúng, nên
cần định nghĩa một số danh từ có nội hàm gần tương đương với làng như:
Phường là từ chỉ một làng ở đô thị hay một làng mà phần đông dân chúng
cùng làm một nghề (thủ công hay buôn bán). Phường còn dùng để chỉ một hội
hành nghề.
Trang là từ chỉ các làng thời xưa vốn là điền trang, trang trại do các
ơng hồng, bà chúa, các gia đình q tộc hay quan lớn lập ra.
Trại: chỉ các làng lúc đầu gồm vài nhà, lều thô sơ để ở tạm do nhu cầu
lao động. Ví dụ vào đầu thế kỷ XIX, Mông Phụ (Đường Lâm, Sơn Tây) có
xóm Trại là nơi nhiều gia đình nơng dân đến ở để đi làm ruộng; hơn một thế
kỷ sau, xóm này thành làng Phụ Khang.
Sở: nguyên thuở xưa đây là các sở đồn điền mà dường như Lê Thánh
Tông là vị vua đầu tiên đã cho lập vào năm 1481 để phát triển nông
nghiệp.
Châu: làng được lập trên vùng đất bồi ở ven sông.
Vạn: làng chài. Vạn còn chỉ tập hợp những người cùng làm chung một
nghề như vạn buôn, vạn xe, vạn cấy...
Giáp: Vào đầu thế kỷ XIX, từ này rất ít khi được dùng để chỉ đơn vị

hành chính cơ sở, ngoại trừ ở Thanh Hóa và nhất là ở Nghệ An.

4


Ở các tỉnh miền núi, bản làng của các dân tộc ít người thường được gọi
là sách hay động. Ngoài ra còn thấy có nhiều từ khác như lũng, xưởng, mỏ,
bến, chịm, cùng để chỉ xã thơn.
Ở Nghệ An và Thanh Hóa, ta còn gặp các từ khác nữa: nậu (làng do
một nhóm thợ hay lái buôn lập ra), tích (làng của những người làm muối), đội
(làng do một đội lính lập ra), tộc (Làng chỉ do những người cùng một tộc lập
ra), lăng (làng có nhiệm vụ bảo vệ, tu bổ một lăng vua) và nhất là giáp. Cuối
cùng, trong Đại Nam thực lục, trong số các làng do Nguyễn Công Trứ lập ra
vào năm 1838, có lý và 27 ấp. Lý là từ đã được Lý Bân dùng vào năm 1419, ở
Đại Việt trong thời Minh thuộc, gồm khoảng 110 hộ có lý trưởng và giáp thủ
đứng đầu. Cịn ấp thì đã x́t hiện trong các thành ngữ thái ấp, thang mộc ấp,
thực ấp chỉ để các điền trang mà các vua Lý – Trần ban cho các vương hầu. Ở
Nam Bộ, ấp thường được dùng để chỉ các làng.
Nhưng hai từ được dùng nhiều nhất để chỉ làng là thôn và đặc biệt là xã
(hơn 90%). Trên nguyên tắc, ít ra cho đến cuối thế kỷ XIX, là đơn vị hành
chính cơ sở như ở Việt Nam.
Tóm lại, Làng được hình thành, tổ chức chủ yếu dựa vào hai nguyên lý
huyết thống và địa vực. Một mặt, làng có sức sống mãnh liệt, mặt khác,
xét về cấu trúc, làng là một cấu trúc động, không có làng bất biến. Làng Việt
là một thiết chế phức hợp, vừa chứa những yếu tố khởi nguyên của công xã,
vừa chịu tác động của những thay đổi chế độ xã hội. Sự biến đổi của làng là
do sự biến đổi chung của đất nước qua tác động của những mối liên hệ liên
làng và siêu làng. Do những đặc thù của tự nhiên và xã hội mà ở miền Trung,
miền Nam tuy gốc gác cũng là người Việt từ miền Bắc di cư vào, nhưng với
mơi trường sống mới, hình thức cơ cấu làng xã và quan hệ xã hội đã thay đổi

nhiều, khơng cịn những đặc điểm như làng Bắc Bộ.
1.2. Nguồn gốc của làng

5


Nguồn gốc lịch sử và quá trình phát triển. Làng xã Việt Nam có quá
trình hình thành khá phức tạp. Cho đến nay trong giới nghiên cứu về làng xã n
cổ truyền vẫn còn tồn tại hai ý kiến về nguồn gốc lịch sử của làng Việt.
Ý kiến thứ nhất cho rằng: Từ thời kỳ văn hóa Phùng Nguyên cách ngày
nay khoảng 4000 năm, trên đất nước ta đã diễn ra q trình tan rã của
cơng xã thị tộc và thay vào đó là quá trình hình thành làng Việt. Chính sự tư
hữu về tư liệu sản xuất đã đưa đến sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội, tạo ra
một sự “phân ly” trong công xã nguyên thủy, khiến một bộ phận dân cư từ bỏ
thị tộc của mình đi nơi khác “kiếm ăn”. Bộ phận dân cư phân ly của các thị
tộc khác nhau đã tập hợp lại trên một địa điểm mới, tạo nên một công xã nông
thôn mới. Dĩ nhiên công xã nông thôn mới này khơng cịn giữ ngun tắc
huyết thống – ngun tắc duy nhất để kết nối các cá nhân và gia đình, mà nó
được bổ
sung bằng một quan hệ mới – quan hệ láng giềng. Mỗi làng bao gồm
một số gia đình sống quây quần trong một khu vực địa lý nhất định. Ở đây,
bên cạnh quan hệ địa lý – láng giềng, quan hệ huyết thống vẫn được bảo tồn
và củng cố tạo thành kết cấu vừa làng vừa họ, hay kết cấu làng họ rất đặc
trưng ở Việt Nam. Lúc này toàn bộ ruộng đất cày cấy cùng với rừng núi, sơng
ngịi, ao đầm trong phạm vi làng đều thuộc quyền sở hữu của làng. Ruộng đất
của làng được phân chia cho các gia đình thành viên sử dụng theo những tục
lệ mang tính chất bình đẳng, dân chủ của cộng đồng làng và có thể là phân
chia một lần rồi có kết hợp điều chỉnh khi cần thiết. Đơn vị sản xuất chủ yếu
trong làng là gia đình nhỏ. Làng Việt mang tính ổn định cao.
Dưới thời phong kiến độc lập có các dạng làng mới được thành lập, đó

là những làng khai canh, làng biệt triện...
Làng khai canh là làng do một vị quan của nhà nước hoặc một nhà giàu
đứng ra vận động gia đình, bà con họ hàng đi khai phá đất hoang hóa lập ra.

6


Người đầu tiên khởi xướng việc khai canh lập làng thường được gọi là ơng
Khai canh.
Sở là làng hình thành từ các đồn điền của nhà nước lập ra sau phát triển
thành. Trang cùng là làng hình thành từ chính sách cho phép quý tộc
Trần được phép lập điền trang, thái ấp bằng cách cho quý tộc mộ dân nghèo đi
khai hoang lập điền trang.
Làng biệt triện: thông thường do dân số của làng tăng lên quá nhanh
nên một bộ phận xin tách ra lập làng mới, đặt tên mới, xin nhà nước cấp triện
đồng mới, bầu thêm lý trưởng mới. Có trường hợp cư dân trong làng mâu
thuẫn nhau gay gắt quá không giải quyết được nên một bộ phận cư dân đã làm
đơn xin nhà nước tách riêng ra cấp triện đồng mới, lập nên làng mới.
Ý kiến thứ hai cho rằng: làng xã Việt Nam không phải là sự phân hóa
của thị tộc, bộ lạc mà thành, cũng không phải là sự tập hợp dân cư của những
thủ lĩnh quân sự. Làng Việt được hình thành trong q trình liên hiệp giữa
những người nơng dân lao động trên con đường chinh phục những vùng đất
mới để trồng trọt. Ở nơi ấy, họ phải chiến thắng đầm lầy, rừng rậm; chiến
thắng lũ lụt và đẩy lùi biển cả. Ở đó, họ phải cố kết với nhau chiến đấu liên
tục và bền bỉ để chống thiên tai, ngoại xâm nhằm bảo đảm cuộc sống và an
ninh chung trong hoàn cảnh tự nhiên và xã hội đầy biến động.
Người Việt suốt thời kỳ thống trị của phong kiến phương Bắc đã không
ngừng bảo tồn và củng cố cộng đồng xóm làng, biến xóm làng của mình
thành những pháo đài chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, dựa vào làng và xuất
phát từ làng mà đấu tranh giành lại nước.Đầu thế kỷ X, một mặt chính quyền

tự chủ của họ Khúc bước đầu xác lập quyền sở hữu trên danh nghĩa của nhà
nước đối với ruộng đất công xã; mặt khác, tích cực thi hành chính sách cải
cách hành chính, biến làng thành đơn vị hành chính cấp cơ sở của nhà nước,
gọi là xã. Khái niệm “làng xã” như một đơn vị tụ cư, đơn vị kinh tế, đơn vị tín
ngưỡng và sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đơn vị hành chính cấp cơ sở như ta
7


hằng quan niệm xưa nay được hình thành trong thời điểm lịch sử này. Đây
cũng chính là bước chuyển biến rất quan trọng của nông thôn Việt Nam
truyền thống.

8


Chương 2: Đặc điểm của làng Việt truyền thống.
2.1. Cơ cấu hành chính
2.1.1. Cơ cấu hành chính có thể xác định làng là 1 đơn vị xã hội được
tổ chức bởi 3 vòng tròn đồng tâm:
- Tầng lớp kỳ dịch: là diện mạo hành chính của làng , là lý trưởng và
các chức sắc được lựa chọn theo nguyên tắc dân chủ hoặc cũng có thể là chức
sắc được mua bán bằng tiền hoặc tiến cử.
- Tầng lớp kỳ mục: được cơ cấu từ những gì làng quan viên những bậc
cha chú mà tiếng nói của họ là niềm tin cho dân làng, là hiện thân của truyền
thống kinh nghiệm
- Dân cư: là lực lượng quyết định nhất tạo dựng nên văn hoá làng. Dân
cư có 2 loại dân chính cư và dân ngụ cư.
+, Dân chính cư: là dân sống lâu đời ở làng được công nhận và được
hưởng nhiều quyền lợi.
+, Dân ngụ cư: là dân ở nơi khác đến. Dân ngụ cư muốn trở thành dân

chính cư phải cư trú ở làng từ 3 đời trở lên , phải có ruộng đất ở làng .nếu
được công nhận thì phải làm lễ khao cả làng.
2.1.2. Tính cộng đồng và tính tự trị.
- Tính cộng đồng:
+, Góp phần tăng cường tình đồn kết trong làng. Tính cộng đồng nhấn
mạnh vào sự đồng nhất về họ tộc, nghề nghiệp,...
+, Tính cộng đồng còn nhiều mặt trái do đề cao tính tập thể cái tôi cá
nhân bị hạ thấp.
+, Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng cho tính cộng đồng.

9




CÂY ĐA cổ thụ mọc um tùm ở đầu làng, gốc cây có miếu thờ lúc nào cũng
khói hương nghi ngút – đó là nơi hội tụ của thánh thần: thần cây đa, ma cây
gạo, cú cáo cây đề; Sợ thần sợ cả dây da. Cây đa, gốc cây có quán nước, còn
là nơi nghỉ chân gặp gỡ chỉ những người đi làm đồng, những khách qua
đường… Nhờ khách qua đường, gốc cây đa trở thành cánh cửa sổ liên thơng
làng với thế giới bên ngồi.

Hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình gắn liền với làng quê Việt Nam.


BẾN NƯỚC- Do ảnh hưởng của Trung Hoa, đình từ chỗ là nơi tập trung của
tất cả mọi nghi dần dần chỉ cịn là chốn lui tới của đàn ơng. Bị đẩy ra khỏi
đình, phụ nữ quần tụ lại nơi bến nước (ở những làng khơng có sơng chảy qua
thì có giếng nước) – chỗ hàng ngày chị em gặp nhau cùng rửa rau, vo gạo,
giặt giũ, chuyện trò.




Làng nào cũng có một CÁI ĐÌNH. Đó là biểu tượng tập trung nhất của làng
về mọi phương diện. Trước hết, nó là một trung tâm hành chính, nơi diễn ra
mọi công việc quan trọng, nơi hội họp, thu sưu thu thuế, nơi giam giữ và xử
tội phạm nhân… Thứ đến, đình là một trung tâm văn hóa, nơi tổ chức các hội
hè, ăn uống (do vậy mà có từ đình đám), nơi hiểu diễn chèo tuồng. Đình cịn
là một trung tâm rề mặt tơn giáo: Thế đất, hướng đình được xem là quyết định
vận mệnh cả làng; đình cũng là nơi thờ thần Thành Hồng bảo trợ cho dân
làng. Cuối cùng, đình là một trung tâm về mặt tình cảm: Nói đến làng là nghĩ
10


đến cái đình với tất cả những tình cảm gắn bó thân thương nhất: Qua đình ngả
nón trơng đình, đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu…
Tính tự trị:
+, Làng Việt truyền thống được coi như 1 tổ chức xã hội độc lập, tính
tự trị trong làng đã đề cao tinh thần tự chủ độc lập của làng cũng như người
dân sống trong làng.
+, Nhưng chính tính tự trị lại tạo nên sự cơ lập giữa làng và nước.
+, Hình ảnh lũy tre là biểu tượng đặc trưng của tính tự trị. Rặng tre bao
kín quanh làng, trở thành một thứ thành lũy kiên cố bất khả xâm phạm: đốt
không cháy, trèo khơng được, đào đường hầm thì vướng rễ khơng qua (chính
vì vậy mà tiếng Việt gọi rặng tre là luỹ, thành luỹ). Luỹ tre là một đặc điểm
quan trọng làm cho làng xóm phương Nam khác hẳn ấp lý Trung Hoa có
thành quách đắp bằng đất bao bọc.

Hình ảnh lũy tre làng


2.2. Diện mạo văn hóa
Được thể rõ trong hương ước - luật lành đã được đúc kết từ lệ tục, được
phát triển và xây dựng thành văn bản luật có tính pháp lý,thành chuẩn mực
điều tiết hành vi ứng xử của mọi thành viên trong cộng đồng làng.
11


Hương ước có 3 phần:
+, Lý do soạn thảo hương ước
+, Nội dung hương ước thông qua các chương
+, Các điều khoản quy định về cách thức tổ chức thực hiện
Trong nội dung hương ước có những quy định về:
+, Việc cưới xin, tang lễ, tổ chức lễ hội
+, Khuyến học, tổ chức hoạt động văn hố
=> Xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh xoá bỏ các nghi lễ tục lệ
phiền hà
+, Quản lý và xây dựng đời sống
+, Trật tự an ninh trong thôn
Hương ước thể hiện chức năng hành chính của làng, đặc điểm nổi bật
của văn hóa làng chính là tính tự lập quản. Tính tự quản tạo nên tính độc lập
tương đối của làng, khiến “phép vua thua lệ làng”. Nó góp phần quan trọng
trong việc tạo dựng bảo sắc diện mạo cho mỗi làng, nó củng cố tình cảm sức
mạnh cộng đồng khiến mỗi làng thêm sức mạnh tự quyết tự tin điều hành
cuộc sống dân làng.
2.3. Hoạt động kinh tế
Hoạt động kinh tế trong Làng Việt là ở sự lựa chọn phương thức sản
xuất:
+, Nếu cả làng đều đồng nhất lựa chọn sản x́t nơng nghiệp thì diện
mạo của làng sẽ là làng thuần nông
+, Nếu dân cư trong làng tập hợp với nhau thành 1 cộng đồng nhỏ,

đánh bắt thủy hải sản trên sơng nước, mỗi gia đình có 1 con thuyền vừa để ở
vừa làm phương tiện kiếm sống thì làng đó đc gọi là làng vạn chài. Điều hành
12


hoạt động làng là ban chủ nhiệm hợp tác xã, sức hoạt động của mỗi người
được định lượng bằng cách ghi công tài sản được dùng như công điền công
thổ cơng quỹ, trâu bị cũng của chung hợp tác xã. Lực lượng then chốt vẫn là
con người trực tiếp lao động được quản lý bởi ban chủ nhiệm hợp tác xã.
Trong hoạt động kinh tế của làng truyền thống, người Việt Nam không thể
tách rời cá nhân khỏi cộng đồng và ngược lại.
Cách thức tổ chức hoạt động kinh tế này làm này sinh 1 nguyên tắc, 1
lối sống, 1 đặc điểm mang tính tổng quát của mọi làng Việt truyền thống đó là
tính cộng đồng. Tính cộng đồng là biểu hiện của tính cộng cảm cộng mệnh
cộng cư cộng sản - là cùng chung 1 lối sống chung số phận chung nguồn tư
liệu chung 1 phương thức sản xuất. Tính cộng đồng có 2 mặt tích cực và hạn
chế:
- Tích cực:
+, Tạo lối sống duy tình, đồn kết, tương thân tương ái.
+, Tạo truyền thống nhân ái.
+ Làm việc cùng nhau hoạt động cùng nhau tạo ra giá trị kinh tế để duy trì sự
sống.
+, Tạo nên nét đẹp trong tâm lý tính cách của người Việt không coi
kinh tế là mục đích mà coi đó là phương tiện.
+, Mang lại những quan niệm , lối sống nhường cơm sẻ áo, chia sẻ
những giá trị vật chất do hoạt động kinh tế mang lại.
- Hạn chế:
+, Làm cá tính sáng tạo bị mai mòn bởi con người cá nhân bị hoà tan
trong CD. +, Làm mất đi động lực người Việt Nam hăng say cống hiến.
+, Tâm lý an phận thủ thường là hệ quả của tính cộng đồng mà nguyên

nhân sâu xa chính là từ phương thức tổ chức hoạt động kinh tế kinh tế làng.
13


Nếu hoạt động kinh tế gia đình mang tính tự cung tự cấp thì hoạt động
kinh tế lạng lại mang sắc thái khác, đó là kinh tế trao đổi hàng hóa. Và những
sản phẩm từ hoạt động kinh tế mang tính cá thể này sẽ được mang ra trao đội
trong cộng đồng làng xã, dần dần xuất hiện 1 hoạt động vừa mang yếu tố kinh
tế vừa mang giá trị văn hóa là chợ quê.

Chợ làng

Chợ là thước đo trình độ phát triển của kinh tế, là diện mạo văn hoá, là
hương vị thổ ngơi của từng vùng miền.
Những sản phẩm được bày bán ở chợ là món quà , tấm bánh được làm
ra bởi những người phụ nữ tần tảo.
Chợ trở thành phương tiện để văn hoá nội sinh vươn ra bên ngoài trong
giao lưu tiếp biến của văn hoá khu vực và văn hoá thế giới để tự làm giàu bản
sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Chợ là nơi để buôn bán hoạt động buôn bán chính là hoạt động kinh tế,
thúc đẩy kinh tế.
Chợ quê thành chợ huyện rồi chợ huyện thành chợ tỉnh...từ văn hoá
làng q phát triển thành văn hố đơ thị.

14


=> Đó là sự chuyển biến giữa chức năng kinh tế sang chức năng văn
hoá để mỗi làng quê phá vỡ tính tự trị tạo nên mối liên kết và kết quả giao lưu
kinh tế khiến tính cộng đồng và tính tự trị đc cân bằng.

Chợ phiên miền núi đặc biệt quan trọng trong giao lưu hàng hoá văn
hoá giữa các vùng miền. Buôn bán trao đổi ở chợ phiên miền núi là nhu cầu
bức thiết mà qua đó quan tâm đến văn hóa hình thành cách ai nấy cố gắng giữ
bản sắc của mình và học hỏi ít nhiều công nghệ thủ công của sắc tộc khác. Có
những phiên chợ giải quyết nhu cầu khác là mua máy bán rủi như chợ
Viềng ...
Cịn 1 loại hình chợ mang nét văn hoá riêng ở Việt Nam đó là chợ âm
dương thường tổ chức ở những nơi xưa kia là bãi chiến trường chợ diễn ra để
siêu thoát linh hồn người đã khuất.

Chợ âm dương

15


Chương 3: Vấn đề xây dựng làng văn hoá hiện nay.

3.1 Làng văn hố.
Theo nhà nghiên cứu Hồng Anh Nhân trong cơng trình Văn hóa làng
và làng văn hóa thì "văn hóa làng có thể hiểu một cách khái quát nhất là bản
sắc riêng của làng, là toàn bộ cuộc sống của làng với những đặc điểm mang
tính truyền thống từ ăn, ở, đi lại, mọi hoạt động, cách tổ chức, những quy ước,
lối ứng xử, những phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng cho đến cả tâm lý
của mọi thành viên trong làng với những đặc trưng riêng của nó" [63, tr. 16].
Xét tổng thể ở nước ta không có sự đối lập văn hóa giữa làng với làng, giữa
làng với nước. Mặc dù, giữa làng này với làng khác có nhiều nét khác nhau
trong tập quán, cả giọng nói song đó chỉ là sắc thái. Giao lưu văn hóa đã làm
cho văn hóa làng có nét chung, đồng dạng về tư tưởng, về tín ngưỡng, về kiến
trúc, điêu khắc, giáo dục và thẩm mỹ.... Từng khu vực cư trú có những yếu tố,
những sắc thái văn hóa khác nhau, vùng Nam Bộ khác vùng Bắc Bộ, nhưng

cấu trúc tổng thể văn hóa làng tương đối giống nhau. Chúng ta có thể tán
thành quan điểm của nhà nghiên cứu Thu Linh, khi cho rằng: "Văn hóa làng
là một nền văn hóa thuộc về cộng đồng và mang tính chất cộng đồng. Chủ thể
làng, tập thể làng chính là tác giả, là người tạo dựng, sáng lập nên nền văn hóa
ấy. ở Việt Nam, một làng với tư cách là một làng, được xác định không chỉ
qua địa bàn cư trú, hoạt động nghề nghiệp, lịch sử hình thành, kết cấu kinh tế,
quan hệ xã hội, mà còn qua cả sinh hoạt văn hóa có bản sắc riêng của nó nữa"
[51, tr. 110].Làng là chủ thể tập thể của văn hóa và thông qua văn hóa làng
chúng ta có thể khám phá ra diện mạo văn hóa chung của cả làng. Đây cũng
chính là điều để phân biệt làng này với làng khác nhằm khẳng định "cái ta"
của làng mình. Sự khẳng định và phân biệt này chưa phải đã đạt tới một trình
độ khác về chất. Song, thơng qua những biểu hiện dù nhỏ vẫn có thể thấy rõ
người nông dân đã có ý thức trong sự khẳng định và phân biệt này.
16


Khi đưa ra quan niệm về văn hóa làng không thể không khẳng định tính
truyền thống của nó. Nhà nghiên cứu Hoàng Anh Nhân đã nhấn mạnh: "Trong
nội dung văn hóa làng, chúng tôi rất lưu tâm đến tính chất truyền thống. Nói
truyền thống ở đây, không nên hiểu đơn giản là những cái thuộc về quá khứ,
xa xưa và do đó đi đến chỗ cho rằng, nó trở nên lạc hậu, lỗi thời, khơng cịn
phù hợp với hiện tại... mà chính là những cái đã được thử thách qua thời gian,
là chuẩn mực toàn thể cộng đồng đã lựa chọn, bảo lưu, giữ gìn và phát triển
nó. Mọi sự vận động bao giờ cũng tuân theo quy luật. Mà khi nói đến quy
luật, tức là phải có sự lặp đi lặp lại. Không như xưa kia con người cần phải có
nhân nghĩa, phải "uống nước nhớ nguồn"... còn bây giờ chúng ta không cần
những thứ đó..." [63, tr. 33]. Điều đó khẳng định rằng, tính truyền thống tức là
những giá trị có tính ổn định, những cái thuộc quy luật, xưa cũng như nay, cần
được bảo vệ và trách nhiệm là phải phát huy nó, "làm cho nó ngày một đa
dạng và phong phú tốt đẹp hơn" [31, tr. 8]. Tổng thể những giá trị của văn hóa

làng được biểu hiện qua hàng loạt các nhân tố vừa biểu hiện vừa trầm tích,
vừa dễ bắt gặp vừa ẩn chứa trong mình chúng sự khúc xạ phong phú và đa
dạng. Chính vì thế, chúng ta có thể có nhiều cách tiếp cận để phác họa được
cấu trúc của văn hóa làng.
3.2. Phong trào xây dựng làng văn hóa hiện nay.
Phong trào xây dựng làng văn hóa những năm gần đây đã phát triển khá
đồng đều trong cả nước, nhất là tại các tỉnh:Thái Bình, Thanh Hóa, Nam
Ðịnh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Phú Thọ... và các tỉnh miền núi phía
bắc: n Bái, Bắc Giang, Thái Ngun, Hịa Bình, Lào Cai, Cao Bằng. Các
tỉnh miền trung và Tây Nguyên đã triển khai phong trào với những bước đi
hợp lý, căn cứ vào điều kiện và tình hình thực tiễn đặc thù để xây dựng tiêu
chí phù hợp. Một số tỉnh như: Gia Lai, Kon Tum, Ðác Lắc, Lâm Ðồng đã
triển khai xây dựng làng văn hóa với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc,
xây dựng thiết chế văn hóa nhà rông. Nam Bộ đã năng động trong việc đẩy
17


mạnh xã hội hóa trong xây dựng ấp văn hóa với việc xây dựng làng văn hóa,
đi đầu là thành phố Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Ðồng Tháp, Vĩnh Long,
Cà Mau, xây dựng ấp văn hóa phù hợp địa bàn dân cư vùng sông nước Cửu
Long... Hai mươi năm qua, phong trào xây dựng làng văn hóa đã trở thành
một phong trào quần chúng ngày càng phát triển được đông đảo các tầng lớp
nhân dân ở nông thôn tham gia hưởng ứng, được các cấp, các ngành từ trung
ương đến địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tạo điều kiện nên đã đạt
được thành tựu và kết quả quan trọng. Xây dựng làng văn hóa đã gắn kết phát
triển văn hóa với phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo góp phần nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, tạo bộ mặt nông thôn mới. Các
làng văn hóa đã phát huy truyền thống đạo lý của dân tộc "lá lành đùm lá
rách". Từ năm 2000 đến năm 2008, đã đóng góp 9 nghìn tỷ đồng vào Quỹ Vì
người nghèo và hơn 8 nghìn tỷ đồng giúp các gia đình khó khăn và gặp thiên

tai, tổ chức hàng chục lớp phổ biến và tập huấn ứng dụng khoa học kỹ thuật
vào sản xuất nông nghiệp cho hơn mười triệu lượt người; huy động mạnh mẽ
sự đóng góp của người dân ở nông thôn xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng nông
thôn, với hơn 250 nghìn tỷ đồng đầu tư xây dựng đường làng, ngõ xóm kiên
cố. Nhiều làng đã xây dựng được hệ thống thiết chế văn hóa như nhà văn hóa,
thư viện, nhà truyền thống...
3.3. Vấn đề và phương pháp giải quyết.
Trong công cuộc Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước, nông thôn
nước ta có những bước phát triển mới. Theo Nghị quyết của Hội nghị T.Ư 7
khóa X về nông nghiệp, nông thôn, nông dân, cơ cấu kinh tế trong nông
nghiệp có những thay đổi lớn, tỷ lệ sản xuất nông nghiệp giảm, tỷ lệ sản xuất
công nghiệp dịch vụ tăng lên, có làng phát triển theo mơ hình nơng thơn mới
với q trình phát triển đơ thị hóa nhanh. Hàng loạt vấn đề mới nảy sinh
trong quá trình xây dựng nông thôn mới như:

18


Giải quyết công ăn việc làm cho nông dân khi ruộng đất thu hẹp lại,
nhất là ở những nơi xây dựng khu đô thị và khu công nghiệp; áp dụng khoa
học kỹ thuật đưa sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại... Người nông dân
là chủ thể trong phát triển nơng nghiệp, nơng thơn phải có kiến thức, trình độ
khoa học kỹ thuật và bản lĩnh trong xây dựng nông thơn mới. Văn hóa có vai
trị rất quan trọng là nền tảng tinh thần để xây dựng cuộc sống và con người
của nông thôn hiện nay.

Ðể nâng cao chất lượng Phong trào xây dựng làng văn hóa, mọi hoạt
động văn hóa của làng phải hướng tới thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.
Khơi dậy và phát huy tinh thần làm chủ, ý thức tự cường và ý chí vươn lên
19



của người dân ở nơng thơn để thốt nghèo, làm giàu từ sản xuất nông nghiệp,
phát triển nghề phụ và dịch vụ nông nghiệp, nông thôn. Một số vấn đề nổi bật
đặt ra là: Giải quyết tốt mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong sản
xuất và xây dựng cuộc sống. Về sản xuất phải tuyên truyền giáo dục cộng
đồng nâng cao nhận thức về yêu cầu phát triển nơng nghiệp, nơng thơn trong
tình hình mới, đồng thời góp phần nâng cao kiến thức và năng lực ứng dụng
khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp làm tăng năng suất cây trồng, vật
nuôi và phát triển nông nghiệp hàng hóa. Trong lúc mặt trái cơ chế thị trường
tạo ra lối sống thực dụng, tôn thờ đồng tiền thì làng văn hóa phải phát huy
những giá trị của văn hóa truyền thống, tinh hoa văn hóa của dân tộc, tăng
cường tình làng nghĩa xóm giúp đỡ nhau về giống, vốn, vật tư, kỹ thuật, nhân
lực, để cùng nhau vươn lên xóa nghèo vận động mọi người tham gia đóng góp
xây dựng Quỹ Vì người nghèo, Quỹ Khuyến học và các hoạt động từ thiện,
tham gia đóng góp xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế và các thiết chế
văn hóa của làng. Trong việc xây dựng gia đình văn hóa và nếp sống mới,
việc phát huy truyền thống kết hợp với hiện đại rất quan trọng, Bộ Chính trị
và Chính phủ đã có Chỉ thị về việc xây dựng nếp sống văn minh trong việc
cưới, việc tang và lễ hội, nhưng không ít các làng vẫn giữ hủ tục cũ như ăn
uống linh đình, cúng lễ mê tín dị đoan, thương mại hóa lễ hội... Trong q
trình phát triển đơ thị và mở rộng giao lưu văn hóa, nhiều sản phẩm văn hóa
độc hại đã tràn về vùng quê, hủy hoại nề nếp, gia phong, thuần phong mỹ tục,
đạo lý làm người, làng văn hóa phải xây dựng quy ước, hương ước được sự
đồng thuận của mọi tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật
và ý thức chấp hành pháp luật, quy ước cộng đồng, xây dựng xã hội nông
thôn dân chủ, đoàn kết tương thân tương ái, bảo đảm an ninh chính trị, an
toàn xã hội đẩy lùi các tệ nạn xã hội và ảnh hưởng của văn hóa xấu độc hại.

20



Hội nghị Tổng kết 20 năm xây dựng làng văn hóa do Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tổ chức vào ngày 14-10-2009 tại Thái Bình đã nêu ra một số
bài học kinh nghiệm để nâng cao chất lượng Phong trào xây dựng làng văn
hóa trong tình hình mới: Xây dựng hệ thống chính trị ở nông thôn trong sạch,
vững mạnh; nhận thức và quan tâm đầy đủ đến phát triển văn hóa; phát huy
vai trò gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nông thôn; thực hiện tốt
quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo cơ sở chính trị cho sự phát triển của phong trào
xây dựng làng văn hóa. Khơi dậy và phát huy tinh thần chủ động, tích cực tự
quản cộng đồng ở nông thôn, là nhân tố quan trọng hàng đầu để xây dựng, giữ
vững và phát huy danh hiệu làng văn hóa, tránh tình trạng cơng nhận làng văn
hóa nặng về hình thức, làm giảm ý nghĩa, tầm quan trọng của danh hiệu này.
Việc tôn vinh làng văn hóa tiêu biểu và được sự quan tâm đầu tư, sẽ tạo đòn
bẩy thúc đẩy phong trào ngày càng lớn mạnh.

Phần kết luận
Văn hóa làng Việt Nam vốn là cái nôi bảo tồn, lưu truyền văn hóa dân
tộc; là nơi ẩn chứa sức mạnh truyền thống, tinh thần nhân bản, sắc thái địa
phương. Xây dựng làng văn hóa trên những giá trị tích cực của văn hóa làng
là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách. Xây dựng làng văn hóa
hôm nay chính là sự tiếp nối những giá trị văn hóa nhân bản của cha
ông bắt nguồn từ văn hóa làng. Truyền thống "mỹ tục khả phong" thời
trước được tiếp nối bằng làng văn hóa hôm nay là biểu hiện của một dân tộc
văn hiến.
Làng văn hóa là nội dung văn hóa mới mà mỗi cộng đồng làng hiện nay
ở nước ta đang thực hiện, trên cơ sở phát huy những tinh hoa của văn hóa
làng truyền thống, thích ứng với sự phát triển mới về kinh tế, văn hóa, xã hội
của đất nước.


21


Văn hóa làng ngày xưa vô cùng phong phú và đa dạng. Vì vậy ngày
nay xây dựng làng văn hóa cũng không thể có một khuôn mẫu thống nhất.
Tùy theo điều kiện hoàn cảnh mỗi làng mà có những quy ước, hương ước văn
hóa mới, những phương cách, những mô hình xây dựng làng văn hóa phù
hợp; xây dựng gia đình ấm no hịa thuận, làng xã sạch đẹp n vui hướng tới
mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" theo
định hướng XHCN.
Ngày xưa, cha ơng ta nghìn đời xây dựng, sống với văn hóa làng, lấy
đó làm điểm tựa, niềm tin để trụ vững và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.
Ngày nay, xây dựng làng văn hóa trong bối cảnh CNH, HĐH; tiếp thu văn hóa
hiện đại, tiên tiến thế giới, đồng thời bảo tồn phát huy tinh hoa văn hóa
cổ truyền dân tộc là nhằm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban
chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII và Nghị quyết đại hội IX về xây dựng
ở nước ta một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Tài liệu tham khảo

1. />2. />3. />
22



×